20-05-1955 | Tướng Ely yêu cầu được từ chức. Ông đã bị kiệt sức cho những nỗ lực của mình để thực hiện một nhiệm vụ bất khả thi. / J. B. Dragon.
|
| Bộ Tư lệnh Pháp thỏa thuận rút quân khỏi khu vực Saigon-Chợ Lớn. / J. B. Dragon.
|
| Những kỹ thuật viên cảnh sát đầu tiên của Đại Học Bang Michigan [Michigan State University (MSU)] đến Việt Nam, dưới sự bảo trợ của ICA.
|
21-05-1955 | Hoàng Đế Bảo Đại bị truất phế
|
| Diệm gửi quân tiếp viện quốc gia vào vùng Hòa Hảo
|
23-05-1955 | Quân Nam Việt Nam đã dồn đến khu vực Hòa Hảo tại Nam Kỳ. Lực lượng quân đội đến đó như một biện pháp an toàn – Không có kế hoạch tấn công.
|
26-05-1955 | Đại sứ G. Frederick Reinhardt đến Nam Việt Nam thay thế Tướng Collins.
|
29-05-1955 | Diệm tấn công các giáo phái.
|
Tháng 06, 1955 | Trung Tá Jorgensen, trước đây được Tướng O'Daniel bổ nhiệm để hổ trợ cho Đại sứ Collins trong việc quy hoạch nhân sự cho một lực lượng Bảo An, được Đại sứ Reinhardt yêu cầu tiếp tục công việc. Trung Tá Valeriano và nhân viên quản trị của Đại Học Michigan cũng tham gia vào chương trình hoạch định Cảnh Sát Quốc Gia trước đây.
|
| Can thiệp trực tiếp của Pháp và xung đột giữa Diệm và các giáo phái đã hoàn toàn kết thúc. / J. B. Dragon.
|
01-06-1955 | Quân đội Việt Nam đã tiếp nhận hệ thống tiếp liệu khi Pháp sơ tán khỏi kho Phú Thọ.
|
| Quân đội quốc gia và cảnh sát đã tiếp nhận trách nhiệm an ninh vùng Sài Gòn.
|
05-06-1955 | Quân đội quốc gia bắt đầu một cuộc tấn công quy mô lớn chống lại các lực lượng của tướng Ba Cụt và Trần Văn Soái ở phía Tây Nam của Saigon.
|
06-06-1955 | Chính phủ Việt Minh yêu cầu mở các cuộc hội đàm, phù hợp với Hiệp định Geneva để chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào tháng bảy năm 1956, để thống nhất Việt Nam
|
| Diệm nhấn mạnh rằng Pháp phải tôn trọng các lời hứa được thực hiện bởi Mendes-France tại Geneva là rút quân Pháp khỏi Việt Nam. Đây là cách duy nhất để gỡ bỏ sự bảo hộ của thực dân Pháp. Pháp sẵn sàng rút nhưng đã không để lại tổ chức tiếp liệu hậu cần của mình cho Việt Nam kiểm soát như Diệm đã hy vọng. / JCS HIST.
|
20-06-1955 | Tướng Ely rời sau khi bàn giao việc chỉ huy cho Tướng Pierre Jacquot người được chỉ định nắm chức quyền Cao Ủy và Chỉ Huy Trưởng các lực lượng Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương , trong khi chờ người được đề cử để thế Tướng Ely. / JCS HIST
|
01-07-1955 | Pháp chính thức từ bỏ việc chỉ huy Hải Quân Việt Nam và đồng ý để lực lượng Pháp và Việt Nam theo hệ thống chỉ huy độc lập.
|
| QLVNCH bắt đầu hoạt động chống lại Hòa Hảo trong khu vực Thất Sơn
|
02-07-1955 | Sự phụ thuộc về chỉ huy của quân đội Việt Nam vào Bộ Chỉ Huy Tối Cao Pháp kết thúc. Quân đoàn viễn chinh sau đó đã tập trung tại Vũng Tầu và vùng phụ cận đã giảm từ 175,000 còn 30.000 người. / J. B. Dragon.
|
03-07-1955 | Mỹ phê chuẩn bỏ kế hoạch cắt giảm quân đội còn 100.000 người để quân đội có thể thu nhận quân các giáo phái.
|
07-07-1955 | Vào ngày kỷ niệm ông lên làm Thủ Tướng, Diệm công bố sẽ tổ chức Trưng cầu Dân ý được xếp vào ngày 23 Tháng Mười 1955. / J. B. Dragon.
|
| Pháp chính thức chuyển giao căn cứ Không quân Nha Trang cho phía Việt nam kiểm soát.
|
16-05-1955 | Ngô Đình Diệm tuyên bố rằng Nam Việt Nam, đã không ký Thỏa Thuận Geneva sẽ không tham gia cuộc Tổng Tuyển Cử trừ khi bầu cử phải được bảo đảm là tự do, ở miền Bắc cũng như ở miền Nam. / J. B. Dragon.
|
18-05-1955 | Sau khi Cộng Hòa Dân Chủ Trung Hoa thông báo viện trợ cho DRV ngày 07 tháng 7, Moscow cũng đã ký kết một Hiệp định viện trợ với Hà Nội.
|
| Quân đội quốc gia đánh nhau với Hòa Hảo tại Hà Tiên.
|
| Mỹ bắt đầu đào tạo cán bộ Việt Nam tại Quảng Trị.
|
19-07-1955 | Ngô Đình Diệm từ chối tham gia các cuộc hội đàm với các đại biểu miền Bắc về cuộc bầu cử dự tính sẽ được tổ chức vào năm 1958. Cuộc trao đổi đã được lập trình bởi Hiệp Định Geneva bắt đầu ngày 20 tháng 7 năm 1955.
SVA từ chối lời mời của Chính phủ Bắc Việt Nam để thảo luận về cuộc bầu cử trên với lý do là nhân dân miền Bắc không thể thể hiện ý kiến một cách tự do và việc giả mạo phiếu bầu ở miền Bắc Việt Nam có thể bác bỏ phiếu bầu ở Nam Việt Nam. / Reader
|
29-07-1955 | Trợ Lý Bộ Trưởng Ngoại Giao (ISA) yêu cầu một đánh giá của JCS về MAAG – một đề nghị về quân đội Việt Nam 150.000 người. Đối với năm tài chính 1955-56. ISA nhắc lại đòi hỏi cho một lực lượng vũ trang để đáp ứng xâm lược nội bộ chứ không phải xâm lược từ ngoài nước. / 323-J.
|
Tháng 08, 1955 | Nhóm công tác Mỹ tại chỗ gửi kế hoạch của nhóm về việc đào tạo lực lượng an ninh miền Nam Việt Nam./ Thông điệp Nhóm Công Tác, công văn 933
|
| Pháp thoả thuận bãi bỏ Bộ Các Nước Đông Dương. Nhiều chức năng của nó đã thay đổi do việc chuyển giao nền Độc Lập [cho các nước Đông Dương] đã được chuyển giao cho Bộ Ngoại giao.
