Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

TƯỞNG NIỆM CHIẾN SĨ QLVNCH ĐÃ HY SINH VÌ TỔ QUỐC

--Son Tran
-CON CHÁU HÙNG HẠC QUẦN TỤ...Paris 02/11/2013
(Lễ Tưởng Niệm Quân Dân Cán Chính VNCH)-
-Các cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã tổ chức trọng thể lễ Tưởng Niệm Quân Dân Cán Chính VNCH đã hy sinh vì Tổ Quốc, cũng như hàng trăm ngàn đồng bào đã tử nạn nơi biển Đông sau ngày Quốc Nạn 30.04.1975.

Buổi lễ được sự tham dự đông đảo của đồng hương cũng như các giới chức Pháp thuôc vùng Val De Marne.(ngoại ô Paris)


50 năm sau, Ngô Đình Diệm - ông là ai?

-Một người yêu nước, có tài và liêm khiết, nhưng đức tính mà mỏi mắt đi tìm hiện nay vẫn không thấy !-

- Lễ giỗ 50 năm cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm (Người Việt).Tháng Tư mất nước, Tháng Mười mất nhau!


- NAM CALI: PHÓNG SỰ ẢNH ĐẠI LỄ TƯỞNG NIỆM CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ DÂN QUÂN CÁN CHÍNH VNCH 2/11/2013 (Quỳnh Trâm). - HỒ CHÍ MINH – NGÔ ĐÌNH DIỆM: GÓC NHÌN NHƯ THẾ NÀO ? (FB Sao Hồng).- Linh mục, giáo dân chia sẻ tâm tình về cố TT Ngô Đình Diệm (DCCT). - Giới trẻ 2013 nói về cụ Ngô Đình Diệm (DCCT). - Giá như còn Ông Diệm (DLB). - “Hãy nối chí tôi” bảo vệ và kiến thiết Tổ quốc (DCCT).


CP (VCF)-Đây là hai bài báo đăng trên báo Nhân Dân hồi tháng 8 năm 1954, "vạch trần âm mưu" của TT Ngô Đình Diệm về chuyện giúp dân di cư vào Nam sau hiệp định Genève. Gần 60 năm kể từ khi 2 bài báo này xuất hiện, khẩu khí báo Nhân Dân vẫn không thay đổi. 



-Xem thêm :-

AI GIẾT ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM ?
trong cuộc đảo chánh 1/11/1963

Trong cuốn băng dài 30 tiếng đồng hồ do thư viện Johnson Library ở Austin, Texas, công bố ngày 28.2.2003, Tổng Thống Johnson đã gọi các Tướng miền Nam Việt Nam được Hoa Kỳ thuê làm đảo chánh lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm là “một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa”. Họ là ai và đã làm gì mà bị Tổng Thống Johnson miệt thị như vậy?
Tướng Trần Văn Đôn cho biết các sĩ quan sau đây đã nằm trong nhóm đứng ra tổ chức đảo chánh:
1. Trung Tướng Dương Văn Minh,
2. Trung Tướng Trần Văn Đôn,
3. Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm,
4. Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân,
5. Thiếu Tướng Tôn Thất Đính,
6. Thiếu Tướng Nguyễn Khánh,
7. Thiếu Tướng Lê Văn Kim,
8. Thiếu Tướng Trần Văn Minh,
9. Thiếu Tướng Phạm Xuân Chiểu,
10. Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm,
11. Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu,
12. Đại Tá Đỗ Mậu,
13. Đại Tá Dương Ngọc Lắm,
14. Đại Tá Nguyễn Văn Quan,
15. Đại Tá Nguyễn Hữu Có,
16. Đại Tá Trần Ngọc Huyến,
17. Đại Tá Nguyễn Khương
18. Đại Tá Đỗ Cao Trí.
Trong một cuộc phỏng vấn, Tướng Khánh có nói với chúng tôi rằng ông là người được CIA tiếp xúc trước tiên khi muốn làm đảo chánh. Nhưng theo tài liệu, CIA đã cho hai điệp viên khác nhau đến gặp Tướng Khiêm và Tướng Khánh cùng một lúc. Điệp viên Lucien Emile Conein đến gặp Tướng Khiêm, một nhân viên CIA, lúc đó là Tham Mưu Trưởng Liên Quân, và cho biết quyết định của Hoa Kỳ muốn lật đổ Tống Thống Ngô Đình Diệm. Tướng Khiêm đồng ý nhận thực hiện kế hoạch đó, nhưng gợi ý nên đi gặp Tướng Dương Văn Minh và Tướng Trần Văn Đôn. Trong khi đó, một điệp viên khác là Al Spera, cố vấn chính trị Bộ Tổng Tham Mưu, đi Pleiku gặp Tướng Nguyễn Khánh, một cộng tác viên khác của CIA, để thảo luận về việc này.. Khi Al Spera hỏi Tướng Khánh về tướng Khiêm, Tướng Khánh đã nắm chặt hai bàn tay của mình lại và nói: “Chúng tôi như thế này”.
Sau khi Tướng Khiêm và Lucien Conein phác xong họa kế hoạch hành động, ngày 2.10.1963 khi Tướng Đôn lên phi trường đi Nha Trang thì Lucien Conein đến gặp và hẹn sẽ nói chuyện với nhau ở Nha Trang. Tối hôm đó, tại Nha Trang, Lucien Conein thuyết phục Tướng Đôn làm đảo chánh và Tướng Đôn đã đồng ý. Ngày 5.10.1963, Lucien Conein lại đến bàn chuyện này với Tướng Dương Văn Minh. Tướng Minh cũng đồng ý. Tướng Đôn được giao cho phối trí lực lượng, còn Tướng Minh lãnh đạo Hội Đồng Cách Mạng. Tất cả nằm dưới sự chỉ đạo của Lucien Conein và Tướng Khiêm.
1.- Vai trò của Lucien Emile Conein

Chúng tôi chưa tìm được tài liệu nào nói về điệp viên Al Spera, nhưng chúng tôi có khá nhiều tài liệu về điệp viên Lucien Emile Conein. Ông sinh năm 1919 tại Paris, mồ côi cha sớm, lúc mới 5 tuổi được mẹ gởi sang Hoa Kỳ sống với bà dì tại Kansas City thuộc tiểu bang Kansas, nhưng vẫn giữ quốc tịch Pháp. Ông đã từng làm điệp viên cho OSS (tiền thân của CIA) từ năm 1943 với cấp bậc Trung Úy, hoạt động chống Đức Quốc Xả trong Đệ Nhị Thế Chiến ở Âu Châu, rồi qua Bắc Việt khi chiến tranh chấm dứt. Từ 1954 đến 1956 ông đến Việt Nam hoạt động trong toán đặc nhiệm dưới quyền của Đại Tá Edward Lansdale, người đã giúp Tổng Thống Ngô Đình Diệm chống lại nhóm Bảy Viễn và Tướng Nguyễn Văn Hinh. Sau đó, ông trở về Mỹ và tham gia Lực Lượng Đặc Biệt (Special Force), nhưng vẫn còn làm việc cho CIA.
Năm 1961 ông đã xin về hưu, nhưng năm 1962 ông được CIA gọi làm việc trở lại và phong cho chức Trung Tá với bí danh là Lulu hay Black Luigi, rồi gởi qua Sài Gòn làm cố vấn cho Bộ Nội Vụ. Nhưng trong thực tế, Lucien Conein có nhiệm vụ móc nối với các tướng Việt Nam mà ông đã có dịp quen biết khi phục vụ dưới quyền của Đại Tá Lansdale, để chuẩn bị tổ chức đảo chánh lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Đại Sứ Henry Cabot Lodge gọi Lucien Conein là “the indispensable man” (con người rất cần thiết). Còn trong cuốn “Vietnam: A History,” sử gia Stanley Karnow nói rằng Lucien Conein là “một người lập dị, một người náo nhiệt, một nhân viên tình báo rất nhạy cảm và hoàn toàn chuyên nghiệp, thường không thể kiểm soát được” Sau này, Everette E. Howard Hunt cũng đã dự tính dùng Lucien Conein trong vụ Watergate.
;Mỗi lần được phỏng vấn, Lucien Conein thường mở đầu câu chuyện bằng câu: “Bây giờ, đây là sự thật hai mặt, là thứ danh dự của hướng đạo sinh, là sự thật hai mặt” hay “Đừng tin bất cứ điều gì tôi nói; tôi là một tên nói dối chuyên nghiệp”
;Khi cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963 xẩy ra, Lucien Conein đến Bộ Tổng Tham Mưu chỉ đạo trực tiếp. Ông ngồi trên ghế của Tướng Lê Văn Tỵ, đặt hai túi bạc dưới ghế, hai chân gác lên bàn, bên cạnh có khẩu 375 Magnum, chỉ huy các tướng Việt Nam thực hiện. Trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng, Tướng Trần Văn Đôn cho biết khi hay tin ông Diệm và ông Nhu đã ra khỏi Dinh Gia Long, Lucien Conein đã hỏi: “Hai ông ấy đi đâu? Phải bắt lại cho kỳ được, vì rất quan trọng”. Lucien Conein đã nói với các tướng đảo chánh bằng tiếng Pháp: “On ne fait pas d’omelette sans casser les oeufs.” (Người ta không thể làm món trứng rán mà không đập bể những cái trứng.) (trang 228) Khi bước xuống tuyền đài ngày 3.6.1998 tại Virginia, Lucien Conei đã ôm theo khá nhiều bí mật của cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963.
2.- Tướng Trần Thiện Khiêm
Trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng, Tướng Trần Văn Đôn nói rằng trong kế hoạch đảo chánh, ông rất dè dặt với Tướng Khiêm vì tướng này rất được ông Diệm và ông Nhu tin cậy. Vợ ông, bà Đinh Thị Yến, lại có chân trong ban chấp hành Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới Trung Ương của bà Nhu và là dân biểu Quốc Hội, thường đi sát với bà Nhu. Ông nhờ Tướng Minh thăm dò. Qua một người Mỹ “cam kết và tìm hiểu”, Tướng Minh cho biết Tướng Khiêm đồng ý tham gia đảo chánh.
Khi viết như vậy, Tướng Đôn không biết gì nhiều về sự sắp xếp của CIA trong cuộc đảo chánh này. Ngay cả khi lệnh giết ông Diệm và ông Nhu được CIA truyền xuống, Tướng Đôn cũng không hề được cho biết. Một vài câu chuyện sau đây do một nhân chứng có mặt tại Bộ Tổng Tham Mưu trong suốt thời gian cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963 xẩy ra, cũng đủ cho chúng ta thấy vài trò của Tướng Khiêm quan trọng như thế nào:
;- Khoảng 1 giờ 25 trưa ngày 1.11.1963, Tướng Khiêm bước ra bước vào nơi ông làm việc. Đúng 1 giờ 30, tin đảo chánh được phổ biến, các tướng lãnh liên miên ra vào văn phòng Tướng Khiêm.
;- Sáng 2.11.1963, có người đem bộ complet màu xám sậm đến đứng ở lầu ba chờ. Tùy phái của Tướng Khiêm ra hỏi thì được biết người này được gọi đem áo tới cho Tổng Thống Diệm. Khoảng 9 giờ, một đại tá bước vào phòng Tướng Khiêm. Hai phút sau, đại tá này bước ra và bảo người kia đem bộ đồ complet về, vì Tổng Thống đã chết! Trên lầu, nhiều tướng lãnh ra vào phòng Tướng Khiêm rất nhộn dịp. Buổi tối, sau khi xác ông Diệm và ông Nhu được liệm xong, một báo cáo đã được trình lên cho Tướng Khiêm biết.
;- Khuya 3.11.1963, khi mọi việc đã xong xuôi, Tướng Khiêm cho gọi Đại Tá Trần Văn Trung, Tham Mưu Phó Nhân Viên, và Đại Tá Đặng Văn Quang, Tham Mưu Phó Tiếp Vận, vào văn phòng ông và ra lệnh: “Hai ‘toi’ trực ở đây đêm nay, ‘moi’ về nghỉ.
- Một tuần lễ sau, Tướng Khiêm bước vào ban văn thư và hỏi Đại Úy Phạm Bá Hoa, chánh văn phòng của ông: “Có cho anh em mỗi người lên một cấp chưa? Nếu có gì xảy ra, ‘moi’ bay đầu thì các anh em cũng không được yên đâu.”
Đọc thêm cuốn “Đôi dòng ghi nhớ” của Đại Tá Nguyễn Bá Hoa, đọc giả sẽ thấy rõ hơn quyền hành của Tướng Khiêm trong cuộc đảo chánh này.
LỆNH HÀNH QUYẾT
Từ trước đến nay, chúng ta thường tranh luận về ai đã ra lệnh giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Nay cuốn băng của Tổng Thống Johnson đã chính thức xác nhận rằng chính quyền Kennedy (Kennedy administration) đã ra lệnh giết, nên vấn đề này không cần phải tranh luận nữa.
Lệnh hành quyết do Washington truyền cho Đại Sứ Lodge ở Sài Gòn. Ông này truyền cho Trần Thiện Khiêm và Dương Văn Minh qua Lucien Conein. Tướng Minh giao cho cận vệ của mình là Đại Úy Nguyễn Văn Nhung thi hành dưới sự chỉ đạo của Tướng Mai Hữu Xuân. Các sĩ quan khác, kể cả Tướng Đôn, đều không biết gì hết.
Như đã nói ở trước, ngoài Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu, Đại Sứ Henry Cabot Lodge đã quyết định giết thêm Ngô Đình Cẩn và Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt. Tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh cho Nguyễn Văn Nhung đưa Đại Tá Lê Quang Tung ra nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế phía sau Bộ Tổng Tham Mưu đâm chết và vùi thây ở đó. Muốn giết ông Ngô Đình Cẩn, CIA phải lừa ông vào Tòa Lãnh Sự Mỹ ở Huế, nói rằng sẽ cho đi ngoại quốc, sau đó dùng công điện báo cáo láo về Washington nói rằng trong nhà ông Cẩn có hầm chôn người và súng, dân chúng đang biểu tình, rồi giao ông Cẩn cho Tướng Khánh giết. Trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng, Tướng Đôn xác nhận trong nhà ông Cẩn không hề có hầm chôn người hay súng.
Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng sở dĩ Tổng Thống Johson đã gọi nhóm tướng lãnh được thuê làm đảo chánh là “một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” vì hai lý do:
Lý do thứ nhất là cách thức giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu. Chưa một nhà lãnh đạo nào trên thế giới đã bị bọn tay chân bộ hạ thân tín, được hưởng nhiều ơn mưa móc, giết một cách thê thảm như thế trong một cuộc đảo chánh.
Lý do thứ hai là sự tham nhũng và bất tài của nhóm này.
HÀNH ĐỘNG ÁC ÔN CÔN ĐỒ
Khoảng 10 giờ ngày 2.11.1963, khi chiếc M113 chở xác ông Diệm và ông Nhu về đến Bộ Tổng Tham Mưu, đậu trên sân cỏ phía tay phải. Mở cửa xe phía sau ra, người ta thấy ông Diệm mặc bộ complet màu xám sậm, ông Nhu mặc bộ complet màu hơi nâu tím. Cả hai bị trói thúc ké tay sau lưng, nằm nghiêng trên sàn xe, máu me dầm dề. Một quân cảnh đứng gác tại đó cho biết, Tướng Dương Văn Minh đã xuống và tự tay vạch quần ông Diệm ra xem có “chim” không!
Với các dấu vết trên hai xác chết như vậy, nhiều người đã đặt câu hỏi: Hai ông đã bị giết như thế nào? Cách tường thuật của mỗi người mỗi khác.
Trong cuốn “Assassin in our Time” (Kẻ sát nhân trong thời đại chúng ta) xuất bản năm 1976, ở trang 142, Sandy Lesberg đã mô tả như sau: Ông Diệm và ông Nhu ngồi với hai tay trói sau lưng. Trong khi ông Diệm giữ im lặng, bất thình lình viên thiếu tá dùng dao găm (bayonet) đâm ông Nhu 15 hay 20 lần. Sau đó, hắn ta rút súng lục bắn vào sau đầu ông Diệm. Thấy ông Nhu còn quằn quại trên sàn, viên thiếu tá ban cho ông ta một cú ân huệ bằng cách cũng bắn vào đầu ông ta.
Sandy Lesberg không cho biết ông
đã lấy tin này từ ai. Thật ra, lúc đó
Nguyễn Văn Nhung còn là Đại Úy,
sau này mới được thăng Thiếu Tá.

