-Death of a Regime (1963)CBS News EXTRA – 2/11/1963
Phim tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Mỹ về sự kiện và hình ảnh chung quanh cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11, năm 1960 với bản tin đặc biệt của CBS do Douglas Edwards tường trình.
National Archives - Death of a Regime - National Security Council. Central Intelligence Agency. (09/18/1947 - 12/04/1981). - This film documents the events surrounding the coup that overturned the Nguyen Van Thieu regime in Vietnam. Scenes examine the Catholic / Buddhist struggle, and the celebratory feeling amongst the people following the coup. Footage includes an interview with President John Kennedy and Madam Ngo Dinh Nhu's comments after the coup. - DVD Copied by IASL Scanner John Williams. - ARC 1661968 / LI 263.1156
This movie is part of the collection: FedFlix
Producer: National Archives
Language: English
Keywords: archives.gov; public.resource.org
-Vietnam War: What If JFK Hadn’t Been Assassinated? -Chiến tranh Việt Nam sẽ ra sao nếu nếu Kennedy không bị ám sát?
Nhớ lại vụ ĐNB của BBC: Tin liên quan: Tính khách quan của BBC trong chuyện ‘TS’ Đỗ Ngọc Bích
BBC và một case study cho nghề báo (NVP)
BBC Việt ngữ: Một kiểu làm báo thấp tầm! & Trưởng Ban Việt ngữ Nguyễn Giang về bài của Đỗ Ngọc Bích trên BBC
-Đỗ Ngọc Bích đổ lỗi cho BBC Việt ngữ!
Tác giả Đỗ Ngọc Bích trả lời độc giả -BBC
- - Chính tổng thống Mỹ ủng hộ lật ông Diệm (BBC).- Kennedy ‘sai nghiêm trọng’ khi lật ông Diệm (BBC).
- Giáo sư sử học Nguyễn Thế Anh: Những năm sau cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm (BBC).
- Hà Nội giữ nguyên đánh giá về ông Diệm. (BBC). – Audio phỏng vấn Nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đình Đầu: ‘Ngô Đình Diệm là người yêu nước’. – Audio phỏng vấn sử gia Dương Trung Quốc: VN chưa có ‘nhu cầu’ nghiên cứu ông Diệm.
Về thời kỳ Ngô Đình Diệm ở miền Nam: "Phiến Cộng" trong dinh Gia Long (Hợp Lưu 4-11-13) -- Bài dài, đăng 2 phần trên tạp chí Hợp Lưu. Viet-studies gộp chung, sắp xếp lại đôi chút cho dễ đọc.◄◄ Hà Nội giữ nguyên đánh giá về ông Diệm (BBC 6-11-13)
- Nguyễn Gia Kiểng: Ông Ngô Đình Diệm lên cầm quyền như thế nào? (Thông Luận). - “Hiểu biết” đó … là vấn đề đức tin (Diễn Đàn). - Giao Lưu – Chế độ Ngô Đình Diệm – Cơ hội bị bỏ lỡ (Dân Luận). Về Ngô Đình Diệm: Ngô Đình Diệm - Bước đường từ Tri huyện lên Tổng thống (CAND 6-11-13)
- Paris tưởng niệm 50 năm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu qua đời (RFA). - Đà Lạt trong ký ức ‘bà cố vấn’.
- Cả miền Nam bị chúc dữ (ĐCV). -- Chế độ của TT Ngô Đình Diệm là gia đình trị, đàn áp phật giáo?
- 50 năm sau biến cố 1 tháng 11, 1963: Xét lại nguyên nhân và hậu quả (Phần 2) (Da Màu). . - HOWARD JONES: NGÔ ĐÌNH NHU(Sơn Trung).
50 năm sau biến cố 1 tháng 11, 1963: Xét lại nguyên nhân và hậu quả (Phần 1)
Đinh Từ Thức
01.11.2013
50 năm sau biến cố 1 tháng 11, 1963: Xét lại nguyên nhân và hậu quả (Phần 2)
Đinh Từ Thức
4.11.2013
Mời đọc để thấy ông DL phân tích rất đúng. Lũ "chó điên hạ cấp" trước đây hạ nhục Cố TT. NĐD bằng chiêu bài TT Diệm gia đình trị, tôn giáo trị, buôn lậu làm giầu, sa đọa trụy lạc với em dâu, bỏ tù và giết hại những người đối lập yêu nước v.v. Và chiêu thức thâm độc nhất, lôi kéo quần chúng nhất, và khích động lương tâm thế giới nhất là TT Ngô Đình Diệm đàn áp Phật Giáo.
....
Ngày nay, tất cả những điều tố cáo nhơ bẩn và ác độc kia đã bị phơi bầy ra dưới ánh sánh mặt trời không thể che giấu được, nên ngược lại, chúng trở thành phản chứng và phản tác dụng, nói cách khác là tác dụng dội ngược. Nghĩa là những điều tố cáo bịa đặt lại tố cáo ngược lại chính những kẻ xưa kia đã tố cáo TT Diệm và chính quyền của ông. Tuy nhiên, như người ta vẫn thường nói: cà cuống chết đến đít vẫn còn cay. Bọn ác nhân ngày nay ít ồn ào hơn xưa kia, nhưng chúng cay cú tung ra một chiêu thức cực kỳ độc ác khác. Chiêu thức mới này là tố cáo TT Diệm phản bội lại người bạn Mỹ và mưu toan bắt tay với CS miền Bắc để hiến dâng đất nước cho kẻ thù.
(LeThy)
http://baovecovang2012.wordpress.com/2013/11/07/su-that-duoi-day-tuyen-dai-duyen-lang-ha-tien-nhat/
tu viện Benedictine Saint André ở thành phố Bruges.
Cha viện phụ René Forbe công bố bức thư của Cụ Ngô Đình Diệm xin làm đan sĩ tại đan viện này.
Phim tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Mỹ về sự kiện và hình ảnh chung quanh cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11, năm 1960 với bản tin đặc biệt của CBS do Douglas Edwards tường trình.
National Archives - Death of a Regime - National Security Council. Central Intelligence Agency. (09/18/1947 - 12/04/1981). - This film documents the events surrounding the coup that overturned the Nguyen Van Thieu regime in Vietnam. Scenes examine the Catholic / Buddhist struggle, and the celebratory feeling amongst the people following the coup. Footage includes an interview with President John Kennedy and Madam Ngo Dinh Nhu's comments after the coup. - DVD Copied by IASL Scanner John Williams. - ARC 1661968 / LI 263.1156
This movie is part of the collection: FedFlix
Producer: National Archives
Language: English
Keywords: archives.gov; public.resource.org
Creative Commons license: CC0 1.0 Universal
Individual Files
Movie Files | h.264 | MPEG2 | Ogg Video |
---|---|---|---|
gov.archives.arc.1661968.mpeg | 148.2 MB | 1.5 GB | 109.9 MB |
Image Files | Animated GIF | Thumbnail |
---|---|---|
gov.archives.arc.1661968.mpeg | 303.3 KB | 5.1 KB |
Information | Format | Size |
---|---|---|
gov.archives.arc.1661968_files.xml | Metadata | [file] |
gov.archives.arc.1661968_meta.xml | Metadata | 1.2 KB |
Nguồn: Death of a Regime (1963). 2/11/1963.
-Vietnam War: What If JFK Hadn’t Been Assassinated? -Chiến tranh Việt Nam sẽ ra sao nếu nếu Kennedy không bị ám sát?
“Tôi không nghĩ rằng Kennedy đã có thể chọn con đường leo thang chiến tranh như Johnson đã làm.”- Edward Miller.
Nếu…? Đó là câu mà người vẫn hỏi về Tổng thống John F. Kennedy, nếu ông đã không bị ám sát 50 năm trước đây (22/11/1963).
Một trong số những câu hỏi “nếu” lớn nhất là những gì sẽ xảy ra, liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam, nếu Kennedy còn sống. Cuộc chiến đã leo thang dưới thời của Lyndon B. Johnson, và kết quả là hơn 58.000 lính Mỹ, cùng với vô số binh sĩ hai miền Nam Bắc Việt Nam, và tất nhiên cả thường dân đã thiệt mạng.
Sử gia Edward Miller, tác giả của cuốn “Liên minh bất xứng: Ngô Đình Diệm, Hoa Kỳ, và số phận của miền Nam Việt Nam” đã trao đổi với Robin Young, trong chương trình “Here and Now” của đài NPR Bốtn để thảo luận về những việc có thể xảy ra nếu Kennedy không bị ám sát.
Historian Edward Miller, author of “Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam,” (excerpt below) joins Here & Now’s Robin Young to discuss the possible answers.
On why the U.S. decided to support a regime change
Lý do tại sao Mỹ quyết định thay đổi chính phủ
Đầu tiên trong một loạt các vụ tự thiêu của các tu sĩ Phật giáo là sự kiện TT Thích Quảng Đức tự thiêu ngày 11 Tháng Sáu 1963 tại một góc đường ở Sài Gòn để phản đối cuộc đàn áp Phật giáo của chính phủ miền Nam Việt Nam. Bức ảnh làm dấy lên sự phẫn nộ trên toàn thế giới và sớm kết thúc chính quyền Diệm. Với tấm hình tự thiêu của TT Thích Quảng Đức trên bàn tại Phòng Bầu dục, Tổng thống Kennedy, theo như tin lúc đó, đã nói với đại sứ Mỹ tại Việt Nam, “Chúng ta sẽ phải làm một cái gì đó với chế độ này.” (Malcolm Browne/AP)
“Diễn biến quan trọng đối với Kennedy là cái gọi là ‘cuộc khủng hoảng Phật giáo’ bắt đầu vào mùa xuân năm 1963. Các nhà sư và giới ủng hộ cáo buộc Diệm kỳ thị và đàn áp tôn giáo. Diệm là một người Thiên chúa giáo, thuộc thiểu số, và các Phật tử buộc tội ông đã ngăn chặn tự do tôn giáo của họ. Những cuộc biểu tình đã thu hút rất nhiều sự chú ý, đặc biệt là sau khi một trong những tu sĩ Phật giáo tự thiêu tại một góc phố Sài Gòn. Trong số những người đã nhìn thấy bức ảnh rất nổi tiếng về sự kiện đó là Tổng thống Kennedy. Và tôi nghĩ rằng Kennedy đã hết chịu nổi khi Diệm quyết định sử dụng vũ lực để đàn áp phong trào [tranh đấu Phật giáo], vào tháng Tám năm 1963, đó là thời điểm mà Kennedy đã quyết định thay đổi chế độ.”
Về những gì đã xảy ra sau cuộc đảo chính Diệm
“Sau khi Diệm bị ám sát, miền Nam Việt Nam đã có một loạt chính phủ rất yếu thay nhau cầm quyền. Các tướng lĩnh đảo chính Diệm chỉ nắm quyền trong khoảng ba tháng. Cùng lúc, giới lãnh đạo cộng sản Bắc Việt, sau cuộc đảo chính, đã quyết định gấp rút leo thang chiến tranh ở miền Nam. Mục tiêu của CS Bắc Việt là đánh sập nhà nước miền Nam Việt Nam trước khi Hoa Kỳ có thể can thiệp bằng quân đội. Sự leo thang này của Cộng sản, ván bài giành chiến thắng nhanh chóng của Bắc Việt Nam, cuối cùng đã thất bại vì nó đã đẩy Lyndon Johnson vào cuộc, leo thang chiến tranh bằng quân đội Mỹ. Và như vậy trong năm 1965, Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam và gửi hàng trăm hoặc hàng ngàn binh lính đến Việt Nam. Vì vậy, không còn nghi ngờ gì, cuộc đảo chính Diệm đã trực tiếp đưa đến sự leo thang chiến tranh và sự leo thang đó sẽ mang lại hậu quả tai hại cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ.”
