Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

Công an phường ngăn cản dân thuê máy gặt lúa

-Công an phường ngăn cản dân thuê máy gặt lúa
04/05/2015 19:37
(NLĐO) - Nhiều nông dân khi tự thuê máy gặt để thu hoạch lúa của mình đã bị hợp tác xã nông nghiệp và công an phường cản trở, lập biên bản
Ngày 4-5, nhiều nông dân ở phường Hương Long, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế tỏ ra bất bình về việc Hợp tác xã nông nghiệp Hương Long (HTX Hương Long) và công an phường cản trở họ thuê máy gặt bên ngoài để thu hoạch lúa đông xuân.
Người dân bức xúc việc HTX Hương Long và công an phường không cho họ mang máy gặt tự thuê ra đồng. Ảnh Quang Nhật
Ông Nguyễn Mãi (trú thôn An Ninh Thượng, phường Hương Long) cho biết gia đình ông có 7 sào lúa đã đến thời điểm thu hoạch. Khi ông thuê máy gặt ra đồng thì bị lực lượng của Công an phường Hương Long và Hợp tác xã Hương Long cản trở, lập biên bản.
Theo ông Mãi, lý do HTX Hương Long không cho dân tự do thuê máy gặt là vì HTX này muốn giành phần cho những chủ máy gặt đã hợp đồng với mình. “Những năm trước, chúng tôi được tự do thuê máy gặt để bảo đảm thời vụ nhưng không hiểu vì sao năm nay lại có quy định lạ như vậy. Máy của HTX thuê không đủ để gặt cho dân kịp mùa vụ, mà giá lại đắt hơn 25.000 đồng/sào so với giá chúng tôi tự thuê. Họ muốn kiếm lời ngay trên mảnh ruộng của chúng tôi”- ông Mãi bức xúc.
Theo tìm hiểu của PV, trong 2 ngày 3 và 4-5, Công an phường Hương Long đã lập biên bản, không cho thực hiện dịch vụ đối với 6 máy gặt mà người dân tự thuê.
Ông Nguyễn Sỹ Sà, Chủ nhiệm HTX Hương Long, thừa nhận việc lực lượng công an phường lập biên bản, không cho 6 máy gặt tham gia thu hoạch lúa là thực hiện theo đề nghị của lãnh đạo HTX. Theo ông Sà, để phục vụ người dân, phía HTX Hương Long đã ký hợp đồng thuê 9 máy gặt chất lượng cao. HTX cũng đã quy định xã viên phải sử dụng dịch vụ của HTX theo hợp đồng dịch vụ. Trong khi đó, những máy gặt người dân tự thuê không đáp ứng được kỹ thuật nên buộc phải ngăn cản.
Tuy nhiên, nhiều nông dân là xã viên HTX Hương Long khẳng định họ không hề hay biết quy định nói trên, nếu có thì cũng chỉ do lãnh đạo HTX tự đặt ra, chẳng thông qua các xã viên.

-Nhân chứng kể chuyện cán bộ 'kéo quân' phá mạ của dân
06/07/2014 07:30
(VTC News) - Một nhân chứng cho biết, khi ra tới cánh đồng, đoàn công tác khoảng 15 người của xã Thành An đã chia nhau đi cuốc xới, giẫm đạp mạ của bà con nông dân.
Phá mạ của dân là thiếu tính người
Như báo điện tử VTC News đã đưa tin, vào sáng ngày 28/6, nhiều bà con nông dân các thôn Dỹ Thắng, Dỹ Tiến, Đồng Ngư, thuộc xã Thành An, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa xót xa khi phát hiện ruộng mạ nhà mình bị tàn phá tả tơi. Theo phản ánh của người dân, thủ phạm phá mạ chính là các cán bộ xã Thành An.

Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Văn Tỵ - Chủ tịch UBND xã Thành An thừa nhận là vào sáng 28/6, phía xã có thành lập đoàn công tác đi kiểm tra thực tế việc gieo cấy mạ của bà con trên một số cánh đồng. 

Trước đó, phía xã Thành An đã phát hiện một số hộ gia đình gieo cấy các loại giống lúa không phải BC15. Theo chương trình Cánh đồng mẫu lớn mà xã đang chỉ đạo triển khai thực hiện thì bà con phải gieo cấy đồng nhất loại lúa BC15. Ông Tỵ khẳng định, bà con nông dân cũng đã có bản cam kết là sẽ chỉ cấy giống lúa nói này. 


Một người dân xã Thành An thất thần khi thấy ruộng mạ nhà mình bị phá nát.

Chủ tịch UBND xã Thành An cho rằng, phá mạ của dân là hành động không có tính người và không có chuyện đoàn công tác của xã làm việc đó.

“Chúng tôi mong muốn báo chí đưa tin hai chiều, phản ánh đúng sự thật. Không có chuyện một cán bộ, một lãnh đạo nào lại đi phá tài sản của dân bất hợp pháp, thiếu dân chủ, thiếu tính người như vậy,” ông Tỵ nói.

Chính quyền xã đang nói dối?
Mặc dù Chủ tịch UBND xã Thành Anh phủ nhận sự việc, nhưng qua tìm hiểu, phóng viên nhận thấy việc bà con nông dân tố các cán bộ xã đã phá mạ là có cơ sở.

