--Chẳng điều ác nào họ không làm được (Lữ Giang)
Hàng năm, cứ đến ngày 2 tháng 11, nhiều người và đoàn thể đã cùng nhau tổ chức lễ tưởng niệm cố tổng thống Ngô Đình Diệm, ông cố vấn Ngô Đình Nhu và các chiến sĩ đã vị quốc vong thân. Tại sao nhiều người Việt đã coi ngày 2 tháng 11 như một ngày quốc tang ?
-Khi số phận bị Mỹ định đoạt
-Một nhân chứng lịch sử nữa ra đi
* Trong chính quyền:
* Trong ban lãnh đạo Đảng Cần Lao có trụ sở ở số 23 đường Phùng Khắc Khoan, Quận 1, Sài Gòn:
Nhưng sau khi ông Điệm và ông Nhu bị giết, người ta chỉ thấy còn một người duy nhất tự nhận mình là đảng viên Đảng Cần Lao, tiếp tục công khai đứng ra tuyên dương không mệt mỏi những công trạng mà ông Diệm đã làm cho đất nước nhưng bị Mỹ giết vì không đồng ý để cho Mỹ đem quân vào miền Nam Việt Nam, người đó là ông Cao Xuân Vỹ. Vậy ông Cao Xuân Vỹ là ai?VÀI NÉT VỀ ÔNG CAO XUÂN VỸ
Ông Cao Xuân Vỹ sinh ngày 1.2.1920 tại làng Thịnh Mỹ, xã Cao Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông thuộc dòng dõi của ông Cao Xuân Dục (1843 – 1923) vốn là Thượng Thư Bộ Học (1905) dưới thời vua Thành Thái và Cơ Mật Viện Đại Thần - Phụ Chính Đại Thần dưới thời vua Duy Tân. Theo gia phả, ông Cao Xuân Dục sinh ông Cao Xuân Tiếu, ông Tiếu sinh ông Cao Xuân Tảo và ông Tảo sinh ông Cao Xuân Vỹ.
Lúc nhỏ ông Vỹ học trung học tại Nghệ An và đại học tại Hà Nội, nhưng học chưa xong thì năm 1945 Việt Minh cướp chính quyền, ông phải nghỉ học. Năm 1946, khi thương lượng với Pháp bất thành, ngày 18.12.1946 Việt Minh ra lệnh tản cư, rút khỏi thành phố Hà Nội. Ông Cao Xuân Vỹ đã cùng với 36 trí thức, sinh viên và thanh niên tản cư về Liên Khu IV gồm các tỉnh Thanh Hòa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông Vỹ cho biết những người cùng đi với ông lúc đó có các ông Trần Chánh Thành, Trần Hữu Dương, Hồ Đắc Điềm, Phạm Thành Vinh, Nguyễn Duy Quang, Phan Huy Xương (anh của bác sĩ Phan Huy Đán tức Phan Quang Đán), Tôn Thất Trạch v.v...
Đầu năm 1953, theo lệnh của Stalin và Mao Trạch Đông, Việt Minh bắt đầu thi hành chế độ giảm tô và cải cách ruộng đất, nhiều địa chủ và trí thức bị giết nên ông và nhiều người phải tìm cách trốn khỏi Liên Khu IV. Nhờ có người chú họ ở trong tổ chức Việt Minh cấp cho một giấy thông hành, ông trốn qua Phú Nhạc, Phát Diệm, nơi có khu an toàn của người Công Giáo. Từ đó ông ra Hà Nội và gặp lại các ông Đặng Văn Sung, Phan Huy Quát… là những người đã từng hoạt động chung với ông thời 1945.
Cuối năm 1953 ông vào Sài Gòn gặp lại ông Trần Chánh Thành. Lúc đó ông Thành đang tập sự hành nghề luật sư với Luật Sư Trương Đình Du, làm tờ báo Xã Hội với ông Ngô Đình Nhu và tham gia Phong Trào Đoàn Kết Quốc Gia vì Hòa Bình do ông Nhu thành lập. Ông Thành đã giới thiệu ông với ông Nhu.
Ngày 16.6.1954 Quốc Trưởng Bảo Đại ký Sắc Lệnh cử ông Ngô Đình Diệm làm Thủ Tướng thay ông Bửu Lộc. Ngày 25.6.1954 ông Diệm về nước chấp chánh. Ngày 6.7.1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ và ngày 7.7.1954 bắt đầu nhận chức.
Tháng 8 năm 1954, Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng được chính thức thành lập. Ông Cao Xuân Vỹ gia nhập tổ chức này. Ban lãnh đạo Đảng có 5 phòng. Ông Vỹ tham gia vào Phòng 4 đặc trách về kinh tài. Phòng 4 có 5 người là các ông Huỳnh Văn Lang, Bùi Kiện Thành, Cao Xuân Vỹ và Đỗ La Lam.
Trước năm 1945, ông Cao Xuân Vỹ có dự một khóa huấn luyện về thể dục và thể thao ở Phan Thiết do Tổng Cục Thể Dục, Thể Thao và Thanh Niên tổ chức. Đây là tổ chức thuộc quyền điều hành của Thiếu Tá Maurice Ducoroy, Tổng Ủy Viên Thể Thao và Thanh Niên tại Đông Dương của Pháp. Do đó, năm 1958 ông Diệm đã cử ông Vỹ đi làm Tổng Giám Đốc Thanh Niên và Thể Thao trực thuộc Bộ Lao Động và Thanh Niên do ông Nguyễn Tăng Nguyên làm Tổng Trưởng. Khi ông Nhu thành lập Đoàn Thanh Niên Cộng Hòa, ông Nhu làm Thủ Lãnh, còn ông Cao Xuân Vỹ làm Phó Thủ Lãnh kiêm Trưởng Đoàn. Trong thực tế, việc tổ chức và điều hành Thanh Niên Cộng Hòa đều do ông Vỹ.MỘT NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ
Thời ông Ngô Đình Diệm cầm quyền, tôi còn là một sinh viên nên không biết được chính xác những chuyện gì đã thật sự xảy ra bên trong chính quyền. Nhưng phương pháp luật học và kinh nghiệm trong ngành luật đã chỉ cho tôi cách thức truy tầm và đánh giá các tài liệu lịch sử.
Bộ “Foreign Relations of the United States” (FRUS) do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lần lượt ấn hành gồm mấy chục cuốn, công bố hầu hết các văn kiện liên hệ đến cuộc chiến Việt Nam từ 1945 đến 1967 là những tài liệu chính đã giúp chúng ta nắm vững chính sách từng giai đoạn của Hoa Kỳ và các sự việc đã xảy ra. Hàng chục ngàn trang tài liệu được giải mã tiếp theo đã giúp làm sáng tỏ hơn nhiều bí ấn của lịch sử.
Căn cứ vào các tài liệu này, chúng tôi bắt đầu phỏng vấn các nhân chứng xem những điều mô tả trong sử liệu có thật sự đúng như vậy không, những chuyện gì sử liệu chưa nói hết hay nói không đúng, v.v. Ông Cao Xuân Vỹ là một trong những người giúp tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu các biến cố dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Ròng rã trong 15 năm, tôi phải lui tới gặp ông nhiều lần để làm sáng tỏ một số vấn đề. Có những vấn đề ông không nắm vững, ông đã giới thiệu các nhân chứng khác cho tôi phỏng vấn.
Từ việc ông Điệm được Bảo Đại đưa về chấp chánh, đến việc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ quyết định Pháp phải rời khỏi miền Nam, truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp, thành lập một chế độ độc đảng như Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Đài Loan ở miền Nam Việt Nam để chống Cộng Sản… đến việc giết ông Diệm để đổ quân vào miền Nam, đều được đem ra thảo luận. Rất nhiều sự kiện do sử liệu tiết lộ hoàn hoán khác với những gì thường được viết trên báo chí hay sách vở.
Có hai câu chuyện do ông Vỹ tiết lộ đã gây nhiều tranh luận, đó là việc ông Ngô Đình Nhu đi gặp Phạm Hùng ở Bình Tuy và việc ông Ngô Đình Diệm rời khỏi Dinh Gia Long tối 1.11.1963. Chúng tôi xin nói qua hai vấn đề này.CHUYỆN ÔNG NHU GẶP PHẠM HÙNGChuyện ông Ngô Đình Nhu gặp Phạm Hùng tại Bình Tuy được Tướng Trần Văn Đôn viết trong cuốn “Việt Nam nhân chứng” xuất bản năm 1989. Nhưng Tướng Đôn viết sai cả ngày tháng lẫn sự kiện vì ông chỉ “nghe nói”. Chuyện này được ông Cao Xuân Vỹ kể lại cho ông Minh Võ nghe trong cuộc phỏng vấn ngày 14.6.2012 khi đầu óc ông không còn minh mẫn vì tuổi già.