Những gì có thể xảy ra nếu Kennedy không bị ám sát
“Tôi không nghĩ rằng ông ấy đã có thể chọn con đường leo thang chiến tranh như Johnson đã làm; tuy nhiên, tôi cũng không nghĩ là ông ấy muốn rút khỏi Việt Nam ngay lập tức. Tôi nghĩ rằng Kennedy sẽ chọn con đường ở giữa và tôi nghĩ rằng Kennedy cũng có thể làm điều gì đó không khác việc Barack Obama sau đó sẽ làm ở Afghanistan năm 2009. Tại Afghanistan, tất nhiên, ông Obama đã chọn leo thang chiến tranh ngắn hạn, và sau đó tuần tự rút dần quân quân đội Mỹ. Đã làm như thế, tôi cũng có thể tưởng tượng, Kennedy sẽ cố gắng để đi đến một thoả thuận qua đàm phán, một loại giải quyết mà có thể đã dẫn đến cái gọi là ‘trung lập hoá miền Nam Việt Nam’.”
Trích đoạn cuốn ‘Liên minh bất xứng’
Book Excerpt: ‘Misalliance’
Introduction
Về mọi mặt, lễ đón tiếp diễn ra tại sân bay Tân Sơn Nhất vào buổi chiều ngày 25 Tháng 6 năm 1954, là một buổi lễ thờ ơ. Đám đông hàng trăm người tụ tập trên sân bay, bên dưới một chiếc phi cơ thương mại của Pháp. Máy bay đã đáp chỉ trong vài phút trước đó, hoàn tất chặng sau cùng của cuộc hành trình dài từ Paris đến Sài Gòn. Khi đám đông theo dõi, một người thấp trong một bộ đồ màu trắng bước xuống cầu thang đã được đến cửa phía sau của máy bay.
Trên sân bay, Ngô Đình Diệm đã long trọng bắt tay với các quan chức và các nhà lãnh đạo chính trị đang đợi ông. Những người đến đón ông Diệm gồm một số những người có quyền lực nhất Đông Dương. Đầu tiên là một vị tướng cấp cao của quân đội thực dân Pháp [Tướng Raoul Salan? - TM], tham dự thay mặt cho Cao ủy Pháp [Tướng Paul Ely -TM]. Như một quan chức của nhà nước thực dân, vị tướng là biểu tượng của sự quyết tâm của Pháp muốn duy trì sự kiểm soát tại thuộc địa Đông Dương mà họ đã cai trị trong gần một thế kỷ. Tiếp đón ông Diệm còn có Hoàng thân Bửu Lộc, một người thuộc hoàng gia Việt Nam. Bửu Lộc đã tham dự buổi lễ trên cương vị thủ tướng tạm quyền của Nhà nước Việt Nam (SVN), chính phủ Việt Nam chống cộng, được thành lập dưới sự bảo trợ của Pháp năm năm trước đó. Mặc dù Diệm đã đến Sài Gòn để thay thế Bửu Lộc là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, nhưng nghi thức đã buộc ông phải đi đón người kế nhiệm.
Đứng sau Bửu Lộc là một số quan chức chính phủ cấp cao khác, gồm giới chỉ huy cấp cao của quân đội SVN. Cũng tham dự buổi tiếp đón là những trưởng đoàn ngoại giao nước ngoài như đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Donald Heath. Mặc dù không chỉ huy quân đội hoặc liên quan đến chủ quyền trên lãnh thổ Việt Nam, Heath là một nhân vật có ảnh hưởng trong chính trường ở Sài Gòn. Là viên chức phụ trách một chương trình viện trợ quân sự và kinh tế lớn cho quân đội Pháp và SVN, trưởng phái bộ Mỹ không phải là một người có thể bị xem thường.
Bất chấp sự có mặt của rất nhiều người nổi bật nhất Đông Dương, điều đáng ngạc nhiên là lễ đón tiếp ông Diệm ngắn gọn và đơn giản. Sau khi chào hỏi ông Diệm vị tướng Pháp và hoàng thân Bửu Lộc đọc bài phát biểu ngắn. Giới quan sát để ý thấy Diệm có vẻ không thoải mái khi nghe hai bài diễn văn ngắn, và sau đó ông đã không có tuyên bố gì với quan khách. Ngay sau khi buổi lễ kết thúc, ông Diệm lên chiếc limousine đã đợi sẵn và rời phi trường.
Chuyện ông Diệm muốn rời sân bay càng nhanh càng tốt là điều dễ hiểu. Là thủ tướng vừa được bổ nhiệm của SVN, ông thấy hoàn cảnh lúc đó vừa là cơ hội lẫn nguy hiểm. Ông Diệm trở lại Sài Gòn, chấm dứt gần bốn năm tự sống đời lưu vong tại Hoa Kỳ và Châu Âu. Phần lớn trong thời gian đó, dường như không ai chắc đến bao giờ Diệm sẽ thực hiện tham vọng của ông để trở thành người lãnh đạo của một nhà nước Việt Nam, hậu thuộc địa, độc lập. Ông đã bất chấp những kỳ vọng và về nước với vai trò người lãnh đạo của SVN – nhưng ông đã trở về ở một thời điểm khi vận mệnh quốc gia Việt Nam như chỉ mành treo chuông. Chỉ bảy tuần trước, quân đội Pháp đã thất bại nặng nề tại một chiến trường ở miền bắc, trong một thung lũng miền núi xa xôi gọi là Điện Biên Phủ. Pháp thất bại đến dưới bàn tay của Việt Minh, phong trào do cộng sản lãnh đạo đấu tranh giành độc lập từ Pháp trong hơn một thập kỷ. Đối với Hồ Chí Minh, người sáng lập và lãnh đạo Việt Minh, thời điểm của chiến thắng Điện Biên Phủ thật là tuyệt: nó đã diễn ra đúng một ngày trước khi các cuộc đàm phán hòa bình quốc tế bắt đầu tại Geneva để chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương. Khi Diệm đã về đến Tân Sơn Nhất vào ngày 25, các điều khoản của hòa đàm ở Geneva vẫn chưa được viết, nhưng dường như chắc chắn rằng hiệp định đó sẽ bất lợi cho ông và cho nhà nước mà ông sẽ lãnh đạo.
Trích đoạn từ cuốn “Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam” của Edward Miller. Bản quyền © 2013 của by the President and Fellows of Harvard College.
Guest
- Edward Miller, Khách mời: Edward Miller, phó giáo sư lịch sử tại Đại học Dartmouth và là tác giả của “Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam”.
Transcript
Phóng viên Robin Young: Đây là chương trình HERE AND NOW. Là một chuyện xảy ra hàng năm, nhưng năm nay được nhấn mạnh hơn để đánh dấu 50 năm vụ ám sát JFK. Đó là những câu hỏi bắt đầu bằng chữ “Nếu…” Và một trong những câu hỏi lớn nhất là câu liên quan đến chiến tranh Việt Nam, đã leo thang dưới thời Lyndon Johnson, và cuối cùng đã làm 58.000 người Mỹ cùng muôn vàn người Việt Nam thiệt mạng.
Có phải chúng ta chỉ đùa với chính mình khi hỏi nếu Kennedy còn sống thì có thể chiến tranh đã không xảy ra? Edward Miller là giáo sư lịch sử tại Đại học Dartmouth. Cuốn sách của ông là “Liên minh bất xứng: Ngô Đình Diệm, Hoa Kỳ, và số phận của miền Nam Việt Nam”; Diệm là người lãnh đạo miền Nam Việt Nam bị lật đổ vào đầu tháng 11 năm 1963 trong một cuộc đảo chính mà Tổng thống Kennedy ủng hộ.
Giáo sư Miller hiện đang có mặt nơi đây. Và ông nhắc chúng ta, lính Mỹ sẽ không đến Việt Nam trong hai năm nữa, mặc dù đã có cố vấn Mỹ tại Việt Nam một vài thập kỷ trước năm 1963. Xin ông nhắc lại: Chuyện gì đang xảy ra ở Việt Nam 50 năm trước đây trong tháng 11 này?
EDWARD MILLER: Tại Nam Việt Nam vào năm 1963, chiến tranh Việt Nam đã diễn ra được khoảng bốn năm, và đó vẫn là một cuộc chiến của Việt Nam. Ở một bên chiến tuyến là quân du kích Việt Cộng do cộng sản Bắc Việt lãnh đạo, hỗ trợ và kiểm soát. Phía bên kia là chính phủ chống cộng của miền Nam Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Ngô Đình Diệm và được hỗ trợ rất mạnh mẽ của Hoa Kỳ.
Young: Và chúng ta phải đề cập đến Pháp vì Pháp đã chiến đấu tại đây kể từ những năm 1940. Đông Dương thuộc Pháp, gồm cả Lào và Campuchia. Vì vậy, họ được xem là những kẻ xâm lăng và họ đã ở đó một thời gian.
MILLER: Chính xác. Người Pháp đã chiến đấu tại Việt Nam chống lại Cộng Sản Việt Nam bắt đầu từ năm 1945. Pháp đã thua trận năm 1954. Và Hoa Kỳ, cơ bản, đã thay Pháp là nước bảo hộ chính của Nam Việt Nam từ đó.
Young: Vâng, thế thì tại sao Mỹ lại can hệ đến thế? Đã có một cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở đây mà.
MILLER: Chắc chắn chiến tranh lạnh là một phần quan trọng trong bối cảnh ở đây, nhưng trên nhiều mặt, đó vẫn cuộc chiến của Việt Nam để xoá tàn tích thuộc địa và xác định nước Việt Nam sẽ ra sao ở thời hậu thuộc địa.
Young: Như chúng ta đã nói, cuộc đảo chính, cuộc đảo chính đã giết chết người lãnh đạo Việt Nam và em trai của ông, đã được Tổng thống Kennedy ủng hộ. Tại sao? Chế độ này là gì? Vì các cuộc nổi dậy của cộng sản được phe Bắc Việt hỗ trợ, không phải chính phủ miền Nam. Vì thế, Mỹ quan tâm về cái gì?
MILLER: Vâng, tôi nghĩ rằng để hiểu được quyết định về cuộc đảo chính, bạn phải nhìn vào lịch sử Mỹ ủng hộ Diệm. Diệm đã lên nắm quyền từ năm 1954, và ban đầu ông đã thực sự có nhiều thành công hơn bất cứ ai mong đợi. Và kết quả là, vào cuối những năm 1950 ông được nhiều người Mỹ xem như một anh hùng đã cứu miền Nam khỏi chủ nghĩa cộng sản.
Năm 1957, ông Diệm chính thức đi thăm Hoa Kỳ. Khi ông đến Washington, Tổng thống Mỹ Eisenhower đã ra sân bay tiếp đón ông. Ông đã đọc diễn văn trước một phiên họp chung của Quốc hội và còn có một cuộc diễn hành đầy hoa giấy trên đại lộ Broadway ở New York City. Vì vậy, vào thời điểm đó ông Diệm không phải chỉ là một đồng minh trong chiến tranh lạnh. Đối với nhiều người Mỹ ông là người anh hùng đã cứu miền Nam Việt thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản.
Young: Như vậy, ban đầu chính phủ và người Mỹ đã có ý thức về điều này, hỗ trợ Diệm vì ông được xem như là người chiến đấu chống lại quân cộng sản. Ngày càng có nhiều tiền đã đổ vào hỗ trợ ông ấy để làm điều đó. Nhưng sau đó đã có một sự thay đổi chánh sách. Tại sao?
