Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Khi sếp thất bại

-Khi sếp thất bại
Làm sếp mà chuyện không nói có, chuyện có nói không; Một người lãnh đạo mà anh em nhân viên không muốn thấy mặt thì rõ ràng là người ấy đã thất bại”. (nói ai ấy nhỉ?)
“Làm sếp mà chuyện không nói có, chuyện có nói không; suốt ngày lê la nghe ngóng hết chỗ này tới chỗ kia để đâm thọc, nói xấu nhân viên; đụng chuyện thì không dám chịu trách nhiệm, đổ thừa hết cho lính. Sếp gì mà nhân viên thấy mặt đã bị ức chế, không làm việc được thì không thể chấp nhận. Kính đề nghị giám đốc thay ngay trưởng phòng”.

Đây là tổng hợp ý kiến của 29 nhân viên Phòng Kế hoạch Kinh doanh Công ty X. ở quận Thủ Đức, TP HCM nhân dịp công ty lấy phiếu tín nhiệm cuối năm. Người được góp ý là trưởng phòng V. Tại một buổi tọa đàm mới đây về việc làm thế nào để khơi dậy năng lực của nhân viên, giám đốc Công ty X. đã kể lại sự việc của công ty mình như một minh chứng cho việc “tư tưởng không thông, vác bình toong cũng thấy nặng”. V. mới đảm nhận chức trưởng phòng được 9 tháng khi người trưởng phòng cũ đột ngột nghỉ việc.
Những ngày đầu mới nhậm chức, V. liên tục chiêu đãi anh em trong phòng. hết ăn uống tới cà phê cà pháo thật rôm rả. Anh em rất phấn chấn, cho rằng có một luồng gió mới đang thổi vào dưới triều đại của anh trưởng phòng chịu chơi. Thế nhưng chỉ được đúng 2 tuần lễ. Bước sang tuần lễ thứ 3 thì mọi thứ hoàn toàn đảo ngược. Cũng ăn uống, cũng cà phê cà pháo nhưng trưởng phòng kêu ai trước thì người đó phải trả tiền. Phòng có một cái điện thoại bàn thì sếp giành riêng cho mình.

Sếp bắt đầu chê người này, lên lớp người kia; tự ban hành một cái “nội quy con” để kiểm soát giờ giấc, công việc của nhân viên; bắt người này báo cáo, người kia giải trình, người nọ mô tả công việc... “Công việc đang chạy suôn sẻ, vậy mà có sếp mới lên, mọi thứ rối tung; anh em bực bội, không còn tâm trạng làm việc, thấy mặt sếp là muốn tránh đi”- một nhân viên viết trong bản góp ý.

Ông giám đốc Công ty X. đúc kết: “Khi đó, do không có nhân sự để thay thế nên công ty tạm thời phân công anh V., một người có thâm niên làm việc tại công ty gần 10 năm làm trưởng phòng. Sau một thời gian, chúng tôi thấy rằng phương án này rất dở. Lẽ ra phải tuyển dụng nhân sự mới với đầy đủ tiêu chuẩn của chức danh đó. Giờ thì phải làm lại từ đầu. Một người lãnh đạo mà anh em nhân viên không muốn thấy mặt thì rõ ràng là người ấy đã thất bại”.
  • 1Thích  
    13/11/2013 11:25
    Báo nói chưa rõ, công ty nhà nước mới lấy phiếu tín nhiệm, tiền không của ai nên ảnh hưởng đến họ nên họ mới xù còn công ty tư nhân không có mà chỉ giỏi thực sự thì mới được đề bạt, làm không được xuống ngay, không tín nhiệm gì sất
  • Tí văn Tẹo
    1Thích  
    13/11/2013 15:07
    Chỉ có công ty nhà nước, mới có việc "Sống lâu lên lão làng" Còn các công ty tư nhân, hay liên doanh thì không có chuyện này đâu!!!
  • Lê trần Tấn
    1Thích  
    13/11/2013 19:09
    Chuyện này phổ biến tại các cơ quan nhà nước. Ngay tại một ban xây dựng lớn ở một sở cũng lớn tại TP.HCM, giám đốc thì kiêm nhiệm không biết việc, các phòng thì cũng không có lãnh đạo, toàn kiêm phụ trách phòng cũng không biết việc... Trần Tấn
Hạn chót tìm kiếm thi thể nạn nhân vụ Cát Tường

Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung nhận định từ 18-25 ngày, xác nạn nhân sẽ nổi. Tuy nhiên hạn 25 ngày đã hết nhưng thi thể chị Huyền vẫn bặt vô âm tín.

