ttngbt tò mò thử xem TT đã bỏ sót những gì trong bài của GS Nguyễn Ngọc Trân, phần chử đỏ trong ngoặc đã bị bỏ sót.-Không xử lý được tàu thuyền vi phạmTuổi Trẻ
TT - Chiều 15-11, đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại VN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa. Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (TP.HCM): “Trên cùng ...
Thấy người bị nạn đường thủy mà không ứng cứu sẽ bị xử lý
Quốc hội thảo luận về đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh
Siết chặt quản lý vận tải đường thủy
-TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN
-Mấy điều bộ trưởng không nói (viet-studies 6-11-13) -- Bài của GS Nguyễn Ngọc Trân (bản gốc của tác giả)
-Xin Quốc hội cẩn trọng hơn
TT - Trong thảo luận tại tổ và tại hội trường vừa qua, dự án luồng vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố được nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần làm rõ thêm. Bộ trưởng Bộ GTVT đã đăng đàn. Để làm sáng vấn đề thêm, tăng tính minh bạch trước khi Quốc hội quyết định, thiết tưởng cần nêu lên mấy điều bộ trưởng không nói.
1. Xuất xứ của dự án là từ tài trợ của Ngân hàng Thế giới cho PMU-W của Bộ GTVT để thực hiện một báo cáo nghiên cứu khả thi nhằm cải thiện sông Hậu. Trị giá của tài trợ này là 300.000 USD.
Cải thiện luồng vào sông Hậu có nghĩa trước tiên là nạo vét luồng tự nhiên qua cửa Định An. Nhưng sản phẩm của PMU-W là dự án mà Quốc hội đang bàn. Dự án đã được trình và đề nghị Ngân hàng Thế giới cho vay vốn 200 triệu USD (lúc đó tương đương 3.200 tỉ đồng) để thực hiện và bị từ chối vì tính khả thi không thuyết phục và tác động lên môi trường rất lớn chưa được làm rõ. Về việc dự án bị từ chối này, rất nhiều đại biểu Quốc hội không biết. (nhưng Chủ tịch Quốc hội thì biết rất rõ vì chính ông đã quyết định dùng ngân sách nhà nước để thực hiện).
2. Báo cáo tác động môi trường đã không thông qua đúng luật (Điều 21, khoản 7, điểm b của Luật bảo vệ môi trường quy định: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức Hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của mình, trừ dự án liên ngành, liên tỉnh. ).
Thấy người bị nạn đường thủy mà không ứng cứu sẽ bị xử lý
Quốc hội thảo luận về đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh
Siết chặt quản lý vận tải đường thủy
-TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN
Tô Văn Trường
Nền kinh tế đất nước đang trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn cho nên các quyết sách của Quốc hội đóng vai trò rất quan trọng. Mặc dù đã nghe giải trình nhưng nhiều vấn đề vẫn rối như “canh hẹ” khiến cho các đại biểu Quốc hội tiến thoái lưỡng nan không bấm nút không được mà bấm thì lại thấy không tự tin và tự vấn thấy có lỗi với sự tin cậy của cử tri!
Ngay từ khi sự kiện Vinashin bị tiết lộ trên công luận, tôi đã viết bài “Vinashin đừng đánh bùn sang ao”! Lần này, các đại biểu Quốc hội và người dân được biết Vinashin đã được “phù phép” biến thành một công ty mới không có nợ xấu. Chỉ có người trong cuộc mới rõ nội tình cuộc ‘lột xác” vô tiền khoáng hậu không giống bất cứ ai bởi vì chỉ có thể dự đoán là (1) Bắt tất cả các doanh nghiệp Việt Nam kể cả ngân hàng cho Vinashin vay xóa nợ cho nó. Là quốc doanh nên các doanh nghiệp kia phải ngậm bồ hòn, làm ngọt! (2) Phát hành trái phiếu Chính phủ trả nợ cho Vinashin và (3) Bắt ngân hàng quốc doanh cho công ty mới vay để có vốn tiếp tục hoạt động dưới tên mới vv…Toàn bộ giải pháp này tốn kém cho các doanh nghiệp bao nhiêu và Nhà nước bao nhiêu, ngay các đại biểu Quốc hội cũng tù mù không thể biết được dù đó thực chất là sử dụng tiền thuế của dân và con cháu chúng ta phải è cổ ra trả nợ cho “quả đấm thép” VINA!
Trên Diễn đàn Quốc hội, nhiều người nhận ra vấn đề, nhưng do thời gian hạn chế và nhiều nguyên nhân khác nhau nên chủ yếu chỉ nói theo kiểu hô khẩu hiệu chung chung không chỉ ra được cụ thể phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào? Với trách nhiệm của cử tri, tôi đã phản ánh các suy tư, lập luận và dẫn chứng qua các bài viết như “Ai ăn mặn ai khát nước”; “Nguy cơ vỡ trận tài chính”; “Thế là xong, miễn bàn’! Trong phạm vi bài viết này, tôi đi vào một dự án cụ thể đó là Quan Chánh Bố đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận taỉ Đinh La Thăng giải trình chiều ngày 1/11 cho là cần thiết, hiệu quả cần tiếp tục đầu tư.
Phác họa vài nét chính của dự án
Do nguyên nhân độ sâu luồng Định An bị bồi lắng, hàng năm phải nạo vét tốn kém, không tiếp nhận được tàu có trọng tải lớn, cho nên phải tìm một lối đi khác đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố Cần Thơ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây là yêu cầu chính đáng. Cuối năm 2009, dự án luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu qua kênh tắt Quan Chánh Bố được khởi công xây dựng tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Đây là dự án trọng điểm quốc gia, với mục tiêu xây dựng luồng tàu biển ổn định cho tàu có trọng tải 10.000 DWT đầy tải và tàu 20.000 DWT giảm tải ra, vào các cảng trên sông Hậu.
Ngay từ năm 2008, GS Lương Phương Hậu chuyên gia hàng đầu về cảng đường thuỷ Việt Nam đã viết bài “Chỉnh trị cửa sông có khi phải chấp nhận trả giá”, có đoạn chính như sau: “Tuyến luồng qua kênh Quan Chánh Bố là phương án đã có ý tưởng từ nghiên cứu của Haecon (Bỉ), sau đó được chính thức đề xuất bởi tư vấn SNC - Lavalin (Canada). Các tư vấn trên là những tổ chức chuyên sâu về công trình cảng - đường thủy nổi tiếng trên thế giới. Những nghiên cứu của họ về cửa sông Hậu khá bài bản, có sự tham gia của các viện nghiên cứu lớn như Viện Nghiên cứu thủy lực Đan Mạch (DHI), Haskoning (Hà Lan).
Giải pháp kênh vòng tránh (by pass) cửa sông đã được sử dụng khá nhiều trên thế giới, thành công nhiều, nhưng thất bại cũng có. Giải pháp này không xa lạ ở Việt Nam vì chính luồng tàu vào cảng Hải Phòng cũng đã đào kênh Đình Vũ (1897¸1902) để chuyển luồng từ cửa Cấm sang cửa Nam Triệu và gần đây đào kênh Hà Nam (2004¸2006) để chuyển luồng từ cửa Nam Triệu sang cửa Lạch Huyện.
