Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

TÓM GỌN SỬ VIỆT XƯA

Đã có thể nghe bài nói tại đây. Các bạn có thể nghe được rồi

-SV14 - TÓM GỌN SỬ VIỆT XƯA -http://www.danhgiactau.com
-Tải về tại : https://app.box.com/s/7pjy04406iazt6fwndgl


1. THỜI KHỞI NGUYÊN : 5000-2879 TTL [2121 năm]
1.1 Hai Ông Bà Tổ và vùng Đất Khởi Nguyên.
a. Hai Ông Bà Khởi Tổ của Tộc Việt ở vùng Hồ Đồng Đình, phía nam trung lưu sông Dương Tử, khoảng năm 5000 ttl, cách đây 7000 năm.*1
Từ đó, Dân Việt ngày thêm đông đúc, và tỏa lan khắp các vùng chung quanh. Vùng sông hồ Đồng Đình đã giúp Dân Việt thạo nghề đánh cá và nông nghiệp lúa nước.
Nhờ nhiều thuận hợp đặc biệt của vùng Đất Tổ Đồng Đình, dân Việt đã phát triển một nền Văn hóa Nông nghiệp Lúa nước nổi bật hơn những nền văn hóa lúa nước khác. (Bản đồ 1).*2
       
b. Di tích Tiêu biểu Hai Ông Bà Tổ.
1. Mấy trăm triệu con cháu. Ngày nay chúng ta không còn di tích của Hai Ông Bà Tổ. Tuy nhiên, mấy trăm triệu con cháu Tộc Việt, trên vùng đất mênh mông Á Đông, với một nền Văn hóa Việt đặc biệt, là di tích sống động và trường tồn của Hai Vị Thánh Tổ Linh Thiêng.
2. Bà Tiên Ông Rồng. Dân Việt coi Mẹ mình là Bà Tiên và gọi Cha mình là Ông Rồng. Rồi theo đà phát triển, với tình kính quý và biết ơn sâu xa đối với Hai Vị Tổ Đầu Tiên, Tổ Tiên ta đã tôn Hai Ngài thành Biểu Tượng Tiên Rồng Linh Thiêng cao quý nhất của Dân Việt. Dân Việt âu yếm gọi Ông Bà Tổ là Mẹ Tiên và Cha Rồng, và tự xưng là Con cháu Tiên Rồng.*3
*     *
1.2 Ba Giai đoạn Thời Khởi Nguyên.
a. Ba Giai đoạn 3 Vùng.
Vì hạ lưu sông Dương Tử còn úng nước, và vì thượng lưu Dương Tử núi rừng hiểm trở, Dân Việt đã phát triển về hướng thượng lưu Sông Tương. Vì vậy, vùng nầy được gọi là Việt Thượng.
Với thời gian, Dân Việt vượt thượng lưu Sông Tương, tiến về Nam và phát triển đặc biệt với 3 Trung tâm chính là vùng Đồng Đình Sông Tương, lưu vực Tây Giang, và lưu vực Sông Hồng Sông Mạ. (Bản đồ 2).*4
b. Đặc điểm.
Biệt tài trên sông nước là niềm hãnh diện của Tộc Việt từ thời Khởi Nguyên ở vùng Hồ Đồng Đình cho đến hiện nay. Trên đường Nam tiến, đặc biệt với việc vượt biển đi về giữa cửa Tây Giang và Sông Hồng, dân Việt phương Nam đã phát triển tuyệt nghệ vượt biển.
Hơn nữa, theo khảo cổ hiện nay, từ nhiều ngàn năm trước, nhà sàn mái cong là đặc điểm của vùng Sông Hồng xuôi nam.*5
c. Di tích Tiêu biểu Thời Khởi Nguyên, 5000-2879 ttl.
1. Chữ Việt Vượt Biển 越.Hãnh diện với tuyệt nghệ vượt biển, hình ảnh vị Thủ Lãnh trên Thuyền vượt biển đã trở thành biểu hiệu của dân Việt phương Nam. Từ đó, hình ảnh nầy trở thành chữ Việt 越 cho toàn thể Dân Việt.*6
2. Chữ Thượng  Nhà sàn Mái cong. Chính hình vẽ nhà sàn mái cong là nguồn gốc của chữ Thượng 常.*7
Như vậy, chữ Việt 越 là do Dân Việt phương Nam, chữ Thượng 常 được hiểu là dân Việt vùng Sông Hồng.
*     *     *     *
2. THỜI HÙNG : 2879-180 TTL [2699 năm] 
a. Thời Hùng khởi đầu năm 2879 ttl, hơn 2000 năm sau Ông Bà Tổ, khi dân Việt đã tỏa lan khắp vùng Á Đông. Ngoài 3 vùng phát triển chính, Tộc Việt cũng đã có mặt trên khắp vùng từ Hồ Đồng Đình, rải rác dọc theo Sông Dương Tử ra tới Biển, lên phía Bắc tới ranh thiên nhiên Sông Hoài Tần Lĩnh, về miền rừng núi phía Tây tới sông Cửu Long, và xuống phương Nam tới vùng đường ranh Hải Vân.*8
Những điều kiện địa lý và khí hậu đã biến 2 vùng Đồng Đình và Sông Hồng thành 2 trung tâm Nông nghiệp Lúa nước quan trọng nhất trong vùng. (Bản đồ 3).*9
b. Di tích Tiêu biểu Đầu Thời Hùng, 2879 ttl.
5000 năm lịch sửDân Việt ghi nhớ năm Khởi đầu Thời Hùng với việc liên tục đếm thời gian. Hiện nay ta có câu : ‘Dân Việt có 5000 năm lịch sử’. [2879+2013 = 4892].*10
c. Thời Hùng kết thúc năm 180 ttl, khi trị sở của Việt Lạc là Thành Ốc của Vua An Dương, nay là Cổ Loa, bị Triệu Đà xâm chiếm.*11
Thời Hùng từ 2879 tới 180 ttl, gồm 2699 năm.
* Thời Hùng bao trùm tất cả mọi biến cố của Tộc Việt. Tuy nhiên, sách vở Trung Hoa đã đánh lận một phần lịch sử Tộc Việt thành của họ. Dầu vậy, để chia Thời Hùng, ta có thể theo các thời kỳ sẵn có.*12
Thời Hùng có 4 thời kỳ lớn.
*     *     *     *
3. THỜI HÙNG 1 : 2879-2070 TTL - gồm cả thời Tam Hoàng Ngũ Đế  [809 năm].
Thời nầy chia là 2 giai đoạn.
3.1 Thời Hùng 1A : 2879-2700 ttl - gồm cả thời Tam Hoàng [179 năm]. 
a. Ba Vị Tam Hoàng là Nữ Oa, Phục Hy, và Thần Nông. Theo truyền thuyết, Tam Hoàng đã sống trước khi tộc Hoa thành hình hơn 1800 năm [tộc Hoa thành hình năm 1046 ttl ở vùng Thiểm Tây khô cằn]. Lại nữa, từ cách gọi tên tới tiểu sử , Tam Hoàng đều thuộc nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. Vì vậy, quê hương của các Vị chỉ có thể là vùng Hồ Đồng Đình, và các Vị là Dân Việt.*13
b. Di tích Tiêu biểu Thời Hùng 1A, 2879-2700 ttl.
Tam Hoàng : Nữ Oa mặc áo lông chim, Nữ Oa và Phục Hy có đuôi rắn, thuộc văn hóa Tiên Rồng của dân Việt. Thần Nông là vị thần của vùng Nông nghiệp lúa nước. [không thể là vị thần của sa mạc du mục].*14
*     *
