Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

MẶT TRỐNG NGỌC LŨ : KẾT TINH NIỀM TIN VÀ NẾP SỐNG VIỆT

-3104/1308. MẶT TRỐNG NGỌC LŨ : KẾT TINH NIỀM TIN VÀ NẾP SỐNG VIỆT
http://danhgiactau.com/


1. TỔNG QUAN
1.1 Báu vật 3000 năm.
Theo khảo cổ di chỉ Đông Sơn ở Thanh Hóa, cách đây 3000 năm, Tổ Tiên của Việt Nam đã ở giai đoạn tuyệt kỹ của kỹ nghệ đúc đồ đồng, đặc biệt nghề đúc Thạp đồng và Trống đồng.
Thời tuyệt kỹ Đông Sơn trổi vượt nhờ phát minh kỹ thuật luyện kim mới. Di chỉ lò đúc Đông Sơn, với hàng ngàn đồ đồng đủ loại, đã trở thành tiêu biểu không những cho giai đoạn cực thịnh của kỹ thuật luyện kim, kỹ thuật tạo dáng, và mỹ thuật của Lạc Hồng, mà còn ảnh hưởng khắp vùng Đông Á và Đông Nam Á.*1
Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là từ hình dáng, cách cấu tạo, trang trí, tới các hoa văn tinh xảo... Tổ Tiên ta đã ký thác vào Thạp và Trống đồng toàn bộ học thuyếtnếp sống, và niềm tincủa mình.*2
Ngày nay, sau mấy ngàn năm bị giặc Tàu hủy hoại và cướp chiếm, số Thạp và Trống đồng thời Đông Sơn tuyệt kỹ chỉ còn lại mấy cái.*3
Trong số, Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ, xuất hiện lại cách đây mấy mươi năm, là hai báu vật vô giá đã được bao thế hệ Tổ Tiên linh thiêng gìn giữ, cất giấu, và ưu ái truyền lại cho chúng ta.*4
*     *
1.2 Mặt Trống Ngọc Lũ : kiệt tác tiêu biểu.
Trống Ngọc Lũ cao 63 cm, đường kính mặt 79 cm, tang trống chỗ rộng nhất 85cm, lưng trống eo lại, chân 80cm. Mặt trống hơi tràn ra ngoài tang.
   
Mặt Trống Ngọc Lũ trang trí bằng 4 vòng lớn có hình, xen kẽ với những đường vòng trang trí hình học.
Vòng Hình 1, giữa Mặt Trống, là Mặt Trời 14 tia gồ cao, giữa các tia là những tam giác có hình 2 trái thận nổi.
Vòng Hình 2 có Nhà Sàn Mái Cong, trên nóc có chim đậu, trong nhà có người ngồi. Trước mỗi nhà có giàn 4 người đánh trống đồng, đoàn người nhảy múa hóa trang lông chim, một nhà vòm trong có một người đứng, hông nhà có một em bé, một bà và một ông đang giã gạo. Tất cả đều có hình đối xứng ở nửa kia của Mặt Trống.
Vòng Hình 3 có 2 bầy nai đối xứng, mỗi bầy 10 con, xen kẽ với 2 đàn chim cánh cụt đang bay, một đàn 8 con, một đàn 6 con.
Vòng Hình 4 là 18 chim cách điệu mỏ dài đang bay và 18 chim nhỏ đứng xen kẽ.*5
* Qua những hoa văn đó, Tổ Tiên đã ghi nhận và lưu truyền toàn bộ Niềm tin và Nếp Sốngthanh bình thịnh vượng của Dân ta, từ hơn 3000 năm trước.
Sau đây là một số điểm tiêu biểu.
  *     *     *     *
2. GIỮA MẶT TRỐNG, VÒNG HÌNH 1 : MẶT TRỜI Chữ ĐỨC : TRỜI, ÔNG TRỜI
2.1 Chữ Đức.
Mặt trời 14 tia giữa mặt Trống Ngọc Lũ ghi lại các nét của chữ Đức.
Chữ Đức  gồm chữ thập , tứ , nhất , tâm , và  là các tia sáng. Đức là Mặt Trời tỏa 14 tia ở giữa Mặt Trống.
Giữa các tia Mặt Trời lại được trang trí hình hai cơ quan sinh dục nữ nam lồng nhau.
*     *
2.2 Ý nghĩa Mặt Trời Chữ Đức.
Mặt Trời chữ Đức nổi cộm và tỏa sáng giữa Mặt Trống diễn đạt Đức là sự sáng, là sức sống, là nguồn phát sinh và tăng triển sự sống của vạn vật, của con người trên trái đất. Hàm ý chữ Đức tỏa truyền Sức Sống còn được nhấn mạnh với trang trí giữa các tia Mặt trời.*6
Qua Mặt Trời tỏa sức sống, Tổ Tiên nhận ra Ông Trời là Đấng Nguồn Sống, nguồn phát sinh và truyền tỏa Sức Sống cho toàn thể vạn vật. Ngài là Nguồn Sống tối cao.
Cũng như Mặt Trời, Ông Trời luôn hiện diện và không ngừng thông truyền Sức Sống, nên Ông Trời cũng sống động hiện thực trong cuộc sống của từng con người và trong vạn vật.
Như vậy, Mặt Trời biểu trưng cho TRỜI, cho ÔNG TRỜI, và nhắc nhớ ƠN TRỜI ban Sức Sống cho mỗi một con người, cho vạn vật.*7
*     *     *     *
3. VÒNG HÌNH 2A :
CHỮ THƯỢNG 常 : QUÊ HƯƠNG, ĐẤT, THẦN LINH SÔNG NÚI
3.1 Chữ THƯỢNG Nhà Sàn Mái Cong 常.
Từ nhiều ngàn năm trước, nhà sàn mái cong là đặc điểm của vùng Việt Thượng Sông Hồng.
Hình vẽ những ngôi nhà đặc biệt nầy đã là biểu hiệu của vùng. Sau một thời gian, hình vẽ trở thành đơn giản hơn, rồi các đường nét trở thành chữ Thượng 常.
Hình vẽ 2 đầu nóc nhà cong lên trở thành hai nét .
Hình vẽ mái nhà, con chim đậu trên nóc, và 2 đầu hồi nhà, trở thành nét .