Chúng tôi cũng đã có cuộc trao đổi với ông Quách Văn Định – Chi hội phó, Chi hội Cựu chiến binh thôn Dỹ Thắng. Ông Định là một trong những thành viên của đoàn công tác đi kiểm tra đồng ruộng vào sáng 28/6 vừa qua. 

Ông Định cho biết, trước khi đi kiểm tra, xã có báo cho thôn cử một số cán bộ đi cùng đoàn. Do Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn Dỹ Thắng gặp vấn đề về sức khoẻ nên ông Định được đi thay thế.

Đoàn công tác hôm đó có khoảng 15 thành viên với đầy đủ đại diện các ban bệ trong xã và thôn.Trong đó có Phó Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch Hội Nông dân xã, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, Trưởng Công an xã. 

Cũng theo ông Định, khi ra tới cánh đồng vào khoảng 10h30 ngày 28/6, thay vì chỉ thị sát kiểm tra thông thường, đoàn công tác đã chia làm 2 hướng đi phá mạ của bà con nông dân. 

“Chiều 27/6, xã đã thông báo cho các hộ trồng mạ sai với quy định của chương trình Cánh đồng mẫu lớn. Xã cho biết sáng 28/6 sẽ đi kiểm tra và chỉ cắm biển thống báo tại các thửa mạ không đúng quy định để dân biết và không được cấy. Nhưng thực tế, khi đoàn ra đồng, nhìn thấy những thửa mạ đó là ồ ạt xuống giẫm đạp của dân. 

Nếu những thửa mạ của dân không đủ tiêu chuẩn để cấy thì phải cắm biển thông báo cho dân biết. Tại sao những lãnh đạo đầu ngành lại đi giẫm mạ của dân. Tôi hỏi như vậy có đúng không?” ông Định nói.

Chi hội phó Chi hội Cựu chiến binh thôn Dỹ Thắng cho biết thêm, đoàn kiểm tra hôm đó còn mang theo 2 cái cuốc ra đồng và các cán bộ xã Thành An không chỉ giẫm đạp, mà còn cuốc xới mạ của dân.

“Cá nhân tôi chứng kiến cảnh đó, tôi nhận thấy việc làm đó của các cán bộ là không được nên tôi không đồng ý, tôi phản đối và đã bỏ về giữa chừng. Tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời nói của mình,” ông Định khẳng định.

Bản cam kết lạ đời
Như chúng tôi đã đề cập, ông Bùi Văn Tỵ - Chủ tịch UBND xã Thành An khẳng định là bà con nông dân đã có bản cam kết với xã là sẽ chỉ cấy giống lúa BC15 theo chương trình Cánh đồng mẫu lớn. 

Trong quá trình tìm hiểu sự việc, chúng tôi đã nhận được một bản cam kết được cho là của anh Bùi Văn Lộc ở thôn Dỹ Tiến. 

Về hình thức, bản cam kết này được đánh máy, chỉ để trống một số phần để ghi tên, địa chỉ người dân, số lượng giống, diện tích cấy và phần để ký tên.

Bản cam kết đã có chữ ký của Phó Chủ tịch xã Lý Thị Thắm và có dấu đỏ của UBND xã. Trưởng thôn Dỹ Thắng cũng đã ký tên vào bản cam kết này. Bản cam kết được xã đề ngày 24/6/2014.

Thế nhưng, trong phần “người làm bản cam kết” ký tên thì ghi: “Không ký cam kết”. Đáng chú ý, dòng chữ này có nét chữ giống với toàn bộ phần tên, địa chỉ, số lượng giống, diện tích cấy được điền vào các phần trống trên bản cam kết.

Đáng chú ý, khi chúng tôi liên hệ với gia đình anh Bùi Văn Lộc thì được biết anh Lộc hiện không có ở địa phương. Theo vợ của anh Lộc (xin được giấu tên – PV) thì anh đã đi ra Hà Nội làm thuê từ tháng giêng và chưa trở về quê. 


Bản cam kết nhưng dân không ký

Liên quan đến bản cam kết nói trên, vợ anh Lộc cho hay: “Chồng tôi đã không có ở địa phương từ tháng giêng. Bản thân tôi không viết bất cứ bản cam kết nào. Cách đây khoảng 10 ngày, một cán bộ xã đã tới đưa cho tôi một bản cam kết để tôi ký vào. Nhưng tôi không ký và cũng không viết bất cứ một chữ nào lên bản cam kết đó.”

Trước đó, ông Bùi Văn Tỵ khẳng định rằng người dân đã có bản cam kết với xã nhưng rồi có một số hộ chống đối, vi phạm nên xã phải đi kiểm tra xử lý. Tuy nhiên, ông Tỵ không đề cập tới những trường hợp không ký vào bản cam kết. Phải chăng, những hộ không ký vào bản cam kết (được cho là do xã tự soạn thảo – PV) cũng được cho là chống đối?

Được biết, việc ký cam kết này được tiến hành vào cuối tháng 6/2014. Điều này liệu có phải là xã làm cho đủ thủ tục, làm để có căn cứ “xử lý” người dân? Bởi chương trình Cánh đồng mẫu lớn đã được triển khai từ 3 năm trước. Thời điểm giữa và cuối tháng 6/2014 thì người dân xã Thành An đã gieo mạ, cày bừa cũng xong xuôi và chuẩn bị cấy lúa.