3.2 Thời Hùng 1B : 2700-2070 ttl - gồm cả thời Ngũ Đế [630 năm].
a. Ngũ Đế gồm : Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn. Cũng như đối với Tam Hoàng, sách vở Trung Hoa đã đánh lận Ngũ Đế thành tổ của tộc Hoa. Tuy nhiên, lý lịch của Các Ngài chứng tỏ Các Ngài thuộc nền văn hóa gốc nông nghiệp lúa nước của Tộc Việt, ở vùng Đồng Đình. [Khác hẳn với tộc Hoa thuộc nền văn hóa gốc du mục].*15
Ngoài vùng lúa nước Đồng Đình, các Trung tâm phát triển khác của Tộc Việt, là Tây Giang và Sông Hồng, cũng tiếp tục phát triển. Đây cũng là thời điểm Dân Việt Thượng vùng Sông Hồng xác định tính cách trổi vượt của mình, và tự xưng là Lạc.*16
b. Đặc điểm.
1. Rùa Việt Thượng. Truyền thuyết thời Đế Nghiêu năm thứ 5, 2191 ttl, có Sứ giả Việt Thượng dâng Rùa ngàn năm, trên mu có ghi chữ... Đế Nghiêu chép lại và gọi là Quy Lịch.*17
Đang khi đó, không chỉ hình ảnh gốc của chữ Việt 越 [Vượt biển] và chữ Thượng 常 [Nhà sàn mái cong] đều chỉ phương Nam và vùng Sông Hồng, [đoạn trên, 1.2b], mà cho tới hiện nay, khắp vùng Á Đông, Rùa ngàn năm cũng chỉ có ở lưu vực Sông Hồng và Sông Mạ. [Hồ Hoàn Kiếm].*18
 Như vậy, vào thời đó, 2191 ttl, dân Việt Sông Hồng đã có chữ viết, đã có lịch, và đã loan truyền tới các vùng khác.
2. Rùa thần Sách Lạc. Cuối Thời Hùng 1B, lại có truyền thuyết Đại Vũ được Rùa thần trên mu ghi Sách Lạc. Sách Lạc được biểu trưng bằng 9 nhóm chấm trên lưng Rùa Thần. Nhờ đó, Đại Vũ học được cách trị thủy và cách trị dân.*19
 Như vậy, Rùa thần Việt Thượng và Rùa thần Sách Lạc có cùng một nguồn gốc và cùng một nội dung. Chỉ khác ở chỗ nội dung Rùa thần Sách Lạc súc tích và chi tiết hơn.
c. Di tích Tiêu biểu Thời Hùng 1B, 2700-2070 ttl.
1. Rùa thần ngàn năm. Khắp vùng Á Đông, chỉ có vùng Sông Hồng Sông Mạ là có Rùa khổng lồ ngàn năm.
2. Chữ Việt Sách Lạc. Hơn nữa, dân Việt Sông Hồng còn dùng hình ‘Rùa thần mang Sách Lạc’ làm biểu hiệu riêng. Hình ‘Rùa thần mang Sách Lạc’ đã trở thành chữ Việt 粤 riêng của dân Lạc.*20
3. 4200 năm Văn hiến. Để ghi nhớ thời dân Việt Sông Hồng đã có thể phổ biến chữ viết và kiến thức của mình, Tổ Tiên ta còn có câu ‘Chúng ta có 4000 năm Văn hiến’. Hiện nay đã là 4200 năm. [2191+2013 = 4204].*21
*     *     *     *
4. THỜI HÙNG 2 : 2070-1600 TTL [470 năm]
Thời Hùng 2 gồm cả Nhà Hạ :
4.1 Thời Hùng 2A : 2070-1800 ttl - gồm cả Tiền Hạ [270 năm].
a. Năm 2070 ttl, sau khi theo Sách Lạc để khai thông đường thủy, thoát nước vùng hạ lưusông Dương Tử, Đại Vũ trở thành người cai trị vùng đất mới khai phá, tức là vùng Đất Hạ. Sau đó, Ông thành lập Nhà Hạ.*22
Cũng vậy, tuy sách vở Trung Hoa chỉ chú trọng tới Nhà Hạ, mà họ đánh tráo thành tổ tiên người Hoa, ngoài Việt Hạ, các vùng Việt khác vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Đặc biệt, qua truyền thuyết Đại Vũ được Sách Lạc, việc phát triển của vùng Sông Hồng đã ảnh hưởng tới kỹ thuật trị thủy và đường lối cai trị của Đại Vũ.
Theo khảo cứu hiện nay, nhờ phát minh chiếc cày cho trâu kéo, vùng Việt Thượng Sông Hồng và vùng Việt Hạ đã phát triển mạnh về kinh tế, về cuộc sống, cũng như về nhân số. (Bản đồ 4).*23
b. Di tích Tiêu biểu Thời Hùng 2A, 2070-1800 ttl.
1. Chữ Hạ  Trâu cày.  Hình vẽ con trâu kéo cày trở thành biểu hiệu của Việt Hạ đương thời. Thời gian sau, hình vẽ trở thành chữ Hạ 夏.*24
2. Chữ Hồng  Thủy Ngưu. Đang khi đó, thay vì dùng hình vẽ trâu kéo cày, người Việt Lạc Sông Hồng viết tên Hồng 洚 một cách trí thức hơn [vì đã có chữ viết từ lâu], bằng các chữ Thuỷ , Ngưu , và hình cái cày . Ngưu là Bò, thủy ngưu là Trâu.*25
 HỒNG
*     *
4.2 Thời Hùng 2B : 1800-1600 TTL - gồm cả Hậu Hạ [200 năm].
a. Từ năm 1800 ttl, người dân Việt Hạ đã phát triển mạnh, và đã vượt Sông Hoài, lên lưu vực Hoàng Hà. (Bản đồ 5).*26
b. Di tích Tiêu biểu Thời Hùng 2B, 1800-1600 ttl.
Khảo cổ hiện nay coi vùng đất Sông Vị chảy vào Hoàng Hà là đất Nhà Hạ.
*     *     *     *
5. THỜI HÙNG 3 : 1600-1046 TTL [554 năm]
Thời Hùng 3 gồm cả Nhà Thương.
5.1 Thời Hùng 3A : 1600-1300 ttl - gồm cả Tiền Thương [300 năm].
a. Năm 1600 ttl, sau 200 năm được trợ lực bởi kỹ thuật, văn hóa, và nhân sự của Dân Việt mới nhập cư, dân địa phương vùng đông bắc Sông Hoài đã có thể thành lập Nhà Thương. (Bản đồ 6).*27
Trong thời kỳ nầy, dân Việt vùng Dương Tử cũng phát triển mạnh, đặc biệt xuất sắc nghề đúc đỉnh và vạc đồng.*28
Đang khi đó, dân Việt Lạc Sông Hồng trổi vượt trong nghề đúc trống đồng. Cho tới hiện nay, vùng Việt Lạc vẫn là nơi phát hiện nhiều trống đồng cổ nhất. Ngoài Việt Nam có 360 trống đồng cổ, trong số 1460 trống đồng cổ ở Trung Hoa, năm 1988, Quảng Đông: có 230 trống, Quảng Tây: 560, Vân Nam: 160, Quý Châu: 88, Hồ Nam: 27. (Bản đồ 7).*29
b. Di tích Tiêu biểu Thời Hùng 3A, 1600-1300 ttl.
1. Đông Di. Dầu gom Nhà Thương thành lịch sử Trung Hoa, dân Hoa vẫn coi Nhà Thương là Đông Di, tức là dân mọi rợ ở phía Đông, không phải tộc Hoa. (Bản đồ 8).*30
2. Đồ đồng Dương Tử.  Càng ngày càng nhiều phát hiện ở các di chỉ 2 bên bờ Dương Tử.*31
 
