--Nhớ về vụ án oan của Trung tướng Hữu Ước
--“Chưa cán bộ nào bị truy tố vì xử oan sai cho người vô tội”
--Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang lên tiếng vụ án oan 10 năm
(Dân trí) - Ông Nguyễn Văn Linh, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang, bày tỏ sự chia sẻ với ông Nguyễn Thanh Chấn, người bị tù oan sai và gia đình ông; yêu cầu các cấp khẩn trương hỗ trợ gia đình ông về mặt kinh tế.
Trả lời câu hỏi của PV Dân trí: UBND tỉnh Bắc Giang có biết việc kêu oan của ông Chấn thông qua đơn thư trước đây? Có đề nghị cơ quan tố tụng tại địa phương làm rõ các tổ chức, cá nhân sai phạm gây nên oan sai cho ông Chấn? Tỉnh sẽ làm gì để hạn chế những vụ việc tương tự? Ông Linh trả lời: “Vụ việc ông Chấn đã xảy ra cách đây 10 năm, cũng quá lâu nên việc kiểm tra xem đơn thư công dân gửi đến đâu, chúng tôi có nhận được hay không thì giờ này chưa thể khẳng định. Thời điểm năm 2003, Chủ tịch tỉnh là ông Đào Xuân Cần, còn ông Phạm Hữu Khánh làm Giám đốc Công an tỉnh. Từ đó đến nay, địa phương đã thay đổi nhiều kể cả Chủ tịch đến Giám đốc công an tỉnh. Hiện chúng tôi đã cho kiểm tra, rà soát lại”.
-Bức thư đẫm nước mắt gửi mẹ của người tù Nguyễn Thanh Chấn
- "Án oan 10 năm": Một điều tra viên giờ đã là lãnh đạo công an huyện
- Công an tra tấn ông Nguyễn Thanh Chấn được Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công an khen thưởng (Cầu Nhật Tân). Đó chính là: Thượng tá Đào Văn Biên (Ngô Ngọc Trai). Đào Văn Biên còn bị cáo buộc liên quan tới vụ tra tấn Hàn Đức Long: “Trong quá trình giải quyết vụ án, bị cáo Hàn Đức Longnhiều lần trình bày bị cán bộ điều tra Đào Văn Biên đánh đập nhục hình, hiện ông này là Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bắc Giang, năm 2012 được thủ tướng tặng bằng khen do điều tra vụ Lê Văn Luyện“.
- Chánh án TAND Tối cao hứa giải quyết triệt để vụ án oan 10 năm (DT). - Tòa án, Viện kiểm sát nói gì về án oan 10 năm? (VNN). - Từ vụ tù oan 10 năm bàn về án tử hình (BBC). – Luật sư Ngô Ngọc Trai: Tù oan và lối thoát. - Cần làm rõ chuyện ép cung (NLĐ). - Triệu tập điều tra viên. - Bộ trưởng Công an: Án oan sai giảm đáng kể (VNN).
- Vụ 10 năm oan sai: Ông Chấn sẽ được bồi thường khoảng 520 triệu đồng (LĐ). - Dù sao, Ông Nguyễn Thanh Chấn cũng đủ làm … rung dư luận (TQ). - Ký ức hằn sâu của người tù một thập kỷ kêu oan (VNE). - Người quản giáo và mối linh cảm (ANTĐ).
- VỤ ÁN HÀN ĐỨC LONG: SẮP BỊ THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH DÙ BỊ CÁO KHÔNG NGỪNG KÊU OAN (FB Tin Không Lề).- Tư duy chôn bừa, xả lén (TBKTSG).
- Vụ 10 năm oan sai ở Bắc Giang: Triệu tập điều tra viên gây án oan (LĐ). - Triệu tập những người đẩy ông Chấn vào tù (GTVT). - Án oan 10 năm và lời nhắc người “công bộc” (VNN). Hôm nay là Ngày Pháp luật VN đấy! Coi chừng nó thành “Ngày Luật rừng VN”!
- Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang lên tiếng vụ án oan 10 năm (DT). - Vụ ‘án oan 10 năm’: Ông Chấn sẽ vô tội khi đình chỉ điều tra (TP). - Vụ án Nguyễn Thanh Chấn: Không thể chấp nhận người cầm cân nảy mực để oan sai (Infonet). - Oan sai, ai chịu? (PT).- Khả năng phạm tội của Lý Nguyễn Chung khá rõ ràng (TT).
- Triệu tập điều tra viên nghi ép cung ông Chấn (DT). - Tái thẩm vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn: Ông Chấn tiếp tục là bị can (DT). - Vụ 10 năm oan sai: Các pháp quan, hãy nhảy xuống sông đi (LĐ). - Võ Văn Tạo: Oan án Nguyễn Thanh Chấn: Nói lời xin lỗi mà cũng khó thế a? (DĐXHDS).
- Chống oan sai: Cần một chiếc trống Đăng Văn? (LĐ).- Gần 700 tử tù, có người xin được chết nhưng chưa được chết (LĐ). - Bộ trưởng Trần Đại Quang đề nghị cho phép xử bắn tử tù tới hết năm 2015 (NLĐ). - Đề nghị áp dụng song song hai hình thức tử hình (VnEco).
- Dân kéo đến trụ sở công an tỉnh đòi thả xe cá khô (TT). - Bị chặn bắt xe vô cớ, người dân kéo lên công an tỉnh phản ứng (TN).
- Bình Dương chưa kể hết sự thật về ông Dũng lò vôi? (VNN).
- Thay tám lãnh đạo bốn công ty công ích TP.HCM (TT).
- Thêm một sếp ngân hàng ở miền Tây bị điều tra (MTG).
- Cán bộ ngân hàng PG Bank tráo tiền âm phủ lấy gần 250.000 USD để đánh đề (PL&XH/CafeF).
- Cáp treo Sa Pa : Thảm họa cho du lịch tại « Nóc nhà Đông Dương » (RFI).
(Petrotimes) - Ba năm giời đằng đẵng, ông trải qua 4 phiên tòa và rồi cuối cùng được tuyên trắng án. Rồi ông lại trở về báo Công an nhân dân làm việc nhưng cũng chẳng được phục hồi, chẳng được bồi thường gì cả và ông phải làm lại tất cả mọi việc từ đầu.
(đã bị rút- Xem tại Dantri - Hoan hô Petrotimes đã đăng lại tại đây: Từ vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn, nhớ về vụ án oan của Trung tướng Hữu Ước)
Ba năm giời đằng đẵng, ông trải qua 4 phiên tòa và rồi cuối cùng được tuyên trắng án. Rồi ông lại trở về báo Công an nhân dân làm việc nhưng cũng chẳng được phục hồi, chẳng được bồi thường gì cả và ông phải làm lại tất cả mọi việc từ đầu.
Những ngày này, dư luận hết sức quan tâm về vụ án oan đến 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn. Đành rằng, đây là một vụ án xảy ra cách đây 10 năm và cho đến bây giờ thì những vụ án oan sai kiểu như thế này có lẽ không còn nữa. Nhưng, hầu như ai cũng bị ám ảnh rằng, tại sao một số người bảo vệ pháp luật, những người cầm cán cân công lý lại có thể thờ ơ, vô cảm với sinh mệnh của người dân đến như vậy.
Rồi đây, các cơ quan chức năng sẽ phải điều tra, làm rõ những ai gây ra nỗi oan tày đình cho ông Chấn và chắc chắn, họ sẽ phải bị xử lý. Đây cũng là bài học cho những người làm công tác điều tra, xét xử…
Nghĩ về vụ án này, tôi không thể không nhớ đến một vụ án oan khác đã xảy ra cách đây gần 30 năm: Đó là vụ án oan của Trung tướng, nhà văn Nguyễn Hữu Ước, hiện đang là Phó tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an Nhân dân. Ngày ông bị bắt là vào khoảng tháng 9 năm 1985. Khi ấy, ông là Đại úy, Phó trưởng phòng Thời sự Báo Công an Nhân dân.
