Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Sóc Trăng: Phát hoảng với lô trứng vịt màu đỏ máu bất thường


--Thủ quỹ ngân hàng đánh tráo gần 250.000USD thành... tiền âm phủ
Dân Việt - Viện KSND TP.Hải Phòng cho biết vừa phê chuẩn lệnh khởi tố bị can đối với Đỗ Thị Thu Thủy - SN 1971, trú tại phường Cát Dài, quận Lê Chân; nguyên thủ quỹ kho tiền Ngân hàng Xăng Dầu (PG Bank) chi nhánh Hải Phòng - về hành vi trộm cắp tài sản.
Theo tài liệu điều tra, trong thời gian từ tháng 7 - 10.2013, lợi dụng chức danh thủ quỹ tại Ngân hàng PG Bank chi nhánh Hải Phòng, Đỗ Thu Thủy đã rút két 249.000USD và 195.000EUR, thay vào đó 15 thếp tiền đôla vàng mã, đồng thời sửa số dư ngoại tệ để báo cáo.


Sự việc chỉ được phát hiện khi ngày 24.10 ngân hàng này tiến hành kiểm quỹ tiền mặt. Ngay sau đó, ngân hàng báo cho cơ quan công an làm rõ.


-Sóc Trăng: Phát hoảng với lô trứng vịt màu đỏ máu bất thường
Trong lô hơn chục quả trứng vịt được một người dân mua tại chợ phường 2 TP.Sóc Trăng, xuất hiện một quả trứng có màu đỏ máu bất thường.
>> Hé lộ bí mật trong xây dựng Tử Cấm Thành

>> Tàu ngầm Kilo Hà Nội khởi hành về nước chậm vài ngày

Anh Quy, nhà tại phường 2 TP Sóc Trăng cho biết, mới đây khi mua trứng tại chợ về luộc ăn, gia đình anh đã rất hốt hoảng khi trong số hơn 10 quả trứng luộc phát hiện một quả có màu đỏ máu.


Theo anh Quy, phía ngoài quả trứng này không khác gì trứng vịt bình thường, hơi ngả xanh giống những quả trứng được người dân hiểu là trứng chứa nhiều lòng đỏ. Quả trứng lạ này được luộc chung với những quả trứng khác, và không có dấu hiệu bất thường nào.

Quả trứng có màu sắc kỳ lạ với lòng trắng đỏ như máu.

Tuy nhiên, khi đập vỏ, gia đình anh rất hốt hoảng vì toànbộ lòng trắng của quả trứng được thay thế bằng một màu đỏ, ướt hơn lòng trắng thông thường. Lòng đỏ vẫn giữ nguyên màu. Trứng không có mùi bất thường, nhưng do nghi ngờ đây là trứng giả hoặc trứng có độc, gia đình đã không dám ăn mà gói và bảo quản trong tủ lạnh.

Anh Quý cho biết, gia đình hàng ngày vẫn mua trứng trong các sạp tại chợ. Đây cũng là lần đầu tiên mua phải quả trứng có màu sắc kỳ lạ này. Anh cũng khẳng định, quả trứng không bị ung hay là trứng vịt ấp, do lòng đỏ vẫn được bảo quản gần như nguyên vẹn.

Nhiều người nghi ngờ đây có thể là một quả trứng bắc thảo, nhưng theo anh Quy, trứng bắc thảo không được bán chung với các loai trứng thông thường, do thời gian ủ trứng rất dài, thường phải một vài tháng. Hơn nữa, lòng trắng trứng bắc thảo phải trong suốt như thạch, có màu nâu đen hoặc nâu chè. Đặc biệt, lòng đỏ quả trứng phải chuyển thành màu xanh xám hoặc xanh đen, chứ không thể còn nguyên màu vàng như vậy.

Trước đó, vào tháng 12.2012, một người dân ở Tây Ninh cũng mua phải quả trứng vịt có phần lòng trắng màu hồng. Lòng đỏ phía trong vẫn còn nguyên vẹn, nằm chính giữa chứ không lệch như trứng luộc bình thường. Phía trong quả trứng tỏa mùi hôi khó chịu.

- An toàn vệ sinh thực phẩm: Vẫn hiển hiện mối lo (TTXVN).