3. Văn minh Trống đồng Việt Lạc. Dầu là hiện nay, ngoài vùng Việt Lạc, các vùng khác hầu như không có trống đồng cổ.
*     *
5.2 Thời Hùng 3B : 1300-1046 ttl - gồm cả Hậu Thương / Ân [254 năm].
a. Năm 1300 ttl, Nhà Thương dời đô tới An Dương, thuộc vùng đất Ân. Vì vậy, còn gọi là Nhà Ân. Nhà Ân trở thành hùng mạnh, và lấn chiếm vùng phía nam Sông Hoài. (Bản đồ 9).*32
Năm 1218 ttl, Ân Cao Tôn xâm lăng vùng Đồng Đình của Việt Lạc. Đây là thời cường thịnh nhất của Nhà Ân. Dầu vậy, 3 năm sau, Ân Cao Tôn bị dân ta đánh bại. Tuy nhiên, thời gian xâm lăng đã đủ để Ân Cao Tôn cướp bóc Dân Việt ở toàn vùng sông Dương Tử. (Bản đồ 10).*33
Do đó, thủ đô An Dương trở thành kho chứa báu vật, đồ đồng và chữ viết, gia sản của Dân Việt.
Hiện nay đã khám phá tại An Dương hàng ngàn đồ đồng, và khoảng 5000 chữ viết trên xương, trong đó có hơn 3000 chữ đã chuẩn xác. Tuy nhiên, tại An Dương không có dấu vết của chữ viết thời sơ khai, hoặc của giai đoạn sơ khai của kỹ nghệ đúc đồng. Tất cả đều đột hiện ở An Dương, từ 1300 - 1046 ttl, từ khi cướp phá dân Việt phương Nam. [Hơn 170 năm trước khi tộc Hoa thành hình].*34
Đang khi đó, dân Việt Lạc Sông Hồng, Lạc Hồng, đã kiện toàn một nếp sống đem lại thịnh vượng, thanh bình, và hạnh phúc. Vào cuối Thời Hùng 3B, kỹ thuật đúc đồ đồng của Lạc Hồng đã bước vào thời tuyệt kỹ.*35
b. Di tích Tiêu biểu Thời Hùng 3B, 1300-1046 ttl.
1. Truyền kỳ Phù Đổng. Cuộc chiến đấu chống Ân Cao Tôn đã trở thành Truyền kỳ dạy Việc Cứu Nước.*36
 
