Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Henry A. Prunier, người dạy Võ Nguyên Giáp ném lựu đạn

-Henry A. Prunier, người dạy Võ Nguyên Giáp ném lựu đạn
DOUGLAS MARTIN – DCVOnline lược dịch
Giap-Ho“Ông Hồ thấy không thấy mâu thuẫn giữa việc vừa là một người cộng sản và vừa hy vọng đem lại đời sống dân chủ cho người dân của mình. Về nhiều mặt, ông ấy ngây thơ.” – Henry A. Prunier.

Thành viên của Toán Con Nai của Cơ quan Tình báo Trung ương của Mỹ thời Đệ nhị Thế chiến (O.S.S. - Office of Strategic Services) với Hồ Chí Minh, (đứng thứ ba từ trái sang) “ông Văn” (đeo cà vạt) và một số cán bộ Việt Minh khi được tình báo huấn luyện quân sự hồi 1945. Henry Prunier là người thứ tư từ phải (sau lưng V.N. Giáp). Nguồn: TNYT.
Thành viên Toán Con Nai của Cơ quan Tình báo Trung ương của Mỹ thời Đệ nhị Thế chiến (O.S.S. – Office of Strategic Services) với Hồ Chí Minh (đứng thứ ba từ trái sang), “ông Văn” (đeo cà vạt) và một số cán bộ Việt Minh khi được tình báo Mỹ huấn luyện quân sự hồi 1945. Henry Prunier là người thứ tư từ phải (sau lưng “ông Văn”). Nguồn: TNYT.
Henry A. Prunier dạy Võ Nguyên Giáp, vị tướng Việt Nam đã chống trả với quân đội Pháp và Mỹ, cách ném lựu đạn.
Ông Giáp học bài ném lựu đạn vào tháng 7 năm 1945, sau khi ông Prunier và sáu người lính Mỹ khác đã nhảy dù xuống một ngôi làng 75 dặm về phía tây bắc của Hà Nội trong một công tác mật để huấn luyện một lực lượng khoảng 200 quân du kích Việt Minh cách sử dụng vũ khí hiện đại của Mỹ tại căn cứ của Việt Minh trong rừng núi.
Toán Con Nai của Mỹ, nhân viên của cơ quan tình báo Mỹ trong chiến tranh thế giới II, muốn quân du kích Việt Minh hỗ trợ trong cuộc chiến chống Nhật, lúc đó đang chiếm đóng ở Đông Dương. Việt Minh hoan nghênh vũ khí của Mỹ trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho Việt Nam.
Hơn nữa, khi mời người Mỹ đến căn cứ của mình, Hồ Chí Minh, người lãnh đạo Việt Minh, đã được Toán Con Nai chữa bệnh sốt rét, viêm gan và những bệnh khác. Người Mỹ ở đó hai tháng, và sự chăm sóc của họ có thể đã cứu mạng Hồ Chí Minh.
Ông Prunier đã qua đời vào tháng Ba, 2013 lúc 91 tuổi, là một binh nhì 23 tuổi tin vào thời điểm đó (1945), được tuyển dụng làm thông dịch viên vì biết tiếng Pháp và tiếng Việt. Nhiệm vụ đầu tiên của ông là hướng dẫn một người đàn ông nhỏ thó, mà người Mỹ gọi là ông Văn, cách sử dụng súng trường, súng máy, bazooka và các loại vũ khí khác.
Ông Văn, (trong hình) là người mặc một bộ đồ vải lanh trắng, đi giày đen và đội mũ phớt đen, chính là ông Giáp, người, chín năm sau đó, sẽ dẫn quân Bắc Việt đến chiến thắng ở Điện Biên Phủ, buộc Pháp từ bỏ Việt Nam, và sau đó chiến đấu với quân đội Hoa Kỳ và dồn Mỹ vào vũng lầy đắt giá.
Trong một cuộc phỏng vấn với The Worcester Telegram & Gazette ở Massachusetts vào năm 2011, Prunier cho biết, “Giáp muốn biết lý do tại sao chúng tôi phải ném lựu đạn qua đầu và bắn súng cối như thế nào. Có lần Giáp ghé mắt nhìn vào nòng súng cối. Tôi bị sốc. Ông ta có thể đã bị bắn bay đầu.”
Ông Prunier, khi qua đời ngày 17 tháng Ba không được thông báo rộng rãi, phần lớn đã sống ở Worcester, quản lý kinh doanh (về xây cất) của gia đình. Gloria Prunier, con dâu của ông cho hay ông qua đời vì bệnh sung huyết tim ở Beverly, Massachusetts. Ông là thành viên cuối cùng còn sống của Toán Con Nai đã công tác mật ở Đông Dương.
Mặc dù chỉ là một chú thích trong lịch sử nước Mỹ, công tác của Toán Con Nai đã được ca ngợi ở Việt Nam như một thời điểm hoàng kim của sự hợp tác với Hoa Kỳ. Bộ quân phục của ông Prunier được triển lãm ở Bảo tàng quân sự Việt Nam tại Hà Nội, và một toán chuyên viên điện ảnh Việt Nam đang chuẩn bị làm một phim tài liệu về ông: “Từ Ký ức của Henry Prunier”.
“Quái lạ, tôi lại là một anh hùng ở đó.”
Henry Arthur Prunier sinh tại Worcester ngày 10 tháng 9 năm 1921. Ông đã theo học ở Assumption College, cũng tại Worcester, MA; tại đây hầu hết các lớp học đã được giảng dạy bằng tiếng Pháp, nhưng sau ba năm học ở đây ông Prunier đã gia nhập quân đội. Biết khả năng ngôn ngữ của Prunier, quân đội đã gửi ông tới Đại học Berkeley ở California để học tiếng Việt. Ở đây, O.S.S. đã tiếp xúc với Prunier và hai người khác mời tham dự “một công tác tự nguyện vào Đông Dương” với xác suất 50 phần trăm sống sót trở về; cả ba đều từ chối.
Sau khi được huân luyện tại Berkeley, ông Prunier đã được gửi đến một trường học mật mã và dự đinh sẽ gia nhập vào một sư đoàn bộ binh sang Pháp. Tuy nhiên, đêm trước khi lên đường, ông được lệnh phải đi Washington để gia nhập một toán đặc nhiệm của O.S.S. có tên mã là Deer Team (Toán Con nai).
Toán Con Nai đáng lẽ đã đi bộ 300 km từ Trung Quốc đến căn cứ của quân du kích, nhưng Trung Quốc đã cảnh báo đi như thế họ sẽ có thể bị Nhật Bản phục kích. Vì vậy, Toán Con Nai đã nhảy dù vào căn cứ của quân VM. Đây là lần đầu tiên ông Prunier nhảy dù. Ông đáp xuống một cánh đồng lúa, một số đồng đội khác thì dù vướng trên cây.
Gặp nhóm du kích, toán người Mỹ được đưa đến đến một túp lều tre, tại đây họ thấy Hồ Chí Minh nằm trên chiếu trong một góc tối, đang run cầm cập vì bị sốt rét. Ông tự giới thiệu mình là “ C.M. Hoo”. Y tá của toán Con Nai đã điều trị cho Hồ Chí Minh.
Khi đã bình phục, ông Hồ thảo luận hàng ngày với toán tình báo người Mỹ. Việt Minh đã đồng ý đi lấy thông tin tình báo, phá hoại tuyến đường sắt và giải cứu những phi công Mỹ bị bắn rơi. Khi biết ông Prunier là dân Massachusetts, ông Hồ đã kể lại cho Prunier nghe những câu chuyện cũ khi ông ghé đến Boston.
Ông Prunier ảnh chụp năm 2011 với “Bằng Ghi nhận” của Việt Nam. Nguồn ảnh/ TNYT/John Ferrarone
Ông Prunier – ảnh chụp năm 2011 – với “Bằng Ghi nhận” của Việt Nam. Nguồn ảnh/ TNYT/John Ferrarone
Khi Toán Con Nai đang huấn luyện quân sự cho Việt Minh thì Nhật Bản đầu hàng và Việt Minh tuyên bố Việt Nam độc lập, bằng ngôn từ trong Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ. Việt Minh gởi một tin nhắn qua những người bạn Mỹ nhờ chuyển cho Tổng thống Harry S. Truman yêu cầu ông hỗ trợ cho Việt Minh chống Pháp. Pháp đã để một số thuộc địa rơi vào tay Nhật Bản trong thời gian chiến tranh thế giới và đang đấu tranh lấy lại những thuộc địa đã mất. Ông Truman không trả lời yêu cầu của Hồ Chí Minh. Mỹ ủng hộ Pháp.
Một số nhà sử học đã nói rằng bằng cách từ chối đề nghị của Hồ Chí Minh, chính phủ Mỹ đã bỏ lỡ hí một cơ hội để xây dựng mối quan hệ với Bắc Việt và có thể đã giữ được người Mỹ không phải tham dự vào cuộc chiến hai mươi năm sau đó. Những quan điểm ngược lại cho rằng là ý thức hệ Cộng sản của Hồ Chí Minh, theo định nghĩa, đã xác định Bắc Việt là kẻ thù của Mỹ.
Ông Prunier nhận xét Hồ Chí Minh, “Ông Hồ thấy không thấy mâu thuẫn giữa việc vừa là một người cộng sản và vừa hy vọng đem lại đời sống dân chủ cho người dân của mình. Về nhiều mặt, ông ấy ngây thơ.”
Prunier nói vì kỷ luật, nhân viên tình báo Toán Con Nai, tiếc, khi phải từ chối gái đẹp và thuốc (rừng) kích dục mà Hồ Chí Minh đã cống hiến cho họ. Nhưng ông Prunier đã nhận một tấm thảm từ ông Hồ và sau đó treo trong nhà như một kỷ vật.
Ông Prunier để lại người bạn đời đã sống với ông 62 năm, bà Lague Mariette và hai người con gái của ông, Joanne M. Green và Dianne M. Behnke, với hai con trai của ông là Raymond và Donald, cùng người 12 cháu và 4 chắt.
Năm 2011, Henry Arthur Prunier được trao huy chương Sao Đồng vì công tác mật của ông thời trước. Cùng năm đó, Assumption College đã trao cho ông bằng cử nhân mà ông đã bỏ dở. (Ông Prunier cũng đã tốt nghiệp tại Đại học Massachusetts sau chiến tranh.)
Năm 1995, ông Prunier trở lại Hà Nội gặp lại một số bộ đội Việt Minh mà ông đã giúp. Nhận ra ông, Tướng Giáp đã cầm một quả cam và biểu diễn kỹ thuật ném lựu đạn mà Prunier đã dạy cho ông.
Vị tướng kêu lên, “Vâng, vâng, vâng!”
© 2013 DCVOnline

