-Son Tran
XIN CHIA SẺ VỚI CÁC BẠM
XIN CHIA SẺ VỚI CÁC BẠM
TÀI LIỆU KHẢO CỔ VĂN MINH VĂN HÓA LẠC HỒNG
THẠP và TRỐNG ĐỒNG LẠC HỒNG
DẪN NHẬP
Theo khảo cổ hiện nay, khoảng năm 1300 ttl, cách đây 3300 năm, vùng Á Đông đã có hơn 5000 chữ viết ghi trên xương và đỉnh đồng. Trong số, có hơn 3000 chữ đã chuẩn xác, đã có hệ thống. [Qiu Xigui, Chinese writing [Wenzi-xue-gaiyao], Society for the Study of Early China, Univ. of California, Berkeley, 2000, tt 49-50].
Cũng theo khảo cổ hiện nay, Thạp và Trống đồng Đông Sơn thời tuyệt kỹ đã được dân Lạc Hồng đúc cách đây từ 3000 tới 2700 năm. Tuy vậy, những Thạp và Trống đồng Đông Sơn đó lại không có một chữ nào.
Thực ra, hoa văn, các hình đúc trên Thạp và Trống Đông Sơn, thời tuyệt kỹ, đều là chữ. Đây là những hình đã được đơn giản hóa thành chữ viết, loại chữ tượng hình.
Trên Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ, Tổ Tiên Lạc Hồng đã dùng hoa văn để lưu truyền những Chữ nền tảng của Văn hóa Việt, như : Rồng, Tiên, Đạo, Đức, Việt, Lạc, Thượng, Hùng, các âm Mẹ, Cha, Mệ, Gia Gia... Thạp và Trống cũng không chỉ ghi lại nét chữ, mà còn ghi cả đồ biểu, nội dung và tên gọi của Âm, Dương, và của Tám Quẻ.
Như thế, với những nét chữ, những đồ biểu, nội dung và tên gọi nền tảng trên, từ thế kỷ 10 trước tây lịch, Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ đã lưu truyền hàm ý nguyên thủy và những ý niệm đích thực của toàn bộ học thuyết Á Đông.
Như thế cũng có nghĩa là dân Việt Lạc Sông Hồng đã thấu suốt toàn bộ Học thuyết Á Đông từ trước khi đúc Thạp và Trống đồng, thời cách đây hơn 3000 năm.
* Cũng theo khảo cổ hiện nay, Tộc Hoa thành hình từ thời bộ tộc Chu tụ tập các bộ lạc du mục ở vùng khô cằn Thiểm Tây, và thành lập Nhà Chu năm 1046 ttl.
Như thế cũng có nghĩa là dân Việt Lạc vùng Sông Hồng đã có trọn bộ Học Thuyết Á Đông trước, hoặc ít nhất đồng thời, với sự thành hình của Tộc Hoa du mục, lạc hậu, sơ khai, vùng lưu vực Hoàng Hà.
* * * *
Theo khảo cổ và di tích hiện nay, thời đại đồ đồng tại Á Đông đã phát xuất từ vùng phía Nam sông Dương Tử vào những năm 2000 ttl, cách đây 4000 năm.
Lịch sử đã ghi nhận, từ sau năm 1300 ttl, Nhà Hậu Thương, còn gọi là Nhà Ân, ở phía Bắc Sông Hoài đã nhiều lần đánh phá và cướp đoạt nhiều đồ đồng của dân phương Nam.
Trong mấy ngàn năm qua, nhất là dưới thời Bắc thuộc, mọi di vật mang dấu tích của nền văn minh và Văn hóa vùng Sông Hồng, đều bị ngưởi Trung Hoa tìm mọi cách cướp đoạt, hủy hoại hoặc xuyên tạc.
Vì vậy, ngoài những truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian, chúng ta còn rất ít di vật của Tổ Tiên.
Tuy nhiên, gần đây đã phát hiện được một số di tích bằng đồng từ hơn 3000 năm trước.
* * * *
2.1 Đỉnh và Vạc Đồng.
Hiện nay đã phát hiện bên hai bờ sông Dương Tử nhiều đỉnh và vạc đồng thời Thương, 1600-1046 ttl. Một số lớn khác đã bị cướp về thủ đô An Dương của Hậu Thương, từ sau năm 1300 ttl.*1
Các đỉnh và vạc đồng nầy chứng tỏ nghề đúc đồng dân Việt vùng Dương Tử đã tới độ tinh xảo. Ngoài hoa văn nhiều hình chim, rắn, long, trên các đỉnh đồng còn khắc nhiều chữ liên quan tới việc thờ cúng Tổ Tiên hoặc lý do đúc đỉnh.
Việc nghiên cứu có hệ thống các đồ đồng trong vùng sẽ phát hiện nhiều quan hệ lịch sử về Tộc Việt đương thời.
* *
2.2 Trống Đồng hiện còn tại Việt Nam.
Dầu cũng đúc đồ đồng, nhưng dân Việt Lạc Sông Hồng, Lạc Hồng, lại xuất sắc về trống đồng. Kỹ thuật luyện kim và đúc trống đồng cần tinh tế hơn, để tạo tiếng trống trầm hùng và vang vọng.
Ở Đông Sơn, Thanh Hóa, còn có hàng ngàn di vật khác chứng tỏ thời kỳ sơ khai của kỹ thuật đúc đồng địa phương, trước thời tuyệt kỹ Thạp và Trống.
Cho đến năm 1980, số trống đồng tìm được ở Việt Nam là 360 trống, trong đó có 140 trốngthuộc loại Đông Sơn.*2
* *
2.3 Trống Đồng hiện còn tại Trung Quốc.
Năm 1988, Trung Quốc đã tìm được 1460 trống đồng cổ ở : Quảng Đông: 230 trống, Quảng Tây: 560, Vân Nam: 160, Quý Châu: 88, Tứ Xuyên: 51, Hồ Nam: 27, Hồ Bắc: 6, Chiết Giang: 6, Sơn Đông: 8, Liêu Ninh: 4, và Thượng Hải: 230, Bắc Kinh: 84 trống.*3
2.4 Văn minh Trống Đồng Việt Lạc.
Theo bảng phân phối trên, tất cả trống đồng cổ đều nằm trên phần đất Việt Lạc. Nơi có nhiều trống đồng nhất là Quảng Tây, Việt Nam, Quảng Đông và Vân Nam.*4
Số trống càng đi lên phía Bắc thì càng ít dần. Hai thành phố Thượng Hải và Bắc Kinh có nhiều trống vì là thủ đô kinh tế và chính trị thời gần đây.
Như thế, chỉ riêng số trống đồng cổ cũng là dấu chỉ chứng tỏ nguồn gốc trống đồng do Việt Lạc.
Trong thời Văn minh Trống Lạc nầy, còn có nhiều yếu tố văn minh và văn hóa khác chưa được phát hiện.
* *
Ghi chú Phần 2 :
*1 – Các di chỉ Tân Can, Bàng Long Thành, và các di vật thời Thương cách chung. Đọc www : tên các di chỉ / wikipedia. Phần tiếng Anh.
*2 - Bronze Drums in Vietnam, do Nguyễn Duy Hinh, The Vietnam Forum 9, 1987, tr 4-5. -Đọc thêm Dong Son Drums in Vietnam, do Phạm Huy Thông, nxb Khoa học Xã Hội, Hà Nội, 1990, tr 275.
*3 - Theo Trung Quốc Cổ Đại Đồng Cổ, do Trung Quốc Cổ đại Đồng cổ Nghiên cứu hội, Bắc Kinh, Wenwu Press, 1988.
*4 - Đường ranh giữa Việt Nam và Vân Nam, Quảng Tây, mới có từ năm 906 dl, thời Phục Hưng.
Về Vùng Đất Việt Lạc, đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, do Nguyễn Thanh Đức, nxb Tinh Hoa Tộc Việt, 2013, tr 132.
* * * *
3.1 Niên đại Đông Sơn.
Hiện nay, niên đại cổ vật được ước định bằng cách đo đồng vị phóng xạ Carbon-14 [C-14] nơi xác một sinh vật đương thời.*5
Đồ đồng Đông Sơntìm được ở Tràng Kênh,cách Hải Phòng 20 km, có niên đại C-14 xưa nhấtlà 1425 ± 100năm ttl.*6
Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng giai đoạn tuyệt kỹ của Đông Sơn là từ thế kỷ 10 tới thế kỷ 7 ttl±100 năm.
* *
3.2 Kỹ thuật Đồ Đồng Đông Sơn.
a. Tuyệt kỹ Lạc Hồng.
Cách đây hơn 3000 năm, dân Việt Lạc Sông Hồng đã đưa kỹ thuật đúc trống đồng và thạp đồng lên tới mức tuyệt kỹ. Đây là một bước nhảy vọt, nhờ kỹ thuật luyện kim mới.
Di chỉ lò đúc Đông Sơn, tại Thanh Hóa, với hàng ngàn đồ đồng đủ loại, đã trở thành tiêu biểu không những cho giai đoạn cực thịnh của kỹ thuật luyện kim, kỹ thuật tạo dáng, và mỹ thuật của Lạc Hồng, mà còn ảnh hưởng khắp vùng Đông Nam Á.*7
b. Biểu tượng linh thiêng.
Trong suốt mấy ngàn năm qua, Trống Đồng đã vượt qua công dụng đầu tiên là truyền tin qua tiếng vang, mà trở thành biểu hiệu của uy quyền, của sức mạnh, của tinh thần và của truyền thống quân sự, văn hóa, xã hội của Việt Lạc. Trống Đồng đã trở thành bảo vật linh thiêng của dân tộc.*8
Cũng vậy, vượt khỏi công dụng chứa đựng, Thạp Đồng trở thành bảo vật cất giữ dấu chứng văn minh và văn hóa Việt Lạc.
c. Tầm quan trọng.
Vì tính cách biểu trưng và linh thiêng của Trống và Thạp, cách trang trí và hoa văn của Trống và Thạp cũng mang những ý nghĩa quan trọng bậc nhất. Vì vậy, việc đúc một Trống đồng đòi hỏi nhiều tài năng, nhiều kiến thức, nhiều tâm huyết, và nhiều viễn kiến.
Chính nhờ đó, Trống và Thạp không chỉ lưu truyền cho chúng ta nhiều cảnh sinh hoạt của thời cách đây hơn 3000 năm, mà còn bộc lộ quan niệm sống, niềm tin, và nhiều bài học quý báu khác.
Cũng vì vậy, Di Sản Đồ Đồng giữ tầm quan trọng đặc biệt trong việc nhận định nguồn gốc, thời điểm, và nội dung của nền Văn hóa Lạc Hồng, mà cũng là nguồn gốc của các nền văn hóa Á Đông. [Những kiệt tác của Đông Sơn là kiệt tác của Việt Lạc. Di chỉ Đông Sơn chỉ là lò đúc đồng nổi tiếng].
* *
3.3 Đặc điểm Trống và Thạp Đông Sơn thời tuyệt kỹ.
a. Trống đồng Đông Sơn thời tuyệt kỹ.
Vào thời tuyệt kỹ, trống và thạp đồng tuyệt tác đều có hình dáng và trang trí đặc biệt, có nhiều hoa văn, nhiều hình ảnh tinh vi, đầy ý nghĩa.
1. Mặt Trống có nhiều hoa văn. Chính giữa là hình Mặt Trời gồ cao, tỏa nhiều tia sáng. Chung quanh là những vòng đồng tâm trang trí nhiều hình nhà sàn mái cong, dàn trống, đoàn người trang sức lông chim đang nhảy múa, thổi khèn, giã gạo... với nhiều đàn nai, nhiều đàn chim đang bay, đang đậu... [hình 3.3a].
2. Thân Trống Đông Sơn cũng được cấu trúc thành 3 phần rõ rệt :
- Tang trống phình rộng, trang trí hình thuyền. Trên thuyền có nhiều người trang sức lông chim đang nhảy múa, hoặc đang chèo thuyền, cầm cung, lao.
- Lưng trống thon lại, có những đường hình học, đóng khung những người đang múa.
- Chân trống thoải ra, không có hoa văn.
Nơi nối tang và lưng trống là hai cặp quai.
* Những Trống Đông Sơn tinh xảo nhất hiện có là Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ, Cổ Loa I, Sông Đà. Trong số, trống Ngọc Lũ I là tiêu biểu hơn cả.
b. Thạp đồng Đông Sơn thời tuyệt kỹ.
Trong các Thạp Đông Sơn hiện có, chỉ mới hai Thạp Đào Thịnh và Việt Khê là thuộc thời tuyệt kỹ.
Thạp Việt Khê nhỏ, và đã mất nắp.
Nắp Thạp Đào Thịnh gồ cao lên và được trang trí giống như mặt trống. Đặc biệt, nắp thạp còn có 4 tượng nổi của cặp nam nữ đang giao hợp. [hình 3.3b].
Thân Thạp cũng chia thành 3 phần. Phần giữa phình lớn và trang trí đoàn thuyền đông người. Hai phần trang trí trên dưới chi chít nhiều vòng song song.
c. Trống Ngọc Lũ và Thạp Đào Thịnh.
Trong việc tìm lại di sản Tổ Tiên, rất nhiều di vật Đông Sơn, đặc biệt Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ, cần được khảo sát và cần được nhận định tinh tế ở mọi chi tiết, dưới mọi khía cạnh.
* *
3.4 Trống Ngọc Lũ.
a. Niên đại.
Trống đồng Ngọc Lũ được phát hiện năm 1893, trong lòng đất xã Như Trác, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam Ninh. Trống được cúng vào đình làng Ngọc Lũ, vì vậy có tên Trống Ngọc Lũ.
Hiện Trống Ngọc Lũ được lưu giữ ở viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tại Hà Nội.
Vì Trống Ngọc Lũ được phát hiện độc lập, nên không thể đo niên đại theo C-14. Theo cách tính thời tuyệt kỹ, Ngọc Lũ có niên đại 1000 ttl ±100 năm.
b. Hình dạng.
Trống còn nguyên vẹn, cao 63 cm, đường kính mặt 79 cm, tang trống chỗ rộng nhất 85cm, lưng trống eo lại, chân 80cm. Mặt trống hơi tràn ra ngoài tang.
c. Mặt Trống trang trí bằng 4 vòng lớn có hình, xen kẽ với những đường vòng trang trí hình học.
Vòng Hình 1, giữa Mặt Trống, là Mặt Trời 14 tia gồ cao, giữa các tia là những tam giác có hình 2 trái thận nổi.
Vòng Hình 2 có 2 nhà sàn mái cong có người ngồi. Trước mỗi nhà có dàn 4 người đánh trống, đoàn người nhảy múa trang sức lông chim, [một đoàn 6 người, một đoàn 7 người], một nhà vòm có một người đứng, một em bé, và 2 người giã gạo [một bà một ông].
Vòng Hình 3 có 2 bầy nai, mỗi bầy 10 con, xen kẽ với 2 đàn chim cánh cụt đang bay, một đàn 8 con, một đàn 6 con.
Vòng Hình 4 là 18 chim cách điệu mỏ dài đang bay và 18 chim nhỏ đứng xen kẽ.
d. Thân Trống gồm 3 phần :
Tang Trống phình ra, trang trí đoàn thuyền đầy người.
Lưng Trống eo lại, với nhiều đường dọc ngang đóng khuôn người cầm rìu và thuẫn.
Chân trống xòe ra và không trang trí.
* *
3.5 Thạp Đào Thịnh.
a. Niên đại.
Thạp được phát hiện năm 1959, tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, Yên Bái. Theo tài liệu tỉnh Yên Bái, Thạp có niên đại 1000 ttl ±120 năm.
Hiện Thạp được lưu giữ ở viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tại Hà Nội.
b. Hình dạng.
Thạp đậy nắp cao 95 cm. Thân Thạp cao 81cm, đường kính miệng 61cm, bụng phình to nhất 70cm. Nắp thạp cao 15,5cm, đậy khít miệng thạp theo đường gờ cao 1,5cm.
c. Nắp Thạp gồ cao hình chóp, đỉnh nắp có Mặt trời 12 tia, chung quanh có 4 khối Tượng đôi nam nữ giao hiệp, 4 chim cách điệu mỏ dài đang bay và 4 chim nhỏ đậu xen kẽ. Xen kẽ giữa các vòng hình vẽ là những đường vòng hình học.
d. Thân Thạp có 3 vành trang trí. Vành giữa là hình đoàn thuyền lớn. Trên và dưới là những phần trơn và những đường vòng.
* *
Ghi chú Phần 3 :
*5 - Nếu được phát hiện tại nơi có xác sinh vật, thì đo C-14 bị tiêu hao nơi xác sinh vật để định niên đại, rồi ước định niên đại đồ đồng, đồ gốm tại hiện trường.
*6 - The Origins of Chinese Civilization, do David N. Keightly, Univ. of California Press, Berkeley, Los Angeles, 1983.
*7 - Đọc Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam, do Nguyễn Khắc Ngữ, Nghiên Cứu Sử Địa, Montreal 1981, tr 20, 35.
Theo Lâm Ấp Ký dẫn ở Thủy Kinh Chú, năm 535 dl : người Lạc Hồng còn đúc thuyền bằng đồng. - Đọc Việt Sử Toàn Thư, do Phạm văn Sơn, nxb Thư Lâm, Sàigòn 1960, tr 33.
*8 - Năm 1292 dl, sứ thần nhà Nguyên vẫn còn hoảng sợ khi nghe quân ta gióng trống đồng. Ông viết : ‘Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh’ - Giữa tiếng trống đồng đầu bỗng bạc.
__________________________
Nguyễn Thanh Đức 2013.
http://danhgiactau.com/index.php/vi/trang-chinh-moi/79-ht/100-thap-va-trong-dong-lac-hong (P1)
****
P2
Trên THẠP Và TRỐNG ĐỒNG
DẪN NHẬP
1. Từ đầu Thời Hùng, từ năm 2879 ttl, Việt Lạc đã kiện toàn một nếp sống đem lại thịnh vượng, thanh bình, hạnh phúc.
Nền Văn hóa nầy không chỉ phổ biến rộng rãi trong toàn dân, mà còn được lưu truyền qua hàng trăm đời. Ngoài nếp sống từng ngày, thuần phong mỹ tục, các định chế, tục ngữ ca dao, Tổ Tiên Việt còn lưu truyền những Truyền kỳ, và những học thuyết cao siêu.
Ròng rã trong suốt mấy ngàn năm qua, Tổ Tiên Việt Lạc Sông Hồng còn để lại biết bao sản nghiệp, di vật, tài liệu và tác phẩm quý giá ở mọi phương diện.
Tuy nhiên, dưới thời Bắc thuộc, mọi di vật mang dấu tích của nền văn minh và Văn hóa Lạc Hồng, đều bị người Trung Hoa tìm mọi cách cướp đoạt, hủy hoại hoặc xuyên tạc. Vì vậy, ngoài những truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian, chúng ta còn rất ít di vật của Tổ Tiên.
2. Thế nhưng, gần đây đã phát hiện dưới lòng đất một số di tích bằng đồng từ hơn 3000 năm trước, đặc biệt những Thạp và Trống đồng Đông Sơn thời tuyệt kỹ.