Cuối năm 1962, Hà Nội được tin Mỹ sẽ can thiệp quân sự vào Việt Nam nên tìm cách thỏa hiệp với chính phủ Ngô Đình Diệm để ngăn chận sự can thiệp này. Diễn biến của cuộc vận động này đã được nói rất rõ trong cuốn “The War of The Vanquished” của Mieczyslaw Maneli và cuốn “A Death in November. The Struggle for Indochina” của bà Ellen J. Hammer, nhất là trong phúc trình ngày 26.9.1963 của CIA. Căn cứ vào các tài liệu đó, chúng tôi có phỏng vấn ông Cao Xuân Vỹ về việc ông tháp tùng ông Nhu đi gặp Phạm Hùng ở Bình Tuy. Câu chuyện ông kể lại không gióng những gì đang được nhóm Giao Điểm lưu truyền.
Chính ông Mieczyslaw Maneli, Trưởng Đoàn Ba Lan trong Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến là người làm trung gian giữa hai bên. Người đứng ra thúc đẩy chuyện này là Tổng Thống De Gaule qua Đại Sứ Lalouette của Pháp ở Sài Gòn. Nhưng ông Nhu biết rõ âm mưu của Hà Nội, nên cuối cùng ông nói rằng “Người Mỹ là người duy nhất trên trái đất dám giúp Nam Việt Nam” (The Americam are the only people on the earth who dare to help South Vietnam) và ông từ chối đề nghị của Tổng Thống De Gaule.
Đại Sứ Lalouette rất thất vọng khi nghe tin này. Vì đoán chắc Mỹ sắp loại bỏ ông Diệm và ông Nhu, ông đã nói với ông Maneli: “Nếu ông ta (ông Nhu) không từ bỏ những ảo ảnh này, ông ta sẽ mất. Đó là một sai lầm thê thảm.”
“Chân thật nghĩ là chân thật, phi chân biết là phi chân,
Xin dùng lời kinh Pháp Cú này để tiễn đưa ông.
Mỹ Đã Thấy Mất Nam VN Từ Cuối Năm 1961
Miền Nam Việt Nam có thể đã được trợ cứu không?: Could South Vietnam Have Been Saved? (WSJ 28-6-144) -- Bài của Mark Moyer, một tác giả Mỹ cực kỳ phản động, nhưng nên đọc để thấy ở Mỹ vẫn còn nhiều người nghĩ như anh ta..
Sách mới về bà Ngô Đình Nhu: Searching For Madame Nhu (Daily Beast 24-9-13)
- Đi tìm sự thật về “bà cố vấn” của chế độ Diệm – Nhu (kỳ 2) (LĐ). Đi tìm sự thật về “bà cố vấn” của chế độ Diệm – Nhu (kỳ 1).
Một cuốn sách mới về Ngô Đình Điệm: Diem’s convictions led to his downfall, Miller says (Darthmouth 25-9-13)
Sách mới về tội diệt chủng của Nixon & Kissinger: ‘The Blood Telegram: Nixon, Kissinger, and a Forgotten Genocide’ by Gary J. Bass (WP 5-10-13) -- Người điểm là Neil Sheehan (A bright shining lie)
50 năm nhìn lại phong trào đô thị chống Ngô Đình Diệm 1963 (HV 17-9-13)
- Lần đầu tiết lộ chuyện giới tính và con rơi của Ngô Đình Diệm (giadinh.net).
Vì sao Diệm cho ném bom tàu chở tù ra Côn Đảo? (KT 8-7-13)
"Cuộc mặc cả triệu đô" trước giờ hành quyết Ngô Đình Cẩn (KT 20-6-13)
Công bố 300 bức ảnh thật nhất về chiến tranh VN (KP).
- NXB Đức mua bản quyền hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình (VNE). -
KINH ĐIỂN: Sài Gòn thời thuộc địa và tâm thức Việt Nam: From the Social to the Political: 1920s Colonial Saigon as a “Space of Possibilities” in Vietnamese Consciousness (Positions, Summer 2013) ◄
22-10-1913 là sinh nhật của Bảo Đại! Birth of Emperor Bao Dai of Vietnam (History Today October 2013)
--Hồ sơ Phạm Xuân Ẩn: Larry Berman: 'Phạm Xuân Ẩn là bậc thầy về tình báo' (VnEx 4-9-13) -- ‘CIA muốn học hỏi từ Phạm Xuân Ẩn’ (TN 4-9-13) Hồ sơ Phạm Xuân Ẩn: Giáo sư Larry Berman sẵn sàng chịu vất vả vì Phạm Xuân Ẩn (LĐ 3-9-13)
Hồ sơ Phạm Xuân Ẩn: Câu chuyện Phạm Xuân Ẩn như mới hôm qua (TN 21-9-13) Phạm Xuân Ẩn và “Ngày hôm qua không bao giờ chết” (PLTP 22-9-13)
- Phạm Xuân Ẩn qua mặt Mỹ trong trận Mậu Thân thế nào? (VTC).- Quá trình tạo vỏ bọc hoàn hảo cho Phạm Xuân Ẩn tại Mỹ (VTC).- Huyền thoại tình báo Phạm Xuân Ẩn và “Ngày hôm qua không bao giờ chết” (Infonet). - Tri ân vị thiếu tướng tình báo tài ba Phạm Xuân Ẩn (Tầm nhìn). - Chuyện nghĩa tình trong ngày giỗ điệp viên Phạm Xuân Ẩn (TP).
Hồ sơ Phạm Xuân Ẩn: Bí ẩn điệp viên hoàn hảo Phạm Xuân Ẩn (LĐ 4-8-13)
Phiên bản hoàn hảo cho “Điệp viên hoàn hảo” (DNSG 13-9-13)
- CIA “cài bẫy” khiến Obama suýt gây ra Thế chiến III? (DV).--
Kinh điển - Chiến tranh Việt - Trung: Yếu tố kinh tế trong rạn nứt quan hệ Việt – Trung giai đoạn 1972-75 (NCQT 19-9-13) -- Bài rất có ích! ◄
- Nguyễn Học dịch từ bản tiếng Nga: HỒI KÝ KHRUSEV – Cái chết của Stalin (Ngô Đức Thọ).
- Trích hồi ký của GSTS Heimfried-Christoph Nonnemann: Chiếc tàu màu trắng của hy vọng (Der Spiegel/ Phan Ba).
- Bức thư Phan Châu Trinh gửi Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Ái Quốc (Ngô Minh).
- Trần Độ : Tướng Nguyễn Sơn và tôi (Ngô Minh).
Tương Lai: Nghĩ về hiện tựơng Trần Độ (viet-studies 8-8-13) ◄◄
Trận Ban Mê Thuột tháng 3-1975 »
Những vấn đề văn học miền Nam thời chiến (Thư Quán Bản Thảo số 56, tháng Sáu 2013) -- Hay lắm! ◄◄
Số phận bài báo “triệu người vui, triệu người buồn”… (PLTP 22-6-13)
.TẦM NHÌN GIÁP VĂN CƯƠNG TRONG CHIẾN DỊCH CQ-88
-- Chi tiết về 'quĩ đen' của các cơ quan tình báo Hoa Kỳ
Tất cả “bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” này đã được lãnh “tiền thưởng” của Mỹ sau khi đảo chánh thành công. Riêng Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm được Mỹ dùng điều khiển chế độ Đệ Nhị Cộng Hòa và đã làm mất miền Nam Việt Nam.
Lời tự thú
Để bảo vệ chủ quyền quốc gia, cố tổng thống Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu đã từ chối không cho Hoa Kỳ đổ quân vào miền Nam, Hoa Kỳ đã dùng một số tướng tá Việt Nam làm đảo chánh và giết hai ông trong ngày 2/11/1963. Trong một cuốn băng được công bố ngày 29/3/2003, tổng thống Johnson đã tiết lộ :
“Lúc đầu họ nói với tôi về ông Diệm. Ông ta tham nhũng và ông ta phải bị giết. Vì thế, chúng ta đã giết ông ta. Tất cả chúng ta đã họp lại với nhau và xử dụng một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa để hạ sát ông ta. Bây giờ chúng ta thật sự không có sự ổn định chính trị [ở Miền Nam Việt Nam] từ lúc đó”.
Ai ra lệnh giết ?
Ông William R. Corson, một nhân viên CIA cao cấp tại Sài Gòn năm 1963, được tổng thống Kennedy ra lệnh điều tra xem việc gì đã xẩy ra trong cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963. Ông Corson trả lời :
“Mọi chỉ thị từ Averell Harriman... Các lệnh đưa đến cái chết của ông Diệm và bào đệ của ông ta phát xuất từ Harriman và được phụ tá quân sự của Henry Cabot Lodge thực hiện”.