Tuyến qua kênh Quan Chánh Bố chỉ có thể thành công nếu giải quyết tốt được 2 vấn đề khó sau đây:
- Xác định được vị trí, kích thước hợp lý cho cửa Đại An lấy nước từ sông Hậu. Cửa sông này nằm trên bờ bồi, rất nông và hứng nhận dòng bùn cát từ bờ xói đối diện. Làm sao để khi đào sâu, dòng nước vào kênh vừa phải để không quá ít, dẫn đến bồi lắng trở lại quá nhanh, cũng không quá nhiều dẫn đến sự suy thoái của cửa Định An và tạo ra 1 cửa Định An mới. Hiện nay, tư vấn không bố trí công trình gì ở đây sẽ không thể kiểm soát được sự phát triển của thế sông.
- Xác định được vị trí, quy mô, phương hướng của các đê ngăn cát ở cửa kênh tắt ra biển, ổn định được đoạn luồng biển. Chiều dài 2.500m của đê Đông, 1.500m đê Tây như dự án đề ra chắc chắn là không đủ. Theo tính toán của chúng tôi, chiều dài đê có thể phải tăng lên 3-4 lần.
Những tính toán của Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế cảng-Kỹ thuật biển (PortCoast) trong giai đoạn dự án đầu tư đúng là còn một số bất cập, chưa đủ sức thuyết phục. Trong quá trình thẩm tra, các chuyên gia Hội Cảng - Đường thủy – Thềm lục địa đã trao đổi trực tiếp, thẳng thắn với các tác giả dự án. Nhưng chúng tôi cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, mở luồng theo kênh Quan Chánh Bố là giải pháp khả thi và ít mạo hiểm hơn, vì vậy Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư là đúng đắn.” vv…
Tháng 10 năm 2009 công tác chuẩn bị đã hoàn tất, Chính phủ và Bộ Giao thông đã phát lệnh khởi công nhưng trong quá trình đang thi công đã phải tạm dừng vì nhận thấy trong điều kiện các phương án phân kỳ đầu tư không đảm bảo mục tiêu khai thác luồng tàu theo dự án được duyệt, cũng như không đảm bảo hiệu quả đầu tư nên đã báo cáo Thủ tướng rà soát để điều chỉnh dự án với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 10.042 tỷ đồng và giãn tiến độ thực hiện sau năm 2015.
Ý kiến phản biện
Trong qúa trình chuẩn bị cũng như kể cả khi đang thi công dự án có nhiều luồng ý kiến ủng hộ và phản đối dự án Quan Chánh Bố cũng là điều dễ hiểu vì đây là dự án khá phức tạp tùy thuộc vào nhận thức, góc nhìn của mỗi người.
Mới đây, ngày 27/10/2013 GS Nguyễn Ngọc Trân viết bài “Đừng để đất nước đến nguy cơ vỡ nợ” chủ yếu bàn về hiệu quả đầu tư , trong đó có đoạn đề cập đến dự án Quan Chánh Bố như sau : ”Thời sự nhất là dự án luồng hàng hải cho tàu trọng tải vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố. Tổng dự toán lúc được khởi công tháng 11-2007 khoảng 3.150 tỉ đồng, nay năm 2013 được nâng lên 10.320 tỉ đồng. Cần nhấn mạnh thêm là dự án này đã bị Ngân hàng Thế giới từ chối cho vay 200 triệu USD vì lý do khả thi không bảo đảm trước sóng, triều và biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học cũng đã cảnh báo. Bất chấp, dự án vẫn được khởi công cuối năm 2007 với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nay dự án này được đưa vào diện đầu tư từ trái phiếu chính phủ mà Quốc hội đang bàn để thông qua” vv…
Tôi chia sẻ với tâm tư, trăn trở của Gs Trân nhưng có thể do khuôn khổ hạn chế của bài báo hoặc do không phải là chuyên gia chuyên sâu về lĩnh vực chỉnh trị sông nên vẫn chưa vạch rõ ra được các “lỗ hổng” vẫn còn tồn tại của dự án Quan Chánh Bố.
Các “lỗ hổng” cần giải đáp
-Dự án chưa xét đến tác động đến môi trường sinh thái do yếu tố tổng hợp của 3 dự án liền kề nhau là dự án Quan Chánh Bố, dự án nhiệt điện Duyên Hải, và dự án nạo vét cửa Định An. Đây là tác động tổng hợp, đồng thời diễn biến rất phức tạp phải xác định một cách định lượng.
-Sự phân chia lưu lượng tại cửa Đại An, là cửa kênh Quan Chánh Bố lấy nước trên bờ trái sông Hậu sẽ diễn biến ra sao? Dự án có đánh giá cho rằng không thay đổi nhiều , nhưng không thuyết phục vì mô hình toán không mô tả được chính xác kết cấu dòng chảy và chuyển động bùn cát ở đây.
-Biến động đường bờ lâu dài ở vùng cửa Kênh Tắt có tác động như thế nào đến khu Du lịch Ba Động và vùng Cửa Định An chưa được nghiên cứu bài bản và khoa học. Bởi vì ở đây, có 2 loại luồng tầu song trùng, luồng tầu nhà máy nhiệt điện có đáy -9,0m; luồng tầu sông Hậu có đáy -6,5m.
- Cần bổ sung tính toán việc sạt lở bờ sông Hậu do sóng chạy tầu lớn gây ra sẽ tác động mạnh trên suốt chiều dài từ cửa sông đến Cảng Cần Thơ.
- Chưa xét đến ảnh hưởng của biến động chế độ thủy văn, thủy lực khi trên thượng nguồn Mekong xây dựng các hồ chứa nhà máy thủy điện.
- Cửa kênh Tắt làm phá vỡ 1 đoạn đê biển Trà Vinh, việc khép kín tuyến đê chưa được xem xét.
-Báo cáo dự án đã sử dụng 8 phương pháp gồm có: Phương pháp đánh giá nhanh; Phương pháp so sánh; Phương pháp mô hình hóa, Phương pháp kế thừa; Phương pháp khảo sát thực địa, đo đạc hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm; Phương pháp điều tra xã hội học và Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp. Đánh giá xâm nhập mặn dùng MIKE11, nhưng mạng lưới sông rất sơ sài. Đánh giá xói bờ, diễn biến đường bờ dùng MIKE 21FM nhưng sau thời gian thi công 1 đoạn kênh, dừng lại đã bị bồi lấp, các điều kiện đầu vào bị thay đổi chưa được cập nhật bổ sung trong tính toán. Đánh giá lan truyền ô nhiễm dầu , không rõ dùng mô hình gì? vv…
Thay cho lời kết
Để rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan đều do con người. Từ bài học bất cập của dự án Quan Chánh Bố, Bộ Giao thông vận tải cần phải thức tỉnh, kịp thời dừng lại đánh giá một cách toàn diện từ quy hoạch đến phương án cảng Lạch Huyện kể cả thiết kế cầu Tân Vũ vì tác động đến môi trường của dự án Quan Chánh Bố (22 triệu m3 nạo vét đổ vào vùng trũng, chỉ có 5 triệu m3 đổ ra ngoài khơi xa) chưa nghiêm trọng bằng cảng Lạch Huyện đổ tất cả 40 triệu m3 ra ngoài khơi tác động lớn đến môi trường sinh thái kể cả khu vực di sản thiên nhiên. Đấy là chưa nói đến kinh phí đầu tư đội lên một cách khủng khiếp!
-Xin Quốc hội cẩn trọng hơn
TT - Trong thảo luận tại tổ và tại hội trường vừa qua, dự án luồng vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố được nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần làm rõ thêm. Bộ trưởng Bộ GTVT đã đăng đàn. Để làm sáng vấn đề thêm, tăng tính minh bạch trước khi Quốc hội quyết định, thiết tưởng cần nêu lên mấy điều bộ trưởng không nói.