Nguồn: Henry A. Prunier, 91, U.S. Soldier Who Trained Vietnamese Troops, Dies. By DOUGLAS MARTIN. The New York Times. Published: April 17, 2013.

-Chuyện rồi cũng phải nói
Lữ Giang

Hôm 4.10.2013 Tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, hưởng thọ 103 tuổi, các cơ quan truyền thông trong cũng như ngoài nước, Việt ngữ cũng như ngoại ngữ, đã bàn khá nhiều về những bí ẩn của cuộc đời ông và đánh giá vai trò ông trong cuộc chiến Việt Nam. Nhưng có một bí ẩn rất quan trọng lại không được ai nói đến, đó là chuyện năm 1945 Võ Nguyên Giáp và toán của ông đã được các nhân viên tình báo Hoa Kỳ huấn luyện về quân sự ở Pác Bó, Cao Bằng, và được trang bị võ khí để chống Nhật. Nhưng vừa huấn luyện và trang bị xong thì Nhật đầu hàng Đồng Minh, Việt Minh đem toán võ trang này về Hà Nội cướp chính quyền!


 
Hình chụp tại Pác Bó, Cao Bằng, tháng 7 năm 1945
(Từ trái qua phải, hàng đứng: Người thứ 3 là Hồ Chí Minh và người thứ 5 là Võ Nguyên Giáp).


CÁC NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ
Câu chuyện Mỹ huấn luyện Võ Nguyên Giáp và toán của ông đã được  Archimedes L. A. Patti, người phụ trách tình báo Mỹ lúc đó ở vùng Côn Minh, Trung Quốc, tường thuật đầy đủ trong cuốn Why Viet Nam? Prelude To America’s Albatross”.Và mới đây, ngày 18.4.2013, khi Henry Prunier, một trong những người thuộc toán huấn luyện viên của Mỹ lúc đó, được gọi là “Deer Team” (Toán Con Nai), qua đời hưởng thọ 91 tuổi, tờ New York Times và nhiều cơ quan truyền thông khác của Mỹ đã đăng lại những lời tiết lộ của ông về những chuyện ông đã làm ở Pác Bó năm 1945, kể cả việc dạy cho Võ Nguyên Giáp ném lựu đạn.
Hôm 8.11.2013, Đài RFA đã phỏng vấn ông Nguyễn Mộng Long, người thực hiện cuốn phim Một cơ hội bị bỏ lỡ” vừa được giải Bông sen vàng về thể loại phim tài liệu tại Việt Nam vào tháng 10/2013 vùa qua. Cuốn phim kể lại chuyện năm 1945, biệt đội Con Nai gồm 7 binh sĩ Mỹ nhảy dù xuống Việt Bắc huấn luyện lực lượng Việt Minh chống Nhật theo sự tường thuật của người lính cuối cùng là ông Henry Prunier. Chúng tôi chưa xem nên không biết phim có dám nói lên sự thật hay không.
Đọc ba cuốn “Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam”, chúng ta thấy đảng này luôn hô rất to họ đã đánh thắng một lúc ba đế quốc đầu xỏ là Nhật, Pháp và Mỹ. Nhưng trong thực tế họ chưa bao giờ đánh Nhật. Họ mới được Mỹ huấn luyện để quậy phá Nhật xong thì Nhật đã đầu hàng Đồng Minh. Nhưng họ phải hô to như thế để che đậy tư cách lính đánh thuê của họ.

ĐẦU DUÔI CÂU CHUYỆN
Câu chuyện huấn luyện đã được Archimedes L. A. Patti và Henry Prunier tường thuật lại khá rõ ràng. Nhưng để hiểu rõ việc gì đã xảy ra, trong bài này, chúng tôi thấy cần nhắc lại câu chuyện năm 1944 Hồ Chí Minh tình nguyện làm lính đánh thuê cho Mỹ đã được chúng tôi trình bày trong cuốn Những bí ẩn lịch sử đàng sau cuộc chiến Việt Nam” xuất bản năm 1998(đã hết), nhưng rất nhiều người vẫn chưa biết. Phải nắm vững câu chuyện này độc giả mới hiểu được một cách dễ dàng tại sao năm 1945, 7 nhân viên tình báo Mỹ đã nhảy xuống Pác Bó để huấn luyện quân sự cho Võ Nguyên Giáp và toán của ông ta.
Đại Úy Archimedes L.A. Patti, Trưởng Phòng Hành Quân của OSS đặt tại Côn Minh, nói rằng lúc đầu ông có ý xử dụng tất cả các đảng phái chính trị của Việt Nam càng nhiều càng tốt, nhưng về sau ông thấy hai đảng Đại Việt và Việt Nam Quốc Dân Đảng không đáng tin cậy. Đại Việt là đảng thân Nhật và hoạt động cho tình báo Nhật, còn Việt Nam Quốc Dân Đảng tổ chức theo kiểu Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Ông có xử dụng một vài người của Việt Nam Quốc Dân Đảng, nhưng thấy rằng những người này vừa cung cấp tin tức cho Hoa Kỳ, vừa cung cấp cho Trung Hoa và Pháp. Cuối cùng, ông nhận thấy Việt Minh là nhóm duy nhất có thực lực có thể giúp Đồng Minh đánh Nhật.
[Archimedes L.A. Patti, “Why Viet Nam? Prelude To America’s Albatross”, 1980, tr. 504-530]

Lúc đó, theo yêu cầu của chính phủ Trung Hoa, các lãnh tụ đảng phái của Việt Nam ở Trung Quốc đã đồng ý thành lập một tổ chức chung lấy tên là Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (gọi tắt là Việt Cách), nhưng các đảng phái Việt Nam không ngồi lại với nhau được vì tranh chấp về quyền hành (ging như ở hải ngoại hiện nay). Do đó, chính phủ Trung Hoa đã quyết định dùng Hồ Chí Minh.
Giữa tháng 9 năm 1943 Tướng Trương Phát Khuê, Đại Diện Đệ Tứ Chiến Khu của Trung Quốc, ra lệnh thả Hồ Chí Minh. Lúc đó Hồ Chí Minh đã bị giam hơn một năm vì hoạt động cho Cộng Sản. Hồ Chí Minh đến ở ngay trong hội quán của Việt Cách và kiếm một cái ghế bố đặt trong một góc để nằm. Ông ít muốn nói chuyện với ai và từ chối nói về lý lịch của mình.
Theo yêu cầu của chính phủ Trung Hoa, Việt Cách đã tổ chức một hội nghị tại Liễu Châu vào ngày 19.3.1944 để thành lập một tổ chức đưa trở về Việt Nam hoạt động chống Nhật. Các yếu nhân trong Việt Cách đều không muốn xung phong trở về. Do sự sắp xếp trước của Tướng Trương Phát Khuê, Hồ Chí Minh liền giơ tay xung phong.
Ông được cấp giấy giới thiệu của Tướng Trương Phát Khuê và của Việt Cách, một bản đồ quân sự, một số tiền đi đường và 20 cán bộ do ông lựa chọn. Ông đã chọn 18 cán bộ sau đây: Dương Văn Lộc, Vi Văn Tôn, Hoàng Kim Liên, Phạm Văn Minh, Hoàng Văn Trao, Nông Văn Mưu, Hoàng Sĩ Vinh, Trương Hữu Chí, Hoàng Gia Tiên, Lê Nguyên, Nông Kim Thành, Hoàng Nhân, Hoàng Thanh Thủy, Hà Hiến Minh, Dương Văn Lễ, Đổ Trọng Viên, Lê Văn Tiến và Đỗ Thị Lạc.Đa số thuộc Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội và đảng viên Đảng Cộng Sản Đông Dương. Đỗ Thị Lạc về sau có một đứa con với Hồ Chí Minh và đã bị thủ tiêu.
Trước khi lên đường, Hồ Chí Minh xin thêm 1.000 khẩu súng, 6 súng cộng đồng, 4.000 trái lựu đạn, 50.000 quốc tệ, 25.900 tiền Đông Dương và 15.000 viên thuốc quinine. Nhưng ông chỉ được cấp một súng lục tùy thân, thuốc quinine và 76.000 quốc tệ với lời hứa khi các đơn vị chiến đấu được thành lập, Mỹ sẽ huấn luyện và cung cấp vũ khí. Hồ Chí Minh đã làm lễ tuyên thệ trung thành với Việt Cách và giúp hai chính phủ Trung Hoa và Hoa Kỳ thiết lập hệ thống tình báo tại Việt Nam.
[Xem Hồi ký của Trương Phát Khuê, Tuần báo Liên Hợp Tạp Chí, Hồng Kông, 1962]