-

Hàng loạt đồ Tàu bị yểm chất lạ

- Không chỉ dừng ở hoa quả, thực phẩm, sữa... mà hàng loạt đồ dùng có xuất xứ từ Trung Quốc cũng khiến người tiêu dùng lo sợ do chứa chất độc hại.
Từ bình nước có chất lạ rất độc 
Kết quả thử nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 cho thấy,  chất lạ để ở đáy phích Trung Quốc có các thành phần: SiO2 74,2%; hàm lượng một số kim loại Cd 0,77 mg/Kg, Pb 7,27 mg/Kg, As 4,59 mg/Kg, Hg 0,66 mg/Kg. 
Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân có các phích nước trên không mở gói cát, không ngửi, hít gói cát và không làm rơi vãi cát ra bên ngoài. Các gói cát đã tháo ra khỏi phích nước nên xử lý như xử lý rác thải nguy hại. Nếu dùng phích đựng nước ăn uống, sau 24 giờ nên lấy mẫu nước xét nghiệm hạm lượng kim loại, nếu vượt mức cho phép phải cấm lưu hành loại phích nước này.
Trung Quốc, hóa chất, độc hại, hàng hóa, độc tố, thực phẩm bẩn, hoa quả
Trong đáy bình phích Trung Quốc có chứa gói chất lạ
Trước đó, Bưu điện Trà Tiên, huyện Tiên Phước, Quảng Nam đã tặng cho 13 người đăng ký để mua Bảo hiểm nhân thọ Bưu điện một phích nước loại 0,5 lít nước có vỏ bóng được mọi kim loại Inox, chiều cao khoảng 25cm, bề rộng vòng tròn bằng cái ly uống nước. Vỏ bình toàn chữ Trung Quốc, dưới đáy vỏ bình có chữ “Made in China”... không hề có nơi sản xuất cũng như nhãn mác, hiệu sản phẩm. Người dân đem bình phích về sử dụng phát hiện dưới đáy bình có chứa một gói nilông chứa bột lạ dạng hạt cát mịn, có màu đen sẫm, hơi trong bình bay ra có mùi khét, ai ngửi chất đó cảm thấy khó thở xây xẩm mặt mày, cổ họng khô, rất thích uống nước.
Đến ca giữ nhiệt 
Sáng 22/8, anh Trần Hoàng Thắng (SN 1977, ngụ ấp 2, xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đã giao nộp cho công an một chiếc ca giữ nhiệt loại 1 lít, hiệu Bangong do Trung Quốc sản xuất vì nghi có chất độc. Theo lời anh Thắng, chiếc ca này được anh mua tại chợ Long Khánh từ tháng 2/2013 và đem về nhà cất giữ, không dùng đến. Vào ngày 21/2, trong một chuyến đi câu cá, anh Thắng pha cà phê đổ vào chiếc ca rồi mang theo. Sau khi uống vài ngụm, anh thấy trong người rất khó chịu, đầu óc quay cuồng, muốn ngất xỉu nên không uống nữa, bỏ dỡ buổi đi câu.
Trung Quốc, hóa chất, độc hại, hàng hóa, độc tố, thực phẩm bẩn, hoa quả
Chiếc ca được cho là chứa chất độc hại được anh Trần Hoàng Thắng giao nộp cho công an xã Xuân Hòa 
Hôm sau, anh Thắng tiếp tục pha cà phê và đổ vào chiếc ca để uống. Sau khi uống khoảng 10 phút, hiện tượng như hôm trước lặp lại. Tò mò, anh đục, khoét chiếc ca để xem bên trong lớp bọc bằng kim loại có chứa thứ gì. Anh Thắng phát hiện bên trong nắp đậy và đáy chiếc ca có chứa 2 bịch bột màu nâu, trọng lượng khoảng 200 gram và bốc mùi rất khó chịu.
Và đĩa Trung Quốc chứa gói chất lạ