Hình khuôn nhà, (trong có người ngồi), trở thành nét .
Ba chân của sàn nhà là nét .
*     *
3.2 Nội dung Chữ Thượng.
a. Vùng Đất Việt Thượng.
Chữ Thượng 常 xác định đặc điểm của vùng đất Việt Thượng.
Vùng đất Việt Thượng, từ thời Khởi Nguyên, cách đây 7000 năm, ở vùng Hồ Đồng Đình, thuộc thượng nguồn Sông Dương Tử. Vì hạ lưu Dương Tử còn úng nước, Dân Việt phát triển lên phía thượng nguồn Sông Tương, và tiến về phía Nam, qua lưu vực Tây Giang, vào vùng Sông Hồng Sông Mã, tới vùng Hải Vân. (Trái với vùng Việt Hạ, đất Nhà Hạ, ở vùng hạ lưu Dương Tử ra biển).*8
 Từ mấy trăm năm qua, tiến tới Cà Mau, Hà Tiên.
b. Đất Việt Lạc thời Đồ Đồng Tuyệt Kỹ.
*     *
3.3 Đất - Thần Linh Sông Núi.
Chữ Thượng nhắc nhớ Quê Hương, Đất Nước, Sông Núi, Giang Sơn, môi trường sống và ảnh hưởng trực tiếp trên cuộc sống con người. Đất thiêng sinh người hiền. Địa linh nhân kiệt.
Theo Niềm tin Việt, một số Sông, Núi, và vùng Biển đặc biệt, còn là nơi ngự trị của các Thần Linh.
Do đó, Dân Việt thờ kính các Vị Thần, Thiên thần hoặc Nhân thần, đã hiển linh phù hộ con người ở tại Vùng Đất, tại Núi, tại Sông, tại biển.
Niềm tin Việt căn cứ trên các dấu hiệu hiển linh, tức là những điềm linh dấu lạ do các Vị Thần Linh đã thực hiện để phù hộ con người.
Thời trước, mỗi khi có biến cố quan trọng cho dân nước, vua thường cử các quan đi tế các Vị Thần ở các Núi Sông nổi tiếng linh thiêng.*9
(Dân Việt không thờ kính hiện tượng thiên nhiên, không coi các hiện tượng thiên nhiên như những thần linh. Văn hóa Việt cũng không đề cập tới những đặc tính hoặc bản chất của Thần Linh).*10
*     *     *     *
4. VÒNG HÌNH 2B : Chữ RỒNG, TIÊN : ÔNG BÀ TỔ TỘC VIỆT                             
4.1 Chữ Rồng Chữ Tiên.
a. Chữ RỒNG Người Đi .
Ở Vòng Hình 2 của Mặt Trống Ngọc Lũ, các nét của chữ Rồng  được diễn tả bằng hình một người nhảy múa, ra đi theo tiếng trống đồng.
(Thời trước, tiếng trống là lịnh khởi sự công tác, ra đi, hoặc đoàn quân tiến tới).
Chữ Rồng  gồm 2 phần :
- 1. Phần  gồm Lá cờ và hình Người ngồi dộng trống đồng :
Nét  trên cùng, là lá cờ.*11
Tay người cầm chày dộng trống thành nét .
Thân mình là nét .
Sàn ngồi là nét .
Các nét  gồm hình Trống đồng , và Giá giữ trống đồng .
- 2. Phần  là hình người đang múa:
Đầu tóc và trang sức trở thành nét .
Gương mặt theo điệu múa thành nét.
Hai tay múa là hai nét .
Thân mình, váy xòe, và 2 chân thành nét .
* Chữ  đọc theo âm Việt nguyên thủy là Rồng.*12
b. Chữ TIÊN Người Về .
Cũng trong Vòng Hình 2, các nét của chữ Tiên  được diễn tả với hình ảnh Người Trở Về nhà. Trong nhà có người đang đánh 2 giàn cồng.
(Thời trước, tiếng cồng, tiếng chiêng báo hiệu thâu quân, trở về).
Nét  là Người đang Trở Về. (Chữ Nhân  là người).
Nét   là hình nhà có người đang đánh hai giàn cồng.
 *     *
4.2 Nội dung Rồng, Tiên.
a. Người Đi Người Về.
Người Đi chữ Rồng ra đi múa hát trong tiếng thúc giục của giàn trống và trong nhóm nhiều người. Hai bên Người Đi đều là cảnh cộng đoàn : nhiều người đánh trống và nhiều người cùng múa. Người Đi sống giữa cộng đoàn, với cộng đoàn.
Rồng Đi giữa cộng đoàn’ diễn tả việc ra đi là để thi hành trách vụ chung, sinh hoạt cộng đoàn, cùng với nhiều người, cho nhiều người, việc Làng việc Nước.
- Đang khi đó, ở chữ Tiên, Người Về trở về với người đang chờ trong nhà. Người ở nhà lại đang đánh 2 giàn cồng, bộc lộ sự thúc giục, kêu gọi trở về.
Hình ảnh ‘chữ Tiên Người Về’ ghi nhận sự trở về Nhà, về với Gia Đình, về với đời sống riêng tư.
b. Mẹ Tiên Cha Rồng.
Với nhận thức tinh tế về cuộc sống con người, trong tình kính quý và hãnh diện, dân Việt coi Mẹ mình là Bà Tiên  Cha mình là Ông Rồng. Tiên Rồng trở thành Biểu Tượng của Mẹ của Cha, mà cũng biểu trưng những đặc tính nền tảng của từng Con Người, Mẹ Tiên Cha Rồng.*13
Với tình kính quý và biết ơn sâu xa đối với Hai Vị Tổ Đầu Tiên của Tộc Việt, Tổ Tiên ta đã tôn Hai Ngài thành Biểu Tượng Tiên Rồng Linh Thiêng cao quý nhất của Dân Việt. Vì vậy, Tiên Rồng trở thành biểu hiệu của Hai Ngài Khởi Tổ. Mọi người đều là con cháu Tiên Rồng.