Thạp và trống Đông Sơn không chỉ đặc biệt ở hợp chất, ở tiếng vang, mà còn độc đáo ở hình dạng và ở cách trang trí.
Tuyệt diệu hơn nữa, qua các hoa văn, qua cách trang trí và hình dạng độc đáo của Thạp và Trống Đông Sơn, Tổ Tiên ta đã mã hóa toàn bộ những ý niệm và học thuyết đã khởi phát từ trước thời Đế Nghiêu, 2196 ttl, cách đây hơn 4200 năm.
Nhờ đó, ngày nay, sau hơn 3000 năm, chúng ta còn có những Thạp và Trống chất chứa những bảo chứng của Học thuyết Việt cổ đại, hoàn thiện trước cả sự thành hình của Tộc Hoa. [Tộc Hoa thành hình vào những năm trước 1046 ttl].
3. Về phương diện văn minh và Văn hóa, hoa văn trên Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ chính là những hình vẽ nguồn gốc của những chữ Thượng, Lạc, Việt, Hùng, Mẹ Cha, Bà Ông, và cảnh trí sinh hoạt đương thời.
Những chữ Thượng, Lạc, Việt, lại là lịch sử, lý lịch, và là niềm hãnh diện của Tổ Tiên trao truyền cho con cháu. Những chữ Hùng, Mẹ Cha, Bà Ông lưu truyền lòng kính quý và niềm tin mấy ngàn năm của Dòng Tộc. Cảnh trí sinh hoạt lưu truyền nếp sống gia đình và cộng đoàn đương thời
Điều kỳ diệu là tất cả mọi chữ nầy cũng đều đúng phương vị và sánh đôi trên Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ. Tất cả đều được trình bày tương ứng trên Thạp và Trống, không chỉ ở vị trí, mà còn về nội dung, đặc tính, và trương độ.
4. Nhờ đó, qua Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ, chúng ta gặp lại tinh hoa của dân Việt Lạc Sông Hồng, không chỉ ở phương diện kỹ thuật đồ đồng, mà còn là nền văn minh, văn hóa và học thuyết của Tổ Tiên ở thời trước đây hơn 3000 năm.*1
Thạp Đào Thịnh
Trống Ngọc Lũ
* * * *
1.1 Hình Vẽ thành Nét Chữ.
Chữ viết vùng Á Đông Xưa căn cứ trên loại chữ tượng hình. Người xưa dùng hình vẽ để liên lạc và ghi nhớ. Qua thời gian, hình vẽ được đơn giản hóa thành những đường nét chính, rồi trở thành chữ viết. Vì nét chữ chỉ giữ lại những đường chính của hình vẽ, nên hình vẽ nguyên thủy đã chứa đựng nội dung đầy đủ hơn nét chữ.
Vì vậy, qua loại hình vẽ thành chữ viết, Tổ Tiên Việt Lạc Sông Hồng đã dùng hoa văn, hình dạng, và cách trang trí đặc biệt, để biến Trống và Thạp đồng Đông Sơn thành kho báu cất giấu toàn bộ học thuyết siêu việt của Lạc Hồng đương thời.
Sau đây là một số hình vẽ đã trở thành nét chữ, được ghi nhận trên Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ.
* *
1.2 Nhà Sàn Mái Cong chữ THƯỢNG 常.
a. Theo khảo cổ.
Theo di tích khảo cổ, từ nhiều ngàn năm trước, nhà sàn mái cong là đặc điểm của vùng Việt Thượng Sông Hồng.
Hình vẽ những ngôi nhà đặc biệt nầy đã là biểu hiệu của vùng.
Sau một thời gian, hình vẽ trở thành đơn giản hơn, rồi các đường nét trở thành chữ Thượng常.*2
b. Hình trên Mặt Trống.
Trên mặt trống Ngọc Lũ, và trên nhiều trống khác, có những ngôi nhà sàn mái cong, cội nguồn của chữ Thượng 常. [hình 1.2]
Hình vẽ 2 đầu nóc nhà cong lên trở thành hai nét .
Hình vẽ mái nhà, con chim đậu trên nóc, và 2 đầu hồi nhà, trở thành nét .
Hình khuôn nhà, [trong có người ngồi], trở thành nét .
Ba chân của sàn nhà là nét .*3
* *
1.3 Cung Trống chữ LẠC 貉.
a. Biệt tài Việt Lạc.
Người Tộc Việt, phát xuất từ vùng Hồ Đồng Đình, đã nổi tiếng với biệt tài điều khiển ghe thuyền trên sông biển.
Nhánh Việt Lạc thêm nổi tiếng với biệt tài bắn cung nỏ. Sử còn ghi dân Việt Lạc xử dụng cung nỏ thiện nghệ đến nỗi bắn tên vào búi tóc của nhau để truyền tin. Tài bắn nỏ đã trở thành truyền thuyết nỏ thần, một phát giết vạn quân giặc.
Ngoài ra, trống đồng Lạc Hồng cũng tiêu biểu cho nền văn minh đồ đồng đã khởi phát từ năm 2000 ttl.
b. Hình tiêu biểu.
Vì vậy, hình vẽ tiêu biểu cho dân Việt Lạc, thời bấy giờ, là điều khiển thuyền, bắn cung và trống đồng. Các nét chính biến thành chữ Lạc 貉.
Hình trên tang Trống Ngọc Lũ. [hình 1.3].
Chữ Lạc 貉 gồm:
Nétlà người lái thuyền với mái chèo, trang sức trên đầu người và trên đầu mái chèo.
Hình vẽ người cầm cây cung trở thành nét , với nét là cây cung.
Nét là hình trống đồng dưới bục.*4
Điểm kỳ lạ là trong mọi hình thuyền cùng loại, trống đồng luôn nằm dưới bục của người bắn cung, chứ không được xử dụng.
Như vậy, Tổ Tiên chỉ muốn ghi lại bố cục hình dạng chữ Lạc 貉.
* *
1.4 Chữ VIỆT Vượt Biển 越.
a. Biệt tài vượt biển.
Biệt tài trên sông nước là niềm hãnh diện của Tộc Việt từ thời Khởi Nguyên ở vùng Hồ Đồng Đình cho đến hiện nay. Trên đường Nam tiến, Việt Lạc đã phát triển tuyệt nghệ vượt biển.*5
Trong suốt lịch sử, dân Việt luôn là chúa tể sông hồ và biển cả trong vùng.*6
Vì vậy, hình ảnh vị Thủ Lãnh chỉ huy trên Thuyền vượt biển, có chim trời hộ tống, đã trở thành biểu hiệu đặc biệt và linh thiêng cho tài năng và niềm tin của dân Việt.
Từ đó, hình ảnh nầy trở thành chữ Việt 越.
b. Hình trên Thạp.
Hình thuyền trên Thạp Đào Thịnh có chữ Việt 越. [hình 1.4].
/
Chữ Việt 越 nầy gồm 2 phần :
1. Phần có :
Nét là đuôi thuyền và tay lái.
Nét là người cầm lái và 4 chim trời cùng bay.
2. Phần có :
Nét là hình vị thủ lãnh đang đứng, tay cầm cờ cao, để hiệu lệnh cho các thuyền khác.*7
Nét là la bàn , dựng trên cái đế .*8
* Cờ cao và la bàn là biểu hiệu quyền hành của vị Thủ Lãnh .
Trong hình, vị Thủ Lãnh là một Bà, ngực cao, mông lớn. [Đương thời, Dân Việt theo mẫu hệ]. (Hình trên).*9
Giữa vị Thủ Lãnh và người Cầm Lái có Người ngồi điều khiển la bàn [cho hợp với hướng nhìn của vị Thủ Lãnh]. Người nầy không đội mũ cao, tránh che mắt người cầm lái.
Đây là đoàn Thuyền vượt biển, với loại thuyền mũi cao, có hải âu hộ tống, có la bàn, có cờ cao điều động.*10
* *
1.5 Chim Thiêng chữ HÙNG 熊.
Vòng ngoài cùng của tất cả các Mặt Trống và Nắp Thạp Đông Sơn, đều có đàn chim bay được cách điệu hóa. Hình cách điệu cũng nói lên tính cách đồng nhất, biểu tượng.
Mặt Trống Ngọc Lũ cũng có 18 Chim cách điệu hoàn toàn giống nhau.
Hình Chim cách điệu nầy trở thành đường nét của chữ Hùng 熊. [hình 1.5].
Đầu Chim mỏ dài thành nét .
Thân và đuôi dài thành .
Cánh và chân thành .
Phần dưới có thêm bộ hỏa để nhấn mạnh tính cách Linh thiêng.*11
* *
1.6 Hình Nai tiếng Nãi, Mẹ, Mệ.
a. Nai cái có gạc.
Vòng Hình 3 ở Mặt Trống có 2 bầy Nai, mỗi bầy 10 con, xen kẽ một con đực một con cái.
Điểm đặc biệt là hình nai cái cũng có gạc như nai đực. [hình 1.6].
Trên trái đất, hiện nay tất cả các nai cái đều không có gạc, chỉ trừ nai chà vùng Bắc Cực. Nhưng hình nai trên trống đồng không phải nai chà.
b. Mẹ, Mệ, Nái, Nãi.
Cho nai cái có gạc cũng là một hình thức cách điệu hóa, tức là không muốn vẽ hình những con nai bình thường.
Đây là dấu chỉ Tổ Tiên không cố ý ghi lại hình loài Nai, mà chỉ nhắc nhớ tiếng ‘Nai’, tiếng ‘Mê’.
Chữ Mê có nghĩa là con nai.*12
Âm ‘Mê’ biến thanh thành Mẹ, và Mệ. Mệ là tiếng cháu kêu Bà Nội, Bà Ngoại.*13
Tiếng Nai có biến thanh là Nãi, Nái. Hiện nay, ở vùng Tộc Việt phương Bắc, con vẫn gọi Mẹ là Nãi, cháu gọi Bà là Nãi Nãi.
Ta còn dùng chữ Nái. Heo nái là heo mẹ.
* Tổ Tiên đã dùng hình để ghi nhớ một lần 4 âm : Mẹ, Mệ, Nãi, Nãi Nãi.
* *
1.7 Chim Đa tiếng Cha, Gia Gia.
Vòng Hình 3 còn có 2 đàn chim cách điệu cánh cụt, đuôi ngắn. Một đàn 8 con, một đàn 6 con.
Chim đuôi ngắn, cánh cụt, nhắc nhớ chim đa, còn gọi là chim đa đa, chim gia gia. [hình1.7a].*14
Hình chim đa ghi lại tiếng ‘Cha’. Tiếng ‘Cha’ được viết thành chữ 爹, gồm bộ Phụ 父 với chữ hình chim Đa 多. Bộ Phụ 父 chỉ ý : người cha; chữ Đa 多 chỉ âm. [hình 1.7b].
Tiếng đôi ‘Gia gia’ cũng là tiếng cháu gọi Ông Nội, Ông Ngoại.
* *
Ghi chú Phần 1 :
*1 - Về Thạp và Trống đồng, đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, do Nguyễn Thanh Đức, nxb Tinh Hoa Tộc Việt, 2013, tr 185 tt. - Hoặc bài Thạp và Trống đồng Lạc Hồng, đb Phần 3.
*2 - Mãi tới thế kỷ 8 dl, Trung Hoa vẫn chưa có nhà mái cong. - Đọc Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam, do Nguyễn Khắc Ngữ, nxb Nghiên Cứu Sử Địa, Monréal 1981, tr 59.
*3 - Hình nhà sàn mái cong được lặp lại, đối xứng, không những trên mặt trống Ngọc Lũ, mà còn trên mặt trống Hoàng Hạ, Cổ Loa, Sông Đà.
*4 - Hình nầy được đúc trên nhiều tang trống, với vài dị biệt, như thay vì bắn cung là bắn nỏ.
- Về chữ Hồng 洚, đọc Lược Sử Tộc Việt, tr 110, mục 5.2b và c.
*5 - Đọc thêm nt, tr 63, đoạn 5.3.
*6 - Nước Âu Việt vùng Chiết Giang, với Câu Tiễn, đã nổi tiếng về thủy binh và tàu chiến. Việt Lạc Sông Hồng có trận Hồ Đồng Đình năm 40 dl, và hai trận Bạch Đằng năm 938 dl và 1288 dl.
*7 - Trong các bộ chữ nho/việt, nét tự nó là bộ ‘chủ, chúa’, thủ lãnh.
*8 - Mặt la bàn nầy đã được đúc thành mặt trống đồng. Trống đồng vừa điều động [đánh], vừa hướng dẫn [la bàn]. - Về La bàn, đọc thêm nt, tr 240, đoạn 5.2. Hoặc đọc đoạn sau : 3.3.
*9 - Hình lớn ở nt, tr 213.
*10 - Khác với loại thuyền đi trên sông hồ. Hình thuyền sông hồ : ở tang trống Ngọc Lũ.
*11 - Tự nó, bộ Hỏa cũng có nghĩa linh thiêng. Hình tứ linh, long lân quy phụng, đều có lửa.
*12 - Hán Việt Từ Điển, do Đào Duy Anh, nxb Trường Thi, Sàigòn 1957, tr 553. - Mê là nai, lộc là hươu. Hươu có thân hình nhỏ hơn Nai, gạc cũng nhỏ và ít nhánh hơn.
*13 - Về biến thanh, đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, tr 15, mục 3.2b.
*14 - Có vùng gọi là chim ngói, gà gô. - ‘Thương nhà mỏi miệng cái gia gia’, thơ Bà Huyện Thanh Quan.
* * * *
2.1 Nội dung chữ Việt Vượt Biển 越.
a. Chữ Việt của Tộc Việt.
Chữ Việt 越 trên thân Thạp Đào Thịnh ghi nhớ vị Thủ Lãnh chỉ huy đoàn thuyền vượt biển. [hình 2.1].
Đây là chữ Việt của toàn thể người Tộc Việt.
Nhờ vẫy vùng và phát triển ở vùng sông hồ Đồng Đình mà nhóm Việt tiên khởi đã tăng triển thành Tộc Việt đông đúc, và tỏa lan khắp vùng.
Thiên tài sông nước được kiện toàn trên đoạn vượt biển đi về giữa Tây Giang, Vịnh Bắc Phần, và lưu vực Sông Hồng. Tuy nhiên, thiên tài nầy là niềm hãnh diện của toàn thể Tộc Việt
Vì vậy, hình ảnh vị Thủ Lãnh hướng dẫn và lèo lái Thuyền Vượt Biển là biểu tượng của Tộc Việt 越 trong suốt mấy ngàn năm qua.
Cho đến hiện nay, chữ ‘Việt’ luôn có nghĩa là ‘Vượt’.*15
b. Chữ Việt năm 2879 ttl.
Chữ Việt Vượt Biển 越 nầy cũng là xác chứng hình vẽ nguyên thủy đã phát xuất từ nhóm dân từng hãnh diện và nổi tiếng với tài vượt biển.
Theo tiến trình phát triển Tộc Việt, đây là nhóm Việt Thượng, đặc biệt Việt Thượng Sông Hồng.*16
Cũng theo tiến trình phát triển, chữ Việt nầy xuất hiện giữa thời bắt đầu vượt biển, [khoảng 4000 ttl], và thời Sứ giả Việt Thượng Sông Hồng tặng Đế Nghiêu Rùa Thần trên lưng có khắc chữ, khắc lịch, [năm Đế Nghiêu thứ 5, 2191 ttl].*17
Thời điểm nầy là năm Khởi đầu Thời Hùng, 2879 ttl, cách đây gần 5000 năm.
* *
2.2 Nội dung chữ Lạc Biệt Tài 貉.
Chữ Lạc ghi nhận 3 biệt tài của dân Việt Lạc Sông Hồng.[hình 2.2].
Hình người lái thuyền nhắc nhớ biệt tài vẫy vùng sông nước của dòng giống Việt, và đã được dân Lạc phát huy lỗi lạc.
Hình người bắn cung ghi nhận kết quả công sức phát triển ngược Sông Tương lên vùng rừng núi miền Thượng, và liên tục khai phá các vùng đất mênh mông ở lưu vực Tây Giang và Bắc Phần.*18
Trống đồng lại biểu dương niềm hãnh diện với nền văn minh trống đồng phát triển ở vùng lúa nước Sông Hồng Sông Mạ. Nền văn minh nầy không chỉ ảnh hưởng lên phương Bắc, mà còn xuống khắp miền Đông Nam Á.*19
* *
2.3 Nội dung chữ Thượng Nhà Sàn 常.
a. Chữ Thượng Nhà Sàn an toàn, mạnh khỏe.
Chữ Thượng hình nhà sàn mái cong 常, trên mặt Trống Ngọc Lũ, xác định đặc điểm của vùng đất Việt Thượng Sông Hồng. [hình 2.3a].
Nhà sàn là đặc điểm kiến trúc bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người ở miền Thượng. Cho đến hiện nay, người miền núi vẫn còn làm nhà sàn để tránh rắn độc và thú dữ xâm hại, và nhất là tránh nền đất ẩm ướt, tránh tiếp xúc trực tiếp với khí độc do lá cây ấp ủ nhiều ngàn năm.
Hình ảnh nhà sàn, thời cách đây năm sáu ngàn năm, đã nói lên sáng kiến giúp con người an toàn, mạnh khỏe. Nhờ đó, nhánh Việt Lạc Sông Hồng đã tăng triển đông đúc và tiến bộ hơn những vùng Việt ở phương Bắc.*20
b. Toàn cảnh Nhà Sàn chữ Thượng.
Chữ Thượng 常 đã đơn giản hóa các nét. Nhưng hình vẽ Nhà Sàn nguyên thủy, như được khắc trên Trống đồng, là bức tranh diễn đạt toàn vẹn Cuộc Sống của mỗi Gia đình và của Cộng đoàn Việt Thượng.
Nhà Sàn chữ Thượng còn thêm nóc nhà có Chim đậu, giữa nhà có đôi vợ chồng ngồi giao tay xe chỉ, bên hông có một em bé, có trống đồng. [Nhà 1 Chim : Em bé chơi nhạc ở phòng dưới. Nhà 2 Chim : Em bé ngồi bên cha mẹ ở phòng trên]. [hình 2.3b].
Ngoài ra, bên trái nhà còn có cảnh 2 vợ chồng giã gạo, đứng bên có em bé vui đùa và chim bay trên đầu. Bên phải nhà có dàn trống và nhiều người múa hát. [hình 2.3c].
c. Chữ Thượng Cuộc sống thịnh vượng hạnh phúc.
Cảnh 2 vợ chồng ngồi trong nhà giao tay xe chỉ may áo, và cảnh 2 vợ chồng giã gạo, cho thấy cuộc sống sung túc với nhà ở, cơm ăn, áo mặc.
Cuộc sống Gia đình thực ấm êm khi 2 vợ chồng cùng nhau làm việc, bên đứa con vui chơi, dạo nhạc.
Chiếc trống đồng trong nhà chứng tỏ cuộc sống thêm dư giả, cuộc sống địa phương đã phát triển cao.
Cảnh sống thêm tươi vui rộn rã trong tiếng trống điệu múa vang dội của cộng đoàn.