Cũng cần phải nói thêm, bản cam kết về việc thực hiện chỉ đạo của xã là trồng một loại lúa BC15 có nội dung xử phạt rất nặng đối với những trường hợp vi phạm. Nói cách khác, nội dung bản cam kết này có phần giống một công văn chỉ đạo của cấp có thẩm quyển, buộc người dân phải làm theo.

Theo đó, những trường hợp gieo sai giống lúa bị phát hiện sẽ bị Ban chỉ đạo của xã “vùi lấp toàn bộ diện tích mạ gieo”, “bừa, nhổ diện tích của hộ gia đình đã cấy”. Đặc biệt, “Hộ gia đình phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về kinh phí chi trả công cho việc huỷ bỏ ruộng mạ.”

Thử hỏi liệu có người nông dân nào lại tự soạn thảo ra bản cam kết với nội dung như trên? Nếu đã ký vào bản cam kết do người khác áp đặt, chẳng may “không nghe rõ chỉ đạo” mà vi phạm thì người dân sẽ bị bừa, nhổ bỏ mạ… Đây có phải là một cách xử lý “triệt đường sống” đối vời bà con nông dân?

VTC News sẽ tiếp tục thông tin tới quý độc giả.
Mọi thông tin phản ánh xin gửi về email: bandoc@vtc.vn hoặc liên hệ trực tiếp đến đường dây nóng01255.911.911.

Minh Quyết - Đinh Lê-- Hạt lúa “lợi ích nhóm”,chuyện “ăn của dân không từ thứ gì” (ĐV).

(Thị trường) - Việt Nam vẫn có thể sản xuất ra được những giống lúa chất lượng cao, giá phải chăng nhưng lợi ích nhóm khiến gạo Trung Quốc vẫn tràn lan thị trường. Cũng vì lợi ích nhóm, những doanh nghiệp sản xuất phân bón chân chính, đột nhiên bị tố sai phạm. Tiền hỗ trợ mua tạm trữ lúa gạo cũng làm nông dân khổ hơn, càng làm càng lỗ.