Giờ đây, Hồn Thiêng của Hai Ngài vẫn linh hiển, và với sứ mạng Trời ban sinh ra cả một giống dân đông đúc trỗi vượt, là Tổ trên hết các Tổ của Tộc Việt, là Nguồn Sinh mọi Thần Thánh Anh Linh Việt, Hai Ngài cao trọng và uy thế khôn tả, đáng để mọi người tôn vinh và cầu khẩn.
Hai chữ TIÊN RỒNG trên Mặt Trống Ngọc Lũ ghi nhớ Hai Ông Bà TỔ TỘC VIỆT, và cùng với Hai Ngài, cũng ghi nhớ toàn thể mọi con cháu và toàn bộ lịch sử của DÒNG GIỐNG TIÊN RỒNG trong suốt hơn 7000 năm qua.*14
*     *     *     *
5. VÒNG HÌNH 4a : 18 CHIM MỎ DÀI Chữ HÙNG : 18 VUA HÙNG QUỐC TỔ
5.1 18 Chữ Hùng.
Vòng Hình ngoài cùng của Mặt Trống, Vòng Hình 4, có đàn 18 Chim cách điệu hóa. (Hình cách điệu hóa nói lên tính cách đồng nhất, biểu tượng). Hình Chim cách điệu hóa nầy đã trở thành chữ Hùng linh thiêng 熊, biểu trưng các Vua Hùng 
Đầu Chim mỏ dài thành nét .
Thân và đuôi dài thành .
Cánh và chân thành .
Phần dưới có thêm bộ hỏa  để nhấn mạnh tính cách Linh thiêng.*15
*     *
5.2 Nội dung.
Vua Hùng là Biểu Tượng của Những Vị đã Góp Phần Đặc Biệt vào tiến trình hình thành của Tộc Dân và Văn Hóa của Dân Việt Lạc trong Thời Hùng. Các Ngài là những Vị trỗi vượt thuộc mọi lãnh vực, đặc biệt về Xã hội và Văn hóa, chứ không nhất thiết là người có quyền cai trị.*16
Vì tính cách biểu tượng, tên riêng và tiểu sử của từng Vị đã không còn cần thiết. Tất cả đều được tôn xưng bằng miếu hiệu ‘Vua Hùng’.
Các Ngài còn được biểu tượng hóa với con số cao quý là ‘Mười Tám Vị’. Số 18 là 2 lần 9. Số 9 là số đặc thù, trọn vẹn và cao quý nhất của Tộc Việt.
Như vậy, ‘Mười Tám Vua Hùng’ là những Vị cao quý tột bực, và được kính trọng tột bực, được thờ kính, của Truyền Thống Việt. Ta thường gọi các Ngài là Quốc Tổ.*17
*     *
5.3 9 Vua Hùng Bà và 9 Vua Hùng Ông.
Từ khởi nguyên, cách đây 7000 năm, cho đến cách đây 1700 năm, thế kỷ 3 dl, dân Việtthiên về mẫu hệ, phụ nữ chủ động và lãnh đạo đời sống xã hội. Vì vậy, trong việc thành hình xã hội và văn hóa Việt, nhiều Vị thuộc Nữ Giới cũng đã đóng góp đặc biệt.*18
Trong suốt thời kỳ hơn 5000 năm đó, số Vua Hùng Bà có thể nhiều hơn Vua Hùng Ông.
Tuy nhiên, với miếu hiệu ‘Vua Hùng’ đã trở thành biểu tượng, với số 9 là con số tuyệt hảo của Dân Việt, và theo đúng truyền thống Mẹ Tiên Cha Rồng 50/50 siêu việt, ta thờ kính 9 Vua Hùng Bà và 9 Vua Hùng Ông. (Các Ngài không nhất thiết là vợ chồng).*19
*     *     *     *
6. VÒNG HÌNH 4B : 18 CHIM NHỎ : THẦN THÁNH ANH LINH VIỆT
Xen kẽ mỗi Chim Hùng đang bay là một Chim Nhỏ đang đứng. Các Chim Nhỏ nầy cũng được cách điệu hóa, để trở thành biểu tượng, nhưng mỗi con một vẻ.
Như vậy, ở cùng nơi với các Chim Hùng linh thiêng, còn nhiều Chim khác. Tuy nhiên, những Chim nầy không đồng nhất, và cũng không to lớn, không thanh thoát như Chim Hùng.
Các Chim Nhỏ cách điệu hóa nầy là Thần Thánh Anh Linh Việt, là tất cả những Vị đã góp phần vào việc sinh tồn và tăng trưởng của Tộc dân  Văn hóa Việt. Các Vị bao gồm mọi Văn Thánh Hiền Nhân, (tất cả các Vị thuộc ngành văn), và Võ Thần Nghĩa Sĩ, (tất cả các Vị thuộc ngành võ).*20
*     *     *     *
7. VÒNG HÌNH 3 : HÌNH NAI, CHIM ĐA : CHA MẸ ÔNG BÀ TỔ TIÊN
7.1 Hình NAI tiếng NÃI, NÃI NÃI, MẸ, MỆ.
Mặt Trống Ngọc Lũ có 2 bầy Nai, mỗi bầy 10 con, xen kẽ con đực trước, con cái sau.
Điểm đặc biệt là hình nai cái cũng có gạc như nai đực. Trên trái đất, hiện nay tất cả các nai cái đều không có gạc, chỉ trừ nai chà vùng Bắc Cực. Nhưng hình nai trên trống đồng không phải nai chà.
Cho nai cái có gạc cũng là một hình thức cách điệu hóa, tức là không muốn vẽ hình những con nai bình thường.
Đây là dấu chỉ Tổ Tiên không cố ý ghi lại hình loài Nai, mà chỉ nhắc nhớ tiếng ‘Nai’.
Tiếng Nai có biến thanh là Nãi, Nái. Hiện nay, ở vùng Tộc Việt phương Bắc, con vẫn gọi Mẹ là Nãi, cháu gọi Bà là Nãi Nãi. Ta còn dùng chữ Nái. Heo nái là heo mẹ.
Ngoài ra, trong chữ viết, Nai còn có âm ‘Mê’. Chữ Mê  có nghĩa là con nai.
Âm ‘Mê’ biến thanh thành Mẹ, và Mệ. Mệ là tiếng cháu kêu Bà Nội, Bà Ngoại.