Và trên hết, trên nóc nhà, có Chim đậu, biểu trưng sự độ trì linh thiêng của Ông Bà Tổ Tiên.*21
* Tất cả đều tô điểm cảnh thanh bình thịnh vượng, và ấm no hạnh phúc, cả về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống tâm lý, đời sống tâm linh, đời sống gia đình, và đời sống cộng đoàn, của người dân Việt Thượng Sông Hồng.
d. Hình ảnh Gia Đình.
Trên 2 nóc nhà, ta có con Chim Mái, con Chim Trống, với mồng lớn, và một con Chim Nhỏ.
Đây là hình ảnh Gia đình. Trong mỗi ngôi nhà cũng có 2 vợ chồng và một đứa con. Bên ngoài nhà lại cũng 2 vợ chồng đang giã gạo và 1 đứa con.
Khi tóm kết những nguyên tắc của cuộc sống Tình Nghĩa Vợ Chồng, Tổ Tiên cũng dùng hình ảnh 2 vợ chồng và 1 đứa con, trong Truyền kỳ Vọng Phu.*22
* Đối với dân Việt, gia đình là nền tảng cuộc sống trọn vẹn của con người và xã hội.
* *
2.4 Các âm Mẹ, Mệ, Nãi Nãi, Cha, Gia Gia.
a. Âm vọng 3000 năm.
Mặt Trống đã để trọn Vòng Hình 3 cho các âm Mẹ, Mệ, Nãi Nãi, Cha, Gia Gia. [hình 2.4a].
Điều kỳ diệu là những tiếng nầy được truyền lại không phải bằng chữ, mà bằng hình ghi âm.
Tổ Tiên đã dùng hình để ghi lại tiếng con gọi Mẹ, gọi Cha, tiếng cháu gọi Mệ, gọi Nãi Nãi, gọi Gia Gia... những tiếng thân thương gói trọn tâm tình của con, của cháu.
Chúng ta nghe được tiếng Việt, âm Việt, và tiếng gọi âu yếm của con của cháu, vang vọng từ hơn 3000 năm trước.
b. Kính quý Tổ Tiên.
Đây cũng là dấu chứng từ hơn 3000 năm trước cho đến hiện nay, đặc điểm nổi bật của Văn hóa Việt là thể hiện lòng kính quý Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ trong cuộc sống từng ngày. Sống hiếu thảo như Tổ Tiên Ông Bà cùng đang sống với mình.*23
* *
2.5 Nội Dung chữ Hùng 熊.
a. Vua Hùng linh thiêng.
Vòng Hình lớn nhất của Mặt Trống đúc 18 Chim lớn mỏ dài, cách điệu, đã trở thành 18 chữ Hùng 熊. [hình 2.5].
Ở mọi nền văn hóa, chim luôn là biểu tượng của cao quý linh thiêng. Việc cách điệu hóa nhấn mạnh tính cách biểu tượng và các nét ‘lửa’, bộ hỏa, xác định tính cách linh thiêng của chữ Hùng.
Vua Hùng là những Vị Linh Thiêng được thờ kính vì đã góp phần đặc biệt trong việc phát triển dân tộc và văn hóa Việt Lạc.*24
b. Thờ kính phổ quát.
Điểm đặc biệt là dầu con số khác nhau, tất cả Mặt Trống và Nắp Thạp thời Đông Sơn tuyệt kỹ đều có Vòng Chim Hùng ở ngoài cùng.
Đặc điểm nầy xác quyết sự phổ quát của việc thờ kính các Vua Hùng từ trước khi có thạp và trống.
Hơn nữa, 18 Chim chữ Hùng linh thiêng trên Trống Ngọc Lũ đã ghi nhận dân Lạc Hồng thờ kính 18 Vua Hùng từ thời cách đây hơn 3000 năm.*25
* *
Ghi chú Phần 2 :
*15 - Như trong : ưu việt, siêu việt, việt vị [vượt quá vị trí của mình].
*16 - Đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, tr 63, đoạn 5.3.
*17 - Đọc thêm nt, tr 86, đoạn 4.4.
*18 - Đọc thêm Ba Giai đoạn thời Khởi Nguyên, nt, tr 60, phần 5. Hoặc đọc bài Dân Việt từ Hồ Đồng Đình tới Sông Hồng, phần 2.
*19 - Về Văn minh Trống đồng Lạc Hồng, đọc thêm nt, tr 183-185. - Hoặc bài Thạp và Trống Đồng Lạc Hồng, phần 2.
*20 - Về Sông Hồng trổi vượt, đọc thêm nt, tr 156, đoạn 4.2. - Hoặc bài Sông Hồng trổi vượt thời Đế Nghiêu, đb đoạn 7.
*21 - Đọc thêm nt, tr 296, mục 6.4b. - Hoặc bài Nguồn gốc Lạc Hồng của Học thuyết Đạo và Đức, mục 5.4d.
*22 - Đọc Con Người và Xã Hội Việt, do Nguyễn Thanh Đức, nxb Tinh Hoa Tộc Việt, 2013, tr 164, phần 4.
*23 - Hiện nay, dân Trung Hoa vùng gốc Việt còn thờ kính Tổ Tiên. Dân vùng gốc Hoa thì không.
*24 - Các Ngài không nhất thiết là những thủ lãnh chính trị. - Đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, tr 310, mục 2.3a. - Hoặc bài 18 Vua Hùng - 9 Vua Hùng Bà.
*25 - Trống Sông Đà, một trong 4 trống tinh xảo nhất hiện có, cũng cố gắng đúc cho đủ 18 Chim Hùng.
* * * *
3.1 Trên Mặt Trống còn có 4 chữ đặc biệt :
Chữ ĐỨC nổi gồ ngay giữa tâm trống, và các chữ THƯỢNG, RỒNG, TIÊN, mỗi chữ được lặp lại đối xứng nhau.
a. Mặt Trời chữ ĐỨC .
Mặt trời 14 tia giữa mặt Trống ghi lại các nét của chữ Đức .
Chữ Đức gồm chữ thập , tứ , nhất , tâm và là các tia sáng. Đức là tâm Mặt Trời tỏa 14 tia sáng. [hình 3.1a].
b. Nhà Sàn Mái Cong chữ Thượng 常.
Trên mặt trống Ngọc Lũ, và trên nhiều trống khác, là những ngôi nhà sàn mái cong, cội nguồn của chữ Thượng 常. [hình 3.1b]
Hình vẽ 2 đầu nóc nhà cong lên trở thành hai nét .
Hình vẽ mái nhà, con chim đậu trên nóc, và 2 đầu hồi nhà, trở thành nét .
Hình khuôn nhà, [trong có người ngồi], trở thành nét .
Ba chân của sàn nhà là nét .
c. Người Đi chữ RỒNG .
Theo qui ước hành quân thời xưa, đoàn quân tiến tới khi nghe tiếng trống. Trái lại, tiếng cồng, tiếng chiêng, là lệnh thâu quân, trở về.
Trên mặt trống đồng, chữ Rồng được diễn tả bằng hình một người nhảy múa, ra đi theo nhịp trống đồng. [hình 3.1c].
Chữ Rồng gồm 2 phần :
1. Phần gồm Lá cờ và hình Người ngồi dộng trống đồng :
Nét trên cùng, là lá cờ. [Hình đối xứng, và 2 hình trên mặt trống Hoàng Hạ, đều có lá cờ Thủ Lãnh nầy].*26
Tay người cầm chày dộng trống thành nét .
Thân mình là nét .
Sàn ngồi là nét .
Các nét gồm hình trống đồng , và Giá giữ trống đồng .
2. Phần là hình người đang múa:
Đầu tóc và trang sức trở thành nét .
Gương mặt theo điệu múa thành nét.
Hai tay múa là hai nét .
Thân mình, váy xòe, và 2 chân thành nét .
* Chữ đọc theo âm nguyên thủy Việt là Rồng.*27
d. Người Về chữ TIÊN .
Trên mặt trống đồng, chữ Tiên được diễn tả với hình ảnh Người Trở Về trong tiếng cồng.
Nét là Người đang Trở Về. [Chữ Nhân là người].
Nét là nhà có người đang đánh hai giàn cồng. [hình 3.1d].
* *
3.2 Tâm đối xứng chữ Đức.
a. Quan trọng đặc biệt.
Trên mặt Trống Ngọc Lũ, những chữ Thượng 常, Tiên , và Rồng , đều có thêm một chữ Thượng, Tiên, Rồng khác đối xứng qua tâm Mặt Trời Đức . [hình 3.2].
Đức là Đạo tỏa sáng, là Đạo trở thành hiện thực. Mặt Trời Đức là ánh sáng, là sức sống tăng trưởng con người và vạn vật trong trời đất.
Việt Thượng là quê hương, là giang sơn gấm vóc, là nơi nuôi lớn dòng Lạc Hồng, là nơi phát sinh một nền văn minh và văn hóa trổi vượt hơn mọi vùng chung quanh.
Quanh nhà sàn chữ Thượng là hình ảnh cuộc sống của gia đình và của cộng đoàn.
Tiên và Rồng biểu trưng cho Mẹ và Cha, cho hai nhóm đặc tính bất khả phân của Con Người, mà cũng là Biểu tượng linh thiêng của Ông Bà Khởi Tổ, và của toàn thể Tộc Việt.
* Ghi khắc các chữ Thượng, Tiên, Rồng quanh chữ Đức, Tổ Tiên xác quyết biểu tượng Tiên Rồng có tầm quan trọng đặc biệt, là đặc điểm, và là niềm hãnh diện của người Việt Thượng Sông Hồng.
b. Niềm tin và Thực tại.
Tiên, Rồng, Thượng, đều ở sát Mặt Trời Đức.
Như vậy, mỗi lần gióng trống, mỗi tiếng trống, là một lần khích động Mặt Trời bừng sáng, Đức của Đạo chuyển động, truyền tỏa sức sống tới Tiên Rồng và tới khắp Việt Thượng, tới từng con người, tới từng gia đình, tới khắp cộng đoàn.
Tất cả đều nói lên khát vọng, lòng tin, niềm hãnh diện, và tầm quan trọng thực tế, của sức sống Đạo Đức, của hai biểu tượng Tiên Rồng, và của cuộc sống thịnh vượng hạnh phúc của con người và xã hội Việt Thượng.
* *
3.3 La Bàn vượt biển.
a. Các Đường Trục.
Cách trình bày 4 chữ Đức, Thượng, và Rồng, Tiên lại là một đặc điểm quan trọng khác.
Nối liền đường giữa 2 nóc nhà sàn mái cong chữ Thượng, nối 2 tâm giữa 2 nhà vòm chữ Tiên, và nối 2 cột cờ, tâm của 2 chữ Rồng, ta có những đường xuyên qua tâm chữ Đức. Mỗi đường chia mặt Trống thành 2 phần bằng nhau.
Hơn nữa, đường tâm chữ Tiên hợp với đường tâm chữ Rồng thành góc vuông, chia Mặt trống làm 4 phần bằng nhau.
Đường tâm chữ Thượng lại chia góc vuông Tiên Rồng thành 2 phần bằng nhau. Theo cách đo hiện nay, mỗi góc 45 độ. [hình 3.3].
La bàn vượt biển
b. La Bàn.
Đây là mặt La Bàn với trục chính là trục chữ Thượng.
Trục chính lại có 2 hướng, hướng Một Chim và hướng Hai Chim, đậu trên nóc nhà. Hướng 1 Chim là Chim Mái, hướng 2 Chim là Chim Trống và Chim Con. Vì vậy, cũng có thể gọi là hướng Mẹ và hướng Cha.
Khi dùng các trục phụ, trục Tiên hoặc trục Rồng, thì góc độ lại khác nhau. Tính từ tâm, trục Thượng : mỗi bên 45º độ. Trục Tiên : góc trái 45º, góc phải 90º. Trục Rồng : góc trái 90º, góc phải 45º...
La bàn cần thiết để định hướng cho đoàn thuyền vượt biển khơi, và là biểu hiệu của vị Thủ Lãnh. Trên chiếc thuyền Chữ Việt 越, la bàn nầy ở bên cạnh vị chỉ huy.
Chính la bàn nầy đã giúp biệt tài vượt biển của dân Việt phát triển nhanh chóng, và giúp đời sống Việt Thượng Sông Hồng thăng tiến vượt bực.
c. Đặc điểm Văn Hóa Việt.
La bàn dùng 4 Chữ Đức, Thượng, Tiên, Rồng, còn nhấn mạnh tính cách hiện thực và biểu tượng của nếp sống Việt :
- khi vượt biển cả, phải dùng la bàn, Dân Việt luôn nhắc nhớ Mẹ Cha, Tiên Rồng, quê hương Việt Thượng, và Ơn Đức của Trời.
- dù giữa trùng khơi, Dân Việt luôn sống với Mẹ Tiên, Cha Rồng, với quê hương Việt Thượng thân yêu, và trong Sức Sống của Đức, của Đạo, của Trời.
- dù đi muôn phương, Dân Việt luôn hướng về Việt Thượng, [hướng chính của la bàn], luôn được Cha Mẹ Tổ Tiên hướng dẫn và độ trì, [hai bên hướng chính], và dù theo hướng nào, Tâm vẫn luôn là Đức.
* *
Ghi chú Phần 3 :
*26 - Nét Lá Cờ nầy cũng có ở chữ Việt và chữ Đạo, là cây phướng thủ lãnh. - Trong các bộ chữ nho/việt, nét tự nó là bộ ‘chủ, chúa’, thủ lãnh.
*27 - ‘Rồng’ đã được người Hoa phát âm thành ‘long’. Tiếng Hoa không có giọng và không có âm R. Người Hoa đọc R thành L, ồng thành ong. - Đọc thêm Con Người và Xã Hội Việt, tr 422, mục 8.2b.
__________________________
Nguyễn Thanh Đức 2013.
http://danhgiactau.com/index.php/vi/trang-chinh/88-tieu-muc/danh-chiem-lai-van-hoa-viet/101-van-minh-van-hoa-lac-hong-tren-thap-va-trong-dong (P2)
***********
P3
Nguồn Gốc LẠC HỒNG
của Học Thuyết ÂM DƯƠNG TÁM QUẺ
1.1 Âm Dương 8 Quẻ theo sách vở Trung Hoa.
Theo sách vở Trung Hoa, Phục Hy, 2879 ttl, đã từ ý niệm và ký hiệu Âm Dương lập ra Bát quái Tiên thiên.
Chu Văn Vương đã nghiên cứu Sách Lạc mà viết quyển Kinh Dịch vào những năm trước 1046 ttl, lập ra Bát quái Hậu thiên.
Kinh Dịch là sách bàn luận về Âm Dương và 8 Quẻ. Sách Lạc, Lạc Thư, là đồ biểu trên lưng Rùa Thần, gồm 9 nhóm đốm, từ 1 tới 9. [hình 1.1a, b, c].*1
Điềm bất thường là trong vòng hơn 1800 năm giữa Phục Hy và Chu Văn Vương, không có dấu vết của việc khai triển thuyết Âm Dương.
* *
1.2 Hiện nay.
Khảo cổ hiện nay cho thấy trong hơn 5000 chữ đọc được trên các mảnh xương vùng thủ đô An Dương của thời Hậu Thương/Ân, 1300 – 1046 ttl, không hề có dấu vết của Âm Dương Tám Quẻ. An Dương ở vùng Hoàng Hà, Bắc Sông Hoài.
Hơn nữa, cho đến hiện nay, dầu đã có quá nhiều sách vở dựa trên các đồ biểu mà lý luận bàn tán, chưa một người Trung Hoa nào có thể giải thích thỏa đáng về nguồn gốc, tên gọi, ý nghĩa tên gọi, hàm ý thực sự, và đồ biểu của Âm, Dương, Tám Quẻ, Dịch.
Theo các học giả Trung Hoa hiện đại, thuyết Âm Dương chỉ xuất hiện vào cuối thời Thương hoặc đầu thời Chu, tức là vào những năm quanh năm 1046 ttl, và chỉ để coi bói.*2
* *
1.3 Trên Thạp và Trống đồng Việt Lạc.
Đang khi đó, hiện nay chúng ta có chứng cứ không chỉ về nguồn gốc của chữ Âm chữ Dương, và về nội hàm của ý niệm Âm Dương, mà còn cả đồ biểu và hàm ý của tất cả Tám Quẻ.
Tất cả đều được Tổ Tiên dân Việt Lạc Sông Hồng ghi lại trên hoa văn, trang trí, và hình dạng của Thạp đồng Đào Thịnh và Trống đồng Ngọc Lũ, vào những năm 1000 ttl.*3
Như vậy cũng có nghĩa là Tổ Tiên Việt Lạc Sông Hồng đã thấu triệt học thuyết Âm Dương không chỉ trước khi ký thác vào Thạp và Trống đồng, mà còn trước cả việc tộc Hoa thành hình ở vùng khô cằn Thiểm Tây, và thành lập Nhà Chu năm 1046 ttl.*4
* *
Ghi chú Phần 1 :
*1 - Về Sách Lạc Rùa Thần, đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, do Nguyễn Thanh Đức, nxb Tinh Hoa Tộc Việt, 2013, tr 132, đoạn 7.1.
- Quyển Kinh Dịch được cho là do Chu Văn Vương viết, nên gọi là Chu Dịch.
*2 - Trung Quốc Triết Học Sử, do Phùng Hữu Lan, xb Hồng Kông 1950, tr 457.
*3 - Về Thạp và Trống đồng Đông Sơn, đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, tr 185 tt. - Hoặc bàiThạp và Trống đồng Lạc Hồng, đb Phần 3.
*4 - Về việc thành hình tộc Hoa, đọc thêm nt, tr 141.
Ở những thời sau, sau khi cướp phá, soán đoạt và hủy hoại chứng tích của phương Nam, ‘thiên triều’ Trung Hoa đã ‘dâng’ Kinh Dịch cho ông tổ của tộc Hoa là Chu Văn Vương, để thần thánh hóa ông.
Thạp Đào Thịnh Trống Ngọc Lũ
* * * *
2.1 Nguồn Gốc chữ Âm, chữ Dương.
Thực ra, nguồn gốc của đường nét chữ Âm và chữ Dương là do hình vẽ của Thạp và Trống Đông Sơn, đặc biệt trên Thạp đồng Đào Thịnh, và trên Trống đồng Ngọc Lũ.
Tổ Tiên Việt Lạc Sông Hồng đã đặc biệt sáng tác Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ để ký thác và lưu truyền học thuyết Âm Dương Tám Quẻ.
a. Thạp Đồng chữ ÂM .
Chữ Âm phát sinh từ hình vẽ chiếc Thạp đồng, với nắp thạp, thân thạp trang trí thành 3 phần, và đáy thạp. [hình 2.1a].
Các nét là nắp thạp.
3 nét là thân thạp với 3 phần trang trí.
Nét là hông phải của thạp.
Các nét là đáy thạp và hông.
b. Trống Đồng chữ DƯƠNG .
Chữ Dương cũng là hình vẽ chiếc Trống đồng. [hình 2.1b].
Nét là Mặt Trời nổi, trên mặt trống nét . [Chữ Nhật là hình mặt trời, và có nghĩa là Mặt Trời].