( Thị trường ) - Việt Nam vẫn có thể sản xuất ra được những giống lúa chất lượng cao, giá phải chăng nhưng lợi ích nhóm khiến gạo Trung Quốc vẫn tràn lan thị trường. Cũng vì lợi ích nhóm, những doanh nghiệp sản xuất phân bón chân chính, đột nhiên bị tố sai phạm. Tiền hỗ trợ mua tạm trữ lúa gạo cũng làm nông dân khổ hơn, càng làm càng lỗ.
Ai tiếp tay cho lúa giống Trung Quốc tràn lan thị trường
Nhiều năm nay, giống lúa Trung Quốc làm mưa làm gió trên thị trường Việt Nam. Giống lúa Trung Quốc được bán với giá cao hơn một số giống lúa trong nước tự sản xuất, chất lượng gạo không bằng, hàm lượng dinh dưỡng của gạo thấp hơn tuy nhiên lại cho sản lượng cao hơn giống lúa của Việt Nam rất nhiều.
Nhưng việc sản lượng cao không phải là nguyên nhân chính khiến giống lúa Trung Quốc thống lĩnh ở một số vùng trồng lúa các tỉnh thành phía Bắc mà nguyên nhân chính, theo đánh giá và quan sát của GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia về Nông nghiệp cho biết, do nhiều quan chức lại đứng đằng sau lưng những công ty nhập khẩu lúa giống Trung Quốc để kiếm lợi ích cá nhân, khuyến cáo nông dân nên trồng lúa Trung Quốc, không trồng giống lúa Việt Nam.
Các chủ thể liên kết với nhau, trong đó có cả quan chức, để kinh doanh lúa giống Trung Quốc. Họ lập công ty, nhập sản phẩm, rồi dụ nông dân mua. Vì lợi ích cá nhân, họ sẵn sàng “giết chết” lúa giống trong nước.
Lợi ích nhóm tham gia vào các khâu cung ứng đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thậm chí đầu ra của lúa gạo.
Không chỉ giống lúa, thị trường phân bón cũng bị khống chế bởi nhóm lợi ích, các doanh nghiệp đã phải “tố khổ” vấn đề này tới Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.
Cụ thể, không ít doanh nghiệp “đại gia” kinh doanh lĩnh vực phân bón đã “ngớ người” khi nhận được thông tin từ các Chi cục Quản lí thị trường, Chi cục Quản lí chất lượng nông lâm sản, Thanh tra Sở NN&PTNT các tỉnh về việc “phát hiện dấu hiệu hàng giả, hàng kém chất lượng” tại các cơ sở, đại lý phân phối các mặt hàng sản xuất, nhập khẩu của các công ty này.
“Nghịch lý là, bây giờ các doanh nghiệp có tiềm lực thì lại “bó tay” và nghi ngại trước những chứng thư kiểm nghiệm hàm lượng sản phẩm của các trung tâm nhỏ - những đơn vị cấp Phòng trực thuộc cơ quan quản lý ngành nông nghiệp hoặc các đơn vị sự nghiệp có thu của Sở Khoa học – công nghệ các tỉnh. Hay nói cách khác, doanh nghiệp lớn đang sợ các trung tâm nhỏ” – Chủ tịch HĐQT của một “đại gia” kinh doanh phân bón bình luận.
Rõ ràng, đã có một cuộc cạnh tranh ngầm giữa các cơ quan, doanh nghiệp có chức năng kiểm định chất lượng hàng hóa với nhau dẫn tới góp phần làm rối thêm thị trường phân bón vốn dĩ đang hỗn loạn từ trước.
Tạm trữ lúa gạo: Doanh nghiệp được lợi, nông dân càng làm càng lỗ
Trả lời trên báo Đất Việt, PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) cho biết, chính sách tạm trữ gạo là một cách làm không mang lại hiệu quả trực tiếp cho nông dân, nhưng đấy là cách làm đơn giản và dễ thực hiện nhất.
Thực tế là nhà nước hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu mua gạo trên thị trường, việc làm này tác động tăng cầu tiêu thụ gạo đẩy giá lúa trên thị trường tăng 100 - 200 đồng/kg.
Theo phân tích của PGS. TS Nguyễn Văn Nam, việc hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu giúp họ giảm chi phí cho việc thu mua gạo, tức là mua được giá rẻ, và đương nhiên doanh nghiệp cũng sẵn sàng xuất khẩu với giá rẻ hơn mà lợi nhuận không bị suy giảm.
Thêm nữa, nhà xuất khẩu sẵn sằng bán giá rẻ vì họ có một chân hàng rất dồi dào trong nước, và họ sẽ tiếp tục xuất khẩu lô thứ 2, 3… tổng hợp lại là lợi nhuận của họ cao hơn nhiều so với việc họ dự trữ và chờ giá cao mới xuất hàng.
Vì vậy, chính sách hỗ trợ tạm trữ gạo lại vô tình đẩy giá xuất khẩu gạo Việt Nam xuống thấp. Với giá thấp đó, lợi ích nhà xuất khẩu không hề suy giảm, còn người nông dân chịu mọi thua thiệt, càng làm càng lỗ.
"Bản thân nông dân cần bán thóc, còn chương trình lại hỗ trợ mua gạo, như vậy “lợi ích cho người nông dân” chỉ là một con bài chính trị nhằm thực hiện lợi ích thiết thực và lớn lao cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Mặt khác, xưa nay chỉ có thể dự trữ thóc lúa thì mới có thể duy trì được chất lượng hạt gạo, còn dự trữ gạo chỉ có làm chất lượng hạt gạo giảm, dự trữ càng lâu chất lượng càng giảm, kéo theo giá trị giảm", PGS.TS Nguyễn Văn Nam nhấn mạnh.
Như vậy, lợi ích nhóm tham gia vào các khâu cung ứng đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thậm chí đầu ra của lúa gạo.
Trước đó, ngày 11/9, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khi phát biểu tại phiên thảo luận về báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 tại UB Thường vụ Quốc hội đã từng bức xúc khi nói về vụ nhân bản xét nghiệm “vô lương” ở Hoài Đức đến vụ biển thủ 3 tỷ đồng của học sinh dân tộc thiểu số và nói: “Người ta ăn của dân không từ cái gì nữa".
"Ăn của dân không từ cái gì nữa" lại đúng trong trường hợp người nông dân cơ cực, vay tiền mua lúa giống, phân bón vật tư, làm ra được hạt thóc lại lo nơm nớp đầu ra của sản phẩm, được mùa mất giá... bị lợi ích nhóm vét sạch mọi thành quả.
Hương My
Lúa gạo Việt Nam bị thất thế vì lợi ích nhóm (SM).Hạt lúa giống cũng có… “nhóm lợi ích”! (LĐ 30-11-13) GS Võ Tòng Xuân: Ai tiếp tay cho giống lúa Trung Quốc tràn vào Việt Nam (ĐV 30-11-13)- Hạt lúa củ khoai và “lợi ích nhóm” (ĐV). – Hạt lúa giống cũng có… “nhóm lợi ích”!(LĐ).


- Ai tiếp tay cho giống lúa Trung Quốc tràn vào Việt Nam (ĐV).(Thị trường) - Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu lại nhập chủ yếu từ Trung Quốc. Đề án phát triển sản phẩm quốc gia cho mặt hàng gạo đã được thông qua nhưng theo GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia về Nông nghiệp, đề án này không có tính khả thi.
GS Võ Tòng Xuân
PV:- Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng đầu vào như giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu lại nhập khẩu 50-70% từ Trung Quốc. Xin ông cho biết nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là gì?
GS Võ Tòng Xuân:- Nông dân hiện vẫn tự do sản xuất, không có người chỉ đạo, muốn cấy giống gì thì cấy, bón phân loại nào thì bón.
Thấy sản phẩm được thương lái mua nhiều, họ sẽ ồ ạt trồng theo kiểu của họ. Bón phân cũng sai, mật độ trồng sai dẫn đến nhiều sâu bệnh, sau đó phải mua thuốc để phun.
Nguyên nhân sâu xa do nhà nước đã bỏ mặc, không quan tâm tới người nông dân, dù có khuyến nông nhưng nông dân lại không mặn mà, tin tưởng vì chưa đủ trình độ để quản lý, tham gia tư vấn.
Giống lúa việt Nam do các viện làm ra nhưng quảng cáo không mạnh bằng những công ty nhập giống của Trung Quốc. Ngoài ra, giống lúa Trung Quốc cũng nhận được sự hỗ trợ của chính quyền, khuyến khích dân mua giống lúa đó.