Tính đến hôm nay (12/11), đã 25 ngày kể từ khi nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền bị ném xác phi tang theo lời khai của Nguyễn Mạnh Tường.

Đây là ngày cuối cùng trong mốc thời gian tìm kiếm theo nhận định của Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc Công an TP.Hà Nội.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung (Ảnh: Tiền phong)


Trước đó trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 29/10, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung cho biết: "Theo kỹ thuật hình sự thế giới, một người chết đuối dưới nước thông thường thì 5 – 7 ngày xác chết sẽ nổi lên, tùy vào điều kiện thời tiết.

Nhưng những trường hợp chết vứt xuống sông, bên kỹ thuật hình sự thế giới tổng kết, phải từ 18 – 25 ngày xác mới nổi".

Thiếu tướng Chung cũng khẳng định, công an quyết tâm phải tìm thấy xác nạn nhân. Chưa có vụ nào mà cơ quan không an không tìm được xác.

Được biết, trong những ngày qua, lực lượng công an đã mở rộng tìm kiếm lên khu vực chân cầu Vĩnh Tuy.

Về phía gia đình chị Huyền, sau hơn 3 tuần kiên trì tìm kiếm dưới sông như thuê thợ lặn, thuê thuyền dò tìm, rà lưới... không có kết quả, đã chuyển hướng tìm trên cạn.

Trao đổi với báo chí, ông Phạm Đức Quang (cậu chồng nạn nhân) cho biết từ ngày 10/11, theo lời một nhà ngoại cảm, gia đình đã tập trung người về phía bắc sông Hồng, tìm tại địa điểm cách cầu Thăng Long 7km.

Theo hướng dẫn, có thể thi thể nạn nhân Huyền ở một trong hai ngôi nhà hoang trên bờ.

Sau 3 tuần tìm kiếm dưới nước không có kết quả, người nhà nạn nhân đã chuyển hướng tìm kiếm trên bờ





Từ giấc mộng của một người dân ở Bắc Giang, một nhóm khác cũng đã về tận nghĩa trang gần quê của bác sĩ Tường (Lý Nhân, Hà Nam) tìm kiếm nhưng tất cả đều không có kết quả.

Xung quanh việc tìm kiếm thi thể nạn nhân nhiều ngày không thấy, trên Pháp luật Việt Nam, TS Vũ Dương, Viện trưởng Viện Pháp y Quốc Gia cho rằng, cơ quan công an nên thực nghiệm lại hiện trường, có dựng lại hiện trường thật chu đáo thì mới xác định được lời khai có gì bất thường hay không.

"Việc tìm kiếm các chứng cứ càng muộn thì quá trình truy nguyên dấu vết tội phạm càng khó khăn", ông Dương cho biết.

Cũng theo ông Dương, việc Nguyễn Mạnh Tường thu dọn hiện trường, đem xe của nạn nhân đi vứt, rồi tìm nơi vứt xác nạn nhân cho thấy đó là một quá trình suy tính kỹ càng chứ không hề có sự hoảng loạn.

M.Đức (tổng hợp)
- Miệng lưỡi tuyên láo: Trường Gia Long & Minh Khai! (DLB).

- Trí thức miền Nam sau 75 (Alan Phan).



-Ép người lao động mang nợ
Người lao động sang Đài Loan bị các doanh nghiệp lập giấy vay nợ khống để ăn chặn khoản phí môi giới thu cao quá quy định

Lao động Việt Nam làm thủ tục nhập cảnh Đài Loan tại sân bay Đào Viên

Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Dolab) vừa ra quyết định xử phạt hành chính, đình chỉ có thời hạn cung ứng lao động sang Đài Loan từ tháng 11-2013 đối với 10 doanh nghiệp (DN) hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động (XKLĐ). Các DN này bị phát hiện thông đồng với công ty môi giới Đài Loan thu phí của người lao động (NLĐ) cao quá mức quy định.

Lập giấy vay nợ khống

Mười DN bị xử phạt gồm: Công ty CP Cung ứng lao động và Dịch vụ xây dựng thủy lợi (Hycolasec), Công ty CP Cung ứng lao động và Thương mại Hải Phòng (Halasuco), Công ty TNHH MTV Cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại (Sona), Công ty CP May và XKLĐ Phú Thọ, Công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp và Chuyển giao công nghệ Việt Nam (Vinagimex), Tổng Công ty CP Thương mại Xây dựng (Vietracimex), Công ty CP Xây dựng - Dịch vụ và Hợp tác lao động (Oleco), Công ty CP Simco Sông Đà, Công ty CP Xuất nhập khẩu than (V-Coalimex) và Công ty CP Cung ứng nhân lực Quốc tế (Polimex).