Các nét là thân trống và 2 quai, không có đáy.
* Hình dạng và trang trí của Thạp và Trống Đông Sơn có những đặc điểm đích xác của các nét chữ Âm và chữ Dương, mà không một vật dụng nào khác có thể có.
* *
2.2 Tên Âm, tên Dương.
Từ thời xưa, người Việt Lạc gọi cái Thạp là Om. Ngày nay, ta còn gọi cái nồi nhỏ, cái thạp nhỏ, cái hũ nhỏ, là cái om, hoặc cái 'cà om'.
Do đó, hình cái Om, cái Thạp, đã trở thành đường nét của chữ Om . Âm hán việt đọc Om thành Âm.*5
Cũng vậy, cho đến hiện nay, dân ta luôn có đội trống Cà Rưng trong các nghi lễ rước Thần truyền thống. Đội trống Cà Rưng đã theo âm địa phương thành cà Dưng, cà Rừng, cà Rầng.*6
Rưng là cái Trống. Vì vậy, hình cái Rưng, cái Trống, đã trở thành đường nét chữ Rưng . Âm hán việt của Rưng, Dưng, là Dương.*7
* *
2.3 Nội Dung Âm, Dương.
Không chỉ hình dạng và tên của Om và của Rưng trở thành chữ viết và âm của Âm, của Dương, mà cấu trúc, trang trí, đặc tính và công dụng của Om và Rưng Đông Sơn còn hàm chứa nội dung súc tích của hai ý niệm Âm, Dương.
Thạp là Om/Âm, nên đặc tính của Thạp/Om bộc lộ nội dung của chữ Om/Âm và của ý niệm Om/Âm.
Cũng vậy, Trống là Rưng/Dương, nên đặc điểm của Trống/Rưng cũng chính là nội dung của chữ Rưng/Dương và của ý niệm Rưng/Dương.
- Cái Om/Âm/Thạp nằm yên, bất động, tĩnh. Cái Rưng/Dương/Trống rung chuyển, vang vọng, động.
- Cái Om/Âm chứa trong bụng, cái Rưng/Dương động trên mặt.
- Om/Âm cất giữ, bảo thủ, kéo dài. Rưng/Dương truyền bá, năng động, thay đổi.
- Om/Âm bụng bầu, Rưng/Dương bụng eo.
- Om/Âm nắp rời, Rưng/Dương nắp dính.
- Om/Âm có đáy, Rưng/Dương không đáy...
* *
Chữ Dịch 易 là do hình cái Om/Âm nằm trên cái Rưng/Dương . Hình cái Rưng có 2 quai. [hình 2.4].
Om/Âm và Rưng/Dương hợp nhất thành chữ Dịch 易, đã diễn tả mối liên hệ mật thiết giữa Om/Âm và Rưng/ Dương. Mối liên hệ nầy chỉ có thể là kết hiệp, không thể là đối lập, không thể mâu thuẫn.
Om/Âm Rưng/Dương kết hiệp thành một trong chữ Dịch 易, hàm ý biến dịch trong hiệp nhất, Om/Âm Rưng/Dương biến dịch trong một cá thể.
Vì vậy, chữ Dịch 易 không chỉ có nghĩa là di chuyển, biến đổi, xê dịch, biến dịch, mà còn là biến đổi trong liên hệ mật thiết, trong hiệp nhất với nhau.
Chữ Dịch 易 hàm ý Âm Dương Hoán Dịch.
* *
Ghi chú Phần 2 :
*5 - Âm tiếng Việt là âm nôm, âm Việt. Âm Việt đọc chữ nho là âm hán việt.
- Thứ chữ được gọi là chữ nho, nguyên gốc là chữ Việt. Vì vậy, trên thực tế, ta đọc chữ Việt (theo kiểu viết trước đây) theo âm Việt, còn người Trung Hoa đang đọc chữ Việt theo âm hán. - Đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, tr 126, đoạn 5.2.
*6 - Đây là nghi thức lưu truyền từ hơn 3000 năm qua. Hiện nay, đội trống cà rưng chỉ để dùng trong Nghi lễ Rước Thần, không dùng trong những đám rước khác.
- Tiếng Rưng, Rừng, cũng được phát âm là Lừng, trong ‘vang lừng, lừng lẫy’.
*7 - Đây chỉ do âm đọc của cùng một chữ viết (kiểu xưa). Khi dùng âm xưa, ý nghĩa nguyên thủy hiện ra đích xác hơn.
Có thể dùng Om thay cho Âm, Thạp, và dùng Rưng thay cho Dương, Trống.
Các tên khác cũng vậy.
* * * *
3.1 Đồ biểu Hào Âm, Hào Dương.
Om/Âm/Thạp có hai phần Nắp và Thân rời nhau, phát sinh đồ biểu của Om/Âm, Hào Om/Âm, là đường có 2 phần .
Rưng/Dương/Trống có Mặt và Thân dính liền, nên đồ biểu của Rưng/Dương, Hào Rưng/Dương, là một đường thẳng liền . [hình 3.1a, b].
* *
3.2 Đồ biểu và Tên gọi Hào, Quái, Quẻ.
a. Hèo/Hào 爻.
Ngày nay ta vẫn dùng tiếng Hèo để chỉ cây roi mây, cây gậy nhỏ. Cái Hèo có âm hán việt là Hào. Chữ Hèo/Hào爻 là hình các cây hèo.
b. Quảy/Quái 卦.
Ngày nay tiếng Quảy vẫn còn có nghĩa là cây đòn gánh, vác bằng cây đòn. Quảy, đòn gánh, lớn hơn hèo. Quảy có âm hán việt là Quái.*8
Chữ Quảy/Quái 卦 là do hình cây đòn gánh với 2 bó củi hai đầu. Bó củi có sợi dây cột ngang các hèo củi.[hình 3.2].
爻 卦
c. Que/Quẻ.
Tiếng Que có nghĩa là thanh gỗ, thanh tre. Que gỗ. Que biến thanh thành Quẻ. Quẻ xăm.*9
Vì vậy, bộ 3 hèo/hào được kêu là một quảy/quái , hoặc một quẻ. Quẻ dịch.
* *
Ghi chú Phần 3 :
*8 - ‘Một Gánh càn khôn Quảy xuống ngàn’ thơ Trần Khánh Dư, t. 1340 dl.
*9 - Các Que tre trong ống Quẻ, để lắc xin xăm.
* * * *
Thạp và Trống, Om và Rưng, không chỉ phát sinh tên gọi và chữ viết Âm, Dương, Dịch, mà còn hàm chứa nội dung của ý niệm Om/Âm và Rưng/Dương, Dịch, nên Om/Thạp và Rưng/Trống cũng là nguồn gốc của đồ biểu và hàm ý của 8 Quẻ Om/Âm Rưng/Dương.
* *
4.1 Quẻ Khảm, Quẻ Ly.
a. Đồ biểu quẻ Khảm Thân Thạp.
Thân Thạp có bụng giữa phình ra, còn miệng và đáy tóp lại.
Thân Thạp còn được trang trí bằng 3 lằn. Lằn giữa có nhiều hình thuyền, hai lằn trên dưới là những đường vòng dày đặc. Đây là hình dạng và trang trí đặc thù của Thạp Đông Sơn.
Như thế, ở giữa phình rộng và sáng là hào dương, ở dưới và trên tóp lại và đen là 2 hào âm. Hào dương ở giữa 2 hào âm, là Quẻ Khảm . [hình 4.1a].
b. Đồ biểu quẻ Ly Thân Trống.
Dạng đặc thù của Trống Đồng Đông Sơn thời tuyệt kỹ là thân trống gồm 3 phần : tang và chân trống phình lớn, còn lưng trống thì eo nhỏ lại.*10
Trên và dưới lớn là dương, giữa eo nhỏ là âm, tạo thành quẻ Ly . [hình 4.1b].
c. Hàm ý Khảm Thân phình, Ly Thân eo.
Cùng là Thân, nhưng Thân Thạp/Om/Âm, phình ra, để thêm sức chứa, thêm sức chịu đựng, bảo bọc... Quẻ Khảm.
Thân Trống/Rưng/Dương, thì eo lại, để dội tiếng vang, để thêm vang vọng, thêm mạnh thêm xa... Quẻ Ly.
d. Tên gọi Khẳm đầy nước, Lỳ khô mặt.
- Thân Thạp quẻ Khảm, và được trang trí bằng thuyền vượt biển, ra khơi... Hiện ta có chữKhẳm, đầy ắp, nhiều nước gần chìm. Thuyền khẳm : trên đầy nước/âm, dưới là nước/âm, giữa là thuyền/dương . Khẳm biến thanh thành Khảm.
- Thân Trống có trang trí hình người múa với những khung chấm, tang trống lại có thuyền nhỏ đang đi trên sông ngòi, với các khung là bờ ruộng. Như thế, đây là trên cạn, đất ruộng.
Ta có chữ Lỳ chỉ mặt đất khô cứng, chai mặt. Hai mặt ngoài chai lỳ cứng/dương, trong ruột mềm/âm ... Lỳ biến thanh thành Ly.
* *
4.2 Quẻ Chấn, Quẻ Cấn.
a. Đồ biểu quẻ Chấn Lòng Thạp.
Nhìn vào lòng Thạp, trong hệ thống 3 vạch, 3 hào, ta có : Đáy kín là hào dương, lòng rỗng và miệng rỗng là 2 hào âm. Dưới là hào dương, trên có 2 hào âm, là quẻ Chấn . [hình 4.2a].
b. Đồ biểu quẻ Cấn Lòng Trống.
Ngược lại, Trống có mặt kín, nhưng lòng và đáy rỗng. Hai hào âm ở dưới, trên là hào dương, là quẻ Cấn . [hình 4.2b].
c. Hàm ý Chấn Lòng lõm, Cấn Lòng lồi.
Cùng là Lòng, nhưng Lòng Om/Âm thì lõm, miệng hở đáy kín, dùng để chứa đựng, tích trữ... gìn giữ lâu ngày, kéo dài với thời gian... Quẻ Chấn.
Đang khi đó, Lòng Rưng/Dương thì lồi, mặt kín đáy hở, dùng để khuếch âm, tăng triển chấn động, vang vọng... và vụt vang vụt biến... Quẻ Cấn.*11
d. Tên gọi Chấn lõm, Cấn lồi.
- Tiếng Việt, Chấn là cắt bớt phần dư, chấn góc. Cái Chấn là dụng cụ để khoét lõm. Thợ rèn ngày nay còn dùng cái Chấn để dập dấu hiệu lõm xuống đồ sắt... Chấn là gọt bớt, lõm xuống, Lòng Om, .
- Cấn là cộm, lồi ra. Lấn cấn, cấn cái. ‘Cấn thai’, bụng lồi ra. Cấn là đắp thêm, lồi lên, hình của Lòng Rưng, .
* *
4.3 Quẻ Khôn, Quẻ Càn.
a. Đồ biểu quẻ Khôn Nắp Thạp.
Nắp Thạp nổi cao hình núi. Ở sườn núi có 4 cặp nam nữ nằm 4 góc. Núi và hình 4 góc nhắc nhớ ý niệm Đất vuông.
Đất là tượng của quẻ Khôn . [hình 4.3a].
* Tuy nhiên, giữa Nắp Thạp lại có Mặt Trời, nên Nắp Thạp cũng có quẻ Càn.
b. Đồ biểu quẻ Càn Mặt Trống.
Mặt Trống, tấm nắp tròn của trống, giữa có Mặt Trời. Tấm tròn nhắc nhớ ý niệm Trời tròn. Tấm tròn ở giữa có Mặt Trời đang tỏa sáng, chính là bầu trời.
Bầu Trời là tượng của quẻ Càn . [hình 4.3b].
* Cũng vậy, trên Mặt Trống, quanh Mặt Trời lại là vùng con người sinh sống, tức là mặt Đất. Vì vậy, Mặt Trống cũng có quẻ Khôn.
c. Hàm ý Khôn Nắp rời, Càn Mặt dính.
Nắp Om/Âm rời, để đậy, để cất giữ, không cho thất thoát... Quẻ Khôn.
Mặt Rưng/Dương dính liền với thân, để gây chấn động, phát ánh sáng... Quẻ Càn.
Hình dạng và trang trí của Nắp Thạp và Mặt Trống còn diễn đạt nhiều hàm ý của Đất Trời, Khôn Càn.
d. Tên gọi Khung chở và Cản che.
Âm Việt của Khôn là Khung, Khuôn. Khung ảnh, khuôn cửa. Thời trước quan niệm Đất là cái Khung Vuông chở vạn vật.
Càn còn có âm Can. Theo tiếng Việt, Can, Cản là che, chận, ngăn ngừa. Cái cản xe, ngăn cản, can ngăn. Theo thời trước, Trời là cái màn che, bảo bọc vạn vật.
Đất là khung chở, Trời là màn che. Trời che Đất chở.
Khung biến âm thành Khôn, Cản biến thanh thành Càn.
* *
4.4 Quẻ Đoài, Quẻ Tốn.
a. Đồ biểu quẻ Đoài Thạp chứa.
Thạp đang chứa gồm 3 phần : nắp đang đậy, lòng thạp đầy và đáy Thạp kín. Mỗi phần là một hào :
Nắp đậy nhọn là hào âm.
Lòng thạp đầy là hào dương.
Đáy thạp kín, để giữ đồ vật, là hào dương.
Dưới 2 hào dương và trên hào âm, là quẻ Đoài . [hình 4.4a].
b. Đồ biểu quẻ Tốn Trống vang.
Trống đang vang cũng có 3 phần : mặt trống động, lòng trống dội, và đáy trống rỗng.
Mặt trời động, là hào dương.
Lòng trống đang dội đầy chấn động từ Mặt Trời, là hào dương.
Đáy trống rỗng, để thoát tiếng vang, là hào âm.
Dưới hào âm, trên 2 hào dương, là quẻ Tốn . [hình 4.4b].
c. Hàm ý Đoài Thạp chứa, Tốn Trống vang.
Thạp/Om/Âm đang chứa đồ vật trong Lòng, đang được xử dụng, đang chứa thức uống thức ăn, đặc lỏng... Quẻ Đoài.
Trống/Rưng/Dương đang được đánh, trong Lòng đang có tiếng dội, âm vang, loan truyền, đang ở thể dụng, có khí động vang ra, tỏa ra... Quẻ Tốn.
d. Tên gọi Đòi lấy lại, Tốn đưa ra.
- Đoài là âm hán việt của Đòi. Tiếng Việt, Đòi là lấy lại, muốn có lại, cất lại vật của mình. Đòi nợ, đòi hỏi. Cất lại là dụng của Thạp/Om/Âm.
- Ngược lại, Tốn là đưa ra, phát ra, tiêu xài. Tốn hao, tốn kém. Tốn cũng có âm Tổn, tổn phí, tổn hại. Phát ra, âm vang, là dụng của Trống/Rưng/Dương.
* *
Ghi chú Phần 4 :
*10 - Thân trống gỗ luôn phình ra.
*11 - Khi có sự khác biệt, cần căn cứ trên chứng cứ hiện thực, hơn là trên suy luận.
* * * *
5.1 Tương ứng thành từng Cặp.
- Hình dạng của Thạp/Om Đông Sơn trở thành đường nét và hàm chứa nội dung của ý niệm Om/Âm. Do cấu trúc và công dụng của Thạp/Om, ta có đồ biểu và hàm ý của các quẻ Om/Âm. Do tên gọi, ta có thêm ý nghĩa của Khung, Khẳm, Chấn, Đòi.
- Cũng vậy, do hình dạng, cấu trúc, công dụng, tên gọi và ý nghĩa của Trống/Rưng Đông Sơn, ta có chữ viết, đồ biểu, tên gọi, ý nghĩa, và nội dung của ý niệm Rưng/Dương và của 4 quẻRưng/Dương : Cản, Lỳ, Cấn, Tốn.
* Om/Thạp và Rưng/Trống tương ứng thành một cặp. Bốn Quẻ Om/Âm và 4 Quẻ Rưng/Dương cũng hợp thành 4 cặp quẻ tương ứng : Khung Cản, Khẳm Lỳ, Chấn Cấn, Đòi Tốn.
* *
5.2 Sơ đồ 5.2 : Thạp Trống và 8 Quẻ.
DỊCH
| ||
Om/Âm/‒
|
Rưng/Dương/+
| |
Nắp
|
Khung
|
Cản
|
Thân
|
Khẳm
|
Lỳ
|
Lòng
|
Chấn
|
Cấn
|
Dụng
|
Đòi
|
Tốn
|
* * * *
6.1 Tương Ứng và Hoán Dịch.
a. Sóng đôi ở Thạp và Trống.
Tổ Tiên Lạc Hồng đã diễn đạt sóng đôi ở Thạp/Om và Trống/Rưng, mọi đặc tính của Âm, Dương, Dịch, và của 8 Quẻ.
Om/Âm sóng đôi với Rưng/Dương.
Om/Âm kết hợp với Rưng/Dương thành Dịch.
Quẻ Khôn om/âm tương ứng với quẻ Càn rưng/ dương.
Quẻ Khảm om/âm kết hiệp và bổ túc với quẻ Ly rưng/dương.
Quẻ Chấn âm với quẻ Cấn dương.
Quẻ Đoài âm với quẻ Tốn dương.
[hình 6.1a, b].*12
Như thế, trước khi ký thác vào Thạp và Trống, Tổ Tiên Lạc Hồng đã nhận thức và thấu suốt Ý niệm Tương Ứng và Hoán Dịch nơi vạn vật.
Vì ý niệm Tương Ứng và Hoán Dịch được ký thác vào Thạp/Om và Trống/Rưng, nên ý niệm nầy mang tên Om Rưng/Âm Dương, Dịch.
* Tương ứng, sóng đôi, và hoán dịch, là đặc tính phổ cập thống hợp của Tư tưởng và của nền Văn hóa Việt.*13
Thực kỳ diệu khi Tổ Tiên đã có thể dùng vật dụng hiện thực như Thạp và Trống để diễn đạt trọn vẹn những ý niệm thuần trừu tượng nầy.
b. Âm Dương Tương Ứng.
Tuy trừu tượng, Âm Dương lại là kết quả của kinh nghiệm sống thực tại của con người.
Trong cuộc sống thực tại, không có đối lập giữa hai thành tố tác tạo một thực thể. Mẹ Cha không đối lập, mà tương ứng, kết hiệp và bổ túc, để sinh thành đứa con.
Cũng vậy, Đất Trời, hai phần sáng tối của ngày đêm cũng hiệp nhau tăng triển sự sống trên trái đất...Hai mặt của một đồng tiền không đối lập nhau, mà hiệp nhau thành đồng tiền...
Vì vậy, Âm Dương, và 8 Quẻ, tương ứng, kết hiệp và bổ túc, trong mọi khía cạnh và mọi ứng dụng.
c. Âm Dương Hoán Dịch.
Hơn nữa, cuộc sống cũng là một cuộc điều chỉnh liên tục giữa cá thể và ảnh hưởng của ngoại vật. Nhờ đó, con người bộc lộ và phát triển các Sức sống, tăng trưởng cuộc sống thích đáng nhất.