Ngày 8/4, bà Nguyễn Thị Thơ (xóm 4, Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội) phát hiện hai gói lạ nhỏ dính vào giữa hai lớp đĩa trong một chiếc đĩa bị vỡ. Đây là loại đĩa sứ in hình hoa hồng, mặt sau chiếc đĩa có chữ “Made in China”. Quan sát kỹ thì thấy chiếc đĩa này có những biểu hiện khác thường so với những chiếc đĩa sứ thông thường. Chỉ một lớp mỏng phía trên mặt đĩa và phần đáy đĩa được làm bằng sứ, còn lớp viền phía dưới đĩa được tráng bằng một lớp màu trắng đục hơn. Đặc biệt, lớp dưới ở phần đĩa bị vỡ được làm bằng hợp chất nhựa dẻo có màu vàng đục trông rất đáng ngờ.
Trung Quốc, hóa chất, độc hại, hàng hóa, độc tố, thực phẩm bẩn, hoa quả
Hai gói "lạ" màu trắng trong đĩa sứ Trung Quốc
Hiện không rõ bên trong hai gói “lạ” này chứa chất gì. Cũng chưa biết liệu có còn những vật lạ nào dưới lớp đĩa chưa bị vỡ. 
Rồi dép gây ngứa, nhức chân
Cuối tháng 3//2013, người dân Phú Yên hoang mang khi hay tin dép nhựa xuất xứ Trung Quốc chứa chất lạ, người dùng một thời gian liền bị ngứa chân, đau nhức; cắt dép ra người ta thấy có bột trắng, mùi khó chịu...
Trung Quốc, hóa chất, độc hại, hàng hóa, độc tố, thực phẩm bẩn, hoa quả
Dép Trung Quốc gây ngứa chân ở Phú Yên
Trước đó, người dân sống ở khu vực chợ Thành Công (Ba Đình, Hà Nội) cũng nghi vấn dép Trung Quốc có chứa hóa chất độc hại gây nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng.
Tháng 9/2008, giày, dép Trung Quốc đã bị tẩy chay ở một số nước trên thế giới vì có hàm lượng hexavalent chromium (crom hóa trị sáu) vượt mức cho phép, có thể gây ung thư cho người sử dụng.
Áo ngực chứa túi chất lạ
Cuối năm 2012, nhiều phụ nữ ở Quảng Nam phản ánh với cơ quan chức năng về chất lỏng và những viên màu trắng chứa trong chiếc áo nịt ngực nhãn hiệu Trung Quốc mà họ mua, khi sử dụng thấy ngứa ngáy khó chịu ở vùng ngực, tức ngực, khó thở. Khi dùng dao mổ hai đường của phần túi trong nâng ngực, thấy có chứa hai gói dung dịch chất lỏng màu trắng kèm theo sáu viên thuốc màu trắng. 
Trung Quốc, hóa chất, độc hại, hàng hóa, độc tố, thực phẩm bẩn, hoa quả
Những viên thuốc màu trắng phát hiện trong áo ngực hiệu Trung Quốc
Tại Hà Nội cũng phát hiện nhiều loại áo ngực tương tự, bên trong hoặc độn miếng cao su dẻo, màu trắng trong, có nhiều lỗ hoặc bằng dung dịch trắng sữa, mỗi bên có ba hạt nhựa có thể di chuyển nếu dùng tay tác động. Khi cắt túi đựng dung dịch, chất lỏng chảy ra phảng phất mùi ngai ngái và gây ngứa.
Kết quả kiểm nghiệm 2 chất lạ trong áo ngực phụ nữ cho thấy, chất lỏng là dầu khoáng (mineral oil) và các viên hình cầu chứa trong gói dung dịch có thành phần chính là polystyrene, có thể gây ung thư cho người tiếp xúc trực tiếp.
Dân Việt - Sáng nay, 5.11 Cục Quản lý nông lâm thuỷ sản (Bộ NNPTNN) đã công bố kết luận điều tra xác minh sản phẩm “sườn bò hảo hạng” của công ty TNHH Sa Sa (Hà Nội) bị nghi là làm bằng xốp và hoá chất độc hại.
Kết quả cho thấy sản phẩm được ghi trên nhãn là “sườn bò” tuy nhiên thành phần chính cũng được ghi trên nhãn gồm: Bột mỳ, nước, dầu thực vật, đường , muối ớt, bột gia vị, mì chính và phụ gia hương liệu..., tuyệt nhiên không có vị bò hay thịt bò đã vi phạm quy định ghi nhãn gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, nguyên liệu sản xuất cũng không phải là mút xốp như báo chí đã phản ánh.