Tháng 7 năm 1944, Hồ Chí Minh đem nhóm cán bộ được tuyển chọn về Việt Nam. Khi đến Bắc Giang, có hai cán bộ bị giết vì không chịu theo Đảng Cộng Sản. Hồ Chí Minh chia ra hai đoàn, một đoàn do Đặng Văn Ý cầm đầu và một đoàn do chính Hồ Chí Minh. Đặng Văn Ý là một cựu Trung Úy của quận đội Pháp, đi về đến Lạng Sơn lập chiến khu chống Pháp, còn Hồ Chí Minh với sự phụ tá của Vũ Nam Long (sau gọi là Tướng Nam Long) tiến về Cao Bằng và lập căn cứ địa ở Pac Bó. Ông ra lệnh cho hai Tỉnh Ủy Cao Bằng và Lạng Sơn hoãn lại cuộc khởi nghĩa tại hai tỉnh này như đã dự tính, vì tình hình chưa thuận tiện.
Đầu tháng 12, ông bàn với Võ Nguyên Giáp thành lập một đội võ trang, nhưng không cho biết đội này sẽ được Mỹ huấn luyện và trang bị. Võ Nguyên Giáp đề nghị lấy tên là Đội Việt Nam Giải Phóng Quân. Ông thấy cái tên này hơi quá lộ liễu, đọc lên thì biết đó là một tổ chức quân đội ngay, nên thêm hai chữ “tuyên truyền” vào cho nhẹ đi và gọi là “Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân”. Đội do Hoàng Sâm làm Đội Trưởng, Xích Thắng làm Chính Trị Viên. Võ Nguyên Giápđược coi là tổng chi huy. Đội ra mắt ngày 22.12.1944 tại châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Ngày 15.5.1945, sau buổi lễ thống nhất các lực lượng tại Định Biên Thượng, Định Hóa, Thái Nguyên, Võ Nguyên Giáp được cử làm Tư lệnh các lực lượng vũ trang thống nhất, mang tên Việt Nam Giải Phóng Quân”. Đây là tổ chức đầu tiên của Quân Đội Nhân Dân, được Mỹ huấn luyện và trang bị.
Sau khi cướp được chính quyền ngày 19.8.1945, “Việt Nam Giải Phóng Quân” được đổi thành Vệ Quốc Đoàn và thường được gọi là Vệ Quốc Quân. Năm 1950, sau khi được Trung Quốc huấn luyện và trang bị cho Việt Minh để thành lập các Đại Đoàn (Sư Đoàn), Vệ Quốc Đoàn được đổi thành Quân Đội Nhân Dân.

TOÁN “DEER TEAM” ĐẾN VIỆT NAM
Theo Patti, ngày 16.7.1945, một toán biệt kích (commando) Mỹ - Pháp gọi là “Deer Team” gồm 6 người đã nhảy xuống Kim Lung cách phía đông Tuyên Quang khoảng 20 dặm, vì nơi đây đã được bộ phận Không Quân Yểm Trợ Dưới Đất (Air Ground Aid Section) của Trung Quốc soạn bãi sẵn. Sáu người gồm có 3 người Mỹ là Thiếu Tá Allison Thomas, Trung ÚyWilliam Zeilski và Paul Hoagland (y tá), một người Pháp là Trung Úy Montfort và hai người Việt Nam được gọi là Trung Sĩ Logos và Trung Sĩ Phác.
Tuy nhiên, sau khi thảo luận với Hồ Chí Minh, Thiếu Tá Allison Thomas báo cáo rằng Hồ không chấp nhận Trung Úy Montfort người Pháp. Ông ta nói Montfort không thể ở đây và họ cũng không đón nhận bất cứ người Pháp nào nữa. Ít lâu sau, Trung Sĩ Phác lại bị Việt Minh phát hiện là một trung úy thành viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng thân Trung Quốc. Cả hai người này bị Việt Minh quản chế cho đến khi trả lại.
Toán Deer Team đã được điều chỉnh lại và bổ túc gồm 7 người Mỹ có tên sau đây: Allison Thomas, Henry Prunier, Paul Hoagland (y tá), Lawrence Vogt, Aaron Squires  Kneeling. Trước khi đưa qua Việt Nam họ được gởi đến Đại học Berkeley ở California học tiếng Việt. Đa số đều nói tiếng Pháp thông thạo. Sau đó họ được gởi qua Thượng Hải để huấn luyện về cách thức sinh hoạt trong chiến khu ở Việt Nam và những công việc phải làm.
Họ chỉ hoạt động tại Việt Nam trong khoảng một tháng, từ 16 tháng 7 đến 16 tháng 8 năm 1945 thì ngưng lại vì có tin Nhật đã đầu hàng. Trong thời gian đó Deer Team đã huấn luyện cho Võ Nguyên Giáp và toán của ông những gì, và đã cung cấp cho Việt Minh những vũ khí nào, đó là chuyện chúng tôi sẽ nói trong một bài khác.

Ngày 14.11.2013
Lữ Giang

-Thư ngỏ gửi nhà văn Phạm Đình Trọng: Không đồng ca, nhưng lĩnh xướngTrần Hồng Tâm
Thưa nhà văn,
Tôi mạo muội gởi thư này tới ông, để đưa ra một nhận thức khác về những sự kiện ông đã viết trong bài “Về với dân
Ông mặc định cuộc chiến Đông Dương lần thứ I (1946 -1954) là: “Không còn con đường nào khác, buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước.”
Cuộc chiến này do người Pháp thực hiên, và người Mỹ chịu 80% chi phí chiến tranh, nhằm đắp đập be bờ, ngăn lại cơn đại hồng thuỷ cộng sản đang tràn xuống Đông Nam Á. Người Pháp và cả người Mỹ nữa không có ý biến Việt Nam thành “thuộc địa kiểu mới” như đã tuyên truyền.