Với cuốn “Les Guerres du Vietnam” (Chiến tranh Việt Nam) xuất bản năm 1985, Tướng Trần Văn Đôn không hề mô tả gì đến cách giết ông Diệm và ông Nhu, mà chỉ mô tả về sự tàn ác của sát thủ Nguyễn Văn Nhung mà thôi.
Bà Ellen J. Hammer, tác giả của cuốn “ A Death in November” (Cái chết vào tháng mười một), nói rằng khi chiếc xe chở ông Diệm và ông Nhu dừng lại ở cổng xe lửa đường Hồng Thập Tự, Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa từ trên miệng cửa xe lia một tràng tiểu liên vào hai ông Diệm và Nhu. Đại Úy Nhung rút súng Colt ra bồi thêm mấy phát vào đầu. Nhưng thấy chưa thỏa lòng, Nhung rút dao găm đâm tới tấp vào ngực hai anh em ông Diệm.
Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa phủ nhận lời tường thuật này, ông nói rằng ông không ngồi trên xe chở ông Diệm và ông Nhu lúc đó. Nếu chính ông đã giết ông Diệm và ông Nhu, người ta cũng đã giết ông như giết Nguyễn Văn Nhung rồi.
Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa là một đảng viên đảng Đại Việt, thuộc vào loại căm thù nhà Ngô, sau này đã được Tướng Nguyễn Khánh cho ngồi ghế phụ thẩm quân nhân của Tòa Án Các Mạng, xét xứ và tuyên án tử hình ông Ngô Đình Cẩn theo lệnh của Henry Cabot Lodge, mặc dù không có bằng chứng xác thực. Do đó, nhiều người vẫn tin vào lời tường thuật của bà Sandy Lesberg.
Có lẽ Tướng Nguyễn Chánh Thi là người biết rõ Đại Úy Nguyễn Văn Nhung đã giết ông Diệm và ông Nhu như thế nào, vì sau cuộc “chỉnh lý” ngày 30.1.1964, trước khi ra lệnh giết Đại Úy Nhung để phi tang một nhân chứng quan trọng (có lẽ theo lệnh của CIA), ông đã đích thân lấy lời khai của Nhung và còn bắt Nhung ngồi viết lời khai về vụ này. Ông có cho tôi nhìn qua tờ khai này năm 1968 khi đang ở Washington D.C. Nhưng rất tiếc, khi xuất bản cuốn “Việt Nam: Một trời tâm sự”, ông đã không cho in nguyên văn tờ khai này, mà tự ý sửa đổi và cắt bớt đi. Tướng Mai Hữu Xuân được đổi thành Tướng Thu, mặc dầu trong Quân Lực VNCH lúc đó không có tướng nào tên là Tướng Thu cả. Theo tờ khai mà Tương Thi công bố trong cuốn sách nói trên, Đại Úy Nhung đã khai như sau:
Khi xe M113 chở ông Diệm và ông Nhu chạy được chừng 500 thước, Thiếu Tướng Thu (tức Mai Hữu Xuân) chạy xe ngược chiều trở lại và đưa lên một ngón tay trỏ. Đang còn ú ớ chưa biết giết ai, ông Diệm hay ông Nhu, họ định chạy qua để hỏi lại cho rõ thì dân chúng ùa ra xem rất đông, không chạy qua được. Bổng Thiếu Tướng Thu đưa hai ngón tay, họ hiểu rằng ông ra lệnh bắn cả hai người. Thiếu tá Nhung liền rút súng Colt 12 bắn mỗi người 5 phát, và sau đó bắn ông Nhu thêm ba phát vào ngực nữa.
Tướng Lê Minh Đảo, lúc đó là Đại Úy tùy viên của Tướng Lê Văn Kim, đã cho biết như sau: Sau khi ông Diệm và ông Nhu bị hạ sát ít lâu, Nguyễn Văn Nhung có kể lại chuyện này cho ông nghe. Nhung nói rằng khiđược lệnh giết cả hai ông, Nhung đã bắn ông Nhu trước. Ông Diệm thấy thế đã nhắm mắt lại. Nhung liền bắn ông Diệm 5 phát. Sau đó quay qua bắn ông Nhu thêm 3 phát nữa. Điều này phù hợp với lời khai mà Tướng Nguyễn Chánh Thi đã công bố.
Tuy nhiên, sự thật không phải chỉ có thế. Xác ông Diệm và ông Nhu đã được đưa vào bệnh xá của Bộ Tổng Tham Mưu để khám nghiệm. Bác sĩ Huỳnh Văn Hưỡn (hiện nay ở New York), giám đốc bệnh xá này lúc đó, đã khám nghiệm và chứng nhận rằng cả ông Diệm lẫn ông Nhu đã bị bắn từ sau ót ra trước. Xác ông Diệm có nhiều vết bầm, chứng tỏ đã bị đánh đập trước khi bắn. Xác ông Nhu bị đâm nhiều nhát, áo rách nát và đầy máu. Vậy ông Diệm và ông Nhu đã bị trói, đánh đập và đâm lúc nào?
Một nhân chứng rất quan trọng hiện đang ở Melbourne, Úc Châu, cho biết ông là người đi trên chiếc M113 chở ông Diệm và ông Nhu từ nhà thờ cha Tam về Bộ Tổng Tham Mưu, nên đã chứng kiến những sự việc xẩy ra. Câu chuyện ông kể lại có vẻ hợp lý hơn cả.
Theo nhân chứng này, vào trưa 1.11.1963, chi đoàn thiết giáp của ông được lệnh vào Sài Gòn để tăng cường bảo vệ thủ đô.. Khi đến Sài Gòn, chi đội này được chia làm hai toán, một toán hợp lực với quân bạn bao vây Dinh Gia Long, một toán làm vòng đai an ninh cho Bộ Tổng Tham Mưu. Nhân chứng ở trong toán đóng tại Bộ Tổng Tham Mưu.
Sáng 2.11.1963, khoảng 6 giờ 15 phút, toán ông được lệnh di chuyển ra khỏi Bộ Tổng Tham Mưu. Khi vừa ra khỏi cổng chính thì thấy có 3 chiếc xe Jeep đang chờ. Chiếc thứ nhất có Tướng Mai Hữu Xuân và 3 cận vệ. Chiếc thứ hai chở Đại Tá Dương Ngọc Lắm, Đại Úy Nguyễn Văn Nhung và Đại Úy Dương Hiếu Nghĩa. Chiếc thứ ba chở 4 người, trong đó có Đại Úy Phan Hòa Hiệp. Sau đó là hai chiếc M113. Nhân chứng ngồi ở chiếc thứ nhì. Cuối cùng là 2 chiếc GMC chở đầy lính có vũ trang đầy đủ.
Khi đến Chợ Lớn, gần một nhà thờ, xe chạy chậm lại, các binh sĩ trên hai chiếc GMC được lệnh nhảy xuống, một số bố trí xung quanh nhà thờ, số còn lại bố trí ở vòng ngoài. Xe Tướng Xuân chạy một vòng rồi đậu lại bên kia đường.
Sau cái phất tay của Đại Tá Dương Ngọc Lắm, ba đại úy Nhung, Nghĩa và Hiệp nhảy xuống xe. Đại Tá Lắm ngoắc chiếc M113 có nhân chứng ngồi trên đó đi theo. Nhân chứng cũng nhảy xuống xe. Khi cách Đại Tá Lắm khoảng 2 thước, nhân chứng thấy có 4 người từ trong nhà thờ đi ra. Người đi đầu là Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Người đi tiếp theo là Ông Ngô Đình Nhu. Sau cùng là hai tùy viên (Đại Úy Đỗ Thọ và ông Nguyễn Đắc Khá). Đại Tá Lắm đến chào ông Diệm:
- Thừa lệnh Trung Tướng Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, chúng tôi đến đón cụ và ông cố vấn.
Ông Diệm:
- Ông Đôn và ông Minh đâu hè?
Đại Tá Lắm:
- Thưa cụ, hai ông còn đang bận việc ở Tổng Tham Mưu.
- Thôi được. Thế tôi và ông cố vấn đi cùng xe kia với ông.
Đại Tá Lắm quay người lại chỉ vào chiếc M113 và nói:
- Thưa cụ, xin cụ lên xe này cho.
Ông Nhu khẻ nhíu mày lên tiếng:
- Không thể đón Tổng Thống bằng một chiếc xe như vậy. Để tôi liên lạc với ông Đôn, ông Đính coi xem.
Đại Tá Lắm khẽ nhún vai:
- Tôi không biết. Đây là lệnh của Trung Tướng Chủ Tịch.
Đại Úy Nhung liền oang oang:
- Xin mời hai ông lên xe ngay cho đi.
Mặt ông Nhu đỏ bừng, giọng rất quyết liệt:
- Không được. Để tôi hỏi lại ông Minh, ông Đôn. Tôi đi xe nào cũng được, nhưng còn Tổng Thống…
Đại Úy Nhung:
- Ở đây không còn Tổng Thống nào cả.
Ngay lập tức, Nhung bảo hai quân nhân chạy đến đẩy hai ông lên xe và hạ cửa xe xuống…
Xe đi hết đường Nguyễn Trải, vào đường Võ Tánh đến trước Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia thì ngừng lại. Tổng Nha này đã bị chiếm từ ngày hôm trước nên không còn một cảnh sát nào lui tới. Chung quanh, các binh sĩ thuộc Sư Đoàn 5 của Đại Tá Ngưyễn Văn Thiệu canh gác rất cẩn mật.
Một Đại Tá từ trên xe Jeep nhảy xuống, bảo các binh sĩ trên xe M113 chở ông Diệm và ông Nhu xuống xe hết. Bảy người trên xe nhảy xuống, nhưng tài xế và anh hạ sĩ xạ thủ được ra lệnh ở lại. Xe được lệnh đi vào Tổng Nha.
Khoảng 20 phút sau, chiếc M113 lại từ Tổng Nha chạy ra. Các binh sĩ lúc nảy được lệnh leo lên xe lại.. Xe chạy ngược đường Võ Tánh trở lại đường Cộng Hòa.. Nhân chứng hỏi hạ sĩ xạ thủ:
- Ông Diệm và ông Nhu đâu?
- Ở dưới.
- Sao rồi?
- Ông Nhu bị tra tấn khủng khiếp rồi bị xiết cổ chết bằng dây điện. Người ta hỏi ông ta nhiều lần: Vàng, bạc, tiền của cất đâu? Ai giữ? Cơ sở kinh tài gồm những cơ sở nào? Ông Nhu trả lời không biết.
- Còn ông Diệm?
- Ông Diệm bị đè cổ ra trói thúc ké rồi ném vào hầm xe.
- Chết hay sống?
- Không biết.
Xe qua khỏi trường Petrus Ký rồi quẹo phải vào đường Hồng Thập Tự thì gặp lại 2 xe Jeep và hai xe chở binh sĩ lúc xuất hành buổi sáng. Xe Đại Tá Dương Ngọc Lắm đi đầu, xe thứ hai có Đại Úy Nhung. Khi đến đường Cao Thắng, bên hông bệnh viện Từ Dũ, xe ngừng lại vì bên kia đang có xe của Tướng Xuân chạy ngược trở lại. Dân chúng ra xem rất đông. Tướng Xuân nhìn Đại Úy Nhung và đưa hai ngón tay trái lên hai lần. Sau đó, ông đưa ngón tay trỏ lên khỏi đầu và co vào duỗi ra đến 4 lần (gióng như bóp cò). Đại Úy Nhung gật đầu rồi đưa tay lên chào.
Khi xe đến gần đường rầy xe lửa thì dừng lại trước cổng xe đã được đóng lại vì đang có đoàn xe lửa đi qua. Đại Úy Nhung từ chiếc xe Jeep nhảy qua chiến M113 có chở ông Diệm và ông Nhu và la lớn: “Xuống! Xuống!” Các binh sĩ trên xe M113 nhảy xuống hết. Nhân chứng vừa nhảy xuống đất thì nghe nhiều tiếng súng nổ…
Những lời tiết lộ của nhân chứng này cho chúng ta thêm những yếu tố mới, nhất là đoạn hai ông bị đưa vào Tổng Nha Cảnh Sát để tra tấn và khảo của. Trò khảo của này là một “sở trường” của Tướng Mai Hữu Xuân. Sự tiết lộ này đã giúp giải thích tại sao hai ông bị trói tay ra phía sau lưng, trên mặt ông Diệm có nhiều vết bầm và trên người ông Nhu có nhiều lát dao đâm. Nguyễn Văn Nhung chỉ leo lên xe M113 trong một thời gian ngắn, không thể gây ra tất cả những thứ đó được.
Sau khi thi hành xong lệnh của chủ và lãnh tiền công, “bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” cấu xé nhau về chức quyền và tiền bạc, đưa tới mất mất chủ quyền quốc gia, rồi đến mất nước.
Bây giờ ở nơi các địa tầng “naraca”, Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim, Đỗ Mậu, Nguyễn Văn Thiệu, Dương Ngọc Lắm, Nguyễn Văn Quan, Nguyễn Văn Nhung… đang cùng với hai “ông thầy” Henry Cabot Lodge, Lucien Emile Conein nghiền ngẩm về lời nguyền rủa của Tổng Thống Johnson. Nghe nói trong những năm cuối cùng, Mai Hữu Xuân đã phát điên, thỉnh thoảng quỳ quay vào tường, chấp tay van lạy: “Xin cụ tha cho con!”.
Nơi chốn luân hồi, Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang… không dám bước ra nhìn ánh sáng, Tôn Thất Đính thất thểu như một bóng ma…. Nguồn: http://tusachtonghop.com/nhung-bi-an-lich-su-ve-cuoc-chinh-bien-1963


Ai Là Người Đã Gửi Tiền Về Việt Nam Để Xây Mộ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm Và Nhị Vị Bào Đệ?


Lệ Tuyền.


Như quý độc giả đã biết, trước đây, qua bài viết: Nền Đệ Nhất Cộng Hòa Sụp Đổ: Miền Nam Tự Do Sụp Đổ, hiện vẫn còn lưu giữ trên trang điện báo Hồn Việt: http://hon-viet.co.uk; khi nói đến ba ngôi Mộ của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng nhị vị Bào đệ là Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu và Ông Ngô Đình Cẩn, tôi đã viết như sau:

Nên biết, ba ngôi mộ của ba vị tại Lái Thiêu, Việt Nam, là không phải do các con, các cháu của ba vị đã bỏ công, bỏ của ra để xây ba ngội mộ đó.

Nhưng, tôi đã không viết thêm ai là người thực sự đã bỏ tiền ra để xây ba ngôi mộ đó. Vậy, hôm nay, tôi tự thấy, cần phải nói cho thật rõ ràng: Người đã gửi tiền về Việt Nam để xây ba ngôi mộ của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cùng nhị vị bào đệ là Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu và Ông Ngô Đình Cẩn, chính là Ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút Bán nguyệt san Văn Nghệ Tiền Phong. Một tờ báo đã do ông Nguyễn Thanh Hoàng khai sinh ra từ năm 1956.

Và để quý độc giả đều được biết một cách chính xác, nên nhân đây, tôi xin ghi lại đầy đủ từ bước khởi đầu trong việc di dời cả ba ngôi mộ như sau:


Chắc mọi người còn nhớ, vào những năm, sau ngày 30-4-1975, do « Lệnh cấm vận » của Hoa Kỳ, nên những người Việt ở Mỹ, không thể gửi tiền về Việt Nam, mà họ phải qua những đường giây chuyển tiền tại Pháp. Song lúc đó, mặc dù Pháp là nước đã « trợ cấp nhân đạo » cho Việt Nam nhiều nhất, nhưng cũng không cho phép chuyển một lần với số tiền nhiều, nên đã có một số đường giây chỉ chuyển những thùng thuốc Tây về Việt Nam, và những người Việt bên Mỹ cũng đã gửi cho thân nhân còn ở quê nhà bằng tiền, và những thùng thuốc Tây qua những đường giây này, để người thân của họ ở Việt Nam, sau khi nhận những thùng thuốc Tây, thì đã đem bán để lấy tiền. Nghĩa là họ phải chuyển tiền, hay thuốc Tây về Việt Nam qua những đường giây tại Pháp.

Sau đó, phía Mỹ đã nới lỏng hơn là cho phép những người Việt được gửi về Việt Nam, mà tôi nhớ là không quá 500 Mỹ kim. Cho đến mãi sau này, khi « Lệnh cấm vận » đã được bãi bỏ, thì mọi người mới được gửi tiền về Việt Nam một cách tự do.

Chính vì thế, khi được tin bọn việt-gian-cộng-sản sẽ phá bỏ nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, đồng thời đã được biết về chuyện tên cộng sản ác ôn là « Hòa thượng » Thích Trí Dũng, thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tức Ấn Quang, đã từng cạy nắp mộ của Ông Ngô Đình Cẩn để bỏ vũ khí của Lữ đoàn 316, và đã nuôi tên Thiếu tướng việt công, là Trần Hải Phụng và nhiều tên khác ở trong chùa Phổ Quang, và đã bắt cái xác chết của Ông Ngô Đình Cẩn, mà lúc sinh tiền Ông là một người chống cộng tuyệt đối, phải giữ một số súng đạn của Lữ đoàn 316, và Biệt Động Thành Sài Gòn-Gia Định. Xin quý độc giả hãy đọc lại bài viết: Tưởng Niệm Bốn Mươi Năm Cuộc Thảm Sát Mậu Thân, 1968-2008, mà tôi đã viết vào ngày 26-01-2008, hiện vẫn còn lưu giữ trên trang điện báo Hồn Việt: http://hon-viet.co.uk để biết một cách rõ ràng hơn về những hành vi tàn ác của Phật giáo Ấn Quang trong cuộc thảm sát Mậu Thân.


Và chính vì biết được những tin trên, nên ông Nguyễn Thanh Hoàng vì rất sợ bọn việt-gian-cộng-sản sẽ phá bỏ mộ phần của ba vị, nên đã tìm cách gửi tiền về Việt Nam để di dời cả ba Ngôi mộ của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng nhị vị bào đệ là Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và Ông Ngô Đình Cẩn, và sau đó cũng đã di dời cả mộ phần của Mẫu Thân của ba vị về tại Lái Thiêu. Tôi xin ghi lại từ đầu như sau:

Lần đầu tiên, do Ông Trần Trung Quân, là Tác giả của nhiều cuốn sách có giá trị như: Trong Lòng Địch, Cụm A 22: Tình Báo Dinh Độc Lập v…v… Ngoài ra, còn có cuốn sách đã ký dưới một bút danh khác. 

Và sau đây, là những lần chuyển tiền:


Lần thứ nhất, do chính tay của Ông Trần Trung Quân, là một người thân thiết của Ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng, đã trao tận tay cho ông Trần Tam Tiệp, vì ông Trần Tam Tiệp biết cách gửi tiền về Việt Nam, vào tháng 10 năm 1977, tại tiệm Café Balto, 15, Rue Mazarine, 75006 Paris, với số tiền là $9,000 (chín ngàn Mỹ kim).


Lần thứ hai, vào tháng 7 năm 1978, cũng do Ông Trần Trung Quân trao tận tay cho Ông Trần Tam Tiệp tại Thánh Thất Cao Đài của Cô Ba Lê Kim Huê, tức Bà Lễ Sanh Lê Kim Huê, tại địa chỉ số 12, Rue Xavie Privas, 75005 Paris, với số tiền là $10,000 (mười ngàn Mỹ kim).


Riêng một lần khác, vào tháng 3 năm 1978, tại tiệm Café Notre – Dame de Paris, 03, Boulevard du Palais 75004 Paris. Nhưng lần này đã do chính Ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng đã trao tận tay cho Ông Trần Tam Tiệp với số tiền là $6,000 (sáu ngàn Mỹ kim) trước sự chứng kiến của Ông Trần Trung Quân.


Như vậy, tổng cộng tất cả ba lần, ông Trần Tam Tiệp đã nhận của Ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng với số tiền là $25,000 ( hai mươi lăm ngàn Mỹ kim ).

Tưởng cũng nên nói rõ, là với số tiền $ 25,000 (hai mươi lăm ngàn Mỹ kim), mà ông Trần Tam Tiệp đã nhận hai lần qua Ông Trần Trung Quân và một lần do chính tay của ông Nguyễn Thanh Hoàng, là do tiền bán báo Văn Nghệ tiền Phong, mà Ông Trần Trung Quân thu được. Bởi lúc đó, Ông Trần Trung Quân là đại diện cho báo văn Nghệ Tiền Phong của Ông Nguyễn Thanh Hoàng tại Pháp.

Sau đó, ông Trần Tam Tiệp đã chuyển số tiền trên về Việt Nam, để cho người của Ông Nguyễn Thanh Hoàng lo liệu việc di dời ba ngôi mộ của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và nhị vị Bào đệ là Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu và Ông Ngô Đình Cẩn về tại Lái Thiêu.

Những việc làm âm thầm của Ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng ít ai được biết, kể cả gia đình của Bà Ngô Đình Nhu. Cho đến năm 1980, thì Ông Ngô Đình Luyện mới biết, và Ông Nguyễn Thanh Hoàng và Ông Trần Trung Quân, đã được Ông Ngô Đình Luyện tiếp tại tư gia. Trong dịp này, Ông Ngô Đình Luyện đã ngỏ lời cám ơn Nguyễn Thanh Hoàng và Ông Trần Trung Quân.

Sau đó, từ Hoa Kỳ, Ông Nguyễn Thanh Hoàng cũng đã âm thầm chuyển thêm những số tiền khác nữa về Việt Nam, để bốc mộ của Cụ bà Thân Mẫu của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và nhị vị bào đệ về tại Lái Thiêu, để cả gia đình được nằm cạnh bên nhau. Mặc dù vậy, nhưng ít có người biết những việc làm của Ông Nguyễn Thanh Hoàng. 

Tuy nhiên, những người thân thiết của Ông đều biết như Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, tác giả của cuốn sách: Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tức Nhật Lệ Nguyễn Hữu Duệ trên Văn Nghệ Tiền Phong, sau khi ba ngôi mộ hoàn thành, thì Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, từ Hoa Kỳ Ông đã tìm cách trở về Việt Nam để viếng mộ của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng nhị vị bào đệ, là Ông Có vấn Ngô Đình Nhu và Ông ngô Đình Cẩn.

Về phần ông Trần Tam Tiệp, ngày xưa, ông cũng đã từng kêu gọi nhiều người đóng góp tiền bạc cho ông chuyển về Việt Nam để giúp đỡ các văn nghệ sĩ, đang còn ở tại Việt Nam. Nhưng riêng về ba ngôi mộ của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng nhị vị bào đệ là Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và Ông Ngô Đình Cẩn là hoàn toàn do số tiền bán báo Văn Nghệ Tiền Phong của Ông Nguyễn Thanh Hoàng đã chuyển nhiều lần về Việt Nam để xây ba ngôi mộ của ba vị anh hùng đã Vị Quốc Vong Thân.


Và chắc quý độc giả, khi đọc cuốn sách Trong Lòng Địch của Ông Trần Trung Quân đều đã thấy phía sau bìa sách những dòng này của Ông Trần Trung Quân:

« Trong suốt thời gian ba năm ở hải ngoại và nhiều năm ở trong nước để hoàn thành thiên hồi ký Trong Lòng Địch này, tôi hết sức biết ơn anh Nguyễn Thanh Hoàng, chủ nhiệm tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong đã hướng dẫn tôi, giúp đỡ tôi về cách sắp xếp cũng như sửa chữa và viết lại bản thảo…. »

Nghĩa là, qua những dòng này, đã cho mọi người thấy được mối giao tình thân thiết giữa Ông Nguyễn Thanh Hoàng và Ông Trần Trung Quân. 

Và hôm nay, người viết bài này, cũng là người thân thiết với cả hai vị là Ông Nguyễn Thanh Hoàng và Ông Trần Trung Quân, mà cũng ít người biết được, vì ngày xưa khi viết trên Văn Nghệ Tiền Phong tôi đã ký dưới bút danh là Hàn Giang, rồi sau đó đã có kẻ phản đối « thằng Hàn Giang », có người còn đòi đi « kiện thằng Hàn Giang ra tòa » nữa. Vì thế, Ông Nguyễn Thanh Hoàng đã cho tôi làm « thằng Hàn Giang » luôn, mà tôi cũng đã im lặng, bởi thấy vui, khi tự nhiên, mà mình trở thành một « đấng tu mi nam tử », chứ không phải vì sợ ra tòa mà không dám cho mọi người biết rằng mình là một phụ nữ. 


Tạm thay lời kết:


Với một bài viết ngắn này, người viết muốn nói: Sỡ dĩ ngày xưa Ông Nguyễn Thanh Hoàng đã âm thầm làm những việc ấy, mà không muốn cho mọi người biết một cách rộng rãi, chỉ trừ một số người thân. Bởi đã có nhiều kẻ, trong đó, có Võ Văn Ái, từng là « Tổng Thư ký Trung ương Phật tử Việt kiều tại Hải ngoại, từ những năm đầu của thập niên 1960, và đã từng viết « Lời tựa » cho cuốn ngụy thư « Hoa Sen trong Biển Lửa » của Thích Nhất Hạnh vào thắng 6-1967, tại Paris, Võ Văn Ái đã từng nói « Ông Nguyễn Thanh Hoàng-Văn Nghệ Tiền Phong, là tờ báo của Cần Lao, nên đánh phá Phật giáo ». 