MILLER: Vâng, với Kennedy, biến chuyển quan trọng là cái gọi là khủng hoảng Phật giáo, bắt đầu vào mùa xuân năm 1963. Các nhà sư và người ủng hộ Phạt giáo cáo buộc ông Diệm kỳ thị và đàn áp tôn giáo. Diệm là người Thiên chúa giáo, trong nhóm thiểu số TCG, và Phật tử buộc tội ông Diệm đã ngăn chặn tự do tôn giáo của họ.
Những cuộc biểu tình này thu hút rất nhiều sự chú ý, đặc biệt là sau khi một trong những tu sĩ Phật giáo tự thiêu ở một góc phố Sài Gòn. Trong số những người đã nhìn thấy bức ảnh rất nổi tiếng của sự kiện đó là Tổng thống Kennedy. Và tôi nghĩ rằng Kennedy đã chịu hết nổi khi Diệm quyết định sử dụng vũ lực để đàn áp phong trào Phật giáo, vào tháng Tám năm 1963, đó là thời điểm mà Kennedy đã quyết định thay đổi chế độ.
Young: Chúng tôi đã nói chuyện với một biên tập viên AP tuần trước. Tấm hình biểu tượng hiện nay đã nằm trong một cuốn sách mới về hình ảnh của hãng AP. Và ông ta cho biết vào lúc đó tấm hình đã làm người Mỹ choáng váng, tấm hình một nhà sư bốc lửa, ngồi ở một góc phố ở Sài Gòn, tấm hình, theo như tin lúc đó, đã khiến Kennedy nói rằng ‘chúng ta phải làm một cái gì đó về chế độ này’.
Và có một đoạn Tổng thống Kennedy ghi âm vào ngày 4 tháng 11, 3 ngày sau cuộc đảo chính. Kennedy đã ghi âm lại suy nghĩ của ông về cuộc đảo chánh. Hãy lắng nghe.
Tổng thống John F. Kennedy: Tôi cảm thấy rằng chúng ta phải chịu trách nhiệm lớn về cuộc đảo chánh, bắt đầu với bức điện tín hồi đầu tháng tám, mà chúng ta đã đề nghị làm cuộc đảo chính.
[…]
Young: Một số người Mỹ có thể còn nhớ những khoảnh khắc khi các con ông ngắt lời tổng thống. Nhưng giáo sư có thể thấy rằng đây là mối quan tâm của vị tổng thống này; ông nghĩ rằng cần có người nhận trách nhiệm về cuộc đảo chánh. Chính phủ Kennedy đã nghĩ những gì sẽ xảy ra sau khi cuộc đảo chính, và những gì đã thực sự xảy ra?
MILLER: Tôi nghĩ rằng ông nhận ra rằng thực sự có một nhược điểm trong việc đảo chánh và cuộc chiến có thể sẽ trở nên rất nguy hiểm đối với Hoa Kỳ. Ông đã hy vọng rằng những người cố vấn của ông, những người ủng hộ cuộc đảo chính, đã đúng và nghĩ rằng các tướng lĩnh lật đổ ông Diệm sẽ là những nhà lãnh đạo có hiệu quả hơn.
Young: Và giáo sư, như chúng ta đang nghe ông, điều này thực sự nhấn mạnh, những gì ông đang nói thật sự nhấn mạnh về sự nhúng tay của Mỹ [vào nội tình miền Nam VN]. Như ông đã nói, cho phép [cuộc đảo chính] xảy ra. Các cố vấn Mỹ thực sự đã đi sát với chính phủ.
Đúng vậy. Hoa Kỳ không điều hànhcuộc đảo chính. Các tướng lĩnh là những người lên kế hoạch và thực hiện cuộc đảo chính. Nhưng các viên tướng đã nói rõ rằng họ sẽ không ra tay, trừ khi đã được Hoa Kỳ bật đèn xanh. Vì vậy, đã có một quyết định rõ ràng về phần của giới lãnh đạo Mỹ và Kennedy đặc biệt cho phép cuộc đảo chính diễn ra.
Vâng, và chuyện gì đã xảy ra?
MILLER: Năm sau khi Diệm bị ám sát, miền Nam Việt Nam đã có một loạt chính phủ rất yếu thay nhau cầm quyền. Các tướng lĩnh đảo chính Diệm chỉ nắm quyền trong khoảng ba tháng. Cùng lúc, giới lãnh đạo cộng sản ở Bắc Việt, sau cuộc đảo chính, đã quyết định gấp rút leo thang chiến tranh ở miền Nam.
Mục tiêu của CS Bắc Việt là đánh sập nhà nước miền Nam Việt Nam trước khi Hoa Kỳ có thể can thiệp bằng quân đội. Sự leo thang này của Cộng sản, ván bài giành chiến thắng nhanh chóng của Bắc Việt Nam, cuối cùng đã thất bại vì nó đã đẩy Lyndon Johnson vào cuộc, leo thang chiến tranh bằng quân đội Mỹ.
Và như vậy trong năm 1965, Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam và hàng trăm gửi hoặc hàng ngàn binh lính ở phía nam. Vì vậy, không còn nghi ngờ gì cuộc đảo chính Diệm đã trực tiếp đưa đến sự leo thang chiến tranh và sự leo thang ấy sẽ mang lại hậu quả tai hại cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ.
Young: Nhưng còn những trường phái cho rằng chiến tranh Việt Nam sẽ không trở thành thảm họa nếu nó Kennedy đã không bị giết? Giáo sư nghĩ sao về điều đó?
MILLER: Tôi không nghĩ rằng ông ấy đã có thể chọn con đường leo thang chiến tranh như Johnson đã làm; tuy nhiên, tôi cũng không nghĩ là ông ấy muốn rút khỏi Việt Nam ngay lập tức. Tôi nghĩ rằng Kennedy sẽ chọn con đường ở giữa và tôi nghĩ rằng Kennedy cũng có thể làm điều gì đó không khác những gì Barack Obama sau đó sẽ làm ở Afghanistan năm 2009. Tại Afghanistan, tất nhiên, ông Obama đã chọn leo thang chiến tranh ngắn hạn, và sau đó tuần tự rút dần quân quân đội Mỹ. Đã làm như thế, tôi cũng có thể tưởng tượng Kennedy cố gắng đi đến một thoả hiệp qua đàm phán, một loại giải quyết mà có thể đã đi đến cái gọi là ‘trung lập hoá miền Nam Việt Nam’.
Young: Và dù sao đó đã là kết cục, sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam.
MILLER: Chính xác. Đúng như vậy.
Young: Edward Miller, giáo sư lịch sử tại Dartmouth. Cuốn sách của ông là “Liên minh bất xứng: Ngô Đình Diệm, Hoa Kỳ, và số phận của miền Nam Việt Nam”. Giáo sư Miller, cảm ơn ông rất nhiều.
MILLER: Cảm ơn bạn, Robin.
© 2013 DCVOnline
Nguồn: Vietnam War: What If JFK Hadn’t Been Assassinated? Robin Young-NPR & Edward Miller, Boston’s NPR News station. November 18, 2013.
DCVOnline: Độc giả có thể đọc một đoạn trích trong cuốn sách của Edward Miller tại hereandnow.org. Bấm vào đường dẫn (link) để nghe cuộc phỏng vấn: Vietnam War: What If JFK Hadn’t Been Assassinated? Monday, November 18, 2013. Ai còn nhớ chuyện từ 50 năm trước? Hãy cho chúng tôi biết trong phần góp ý.
Cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt 38 năm, nhưng một cuộc chiếc khác vẫn đang tiếp tục trong cộng đồng người Việt hải ngoại do hậu quả của cuộc chiến thứ nhất đem lại, đó làCuộc Chiến với SỰ THẬT.
Đây là vấn đề đã được chúng tôi nêu lên vào tháng 10 năm 2011. Nay nhân kỷ niệm 50 Hoa Kỳ dùng biến cố Phật Giáo và “bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” (danh từ của Tổng Thống Johnson) lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm để đổ quân vào miền Nam, chúng tôi xin cho phổ biến lại bài này với ước mong những người làm truyền thông, nhất là đài BBC và vi.wikipedia.org, cẩn thận hơn, đừng để những thành phần bất chính biến thành công cụ.
Lữ Giang.
Cuộc chiến với SỰ THẬT
Lữ Giang
Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 10 dương lịch, khi gần đến ngày kỷ niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị Hoa Kỳ ra lệnh lật đổ và hạ sát, trên báo chí và nhất là trên Internet, “cuộc chiến” lại diễn ra giữa phe “bênh” và phe “chống” ông Diệm. Phe “bênh” tổ chức lể truy điệu và viết bài ca tụng “công đức” của ông Diệm, còn phe “chống” kể “tội ác” của ông Diệm và Thiên Chúa Giáo. Hiện tượng này phát xuất từ mặc cảm tội lỗi của một số người trước đây vì có những tham vọng ngông cuồng, đã bị cả CIA lẫn Việt Cộng lừa và biến thành công cụ, xử dụng xong rồi loại bỏ, đưa Phật Giáo vào đất nước vào những ngày đen tối, nên chơi trò đánh lận con đen để “rửa mặt” và “chạy tội”!
Dĩ nhiên, cả hai bên tranh luận đều không quan tâm đến sự thật lịch sử. Bên “chống” viết “Bản Cáo Trạng”: Đi lượm bất cứ sự kiện hay quan điểm nào chống ông Diệm và Thiên Chúa Giáo rồi phổ biến, không cần biết đúng hay sai. Có khi họ còn phịa ra những chuyện ít ai có thể tưởng tượng nổi, như chuyện ông Diệm khi làm Tuần Vũ ở Ninh Thuận đã dùng đèn cầy đốt vào đít Việt Cộng để tra tấn chẳng hạn! Bên “bênh” ở vào thế thụ động, thường viết “Biện Minh Trạng”: Đưa ra những sự kiện và lập luận không có hệ thống để chống lại đối phương và ca tụng “công đức” của ông Diệm. Thỉnh thoảng mới có một vài bài có lý luận sắc bén. Có thể coi đây là cuộc chiến với SỰ THẬT.
LỰC LƯỢNG CỦA HAI BÊN
Nhìn vào “chiến trường”, chúng ta thấy phe chống ông Diệm gần như thắng thế hơn phe bênh ông Diệm vì các lý do sau đây:
Lý do thứ nhất: Phe chống có lãnh đạo.
Những thành phần chống ông Diệm đã hình thành được một nhóm chủ đạo luân phiên gây chiến như Trần Chung Ngọc, Cao Huy Thuần, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Cung, Vũ Ngự Chiêu, Hoàng Văn Giàu (Hoàng Nguyên Nhuận), Nguyễn Mạnh Quang, Charlie Nguyễn (đã chết), Bùi Kha, v.v. Còn các thành phần trợ chiến như Nguyễn Hữu Ba, Trần Quang Diệu, Bảo Quốc Kiếm, Võ Văn Sáu, Lê Nguyên Long, Lê Xuân Nhuận... nhiều vô số kể.