PV:- Dù chất lượng gạo của lúa lai Trung Quốc không cao, độ dinh dưỡng không bằng giống lai hoặc lúa thuần của VN sản xuất tuy nhiên năng suất lại cao hơn nhiều và phù hợp với từng trà đất, từng mùa vụ.
Tại sao Việt Nam lại không tự sản xuất lúa giống để phục vụ thị trường trong nước và tự cung cấp giống cho nông dân sản xuất, thưa ông?

GS Võ Tòng Xuân:- ĐH Nông nghiệp Hà Nội và những viện, trung tâm làm được nhưng năng suất hạt giống của mình không thể địch nổi với giống Trung Quốc.
Một lý do quan trọng hơn là nhiều quan chức lại đứng đằng sau lưng những công ty nhập khẩu lúa giống Trung Quốc để kiếm lợi ích cá nhân, khuyến cáo nông dân nên trồng lúa Trung Quốc không nên trồng giống lúa Việt Nam.
Phụ thuộc đầu vào từ TQ, chuỗi giá trị như giống, kỹ thuật, chế biến, tiêu thụ còn lỏng lẻo là những rào cản khiến VN khó sản xuất lúa chất lượng cao để xuất khẩu.
PV:- Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thông qua đề án phát triển sản phẩm quốc gia cho mặt hàng gạo. Mục tiêu là chọn ra 5- 7 giống lúa thơm, ngắn ngày, có chất lượng cao, hướng đến xuất khẩu với giá 600- 800 USD/tấn để có thể cạnh tranh với gạo chất lượng cao của Thái Lan vào năm 2020. Xin ông cho biết, đề án liệu có khả thi không?

GS Võ Tòng Xuân:- Theo tôi, tính khả thi của đề án hầu như không có vì không có sự tổ chức đồng bộ. Việc phát triển ngành lúa gạo còn rời rạc từng ban ngành, mạnh ai người ấy lo trong khi người nông dân cần nguyên một chuỗi giá trị nhưng giống, kỹ thuật, chế biến, tiêu thụ với mức giá tốt.
Dưới danh nghĩa tái cơ cấu tỉnh nào cũng nói mình trồng giống lúa chất lượng cao nhưng không biết ai mua và người nông dân cứ trồng theo họ.
Ngoài ra, sức cạnh tranh từ 2 thị trường Thái Lan, Ấn Độ cũng rất lớn vì họ cùng sản xuất lúa gạo trong mùa khô. Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan hiện 800 USD/tấn trong khi của mình là gần 1.000 USD/tấn.
Nếu cứ để nông dân tự phát thì không đời nào chấm dứt tình trạng này, không thể có sản phẩm độc đáo trên thị trường.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Hương My
Trung Quốc khống chế 2 đầu lúa gạo Việt Nam
Chủ tịch xã chỉ đạo phá ruộng dân vì ‘giống không cơ cấu’ (VNN).-Chủ tịch xã dẫn quân đi phá ruộng dân
Chủ tịch xã dẫn quân đi phá ruộng dân

Sáng 27.11, cả hệ thống chính trị của UBND xã Tùng Lộc (Can Lộc, Thạch Hà, Hà Tĩnh) gồm cả Đảng ủy, chính quyền, công an, dân quân do ông Đặng Thọ Liễu, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã dẫn đầu hùng hậu xuống cánh đồng xóm Bắc Tân Dân…phá ruộng mạ của người dân. Trước sự việc này, hàng chục người dân đã bao quanh phản đối, hai bên xảy ra xô xát và tấn công nhau bằng bùn ruộng.