(On instructions from Averell Harriman... The order that ended in the deaths of Diem and his brother originated with Harriman and were carried out by Henry Cabot Lodge’s own military assistant.)
Averell Harriman (1891-1986) lúc đó là thứ trưởng ngoại giao đặc trách về chính trị được tổng thống Kennedy trao cho nhiều quyền hành và ông ta đã lộng hành. Phụ tá quân sự của ông Cabot Lodge nói ở đây là Lucien Conein. Người thi hành lệnh của Lucien Conein là trung tướng Dương Văn Minh, thiếu tướng Mai Hữu Xuân và đại úy Nguyễn Văn Nhung. Các tướng lãnh khác không hay biết gì về lệnh giết ông Diệm và ông Nhu.
Bọn ác ôn côn đồ
Theo Tướng Trần Văn Đôn, thành phần tham gia đảo chánh ngoài tướng Tôn Thất Đính còn có các tướng Mai Hữu Xuân, Trần Thiện Khiêm, Lê Văn Kim, Phạm Xuân Chiểu, Nguyễn Khánh (đang ở Pleiku), Đỗ Cao Trí (đang ở Đà Nẵng) và các đại tá Đỗ Mậu, Trần Ngọc Huyến, Nguyễn Vinh Xuân và Nguyễn Khương (Việt Nam nhân chứng tr. 191). Theo báo cáo của CIA, Sư Đoàn 5 ở Biên Hòa do đại tá Nguyễn Văn Thiệu chỉ huy ở cách Sài Gòn 20 dặm là lực lượng chính. Cả sư đoàn tham gia đảo chánh “All with coup” (báo cáo ngày 29/10/1963).
Trong thực tế, tướng Dương Văn Minh tuy là tư lệnh lực lượng đảo chánh, nhưng ông chỉ có nhiêm vụ bắt và giết ông Diệm và ông Nhu, còn việc tổ chức và chỉ huy cuộc đảo chánh đều do tướng Trần Thiện Khiêm (con cưng của ông Diệm, một nhân viên CIA) điều khiển và lực lượng chính trong cuộc đảo chánh là Sư Đoàn 5 của đại tá Nguyễn Văn Thiệu (con cưng của ông Nhu).
Tất cả “bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” này đã được lãnh “tiền thưởng” của Mỹ sau khi đảo chánh thành công. Riêng Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm được Mỹ dùng điều khiển chế độ Đệ Nhị Cộng Hòa và đã làm mất miền Nam Việt Nam.
Công cụ để gây biến loạn
Vì các tổ chức “xã hội dân sự” do Mỹ thành lập như Đảng Dân Chủ Tự Do của bác sĩ Phan Quang Đán, Khối Liên Minh Dân Chủ của luật sư Hoàng Cơ Thụy, Mặt Trận Quốc Gia Đoàn Kết của Nguyễn Tường Tam và Phan Khắc Sửu, Khối Tự Do Tiến Bộ hay nhóm Caravelle, v.v. đều không làm nên cơm cháo gì, Mỹ phải sử dụng Phật Giáo làm công cụ gây biến loạn để dựa vào đó ra lệnh đảo chánh, đưa tới những hậu quả rất bi thảm cho Phật Giáo và cho miền Nam Việt Nam :
(1) Làm công cụ cho Mỹ để lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, thành công rồi bị Mỹ loại. Nổi lên chống Mỹ và cướp chính quyền bị Mỹ bật đèn xanh cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa dẹp tan.
(2) Bỏ Mỹ đi theo làm công cụ cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, sau khi chiến thắng, đi đón “Quân Giải Phòng” về, tổ chức “Mừng Giải Phóng” và “Sinh Nhật Bác Hồ”, nhưng sau đó bị cộng sản Việt Nam gọi là “Phật Giáo phản động”, 90% tiếp tục đi theo làm công cụ cho cộng sản, một phần nhỏ chống lại và trở về với Mỹ.
(3) Trở về với Mỹ và bị Mỹ dùng làm con bài thí, Giáo Hội Ấn Quang vỡ tan thành nhiều mảnh, nội bộ chia rẽ nghiêm trọng, một nhóm lại quay về với cộng sản Việt Nam dưới danh nghĩa “Về Nguồn” !
Với những thất bại thê thảm như vậy, thay vì Giác Ngộ và trở về với Con Đường Giải Thoát của Đức Phật, một số đã quay lại đánh phá chế độ Ngô Đình Diệm và Công Giáo để che đậy mặc cảm tội lỗi, coi Vọng Ngữ như Con Đường Giải Thoát !
“Những ai vi phạm luật Nhất thừa, những ai ưa nói lời vọng ngữ, những ai không tin tưởng đời sau, thì chẳng điều ác nào họ không làm được”.
Lời Kinh Pháp Cú này đã hoàn toàn ứng nghiệm.
Lữ Giang (2/11/2013)
Ghi chú : Một số người đã đọc các tài liệu "được giải mã" trên Thư Viện Hoa Sen, cơ quan “hoằng pháp” của Phật Giáo, và cho chúng tôi biết nhiều đoạn trong những tài liệu này đã được dịch sai, sửa đổi lại hay tách ra khỏi toàn bộ để xuyên tạc. Chúng tôi không ngạc nhiên về chuyện này, vì Kinh Pháp Cú đã nói những người như thế “chẳng điều ác nào họ không làm được”.
Lữ Giang
Nhiều nơi trên thế giới đã loan báo vào đầu tháng 11 năm nay sẽ tổ chức lễ tưởng niệm 50 năm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm vị quốc vong thân, trong khi đó cuộc chiến về chế độ Ngô Đình Diệm vẫn đang được tiếp tục hàng ngày trên các diễn đàn Internet, có khi rất gay cấn. Điều này chứng tỏ nhiều người Việt vẫn chưa biết những gì đã thật sự xảy ra trên đất nước mình từ 1954 đến nay. Mất nước là chuyện không đáng ngạc nhiên!
Tục ngữ Tàu và Việt Nam có câu: “Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định”, nghĩa một miếng uống, một miếng ăn đều đã được định trước. “Tiền định” thường được người Việt coi là ông Trời. Nhưng đối với số phận của hai chế độ Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH, “Tiền định” không phải là ông Trời, mà là anh hai Đồng Minh Hoa Kỳ!
Trước 30.4.1975 ít ai biết chuyện này và khi qua Mỹ rồi cũng khó biết được. Mãi đến năm 1986, khi Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng Mỹ bắt đầu công bố các tài liệu liên quan đến chiến tranh Việt Nam được giải mã, một số người Việt mới bắt đầu biết Mỹ đã quyết định số phận của hai chế độ của VNCH như thế nào.
Nói theo sử liệu thì những người Việt bênh hay chống ông Diệm đều không thích vì nó không phù hợp với những điều họ muốn, họ tin tưởng hay họ gán cho. Nhưng Đức Dalai Latma đã nói:
“History is history. And my statement will not change past history”.
(Lịch sử là lịch sử. Và lời tuyên bố của tôi không thay đổi được lịch sử đã qua.)
Căn cứ vào các sử liệu đã được tiết lộ, chúng ta thử tìm hiểu xem Hoa Kỳ đã xây dựng rồi phá sập chế độ Ngô Đình Diệm như thế nào để rút kinh nghiệm lịch sử. Viết bản “cáo trạng” về chế độ Ngô Đình Diệm hay bản “biện minh trạng” cho chế độ này là một hành động hoàn toàn vô nghĩa.
CHUYỆN ÔNG DIỆM VỀ CHẤP CHÁNH
Chuyện Ngô Đình Diệm về chấp chánh đã được Bảo Đại, người đưa ông Diệm về, nói rất rõ trong cuốn “Le Dragon d’Annam” nhưng những phe chống Diệm đã bày đủ thứ chuyện, đến nỗi trong một cuốn sách nổi tiếng là “Vietnam, A History”, sử gia Stanley Karnow đã phải nhấn mạnh:
“Nhưng trái với chuyện hoang đường cho rằng (Ngoại trưởng) Foster Dulles, Hồng Y Spellman và nhiều người Mỹ khác vận động đưa ông Diệm lên, Hoa Kỳ lúc ấy vẫn chưa chấp nhận Diệm. Quả thật các viên chức ngoại giao Mỹ tại Geneva đã từ chối khéo ông Luyện, em ông Diệm, khi ông thúc đẩy họ tiếp kiến ông Diệm. Trong khi đó chính phủ Pháp nhìn Diệm với sự thờ ơ.”
[Stanley Karnow, Vietnam a History, Penguin Book 1984, tr. 234]
Tuy không ủng hộ việc đưa ông Diệm về làm thủ tướng, nhưng ngày 7.7.1954 khi ông Diệm chính thức chấp chánh, Mỹ tương kế tựu kế ngay.