2. Chữ Viết và Đồ Đồng của Dân Việt. 5000 chữ viết, hàng ngàn đồ đồng.
3. Tuyệt tác đồ đồng Việt Lạc, đặc biệt Thạp và Trống.
 *     *     *     *
6. THỜI HÙNG 4 : 1046-180 TTL [866 năm]
6.1 Thời Hùng 4A : 1046-771 ttl - đồng thời với Tây Chu [275 năm].
a. Năm 1046 ttl, sau thời gian tụ tập các bộ lạc du mục ở vùng Thiểm Tây khô cằn giá lạnh, bộ tộc Chu thành lập Nhà Chu ở thung lũng Sông Vị. Từ đó, tộc Hoa thành hình.*37
Tộc Hoa thuộc nền văn hóa gốc du mục, trọng vũ lực, hiếu thắng, chuyên cướp bóc... Về lãnh thổ, dân số, văn minh, văn hóa, sức mạnh quân sự... tộc Hoa đã chỉ bằng một phần nhỏ của dân Việt đương thời. (Bản đồ 11)*38
 Đang khi đó, dân Việt vùng Dương Tử lại đã có Nước Sở và Nước Việt hùng mạnh. [Tuy nhiên, thời kỳ nầy, sách vở Trung Hoa chỉ biết tới nước Sở ở Bắc Dương Tử]. Sách vở Trung Hoa chê ghét phục sức, tính tình, phong tục, ca nhạc nước Sở, vì khác biệt với tộc Hoa du mục. Sở hùng mạnh từ năm 1030 - 223 ttl. (Bản đồ 12).*39
 
Dân Việt Lạc vùng Sông Hồng cũng đã trở thành đông đúc, trù phú, phồn thịnh, và phát triển vượt bực về mọi phương diện, đặc biệt về văn hóa, văn học, về sách vở, tư tưởng, học thuyết.*40
Đặc điểm tuyệt vời của Lạc Hồng là đúc Thạp và Trống đồng để lưu truyền nền Văn minh và Văn hóa Việt, và nhất là để mã hóa toàn bộ học thuyết Việt, từ học thuyết Âm Dương Tám Quẻ, tới học thuyết Tiên Rồng, Đất Trời Năm Hành, Đạo và Đức.*41
Cũng vậy, với chữ viết thuần thục từ hơn 1000 năm, với việc thấu triệt toàn bộ Học thuyết, việc Lạc Hồng ghi chép thành Kinh Dịch, Kinh Lễ, Kinh Tiên Rồng, Kinh Đất Trời, Kinh Đạo Đức... cũng là đương nhiên. [Đang khi đó, tộc Hoa du mục sơ khai lạc hậu vừa thành hình].*42
b. Di tích Tiêu biểu Thời Hùng 4A, 1046-771 ttl.
1. Đồ đồng nước Sở có nhiều hình và trang trí chim, rắn.
 