|
| Thoả thuận về qui chế và rút quân của lực lượng Pháp đã đạt được trong các cuộc đàm phán giữa Pháp và đại diện Nam Việt Nam tại Paris
|
09-08-1955 | Việc Diệm từ chối thảo luận về cuộc bầu cử với Bắc Việt làm tăng khả năng xảy ra một cuộc tấn công bởi phía Bắc. Chính sách Mỹ trong trường hợp này có liên quan đến Seato và việc xử dụng các lực lượng [vũ trang] sẽ được phát triển. / JCS sử.
|
| Tướng O’Daniel đề xuất Mỹ hổ trợ một lực lượng quân sự Việt 150.000 người, cộng thêm 10.000 quân đội giáo phái đến ngày 1 Tháng Bảy 1956.
|
10-08-1955 | Đại Sứ Reinhardt và CINCPAC thông qua con số [quân Việt Nam] mà Tướng 0'DanieL đã đề xuất. JCS khuyến nghị phê duyệt mức quân đó. / JCS HIST.
|
16-08-1955 | Henri Hoppenot, Đại sứ Pháp Đặc Mệnh Toàn quyền và là Cao uỷ Cộng hoà Pháp bên cạnh Nhà Nước Việt Nam trình Ủy Nhiệm Thư lên Thủ tướng Diệm. Hành động này chấm dứt Văn phòng Tổng Cao Ủy Pháp ở Đông Dương.
|
30-08-1955 | Dulles tuyên bố chính phủ Hoa Kỳ đồng ý với Diệm và ủng hộ quan điểm cho rằng các điều kiện ở miên Bắc Việt Nam đã bác bỏ khả năng tổ chức bầu cử tự do. / Lancaster.
|
Tháng 09, 1955 | Mặt Trận Tổ Quốc, trước đây là Liên Việt được tổ chức tại Hà Nội.
|
02-09-1955 | TCS đồng ý với phân tích của Taylor.
|
| Bộ Quốc phòng đồng ý với Bộ Trưởng Quân Đội bổ nhiệm Samuel T. Williams thay O'Daniel làm Trưởng MAAG. / 326-1
|
06 đến 29
Tháng 09, 1955 | Trung Tướng Bruce C. Clark Tư Lệnh USARPAC viếng Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á, xem xét lại tổ chức TRIM. / JCS HIST.
|
09-09-1955 | JCS dự kiến bảo vệ Đông Nam Á bằng cách ban đầu dựa vào các lực lượng bản địa, vào sức mạnh của Không quân và Hải quân Mỹ, các lực lượng quân sự tấn công di động. Tuy nhiên JCS cảm thấy nổi dậy là mối đe dọa thực sự. Không lực lượng bổ sung nào được gửi đến Á Châu trừ khi tình hình đã thay đổi./ Công văn JCS gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao
|
12-09-1955 | Công văn số 988351 của JCS gửi CINCPAC bày tỏ quan điểm của họ về việc Phi Luật Tân đào tạo chống nổi dậy cho VNA
|
20-05-1955 | Diệm mở một chiến dịch chống Bình Xuyên với 22 Tiểu đoàn
|
21-05-1955 | Diệm ban hành một tuyên bố rằng không có vấn đề hội nghị giữa Nam và Bắc Việt Nam. / Lancaster.
|
Tháng 10-1955 | CINCPAC đề nghị VNA được gửi đi đào tạo ở Philippines. Cả hai JCS và DOD đồng tình vào tháng Mười Một năm 1955. / 323-1.
|
| Bình Xuyên đã bị đánh bại như một tổ chức có vũ trang.
|
| Nam Việt Nam gọi về nước phái đoàn Việt Nam đang công tác ở Paris, nơi mà họ đang cố gắng đạt được thỏa thuận về tình trạng quân đội Pháp [tại Việt Nam].
|
| Washington phê duyệt kế hoạch của nhóm Hoạt Động Tại Chỗ về việc đào tạo lực lượng an ninh ở Nam Việt Nam. / Bộ Ngoại Giao. (công điện 1221)
|
11-10-1955 | 155 NIE 63, 1-3-55 báo cáo sức mạnh của VNA là 147.000 người cộng thêm khoảng 8 đến 10.000 quân giáo phái trong quá trình thâu nhận. Chính phủ Việt Nam muốn có một lực lượng 200,000 trong khi đó Mỹ đã phê duyệt một lực lượng 150.000 vào tháng Bảy năm 1956. VNA không được coi là có khả năng chống lại hoạt động chiến tranh du kích lớn.
Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam có 4.500 người. Lực lượng Bảo An được tổ chức từ lực lượng Tỉnh, dân quân địa phương và các yếu tố khác dưới quyền Bộ trưởng Bộ Nội. Tổ chức này có 65.000 người trong khi Mỹ chỉ hổ trợ 25.000. 0212-1ST.
Quân Viễn chinh Pháp giảm xuống còn 45,000.
|
18-10-1955 | Diệm công bố một cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức để lựa chọn giữa Diệm và Bảo Đại, công bố của Diệm bị Bảo Đại tuyên bố là bất hợp pháp.
|
23-10-1955 | Trong cuộc trưng cầu dân ý quốc gia tổ chức để bầu người đứng đầu Nhà Nước, ông Ngô Đình Diệm nhận được 5.721.735 phiếu, ngược lại với 63,017 phiếu cho cựu hoàng Bảo Đại, đang giữ chức Quốc Trưởng từ ngày 07 tháng 3 năm 1949. / J. B.
|
26-10-1955 | Nền Đệ Nhất Cộng Hòa được công bố bởi Ngô Đình Diệm. Ông trở thành Tổng thống đầu tiên của Nam Việt Nam.
|
28-10-1955 | CINCPAC trong công văn 280503A chỉ định tên MAAG Đông Dương thành MAAG VViệt Nam. /217155.
|
31-10-1955 | Tổng thống Diệm ban hành lệnh đầu tiên cho các lực lượng vũ trang Việt Nam như là chỉ huy tối cao của họ.
|
Tháng 11-1955 | Hàng tồn kho tranh thiết bị MDAP của Pháp được định giá ở mức $ 508 triệu.
|
| Báo cáo của nhóm Hoạt Động Tại Chỗ cho rằng việc giảm lực lượng Pháp đã dẫn đến việc mất kiểm soát trang thiết bị của MDAP đã không thể cung cấp cho lực lượng [Việt Nam] như đã dự phòng vào giữa năm 1956. Pháp cũng đã tháo gỡ [lấy đi] những trang thiết bị tốt. / JCS HIST.
|
| Lực lượng Bảo An được Bộ Nội vụ chuyển giao cho Tổng Thống Diệm.
|
| S. T. Williams đến Saigon.