Như vậy, Tổ Tiên đã dùng hình NAI để ghi nhớ một lần 4 âm : Nãi, Nãi Nãi, Mẹ, Mệ.*21  
*     *
7.2 Hình Chim ĐA tiếng GIA, GIA GIA, CHA.
Vòng Hình 3 còn có 2 đàn chim cách điệu cánh cụt, đuôi ngắn. Một đàn 8 con, một đàn 6 con.
Chim đuôi ngắn, cánh cụt, nhắc nhớ chim đa, còn gọi là chim đa đa, chim gia gia.
Tiếng ‘Gia’ để chỉ Cha. Tiếng đôi ‘Gia gia’ cũng là tiếng cháu gọi Ông Nội, Ông Ngoại.
Hình chim ĐA ghi lại tiếng ‘Cha’. Tiếng ‘Cha’ được viết thành chữ 爹, gồm bộ Phụ 父 với chữ hình chim Đa 多. Bộ Phụ 父chỉ ý : người cha; chữ Đa 多chỉ âm.*22
*     *
7.3 Kính nhớ Tổ Tiên.
Vòng Hình 3 lưu truyền và nhắc nhớ Ông Bà Cha Mẹ. Nhưng sau nhiều đời, những Vị là Ông Bà Cha Mẹ của những đời trước trở thành Tổ Tiên của dòng họ.
Vì vậy, Vòng Hình 3 đã được Tổ Tiên ta ghi nhận và lưu truyền việc kính nhớ Tổ Tiên. Đây cũng là điểm đặc biệt và chính yếu của Niềm tin Việt.
*     *     *     *
8. CHIM TRÊN NÓC NHÀ : TỔ TIÊN HIỆN DIỆN VÀ PHÙ HỘ
Khi đúc Vòng biểu trưng Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ (vòng hình 3) giữa Vòng sinh hoạt của Người đang sống (vòng hình 2) và Vòng các Vua Hùng linh thiêng (vòng hình 4), Tổ Tiên lưu truyền niềm tin Tổ Tiên Ông Bà dầu đã khuất, vẫn còn gần gũi chúng ta.
Ngoài ra, ở Vòng Người Sống (vòng hình 2), cũng có Chim. Trên nóc của 2 nhà mái cong, một nhà có một con Chim Mái Lớn, nhà kia có một Chim Trống với mồng lớn, và một Chim Nhỏ.
Ngoài ra, trên 2 Em Bé cũng có 2 chim Đa bay trên đầu.
Khi đúc gia đình chim đậu trên 2 nóc nhà, và 2 chim Đa bay trên 2 Em Bé, Tổ Tiên lưu truyền Niềm Tin nền tảng của Dân Việt, là dầu đã khuất, Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ luôn linh thiêng hiện diện và luôn che chở phù hộ cho con cháu trong cuộc sống, trong mọi sinh hoạt thường ngày.*23
*     *     *     *
9. VÒNG HÌNH 2 : NẾP SỐNG VIỆT 3000 NĂM TRƯỚC 
Trên Mặt Trống Ngọc Lũ, ngoài Nhà Sàn chữ Thượng 常, hình Người Đi chữ Rồng , và Người Về chữ Tiên , Vòng Hình 2 còn ghi lại toàn cảnh sinh hoạt của Gia đình và của Cộng đoànViệt Thượng, vùng Sông Hồng Sông Mã, (nơi phát xuất trống Ngọc Lũ). 
Vòng nầy chia thành 2 nửa vòng đối xứng. 
9.1. Sinh hoạt Gia Đình Việt Thượng. 
a. Toàn cảnh Sinh hoạt Gia đình. 
Trước hết, hình ảnh Người Trở Về Nhà, trong nhà có người chờ. Hai bên cửa lại là 2 giàn cồng / chiêng. Các hình ảnh nầy là các nét của chữ Tiên . Chữ Tiên  hàm ý Người Về với Gia đình. 
Tiếp đó là cảnh 2 vợ chồng giã gạo, vợ tóc dài, chồng tóc ngắn. Đứng bên có em bé vui đùa và chim bay trên đầu. 
Sát đó là ngôi nhà sàn mái cong. Trên nóc Nhà Mái Cong có Chim đậu, trong nhà có đôi vợ chồng ngồi giao tay xe chỉ, và một em bé. Dưới nhà, có trống đồng. Ở Nhà 1 Chim, Em bé chơi ở phòng dưới. Ở Nhà 2 Chim, Em bé ngồi sau lưng mẹ. 
b. Ý nghĩa các hình ảnh Sinh hoạt Gia đình. 
Cảnh 2 vợ chồng giã gạo, và cảnh 2 vợ chồng ngồi trong nhà giao tay xe chỉ may áo, cho thấy cuộc sống sung túc, đầy đủ cả về cơm ăn, nhà ở, áo mặc. 
Cuộc sống Gia đình thực ấm êm khi 2 vợ chồng cùng nhau làm việc, bên đứa con đang vui chơi. 
Hình dạng và trang trí ngôi nhà ghi nhận kiến trúc đương thời đã vươn tới mức nghệ thuật. 
Chiếc trống đồng dưới nhà càng chứng tỏ gia đình dư giả, cuộc sống địa phương đã phát triển cao. 
Và trên hết, trên nóc nhà có chim đậu, cũng như chim Đa bay trên đầu em bé, biểu trưng sự phù hộ linh thiêng của Ông Bà Tổ Tiên.  
c. Cuộc sống Gia Đình Việt. 
Trên Mặt Trống Ngọc Lũ : 
Cảnh ‘Người Về trong tiếng cồng thúc giục của Người Ở Nhà’ đã ghi nhận tình yêu tha thiết của vợ chồng. 
Cảnh vợ chồng cùng nhau sinh hoạt ngoài trời và trong nhà, giã gạo và giao tay giao chân, ghi lại cuộc sống thân mật, thuận vợ thuận chồng, cùng nhau chung sức chung đời. 
Cảnh đứa con vui chơi bên mẹ cha diễn tả hạnh phúc gia đình trọn vẹn. 
Nhà cửa khang trang và trống đồng trong nhà ghi lại cuộc sống sung túc, phát triển. 