2. 3000 năm Học thuyết Lạc Hồng.  Trên Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ, Tổ Tiên Lạc Hồng đã lưu truyền toàn bộ học thuyết Việt.
Tiêu biểu : sau đây là nguồn gốc tên và chữ : - ‘Âm’ do tiếng Việt ‘Om’ là cái thạp, chữ ‘Âm’ là do hình vẽ cái ‘Om’. - ‘Dương’ do tiếng Việt ‘Rưng’ là cái trống, chữ ‘Dương’ là do hình vẽ cái ‘Rưng’. - Chữ ‘Dịch’ là do hình cái Om trên cái Rưng.*43
              
3. Chữ Việt Đồ Đồng. Hãnh diện và trao truyền cho con cháu thành công của mình, dân Việt Lạc Sông Hồng đã sáng tạo một chữ Việt thứ ba 鉞. Ngoài việc dùng chữ Việt 越 gồm hình ảnh vị Thủ Lãnh  trên Thuyền vượt biển, Tổ Tiên dùng thêm chữ Việt 鉞 gồm vị Thủ Lãnh  và chữ Kim 金,đ đng.*44
Ghi dấu 3000 năm Tuyệt kỹ đồ đồng, mà cũng là 3000 năm Học thuyết Lạc Hồng.
4. Tác phẩm của Lạc Hồng.
                  
*     *
6.2 Thời Hùng 4B : 771-207 ttl - đồng thời với Đông Chu và Tần [564 năm].
a. Năm 771 ttl, nhóm du mục Khuyển Nhung từ Ninh Hạ xâm chiếm vùng Sông Vị, và trở thành Nhà Tần. Nhà Chu chạy về phía đông, nên gọi là Đông Chu. Du mục Tần tàn bạo hơn du mục Chu. Dân trong vùng sống trong hơn 500 năm loạn lạc. Năm 221 ttl, Tần diệt tất cả các nước chung quanh, và thành lập nước Trung Hoa, với Tần Thủy Hoàng.*45
Các biến động ở miền bắc đã lan xuống phần đất giữa Sông Hoài và Dương Tử của Dân Việt. Vùng nầy bị kết chung với miền bắc, mà Trung Hoa gọi là Trung Nguyên.*46
Miền Nam Dương Tử có Nước Việt, thủ đô là Cối Kê [do Đại Vũ thành lập từ 1600 năm trước], trở thành hùng mạnh. Việt Câu Tiển tiến lên phía bắc, chiếm nước Ngô. (Bản đồ 13).*47
 
Đang khi đó, Dân Việt Lạc ở vùng Đồng Đình và Việt Thượng vẫn tiếp tục phát triển trong thanh bình, và sáng tạo nhiều tuyệt tác tri thức cũng như kỹ thuật.*48
Dân Việt Lạc cũng chứng tỏ hùng mạnh qua việc chiến thắng quân Tần. Năm 214 ttl, Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư kéo 50 vạn quân tinh nhuệ, vừa thống nhất Trung Nguyên, xâm lăng vùng đất Việt Lạc. Đây là lần đầu tiên Việt Lạc bị ảnh hưởng của Trung Hoa. Nhưng sau 3 năm, Đồ Thư bại trận và bị giết.*49
b. Di tích Tiêu biểu Thời Hùng 4B, 771-207 ttl.
1. Nước Việt Chiết Giang. Việt Câu Tiển là một trong Ngũ Bá thời Xuân Thu.
 
2. Việt Lạc đánh bại quân Tần. Đoàn quân 50 vạn của Tần Thủy Hoàng bị đại bại ở Việt Lạc.
 
*     *
6.3 Thời Hùng 4C : 207-180 ttl : Việt Lạc với Triệu Đà [27 năm].
a. Năm 207 ttl, tướng Triệu Đà chiếm được một vùng của Việt Lạc, nay thuộc Quảng Đông và Quảng Tây, và thành lập nước Nam Việt.
Tuy nhiên, vì muốn lập một đế quốc riêng, Triệu Đà đã tự mình thay đổi theo phong tục, cách sống của Dân Việt Lạc, và củng cố mọi thể chế kinh tế, xã hội, quốc phòng Việt.*50
Đang khi đó, vùng Việt Lạc Đồng Đình còn có Trường Sa Vương. Vùng Việt Lạc Sông Hồng, trung tâm của Việt Lạc, còn có Vua An Dương.
Năm 180 ttl, với kế cho Trọng Thủy ở rể làm gián điệp, và được Mỵ Châu tiết lộ bí mật quốc phòng ‘Nỏ thần’, Triệu Đà xâm chiếm Thành Ốc (Loa thành), nay là Cổ Loa, trị sở của Việt Lạc.  
Thời Hùng kết thúc.*51
b. Di tích Tiêu biểu Thời Hùng 4C, 207-180 ttl.
1. Truyền kỳ Mỵ Châu. Kinh nghiệm mất nước đã trở thành Truyền kỳ dạy Việc Giữ Nước.*52
 