Trong trí nhớ của tôi, lệnh bắt ông mang số 067 và chỉ có mấy dòng mơ hồ “vi phạm pháp luật”. Không có tội danh nào cụ thể.
Vậy mà người ta bắt ông rồi chuyển thẳng vào trong thành phố Hồ Chí Minh, lúc thì giam ở trại B34, lúc thì ở Chí Hòa.
Ba năm giời đằng đẵng, ông trải qua 4 phiên tòa và rồi cuối cùng được tuyên trắng án. Rồi ông lại trở về báo Công an nhân dân làm việc nhưng cũng chẳng được phục hồi, chẳng được bồi thường gì cả và ông phải làm lại tất cả mọi việc từ đầu.
Chúng tôi đã nói rằng, vụ án oan của ông là điển hình cho việc xâm hại các hoạt động tư pháp, mà điều đáng nói ở đây, ông là một Đại úy công an, là một nhà báo, là đảng viên, là người từng chưa đủ 18 tuổi đã lên đường nhập ngũ sang Lào chiến đấu. Với một người như vậy mà người ta còn bắt lấy được rồi tống vào Chí Hòa, bị giam chung với những kẻ đầu trộm đuôi cướp, đám lưu manh chuyên nghiệp thì quả là khủng khiếp.
Nhưng việc ông phấn đấu rồi được đề bạt đến cấp hàm Trung tướng, được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thì cũng là một điển hình về ý chí của một con người và điển hình về sự đổi mới trong công tác cán bộ.
Lịch sử chắc sẽ không lặp lại một vụ như thế nữa.
Trở lại vụ án của ông. Tôi nhớ. Năm 1991, tôi đi viết về một vụ án lừa đảo. Khi cùng với các cán bộ điều tra của Công an Hà Nội hỏi cung đối tượng bị bắt thì gã lại khai ra một chuyện, ấy là hắn từng “được” giam chung với ông Nguyễn Hữu Ước. Gã còn kể, gã được “vinh dự” giao nhiệm vụ “giám sát”, không cho ông tự tử.
Sau này, khi ra tù, trở về Báo Công an Nhân dân, ông kể cho chúng tôi nghe các kiểu hành hạ ông mà một số cán bộ điều tra đã nghĩ ra. Nghe ông nói mà chúng tôi cứ dựng hết tóc gáy và thầm bảo rằng, nếu mình vào cảnh như thế này, có khi bị bắt phải “vu cho bố mình là phản động” thì cũng buộc phải khai cho xong để thoát khỏi cực hình.
Cũng đã có một số vụ án khác mà cán bộ điều tra đã nghĩ ra rất nhiều trò để tra tấn phạm nhân. Nhiều người chịu không nổi đã phải tìm con đường giải thoát - ấy là tự tử.
Hiện nay, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cũng đang điều tra lại về một vụ án bắt giam sai của Công an Tiền Giang hơn chục năm trước. Báo Năng lượng Mới cũng đã có phóng sự về vụ án này và cũng đã được biết những người chịu không nổi cực hình mà phải tự tử. Nhưng Giời vẫn còn thương họ nên làm cho sợi dây họ dùng treo cổ bị đứt…
Sau này, khi đi viết phóng sự về khám Chí Hòa, tôi được một cán bộ quản giáo của trại giam - người đã từng làm quản giáo thời ông Hữu Ước bị giam ở đó dẫn đi tham quan. Ông chỉ cho tôi phòng giam nào ông Ước từng ở, chỗ nào ông Ước từng nằm. Rồi ông lại kể cho tôi nghe vanh vách chuyện ông Ước đã từng phải đánh nhau với bọn đầu gấu vì chúng cướp cơm, cướp chỗ ngủ của ông, hay cả những lần đám phạm nhân há hốc mồm nghe ông đọc “Tam quốc diễn nghĩa”.