Qua đợt xác minh từ NLĐ trước khi đi làm việc tại Đài Loan và những người đang làm việc tại Đài Loan từ ngày 16-7 đến 6-9, Dolab phát hiện 10 DN trên liên kết với các công ty môi giới Đài Loan thu phí của NLĐ cao quá quy định, chủ yếu là phí môi giới. Cụ thể, phí môi giới đối với NLĐ sang Đài Loan làm việc ở lĩnh vực sản xuất theo quy định hiện hành tối đa 1.500 USD/người và lao động giúp việc nhà, chăm sóc người bệnh tối đa 800 USD/tháng nhưng đã bị DN nâng lên gấp 2 hoặc 3 lần. Để bòn rút khoản chênh lệch này, các DN đã lập giấy vay nợ khống và buộc NLĐ ký, nộp tiền ngay trước khi xuất cảnh Việt Nam hoặc khi vừa nhập cảnh Đài Loan.

Trước vi phạm nghiêm trọng của DN, bên cạnh xử phạt hành chính, Dolab đình chỉ hoạt động cung ứng lao động sang Đài Loan đối với 10 DN trong thời gian 3 tháng, buộc khắc phục hậu quả gây ra đối với NLĐ. Dolab cho biết sẽ có biện pháp tiếp theo dựa trên kết quả chấn chỉnh, khắc phục sai phạm của DN, trong đó có việc đề nghị Ủy ban Lao động thuộc Viện Hành chính Đài Loan loại khỏi danh sách DN nước ngoài được cung ứng lao động vào Đài Loan.

Không được thu quá 4.500 USD/người


Trước khi xử phạt 10 DN nói trên, Dolab cũng xử phạt khá nhiều DN vi phạm tuyển chọn, đào tạo, thu phí NLĐ sang Đài Loan. Đó là Simco Sông Đà bị phạt 25 triệu đồng do quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của NLĐ sang Đài Loan trái quy định; Công ty CP XNK Tổng hợp Sơn La (Solgimex) bị phạt 32,5 triệu đồng và đình chỉ 6 tháng do tuyển chọn, đào tạo, thu tiền trái phép của NLĐ có nhu cầu sang Đài Loan; Công ty TNHH MTV Mỹ thuật Trung ương (Cefinar) bị phạt 17,5 triệu đồng và tạm đình chỉ đưa lao động sang Đài Loan 3 tháng do không trực tiếp tuyển chọn lao động...

Đài Loan là thị trường xảy ra nhiều vi phạm của DN, chủ yếu là hành vi thông đồng với công ty môi giới nâng phí cao quá quy định. Trước tình hình trên, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Dolab, đã ký văn bản yêu cầu các DN có đưa lao động sang Đài Loan chấn chỉnh, không được thông đồng để công ty môi giới Đài Loan núp bóng thao túng thị trường, tận thu NLĐ. Ông Quỳnh nhấn mạnh: “Các DN phải thực hiện nghiêm chỉ đạo, không được thu phí của NLĐ sang Đài Loan quá 4.500 USD/người đối với lĩnh vực sản xuất và 3.800 USD/người đối với lĩnh vực giúp việc gia đình, chăm sóc người bệnh (bao gồm phí môi giới và các khoản chi phí khác). Nếu phát hiện NLĐ bị thu phí cao hơn mức quy định, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm, trong đó có việc đề nghị Bộ LĐ-TB-XH rút giấy phép XKLĐ”. 
- Xuất khẩu lao động: “Phổ thông” sẽ không còn … “cửa” (DĐDN).
- Hạn chế tình trạng xuất khẩu lao động bất hợp pháp ra nước ngoài (Tầm nhìn).

-- Khoảng cách giữa hai thế hệ ở Việt Nam – Hành trình tương lai (Boxitvn).

- Giải pháp khắc phục khuyết điểm phải gắn với dân sinh (PLTP).

- Nói và làm Bàn cấm xe máy: Rỗi buôn cho vui? (VEF).
- CHỦ TỊCH ĐỘT QUỴ, VÀI GIỜ SAU CÓ NGƯỜI “ĐIỀU HÀNH” THAY (Tân Châu).

- Thanh tra chuyện nợ lương, “sếp tổng” nhận lương thưởng tiền tỷ (TT).

- Đời sống hiện nay của Người Thượng Việt Nam tại Mỹ (RFA).
Đi làm giúp việc cho Tây (ĐĐK 8-11-13)

- Hàng Việt chật vật ra… quốc tế (PT).

Tổng số lượt xem trang