Trái lại, những thành phần bênh ông Diệm không có tổ chức, chỉ hành động theo sáng kiến cá nhân. Như chúng ta đã biết, nhóm Cần Lao đã hoàn toàn bị tan rã sau khi ông Diệm bị giết. Những thành phần Cần Lao nồng cốt được ông Diệm tin cậy như Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Văn Thiệu, Tôn Thất Đính, Lê Văn Nghiêm, Đỗ Mậu... đã bị CIA mua chuộc, biến thành “bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” (cụm từ của Tổng Thống Johnson), làm đảo chánh lật đổ và giết ông Diệm, sau đó làm mất miền Nam. Số còn lại lo đi kiếm chỗ để yên thân. Trái lại, rất nhiều người không liên hệ gì đến Đảng Cần Lao hay chế độ Ngô Đình Diệm, có người còn chưa sinh ra khi ông Diệm bị giết, thấy những chuyện nhiễu nhương, đã nhảy ra đòi “phục hồi” uy tín cho ông Diệm, nhưng họ hầu hết là “tay ngang”, không có lãnh đạo, thường suy nghĩ và hành động theo cảm tính, nên thường bị phe chống ông Diệm đưa vào “mê hồn trận”.
Lý do thứ hai: Phe chống có nhiều phương tiện
Đa số các bài viết của nhóm chống ông Diệm và chống Công Giáo đều được in thành sách hay đưa lên các websites như sachhiem, giaodiemonline, chuyenluan, Virtual Archivist, talavas blog, v,v,. Một số websites của các trung tâm Phật Giáo cũng đã yểm trợ cho phe này như quangduc.com, buddismtoday.com,thuvien-thichnhathanh.org, old.thuvienhoasen.org, v.v.
Phe chống ông Diệm cũng biết Bách Khoa Toàn Thư Mở “vi.wikipedia.org” (phần tiếng Việt) của Wikimedia Foundation, Inc., gồm đa số các thành phần trẻ, biết rất ít về lịch sử và văn hóa Việt Nam. Họ làm theo quan thầy chỉ bảo, cứ thấy có sự kiện được dẫn chứng là cho phổ biến, không cần biết đúng hay sai, nên phe chống ông Diệm đã mượn diễn đàn “vi.wikipedia.org” để phổ biến nhiều tài liệu bịp bợm chống VNCH, nhất là Đệ Nhất Cộng Hoà. Tôi đã lưu ý Wikimedia Foundation, Inc., nhiều lần, nhưng vẫn còn rất nhiều bài bịp bợm được phổ biến trên đó.
Sau khi được “vi.wikipedia.org” phổ biến như tài liệu tham khảo, phe chống ông Diệm lại quy chiếu vào những tài liệu bịp bợp đó để viết bình luận (như trường hợp Đào Văn Bình)!
Trái lại, phe bênh ông Diệm gần như không có phương tiện nào để phổ biến các tài liệu và quan điểm của họ, ngoại trừ các diễn đàn Internet.
Lý do thứ ba: Phe chống hành động có chiến thuật.
Chiến thuật quen thuộc nhất của phe chống ông Diệm là luôn liên kết các hoạt động của ông Diệm với Thiên Chúa Giáo để kích động lòng hận thù tôn giáo. Trong chiến tranh Việt Nam, Thích Trí Quang và nhóm Phật Giáo đấu tranh luôn dùng chiến thuật này để kích động Phật tử đứng lên đấu tranh. Sau chiến tranh, khối Phật Giáo đấu tranh ngày càng tan rã, nhóm chống ông Diệm lại càng phải kích động lòng hận thù tôn giáo để thu hút các thành phần Phật Giáo cực đoan còn lại đứng về phía họ để kéo dài sự tồn tại.
Chiến thuật thứ hai của phe chống ông Diệm đã được chúng tôi cảnh cáo nhiều lần trên các diễn đàn Internet: Chiến thuật của nhóm này là đưa ra những sự kiện hay vấn đề vớ vẫn để cho những người thiếu bản lãnh "tức khí" nhảy ra tranh luận. Khi nói vấn đề này chưa xong, chúng lại bày ra chuyện khác, đưa "đối phương" vào "mê hồn trận," kéo dài trận chiến ra vô tận. Có những vấn để trả lời dứt khoát rồi, chúng lôi ra lại!
Một thí dụ cụ thể là những điểm chính nói về Phật Giáo theo Cộng Sản trong cuốn "Biến Động Miền Trung" của Liên Thành đều đúng cả, chỉ có một vài chi tiết sai, nên chúng cứ dựa vào mấy chi tiết đó để "chọi đá đường rầy xe lửa" liên tục, không bao giờ ngừng nghỉ. Dĩ nhiên là chúng không bao giờ dám sờ tới những điểm chính. Nhưng càng chọi, Liên Thành bán sách càng mạnh. Tôi nghe nói đã bán trên 50.000 cuốn rồi!
Tài liệu chứng minh nhóm Phật Giáo đấu tranh đã bị CIA rồi Cộng Sản biến thành công cụ, xử dụng xong rồi loại bỏ, được tìm thấy quá nhiều, cuốn “Biến Động Miền Trung” của Liên Thành chẳng nhằm nhò gì.
Năm nay, tạp chí Đất Mẹ của ông Nguyễn Phi Thọ ở Houston, đã mời phe chống ông Diệm và Thiên Chúa Giáo như Trần Chung Ngọc, Nguyễn Mạnh Quang, Võ Văn Sáu, Lê Nguyên Long, Lê Xuân Nhuận, v,v., đến Houston dự một buổi tranh luận về một số đề tài mà các ông ấy nêu lên. Tạp chí Đất Mẹ cam đoan sẽ đài thọ vé máy bay và nơi ăn chốn ở đàng hoàng cho những người được mời, nhưng không ai dám nhận lời. Ông Nguyễn Phi Thọ kết luận:
Chuột cống sợ bóng người,
Đười ươi thích làm trò khỉ.
Lý do thứ tư: Có sự tiếp tay của Đảng CSVN.
Nhóm chống ông Diệm còn được nhà cầm quyền CSVN ở trong nước tiếp tay rất đắc lực. Cho đến nay Đảng CSVN vẫn còn cay cú về chuyện chế độ Ngô Đình Diệm đã quét sạch gần như toàn bộ hệ thống nằm vùng và tình báo của họ. Chỉ từ tháng 7–1955 đến tháng 2–1956, mật vụ của ông Diệm đã thanh toán được 93.362 đảng viên và cán bộ nằm vùng được để lại. Lê Duẩn phải bỏ chạy ra Bắc. Hai tên trùm điệp báo và quân báo là Mười Hương và Lê Câu bị tóm gọn, các cơ sở từ Quảng Trị đến Cà Mau bị phá vỡ, v.v. Do đó, các văn công Việt Cộng đã được lệnh viết rất nhiều bài mô tả chế độc Ngô Đình Diệm là ác ôn, gia đình trị. Nhóm Phật Giáo tiếp tay cho họ dĩ nhiên được hoan nghêng và yểm trợ tích cực.
Cuốn “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi” của nhóm Đỗ Mậu và cuốn “Giáo Sĩ Thừa Sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam” của Cao Huy Thuần đã được nhà cầm quyền CSVN cho in lại và phổ biến rộng rãi trong nước, một số được đưa ra hãi ngoại. Mới đây, các cơ quan truyền thông hải ngoại đã phát hiện: Bùi Hồng Quang, một trong những người chủ trương tạp chí Giao Điểm, đã được Cục An Ninh Xã Hội thuộc Tổng Cục An Ninh ở trong nước cho phép in tạp chí Giao Điểm ở trong nước và cấp Giấy phép mang số 1020/A41(P4) ngày 20.12.2007 cho đưa ra nước ngoài với mục đích được ghi rõ là“tuyên truyền vận động đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta”.
Các báo chí và websites ở trong nước cũng đã và đang phổ biến nhiều bài của nhóm chống ông Diệm ở trong nước cũng như hải ngoại, chẳng hạn như các bài sau đây: Bất Ngờ, Sinh Viên Huế 1963 - Hồi Ức của Nguyễn Đắc Xuân, Mùa Phật Đản Đẫm Máu 63 của Vũ Ngự Chiêu, Cuộc Cách Mạng 01-11-1963 của Hoành Linh Đỗ Mậu, Ngựa Non Háu Đá của Trần Đình Hoàng, Nhân Dân Miền Nam Hân Hoan Chào Mừng Cách Mạng 1/11/63 của Chuyển Luân, Kenedy là Người Đằng Sau Cái Chết Của Ngô Đình Diệm của Nguyễn Văn, Phong Trào Phật Giáo Miền Nam Năm 1963 của Lê Cung, v.v.
Nhìn chung, chúng ta thấy Đảng CSVN vẫn tiếp tục dùng nhóm Phật Giáo quá khich làm công cụ đánh phá như trước năm 1975.
TRẢ LẠI SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ
Tôi còn nhớ cách đây mấy năm, trong một buổi họp đầu tiên của “Ban Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Các Chiến Sĩ Dân Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa” tại thành phố Westminster, California, tôi có đến tham dự. Sau khi nghe các đại diện phát biểu, nhất là ông Lê Châu Lộc, tôi có trình bày như sau:
Giai đoạn chống hay bênh ông Diệm đã qua rồi. Bây giờ các tài liệu liên quan đến cuộc chiến Việt Nam, nhất là dưới chế độ Ngô Đình Diệm, đã được giải mã và công bố gần hết. Đọc các văn kiện này, chúng ta sẽ thấy từ việc truất phế Bảo Đại, thành lập một chính phủ mạnh để chống cộng, đến việc làm suy yếu chính phủ Ngô Đình Diệm để lật đổ và đưa quân Mỹ vào miền Nam... đều không gióng như những gì chúng ta đã tưởng từ trước đến nay.
Vậy đã đến lúc không còn có thể tiếp tục bôi bác hay huyền thoại hóa ông Diệm nữa, mà trả lại sự thật cho lịch sử: Cái gì ông Diệm làm đúng, phải nói là đúng, cái gì ông Diệm làm sai là nói sai.
Riêng đối với chiến dịch bôi bác chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà đã lan rộng trong nhiều năm qua, chỉ cần công bố các tài liệu đã được giải mã là nó sẽ tự tan biến ngay. Bản phúc trình điều tra của Phái Đoàn Liên Hiệp Quốc Tìm Hiểu Thực Tế (Report of the United Nation Fact-Fiding Mission) là một tài liệu quan trọng phải được dịch ra tiếng Việt và phổ biến.
Trong phòng họp lúc đó tôi thấy có Giáo Sư Hà Như Chi và Bác Sĩ Hà Thúc Như Hỹ là những người biết và chứng kiến rất nhiều biến cố đã xẩy ra dưới thời của chính phủ Ngô Đình Diệm, đã đồng ý với chúng tôi, nhưng đa số không quan tâm đến những gì chúng tôi đã trình bày, họ chỉ nghĩ đến tổ chức lể truy điệu và đọc diễn văn.
THÍCH XÀI ĐỒ CỔ
Sau cuộc họp nói trên, tôi có đến tham dự một cuộc hội thảo nói về biến cố truất phế Bảo Đại năm 1955. Tôi thấy cả thuyết trình viên lẫn người tham dự đều không nắm vững chuyện gì đã thật sự xẩy ra lúc đó, không biết những tài liệu đã được giải mã. Họ xài toàn đồ cổ.
1.- Có đến hai cuộc truất phế Bảo Đại!
Nhìn vào các biến cố đã xẩy ra năm 1955, chúng ta thấy có đến hai cuộc truất phế Bảo Đại. Cuộc truất phế thứ nhất do các đại diện đoàn thể và giáo phái họp tại Phòng Khánh Tiết của Dinh Độc Lập ngày 29.4.1956 thực hiện. Các tổ chức này đã công bố quyết định: “Tuyên bố truất phế Bảo Đại kể từ ngày 29.4.1955, ủy nhiệm chí sĩ Ngô Đình Diệm thành lập một chính phủ lâm thời quốc gia Việt Nam kể từ ngày 29.4.1955”. Hội nghị đã thành lập Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng Quốc Gia và ra trước Tòa Đô Chánh Sài Gòn hạ hình Bảo Đại xuống và đọc nghị quyết của hội nghị.