Khủng khiếp nhất là trong thời gian ông Ước ở Chí Hòa, cứ vài tháng, các quản giáo lại nhận được lệnh từ một cấp trên nào đó chuyển ông sang phòng giam khác. Đối với phạm nhân, đang ở phòng giam này mà phải chuyển sang phòng giam khác, đó là một sự tra tấn vô cùng tinh vi, nhất là khi “chỗ ở” mới cũng là nơi giam giữ những kẻ lưu manh chuyên nghiệp, đám đầu trộm đuôi cướp và phòng nào cũng rất sẵn đám “đầu gấu, đại bàng”. Bởi người mới vào thì phải nằm chỗ bẩn thỉu nhất, phải hầu hạ đám “đầu gấu, đại bàng” và phải bị ăn những trận đòn “ra mắt”.
Những năm tháng bị giam cầm đã gây cho ông một căn bệnh mà chúng tôi cứ gọi là “hội chứng nhà giam”.
Hàng chục năm đã trôi qua nhưng ông vẫn nằm mê thấy cảnh mình phải ăn cơm trộn cát; vẫn nằm mê thấy cảnh đánh nhau với bọn đầu gấu… Và ông cũng vẫn nằm mê thấy cảnh những cán bộ quản giáo tìm cách dúi cho ông thêm nắm cơm, miếng bánh, an ủi, động viên ông trong những tháng ngày tù tội đó.
Được trả tự do, sự đền bù duy nhất mà người ta dành cho ông là đưa ông đi khám bệnh và an dưỡng ít ngày.
Nhiều cán bộ công an đã từng gây nên nỗi oan cho ông thì vẫn lấp liếm rằng: “Nó không có tội, nhưng cũng có lỗi”. Nhưng lỗi gì thì chẳng ai chỉ ra được.
Ấy vậy mà, ông đã nghiến răng làm lại sự nghiệp của mình. Không nửa lời oán trách. Không có những phát ngôn bất đắc chí. Không tìm cách kiện tụng những người đã gây nên nỗi đau khổ tột cùng cho mình và gia đình.
Tôi đã chứng kiến khi làm Tổng biên tập Báo An ninh Thế giới, ông vẫn đến thăm hỏi, biếu quà vào dịp lễ, tết những người đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên vụ án oan của ông. Bởi ông hiểu rõ, những người ấy thực ra cũng chẳng thù oán gì ông nhưng thời ấy tư duy nó thế, cách làm tùy tiện, vô luật pháp là thế… Sợi dây oán thù nên cởi không nên buộc!
Kinh Dịch có câu rằng: “Vật cùng tắc biến”, nghĩa là, cái gì phát triển đến cùng rồi thì sẽ có sự thay đổi.
Vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường đã khiến cho những người quản lý của ngành y tế phải tỉnh ra và có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn các cơ sở khám chữa bệnh, làm đẹp tư nhân. Và đến lúc ấy người ta mới tá hỏa ra, lâu nay, vẫn tồn tại những cơ sở làm đẹp tư nhân hoạt động không có giấy phép.
Vụ Nguyễn Thanh Chấn cũng khiến những cơ quan bảo vệ pháp luật phải tỉnh ra và chắc chắn cũng sẽ có những biện pháp rà soát lại các vụ án có dấu hiệu oan sai hoặc có những biểu hiện xâm hại hoạt động tư pháp.
Cũng phải công nhận rằng, trong khoảng 5 năm trở lại đây, việc các cán bộ điều tra dùng nhục hình hoặc nhục hình biến tướng, hoặc bức cung, mớm cung, dụ cung phạm nhân đã được giảm thiểu rất nhiều. Nhưng, ở đâu đó, cũng vẫn còn. Mong rằng, những người làm công tác xét xử hãy nghĩ đến câu “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” và “Việc gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác”.