Hồ Chí Minh là một chính trị gia lão luyện đã đánh tráo lịch sử. Ông biến cuộc chiến chống cộng của người Pháp và Mỹ thành một cuộc chiến tranh xâm lược. Ngược lại, ông cũng đã biến cuộc chiến bảo vệ ý thứ hệ của đảng Cộng sản thành một cuộc chiến vệ quốc, để lôi kéo những người dân Việt nhẹ dạ vào cuộc chém giết đẫm máu này.
Nhưng thôi, hãy gác lại sự khác biệt, cứ cho rằng Pháp có ý định tái chiếm Việt Nam như ông mặc định. Vậy, có cần thiết phải tiêu hao quá nhiều xương máu, để hàng triệu gia đình tan vỡ, quốc gia tan hoang, hận thù giữa các dân tộc đến như vậy không. Những quốc gia láng giềng cũng giành độc lập nhưng không phải trả giá đắt như chúng ta.
Hơn nữa, chúng ta chấp nhận hy sinh để đổi lấy một chính quyền độc lập. Nhưng chính quyền mới này lại tồi tệ hơn chính quyền của Pháp trước đây. Vậy hàng triệu người ngã xuống để đánh đổi lấy gì?
Thưa nhà văn,
Nếu Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp, thì bây giờ chúng ta không mất Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, chúng ta không mất Hoàng Sa, Trường Sa. Nhìn lại pháo đài Đồng Đăng, hẳn ông hiểu người Pháp đã gìn giữ giang sơn của chúng ta cẩn thận đến mức nào. Chúng ta cũng không phải nhọc lòng xin đảng ban cho chút quyền con người, bởi những quyền này chúng ta đã có từ thời Pháp thuộc.
Lịch sử đôi khi chỉ là những trò trớ trêu và cay nghiệt. Chúng ta đánh Pháp, đuổi Mỹ ở cổng trước, nhưng lại rước Tầu, mời Nga vào cổng sau. Quả là một nghịch lý, một bất hạnh khổng lồ cho dân tộc chúng ta. Có dịp lần mò vào những kho sử liệu, biết đâu ông tìm ra những điều thú vi. Bởi lịch sử cũng là những cuộc truy đuổi khôn cùng để tìm ra sự thực.
Trong bài ông có mô phỏng lại tiếng hô của người dân nhiều nước trên thế giới “Hồ Chí Minh! Giáp! Giáp! Hồ Chí Minh! Giáp Giáp!”. Ông coi đó như là một miền tự hào dân tộc. Nhưng có khi nào chúng ta tự hỏi. Những người reo ca kia bây giờ đang sống ra sao? Quốc gia của họ đang ở đâu trên bậc thang của nền văn minh nhân lọai?
Những công dân thuộc những quốc gia tiên tiến như tôi biết, họ tự tin và bản lĩnh, không qùy lậy, không sùng bái, đất nước họ không có lãnh tụ ca, không đề cao những người dùng súng đạn và mạng người để giải quyết sự khác biệt.
Hẳn ông đã biết điển tích này, nhưng tôi vẫn kể ra đây: Năm 1991, khi thăm Thái Lan thủ tướng Võ Văn Kiệt nói: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng hai đế quốc to”. Thủ tướng Thái Lan nói: “Còn chúng tôi cũng rất tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả.” Không biết ông Kiệt còn dám tự hào khi nghe xong lời đáp lễ trên không.
Trong bài viết, ông có đề cập đến bữa ăn tối ngày 5 tháng 7 năm 1967 do Hồ Chí Minh khoản đãi tướng Thanh trước khi trở lại chiến trường. Ông mô tả đó là bữa ăn “đạm bạc”. Ông có đọc được nhật ký ở phủ chủ tịch, hay có gặp đầu bếp nấu bữa ăn đó không? Tôi nghi ngờ tính “đạm bạc” của bữa ăn tối lịch sử này.
Rồi ông kể tiếp Nguyễn Chí Thanh “rạo rực nghĩ đến chiến thắng trong tầm tay”, “âm thầm vui sướng đến mất ngủ. Quá phấn kích, rạng sáng ngày 6.7.1967, ông bị cơn nhồi máu cơ tim cướp đi mạng sống.”
Tướng Thanh thao thức trong đêm cuối, trước khi xa vợ con nghe có vẻ hợp lý hơn. Cơn nhồi máu cơ tim xẩy ra lúc ba giờ sáng. Căn nguyên có thể là di truyền, cao Cholesterol, cao huyết áp, hút thuốc nhiều. Mất ngủ chỉ là một yếu tố phụ vào căn bệnh đã tiềm ẩn từ lâu. Cách ông mô tả đêm cuối cùng của tướng Thanh, có vẻ suy diễn và gán ghép làm tôi nghi ngờ về những nguồn sử liệu mà ông đã viện dẫn.
Tôi đánh giá tướng Thanh hơn tướng Giáp về cả tài năng và tư cách. Tướng Thanh bình dân hơn, gần gũi với lính hơn, xông pha, lăn lộn trận mạc nhiều hơn, sắc sảo hơn, dám đứng ra bênh đỡ được vài người oan khuất. Đó cũng là một trong những lý do tại sao tướng Thanh được nhiều người khâm phục, còn tướng Giáp bị coi thường ra mặt.
Ông có giải thích vì sao cả ông Hồ và tướng Giáp vắng mặt ở Hà Nội dịp Tết Mậu Thân 1968. Do vậy, tôi cũng đưa ra một cái nhìn khác về sự kiện này.
Người ta đồn rằng Tướng Giáp nhận định nếu đánh mạnh qúa, dồn Mỹ vào chân tường. Có thể Mỹ sẽ sử dụng đến bom nguyên tử, ném thẳng vào Hà Nội như họ đã từng làm với Nhật để kết thúc chiến tranh. Thế nên cả hai cùng đi lánh nạn. Ông Hồ qua Bắc Kinh, tướng Giáp đến Budapest.
Lời đồn đoán này không phải là không cơ sở. Ông Hồ từng vào sinh ra tử, từng thay tên đổi họ trên trăm lần, qua mặt những trùm mật thám, sở cẩm Tây, Tàu, vào tù ra khám như đi chợ. Một bậc cao thủ, một đấng đa mưu túc kế. Ông Hồ đâu phải con bò để cho Lê Duẩn muốn dắt đâu thì dắt, muốn cột đâu thì cột. Nếu tướng Giáp không cáo bệnh, không xin nghỉ, thì Lê Duận có ba đầu sáu tay, cũng không thể cưỡng bức một ủy viên bộ chính trị, tổng tư lệnh, tổng tham mưu trưởng, bộ trưởng quốc phòng, đi đâu được.
Trong bài ông cũng ca ngợi tướng Giáp “không tham gia vào những tội ác… trong những vụ tàn sát đẫm máu như cải cách ruộng đất hay Nhân văn Gia Phẩm… ” Thưa nhà văn, nhìn thấy người đang bị bách hại mà mình không có một động thái gì để cứu nạn nhân thì đó là một kẻ tòng phạm không hơn không kém.
Ông viết “Không vào chỗ dành riêng cho tầng lớp vua quan xa dân ở Mai Dịch, Võ Nguyên Giáp về với dân gian Việt Nam ở doi đất bình dị ven biển Vũng Chùa, Quảng Bình quê nhà”. Ông kết luận rằng tướng Giáp đã về với dân.
Tướng Giáp muốn về với dân sao lại không chọn nghĩa trang Vị Xuyên, Cao Bằng, sao không chọnnghĩa trang Trường Sơn, hay nghĩa trang Quốc Tế ở Xa Mát, Tây Ninh.
Tướng Giáp chọn một mình một cõi, các nhà phong thủy ví đó là đất của “ngọa hổ tàng long”, chỉ có các bậc đế vương mới chọn nơi an nghỉ vĩnh hằng như vậy. Tầng lớp tiện dân, chết chưa có đất chôn, đâu dám mơ đến việc có voi chầu hổ phục.
Nhà văn thử tính toán lại xem tổng chi phí cho đám tang tướng Giáp là bao nhiêu, chưa kể đến một đại đội đang canh giữ phần mộ 24/24 giờ hằng ngày, hẳn ông có câu trả lời rằng tướng Giáp ở với quan hay về với dân.
Cha anh chúng ta nhập đồng, yêu nước nghĩa là yêu chủ nghĩa cộng sản, đã ôm mã tấu lao vào họng súng, mang lại hào quang cho tướng Giáp. Con em chúng ta lên đồng, yêu nước nghĩa là yêu đảng, còn đảng còn mình, ôm hoa lao vào khóc một người không bao giờ bỏ đảng. Nhưng khi thoát đồng, họ cũng yêu miếng sushi không thua kém gì tình yêu giành cho tướng Giáp.
Nhà văn tâm sự rằng “không thể góp giọng trong dàn đồng ca kia”. Ông chờ sự yên tĩnh trở lại rồi ông mới lên giọng.
Thưa nhà văn,
Ông có một giọng nam cao, cuồn cuộn mà êm ái, sang sảng mà du dương. Giọng của một người hát thánh ca trong vai lĩnh xướng.
5.11.2013
Trần Hồng Tâm
Nguyên trung úy QĐND
© Đàn Chim Việt

BÀI LIÊN QUAN:
  1. Nhận định về đơn ly khai ĐCS của nhà văn Phạm Đình Trọng

Phạm Đình Trọng
Nhà văn Phạm Đình Trọng vừa gửi tới Bauxite Việt Nam bài viết “Về với dân” và cho biết: đây là bài ông nhận “đặt hàng” của BVNngay khi có tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần (chiều 4/10/2013), nhưng vì một số lý do, hôm nay ông mới gửi đăng. Ngoài những nhận định cá nhân về con người và sự nghiệp của vị Tướng đã ra đi, nhà văn Phạm Đình Trọng, người từng có thời gian làm việc tại Ban Ký sự lịch sử quân sự, còn đề cập và phân tích về một vài nhân vật lịch sử hàng đầu có liên quan đến cuộc đời tướng Giáp. Tuy nhiên, từ đó, phần viết này lại mở ra những vấn đề rất lớn của lịch sử Việt Nam đương đại còn chưa được soi tỏ, đáng để tìm hiểu, mổ xẻ một cách khách quan, công bằng. Vì thế, mặc dù đã chính thức tuyên bố chấm dứt các bài viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ ngày 15/10/2013, hôm nay BVN xin giới thiệu bài “Về với dân” của nhà văn Phạm Đình Trọng như một ngoại lệ, tất nhiên, những gì nhà văn cung cấp được viết với bút pháp và quan điểm của ông.
Bauxite Việt Nam

1. TÔI KHÔNG HÁT ĐỒNG CA

Buổi tối cuối cùng ở Hà Nội trong chuyến đi chớp nhoáng, tôi nhận được phone của Ban Biên tậpBauxite Việt Nam báo tin đại tướng Võ Nguyên Giáp mất và đặt tôi viết bài. Có đôi điều làm tôi đắn đo không thể viết ngay và viết xong tôi cũng không muốn gửi ngay cho người đặt bài.