Sản phẩm “Sườn Bò hảo hạng” của công ti TNHH Sa Sa Hà Nội
Đại diện Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thuỷ sản còn cho biết: Địa chỉ sản xuất ghi trên bao bì là Cụm 4 – Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội là không đúng với địa chỉ sản xuất hiện tại. Cơ sở này đã chuyển sang địa chỉ mới nhưng bao bì vẫn ghi địa chỉ cũ. Cơ sở sản xuất tại địa chỉ mới cũng chưa được công nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Căn cứ kết quả xác minh, Cục đã có văn bản gửi Sở Công thương Hà Nội kèm theo hồ sơ, mẫu sản phẩm đã được lấy để tiếp tục xử lý.

Snack Sườn bò hảo hạng của công ty TNHH Sa Sa đang bị người tiêu dùng nghi vấn làm từ xốp bẩn tẩm hoá chất độc hại. Sản phẩm có mùi rất khó chịu, dai như nhựa và được bán với giá siêu rẻ chỉ từ 1.000 – 2.000 đồng một miếng to bằng bàn tay.

Mặc dù cơ sở sản xuất chưa được công nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng sản phẩm này vẫn quảng cáo trên bao bì là “sản phẩm đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” , “sản phẩm mới nhất tại Việt Nam”.

Hiện sản phẩm chưa đủ chất lượng vệ sinh này vẫn đang được bày bán tràn lan trên thị trường, đặc biệt là ở các cổng trường tiểu học, THCS và bán chạy nhất với đối tượng là trẻ em.

Trước đó, cuối năm 2012 công ty TNHH Sa Sa Hà Nội đã bị Đội Quản lý thị trường số 12 thu giữ hàng trăm ngàn gói bim bim gà, bò… nhãn hiệu Sa Sa và hơn sáu tấn nguyên phụ liệu TQ gồm bột ngọt, bột ớt khô, bột khoai tây, bột thịt gà, dung dịch hương vị, chất tạo ngọt cyclamate… Đáng nói là công nghệ làm snack, bim bim của công ti này được bốn “chuyên gia” TQ chuyển giao công nghệ.

Kết quả kiểm nghiệm từ Sở Y tế Hà Nội cho thấy, các sản phẩm của Sa Sa bị thu giữ bên cạnh việc sử dụng chất tạo ngọt cyclamate còn chứa phẩm màu hữu cơ tổng hợp có thể gây ung thư cho người dùng.

- Đã có kết luận vụ nghi vấn “sườn bò thơm cay được làm từ… xốp” (LĐ).


Những ngày gần đây, trên mạng xã hội Facebook đang rộ lên thông tin sản phẩm “sườn bò thơm cay” của Công ty TNHH Sa Sa sản xuất không phải làm từ các nguyên liệu như quảng cáo trên bao bì mà là từ xốp bọc hoa quả, khiến các bậc phụ huynh vô cùng hoang mang.
Nghi vấn sườn bò thơm cay được làm từ "xốp"?

Nickname Nguyễn Hạnh chia sẻ: “Chiều đi đón con, trên đường đi mình thấy 2 bạn nhỏ chia nhau miếng thịt bò rất to và ăn rất ngon. Mình đã nhìn miếng này ở trên Facebok và có một mẹ cảnh báo đó là miếng xốp được tẩm ướp mùi gia vị Trung Quốc thành mùi thịt bò.

Mình thấy y chang, liền hỏi cậu bé mua bao nhiêu, cậu bé bảo cháu mua có 3.000đ mà rất to. Mình bảo đây là miếng xốp, không phải thịt bò và không được ăn đâu, nhưng cậu bé sợ mình không cho ăn nên chạy luôn.

Thấy đằng sau có số điện thoại của cơ sở sản xuất, mình gọi đến thì có người nghe máy. Khi mình hỏi là ở đâu thì người kia cứ ấp a ấp úng là có cơ sở sản xuất ở Hà Tây. Mình giả vờ là người mua buôn thì người này bảo ''em sẽ cho bộ phận gọi lại cho chị'' mà rồi không thấy gọi”.
Các em học sinh chia nhau từng sợi sườn bò thơm cay.

Trước những thông tin làm hoang mang các bậc phụ huynh về thực hư nguyên liệu của sản phẩm sườn bò thơm cay đang rất “hút” các em nhỏ này, thì sản phẩm vẫn đã và đang được bán rộng rãi tại các quầy hàng quanh khu vực cổng trường.

Vào giờ tan học buổi sáng - khoảng 11 giờ và buổi chiều - khoảng 4 giờ 30, các em học sinh ùa ra và chạy đến các cửa hàng này để mua quà vặt. Đa số trong đó lựa chọn gói sườn bò thơm cay với giá chỉ 2.000-3000 đồng/gói.