|
01-10-1955 | JCS phê duyệt quan điểm của Đô Đốc Stump và ủy quyền cho CINCPAC lên ngân sách và kế hoạch cho chương trình.
|
30-10-1955 | Chương trình tái phân bố trang thiết bị MDAP đạt giai đoạn quan trọng.
|
Tháng 12, 1955 | TRIM đã thực hiện ít đào tạo trong năm 1955, vì việc liên tục xử dụng VNA trong hoạt động chống lại các giáo phái và sự thiếu quan tâm của người Pháp./ JCS Hist.
|
| Hòa Hảo, Bình Xuyên và Cao Đài không còn là mối đe dọa có tổ chức cho Chính phủ.
|
06-12-1955 | CNO (như là nhân sự điều hành JCS) báo cáo rằng đào tạo đã có tiến triển nhưng giai đoạn quan trọng đã đến lúc. Nhiều bước đi đã được đưa ra để giữ tiến độ của MAAG.
|
08-12-1955 | Quân đội Việt Nam được triển khai trên toàn miền Nam Việt Nam, đã có thể để ngăn chặn được Việt Minh và các giáo phái. Vào cuối 1955 Bộ Tham Mưu VNA bắt đầu tập hợp quân đội thành đơn vị sư đoàn để đào tạo lực lượng an ninh bổ sung là việc cần thiết để lấp đầy khoảng trống gây ra khi các đơn vị quân đội rút đi. / JCS HIST.
|
12-12-1955 | Lãnh sự quán Mỹ tại Hà Nội đóng cửa.
|
| JCS yêu cầu OSD hỏi NSC xem xét lại nhân sự bổ sung cho Việt Nam.
|
13-12-1955 | Bộ Trưởng Quốc Phòng Wilson gửi công văn cho Bộ Trưởng Ngoại Giao Dulles thảo luận về Hiệp định Geneva, Điều 16 liên quan đến việc mở rộng MAAG để xử lý trang thiết bị MDAP.
JCS, CINCPAC, Bộ Quốc phòng cảm thấy rằng Điều 16 và các khoản hạn chế của nó là không áp dụng cho Hoa Kỳ và SVN vì cả hai không đã ký.
|
| Một ủy ban dưới sự chủ trì của Trung Tá Evans ở phòng Kế Hoạch của MAAG, để lên kế hoạch chuẩn bị của hai TD mới (TD: thời hạn) cho MAAG. Hạn kế hoạch đầu tiên là hoàn thành nhiệm vụ hiện nay và hạn lần thứ hai để thực hiện một nhiệm vụ bắt đầu ngày 1 tháng Bảy, 1956.
|
16-12-1955 | Allen Dulles đã viết cho John Foster Dulles rằng các hoạt động của CIA cần hạn chế về số lượng nhân viên quân sự để cơ quan này có thể có thêm nhân viên [dân sự] dưới vỏ bọc quân nhân để làm công việc của họ. / 335-1.
|
20-12-1955 | Kế hoạch mới (TD) được xây dựng bởi MAAG-Việt Nam hoàn thành.
|
27-12-1955 | Trung Tá Hanelin báo cáo Trưởng MAAG về những động thái của Washington về yêu cầu nhân sự cho MAAG Việt Nam.
|
27-12-1955 | Tướng O’Daniel tường thuật rằng Roberton, Bộ Trưởng Ngoại Giao, đã tuyên bố rằng Bộ Ngoại Giao có thể phản ứng thuận lợi về việc cho phép tăng quá con số 342 [nhân viên]
|
Đầu năm 1956 | Tranh cãi xảy ra giữa Pháp và Việt Nam về việc quản lý chương trình TRIM. TRIM hoạt động với một số cố vấn mỹ nhưng với giảng viên chủ yếu là người Pháp. / WID 17-56.
|
Tháng 01, 1956 | Việc các đơn vị quân đội Nam Việt Nam chiếm đóng Tây Ninh, trung tâm chính trị của Cao Đài đã dẫn đến sự sụp đổ của cuộc nổi dậy của tổ chức vũ trang Cao Đài. Thỏa thuận với lãnh đạo Cao Đài ngày 28 tháng 2 hợp pháp hóa cách hành đạo Cao Đài và cấm họ các hoạt động chính trị như một giáo phái.
|
11-01-1956 | CNO yêu cầu CINCPAC cho tối thiểu nhân viên cần để thay thế Pháp. |
13-01-1956 | Trưởng MAAG báo cáo cho CINCPAC rằng Bộ trưởng Quarles cho rằng nên thuê nhân viên kỹ thuật người Pháp hoặc người Việt Nam để thay thế khi lực lượng Pháp rút. Đây không phải là thứ chính trị mà phía Việt Nam có thể chấp nhận được.. |
14-01-1956 | Pháp công bố kế hoạch giữ lại 230 nhân viên như là cố vấn cho Không Quân Việt Nam cộng với 130 nhân viên của họ để phục vụ cho một trung tâm đào tạo F-8-F và độc quyền giữ lại trách nhiệm đào tạo Không Quân và Hải Quân Việt Nam trong suốt năm 1956. |
| Trưởng MAAG thông báo CINCPAC rằng MAAG Việt Nam đã phát triển một TD mới để chuẩn bị trước việc nâng mức trần số lượng nhân viên. |
| MAAG gửi công điện đến CINCPAC tuyên bố kế hoạch thứ hai của họ sẽ cung cấp cố vấn xuống đến cấp tiểu đoàn và do đó sẽ phải cần 1049 nhân viên Mỹ so với con số 342 đã được phê duyệt.
|
19-01-1955 | Trưởng MAAG thông báo CINCPAC rằng kế hoạch đầu tiên đã bổ nhiệm 636 quân nhân Hoa Kỳ.
|
21-01-1956 | Một công điện từ Trưởng MAAG Việt Nam gửi cho CINCPAC, DEPTAR, CNO, và DEPTA nói rằng việc rút quân tiếp tục của Pháp làm nổi ra vấn đề trong việc xử lý các thiết bị dư thừa. Yêu cầu giúp đỡ để đẩy nhanh tốc độ quy trình hành chính về tờ khai và những hướng dẫn về vận chuyển. |
25-01-1956 | Bản ghi nhớ từ ASD gửi Bộ trưởng Quốc Phòng nói rằng báo cáo của nhóm công tác liên ngành về chi phí vừa trở về từ một chuyến công tác 5 tuần ở Việt Nam chỉ ra là cần thiết phải thêm 150 -200 nhân viên cho MAAG dành cho mục đích hậu cần
|
26-01-1956 | Tổng Thống Diệm chính thức yêu cầu tăng số lượng cố vấn Mỹ. Quan điểm của chính phủ Việt Nam là việc thay thế lực lượng Pháp ra đi với lực lượng Mỹ không vi phạm cả tinh thần lẫn câu chữ của Hiệp định Geneva. |
27-01-1956 | CINCPAC thông báo CNO rằng rút quân của Pháp và việc không có khả năng thỏa hiệp giữa Pháp và Việt Nam đã đòi hỏi yêu cầu xúc tiến ngay kế hoạch tăng 342 mức trần đã được thực hiện.