Cưỡng chế sản xuất
Sự việc hi hữu này đang làm náo động cả các thôn xóm thuộc xã Tùng Lộc. Theo ông Nguyễn Chỉ Nhụ (thôn 2, xóm Bắc Tân Dân), người có ruộng mạ bị chính quyền phá kể lại:
“Tôi có 1 sào ruộng mới gieo lúa được hai ngày (giống lúa IR 1820), bỗng dưng sáng nay ông Liễu dẫn cả công an, cả nhiều người của xã xuống dùng cào, cuốc cào hết mạ của tôi. Không dừng lại đó, họ còn cho người xuống dẫm phá nát hết toàn bộ”.
Có mặt tại hiện trường, hàng chục người dân Bắc Tân Dân bao quanh chúng tôi để bày tỏ sự phẫn nộ với cách hành xử của lãnh đạo xã này. Ông Nguyễn Đức Công (52 tuổi, cùng thôn) bức xúc:
“Chưa bao giờ chúng tôi gặp phải trường hợp trớ trêu như thế này, ruộng mạ chúng tôi vừa gieo mà chính quyền xã kéo người xuống phá nát. Họ phải đền bù cho chúng tôi, họ là những kẻ đang phá hoại tài sản của người dân chúng tôi”.
Theo đó, chỉ trong buổi sáng hôm nay, đã có nhiều ruộng của các hộ dân ở thôn Bắc Tân Dân bị ông Liễu dẫn quân đi phá.
Sự việc bị đẩy lên đỉnh điểm căng thẳng khi người dân bực tức và phản ứng lại những người công quyền. Nhiều người xót của đã lao xuống ruộng lúa để cản lại lực lượng của xã đang phá ruộng.
Nhiều người khác đã bốc đất ném vào đoàn cưỡng chế, nhiều người dùng chậu múc nước tạt vào. Ông Đặng Thọ Liễu bị dính bùn bẩn hết phải rút quân về.
Lý do của sự việc này được rất nhiều người dân cho biết, chính quyền xã bắt buộc tất cả các hộ dân trong địa phương phải sử dụng giống lúa B-TE 1 (giống Ấn Độ) để gieo cấy (việc gieo cấy giống lúa này phải theo chỉ tiêu 50% diện tích mỗi hộ).
Tuy nhiên, thổ nhưỡng của vùng này không phù hợp với giống lúa lai này nên người dân không chuộng. Hơn nữa, giống lúa B-TE 1 đã đưa vào sản xuất tại đây 3 năm nhưng không cho năng suất cao. 
Hàng chục hộ dân rất bức xúc trước hành động của chính quyền xã Tùng Lộc 
Cụ thể, lúa IR 1820 cho năng suất 3-3,5 tạ/sào; trong lúc lúa B-TE 1 cho năng suất 1,7 tạ/sào. Không những vậy, giá giống lúa B-TE 1 được xã giao bán có giá cao hơn giá bán chợ đen 20 ngàn đồng/kg.
“Dân chúng tôi trồng lúa bao nhiêu năm nay, giống IR 1820 luôn cho năng suất ổn định, với lại có thể giữ giống để tiếp tục cho mùa sau. Còn những giống lúa lai đã không cho năng suất, đến mùa nông dân chúng tôi lại phải bỏ ra bao nhiêu tiền để mua giống mới, rồi còn phải bao bọc ni-long, đóng cọc che chắn…
Hạn chế là vậy mà họ vẫn cứ bắt ép chúng tôi sản xuất lúa lai, rồi phá đồng phá lúa, phá tài sản khó nhọc của chúng tôi. Họ không coi chúng tôi ra gì nữa”, ông Nguyễn Chỉ Nhụ bức xúc.
Không có chuyện đền bù
Trước sự việc trên, chúng tôi đã làm việc trực tiếp với ông Đặng Thọ Liễu, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Tùng Lộc. 
Ông Liễu nhóp nhép nhai trầu và trả lời thẳng với chúng tôi rằng: “Đúng là sáng nay tôi đã cùng anh em xuống đó nhưng là để thiết lập kỷ cương trong sản xuất”.
Ông Liễu cũng cho hay, việc đoàn cưỡng chế xuống phá mạ của người dân Bắc Tân Xuân là tự đi, không có quyết định thành lập đoàn hay gì hết. 
“Việc này tôi đã báo cáo lên lãnh đạo huyện rồi, còn giống của người dân bị phá, chính quyền xã sẽ không đền bù vì đã thông báo rồi mà họ không nghe thì tự chịu”, vị Bí thư kiêm Chủ tịch xã trả lời rất vô tư.
Việc phá hoại tài sản của người dân sẽ không được đền bù, ông Đặng Thọ Liễu chắc chắn 
Trả lời việc vì sao lại không có quyết định thành lập đoàn cưỡng chế nhưng lại tự ý phá tài sản của người dân nhưng không đền bù, ông Liễu cho biết thêm:
“Anh không hề nóng vội! Việc cấm sản xuất giống lúa IR 1820 đã được xã thông báo nghiêm cấm vào ngày 25.11 mới đây. Đã tuyên truyền, vận động mà bộ phận đó không nghe thì phải làm vậy thôi, chứ sau này sản xuất không có năng suất nữa lại kêu lên kêu xuống xã thì ai chịu?!”.
Việc chính quyền xã huy động lực lượng cưỡng chế phá hoại tài sản của người dân như ở xã Tùng Lộc có lẽ có một không hai. Và việc vị quan xã này tự ý điều động người, phá ruộng dân không đền bù liệu có phải là có sự cho phép của đơn vị hành chính cấp trên hay tự ý làm dường như chưa có tiền lệ.
Thạch Châu
Ảnh bìa: Hàng chục hộ dân rất bức xúc trước hành động của chính quyền xã Tùng Lộc.
- Qui hoạch xây dựng kém: Nhà nước và dân gánh chịu! (VOV). - Thủ tướng sẽ quyết việc chọn thầu trong trường hợp đặc biệt (VnEco). - Quốc hội thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi) (TC). - “Chạy” bao “cửa” để chuyển đổi dự án? (ĐTCK).
*****************************
-Lovetime là công ty “ma”
Trở lại vụ việc lừa đảo với hình thức thông báo trúng thưởng xe Air Blade của công ty Cổ phần Lovetime. Theo tìm hiểu của chúng tôi, số người bị hại của Công ty Lovetime là rất nhiều, và không chỉ ở khu vực miền Nam mà là trên cả nước. Từ Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Hải Dương… đều có người là nạn nhân của công ty Cổ phần Lovetime. 
Trên trang thông tin điện tử http://trianlovetime.com/  có đăng tải giấy chứng nhận giả của "Bộ Công an Việt Nam và Bộ Thông tin-Truyền thông” với địa chỉ công ty tại tòa nhà: Số 66 Võ Văn Tần, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng. 
Trên thực tế, địa chỉ trên là Trung tâm thương mại Savico, trong Trung tâm có rất nhiều công ty thuê văn phòng nhưng hoàn toàn không có doanh nghiệp nào tên Công ty Cổ phần Lovetime. 
Theo bà Lê Thị Quý – Quản lý Trung tâm thương mại Savico thì Trung tâm đi vào hoạt động từ tháng 1.2007 nhưng chưa từng có một doanh nghiệp nào mang tên Công ty Cổ phần Lovetime đăng ký đặt văn phòng tại đây. Sau khi nhận được nhiều cuộc điện thoại hỏi về chuyện nhận thưởng, Ban quản lý trung tâm Savico đã báo cáo sự việc cho cơ quan điều tra.
 Ngày 26.11, Sở Thông tin Truyền thông (TTTT) TP. Đà Nẵng đã có công văn cho một số cơ quan báo chí và Công an Đà Nẵng về việc trang thông tin điện tử http://trianlovetime.com đã có hành vi lừa đảo người dân.
Ông Nguyễn Đăng Trường, Phó Giám đốc Sở TT-TT Đà Nẵng, khẳng định: Sở chưa thẩm định hồ sơ cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp nào có tên miềnhttp://trianlovetime.com
Tiếp tục tìm hiểu về doanh nghiệp “ma” có tên Công ty Cổ phần Lovetime, chúng tôi đã trao đổi với ông Nguyễn Đức Xa, Trưởng Phòng Đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng). Ông Xa cho biết, hiện tại ở Trung tâm Thương mại Savico Trở lại vụ việc lừa đảo với hình thức thông báo trúng thưởng xe Air Blade của công ty Cổ phần Lovetime. Theo tìm hiểu của chúng tôi, số người bị hại của Công ty Lovetime là rất nhiều, và không chỉ ở khu vực miền Nam mà là trên cả nước. Từ Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Hải Dương… đều có người là nạn nhân của công ty Cổ phần Lovetime. 

