Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Đã hoàn chỉnh hành lang pháp lý của một nhà nước bạo lực (Phạm Đình Trọng)

-TLQ: -“Cần có cơ quan độc lập để xây dựng luật” ; Cần hạn chế tối đa việc giao Chính phủ quy định chi tiết các điều khoản thi hành Luật
Đã hoàn chỉnh hành lang pháp lý của một nhà nước bạo lực (Phạm Đình Trọng)

“…Những điều luật vi Hiến trong bộ luật Hình sự và Nghị định 208/2013NĐ-CP vi Hiến đã tạo hành lang pháp lí đầy đủ cho một Nhà nước tùy tiện dùng bạo lực ứng xử với dân, tùy tiện giam giữ, bỏ tù, bắn giết người dân…”



Bauxite Việt Nam- Việt Nam vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ. Điều đó cũng vẻ vang lắm chứ, phải thế nào thì mới được cộng đồng thế giới chín mươi chín phần trăm nhất trí mời ngồi lên chiếc ghế nóng này, mặc dù những chuyện đánh đập, bắt bớ, vi phạm nhân quyền của Việt Nam lúc nào cũng sôi sục trên cửa miệng nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế. Vì vậy, nhìn vào thực tế hành pháp, chúng tôi muốn đưa ra một lời khuyên: nếu có lấy làm oai về cái tư thế mới đầy oai phong của mình thì cũng xin các vị đừng quên mất tỉnh táo mà tăng cường trấn áp dân chúng. Như nhận xét của dư luận kể từ hôm các vị được khoác “chiếc áo nhân quyền” đến nay, hình như số người bị hành hạ, sách nhiễu lại càng tăng lên, người bị gọi vào đồn rồi “tự dưng chết bất đắc kỳ tử” vẫn không thấy giảm. Chiếc áo ấy có hai mặt đấy và dân Việt cũng như đứa trẻ không biết nói dối, sẵn sàng lên tiếng với thế giới rằng có ông vua cởi truồng ở nước tôi đây này, bàn dân thiên hạ hãy đến mà chiêm ngưỡng.
Và ở một phương diện khác, về đường hướng mở rộng pháp quy, chính sách, cũng xin hãy cho phép trí thức được soát xét lại các đạo luật mà các vị vừa ban bố ít lâu trước và sau ngày “lên ngôi nhân quyền” đến nay, xem các đạo luật ấy phù hợp hay trái ngược đến đâu so với vai trò và chức năng trọng đại các vị đang sắm trước con mắt của thế giới; quan trọng hơn, xem xem từ trong buồng tim lá phổi của các vị có bụng “vì dân” – hay đúng hơn là khôn ngoan kiểu bà Yingluck Shinawatra – được đến mức nào. Bài viết dưới đây của nhà văn Phạm Đình Trọng chính là nhằm thực hiện công việc rất có ích đó, mong giúp các vị nếu thấy có gì chưa thích hợp thì điều chỉnh kịp thời.