|
31-01-1956 | Một kho hàng tồn kho về trang thiết bị MDAP chung [Mỹ + Pháp] đã được đề xuất với người Pháp. |
| Bộ trưởng Quốc Phòng C.E Wilson gửi văn thư cho Bộ trưởng Ngoại Giao Dulles phác thảo về vấn đề về thiếu hụt nhân viên MAAG để xử lý các vấn đề về hậu cần ở Việt Nam. |
Tháng 02, 1956 | Chính phủ chiếm đóng các vị trí của Cao Đài tại Tây Ninh và thâu nhận hầu hết các lực lượng của Tướng [Nguyễn Thành] Phương. / WID 9 - 56. |
| Sức mạnh của FEC xuống còn 15,000.người
|
02-01-1956 | Dulles quyết định bảo vệ trang thiết bị MDAP [và việc này] sẽ được đảm bảo với việc gia tăng nhân sự và do đó đã cho phép một nhóm 350 người bổ nhiệm cho Phái bộ Thu hồi Thiết bị Tạm thời (TERM: Temporay Equipment Recovery Mission) sẽ được gửi đến Việt Nam. Phái bộ có nhiệm vụ ngăn chặn một sự mất tiền lớn hơn vì đã sử dụng sai hoặc lãng phí trang thiết bị mà Mỹ đã cung cấp. |
03-02-1956 | Bộ trưởng Ngoại Giao Dulles quyết định rằng hoạt động của TERM để thực hiện quyết định của ông nên được bàn cải với các chính phủ có liên quan để tìm ra phương cách thu hồi trang thiết bị Mỹ. / 1-33. |
12-02-1956 | Chính phủ Việt Nam đàm phán bí mật với Trần Văn Soái, lãnh đạo một phe quan trọng của Hòa Hảo gia nhập quân đội Việt Nam. Ba Cụt, một lãnh đạo chính khác của Hòa Hảo đã bị bắt vào ngày 13-04, dẫn đến sự tan rã của tổ chức vũ trang nổi dậy Hòa Hảo. / WID 9-59.
|
13-02-1956 | Một văn thư từ Đại sứ gửi Bộ trưởng Ngoại Giao nói rằng TERM chỉ được hiện diện để làm nhiệm vụ thu hồi trang thiết bị chứ không có nhiệm vụ đào tạo
|
21-02-1956 | Pháp đồng ý rút các lực lượng còn lại khỏi Nam Việt Nam. |
Tháng 03, 1956 | Cơ quan Nội An [Bộ Nội Vụ] của Việt Nam Tự Do được chỉ định chính thức là quân đoàn tự vệ. / WID 13-56. |
| Diệm yêu cầu FEC rút khỏi Việt Nam.
|
09-03-1956 | Diệm tổ chức một hội nghị với chỉ huy trưởng hải quân Lê Quang Mỹ về việc Cộng sản chiếm đóng đảo Boisée thuộc quần đảo Hoàng Sa. Mục đích của hội nghị dường như để xây dựng chính sách trước khi vào cuộc hội đàm với Pháp bắt đầu ngày 10 tháng 3. Không có hành động quân sự nào chống lại các quần đảo Hoàng Sa được thực hiện. / WID 10-56. |
14-03-1956 | Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles đã đến thăm miền Nam Việt Nam
|
15-03-1956 | Giai đoạn đầu tiên của cuộc đàm pháp Pháp-Việt kết thúc với việc Việt Nam nhấn mạnh là Pháp phải rút quân hoàn toàn khỏi tất cả các căn cứ ở Việt Nam. Khó khăn trong cuộc hội đàm tập trung vào các kho vũ khí của hải quân Pháp tại Sàigòn [Hải Quân Công Xưởng], cơ sở sửa chữa quan trọng cho Hải quân Việt Nam. Người Pháp cũng cần cơ sở sửa chữa này cho hải quân của họ và muốn hoặc được ưu tiên các dịch vụ sửa chữa cho các tàu Pháp tại công xưởng, hoặc các thiết bị không phải thuộc MDAP đã thiết lập ở cơ sở này sẽ bị thu hồi và di chuyển đi nơi khác. Nhiều thiết bị không thuộc MDAP đã được cho là Mỹ đã cho Pháp./ WID 10-56. |
| |
16-03-1956 | Thỏa thuận đạt được giữa Chính phủ và giáo phái Cao Đài đưa Cao Đài về vai trò thuần túy tôn giáo. Một hệ quả của thỏa thuận là tất cả nhóm người bất đồng chính kiến có vũ trang, ước tính tối đa 4000, đã đầu hàng với toàn bộ vũ khí và đạn dược đã bắt đầu tiến hành vào khoảng 13 tháng 03, 1956. Ba Cụt vẫn là một đối thủ của Chính phủ. / WID 10-56.
|
22-03-1956 | Một thỏa hiệp được ký kết giữa Pháp và Việt Nam đồng ý việc FEC rút quân ngày 30 tháng Sáu năm 1956
|
Tháng 04, 1956 | TERM được trao cho ICC để phê duyệt. Không có phê duyệt hay không phê duyệt nhận được vì vậy dự án được tiến hành trong tháng Sáu./ WID |
06-04-1956 | Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẽ tiếp tục hợp tác với ICC và tái khẳng định lập trường của mình là ủng hộ cuộc tổng tuyển cử tại Việt Nam tại thời điểm mà các điều kiện ở miền Bắc Việt Nam Cộng Sản cho phép thực hiện bầu cử thực sự tự dọ. |
08-04-1956 | Nhiệm vụ của TRIM kết thúc, được tổ chức thành một tổ chức chiến đấu và đào tạo. |
10-04-1956 | Các đơn vị cuối cùng của FEC rời Sài Gòn. |
12-04-1956 | CNO chỉ thị COFSA + COFSAF ban hành việc thực hiện TERM trong đó CNO nêu lên việc TERM phải là một tổ chức tách biệt với MAAG. Trưởng TERM nên một đại tá cao cấp hoặc Thiếu Tướng không nằm trong danh sách nhân viên của MAAG.