Theo Nhà văn Nguyễn Như Phong
Petrotimes
--“Chưa cán bộ nào bị truy tố vì xử oan sai cho người vô tội”
--Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang lên tiếng vụ án oan 10 năm
(Dân trí) - Ông Nguyễn Văn Linh, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang, bày tỏ sự chia sẻ với ông Nguyễn Thanh Chấn, người bị tù oan sai và gia đình ông; yêu cầu các cấp khẩn trương hỗ trợ gia đình ông về mặt kinh tế.
>> Vụ án oan 10 năm tù: “Nếu ép cung, phải xử lý hình sự”
>> Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang trả lời về vụ án oan 10 năm
Tại buổi trao đổi với PV Dân trí chiều ngày 7/11, ông Nguyễn Văn Linh cho biết: “Ngay sau khi tiếp nhận thông tin Toà Tối cao huỷ 2 bản án đã xét xử đối với ông Nguyễn Thanh Chấn, thay mặt UBND tỉnh Bắc Giang, chúng tôi đã giao trực tiếp UBND huyện Việt Yên và các cơ quan, tổ chức, đoàn thể đến chia sẻ, động viên về mặt tinh thần với ông Nguyễn Thanh Chấn và gia đình. Về vật chất, ông Chấn là con liệt sĩ nên chúng tôi đang chờ báo cáo từ huyện về tình hình khó khăn mà gia đình gặp phải hiện nay để bàn việc hỗ trợ cho gia đình ông sửa sang, xây dựng nhà cửa. Nếu là hộ gia đình nghèo thì cần được xem xét để hỗ trợ ngay”.
Ông Nguyễn Văn Linh: "Tỉnh đã giao phía công an tổ chức rút kinh nghiệm và làm rõ những cán bộ công an làm sai để xử lý theo đúng quy định".
Theo lời ông Linh, mỗi năm, tỉnh Bắc Giang nhận hàng chục ngàn đơn thư về nhiều nội dung, lĩnh vực, nhưng gần 3 năm kể từ khi ông đảm nhận cương vị hiện nay, ông chưa hề một lần nhận được đơn thư về trường hợp ông Nguyễn Thanh Chấn. Ông cho biết: “Về đơn thư khiếu nại, khiếu kiện, UBND tỉnh không có thẩm quyền giải quyết. Nếu có nhận được thì cũng chuyển sang cơ quan chức năng liên quan để giải quyết theo đúng thẩm quyền”.
Chiều ngày 7/11, ông Nguyễn Văn Linh đã đại diện UBND tỉnh Bắc Giang đến nhà ông Chấn thăm hỏi và chia sẻ.
Ông Linh nói thêm, với việc Toà Tối cao quyết định huỷ 2 bản án đã xử đối với ông Chấn, tỉnh đã giao phía công an tổ chức rút kinh nghiệm và làm rõ những cán bộ công an làm sai để xử lý theo đúng quy định, không dung túng hay bao che bất cứ ai. Riêng về ngành tư pháp như Toà án và Viện kiểm sát tỉnh thì thẩm quyền đề nghị, kiểm tra, xử lý lại thuộc về Tỉnh uỷ tỉnh Bắc Giang.
Cũng trong chiều 7/11, sau khi nhận được kết quả phiên tái thẩm, tinh thần ông Chấn đã phấn khởi, thoải mái hơn trước. Nhắc tới nỗi hàm oan phải mang suốt 10 năm, ông lại chảy nước mắt, chậm rãi nói: “Mình không oán giận sao được, 10 năm ngồi tù oan quá! Tôi cũng không biết diễn đạt thế nào. Thôi kệ, để cơ quan pháp luật giải quyết!”.
(Petrotimes) - Người tù nổi tiếng Nguyễn Thanh Chấn đã trở về quê sau 10 năm xa cách. Mười năm anh Chấn ở tù là 10 năm hành trình kêu oan khổ ải của gia đình anh. Anh Chấn là người con trai duy nhất trong gia đình có bố là liệt sĩ, niềm tin giải oan của anh chủ yếu dựa vào đôi vai người mẹ già ở quê.