Dù Võ Nguyên Giáp không vướng vào những sai lầm chính trị, không tham gia trực tiếp vào những tội ác mà những người Cộng sản đã gây cho dân tộc Việt Nam trong những vụ tàn sát đẫm máu như cải cách ruộng đất, hãm hại tinh hoa, trí tuệ Việt Nam như vụ Nhân Văn Giai Phẩm, vụ Xét lại, gây hận thù sâu sắc trong lòng dân tộc Việt Nam như khi đẩy một bộ phận dân tộc Việt Nam ở miền Nam vào những trại tập trung khắc nghiệt, dã man, nhưng Võ Nguyên Giáp vẫn là người có công rất lớn, có thể coi là công đầu, giúp chủ nghĩa Cộng sản chiến thắng và ngạo nghễ ngự trị trên đất nước Việt Nam.

Khi chủ nghĩa Cộng sản đã phơi bày những tội ác chống lại loài người, mang lại đau thương chết chóc thê thảm cho dân tộc Việt Nam, phá nát đạo lí, văn hóa Việt Nam, nhấn chìm dân tộc Việt Nam văn hiến lún sâu trong nghèo đói, lạc hậu, trong bạo lực mất tính người và gây hận thù, chia rẽ, li tán sâu sắc trong lòng dân tộc Việt Nam, khi những người Cộng sản lứa đàn em gần gũi của Võ Nguyên Giáp như Trần Độ, Nguyễn Hộ, Hoàng Minh Chính… đã thấy rõ bản chất của học thuyết Cộng sản, đã quyết liệt dấn thân vào cuộc chiến đấu đầy hi sinh mất mát để xóa bỏ cái ác trên đất nước Việt Nam thân yêu thì Võ Nguyên Giáp vẫn trung thành với Cộng sản, vẫn thành kính ngợi ca Đảng Cộng sản.

Khi những đồng đội, những bạn chiến đấu thân thiết, gần gũi nhất của Võ Nguyên Giáp như Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Thiếu tướng Đặng Kim Giang, Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng, đại tá Lê Minh Nghĩa, Cục trưởng cục Tác chiến, đại tá Đỗ Đức Kiên, Cục trưởng cục Tình báo, đại tá Lê Trọng Nghĩa, Tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân, thượng tá Hoàng Thế Dũng… bị cái ác Cộng sản vu cho tội xét lại và bị hãm hại đến thân tàn ma dại, khi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tổng Tham mưu trưởng, Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh khảng khái lên tiếng bảo vệ đồng đội, bảo vệ những người lính trung thực bị hãm hại và bình thản chấp nhận bị hạ quân hàm, bị mất các chức vụ và con người trung thực, nghĩa khí, lương thiện của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh đã bộc lộ sáng chói, thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp im lặng giữ thân, giữ chức.

Viết về một người như vậy, dù người đó đã góp thêm ánh hào quang cho trang sử Việt Nam giữ nước cũng không thể không đắn đo.

Từ khi Tướng Võ Nguyên Giáp nằm xuống liền có ngay một dàn đồng ca đông đảo hòa giọng ngợi ca vị Tướng chiến trận. Cả một ngôi đền lừng lững đã được dựng lên trong không gian tâm linh dân tộc và vị Tướng vừa nằm xuống trở thành vị Thánh trong ngôi đền râm ran tiếng tụng niệm. Tôi đánh giá cao công tích của Tướng Giáp trong cầm quân trận mạc nhưng tôi không phải là tín đồ rập đầu tụng niệm trong ngôi đền kia, tôi không thể góp giọng trong dàn đồng ca kia. Dàn đồng ca cả triệu người dù say sưa đến đâu cũng không thể ngân nga mãi. Tôi chờ sự yên tĩnh trở lại, chờ sự thoát đồng trở về đời thực để được nói đôi điều thường tình của một người phàm thế.

2. HAI VỊ TƯỚNG, HAI SỐ PHẬN

Tháng Hai, năm 1951, đại hội đổi tên Đảng Cộng sản Đông Dương thành Đảng Lao động Việt Nam. Ngoài chủ nghĩa Mác Lê nin, đại hội còn chính thức lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng tư tưởng của Đảng Lao động Việt Nam, đại hội đẩy dân tộc Việt Nam yêu nước thương nòi vào cuộc đấu tranh giai cấp đẫm máu đánh vào chính dân tộc Việt Nam, gieo rắc hận thù giai cấp trong lòng dân tộc Việt Nam, bắn giết, tù đày chính nòi giống Việt Nam, hủy hoại tận gốc những giá trị văn hóa, đạo lí Việt Nam. Trước khi có đại hội Đảng tai họa này, cuộc kháng chiến chống Pháp chỉ đơn thuần là cuộc kháng chiến chống xâm lược, giành và giữ độc lập dân tộc, là sự nối tiếp sự nghiệp cứu nước của Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Hoàng Hoa Thám...

“Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...”

Lời kêu gọi của vị thống soái cuộc kháng chiến đã nêu đúng bản chất khởi đầu của cuộc chiến tranh Đông Dương 1946 – 1954. Không còn con đường nào khác, buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước, cuộc kháng chiến chống Pháp là cuộc kháng chiến chính nghĩa, thuận đạo lí đã thu hút, tập hợp được sức mạnh cả dân tộc Việt Nam. Tài năng và khí phách Việt Nam được khai thác, phát huy cao nhất. Từ đó xuất hiện những người lính anh dũng vô song và những nhà cầm quân lỗi lạc. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, trước đây Việt Nam đã có Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, nay có Võ Nguyên Giáp và nhiều tướng tài khác.

Sau trận thắng lớn đầu tiên, thu đông năm 1947, đánh tan cuộc hành quân đầy tham vọng của quân viễn chinh Pháp nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của Việt Nam, ngày 20. 1. 1948, Chính phủ Việt Nam kháng chiến liền quyết định phong tướng cho những nhà cầm quân vừa thắng trận, vừa để hoàn chỉnh về tổ chức của một Nhà nước có quân đội được tổ chức chính qui, hiện đại, vừa để ghi nhận sự lớn mạnh của quân đội kháng chiến. Mười một chỉ huy cấp cao của quân đội kháng chiến được phong tướng. Một đại tướng: Võ Nguyên Giáp. Một trung tướng: Nguyễn Bình. Chín thiếu tướng: Nguyễn Sơn, Hoàng Văn Thái, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình.

Trong mười một vị tướng trên, trung tướng Nguyễn Bình là người ra đi đầu tiên, ông mất năm 1951, khi mới 45 tuổi và đại tướng Võ Nguyên Giáp là người ra đi sau cùng. Cuộc đời binh nghiệp ngắn ngủi nhất trong mười một vị tướng nhưng trung tướng Nguyễn Bình cùng với đại tướng Võ Nguyên Giáp, người có cuộc đời binh nghiệp lâu dài nhất là hai vị tướng để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam và để lại tình cảm sâu nặng nhất trong lòng người dân Việt Nam. Cũng vì dấu ấn sâu đậm hai vị tướng này để lại trong lịch sử và trong lòng dân, hai vị tướng còn để lại cả bí ẩn về tai nạn cuộc đời mà lịch sử còn phải soi rọi, khám phá.

Có công lao lớn với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Không một lần vướng sai lầm chính trị. Được Chủ soái Hồ Chí Minh tuyệt đối tin tưởng, gửi gắm. Được tướng sĩ trong toàn quân yêu quí coi là người anh cả của quân đội. Có sức mạnh của đội quân nhiều công trạng đứng phía sau. Với sức mạnh quân đội và ưu thế chính trị cá nhân đó, Võ Nguyên Giáp thừa sức thâu tóm quyền lực tuyệt đối trong tay nhưng ông không có mưu đồ quyền lực. Không tham vọng quyền lực nhưng ông lại là nạn nhân của những tham vọng quyền lực.