|
23-04-1956 | Bộ Tư Lệnh Pháp ngưng hoạt động. / NIE 245 1ST N. |
25-04-1956 | Theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam đa phần của FEC được rút khỏi Đông Dương. |
28-04-1956 | Tướng Jacquot, , chỉ huy trưởng của FEC rời Sài Gòn đánh dấu sự tan rã của Bộ Tư lệnh Pháp tại Việt Nam. / Báo cáo tiến độ. NSC 5405 / 5428/5
|
28-04-1956 | Việc đào tạo cho VNA nay là trách nhiệm của MAAG. |
Tháng 05, 1956 | Trợ lý Bộ Trưởng Quốc phòng thăm Việt Nam và kêu gọi tăng viện trợ cho lực lượng Bảo An. Hiệp định đầu tháng Năm 1956 vẫn chưa đạt được về tình trạng của Hải Quân Công Xưởng Sài Gòn liên quan đến việc Pháp rút quân. / WID 19-56 |
01-05-1956 | Robert D. Murphy, Phó Bộ Trưởng Ngoại Giao viết cho Wilson rằng TERM không nên được sử dụng như một lực lượng đào tạo, nhưng họ nên dưới sự giám sát hành chính của MAAG chứ không phải Đại sứ quán. |
15-05-1956 | Sức mạnh của VNA đạt 156.000. |
| Hạn chót để rút tất cả các nhân viên hải quân Pháp (ngoại trừ phân đội cho những thanh lý nhỏ). Chuyển giao quyền kiểm soát Hải Quân Công Xưởng [cho Việt Nam] được thực hiện. / WID 10-56. |
23-05-1956 | Bộ Quốc phòng chính thức thành lập những thuật ngữ để tham chiếu cho TERM. / JCS Hist.
|
Tháng 06, 1956 | Chính phủ Việt Nam ước tính sức mạnh của Việt Minh 1360 trên khoảng từ 6 đến 8000 lực lượng thù địch. Mỹ cho rằng sức mạnh đó ở mức từ 8 - 10.000 trong những đơn vị khung. |
| Chính phủ Việt Nam chính thức yêu cầu tăng MAAG. Một toán đặc biệt gồm 350 người được tổ chức và chịu trách nhiệm việc thu hồi và xuất khẩu một số lượng lớn trang thiết bị của Mỹ. Một mục đích kèm theo là tăng khả năng hậu cần cho quân đội Việt Nam. Đó là dự án TERM. / WID 13 - 57.
|
01-06-1956 | Sau ngày 1 tháng 6 năm 1956, hạn chót cho việc rút quân hoặc bàn giao trang thiết bị Không quân cho phía Việt Nam, Pháp đã hoàn toàn tách biệt khỏi Không quân Việt Nam. Chỉ còn một vài giảng viên Pháp được giữ lại ở miền Nam Việt Nam. / WID 17-56.. |
| TERM được khởi động.
|
07-06-1956 | Đô đốc Radford thông báo với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia về chiến lược phòng thủ của miền Nam Việt Nam. Chiến lược này đã làm đi làm lại các kế hoạch (đã được đưa ra trong tháng Hai và tháng Chín)…
|
30-06-1956 | VNA có 142,000 người trong 4 Sư Đoàn tác chiến và 6 Sư đoàn nhẹ và 13 trung đoàn địa phương quân, cộng với các đơn vị hỗ trợ. Sức mạnh này đã được xác nhận. / WID 20 - 56. |
Tháng 07, 1956 | Đây là thời gian quan trọng của Bầu cử thống nhất Việt Nam phải được được tổ chức theo quy định của Hiệp định Genève đã trôi qua mà không có sự cố nào. / J. B. |
| Lực lượng Bảo An có 51.000 người, hoạt động tại ba quân khu.
|
06-07-1956 | Phó Tổng thống Richard Nixon đến thăm miền Nam Việt Nam
|
07-07-1956 | Đô đốc Radford thông báo với NSC về khái niệm mô tả trong 5612/1. |
11-07-1956 | JCS chỉ đạo CINCPAC chuẩn bị một kế hoạch dựa trên Chiến lược phản ứng nhanh theo như quy định đã được đưa ra bởi Đô đốc Radford vào ngày 7 tháng năm 1956 để bàn giao cho NSC, để bảo vệ quốc phòng cho Việt Nam
|
13-07-1956 | Ba Cụt bị xử tử. / WID 32-56. |
17-07-1956 | Sức mạnh vũ trang của cộng sản ở miền Nam đước ước tính khoảng 5-10,000 vào năm 1955 - 56, có thể là 8, 000 với 5.000 được tổ chức thành những đại đội khung / 247 NIE 1ST. |
| VNA có khoảng 145.000 quân. / NIE.
|
| NIE 63 - 56 tuyên bố về khái niệm Bảo An và Nhân dân Tự vệ. Chính phủ Việt Nam tổ chức lực lượng Bảo An, để gánh vác bớt nhiều nhiệm vụ an ninh nội bộ của VNA, gồm 48,000 người trong các đại đội lưu động được trang bị nhẹ để duy trì Luật pháp và trật tự, thu thập tình báo, và tiến hành các chiến dịch chống nổi dậy trong các tỉnh đã được bình định bởi 60.000 nhân dân tự vệ để duy trì an ninh trong làng.
|
20-07-1956 | Tổng tuyển cử trên khắp Việt Nam theo quy định của Hiệp Định Geneva 1954 đã không xảy ra. / Reader.
|
21-07-1956 | Pháp thỏa mãn yêu cầu của miền Nam Việt Nam là Pháp sẽ được đại diện bởi một Đại sứ chứ không phải là một Cao Ủy. |
30-07-1956 | Một Phái Bộ Liên Lạc Việt Nam với ICC được thành lập để chuẩn bị cho việc chuyển giao các chức năng từ Phái Bộ Liên Lạc PHÁP. / Reader. |
Tháng 08, 1956 | Việt Minh ở SVN được ước tính khoảng 5.000-7.000. / WID 32-56
|
31-08-1956 | TERM đạt khả năng đầy đủ với 350 người |
05-09-1956 | Có thay đổi chính sách từ đào tạo quân đội Việt Nam một mình lo cho an ninh nội bộ thành một nhiệm vụ cho cả hai an ninh bộ nội và ngăn chận ban đầu giới hạn. OCMH. |
16-09-1956 | Chương trình đào tạo của Mỹ cho QLVNCH đã có hiệu lực. |
19-09-1956 | Không Quân Pháp chính thức chuyển giao căn cứ Không quân Đà nẳng cho Việt Nam kiểm soát. |
01-10-1956 | OPLAN 46-56 quốc phòng cho Nam Việt Nam được chuẩn bị bởi CINCPAC. |
24-10-1956 | Báo cáo của Bộ Ngoại giao nhấn mạnh rằng mối đe dọa lật đổ chính trị ở miền Nam Việt Nam có nhiều khả năng là một mối nguy thực sự hơn là xâm lược công khai. |
01-11-1956 | Trưởng MAAG đề xuất hỗ trợ lực lượng Bảo an với sức mạnh là 59.160 người và một lực lượng Nhân dân Tự vệ 60.000 người. OCMH. |
Tháng 12, 1956 | Nhóm Hoạt Động Tại Chỗ đánh giá VNA có đủ khả năng duy trì an ninh nội bộ và ngoài nước. / JCS Hist
|
Tháng 01, 1957 | Diệm yêu cầu tăng lực lượng của mình lên 200,000. Yêu cầu này đã bị từ chối. |
03-01-1957 | ICC báo cáo rằng từ giữa tháng 12 năm 1955 và tháng 8 năm 1956 cả miền Bắc lẫn miền Nam Việt Nam đều đã không thực hiện nghĩa vụ theo Hiệp Định Đình Chiến 1954. |
15-02-1957 | Hai chiến dịch quân sự mang tên Trương Tấn Bửu và Thoại Ngọc Hầu chấm dứt. Quân đội VN cảm thấy rằng quân đội chỉ nên thực hiện chức năng quân sự mà không làm ảnh hưởng đến việc với đào tạo bình thường. Tuy nhiên, Diệm vẫn muốn hai chiến dịch được tiếp tục như là một phần chức năng tham gia như là một tổ chức. Chiến dịch Trương Tấn Bửu và Thoại Ngọc Hầu là hai chiến dịch quân sự rộng lớn và chiến tranh tâm lý sử dụng người từ lực lượng vũ trang Bảo An và những Uỷ ban nhân dân hành động với mục đích để mang tất cả dưới sự kiểm soát của chính phủ và để quãng bá và làm cho chính quyền Diệm được dân yêu mến. / WID 15-57. |
Tháng 03, 1957 | Chính phủ của Tổng thống Diệm đã công bố một loạt các quy định nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài. / J. B.