Vì vậy, trong cuộc sống, việc kết hiệp và bổ túc giữa cá thể với ảnh hưởng của Đất Trời, của Năm Hành, của các cặp Quẻ, cũng không ngừng chuyển động, đắp đổi, hoán dịch.
Trong mỗi cặp tương ứng, hoán dịch có thể được tính theo tỷ lệ :
1% âm và 99% dương,
2% âm và 98% dương,
3% âm và 97% dương... cho tới
99% âm và 1% dương.
* *
6.2 Tám Quẻ với 4 Sức Sống Con Người.
Việc khám phá những đặc tính tương ứng và hoán dịch giữa Âm Dương, giữa từng cặp, và giữa 4 cặp Quẻ, đã bộc lộ và thể hiện tuyệt vời khả năng trừu tượng hóa và ứng dụng của Sức sống Trí Tài của Tổ Tiên Việt Lạc Sông Hồng.
Tuyệt diệu hơn nữa, từng cặp của 8 Quẻ cũng được Tổ Tiên nhận thức và trình bày ứng với 4 Sức Sống bất khả phân của Con người. Tất cả đều đồng nhất và thống hợp trong toàn bộ hệ thống Tư Tưởng của Lạc Hồng.*14
1. Cặp Khảm Ly, được diễn đạt qua Thân Thạp và Thân Trống, ứng với sức sống Thân Lực của Con Người. [Sức sống Thân Lực là sức sống thể hiện qua Thân thể của con người và chịu ảnh hưởng trực tiếp của ngoại vật].*15
2. Cặp Chấn Cấn, được ghi nhận ở phần Lòng Thạp và Lòng Trống, ứng với sức sống TâmTình của Con Người. [Sức sống Tâm Tình là cuộc sống mỗi ngày trong Tình và sẵn sàng chết cho Tình, là Sức sống thúc đẩy con người Sinh hoạt chung, giúp nhau phát triển cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn của nhau trong Tình Người].*16
3. Cặp Đoài Tốn ứng với thể dụng của Thạp Trống, với chiếc Thạp đang chứa đồ vật, và chiếc Trống đang đầy âm vang, và cũng ứng với Sức sống Trí Tài của Con Người. [Sức sống Trí Tài là khả năng nhận định, suy luận, sáng tạo... và tài cải tiến, ứng dụng vào cuộc sống thực tế].*17
4. Cặp Khôn Càn, Đất Trời, được ký thác nơi Nắp Thạp và Mặt Trống. Đất Trời to lớn, vượt ra ngoài cuộc sống thường ngày, và hướng con người tới tầm vóc vô tận... Qua đó, con người sống thực Sức sống Tuệ Linh của mình. [Sức sống Tuệ Linh là Sức sống trường cửu, và khả năng liên lạc với thế giới linh thiêng].*18
* *
Ghi chú Phần 6 :
*12 - Vòng Thái cực mới có từ thời Hán, sau 206 ttl. - Cách phát âm nguyên thủy giúp rõ nghĩa hơn. Nhưng trong bài thường dùng cách phát âm hiện có, cho dễ theo dõi.
*13 - Được khai triển nơi học thuyết Tiên Rồng Song Hiệp. - Đọc thêm Con Người và Xã Hội Việt, do Nguyễn Thanh Đức, nxb Tinh Hoa Tộc Việt, 2013, đb tr 21-23, 29-35.
*14 - Về 4 Sức Sống, đọc nt, tr 427 tt.
*15 - Đọc thêm nt, tr 431, đb đoạn 2.4.
*16 - Đọc thêm nt, tr 438, đb đoạn 4.4
*17 - Đọc thêm nt, tr 435, đb đoạn 3.4.
*18 - Đọc thêm nt, tr 442, đb đoạn 5.4.
* *
7.1 Nguồn gốc Lạc Hồng.
Thạp/Om và Trống/Rưng Đông Sơn, được Tổ Tiên Việt Lạc Sông Hồng sáng tác cách đây hơn 3000 năm, đã là những chứng cứ về cội nguồn phát xuất của Om/Âm, Rưng/Dương, Dịch, và 8 Quẻ.
1. Chữ ‘Âm, Dương’ là hình của Om, Rưng của Lạc Hồng.
2. Tiếng ‘Âm, Dương’ là tiếng Om, Rưng của Lạc Hồng.
3. Chữ 'Dịch' là hình Om nằm trên hình Rưng của Lạc Hồng.
4. Tiếng, chữ viết, và nghĩa của Dịch, Hào, Quái, Quẻ, là của Lạc Hồng.
5. Nội dung ý niệm Âm, Dương rút tỉa từ những đặc điểm súc tích và bổ túc của Om và của Rưng Lạc Hồng.
6. Đồ biểu và hàm ý của 8 Quẻ là cấu trúc, trang trí, đặc tính, và công dụng của Om và Rưng Lạc Hồng.
7. Tất cả các Tên của 8 quẻ đều là tên và nghĩa của Lạc Hồng.
8. Đặc tính Tương ứng và Hoán dịch của Âm Dương, và của 8 Quẻ, cũng từ tương quan hợp nhất toàn bộ giữa Om và Rưng Lạc Hồng.
9. Học thuyết về Âm Dương và 8 Quẻ cũng đã được khai triển thống hợp trong toàn bộ Tư Tưởng của Lạc Hồng.
10. Ngoài ra, hai chữ Âm Dương luôn là Âm trước Dương, theo cách nói Việt. [Tiếng Hoa luôn đặt nam trước nữ, hoặc dương âm].
* *
7.2 Phương Bắc lạc hậu.
Vào thời 1000 ttl, Lạc Hồng đã sáng tạo các tuyệt tác Thạp Trống để ký thác và diễn đạt những ý niệm súc tích bậc nhất của nhân loại.
Đang khi đó, người phương Bắc, đặc biệt người tộc Hoa vừa được thành hình bởi các nhóm du mục lạc hậu ở vùng thung lũng Sông Vị, đã không có dấu vết gì về chữ viết, tên gọi, đồ biểu, hoặc hàm ý của ý niệm Âm Dương Tám Quẻ siêu đẳng nầy.
___________________________
Nguyễn Thanh Đức 2013.
http://danhgiactau.com/index.php/vi/trang-chinh-moi/79-ht/111-nguon-goc-lac-hong-cua-ht-am-duong (P3)
*************
P4
Nguồn Gốc LẠC HỒNG
của Học Thuyết ĐẤT TRỜI NĂM HÀNH
1. DẪN NHẬP
Từ những năm 1000 ttl, cách đây hơn 3000 năm, Tổ Tiên Việt Nam ở vùng Sông Hồng đã vào thời đúc những Thạp đồng và Trống đồng Đông Sơn tuyệt kỹ.
Qua hình dạng, hoa văn, trang trí, và chất liệu của Thạp đồng và Trống đồng thời đó, Tổ Tiên ta đã gởi gắm nhiều đặc điểm của văn minh và văn hóa Việt Lạc đương thời. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là qua Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ, Tổ Tiên đã ký thác toàn bộ tư tưởng và học thuyết Việt về Âm Dương, Ngũ Hành, Đạo và Đức, Tiên và Rồng... [Hiện nay Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ được cất ở viện Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam, Hà Nội].*1
Thạp Đào Thịnh Trống Ngọc Lũ
* * * *
2.1 Đất Trời với Con Người.
Qua cuộc sống, Tổ Tiên đã nhận ra ảnh hưởng thiết yếu của Đất và Trời đối với con người. Đất Trời tăng sức sống, ảnh hưởng bao trùm cuộc sống của con người và vạn vật. Trong con người có cả Đất Trời.
Thời xưa, Đất Trời còn được hiểu là vũ trụ.
* *
2.2 Năm Hành với Con Người.
Tổ Tiên đã gồm tóm ảnh hưởng của Đất Trời vào 5 dạng thức quen thuộc. Đó là Năm Hành kim mộc thủy hỏa thổ.
Đây là những 'hành động', những tác động, những ảnh hưởng của Đất Trời trên con người, chứ không nhất thiết là sắt gỗ nước lửa đất.
Mỗi Hành lại ảnh hưởng theo phương cách và mức độ khác nhau. Biến đổi quan hệ hỗ tương giữa các Hành cũng ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống thể chất, và gián tiếp tới các Sức Sống khác, của con người.
* * * *
3.1 Đất Trời trên Thạp và Trống.
a. Thạp và Trống với Đất.
Nắp Thạp nổi nhọn hình Núi là dấu chỉ Đất. Bên sườn núi lại có 4 tượng nổi của cặp nam nữ đang giao hợp. Bốn Tượng chia đều Nắp Thạp thành hình vuông. Theo quan niệm thời xưa, Đấthình vuông.
Đang khi đó, toàn thể Mặt Trống diễn tả cuộc sống con người đang sống trên mặt Đất. [hình2.1a].
b. Thạp và Trống với Trời.
Giữa Nắp Thạp, trên đỉnh Núi nổi nhọn là Mặt Trời tỏa sáng. Giữa Mặt Trống cũng là Mặt Trời nổi cộm.Ngoài ra, Nắp Thạp và Mặt Trống hình tròn. Theo quan niệm của người xưa, hình tròn chỉ Trời.
Mặt Trời giữa Bầu Trời là biểu hiệu của Trời. [hình 2.1b].
* *
3.2 Thạp và Trống với Năm Hành.
Cũng như với Âm Dương và 8 quẻ, ta có thể nhìn thấy tượng của Năm Hành ở Thạp và Trống.
1. Toàn Nắp Thạp nổi cao hình Núi. Toàn Mặt Trống lại là vùng Đất sinh sống của vạn vật. Núi, Mặt Đất, là hành Thổ.[hình 2.2a].
2. Giữa đỉnh Nắp Thạp và giữa Mặt Trống là Mặt Trời nổi. Mặt Trời là nguồn ánh sáng, là sức nóng, là khí quyển... là tượng của Hành Hỏa.[hình 2.2b].
3. Ở Thân Thạp, chỗ phình lớn ra, là biển cả, với những đoàn thuyền vượt biển. Ở Tang Trống là sông hồ, với ghe vượt sông và ruộng nước... Nước là tượng của Hành Thủy.[hình 2.2c].
4. Công dụng chính của Thạp là Lòng Thạp chứa thức ăn thức uống. Phần Trống, để phát huy công dụng của Lòng Trống, cần chày gỗ, ống tre, để gây tiếng vang... Thức ăn, chày gỗ, tre... thuộc Hành Mộc.
5. Nguyên liệu, Chất làm thành Thạp và Trống là Đồng, tượng của Hành Kim.
* Nắp, Giữa nắp, Thân, Lòng, và Chất của Thạp, cũng như của Trống, đều ứng với Năm Hành. Vì vậy, ta có Năm Hành ở Thạp và Năm Hành ở Trống.
* * * *
4.1 Thạp Trống với Âm Dương.
a. Tên Âm, chữ Âm .
Từ thời xưa, người Việt Lạc gọi cái Thạp là Om. Ngày nay, ta còn gọi cái nồi nhỏ, cái thạp nhỏ, cái hũ nhỏ, là cái om. Do đó, hình cái Om, cái Thạp, đã trở thành đường nét của chữ Om. Âm hán việt đọc Om thành Âm.*2
- Chữ Âm phát sinh từ hình vẽ chiếc Thạp đồng, với nắp thạp, thân thạp trang trí thành 3 phần, và đáy thạp. [hình 3.1a].
Các nét là nắp thạp.
3 nét là thân thạp với 3 phần trang trí.
Nét là hông phải của thạp.
Các nét là đáy thạp và hông.
b. Tên Dương, chữ Dương .
Cũng vậy, cho đến hiện nay, dân ta luôn có đội trống Cà Rưng trong các nghi lễ rước Thần truyền thống. Đội trống Cà Rưng đã theo âm địa phương thành cà Dưng, cà Rừng, cà Rầng.*3
Rưng là cái Trống. Vì vậy, hình cái Rưng, cái Trống, đã trở thành đường nét chữ Rưng. Âm hán việt của Rưng, Dưng, là Dương.*4
- Chữ Dương cũng là hình vẽ chiếc Trống đồng. [hình 3.1b].
Nét là Mặt Trời nổi, trên mặt trống nét . [Chữ Nhật là hình mặt trời, và có nghĩa là Mặt Trời].
Các nét là thân trống và 2 quai, không có đáy.
c. 8 Quẻ.
Do hình dạng, cấu trúc, công dụng, tên gọi và ý nghĩa của Thạp/Om, ta có chữ viết, đồ biểu, tên gọi, ý nghĩa, và nội dung của ý niệm Om/Âm và của 4 quẻ Om/Âm : Khôn, Khảm, Chấn, Đoài.*5
Cũng vậy, do hình dạng, cấu trúc, công dụng, tên gọi và ý nghĩa của Trống/Rưng, ta có chữ viết, đồ biểu, tên gọi, ý nghĩa, và nội dung của ý niệm Rưng/Dương và của 4 quẻ Rưng/Dương :Càn, Ly, Cấn, Tốn.
- Om/Thạp và Rưng/Trống tương ứng thành một cặp. Bốn Quẻ Om/Âm và 4 Quẻ Rưng/Dương cũng hợp thành 4 cặp quẻ tương ứng : Khôn Càn, Khảm Ly, Chấn Cấn, Đoài Tốn.
* *
4.2 Thạp Trống với Năm Hành và Tám Quẻ.
a. Tương ứng.
Vì Năm Hành và 8 Quẻ đều được ký thác kỳ diệu ở Thạp/Om và Trống/Rưng, nên Năm Hành và 8 Quẻ cũng tương ứng.
1. Hành Thổ : toàn Nắp Thạp/Om hình Núi, làm nền cho toàn cảnh, và biểu trưng cho bất động, vững bền. Núi ở Thạp/Om là Thổ om/âm. - Sánh với 8 Quẻ, Núi là tượng của quẻ Khôn âm.
Ở Trống/Rưng, toàn Mặt Rưng là toàn cảnh con người sinh sống trên Mặt Đất. Mặt Đất ở Trống/Rưng là Thổ rưng/dương. - Sánh với 8 Quẻ, Mặt Đất ứng với Khôn dương.[hình 3.2a].
2. Hành Hỏa : Ở Giữa Nắp Thạp/Om, Mặt Trời nằm trên Đỉnh Núi. Đây là Hỏa om/âm. - Sánh với 8 Quẻ, Mặt Trời ở Om ứng với quẻ Càn âm.
Ở Giữa Mặt Trống/Rưng, Mặt Trời nổi giữa Bầu Trời, là Hỏa rưng/dương. - Sánh với 8 Quẻ, Mặt Trời ở Rưng ứng với quẻ Càn dương.
3. Hành Thủy : Ở Thân Om, nước là biển cả, với thuyền lớn, mũi cao... là Thủy om/âm. - Sánh với 8 Quẻ, Thân Om cũng là đồ biểu của quẻ Khảm.
Ở Thân Rưng, nước là sông hồ, là ruộng nước... là Thủy rưng/dương. - Sánh với 8 Quẻ, Thân Rưng cũng là đồ biểu của quẻ Ly. [hình 3.2b].
4. Hành Mộc : Ở Lòng Om, mộc là thức ăn thức uống, thức được chứa trong lòng Om, làMộc om/âm. - Sánh với 8 Quẻ, Lòng Om cũng là đồ biểu của quẻ Chấn.
Ở Lòng Rưng, mộc là chày, vật kích động gây tiếng dội, để đánh, dộng... là Mộc rưng/dương. - Sánh với 8 Quẻ, Lòng Rưng cũng là đồ biểu của quẻ Cấn.
5. Hành Kim : Om bằng chất đồng được dùng để giữ cho kín, cho bền lâu... là Kim om/âm. - Sánh với 8 Quẻ, Dụng của Om cũng là đồ biểu của quẻ Đoài.
Rưng bằng đồng để gây tiếng vang, để thêm tiếng dội... là Kim rưng/dương. - Sánh với 8 Quẻ, Dụng của Rưng cũng là đồ biểu của quẻ Tốn.
b. Sơ đồ 3.2 : Thạp Trống với 5 Hành và 8 Quẻ.
Thạp/Om/
Âm/-
|
Trống/Rưng/
Dương/+
| |||
5 Hành
|
8 Quẻ
|
5 Hành
|
8 Quẻ
| |
1. Nắp
|
Thổ -
|
Khôn -
|
Thổ +
|
Khôn +
|
2. Giữa Nắp
|
Hỏa -
|
Càn -
|
Hỏa +
|
Càn +
|
3. Thân
|
Thủy-
|
Khảm
|
Thủy+
|
Ly
|
4. Lòng
|
Mộc -
|
Chấn
|
Mộc +
|
Cấn
|
5.Chất/Dụng
|
Kim -
|
Đoài
|
Kim +
|
Tốn
|
* * * *
5.1 Con người với Đất Trời.
Tổ Tiên đã nhận ra mối quan hệ sinh mệnh giữa con người và Đất, Trời. Đất và Trời cùng nhau trợ giúp con người sống còn, tăng trưởng, và hoàn thành cuộc sống.
Tương quan sinh tử nầy được nhận biết qua thân thể, qua cuộc sống thể xác, tức là quaThân thức của Sức sống Thân Lực của con người. Con người chỉ tồn tại, chỉ có thể là con người, khi còn thân thể, khi còn dung hợp với thế giới chung quanh, với Đất Trời.
Đất Trời còn có nghĩa là vũ trụ, vạn vật.
Nhận thức chi tiết về tác động của Đất Trời đưa tới Năm Hành. Năm Hành tiêu biểu cho mọi ảnh hưởng của Đất Trời tác động liên tục tới Sức sống Thân lực của con người.*6
* *
5.2 Hàm Ý Năm Hành trên Thạp Trống với Con Người.
Tổ Tiên Việt Lạc Sông Hồng đã ký thác nhận thức về tương quan giữa Con Người với Đất, Trời, với Năm Hành, vào hình dạng, trang trí, chất liệu, và công dụng của Thạp và Trống.
Tùy theo ở Om/Thạp hay ở Rưng/Trống, Năm Hành lại có Năm Hành om/âm và Năm Hành rưng/dương.
Vì vậy, hàm ý của Năm Hành cũng được vận dụng từ Thạp và Trống.
1. Hành Thổ : Con người và vạn vật sống trên Đất. Đất thuộc hành Thổ, là Nền, là chỗ đứng. Nơi Thổ, con người có thể có tất cả những gì cần thiết cho cuộc sống.
Hành Thổ hoán dịch giữa Thổ Thạp/om/âm, khối đất, lòng đất, và Thổ Trống/rưng/dương, mặt đất, trên mặt đất.
Nơi Thổ, có 4 Hành khác :
2. Hành Hỏa là khí trời, sức nóng, ánh sáng. Nhờ sức nóng, ánh sáng, và nhờ Thở khí trời, con người mới sống và khỏe mạnh.
Hành Hỏa hoán dịch giữa Hỏa om/âm, Mặt Trời trên đỉnh núi, và Hỏa rưng/dương, Mặt Trời giữa đỉnh trời.
3. Hành Thủy : có thức Uống, có nước, con người mới có thể kéo dài sự sống.
Hành Thủy hoán dịch giao động giữa Thủy om/âm tràn ngập, biển khơi, và Thủy rưng/dương sông hồ, ruộng đầm.