Trên trang thông tin điện tử http://trianlovetime.com/  có đăng tải giấy chứng nhận giả của "Bộ Công an Việt Nam và Bộ Thông tin-Truyền thông” với địa chỉ công ty tại tòa nhà: Số 66 Võ Văn Tần, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng. 
Trên thực tế, địa chỉ trên là Trung tâm thương mại Savico, trong Trung tâm có rất nhiều công ty thuê văn phòng nhưng hoàn toàn không có doanh nghiệp nào tên Công ty Cổ phần Lovetime. 
Theo bà Lê Thị Quý – Quản lý Trung tâm thương mại Savico thì Trung tâm đi vào hoạt động từ tháng 1.2007 nhưng chưa từng có một doanh nghiệp nào mang tên Công ty Cổ phần Lovetime đăng ký đặt văn phòng tại đây. Sau khi nhận được nhiều cuộc điện thoại hỏi về chuyện nhận thưởng, Ban quản lý trung tâm Savico đã báo cáo sự việc cho cơ quan điều tra.
 Ngày 26.11, Sở Thông tin Truyền thông (TTTT) TP. Đà Nẵng đã có công văn cho một số cơ quan báo chí và Công an Đà Nẵng về việc trang thông tin điện tử http://trianlovetime.com đã có hành vi lừa đảo người dân.
Ông Nguyễn Đăng Trường, Phó Giám đốc Sở TT-TT Đà Nẵng, khẳng định: Sở chưa thẩm định hồ sơ cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp nào có tên miền http://trianlovetime.com. 
Tiếp tục tìm hiểu về doanh nghiệp “ma” có tên Công ty Cổ phần Lovetime, chúng tôi đã trao đổi với ông Nguyễn Đức Xa, Trưởng Phòng Đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng). Ông Xa cho biết, hiện tại ở Trung tâm Thương mại Savico có hơn 20 doanh nghiệp đăng ký thuê văn phòng, kinh doanh nhưng không hề có tên của Công ty cổ phần Lovetime. Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng cũng chưa hề cấp phép đăng ký hoạt động kinh doanh cho công ty này.
Qua những bằng chứng trên, có thể khẳng định Công ty Cổ phần Lovetime là doanh nghiệp “ma”, không có trụ sở, không có giấy phép đăng ký kinh doanh… Tên miền cũng là trái phép, được các đối tượng tạo lập nhằm lừa đảo người nhẹ dạ.        

Báo điện tử Một Thế Giới sẽ tiếp tục thông tin về những kẻ lừa đảo, làm giả giấy tờ cơ quan nhà nước… đến độc giả.