Khi được phóng viên hỏi có nghe thông tin sườn bò thơm cay này làm từ xốp không, một học sinh của Trường Tiểu học Láng Thượng (Đống Đa, Hà Nội) hồn nhiên trả lời: “Cháu không biết, cháu chỉ thấy rất thơm và ngon, có vị cay cay ngọt ngọt nên thích ăn”.

Một người bán hàng gần cổng trường tiểu học này chia sẻ: “Ai mà biết nó làm từ cái gì. Trẻ con rất thích ăn nên cũng bán được vài chục gói một ngày”.

Theo thông tin trên bao bì, sản phẩm được làm từ bột mì, nước tinh khiết, dầu thực vật, đường, muối, hương liệu tự nhiên… tạo ra mùi vị rất thu hút các ''thượng đế nhí''. Nhà sản xuất không ngần ngại quảng cáo đây là “sản phẩm mới nhất tại Việt Nam” và “sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”. Trong khi đó, vào tháng 9.2012, đoàn thanh tra liên ngành ATVSTP Hà Nội đã kiểm tra và phát hiện nhiều sai phạm về ATVSTP, đã tiến hành lập biên bản và tạm đình chỉ hoạt động sản xuất đối với Công ty TNHH Sa Sa.

Phóng viên đã làm một thí nghiệm nhỏ với sản phẩm sườn bò thơm cay và sườn hổ. Khi mở túi sản phẩm, lúc đầu có mùi thơm cuốn hút, nhưng ngửi kỹ sẽ có mùi hắc và khi rửa tay bằng xàbông vẫn rất khó bay mùi.
Sản phẩm có màu sắc khá giống thịt bò và có mùi thơm hấp dấn.

Sản phẩm có màu sắc khá giống thịt bò và ép miếng khá to, có thớ dọc. Kéo miếng “sườn bò” theo chiều dọc thì rất dai. Miếng sườn hổ không bị ép mỏng, nên có thể thấy rõ các lỗ trên miếng "sườn” tựa như lỗ trên tấm xốp.
Nhìn rõ các lỗ trên miếng "sườn hổ" giống như trên miếng xốp.

Ngâm sản phẩm trong nước khoảng 5 phút thì màu đỏ ban đầu mất dần đi, trở thành màu nhờ nhờ và tách ra thành từng thớ dọc chứ không bị nát.
Miếng "sườn bò" ngâm trong nước tách ra thành thớ dọc và có màu nhờ nhờ.

Kết quả xét nghiệm: Chủ yếu từ... bột mì

Không hề có thành phần thịt bò và cũng chẳng có thành phần xốp như nhiều người nghi ngờ, sản phẩm "sườn bò thơm cay" của Cty TNHH Sa Sa (Hà Nội) sau khi kiểm tra được xác định là làm chủ yếu từ... bột mì.
Khẳng định trên được Cục Quản lý nông-lâm-thủy sản (Bộ NNPTNT) đưa ra vào hôm qua - 5.11, sau khi có công văn của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đề nghị làm rõ thành phần của sản phẩm nói trên.
Công văn này được gửi đi khi nhiều phụ huynh, người sử dụng sản phẩm nghi ngờ sản phẩm này làm bằng xốp và hóa chất độc hại.
Ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý nông-lâm-thủy sản - cho biết, kết quả sản phẩm “sườn bò thơm cay” của Công ty TNHH Sa Sa (Hà Nội) được làm từ bột mỳ, nước, dầu thực vật đường, muối ớt, bột gia vị, mỳ chính và phụ gia hương liệu.
Việc ghi tên nhãn “sườn bò thơm cay” trong khi thành phần không có thịt bò như vậy đã vi phạm quy định ghi nhãn, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Như Tiệp cũng đồng thời khẳng định, thành phần ghi trên nhãn cho thấy, sản phẩm này không phải là mút xốp tẩm hóa chất.
Địa chỉ ghi trên bao bì của sản phẩm là “Cụm 4 - Sơn Đồng - Hoài Đức - Hà Nội” không đúng với địa chỉ sản xuất.
Đây chỉ là địa chỉ cũ của cơ sở. Cơ sở sản xuất đã chuyển đến địa chỉ mới, nhưng chưa được công nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.
Hiện Sở NNPTNT Hà Nội đã có văn bản kèm mẫu sản phẩm gửi Bộ Công Thương, Sở Công Thương Hà Nội để tiếp tục xử lý.