Nhưng thật ra, Ông Nguyễn Thanh Hoàng – Văn Nghệ Tiền Phong – Ông Trần Trung Quân và kẻ viết bài này, cũng như hiện nay, trên trang điện báo Hồn việt, đã có những bài viết của các vị về những hành vi tàn ác của những tên cộng sản khoác áo cà sa để làm giặc, với những hành vi giết người vô tội, chẳng những thế, mà chúng đã từng liên thủ với nhau, để đánh đổ cả hai nền Cộng Hòa Việt Nam, cho đến trước và sau ngày 30-4-1975, thì chính những tên ác tăng này đã công khai đưa từng đoàn xe ra tận vùng giặc để đón rước cộng quân vào các thành phố, trên khắp miền Nam tự do, chứ không có vị nào lại « đánh Phật giáo giáo » cả. Bởi không ai nói đến Phật – Pháp, mà chỉ nói đến bọn Tăng Phỉ mà thôi. Chắc nhiều người còn nhớ, ngày xưa Cư sĩ nỗi tiếng tại miền Nam là: Cụ Mai Thọ Truyền, từng giữ chức: Quốc Vụ Khanh, thời Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa, đã từng tuyên bố:


« Tôi chỉ quy y Nhị Bảo, chứ không quy y Tam Bảo, vì tôi chỉ Quy Y Phật, quy y Pháp, chứ không bao giờ quy y Tăng ».

Trở lại với nguyên do mà Ông Nguyễn Thanh Hoàng không muốn phổ biến rộng rãi, về chuyện xây mộ của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thì Ông Nguyễn Thanh Hoàng và cả Ông Trần Trung Quân đã nói với người viết bài này như sau:


« Khi viết, hay làm một điều gì về Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, không phải để « Phục hồi Đảng Cần Lao » như những kẻ có tâm địa hắc ám kia đã cố tình xuyên tạc, mà vì chúng ta muốn nói lên những công nghiệp vĩ đại của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Người đã khai sáng Nước Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời đã xây dựng được một miền Nam Tự Do Thanh Bình thực sự, như người dân miền Nam đã chứng kiến vào buổi bình minh của lịch sử: Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa. Và để cho hậu thế còn biết đến ba tấm gương ngời sáng của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng nhị vị bào đệ là Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và Ông Ngô Đình Cẩn, là ba vị đã quên mình để chỉ biết phụng sự Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam, và rồi cuối cùng; sau khi đã Vị Quốc Vong Thân, thì đã trở thành ba vị Anh Hùng Bất Tử ».



04-01-2010

Lệ Tuyền.



- Những lời phát biểu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm (DLB). “Qua chương trình này, chúng tôi đáp lại những lời tuyên bố dối trá của cộng sản về cải cách ruộng đất. Chúng tôi cấp ruộng đất cho nông dân và chúng tôi thực hiện được điều này mà không cần đến những cách thức cưỡng chế và tịch thu vô nhân đạo”.

- Cầu nguyện bên phần mộ cố tổng thống Ngô Đình Diệm (DCCT). -- ĐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: HÌNH ẢNH BUỔI LỄ CẦU NGUYỆN TRƯỚC MỘ PHẦN CỦA CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀO NGÀY 1/11/2013 (UBTTTA).- 2 tháng 11 năm 1963: Dấu Ấn Lịch Sử Dài Nhất Thế Kỷ (Nam Ròm). - Bi kịch liên đới tới cố Tổng thống Ngô Đình Diệm – A tragedy related to late President Ngo Dinh Diem (Phạm Hồng Sơn). - Tại sao tưởng niệm ông Ngô Đình Diệm? (BBC). - Ngô Đình Diệm và cuộc chiến kiến quốc. - Đảo chính Ngô Đình Diệm. – Bùi Văn Phú: Tháng 11 và cái chết của hai tổng thống. - Giáo dân ở VN viếng ông Ngô Đình Diệm. - Blogger tại VN nói về ông Diệm.



Lễ viếng Tổng thống Ngô Đình Diệm tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi ngày 1/11
-Giáo dân ở VN viếng ông Ngô Đình Diệm

Ngày 1/11, hàng chục người đã công khai đến viếng mộ cố Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm nhân 50 năm ngày mất của ông tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Lái Thiêu, Bình Dương.


Các bài liên quan
Ngô Đình Diệm và cuộc chiến kiến quốc

Đảo chính Ngô Đình Diệm
Tại sao tưởng niệm ông Ngô Đình Diệm?


Thông tin từ trang chuacuuthe.com cho biết buổi lễ có sự góp mặt của các giáo dân ở miền Nam và do cha Antôn Lê Ngọc Thanh chủ trì.


Blogger Nguyễn Hoàng Vi, người đi dự buổi lễ, nói với BBC trước đó đã nhận được thông báo về thời gian và địa điểm tổ chức lễ viếng từ linh mục Thanh.


Lực lượng an ninh đã có mặt để theo dõi và giám sát, nhưng không gây khó dễ gì cho khoảng 50-60 người đến dự, blogger này cho biết thêm.


Hình ảnh được đăng tải trên tài khoản Youtube của Dòng chúa Cứu thế Việt Nam cho thấy nhiều giáo dân và các cha xứ đứng chắp tay và mang theo hoa, vây quanh phần mộ của ông Ngô Đình Diệm và em trai ông, Ngô Đình Nhu.


Trong bài phát biểu được ghi hình, linh mục Thanh cũng lên tiếng phản đối cách nhìn về Tổng thống Diệm trong chương trình lịch sử của Việt Nam ngày nay.


"Hiện nay, trong chương trình môn sử thuộc bậc đại học cũng như trung học, khi nhắc đến ông Diệm, họ vẫn lên án ông là một người độc ác và phản quốc," ông nói.


"Tuy nhiên, cả các học sinh cũng lười biếng nghiên cứu, tìm hiểu, cuối cùng làm cho xã hội nối tiếp nhau cả một sự gian dối".


"Khi nhà cầm quyền không dám đối diện và trung thực với sự thật lịch sử thì sẽ làm cho đất nước Việt Nam ngày càng trở nên gian dối và băng hoại nhân cách con người, vì nhân cách con người không thể xây dựng khi không có nền móng.”


'Chấp nhận cái chết'



Mở bằng chương trình nghe nhìn khác



Linh mục Thanh cũng nói Tổng thống Diệm đã chống lại lời khuyên đánh phủ đầu các tướng lĩnh muốn đảo chính và chấp nhận cái chết của mình.


"Biến cố chúng ta kỷ niệm ngày hôm nay là ngày ông Ngô Đình Diệm, và cố vấn Ngô Đình Nhu bị sát hại vì chủ trương tuyệt đối không cho một quân ngoại bang nào được quyền chi phối đất nước Việt Nam," ông nói.


"Bối cảnh khi đó là người Mỹ muốn đưa quân vào, nhưng ông Diệm nói rõ là chúng tôi rất cần những người cố vấn, nhưng để lo liệu cho đất nước chúng tôi thì phải là người Việt."


"Vài ngày trước khi Tổng thống bị sát hại, ông Vỹ, một người thân cận với Tổng thống, đã xin lệnh đánh phủ đầu những nhóm [muốn đảo chính]".

"Tổng thống trả lời tại sao lại lấy quân Việt Nam đi đánh quân Việt Nam?"

"Chết thì đã sao, không thể vì mình mà để huynh đệ tương tàn, quân đội náo loạn, quốc gia ngày càng suy kiệt."

Đi tìm sự thật
"
Là một người sinh sau năm 75, tôi học lịch sử về Tổng thống thì không có một ấn tượng gì tốt về ông hết. Có những sự thật về Tổng thống không như những người trẻ được học từ sách sử của mái trường xã hội chủ nghĩa."
Blogger Nguyễn Hoàng Vi


Blogger Nguyễn Hoàng Vi nói lý do cô dự lễ viếng vì muốn "đi tìm sự thật" về Tổng thống Ngô Đình Diệm.



"Là một người sinh sau năm 75, tôi học lịch sử về Tổng thống thì không có một ấn tượng gì tốt về ông hết," cô Vi nói.


"Có những sự thật về Tổng thống không như những người trẻ được học từ sách sử của mái trường xã hội chủ nghĩa."


Blogger cho biết nhóm của cô bắt gặp tại lễ viếng một cụ già 90 tuổi, người năm nào cũng đi từ Biên Hòa xuống viếng mộ Tổng thống Ngô Đình Diệm nhân ngày giỗ của ông.


"Ông nói là ông biết ơn Tổng thống", blogger này thuật lại. "Chắc chắn rằng k‎‎ý ức của ông cụ đó về Tổng thống Diệm phải rất tốt đẹp, ông mới không ngại đường xa và tuổi tác để đến viếng như thế."


"Tôi nghĩ rằng lớp trẻ nên đi tìm hiểu sự thật ngoài những gì mình được học, được đọc, qua những nhân chứng còn sống tới bây giờ như cụ già mà tôi gặp trong buổi lễ ngày hôm qua."



Vì sao tưởng niệm
Tại sao nhiều người vẫn yêu mến Tổng thống Ngô Đình Diệm?

Đoàn Xuân Lộc
Gửi cho BBC từ Global Policy Institute, London

Tổng thống Ngô Đình Diệm được cho là người có quan điểm chống lại sự chỉ đạo của Hoa Kỳ
Ngày 02/11/2013 là ngày tròn 50 năm ngày ông Ngô Đình Diệm, vị Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa, và bào đệ của ông là Cố vấn Ngô Đình Nhu, bị sát hại trong cuộc đảo chính năm 1963.



Các bài liên quan

Ngô Đình Diệm và cuộc chiến kiến quốc
Đảo chính Ngô Đình Diệm
Một cách hiểu về Ngô Đình Diệm


Và trong những ngày này tại Mỹ, Pháp và một số nước khác, cộng đồng người Việt Nam – trong đó có không ít người Công giáo – đã và sẽ tổ chức tưởng niệm, cầu nguyện cho họ.
Riêng ở Việt Nam vào trưa ngày hôm nay (01/11), các Cha Dòng Cứu Thế cũng đã dâng lễ tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, ở Lái Thiêu, để cầu nguyện cho hai ông. Và có thể, trong các Thánh lễ ngày mai ở Việt Nam và như nhiều nơi khác, cũng có nhiều người nhắc tên và cầu nguyện họ.
Trong 50 năm qua đã có vô số tài liệu, bài viết bằng tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Pháp (của người Việt cũng như người nước ngoài, thuộc nhiều chính kiến khác nhau) về ông Ngô Đình Diệm, về cuộc đời, sự nghiệp hay về gia đình của ông. Trong số đó, có không ít ý kiến cho rằng ông là một vị tổng thống độc tài, bất lực và chế độ tổng thống của ông là chế độ gia đình trị.
Dư luận chung cũng không có ấn tượng tốt về ông, sự nghiệp của ông và gia đình ông, đặc biệt kể từ khi hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu giữa thành phố Sài gòn vào tháng 6 năm 1963. Biến cố ấy làm cho dư luận thế giới và người Miền Nam lúc ấy nói riêng có thêm ác cảm với ông và nó cũng là một lý do quan trọng dẫn đến sự thất bại của Đệ nhất Cộng hòa do ông thiết lập.
Việc ông bị ám sát hụt hai lần trước đó và bị đảo chính rồi bị ám sát năm tháng sau vụ tự thiêu ấy cũng chứng tỏ rằng ông có không ít kẻ thù, trong đó có những người từng là thuộc hạ, gần gũi với ông.
Hơn nữa, ông và gia đình ông bị nhiều người – trong đó có những ‘người thắng cuộc’, những người không cùng chung chuyến tiến với ông – ghét và bôi nhọ một phần vì ông và gia đình là những người chống Cộng, là những người ‘bại trận’.
Nhưng điều đó không có nghĩa là ông bị tất cả mọi người ghét bỏ hay không ai nhìn nhận, tôn trọng ông và những đóng góp của ông. Việc hàng năm và đặc biệt năm nay có nhiều người, nhiều nơi tổ chức tưởng niệm, cầu nguyện cho ông chứng minh điều đó.
Câu hỏi đặt ra là tại sao vẫn có người yêu mến và tôn trọng ông?

Một người liêm khiết




"Dù có thể có nhiều học giả, các nhà nghiên cứu không đánh giá cao về ông, nhưng đa số đều nhận định rằng ông là một người trung thực, đạo đức, liêm khiết."
Dù có thể có nhiều học giả, các nhà nghiên cứu không đánh giá cao về ông, nhưng đa số đều nhận định rằng ông là một người trung thực, đạo đức, liêm khiết.

Trong cuốn ‘Cold War Mandarin: Ngo Dinh Diem and the Origins of America’s War in Vietnam: 1950-1963’, xuất bản năm 2006, Seth Jacobs – một trong những học giả nước ngoài viết khá nhiều về ông Ngô Đình Diệm và cũng có cái nhìn không mấy thiện cảm về ông – vẫn thừa nhận rằng ông là một người trong sạch, vô vị lợi. Vì theo tác giả này, thậm chí sau khi trở thành tổng thống, ông vẫn sống một cuộc sống khổ hạnh.
Một bài viết của James MCAllister và Ian Schulte có tựa đề ‘The Limits of Influence in Vietnam: Britain, the United States and the Diem Regime, 1959–63’, được đăng trong tạp chí Small Wars and Insurgencies, năm 2006, cũng cho rằng ông Diệm là một người liêm khiết, đức hạnh.
Theo cựu Ðại tá Lý Trọng Song – nay là Phó tế vĩnh viễn (thường được gọi là Thấy Sáu Song), hiện đang giúp tại Cộng đoàn Công giáo London và người đã từng làm cận vệ cho ông Ngô Đình Diệm trong Phủ Thủ tướng và Phủ Tổng thống từ năm 1954 đến 1956 – ông là một người có lối sống rất đơn sơ, nghèo khó. Chẳng hạn, giường ngủ của ông chỉ là một cái divan (một tấm ván) trải bằng chiếu, không có nệm.
Có thể ngày hôm nay có không ít người cảm phục ông Diệm vì họ tìm ở nơi ông những đức tính đó – đặc biệt khi họ đọc và biết được tham nhũng đang trở thành quốc nạn tại Việt Nam.
Cũng theo cựu Đại tá Song, ông Diệm là một người có đầy đủ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín vì ông xuất thân từ một gia đình hiếu học, làm quan và chịu nhiều ảnh hưởng của cả Công giáo và Nho giáo.
Ông có đời sống khổ hạnh một phần cũng vì trong những năm 1940 và 1950, ông đã từng sống trong các đan viện tại Bỉ và Pháp. Một chi tiết được Thầy Sáu Song nêu ra để giải thích tại sao ông Diệm không lập gia đình – một điều nhiều người đặt câu hỏi về ông – là vì ông Diệm đã đi tu trong dòng Ba của dòng Benedicto, một dòng khổ tu ở Bỉ. Và vì đã khấn trong dòng này, ông không nghĩ tới chuyện lập gia đình và chỉ biết ‘thờ phượng, kính mến Thiên Chúa và lo cho quốc gia, dân tộc’.
Các tài liệu viết về ông, đặc biệt sách vở, báo chí nước ngoài, đều nhấn mạnh rằng ông là một người Công giáo đạo hạnh, thánh thiện. Đây cũng là một lý do tại sao trong những ngày này người Công giáo tưởng nhớ và cầu nguyện cho linh hồn ông – người có Tên Thánh là Gioan Baotixita (hay John Baptist theo tiếng Anh).
Hơn nữa, ông và ông Nhu bị ám sát vào ngày 02/11 – đúng ngày Giáo hội Công giáo tưởng nhớ và cầu nguyện cho những người đã qua đời. Vì vậy, đâu đó có những Thánh lễ cho ông cũng là chuyện bình thường và là việc nên làm.

Một người yêu nước






Hàng năm vẫn có người đến viếng mộ Tổng thống Ngô Đình Diệm trong nước
Một điểm khác về ông đều được nhiều người công nhận đó là ông là một người yêu nước, yêu dân tộc. Chẳng hạn, trong cuốn ‘Patriots and Tyrants: Ten Asian Leaders’ xuất bản năm 1999, Ross Marlay và Clark Neher, nhận định rằng cả ông và Hồ Chí Minh đều là những người yêu nước nồng nàn. Có điều định mệnh, thời cuộc và chính kiến đã biến họ thành kẻ thù của nhau.

Một chi tiết được các tài liệu đề cập đến khi viết về ông đó là việc ông từ chức Thượng thư Bộ lại (gần tương đương với chức Thủ tướng) trong chính phủ Bảo Đại năm 1933 để phản đối việc Pháp không tiến hành những cải cách cần thiết để trao thêm quyền tự trị cho Việt Nam.
Trong bài ‘Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Ðình Diệm, 1945-54’ – được coi là một trong những nghiên cứu quan trọng, trung thực về ông Ngô Đình Diệm – được đăng trên Journal of Southeast Asian Studies, Edward Miller nêu rằng trong thời gian ông Diệm nắm quyền (1954-63), có nhiều người ở Việt Nam và những nơi khác mô tả ông như là một con rối của Mỹ được Washington đưa lên nắm quyền và giúp đỡ nhằm thực hiện những mục đích của Mỹ trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh.
Nhưng theo tác giả này, các tài liệu được viết từ những năm 1960 trở về sau đều nhấn mạnh việc ông nhất quyết từ chối những lời khuyên của Mỹ và không muốn chịu sự chỉ đạo của Mỹ. Việc ông và chính quyền Mỹ cuối cùng chia tay nhau là một ví dụ.
Cựu Đại tá Lý Trọng Song cũng nhấn mạnh rằng Tổng thống Diệm chỉ muốn nhận viện trợ của Mỹ chứ không chịu sự áp đặt, can thiệp của Mỹ và nhất quyết từ chối cho lính Mỹ vào Miền Nam Việt Nam vì ông cho rằng cho quân đội nước ngoài chiếm đóng trên lãnh thổ Việt Nam làm cho chính phủ của ông mất chính nghĩa.
Cũng theo người cựu cận vệ này, ông Diệm là một người yêu dân, yêu nước, yêu dân tộc vì nếu không ông có thể chọn ra nước ngoài và tránh bị ám sát. Ông nhắc lại rằng trước những ngày diễn ra cuộc đảo chính, Đại sứ Mỹ ở Sài gòn lúc đó là Henry Cabot Lodge gọi điện thoại cho ông Diệm và ‘nói rằng nếu ngài muốn an toàn thì tới Tòa đại sứ’ và ông Diệm đã trả lời ‘đây là đất nước của tôi, tôi không đi đâu hết’.
Hơn nữa, cũng như Edward Miller nêu lên trong bài báo của mình, trong những giai đoạn 1945-54 ông bôn ba ở ngoại cũng chỉ vì muốn tìm con đường giúp đất nước thoát khỏi ách đô hộ của Pháp và giành tự do, độc lập. Trong cuốn sách của mình, Seth Jacobs cũng nêu lên rằng có thể người dân Miền Nam không thích ông như họ tôn trọng ông và khâm phục tinh thần dân tộc mạnh mẽ nơi ông.

Giai đoạn khó khăn




"Đâu đó có nhiều ý kiến cho rằng ông là một người độc tài. Nhưng nếu so sánh ông, chính phủ ông với những chế độ cầm quyền ở Đông Á, Đông Nam Á hay ở Miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn ấy, chưa chắc ông đã độc tài hơn những chế độ đó."
Ngoài ra, dù muốn hay không cũng phải thừa nhận rằng ông là một người có tầm nhìn, có tài. Nếu không ông chẳng bao giờ có thể trở thành Thủ tướng, Tổng thống và lập nên nền Đệ nhất Cộng hòa.