2. Tượng Mỵ Châu không đầu. Vì trọn tình Nhà, hết lòng với chồng, nên Mỵ Châu được thờ kính, ở Cổ Loa. Nhưng vì có trách nhiệm trong việc làm mất Nước, nên (Mỵ Châu bị chém đầu, và) được thờ với tượng không đầu. [Văn hóa Việt : Có Nhà mà cũng phải có Nước, có Nước mà cũng có Nhà].*53
 
*     *     *     *
7. THỜI SUY VI : 180 TTL - 906 DL [1086 năm]
Thời Suy Vi có 5 giai đoạn :
7.1 Thời Phụ Dung, 180 ttl - 30 dl [210 năm].
Trong 69 năm, 180-111 ttl, vùng Sông Hồng [và trong 96 năm, 207-111 ttl, các vùng Nam Việt], dầu sống dưới triều Nhà Triệu, dân Việt Lạc vẫn tiếp tục sống nếp sống và thể chế của Tổ Tiên, nên chỉ là một nước phụ dung.*54
Từ 111 ttl - 30 dl, Nam Việt trở thành một nước phụ dung đóng thuế cho triều Hán. [Như việc triều cống của các thời sau].*55
Năm 30 dl, Việt Lạc bị xâm lăng, Hán Quang Vũ đưa quan lại tới trực tiếp cai trị các vùng Việt Lạc, áp đặt chính sách Trung Hoa.*56
*     *
7.2 Nhà Trưng, 30-43 dl, Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam [13 năm].
a. Từ năm 30 dl,  toàn thể Việt Lạc đã vùng lên chống giặc Hán xâm lăng, Đức Trưng Trắc trở thành Thủ Lãnh.*57
 Năm 40 dl, Việt Lạc hoàn tất việc tái chiếm toàn thể vùng đất Việt Lạc. Ngày nay, ngoài phần đất Nước ta, còn gồm Hồ Nam, Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam, và một phần Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây, Phúc Kiến. Đây là phần đất thuộc hai Vùng Đồng Đình và Lĩnh Nam. Vì vậy, Đức Trưng Vương đáng được tôn xưng là Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam. (Bản đồ 14).*58
      
b. Di tích Tiêu biểu Thời Nhà Trưng.
Trong 2000 năm qua, dân Việt Lạc khắp nơi , từ Mê Linh tới Hồ Đồng Đình, đều lập đền thờ thờ kính Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam.
 