|
19-03-1957 | OPLAN 46-56 về Nam Việt Nam đã được JCS phê duyệt |
16-04-1957 | Elbridge Durbrow trình quốc thư như đại sứ của Mỹ ở miền Nam Việt Nam |
02-05-1957 | Tổng thống Diệm tiến hành một dự thảo luật. / JCS HIST.
|
04-05-1957 | Căn cứ kiểm soát Không Quân chiến thuật quan trọng đầu tiên được thành lập, / JCS Hist
|
05-05-1957 | Tổng thống Diệm đến thăm Mỹ |
09-05-1957 | Tổng thống Diệm phát biểu trước Lưỡng Viện Quốc hội Mỹ.
|
10-05-1957 | Trong một cuộc họp giữa Tổng thống Diệm và Phó Bộ Trưởng Quarles, Diệm đưa ra kế hoạch đưa lực lượng Bảo An lên các khu vực cao nguyên để điền vào khoảng trống ở những nơi đó. Ông cũng đưa ra việc sắp xếp, tổ chức lại quân đội mới. Ông muốn có cùng một số các sư đoàn nhưng với sức mạnh tăng lên đến 10,000 mỗi sư đoàn, tổng số tăng thêm là 20.000. |
11-05-1957 | Tổng thống Eisenhower và Tổng thống Diệm tuyên bố rằng hai nước sẽ làm việc hướng tới việc thống nhất Việt Nam một cách hòa bình (Tuyên bố chung). |
| Theo TT Eisenhower và TT Diệm, mối nguy hiểm chính đối với miền Nam Việt Nam là sự tích tụ lớn các lực lượng quân sự ở miền Bắc Việt Nam. |
17-05-1957 | Bắc Việt Nam rút Phái Bộ Liên Lạc ICC ra khỏi SAIGON theo yêu cầu của Nam Việt Nam. |
24-05-1957 | Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng của Chính phủ Việt Nam, đã gửi văn bản đề nghị Trưởng-MAAG hỗ trợ cố vấn cho Không Quân và Hải quân Việt Nam. |
28-05-1957 | Thanh tra Cảnh sát Updike của bang New York được yêu cầu tổ chức lực lượng Cảnh sát Nam Việt Nam.
|
31-05-1957 | Việc Pháp tham gia vào việc đào tạo cho Không quân, Hải Quân, và tại Trường Tham Mưu Cao Cấp chấm dứt. Giảng viên Pháp về pháp lý cho Hiến binh và Bảo An vẫn còn duy trì. |
Tháng 06, 1957 | Phái bộ đào tạo Hải quân và Không Quân của Pháp rút khỏi Nam Việt Nam. |
13-06-1957 | Ba Cảnh sát bang New York được chỉ định để giúp tổ chức cảnh sát của Chính phủ Nam Việt Nam. |
Tháng 07, 1967 | Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu 60 triệu viện trợ trang thiết bị nặng cho lực lượng Bảo An. MA VÀ MSU đề xuất 14-18 triệu USD. / JCS Hist. |
| Một khảo sát ICA về Việt Nam báo cáo rằng kinh phí hỗ trợ thương mại cho Chương trình an ninh nội bộ sẽ kết thúc vào năm 1958. / 159-1 |
| Kể từ khi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã thành công trong các chiến dịch chống lại bất đồng chính kiến, chính phủ miền Nam Việt Nam chuyển phần lớn quân đội vào đào tạo cho chiến tranh cổ điển như một điều cần thiết cho quốc phòng chống xâm lược từ DRV. / WID 30 - 58.
|
Tháng 09, 1967 | Tất cả 10 sư đoàn đã hoàn tất đào tạo cơ bản. 7 sư đoàn đã hoàn thành đào tạo cấp độ thứ ba.
|
22-10-1957 | Nhân viên Mỹ bị thương tại Saigon trong những vụ đánh bom các cơ sở, trụ sở của MAAG và Phòng Thông Tin [Hoa Kỳ] |
Tháng 11, 1957 | Báo cáo tình báo cho thấy đây là nỗ lực của Việt Cộng, [tin lấy] từ một trong những người còn sống sót trong tháng 7 năm 1956 - tháng 7 năm 1957. / JCS Hist
|
09-12-1957 | Cựu Giám đốc Cảnh Sát miền Nam Việt Nam Nguyễn Văn Tôn bị kết án vì đã giúp đỡ những yếu tố nổi loạn. |
Năm 1958 | Quân đội Việt Nam đã tái tổ chức. Các sư đoàn tác chiến và sư đoàn nhẹ được chuyển đổi thành 7 sư đoàn được cải thiện. (Cuối năm 1958 đến tháng Chín 1959) |
04-01-1958 | Một lực lượng lớn du kích cộng sản đã tấn công một một đồn điền nằm phía Bắc Sài Gòn, phản ánh sự gia tăng đều đặn trong hoạt động vũ trang của cộng sản ở miền Nam Việt Nam kể từ giữa năm 1957. |
27-03-1958 | Văn Phòng Thường Trực Tổng Thư ký Quốc phòng trực thuộc Tổng Thống Phủ được thành lập.