Cảnh Chim đậu trên nóc nhà, và chim bay trên em bé, bộc lộ một cuộc sống tâm linh hướng thượng, rộng mở, cùng với niềm xác tín được an lành, mạnh khỏe, thịnh vượng, nhờ sự phù hộ của Tổ Tiên Ông Bà. 
*     *  
9.2 Sinh hoạt Cộng Đoàn Việt Thượng. 
a. Cảnh sinh hoạt. 
Cũng như sinh hoạt gia đình, cảnh sinh hoạt cộng đoàn cũng được lặp lại đối xứng ở nửa bên kia của Mặt Trống. 
Sinh hoạt Cộng đoàn diễn ra rộn rã trong tiếng trống vang dội và đoàn người hóa trang nhảy múa. 
Giữa giàn trống và đoàn người là cột cờ. Cột cờ, cùng với 2 hình 2 bên cột cờ, lại là các nét của Chữ Rồng . Chữ Rồng  được diễn tả bằng Người Ra Đi, gia nhập vào đoàn người, trong vui thích rộn rã. 
Giàn trống đồng chứng tỏ sự phát triển lớn mạnh của nghệ thuật đúc đồ đồng, và ảnh hưởng của tiếng trống trong sinh hoạt cộng đoàn. 
Mỗi giàn trống có 2 bà, tóc dài, và 2 ông, tóc ngắn, (như ở cảnh 2 vợ chồng giã gạo). 
Đoàn người ca múa hóa trang lông chim, nói lên niềm tin và tâm nguyện của cộng đoàn Việt, là luôn vươn lên, hướng về tương lai tươi sáng, và cao cả, linh thiêng, (như ở chiếc Thuyền vượt biển chữ Đạo, trên Thạp Đào Thịnh).*24 
Hai đoàn người múa gồm một đoàn 6 người, một đoàn 7 người. Trong mỗi đoàn, có người múa đèn, người múa khèn, (loại kèn làm bằng trái bầu gắn 5 ống trúc, ngày nay vẫn còn), và nhiều người múa cung, (kiểu cầm khác với múa gươm). 
Xử dụng cung tên chính xác là biệt tài của dân Việt Lạc. Sử còn ghi : thời trước, dân Việt bắn tên vào búi tóc của nhau, để truyền tin. Tài bắn cung nầy, (cùng với tài vượt biển và trống đồng), còn được ghi nhận đặc biệt và trở thành đường nét trong chữ Lạc.*25 
Ngoài ra, đoàn 6 người có Người Dẫn Đầu cầm cây cờ hiệu cao, giống như trên chiếc Thuyền vượt biển chữ Đạo. Họ cũng hóa trang lông chim, như những người trên thuyền. Đoàn có người cầm đèn vì lênh đênh trên biển nhiều ngày nhiều đêm. Đây là dấu chỉ đoàn người nầy thuộc nhóm sinh hoạt trên biển. Tài Vượt Biển cũng đã là đặc điểm trỗi vượt của Dân Việt trong suốt mấy ngàn năm qua.*26 
Đoàn 7 người lại có Người Cuối đoàn không đội hóa trang lông chim, không cầm đèn, và trong đoàn cũng không có người cầm cờ cao. Đây có thể là dấu chỉ đoàn người sinh hoạt trên đất.  
b. Nếp sống Cộng đoàn Việt Thượng. 
Như vậy, Mặt Trống Ngọc Lũ ghi lại hai sinh hoạt chính của cộng đoàn Việt Thượng, trên biển và trên đất, cùng với 2 biệt tài của Dân Việt, là tài vượt biển và tài xử dụng cung tên. 
Đoàn người hóa trang thành chim, đồng phục, chứng tỏ trong sinh hoạt cộng đoàn, mọi người đồng tâm thể hiện mục đích cao cả chung. (Chim luôn được coi là thanh thoát, cao siêu, linh thiêng, đích điểm của cuộc sống). 
Cờ lệnh và giàn trống, kèn, cho thấy cộng đoàn sinh hoạt có thủ lãnh, có chỉ huy, có kỷ luật, mọi người theo lệnh mà hoàn thành công tác chung. Khi sinh hoạt đông người thì có giàn trống, có cờ hiệu. Khi ra đi từng nhóm thì theo tiếng kèn. 
Đoàn người cầm cung tượng trưng cho việc thi thố và phát triển tài năng, thăng tiến sở trường. (Biệt tài xử dụng cung tên của Dân tộc). 
Múa hát trong tiếng trống, tiếng khèn, bộc lộ tinh thần phục vụ vui tươi, hăng hái, dấn thân. 
*     * 
9.3 Lưu truyền Nếp sống Việt. 
Mặt Trống Ngọc Lũ ghi lại công việc và đặc tính của vừa Sinh hoạt Gia đình vừa Sinh hoạt Cộng đoàn của dân Việt Lạc. 
Điểm đáng chú ý là trong sinh hoạt Gia đình, từ chữ Tiên Người Về, tới những người giã gạo, những người xe chỉ, đều có một người tóc dài với vóc dáng đàn bà, và một người tóc ngắn với vóc dáng đàn ông. Ở sinh hoạt Cộng đoàn, mỗi giàn trống cũng có 2 bà và 2 ông. Đây là nét nổi bật về cuộc sống và sinh hoạt sóng đôi của nữ và nam trong Xã hội Việt. 
Tất cả đều tô điểm cuộc sống thanh bình thịnh vượng, và ấm no hạnh phúc, cả về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống tâm lý, đời sống tâm linh, vừa trong đời sống gia đình, vừa trong đời sống cộng đoàn, của Tổ tiên Việt Nam, từ hơn 3000 năm trước.*27 
Tất cả đều lưu truyền thực tại đương thời, và là gương mẫu chuẩn mực cho cuộc sống của con cháu. 
*     *     *     * 
10. MẶT TRỐNG LA BÀN : VĂN MINH VĂN HÓA VIỆT 
Tự nó, Trống Ngọc Lũ đã là một kiệt tác minh xác trình độ tuyệt kỹ trong kỹ thuật đúc đồ đồng của Tổ Tiên Việt Nam. 
Thêm vào đó, tính cách tinh vi, súc tích, và toàn diện của hoa văn càng xác định thêm trình độ văn hóa và văn minh tiền tiến của Tổ Tiên chúng ta cách đây hơn 3000 năm. 