BVN xin trân trọng đăng lên để giới thiệu với bạn đọc, và người viết, trong trường hợp này, chịu trách nhiệm về những điều mình viết.
Bauxite Việt Nam
Bộ Luật Hình sự năm 2009 đã có nhiều điều luật vi Hiến. Chỉ điểm những điều luật vi Hiến quyền tự do ngôn luận: Điều 88, Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Điều 258, Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân. Năm 2013 lại có tiếp Nghị định 72/2013NĐ-CP vi Hiến.
Vi Hiến vì Nghị định và các điều trên trong bộ Luật Hình sự năm 2009 đã vi phạm, vô hiệu điều 69 Hiến pháp 1992 và điều 25 Hiến pháp 2013 cho phép công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.
Các điều 88; 258 Bộ Luật Hình sự năm 2009 đã mở ra biên độ vô cùng rộng để buộc tội công dân và xác định hành vi phạm tội rất chung chung, mơ hồ, vận dụng thế nào cũng được, tạo điều kiện cho công cụ bạo lực của Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam muốn bắt ai cũng được, muốn bỏ tù ai cũng được.
Nay theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, Chính phủ lại ban hành Nghị định 208/2013NĐ-CP ngày 17.12.2013 cho phép lực lượng công cụ bạo lực của Nhà nước cộng sản Việt Nam được nổ súng vào người dân bị cho là “có hành vi chống người thi hành công vụ”.
Các Nhà nước dân chủ đều ra đời bằng lá phiếu bầu chọn của người dân và tồn tại bằng ý nguyện của số đông người dân. Ngược lại, các Nhà nước cộng sản trên thế giới đều ra đời từ bạo lực cướp chính quyền và tồn tại bằng bạo lực áp đặt. Chính Mao Trạch Đông đã khái quát và thú nhận điều này bằng câu nói nổi tiếng “Họng súng đẻ ra chính quyền”.
Nhà nước Cộng sản Việt Nam ra đời trong bạo lực, tồn tại bằng bạo lực và đã quá lạm dụng bạo lực gây nhiều tội ác với dân tộc, đã quá ưu ái, nuông chiều, dung túng công cụ bạo lực gây nhiều nợ máu với nhân dân. Do đó những “người thi hành công vụ” đã vô cùng hung hãn trong ứng xử với người dân thân cô thế yếu.
Hiến pháp cho người dân quyền biểu tình nhưng công an của Nhà nước cộng sản Việt Nam đã coi người dân yêu nước biểu tình phản đối Tàu Cộng xâm chiếm biển đảo của ta, bắn giết dân ta là “gây rối trật tự công cộng”. Với danh nghĩa “thi hành công vụ”, lực lượng đông đảo công an nổi, công an chìm cùng với đủ sắc áo “thi hành công vụ”: dân phòng, thanh niên xung phong, trật tự đô thị, thanh tra giao thông… đã chà đạp lên pháp luật, hành xử vô cùng tàn bạo, hung ác với người dân yêu nước trong tay chỉ có tờ giấy in chữ lớn khẳng định độc lập, toàn vẹn lãnh thổ. Cơ bắp tay, chân đấm, đạp người dân. Công cụ hỗ trợ, dùi cui vụt xuống đầu, roi điện chích vào da thịt người dân.
Bị thu hồi đất đai bất hợp pháp, người dân ra ruộng giữ đất cũng bị nắm đấm, dùi cui, roi điện của lực lượng cưỡng chế thu hồi đất đai trái pháp luật gồm công an và đám côn đồ không rõ xuất xứ hành hung. Hành hung dân, những kẻ nhân danh quyền lực Nhà nước “thi hành công vụ” còn hành hung cả nhà báo đến chứng kiến vụ việc.
Một Nhà nước mà Hiến pháp của đất nước, bản khế ước xã hội của người Dân chỉ là thể chế hóa cương lĩnh của Đảng Cộng sản, vì thế Hiến pháp phải có điều 4: “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, chấp nhận để Đảng Cộng sản Việt Nam đứng ngoài và đứng trên Hiến pháp. Một Nhà nước mà Hiến pháp của đất nước buộc quân đội cũng của đất nước phải trung thành với một đảng chính trị đã gây nhiều tội ác với nhân dân và đất nước. Một Nhà nước mà lực lượng công an bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân lại nêu tiêu chí tồn tại “Công an nhân dân chỉ biết còn Đảng còn mình”.
“Người thi hành công vụ” có súng chính là “công an nhân dân chỉ biết còn Đảng còn mình” và quân đội phải trung thành với một đảng đứng ngoài và đứng trên pháp luật, một đảng trong suốt lịch sử tồn tại luôn dùng bạo lực với người dân, luôn dùng bạo lực với cả dân tộc, một đảng đã có quá nhiều nợ máu với dân tộc Việt Nam.
Với Nghị định 208/2013NĐ-CP, đám người “thi hành công vụ” là “công an nhân dân chỉ biết còn Đảng còn mình” và quân đội trung thành của Đảng không phải chỉ có dùi cui, roi điện đàn áp dân mà họ còn được trang bị súng bắn vào dân!
Một Nhà nước tồn tại bằng bạo lực, say bạo lực, quá lạm dụng bạo lực trong những mối quan hệ dân sự với người dân, đẩy người dân sang phía “thế lực thù địch” để trừng trị bằng bạo lực chỉ vì người dân nói tiếng nói tâm huyết, xây dựng nhưng khác biệt với chính kiến của Đảng Cộng sản cầm quyền thì khái niệm “chống người thi hành công vụ” trong Nghị định 208/2013NĐ-CP cũng trở nên mơ hồ, mênh mông như khái niệm “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ” trong điều 258 bộ Luật Hình sự.
Các điều 88, 258 bộ luật Hình sự đã cho bộ máy công cụ bạo lực Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam muốn bắt ai cũng được, muốn bỏ tù ai cũng được. Nghị định 208/2013NĐ-CP lại cho bộ máy công cụ bạo lực hung dữ đó muốn bắn ai cũng được.
Những điều luật vi Hiến trong bộ luật Hình sự và Nghị định 208/2013NĐ-CP vi Hiến đã tạo hành lang pháp lí đầy đủ cho một Nhà nước tùy tiện dùng bạo lực ứng xử với dân, tùy tiện giam giữ, bỏ tù, bắn giết người dân. Đó là Nhà nước chống lại người dân, chống lại tự do, dân chủ.
Bộ luật hình sự với những điều luật 88, 258 tùy tiện tước quyền con người, quyền công dân của người dân ra đời khi Nhà nước cộng sản Việt Nam đã kí kết tham gia thực hiện Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị của công dân. Nghị định Chính phủ 208/2013 NĐ-CP cho phép lực lượng công cụ bạo lực Nhà nước tùy tiện bắn giết người dân ra đời khi Nhà nước cộng sản Việt Nam đã trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Bộ luật hình sự và Nghị định Chính phủ vi Hiến đó không phải chỉ là sự thách thức với người dân Việt Nam mà còn là sự thách thức với cả loài người văn minh.
P. Đ. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