Trong thời gian ở tù, nhiều lần anh Chấn đã viết thư cho mẹ, cho vợ và cho các con. Qua những bức thư ấy, anh động viên gia đình, khẳng định niềm tin chắc chắn vào công lý, pháp luật, để mong gia đình vững tâm và kiên trì đi kêu oan cho anh.
Từ thẳm sâu trong lòng, người tù Nguyễn Thanh Chấn vẫn tin vào pháp luật, vào Đảng và Nhà nước. Anh tin có một ngày nỗi oan của anh sẽ được giải, những người ép tội cho anh, đánh đập anh sẽ bị trừng trị.
May mắn được tiếp xúc với những bức thư này, Petrotimes xin trích đăng một bức thư đẫm nước mắt của anh Chấn gửi cho mẹ là bà Phạm Thị Vì, năm nay đã 72 tuổi, người đã kiên định giữ nguyên niềm mong muốn và quyết tâm cho cả gia đình, đóng góp công sức không nhỏ trong hành trình đưa anh Chấn được minh oan và trở về với quê hương.
Bức thư đẫm nước mắt anh Chấn gửi mẹ
Vĩnh Quang ngày 20, tháng 12, năm 2005
Mẹ ơi, con là con Chấn đây!
Thế là thấm thoắt đã hơn 2 năm rồi, trong lòng con lúc nào cũng nghĩ về quê hương và gia đình. Không biết bây giờ ở nhà thế nào rồi.
Hôm nay là ngày 20/11 là ngày giỗ bố của con. Mẹ ơi, bố mất đi chỉ để lại mình con, lúc bố mất con mới có 3 tuổi được bà và mẹ nuôi cho ăn học để sau này trông nom mẹ già. Bố và ông đã hy sinh tất cả vì Đảng, vì nước mà đi đánh thằng tây, giặc Mỹ. Còn con không giết người sao mà người ta cứ ép con phải nhận, con đành nhận vì chỉ nghĩ rằng mình không nhận cũng không xong. Mình nhận rồi chắc là sẽ được chết nhưng mà người ta không bắn. Hay là số phận con ông trời chưa cho được chết vì ông, bà, bố con chưa muốn đón con về cõi vĩnh hằng.
Nhưng dù sao, con vẫn tin vào chính sách của Đảng và Nhà nước, và sau cùng là vào chân lý và sự thật. Con ở trong này không biết kêu ai được nữa, nhiều lúc cứ nghĩ chết đi cho xong, khỏi phiền đến mẹ, vợ con và mấy đứa con của con. Nhưng rồi anh em trong này động viên chết thì dễ, sống thì mới khó, con chó còn muốn sống huống chi con người. Con nghĩ thôi thì cứ kệ nó, đến đâu thì đến. Nhưng bảo không nghĩ thì làm sao làm được.
Mẹ ơi, con luôn tự hỏi rằng, con không giết cô Hoan thì hà cớ gì con phải nhận lấy cái chết về mình. Chẳng lẽ không làm được gì sao? Con ở trong này cứ thế này rồi cũng chết. Ai cũng phải chết nhưng con không muốn chết oan. Con chỉ nghĩ vậy chứ thực sự không biết làm thế nào. Chỉ vì hành động và việc làm tắc trách, vô trách nhiệm, thiếu lương tâm của người mang danh pháp luật mà con phải vào đây, con mới chịu khổ sở thế này.