Ngoài ra, vị trí của 4 chữ Đức, Thượng, Tiên, Rồng, còn hàm chứa những công dụng và ý nghĩa cao sâu khác. 
10.1 Bốn chữ Đức, Thượng, Tiên, Rồng. 
a. Ý nghĩa 4 chữ. 
Trên Mặt Trống Ngọc Lũ, những chữ Thượng 常, Tiên , và Rồng , đều có thêm một chữ Thượng, Tiên, Rồng khác đối xứng qua tâm Mặt Trời Đức . 
Ghi khắc các chữ Thượng, Tiên, Rồng quanh Mặt Trời chữ Đức, Tổ Tiên xác quyết biểu tượng Tiên Rồng có tầm quan trọng đặc biệt, là đặc điểm, và là niềm hãnh diện của Tổ Tiên ta ở Việt Thượng Sông Hồng. 
Đức là Đạo tỏa sáng, là Đạo trở thành hiện thực. Mặt Trời Đức là ánh sáng, là sức sống tăng trưởng con người và vạn vật trong trời đất. Đức là ‘Mặt’ của Ông Trời. 
Việt Thượng là quê hương, là giang sơn gấm vóc, là Đất, là nơi nuôi lớn dòng Lạc Hồng, là nơi phát sinh một nền văn minh và văn hóa trỗi vượt hơn mọi vùng chung quanh. 
Tiên và Rồng biểu trưng cho Mẹ và Cha, cho nhận định của hai nhóm đặc tính bất khả phân của Con Người, mà cũng là Biểu tượng linh thiêng của Ông Bà Khởi Tổ, và của toàn thể Tộc Việt.  
b. Niềm tin và Thực tại. 
Tiên, Rồng, Thượng, đều được đặt gần Mặt Trời Đức. 
Như vậy, mỗi lần gióng trống, mỗi tiếng trống, là một lần khích động Mặt Trời bừng sáng, tung truyền Sức sống của Đạo tới Tiên Rồng và tới khắp Việt Thượng, tới từng con người, tới từng gia đình, tới khắp cộng đoàn, khắp vạn vật. 
Tất cả đều nói lên khát vọng, lòng tin, niềm hãnh diện, và tầm quan trọng thực tế, của sức sống Đạo Đức, của Trời Đất, của hai biểu tượng Tiên Rồng, của Tổ Tiên Ông Bà, và của cuộc sống thịnh vượng hạnh phúc của con người, của gia đình, và của xã hội Việt Thượng. 
*     * 
10.2 La Bàn vượt Biển. 
a. Các Đường Trục. 
Vị trí của 4 chữ Đức, Thượng, Rồng, Tiên, và của các chữ đối xứng, còn hàm chứa một công dụng quan trọng khác. 
Nối liền trụ chân giữa 2 nóc nhà sàn mái cong chữ Thượng, nối liền trụ chân giữa 2 nhà vòm chữ Tiên, và nối chân 2 cột cờ tâm của 2 chữ Rồng, ta có 3 đường trục xuyên qua tâm chữ Đức. Mỗi đường chia mặt Trống thành 2 phần bằng nhau. 
Hơn nữa, đường trục chữ Tiên hợp với đường trục chữ Rồng thành góc vuông, chia Mặt trống làm 4 phần bằng nhau. 
Đường trục chữ Thượng lại chia góc vuông Tiên Rồng thành 2 phần bằng nhau. Theo cách đo hiện nay, mỗi góc 45 độ. 
La Bàn vượt biển 
b. La Bàn. 
Đây là mặt La Bàn với trục chính là trục chữ Thượng. Trục Thượng với trục Rồng hợp thành góc  ̶ 45º (bên trái). Trục Thượng với trục Tiên hợp thành góc +45º (bên phải). 
Trục chính lại có 2 hướng, hướng Một Chim và hướng Hai Chim, đậu trên nóc nhà. Hướng 1 Chim là Chim Mái, hướng 2 Chim là Chim Trống (mồng lớn) và Chim Con. Vì vậy, cũng có thể gọi là hướng Mẹ và hướng Cha. 
Khi dùng các trục phụ, trục Tiên hoặc trục Rồng, thì góc độ lại khác nhau. Trục Tiên có góc trái  ̶ 45º, góc phải +90º. Trục Rồng có góc trái  ̶ 90º, góc phải +45º...  
c. Công dụng. 
La bàn cần thiết để định hướng cho đoàn thuyền vượt biển khơi, và là biểu hiệu của vị Thủ Lãnh. Trên chiếc thuyền Chữ Việt 越, la bàn nầy ở bên cạnh vị chỉ huy.*28 
Chính la bàn nầy đã giúp biệt tài vượt biển của dân Việt phát triển nhanh chóng, và giúp đời sống Việt Thượng Sông Hồng thăng tiến vượt bực. 
d. Đặc điểm Văn Hóa Việt. 
La bàn dùng 4 Chữ ĐứcThượngTiênRồng, đã nhấn mạnh tính cách hiện thực và ý nghĩa cao siêu của Văn hóa Việt : 
- khi vượt biển cả, phải dùng la bàn, Dân Việt luôn nhắc nhớ Ơn Đức của Trời, quê hương Việt Thượng, và Mẹ Tiên, Cha Rồng. 
- dù giữa trùng khơi, Dân Việt luôn sống với Mẹ Tiên, Cha Rồng, với quê hương ViệtThượng thân yêu, và trong Sức Sống (Mặt Trời) của Đức, của Đạo, của Trời. 
- dù đi muôn phương, Dân Việt luôn hướng về Quê Hương Việt Thượng, (trục chính của la bàn), luôn được Tổ Tiên Mẹ Tiên, Cha Rồng hướng dẫn và độ trì, (2 trục 2 bên), và dù theo hướng nào, Tâm vẫn luôn là Đức. 
* Với toàn thể Mặt Trống Ngọc Lũ, với toàn bộ Niềm tin và Nếp sống Việt kết tinh thành mặt La bàn, quả thực đoàn người ra khơi đã đem theo bên mình trọn Hồn Thiêng Dân Tộc, để Hồn Thiêng Dân Tộc dẫn đường, nhờ Hồn thiêng Dân Tộc phù hộ che chở, và sống trọn vẹn trong Hồn Thiêng Dân Tộc. 