- Gas dỏm lộng hành (Tin nóng).- Thương hiệu Việt khốn khổ vì hàng giả (TN).- Kinh hoàng măng ‘ngậm’ axít (TP). - Măng ngon, đặc sản núi rừng thơm rực hóa chất (VNN).




- ĐẶC SẢN… MỲ TÔM, Ở VÙNG BIÊN THÀNG TÍN (AABC/ Mai Thanh Hải).

- Nhiều thanh niên Việt bị đẩy vào tình trạng “sống mòn” (Người Việt).

-"Nữ phó phòng lộng hành khắp tỉnh" nộp đơn kiện rồi biệt tăm!
Người Lao Động
(NLĐO)- Nộp đơn kiện và thuê luật sư nổi tiếng hẳn hoi, song cả 3 lần tòa triệu tập, nguyên đơn Trần Hồng Ly đều vắng mặt! Sau vụ "quậy" UBND tỉnh và mang thai giả để tránh án kỷ luật buộc thôi việc, vị nữ phó phòng tai tiếng một thời tiếp tục tạo “scandal” ..




"Ăn gian" của bệnh nhân 2,3 tỷ: Bệnh viện huyện Cái Nước nói gì?
Đời Sống & Pháp Luật
(ĐSPL) - Nhận tài trợ, quà biếu tặng hơn 8 tỉ đồng; thu từ hoạt động liên doanh liên kết hơn 4,3 tỉ đồng, khấu hao tài sản gần 300 triệu đồng là những con số sai phạm khác của bệnh viện huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Sau khi làm rõ về vụ việc "thu thừa" phí ...
Bệnh viện 'ăn gian' 2,3 tỷ đồng tiền xét nghiệm của bệnh nhân
BV huyện thu sai tiền xét nghiệm đến hàng tỷ đồng



- Phụ huynh, bác sĩ căng thẳng ngày đầu vaccin Quinvaxem được sử dụng lại (DV).


- Thành liệt sỹ khi đi tìm hài cốt liệt sỹ (VNN). - Trả lại tên cho… anh (VNN).

- NGHỊCH LÝ Ở U MINH HẠ – BÀI 3: Sẽ xóa cơ chế lỗi thời để rừng sinh lợi (PLTP).

- Điên vì… thế giới ảo (Bài 2) (PT).

- Mưa lớn, triều cường “biến” Sài Gòn thành sông (KP).

- Hàng trăm triệu người trên thế giới có nguy cơ nhiễm độc (DV).



- Nhà nghiên cứu Mỹ: Việt Nam cấm chia sẻ tin trên mạng là ‘điên rồ’ (VOA).

- Dân Ứng Hoà tiếp tục kéo tới vườn hoa dân oan (Lê Hiền Đức).

- Nguyễn Ngọc Lanh: Giáo dục, Y tế: Hai ngành cuối cùng…* (Boxitvn). - Tăng cường quản lý Nhà nước về hành nghề y, dược ngoài công lập: “Đừng nhìn một cái cây mà quên cả cánh rừng” (Giadinh.net).

- Ngăn chặn tình trạng cá nhân núp bóng “tập thể chịu trách nhiệm” (GDVN). - Hết nhiệm kỳ, GĐ vẫn tại vị: Cấp trên chậm trễ? (KP).


- Thượng sĩ công an bắt chủ nhà trọ gọi gái phục vụ? (TN).

- Lập luận lạ của công an về mũ bảo hiểm (?!) (NLĐ). - Bức xúc vì bị xử phạt đội nón bảo hiểm “dỏm” (NNVN).-- Bài báo 7 năm trước của Tiền Phong kêu oan cho ông Chấn (TP). - Lời kể chấn động của người ngồi tù oan suốt 10 năm (DT). - Ông Nguyễn Thanh Chấn: “Tôi bị bắt tập cầm dao, bê xác” (PLTP/GDVN). - Khi cán cân Công lý “lệch một ly”… - Bộ trưởng Công an: Xử lý nghiêm minh tập thể, cá nhân vụ “tù oan 10 năm” (Infonet). – Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn bị tù oan: Phải xem xét khi có kêu oan liên tục (TT). – ĐB Dương Trung Quốc: Vụ tù oan 10 năm: “Cứ xét xử oan sai lại lấy tiền nhà nước ra để bồi thường” (Infonet).