Nhưng trong thời năm nắm quyền của ông, miền Nam Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung, cũng như bất cứ quốc gia nào trong thời đầu hậu thuộc địa, phải đối diện nhiều khó khăn.
Những khó khăn đó một phần do tích cách, quan điểm hay chính con người ông tạo nên. Chẳng hạn Ross Marlay và Clark Neher nêu rằng ông ‘là người không thực cho một hoàn cảnh không thể’. Theo hai tác giả này là một người Công giáo nhiệt thành ông lại lãnh đạo một đất nước đa phần Phật giáo và những đức tính của ông lại trở thành những nhược điểm hủy hoại ông.
Cựu Đại tá Lý Trọng Song cũng cho rằng vì ông quá thánh thiện, nhân từ ông bị nhiều người khác lợi dụng, ám hại.
Rồi bối cảnh miền Nam Việt Nam, Việt Nam và thế giới nói chung lúc ấy cũng không dễ dàng gì để có thể xây dựng một thể chế vững mạnh, hiệu quả, một xã hội dân chủ, tự do và một đất nước hòa bình, phát triển trong một thời gian ngắn.
Nhưng chỉ trong một thời ngắn ít hay nhiều ông đã làm được một số việc quan trọng. Chẳng hạn, như Đại tá Lý Trọng Song nêu lên, ông đã giúp dẹp được các phe nhóm, đảng phái gây bất ổn cho Miền Nam lúc đó. Theo Seth Jacobs đây cũng là một thành công của ông được người Miền Nam ghi nhận.
Và trên hết, như Edward Miller nhận định, việc anh em ông bị lật đổ không thể chứng minh được rằng những ý tưởng, dự định của họ là luôn xấu, vô hiệu. Sau biến cố 1963, Miền Nam Việt Nam thay đổi tổng thống, chính phủ liên miên và mọi chuyện càng tệ hơn.
Đâu đó có nhiều ý kiến cho rằng ông là một người độc tài. Nhưng nếu so sánh ông, chính phủ ông với những chế độ cầm quyền ở Đông Á, Đông Nam Á hay ở Miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn ấy, chưa chắc ông đã độc tài hơn những chế độ đó.
Đặt ông trong bối cảnh như vậy, ít hay nhiều để thấy rằng cựu Tổng thống Ngô Đình Diệm và Đệ nhất Cộng hòa ông thiết lập không tệ như mọi người nhận định, mô tả hay được nghe.
Đó cũng là một lý do đâu đó có nhiều người Việt hải ngoại tổ chức tưởng niệm, cầu nguyện và công nhận đóng góp của ông trong những ngày này.
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, một trí thức Công giáo hiện làm nghiên cứu tại Viện Global Policy, London.

Đảo chính Ngô Đình Diệm
Những hình ảnh về tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa nhân 50 năm ngày ông bị đảo chính và sát hại



Blogger tại VN nói về ông Diệm



Ngô Đình Diệm và cuộc chiến kiến quốc
Cuộc chiến của Ngô Đình Diệm với Hoa Kỳ quanh vấn đề xây dựng miền nam Việt Nam.


Tổng thống Ngô Đình Diệm hồi năm 1955, ít phút sau một âm mưu ám sát ông
Đã tròn năm thập kỷ trôi qua kể từ khi cố tổng thống Ngô Đình Diệm, người sáng lập Việt Nam Cộng Hòa bị ám sát trong một cuộc đảo chính quân sự với sự tiếp tay của Hoa Kỳ.



Các bài liên quan

Tại sao tưởng niệm ông Ngô Đình Diệm?
Đánh giá lại Ngô Đình Diệm
Một cách hiểu về Ngô Đình Diệm


Trong mắt các sử gia phương Tây và Việt Nam thời hậu thuộc địa, Ngô Đình Diệm là một con rối của Mỹ, gắn liền ý nghĩa trong một cụm từ đầy mỉa mai và thóa mạ là “bè lũ Mỹ-Diệm”, và rằng chính phủ của Diệm cũng chỉ là một sự sáng tạo của Hoa Kỳ phục vụ cho mục đích địa chiến lược trong Chiến tranh lạnh.
Diệm cũng được miêu tả như là một sản phẩm truyền thống của đạo Thiên Chúa và Khổng Giáo, đại diện cho sự hòa trộn giữa tư tưởng phương Tây và phương Đông trong tiến trình xây dựng một chính quyền chống cộng sản ở Đông Nam Á.
Phủ nhận những quan điểm này, trong Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam ( tạm dịch: Cuộc hôn nhân không tương xứng: Ngô Đình Diệm, Hoa Kỳ, và số phận Miền nam Việt Nam), Miller đưa ra một cách giải thích mới về Ngô Đình Diệm và mối quan hệ của ông ta với Hoa Kỳ, được soi sáng từ những điểm nhìn văn hóa chính trị của Việt Nam.[1]
Đóng góp nổi bật nhất của tác giả là cung cấp một sự diễn giải tinh vi và công phu về mối xung đột giữa Diệm - Chiến lược kiến quốc của ông, và phía đồng minh Hoa Kỳ.

Ngô Đình Diệm là một nhà trị quốc hiện đại

Tác giả đã khẳng định rằng vị lãnh đạo của nền Đệ nhất Cộng hòa là một nhà trị quốc hiện đại với những viễn kiến riêng và mới mẻ về quốc gia, khác xa với quan điểm của Hoa Kỳ.
Dù cùng chung mục tiêu chống Cộng sản nhưng hai đồng minh vẫn thường xuyên xảy ra những bất đồng, tạo nên những xung đột và cạnh tranh liên quan đến những vấn đề cốt lõi mà Miller gọi là: “Nguyên lý kiến quốc”, vốn đã hình thành và chi phối toàn bộ lịch sử quan hệ đồng minh giữa Hoa Kỳ và Diệm từ lúc mới hình thành cho đến lúc lụi tàn, biểu hiện cho cuộc xung đột giữa các sứ mệnh của nền văn minh hơn là giữa các nền văn minh.
Nghiên cứu quá trình xung đột từ góc nhìn chính trị và luân lý, quốc gia và cá nhân, đặt nó trong bối cảnh lịch sử của Việt Nam và quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ, Miller đã phô bày những va chạm trong nhận thức và động lực về tư tưởng chính trị, chiến lược quân sự, khủng hoảng tôn giáo, và chương trình xây dựng kinh tế xã hội ở vùng nông thôn.
Sự xung khắc này không chỉ làm cho liên minh Mỹ-Diệm sụp đổ vào năm 1963 mà còn góp phần làm thay đổi kết quả cuộc chiến.

Tư tưởng chính trị và tôn giáo của Diệm




"kế thừa tinh thần quốc gia mạh mẽ và lòng mộ đạo Thiên chúa của người cha Ngô Đình Khả, Diệm đã trở thành một nhà yêu nước nhiệt thành, chiến đấu cho quyền lợi của dân tộc. "


Tác giả dẫn lời cây viết Miller
Theo Miller, kế thừa tinh thần quốc gia mạnh mẽ và lòng mộ đạo Thiên chúa của người cha Ngô Đình Khả, Diệm đã trở thành một nhà yêu nước nhiệt thành, chiến đấu cho quyền lợi của dân tộc.

Hoạt động đối lập với chính quyền thuộc địa Pháp, từ chức Thượng Thư Bộ Lại trong chính phủ Bảo Đại, tôn sùng Phan Bội Châu và kiến thức về đạo Khổng của nhà nho yêu nước này, thông cảm và ủng hộ với tổ chức Chấn Hưng Dân Tộc của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, thành lập lực lượng thứ ba để vận động những người theo quốc gia, chống cộng sản kết nối lại thành một liên minh đấu tranh cho một đất nước Việt Nam của người Việt Nam, và cuối cùng là bỏ qua mối thù cá nhân của gia đình để sẵn sàng hợp tác với chính phủ Việt Minh của Hồ Chí Minh, mọi nỗ lực của Diệm đã đã minh chứng rằng ông là một “nhà hộ quốc tận tụy của nước Việt” (27)

Ngô Đình Diệm không được Mỹ ủng hộ trong năm 1954

Miller, bằng việc lột bỏ những thiên kiến chống lại Diệm trong năm mươi năm qua, khẳng định rằng quan điểm của ông không phải được sinh ra từ sự mờ mịt, hay những ảo niệm được dựng lên bởi Hoa Kỳ vào năm 1954.
Diệm thực sự là một trong những nhân vật xuất chúng và năng động nhất trong số các nhà chính trị ở Đông Dương.
Và vì vậy ông đã được bổ nhiệm vào chức vụ Thủ tướng của nước Việt Nam bởi chính sự quyết định của cựu hoàng Bảo Đại.
Tác giả lưu ý, hầu hết các cứ liệu cho rằng Diệm được sự hỗ trợ của cộng đồng Thiên chúa giáo Hoa Kỳ, đứng đầu là hồng y Francis Spellman, hay bởi sự vận động bí mật của CIA, sự ủng hộ của các quan chức Bộ ngoại giao Hoa Kỳ như John Foster Dulles… là thiếu thuyết phục vì không có chứng cứ xác đáng.
Miller thấy rằng những tài liệu giải mật của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ chỉ nói lên được một hiểu biết mơ hồ về Diệm cho đến tháng 5/1954. Theo Miller, Bảo Đại quyết định chọn Diệm vào chức vụ Thủ tướng là bởi ông hoàng này công nhận rằng Diệm “là một người tốt nhất cho công việc, bởi vì sự không khoan nhượng và sự cuồng tín của mình, ông ấy có đủ năng lực để chống lại chủ nghĩa cộng sản... Ông ấy thực sự là một người rất thích hợp với hoàn cảnh hiện tại.”
Diệm đã chứng minh lời của quốc trưởng nhận xét về năng lực của mình là không sai. Trong thời kỳ hậu hiệp định Geneva, phớt lờ chiến lược hòa giải và cải tổ của Hoa Kỳ, Diệm đã trấn áp và dẹp tan những đối thủ chính trị của Diệm mà không có bất kỳ một sự thỏa hiệp nào để kiểm soát thành công quân đội quốc gia, giành lấy quyền lực từ những viên tướng thân Pháp, thực hiện chương trình kiến quốc của ông.
Những kiến giải của Miller về thời kỳ này không những đưa ra một sự hiểu biết mới về Diệm, mà còn thách thức các nhà sử học nhận thức lại lịch sử quan hệ Mỹ-Diệm ngay từ buổi đầu.

Bất đồng về quan điểm dân tộc và dân chủ

Diệm tự xem mình vừa như một tấm khiên phòng thủ, đồng thời là ngọn giáo tấn công những đe dọa đối với hệ thống chính trị ở Nam Việt Nam, bao gồm độc lập, lợi ích quốc gia, bổn phận đạo đức kết thành nền tảng của dân chủ và đời sống dân sự trong một quốc gia.
Khác với những công trình nghiên cứu lịch sử chiến tranh Việt Nam khác, Miller đã khai phá một cách nhìn mới về chủ nghĩa dân tộc của Diệm.
Diệm không phải là một thuyết gia truyền thống, cũng không phải là một viên quan thuộc địa phản động. Ông là một nhà chính trị xảo trí và là một nhà lãnh đạo “dân chủ” với một đường lối chấn hưng đất nước dựa trên cơ sở gắn kết có chọn lọc tư tưởng Thiên Chúa giáo, Khổng giáo, và sự đặc trưng chủ nghĩa dân tộc của Việt Nam.
Vận dụng văn hóa Việt Nam để làm rõ quan điểm chính trị và tôn giáo của Diệm, Miller chỉ ra cách nhìn của Diệm về giá trị của dân chủ và sự phát sinh của những giá trị đó từ quan niệm dân chủ truyền thống mang tính bản địa của người Việt hơn là từ quan điểm tự do thuần túy của phương Tây.
Thấm nhuần những chuẩn mực, phẩm hạnh của triết lý xã hội như ý thức tự lập, tự hoàn thiện, và hiến dâng cho lợi ích cộng đồng của đạo Khổng, vốn được xem là phù hợp với quan điểm chủ nghĩa nhân vị của triết gia Thiên chúa giáo Emanual Monier, Diệm tin rằng: “ Dân chủ trước hết là một trạng thái tinh thần, một lối sống tôn trọng bản thân chúng ta và người khác.” Như vậy, thay vì kết nối dân chủ với tự do dân sự, Diệm diễn tả nó như một quá trình tiến bộ của xã hội tập thể.
Tổng thống Diệm cố gắng hiện đại hóa và liên kết những tư tưởng chính trị-tôn giáo này với chương trình kiến quốc đương thời khi ông tuyên bố rằng: “Chúng ta sẽ không quay lại phiên bản vô ích của quá khứ quan lại, mà sẽ áp dụng những gì tốt nhất của di sản vào tình hình hiện đại."
Quan niệm dân chủ của Diệm đã mâu thuẫn với Học thuyết Dân chủ của Mỹ. Miller kết luận “Diệm tìm cách định nghĩa dân chủ như một đặc tính xã hội dựa vào bổn phận đạo đức luân lý. Định nghĩa này quá khác xa với quan điểm của những thuyết gia người Mỹ khi họ quan niệm dân chủ là một hình thái đa nguyên chính trị.

Bất đồng về chương trình xây dựng nông thôn

Sự bất đồng tư tưởng này đã khuấy đục liên minh Mỹ-Diệm trong quá trình triển khai một trong những chương trình kiến quốc quan trọng nhất: phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, với mấu chốt của vấn đề là giải quyết tình trạng dư thừa dân số bằng cách di dân.
Giải pháp này, như tác giả phân tích, là phân bố lại dân số hơn là phân bố đất đai. Việc di dân đến vùng đất mới không chỉ cung cấp đất cho người dân, mà còn là tiền đề mở rộng các mục tiêu kinh tế, an ninh, và tư tưởng do Diệm vạch ra.
Trên bình diện quốc gia, Diệm khởi động chương trình tự cung tự cấp như là một đặc trưng trong viễn kiến của Diệm về phát triển cộng đồng để phát động sự tham gia tự giác và đóng góp của toàn dân vào những mục tiêu công ích của nhà nước.
Ảnh chụp hôm 1/11/1963
Ông Diệm bất đồng với người Mỹ về cách điều hành miền nam
Kế hoạch dinh điền của Diệm không tránh khỏi sự phàn nàn từ phía Mỹ.
Đối với Mỹ, trung tâm của chính sách cải cách ruộng đất là phân bố ruộng đất cho người không có, tạo ra những điều kiện và cơ hội để họ nâng cao và triển khai những dự án hơn là bóc lột sức lao động của họ cho việc xây dựng nhà nước.
Miller đã phân tích rất sâu sắc sự khác biệt của hai trường phái kiến quốc của Mỹ sau thế chiến thứ II bao gồm chủ nghĩa tân thời cao cấp, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của khoa học và kỹ thuật, và chủ nghĩa tân thời bậc thấp chú trọng vào các chương trình phát triển ở phạm vi hẹp mang tính địa phương.
Cả hai trường phái này đều không phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, bởi vì Hoa Kỳ không thể Tây hóa lối sống và điều kiện kinh tế xã hội của người Việt.
Ngô Đình Nhu tuyên bố rằng công nghiệp hóa và sự thay đổi kinh tế chỉ có thể đến với miền Nam Việt Nam sau khi họ có thể rời xa một cách dứt khoát xã hội truyền thống với ý nghĩ, tổ chức và kỹ thuật mà chúng họ đã từng gắn kết.
Do vậy, dù đồng ý với quan điểm của Hoa Kỳ là cần cung cấp nguyên liệu sản xuất cho dân tái định cư, nhưng Diệm bảo lưu quan điểm của mình, rằng việc cung cấp tư liệu sản xuất không quan trọng bằng nghĩa vụ và bổn phận tự lập của cộng đồng.
Do đó ông sẵn sàng tiếp tục thực hiện kế hoạch mà không cần sự trợ giúp của Mỹ. Mối bất hòa về chương trình dinh điền, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn đã đẩy Washington và Saigon vào một tình trạng tồi tệ mới.

Bất đồng về chiến lược an ninh và quân sự

Chiến lược gìn giữ an ninh nội địa tập trung vào công cuộc chống nổi dậy ở vùng nông thôn nhằm ngăn chặn sự thâm nhập của cộng sản luôn là mối bận tâm của chính quyền Diệm.
Miller chứng minh rằng không phải mọi hoạt động quân sự của Diệm đều do Mỹ điều khiển hoàn toàn, thậm chí còn xảy ra những bất đồng trong nội bộ Mỹ.
Về xây dựng lực lượng, ví dụ, phái bộ cố vấn của đại học Michigan (MSUG) muốn phát triển Lực lượng Bảo an như là một lực lượng cảnh sát dân sự, trong khi đó các cố vấn quân sự Mỹ (MAAG) lại muốn lực lượng này là một mô hình bán quân sự hoạt động như một đội quân phụ trợ.





"Chiến lược gìn giữ an ninh nội địa tập trung vào công cuộc chống nổi dậy ở vùng nông thôn nhằm ngăn chặn sự thâm nhập của cộng sản luôn là mối bận tâm của chính quyền Diệm. "


Còn với Diệm, Bảo an là một lực lượng lai ghép, kết hợp quyền lực của cảnh sát như quyền giám sát, giam cầm, và phản gián với năng lực quân sự.
Chỉ trích các giải pháp của cố vấn Mỹ không phù hợp với quan điểm của mình, cũng như hoàn cảnh an ninh của miền Nam Việt Nam, Diệm tiếp tục củng cố và phát triển lực lượng Bảo an như một nhân tố chính trong cuộc chiến chống lại chiến tranh du kích.
Là một cựu quan chức có nhiều trải nghiệm về cách trị dân, hơn ai hết, Diệm hiểu rằng: để cai quản vùng nông thôn cần kết hợp các giải pháp chính trị, quân sự, xã hội và kinh tế.
Do đó, Diệm thành lập Phủ Đặc Ủy Công Dân Vụ như là một cơ quan thiết kế, quản lý, và điều khiển các chương trình phát triển cộng đồng.
Tuy nhiên, ý tưởng của Diệm không giống với hoạch định từ phía Mỹ, đặc biệt là về mục tiêu chương trình Ấp Chiến Lược.
Với các cố vấn Mỹ, một giá trị phổ quát của nền dân chủ đa nguyên là yếu tố chính mang lại thành công của chương trình, cũng như kết quả của cuộc chiến.
Ngược lại, Diệm không bao giờ có quan điểm Dân chủ là một sự cạnh tranh mang tính đa nguyên giữa các đối thủ, đảng phái, và tư tưởng.
Thay vì vậy, Diệm cho rằng nền móng dân chủ của ấp chiến lược là huy động sức mạnh toàn thể dân chúng tham gia vào cuộc chiến chống lại kẻ thù của chế độ.
Miller không thể không thừa nhận rằng dù có nhiều khiếm khuyết và bất cập, nhưng Ấp Chiến Lược là một chương trình thành công, tạo nên một bước ngoặt đáng ghi nhận trong cuộc chiến chống lại cộng sản ở miền Nam, mang lại hy vọng cho một chiến thắng chung cuộc. Trận Ấp Bắc vào tháng 1/1963 vẫn không dập tắt sự lạc quan của Diệm, vì vậy họ Ngô đã ra lệnh cho Phủ Đặc Ủy Công Dân Vụ chuẩn bị kế hoạch Bắc tiến, chiếm lại miền Bắc Việt Nam.
Và cuối cùng, Diệm muốn Mỹ viện trợ vũ khí và các nguyên vật liệu khác nhưng không chấp nhận sự việc các cố vấn Mỹ can thiệp vào nội bộ miền Nam Việt Nam.

Khủng hoảng phật giáo và bất đồng về chính sách kiến quốc

Số phận và kế hoạch của họ Ngô đã bị chặn đứng bởi cuộc khủng khoảng Phật Giáo.
Nổi bật giữa các sử gia về chiến tranh Việt Nam, Miller nghiên cứu cuộc khủng khoảng Phật giáo năm 1963 như là một sự phát triển trong dòng chảy lịch sử của quá trình chấn hưng Phật giáo, vốn đã diễn ra trong những năm 1910 và 1920 của thế kỷ 20.
Miller đưa ra một cái nhìn mới về phong trào Phật giáo trong kỷ nguyên của Diệm, rằng nó không chỉ đấu tranh cho sự bình đẳng tôn giáo và tự do tín ngưỡng, mà thực sự là nó còn bộc lộ sự lo lắng sâu sắc về sách lược kiến quốc của Diệm, đặc biệt là về cuộc cách mạng nhân vị điều mà giới Phật tử thấy như là mối đe dọa đến việc làm hồi sinh sức mạnh Phật giáo Việt Nam.
Ông Ngô Đình Diệm duyệt đội lính nhân một dịp kỷ niệm ngày lập quốc ở miền nam
Ông Ngô Đình Diệm duyệt đội lính nhân một dịp kỷ niệm ngày lập quốc ở miền nam
Theo quan điểm của Miller, Phật giáo đã tham gia vào một cuộc cách mạng tự do dân tộc và hiện đại hóa như một sự đóng góp vào tiến trình kiến quốc.
Cuộc xung đột giữa Diệm và Phật giáo đã đẩy cuộc chiến kiến thiết quốc gia lên đỉnh điểm.
Diệm, cho đến phút cuối cùng vẫn tin rằng ông ta sẽ giải quyết sự xung đột này từ vị thế thượng phong như cách anh em ông nghĩ khi bắt đầu mở kênh đối thoại bí mật với cộng sản Bắc Việt.
Nhưng Diệm không bao giờ có thể vãn hồi trật tự như sự trả lời kiên cường và cứng rắn của ông với đại sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge, vì anh em ông đã bị hạ sát bởi chính những viên tướng phản bội.
Miller kết luận rằng: những vấn đề của sự bất đồng không đơn giản bắt nguồn từ lời tuyên bố thâm thúy và khó hiểu về cuộc cách mạng nhân vị của anh em nhà Ngô.
Chúng bắt nguồn từ mối bất hòa trong thực tế giữa nhà họ Ngô và Mỹ về những ý niệm chính như dân chủ, cộng đồng, an ninh, và cách mạng xã hội.
Khiếm khuyết của cả Diệm và đồng minh Mỹ là sự miễn cưỡng trong việc hợp tác với các phong trào cách mạng ở miền Nam.