Hôm 20.8.1954, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ đã họp và đưa ra Nghị Quyết số NSC 5429/3 ấn định chính sách của Hoa Kỳ sau Hiệp Định Genève, trong đó có 4 điểm sau đây được coi là rất quan trọng:
(1) Pháp phải trao trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam.
(2) Thành lập một chính phủ bản xứ mạnh (a strong indigenous government) để ổn định tình hình và chống cộng.
(3) Truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp (legally dethrone Bao Dai).
(4) Bầu cử quốc hội và soạn thảo hiến pháp (elect an assembly, draft a constitution).
Dựa vào nghị quyết này, chính phủ Hoa Kỳ đã đẩy chính phủ Ngô Đình Diệm từng bước đi theo đường lối của Mỹ đã vạch ra. Ông Diệm, ông Nhu và các tổ chức chính trị tại miền Nam lúc đó không hay biết gì cả. Các sử gia cũng không hay biết cho đến khi nghị quyết nói trên được giải mã. Một số đã viết mò!
Chuyện Pháp phải trao trả độc lập cho Việt Nam không có gì khó khăn, vì Mỹ chỉ ngưng viện trợ cho Pháp là xong ngay. Việc truất phế Bảo Đại và việc thành lập một chính phủ mạnh đã gây ra nhiều tranh luận, nhưng Mỹ bắt cứ làm.
Trước đó, ngay sau khi Điện Biên Phủ bị thất thủ ngày 7.5.1954, Washington đã cho thành lập Phái Bộ Quân Sự Saigon(Saigon Military Mission) do Đại Tá Không Quân Edward Lansdale cầm đầu. Bên ngoài ông chỉ là tùy viên không quân(assistant air attaché), nhưng nhiệm vụ chính của Lansdale là giúp chính quyền miền Nam ổn định tình hình. Khi ông Diệm về nước, ông trở thành cố vấn chính trị cho chính phủ Ngô Đình Diện và làm việc trực tiếp với ông Ngô Đình Nhu. Phải nói rằng ông Diệm đã vãn hồi được trật tự tại miền Nam lúc đó phần lớn là nhờ sự giúp đỡ của Đại Tá Lansdale.
TRUẤT PHẾ BẢO ĐẠI HAI LẦN!
Khi Bình Xuyên nổi loạn vì bị tước bỏ nhiều quyền lợi, Pháp bảo vệ Bình Xuyên còn Bảo Đại vì được Bình Xuyên cấp dưỡng, muốn cử Bảy Viễn làm thủ tướng thay thế ông Diệm, ngày 29.4.1955, khi tiếng súng đang nổ ở khu Trường Petrus Ký, đường Trần Hưng Đạo, khu Bàn Cờ, Cầu Ông Lãnh…, đại diện 18 đảng phái, giáo phái, đoàn thể và 29 nhân sĩ đã họp tại Phòng Khánh Tiết của Dinh Độc Lập, ra quyết định truất phế Bảo Đại và dẹp loạn Bình Xuyên để duy trì an ninh trật tự.
Đại diện các đoàn thể đã ra trước Tòa Đô Chánh Sài Gòn, hạ hình Bảo Đại xuống và tuyên đọc quyết định truất phế Bảo Đại. Nhưng Mỹ không chấp nhận quyết định này vì Nghị Quyết của HĐANQG Hoa Kỳ đòi phải truất phế một cách hợp pháp (legally dethrone Bao Dai). Ông Ngô Đình Nhu phải triệu tập Hội Nghị Đại Biểu Các Hội Đồng Tỉnh, Thành Phố và Thị Xã ngày 6.5.1955 tại Dinh Độc Lập và ra quyết nghị ủy quyền cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tổ chức trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại. Cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức ngày 23.10.1955 với kết quả Bảo Đại bị truất phế và ông Ngô Đình Diệm được bầu làm quốc trưởng.
Việc truất phế Bảo Đại lần thứ hai theo yêu cầu của Mỹ đã đưa đến sự phản kháng mạnh mẽ của một số đại diện của các đoàn thể, nhất là các ông Nguyễn Bảo Toàn, Hồ Hán Sơn, Hoàng Cơ Thụy, v.v. Họ tuyên bố không hợp tác với ông Diện nữa.
Dầu sao chuyện truất phế Bảo Đại cũng không gay cấn bằng việc thiết lập một chế độ mạnh theo phương thức Mỹ đưa ra.
THÀNH LẬP CHẾ ĐỘC ĐỘC ĐẢNG
Qua kinh nghiệp của VNCH và các biến cố xảy ra ở Trung Đông trong những năm gần đây, chúng ta thấy Hoa Kỳ luôn muốn hình thành những chính phủ mạnh ở những nơi có quyền lợi của họ. Họ yểm trợ một chế độ độc đảng để ổn định tình hình với điều kiện phải trung thành với họ. Khi một chính phủ không còn đi theo đường lối của Mỹ, Mỹ sẽ đưa cao ngọn cờ dân chủ và nhân quyền để kích động bạo loạn rồi lật đổ và thay thế bằng một chính quyền tay sai của họ. Trường hợp của VNCH và Ai Cập là những thí dụ điển hình.
1.- Khi Mỹ muốn thổi lên
Tướng Edward Lansdale nói rằng Đảng Cần Lao không phải là ý kiến của nhà Ngô, “trước tiên nó được đề xướng bởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ” để loại bỏ cộng sản ra khỏi đất nước (the CLP was not their idea; it "was originally promoted by the U.S. State Department" to rid the country of communists).
[United States-Vietnam Relations, 1945 – 1967, Book 11, tr. 1 – 12]
Tướng Lansdale đã tranh luận với ông Reinhardt, Đại Sứ Hoa Kỳ tại VNCH (1955 – 1957) về Đảng Cần Lao. Ông cho biết khi ông trình bày, mặt ông Đại Sứ có vẻ lạnh lùng. Sau khi ngập ngừng, ông đã nhỏ nhẹ nói rằng:
"Một quyết định về chính sách của Hoa Kỳ đã được được định đoạt rồi (a U.S. policy decision had been made). Người Mỹ chúng ta phải giúp đỡ những gì chúng ta có thể giúp được vào việc xây dựng một đảng quốc gia mạnh để ủng hộ ông Diệm. Vì ông Diệm nay là Tổng Thống được bầu, ông ấy cần có một đảng riêng của ông.”
Đại Tá Lansdale xin trở về Washington gặp Ngoại Trưởng Foster Dulles và người em là ông Allen Dulles, Giám Đốc CIA, vì hai người này có tiếng nói quyết định về chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Nhưng không ai chịu nghe ông. Họ khuyên ông đừng dính dáng gì vào vấn đề đảng phái chính trị ở Việt Nam nữa. Ông coi đây là một thất bại khá thê thảm. (It was a moment of break frustration for me).
[Edward G. Lansdale, In the Midst of Wars, Fordham University Press, New York, 1991, tr.341 – 344]
Để làm tăng uy tính cho ông Diệm trên chính trường quốc tế cũng như quốc nội, Tổng Thống Dwight D. Eisenhower đã mời ông Diệm sang thăm nước Mỹ. Ngày 6.5.1957, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã sang thăm Hoa Kỳ hai tuần lễ và được đón tiếp rất long trọng. Ông Diệm cứ tưởng bở!
2.- Khi Mỹ muốn hạ xuống
Sau 5 năm yên ổn, kể từ năm 1959, Mỹ bắt đầu tỏ ý định muốn can thiệp trực tiếp vào miền Nam. Để thực hiện chủ trương này, Mỹ cần phải loại bỏ chế độ Ngô Đình Diệm
Trước hết, Đại Sứ Elbridge Durbrow gởi cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ một báo cáo nói rằng tổ chức Cần Lao đã gần như theo mô thức của một đảng Cộng Sản, với các chi bộ, cán bộ, v.v., và cũng có thể so sánh với Quốc Dân Đảng của Trung Hoa (Can Lao organization is based largely on the model of a Communist party, with cells, cadres, etc., and is also conparable to the Kuomintang).
[FRUS, 1958 – 1960, Vol. I, document 56, tr. 146]
Sau đó, Đại Sứ Durbrow đã gởi về một bản báo cáo khác đòi loại bỏ ông Ngô Đình Nhu, công khai tuyên bố giải tán Đảng Cần Lao, thực hiện tự do báo chí, v.v.
[FRUS, 1958 – 1960, Vol. I, tr. 575 – 579]
Người chống việc tổ chức đảng Cần Lao là Tướng Tướng Lansdale, nhưng người phản đối các đề nghị của Đại Sứ Durbrow củng là ông ta. Ông gởi cho ông O’Donnell, Giám Đốc Vùng Viễn Đông một văn thư nói rằng việc loại bỏ Ngô Đình Nhu không khác gì cắt “cánh tay phải” của ông Diệm và ông hỏi: “Lấy cái gì để thay thế?” (What is propose as a sbstitute?).