- Chuyện chưa kể đằng sau vụ ‘tù oan 10 năm’ (VNN). - Suy diễn vô lối tại các phiên xử ‘vụ án oan 10 năm’ (TP). - Quặn đau nghe ông Chấn kể về việc bị lấy lời khai (TP). - Ký ức kinh hoàng gần 4.000 ngày oan trái (VNN). - Oan án làng Me (NNVN). - Sẽ còn nhiều vụ oan sai nếu nguyên tắc suy đoán vô tội không được tôn trọng (SGTT). - Công lý 30 hèo và những Trùm Sò đương đại (LĐ). - Vụ 10 năm ngồi tù oan: Sẽ truy trách nhiệm với cán bộ làm sai (GDVN).

- Vụ 10 năm tù oan: Nỗi nhục – vì nhục dục (Đào Tuấn). - KHÓC CHO AI? (FB Sao Hồng). - Văn Công Mỹ – . - Ngày mai xử tái thẩm vụ “chung thân do giết người” (Lương Kháu Lão). – Nguyễn Trang Nhung: Các lý lẽ ủng hộ và chống đối hình phạt tử hình (Cùi Các).




- “ĐẠI ÁN” THAM NHŨNG: 10/11 BỊ CÁO CÓ MẶT TẠI TÒA (Tân Châu). – Lê Diễn Đức: Chống tham nhũng, nói ra chỉ để mà nói (Blog RFA).



- Đại biểu Quốc hội – Thượng tọa Thích Thanh Quyết: Vật chất tuy còn những khó khăn, nhưng an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo (CAND). “Trên thực tế, chính những kẻ tung ra các luận điệu bịa đặt, vu khống đó mới vi phạm dân chủ, nhân quyền nhất. Cái dân chủ, nhân quyền của Việt Nam phù hợp hoàn cảnh văn hóa, lễ nghi tôn giáo của người Việt Nam, họ không hiểu được hoặc cố tình không hiểu rồi cứ nhìn từ góc nọ sang góc kia“. - Facebooker Tin Không Lề: “Trong đạo Phật có ‘Ngũ giới’, tức là năm điều cấm không được làm của Phật tử, đó là: Không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không dùng chất gây nghiện. Đã đi tu mà ông Thích Thanh Quyết ra làm đại biểu quốc hội, làm sao tránh khỏi nói dối?” - Không thể kết luận tự do tôn giáo ở Việt Nam có vấn đề! (DLB).- Những con sâu chúa máy tính có bản quyền (DLB).

- Lãng phí ngàn tỉ cùng lắm bị phê bình (TT). - Chống lãng phí: Phải quy rõ trách nhiệm người đứng đầu (PLXH). - Ra quyết định gây lãng phí phải bị xử lý (PLTP). - ĐBQH Trần Du Lịch: “Người ta lãng phí để chi cho tham nhũng…” (LĐ). - Hà Nội đầu tư 15 tỷ đồng xây 14 nhà vệ sinh (DT).

- Ngụy biện, ngụy biện hết! (LĐ).


- Không phong bì, vắng lắm! (LĐ). - KINH TẾ … HỌP ! (Ngô Minh).
- Vụ thai lưu khi chờ sinh: Giám đốc bệnh viện “xin lỗi” gia đình sản phụ (DT). - TPHCM: “Chết điếng” vì bác sĩ phá thai… nhầm? (TP/LĐ).

- Bệnh viện huyện thu sai tiền xét nghiệm đến hàng tỷ đồng (DV).- Nghệ An: Thai nhi chết bất thường, bệnh viện chỉ xin lỗi (PNTP). - Sự thật vụ “truyền nhầm nhóm máu cho sản phụ” ở Sơn Tây, Hà Nội (PL&XH). – Thừa Thiên-Huế: Bệnh nhân tử vong do chuyển viện quá chậm? (VOV).

- Vụ cắt nhầm hai quả thận: Luật sư của bệnh viện xin hoãn hòa giải (MTG). - Vụ bác sĩ cắt 2 quả thận: “Tòa sẽ có phán quyết công bằng!” (DT). - Xử lý các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân sai phạm: Rút giấy phép hành nghề thay vì chỉ phạt hành chính? (PL&XH).



- Đẩy xe bán xôi, ngô: Cả làng xây nhà lầu (VEF).

- Thế giới ngầm của dân lô đề – Kỳ 3: ‘Đánh đề ra đê mà ở’ (TN).

Tổng số lượt xem trang