Hồ Chí Minh: Ngô Đình Diệm là một nhà ái quốc

Misalliance của Miller đã thành công khi soi sáng một cái nhìn mới về Diệm và chương trình kiến quốc mang đậm tính dân tộc chủ nghĩa và độc lập trong nhãn quan chính trị của ông.







Chủ tịch Hồ Chí Minh coi ông Diệm là "nhà yêu nước"


Những tác phẩm trong tương lai không thể bỏ qua những luận điểm của Miller rằng chính sự xung đột nảy sinh từ nhận thức sai lệch đã hình thành mối quan hệ đầy thăng trầm của Mỹ - Diệm và cả số phận miền nam Việt Nam.
Sau năm mươi năm, hình ảnh nhân vật lịch sử Ngô Đình Diệm dần được sáng tỏ trong mắt các sử gia Mỹ.
Đáng tiếc là tại Việt Nam, việc nghiên cứu về ông vẫn là một đề tài cấm kỵ.
Phải chăng, không đi theo chủ nghĩa cộng sản là không phải người Việt yêu nước? Vậy tại sao Hồ Chí Minh lại tuyên bố Ngô Đình Diệm là một nhà ái quốc?
Những người cộng sản Việt Nam không ngờ, Hồ Chí Minh, lãnh tụ của họ đã có một cái nhìn khác về đối thủ chính trị ở miền Nam.
Trong một lần gặp gỡ nhà ngoại giao Ấn độ Ramcohundur Goburdhun, chủ tịch Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến Đông Dương, ở Hà Nội vào năm 1962, Hồ đã xem Ngô Đình Diệm là một “nhà yêu nước” và nhắn gửi với Goburdhun rằng: “Hãy bắt tay ông ấy [Diệm] giùm tôi nếu như ngài gặp ông ấy.”
Chỉ có những đối thủ xứng tầm nhau mới dành cho nhau lời nhận xét xứng tầm như vậy. Quan điểm của Hồ được nhà sử học Edward Miller lưu tâm vì nó đã gợi lên cho người đọc một cách nhìn khác lạ nhưng không xa lạ về Diệm, một nhân vật chính trị nổi bật và không thể thiếu được khi đề cập đến lịch sử Việt Nam trong thế kỷ 20.
Việt Nam vừa tổ chức một lễ quốc tang trọng thể cho tướng Giáp, trong khi nhân vật chính trị và quân sự lớn cùng sinh ra từ quê hương Lệ Thủy, Quảng Bình với tướng Giáp - Cố tổng thống Ngô Đình Diệm vẫn chưa được trả lại tên thật trên mộ phần.
Sự thật lịch sử về Diệm, cho dù còn nhiều tranh cãi, là “ một lãnh đạo độc tài với chế độ gia đình trị hay là một tổng thống ái quốc” cần phải được trả lại đúng nguyên vị của nó.
[1]Edward Miller, Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam(Cambridge: Harvard University Press, 2013)
Bài do tác giả gửi cho BBC qua điện thư và thể hiện văn phong và cách nhìn cá nhân của tác giả.
Đảo chính Ngô Đình Diệm
Đánh giá lại Ngô Đình Diệm

Mọi cố gắng tìm hiểu lịch sử Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đều cần bắt đầu với Ngô Đình Diệm, nhà sáng lập và là tổng thống đầu tiên của VNCH.
Ông cũng phủ bóng lên những tranh luận về nguồn gốc cuộc chiến Việt Nam, bắt đầu từ cuộc nổi loạn chống lại chính thể Diệm. Đa số sử gia xem vụ lật đổ và ám sát Diệm tháng 11.1963 là sự kiện cột mốc giúp mở đường cho sự leo thang và "Mỹ hóa" cuộc xung đột giai đoạn 1964-65.
Dù quan trọng về lịch sử như thế, nhân vật này vẫn được ít người hiểu đúng. Cho tới gần đây, hầu hết sách học thuật về ông Diệm chủ yếu dựa vào nghiên cứu các văn bản chính phủ Mỹ và các nguồn khác của Mỹ. Vài năm qua, một số học giả bắt đầu dùng nguồn tư liệu Việt Nam (gồm cả hồ sơ VNCH được lưu ở Việt Nam). Chúng đã đem lại một số góc nhìn mới có giá trị về quyết định và chính sách của Diệm giai đoạn 1954-1963.
Nhưng cuộc đời và sự nghiệp trước 1954 của ông Diệm vẫn ít được khảo sát; các học giả vẫn còn tìm cách xác định những kinh nghiệm và tư tưởng đã định hình suy nghĩ của ông. Nói cách khác, chúng ta đã biết nhiều về những gì Diệm làm, nhưng vẫn vất vả để hiểu ông ta là ai.
Ba biếm họa
Do các học giả thiếu một cách hiểu đậm tính lịch sử về Diệm và động cơ của ông, nên diễn giải của họ về nhà lãnh đạo thường rất giản đơn, thậm chí trở thành châm biết. Ba bức biếm họa trở nên nổi trội trong giới nhà báo, sử gia và nhiều cây bút viết về Diệm từ thập niên 1960.
Một số tác giả mô tả Diệm như bù nhìn Mỹ, được giới chức Mỹ dựng lên để phục vụ mục tiêu địa chính trị của Washington. Những người khác lại nói Diệm không phải là sản phẩm của chính sách ngoại giao Mỹ, mà là của "truyền thống" Việt Nam. Theo quan điểm này, Diệm là kẻ phản động lạc hậu không hề quan tâm chuyện hiện đại hóa; những tư tưởng trị quốc của y bắt rễ từ những lề thói của thời kỳ trước thuộc địa.
Cách diễn giải thứ ba, tỏ lòng sùng kính hơn hai thái độ trên, mô tả Diệm như một anh hùng hiểu đúng nhu cầu và khao khát của người dân miền Nam. Cách nhìn này khẳng định sự sụp đổ của Diệm năm 1963 không phải vì khiếm khuyết của ông mà vì hành động ngu ngốc của các đồng minh Mỹ, những kẻ đã phản bội ngay khi nhà lãnh đạo sắp sửa chiến thắng kẻ thù.







Tổng thống Eisenhoweer và Ngoại trưởng John Foster Dulles đón tiếp ông Diệm tại phi trường Washington năm 1957


Thoạt nhìn qua, mỗi cách nhìn kể trên đều có vẻ khả tín. Nhưng khi xem xét kỹ, rõ là tất cả chúng chỉ bóp méo hơn là tiết lộ bản chất nhân vật.
Cụm từ "Mỹ-Diệm", được sử dụng bởi người cộng sản, diễn tả cô đọng nhất quan điểm rằng Diệm chỉ là con rối của Mỹ. Nhưng không chỉ người Cộng sản mới xem Diệm là sản phẩm của chính sách Mỹ. Khi Diệm còn sống, nhiều người Việt và Mỹ cho rằng ông này buộc phải đi theo chỉ thị của Washington để bảo đảm tiếp tục được hưởng viện trợ kinh tế và quân sự.
Dĩ nhiên, sau khi Diệm bị lật trong cuộc đảo chính có Mỹ bảo trợ, luận điệu Mỹ-Diệm bớt thuyết phục. Nếu Diệm chỉ là con rối của Mỹ, tại sao Washington khuyến khích nhóm tướng lĩnh hạ bệ ông ta? Dù vậy, một số tác giả vẫn khẳng định luận điệu này ít nhất cũng có một phần đúng. Những người viết này lập luận ngay cả nếu Diệm không phải là bù nhìn sau 1954, ông ta nhờ Washington nên mới nắm được chính quyền. Theo đó, Diệm giống như một quái vật Frankenstein của Mỹ - các lãnh đạo Mỹ bí mật sắp xếp để ông chiếm quyền ở Sài Gòn với hy vọng ông sẽ tuân lời, nhưng rồi nhận ra muộn màng rằng họ không thể kiểm soát ông ta.
Cho dù vẫn còn được một số giới ưa chuộng, lý thuyết bù nhìn này không đứng vững. Các tài liệu giải mật của Mỹ chứng tỏ Diệm rất chống đối lời khuyên của Mỹ, và ngay từ đầu đã thường bất tuân lời Washington. Ví dụ, trong cuộc "khủng hoảng giáo phái" 1954-55, sứ quán Mỹ ở Sài Gòn thúc giục Diệm thỏa hiệp với chỉ huy các lực lượng vũ trang đe dọa lật đổ ông. Không nghe lời Mỹ, Diệm buộc xảy ra nổ súng và rồi đánh bại các đối thủ - và như thế, ông càng tin là phải nghe chính mình. Sự miễn cưỡng làm theo chỉ thị của Mỹ càng thêm sâu sắc vì ông biết mình có được chức thủ tướng miền Nam là do nỗ lực riêng, chứ chẳng phải nhờ vào mưu toan của Mỹ. Chưa ai tìm được bằng chứng là giới chức Mỹ đã ép cựu hoàng Bảo Đại chọn Diệm làm thủ tướng mùa xuân 1954. Bằng chứng ta có được cho thấy quyết định của Bảo Đại chủ yếu là do sự vận động và quyền mưu của Diệm.
Vị quan cổ lỗ?
Tương tự, luận điệu nói Diệm là sản phẩm của "truyền thống", hay ông là người "phản hiện đại", cũng không thuyết phục hơn. Đúng là Diệm thường xuyên và thành kính nói về lịch sử và văn hóa truyền thống Việt Nam.





Chúng ta đã biết nhiều về những gì Diệm làm, nhưng vẫn vất vả để hiểu ông ta là ai.


Edward Miller


Tuy nhiên, Diệm nhấn mạnh ông không xem quá khứ Việt Nam là nền tảng cho tương lai đất nước. Ông tuyên bố: "Chúng ta sẽ không quay lại phiên bản vô ích của quá khứ quan lại, mà sẽ áp dụng những gì tốt nhất của di sản vào tình hình hiện đại."
Toàn bộ hoạt động xây dựng quốc gia của Diệm trong thời gian nắm quyền - bao gồm ban bố hiến pháp 1956, thành lập Quốc hội, các chương trình Khu trù mật và Ấp chiến lược - nhằm để cổ vũ sự hiện đại hóa đời sống chính trị, xã hội, kinh tế của miền Nam.
Chắc chắn Diệm rất nghi ngờ cả tư tưởng tự do lẫn Marxist về biến đổi xã hội, và đúng là ông là nhà bảo thủ. Nhưng lại không chính xác khi mô tả ông là kẻ phản động, với nghị trình duy nhất là phục hồi lề thói chính trị và xã hội của những thế kỷ trước.
Hiền nhân?
Trong ba diễn giải, có lẽ ít thuyết phục nhất là luận điệu mô tả Diệm như một hiền nhân được sự ủng hộ rộng rãi của người dân nông thôn miền Nam. Những người cổ vũ quan điểm này đã đúng khi nói Diệm rất quan tâm cuộc sống của người nông dân, và rằng ông thực lòng muốn cải thiện đời sống của họ. Nhưng chỉ việc Diệm quan tâm những vấn đề như thế không đủ giải thích vì sao ông theo đuổi những sách lược nhất định, và nó cũng không chứng tỏ được gì về thành công hay thất bại của những sách lược đó.







Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và Tướng Maxwell Taylor gặp Tổng thống Kennedy ngày 24.9.1963 trước khi tới Sài Gòn


Trên thực tế, nỗ lực biến cải đời sống nông thôn của Diệm không thành công như ông và các ủng hộ viên đã nói. Điều này hiện rõ qua lịch sử của chương trình Dinh điền (tái định cư) giữa thập niên 1950. Theo chương trình này, dân cư nông thôn được đưa vào các khu định cư của chính phủ ở miền tây đồng bằng Sông Cửu Long và vùng Cao Nguyên.
Khi cho nông dân nghèo có đất ở những khu vực thưa dân này, Diệm tin rằng ông đang cải thiện đời sống, và cũng dạy cho dân giá trị của sự tự lập và chăm chỉ. Nhưng đời sống ở các khu định cư lại chật vật, nhiều khu đặt ở các vùng hẻo lánh, đất cằn cỗi, không đủ nước. Chương trình cũng chịu họa vì các viên chức địa phương tham ô và tàn nhẫn. Kết quả, nó thất bại trong cố gắng thu phục niềm tin vào chính phủ và giảm bớt hỗ trợ cho đối phương Cộng sản. Những khiếm khuyết của chương trình Dinh điền (và sau này là Khu Trù mật và Ấp chiến lược) đã bị lợi dụng không chỉ bởi phe cộng sản mà cả bởi nhóm Phật giáo những người tổ chức biểu tình lan rộng chống chính phủ năm 1963.
Kết luận
Các học giả cần phân tích Ngô Đình Diệm trong bối cảnh lịch sử mà ông sống. Nguồn gốc tư tưởng và chính sách của Diệm không thể tìm thấy ở Washington, trong quá khứ Việt Nam hay thậm chí trong sự thông cảm với nông dân.
Niềm tin và tham vọng của Diệm được gọt dũa trong thời gian và hoàn cảnh khi ông trưởng thành - những thập niên cuối cùng của chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương. Giai đoạn giữa hai cuộc Thế chiến là thời gian khơi men chính trị và tri thức ở Việt Nam. Những chủ đề như giải phóng dân tộc, cải cách văn hóa, hiện đại được tranh luận sôi nổi chưa từng thấy, và nhiều người Việt bắt đầu tìm kiếm những hình thức hoạt động chính trị mới. Diệm chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những đổi thay đó, nhưng các học giả chưa hiểu rõ sự biến đổi trong tư tưởng của ông giai đoạn này.
Ít nhất có ba luồng tư tưởng dường như đã ảnh hưởng Diệm về xã hội và chính trị giai đoạn 1920 và 1930.





Khi đã bỏ qua những mô tả biến dạng xưa cũ, chúng ta mới có thể hiểu được nhân vật phức tạp này, một người đóng vai trò trung tâm trong lịch sử hiện đại Việt Nam.


Edward Miller


Đầu tiên là sự trỗi dậy của một hình thức chủ nghĩa dân tộc mới của Thiên Chúa giáo ở Việt Nam. Chủ nghĩa dân tộc Công giáo được gắn với gia đình Diệm và đặc biệt với anh trai, Hồng y Ngô Đình Thục. Diệm cũng gần gũi với Nguyễn Hữu Bài, một nhân vật Công giáo mà nổi tiếng đã khuyên Diệm treo ấn từ quan năm 1933 để phản đối chính sách của Pháp.
Luồng tư tưởng thứ hai ảnh hưởng Diệm thời gian này là Khổng giáo. Hiểu biết của Diệm về Khổng giáo được định hình nhờ tình bạn với Phan Bội Châu, người trải qua những năm cuối đời ở Huế. Thời gian này, cụ Phan viết nhiều tác phẩm, cho rằng giáo huấn của Khổng giáo có thể áp dụng cho xã hội Việt Nam hiện đại - cũng là quan điểm mà sau nay Ngô Tổng thống cổ vũ.
Cuối cùng và quan trọng nhất, trong những năm này Diệm lần đầu tiên tiếp xúc khái niệm "chủ nghĩa Nhân vị", một học thuyết mượn từ triết lý Thiên Chúa giáo Pháp. Ngô Đình Nhu hướng dẫn ông đến với lý thuyết ấy, và đây cũng là người sau này thuyết phục anh trai đưa học thuyết thành hệ tư tưởng chính thức của chính phủ Diệm.
Giới học giả vẫn còn phải khám phá nhiều điều về Diệm, và những năm tới chắc chắn sẽ đem lại những tiết lộ mới. Tuy nhiên, các sử gia cần làm nhiều hơn, không chỉ là tìm kiếm các nguồn tài liệu mới về Diệm. Họ cũng phải cân nhắc những cách diễn giải mới về cuộc đời, chính sách và tư tưởng của ông. Chỉ như thế chúng ta mới có thể có những giải thích thuyết phục hơn về những thành công và thất bại của Diệm.
Khi đã bỏ qua những mô tả biến dạng xưa cũ, chúng ta mới có thể hiểu được nhân vật phức tạp này, một người đóng vai trò trung tâm trong lịch sử hiện đại Việt Nam và trong cuộc chiến Việt Nam.
Về tác giả:Ông Edward Miller lấy bằng tiến sĩ ở Đại học Harvard năm 2004 với nghiên cứu về nhân vật Ngô Đình Diệm. Ông đã sống, làm việc ở Đài Loan, Singapore và Việt Nam.






- Cuộc Họp Báo Quốc Tế của Bà Ngô Đình Nhu

Cuộc Họp Báo Quốc Tế của Bà Ngô Đình Nhu về Sự Thật Lịch Sử Cận Đại của Việt Nam 1963-1975
Nhân 50 Năm Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng nhị vị Bào Đệ đã vị quốc vong thân, xin giới thiệu lại Video Cuộc Họp Báo Quốc Tế của Madame Ngô Đình Nhu vào năm 1982. Bản gốc Anh ngữ và video được lưu trữ ở website của Thư viện tại

http://openvault.wgbh.org/catalog/vietnam-1a3f8e-interview-with-madame-ngo-dinh-nhu-1982

Madame Ngô Đình Nhu đã chứng minh cho quốc tế thấy lòng yêu nước và tinh thần bất khuất của dòng họ Ngô Đình. Phần dịch Việt ngữ do Khối Kỹ Thuật, UBTTTADCSVN, thực hiện.
Madame Ngô Đình Nhu, trả lời phỏng vấn 1982
- Screen captured by UB

Là người em dâu của Tổng Thống Diệm, Madame Ngô Đình Nhu được xem như một đệ nhất phu nhân của Nam Việt Nam vào  cuối thập niên 1950s cho đến đầu 1960s. Đây là phần bà chứng minh cho thấy chính phủ Diệm là một chính phủ hợp pháp duy nhất ở Nam Việt Nam và rằng họ đã bị Mỹ phá hoại và rằng Mỹ, do đó, đã trả giá. Bà bàn luận về vụ Khủng Hoảng Phật Giáo năm 1963 và những kết quả của các Hòa Ước Paris. Bà nhận định cá tính của ông Ngô Đình Nhu và TT Diệm và danh tiếng của bà là một"Dragon Lady" của Việt Nam. Cuối cùng, bà mô tả những nổ lực ngoại giao của ông Ngô Đình Nhu đối với Bắc Việt Nam và sự kiêu ngạo của Mỹ trong vấn đề can thiệp vào. 
  
Madame Ngô Đình Nhu, trả lời phỏng vấn 1982
- Screen captured by UB
Legitimacy of the Diem government
I. Tính hợp pháp của Chính phủ Diệm
Madame Ngô Đình Nhu [nhũ danh là Trần Lệ Xuân]

Ngô Đình Nhu: Ah, c’est je commence? [Tiếng Pháp] À, vậy là tôi bắt đầu? Quý vị, quý vị là nhóm truyền thông phương Tây đầu tiên hỏi tôi, gởi đến tôi câu hỏi đó, Chuyện gì đã xảy ra ở VN? Và điều gì đã sai lầm? Quý vị là người đầu tiên. Tôi chấp nhận quý vị ngay vì gần hai thập niên không có ai quan tâm đến chuyện gì đã xảy ra ở VN. Những gì tôi phải nói thì rất quan trọng đối với tôi. Và gần hai mươi năm tôi đã không có cơ hội thực hành Anh ngữ, vì vậy thỉnh thoảng tôi sẽ tham khảo tài liệu đã được soạn sẵn.

Trước hết tôi muốn hỏi quý vị, quý vị không nhận thấy rằng số phận khác thường dành cho nước Mỹ sao? Quý vị không nhận thấy rằng Tổng Thống Carter, thí dụ, là vị TT Mỹ xấu số thứ 5 sao? Và quý vị không nhận thấy điều này cũng có nghĩa rằng các chính trị gia thật thông minh, thật tài giỏi ấy lại cho rằng họ đã có thể nói vào 1975, thí dụ, là hãy bỏ quên Việt Nam lại sau lưng sao?

Họ đã cho rằng họ có thể nói điều đó với nhân dân Mỹ, hãy quên đi. Mặc dầu với sức mạnh và tài năng của họ, trên thực tế họ lại chính là những người có số phận ấy. Vậy thì đây là điều khác thường mà VN đã có thể tạo ra, đã có thể lôi cuốn số mệnh vào những ai cho rằng họ có thể khinh miệt mình, khinh miệt đất nước của tôi. Và Mỹ không phải là đầu tiên. Đầu tiên, chẳng hạn, là chính phủ Mendès France của Pháp.