Về tự do báo chí ông nói phải thừa nhận rằng Việt Nam đang ở trong tình trạng khẩn cấp, đừng để báo chí tạo sự giúp đỡ hay thuận lợi cho kẻ thù hơn khi Hoa Kỳ ở trong tình trạng khẩn cấp trong Thế Chiến Thứ Hai. Ông kết luận rằng những đề nghị của Đại Sứ Durbrow đã tạo thành một cách tồi tệ một bước tiến nghiêm trọng đối với trách nhiệm đỡ đầu của Hoa Kỳ.
[FRUS, 1958 – 1960, Vol. I, tr. 579 – 585]
Mặc cho những khuyến cáo của Tướng Lansdale, Đại Sứ Durbrow cũng đòi xây dựng “xã hội dân sự”, thực hiện dân chủ để thắng cộng sản. Nhiều tổ chức đối lập xuất hiện như Đảng Dân Chủ Tự Do của Bác Sĩ Phan Quang Đán, Khối Liên Minh Dân Chủ của Luật sư Hoàng Cơ Thụy, Mặt Trận Quốc Gia Đoàn Kết của Nguyễn Tường Tam và Phan Khắc Sửu, Khối Tự Do Tiến Bộ hay nhóm Caravelle, v.v.
QUYẾT ĐỊNH CAN THIỆP TRỰC TIẾP VÀO VN
Ngày 5.5.1961, Tổng Thống Kennedy tuyên bố rằng tình hình miền Nam Việt Nam đang nguy ngập và nếu cần, ông“sẽ cứu xét việc đưa quân đội Hoa Kỳ đến Việt Nam để chống lại các cuộc tấn công của Cộng Sản.”
Ngày 9.5.1961, một phái đoàn do Phó Tổng Thống Johnson cầm đầu đã đến miền Nam Việt Nam trong 4 ngày để quan sát tại chỗ và hội đàm với chính phủ Ngô Đình Diệm về việc cho đưa quân đội Mỹ vào Việt Nam. Phó Tổng Thống Johnson vừa rời Việt Nam vào ngày 13.5.1961 thì ngày 15.5.1961 Tổng Thống Diệm đã gởi ngay cho Tổng Thống Kennedy một văn thư nhắc lại cuộc gặp gỡ giữa hai bên và nói:
“Chúng tôi sẵn sàng hy sinh xương máu và nhân lực để cứu vãn xứ sở chúng tôi, và tôi biết rằng chúng tôi có thể trông cậy vào sự yểm trợ vật chất của quý đại quốc, một sự yểm trợ vô cùng thiết yếu để đạt được thắng lợi cuối cùng."
Để thực hiện chủ trương của mình, Hoa Kỳ quyết định lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Một kế hoạch đảo chánh đã được soạn thảo rất kỹ lưỡng. Vì các nhóm đối lập không làm nên cơm cháo gì, CIA phải đưa điệp viên William Kohlmann ở Anh có quen biết trước với Trần Quang Thuận đến Việt Nam phối hợp với Thích Đức Nghiệp để thực hiện một biến cố Phật Giáo gây chấn động thế giới, sau đó ra lệnh đảo chánh.
NHỮNG HẬU QUẢ BI THẢM
Quyết định của Hoa Kỳ đã đưa đến hai kết quả bi thảm rất quan trọng:
- Bi thảm thứ nhất là việc xử dụng tôn giáo để tạo một biến cố chính trị đã gây ra những hậu quả lâu dài mà miền Nam Việt Nam phải gánh chịu cho đến khi mất nước và còn kéo dài cho đến ngày nay. Thế nhưng trong vụ lật đổ Tổng Thống Mubarak mới đây ở Ai Cập, Hoa Kỳ lại tiếp tục xử dụng thủ đoạn đó bất chấp những hậu quả, đưa Ai Cập vào những ngày đen tối.
Không rút được kinh nghiện lịch sử, nhóm Giao Điềm Công Giáo khờ khạo đang cố gắng thúc đẩy Giáo Hội Công Giáo Việt Nam phải đi vào con đường mà Giáo Hội Ấn Quang đã đi qua. Làm công cụ cho Mỹ hay cho Cộng Sản đều bi thảm gióng nhau!
- Bi thảm thứ hai là người Mỹ đã xử dụng những kẻ bất tài và tham nhũng thay ông Diệm để làm tay sai cho họ đưa tới mất miền Nam Việt Nam. Tổng Thống Johnson đã gọi những người đó là "một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa" (a goddam bunch of thugs).
Nếu phải viết một lời từ biệt chính phủ Hoa Kỳ, ông Diệm và ông Nhu cũng sẽ viết như lời từ biệt của Thủ Tướng Sisowath Sirak Matak gởi cho ông John Gunther Dean, Đại Sứ Hoa Kỳ ở Cambodia, khi Mỹ tháo chạy khỏi Phnom Penh ngày 12.4.1975.:
“Ông ra đi và tôi xin chúc ông và đất nước ông tìm thấy hạnh phúc dưới bầu trời này. Nhưng xin ông nhớ kỹ rằng nếu tôi có chết tại chỗ này trên quê hương mà tôi yêu mến, thì đó là rất bất hạnh, bởi vì tất cả chúng ta được sinh ra và phải chết một ngày nào đó.
“I have committed this mistake of believing in you, the Americans.”
“Tôi đã phạm sai lầm này là tin tưởng vào các ông, những người Mỹ.”
Ngày 24.11.2013
Lữ Giang
Lữ Giang
10/17/2013
Hôm 11.10.2013, ông Cao Xuân Vỹ, một nhân chứng lịch sử của VNCH đã qua đời tại tư gia ở Orange County, California, hưởng thọ 93 tuổi.
Trước khi ông Ngô Đình Diệm về chấp chánh và trong khi ông Diệm cầm quyền, có rất nhiều nhân vật nổi tiếng đã tham gia chính quyền của ông Điệm hay Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng. Chúng tôi xin kể tên một số nhân vật cốt cán:
* Trong chính quyền:
Nguyễn Ngọc Thơ, Trần Văn Đỗ, Vũ Văn Mẫu, Vũ Quốc Thông, Trần Trung Dung, Bùi Văn Thinh, Phạm Xuân Thái, Trần Hữu Phương, Trần Chánh Thành, Nguyễn Hữu Châu, Lương Trọng Tường, Nguyễn Dương Đôn, Trần Ngọc Liễn, Phạm Duy Khiêm, Hồ Thông Minh, Bùi Kiện Tín, Huỳnh Văn Nhiệm, v.v.
* Trong ban lãnh đạo Đảng Cần Lao có trụ sở ở số 23 đường Phùng Khắc Khoan, Quận 1, Sài Gòn:
Trần Văn Trai, Phạm Văn Nhu, Lý Trung Dung, Trần Kim Tuyến, Võ Như Nguyện, Lương Như Ủy, Lê Văn Đồng, Thái Mạnh Tiến, Huỳnh Văn Lang, Bùi Kiện Thành, Cao Xuân Vỹ, Đỗ La Lam, v.v.
Nhưng sau khi ông Điệm và ông Nhu bị giết, người ta chỉ thấy còn một người duy nhất tự nhận mình là đảng viên Đảng Cần Lao, tiếp tục công khai đứng ra tuyên dương không mệt mỏi những công trạng mà ông Diệm đã làm cho đất nước nhưng bị Mỹ giết vì không đồng ý để cho Mỹ đem quân vào miền Nam Việt Nam, người đó là ông Cao Xuân Vỹ. Vậy ông Cao Xuân Vỹ là ai?VÀI NÉT VỀ ÔNG CAO XUÂN VỸ
Ông Cao Xuân Vỹ sinh ngày 1.2.1920 tại làng Thịnh Mỹ, xã Cao Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông thuộc dòng dõi của ông Cao Xuân Dục (1843 – 1923) vốn là Thượng Thư Bộ Học (1905) dưới thời vua Thành Thái và Cơ Mật Viện Đại Thần - Phụ Chính Đại Thần dưới thời vua Duy Tân. Theo gia phả, ông Cao Xuân Dục sinh ông Cao Xuân Tiếu, ông Tiếu sinh ông Cao Xuân Tảo và ông Tảo sinh ông Cao Xuân Vỹ.