1. Xuất xứ của dự án là từ tài trợ của Ngân hàng Thế giới cho PMU-W của Bộ GTVT để thực hiện một báo cáo nghiên cứu khả thi nhằm cải thiện sông Hậu. Trị giá của tài trợ này là 300.000 USD.
Cải thiện luồng vào sông Hậu có nghĩa trước tiên là nạo vét luồng tự nhiên qua cửa Định An. Nhưng sản phẩm của PMU-W là dự án mà Quốc hội đang bàn. Dự án đã được trình và đề nghị Ngân hàng Thế giới cho vay vốn 200 triệu USD (lúc đó tương đương 3.200 tỉ đồng) để thực hiện và bị từ chối vì tính khả thi không thuyết phục và tác động lên môi trường rất lớn chưa được làm rõ. Về việc dự án bị từ chối này, rất nhiều đại biểu Quốc hội không biết. (nhưng Chủ tịch Quốc hội thì biết rất rõ vì chính ông đã quyết định dùng ngân sách nhà nước để thực hiện).
2. Báo cáo tác động môi trường đã không thông qua đúng luật (Điều 21, khoản 7, điểm b của Luật bảo vệ môi trường quy định: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức Hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của mình, trừ dự án liên ngành, liên tỉnh. ).
Bây giờ dự án đã có nhiều thay đổi quan trọng và tổng dự toán từ 3.148,5 tỉ đồng được nâng lên 10.319,2 tỉ đồng (gấp 3,28 lần), lại còn ghép với dự án cảng biển Nhà máy nhiệt điện Trà Vinh do Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư, (cụ thể ở đầu ra của kênh Tắt). Không thấy bộ trưởng nói báo cáo tác động môi trường mới bộ làm chưa và đã trình để được phê duyệt chưa?
3. Bộ đã viện dẫn lợi ích của ĐBSCL. Lợi ích sẽ là ảo, thậm chí là một lỗ thủng cho ngân sách nhà nước và thêm một gánh nặng cho vùng nếu dự án không khả thi. Đó là chưa nói đến môi trường.
Nếu thật sự vì lợi ích của ĐBSCL thì bộ phải nạo vét căn cơ hơn luồng Định An, về khối lượng nạo vét, về độ sâu nạo vét, về thời gian nạo vét và về phương tiện nạo vét, chứ không phải vin vào hệ quả của sự thiếu nghiêm túc mà lập luận rằng không thể nạo vét cửa Định An được để tập trung cho qua dự án kênh Quan Chánh Bố.
3. Bộ đã viện dẫn lợi ích của ĐBSCL. Lợi ích sẽ là ảo, thậm chí là một lỗ thủng cho ngân sách nhà nước và thêm một gánh nặng cho vùng nếu dự án không khả thi. Đó là chưa nói đến môi trường.
Nếu thật sự vì lợi ích của ĐBSCL thì bộ phải nạo vét căn cơ hơn luồng Định An, về khối lượng nạo vét, về độ sâu nạo vét, về thời gian nạo vét và về phương tiện nạo vét, chứ không phải vin vào hệ quả của sự thiếu nghiêm túc mà lập luận rằng không thể nạo vét cửa Định An được để tập trung cho qua dự án kênh Quan Chánh Bố.
(Tôi liên nghĩ đến dự án bô-xít ở Tây Nguyên và viện dẫn đã từng được đưa ra là vì lợi ích của vùng và của nhân dân Tây Nguyên).
4. Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Bộ GTVT giải trình thêm về những nội dung trên đây, nếu cần có đối thoại.
Cuối cùng, xin Quốc hội phải cẩn trọng hơn khi quyết định, (đừng đẩy đất nước đến nguy cơ vỡ nợ khi theo lao) chi cho những dự án chưa rõ kiểu này.
GS.TSKH NGUYỄN NGỌC TRÂN
(đại biểu Quốc hội các khóa IX, X, XI)
4. Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Bộ GTVT giải trình thêm về những nội dung trên đây, nếu cần có đối thoại.
Cuối cùng, xin Quốc hội phải cẩn trọng hơn khi quyết định, (đừng đẩy đất nước đến nguy cơ vỡ nợ khi theo lao) chi cho những dự án chưa rõ kiểu này.
GS.TSKH NGUYỄN NGỌC TRÂN
(đại biểu Quốc hội các khóa IX, X, XI)
-
Không thể nạo vét luồng Định An
Cải thiện luồng vào sông Hậu, tại sao ta không nạo vét tuyến luồng đang khai thác qua cửa Định An, thưa Thứ trưởng?
Luồng qua cửa Định An là tuyến luồng trên cửa sông chính của sông Hậu, thường xuyên chịu tác động giao thoa khắc nghiệt của các yếu tố động lực cả từ phía sông và phía biển bao gồm dòng chảy, bùn cát, mưa lũ từ phía sông và gió mùa, sóng, thủy triều từ phía biển, rất không ổn định cho luồng tàu. Tuyến luồng bị sa bồi mạnh, lại thường xuyên dịch chuyển.
Thực tế luồng Định An đã từng được nạo vét với quy mô lớn. Năm 1983, khối lượng nạo vét 1,45 triệu m3, năm 1991 là trên 700.000 m3 để luồng đạt độ sâu -4,5m HĐ, kinh phí tương ứng tính theo thời điểm hiện nay là khoảng 140 tỷ đồng và 65 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ 1,5 - 2 tháng sau nạo vét, độ sâu luồng trở lại như cũ.
Bộ GTVT đã chỉ đạo thực hiện nhiều nghiên cứu về tuyến luồng Định An. Sau hơn 20 năm nghiên cứu bởi các nhà khoa học, các chuyên gia, các công ty tư vấn chuyên ngành trong và ngoài nước có uy tín, năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉnh trị cửa sông ven biển… kết quả đều khẳng định việc nạo vét, cải tạo luồng Định An cho tàu biển có trọng tải lớn trên 10.000 tấn là không khả thi. Ngay cả nạo vét duy tu luồng cho tàu từ 5.000 - 10.000 tấn thôi thì chi phí cũng rất lớn.
Như vậy, thực tiễn công tác nạo vét duy tu luồng Định An cũng như kết quả nghiên cứu nhiều năm của các cơ quan đã khẳng định, việc nạo vét duy tu luồng Định An cho tàu trọng tải lớn là không hiệu quả, không thể là lối ra, vào ổn định, lâu dài cho hàng hóa xuất nhập khẩu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Phát huy tối đa hiệu quả các cảng trên sông Hậu
Vậy dự án Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu có đảm bảo được tính ổn định cho luồng tàu theo thiết kế không?
Quá trình lập dự án, Bộ GTVT đã chỉ đạo tư vấn trong và ngoài nước đánh giá, phân tích các khía cạnh kỹ thuật công trình, đánh giá tác động môi trường, hiệu quả kinh tế, tài chính... Kết quả nghiên cứu cho thấy, dự án có tính khả thi cao, đáp ứng được các yêu cầu về môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn...
Liên danh Tư vấn SNC Lavalin (Canada) - Royal Haskoning (Hà Lan) - Portcoast (Việt Nam) đã khẳng định vị trí cửa ra kênh Tắt là nơi có tính ổn định đường bờ cao nhất. Luồng đi qua kênh Tắt và kênh Quan Chánh Bố có chiều rộng chỉ 220 - 250m, chỉ là nhánh rất nhỏ của sông Hậu, tiếp thu rất ít lưu lượng dòng chảy từ sông Hậu, hạn chế ảnh hưởng yếu tố sông, cửa kênh nhỏ, được đê chắn sóng bảo vệ, mở ra tại khu vực đường bờ ổn định nhất, hạn chế được các yếu tố ảnh hưởng từ biển, đảm bảo được sự ổn định của luồng với khối lượng sa bồi trên luồng khoảng 1,1 triệu m3/năm.