Cuộc truất phế thứ hai do chính phủ Ngô Đình Diệm thực hiện qua cuộc trưng cầu dân ý ngày 23.10.1955. Tại sao lại phải có thêm cuộc truất phế Bảo Đại lần thứ hai này?
Tôi đã hỏi những người có tham dự hội nghị truất phế Bảo Đại ngày 29.4.1955 như Giáo Sư Phạm Việt Tuyền, Giáo Sư Lê Thành Trị, ông Cao Xuân Vỹ, ông Đỗ La Lam, ông Nguyễn Hữu Khai, v.v., họ đều nói rằng vì Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng Quốc Gia có khuynh hướng muốn nắm quyền lãnh đạo quốc gia nên ông Diệm phải tổ chức trưng cầu dân ý. Nhưng khi tài liệu bí mật được giải mã, chúng tôi lại khám phá ra một sự kiện mới.
Như mọi người đã biết, ông Diệm đã về chấp chánh ngày 7 tháng 7 năm 1954 và ngày đó được gọi là ngày Song Thất. Chỉ 44 ngày sau đó, tức ngày 20.8.1954, Hội Đồng Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ đã họp mật và đưa ra Nghị Quyết số NSC 5429/3 gồm một số điểm chính như sau: "Pháp phải trao trả hoàn toàn độc lập (kể cả quyền rút lui khỏi Liên Hiệp Pháp) cho Việt Nam và ủng hộ một chính phủ bản xứ mạnh. Diệm phải mở rộng căn bản chính phủ, bầu cử quốc hội, soạn thảo hiến pháp và truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp.”
Quốc Trưởng Bảo Đại, chính phủ Ngô Đình Diệm, các tổ chức chính trị và giáo phái ở Việt Nam lúc đó chẳng ai hay biết gì về nghị quyết này. Nhưng Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn có nhiệm vụ phải thi hành nghị quyết đó là “truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp” (legally derhrone Bao Dai). Các viên chức Toà Đại Sứ đã lưu ý ông Diệm về chuyện này. Ngày 3.5.1955, sau khi các đoàn thể và giáo phái quyết định truất phế Bảo Đại, chính Tướng Collins, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã đến gặp ông Diệm lúc 20 giờ và cho biết: “Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng nếu truất phế Bảo Đại theo yêu cầu của Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng Quốc Gia, tình hình sẽ rất nguy hiểm.”
Ông Ngô Đình Nhu đã nghĩ ra một giải pháp là triệu tập đại diện các hội đồng hành tỉnh tại Dinh Độc Lập vào ngày 6.5.1955 để bàn về tình thế. Hội nghị đã đưa ra nghị quyết trao toàn quyền cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ổn định tình thế và triệu tập Quốc Dân Đại Hội trong vòng 6 tháng. Ngày 26.9.1955, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm thông báo cho Đại Sứ Reinhardt biết sẽ tổ chức trưng cầu dân ý để truất phế Bảo Đại vào ngày 23.10.1955.
Những chuyện này, đa số những người tranh luận về chuyện truất phế Bảo Đại đều không hay biết gì cả!
2.- Việc thành lập Đảng Cần Lao
Chuyện lập Đảng Cần Lao cũng rắc rối không kém gì chuyện truất phế Bảo Đại. Ngoài Nghị Quyết số NSC 5429/3 ngày 20.8.1954 của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ là “Ủng hộ một chính phủ bản xứ mạnh” (a strong indigenous government), giữa Pháp và Mỹ còn ký một Nghị Định Thư ngày 29.9.1954 “ủng hộ ông Ngô Đình Diệm để thành lập một chính phủ mạnh, quốc gia và chống cộng.” Thi hành hai văn kiện này, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ muốn chính phủ Ngô Đình Diệm thành lập tại miền Nam một chế độ độc đảng theo khuôn mẫu của Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. Tướng Lansdale đã nói rất rõ :
“Đảng Cần Lao không phải là ý kiến của nhà Ngô; “trước tiên nó được đề xướng bởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ” để loại bỏ cộng sản ra khỏi đất nước.”
(The CLP was not their idea; it "was originally promoted by the U.S. State Department" to rid the country of communists).
[United States-Vietnam Relations, 1945 – 1967, Book 11, tr. 1 – 12.]
Việc hình thành một chế độ độc đảng tại miền Nam đã gây ra cuộc tranh luận giữa Tướng Lansdale và Bộ Ngoại Giao. Tướng Lansdale đã về Washington để trình bày, nhưng Bộ Ngoại Giao nói rằng chính sách đã được quyết định, cứ phải thi hành như thế. Muốn biết cuộc tranh luận này như thế nào, xin đọc cuốn “In the Midst of War” của Tướng Edward G. Lansdale, trong phạm vi một bài báo, chúng tôi không thể trình bày được.
Tuy nhiên, khi muốn lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm để đổ quân vào, Hoa Kỳ lại đổi giọng, đòi thực thi dân chủ để được lòng dân và thắng Cộng sản! Đai sứ Elbridge Durbrow đã mở cuộc tấn công mạnh vào Đảng Cần Lao và muốn đảng này phải giải tán.
Trên đây là hai vấn đề đã được tranh luận trong suốt 48 năm qua, nhưng đó là hai cuộc tranh luận giữa những người điếc theo kiểu “ông nói gà bà nói vịt”, chẳng ai muốn tìm hiểu sự thật lịch sử đã được diễn biến như thế nào.
SỰ THẬT SẼ GIẢI THOÁT CHÚNG TA.
Cho đến nay, cả phe chống lẫn phe bênh ông Diệm đều rất sợ những SỰ THẬT LỊCH SỬ được công bố vì nó thường khác với những suy nghĩ và những sự kiện họ đã từng đưa ra. Sự thật còn có thể xoá bỏ những hận thù mà họ đã cố gắng tạo ra để che đậy những mặc cảm tội lỗi.
Những người bênh và những người chống chế độ Ngô Đình Diệm cần biết rằng không phải chỉ những suy nghĩ và những tư tưởng của họ đã lỗi thời, mà đa số sách của các sử gia, học giả và nhà chính trị đã viết ra trước khi các tài liệu bí mật được giải mã, cũng đang bị lịch sử bỏ lại đàng sau. Các thế hệ tới sẽ không dựa vào các sự kiện và các quan điểm mà họ đã đưa ra nữa, mà dựa vào những sự thật được khám phá ra. Nhờ những kinh nghiệm lịch sử này, chúng ta có thể nhìn các biến cố đã xẩy ra, đang xẩy ra và sẽ xẩy ra một cách thông suốt hơn.
Rất khó mà nói về “SỰ THẬT” với những người đang ôm chặt những thành kiến trong 48 năm qua. Họ chỉ muốn ôm nó xuống thuyền đài. Nhưng Thánh Kinh nói: “Veritas liberabit vos” (Sự thật sẽ giải thoát các người) (John 8:32).
Ngày 18.10.2011
Lữ Giang
Lữ Giang
Phương châm mà các cơ quan truyền thông lớn và đứng đắn trên thế giới thường đề cao là: “Anonymous opinion is fundamentally dishonest” (Ý kiến nặc danh trên căn bản là không ngay thẳng). Vì thế, khi viết một bài hay một tin tức, tác giả của bài đó thường ghi tên hay bút hiệu thông dụng của mình dưới đầu đề, và cuối bài thường ghi thêm số điện thoại hay email để đọc giả nếu cần có thể trao đổi. Với diễn đàn Internet, nặc danh thường bị khinh dễ: “Anonymity on the internet is the cloak of the coward” (Nặc danh trên Internet là cái áo khoác của kẻ hèn nhát)!
Ấy thế mà hôm 4.11.2013, website của BBC tiếng Việt, một cơ quan truyền thông lớn trên thế giới, lại cho đăng một bài có đầu đề “Chính tổng thống Mỹ ủng hộ lật ông Diệm” nhưng không có tên tác giả. Chỉ đọc cái đầu đề đó thôi cũng đã có vấn đề rồi. Không có tên người viết, tức nặc danh, lại là một vấn đề nữa. Đọc xuống câu mở đầu, người đọc không khỏi giựt mình:“Các tài liệu giải mật gần đây cho thấy Tổng thống John F. Kennedy đồng ý phải lật đổ người đương nhiệm tại Sài Gòn, ông Ngô Đình Diệm, hồi năm 1963”. Đúng là sách của bọn “đồng hành với dân tộc” (tức với CSVN)!
Một câu hỏi được đặt ra: Làm sao nhóm chuyên dùng vọng ngữ này lại lọt được vào BBC? Chúng tôi liền viết thư gởi cho ông Nguyễn Giang, Trưởng Ban Việt Ngữ đài BBC xin cho biết tác giả của bài đó là ai, nhưng cho đến nay, ông Giang vẫn chưa trả lời. Cần phải hỏi ông Tony Hall, Tổng Giám Đốc (Director General) của BBC chăng?
BỊ LÒI MẶT CHUỘT
Kể từ năm 1991, khi Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ và cơ quan CIA bắt đầu công bố những tài liệu liên quan đến chiến tranh Việt Nam được giải mã, các phịa sử của nhóm Phật Giáo đấu tranh như “Việt Nam máu lửa quê hương tôi” của nhóm Đỗ Mậu, “Chín năm máu lửa dưới chế độ gia đình trị của Ngô Đình Diệm” của Lê Trọng Văn, v.v. đều bị vứt vào sọt rác.
Điều đáng buồn cười là hôm 28.6.1964, khi Đại Sứ Cabot Lodge mặc áo gấm rời Việt Nam, hàng ngàn tăng ni Phật tử đã ra phi trường Tân Sơn Nhất tiễn đưa ông như “một người ân nhân của Phật giáo” với nhiều bùi ngùi và luyến tiếc. Nhưng khi các tài liệu giải mã được công bố, người ta khám phá ra Đại Sứ Cabot Lodge là người đã quất nhóm Phật giáo đấu tranh và Thích Trí Quang những đòn nặng nhất. Ngày 25.8.1966 ông đã trở lại Việt Nam, không phải để “cứu nguy Phật Giáo” mà để ra lệnh cho hai tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Ngọc Loan thẳng tay thanh toàn phong trào Phật Giáo nổi loạn cướp chính quyền ở miền Trung!
Tài liệu được giải mã đã nói gì? Không cần phải viết nhiều, chúng tôi chỉ xin trích lại dưới đây lời của hai nhân vật cao cấp nhất, một của Hoa Kỳ và một của Việt Nam, nói về cuộc đấu tranh của Phật Giáo 1963, đọc giả cũng đã thấy quá rõ sự thật:
Dựa vào các tài liệu được giải mã, Tổng Thống Nixon viết:
“Việc cho rằng có sự đàn áp Phật Giáo là hoàn toàn bịa đặt. Ông Diệm đã cử nhiệm những viên chức cao cấp không căn cứ vào tín ngưỡng của họ. Trong 18 vị Bộ Trưởng có 5 theo Công Giáo, 5 theo Khổng Giáo, và 8 theo Phật Giáo, kể cả Phó Tổng Thống và Bộ Trưưng Ngoại Giao. Trong 38 Tỉnh Trưởng thì có 12 người theo Công Giáo, 26 người theo Phật Giáo hay Khổng Giáo. Trong 19 tướng lãnh, có 3 theo Công Giáo và 16 theo Cao Đài, Khổng Giáo hay Phật Giáo. Ông Diệm đã miễn nghĩa vụ quân sự cho các tăng sĩ Phật Giáo, trong khi người Công Giáo và các tín đồ khác phải thi hành nghĩa vụ này. Không một Phật tử nào đã bị bắt vì hành đạo và không một bằng chứng đáng tin cậy nào có thể minh chứng ông Diệm đã đàn áp Phật Giáo.”