Lúc nhỏ ông Vỹ học trung học tại Nghệ An và đại học tại Hà Nội, nhưng học chưa xong thì năm 1945 Việt Minh cướp chính quyền, ông phải nghỉ học. Năm 1946, khi thương lượng với Pháp bất thành, ngày 18.12.1946 Việt Minh ra lệnh tản cư, rút khỏi thành phố Hà Nội. Ông Cao Xuân Vỹ đã cùng với 36 trí thức, sinh viên và thanh niên tản cư về Liên Khu IV gồm các tỉnh Thanh Hòa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông Vỹ cho biết những người cùng đi với ông lúc đó có các ông Trần Chánh Thành, Trần Hữu Dương, Hồ Đắc Điềm, Phạm Thành Vinh, Nguyễn Duy Quang, Phan Huy Xương (anh của bác sĩ Phan Huy Đán tức Phan Quang Đán), Tôn Thất Trạch v.v...
Đầu năm 1953, theo lệnh của Stalin và Mao Trạch Đông, Việt Minh bắt đầu thi hành chế độ giảm tô và cải cách ruộng đất, nhiều địa chủ và trí thức bị giết nên ông và nhiều người phải tìm cách trốn khỏi Liên Khu IV. Nhờ có người chú họ ở trong tổ chức Việt Minh cấp cho một giấy thông hành, ông trốn qua Phú Nhạc, Phát Diệm, nơi có khu an toàn của người Công Giáo. Từ đó ông ra Hà Nội và gặp lại các ông Đặng Văn Sung, Phan Huy Quát… là những người đã từng hoạt động chung với ông thời 1945.
Cuối năm 1953 ông vào Sài Gòn gặp lại ông Trần Chánh Thành. Lúc đó ông Thành đang tập sự hành nghề luật sư với Luật Sư Trương Đình Du, làm tờ báo Xã Hội với ông Ngô Đình Nhu và tham gia Phong Trào Đoàn Kết Quốc Gia vì Hòa Bình do ông Nhu thành lập. Ông Thành đã giới thiệu ông với ông Nhu.
Ngày 16.6.1954 Quốc Trưởng Bảo Đại ký Sắc Lệnh cử ông Ngô Đình Diệm làm Thủ Tướng thay ông Bửu Lộc. Ngày 25.6.1954 ông Diệm về nước chấp chánh. Ngày 6.7.1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ và ngày 7.7.1954 bắt đầu nhận chức.
Tháng 8 năm 1954, Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng được chính thức thành lập. Ông Cao Xuân Vỹ gia nhập tổ chức này. Ban lãnh đạo Đảng có 5 phòng. Ông Vỹ tham gia vào Phòng 4 đặc trách về kinh tài. Phòng 4 có 5 người là các ông Huỳnh Văn Lang, Bùi Kiện Thành, Cao Xuân Vỹ và Đỗ La Lam.
Trước năm 1945, ông Cao Xuân Vỹ có dự một khóa huấn luyện về thể dục và thể thao ở Phan Thiết do Tổng Cục Thể Dục, Thể Thao và Thanh Niên tổ chức. Đây là tổ chức thuộc quyền điều hành của Thiếu Tá Maurice Ducoroy, Tổng Ủy Viên Thể Thao và Thanh Niên tại Đông Dương của Pháp. Do đó, năm 1958 ông Diệm đã cử ông Vỹ đi làm Tổng Giám Đốc Thanh Niên và Thể Thao trực thuộc Bộ Lao Động và Thanh Niên do ông Nguyễn Tăng Nguyên làm Tổng Trưởng. Khi ông Nhu thành lập Đoàn Thanh Niên Cộng Hòa, ông Nhu làm Thủ Lãnh, còn ông Cao Xuân Vỹ làm Phó Thủ Lãnh kiêm Trưởng Đoàn. Trong thực tế, việc tổ chức và điều hành Thanh Niên Cộng Hòa đều do ông Vỹ.MỘT NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ
Thời ông Ngô Đình Diệm cầm quyền, tôi còn là một sinh viên nên không biết được chính xác những chuyện gì đã thật sự xảy ra bên trong chính quyền. Nhưng phương pháp luật học và kinh nghiệm trong ngành luật đã chỉ cho tôi cách thức truy tầm và đánh giá các tài liệu lịch sử.
Bộ “Foreign Relations of the United States” (FRUS) do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lần lượt ấn hành gồm mấy chục cuốn, công bố hầu hết các văn kiện liên hệ đến cuộc chiến Việt Nam từ 1945 đến 1967 là những tài liệu chính đã giúp chúng ta nắm vững chính sách từng giai đoạn của Hoa Kỳ và các sự việc đã xảy ra. Hàng chục ngàn trang tài liệu được giải mã tiếp theo đã giúp làm sáng tỏ hơn nhiều bí ấn của lịch sử.
Căn cứ vào các tài liệu này, chúng tôi bắt đầu phỏng vấn các nhân chứng xem những điều mô tả trong sử liệu có thật sự đúng như vậy không, những chuyện gì sử liệu chưa nói hết hay nói không đúng, v.v. Ông Cao Xuân Vỹ là một trong những người giúp tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu các biến cố dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Ròng rã trong 15 năm, tôi phải lui tới gặp ông nhiều lần để làm sáng tỏ một số vấn đề. Có những vấn đề ông không nắm vững, ông đã giới thiệu các nhân chứng khác cho tôi phỏng vấn.
Từ việc ông Điệm được Bảo Đại đưa về chấp chánh, đến việc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ quyết định Pháp phải rời khỏi miền Nam, truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp, thành lập một chế độ độc đảng như Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Đài Loan ở miền Nam Việt Nam để chống Cộng Sản… đến việc giết ông Diệm để đổ quân vào miền Nam, đều được đem ra thảo luận. Rất nhiều sự kiện do sử liệu tiết lộ hoàn hoán khác với những gì thường được viết trên báo chí hay sách vở.
Có hai câu chuyện do ông Vỹ tiết lộ đã gây nhiều tranh luận, đó là việc ông Ngô Đình Nhu đi gặp Phạm Hùng ở Bình Tuy và việc ông Ngô Đình Diệm rời khỏi Dinh Gia Long tối 1.11.1963. Chúng tôi xin nói qua hai vấn đề này.CHUYỆN ÔNG NHU GẶP PHẠM HÙNGChuyện ông Ngô Đình Nhu gặp Phạm Hùng tại Bình Tuy được Tướng Trần Văn Đôn viết trong cuốn “Việt Nam nhân chứng” xuất bản năm 1989. Nhưng Tướng Đôn viết sai cả ngày tháng lẫn sự kiện vì ông chỉ “nghe nói”. Chuyện này được ông Cao Xuân Vỹ kể lại cho ông Minh Võ nghe trong cuộc phỏng vấn ngày 14.6.2012 khi đầu óc ông không còn minh mẫn vì tuổi già.
Cuối năm 1962, Hà Nội được tin Mỹ sẽ can thiệp quân sự vào Việt Nam nên tìm cách thỏa hiệp với chính phủ Ngô Đình Diệm để ngăn chận sự can thiệp này. Diễn biến của cuộc vận động này đã được nói rất rõ trong cuốn “The War of The Vanquished” của Mieczyslaw Maneli và cuốn “A Death in November. The Struggle for Indochina” của bà Ellen J. Hammer, nhất là trong phúc trình ngày 26.9.1963 của CIA. Căn cứ vào các tài liệu đó, chúng tôi có phỏng vấn ông Cao Xuân Vỹ về việc ông tháp tùng ông Nhu đi gặp Phạm Hùng ở Bình Tuy. Câu chuyện ông kể lại không gióng những gì đang được nhóm Giao Điểm lưu truyền.
Chính ông Mieczyslaw Maneli, Trưởng Đoàn Ba Lan trong Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến là người làm trung gian giữa hai bên. Người đứng ra thúc đẩy chuyện này là Tổng Thống De Gaule qua Đại Sứ Lalouette của Pháp ở Sài Gòn. Nhưng ông Nhu biết rõ âm mưu của Hà Nội, nên cuối cùng ông nói rằng “Người Mỹ là người duy nhất trên trái đất dám giúp Nam Việt Nam” (The Americam are the only people on the earth who dare to help South Vietnam) và ông từ chối đề nghị của Tổng Thống De Gaule.
Đại Sứ Lalouette rất thất vọng khi nghe tin này. Vì đoán chắc Mỹ sắp loại bỏ ông Diệm và ông Nhu, ông đã nói với ông Maneli: “Nếu ông ta (ông Nhu) không từ bỏ những ảo ảnh này, ông ta sẽ mất. Đó là một sai lầm thê thảm.”
(If he does not rid himself of these illusions, he will be lost. It is a tragic mistake.)
Đại Sứ Lalouette đã tiên đoán rất chính xác. Ông Ngô Đình Nhu vì không còn con đường nào khác là bám theo Mỹ nhưng lại muốn bảo vệ chủ quyền quốc gia nên đã bị giết.CHUYỆN RỜI KHỎI DINH GIA LONGÔng Vỹ kể lại khi cuộc giao tranh bắt đầu, ông Nhu khuyên ông Diệm nên rời khỏi Dinh Gia Long một thời gian, nhưng ông Diệm nói: “Tổng Thống không có đi trốn”. Bổng ông Cabot Lodge gọi đến nói với ông Diệm rằng ông lo cho sự an toàn của Tổng Thống và nói nếu ông có thể làm gì xin cứ gọi ông. Ông Diệm liền trả lời: “Tôi đang cố gắng tái lập trật tự”.