*     *     *     * 
11. MẶT TRỐNG NỀN BÀN THỜ : HỒN THIÊNG DÂN TỘC 
11.1 Kết tinh và Lưu truyền. 
Từ hơn 3000 năm trước, Tổ Tiên ta đã sáng tác Mặt Trống Ngọc Lũ để kết tinh và lưu truyền trọn vẹn Niềm tin linh thiêng, và Nếp sống an thịnh hạnh phúc của Dân Việt. 
a. Cội Nguồn.  
1. Hình Mặt Trời ghi nhớ : Niềm tin vào TRỜI, ÔNG TRỜI, Nguồn Sống của con người và của vạn vật. Ngài cao cả không lường, nhưng lại là Sức sống của mỗi người, nên gần gũi với cuộc sống thường ngày của con người. Giúp kính nhớ ƠN TRỜI luôn thông ban phúc lành.
2. Chữ Thượng : ghi nhớ vùng ĐẤT Quê Hương, từ Hồ Đồng Đình xuôi Nam, ngày nay tới Cà Mau. Là vùng Đất thiêng, là Sông Núi có Thần Linh ngự trị. Để yêu quý Đất Tổ, và kính nhớ THẦN LINH SÔNG NÚI.
3. Chữ Tiên và Rồng : kết tinh nhận thức cao siêu về cuộc sống con người. Để nhớ Mẹ nhớ Cha. Để kính nhớ Hai Vị TỘC TỔ. Cùng với Hai Ngài, cũng ghi nhớ toàn thể mọi con cháu và toàn bộ lịch sử, văn hóa, của DÒNG GIỐNG TIÊN RỒNG. 
b. Quốc Tổ và Thần Thánh Anh Linh.
4. 18 Chim Hùng : Kính nhớ 18 Vua Hùng QUỐC TỔ, những Vị đã góp phần quan trọng đặc biệt vào việc thành hình Văn hóa và Xã hội Việt. Gồm 9 Vua Hùng Bà, 9 Vua Hùng Ông. 
5. 18 Chim Nhỏ : Kính nhớ tất cả Thần Thánh ANH LINH Việt : các Văn Thánh Hiền Nhân,Võ Thần Nghĩa Sĩ
c. Tổ Tiên Ông Bà luôn phù hộ.
6. Hình Nai và Chim Gia Gia : Kính nhớ TỔ TIÊN, ÔNG BÀ CHA MẸ đã khuất. 
7. Hình Chim với người đang sống : sống trong xác tín Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ luôn PHÙ HỘ chúng ta. 
d. Chuẩn mẫu cuộc sống hiện tại.
8. Vòng Người sống (Vòng Hình 2) : chuẩn mẫu Cuộc sống Gia đình, với 4 điểm : 1. Sống trong tình yêu. 2.Chung sức chung đời. 3. Phát triển, thịnh vượng. 4. Hạnh phúc trọn vẹn, với Ông Bà Cha Mẹ Con Cháu.*29
Chuẩn mẫu cuộc sống Cộng đoàn, với 4 điểm : 1.Đồng tâm hiệp lực vì Việc Chung. 2.Có lãnh đạo, chỉ huy, kỷ luật. 3. Thi thố và phát triển tài năng. 4. Tinh thần hăng say, dấn thân.
9. Định hướng cuộc sống : 4 chữ Cội nguồn ĐứcThượngTiênRồng thành la bàn, hướng dẫn hành trình cũng như cuộc sống từng ngày, của từng người cũng như của Cộng đoàn.
*     * 
11.2 Nền Bàn Thờ. 
Với những hình ảnh kết tinh và nhắc nhớ đầy đủ Cội nguồn và mọi Đấng Bậc mà Toàn Dân ta thờ kính, với những chuẩn mẫu cho Nếp Sống an vui, thanh bình, thịnh vượng, và hạnh phúc trọn vẹn, Mặt Trống Ngọc Lũ đáng trở thành cảnh Nền Bàn Thờ. 
Mỗi khi đứng trước Nền Bàn Thờ Mặt Trống Ngọc Lũ, chúng ta được nhắc nhớ Hồn Thiêng Dân Tộc, sống với Hồn Thiêng Dân Tộc, để Hồn Thiêng Dân Tộc hướng dẫn cuộc sống, và thể hiện niềm xác tín luôn được Hồn Thiêng Dân Tộc, tức là Ơn Trời, Tộc Tổ, mọi Thần Thánh, và Tổ Tiên Ông Bà linh thiêng, phù hộ, chở che. 
Để Hồn Thiêng Dân Tộc làm chuẩn mẫu hướng dẫn Cuộc sống từng ngày của Mỗi người, của Gia đình, cũng như của Cộng đoàn.
(Nb : Muốn chép lại Hình : - để mũi tên ‘chuột’ trên Hình, bấm bên phải. - Bấm (bên trái) ở Save image as...)
*     *     *     *
12. GHI CHÚ
* 3104. ký số của Bài trong danhgiactau.com. (Bài nầy cũng có ký số 1308.).
*1 - Đọc bài 1302. Thạp và Trống đồng Việt Nam, đoạn 4.2.
*2 - Đọc bài 1303. Văn Minh Văn Hóa Việt Nam trên Thạp và Trống đồng. Về các Học thuyết, đọc các bài từ ký số 1301 tới 1307.
*3 - Theo sách vở Trung Hoa, thời Đông Hán, Mã Viện đã cướp nhiều trống đồng, và đã nấu đồ đồng, trống đồng của ta để làm ngựa đồng, cột đồng. Khổng Minh thời Tam Quốc, Lan Khâm thời Lục Triều, rồi Âu Dương Ngỗi, Lưu Hiểu... đều nổi tiếng vì đã cướp nhiều trống đồng.
Nhiều sách vở Trung Hoa còn tranh nhau phong cho Mã Viện, hoặc Khổng Minh, làm tổ sáng chế nghề đúc trống đồng.
*4 - Về Trống Ngọc Lũ, đọc bài 1303. Văn Minh Văn Hóa Việt Nam trên Thạp và Trống đồng, đoạn 4.3 và 4.4. - Về Văn minh Trống đồng Việt Lạc, đọc bài trên, đoạn 3.4.