-
Vận động để được vào HĐNQLHQ
-Thủ tướng: “Bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ”Thủ tướng: “Bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ”
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Hiến pháp năm 1946 thấm đẫm tư tưởng dân chủ pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng các giá trị quyền con người, quyền công dân, đã trở thành tiền đề pháp lý đặc biệt quan trọng cho việc thiết lập một chính quyền dân chủ, mạnh mẽ và sáng suốt”.-“Nhà nước phải được tổ chức, hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và phải được kiểm soát bằng chính Hiến pháp và pháp luật”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh trong bài phát biểu tại lễ công bố Ngày Pháp luật (9/11).


Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật được Quốc hội thông qua đã quy định ngày 9/11 hằng năm là Ngày Pháp luật. Hôm 8/11 vừa qua, lễ công bố Ngày Pháp luật lần đầu tiên được tổ chức với chủ đề “Toàn dân xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Nhắc lại lời Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do, dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ” và sự kiện Quốc hội thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào ngày 9/11/1946, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Hiến pháp năm 1946 thấm đẫm tư tưởng dân chủ pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng các giá trị quyền con người, quyền công dân, đã trở thành tiền đề pháp lý đặc biệt quan trọng cho việc thiết lập một chính quyền dân chủ, mạnh mẽ và sáng suốt”.

Nhấn mạnh Hiến pháp là đạo luật cơ bản, là hình thức pháp lý cao nhất thể hiện tư tưởng, đường lối, cương lĩnh của Đảng, ý chí, nguyện vọng và những lợi ích cơ bản của nhân dân, vì vậy, theo Thủ tướng, “các tổ chức của Đảng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội, các đơn vị vũ trang và mọi công dân, mọi cán bộ, đảng viên phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật”.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nhìn nhận, hệ thống pháp luật nước ta nhìn chung  chưa thực sự đồng bộ. Chất lượng các văn bản pháp luật chưa cao. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế. Thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu.

Và ông yêu cầu, cần lưu ý thực hiện một số nội dung sau.

Thứ nhất, Ngày Pháp luật Việt Nam phải được tổ chức thiết thực, phù hợp trong từng ngành, từng cấp để phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế xã hội, phục vụ nhu cầu pháp lý của các tổ chức, cá nhân; không phô trương, hình thức.