  Hà Anh
Ảnh:  Không hề có tên doanh nghiệp “ma” Lovetime trên bảng tên các công ty tại Trung tâm Thương mại Savico (66 Võ Văn Tần, TP. Đà Nẵng).có hơn 20 doanh nghiệp đăng ký thuê văn phòng, kinh doanh nhưng không hề có tên của Công ty cổ phần Lovetime. Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng cũng chưa hề cấp phép đăng ký hoạt động kinh doanh cho công ty này.
Qua những bằng chứng trên, có thể khẳng định Công ty Cổ phần Lovetime là doanh nghiệp “ma”, không có trụ sở, không có giấy phép đăng ký kinh doanh… Tên miền cũng là trái phép, được các đối tượng tạo lập nhằm lừa đảo người nhẹ dạ.        
Báo điện tử Một Thế Giới sẽ tiếp tục thông tin về những kẻ lừa đảo, làm giả giấy tờ cơ quan nhà nước… đến độc giả.
  Hà Anh
Ảnh:  
Không hề có tên doanh nghiệp “ma” Lovetime trên bảng tên các công ty tại Trung tâm Thương mại Savico (66 Võ Văn Tần, TP. Đà Nẵng).



*******************************


(Soha.vn) CA phường trắng trợn nhận tiền "bôi trơn" của dân tại nhiệm sở

(Soha.vn) - Hành vi nhận tiền trắng trợn của đại úy Vũ Xuân Thành diễn ra ngay tại trụ sở Công an phường Vĩnh Hưng.

Thời gian gần đây, chúng tôi nhận được nhiều tố cáo của 1 người dân tên Linh sinh sống ở Tổ dân phố số 8, phường Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai, Hà Nội) về việc thường xuyên bị một đồng chí cảnh sát khu vực tên Thành, đeo lon đại úy, đang công tác tại Công an phường Vĩnh Hưng đến gạ chi tiền để xử lý giúp một số thủ tục hành chính. 
Sau nhiều ngày tiến hành điều tra, xác minh thông tin trên, chúng tôi đã nắm được một số bằng chứng chứng minh những tố cáo của người dân là có cơ sở. Trong vai người nhà của chị Linh, chúng tôi đã chứng kiến và ghi lại được hành vi nhận tiền của người dân ngay tại nhiệm sở của Đại úy Vũ Xuân Thành. 
CA phường trắng trợn nhận tiền "bôi trơn" của dân tại nhiệm sở

 Dường như
Đại úy Thành đang nhận tiền của người dân tại nhiệm sở.
Theo chị Linh, rất nhiều lần chị đã phải “chào đón” đại úy Thành đến nhà, điện thoại, nhắn tin “gợi ý” đưa tiền “bôi trơn” thì mới làm được các thủ tục tạm trú, tạm vắng, hộ khẩu để ổn định đời sống.
Bởi nếu không thực hiện việc “lót tay” cho đại úy Thành sẽ gặp nhiều phiền phức trong việc làm các thủ tục giấy tờ hành chính liên quan. Vì thế, một vài lần chị Linh đành nhắm mắt đưa tiền “luật” cho viên cảnh sát khu vực này cho xong chuyện.

 Những tin nhắn đại úy Thành hẹn người dân đến giao tiền để
Những tin nhắn đại úy Thành hẹn người dân đến giao tiền để "giúp" làm những thủ tục hành chính.
Biết chị Linh chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết để cho con đi học nên đại úy Thành lại gợi ý để chị chi tiền làm giấy tờ. Chị Linh đã cung cấp cho chúng tôi một số tin nhắn và ghi âm mà đại úy Thành nhắn và gọi cho chị để hối thúc việc gặp gỡ giao tiền.
Hơn 18h ngày 29/10, vào vai một người đến thuê trọ tại Tổ dân phố số 8, phường Vĩnh Hưng, tôi theo chị Linh đến trụ sở Công an phường Vĩnh Hưng để gặp đại úy Vũ Xuân Thành. Chị Linh giới thiệu tôi đang muốn làm thủ tục đăng ký tạm trú tại khu vực mà Thành quản lý. 

 Những hành vi trắng trợn khó chấp nhận của vị Công an phường Vĩnh Hưng!
Những hành vi trắng trợn khó chấp nhận của vị công an phường Vĩnh Hưng!
Sau dăm ba câu trò chuyện, ngay tại bàn trực ban này, đại úy Thành đã nhận từ tay chị Linh 500.000 đồng để giúp chị lo công việc. Nhận tiền xong, Đại úy Thành bình thản bỏ vào túi áo ngực. Theo chị Linh, trước đó, đại úy Thành đến nhà và gợi ý, buộc gia đình chị phải đưa 800.000 đồng để lo một số thủ tục hành chính nhưng vẫn chưa xong việc.
Việc lo thủ tục hành chính cho công dân ở nơi cư trú lẽ ra là chức trách, nhiệm vụ của lực lượng công an địa phương, nhưng ở đây đại úy Vũ Xuân Thành đã lợi dụng quyền hạn, chức vụ của mình để gây khó dễ với người dân buộc họ phải đưa tiền trái pháp luật. 
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới độc giả về vụ việc này.
(Tên người dân trong bài đã được thay đổi)
Dưới đây là đoạn clip ghi lại cảnh nhận tiền của đại úy Thành tại trụ sở Công an phường Vĩnh Hưng:


Tổng số lượt xem trang