Có ông bạn tù trong này bảo con ở nhà phải làm đơn gửi đi các báo đài ở trung ương. Ông ấy bảo nếu thực sự bị oan thì hãy làm mà nếu giết con Hoan thật thì thôi. Hôm Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vào thăm, con trình bày mọi lẽ oan của con, đang nói thì cán bộ quản giáo cứ chen vào không cho nói. Hôm có đoàn khác nước vào thăm, con định chạy ra xin ông Sơn cán bộ quản giáo cho gặp nhưng ông không cho. Con oan thật nhưng chẳng biết thế nào, chỉ sợ cùng ngành họ bao che cho nhau. Tòa xử 4 lần đọc ra toàn là trên giấy tờ mà thôi chứ tất cả không phải như thế. Ngày cô Hoan mất là ngày 15/8/2003 sau mấy ngày không nhớ cứ ghi là 20/8.
Ngày 30/8/2003 giấy mới lần 1 gọi con, hôm đó con còn đi hàn máy tuốt lúa ở quán anh Hoạt. Cậu Lược đèo con lên thế là họ giữ luôn ở đó. Thằng Tân nó đánh rồi nó không cho ngủ, con chán không ăn uống được gì liên tục trong 7-8 ngày. Đến ngày 28/9, thằng Dung nó đọc và bắt viết đơn tự thú. Trong đơn nó ghi rất nhiều rằng mình giết cô Hoan, lúc đâm bên phải, lúc đâm bên trái. Nó còn ghi con ngủ với cô Hoan 1 lần rồi cho cô ấy 50 nghìn. Đến chiều nó đưa lên ô tô về trại Kế.
Con oan quá mẹ ơi, con còn sống ngày nào thì vẫn cứ kêu oan ngày ấy, chẳng lẽ cứ ngậm đắng nuốt cay thế này sao.
Tòa tỉnh xử ngày 26/3/2004, Tòa tối cao ngày 26, 27/7/2004, đến ngày 7/12/2004 thì đi Trại Vĩnh Quang. Tất cả chỉ có như vậy, họ đọc như các cụ đọc sớ. Con không giết người, họ bắt con chứng minh cái gì? Bây giờ chẳng biết nói thế nào nữa, mình đúng họ bảo là sai, họ sai thì cho cái gì cũng đúng. Hay là xã hội là vậy. Còn con sống giữa đất khách quê người. Tất cả anh em trong tù đều mang trên mình tội lỗi khác nhau nhưng con thấy họ mới là con người thật.
Mẹ ơi, tất cả hy vọng của con bây giờ đặt ở nhà. Con ngu quá mẹ ơi. Con không giết người mà sau những lúc ấy đầu óc làm sao, không đủ bản lĩnh lại đi nhận hết tội về mình. Sao mà hèn nhát đến thế để chịu oan ức, lại để tiếng xấu cho đời, khổ nhất là các con của con.
Chỉ còn 40 ngày nữa là con đã 45 tuổi, lúc ở nhà chỉ lo làm ăn, mua cái nọ cái kia cho bằng người. Bảo đi thăm mộ bố cũng không đi được, con ân hận nhất là thế. Nỗi oan này của con và con có mệnh hệ nào thì tất cả tại đội ngũ điều tra. Con còn nhớ tất cả tên họ của họ… Không biết lương tâm họ để đâu cho con phải khổ thế này.
Thôi con dừng thư đây, càng viết nước mắt cứ chảy hoài đâm ra nghĩ lung tung làm cho gia đình đau lòng, xót ruột. Trong lòng con lúc nào cũng nhớ về quê hương, nơi bố mẹ đã sinh ra con. Cho con hỏi thăm tất cả bà con dân làng. Còn con không phải là người giết cô Hoan đâu mẹ ạ. Bảo với vợ và con của con hãy vì thương con nên đừng mua cái gì hết. Chỉ cần mua giấy và phô tô đơn gửi cho con.
Chào mẹ của con
Con trai
Nguyễn Thanh Chấn
- "Án oan 10 năm": Một điều tra viên giờ đã là lãnh đạo công an huyện
- Công an tra tấn ông Nguyễn Thanh Chấn được Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công an khen thưởng (Cầu Nhật Tân). Đó chính là: Thượng tá Đào Văn Biên (Ngô Ngọc Trai). Đào Văn Biên còn bị cáo buộc liên quan tới vụ tra tấn Hàn Đức Long: “Trong quá trình giải quyết vụ án, bị cáo Hàn Đức Longnhiều lần trình bày bị cán bộ điều tra Đào Văn Biên đánh đập nhục hình, hiện ông này là Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bắc Giang, năm 2012 được thủ tướng tặng bằng khen do điều tra vụ Lê Văn Luyện“.