(Richard Nixon, No More Vietnams, Arbor House, 1985, tr. 65).
Còn Quốc Trưởng Bảo Đại nói:
“Khi các sư sãi, do Mỹ và tay sai của Việt Cộng điều động, bắt đầu lao mình vào những cuộc biểu tình, thì nhà cầm quyền phải đối phó lại. Nhưng Diệm Nhu là người Công Giáo, vì vậy sự đối phó của nhà cầm quyền bị coi là mang màu sắc tôn giáo”.
(Bảo Đại, Le Dragon D'Annam, tr. 348).
CHƠI TRÒ MA TỊCH MA BÙN
Để đối phó với những sự thật lịch sử đó, nhóm Phật Giáo cực đoan hết làm công cụ cho Mỹ đến làm công cụ cho Việt Cộng, rồi lại làm công cụ cho Mỹ và đang bị tan rã ra từng mảnh, đã nghĩ ra những trò ma tịt ma bùn để chạy tội. Một trong những trò đó là đánh lừa dư luận bằng “tài liệu giải mã”, coi vọng ngữ như “con đường giải thoát”!
Như chúng tôi đã nói, người đầu tiên có sáng kiến thực hiện trò này là Vũ Ngự Chiêu. Anh ta viết bộ biên niên sử từ 1939 đến 1975 bằng nhiều tập, trong đó anh ta chỉ chọn những tài liệu nào không có lợi cho công giáo hay chế độ Ngô Đình Diệm để trích dẫn, còn các tài liệu ngược lại, anh ta bỏ đi hết. Những người không đọc hay ít đọc tài liệu lịch sử như cậu Nguyễn Khác Anh Tâm chẳng hạn, tưởng đó là sự thật. Khi chúng tôi lật tẩy, Vũ Ngự Chiêu bỏ chạy.
Người nối tiếp trò bịp của Vũ Ngự Chiêu là nhóm Giao Điểm và mới đây là Tâm Diệu, tức Nguyễn Xuân Quang của Thư Viện Hoa Sen. Bài “Phật Giáo và cuộc chính biến 1-11-1963 qua các tư liệu giải mật của Bộ Ngoại Giao, Quốc Phòng & Cục Trung Ương Tình Báo Mỹ” được anh ta tung ra vào cuối thàng 10 vừa qua đã bị chúng tôi phát hiện và tố cáo trước công luận.
CÓ NỘI ỨNG TRONG BBC?
Trong thư đề ngáy 4.11.2013 gởi cho ông Nguyễn Giang, Trưởng Ban Việt Ngữ của đài BBC chúng tôi có lưu ý rằng trong bài “Chính tổng thống Mỹ ủng hộ lật ông Diệm” của kẻ nặc danh mà BBC đã đăng, tác giả không trích dẫn bằng chứng mà bảo độc giả bấm vào “National Security Archive Electronic Briefing Book No. 444” để xem! Tác giả cũng không hề cho biết những đoạn nào trong tài liệu đó xác định quan điểm của tác giả là đúng. Một bài như thế mà BBC dám đăng, chứng tỏ có vấn đề. Phải có một nhân viên nào đó của BBC làm nội ứng cho nhóm “đồng hành với dân tộc”, chuyện đó mới xảy ra.
Thay vì đính chính hoặc xin lỗi độc giả, ngày 5.11.2013 BBC cho phổ biến bài “Kennedy 'sai nghiêm trọng' khi lật ông Diệm”, cũng nặc danh, như để “hóa giải” sai lầm của mình. Bài này quy chiếu vào bài “50 Years Ago, the Official Beginning of a Quagmire” của Byron Williams trên Twitter. Đây là một bài tương đối khách quan hơn, nhưng chưa hoàn toàn đúng sự thật. Chúng tôi sẽ trở lại trong một nhịp khác.
BBC PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM
Luật pháp của Mỹ, Anh và các quốc gia tây phương đều quy định rằng khi cơ quan truyền thông biết một lời phát biểu là sai(knowing that it is false) hay hành động không cần biết một lời tuyên bố là đúng hay sai (acting with reckless disregard for the statement's truth or falsity) đều bị coi là có ác ý hiển nhiên (actual malice) và phải chịu trách nhiệm.
Chắc chắn nhân viên có trách nhiệm của BBC đã thấy rõ bài “Chính tổng thống Mỹ ủng hộ lật ông Diệm” là sai, nhưng muốn hỗ trợ cho kẻ lưu manh muốn đánh lừa độc giả nên đã cho đăng dưới hình thức nặc danh. Đó là một hành động có ác ý hiển nhiên (actual malice) và thiếu ngay thẳng (dishonest). Những thành phần như thế cần phải bị loại ra khỏi BBC để bảo vệ uy tín của đài.
6.11.2012
Lữ Giang
BBC và một case study cho nghề báo (NVP)
BBC Việt ngữ: Một kiểu làm báo thấp tầm! & Trưởng Ban Việt ngữ Nguyễn Giang về bài của Đỗ Ngọc Bích trên BBC
-Đỗ Ngọc Bích đổ lỗi cho BBC Việt ngữ!
Tác giả Đỗ Ngọc Bích trả lời độc giả -BBC
- Giáo sư sử học Nguyễn Thế Anh: Những năm sau cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm (BBC).
- Hà Nội giữ nguyên đánh giá về ông Diệm. (BBC). – Audio phỏng vấn Nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đình Đầu: ‘Ngô Đình Diệm là người yêu nước’. – Audio phỏng vấn sử gia Dương Trung Quốc: VN chưa có ‘nhu cầu’ nghiên cứu ông Diệm.
Về thời kỳ Ngô Đình Diệm ở miền Nam: "Phiến Cộng" trong dinh Gia Long (Hợp Lưu 4-11-13) -- Bài dài, đăng 2 phần trên tạp chí Hợp Lưu. Viet-studies gộp chung, sắp xếp lại đôi chút cho dễ đọc.◄◄ Hà Nội giữ nguyên đánh giá về ông Diệm (BBC 6-11-13)
- Nguyễn Gia Kiểng: Ông Ngô Đình Diệm lên cầm quyền như thế nào? (Thông Luận). - “Hiểu biết” đó … là vấn đề đức tin (Diễn Đàn). - Giao Lưu – Chế độ Ngô Đình Diệm – Cơ hội bị bỏ lỡ (Dân Luận). Về Ngô Đình Diệm: Ngô Đình Diệm - Bước đường từ Tri huyện lên Tổng thống (CAND 6-11-13)
- Paris tưởng niệm 50 năm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu qua đời (RFA). - Đà Lạt trong ký ức ‘bà cố vấn’.
- Cả miền Nam bị chúc dữ (ĐCV). -- Chế độ của TT Ngô Đình Diệm là gia đình trị, đàn áp phật giáo?
- 50 năm sau biến cố 1 tháng 11, 1963: Xét lại nguyên nhân và hậu quả (Phần 2) (Da Màu). . - HOWARD JONES: NGÔ ĐÌNH NHU(Sơn Trung).
50 năm sau biến cố 1 tháng 11, 1963: Xét lại nguyên nhân và hậu quả (Phần 1)
Đinh Từ Thức
01.11.2013
50 năm sau biến cố 1 tháng 11, 1963: Xét lại nguyên nhân và hậu quả (Phần 2)
Đinh Từ Thức
4.11.2013
-
Mời đọc để thấy ông DL phân tích rất đúng. Lũ "chó điên hạ cấp" trước đây hạ nhục Cố TT. NĐD bằng chiêu bài TT Diệm gia đình trị, tôn giáo trị, buôn lậu làm giầu, sa đọa trụy lạc với em dâu, bỏ tù và giết hại những người đối lập yêu nước v.v. Và chiêu thức thâm độc nhất, lôi kéo quần chúng nhất, và khích động lương tâm thế giới nhất là TT Ngô Đình Diệm đàn áp Phật Giáo.
....
Ngày nay, tất cả những điều tố cáo nhơ bẩn và ác độc kia đã bị phơi bầy ra dưới ánh sánh mặt trời không thể che giấu được, nên ngược lại, chúng trở thành phản chứng và phản tác dụng, nói cách khác là tác dụng dội ngược. Nghĩa là những điều tố cáo bịa đặt lại tố cáo ngược lại chính những kẻ xưa kia đã tố cáo TT Diệm và chính quyền của ông. Tuy nhiên, như người ta vẫn thường nói: cà cuống chết đến đít vẫn còn cay. Bọn ác nhân ngày nay ít ồn ào hơn xưa kia, nhưng chúng cay cú tung ra một chiêu thức cực kỳ độc ác khác. Chiêu thức mới này là tố cáo TT Diệm phản bội lại người bạn Mỹ và mưu toan bắt tay với CS miền Bắc để hiến dâng đất nước cho kẻ thù.
http://baovecovang2012.wordpress.com/2013/11/07/su-that-duoi-day-tuyen-dai-duyen-lang-ha-tien-nhat/
Mới đây chúng tôi có phổ biến trên internet một loạt 4 bài viết nhan đề “Làm Tái Diễn Lịch Sử: Mưu Toan Thất Bại.” Trong bài thứ 3, chúng tôi đề cập đến vấn đề tay sai VGCS cáo buộc rằng TT Ngô Đình Diệm bắt tay với Hồ chí Minh qua việc người em của ông là ông cố vấn Ngô Đình Nhu gặp gỡ Phạm Hùng, một phó thủ tướng của phỉ quyền Hànội tại rừng Chí Linh, Bình Tuy là phản bội lại người Mỹ và mưu toan dâng hiến miền Nam cho VGCS. Một bạn đọc của chúng tôi là ông Trần Bá Đàm, có gởi e-mail nói với chúng tôi: “Tôi đề nghị ông Duyên Lãng Hà Tiến Nhất soi dọi viết phân tích cá nhân – đoàn thể- tôn giáo – ngoại quốc ích kỷ vv… đã làm 3 anh em ông bị chết oan uổng, rồi cộng sản chiếm đóng miền nam Quốc Gia. Đóng góp làm sáng tỏ lịch sử, để lại cho hậu thế.”
Chúng tôi xin chân thành cám ơn ông Trần Bá Đàm về đề nghị rất đáng quan tâm của ông. Điều ông mong muốn đòi hỏi công sức và thời giờ đáng kể nên chúng tôi đành phải xin lỗi ông và thú thực rằng trong hoàn cảnh và điều kiện hiện tại, chúng tôi lực bất tòng tâm. Nhưng để đáp lại phần nào điều mong muốn của ông Trần Bá Đàm, và cũng là để phản bác lại luận điệu xuyên tạc bôi bẩn của những tên tay sai VGCS, hôm nay chúng tôi cố gắng trở lại vấn đề với một vài suy nghĩ mới qua bài viết ngắn và cô đọng dưới đây.
Chúng tôi luôn thắc mắc là tại sao cho đến bây giờ bọn tay sai VGCS mới ghim chặt cái tội ác tầy trời bán nước, thông đồng với giặc này lên đầu TT Ngô Đình Diệm. Thế còn những chuyện gia đình trị, đàn áp Phật Giáo ….. thì sao? Và chúng tôi cũng đã tìm ra được câu trả lời: những chiêu thức độc tài gia đình trị, đàn áp Phật Giáo v.v. lỗi thời rồi, không còn ăn khách nữa. Tố cáo TT Diệm bán miền Nam cho VGCS mới là chiêu thức tuyệt kỷ xóa đi cái tội bán nước của giặc Hồ và bè lũ.