*5 - Trống đồng Ngọc Lũ được phát hiện năm 1893, trong lòng đất xã Như Trác, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam Ninh. Trống được cúng vào đình làng Ngọc Lũ, vì vậy có tên Trống Ngọc Lũ. Hiện Trống Ngọc Lũ được lưu giữ ở viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tại Hà Nội.
Vì Trống Ngọc Lũ được phát hiện độc lập, nên không thể đo niên đại theo C-14. Theo cách tính thời tuyệt kỹ, Ngọc Lũ có niên đại 1000 ttl ±100 năm.
Đọc bài 1302. Thạp và Trống đồng Việt Nam, đoạn 4.4.
*6 - Đọc bài 1307. Nguồn gốc Việt Nam của Học thuyết Đạo và Đức, mục 3.2c.
*7 - Về Ông Trời, đọc thêm bài 3102. Nền tảng Tâm Linh Việt, đoạn 3.1. - bài 3203. Tám Đại Lễ và Chín Lễ Dân Tộc, đoạn 2.2. - bài 1307. Nguồn gốc Việt Nam của Học thuyết Đạo và Đức, đoạn 5.2.
*8 - Về vùng Việt Thượng, đọc bài 1103. Tộc Việt thời Khởi Nguyên, phần 5.
Vùng đất của Việt Lạc ngày nay gồm các tỉnh Hồ Nam, Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam, và một phần Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây, Phúc Kiến. - Đọc bài 1108. Tộc Việt Thời Hùng 3, phần 7. - bài 1113. Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam, đoạn 5.3.
Các nhánh khác của Tộc Việt thì lên phía Bắc tới Sông Hoài, và ra Biển Đông.
*9 - Đặc tính và bản thể của Thần Linh thuộc về cách giải thích của tôn giáo. Về Phân biệt giữa Đạo sống và Tôn giáo, đọc bài 3102. Nền tảng Tâm Linh Việt, phần 7.
*10 - Đọc bài trên, đoạn 6.3. - bài 3203. Tám Đại Lễ và Chín Lễ Dân Tộc, đoạn 2.5.
*11 -  Hình đối xứng, và 2 hình trên mặt trống Hoàng Hạ, đều có lá cờ nầy. Đây là lá cờ của thủ lãnh. Trong chữ Việt 越 và chữ Đạo  cũng có lá cờ cao. Trong chữ nho, nét  tự nó có nghĩa là chủ, chúa, thủ lãnh.
*12 - ‘Rồng’ đã được người Hoa phát âm thành ‘long’. Tiếng Hoa không có giọng và không có âm R. Người Hoa đọc thành Lồng thành ong. - Đọc bài 2204. Tiên Rồng : Biểu tượng Con Người, mục 9.3a.
*13 - Đọc bài 2102. Nền Tảng Cuộc Sống Con Người và Xã Hội, đoạn 4.1 và 4.2.
*14 - Đọc bài 1402. Nguồn gốc Tiên Rồng, phần 4. - bài 3203. Tám Đại Lễ và Chín Lễ Dân Tộc, đoạn 2.3 và 2.4.
*15 - Tự nó, bộ Hỏa   cũng hàm ý linh thiêng. Hình tứ linh, long lân quy phụng, đều có lửa.
*16 - Về ý nghĩa chữ Vua, Vương, đọc bài 1403. 18 Vua Hùng : 9 Vua Hùng Bà, 9 Vua Hùng Ông, gc *17.
*17 - Đọc bài trên, đoạn 4.1 và 4.2. - Từ thời Hán, Trung Hoa còn nhận số ‘9’, con số tròn đầy cao quý của Tộc Việt, làm con số đặc trưng của hoàng tộc. Trong khi đó, cho đến hiện nay, con số đặc biệt của người dân Hoa vẫn là số ‘8’.
*18 - Đọc bài trên, đoạn 4.3.
*19 - Đọc bài trên, đoạn 4.4. - bài 3203. Tám Đại Lễ và Chín Lễ Dân Tộc, đoạn 2.6. - Về 50 theo Mẹ, 50 theo Cha, đọc bài 2102. Nền Tảng Cuộc Sống Con Người và Xã Hội, đoạn 4.3.
*20 - Đọc bài 1307. Nguồn gốc Việt Nam của Học thuyết Đạo và Đức, mục 5.3b. - Đọc thêm bài 3203. Tám Đại Lễ và Chín Lễ Dân Tộc, đoạn 2.8 và 2.9.
*21 - Đọc bài 1307. Nguồn gốc Việt Nam của Học thuyết Đạo và Đức, mục 5.4a.
*22 - Đọc bài trên, mục 5.4b. - ‘Thương nhà mỏi miệng cái gia gia’, Bà Huyện Thanh Quan.
*23 - Đọc bài 1303. Văn Minh Văn Hóa Việt Nam trên Thạp và Trống đồng, đoạn 4.2 và 4.3. - Đọc thêm bài 3203. Tám Đại Lễ và Chín Lễ Dân Tộc, đoạn 2.7. - bài 3102. Nền tảng Tâm Linh Việt, mục 3.2a.
*24 - Đọc bài 1307. Nguồn gốc Việt Nam của Học thuyết Đạo và Đức, đoạn 3.1.
*25 - Đọc bài 1303. Văn Minh Văn Hóa Việt Nam trên Thạp và Trống đồng, đoạn 2.3.
*26 - Đọc bài 1307. Nguồn gốc Việt  Nam của  Học thuyết Đạo và Đức, đoạn 2.2. - Về biệt tài vượt biển, đọc 1303. Văn Minh Văn Hóa Việt Nam trên Thạp và Trống đồng, đoạn 2.4 và gc *6.
*27 - Đọc bài trên, đoạn 3.3.
*28 - Đọc bài trên, đoạn 2.4.
*29 - Đọc bài 2103. Tiêu Chuẩn Để Sống Tình Người, đb đoạn 5.4. - Bài 2107. Đời Sống Gia Đình, đb phần 4. - Bài 2108. Tình Yêu Nam Nữ, đb đoạn 5.2.
_____________________
Nguyễn Thanh Đức 2013. (3.11.1982/2014).

Tổng số lượt xem trang