Sự lừng lẫy của vị tướng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, sự nổi tiếng của vị tướng đánh thắng đội quân hùng mạnh nhất thế giới làm cho thế giới chỉ biết có hai người khi nhắc đến cuộc chiến tranh Việt Nam là: “Hồ Chí Minh! Giáp! Giáp! Hồ Chí Minh! Giáp! Giáp!” (tiếng hô của người dân nhiều nước trên thế giới trong những cuộc mít tinh ủng hộ Việt Nam những năm bảy mươi, tám mươi, thế kỉ hai mươi). Vị tướng lừng lẫy trong lịch sử và trong thời đại đó đã làm cho người có quyền lực và háo danh, muốn để lại tên tuổi trong lịch sử chịu không nổi vì sợ bị lu mờ. Có quyền lực trong tay, họ liền dùng quyền lực xóa bỏ cả lịch sử, xóa bỏ tên tuổi tướng Giáp trong lịch sử. Suốt mấy chục năm trời tên tướng Giáp bị xóa khỏi trang sử Điện Biên Phủ. Họ ngụy tạo ra hồ sơ Võ Nguyên Giáp là con nuôi chánh mật thám Pháp, ngụy tạo ra vụ Sáu Sứ, một âm mưu đảo chính cung đình để ám sát con người chính trị Võ Nguyên Giáp.

Nhắc đến vụ việc cả hệ thống quyền lực ngang nhiên giết chết con người chính trị Võ Nguyên Giáp, tôi lại nhớ đến vụ phục kích giết chết con người thể xác trung tướng Nguyễn Bình.

Tên tuổi trung tướng Nguyễn Bình những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ cũng lừng lẫy như tên tuổi Võ Nguyên Giáp sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, sau 30.4.1975. Sau năm 1945, các tổ chức vũ trang của các giáo phái, của các tổ chức chính trị ở Nam Bộ nhiều như nấm. Nguyễn Bình đã tập hợp, thống nhất các tổ chức vũ trang này thành lực lượng kháng chiến chống Pháp và Nguyễn Bình trở thành vị tư lệnh đầy quyền uy của Bộ Tư lệnh Nam Bộ. Người dân Nam Bộ truyền miệng những câu chuyện về sự ngang tàng, nghĩa khí, về sự xuất quỉ nhập thần của tướng Nguyễn Bình và họ tham gia kháng chiến chống Pháp vì lòng yêu nước và vì thần tượng tướng Nguyễn Bình chứ họ không hề biết đến những người Cộng sản.

Người đứng đầu tổ chức Cộng sản ở Nam Bộ lúc đó chỉ là trưởng phòng dân quân không ai biết đến trong Bộ Tư lệnh Nam Bộ của Tướng lừng danh Nguyễn Bình. Con người đó sau này ra Hà Nội đứng đầu cả Đảng Lao động Việt Nam, con người luôn chứa chất trong lòng tham vọng lớn về quyền lực và nỗi đố kị, tị hiềm không phải chỉ với riêng tướng Giáp. Đội quân kháng chiến của tướng Nguyễn Bình đang lớn mạnh thì tướng Bình được triệu tập ra Việt Bắc. Và những họng súng ở một ổ phục kích đã chờ đón tướng Bình ngay trong chặng đường rừng đầu tiên. Lập tức ông phải nhận lấy cái chết âm thầm đầy bí ẩn trong rừng sâu trên đất Campuchia!

3. KHẮC KHOẢI XUÂN MẬU THÂN 1968

Sau năm 1975, học xong khóa I trường Viết Văn Nguyễn Du, tôi có hai năm làm việc ở Ban Kí Sự Lịch Sử Quân Sự thuộc Tổng Cục Chính Trị. Ban có nhiệm vụ hoàn thành bản thảo bộ kí sự lịch sử “Trận Đánh Ba Mươi Năm” gồm 5 tập. Từ 1945 đến 1975, ba mươi năm chiến tranh được chia ra làm năm giai đoạn, mỗi giai đoạn là một tập sách. Gần ba mươi nhà văn, nhà báo quân đội chia làm năm nhóm, mỗi nhóm hoàn thành một tập bản thảo. Tôi và nhà văn Đào Thắng được bổ sung về Ban ở giai đoạn cuối và làm tập năm do nhà văn, thượng tá Nam Hà làm trưởng nhóm. Gặp gỡ các tướng lĩnh, những người hoạch định các chiến dịch, những người chỉ huy những trận đánh. Đọc hồi kí của các tướng lĩnh quân đội miền Bắc, quân đội miền Nam, quân đội Mĩ. Sục vào các kho hồ sơ lưu trữ... Nguồn tư liệu gốc ngổn ngang đó cho chúng tôi hình dung đầy đủ và chính xác từng chiến dịch từ cơn cớ ban đầu, đến diễn biến ở bản doanh, diễn biến ở mặt trận và giá máu phải trả. Từ đó chúng tôi cũng nhận ra những góc khuất của chiến tranh, những góc khuất của lòng người. Người háo danh, háo quyền lực đã không tiếc máu xương của hàng triệu người lính và dân lành để thỏa mãn sự háo danh đó.

Đầu năm 1967, Bí thư trung ương cục miền Nam, đại tướng Nguyễn Chí Thanh mới từ mặt trận miền Nam trở ra Hà Nội đã cùng Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn hình thành ý tưởng Xuân Mậu Thân 1968 Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa, giành thắng lợi quyết định và chỉ đạo Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu làm kế hoạch thực hiện.

Trong mười một ủy viên Bộ Chính trị, tướng Giáp là người duy nhất lên tiếng không đồng tình với ý tưởng Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa Xuân 1968. Theo ông sức mạnh chiến tranh của quân Mĩ, quân đồng minh ở Nam Việt Nam và quân đội Sài Gòn đang trên đỉnh cao với hơn nửa triệu quân Mĩ và quân đồng minh, gần một triệu quân Sài Gòn. Chưa đủ thời gian thấm đòn chiến tranh nhân dân của ta, hơn nửa triệu quân Mĩ với máy bay chuyển quân bay rợp trời, xe tăng dàn trận bò kín đất đang chủ động mở những cuộc hành quân lớn đánh vào vùng đất quân giải phóng kiểm soát. Lúc đối phương lực đang còn mạnh và thế đang lên mà dốc vốn vào tổng công kích trận cuối cùng chỉ cháy túi, kiệt vốn, tự sát. Căn cứ quân nước ngoài không đặt trong thành phố, thị xã. Đánh vào tất cả thành phố, thị xã, trung tâm hành chính đông dân là nhằm vào người dân. Đẩy mức độ ác liệt của chiến tranh lên cao ngay trong thành phố là mang chết chóc đến cho dân lành và dàn mỏng lực lượng ta ra phơi mình trên địa hình trống trải, lạc lõng trong đường phố bàn cờ nhằng nhịt sẽ bị tiêu diệt đến người lính cuối cùng, chỉ tự chuốc lấy thương vong lớn, không thể có chiến thắng quyết định.

Thời điểm này chỉ nên mở cuộc tập kích chiến lược: Bất ngờ đồng loạt đánh vào tất cả các căn cứ quân Sài Gòn, quân Mĩ và đồng minh trên toàn miền Nam, cùng với tiêu hao sinh lực là đánh mạnh vào tinh thần chiến đấu của đối phương, thúc đẩy phong trào phản chiến của nhân dân Mĩ đòi Chính phủ đưa con em họ về nước, tạo ra bước ngoặt về cục diện chiến tranh. Khi yếu tố bất ngờ không còn, sức mạnh của đội quân khổng lồ, sức mạnh của vũ khí, sức mạnh của công sự phía đối phương được phát huy thì ta phải thu quân bảo toàn lực lượng cho những chiến dịch đánh lớn và quyết định tiếp theo.

Lí giải đúng đắn đó của tướng Giáp chỉ là một ý kiến lẻ loi đã bị bỏ qua.

Tháng 6 năm 1967, dưới sự chủ trì của Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, hội nghị trung ương 14, khóa ba quyết định Tổng tiến công và Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968. Chiều 5. 7. 1967, Bí thư Trung ương Cục miền Nam Nguyễn Chí Thanh được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời cơm trước hôm lên đường trở lại miền Nam triển khai chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968. Từ bữa cơm đạm bạc, thân tình ở ngôi nhà sàn trong phủ Chủ tịch trở về nhà riêng ở phố Lý Nam Đế, Bí thư Trung ương cục miền Nam rạo rực nghĩ đến chiến thắng trong tầm tay. Niềm tin chiến thắng Xuân Mậu Thân mạnh đến nỗi suốt đêm đó Bí thư Trung ương Cục miền Nam Nguyễn Chí Thanh âm thầm vui sướng đến mất ngủ. Quá phấn khích, rạng sáng ngày 6. 7. 1967, ông bị cơn nhồi máu cơ tim cướp đi mạng sống.

Còn Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, đồng tác giả Tổng công kích Xuân Mậu Thân 1968, cũng có niềm tin vững chắc vào chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968 đến mức ông đã trù liệu cả việc giành độc quyền chiến thắng, không cho những đối thủ chính trị được ghé tên, chia phần chiến thắng của ông bằng cách không để Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp có mặt ở trong nước trong suốt thời gian chuẩn bị và quá trình diễn ra chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968. Không có mặt ở trong nước là không can dự gì vào chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968. Chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 chỉ hoàn toàn từ Lê Duẩn, do Lê Duẩn, của Lê Duẩn.