Thứ hai, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, bảo đảm hoạt động của Đảng phù hợp với Hiến pháp và pháp luật; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước. Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật. Thể chế hoá nguyên tắc dân chủ trong hoạt động của cơ quan dân cử, bảo đảm để nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng pháp luật.

Thứ ba, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Củng cố cơ sở pháp lý về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, ban hành kịp thời, đồng bộ và tổ chức thực thi các pháp luật, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội.

Thứ tư, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân sự, kinh tế, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng kịp thời yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo cơ sở pháp luật để mọi công dân tích cực huy động nguồn lực vào phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và góp phần làm giàu cho đất nước.

Thứ năm, nâng cao năng lực quản lý nhà nước; siết chặt kỷ luật kỷ cương công vụ, tăng cường trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức; kiên quyết loại bỏ tham nhũng, các hành vi tiêu cực trong hoạt động của bộ máy nhà nước; nâng cao vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp luật, bảo đảm mọi vi phạm pháp luật đều được xử lý kịp thời, công bằng, nghiêm minh, thống nhất.

Thứ sáu, cung cấp đầy đủ, tiện ích các dịch vụ pháp lý phục vụ nhu cầu về luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, hộ tịch và các dịch vụ pháp lý khác để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ bảy, phát huy dân chủ, vận động, thu hút nhân dân tham gia hoạt động xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật; xây dựng môi trường văn hoá; cố kết lòng tin, tạo đồng thuận xã hội; xây dựng bộ máy, nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh.


-- Phạm Chí Dũng: Việt Nam: Ba kịch bản Hội đồng nhân quyền (RFA). - Hội đồng Liên Hiệp Quốc không nên có các nước lạm dụng quyền con người (TCPT).

- Có hay không việc Trần Huỳnh Duy Thức bị tra tấn? (Trần Văn Huỳnh).

- Vì sao đạo Dương Văn Mình của người H’Mông bị đàn áp? (RFI).

- Gắn bó hơn nữa giữa chính quyền với giáo dân (CP). - Ông Nguyễn Thiện Nhân gặp gỡ, thăm hỏi giáo dân Bùi Chu (VOV).

- Cẩm nang dân chủ đa nguyên – kỳ 10 – Dân chủ đa nguyên (Hoàng Tâm Nguyên) (Thông Luận).
- Phúc tra có thể thành “sân sau” của tuyển dụng!(ĐĐK).- Hạn chế bức xúc liên quan đến dân (TP).

Khiếu kiện giảm do... kinh tế khó khăn?
- TPHCM đẩy mạnh giải quyết vấn đề cấp bách, bức xúc (VOV)..- Nam sinh tự tử: Chết để mẹ mắc bệnh tim bớt khổ? (KP/Infonet).
- Nghi ngờ nữ điều dưỡng tự tử sau vụ cắt thi đua (MTG). - Cảnh báo tình trạng học trò uống thuốc ho để… “không sợ” (TT).
Lá Thư từ Đức Quốc, 24-10-2013: Bác Sĩ Đức Kiện CSVN Ra LHQ Đòi Trả Các Bài Thơ Bị VC Lấy, Người Đức bị bắt cóc thời chiến tranh VN, bị 4 năm biệt giam tại Hà Nội kiện NGỌC CHÂU (10/24/2013)

- Luật sư phân tích về việc CQĐT không khởi tố bác sĩ Tường tội danh giết người (LĐ). - Dự án khu hành chính thành… chỗ nuôi trâu (LĐ).- Đối thoại và… chờ (Thanh tra).

- Cơ hội sinh tồn (DĐDN).
- Nhiều phòng khám tư nhân sai phạm (NLĐ).- Bán vé tàu hỏa: Nhiều vi phạm (NLĐ).- Hà Tĩnh: Phụ huynh “hoảng loạn” vì nhà trường “loạn thu” (NB&CL).
- Gia đình phản ánh con gái bị chồng Trung Quốc đánh đập (TT).- Kỳ lạ đôi vợ chồng bỏ 80 cây vàng xây khách sạn cho… người vô gia cư vào ở (DV).

Tổng số lượt xem trang