Thống kê cho thấy, sản lượng hàng hóa thông qua cảng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2012 là 6,67 triệu tấn/tổng số 30 triệu tấn cần vận chuyển. Theo quy hoạch, đến 2015, sẽ là 16,5 triệu tấn và đến 2020 khoảng 44 triệu tấn, tương đương 20% tổng số lượng hàng hóa cần vận chuyển của khu vực này.
Trong khi đó, khoảng 80% lượng hàng xuất, nhập khẩu phải chuyển qua các cảng khu vực TP HCM do hiện các luồng tàu trên sông Hậu chỉ đáp ứng cho tàu 5.000 tấn. Tổng chi phí phát sinh hàng năm lên tới hàng trăm triệu USD.
Nếu luồng tàu qua Quan Chánh Bố sớm đưa vào khai thác, sẽ giúp hàng hóa xuất nhập khẩu của ĐBSCL được vận chuyển thẳng bằng tàu lớn từ sông Hậu đi các nơi. Không phải tiếp chuyển lên các cảng khu vực TP Hồ Chí Minh. Điều này giúp nâng cao thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế của ĐBSCL, giảm chi phí vận chuyển, tăng sức cạnh tranh hàng hóa của khu vực, giảm áp lực, chi phí vận tải đường bộ từ ĐBSCL lên TP Hồ Chí Minh, giảm tai nạn, ùn tắc, nâng cao ATGT đường bộ, nâng cao hiệu quả khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển, giao thông khu vực ĐBSCL...
Dự án sau khi đưa vào khai thác sẽ phát huy tối đa hiệu quả các cảng trên sông Hậu, bao gồm các cảng khu vực Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, các trung tâm nhiệt điện Hậu Giang, An Giang, Long Phú... Với năng lực thông quan luồng tàu 22 triệu tấn/năm, luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu sẽ đóng vai trò là lối ra, huyết mạch ổn định lâu dài, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH bức thiết của khu vực.
WB rất thiện chí với Dự án
Có ý kiến cho rằng,Ngân hàng Thế giới đã từ chối tài trợ vốn vay cho dự án do không đảm bảo tính khả thi, ảnh hưởng đến môi trường?
Đúng là năm 2007, Bộ GTVT đã làm việc với Ngân hàng Thế giới (WB) về việc tài trợ vốn vay để thực hiện dự án này. Phía WB rất thiện chí với dự án vì WB rất ưu tiên thực hiện các dự án phát triển giao thông thủy, đặc biệt tại khu vực ĐBSCL. Không có văn bản nào, ý kiến nào của WB từ chối tài trợ vốn do dự án không khả thi và ảnh hưởng tới môi trường.
Thực tế là quy trình thẩm định tài trợ của WB đối với bất cứ dự án nào đều đòi hỏi thời gian kéo dài. Như dự án Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cùng được WB xem xét tại thời điểm đó, nhưng đến nay chưa một gói thầu xây lắp nào của Hợp phần sử dụng vốn WB được khởi công. Do tính quan trọng, cấp bách của Dự án, Bộ GTVT đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận triển khai thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và sau đó được đưa vào danh mục dự án sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ năm 2010 và khi đó đã được Quốc hội thông qua.
--
Dự án luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu: Chắc chắn khả thi-07/11/201
Đại biểu Quốc hội được dặn không phát biểu về tham nhũng
Tuổi Trẻ
TTO - Đại biểu Lê Như Tiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục thanh niên thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã nói như vậy tại phiên thảo luận sáng 7-11 về công tác phòng chống tội phạm và tham nhũng.
Đại biểu Lê Như Tiến: "Phòng chống tham nhũng chỉ dừng lại ở việc bắt sâu nhỏ lá cành chứ chưa bắt được sâu lớn đục khoét thân cây gốc rễ. Đó mới là nguyên nhân chính làm suy kiệt nhựa sống của cơ thể xã hội" - Ảnh: TTO...
“Mới bắt được sâu nhỏ trong tham nhũng”
Xử tội phạm tham nhũng mạnh tay, dân mới tin
Nâng bội chi, phát hành trái phiếu là vay tiền để… nuôi tham nhũng ...
-
-- 5 cổng chào tiền tỷ trên 21 km đường
Zing News
Chỉ vỏn vẹn có 21 cây số trên quốc lộ 32 đoạn từ huyện Hoài Đức, qua Đan Phượng đến Phúc Thọ (Hà Nội) đã có tới 5 cổng chào được xây dựng khá hoành tráng. Đáng chú ý, hội chứng xây cổng chào còn lan rộng ra nhiều huyện, xã, thôn xóm thuộc nhiều ...
Lời chào bạc tỷ
- CHÂN DUNG 11 NGƯỜI LÀM NÊN “ĐẠI ÁN” THAM NHŨNG (Tân Châu).
Hợp đồng đã hết hiệu lực? Ngân hàng Nhà nước và báo 'Tiền Phong' ký thỏa thuận hợp tác (TP 14-6-13) -- Nỗi buồn mang tên 'Bình Thống đốc' (TP 4-11-13) - Ông Bình gia hạn hợp đồng nhanh lên!
Phải tặng quà trước, hoặc đợi xong các buổi lễ: Không được tặng quà trong các buổi lễ (TT 4-11-13)-- Lệnh của Nguyễn Bắc Son.
Tết này sẽ cấm mừng tuổi bằng ngoại tệ? (ĐV 4-11-13) -- Tất cả các bao tiền lì xì phải mở ra cho ông Bình khám, niêm phong.
‘Giải tán’ tập đoàn: Tàn giấc mơ còn lại cục nợ (VEF 4-11-13)
“Phung phí là có tội với đời sau”
Sở hữu chéo tiếp tục là rào cản trong xử lý nợ xấu (MTG 3-11-13)
Đổi mới là mệnh lệnh của thời đại (TT 4-11-13) --P/v Nguyễn Sĩ Dũng
Chống tham nhũng: Cơ quan điều tra phải độc lập (PLTP 4-11-13)-- Đúng thế! Phải nằm ngòai Đảng!
Đừng để 'quả đấm thép' EVN tan chảy (VNN 4-11-13)
Dự án bôxít bị chậm: Vấn đề không phải ở đầu ra (LĐ 4-11-13) Bauxite gặp khó vì không có đường! (NLĐ 4-11-13) -- Mấy thằng Tây dốt đọc tin này mà chưng hửng: Không ngờ bôxit phải trộn với đường (sugar)!
Đi toa-lết cũng phải chờ ý kiến: Biệt thự, sân tennis vào giá điện: Chờ ý kiến Thủ tướng (VEF 4-11-13) -- Không một quy định nào có sẵn cho những chuyện vặt này sao? Và nếu không thì chỉ cần lên cấp bộ trưởng là cao rồi, sao cái gì cũng phải trình thủ tướng?
Ai chấm thi tuyển thứ trưởng? (VNN 4-11-13) -- Đề nghị thi tuyển thứ trưởng là một trong những đề nghị "stupid" nhất mà tôi được nghe! (Tôi dùng chữ "stupid"mà không dịch ra tiếng Việt, người nào dịch thì chịu trách nhiệm lấy!)