Sau khi nói chuyện với ông Cabot Lodge, ông Diệm cho gọi ông Nhu vào và bảo: “Đi thì đi!”
Chuyện xẩy ra quá bất ngờ nên ông Cao Xuân Vỹ trở tay không kịp. Ông liền gọi điện thoại cho Trung Tá Nguyễn Hữu Phước, Phó Đô Trưởng Nội An, bảo đem đến Tòa Đô Chánh ngay một chiếc xe. Trung Tá Phước tưởng ông Vỹ cần xe chờ đồ nên cho Đại Úy Trang Khánh Hưng lái một chiếc xe fourgonnette đến. Ông Vỹ bảo tắt máy xe rồi cùng Đại Úy Hưng đẩy băng qua đường Pasteur, vào cửa bên hông của Dinh Gia Long để tránh sự chú ý của các binh sĩ trong dinh.
Ông Diệm bảo ông già Ẩn lên lấy chiếc cặp cho ông. Khi đi ra xe, ông Diệm còn lầu bầu: “ĐI NHƯ RI LÀ MẤT NƯỚC!”. Không ngờ lời nói đó đã trở thành một lời tiên tri!
Ông Vỹ bàn với Trung Tá Phước về nơi đầu tiên ông Diệm và ông Nhu sẽ đến là Trung Tâm Sinh Hoạt Thanh Niên Quận 5 (khu Đại Thế Giới cũ) ở Chợ Lớn. Trung Tá Phước liền báo tin cho ông Vũ Tiến Huân, Đô Trưởng Sài Gòn biết. Nhưng ông Huân thấy ông Diệm không thể ở lâu nơi đó được nên gọi ông Mã Tuyên, Phó Thủ Lãnh Thanh Niên Cộng Hoà Quận 5 và đề nghị cho ông Diệm và ông Nhu tạm ở nhà ông Mã Tuyên. Ông Tuyên đồng ý ngay.
Đại Úy Thọ cho biết: Tổng Thống Diệm, ông Nhu, Đại Úy Bằng, ông Cao Xuân Vỹ và anh ta chui ra khỏi hầm. Theo sau còn có Đại Úy Lê Châu Lộc và Đại Úy Lê Công Hoàn. Tất cả đi ra mặt tiền đường Gia Long. Một chiếc xe “deux cheveaux” loại fourgonnette đã đậu sẵn. Đại Úy Thọ lên ngồi ghế cạnh tài xế. Ông Cao Xuân Vỹ mở cửa sau. Tổng Thống Diệm lên xe trước, ngồi xuống sàn phía bên tài xế, ông Nhu lên sau và ngồi xuống sàn phía bên Đại Úy Thọ.
Ông Cao Xuân Vỹ cho biết vì thấy xe không có ghế ngồi, ông đã vội chạy vào Dinh lấy cái nệm, nhưng khi ông trở ra thì xe đã chạy mất rồi. Lúc đó là khoảng 7 giờ 30 tối. Như vậy trên xe chỉ có 4 người: Ông Diệm, ông Nhu, tài xế và Đại Úy Thọ.
Xe ra ngả đường Pasteur, nhưng vì đường Pasteur một chiều không thể chạy ngược xuống đường Lê Lợi được, nên những người đi theo sau xe phải đẩy xe ngang qua đường Pasteur để vào Toà Đô Chánh bằng cửa bên hông, rồi từ đó tài xế lái xe ra cửa trước ở đường Lê Thánh Tôn và quẹo vào đường Nguyễn Huệ phía trước rạp Cinéma Rex, sau đó quẹo phải vào đường Lê Lợi. Xe chạy về phía đường Trần Hưng Đạo, đến đường Đồng Khánh rồi vào Trung Tâm Sinh Hoạt Thanh Niên Quận 5, nơi đang đặt bộ tư lệnh tiền phương của Trung Tá Phước. Theo sau xe Tổng Thống là một chiếc xe Dodge 4x4, chở các dụng cụ truyền tin để Thổng Thông có thể liên lạc với những nơi khác.
Câu chuyện còn dài, chúng tôi sẽ kể vào một dịp khác.NGUYỆN VỌNG CHƯA THÀNH
Ông Vỹ cho biết sau khi ông Diệm bị giết, Tướng Mai Hữu Xuân đã ra lệnh bắt ông và những người khác có liên hệ đến chế độ Ngô Đình Diêm. Ông bị tra tấn rất dã man, nhưng họ không hỏi gì về những công việc đã làm, mà chỉ hỏi tiền bạc đang được cất giữ ở đâu. Họ cho ông biết muốn được thả ra phải nộp 20 triệu. Ông không có tiền nộp nên bị giam đến năm 1967, khi cuộc bạo loạn của Phật Giáo bị dẹp tan, ông và nhiều người khác mới được thả. Hầu hết những người khác cũng bị như ông, ngoại trừ những người chạy tiền như Nguyễn Cao Thăng, Bùi Kiện Tín, v.v.
Ra hải ngoại, ông Vỹ lập Hội Ái Hữu Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại và làm Chủ Tịch cho đến ngày ông qua đời. Năm nào vào đầu tháng 11, ông cũng tổ chức lễ tưởng niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm và các chiến sĩ quốc gia vị quốc vong thân.
Mặc dầu là “cận thần” của nhà Ngô, ông Cao Xuân Vỹ đồng ý với chúng tôi rằng bây giờ những tài liệu lịch sử đã được công bố hết rồi nên những chiến dịch chống Ngô hay bênh Ngô đều trở thành vô nghĩa. Công việc bây giờ là phải làm sáng tỏ lịch sử: Tìm hiểu xem người Mỹ đã xây dựng rồi phá sập chề độ Ngô Đình Diệm như thế nào để rút kinh nghiệm lịch sử. Ông mong tôi xuất bản một tập sách viết theo đường lối đó. Nhưng rất tiếc tập sách chưa ra mắt thì ông đã ra đi.
Sau khi nói chuyện với ông Cabot Lodge, ông Diệm cho gọi ông Nhu vào và bảo: “Đi thì đi!”
Chuyện xẩy ra quá bất ngờ nên ông Cao Xuân Vỹ trở tay không kịp. Ông liền gọi điện thoại cho Trung Tá Nguyễn Hữu Phước, Phó Đô Trưởng Nội An, bảo đem đến Tòa Đô Chánh ngay một chiếc xe. Trung Tá Phước tưởng ông Vỹ cần xe chờ đồ nên cho Đại Úy Trang Khánh Hưng lái một chiếc xe fourgonnette đến. Ông Vỹ bảo tắt máy xe rồi cùng Đại Úy Hưng đẩy băng qua đường Pasteur, vào cửa bên hông của Dinh Gia Long để tránh sự chú ý của các binh sĩ trong dinh.
Ông Diệm bảo ông già Ẩn lên lấy chiếc cặp cho ông. Khi đi ra xe, ông Diệm còn lầu bầu: “ĐI NHƯ RI LÀ MẤT NƯỚC!”. Không ngờ lời nói đó đã trở thành một lời tiên tri!
Ông Vỹ bàn với Trung Tá Phước về nơi đầu tiên ông Diệm và ông Nhu sẽ đến là Trung Tâm Sinh Hoạt Thanh Niên Quận 5 (khu Đại Thế Giới cũ) ở Chợ Lớn. Trung Tá Phước liền báo tin cho ông Vũ Tiến Huân, Đô Trưởng Sài Gòn biết. Nhưng ông Huân thấy ông Diệm không thể ở lâu nơi đó được nên gọi ông Mã Tuyên, Phó Thủ Lãnh Thanh Niên Cộng Hoà Quận 5 và đề nghị cho ông Diệm và ông Nhu tạm ở nhà ông Mã Tuyên. Ông Tuyên đồng ý ngay.
Đại Úy Thọ cho biết: Tổng Thống Diệm, ông Nhu, Đại Úy Bằng, ông Cao Xuân Vỹ và anh ta chui ra khỏi hầm. Theo sau còn có Đại Úy Lê Châu Lộc và Đại Úy Lê Công Hoàn. Tất cả đi ra mặt tiền đường Gia Long. Một chiếc xe “deux cheveaux” loại fourgonnette đã đậu sẵn. Đại Úy Thọ lên ngồi ghế cạnh tài xế. Ông Cao Xuân Vỹ mở cửa sau. Tổng Thống Diệm lên xe trước, ngồi xuống sàn phía bên tài xế, ông Nhu lên sau và ngồi xuống sàn phía bên Đại Úy Thọ.