Từ 5. 9. 1967, Hồ Chí Minh cùng người thư kí riêng thân tín đã phải lẻ loi, âm thầm rời đất nước sang Bắc Kinh nghỉ ngơi theo “quyết định của Bộ Chính trị và hội đồng bác sĩ”! Gần bốn tháng sau, mãi đến 23. 12. 1967 Hồ Chí Minh mới được điện mời về để tham dự cuộc họp Bộ Chính trị ngày 28. 12. 1967 và để đọc lời chúc Tết Mậu Thân 1968 cho đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam ghi âm. Xong việc, ngày 2. 1. 1968 Hồ Chí Minh lại tất tả, lủi thủi lên máy bay sang Tàu.

Là Chủ tịch đảng, Chủ tịch nước, có quê hương đất nước, có mấy chục triệu thần dân sùng bái mà Tết Mậu Thân 1968 tuổi già Hồ Chí Minh phải đón Tết bằng bánh bao, cơm Tàu, trong cô đơn, trong trống vắng lạnh lẽo nơi đất khách quê người như một kẻ thất thế lưu vong, không người thân thích, không hoa đào mứt tết, không bánh chưng, dưa hành. Đối xử như vậy với đương nhiệm Chủ tịch đảng, đương nhiệm Chủ tịch nước lại đã ở tuổi 78, thật tệ bạc, tàn nhẫn và độc ác!

Lại nữa, với âm mưu gì mà bố trí để một người già gần 80 tuổi đi chuyến bay vào đêm đông giá rét? Rồi khi máy bay hạ cánh trong đêm thì người lái lâu năm thuộc đường băng liền phát hiện ra đèn sân bay lệch mười lăm độ, máy bay phải lượn đến vòng thứ hai vẫn không dám hạ cánh. Báo cho sân bay nhưng đèn dẫn đường hạ cánh vẫn không thay đổi. Nếu là người lái chưa thuộc đường băng cứ hạ cánh theo đèn dẫn thì máy bay đã trượt khỏi đường băng và nổ tung rồi. Nhờ người lái lão luyện thuộc đường băng như thuộc đường ngõ xóm nhà mình nên cho máy bay hạ cánh theo trí nhớ, nhờ thế máy bay mới an toàn, người đi chuyến bay đó là Hồ Chí Minh mới còn mạng sống.

Không biết trong toan tính giành độc quyền chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn có tính đến sự cố chuyến bay chở Hồ Chí Minh hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm đêm 23. 12. 1967 không nhỉ? Một sự cố nghiêm trọng như vậy mà cho chìm xuồng lặng lẽ, không điều tra làm rõ cũng là điều rất không bình thường. Sự cố tày đình đó do sơ xuất của những người quản lí, khai thác sân bay gây ra, tất sẽ được tìm ra và truy cứu trách nhiệm đến nơi đến chốn. Không được điều tra làm rõ, chỉ có thể là sự cố được bí mật tạo dựng bởi quyền lực tối cao như từ trên trời rơi xuống, không ai dám đụng đến, không thể khui ra, thôi đành cho qua!

Trong những ngày Hồ Chí Minh sống khắc khoải cô đơn bên Tàu thì Võ Nguyên Giáp cũng phải ngậm ngùi sống ở trời Tây Hungari hiu quạnh.

Chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 đã diễn ra đúng như những gì Võ Nguyện Giáp đã cảnh báo: Mang chết chóc đến dân lành và đội quân ở rừng đánh vào thành phố, ở lại giữ thành phố đã phải chịu tổn thất nặng nề nhất trong suốt cuộc chiến tranh ba mươi năm.

Hai bên tham chiến đã thỏa thuận ngừng chiến dịp Tết Nguyên đán để người dân được bình yên ăn tết. Bội ước thỏa thuận, đúng giao thừa Tết Mậu Thân, đêm 31. 1. 1968 lịch tây, đội quân ở rừng do Hà Nội chỉ huy, thực sự là đội quân miền Bắc, nổ súng đánh vào tất cả các thành phố, thị xã, thị trấn trên toàn miền Nam. Bị bất ngờ, quân miền Nam và đồng minh không kịp phản ứng, đành để mất nhiều khu vực trong các thành phố, thị xã cho đội quân miền Bắc làm chủ. Tình thế này dẫn đến hai hậu quả.

Một. Vùng thành phố, thị xã do quân miền Bắc làm chủ trở thành nơi chiến sự ác liệt nhất, nơi tập trung bom đạn của cả hai phía, nơi tắm máu dân lành. Thành phố Huế là nơi quân miền Bắc ở lại lâu nhất, 28 ngày, cũng là nơi tang thương nhất. Hơn 116 000 ngôi nhà bị tàn phá, trong đó 9 776 ngôi nhà bị san bằng, 3 776 dân lành bị bom đạn giao tranh giết chết. Đội quân từ rừng về coi những người dân làm việc trong bộ máy hành chính của chính quyền Sài Gòn hoặc liên quan đến chính quyền Sài Gòn đều là kẻ thù, là ác ôn phải loại bỏ. Chiến dịch diệt ác trừ gian nhằm vào dân thường cũng diễn ra khốc liệt nhất ở khắp các thành phố, thị xã.

Hai. Đội quân miền Bắc đánh vào thành phố chỉ nhờ yếu tố bất ngờ mà giành được thắng lợi ban đầu. Yếu tố bất ngờ không còn, đội quân đánh vào thành phố từ chủ động thành bị động, phải lấy thế yếu, thế bị động, thế cô lập, bị bao vây, chia cắt, phơi mình ra trên địa hình đường phố trống trải và lạ lẫm đương đầu với thế mạnh áp đảo của đội quân miền Nam. Cố giữ các thành phố, thị xã, những trung tâm hành chính để hòng dựng lên một chính quyền cách mạng thay thế chính quyền Sài Gòn nhưng càng cố giữ thành phố, thị xã thì các thành phố, thị xã miền Nam càng trở thành vực thẳm không đáy chôn vùi quân miền Bắc. Đơn vị sau thế chỗ đơn vị trước đã bị xóa sổ nhưng đơn vị thế chỗ càng về sau quân số càng ít ỏi! Nhiều đơn vị, cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, cả du kích bị xóa sổ nhiều lần! Nhiều đảng bộ, chi bộ hi sinh trắng không còn một đảng viên! Tết Mậu Thân 1968 là thảm họa người Việt giết người Việt với qui mô lớn nhất, quyết liệt nhất, mê say nhất, tàn bạo nhất và số người bị giết lớn nhất, phải tính tới con số hàng trăm ngàn mà bên bị tổn thất về người nặng nề nhất chính là đội quân dồn dập đánh vào các thành phố, thị xã miền Nam dưới sự đôn đốc từ Hà Nội do sự háo danh của người nhiều tham vọng quyền lực.

Lứa nhà văn quân đội chúng tôi hình thành trong cuộc chiến tranh Nam Bắc được Tổng cục Chính trị tập hợp về từ giữa năm 1976 đến mùa hè năm 1984 vẫn đang có mặt đông đủ ở Vân Hồ Ba, Hà Nội. Và Vân Hồ Ba Hà Nội trở thành địa chỉ thường xuyên lui tới của những người cầm bút đất kinh kì. Một buổi chiều muộn nhà văn Bùi Bình Thi phóng xe máy từ nhà sáng tác Quảng Bá, Hồ Tây đến Vân Hồ Ba hấp tấp kể với chúng tôi câu chuyện nhà văn vừa chứng kiến về người khởi xướng vụ tắm máu Tết Mậu Thân 1968 chạy trốn, chối bỏ trách nhiệm trước người dân, trước lịch sử.