|
Tháng 04, 1958 | Thông qua tuyển dụng mạnh mẽ ở miền Nam, sức mạnh của du kích của Bắc Việt Nam ở miền Nam đã tăng lên khoảng 2100. / WID 51 - 58. |
Tháng 05, 1958 | Tổ chức Cộng sản tại miền Nam Việt Nam được ước tính khoảng 1140 – 1400 người. / WID 22 - 58. |
Tháng 07, 1958 | Những nỗ lực của chính phủ SVN để tiêu diệt Việt Cộng đã dựa dẫm quá nhiều vào các lực lượng bán quân sự không hiệu quả thay vì dùng quân đội để đập tan các cuộc nổi dậy vũ trang. / WID 30 - 58.
|
Tháng 07, 1958 | Tướng Phạm Xuân Chiểu được bổ nhiệm làm Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH./ WID
|
Tháng 09, 1958 | MAAG báo cáo là nhân viên Mỹ là mục tiêu của VC.
|
10-09-1958 | Pháp và Nam Việt Nam đã ký một thỏa thuận theo đó Pháp sẽ cung cấp viện trợ cho chương trình Cải Cách Điền Địa của chính phủ Việt Nam - 1490
|
Tháng 12, 1958 | Cục Tình Báo Việt Nam có 6,500 người, bao gồm 2,500 nhân viên thường trực. / WID 52 - 58.
|
08-12-1958 | Tổng thống Eisenhower phê duyệt một hành động của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia trong số các mục khác đã nhấn mạnh đến lực lượng cảnh sát và lực lượng thuộc loại cảnh sát cho các mục đích an ninh nội bộ thay vì một định chế quân sự bản địa lớn hơn
|
Năm 1959 | Người ta ước tính rằng đã có từ 5.000 -12.000 du kích cộng sản hoạt động tại miền Nam Việt Nam vào năm 1959. |
Tháng 01, 1959 | JCS báo cáo Quân Lực VNCH đã sẵn sàng để thực hiện các nhiệm vụ mà Mỹ đã thiết kế / JCS HIST. |
| Chính phủ Việt Nam đồng ý chuyển lực lượng Bảo An cho Bộ Nội vụ. Chương trình Viện Trợ cho Bảo An sau đó đã được nối lại. / JCS HIST. |
07-01-1959 | 30.000 cảnh sát và lính Bảo An đã được đào tạo nội bộ về việc thực thi pháp luật và về các khóa học đào tạo kỹ thuật. Nhiều khóa đào tạo về các chức năng quản lý và chỉ huy đã được yêu cầu.
|
| NSC 5809 báo cáo rằng Đại sứ quán Mỹ và Chính phủ Việt Nam đã đạt được một thỏa thuận về đào tạo và trang bị cho lực lượng bảo vệ dân sự 32.000 người, thỏa thuận đang chờ phê duyệt ở Washington. Vấn đề được hỏi liệu tình hình đòi hỏi phải cải thiện lực lượng Bảo an hay liệu hiện đang có lực lượng an ninh Việt Nam khác có thể đối phó đầy đủ với tình thế này
|
12-01-1959 | Một cuộc họp Bắc và Nam Việt Nam sắp xếp bởi ICC đã được tổ chức để thảo luận về các vấn đề liên quan đến khu phi quân sự. Các bên đối nghịch chuẩn bị để thảo luận về các vấn đề cụ thể cấp thấp mà cả hai cùng quan tâm. / WID 39 - 58. |
29-03-1959 | KQVN bay nhiệm vụ đầu tiên tấn công mục tiêu VC / Công Điện ,4-4 57 Sài Gòn gửi Bộ Ngoại Giao. / JCS HIST. |
Tháng 04, 1959 | Dệm khuyến khích báo cáo về các hoạt động khủng bố. |
09-04-1959 | Dubrow - Diệm – Williams hội nghị về tình hình an ninh nội bộ đang tồi tệ thêm
|
06-05-1959 | Đại sứ quán không tin về câu chuyện mà Diệm cho rằng an ninh đã trở nên tồi tệ nhất kể từ năm 1955. Mỹ hoài nghi về mối đe dọa cho SVN còn tiếp tục thông qua 1959/ Công điện 2345 Sài Gòn gửi Bộ Ngoại Giao ngày 06 Tháng 05, 1959.
|
26-05-1959 | ICC tuyên bố TERM nên kết thúc hoạt động vào giữa năm 1959. |
| 2000 du kích được báo cáo có mặt ở SVN. Hàng ngàn du kích khác đã không hoạt động. Sức mạnh của Bảo An = 47.000. VNA = 136, 000 chính quy. Lực lượng an ninh nội bộ không được coi là có khả năng tiêu diệt lực lượng du kích được Bắc Việt hỗ trợ. VNA sẽ phải chuyển hướng để lo công việc này. / 249 - |
29-05-1959 | Cố vấn Mỹ đã có mặt tại cấp trung đoàn, tiểu đoàn pháo binh độc lập, Thiết Giáp và Thủy Quân Lục Chiến
|
| Ban An Ninh Công Cộng của USOM bắt đầu đào tạo lại và tái trang bị cho Bảo An. /JCS HI8T. |
30-06-1959 | Nhóm cố vấn thuộc Đại Học Michigan vê cảnh sát rời Việt Nam. Ban An Ninh Công Cộng của USOM chịu trách nhiệm đào tạo. Họ không nhận được quyết định nào về vấn đề Bảo An trong hai năm kế tiếp. / JCS Hist
|
08-07-1959 | Du kích cộng sản tấn công các cơ sở quân sự Việt Nam tại Biên Hòa.Hai nhân viên MAAG chết và một người bị thương. |
30-08-1959 | Trong cuộc bầu cử quốc gia lần thứ hai Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia và các đảng phái ủng hộ Chính Phủ đã nắm tất cả các ghế trong Quốc Hội miền Nam Việt Nam. Không có ứng viên đối lập được bầu..
|
Tháng 09, 1959 | Diệm ước tính có khoảng 1000 chính quy VC. |
| 4 Sư đoàn tác chiến và 6 sư đoàn khinh binh theo kiểu Pháp được chuyển đổi thành 7 sư đoàn với mỗi sư đoàn có 10.000 người theo lối Mỹ. / JCS Hist
|
| Văn thư JCS gửi NSC kêu gọi Mỹ ủng hộ chương trình chứ không vì cá tính con người |
30-10-1959 | Phát ngôn viên quân đội Việt Nam tiết lộ rằng một chiến dịch chống du kích cộng sản trong khu vực cực nam của đất nước, bán đảo Cà Mau, kết quả là du kích bị thiệt hại nặng. |
Tháng 12, 1959 | OSD chỉ đạo CINCPAC chuẩn bị một bảng phân phối chung mới phản ánh giai đoạn chấm dứt TERM. / Mục 56.