*     *
7.3 Bắc Thuộc lần 1, 43-541 dl [498 năm].
Năm 43 dl, giặc Hán áp đặt chế độ trực trị, khởi đầu thời Bắc thuộc.*59
Từ 43 tới 541 dl, dài 498 năm, sự lệ thuộc có nhiều giai đoạn và nhiều tình huống khác nhau, tùy theo tình hình và những thay đổi triều đại, đặc biệt tùy những xáo trộn trong nội bộ Trung Hoa.
Đây cũng là thời kỳ giặc Tàu cướp phá, soán đoạt, mạo nhận, cũng như xóa bỏ nguồn gốc những gì hay tốt, không chỉ vật dụng, mà còn cả nền văn minh, học thuyết, văn hóa của Việt Lạc, đặc biệt của Việt Lạc Sông Hồng.
Bà Triệu khởi nghĩa, năm 248 dl.*60
*     *
7.4 Nhà Tiền Lý, 541-602 dl [61 năm].
Đức Nam Việt Đế, [Lý Nam Đế], khởi nghĩa năm 541 dl, thành công từ năm 544 dl. Lần đầu tiên sách vở Trung Hoa ghi lại một vua Việt Lạc với Đế hiệu. Niên hiệu là Thiên Đức, quốc hiệu là Vạn Xuân. Nhà Tiền Lý dài 61 năm.*61
*     *
7.5 Bắc thuộc lần 2, 602-906 dl [304 năm].
Tổng cộng 2 lần Bắc thuộc là 802 năm.
Mai Hắc Đế, khởi nghĩa năm 722 dl.*62
Bố Cái Đại Vương, khởi nghĩa năm 791 dl.*63
*     *     *     *
8. THỜI PHỤC HƯNG : từ 906 DL
Từ năm 906 dl, dân Việt vùng Giao Châu giành quyền tự trị, mở đầu thời Phục Hưng nền tự chủ và nếp sống Việt. Từ đó, ranh giới phía bắc của Giao Châu trở thành ranh giới nước Đại Việt.
Năm 906 dl, Khúc thừa Dụ được dân bầu [‘chúng cử’] thành thủ lãnh cai trị Giao Châu. Năm sau, quân Tàu kéo qua, nhưng đại bại. Năm 931 dl, tướng Dương Diên Nghệ nối tiếp cuộc khởi nghĩa. Năm 938 dl, tướng Ngô Quyền đại thắng giặc Nam Hán ở sông Bạch Đằng, thành lập Nhà Ngô. (Bản đồ 15).*64
Từ đây, tuy cần được nhuận chính theo đúng tinh thần tự chủ, nhưng là đã có nhiều tài liệu Việt.*65
*     *     *     *
Ghi Chú :
*1 - Đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, do Nguyễn Thanh Đức, nxb Tinh Hoa Tộc Việt, 2013, tr 45, phần 2. - Hoặc bài Tộc Việt thời Khởi Nguyên 5000-2879 ttl, đb phần 2.
*2 - Đọc thêm nt, tr 47, phần 3. Hoặc bài trên, phần 3.
*3 - Đọc thêm nt, tr 400, phần 4. Hoặc bài Lạc Long Quân và Âu Cơ : Mưu đồ Đồng hóa Tộc Việt vào Tộc Hoa, phần 4. [Đọc thêm bài Văn tế Kính Mẹ Tiên Cha Rồng].
*4 - Đọc thêm nt, tr 60, phần 5. Hoặc bài trên, phần 5. 
*5 - Đọc thêm nt, tr 198, mục 4.2a.Hoặc bài Văn minh Văn hóa Lạc Hồng trên Thạp và Trống đồng, mục 1.2a.
*6 - Về chữ Việt 越, đọc thêm nt, tr 201, đoạn 4.4.  Hoặc bài trên, đoạn 1.4.
*7 - Về chữ Thượng 常, đọc thêm nt, tr 199, mục 4.2b. Hoặc bài trên, mục 1.2b.
*8 - Đọc thêm nt, tr 65, đoạn 5.4. Hoặc bài Tộc Việt thời Khởi Nguyên 5000-2879 ttl, đoạn 5.4.
*9 - Đọc thêm nt, tr 70, đoạn 1.2.
*10 -Đọc thêm nt, tr 400, đoạn 3.2. Hoặc bài Bốn chữ Việt Linh Thiêng, đoạn 3.3. - Đối với Dân Việt, chỉ có Thời Khởi Nguyên là thời tiền sử.
*11 - Đọc thêm nt, tr 330, đoạn 2.2. Hoặc bài Việt Lạc cuối Thời Hùng và Thời Đức Trưng Vương, đoạn 1.2.
*12 - Đọc thêm nt, tr 67, đoạn 1.1; và tr 72, đoạn 1.3.
*13 - Đọc thêm nt, tr 75, đoạn 2.1 và 2.2. Hoặc bài Tam Hoàng Ngũ Đế là Dân Việt, đoạn 1.2 và 1.2;
*14 - Đọc thêm nt, tr 78, đoạn 3.1 và 3.2. Hoặc bài trên, đoạn 2.1, 2.2.
*15 - Đọc thêm nt, tr 77, đoạn 2.3, và tr 79, đoạn 3.3. Hoặc bài trên, đoạn 1.3 và 2.3.
*16 - Đọc thêm nt, tr 84, phần 4
*17 - Đọc thêm nt, tr 82, đoạn 3.3e. Hoặc bài trên, mục 2.3e.
*18 - Đọc thêm nt, tr 87, đoạn4.4b. Hoặc bài Sông Hồng trổi vượt thời Đế Nghiêu, phần 2.
*19 - Đọc thêm nt, tr 100, đoạn 2.3. Hoặc bài trên, phần 4.
*20 - Đọc thêm nt, tr 90, mục 4.4e. Hoặc bài trên, phần 5.
*21 - Đọc thêm nt, tr 88, đoạn4.4c. Hoặc bài trên, phần 3.
*22 - Đọc thêm nt, tr 97, phần 2. Hoặc bài Nhà Hạ Đất Hạ là của Dân Việt, phần 2.
*23 - Đọc thêm nt, tr 100, đoạn 2.3; và tr 109, phần 5. Hoặc bài trên, đoạn 2.3.
*24 - Đọc thêm nt, tr 106, đoạn 3.3. Hoặc bài trên, đoạn 3.2.
*25 - Đọc thêm nt, tr 110, mục 5.2b. Hoặc bài trên, mục 5.2b-c.
*26 - Đọc thêm nt, tr 107, phần 4. Hoặc bài trên, phần 4.