Sau một ngày đóng cửa hì hục viết, trước bữa cơm chiều, các nhà văn đang ở trại sáng tác Quảng Bá thường sang phòng nhà văn quân đội, đại tá Xuân Thiều tán chuyện đợi nhà bếp mở cửa. Chiều nay vừa đủ mặt thì bỗng Tổng Bí thư Lê Duẩn cùng người bảo vệ xuất hiện ở cửa phòng. Từ đại hội lần thứ tư cuối năm 1976, Đảng Lao động Việt Nam đã đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam và chức Bí thư thứ nhất đổi thành Tổng Bí thư. Khu nhà nghỉ của cơ quan Trung ương Đảng Cộng sản bên Hồ Tây, cách nhà sáng tác của Hội Nhà văn dăm phút đi bộ. Tổng Bí thư Lê Duẩn đang nghỉ ở đó. Buổi chiều ông đi dạo và ghé vào nhà sáng tác của các nhà văn. Các nhà văn đều là đảng viên Cộng sản nhận ra Tổng Bí thư của mình liền nồng nhiệt đón tiếp. Tổng Bí thư vui vẻ hỏi tên từng nhà văn. Nghe nhà văn Xuân Thiều tự giới thiệu là đại tá, Tổng Bí thư tươi cười hỏi: Đại tá hỉ? Nhà văn đại tá hỉ? Tốt hỉ? Nghe nhà văn Bùi Bình Thi xưng tên, ông bảo: À, à, Thi lãnh đạo Hội Nhà văn hỉ? Nhà văn cao lớn Bùi Bình Thi có nước da ngăm ngăm đen, có khuôn mặt đầy đặn và hàng lông mày rậm giống nhà văn Nguyễn Đình Thi vội cải chính: Dạ, thưa bác, cháu là Bùi Bình Thi, không phải Tổng Thư kí Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Đình Thi ạ! Trong không khí vui vẻ, nhà văn Xuân Thiều giãi bày: Thưa bác, tôi là Xuân Thiều, đại tá, nhà văn quân đội. Tôi đang viết tiểu thuyết về Huế trong tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Tôi thấy Tết Mậu Thân sáu tám ở Huế chết chóc nhiều quá, mất mát đau thương lớn quá. Bộ đội chết p những giá trị tinh thần của con người văn hóa nhiều vô kể. Nỗi oan khiên của người dân bị cướp của cải vật chất càng nhiều gấp bội. Người có tài, có nhiều công lao đóng góp, có lòng dũng cảm và niềm say mê cống hiến thì bị gạt ra, trở về hòa lẫn vào dân gian. Tài năng đành mai một. Ý chí cống hiến cũng đành vất bỏ. Kẻ bất tài, hèn nhát, vô tích sự, không biết làm việc, chỉ có nỗi thèm khát, tham lam của con người sinh vật, chỉ chăm chăm kiếm chác, mưu cầu danh lợi cá nhân thì danh vị, chức tước đầy mình. Những kẻ như vậy ngày nay ở chỗ nào cũng nhan nhản và Hồ Xuân Mãn, Bí thư tỉnh ủy, Anh hùng lực lượng vũ trang, nhân vật gương mẫu, xuất sắc trong học tập đạo đức Hồ Chí Minh là một dẫn chứng. Cả một thể chế dối trá đã tạo nên nhan nhản những Hồ Xuân Mãn cũng đã tạo nên triệu triệu dân oan.

Cả một dân tộc oan khiên và mất mát đã mở rộng lòng đón Võ Nguyên Giáp về với dân như một dân oan vĩ đại trong lịch sử.

P. Đ. T.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.của dòng máu đỏ Việt Nam.

4. ĐƯỜNG VỀ

Bị xóa tên khỏi trang sử Điện Biên Phủ mà ông đã viết lên. Bị đẩy vào vai bị can trong những vụ án chính trị giả tạo. Kẻ làm những việc đó để chặn con đường chấp chính của Võ Nguyên Giáp lại đã mở cho Võ Nguyên Giáp con đường trở về với dân. Đánh xong giặc Ân, Thánh Gióng lại lên làm vua, lại xa dân trong ăn chơi hưởng lạc, lại đối lập với dân trong bòn rút, bóc lột dân thì Thánh Gióng đâu có được dân thờ. Dân gian truyền miệng câu chuyện đánh xong giặc, Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về Trời là dân gian đã đưa Thánh Gióng trở về với dân, mãi mãi ở trong lòng dân. Nhờ thế non nước Việt Nam đã có làng Phù Đổng nơi Thánh Gióng ra đời, lại có ngọn núi Sóc linh thiêng, nơi Thánh Gióng về Trời, nơi Thánh Gióng về sống trong lòng dân. Như làng Phù Đổng, như ngọn núi Sóc, Thánh Gióng sẽ còn mãi với non nước, với lịch sử, với dân tộc Việt Nam.

Không trở về Trời, Võ Nguyên Giáp trở về cuộc sống của người dân để nói tiếng nói của dân. Võ Nguyên Giáp lên tiếng ngăn chặn việc phá hội trường Ba Đình. Ba lần Võ Nguyên Giáp viết thư cho những người đang chấp chính đòi dừng dự án bô xít Tây Nguyên. Chẳng có chức tước, danh vị, hàm cấp nào cao quí bằng được trở về với dân. Vì thế mọi danh hiệu, mọi hàm cấp Anh hùng, Nguyên soái, Đại Nguyên soái chẳng còn có giá trị gì với Võ Nguyên Giáp. Không bay về Trời. Không vào chỗ dành riêng cho tầng lớp vua quan xa dân ở Mai Dịch, Võ Nguyên Giáp về với non nước Việt Nam, về với dân gian Việt Nam ở doi đất bình dị ven biển Vũng Chùa, Quảng Bình quê nhà.

Ra đời bởi học thuyết sai trái, nhà nước Cộng sản Việt Nam phải tồn tại bằng dối trá. Với Nhà nước Cộng sản Việt Nam dối trá đó, mỗi người dân ngay thẳng, lương thiện, chân chính đều phải mang một nỗi oan khiên.

Nỗi oan khiên bị cướp những giá trị tinh thần của con người văn hóa nhiều vô kể. Nỗi oan khiên của người dân bị cướp của cải vật chất càng nhiều gấp bội. Người có tài, có nhiều công lao đóng góp, có lòng dũng cảm và niềm say mê cống hiến thì bị gạt ra, trở về hòa lẫn vào dân gian. Tài năng đành mai một. Ý chí cống hiến cũng đành vất bỏ. Kẻ bất tài, hèn nhát, vô tích sự, không biết làm việc, chỉ có nỗi thèm khát, tham lam của con người sinh vật, chỉ chăm chăm kiếm chác, mưu cầu danh lợi cá nhân thì danh vị, chức tước đầy mình. Những kẻ như vậy ngày nay ở chỗ nào cũng nhan nhản và Hồ Xuân Mãn, Bí thư tỉnh ủy, Anh hùng lực lượng vũ trang, nhân vật gương mẫu, xuất sắc trong học tập đạo đức Hồ Chí Minh là một dẫn chứng. Cả một thể chế dối trá đã tạo nên nhan nhản những Hồ Xuân Mãn cũng đã tạo nên triệu triệu dân oan.

Cả một dân tộc oan khiên và mất mát đã mở rộng lòng đón Võ Nguyên Giáp về với dân như một dân oan vĩ đại trong lịch sử.

P. Đ. T.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thái độ bất ngờ về công tác dân số (Soha).


.- Cụ ông Tôn Thất Tần – người bị chế độ CS bỏ tù 30 năm đã qua đời (DLB). – Trích trong “Đêm giữa ban ngày”: Chuyện về cụ Tôn Thất Tần qua lời kể của Nhà văn Vũ Thư Hiên (ĐCV).

- Phạm Chí Dũng: Quảng Ngãi: Giấc mơ hiệu ứng đám đông dân chúng (VOA).- “PHIẾN CỘNG” TRONG DINH GIA LONG [The Communist Rebels in the Gia Long Palace] (Hợp Lưu). - Bằng Phong Đặng Văn Âu: Thành kính phân ưu (DLB). - Chúng ta phải làm gì? (Kỳ 6) – Sức ép công luận (DLB).

- Vấn đề chủ nghĩa Marx-Lenin và đảng cộng sản Việt Nam (DLB).

- Quyết tâm xây dựng Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa (FB HT Thuốc lào). - “Thiên đường” XHCN sẽ về đâu? (RFA). - Nguyễn Mộng Hoài: Mối nguy hiểm bậc nhất đối với người cầm bút: Không nhận biết thực tiễn cuộc sống! (Quê Choa). - Nguyễn Trung Tôn: Làm theo năng lực hưởng theo cái gì? (Ba Sàm).

- Dân hỏi… (RFA).

- TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức: Hiến pháp: Khoa học, lợi ích và thực tế. - Ước mong ngày nào cũng là Ngày Pháp luật (Tia sáng).

- Quốc hội thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (VOV). - Quốc hội thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Đồng thuận, sẵn sàng bấm nút thông qua (QĐND). - Đồng tình cao với chủ trương giữ nguyên tên nước. - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã tiếp thu trí tuệ nhân dân (HQ). – Video: Quốc hội thảo luận dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (VTV). - Ai có quyền giới thiệu ứng viên Chủ tịch QH, Chủ tịch nước? (DT). - Chưa đồng tình bỏ HĐND huyện, quận, phường (VNN). - “Hậu thế sẽ đánh giá Quốc hội khóa XIII” (TT). - Hồ Ngọc Nhuận: CÁI GIÁO PHÁI” NẦY LÀ GIÁO PHÁI GÌ ? (Bài 2) (Boxitvn). - Đề nghị quy định Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo duy nhất (TT). - Đảng phải chịu trách nhiệm trước dân về sự lãnh đạo (TT).

- Trần Trọng Nghĩa: Thư khẩn cầu các vị đại biểu quốc hội nhân kỳ họp thứ 6 khóa 13 (viet-studies).

-
Bài hay về tướng Giáp: The man who was Vietnam’s master of war (WP 1-11-13) -- Tác giả (Thomas Bass) cũng là người viết cuốn sách về Phạm Xuân Ẩn (The Spy Who Loved Us)

Tổng số lượt xem trang