Ông ta có một tầm vóc chính trị như thế mà không ai hiểu tại vì sao sau việc ký kết phân ranh Việt Nam lại điều chỉnh lời kêu gọi của ông ta. Ông ta muốn loại bỏ VN trong quá khứ - Quá khứ đó dành cho ông ta. Vì vậy nên bây giờ tôi phải nghĩ... số phận ấy bắt đầu từ việc phân ranh VN. Tại sao? Bởi vì thực dân Pháp lúc bấy giờ đã có thể trao trả toàn vẹn đất nước VN lại cho chính quyền hợp pháp nhưng thay vào đó nó đã lợi dụng vào việc thua trận trong khi nó không hề thua trong cuộc chiến.

Nó lợi dụng vào việc thua trận để phân chia đất nước nhằm phối hợp với Cộng sản và đặt nhân dân Việt Nam vào một sự việc đã rồi. Đây là sự mưu phản thứ nhất. Bây giờ tôi giải thích sự mưu phản thứ nhất đối với chính quyền hợp pháp nào? Bây giờ tôi phải giải thích tại sao chính quyền hợp pháp quá liên hệ vào và vì tôi nhìn thấy rất rõ rằng đối với người phương Tây, quý vị biết rõ sự quan trọng của chính quyền hợp pháp có nghĩa là gì.

Nhưng quý vị đối xử, quý vị hành động, xin lỗi khi tôi nói Quý Vị, nghĩa là "quý vị" theo cách nói chung. Thực ra, phương Tây đối xử như thể chúng tôi, thế giới thứ ba, không hiểu chút nào về chính quyền hợp pháp. Đấy là cho chúng tôi, cho chúng tôi. Điều đó có nghĩa là không có cái đầu nào tốt. Trên thực tế, ta phải có một cái đầu lành mạnh nếu ta muốn Chúa Thánh Thần thể hiện bản thân thông qua nó. Để có cái đầu lành mạnh - Có nghĩa là gì? Nghĩa là chính quyền đó phải hợp pháp.

Hợp pháp có nghĩa là được bầu cử một cách chính đáng. Nghĩa là chính quyền đó phải chấp nhận cuộc đương đầu hòa bình với chính quyền tiền nhiệm và với tất cả những ai chấp nhận để nhân dân bầu chọn mà không dùng đến phương sách bạo động. Ở VN, chính quyền duy nhất đáp ứng những điều kiện này là chính phủ của TT Ngô Đình Diệm bởi vì ông là người duy nhất chấp nhận có cuộc đương đầu hòa bình với Hoàng Đế Bảo Đại, người tiền nhiệm của ông.

Và sau khi ông bị giết, không ai dám chấp nhận đương đầu hòa bình với người mà người ấy nên được bầu chọn vào vị trí của ông trong trường hợp ông biến mất, chiếu theo Hiến Pháp của Việt Nam Cộng Hòa được thành lập bởi ông. Vì vậy khi nói Hồ Chí Minh giành được sự thoái vị của Bảo Đại, chẳng hạn, thì nó có nghĩa là ông ta đã giành được toàn bộ sự sai lạc bởi lẽ Bảo Đại đã trở lại 4 năm sau đó để không thừa nhận ông ta.

Vì vậy chính quyền hợp pháp duy nhất của VN là chính quyền được đảm đương bởi TT Ngô Đình Diệm và nói một cách chính xác là đã bị chặt đầu bởi Mỹ. Vậy thì giờ đây quý vị, tôi nghĩ quý vị bắt đầu hiểu tại sao có một số phận như thế đặt trên đầu của nước Mỹ, sau khi những gì đã được làm ở VN... Bây giờ tôi cần giải thích tại sao có sự chặt đầu đó. Tôi xin lỗi, để lưu tài liệu...


Ký giả:
Vous pouvez dire la morte, la morte…  [Tiếng Pháp] Bà có thể nói cái chết, cái chết... 

Ngô Đình Nhu:
Không, ý tôi nói Việt Nam bị chặt đầu. 

Ký giả:
À, vâng. Vậy thì có lẽ có thể nói một cách rõ hơn là tại sao có cuộc đảo chánh, hoặc tại sao lãnh đạo chính phủ đã bị... 

Ngô Đình Nhu:
À đúng. Không, nhưng ý tôi muốn nói như thế này -- bởi tôi cho rằng một chính quyền hợp pháp của VN là cái đầu và nếu quý vị phản bội, nếu quý vị ... có thể nói như thế nào, làm cho nó biến mất? Điều đó chính xác như là quý vị chặt đầu VN. 

Ký giả:
Toàn bộ đất nước. 

Ngô Đình Nhu:
Đúng, VN là một cơ thể con người, có thể nói như vậy. Đó là một chính quyền hợp pháp. Đó là cái đầu của nó. Và khi quý vị phản bội nó, quý vị tấn công nó. Đó là khi quý vị chặt đầu nó. Quý vị thấy không. 

 Madame Ngô Đình Nhu, trả lời phỏng vấn 1982
- Screen captured by UB
 
Struggles with statecraft in South Vietnam   
II. Sự Cố Gắng Trong Việc Điều Hành Quốc Gia tại Nam Việt Nam 

Ngô Đình Nhu:
Bây giờ hãy giải thích tại sao như vậy và, trên thực tế, nó chỉ diễn ra sau vấn đề Vịnh Con Heo, Bức Tường Bá Linh, và Hỏa Tiễn của Cuba. Sau ba vấn đề, mà chúng ta có thể nói, sai lầm thì Chính phủ Mỹ tin rằng phải lấy lại phần nào uy tín ở nước tôi.

Đưa vấn đề hỏa tiễn Cuba ra thì có thể khiến cho người ta sửng sốt bởi vì nó luôn đại diện cho uy lực. Nhưng thực sự tôi thì không nghĩ như vậy. Tôi nghĩ rằng ngay cả CP Mỹ cũng đã hiểu nó không là uy lực gì cả. Tôi tin rằng CP Mỹ đã bị Sô Viết đánh lừa. Sô Viết đã không hề có khả năng bảo vệ Cuba nhưng giờ đây lại thành công trong việc đạt được công ước không tấn công đảo quốc này mà đổi lại là cắt giảm vài hỏa tiễn.


Ngô Đình Nhu: 
Và vì vậy tôi xem việc CP Mỹ vào lúc đó đã bị Sô Viết lừa gạt vì Sô Viết hoàn toàn không có khả năng bảo vệ Cuba mà lại đạt thỏa thuận chỉ bằng cách cắt giảm vài hỏa tiễn... Không ai biết chúng có được làm bằng thiếc hay không vì chỉ có họ sử dụng chúng. Có thể nói đó là một cái giá rẻ mạc cho một công ước không tấn công. Nên tôi nghĩ do tất cả những thất bại, những sai lầm, mà CP Mỹ lúc đó đã không thể kháng cự và dễ mắc lừa...

Nó đã quá dễ mắc lừa. Nó không còn sức kháng cự để dùng lá bài thắng cuộc duy nhất là VN. Để nói VN như là sự thắng cuộc --  như là lá bài thắng cuộc, chắc chắn người ta sẽ cảm thấy ngạc nhiên rằng bởi lẽ: 'Đối với chúng tôi, Việt Nam luôn đại diện điều gì đó thua cuộc. Nó đang ở trong tình trạng hổn độn mà!', vv...vv... Điều này không đúng! Bằng chứng VN là lá bài thắng cuộc là vì, trên thực tế, Mỹ đã nhảy vào đó, muốn có mặt ở đó, phải giết người để xen vào. Vì không thì còn ai có thể, cứ cho rằng duy vật như người Mỹ, mà làm tất cả những chuyện như vậy để nhảy vào một nơi thua cuộc.

Vậy thì bằng chứng rất rõ là ở đó. Còn bằng chứng đối với CP Mỹ thì, thực ra, là vì chúng tôi đã bình định toàn bộ miền Nam qua Chương Trình Ấp Chiến Lược và mặc dầu, nhận thấy bị thua trong  chiến tranh du kích và chiến tranh lật đổ, người Cộng Sản không dám leo thang và từ đó không dám leo thang. Người Mỹ đã nhìn thấy rất rõ nhưng lại không dám nhìn nhận, chỉ vì sợ hãi. 

Nên họ đã cân nhắc tất cả các yếu tố cho một sự thắng cuộc chắc chắn ở VN cần được tiến hành. Chỉ có cách duy nhất là gia đình Ngô Đình, tức là TT Ngô Đình Diệm và chồng tôi -- được thay thế bằng những ai chịu chấp nhận sự can thiệp của Mỹ. Vì chúng tôi không muốn sự can thiệp đó, nên TT và chồng tôi đã phải bị giết, chỉ có vậy.

Và để thực hiện sự mưu phản đó, giới truyền thông phương Tây theo chân thế giới Mỹ đồn thổi chúng tôi là những kẻ độc tài. Đối với chuyện này thì tôi cần phải đọc, bởi thực sự nó rất là quan trọng đối với tôi. Chúng tôi đã bị đưa ra, thậm chí bây giờ đây, là kẻ độc tài, những kẻ độc tài, nhưng chúng tôi không bao giờ vi phạm hiến pháp chúng tôi, vốn còn dân chủ hơn hiến pháp Mỹ và dân chủ hơn hiến pháp Pháp và Anh. 


Về mặt nào? Cơ quan lập pháp của chúng tôi, là một thí dụ, được trao cho quyền hạn bởi Tu chánh án hiến pháp 1962, để công khai chất vấn cơ quan hành pháp bất cứ khi nào trong phiên họp đại hội. Điều này thì tương đối với cơ quan hành pháp Mỹ. Cạnh đó, cơ quan hành pháp chúng tôi không có quyền hạn giống như ở Pháp và Anh để quyết định trước khi thông qua cơ quan lập pháp. 


Không bao giờ. Chúng phải cùng tồn tại cho đến khi mãn nhiệm kỳ của mình. Người dân không thể được triệu tập bởi vì cả hai không thể hòa hợp. Chúng tôi thấy điều đó quá vô ích, quá vô ích. Và, đối với những vấn đề quan trọng, thì có những cuộc trưng cầu dân ý. Vì vậy bằng chứng là ở đó. Tất nhiên, tu chánh án chỉ được thành lập vào năm 1962, nhưng những ai từng nói? Những ai từng thông báo với thế giới để nói rằng hiến pháp chúng ta như thế này thì nghĩa là có dân chủ hơn. 


Ngô Đình Nhu: 
Tất nhiên, chúng tôi đã không có nhiều thời gian để áp dụng tu chánh án của chúng tôi nhưng ít nhất nó đã có. Vì vậy, hoàn toàn không trung thực khi đưa chúng tôi ra như những kẻ độc tài trong khi chúng tôi đã không bao giờ vi phạm hiến pháp của chúng tôi. Không có chứng cớ của bất kỳ sự sai trái từ chúng tôi đối với hiến pháp của chúng tôi. Nhưng mà để tạo nên lòng tin tối thiểu đối với giới truyền thông tại thời điểm đó, giới truyền thông phương Tây tại thời điểm đó đã gọi chúng tôi là những kẻ độc tài. Họ phát minh ra chuyện của Phật giáo, để đưa chúng tôi ra ít nhất không những là những kẻ độc tài mà còn bị phản đối bởi một phần lớn nhân dân của chúng tôi. 

Chuyện của Phật giáo đó. Quý vị biết tại sao họ đã sử dụng nhóm đó không? Đó là bởi vì làm như vậy: Tôi chắc chắc rằng niềm tin vào Phật giáo chân chính: không hành động, không phản ứng. Vì vậy một tín đồ Phật giáo chân chính không bao giờ phản ứng. Họ sẽ không bao giờ đi ra ngoài và công khai tố cáo bất cứ ai.

Vì vậy bằng cách sử dụng nghi thức Phật giáo thì họ chắc chắn không thể bị chối bỏ bởi tín đồ Phật giáo thật sự. Tuy nhiên, họ biết rằng đối với phương Tây, đó là sự cuồng tín tôn giáo. Nói chung là coi như là một cái gì đó điển hình cho những người chưa trưởng thành, các nước kém phát triển tinh thần, nên nó không cần phải giải thích để tự biện minh. 

Nên, vì hai lý do này mà họ đã chọn tín đồ Phật giáo để - bạn gọi nó như thế nào? - Nghi thức? tôi không biết, dùng chiêu bài nghi thức cúng dường sinh mạng của họ để tạo lòng tin khi cáo buộc chúng tôi là những người độc tài không được lòng dân. Nhưng điều này cũng đã đủ để chúng tôi bắt một vài kẻ khuấy động và xem qui est-ce [Tiếng Pháp] họ là ai, yêu cầu Liên Hiệp Quốc gởi nhóm điều tra sang, và chích quả bóng Phật giáo thành ra xẹp.

Vì chuyện đó, Chính phủ Mỹ cho rằng họ bị mất mặt và quyết định kết thúc với chính quyền hợp pháp này -- Việt Nam với cái gọi là cuộc nổi dậy, trong đó TT Ngô Đình Diệm và chồng tôi đều bị ám sát.

Bây giờ tôi nói sang sự mưu phản thứ hai. Sự mưu phản thứ hai đến vào tháng Giêng, 27.1.1973 tại Paris, 12 quốc gia trong đó có các quốc gia quyền lực nhất thế giới -- Sô Viết, Trung Quốc, và tất nhiên Mỹ là đầu tiên, Sô Viết, Trung Quốc, Pháp, Anh, vv..., 12 quốc gia tập hợp rất long trọng tại Paris để ký cho sự bảo đảm -- quyền của nhân dân Việt Nam lựa chọn chính quyền hợp pháp dưới sự kiểm soát của quốc tế.

Mặc dầu vậy, hiệp ước đó, hiệp ước quốc tế đó đã không bao giờ được tôn trọng. Tại sao? Tất cả những người đã ký vào cư xử như thể Tướng Dương Văn Minh, người đã đầu hàng CS năm 1975, đại diện cho Việt Nam. Vì ông ta đại diện cho Việt Nam, ông ta đầu hàng. Vụ việc được đóng lại. 

Nhưng thật là hoàn toàn đạo đức giả bởi lẽ Tướng Minh chỉ đại diện cho chính mình và các tòng phạm với Mỹ trong việc chặt đầu VN. 
Madame Ngô Đình Nhu, trả lời phỏng vấn 1982
- Screen captured by UB

Madame Ngô Đình Nhu, trả lời phỏng vấn 1982
- Screen captured by UB

Diem's regime in relation to the American Mission in Vietnam
III. Chế Độ Diệm trong quan hệ với Sứ Mạng của Mỹ tại Việt Nam 
Ngô Đình NhuKể từ lúc hiệp ước quốc tế Paris không có mục đích gì khác hơn là được sử dụng để bảo đảm cho Việt Nam - miền bắc cũng như miền nam - quyền có được chính quyền hợp pháp dưới các khoản bảo trợ của quốc tế, thì hiệp ước Paris không thể phục vụ như là một bằng chứng ngoại phạm cho một sự mưu phản khác. Sự mưu phản đó là đặt Tướng Minh làm đại diện của chúng tôi trong khi ông ta không phải. Và sự mưu phản gấp đôi này được che đậy bằng một cuộc trình diễn phức tạp đầy tội lỗi.

Cuộc trình diễn này cho phép Mỹ không bị chất vấn và đồng thời ngăn việc người CS bị chất vấn. Ngăn người CS không bị chất vấn mà, thực ra, tuân theo việc tạo ra cuộc trình diễn phức tạp đầy tội lỗi này. Mỹ giả vờ bị bắt phải giữ lời hứa trước những người không biết sự thật trong khi, trên thực tế thì quá phức tạp, lại không hề được giải thích thì chỉ giúp để che đậy tội lỗi gấp đôi của nó cho đến tận bây giờ -- tức là chống lại sự xác nhận Việt Nam.

Hậu quả là sự cuồng tín tôn giáo năm 1965 khi chuyện Phật giáo vượt quá tầm tay Mỹ, thì một trong những chàng trai vàng của Mỹ đã dùng máy bay Mỹ, bom và tất cả những thứ đó nghiền nát các ngôi chùa. Sau đó, tất nhiên, Mỹ đã bị thuyết phục rằng sự cuồng tín của bất kỳ quốc gia nào cũng có thể được giải quyết theo cách đó.

Hậu quả thứ hai là Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn đã bị lạm dụng như một trung tâm dùng cho chiến tranh lật đổ và tuyên bố chiến tranh chống lại Việt Nam để làm mất ổn định đất nước này, trong đó có vụ sát hại vị nguyên thủ hợp pháp. Tôi không biết những gì đã được thực hiện ở Iran, nhưng cho rằng vai trò của các nhà ngoại giao không phải là để kiểm soát và tuyên bố chiến tranh lật đổ bởi sẽ quá bất công cho họ có cuộc sống của họ gặp nguy hiểm vì làm chuyện như vậy.

Đó là lý do tại sao. Tôi nghĩ rằng những gì tôi nghe hiện nay là... không bao giờ lập lại nữa. Không bao giờ lập lại chuyện gì? Tức là từ nay các đại sứ quán không thể bị chuyển đổi như ở Việt Nam. Đừng nghĩ rằng có thể làm thay đổi bằng cách trả đũa, nhanh chóng và ác liệt, bởi vì trong trường hợp đó chúng ta có thể đẩy bản thân mình đến nỗi lo sợ về chiến tranh toàn cầu, chiến tranh thế giới.

Chưa từng ai có thể làm chuyện đó - sử dụng một đại sứ quán làm trung tâm cho cuộc chiến tranh phá hoại, ngoại trừ Mỹ. Bởi vì quý vị đã hiến dâng đồng đô la của quý vị với Đức Chúa, "In God we trust" [Đức Chúa, chúng con tin tưởng]. Vì vậy, ngay sau khi Mỹ không mạch lạc với chính mình, nó sẽ ngay lập tức nhận hậu quả. Bây giờ, quý vị có thể đặt câu hỏi của quý vị.

Ký giả:
Madame Nhu, bà hiện diện vào khoảng thời gian 1954 đến 1963 trong khi Ngô Đình Diệm làm lãnh đạo của chính phủ. Bà có thể cho chúng tôi biết một tí về ông như thế nào không? Bà có thể mô tả cá tính ông, và cho biết ông có thay đổi gì trong suốt giai đoạn 9 năm đó không?

Ngô Đình Nhu:
Ồ, ông chưa bao giờ thay đổi. Để mô tả cá tính của ông, tôi có thể nói rằng ông là một người đạo đức - như trong Kinh Thánh. Nghĩa là có thể phạm sai lầm, nhưng ông luôn luôn muốn phục thiện ngay lập tức. Đó là lý do tại sao tôi cho rằng thật là một tội ác từ phương Tây khi lên án ông, giết ông mà không cho ông cơ hội để thậm chí trả lời, để nói chuyện bởi lẽ lúc đó quý vị không biết chuyện.

Ông đã hỏi, nhưng có chuyện gì sai vậy? Các ông muốn tôi làm gì vậy? Và quý vị có biết điều gì đã được nói với ông không? (Vị đại sứ đầu tiên, Đại sứ Nolting, đã bị sa thải một cách phi lý bởi vì ông đã không đồng tình với những việc phá hoại của Đại sứ quán Mỹ thời điểm đó. Ông được thay thế bằng người khác.) Vì vậy câu hỏi của Tổng thống Diệm, chuyện gì vậy? Tôi phải nói gì, tôi phải làm gì?
'Chỉ cần nói, không có gì. Chỉ giữ im lặng. Không nói bất cứ điều gì.' Tất cả chuyện này được dựng lên bởi báo chí, bởi các hãng truyền thông. 'Để cho chúng tôi; chúng tôi sẽ sắp xếp nó.' Còn phần của ông chỉ việc giữ im lặng và bị giết, bị đâm từ phía sau mà không nói gì!

Ký giả: 
Còn về những ấn tượng đầu tiên của bà về người Mỹ? Khi lần đầu tiên bà ở đó, bà có cảm thấy họ đã biết họ dự định làm gì không?

Ngô Đình Nhu: 
Những ấn tượng đầu tiên của tôi về người Mỹ? Lúc đầu chúng tôi - tôi đã rất, bạn nói như thế nào, bien intentionée [Tiếng Pháp], có nghĩa là tôi đã có những thiên kiến ​​tốt nhất về họ. Tôi đã cho rằng họ là những người chân thành và là người mà người ta có thể hòa đồng rất tốt. Không có vấn đề chi, nhưng...

Ký giả: 
Những người như Đại tá Lansdale người đã đưa ra lời khuyên cho TT Diệm vào thời điểm đó, thí dụ...