4. Hành Mộc là thức Ăn, rau trái, cỏ cây, thịt cá, hoặc thức dụng thường ngày.
Hành Mộc hoán dịch từ Mộc om/âm kiên trì nuôi dưỡng, tới Mộc rưng/dương kích thích mau qua.
5. Hành Kim là nơi trú ngụ, hang núi, áo mặc, nhà Ở.
Hành Kim hoán dịch giữa Kim om/âm che chắn bảo bọc, và Kim rưng/dương huy động hưng phát.
* *
5.3 Sức Sống Thân Lực.
Dầu con người dung hợp các Hành theo cách thế và mức độ khác nhau, Đất Trời, Năm Hành đều giúp con người bộc lộ và tăng trưởng Sức sống Thân Lực, và qua Sức sống Thân Lực, ảnh hưởng tới những Sức sống khác.*7
Với Năm Hành, có thể nhận thức và ứng dụng chi tiết ở mọi khía cạnh thực tế của cuộc sống con người.
* * * *
Nhận thức Đất Trời và Năm Hành ảnh hưởng trên con người đã được Tổ Tiên Việt Lạc Sông Hồng mã hóa trên Thạp và Trống đồng từ những năm 1000 ttl, cách đây hơn 3000 năm. [Vào thời kỳ nầy,các bộ lạc du mục sơ khai vùng khô cằn Thiểm Tây bắt đầu tụ họp lại và thành hình tộc Hoa].
Hơn nữa, theo sách vở Trung Hoa, thuyết Ngũ Hành mới xuất hiện từ đầu thời Hán, cách đây 2000 năm.
Như vậy, phải gần 1000 năm sau Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ, sau khi xâm lăng và cướp phá vùng đất Việt Lạc, từ năm 214 ttl, sách vở Trung Hoa mới cưỡng đoạt nhận thức nầy làm của họ.
Tuy nhiên, nhận thức ‘trong Con Người có Đất, Trời’ lại bị diễn dịch thành thuyết Tam Tài, với nhiều biện luận ra ngoài hệ thống học thuyết nguyên thủy.
* * * *
GHI CHÚ
*1 - Về Thạp và Trống, đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, do Nguyễn Thanh Đức, nxb Tinh Hoa Tộc Việt, 2013, tr 185 tt. - Hoặc bài Thạp và Trống đồng Lạc Hồng, đb Phần 3.
*2 - Đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, tr 126, đoạn 5.2.
*3 - Tiếng Rưng, Rừng, cũng được phát âm là Lừng, trong ‘vang lừng, lừng lẫy’.
*4 - Có thể dùng Om thay cho Âm, Thạp, và dùng Rưng thay cho Dương, Trống. Các tên khác cũng vậy.
*5 - Chi tiết về Tám Quẻ, đọc thêm nt, tr 247-257. Hoặc bài Nguồn gốc Lạc Hồng của Học thuyết Âm Dương Tám Quẻ, phần 3.
*6 - Sức sống Thân Lực là sức sống thể hiện qua Thân thể của con người và chịu ảnh hưởng trực tiếp của ngoại vật. Đọc thêm Con Người và Xã Hội Việt, do Nguyễn Thanh Đức, nxb Tinh Hoa Tộc Việt, 2013, tr 431, đoạn 2.4.
*7 - Về 4 Sức sống của Con người, đọc nt, tr 427 tt.
______________________
Nguyễn Thanh Đức 2013.
http://danhgiactau.com/index.php/vi/trang-chinh-moi/79-ht/125-nguon-goc-lac-hong-cua-ht-dat-troi (P4)
*******************
P5
Nguồn Gốc LẠC HỒNG
của Học Thuyết TIÊN RỒNG
1. TIÊN VÀ RỒNG
1.1 Biểu Tượng.
Hai biểu tượng Tiên Rồng giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong Văn hóa Việt. Biểu tượng Tiên Rồng được linh thiêng hóa thành Bà và Ông Tổ của Tộc Việt. Dân Việt hãnh diện tự xưng mình là con cháu Tiên Rồng.
Biểu tượng trở thành bài học qua Truyền kỳ Tiên Rồng : ‘Con Người được tạo thành do Bà Tiên và Ông Rồng phối hiệp, sinh Một Bọc Trăm Con, 50 con theo Mẹ, 50 con theo Cha’. Tiên Rồng trở thành biểu tượng của Mẹ Cha, của hai thành tố của từng con người hiện thực. Do đó, Tiên Rồng cũng là biểu tượng của các nhóm đặc tính nơi con người thực tại.
* *
1.2 Tiên.
Tiên là biểu tượng, vì hễ nói tới Tiên, chúng ta nghĩ ngay tới hình ảnh của xinh đẹp, dịu hiền, từ tâm, khoan ái, yêu thương... mà cũng thoát tục, siêu phàm, như thần như thánh, sống động nhưng vượt thời gian vượt không gian, trường sinh bất tử.
* *
1.3 Rồng.
Cũng vậy, Rồng biểu trưng cho oai dũng trổi vượt, cho sức mạnh vô song, sức sống vô tận, biến hóa không lường, như linh như hiển... khi thì ẩn mình dưới đáy biển cả, lúc lại vẫy vùng trên tầng trời cao, làm mây làm mưa, giáng ơn giáng phước.
* *
1.4 Tiên Rồng Phối Hiệp.
Con Người là hiệp thể do Tiên Rồng phối hiệp, có nghĩa là Con Người vừa biến hóa như Rồng vừa trường cửu như Tiên, vừa vật thể vừa siêu phàm, vừa trong thời không vừa vượt thời không, vừa linh động vừa thường hằng, vừa xinh đẹp dịu hiền vừa hùng dũng cương quyết, vừa tình vừa lý, vừa chan chứa yêu thương lại vừa uy lực vô song.*1
* *
1.5 Vị Trí đặc biệt.
Tiên và Rồng giữ một vị trí đặc biệt trong nền văn hóa của những người tự xưng là Con Cháu Tiên Rồng.
Vì vậy, Tiên Rồng không thể vắng mặt, khi Tổ Tiên Việt Lạc Sông Hồng dùng hoa văn, hình dạng, và trang trí, của Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ, để ký thác và lưu truyền trọn vẹn ý niệm, học thuyết, và tâm huyết của mình.*2
Thạp Đào Thịnh Trống Ngọc Lũ
* *
Ghi chú Phần 1 :
*1 - Đọc thêm Con Người và Xã Hội Việt, do Nguyễn Thanh Đức, nxb Tinh Hoa Tộc Việt, 2013, tr 16-17.
*2 - Về Thạp và Trống đồng, đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, do Nguyễn Thanh Đức, nxb Tinh Hoa Tộc Việt, 2013, tr 185 tt. - Hoặc bài Thạp và Trống đồng Lạc Hồng, đb Phần 3.
* * * *
2.1 Người Đi chữ RỒNG .
Theo qui ước hành quân thời xưa, đoàn quân tiến tới khi nghe tiếng trống. Trái lại, tiếng cồng, tiếng chiêng, là lệnh thâu quân, trở về.
Trên mặt trống đồng, chữ Rồng được diễn tả bằng hình một người nhảy múa, ra đi theo nhịp trống đồng. [hình 1.1].
Chữ Rồng gồm 2 phần :
1. Phần gồm Lá cờ và hình Người ngồi dộng trống đồng :
Nét trên cùng, là lá cờ. [Hình đối xứng, và 2 hình trên mặt trống Hoàng Hạ, đều có lá cờ Thủ Lãnh nầy].
Tay người cầm chày dộng trống thành nét .
Thân mình là nét .
Sàn ngồi là nét .
Các nét gồm hình Trống đồng , và Giá giữ trống đồng .
2. Phần là hình người đang múa:
Đầu tóc và trang sức trở thành nét .
Gương mặt theo điệu múa thành nét.
Hai tay múa là hai nét .
Thân mình, váy xòe, và 2 chân thành nét .
* Chữ đọc theo âm Việt nguyên thủy là Rồng.*3
* *
2.2 Người Về chữ TIÊN .
a. Trên Mặt Trống.
Trên mặt Trống, chữ Tiên được diễn tả với hình ảnh Người Trở Về trong tiếng cồng.
Nét là Người đang Trở Về. [Chữ Nhân là người].
Nét là nhà có người đang đánh hai giàn cồng. [hình 1.2a].
* *
b. Nắp Thạp chữ TIÊN.
- Nắp Thạp Đào Thịnh cũng là chữ Tiên, với dạng nắp hình Núi . [Chữ Sơn là núi]. Và với cặp nam nữ nằm bên sườn núi. [hình 1.2b].*4
* *
Ghi chú Phần 2 :
*3 - Đọc Lược Sử Tộc Việt, tr 206, đoạn 4.7. - Nét Lá Cờ nầy cũng có ở chữ Việt 越 và chữ Đạo , là cây phướng của thủ lãnh. - Trong các bộ chữ nho/việt, nét tự nó là bộ ‘chủ, chúa’, thủ lãnh.
‘Rồng’ đã được người Hoa phát âm thành ‘long’. Tiếng Hoa không có giọng và không có âm R. Người Hoa đọc R thành L, ồng thành ong. - Đọc thêm Con Người và Xã Hội Việt, tr 422, mục 8.2b.
*4 -Đọc Lược Sử Tộc Việt, tr 207, đoạn 4.8. Về chữ Tượng hình, đọc nt, tr 15, đoạn 3.2.
* * * *
3.1 Nội Dung chữ Rồng Người Đi.
Tiên và Rồng là 2 biểu tượng phổ quát và linh thiêng nhất của Tộc Việt. Hễ đâu có dân Việt là đó có biểu tượng Tiên Rồng, đặc biệt qua hiện biểu phụng long.*5
Chữ Rồng là hình ảnh Người Ra Đi theo tiếng trống, với trụ cờ là tâm của chữ. [hình 2.1].
Việc thúc trống để ra đi, để lên đường, để đoàn quân tiến lên, để quyết tâm thi hành công tác... vẫn còn được thực hiện cho tới gần đây.
Người Đi chữ Rồng , vừa ra đi vừa múa theo dàn 4 Trống rộn ràng giục giã, là để diễn tả đặc tính năng động trong tiếng trống và tài biến hóa theo điệu múa. Đặc tính của Rồng là thi thố tài sức và biến hóa không lường.
* *
3.2 Nội dung chữ Tiên Người Về.
a. Chữ Tiên trên Mặt Trống.
Ở mặt Trống, chữ Tiên Người Về đang trở về với mái nhà hình núi, trong tiếng cồng mời gọi. [hình 2.2a].
Cho tới gần đây, vẫn còn tục đánh cồng, chiêng, để kết thúc công tác, để báo hết ngày, để rút quân, để trở về nhà.*6
Người Về chữ Tiên trở về Nhà để nghỉ ngơi, ở Nhà, trong tiếng cồng trầm mặc, ở ngôi nhà vững vàng như núi. Đây là hình ảnh diễn tả sự chờ đợi, yêu thương, và vững bền, trường cửucủa Tiên.
b. Chữ Tiên trên Nắp Thạp : Hình ảnh Mẹ Cha.
Trên Nắp Thạp, hình núi và tượng hai người trong động tác thành Mẹ thành Cha cũng là chữ Tiên. [hình 2.2b].
Hình tượng chữ Tiên nầy nhắc nhớ Tiên Rồng là biểu tượng của Mẹ, của Cha.
* *
3.3 Người Đi Người Về.
a. Người Đi.
Người Đi chữ Rồng ra đi múa hát trong tiếng thúc giục của dàn trống và trong nhóm nhiều người.
Cột cờ cao ở giữa nhắc nhớ cây phướng của vị Chỉ huy trên Thuyền Vượt Biển. [hình2.3a].*7
Hai bên Người Đi đều là cảnh cộng đoàn. Người Đi sống giữa cộng đoàn.
‘Rồng Đi trong tiếng trống’ còn diễn tả việc ra đi là để thi hành trách vụ chung của cộng đoàn, để Làm Việc Chung, cùng với nhiều người, cho nhiều người, việc Làng việc Nước. Đây không chỉ là biểu tượng, mà còn là quan niệm về vai trò của yếu tố Rồng trong cuộc sống.*8
b. Người Về.
Đang khi đó, Người Về chữ Tiên trở về với người đang chờ trong nhà. Ngôi nhà đang chờ nầy chỉ có một người, khác với ngôi nhà chữ Thượng với hai vợ chồng và đứa con. [hình 2.3b].*9
Hình ảnh 'chữ Tiên Người Về' ghi nhận sự trở về Nhà, về với gia đình, về với đời sống riêng tư. Nhà có nhiều cồng diễn tả sự nhớ thương chờ đợi của nàng Tiên chờ chồng.
Phía bên kia nhà lại là cảnh sinh hoạt gia đình, 2 vợ chồng đang giã gạo và đứa con. Sinh hoạt ở nhà.
'Tiên về Nhà’, ‘Tiên ở Nhà’, cũng nói lên quan niệm về biểu tượng Tiên. Tiên trong cuộc sống là yếu tố riêng tư, gia đình, đối nội, về nhà... sánh với yếu tố Rồng là cộng đoàn, làng nước, đối ngoại, ra đi...
c. Rồng Cộng Đoàn, Tiên Gia Đình.
Ngoài ý niệm Rồng Người Đi và Tiên Người Về, chữ Rồng còn hàm ý Đời sống Cộng đoàn, và chữ Tiên hàm ý Đời sống Gia đình. [hình 3.3c, d].
Đây là hai sinh hoạt chính của Cuộc sống Con Người, tạo thành Cuộc sống Con Người.
* *
Ghi chú Phần 3 :
*5 - Phụng Long là hiện biểu, là hình ảnh tượng trưng cho Tiên Rồng. - Đọc thêm Con Người và Xã Hội Việt, tr 421, mục 8.2a.
*6 - Ngày nay ta còn câu ‘Lệnh Ông không bằng cồng Bà’. Đây cũng chính là sự liên tục của ý niệm trống đi với Ông Rồng, và cồng đi với Bà Tiên.
*7 - Về chữ Việt 越, đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, tr 201, đoạn 4.4. Hoặc bài Văn Minh Văn Hóa Lạc Hồng trên Thạp và Trống Đồng, đoạn 1.4.
*8 - Đọc thêm Con Người và Xã Hội Việt, tr 16, mục 4.1b.
*9 - Về chữ Thượng 常, đọc thêm phần sau : mục 4.1a.
* * * *
4.1 Rồng Người Đi.
a. Rồng Người Đi và các Truyền kỳ.
Hình ảnh ‘Rồng Người Đi’ nhắc nhớ các chàng Rồng trong các Truyền kỳ.
1. Trong Truyền kỳ Tiên Rồng, Cha Rồng tràn đầy sức sống, biến hóa khôn lường, đem 50 con ra biển vẫy vùng, khi ở trời cao, khi tận đáy biển.
2. Truyền kỳ Chử Đồng có chàng Rồng Chử Đồng ra biển trổ tài thiên biến vạn hóa. [Truyện Chử Đồng Tiên Dung].
3. Truyền kỳ Tiết Liêu có Rồng Tiết Liêu và các anh em đi tìm lễ vật thích đáng để cúng Tổ Tiên. [Truyện Bánh Dày Bánh Chưng].
4. Trong Truyền kỳ An Tiêm, chàng Rồng An Tiêm ra biển để biến đảo hoang thành làng xóm, và đóng góp cho nước. [Truyện Dưa Đỏ].
5. Truyền kỳ Trương Chi có Trương Chi luôn di chuyển trên ghe.
6. Truyền kỳ Vọng Phu có người Chồng ra đi vì Việc Chung.
* Tất cả đều cùng một truyền thống, thống hợp trong cùng một nền Văn hóa.*10
b. Rồng không phải Long.
Chữ Rồng không ghi lại hình ảnh con Long.
Con Long không phải là Rồng, mà chỉ để nhắc nhớ những đặc tính tiêu biểu của các Sức sống oai dũng trổi vượt, biến hóa không lường, như linh như hiển... làm mây làm mưa, giáng ơn giáng phước.
Hình ảnh con long chỉ là hiện biểu, tức là hình ảnh dễ thấy, dễ nhớ. Nhưng con Long không diễn tả đầy đủ mọi đặc tính của biểu tượng Rồng.*11
* *
4.2 Tiên Người Về.
a. Tiên Người Về và các Truyền kỳ.
Người Về theo tiếng cồng, chữ Tiên , còn nói lên ý nghĩa vừa linh thiêng vừa hiện thực của Tiên.
1. Chữ Tiên với hình núi còn nhắc nhớ Mẹ Tiên ở Núi, Mẹ Tiên đem 50 con về Núi, ởTruyền kỳ Tiên Rồng.
2. Truyền kỳ Chử Đồng có nàng Tiên Dung ở nhà, trong khi Chử Đồng ra biển.
3. Trong Truyền kỳ Vọng Phu, nàng Tiên Ở Nhà chờ chồng tới thành núi đá ngàn năm. Nàng đã cùng với chồng chia nhau gánh vác 'Nàng việc Nhà, Chàng việc Nước'. Vì vậy, sau khi hoàn thành việc Nhà, Nàng trở thành núi cao, trở thành trường cửu với núi sông, cũng như Chàng đã lo việc Nước. Nàng non Chàng nước, Tiên non Rồng nước, đã tạo thành nước non, giang sơn, dân tộc.
4. Truyền kỳ Trương Chi có Mỵ Nương ở trên đất, trong khi Trương Chi sống trên ghe.
5. Ở Truyền kỳ Phù Đổng, sau khi đánh tan giặc, giúp mọi người mở đầu một cuộc sống mới, Phù Đổng lên núi, về trời, trở thành phần Tiên của Dân Tộc.
b. Tiên không phải Phụng.
Tiên không phải là chim Phụng. Phụng chỉ là hiện biểu của biểu tượng Tiên.
Chim Phụng nhắc nhớ biểu tượng Mẹ Tiên xinh đẹp, dịu hiền, thoát tục, siêu phàm, như thần như thánh.
Tuy nhiên, hiện biểu chim Phụng không nhắc nhớ đặc tính quan trọng của Mẹ Tiên là từ tâm, khoan ái, yêu thương, dùm bọc.*12
* *
4.3 Tượng Tiên Rồng Phối Hiệp.
Trên Nắp thạp Đào Thịnh, chữ Tiên với tượng đôi nam nữ nằm bên sườn núi còn nói lên ý nghĩa tôn quý của việc tạo dựng nên một con người mới, hai người trở thành Mẹ, thành Cha.
Việc phối hiệp truyền sinh luôn được coi là một hành động cao quý, linh thiêng. [hình 3.3].*13
Đây là hình ảnh diễn đạt đầy đủ ý nghĩa của Truyền kỳ Mẹ Tiên Cha Rồng phối hiệp, sinhBọc Việt Trăm Con.
* *
4.4 Tiên Rồng Song Hiệp.
Con số ‘50 theo Mẹ, 50 theo Cha’, của Truyền kỳ Tiên Rồng, cũng từ kinh nghiệm và nhận định về cuộc sống thực tế.