*27 - Đọc thêm nt, tr 115, đoạn 1.4. Hoặc bài Tộc Việt và Nhà Thương, đoạn 1.4.
*28 - Đọc thêm nt, tr 182, mục 2.1. Hoặc bài Thạp và Trống Lạc Hồng, mục 2.1.
*29 - Đọc thêm nt, tr 183, mục 2.2-2.4. Hoặc bài trên, mục 2.2-2.4. - Thượng Hải và Bắc Kinh có nhiều trống vì là thủ đô kinh tế và chính trị thời gần đây.
*30- Đọc thêm nt, tr 114, đoạn 1.3.Hoặc bài Tộc Việt và Nhà Thương, đoạn 1.3.
*31 - Đọc thêm nt, tr 118, mục 2.2b. Hoặc bài trên, mục 2.2b.
*32 - Đọc thêm nt, tr 120, đoạn 4.1. Hoặc bài trên, đoạn 4.1. – Đây là vùng đất khảo cổ hiện nay coi là đất Nhà Thương.
*33 - Đọc thêm nt, tr 121, đoạn 4.2. Hoặc bài trên, đoạn 4.2. - Vào thời kỳ nầy, vùng Đồng Đình cũng được coi là Việt Lạc.
*34 - Đọc thêm nt, tr 123, đoạn 5.1. Hoặc bài Di vật thời Ân : chứng cứ Văn minh Việt, phần 1.
*35 -  Đọc thêm nt, tr 129, phần 6.Hoặc bài Tộc Việt và Nhà Thương, phần 3.
*36 - Đọc thêm Con Người và Xã Hội Việt, do Nguyễn Thanh Đức, nxb Tinh Hoa Tộc Việt, 2013, tr 257 tt.
*37 - Đọc thêm nt, tr 141, đoạn 1 1. Hoặc bài Tộc Việt và Tộc Hoa thời Tây Chu 1046-771 ttl, đoạn 1.1.
*38 - Đọc thêm nt, tr 146, phần 2. Hoặc bài trên, phần 2.
*39 - Đọc thêm nt, tr 152, mục 3.1b. Hoặc bài trên, mục 3.1b.
*40 - Đọc thêm nt, tr 155, phần 4. Hoặc bài trên, phần 4.
*41 - Đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, tr 129, phần 6. Hoặc bài Tộc Việt và Nhà Thương, phần 5. - Đọc thêm nt, tr 180 tt, chương II. Hoặc các bài về Nguồn gốc Lạc Hồng của các Học thuyết.
*42 - Đọc thêm nt, tr 158, phần 5, và tr 167, đoạn 6.5. Hoặc bài trên, phần 5, và bài Tộc Việt và Tộc Hoa thời Đông Chu 771-256 ttl, đoạn 1.5.
*43 - Đọc thêm nt, tr 212, mục 4.13, 4.14, và tr 247, mục 6.3b. Hoặc bài Nguồn gốc Lạc Hồng của Học thuyết Âm Dương Tám Quẻ, mục 2.1a, 2.1b, và đoạn 2.4.
*44 - Đọc thêm nt, tr 131, mục 6.2c. Hoặc bài Tộc Việt và Nhà Thương, mục 5.2c.
*45 - Đọc thêm nt, tr 162, phần 6. Hoặc bài trên, đoạn 1.1-1.3.
*46 - Đọc thêm nt, tr 169, đoạn 7.1. Hoặc bài trên, đoạn 2.1.
*47 - Đọc thêm nt, tr 170, đoạn 7.2. Hoặc bài trên, đoạn 2.2.
*48 - Đọc thêm nt, tr 171, đoạn 8.1 và 8.2. Hoặc bài trên, đoạn 3.1 và 3.2.
*49 - Đọc thêm nt, tr 174, đoạn 8.3. Hoặc bài trên, đoạn 3.3.
*50 -  Đọc thêm nt, tr 330, mục 2.2a. Hoặc bài Việt Lạc cuối Thời Hùng và Thời Đức Trưng Vương, mục 1.2a.
*51 - Đọc thêm nt, tr 331, mục 2.2b. Hoặc bài trên, mục 1.2b.
*52 - Đọc thêm Con Người và Xã Hội Việt, tr 221 tt.
*53 - Đọc thêm Con Người và Xã Hội Việt, tr 246, phần 9.
*54 -  Đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, tr 332, mục  2.2c. Hoặc bài Việt Lạc cuối Thời Hùng và Thời Đức Trưng Vương, đoạn 2.1. - Đọc thêm Việt Sử Toàn Thư, do Phạm văn Sơn, nxb Thư Lâm, Sàigòn 1960, tr 58; và tr 86-87.
*55 - Đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, tr 332, đoạn 2.3. Hoặc bài trên, đoạn 2.2. - Đọc thêm Việt Sử Toàn Thư, tr 101-102, 105.
*56 - Đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, tr 333, đoạn 2.4. Hoặc bài trên, đoạn 2.3. - Đọc thêm Việt Sử Toàn Thư, tr 106.
*57 - Đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, tr 333, đoạn 2.5. Hoặc bài trên, đoạn 3.1. - Đọc thêm Việt Sử Toàn Thư, tr 107.
*58 - Đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, tr 364, phần 7. Hoặc bài trên, mục 3.2d.
*59 -  Đọc Việt Sử Toàn Thư, tr 115.
*60 - Đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, tr 368. - Đọc thêm Việt Nam Sử Lược, do Trần Trọng Kim, nxb Trung Tâm Học Liệu, Sàigòn 1971, q1, tr 44.
*61 - Đọc thêm Việt Nam Sử Lược, tr 53.
*62 - Đọc thêm nt, tr 59.
*63 - Đọc thêm nt, tr 60.
*64 - Đọc thêm nt, tr 66-68.
*65 - Đọc thêm bài Ám thị Lệ thuộc Trung Hoa, bài Ảnh hưởng Hạn hẹp của Nho Học trên Dân Việt, và bài Dân Việt không Sống theo Nho Học.
_____________________
Nguyễn Thanh Đức 2013.

Tổng số lượt xem trang