Ngô Đình Nhu: 
Đúng, Đại Tá Lansdale. Tôi phải nói rằng tôi không biết ông ta rõ lắm. Tôi không biết ông ta rõ lắm. Tôi đã gặp ông ta vài lần, nhưng tôi nghĩ rằng thực sự đối với Tổng Thống, Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thì đã gặp người Mỹ và thực sự ông thích họ. Ông cho rằng ông có thể hòa đồng với họ. Đối với chúng tôi, chúng tôi đã không có nhiều cơ hội để gặp họ. Nhưng tôi tin rằng Đại Tá Lansdale - bây giờ ông là một vị tướng - là một người bạn tốt như nhiều người, như Đại Sứ Nolting. Nhưng những người, những người bạn tốt của chúng tôi đều đã bị sa thải.
Madame Ngô Đình Nhu, trả lời phỏng vấn 1982  
- Screen captured by UB
 
Madame Ngô Đình Nhu, trả lời phỏng vấn 1982
- Screen captured by UB
The character of Madame Nhu and her husband
IV. Cá Tính của Madame Nhu và Chồng của bà


Ký giả: 
Madame Nhu, trong giai đoạn đầu này, bà đã được biết đến như là Đệ Nhất Phu Nhân của Việt Nam. Bà có thể xác định vai trò của bà nếu được?

Ngô Đình Nhu: 
Ồ không, chuyện này quá rắc rối, và nếu tôi, à, nó sẽ làm thành nhiều tập để nói về việc tôi đã bị túm cổ như một chú mèo con và quẳng vào đấu trường. Đấu trường, bạn có nói không? Đúng, và đó là...

Ký giả:
Madame Nhu, trong suốt giai đoạn của Chính phủ Diệm, bà đã được biết đến như là Đệ Nhất Phu Nhân của Việt Nam. Bà có thể xác định vai trò của bà cho chúng tôi?

Ngô Đình Nhu: Vai trò của tôi. Không, thật là quá khó để mà xác định. Tôi chỉ có thể nói rằng tôi đã bị túm cổ bởi Chúa và như một chú mèo con, quẳng vào một đấu trường có những con sư tử. Nhưng tôi tin rằng chỉ vì tôi được sinh ra dưới biểu hiện của sư tử, nên tôi phải tin mình có thể hòa đồng với chúng. Mà thực sự, đó là một câu chuyện rất dài để nói. Tôi đã viết ít nhất 3 tập về nó vì vậy tôi xin chọn để dành phần này.

Ký giả: 
Còn về báo chí phương Tây đã phản bội bà như thế nào? Thí dụ, có sự việc gọi bà là Dragon Lady. Xin bà vui lòng bình luận về sự việc đó?

Ngô Đình Nhu: Tôi tin rằng khi họ gọi tôi như thế chỉ vì họ thấy rằng tôi có vẻ không sợ hãi, và đó là sự thật. Chồng tôi, ông rất không hài lòng với  một bên, anh trai của ông, còn một bên, vợ ông. Ông xem cả hai chúng tôi là những người quá ngây thơ, những người mà hoàn toàn, bạn nói như thế nào? comme ça, inconscient (Tiếng Pháp) như là, vô ý thức - nghĩa là chúng tôi không có ý thức được một thực tế rằng để nhảy vào trận đấu mà lại không, lại chẳng có cảm giác rằng mình đang chiến đấu với những con thú hung dữ. Và ông nói đi nói lại với anh của mình: Anh, anh chỉ nên làm một thầy tu và em (nói với tôi), em chỉ nên ở nhà và làm một người vợ nội trợ trầm lặng.

Ngô Đình Nhu:
Nhưng tôi nói, tất nhiên, nếu tôi được trở về với vai trò của chính mình, tôi sẽ theo lời khuyên của chồng tôi ngay lập tức là chỉ quay về nhà để đan, vá, và nấu nướng. Đó là những điều duy nhất mà tôi thích trong cuộc đời. Tuy nhiên khi tôi ở đất nước của tôi, người ta tìm đến tôi và yêu cầu tôi nên làm chuyện này, nên làm chuyện kia. Rồi tôi nhận thấy rất rõ rằng nếu tôi không làm, thì sẽ không có ai làm những chuyện đó.

Đó là lý do tôi tổ chức các thứ để có thể giao lại ngay vì tôi đã không muốn và không thích cuộc sống mà tôi trãi qua lúc đó chút nào cả. Rồi báo chí cho là, gọi tôi là Dragon Lady do họ nhìn thấy rằng hoàn toàn không có điều gì có thể ngừng tôi lại. Duy nhất một điều họ có thể ngừng tôi lại là phải giải thích cho tôi về điều tôi đã làm sai như thế nào. Nếu họ không giải thích, tôi không quan tâm.

Cho nên, họ nhìn thấy rất rõ rằng tôi không e sợ điều chi hết. Vậy bạn thấy tại sao mà tên gọi đó có rồi chứ? Họ, giới báo chí, đã mời tôi đi. Đầu tiên họ nói, Ông Nhu, Gia đình Nhu, không có ông bà Nhu, tin tốt lành. Họ phải rời khỏi nước tôi, nên họ đã mời tôi đi để giải thích vị trí của tôi ngay tại các bục diễn thuyết của Mỹ. Quý vị thấy đó, với giới báo chí. Khi tôi rời nước tôi, tôi đến Belgrade một cách khó khăn vào thời điểm đó, rồi tôi được Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết rằng tôi không nên đến Mỹ vì họ sẽ không bảo đảm cho sự an toàn của tôi.

Thì ra họ mời tôi để cho tôi rời khỏi nước tôi. Nhưng ngay sau khi tôi rời nước tôi, thì đừng có đến. Tôi nói tôi đã rời khỏi nước tôi chỉ để đi đến

Tưởng niệm cố Tổng thống Ngô Đình Diệm



--SỰ THẬT CHÔN DƯỚI TUYỀN ĐÀI


Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất


Mới đây chúng tôi có phổ biến trên internet một loạt 4 bài viết nhan đề “Làm Tái Diễn Lịch Sử: Mưu Toan Thất Bại.” Trong bài thứ 3, chúng tôi đề cập đến vấn đề tay sai VGCS cáo buộc rằng TT Ngô Đình Diệm bắt tay với Hồ chí Minh qua việc người em của ông là ông cố vấn Ngô Đình Nhu gặp gỡ Phạm Hùng, một phó thủ tướng của phỉ quyền Hànội tại rừng Chí Linh, Bình Tuy là phản bội lại người Mỹ và mưu toan dâng hiến miền Nam cho VGCS. Một bạn đọc của chúng tôi là ông Trần Bá Đàm, có gởi e-mail nói với chúng tôi: “Tôi đề nghị ông Duyên Lãng Hà Tiến Nhất soi dọi viết phân tích cá nhân - đoàn thể- tôn giáo - ngoại quốc ích kỷ vv... đã làm 3 anh em ông bị chết oan uổng, rồi cộng sản chiếm đóng miền nam Quốc Gia. Đóng góp làm sáng tỏ lịch sử, để lại cho hậu thế.”


Chúng tôi xin chân thành cám ơn ông Trần Bá Đàm về đề nghị rất đáng quan tâm của ông. Điều ông mong muốn đòi hỏi công sức và thời giờ đáng kể nên chúng tôi đành phải xin lỗi ông và thú thực rằng trong hoàn cảnh và điều kiện hiện tại, chúng tôi lực bất tòng tâm. Nhưng để đáp lại phần nào điều mong muốn của ông Trần Bá Đàm, và cũng là để phản bác lại luận điệu xuyên tạc bôi bẩn của những tên tay sai VGCS, hôm nay chúng tôi cố gắng trở lại vấn đề với một vài suy nghĩ mới qua bài viết ngắn và cô đọng dưới đây.


Chúng tôi luôn thắc mắc là tại sao cho đến bây giờ bọn tay sai VGCS mới ghim chặt cái tội ác tầy trời bán nước, thông đồng với giặc này lên đầu TT Ngô Đình Diệm. Thế còn những chuyện gia đình trị, đàn áp Phật Giáo ….. thì sao? Và chúng tôi cũng đã tìm ra được câu trả lời: những chiêu thức độc tài gia đình trị, đàn áp Phật Giáo v.v. lỗi thời rồi, không còn ăn khách nữa. Tố cáo TT Diệm bán Miền cho VGCS mới là chiêu thức tuyệt kỷ xóa đi cái tội bán nước của giặc Hồ và bè lũ.


Để tuyệt diệt chính quyền Đệ I VNCH gồm cá nhân TT Ngô Đình Diệm, hai người em của Tổng Thống, cùng với nhiều sĩ quan ưu tú, yêu nước, và trung thành nhất với chế độ, tất cả các thế lực thù địch của chính quyền TT Diệm gồm tập đoàn VGCS, chính quyền Mỹ lúc đó, bọn tướng tá côn đồ đâm thuê chém mướn cho Mỹ, nhóm Thích Trí Quang và đồng bọn tay sai CS, và bè lũ chính khách ham hố quyền hành, nhưng dốt nát, và ngu xuẩn, đã tung ra các chiêu bài hết sức man trá, nhưng rất ăn khách lúc đó như TT Diệm gia đình trị, tôn giáo trị, buôn lậu làm giầu, sa đọa trụy lạc với em dâu, bỏ tù và giết hại những người đối lập yêu nước v.v. Và chiêu thức thâm độc nhất, lôi kéo quần chúng nhất, và khích động lương tâm thế giới nhất là TT Ngô Đình Diệm đàn áp Phật Giáo.



Sự thật những chiêu thức kia là gì?




Giống như dân gian ta vẫn thường nói “cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng lòi ra.” Thời gian nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng còn để lại một sự thật rất vô tư và trần trụi là, tất cả đều là giả dối và bịp bợm. TT Diệm gia đình trị ư? Hai ngươi em trai của Tổng Thống, ông Ngô Đình Nhu và Ngô đình Cẩn được gọi là cố vấn đều không phải là người nằm trong cơ cấu quyền lực của chế độ và không ăn lương của nhà nước. Ông Nhu là một con người sâu sắc, nổi tiếng mưu lược, và có viễn kiến chính trị, cố vấn cho TT Diệm về đường lối trị quốc và các sách lược đối phó với VGCS cũng như với bạn là chính quyền Hoa Kỳ. Ông Cẩn có biệt tài về vấn đề an ninh tình báo, giúp chính quyền thành công đáng kể trong vấn đề phá vỡ các đường giây xâm nhập của CS Bắc Việt. Sử dụng người trong gia đình có tài và sử dụng bọn chánh khách vô tài bất tướng cờ đến tay không biết phất trong nhóm Caravelle, đàng nào hợp lý hơn? TT Diệm tôn giáo trị? Thế nhưng ban tham mưu phủ tổng thống, kể từ Phó Tổng Thống trở xuống, hầu hết không phải là người đồng đạo với ông Diệm. Lãnh đạo và chỉ huy quân đội, 2/3 tướng lãnh là người ngoài công giáo. Hơn nữa, thực tế TT Diệm không hề dành ưu tiên cho Giáo Hội Công Giáo bất cứ cái gì. Ngược lại ông đã dành cho các Giáo Hội Phật Giáo toàn miền những ưu đãi rất đáng kể về đủ mọi mặt như xây cất chùa chiền, nâng cao trình độ và kiến thức văn hóa cho hàng ngũ sư sãi v.v. TT Diệm kinh tài nên gia đình giầu có? Thực tế đã chứng minh, với địa vị là nguyên thủ quốc gia mà TT Diệm và gia đình ông, nói hơi quá đáng một tí, cũng chẳng hơn gì dân khố rách áo ôm là bao. TT Diệm sống xa hoa trụy lạc? Chỉ có ác quỉ mới tưởng tượng ra nổi chuyện tố cáo bất nhân này. Một nhà tu hành đạo hạnh lạc lối vào con đường chính trị đã bị bọn lưu manh gán cho nỗi oan Thị Kính. TT Diệm bỏ tù và giết hại những người yêu nước? Lời tố cáo hoàn toàn có tính cách vu khống bởi vì những kẻ trực tiếp hành động giết ông như tên CS Hà Minh Trí, phi công Phạm Phú Quốc mà còn được đổi xử tử tế và hết sức nhân đạo, thì tại sao ông lại bỏ tù, hành hạ, giết hại những người yêu nước? Nạn nhân của tính tàn bạo tưởng tượng này là những ai? TT Diệm đàn áp Phật Giáo? Sự thật được chứng minh hùng hồn và có sức thuyết phục nhất là biên bản của Phái Đoàn Điều Tra Liên Hiệp Quốc được chính quyền Ngô Đình Diệm mời sang VN để trực tiếp tìm hiểu về vấn đề tố cáo này. Phái Đoàn Liên Hiệp Quốc được hoàn toàn tự do điều tra, đã xác định rằng không có vấn đề đàn áp Phật Giáo với tư cách là một tôn giáo tại VN. Phái Đoàn gồm toàn những quốc gia trung lập, phần lớn theo Phật Giáo. Không tin họ thì tin ai đây? Những sự thật này ngày nay bất cứ ai cũng có thể tự mình kiểm chứng được qua những tài liệu chính thức của chính phủ Hoa Kỳ đã được giải mật, qua những nhân chứng đáng tin cậy chung quanh TT Ngô Đình Diệm trước kia nay hãy còn sống, hoặc những sách báo họ viết ra, và nhất là dựa trên thực tại của đất nước diễn ra trong nửa thế kỷ qua.



Ngày nay, tất cả những điều tố cáo nhơ bẩn và ác độc kia đã bị phơi bầy ra dưới ánh sánh mặt trời không thể che giấu được, nên ngược lại, chúng trở thành phản chứng và phản tác dụng, nói cách khác là tác dụng dội ngược. Nghĩa là những điều tố cáo bịa đặt lại tố cáo ngược lại chính những kẻ xưa kia đã tố cáo TT Diệm và chính quyền của ông. Tuy nhiên, như người ta vẫn thường nói: cà cuống chết đến đít vẫn còn cay. Bọn ác nhân ngày nay ít ồn ào hơn xưa kia, nhưng chúng cay cú tung ra một chiêu thức cực kỳ độc ác khác. Chiêu thức mới này là tố cáo TT Diệm phản bội lại người bạn Mỹ và mưu toan bắt tay với CS miền Bắc để hiến dâng đất nước cho kẻ thù.



Vấn đề gọi là TT Diệm bắt tay với VGCS cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu chính thức nào xác nhận và tiết lộ nội dung. Trong bài “Làm Tái Diễn Lịch Sử …,” chúng tôi đã đưa ra một số dẫn chứng, và mới đây còn tham khảo thêm một số tài liệu khác nữa, chung qui đi đến một kết luận là, vấn đề này không đủ yết tố chứng minh là có, hoặc là nếu có thì cũng chỉ là cuộc thăm dò sơ khởi giữa hai bên miền Nam và miền Bắc. Cũng có thể nó nằm trong hai giả thuyết sau đây: một là do chính quyền Mỹ tạo ra để có lý do triệt hạ anh em TT Diệm. Hai là có thể do ông Nhu tung tin để “trick” Hoa Kỳ. Hồ sơ lưu trữ của VNCH nếu có để lại thì 50 năm qua đã không tránh khỏi bị những thành phần tay sai VGCS thù ghét TT Diệm lôi ra để kết tội ông. Sự việc nếu thật sư đã đi đến quyết định thì thiết tưởng cũng khó qua khỏi con mắt cú vọ của CIA. Người Mỹ cũng chẳng cần phải giấu diếm làm gì. Nó đã được giải mật rồi. Phía CS miền Bắc, kẻ tham dự vào vấn đề (?) cũng chẳng cần ngâm tôm nếu việc này đã trở thành nghị quyết của Bộ Chính Trị đảng, vì đây là một đề tài có lợi cho chúng để tuyên truyền: cả đến Ngô Đình Diệm cũng còn muốn hòa hợp hòa giải với CS, tại sao người tỵ nạn cứ căm thù CS hoài? Điều đáng tiếc là tất cả những người trong cuộc gồm ông Nhu, ông Diệm, Phạm Hùng, và cả tên giặc Hồ đều đã trở thành người thiên cổ. Vấn đề như thế đã được đem theo xuống dưới Tuyền Đài, không để lại dấu vết gì.


Vài bữa trước, khi chúng tôi đang có ý định viết những dòng suy tư này thì rất may mắn đọc được bài tường thuật bà Ngô Đình Nhu trả lời phỏng vấn của báo chí Mỹ hồi năm 1982 do Thiếu Tá Liên Thành và UBTTTAĐCSVN gởi cho. Thành thật cám ơn anh Liên Thành và Ủy Ban đã đem đến cho tôi một tia sáng, giúp tôi giải được những khúc mắc của vấn đề.


Trong khi tham khảo, chúng tôi được đọc một tài-liệu cho là di-chúc của Hồ Chí Minh. Tài liệu này viết: “Ðầu năm 1963, hồi đó tôi (Hồ Chí Minh) còn chưa bị bọn quanh tôi bao vây chặt-chẽ quá, tôi có nhờ mấy nhân-viên Ủy-Hội Kiểm-Soát Quốc Tế Ðình-Chiến chuyển vào Nam bộ hai cành đào lớn rất đẹp để tặng cụ Ngô đình Diệm, kèm theo một bức thư, trong thư đó, tôi có chân tình yêu cầu cụ Ngô cùng tôi thảo luận trong tình anh em, để hai bên cùng lo cho dân chúng hai miền, trên căn bản thi đua làm cho dân giàu, nước mạnh, theo đường lối riêng của từng người. Truyện này lộ ra, làm cụ Ngô bị giết trong .” Đọc đoạn văn biết là phịa, tôi hoàn toàn không tin. Khi đọc nhà bình luận Joseph Alsop viết trên tờWashington Post rằng lần đầu tiên ông Nhu thú nhận với anh ta là ông đã liên lạc với Hà Nội, tôi cũng không tin, vì Alsop là một nhân viên CIA viết trên tờ báo phản chiến. Rồi khi bắt được bản phúc trình của ông Maneli, trưởng phái đoàn Ba Lan (CS) trong Ủy Hội Kiểm Soát Đình Chiến tại VN gởi chính phủ của ông, tường trình rằng cả 2 chính phủ VN muốn đạt thỏa ước theo kiểu riêng của họ. Họ muốn làm như thế mà không có tham dự của các Siêu Cường Quốc, không có Moscow, không có Washington, và chắc chắn là không có Bắc Kinh. Cả 2 chính phủ ước muốn có những cuộc nói chuyện tối mật và phải giữ một mặt ngoài chính thức nào đó. Hà Nội đã đón nhận sáng kiến này, mà lần đầu tiên không có sự chấp thuận trước của Bắc Kinh. Tôi cảm thấy có lý và có đôi chút tin tưởng.



Nhưngkhi đọc những câu trả lời rất trí thức và sâu sắc của bà Ngô Đình Nhu với các ký giả Mỹ, tôi cảm thấy không thể không tin, vì chính bà là người trong cuôc. Chúng tôi mạn phép tóm thuật những phát biểu quan trọng của bà Nhu trong cuộc phỏng cấn:



* Chính Phủ Đệ I VNCH nhất định không chấp nhận sự can thiệp quân sự của Mỹ vào VN nên đã bị Mỹ dùng hạ sách để lật đổ. Hạ sách đó là dùng con bài PG Ấn Quang làm công cụ và sử dụng truyền thông phương Tây thổi lửa rằng Chính Phủ Ngô Đình Diệm là những kẻ độc tài bị phần lớn nhân dân của mình phản đối.



* Phật Giáo Ấn Quang năm 1963 cũng chỉ là một trong các con cờ chiến thuật của Mỹ.



* Chính TT Kennedy bật đèn xanh cho cuộc phản loạn 1963 tại VN.



* CS Bắc Việt bị vô hiệu hóa bởi chương trình Ấp Chiến Lược, đã chủ động đến gặp ông Ngô Đình Nhu để hỏi về điều kiện của Chương Trình Chiêu Hồi của Chính Phủ VNCH.



Và đây là nguyên văn câu hỏi và trả lời chính cho vấn đề chúng tôi đang bàn đến:


- Hỏi: Um, cũng có tin đồn rằng bởi vì chồng của bà cảm thấy bị phản bội bởi người Mỹ nên ông đã thực hiện những cuộc thương lượng với CS Bắc Việt. Bà cũng có thể bình luận về điều này?