- CSGT vung gậy trúng mặt người đi đường (ĐV). - Lại một trường hợp “hành hung” công cụ hỗ trợ của CSGT (DLB). - Trung Quốc phát hiện nhiều vụ tham nhũng trong quân đội (TT).
Dự án luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu: Chắc chắn khả thi
Trao đổi với PV Báo Giao thông, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công khẳng định, Dự án đã được các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước có năng lực, kinh nghiệm đánh giá cao tính khả thi, đáp ứng tốt các yêu cầu về môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công |
Không thể nạo vét luồng Định An
Cải thiện luồng vào sông Hậu, tại sao ta không nạo vét tuyến luồng đang khai thác qua cửa Định An, thưa Thứ trưởng?
Luồng qua cửa Định An là tuyến luồng trên cửa sông chính của sông Hậu, thường xuyên chịu tác động giao thoa khắc nghiệt của các yếu tố động lực cả từ phía sông và phía biển bao gồm dòng chảy, bùn cát, mưa lũ từ phía sông và gió mùa, sóng, thủy triều từ phía biển, rất không ổn định cho luồng tàu. Tuyến luồng bị sa bồi mạnh, lại thường xuyên dịch chuyển.
Thực tế luồng Định An đã từng được nạo vét với quy mô lớn. Năm 1983, khối lượng nạo vét 1,45 triệu m3, năm 1991 là trên 700.000 m3 để luồng đạt độ sâu -4,5m HĐ, kinh phí tương ứng tính theo thời điểm hiện nay là khoảng 140 tỷ đồng và 65 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ 1,5 - 2 tháng sau nạo vét, độ sâu luồng trở lại như cũ.
Bộ GTVT đã chỉ đạo thực hiện nhiều nghiên cứu về tuyến luồng Định An. Sau hơn 20 năm nghiên cứu bởi các nhà khoa học, các chuyên gia, các công ty tư vấn chuyên ngành trong và ngoài nước có uy tín, năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉnh trị cửa sông ven biển… kết quả đều khẳng định việc nạo vét, cải tạo luồng Định An cho tàu biển có trọng tải lớn trên 10.000 tấn là không khả thi. Ngay cả nạo vét duy tu luồng cho tàu từ 5.000 - 10.000 tấn thôi thì chi phí cũng rất lớn.
Như vậy, thực tiễn công tác nạo vét duy tu luồng Định An cũng như kết quả nghiên cứu nhiều năm của các cơ quan đã khẳng định, việc nạo vét duy tu luồng Định An cho tàu trọng tải lớn là không hiệu quả, không thể là lối ra, vào ổn định, lâu dài cho hàng hóa xuất nhập khẩu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Cảng Cần Thơ vắng tàu thuyền tải trọng lớn do luồng tuyến không thuận tiện |
Phát huy tối đa hiệu quả các cảng trên sông Hậu
Vậy dự án Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu có đảm bảo được tính ổn định cho luồng tàu theo thiết kế không?
Quá trình lập dự án, Bộ GTVT đã chỉ đạo tư vấn trong và ngoài nước đánh giá, phân tích các khía cạnh kỹ thuật công trình, đánh giá tác động môi trường, hiệu quả kinh tế, tài chính... Kết quả nghiên cứu cho thấy, dự án có tính khả thi cao, đáp ứng được các yêu cầu về môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn...
Liên danh Tư vấn SNC Lavalin (Canada) - Royal Haskoning (Hà Lan) - Portcoast (Việt Nam) đã khẳng định vị trí cửa ra kênh Tắt là nơi có tính ổn định đường bờ cao nhất. Luồng đi qua kênh Tắt và kênh Quan Chánh Bố có chiều rộng chỉ 220 - 250m, chỉ là nhánh rất nhỏ của sông Hậu, tiếp thu rất ít lưu lượng dòng chảy từ sông Hậu, hạn chế ảnh hưởng yếu tố sông, cửa kênh nhỏ, được đê chắn sóng bảo vệ, mở ra tại khu vực đường bờ ổn định nhất, hạn chế được các yếu tố ảnh hưởng từ biển, đảm bảo được sự ổn định của luồng với khối lượng sa bồi trên luồng khoảng 1,1 triệu m3/năm.
Với dự án này, hiệu quả kinh tế mang lại là gì, thưa Thứ trưởng?
Thống kê cho thấy, sản lượng hàng hóa thông qua cảng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2012 là 6,67 triệu tấn/tổng số 30 triệu tấn cần vận chuyển. Theo quy hoạch, đến 2015, sẽ là 16,5 triệu tấn và đến 2020 khoảng 44 triệu tấn, tương đương 20% tổng số lượng hàng hóa cần vận chuyển của khu vực này.
Trong khi đó, khoảng 80% lượng hàng xuất, nhập khẩu phải chuyển qua các cảng khu vực TP HCM do hiện các luồng tàu trên sông Hậu chỉ đáp ứng cho tàu 5.000 tấn. Tổng chi phí phát sinh hàng năm lên tới hàng trăm triệu USD.
Nếu luồng tàu qua Quan Chánh Bố sớm đưa vào khai thác, sẽ giúp hàng hóa xuất nhập khẩu của ĐBSCL được vận chuyển thẳng bằng tàu lớn từ sông Hậu đi các nơi. Không phải tiếp chuyển lên các cảng khu vực TP Hồ Chí Minh. Điều này giúp nâng cao thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế của ĐBSCL, giảm chi phí vận chuyển, tăng sức cạnh tranh hàng hóa của khu vực, giảm áp lực, chi phí vận tải đường bộ từ ĐBSCL lên TP Hồ Chí Minh, giảm tai nạn, ùn tắc, nâng cao ATGT đường bộ, nâng cao hiệu quả khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển, giao thông khu vực ĐBSCL...
Dự án sau khi đưa vào khai thác sẽ phát huy tối đa hiệu quả các cảng trên sông Hậu, bao gồm các cảng khu vực Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, các trung tâm nhiệt điện Hậu Giang, An Giang, Long Phú... Với năng lực thông quan luồng tàu 22 triệu tấn/năm, luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu sẽ đóng vai trò là lối ra, huyết mạch ổn định lâu dài, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH bức thiết của khu vực.
WB rất thiện chí với Dự án
Có ý kiến cho rằng,Ngân hàng Thế giới đã từ chối tài trợ vốn vay cho dự án do không đảm bảo tính khả thi, ảnh hưởng đến môi trường?
Đúng là năm 2007, Bộ GTVT đã làm việc với Ngân hàng Thế giới (WB) về việc tài trợ vốn vay để thực hiện dự án này. Phía WB rất thiện chí với dự án vì WB rất ưu tiên thực hiện các dự án phát triển giao thông thủy, đặc biệt tại khu vực ĐBSCL. Không có văn bản nào, ý kiến nào của WB từ chối tài trợ vốn do dự án không khả thi và ảnh hưởng tới môi trường.
Thực tế là quy trình thẩm định tài trợ của WB đối với bất cứ dự án nào đều đòi hỏi thời gian kéo dài. Như dự án Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cùng được WB xem xét tại thời điểm đó, nhưng đến nay chưa một gói thầu xây lắp nào của Hợp phần sử dụng vốn WB được khởi công. Do tính quan trọng, cấp bách của Dự án, Bộ GTVT đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận triển khai thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và sau đó được đưa vào danh mục dự án sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ năm 2010 và khi đó đã được Quốc hội thông qua.
Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Thanh Bình (Thực hiện)
Báo cáo đánh giá tác động môi trường đúng quy định
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cho biết, thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) sơ bộ của dự án, Bộ Tài nguyên & Môi trường khẳng định: Báo cáo "có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu ở giai đoạn nghiên cứu khả thi theo quy định hiện hành". Trên cơ sở đánh giá này, Bộ GTVT đã chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu hoàn chỉnh Báo cáo ĐTM chi tiết (được Bộ GTVT thẩm định và phê duyệt tại Quyết định số 3153/QĐ-BGTVT ngày 29/10/2009). Điều 21 Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định rõ: "Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của mình, trừ dự án liên ngành, liên tỉnh". Dự án Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu đi qua các xã: Định An, Dân Thành, Long Vĩnh, Long Khánh, Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh, vì vậy, Bộ GTVT chịu trách nhiệm phê duyệt Báo cáo ĐTM là đúng quy định. Nên tiếp tục bố trí vốn hợp lý để triển khai dự án Trong báo cáo thẩm tra phương án phát hành trái phiếu của Chính phủ giai đoạn 2014 - 2016, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách QH Phùng Quốc Hiển cho biết: Nhiều ý kiến đồng tình với đề nghị của Chính phủ đồng ý bố trí vốn TPCP ở mức hợp lý để triển khai dự án. Mặc dù dự án này thuộc diện giãn, hoãn đầu tư sau năm 2015 song do đã thi công dở dang khoảng 4,2km trên tổng số 9km tuyến kênh đào mới, đồng thời dự án có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển vùng ĐBSCL và phối hợp để đảm bảo hoạt động cho cảng than của Trung tâm nhiệt điện Duyên hải.
T.B
Ông Đào Anh Dũng - Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ:
Rất cấp bách, không thể tiếp tục kéo dài
Thời gian qua các cảng trên sông Hậu chỉ đón nhận được tàu trọng tải dưới 10.000 tấn, phần lớn là chỉ 5.000 tấn vì luồng vào sông Hậu qua cửa Định An bị bồi lắng liên tục. Nạo vét thường xuyên nhưng vẫn không thể kịp so với tốc độ bồi lắng. Do đó, khối lượng lưu chuyển hàng hóa bằng đường biển rất khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa của vùng ĐBSCL, làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển KT - XH của toàn vùng ĐBSCL, trong đó có Cần Thơ. Việc mở luồng cho tàu có trọng tải lớn vào sông Hậu đang là vấn đề rất cấp bách và cần thiết. Là một địa phương ở ĐBSCL, TP Cần Thơ cũng như các tỉnh khác trong khu vực luôn mong muốn dự án sớm được bố trí vốn để triển khai tiếp tục.
Hồng Thủy (Ghi)
|
--
Dự án luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu: Chắc chắn khả thi-07/11/201
Đại biểu Quốc hội được dặn không phát biểu về tham nhũng
Tuổi Trẻ
TTO - Đại biểu Lê Như Tiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục thanh niên thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã nói như vậy tại phiên thảo luận sáng 7-11 về công tác phòng chống tội phạm và tham nhũng.
Đại biểu Lê Như Tiến: "Phòng chống tham nhũng chỉ dừng lại ở việc bắt sâu nhỏ lá cành chứ chưa bắt được sâu lớn đục khoét thân cây gốc rễ. Đó mới là nguyên nhân chính làm suy kiệt nhựa sống của cơ thể xã hội" - Ảnh: TTO...
Đại biểu tâm sự, mỗi lần ra họp Quốc hội là lãnh đạo địa phương căn dặn rất kỹ: phát biểu gì cũng được, trừ tham nhũng, vì nếu còn cơ chế xin cho thì mình xin ai cho. Càng không nên phát biểu tham nhũng ở địa phương vì dại gì vạch áo cho người xem lưng.
Vậy là cuộc chiến chống tham nhũng có nguy cơ triệt tiêu trên diễn đàn Quốc hội.
Bày binh bố trận rầm rộ, nhưng tham nhũng chưa bị sát thương
Bên cạnh các cơ quan điều tra hiện có, cần thành lập Cục điều tra tội phạm về tham nhũng trực thuộc ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng với cơ chế đặc biệt, được trao thượng phương bảo kiếm, có quyền điều tra độc lập. Để câu hỏi lớn của chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt ra tại phiên họp thứ 21 ủy ban thường vụ Quốc hội: “Liệu có tham nhũng, tiêu cực bao che trong chính cơ quan bảo vệ pháp luật, trong chính lực lượng phòng chống tham nhũng hay không?” sẽ có câu trả lời.
Đại biểu Lê Như Tiến đề xuất
|
Đại biểu Lê Như Tiến nói: “Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về công tác phòng chống tham nhũng đã thẳng thắn thừa nhận công tác phòng chống tham nhũng không đạt yêu cầu, tham nhũng chưa được ngăn chặn và đẩy lùi".
"Chúng ta đã bày binh bố trận rầm rộ, chiến lược chiến thuật bài bàn, dàn quân toàn tuyến, khí thế hừng hực, quân lực và hỏa lực hùng hậu nhưng tham nhũng chưa bị sát thương bao nhiêu. Quyết tâm chính trị đã có chứng tỏ vấn đề nằm ở khâu tổ chức thực hiện", ông nói tiếp.
Cử tri cho rằng, nợ xấu về tài chính tiền tệ đáng lo ngại nhưng không đáng lo ngại bằng nơ xấu lòng tin, tồn đọng trách nhiệm trong phòng chống tham nhũng.
Thảo luận ở tổ, có đại biểu đã đề xuất cơ quan chức năng nên tập trung “bắt hổ” với những vụ làm thất thoát của nhà nước hàng trăm ngàn tỷ đồng, hơn là chỉ bắt mèo nhỏ, chuột con, có như thế mới giải tỏa được tâm lý trong dân: “Mèo ăn miếng thịt chẳng tha/ Hổ vồ con lợn đứng ngoài thở than”.
Dư luận xã hội cho rằng công tác phòng chống tham nhũng chỉ dừng lại ở việc bắt sâu nhỏ lá cành chứ chưa bắt được sâu lớn đục khoét thân cây gốc rễ. Đó mới là nguyên nhân chính làm suy kiệt nhựa sống của cơ thể xã hội.
Cơ quan chống tham nhũng dày đặc, nhưng dân phát hiện tham nhũng
Có một nghịch lý là các cơ quan phòng chống tham nhũng của ta tầng tầng lớp lớp từ trung ương đến địa phương, song phần lớn các vụ án tham nhũng lại do người dân và các phương tiện thông tin đại chúng phát hiện.
Gần đây, có hiện tượng đáng buồn là người dân đã không còn mặn mà, thiếu lửa, giảm nhiệt trong phòng chống tham nhũng. Thứ nhất là vì khi phát hiện tham nhũng, cung cấp thông tin cho các cơ quan có trách nhiệm nhưng không được xử lý, cũng không phản hồi, im lặng đáng sợ.
Thứ hai, người đấu tranh chống tham nhũng đôi khi lại là nạn nhân của kẻ tham nhũng, bởi kẻ tham nhũng vốn sẵn tiền và quyền lực, không từ bất cứ thủ đoạn nào như dùng xã hội đen để dằn mặt, chủ động gây ra những vụ tai nạn giao thông, ngụy tạo chứng cớ, tố cáo ngược người chống tham nhũng, lẻn bỏ ma túy vào nhà, vào xe… để vu oan giá họa. Người chống tham nhũng đơn thương độc mã, dễ tạo tâm lý xã hội người ngay sợ kẻ gian, hoặc thờ ơ vô trách nhiệm, hoặc “mặc kệ nó".