- Chánh án TAND Tối cao hứa giải quyết triệt để vụ án oan 10 năm (DT). - Tòa án, Viện kiểm sát nói gì về án oan 10 năm? (VNN). - Từ vụ tù oan 10 năm bàn về án tử hình (BBC). – Luật sư Ngô Ngọc Trai: Tù oan và lối thoát. - Cần làm rõ chuyện ép cung (NLĐ). - Triệu tập điều tra viên. - Bộ trưởng Công an: Án oan sai giảm đáng kể (VNN).
- Vụ 10 năm oan sai: Ông Chấn sẽ được bồi thường khoảng 520 triệu đồng (LĐ). - Dù sao, Ông Nguyễn Thanh Chấn cũng đủ làm … rung dư luận (TQ). - Ký ức hằn sâu của người tù một thập kỷ kêu oan (VNE). - Người quản giáo và mối linh cảm (ANTĐ).
- VỤ ÁN HÀN ĐỨC LONG: SẮP BỊ THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH DÙ BỊ CÁO KHÔNG NGỪNG KÊU OAN (FB Tin Không Lề).- Tư duy chôn bừa, xả lén (TBKTSG).
- Vụ 10 năm oan sai ở Bắc Giang: Triệu tập điều tra viên gây án oan (LĐ). - Triệu tập những người đẩy ông Chấn vào tù (GTVT). - Án oan 10 năm và lời nhắc người “công bộc” (VNN). Hôm nay là Ngày Pháp luật VN đấy! Coi chừng nó thành “Ngày Luật rừng VN”!
- Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang lên tiếng vụ án oan 10 năm (DT). - Vụ ‘án oan 10 năm’: Ông Chấn sẽ vô tội khi đình chỉ điều tra (TP). - Vụ án Nguyễn Thanh Chấn: Không thể chấp nhận người cầm cân nảy mực để oan sai (Infonet). - Oan sai, ai chịu? (PT).- Khả năng phạm tội của Lý Nguyễn Chung khá rõ ràng (TT).
- Triệu tập điều tra viên nghi ép cung ông Chấn (DT). - Tái thẩm vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn: Ông Chấn tiếp tục là bị can (DT). - Vụ 10 năm oan sai: Các pháp quan, hãy nhảy xuống sông đi (LĐ). - Võ Văn Tạo: Oan án Nguyễn Thanh Chấn: Nói lời xin lỗi mà cũng khó thế a? (DĐXHDS).
- Chống oan sai: Cần một chiếc trống Đăng Văn? (LĐ).- Gần 700 tử tù, có người xin được chết nhưng chưa được chết (LĐ). - Bộ trưởng Trần Đại Quang đề nghị cho phép xử bắn tử tù tới hết năm 2015 (NLĐ). - Đề nghị áp dụng song song hai hình thức tử hình (VnEco).
- Dân kéo đến trụ sở công an tỉnh đòi thả xe cá khô (TT). - Bị chặn bắt xe vô cớ, người dân kéo lên công an tỉnh phản ứng (TN).
- Bình Dương chưa kể hết sự thật về ông Dũng lò vôi? (VNN).
- Thay tám lãnh đạo bốn công ty công ích TP.HCM (TT).
- Thêm một sếp ngân hàng ở miền Tây bị điều tra (MTG).
- Cán bộ ngân hàng PG Bank tráo tiền âm phủ lấy gần 250.000 USD để đánh đề (PL&XH/CafeF).
- Cáp treo Sa Pa : Thảm họa cho du lịch tại « Nóc nhà Đông Dương » (RFI).