Thông thường, tỷ lệ kết hiệp giữa Tiên và Rồng có thể hoán dịch từ
1% Tiên và 99% Rồng,
2% Tiên và 98% Rồng,
3% Tiên và 97% Rồng... tới
99% Tiên và 1% Rồng.
Trong kết hiệp hoán dịch đó, sự kết hiệp hoàn hảo nhất là kết hiệp sóng đôi 50% Tiên và 50% Rồng. Nhận thức nầy được biểu tượng hóa thành 50 theo Mẹ và 50 theo Cha của 100 Anh Em Một Bọc.
Biểu tượng Mẹ Tiên Cha Rồng kết hiệp sóng đôi, Tiên Rồng Song Hiệp, trở thành nguyên lý nền tảng của mọi tương quan và mọi sinh hoạt của con người.*14
* *
4.5 Tiên Rồng và Bốn Sức Sống.
a. Bốn Sức Sống của Con Người.
Thực ra, biểu tượng Tiên Rồng là kết tinh của nhận định về 4 Sức Sống của Con Người.
Bốn Sức sống Thân Lực, Trí Tài, Tâm Tình và Tuệ Linh, là bộc lộ của những nhóm đặc tính nền tảng của Con Người trong cuộc sống thực tế.
- Sức sống Thân Lực là sức sống thể hiện qua Thân thể của con người và chịu ảnh hưởng trực tiếp của ngoại vật.*15
- Sức sống Trí Tài là khả năng nhận định, suy luận, sáng tạo, và tài cải tiến, ứng dụng vào cuộc sống thực tế.*16
- Sức sống Tâm Tình là cuộc sống mỗi ngày trong Tình và sẵn sàng sống chết cho Tình, là Sức sống thúc đẩy con người Sinh hoạt chung, giúp nhau phát triển cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn của nhau, trong Tình Người.*17
- Sức sống Tuệ Linh là Sức sống trường cửu, và khả năng liên lạc với thế giới linh thiêng.*18
b. Tiên Rồng.
Từ kinh nghiệm sống thực các Sức sống nầy trong cuộc sống từng ngày, Tổ Tiên ta tóm kết thành nội dung chính yếu của biểu tượng Tiên và Rồng.*15
Rồng biểu trưng cho Sức sống Thân Lực, và được diễn tả thành đặc tính Cha Rồng oai dũng, trổi vượt, hùng mạnh vô song... Cũng vậy, Sức sống Trí Tài được ghi nhận thành đặc tínhbiến hóa khôn lường, như linh như hiển... của Cha Rồng.
Tiên biểu trưng cho Sức sống Tâm Tình, và được biểu tượng hóa thành Mẹ Tiên khoan ái, từ tâm, tràn đầy yêu thương... Mẹ Tiên thoát tục, siêu phàm, trường sinh bất tử... lại biểu trưng choSức sống Tuệ Linh của con người.*19
* *
Ghi chú Phần 4 :
*10 - Về các Truyền Kỳ trên, đọc Con Người và Xã Hội Việt.
*11 - Đọc thêm nt, tr 421, mục 8.2a.
*12 - Đọc thêm nt, tr 421, đoạn 8.2.
*13 - Ở nhiều nền văn hóa, khuyến khích truyền sinh là một nghi thức quan trọng và hiện thực.
*14 - Đọc thêm nt, tr 17, đoạn 4.3; và tr 21 đoạn 4.6. - Về hoán dịch, đọc thêm bài Nguồn gốc Lạc Hồng của Học Thuyết Âm Dương Tám Quẻ, đoạn 2.4.
*15 - Đọc thêm Con Người và Xã Hội Việt, tr 431, đoạn 2.4.
*16 - Đọc thêm nt, tr 435, đoạn 3.4.
*17 - Đọc thêm nt, tr 438, đoạn 4.4
*18 - Đọc thêm nt, tr 442, đoạn 5.4.
*19 - Đọc thêm nt, tr 444, đoạn 7.1.
* * * *
5.1 Bốn chữ quan trọng.
Trên mặt Trống Ngọc Lũ, những chữ Tiên , Rồng , và Thượng 常, đều có thêm một chữ Tiên, Rồng, và Thượng khác, đối xứng qua tâm Mặt Trời Đức .
a. Nhà Sàn Mái Cong chữ THƯỢNG 常.
Trên mặt trống Ngọc Lũ, và trên nhiều trống khác, là những ngôi nhà sàn mái cong, cội nguồn của chữ Thượng 常. [hình 4.1a]
Hình vẽ 2 đầu nóc nhà cong lên trở thành hai nét .
Hình vẽ mái nhà, con chim đậu trên nóc, và 2 đầu hồi nhà, trở thành nét .
Hình khuôn nhà, [trong có người ngồi], trở thành nét .
Ba chân của sàn nhà là nét .
* Việt Thượng là vùng đất của Tộc Việt, từ thượng lưu Sông Tương xuôi về Nam, qua đường sông đường biển, tới vùng Sông Hồng. Sau một thời gian, dân Việt Sông Hồng phát triển vượt bực, và trở thành trung tâm của Việt Thượng. Quê hương của Việt Lạc Sông Hồng, Lạc Hồng, Việt Nam ngày nay.*20
b. Mặt Trời chữ ĐỨC .
Mặt trời 14 tia giữa mặt Trống ghi lại các nét của chữ Đức .
Chữ Đức gồm chữ thập , tứ , nhất , tâm và là các tia sáng. Đức là tâm Mặt Trời tỏa 14 tia sáng. [hình 4.1b].
Đức là sức sống của Đạo tỏa lan, và trở thành nguồn phát sinh và tăng trưởng sự sống của vạn vật, của con người.*21
* *
5.2 Tâm đối xứng chữ Đức.
Theo đó, ta có hình : [hình 4.2].
Ghi khắc các chữ Thượng, Tiên, Rồng quanh chữ Đức, Tổ Tiên xác quyết biểu tượng Tiên Rồng có tầm quan trọng đặc biệt, là đặc điểm, và là niềm hãnh diện của người Việt Thượng Sông Hồng.
Mỗi lần gióng trống, mỗi tiếng trống, là một lần khích động Mặt Trời bừng sáng, Đức của Đạo chuyển động, truyền tỏa sức sống tới Tiên Rồng và tới khắp Việt Thượng, tới từng con người, tới từng gia đình, tới khắp cộng đoàn.
Tất cả đều nói lên khát vọng, lòng tin, niềm hãnh diện, và tầm quan trọng thực tế, của sức sống Đạo Đức, của hai biểu tượng Tiên Rồng, và của cuộc sống thịnh vượng hạnh phúc của con người và xã hội Việt Thượng.
* *
5.3 La Bàn vượt biển.
a. Các Đường Trục.
Cách trình bày 4 chữ Đức, Thượng, và Rồng, Tiên lại là một đặc điểm quan trọng khác.
Nối liền đường giữa 2 nóc nhà sàn mái cong chữ Thượng, nối 2 tâm giữa 2 nhà vòm chữ Tiên, và nối 2 cột cờ, tâm của 2 chữ Rồng, ta có những đường xuyên qua tâm chữ Đức. Mỗi đường chia mặt Trống thành 2 phần bằng nhau.
Hơn nữa, đường tâm chữ Tiên hợp với đường tâm chữ Rồng thành góc vuông, chia Mặt trống làm 4 phần bằng nhau.
Đường tâm chữ Thượng lại chia góc vuông Tiên Rồng thành 2 phần bằng nhau. Theo cách đo hiện nay, mỗi góc 45 độ. [hình 4.3].
La bàn vượt biển
b. La Bàn.
Đây là mặt La Bàn với trục chính là trục chữ Thượng.
Trục chính lại có 2 hướng, hướng Một Chim và hướng Hai Chim, đậu trên nóc nhà.
Khi dùng các trục phụ, trục Tiên hoặc trục Rồng, thì góc độ lại khác nhau. Tính từ tâm, trục Thượng : mỗi bên 45º độ. Trục Tiên : góc trái 45º, góc phải 90º. Trục Rồng : góc trái 90º, góc phải 45º...
La bàn cần thiết để định hướng cho đoàn thuyền vượt biển khơi, và là biểu hiệu của vị Thủ Lãnh. [Trên chiếc thuyền Chữ Việt 越, la bàn nầy ở bên cạnh vị chỉ huy].
Chính la bàn nầy đã giúp biệt tài vượt biển của dân Việt phát triển nhanh chóng, và giúp đời sống Việt Thượng Sông Hồng thăng tiến vượt bực.
c. Đặc điểm Văn Hóa Việt.
La bàn dùng 4 Chữ Đức, Thượng, Tiên, Rồng, còn nhấn mạnh tính cách hiện thực và biểu tượng của nếp sống Việt :
- khi vượt biển cả, phải dùng la bàn, Dân Việt luôn nhắc nhớ Mẹ Cha, Tiên Rồng, quê hương Việt Thượng, và Ơn Đức của Trời.
- dù giữa trùng khơi, Dân Việt luôn sống với Mẹ Tiên, Cha Rồng, với quê hương Việt Thượng thân yêu, và trong Sức Sống của Đức, của Đạo, của Trời.
- dù đi muôn phương, Dân Việt luôn hướng về Việt Thượng, [hướng chính của la bàn], luôn được Cha Mẹ Tổ Tiên hướng dẫn và độ trì, [hai bên hướng chính], và dù theo hướng nào, Tâm vẫn luôn là Đức.
* *
Ghi chú Phần 5 :
*20 - Về Việt Thượng, đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, tr 62, đoạn 5.2, 5.3. Hoặc bài Dân Việt từ Hồ Đồng Đình tới Sông Hồng, đb đoạn 2.2, 2.3.
*21 - Về Nội dung chữ Đức, đọc thêm nt, tr 253, đoạn 4.3. Hoặc bài Nguồn gốc Lạc Hồng của Học Thuyết Đạo và Đức, đb đoạn 3.2.
* * * *
6.1 Lạc Hồng Kiện Toàn.
Những truyền thuyết về Sách Lạc Việt Thượng, Truyền kỳ Tiên Rồng, hình dạng, hoa văn, và trang trí của Thạp và Trống... đều minh xác Biểu tượng Tiên Rồng có nguồn gốc Việt và được Việt Lạc ở Việt Thượng Sông Hồng kiện toàn với Bọc Trăm Con và nguyên lý Tiên Rồng song hiệp, 50 theo Mẹ, 50 theo Cha.
Tiên Rồng là học thuyết chỉ đạo của Văn hóa Việt. Tiên Rồng bàng bạc trong mọi khía cạnh của đời sống thường ngày của Dân Việt, và cũng là tinh hoa của Cuộc sống Con người.*22
* *
6.2 Tiên Rồng với Tộc Hoa.
Tuy nhiên, học thuyết Tiên Rồng quá tinh túy đối với tộc Hoa, là tộc dân thâm nhiễm nền văn hóa du mục trọng bạo lực.
Do đó, tộc Hoa chỉ lạm nhận hai hiện biểu nhắc nhớ và trang trí của Tiên Rồng là Phụng và Long. Họ còn giữ độc quyền cho vua chúa và hoàng tộc.
Cũng do đó, dầu triệt để hủy hoại mọi chứng tích Việt, và dầu áp đặt định kiến đồng hóa Việt vào Hoa, sách vở Trung Hoa cũng ghi sự tích ông 'họ' Lạc, Lạc Long Quân, là Tổ của Bách Việt. Đây cũng là dấu chỉ xác nhận học thuyết Tiên Rồng và Bọc Trăm Con là của Việt Lạc.*23
* *
Ghi chú Phần 6 :
*22 - Học thuyết nầy được trình bày trong Con Người và Xã Hội Việt. - Đọc đặc biệt bài ‘Căn Cơ Con Người và Xã Hội - Truyền kỳ Tiên Rồng’, tr 9 tt.
*23 - Bản văn Trung Hoa Truyện Hồng Bàng, trong Thủy Kinh Chú, viết năm 535 dl. - Đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, tr 377 tt; đb tr 395, mục 3.4c.
_____________________
Nguyễn Thanh Đức 2013.
http://danhgiactau.com/index.php/vi/trang-chinh-moi/79-ht/127-nguon-goc-lac-hong-cua-ht-tien-rong (P5)
*********************
P6
Nguồn Gốc LẠC HỒNG của Học Thuyết ĐẠO VÀ ĐỨC
1.1 Theo sách vở Trung Hoa.
Theo sách vở Trung Hoa, Kinh Đạo Đức xuất hiện khoảng năm 540 ttl.
Kinh Đạo Đức luận về chữ Đạo và chữ Đức, với lời lẽ khúc chiết, uyên thâm. [Kinh Đạo Đức gồm 37 chương luận về chữ Đạo, và 41 chương luận về chữ Đức. Tổng cộng khoảng 5000 chữ].
Kinh Đạo Đức hướng dẫn con người chấp nhận hiện trạng, sống hòa hợp với thiên nhiên và tuân theo quy luật của thiên nhiên để sống gần với Đạo.
Kinh Đạo Đức còn được coi là quyển sách hướng dẫn vua chúa cách cai trị đất nước theo cách thức tự nhiên.
Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của Kinh Đạo Đức về cơ trời, vạn vật sinh hóa... đã được coi là phương pháp tu luyện huyền bí để được trường sinh.
* *
1.2 Kinh Đạo Đức với truyền thống Việt.
Kinh Đạo Đức đã luôn là những tư tưởng khó thấu triệt đối với Trung Hoa. Kinh Đạo Đức xuất hiện giữa nền văn hóa Trung Hoa như một tuyệt tác lạ thường, nằm ngoài trào lưu tư tưởng của Trung Hoa.
Lý lịch của Lão Tử, người được cho là tác giả của Kinh Đạo Đức, cũng bất thường giữa thế giới quan lại trọng bạo lực, trọng quyền chức tiền tài của Trung Hoa.
Lão Tử còn là vị thần độc nhất được Trung Hoa thờ kính với hình ảnh một nông dân cởi trâu, với tác phong và y phục của người dân quê vùng nông nghiệp lúa nước. [Tất cả các vị Thần khác của Trung Hoa đều ăn mặc lụa là, mập mạp phè phởn].
Niềm tin, các vị thần, và nghi thức của Đạo giáo cũng thuộc nền văn hóa gốc nông nghiệp lúa nước.
Kinh Đạo Đức còn xác quyết : ‘Đạo trụ Nam Thiên’, Đạo ở tại Trời Nam.
Tất cả, từ tư tưởng, tư cách, hành tung của Lão tử và của Kinh Đạo Đức, đều nằm trong truyền thống xuyên suốt tư tưởng và văn hóa gốc nông nghiệp lúa nước của Tộc Việt.
Ngoài ra, trước Kinh Đạo Đức hơn 400 năm, Thạp đồng và Trống đồng Đông Sơn, đặc biệt Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ, đã đúc những ký hiệu mã hóa và diễn tả ý nghĩa chữ Đạo, chữ Đức mà Kinh Đạo Đức khai triển.*1
Thạp Đào Thịnh Trống Ngọc Lũ
* *
Ghi chú Phần 1 :
*1 - Về Thạp và Trống, đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, do Nguyễn Thanh Đức, nxb Tinh Hoa Tộc Việt, 2013, tr 185 tt. - Hoặc bài Thạp và Trống đồng Lạc Hồng, đb Phần 3.
* * * *
2.1 Đạo và Đức.
Quyển Kinh Đạo Đức cố gắng diễn đạt cảm nhận của con người về ‘Đạo’, về sự thường hằng, vượt ngoài suy tư và ngôn ngữ. ‘Đạo mà con người có thể đàm đạo, thì không phải là Đạo thường hằng’. Đạo thường hằng là Đạo ở ngoài biến dịch, ngoài sự đo lường của thời gian và không gian. Đạo vượt ra ngoài nhận định của con người. Đạo ‘trống không’, nhưng chứa vạn vật.*2
Đức là Đạo tỏa sáng thông truyền Sức Sống cho vạn vật, tạo thành sự sống của vạn vật, của con người.
* *
2.2 Thuyền Biển chữ ĐẠO .
Thời trước, chữ viết, chữ nho, đã khởi đầu với loại chữ tượng hình. Đây là loại chữ do hình vẽ được giảm bớt thành đường nét, rồi thành chữ. Các hình vẽ trên Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ đều là gốc của các chữ loại nầy.*3
a. Chữ Đạo trên Thạp Đào Thịnh.
Toàn bộ chiếc thuyền đi biển trên thân Thạp Đào Thịnh là chữ Đạo . [hình 2.2a].
Nét là 4 con chim. [cách viết cũ có 4 nét].
Nét là hình tay lái và chiếc thuyền.
Nét là 3 con chim phía trên.
Nét là lá Cờ hiệu cao nhất, của vị chỉ huy đứng trên thuyền.
Đoàn người hóa trang lông chim viết gọn thành .
b. Trên thạp Việt Khê.
Thạp Việt Khê, bị bể và mất nắp, cũng có Chiếc thuyền tương tự, cũng là thuyền vượt biển, cũng với 2 đàn chim, cũng với vị chỉ huy và cây phướng lớn. [hình 2.2b].
* *
2.3 Mặt Trời chữ ĐỨC .
Mặt trời 14 tia giữa mặt Trống Ngọc Lũ ghi lại các nét của chữ Đức. [hình 2.3].
Chữ Đức gồm chữ thập , tứ , nhất , tâm , và là các tia sáng. Đức là tâm Mặt Trời tỏa 14 tia sáng.
* *
Ghi chú Phần 2 :
*2 - Kinh Đạo Đức mở đầu bằng câu : ‘Đạo khả đạo, vô thường Đạo’.
*3 - Về Chữ Tượng Hình, đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, tr 15, đoạn 3.2.
* * * *
3.1 Nội dung chữ Đạo trên Thân Thạp.
a. Đạo là Chiếc Thuyền Vượt Biển.
Trên Thạp Đào Thịnh, chữ Đạo , là hình ảnh của toàn thể chiếc thuyền của vị Thủ Lãnh đang chỉ huy đoàn thuyền vượt biển. Toàn thân thuyền lại là con Chim khổng lồ. [hình 3.1a].
b. Đạo chở, che và hướng dẫn.
Chiếc Thuyền Vượt Biển không chỉ nhắc nhớ cuộc hành trình xa khơi, mà còn diễn đạt sự chở, che, và hướng dẫn của Đạo.
Chiếc Thuyền Chim khổng lồ chở mọi người. Ba Chim bay theo che trên đầu và nhìn xa phía trước. Bốn Chim dập dìu điều khiển tay lái. Đàn Chim chở che, bảo vệ, và hướng dẫn. Chim còn nhấn mạnh sự độ trì linh thiêng. [Ở mọi văn hóa, chim luôn biểu tượng cho thanh thoát, cao cả, linh thiêng].
Đang khi đó, mọi người trong thuyền cũng hóa trang thành chim, cũng hóa thành chim. Trong chiếc Thuyền Chim, trong Đạo, con người và vạn vật đều thấm nhuần Đạo, đều hóa thành Đạo.