Có người còn khuyên đại biểu Quốc hội im lặng là vàng, nhưng đại biểu quốc hội là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri mà không nói được tiếng nói của cử tri thì suốt đời là người mắc nợ.
“Mới bắt được sâu nhỏ trong tham nhũng”
Xử tội phạm tham nhũng mạnh tay, dân mới tin
Nâng bội chi, phát hành trái phiếu là vay tiền để… nuôi tham nhũng ...
-
Đây là một nhận xét được nêu tại báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ của Quốc hội về công tác phòng chống tham nhũng, vừa được gửi đến các vị đại biểu trước phiên thảo luận tại hội trường vào sáng 7/11.
Theo báo cáo, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng tình hình tham nhũng vẫn còn tiềm ẩn và có chiều hướng gia tăng tại một số lĩnh vực, gây bức xúc trong dư luận.
“Tình hình tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng đang hết sức nghiêm trọng, gây thiệt hại hàng trăm nghìn tỷ đồng nhưng chủ yếu mới phát hiện cán bộ cấp dưới sai phạm. Nguyên nhân là do công tác quản lý cán bộ trong lĩnh vực này còn nhiều sơ hở dẫn đến thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước rất lớn… “, báo cáo nêu rõ.
Một số ý kiến cho rằng, cần rà soát, làm rõ có hay không có việc tham nhũng trong xây dựng chính sách, đây là hình thức tham nhũng rất nguy hiểm, ảnh hưởng rộng và gây thiệt hại rất lớn nhưng lại không kiểm soát được.
Nguyên nhân của tình hình tham nhũng nêu trên, theo các vị đại biểu là do chưa có chế tài mạnh mẽ, có tình trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong đó có cả cán bộ, đảng viên công tác trong các cơ quan bảo vệ pháp luật. Văn bản pháp luật còn chồng chéo nên dẫn đến tình trạng lợi dụng kẽ hở để tham nhũng, trong từng cấp, từng ngành cấp độ vi phạm khác nhau (cấp lớn tham nhũng lớn, cấp nhỏ tham nhũng nhỏ).
Các vị đại diện của dân cũng khái quát, nếu còn tồn tại cơ chế “xin - cho” thì tham nhũng vẫn còn xảy ra. Việc chi tiêu ngân sách của một số cơ quan, đơn vị còn chưa được quản lý tốt nên gây lãng phí và phát sinh tham nhũng.
“Có ý kiến cho rằng, tình hình kinh tế suy thoái, khó khăn như hiện nay có nguyên nhân rất quan trọng do tình trạng tham nhũng tràn lan. Các công trình, dự án đều phải chạy chọt, bôi trơn giữa cán bộ có thẩm quyền và doanh nghiệp”, báo cáo phản ánh.
Trước thực trạng tham nhũng nhức nhối từ năm này sang năm khác, nhiều vị đại biểu cho rằng, công tác phòng ngừa tham nhũng còn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa tạo được niềm tin của nhân dân. Công tác phòng, chống tham nhũng chưa được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.
Theo một số vị đại biểu, bộ máy quản lý, điều hành của Nhà nước không hợp lý, quá cồng kềnh, hiệu quả thấp gây mất lòng tin của người dân. Bên cạnh đó, một số cơ quan hoạt động không công khai, minh bạch, cơ quan trung ương ôm đồm quá nhiều những vấn đề không cần thiết.
Nhận xét đối với lĩnh vực kinh tế hoặc có liên quan đến kinh tế thì tình trạng tham nhũng sẽ đi đôi với các loại tội phạm khác, có vị đại biểu nêu có những tỉnh chỉ trong một khóa lãnh đạo đã phê duyệt các dự án mà đến 3-4 khóa sau thực hiện vẫn chưa hết dẫn đến việc gây thiệt hại cho Nhà nước và nền kinh tế rất lớn. Do đó, cần phải rà soát kỹ xem có hay không việc chạy dự án và nhận hối lộ để phê duyệt dự án.
Việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, theo nhiều đại biểu là chưa nghiêm. Hiệu quả hoạt động của các đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng chưa đạt được yêu cầu. Thẩm quyền của cơ quan chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng còn nhiều chồng chéo, khó khăn trong thực hiện.
Đại biểu cũng đề nghị cần có cơ chế cụ thể để xác định trách nhiệm của các tỉnh cả năm không phát hiện được vụ việc tham nhũng nào. Đồng thời xây dựng công cụ quản lý tài sản, thu nhập của công dân Việt Nam, đặc biệt là cán bộ ở lĩnh vực dễ tham nhũng.
Nhiều đại biểu cho rằng cần phải xem xét rõ trách nhiệm, vai trò của thanh tra, kiểm toán trong việc phát hiện tội phạm tham nhũng. Tổ chức một cơ quan độc lập về phòng chống tham nhũng và cơ quan này chỉ tập trung điều tra xử lý các vụ án tham nhũng do cán bộ cấp cao thực hiện hoặc ở cấp trung ương.
Có vị đại biểu còn đề nghị Quốc hội tổ chức kỳ họp chuyên đề về công tác phòng, chống tham nhũng.
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng nhận được đề nghị rà soát lại các vụ án tham nhũng để làm rõ và phân tích sâu các nguyên nhân của tham nhũng, nếu nguyên nhân là do cơ chế không phù hợp thì Quốc hội cần phải sửa ngay.
Đại biểu cũng muốn Ủy ban Tư pháp làm rõ và có số liệu cho nhận định về tình hình tham nhũng trong lĩnh vực dạy nghề ở nông thôn, lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo đang diễn ra nghiêm trọng, phức tạp ở đâu, địa phương nào.
Liên quan tới một vụ việc cụ thể về sai phạm tại Bệnh viện Hoài Đức - Hà Nội, báo cáo phản ánh quan điểm của đại biểu là cần có cơ chế để đảm bảo quyền lợi, xem xét khoan hồng đối với người tố cáo bởi những sai phạm trước đó của người tố cáo được thực hiện theo sự chỉ đạo. Sau đó người tố cáo đã mạnh dạn đứng ra tố cáo tiêu cực, sai phạm, có công thu thập tài liệu, bằng chứng để làm rõ vụ việc.
Theo báo cáo, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng tình hình tham nhũng vẫn còn tiềm ẩn và có chiều hướng gia tăng tại một số lĩnh vực, gây bức xúc trong dư luận.
“Tình hình tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng đang hết sức nghiêm trọng, gây thiệt hại hàng trăm nghìn tỷ đồng nhưng chủ yếu mới phát hiện cán bộ cấp dưới sai phạm. Nguyên nhân là do công tác quản lý cán bộ trong lĩnh vực này còn nhiều sơ hở dẫn đến thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước rất lớn… “, báo cáo nêu rõ.
Một số ý kiến cho rằng, cần rà soát, làm rõ có hay không có việc tham nhũng trong xây dựng chính sách, đây là hình thức tham nhũng rất nguy hiểm, ảnh hưởng rộng và gây thiệt hại rất lớn nhưng lại không kiểm soát được.
Nguyên nhân của tình hình tham nhũng nêu trên, theo các vị đại biểu là do chưa có chế tài mạnh mẽ, có tình trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong đó có cả cán bộ, đảng viên công tác trong các cơ quan bảo vệ pháp luật. Văn bản pháp luật còn chồng chéo nên dẫn đến tình trạng lợi dụng kẽ hở để tham nhũng, trong từng cấp, từng ngành cấp độ vi phạm khác nhau (cấp lớn tham nhũng lớn, cấp nhỏ tham nhũng nhỏ).