Để tuyệt diệt chính quyền Đệ I VNCH gồm cá nhân TT Ngô Đình Diệm, hai người em của Tổng Thống, cùng với nhiều sĩ quan ưu tú, yêu nước, và trung thành nhất với chế độ, tất cả các thế lực thù địch của chính quyền TT Diệm gồm tập đoàn VGCS, chính quyền Mỹ lúc đó, bọn tướng tá côn đồ đâm thuê chém mướn cho Mỹ, nhóm Thích Trí Quang và đồng bọn tay sai CS, và bè lũ chính khách ham hố quyền hành, nhưng dốt nát, và ngu xuẩn, đã tung ra các chiêu bài hết sức man trá, nhưng rất ăn khách lúc đó như TT Diệm gia đình trị, tôn giáo trị, buôn lậu làm giầu, sa đọa trụy lạc với em dâu, bỏ tù và giết hại những người đối lập yêu nước v.v. Và chiêu thức thâm độc nhất, lôi kéo quần chúng nhất, và khích động lương tâm thế giới nhất là TT Ngô Đình Diệm đàn áp Phật Giáo.
Sự thật những chiêu thức kia là gì?
Giống như dân gian ta vẫn thường nói “cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng lòi ra.” Thời gian nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng còn để lại một sự thật rất vô tư và trần trụi là, tất cả đều là giả dối và bịp bợm.
TT Diệm gia đình trị ư? Hai người em trai của Tổng Thống, ông Ngô Đình Nhu và Ngô đình Cẩn được gọi là cố vấn đều không phải là người nằm trong cơ cấu quyền lực của chế độ và không ăn lương của nhà nước.
Ông Nhu là một con người sâu sắc, nổi tiếng mưu lược, và có viễn kiến chính trị, cố vấn cho TT Diệm về đường lối trị quốc và các sách lược đối phó với VGCS cũng như với bạn là chính quyền Hoa Kỳ.
Ông Cẩn có biệt tài về vấn đề an ninh tình báo, giúp chính quyền thành công đáng kể trong vấn đề phá vỡ các đường giây xâm nhập của CS Bắc Việt.
Sử dụng người trong gia đình có tài và sử dụng bọn chánh khách vô tài bất tướng cờ đến tay không biết phất trong nhóm Caravelle, đàng nào hợp lý hơn?
TT Diệm tôn giáo trị? Thế nhưng ban tham mưu phủ tổng thống, kể từ Phó Tổng Thống trở xuống, hầu hết không phải là người đồng đạo với ông Diệm. Lãnh đạo và chỉ huy quân đội, 2/3 tướng lãnh là người ngoài công giáo. Hơn nữa, thực tế TT Diệm không hề dành ưu tiên cho Giáo Hội Công Giáo bất cứ cái gì. Ngược lại ông đã dành cho các Giáo Hội Phật Giáo toàn miền Nam những ưu đãi rất đáng kể về đủ mọi mặt như xây cất chùa chiền, nâng cao trình độ và kiến thức văn hóa cho hàng ngũ sư sãi v.v.
TT Diệm kinh tài nên gia đình giầu có? Thực tế đã chứng minh, với địa vị là nguyên thủ quốc gia mà TT Diệm và gia đình ông, nói hơi quá đáng một tí, cũng chẳng hơn gì dân khố rách áo ôm là bao.
TT Diệm sống xa hoa trụy lạc? Chỉ có ác quỉ mới tưởng tượng ra nổi chuyện tố cáo bất nhân này. Một nhà tu hành đạo hạnh lạc lối vào con đường chính trị đã bị bọn lưu manh gán cho nỗi oan Thị Kính.
TT Diệm bỏ tù và giết hại những người yêu nước? Lời tố cáo hoàn toàn có tính cách vu khống bởi vì những kẻ trực tiếp hành động giết ông như tên CS Hà Minh Trí, phi công Phạm Phú Quốc mà còn được đổi xử tử tế và hết sức nhân đạo, thì tại sao ông lại bỏ tù, hành hạ, giết hại những người yêu nước? Nạn nhân của tính tàn bạo tưởng tượng này là những ai?
TT Diệm đàn áp Phật Giáo? Sự thật được chứng minh hùng hồn và có sức thuyết phục nhất là biên bản của Phái Đoàn Điều Tra Liên Hiệp Quốc được chính quyền Ngô Đình Diệm mời sang VN để trực tiếp tìm hiểu về vấn đề tố cáo này. Phái Đoàn Liên Hiệp Quốc được hoàn toàn tự do điều tra, đã xác định rằng không có vấn đề đàn áp Phật Giáo với tư cách là một tôn giáo tại VN. Phái Đoàn gồm toàn những quốc gia trung lập, phần lớn theo Phật Giáo. Không tin họ thì tin ai đây? Những sự thật này ngày nay bất cứ ai cũng có thể tự mình kiểm chứng được qua những tài liệu chính thức của chính phủ Hoa Kỳ đã được giải mật, qua những nhân chứng đáng tin cậy chung quanh TT Ngô Đình Diệm trước kia nay hãy còn sống, hoặc những sách báo họ viết ra, và nhất là dựa trên thực tại của đất nước diễn ra trong nửa thế kỷ qua.
Ngày nay, tất cả những điều tố cáo nhơ bẩn và ác độc kia đã bị phơi bầy ra dưới ánh sánh mặt trời không thể che giấu được, nên ngược lại, chúng trở thành phản chứng và phản tác dụng, nói cách khác là tác dụng dội ngược. Nghĩa là những điều tố cáo bịa đặt lại tố cáo ngược lại chính những kẻ xưa kia đã tố cáo TT Diệm và chính quyền của ông. Tuy nhiên, như người ta vẫn thường nói: cà cuống chết đến đít vẫn còn cay. Bọn ác nhân ngày nay ít ồn ào hơn xưa kia, nhưng chúng cay cú tung ra một chiêu thức cực kỳ độc ác khác. Chiêu thức mới này là tố cáo TT Diệm phản bội lại người bạn Mỹ và mưu toan bắt tay với CS miền Bắc để hiến dâng đất nước cho kẻ thù.
Vấn đề gọi là TT Diệm bắt tay với VGCS cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu chính thức nào xác nhận và tiết lộ nội dung. Trong bài “Làm Tái Diễn Lịch Sử …,” chúng tôi đã đưa ra một số dẫn chứng, và mới đây còn tham khảo thêm một số tài liệu khác nữa, chung qui đi đến một kết luận là, vấn đề này không đủ yếu tố chứng minh là có, hoặc là nếu có thì cũng chỉ là cuộc thăm dò sơ khởi giữa hai bên miền Nam và miền Bắc. Cũng có thể nó nằm trong hai giả thuyết sau đây: một là do chính quyền Mỹ tạo ra để có lý do triệt hạ anh em TT Diệm. Hai là có thể do ông Nhu tung tin để “trick” Hoa Kỳ. Hồ sơ lưu trữ của VNCH nếu có để lại thì 50 năm qua đã không tránh khỏi bị những thành phần tay sai VGCS thù ghét TT Diệm lôi ra để kết tội ông. Sự việc nếu thật sư đã đi đến quyết định thì thiết tưởng cũng khó qua khỏi con mắt cú vọ của CIA. Người Mỹ cũng chẳng cần phải giấu diếm làm gì. Nó đã được giải mật rồi. Phía CS miền Bắc, kẻ tham dự vào vấn đề (?) cũng chẳng cần ngâm tôm nếu việc này đã trở thành nghị quyết của Bộ Chính Trị đảng, vì đây là một đề tài có lợi cho chúng để tuyên truyền: cả đến Ngô Đình Diệm cũng còn muốn hòa hợp hòa giải với CS, tại sao người tỵ nạn cứ căm thù CS hoài? Điều đáng tiếc là tất cả những người trong cuộc gồm ông Nhu, ông Diệm, Phạm Hùng, và cả tên giặc Hồ đều đã trở thành người thiên cổ. Vấn đề như thế đã được đem theo xuống dưới Tuyền Đài, không để lại dấu vết gì.
Vài bữa trước, khi chúng tôi đang có ý định viết những dòng suy tư này thì rất may mắn đọc được bài tường thuật bà Ngô Đình Nhu trả lời phỏng vấn của báo chí Mỹ hồi năm 1982 do Thiếu Tá Liên Thành và UBTTTAĐCSVN gởi cho. Thành thật cám ơn anh Liên Thành và Ủy Ban đã đem đến cho tôi một tia sáng, giúp tôi giải được những khúc mắc của vấn đề.
Trong khi tham khảo, chúng tôi được đọc một tài-liệu cho là di-chúc của Hồ Chí Minh. Tài liệu này viết: “Ðầu năm 1963, hồi đó tôi (Hồ Chí Minh) còn chưa bị bọn quanh tôi bao vây chặt-chẽ quá, tôi có nhờ mấy nhân-viên Ủy-Hội Kiểm-Soát Quốc Tế Ðình-Chiến chuyển vào Nam bộ hai cành đào lớn rất đẹp để tặng cụ Ngô đình Diệm, kèm theo một bức thư, trong thư đó, tôi có chân tình yêu cầu cụ Ngô cùng tôi thảo luận trong tình anh em, để hai bên cùng lo cho dân chúng hai miền, trên căn bản thi đua làm cho dân giàu, nước mạnh, theo đường lối riêng của từng người. Truyện này lộ ra, làm cụ Ngô bị giết trong Nam.”
Đọc đoạn văn biết là phịa, tôi hoàn toàn không tin. Khi đọc nhà bình luận Joseph Alsop viết trên tờ Washington Post rằng lần đầu tiên ông Nhu thú nhận với anh ta là ông đã liên lạc với Hà Nội, tôi cũng không tin, vì Alsop là một nhân viên CIA viết trên tờ báo phản chiến. Rồi khi bắt được bản phúc trình của ông Maneli, trưởng phái đoàn Ba Lan (CS) trong Ủy Hội Kiểm Soát Đình Chiến tại VN gởi chính phủ của ông, tường trình rằng cả 2 chính phủ VN muốn đạt thỏa ước theo kiểu riêng của họ. Họ muốn làm như thế mà không có tham dự của các Siêu Cường Quốc, không có Moscow, không có Washington, và chắc chắn là không có Bắc Kinh. Cả 2 chính phủ ước muốn có những cuộc nói chuyện tối mật và phải giữ một mặt ngoài chính thức nào đó. Hà Nội đã đón nhận sáng kiến này, mà lần đầu tiên không có sự chấp thuận trước của Bắc Kinh. Tôi cảm thấy có lý và có đôi chút tin tưởng.
Nhưng khi đọc những câu trả lời rất trí thức và sâu sắc của bà Ngô Đình Nhu với các ký giả Mỹ, tôi cảm thấy không thể không tin, vì chính bà là người trong cuôc. Chúng tôi mạn phép tóm thuật những phát biểu quan trọng của bà Nhu trong cuộc phỏng cấn:
* Chính Phủ Đệ I VNCH nhất định không chấp nhận sự can thiệp quân sự của Mỹ vào VN nên đã bị Mỹ dùng hạ sách để lật đổ. Hạ sách đó là dùng con bài PG Ấn Quang làm công cụ và sử dụng truyền thông phương Tây thổi lửa rằng Chính Phủ Ngô Đình Diệm là những kẻ độc tài bị phần lớn nhân dân của mình phản đối.