* Con người sống trong Đạo như sống trong chiếc thuyền đang vượt biển. Hành trình dầu có xa xăm gian khổ, Đạo vẫn luôn bảo bọc, hướng dẫn, biến đổi mọi sự trong đời sống, hóa thành Đạo, và đưa tới bờ bến an toàn.
c. Đạo chứa vạn vật.
Thuyền biển chữ Đạo nằm trên Thân thạp cũng diễn đạt hàm ý Đạo ‘trống không’, nhưng Đạo chứa vạn vật, vạn vật ở trong Đạo.
Thân thạp rỗng, cũng như Đạo ‘trống không’, nhưng nhờ phần trống rỗng đó, thạp, và Đạo, mới có thể chứa mọi sự.
d. Đạo và Việt 越.
Điểm đặc biệt, chiếc Thuyền chữ Đạo có phần lái và vị chỉ huy lại là chữ Việt 越. [hình 3.1b, c].
/
Chữ Việt 越 nầy gồm 2 phần :
1. Phần có :
Nét là đuôi thuyền và tay lái.
Nét là người cầm lái và 4 chim trời cùng bay.
2. Phần có :
Nét là hình vị thủ lãnh đang đứng, tay cầm cờ cao, để hiệu lệnh cho các thuyền khác.
Nét là la bàn , dựng trên cái đế .
* Cờ cao và la bàn là biểu hiệu quyền hành của vị Thủ Lãnh .
Trong hình, vị Thủ Lãnh là một Bà, ngực cao, mông lớn. [Đương thời, Dân Việt theo mẫu hệ]. (Hình trên).
Giữa vị Thủ Lãnh và người Cầm Lái có Người ngồi điều khiển la bàn [cho hợp với hướng nhìn của vị Thủ Lãnh]. Người nầy không đội mũ cao, tránh che mắt người cầm lái.
e. Như vậy,
Ngay từ hơn 3000 năm trước, trước khi đúc Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ, Tổ Tiên Việt Lạc không chỉ đã thấu triệt ý nghĩa của Đạo, [như được diễn giải trong Kinh Đạo Đức], mà còn ý thức dân Việt là thành phần lèo lái và huy động Đạo.
Đây cũng là chứng cứ và là ký thác siêu việt mà Tổ Tiên đã lưu truyền !
* *
3.2 Nội dung chữ Đức Mặt Trời.
a. Đức là Mặt Trời.
Mặt Trời tỏa sáng giữa Mặt trống và giữa Nắp Thạp cũng diễn đạt Đức là sự sáng, là sức sống, là nguồn phát sinh sự sống của vạn vật và của con người. Không có Mặt Trời, không có Đức của Đạo, vạn vật không có sự sống, không có sức sống. [hình 3.2a].
b. Đức Tỏa truyền Sức Sống của Đạo.
Mặt Trống liền với Thân trống cũng diễn đạt ý nghĩa Đức tỏa sáng Đạo, truyền Sức sống của Đạo.
Thân trống ‘trống không’ như Đạo. Nhưng nhờ Thân Trống trống rỗng, chấn động của Mặt Trời Đức mới có thể vang dội, tỏa sáng, tung truyền Sức Sống Đạo ra khắp nơi.
c. Trang trí quanh Mặt Trời.
Hàm ý chữ Đức tỏa truyền Sức Sống còn được nhấn mạnh với trang trí giữa các tia Mặt trời.
Hình giữa 2 tia mặt trời tỏa sáng luôn là hình tam giác. Nhưng cách trang trí lại nhắc nhớ cơ quan sinh dục nữ. Hơn nữa, hình nổi đậm 2 hòn ngoại thận và mũi tên nhọn ở giữa tam giác lại là hình ảnh cơ quan sinh dục nam. Hai cơ quan sinh dục nữ và nam lồng vào nhau. Trang trí phía ngoài lại nhắc nhớ lông. [hình 3.2b].
Trên Nắp Thạp Đào Thịnh, tam giác truyền sinh còn được cường điệu hóa với 4 tượng nổi của hành động truyền sinh. [hình 3.2c].
Tam giác truyền sinh quanh Mặt Trời chữ Đức, và tượng truyền sinh, càng nêu rõ tính cách hiện thực của Mặt Trời Đức truyền Sức sống.
d. Đức tỏa truyền Sức Sống cho Vạn vật.
Ngoài ra, giữa mọi Mặt Trống, Mặt Trời Đức nổi cao. Đây chính là Mặt Trời giữa trưa, ngay giữa đỉnh Trời, vào lúc tỏa sáng nhất, tỏa chiếu sức sống nhiều nhất.
Quanh và dưới chữ Đức [vòng 1] là toàn thể Mặt Trống, với hình ảnh ghi nhận tất cả mọi sinh hoạt của con người, của vạn vật [vòng 2]. Cảnh sinh hoạt nầy bao trùm không chỉ cuộc sống trên trái đất, mà còn cả Ông Bà Tổ Tiên [vòng 3], và các Vua Hùng, các Thần Thánh Anh Linh Việt [vòng 4].
Tất cả đều do Đức tỏa truyền Sức sống của Đạo. Nhờ Đức truyền Sức sống của Đạo mà vạn vật, Thế giới Bên nầy và Thế giới Bên Kia, hiện hữu, tồn tại, sống động, và tăng trưởng.[hình 3.2d].
Mặt Trời và hình tượng hành động truyền sinh trên Nắp Thạp lại càng nhấn mạnh tầm quan trọng của Sức sống Đức.
e. Ước vọng và Niềm tin.
Với Mặt Trời tỏa sáng, và với cơ quan truyền sinh giữa Mặt trống, mỗi lần Mặt Trống chuyển rung là một lần Đức tỏa sáng, Đức lan truyền, Đức đem Sức sống của Đạo sinh dưỡng và tăng triển vạn vật.
Đây không chỉ là một ước vọng, mà là niềm xác tín vào việc Sức sống Đức của Đạo trở thành hiện thực mỗi khi dộng Trống, mỗi khi mở hoặc đậy Nắp Thạp.
* * * *
4.1 Đạo, Đức.
Trên Thân Thạp, chiếc Thuyền Vượt Biển đã biến thành chữ Đạo. Trên Mặt Trống, Mặt Trời tỏa sáng đã biến thành chữ Đức.
Chiếc Thuyền chữ Đạo trên Thân Thạp diễn đạt đặc tính ‘trống rỗng nhưng chứa đựng’ của Đạo. Phần rỗng không, trống rỗng, của Lòng Thạp mang chữ Đạo, cũng hàm ý dầu giác quan không thể cảm nhận, Đạo vẫn hiện hữu, vẫn ‘chứa đựng’ vạn vật.
Mặt Trời chữ Đức giữa Mặt Trống nhấn mạnh ‘nguồn tỏa sáng mang sức sống’ của Đức. Khi Mặt Trống động, khi Mặt Trời ‘Đức’ bừng sáng, thì tiếng dội cộng hưởng của phần ‘Đạo rỗng không’, của Lòng Trống, cũng vang động, truyền tỏa sức sống đến vạn vật, đến tâm khảm của mỗi con người.
* *
4.2 Đạo và Đức song hiệp.
a. 14x14.
Chữ Đạo gồm 7 chim bay, 6 người hóa trang chim và chiếc thuyền chim khổng lồ. Tổng cộng thành 14 chim. Chữ Đức được cấu thành bởi Mặt Trời 14 tia.
Đạo là 14 Chim cao quý linh thiêng. Đức là 14 tia Mặt Trời thông truyền Sức sống. [hình 4.2].
Đạo cũng 14, Đức là 14 : Đạo Đức sóng đôi.
* Ngoài ra, theo số học, 1,414 là căn của 2.
Như vậy, khi nói 2 phần Đạo và Đức, ta không nói 1 cộng với 1, mà nói 1,414x1,414 = 2.
Khi cộng, chỉ là hợp nhau, ở chung với nhau. Khi nhân thì thẩm thấu vào nhau, hiệp nhất. Tuy nói là Đạo và Đức, nhưng hai mà một, một mà hai.
b. Song Hiệp.
Thực diệu kỳ khi có thể dùng hình ảnh để ký thác hai đặc tính sóng đôi và hiệp nhất của hai tuệ thức siêu việt Đạo và Đức.
Đạo và Đức sóng đôi và hiệp nhất, cũng nằm trong hệ thống tư tưởng Việt, và xác định thêm đặc tính Biểu tượng Tiên Rồng phối hiệp sóng đôi, Song Hiệp, của học thuyết Việt.*4
* *
4.3 Nguồn gốc Lạc Hồng.
Hàm ý cao siêu của Đạo và Đức được diễn đạt vừa bằng hình vẽ, vừa bằng con số, vừa bằng hình dạng và công dụng của Thạp và Trống... chứng tỏ, trước khi ký thác Đạo và Đức vào Thạp và Trống đồng, Tổ Tiên Việt Lạc Sông Hồng đã thấu hiểu tường tận nội dung thâm sâu của tuệ thức Đạo và Đức.
Tất cả đều được ký thác một cách kỳ diệu vào Thạp và Trống gần 500 năm trước quyển Kinh Đạo Đức.
Chính Kinh Đạo Đức cũng xác chứng nguồn gốc phương Nam của Đạo : ‘Đạo trụ Nam thiên’, Đạo ở tại phương Nam.
Hình vẽ Thuyền Biển chữ Đạo bao gồm cả chữ Việt 越, cũng là ẩn ý tuyệt diệu của Tổ Tiên, để lưu truyền chứng tích học thuyết Đạo Đức là của Tộc Việt vượt biển. [hình 4.3].
- Đồng thời với việc đúc Thạp và Trống ở Đông Sơn, Thanh Hóa, thì ở phương Bắc, vùng Thiểm Tây khô cằn giá lạnh, xa biển cả, bộ tộc Chu mới bắt đầu tụ tập các bộ lạc du mục sơ khai lạc hậu, để hình thành tộc Hoa.
* *
Ghi chú Phần 4 :
*4 - Tiên Rồng phối hiệp, sinh Bọc Trăm Con, 50 con theo Mẹ, 50 con theo Cha... - Đọc thêmCon Người và Xã Hội Việt, do Nguyễn Thanh Đức, nxb Tinh Hoa Tộc Việt, 2013, tr 409, đb đoạn 5.3.
* * * *
5.1 Tuệ thức Thực Tại.
a. Trong cuộc sống.
Trong cuộc sống hiện thực hằng ngày, với tuệ thức nguồn sống vô tận và thường hằng của Đạo và Đức nơi con người và nơi vạn vật, Tổ Tiên Lạc Hồng cũng đã tuệ thức Thực Tại của Đạo.
Ngoài tương quan với Đất Trời trong không gian và thời gian, con người còn có tương quan với những Thực Tại vô tận, thường hằng, ngoài thế giới vật chất.
b. Trên Thạp và Trống.
Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ không chỉ ghi lại đường nét và hàm ý cao siêu của chữ Đạo và chữ Đức, mà còn ký thác vào các vòng hoa văn khác để lưu truyền chính Niềm Tin vào tuệ thức Đạo Đức thực tại, vào Ông Trời, vào các Vua Hùng và Anh linh Thần thánh, vào Ông Bà Tổ Tiên, ngay trong đời sống thực tại.
* *
5.2 Ông Trời.
a. Đấng Nguồn Sống.
Thực Tại của Đạo là Đấng ‘rỗng không’, ‘không vật thể’, ‘không thể đàm luận’, vượt ngoài kinh nghiệm thuộc vật thể. Nhưng Đạo ‘chứa vạn vật’, Đạo bao trùm vạn vật, bao trùm không gian và thời gian.
Qua kinh nghiệm và ý thức về nguồn sống nơi bản thân và nơi vạn vật, con người nhận ra Nguồn Sống tối cao, nguồn phát sinh và truyền tỏa Sức Sống cho toàn thể vạn vật... Ngài là Đấng Nguồn Sống, là Ông Trời.
Vì Ông Trời chính là Nguồn Sống, là Sức Sống của con người và của vạn vật, nên Ông Trời cũng sống động trong con người và trong vạn vật. Ông Trời cùng chia sẻ cuộc sống với con người. Ông Trời liên hệ mật thiết với đời sống con người trong tất cả mọi sự việc, kể cả trong việc mưa nắng, ngày đêm...
b. Mặt Trời.
Do đó, Mặt Trời, biểu tượng của Ông Trời, đã được Tổ Tiên đặt lên đỉnh của Nắp Thạp, và nổi cộm giữa Mặt Trống, để lưu truyền niềm tin Ông Trời luôn hiện diện và không ngừng thông truyền Sức Sống cho con người, cho vạn vật.
Mặt Trời biến thành chữ Đức.
* *
5.3 Vua Hùng và Thần Thánh Anh Linh Việt.
a. Vua Hùng.
Mặt Trống Ngọc Lũ, Nắp Thạp Đào Thịnh, và mọi Thạp Trống Đông Sơn tuyệt kỹ, đều có đàn Chim kiểu thức hóa ở vòng lớn nhất. Hình kiểu thức hóa cũng nói lên tính cách đồng nhất, biểu tượng.
Hình Chim kiểu thức hóa nầy đã trở thành chữ Hùng linh thiêng 熊, biểu trưng các Vua Hùng. [hình 5.3a].
Đầu Chim mỏ dài thành nét .
Thân và đuôi dài thành .
Cánh và chân thành .
Phần dưới có thêm bộ hỏa để nhấn mạnh tính cách Linh thiêng.*5
b. Thần Thánh Anh Linh Việt.
Cũng trên Thạp và Trống, xen kẽ mỗi Chim Hùng đang bay là một Chim Nhỏ đang đứng. Các Chim Nhỏ nầy cũng được cách điệu hóa, nhưng mỗi con một vẻ. [hình 5.3b].
Như vậy, ở cùng nơi với các Chim Hùng linh thiêng, còn nhiều Chim khác. Tuy nhiên, những Chim nầy không đồng nhất, và cũng không to lớn, không thanh thoát như Chim Hùng.
Các Chim Nhỏ kiểu thức hóa nầy là Thần Thánh Anh Linh Việt, những Vị đã góp phần đáng kể cho việc sinh tồn và tăng trưởng của Tộc dân và Văn hóa Việt.
* *
5.4 Ông Bà Cha Mẹ, Tổ Tiên gần gũi.
a. Hình Nai tiếng Nãi, Mẹ, Mệ.
Vòng Hình 3 ở Mặt Trống Ngọc Lũ có 2 bầy Nai, mỗi bầy 10 con, xen kẽ một con đực một con cái.
Điểm đặc biệt là hình nai cái cũng có gạc như nai đực. [hình 5.4a].
Trên trái đất, hiện nay tất cả các nai cái đều không có gạc, chỉ trừ nai chà vùng Bắc Cực. Nhưng hình nai trên trống đồng không phải nai chà.
Cho nai cái có gạc cũng là một hình thức cách điệu hóa, tức là không muốn vẽ hình những con nai bình thường.
Đây là dấu chỉ Tổ Tiên không cố ý ghi lại hình loài Nai, mà chỉ nhắc nhớ tiếng ‘Nai’, tiếng ‘Mê’. Chữ Mê có nghĩa là con nai.*6
Âm ‘Mê’ biến thanh thành Mẹ, và Mệ. Mệ là tiếng cháu kêu Bà Nội, Bà Ngoại.*7
Tiếng Nai có biến thanh là Nãi, Nái. Hiện nay, ở vùng Tộc Việt phương Bắc, con vẫn gọi Mẹ là Nãi, cháu gọi Bà là Nãi Nãi. Ta còn dùng chữ Nái. Heo nái là heo mẹ.
* Tổ Tiên đã dùng hình để ghi nhớ một lần 4 âm : Mẹ, Mệ, Nãi, Nãi Nãi.
b. Chim Đa tiếng Cha, Gia Gia.
Vòng Hình 3 còn có 2 đàn chim cách điệu cánh cụt, đuôi ngắn. Một đàn 8 con, một đàn 6 con.
Chim đuôi ngắn, cánh cụt, nhắc nhớ chim đa, còn gọi là chim đa đa, chim gia gia. [hình5.4b].*8
Hình chim đa ghi lại tiếng ‘Cha’. Tiếng ‘Cha’ được viết thành chữ 爹, gồm bộ Phụ 父 với chữ hình chim Đa 多. Bộ Phụ 父 chỉ ý : người cha; chữ Đa 多 chỉ âm. [hình 5.4c].
Tiếng đôi ‘Gia gia’ cũng là tiếng cháu gọi Ông Nội, Ông Ngoại.
c. Ông Bà gần gũi.
Khi đúc Vòng Ông Bà Cha Mẹ giữa Vòng sinh hoạt của Người đang sống và Vòng các Vua Hùng linh thiêng, Tổ Tiên lưu truyền niềm tin Ông Bà Tổ Tiên dầu đã khuất, vẫn còn gần gũi chúng ta.
d. Ông Bà trong cuộc sống thường ngày.
Trên Mặt Trống, Vòng 2, Vòng Người Sống, cũng có Chim. Trên nóc của 2 nhà mái cong, một nhà có một con Chim Mái Lớn, nhà kia có một Chim Trống với mồng lớn, và một Chim Nhỏ.
Ngoài ra, trên 2 Em Bé cũng có 2 chim Đa bay trên đầu. [hình 5.4d].
Khi đúc gia đình chim đậu trên 2 nóc nhà, và 2 chim Đa bay trên 2 Em Bé, Tổ Tiên lưu truyền Niềm Tin nền tảng của Dân Việt, là Ông Bà Cha Mẹ luôn hiện diện và luôn che chở độ trì cho con cháu trong cuộc sống, trong mọi sinh hoạt thường ngày.
Đây cũng là tuệ thức thực tại của Đạo và Đức.
* *
5.5 Bộc Lộ Sức Sống Tuệ Linh.
Tuệ thức Đạo và Đức là phần bộc lộ hiện thực của Sức sống Tuệ Linh của con người, tức là Sức sống trường cửu, và khả năng liên lạc với thế giới linh thiêng.
Sức sống Tuệ Linh không nhận thức bằng giác quan vật thể thường tình, mà bằng tuệ thức.
Nhờ đó, con người tuệ thức được những hiện tượng và thực thể vượt ngoài vật thể, vượt ngoài khuôn khổ thời gian và không gian, vĩnh thường.*9
* *
Ghi chú Phần 5 :
*5 - Tự nó, bộ Hỏa cũng có nghĩa linh thiêng. Hình tứ linh, long lân quy phụng, đều có lửa.
*6 - Hán Việt Từ Điển, do Đào Duy Anh, nxb Trường Thi, Sàigòn 1957, tr 553. - Mê là nai, lộc là hươu. Hươu có thân hình nhỏ hơn Nai, gạc cũng nhỏ và ít nhánh hơn.
*7 - Về biến thanh, đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, tr 15, mục 3.2b.
*8 - Có vùng gọi là chim ngói, gà gô. - ‘Thương nhà mỏi miệng cái gia gia’, thơ Bà Huyện Thanh Quan.
*9 - Đọc thêm Con Người và Xã Hội Việt, tr 427 tt; đb tr 442, đoạn 5.4.
______________________
Nguyễn Thanh Đức 2013.
http://danhgiactau.com/index.php/vi/trang-chinh-moi/79-ht/126-nguon-goc-lac-hong-cua-ht-dao-va-duc (P6)