Các vị đại diện của dân cũng khái quát, nếu còn tồn tại cơ chế “xin - cho” thì tham nhũng vẫn còn xảy ra. Việc chi tiêu ngân sách của một số cơ quan, đơn vị còn chưa được quản lý tốt nên gây lãng phí và phát sinh tham nhũng.
“Có ý kiến cho rằng, tình hình kinh tế suy thoái, khó khăn như hiện nay có nguyên nhân rất quan trọng do tình trạng tham nhũng tràn lan. Các công trình, dự án đều phải chạy chọt, bôi trơn giữa cán bộ có thẩm quyền và doanh nghiệp”, báo cáo phản ánh.
Trước thực trạng tham nhũng nhức nhối từ năm này sang năm khác, nhiều vị đại biểu cho rằng, công tác phòng ngừa tham nhũng còn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa tạo được niềm tin của nhân dân. Công tác phòng, chống tham nhũng chưa được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.
Theo một số vị đại biểu, bộ máy quản lý, điều hành của Nhà nước không hợp lý, quá cồng kềnh, hiệu quả thấp gây mất lòng tin của người dân. Bên cạnh đó, một số cơ quan hoạt động không công khai, minh bạch, cơ quan trung ương ôm đồm quá nhiều những vấn đề không cần thiết.
Nhận xét đối với lĩnh vực kinh tế hoặc có liên quan đến kinh tế thì tình trạng tham nhũng sẽ đi đôi với các loại tội phạm khác, có vị đại biểu nêu có những tỉnh chỉ trong một khóa lãnh đạo đã phê duyệt các dự án mà đến 3-4 khóa sau thực hiện vẫn chưa hết dẫn đến việc gây thiệt hại cho Nhà nước và nền kinh tế rất lớn. Do đó, cần phải rà soát kỹ xem có hay không việc chạy dự án và nhận hối lộ để phê duyệt dự án.
Việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, theo nhiều đại biểu là chưa nghiêm. Hiệu quả hoạt động của các đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng chưa đạt được yêu cầu. Thẩm quyền của cơ quan chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng còn nhiều chồng chéo, khó khăn trong thực hiện.
Đại biểu cũng đề nghị cần có cơ chế cụ thể để xác định trách nhiệm của các tỉnh cả năm không phát hiện được vụ việc tham nhũng nào. Đồng thời xây dựng công cụ quản lý tài sản, thu nhập của công dân Việt Nam, đặc biệt là cán bộ ở lĩnh vực dễ tham nhũng.
Nhiều đại biểu cho rằng cần phải xem xét rõ trách nhiệm, vai trò của thanh tra, kiểm toán trong việc phát hiện tội phạm tham nhũng. Tổ chức một cơ quan độc lập về phòng chống tham nhũng và cơ quan này chỉ tập trung điều tra xử lý các vụ án tham nhũng do cán bộ cấp cao thực hiện hoặc ở cấp trung ương.
Có vị đại biểu còn đề nghị Quốc hội tổ chức kỳ họp chuyên đề về công tác phòng, chống tham nhũng.
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng nhận được đề nghị rà soát lại các vụ án tham nhũng để làm rõ và phân tích sâu các nguyên nhân của tham nhũng, nếu nguyên nhân là do cơ chế không phù hợp thì Quốc hội cần phải sửa ngay.
Đại biểu cũng muốn Ủy ban Tư pháp làm rõ và có số liệu cho nhận định về tình hình tham nhũng trong lĩnh vực dạy nghề ở nông thôn, lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo đang diễn ra nghiêm trọng, phức tạp ở đâu, địa phương nào.
Liên quan tới một vụ việc cụ thể về sai phạm tại Bệnh viện Hoài Đức - Hà Nội, báo cáo phản ánh quan điểm của đại biểu là cần có cơ chế để đảm bảo quyền lợi, xem xét khoan hồng đối với người tố cáo bởi những sai phạm trước đó của người tố cáo được thực hiện theo sự chỉ đạo. Sau đó người tố cáo đã mạnh dạn đứng ra tố cáo tiêu cực, sai phạm, có công thu thập tài liệu, bằng chứng để làm rõ vụ việc.
-- 5 cổng chào tiền tỷ trên 21 km đường
Zing News
Chỉ vỏn vẹn có 21 cây số trên quốc lộ 32 đoạn từ huyện Hoài Đức, qua Đan Phượng đến Phúc Thọ (Hà Nội) đã có tới 5 cổng chào được xây dựng khá hoành tráng. Đáng chú ý, hội chứng xây cổng chào còn lan rộng ra nhiều huyện, xã, thôn xóm thuộc nhiều ...
Lời chào bạc tỷ
- CHÂN DUNG 11 NGƯỜI LÀM NÊN “ĐẠI ÁN” THAM NHŨNG (Tân Châu).
Hợp đồng đã hết hiệu lực? Ngân hàng Nhà nước và báo 'Tiền Phong' ký thỏa thuận hợp tác (TP 14-6-13) -- Nỗi buồn mang tên 'Bình Thống đốc' (TP 4-11-13) - Ông Bình gia hạn hợp đồng nhanh lên!
Phải tặng quà trước, hoặc đợi xong các buổi lễ: Không được tặng quà trong các buổi lễ (TT 4-11-13)-- Lệnh của Nguyễn Bắc Son.
Tết này sẽ cấm mừng tuổi bằng ngoại tệ? (ĐV 4-11-13) -- Tất cả các bao tiền lì xì phải mở ra cho ông Bình khám, niêm phong.
‘Giải tán’ tập đoàn: Tàn giấc mơ còn lại cục nợ (VEF 4-11-13)
“Phung phí là có tội với đời sau”
Sở hữu chéo tiếp tục là rào cản trong xử lý nợ xấu (MTG 3-11-13)
Đổi mới là mệnh lệnh của thời đại (TT 4-11-13) --P/v Nguyễn Sĩ Dũng
Chống tham nhũng: Cơ quan điều tra phải độc lập (PLTP 4-11-13)-- Đúng thế! Phải nằm ngòai Đảng!
Đừng để 'quả đấm thép' EVN tan chảy (VNN 4-11-13)
Dự án bôxít bị chậm: Vấn đề không phải ở đầu ra (LĐ 4-11-13) Bauxite gặp khó vì không có đường! (NLĐ 4-11-13) -- Mấy thằng Tây dốt đọc tin này mà chưng hửng: Không ngờ bôxit phải trộn với đường (sugar)!
Đi toa-lết cũng phải chờ ý kiến: Biệt thự, sân tennis vào giá điện: Chờ ý kiến Thủ tướng (VEF 4-11-13) -- Không một quy định nào có sẵn cho những chuyện vặt này sao? Và nếu không thì chỉ cần lên cấp bộ trưởng là cao rồi, sao cái gì cũng phải trình thủ tướng?
Ai chấm thi tuyển thứ trưởng? (VNN 4-11-13) -- Đề nghị thi tuyển thứ trưởng là một trong những đề nghị "stupid" nhất mà tôi được nghe! (Tôi dùng chữ "stupid"mà không dịch ra tiếng Việt, người nào dịch thì chịu trách nhiệm lấy!)
- CSGT vung gậy trúng mặt người đi đường (ĐV). - Lại một trường hợp “hành hung” công cụ hỗ trợ của CSGT (DLB). - Trung Quốc phát hiện nhiều vụ tham nhũng trong quân đội (TT).