- Trả lời: Những cuộc thương lượng với CS? Thực ra, như tôi đã giải thích, chúng tôi đã thắng cuộc chiến. Nếu chúng tôi không thắng cuộc chiến, thì không bao giờ Chính phủ Mỹ nhảy vào Việt . Chúng tôi đã thắng cuộc chiến. Những người CS đã không dám leo thang. Họ chỉ có một sự lựa chọn duy nhất, họ chỉ có một sự lựa chọn duy nhất: hoặc leo thang - họ không dám - hoặc đàm phán. Vì vậy, chính họ là người gửi người đến chúng tôi bởi vì chồng tôi đã tìm thấy một giải pháp chống lại cuộc chiến tranh phá hoại. Giải pháp đó cho phép người dân của ông sống trong chiến tranh, phòng thủ từ xa mặc dù có chiến tranh. Và do đó những người Cộng sản không thể làm bất cứ điều gì. Vì vậy, thay vì leo thang chiến tranh, họ đã không làm, mà họ gửi người của họ đến nói chuyện với chồng tôi và chuyện này đã được xoay, xoay trở ngược chống lại chồng tôi như thể ông đã thực hiện những bước đầu tiên đó. Không, không đúng một chút nào. Đây là một sự dối trá. Không đúng một chút nào. Chính là họ là những người CS đã thực hiện những bước đầu tiên đó.


- Hỏi: Ông đã nói gì với họ?


- Trả lời:Tại thời điểm đó, ông chỉ, chúng tôi chỉ mới bắt đầu nói chuyện với họ, để biết, các ông đề nghị gì? Và họ đến, để cho họ khỏi bị mất mặt vì chúng tôi làm hết, chúng tôi đã làm mọi thứ lúc đó để tạo tình huống dễ dàng cho họ. Vì vậy, họ đến, và họ chỉ hỏi điều kiện cho Open Arms Program của các vị là gì? Có nghĩa được dịch từ chữ Chương Trình Chiêu Hồi, mà thực ra, Chiêu Hồi mình nói là người hồi chánh, là sự trở về của người anh em phiêu bạt. Vì vậy, chúng tôi đã nói với họ chúng tôi sẽ kill the, bạn nói như thế nào, le veau gras [Tiếng Pháp]... anh em phiêu bạt, đứa con phiêu bạt.

Chúng ta cần ghi nhận là theo bà Ngô Đình Nhu, vì lý do các chính sách của TT Diệm thành công đưa đến các thành quả tốt về mặt an ninh và dân sinh xã hội cho đất nước nên Hồ Chí Minh mới phải gởi Phạm Hùng vào miền Nam để thương lượng, và người Mỹ mới tìm cách triệt hạ TT Diệm và chính quyền của ông. Nghe qua có vẻ phi lý? Có phải bà Ngô Đình Nhu muốn thổi phồng thành tích của Đệ I VNCH để chạy tội, và kiêu căng tự phụ một cách quá đáng? Có hai thành tích mà bà Nhu muốn nói đến là vấn đề ấp chiến lược và sự thành công của Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung. Tuy bà không nói ra công khai thành tích của Đoàn Công Tác, nhưng nó nằm trong nằm trong vấn đề ổn đinh an ninh mà bà ngụ ý.


Vấn đề an sinh xã hội là chính sách quan tâm hàng đầu của chính quyền Ngô Đình Diệm. Chính sách này thể hiện qua các chương trình Dinh Điền, Khu Trù Mật v.v. và nhất là quốc sách Ấp Chiến Lược. Quốc Sách này có thể tạm ví như những Kibbutz của người Do Thái. Chúng tôi không phủ nhận những sai lầm hoặc lạm dụng của các viên chức thừa hành, nhưng sự thành công của nó nói chung không thể phủ nhận được. Vào giai đoạn mà chính quyền Hoa Kỳ không còn mấy mặn mà với chính quyền của TT Diệm, trùm CIA tại lúc đó là William Colby thừa nhận rằng: Đường xá được mở lại. Số trường học tăng nhanh ở thôn quê. Chương trình ngũ niên xịt thuốc diệt muỗi được khởi sự để thanh toán bệnh sốt rét rừng. Sức sản xuất lúa gạo bắt đầu tăng… Những tiến bộ về kinh tế, xã hội lúc đó đã xuống đến nông thôn… Đặc biệt kế hoạch “Khu trù mật” năm 1959, là kế hoạch được ông Diệm nâng niu nhất, bắt đầu với nhiều hứa hẹn. Những “đô thị” nông nghiệp được xây dựng trên phần đất truất hữu của địa chủ theo chương trình cải cách điền địa và được chia thành những khu trung tâm dân cư và vùng ruộng lúa…


Còn về khía cạnh an ninh, đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung, do cố vấn Ngô Đình Cẩn sáng lập và ông Dương văn Hiếu điều hành là một cơ quan tình báo và phản tình báo, đồng thời còn làm công tác chiêu hồi các cán bộ CS rất hữu hiệu. Dư Văn Chất, một cán bộ tình báo của CS trong cuốn Người Chân Chính đã phải thừa nhận: Đây là một ngành an ninh đích thực, nhưng là một “siêu tổ chức” với nhiều đặc thù mà không có bộ máy nào của Ngụy so sánh được. Nó tập trung quyền lực cao độ: cực quyền, với các phương thức hoạt động hết sức tinh vi, hiểm độc và tàn bạo. Trong cái nhà tù không song sắt, Công an Mật vụ cùng với kháng chiến Việt Cộng, ăn chung, ngủ chung, chơi chung và công tác chung. Chuyện khó tin mà có thật, và chỉ có được trong thời điểm lịch sử nhất định. Bắt đầu từ cuộc đấu tranh chính trị đòi hiệp thương tổng tuyển cử cho tới tiếng súng đồng khởi hạ màn kết thúc. Thành tích chống Cộng của Mật vụ Ngô Đình Cẩn – Dương Văn Hiếu thật diệu kỳ. Chúng đánh phá thẳng vào các cơ quan đầu não của các Đảng bộ miền Trung như Liên khu Ủy khu Năm, tỉnh ủy Thừa Thiên, thành ủy Huế rồi Đà Nẵng. Tiến xuống phía Nam, chúng tấn công cơ sở đặc khu Sài Gòn Chợ Lớn, Thủ Biên, Cần Thơ. Nổi bật nhất là mật vụ miền Trung đánh bắt gọn các lưới tình báo chiến lược của ta trải suốt từ Bến Hải tới Sài Gòn trong vòng chỉ có một năm.


Bỏ qua những lời khen tiếng chê của những người ủng hộ cũng như thù ghét TT Diệm và chính quyền của ông, chúng ta không thể không nhìn nhận những đánh giá trung thực của hai bên bạn/thù của miền trên đây. Như thế mới có thể tin được rằng quả là bà Ngô Đình Nhu nói thật. Thù (VGCS) thấy thù (VNCH) thành công nên phải tìm đến thương lượng. Bạn (Mỹ) thấy bạn (VNCH) thành công nên tìm cách phá bĩnh. Thói thường xưa nay trong thiên hạ, người nghèo tìm đến dân giầu để ăn xin. Kẻ yếu hèn tìm đến người có thế lực nhờ vả. Kẻ thất bại tìm đến người thành công học hỏi. Trong giao tế quốc tế cũng vậy, anh đến cầu cạnh tôi hiển nhiên là anh yếu hơn tôi rồi. Việc Phạm Hùng từ Bắc vô Nam để gặp cố Vấn Ngô Đình Nhu chứng tỏ thế yếu, sự thất bại của miền Bắc. Đó là thái độ xuống nước của giặc Hồ. Có thể coi đây là trò bịp của tên cáo gìa Hồ Chí Minh. Nhưng ông Ngô Đình Nhu chắc chắn cũng không ngu dại gì mà không đề phòng. Như vậy là TT Ngô Đình Diệm có ý định dâng miền cho CS? Chỉ có bọn tay sai CS ngu dần nói mà không biết suy nghĩ.


Còn với Mỹ thì khác. Sự thất bại của miền mới đúng là chính sách của Mỹ. Ngược lại sự thành công của miền lại là sự thất bại trong chính sách toàn cầu của Hoa Kỳ. Tại sao? Là vì ngày đó Mỹ cần bắt tay với Tầu để hạ Liên Sô. Hơn nữa thị trường tiêu thụ một tỷ người của Tầu hấp dẫn tư bản Mỹ không thể nào bỏ qua. Ra mắt với Mao Xếnh Xáng, chú Sam dĩ nhiên phải có một chút quà mọn nào đó. Món quà đó là VN. Nếu miền mạnh cả về kinh tế lẫn an ninh quốc phòng thì dứt khoát chú Sam không thể chơi cha được. TT Diệm bảo vệ chủ quyền của đất nước. Hoa Kỳ lợi dụng để thí bạn bè. Như vậy thì ai phản bội ai?


Cuộc đọ sức giữa TT Diệm và tên giặc Hồ, nói cách khác là canh bạc giữa ông Ngô Đình Nhu và Phạm Hùng đáng lẽ phải sôi nổi và gây cấn. Chỉ vì đánh bạc thiếu tiền nên ông Nhu mới thua, kéo theo cả người anh là TT Diệm phải tất tưởi chạy xuống Tuyền Đài ôm theo cái bí mật vĩnh viễn sẽ không bao giờ tiết lộ.



30-10-2013
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất


- 50 năm sau biến cố 1 tháng 11, 1963: Xét lại nguyên nhân và hậu quả (Phần 1) (Da Màu). - – Video Tổng thống Mỹ Eisenhower đón tiếp tổng thống Ngô Đình Diệm: NgoDinhDiem 1954-1956 (molang2).

- Hạ Long Bụt sĩ – Nửa thế kỷ- 1963-2013, nhìn lại Sử Việt: Chính Biến Tháng 11-1963 (DĐTK). - Nghệ sĩ Nhân dân Bảy Nam và bộ sưu tập báo chí về cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm (Trần Nhương).



- 50 năm sau cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm (RFA). - BẠCH DIỆN THƯ SINH: TỘI ÁC SINH VIÊN & THÀNH ĐOÀN CỘNG SẢN (Sơn Trung). - Tưởng niệm cố Tổng thống Ngô Đình Diệm (BBC). - Kennedy quyết định rút khỏi Miền Nam (ĐCV). – Sách “Chúng tôi không hỏi họ từ đâu đến”: Thánh Victor Hugo ở Tây Ninh (hết) (Phan Ba).





- Thánh Lễ Giỗ 50 Năm (Phay Van). - ‘Tưởng niệm ông Diệm cho hy vọng hòa giải?’ (Cùi Các). - Câu nói “thà giết lầm còn hơn bỏ sót” có phải của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm? (FB Tin Không Lề). “Theo như mình được biết thì câu nói này không phải của ông Diệm mà có lẽ xuất phát từ câu nói của LS Nguyễn Mạnh Tường, trong bài phát biểu ngày 30 tháng 10 năm 1956 sau vụ cải cách ruộng đất. Nguyên văn câu nói đó như sau: ‘Thà chết 10 người oan còn hơn để sót một địch’. LS Nguyễn Mạnh Tường nói câu đó là để phê phán những người CS trong vụ cải cách ruộng đất“. – Mời xem lại bài phát biểu của LS Nguyễn Mạnh Tường ngày 30/10/1956, phần phụ lục trong sách của GS Lê Xuân Khoa: Qua Những Sai Lầm Trong cải Cách Ruộng Đất (Ba Sàm).
Liệu có phải do ông Diệm bị lật đổ ở miền Nam mà ở miền Bắc ông Giáp và ông Hồ cũng bị lật???

Tướng GiápTướng Giáp đã bị phe chủ chiến loại khỏi bộ máy chiến tranh chống người Mỹ--Tướng Giáp - người phản đối chiến tranh
-Tướng Giáp - người phản đối chiến tranh (BBC 28-10-13) -- Pierre Asselin: "Đường lối của (Lê Duẫn và Lê Đức Thọ) và sự chống đối của ông Hồ và Giáp tạo ra rạn nứt trong giới lãnh đạo. Cuộc rạn nứt này đã phân ra một bên là phe "ôn hòa", bao gồm ông Hồ, Giáp, và các đệ tử của họ - những người phản đối nối lại chiến tranh ít nhất vào thời điểm đó, và bên kia là phe "chủ chiến", bao gồm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Nguyễn Chí Thanh - những người cho rằng việc "giải phóng" miền Nam là không thể chờ đợi.


Võ Nguyên Giáp thực sự là một con người phi thường. Đáng chú ý nhất, ông là kiến trúc sư trong chiến thắng của Việt Minh trước quân Pháp ở Điện Biên Phủ vào mùa xuân năm 1954.
Chiến thắng này dẫn tới việc ký kết hiệp định Geneva kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương (1946-1954) và chấm dứt chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam, Campuchia và Lào.



Các bài liên quan

Những giờ phút cuối của Tướng Giáp
Điếu văn Tướng Giáp 'chưa xứng tầm'
Cựu Đại sứ VNCH nói về Tướng GiápNghe11:58


Nhưng ông Giáp vẫn bị hiểu lầm ở phương Tây. Có lẽ huyền thoại vĩ đại nhất xung quanh con người của ông là ông tiếp tục chỉ đạo cuộc chiến tranh của cộng sản chống lại Hoa Kỳ và đồng minh Nam Việt Nam sau năm 1965. Thực tế là ông Giáp không có vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược chiến tranh của cộng sản sau năm 1965, và ông còn thực sự phản đối cuộc chiến ngay từ đầu.
Sau khi ký kết hiệp định Geneva vào tháng Bảy 1954, ông Giáp và Hồ Chí Minh chỉ đạo những người đi theo họ ở cả hai miền của Việt Nam chấm dứt chiến đấu, tập kết ở miền Bắc nếu họ khi đó là chiến binh ở khu vực phía dưới vĩ tuyến 17, và tin tưởng vào việc thống nhất hòa bình của đất nước trong vòng hai năm, sau khi một cuộc tổng tuyển cử bắt buộc theo hiệp định Geneva được tiến hành.


"Ông Giáp vẫn bị hiểu lầm ở phương Tây. Có lẽ huyền thoại vĩ đại nhất xung quanh con người của ông là ông tiếp tục chỉ đạo cuộc chiến tranh của cộng sản chống lại Hoa Kỳ và đồng minh Nam Việt Nam sau năm 1965. "

Hiệp định được ông Hồ và Giáp tin tưởng là khả thi. Bên cạnh đó, từ chối hòa bình và nối lại chiến tranh ngay lập tức có thể kích thích sự can thiệp quân sự của Mỹ. Sau tám năm dài chiến đấu, các lực lượng quân sự dưới sự chỉ huy của họ không có điều kiện để nghênh chiến ngay với quân đội Mỹ, cả về vật chất lẫn tinh thần. Điện Biên Phủ là một chiến thắng ngoạn mục, nhưng đó cũng là một chiến thắng với giá quá đắt khi tổn phí nhân lực và vật chất của chiến dịch là quá đáng.
Do đó, sau năm 1954 và tiếp tục vượt ra ngoài thời hạn tiến hành cuộc tổng tuyển cử quốc gia về thống nhất đất nước mà chúng ta đều biết là không bao giờ diễn ra, ông Hồ và Giáp là những người ủng hộ nhiệt thành của "đấu tranh hòa bình" ở miền Nam, tránh khiêu khích Washington, và "xây dựng chủ nghĩa xã hội" ở miền Bắc.
Trong thời gian này, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành một nỗ lực đầy tham vọng và tốn kém để hiện đại hóa và sắp xếp lực lượng vũ trang của miền Bắc, Quân đội Nhân dân Việt Nam, và động viên hàng chục ngàn binh lính nhập ngũ phục vụ mục đích đó. Cam kết của lãnh đạo Liên Xô, Nikita Khrushchev "chung sống hoà bình" với những kẻ thù tư bản phương Tây bắt đầu vào năm 1956 chỉ càng xác nhận quan điểm của hai ông Hồ và Giáp chống lại việc tái mở chiến tranh ở Việt Nam.
Quyết định đình lại "cuộc đấu tranh giải phóng" trong năm 1954 và việc không thể nối lại chiến tranh ngay lập tức vào sau năm 1956 đã không được lòng của một số nhà lãnh đạo cộng sản ở miền Nam.

'Rạn nứt hai phe'


Tác giả cho rằng Lê Duẩn và phe chủ chiến đã sớm gạt bỏ phe Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp ra ngoài lề

Lê Duẩn, người chỉ đạo nỗ lực chiến tranh của Việt Minh ở miền Nam trong phần lớn cuộc chiến Đông Dương, và vị phó của ông, Lê Đức Thọ, đặc biệt bực bội với việc hai ông Hồ và Giáp ủng hộ hiệp định Geneva. Cả hai ông này sau này đã được triệu tập về Hà Nội, nơi mà họ sẽ mở ra một chiến dịch kêu gọi nối lại ngay lập tức cuộc đấu tranh vũ trang ở miền Nam.

Đường lối của họ và sự chống đối của ông Hồ và Giáp tạo ra rạn nứt trong giới lãnh đạo. Cuộc rạn nứt này đã phân ra một bên là phe "ôn hòa", bao gồm ông Hồ, Giáp, và các đệ tử của họ - những người phản đối nối lại chiến tranh ít nhất vào thời điểm đó, và bên kia là phe "chủ chiến", bao gồm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Nguyễn Chí Thanh - những người cho rằng việc "giải phóng" miền Nam là không thể chờ đợi.
Cuộc tranh cãi tại Hà Nội lên đến đỉnh điểm vào cuối năm 1963, sau khi Tổng thống miền Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Cảm thấy đây là thời gian tốt hơn bao giờ hết để nam tiến mạnh mẽ, phe chủ chiến đã tổ chức một cuộc đảo chính tại Hà Nội, thâu tóm việc kiểm soát ra quyết định.
Các ông Hồ, Giáp và những người ôn hòa khác đã bị gạt ra ngoài lề sau đó, và Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng đã đảm nhận việc cầm cương của quá trình hoạch định chính sách tại Hà Nội. Với sự thúc giục của Lê Duẩn, vào tháng 12/1963, ban lãnh đạo cộng sản ban hành Nghị quyết 9 kêu gọi tiêu diệt quân thù ở miền Nam và khởi đầu một “cuộc chiến tranh lớn" để "giải phóng" khu vực phía dưới vĩ tuyến 17.

"Cũng giống như Hồ Chí Minh, ông trở thành một khuôn mặt của các nỗ lực chiến tranh chống Mỹ, một công cụ tiếp thị, cho một phe cánh trong Đảng, những người thiếu danh tiếng, uy tín và tính hấp dẫn trên trường quốc tế."

Vào thời gian cuộc chiến chống người Mỹ nổ ra vào năm 1965, Võ Nguyên Giáp đóng một vai trò chủ yếu mang tính nghi lễ ở miền Bắc.
Cũng giống như Hồ Chí Minh, ông trở thành một khuôn mặt của các nỗ lực chiến tranh chống Mỹ, một công cụ tiếp thị, cho một phe cánh trong Đảng, những người thiếu danh tiếng, uy tín và tính hấp dẫn trên trường quốc tế.
Cuộc "tổng công kích" năm 1968 không liên can gì tới tướng Giáp. Trên thực tế, Giáp chống lại chủ trương này. Cuộc công kích là đứa con tinh thần của Lê Duẩn. Hơn ông Hồ và chắc chắn là hơn hẳn ông Giáp, Lê Duẩn là người chịu trách nhiệm tại Hà Nội về cuộc chiến tranh chống lại Mỹ. Với ý nghĩa này, ông là kiến trúc sư "thực sự" trong chiến thắng của quân đội cộng sản vào năm 1975.
Chiến thắng của Lê Duẩn trước người Mỹ và các đồng minh của họ vào năm 1975 chắc chắn "toàn diện" hơn chiến thắng của tướng Giáp với người Pháp vào năm 1954, nhưng nó cũng tốn kém hơn. Ông Giáp không có công trạng gì với kết quả cuộc chiến chống Hoa Kỳ cũng như ông cũng không đáng bị đổ lỗi cho những tổn thất trong chiến thắng cuối cùng của Hà Nội.
Với giai đoạn sau năm 1954, ông Giáp nên được nhớ đến như một người phản đối cuộc chiến Việt Nam.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và văn phong của tác giả, người đang là Phó Giáo sư Lịch sử thuộc Đại học Hawaii Pacific, Hoa Kỳ



- Việt-Mỹ đối thoại quốc phòng (VOV).- Trần Trung Đạo: Tang lễ Võ Nguyên Giáp, một trường hợp nghiên cứu về tẩy não (Trần Trung Đạo). - Con đường đầu tiên mang tên Đại tướng (PT).-- Ngắm con đường đầu tiên mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tin mới/ĐS&PL).
- Với gia đình Trung tướng Trần Độ (Trần Độ TP).- Nấm cỏ giản dị trên mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp (MTG). - Đường đầu tiên mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp (VNE). - Kiến nghị Bộ Chính trị: Đưa tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào SGK (CP/ANTĐ).

- ĐBQH Đỗ Văn Đương: “Tướng hiện nay nhiều quá” (Infonet).


- Vào “đất thánh” miền Trung, nhìn đâu… cũng máu thịt lính trận (KT).



Tổng số lượt xem trang