Ông Cao Xuân Vỹ cho biết vì thấy xe không có ghế ngồi, ông đã vội chạy vào Dinh lấy cái nệm, nhưng khi ông trở ra thì xe đã chạy mất rồi. Lúc đó là khoảng 7 giờ 30 tối. Như vậy trên xe chỉ có 4 người: Ông Diệm, ông Nhu, tài xế và Đại Úy Thọ.
Xe ra ngả đường Pasteur, nhưng vì đường Pasteur một chiều không thể chạy ngược xuống đường Lê Lợi được, nên những người đi theo sau xe phải đẩy xe ngang qua đường Pasteur để vào Toà Đô Chánh bằng cửa bên hông, rồi từ đó tài xế lái xe ra cửa trước ở đường Lê Thánh Tôn và quẹo vào đường Nguyễn Huệ phía trước rạp Cinéma Rex, sau đó quẹo phải vào đường Lê Lợi. Xe chạy về phía đường Trần Hưng Đạo, đến đường Đồng Khánh rồi vào Trung Tâm Sinh Hoạt Thanh Niên Quận 5, nơi đang đặt bộ tư lệnh tiền phương của Trung Tá Phước. Theo sau xe Tổng Thống là một chiếc xe Dodge 4x4, chở các dụng cụ truyền tin để Thổng Thông có thể liên lạc với những nơi khác.
Câu chuyện còn dài, chúng tôi sẽ kể vào một dịp khác.NGUYỆN VỌNG CHƯA THÀNH
Ông Vỹ cho biết sau khi ông Diệm bị giết, Tướng Mai Hữu Xuân đã ra lệnh bắt ông và những người khác có liên hệ đến chế độ Ngô Đình Diêm. Ông bị tra tấn rất dã man, nhưng họ không hỏi gì về những công việc đã làm, mà chỉ hỏi tiền bạc đang được cất giữ ở đâu. Họ cho ông biết muốn được thả ra phải nộp 20 triệu. Ông không có tiền nộp nên bị giam đến năm 1967, khi cuộc bạo loạn của Phật Giáo bị dẹp tan, ông và nhiều người khác mới được thả. Hầu hết những người khác cũng bị như ông, ngoại trừ những người chạy tiền như Nguyễn Cao Thăng, Bùi Kiện Tín, v.v.
Ra hải ngoại, ông Vỹ lập Hội Ái Hữu Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại và làm Chủ Tịch cho đến ngày ông qua đời. Năm nào vào đầu tháng 11, ông cũng tổ chức lễ tưởng niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm và các chiến sĩ quốc gia vị quốc vong thân.
Mặc dầu là “cận thần” của nhà Ngô, ông Cao Xuân Vỹ đồng ý với chúng tôi rằng bây giờ những tài liệu lịch sử đã được công bố hết rồi nên những chiến dịch chống Ngô hay bênh Ngô đều trở thành vô nghĩa. Công việc bây giờ là phải làm sáng tỏ lịch sử: Tìm hiểu xem người Mỹ đã xây dựng rồi phá sập chề độ Ngô Đình Diệm như thế nào để rút kinh nghiệm lịch sử. Ông mong tôi xuất bản một tập sách viết theo đường lối đó. Nhưng rất tiếc tập sách chưa ra mắt thì ông đã ra đi.
“Chân thật nghĩ là chân thật, phi chân biết là phi chân,
cứ tư duy một cách đứng đắn, người như thế mau đạt đến chân thật.”
Xin dùng lời kinh Pháp Cú này để tiễn đưa ông.
Mỹ Đã Thấy Mất Nam VN Từ Cuối Năm 1961
Miền Nam Việt Nam có thể đã được trợ cứu không?: Could South Vietnam Have Been Saved? (WSJ 28-6-144) -- Bài của Mark Moyer, một tác giả Mỹ cực kỳ phản động, nhưng nên đọc để thấy ở Mỹ vẫn còn nhiều người nghĩ như anh ta..
Sách mới về bà Ngô Đình Nhu: Searching For Madame Nhu (Daily Beast 24-9-13)
- Đi tìm sự thật về “bà cố vấn” của chế độ Diệm – Nhu (kỳ 2) (LĐ). Đi tìm sự thật về “bà cố vấn” của chế độ Diệm – Nhu (kỳ 1).
Một cuốn sách mới về Ngô Đình Điệm: Diem’s convictions led to his downfall, Miller says (Darthmouth 25-9-13)
Sách mới về tội diệt chủng của Nixon & Kissinger: ‘The Blood Telegram: Nixon, Kissinger, and a Forgotten Genocide’ by Gary J. Bass (WP 5-10-13) -- Người điểm là Neil Sheehan (A bright shining lie)
50 năm nhìn lại phong trào đô thị chống Ngô Đình Diệm 1963 (HV 17-9-13)
- Lần đầu tiết lộ chuyện giới tính và con rơi của Ngô Đình Diệm (giadinh.net).
Vì sao Diệm cho ném bom tàu chở tù ra Côn Đảo? (KT 8-7-13)
"Cuộc mặc cả triệu đô" trước giờ hành quyết Ngô Đình Cẩn (KT 20-6-13)
Công bố 300 bức ảnh thật nhất về chiến tranh VN (KP).
- NXB Đức mua bản quyền hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình (VNE). -
KINH ĐIỂN: Sài Gòn thời thuộc địa và tâm thức Việt Nam: From the Social to the Political: 1920s Colonial Saigon as a “Space of Possibilities” in Vietnamese Consciousness (Positions, Summer 2013) ◄
22-10-1913 là sinh nhật của Bảo Đại! Birth of Emperor Bao Dai of Vietnam (History Today October 2013)
--Hồ sơ Phạm Xuân Ẩn: Larry Berman: 'Phạm Xuân Ẩn là bậc thầy về tình báo' (VnEx 4-9-13) -- ‘CIA muốn học hỏi từ Phạm Xuân Ẩn’ (TN 4-9-13) Hồ sơ Phạm Xuân Ẩn: Giáo sư Larry Berman sẵn sàng chịu vất vả vì Phạm Xuân Ẩn (LĐ 3-9-13)
Hồ sơ Phạm Xuân Ẩn: Câu chuyện Phạm Xuân Ẩn như mới hôm qua (TN 21-9-13) Phạm Xuân Ẩn và “Ngày hôm qua không bao giờ chết” (PLTP 22-9-13)
- Phạm Xuân Ẩn qua mặt Mỹ trong trận Mậu Thân thế nào? (VTC).- Quá trình tạo vỏ bọc hoàn hảo cho Phạm Xuân Ẩn tại Mỹ (VTC).- Huyền thoại tình báo Phạm Xuân Ẩn và “Ngày hôm qua không bao giờ chết” (Infonet). - Tri ân vị thiếu tướng tình báo tài ba Phạm Xuân Ẩn (Tầm nhìn). - Chuyện nghĩa tình trong ngày giỗ điệp viên Phạm Xuân Ẩn (TP).
Hồ sơ Phạm Xuân Ẩn: Bí ẩn điệp viên hoàn hảo Phạm Xuân Ẩn (LĐ 4-8-13)
Phiên bản hoàn hảo cho “Điệp viên hoàn hảo” (DNSG 13-9-13)
- CIA “cài bẫy” khiến Obama suýt gây ra Thế chiến III? (DV).--
Kinh điển - Chiến tranh Việt - Trung: Yếu tố kinh tế trong rạn nứt quan hệ Việt – Trung giai đoạn 1972-75 (NCQT 19-9-13) -- Bài rất có ích! ◄
- Nguyễn Học dịch từ bản tiếng Nga: HỒI KÝ KHRUSEV – Cái chết của Stalin (Ngô Đức Thọ).
- Trích hồi ký của GSTS Heimfried-Christoph Nonnemann: Chiếc tàu màu trắng của hy vọng (Der Spiegel/ Phan Ba).
- Bức thư Phan Châu Trinh gửi Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Ái Quốc (Ngô Minh).
- Trần Độ : Tướng Nguyễn Sơn và tôi (Ngô Minh).
Tương Lai: Nghĩ về hiện tựơng Trần Độ (viet-studies 8-8-13) ◄◄
Trận Ban Mê Thuột tháng 3-1975 »
Những vấn đề văn học miền Nam thời chiến (Thư Quán Bản Thảo số 56, tháng Sáu 2013) -- Hay lắm! ◄◄
Số phận bài báo “triệu người vui, triệu người buồn”… (PLTP 22-6-13)
.TẦM NHÌN GIÁP VĂN CƯƠNG TRONG CHIẾN DỊCH CQ-88
-- Chi tiết về 'quĩ đen' của các cơ quan tình báo Hoa Kỳ