* Phật Giáo Ấn Quang năm 1963 cũng chỉ là một trong các con cờ chiến thuật của Mỹ.
* Chính TT Kennedy bật đèn xanh cho cuộc phản loạn 1963 tại VN.
* CS Bắc Việt bị vô hiệu hóa bởi chương trình Ấp Chiến Lược, đã chủ động đến gặp ông Ngô Đình Nhu để hỏi về điều kiện của Chương Trình Chiêu Hồi của Chính Phủ VNCH.
Và đây là nguyên văn câu hỏi và trả lời chính cho vấn đề chúng tôi đang bàn đến:
- Hỏi: Um, cũng có tin đồn rằng bởi vì chồng của bà cảm thấy bị phản bội bởi người Mỹ nên ông đã thực hiện những cuộc thương lượng với CS Bắc Việt. Bà cũng có thể bình luận về điều này?
- Trả lời: Những cuộc thương lượng với CS? Thực ra, như tôi đã giải thích, chúng tôi đã thắng cuộc chiến. Nếu chúng tôi không thắng cuộc chiến, thì không bao giờ Chính phủ Mỹ nhảy vào Việt Nam. Chúng tôi đã thắng cuộc chiến. Những người CS đã không dám leo thang. Họ chỉ có một sự lựa chọn duy nhất, họ chỉ có một sự lựa chọn duy nhất: hoặc leo thang – họ không dám – hoặc đàm phán. Vì vậy, chính họ là người gửi người đến chúng tôi bởi vì chồng tôi đã tìm thấy một giải pháp chống lại cuộc chiến tranh phá hoại. Giải pháp đó cho phép người dân của ông sống trong chiến tranh, phòng thủ từ xa mặc dù có chiến tranh. Và do đó những người Cộng sản không thể làm bất cứ điều gì. Vì vậy, thay vì leo thang chiến tranh, họ đã không làm, mà họ gửi người của họ đến nói chuyện với chồng tôi và chuyện này đã được xoay, xoay trở ngược chống lại chồng tôi như thể ông đã thực hiện những bước đầu tiên đó. Không, không đúng một chút nào. Đây là một sự dối trá. Không đúng một chút nào. Chính là họ là những người CS đã thực hiện những bước đầu tiên đó.
- Hỏi: Ông đã nói gì với họ?
– Trả lời: Tại thời điểm đó, ông chỉ, chúng tôi chỉ mới bắt đầu nói chuyện với họ, để biết, các ông đề nghị gì? Và họ đến, để cho họ khỏi bị mất mặt vì chúng tôi làm hết, chúng tôi đã làm mọi thứ lúc đó để tạo tình huống dễ dàng cho họ. Vì vậy, họ đến, và họ chỉ hỏiđiều kiện cho Open Arms Program của các vị là gì? Có nghĩa được dịch từ chữ Chương Trình Chiêu Hồi, mà thực ra, Chiêu Hồi mình nói là người hồi chánh, là sự trở về của người anh em phiêu bạt. Vì vậy, chúng tôi đã nói với họ chúng tôi sẽ kill the, bạn nói như thế nào, le veau gras [Tiếng Pháp]… anh em phiêu bạt, đứa con phiêu bạt.
Chúng ta cần ghi nhận là theo bà Ngô Đình Nhu, vì lý do các chính sách của TT Diệm thành công đưa đến các thành quả tốt về mặt an ninh và dân sinh xã hội cho đất nước nên Hồ Chí Minh mới phải gởi Phạm Hùng vào miền Nam để thương lượng, và người Mỹ mới tìm cách triệt hạ TT Diệm và chính quyền của ông. Nghe qua có vẻ phi lý? Có phải bà Ngô Đình Nhu muốn thổi phồng thành tích của Đệ I VNCH để chạy tội, và kiêu căng tự phụ một cách quá đáng? Có hai thành tích mà bà Nhu muốn nói đến là vấn đề ấp chiến lược và sự thành công của Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung. Tuy bà không nói ra công khai thành tích của Đoàn Công Tác, nhưng nó nằm trong nằm trong vấn đề ổn định an ninh mà bà ngụ ý.
Vấn đề an sinh xã hội là chính sách quan tâm hàng đầu của chính quyền Ngô Đình Diệm. Chính sách này thể hiện qua các chương trình Dinh Điền, Khu Trù Mật v.v. và nhất là quốc sách Ấp Chiến Lược. Quốc Sách này có thể tạm ví như những Kibbutz của người Do Thái. Chúng tôi không phủ nhận những sai lầm hoặc lạm dụng của các viên chức thừa hành, nhưng sự thành công của nó nói chung không thể phủ nhận được. Vào giai đoạn mà chính quyền Hoa Kỳ không còn mấy mặn mà với chính quyền của TT Diệm, trùm CIA tại Saigon lúc đó là William Colby thừa nhận rằng: Đường xá được mở lại. Số trường học tăng nhanh ở thôn quê. Chương trình ngũ niên xịt thuốc diệt muỗi được khởi sự để thanh toán bệnh sốt rét rừng. Sức sản xuất lúa gạo bắt đầu tăng… Những tiến bộ về kinh tế, xã hội lúc đó đã xuống đến nông thôn… Đặc biệt kế hoạch “Khu trù mật” năm 1959, là kế hoạch được ông Diệm nâng niu nhất, bắt đầu với nhiều hứa hẹn. Những “đô thị” nông nghiệp được xây dựng trên phần đất truất hữu của địa chủ theo chương trình cải cách điền địa và được chia thành những khu trung tâm dân cư và vùng ruộng lúa…
Còn về khía cạnh an ninh, đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung, do cố vấn Ngô Đình Cẩn sáng lập và ông Dương văn Hiếu điều hành là một cơ quan tình báo và phản tình báo, đồng thời còn làm công tác chiêu hồi các cán bộ CS rất hữu hiệu.
Dư Văn Chất, một cán bộ tình báo của CS trong cuốn Người Chân Chính đã phải thừa nhận: Đây là một ngành an ninh đích thực, nhưng là một “siêu tổ chức” với nhiều đặc thù mà không có bộ máy nào của Ngụy so sánh được. Nó tập trung quyền lực cao độ: cực quyền, với các phương thức hoạt động hết sức tinh vi, hiểm độc và tàn bạo. Trong cái nhà tù không song sắt, Công an Mật vụ cùng với kháng chiến Việt Cộng, ăn chung, ngủ chung, chơi chung và công tác chung. Chuyện khó tin mà có thật, và chỉ có được trong thời điểm lịch sử nhất định. Bắt đầu từ cuộc đấu tranh chính trị đòi hiệp thương tổng tuyển cử cho tới tiếng súng đồng khởi hạ màn kết thúc. Thành tích chống Cộng của Mật vụ Ngô Đình Cẩn – Dương Văn Hiếu thật diệu kỳ. Chúng đánh phá thẳng vào các cơ quan đầu não của các Đảng bộ miền Trung như Liên khu Ủy khu Năm, tỉnh ủy Thừa Thiên, thành ủy Huế rồi Đà Nẵng. Tiến xuống phía Nam, chúng tấn công cơ sở đặc khu Sài Gòn Chợ Lớn, Thủ Biên, Cần Thơ. Nổi bật nhất là mật vụ miền Trung đánh bắt gọn các lưới tình báo chiến lược của ta trải suốt từ Bến Hải tới Sài Gòn trong vòng chỉ có một năm.
Bỏ qua những lời khen tiếng chê của những người ủng hộ cũng như thù ghét TT Diệm và chính quyền của ông, chúng ta không thể không nhìn nhận những đánh giá trung thực của hai bên bạn/thù của miền Nam trên đây. Như thế mới có thể tin được rằng quả là bà Ngô Đình Nhu nói thật. Thù (VGCS) thấy thù (VNCH) thành công nên phải tìm đến thương lượng. Bạn (Mỹ) thấy bạn (VNCH) thành công nên tìm cách phá bĩnh. Thói thường xưa nay trong thiên hạ, người nghèo tìm đến dân giầu để ăn xin. Kẻ yếu hèn tìm đến người có thế lực nhờ vả. Kẻ thất bại tìm đến người thành công học hỏi. Trong giao tế quốc tế cũng vậy, anh đến cầu cạnh tôi hiển nhiên là anh yếu hơn tôi rồi. Việc Phạm Hùng từ Bắc vô Nam để gặp cố Vấn Ngô Đình Nhu chứng tỏ thế yếu, sự thất bại của miền Bắc. Đó là thái độ xuống nước của giặc Hồ. Có thể coi đây là trò bịp của tên cáo gìa Hồ Chí Minh. Nhưng ông Ngô Đình Nhu chắc chắn cũng không ngu dại gì mà không đề phòng. Như vậy là TT Ngô Đình Diệm có ý định dâng miền Nam cho CS? Chỉ có bọn tay sai CS ngu dần nói mà không biết suy nghĩ.
Còn với Mỹ thì khác. Sự thất bại của miền Nam mới đúng là chính sách của Mỹ. Ngược lại sự thành công của miền Nam lại là sự thất bại trong chính sách toàn cầu của Hoa Kỳ. Tại sao? Là vì ngày đó Mỹ cần bắt tay với Tầu để hạ Liên Sô. Hơn nữa thị trường tiêu thụ một tỷ người của Tầu hấp dẫn tư bản Mỹ không thể nào bỏ qua. Ra mắt với Mao Xếnh Xáng, chú Sam dĩ nhiên phải có một chút quà mọn nào đó. Món quà đó là VN. Nếu miền Nam mạnh cả về kinh tế lẫn an ninh quốc phòng thì dứt khoát chú Sam không thể chơi cha được. TT Diệm bảo vệ chủ quyền của đất nước. Hoa Kỳ lợi dụng để thí bạn bè. Như vậy thì ai phản bội ai?
Cuộc đọ sức giữa TT Diệm và tên giặc Hồ, nói cách khác là canh bạc giữa ông Ngô Đình Nhu và Phạm Hùng đáng lẽ phải sôi nổi và gây cấn. Chỉ vì đánh bạc thiếu tiền nên ông Nhu mới thua, kéo theo cả người anh là TT Diệm phải tất tưởi chạy xuống Tuyền Đài ôm theo cái bí mật vĩnh viễn sẽ không bao giờ tiết lộ.
San Jose 30-10-2013
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
tu viện Benedictine Saint André ở thành phố Bruges.
Cha viện phụ René Forbe công bố bức thư của Cụ Ngô Đình Diệm xin làm đan sĩ tại đan viện này.
-Nghị viên Al Hoàng thất cử ở Texas (RFA) - Sự đắc cử của ông Richard Nguyễn nói lên những điều sau đây: Đồng hương Mỹ cũng như Việt, chưa chấp nhận con đường đấu tranh từng phần với CSVN mà tôi đề xướng. Đồng hương Mỹ và Việt đa phần vẫn ủng hộ bế quan tỏa cảng...
Ông Al Hoàng
- Ông Hoàng Duy Hùng thất cử ở Houston (BBC). “…khi nhập vào dòng chính Hoa Kỳ, đường đường trở thành một nghị viên của một thành phố lớn hàng thứ tư nước Mỹ, ông ta đã thoả hiệp với phía cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, trong chuyến viếng thăm Việt Nam gần đây, Hoàng Duy Hùng có những phát biểu làm hài lòng phía quan chức Việt Nam, cào bằng những vấn đề dân chủ và nhân quyền thậm chí khuynh về Việt Nam liên quan đến một số đề tài về tự do tôn giáo”