|
| Máy bay trực thăng lần đầu tiên được sử dụng để chuyển quân. / Công điện 2061 1/3 Sài Gòn gửi Bộ Ngoại Giao |
01-02-1960 | Chính phủ Việt Nam chỉ thị ban hành tập trung đào tạo về chiến thuật chống du kích. |
18-02-1960 | Đại sứ Dubbrow nói với Phòng Bảo An của CINCPAC là phải đào tạo gấp về chống du kích. CINCPAC trao cho MAAG / TERM quyết định liên quan đến ICC. / JCS HIST. |
Tháng 03, 1960 | Khu dinh điền được thành lập ở tỉnh Phong Dình. |
24-03-1960 | Tham Mưu Trưởng quân đội nói với JCS là tình hình an ninh tại Việt Nam đã bị xuống cấp và Diệm đánh giá là Việt Nam đã trong tình trạng chiến tranh toàn diện với Việt Cộng. |
Tháng 04, 1960 | Sức mạnh của Việt Cộng là khoảng 4,000.
|
17-03-1960 | Miền Bắc Việt Nam phản đối đến các Đồng Chủ tịch Hội Nghị Geneva 1954 (Anh và Liên Xô) về sự gia tăng đáng gờm về nhân sự trong Nhóm Hỗ Trợ Quân Sự và Tư Vấn [MAAG] ở Nam Việt Nam và cáo buộc Mỹ đào tạo miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân Mỹ để chuẩn bị một cuộc chiến mới. |
30-04-1960 | Một nhóm đối lập gồm 18 người, tự gọi mình là Ủy ban Cho Sự Tiến Bộ và Tự Do, đã gửi thư cho Tổng Thống Diệm đòi hỏi phải cải cách quyết liệt về kinh tế, hành chính, và quân sự. |
05-05-1960 | Mỹ công bố theo yêu cầu của Chính phủ miền Nam Việt Nam, Nhóm Hỗ Trợ Quân Sự và Tư Vấn [MAAG] cuối năm nay sẽ được tăng từ 327 đến 685 thành viên.
|
20-05-1960 | Liên Xô đề nghị Vương quốc Anh rằng Chính phủ hai nước đã là Đồng Chủ tịch Hội nghị Genève, nên kêu gọi Mỹ kềm chế không tăng số cố vấn quân sự (MAAG) ở miền Nam Việt Nam và xem xét vấn đề rút MAAG Nam Việt Nam về. Sự hiện diện của họ ở miền Nam Việt Nam là mâu thuẫn với tinh thần của Hiệp định Geneva. Mục đích [đề nghị này] là để thanh lý một trong những nguồn của sự bất ổn và để củng cố hòa bình ở Đông Dương. |
Tháng 06, 1960 | Hoạt động du kích của cộng sản ở miền Nam Việt Nam ngày càng gia tăng. (Tháng Sáu…Tháng Mười) |
01-06-1960 | Trung Tướng Lionel T. McGarr được bổ nhiệm làm người đứng đầu của. MAAG Mỹ. |
06-06-1960 | Chương trình đào tạo chống nổi dậy của MAAG cho các lực lượng vũ trang Việt Nam bắt đầu.
|
30-06-1960 | Chỉ còn 25 cố vấn thuộc MSU ở miền Nam Việt Nam. |
12-10-1960 | Bộ Trưởng Ngoại Giao nói với JCS rằng trách nhiệm đào tạo và hổ trợ hậu cần cho lực lượng Bảo An phải được nhanh chóng chuyển giao cho MAAG và Bảo An cần được đặt dưới quyền Bộ Quốc phòng của Việt Nam hơn là Bộ Nội vụ. |
29-12-1960 | Bảo An được Bộ Nội chuyển giao cho Bộ Quốc phòng theo yêu cầu của MAAG. / JCS HIST. |
Tháng 01, 1961 | Số tăng đầu tiên của Bảo An bắt đầu được MAAG đào tạo
|
30-01-1961 | Tổng Thống. Kennedy phê duyệt $ 29.400.000 để mở rộng lực lượng vũ trang Việt Nam đến 170.000 người, cộng với $ 12.700.000 cho Bảo An. |
28-03-1961 | Công văn từ Trapnell gửi JCS cho thấy sự thất bại của CG và VNA trong việc đối phó với Việt Cộng, đề nghị Mỹ hỗ trợ đầy đủ cho một lực lượng Bảo An 68.000 người |
03-04-1961 | Hiệp ước Hữu nghị và quan hệ kinh tế Mỹ-Việt Nam được ký kết tại Sài Gòn. Quốc hội phê chuẩn hiệp ước vào ngày 14 tháng Sáu. |
04-04-1961 | Tổng thống Diệm kêu gọi ICC thực hiện một điều tra ngay lập tức và triệt để về chủ nghĩa khủng bố và lật đổ đang tăng trên khắp miền Nam Việt Nam
|
09-04-1961 | Tổng thống Diệm và Phó Tổng thống [Nguyễn Ngọc] Thơ đã được bầu bởi một đa số áp đảo trong cuộc bầu cử Tổng Thống Việt Nam. |
29-04-1961 | Tổng thống Kennedy ủy quyền cho MAP hỗ trợ cho tất cả 69.000 Bảo An. MAAG Việt Nam được chỉ thị lo hỗ trợ và tư vấn cho SDC. Sức mạnh của MAAG phải được tăng lên khi cần thiết. |
Tháng 05, 1961 | Số nhân viên MAAG ở miền Nam Việt Nam lên con số 685. Khoảng một nửa là Biệt Kích Nhảy Dù
|
05-05-1961 | Tổng thống Kennedy tuyên bố tại một cuộc họp báo rằng việc sử dụng lực lượng quân sự Mỹ đã được xem xét, nếu cần thiết, để giúp miền Nam Việt Nam chống lại áp lực cộng sản. Ông tuyên bố rằng đây sẽ là một trong những đề tài được thảo luận trong chuyến thăm sắp tới của Phó Tổng thống Johnson tại miền Nam Việt Nam. |
11-05-1961 | Phó Tổng thống Johnson đến miền Nam Việt Nam.
|
13-05-1961 | Tại Việt Nam, Phó Tổng thống Johnson đưa ra một thông cáo chung tuyên bố rằng Mỹ sẽ tăng viện trợ quân sự và kinh tế để giúp miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến chống lại các lực lượng du kích cộng sản. |
Tháng 06, 1961 | Có khoảng từ 7.000 đến 15.000 du kích cộng sản ở Nam Việt Nam được ước tính. |
| Lực lượng quân sự địa phương ở miền Nam Việt Nam là 50.000 người, giống như năm 1959 |
09-06-1961 | Diệm yêu cầu hỗ trợ cho một gia tăng quân đội Việt Nam để thành một lực lượng với 270.000 quân.
|
02-08-1961 | Tổng thống Kennedy tuyên bố rằng Mỹ sẽ làm tất cả có thể để cứu Nam Việt Nam khỏi nạn Cộng Sản. |
04-08-1961 | Tổng thống Kennedy cho phép tăng quân đội Việt Nam lên mức 200,000.
. |
15-08-1961 | VNA: 150.000, Bảo An: 60.000 người, Nhân Dân Tự vệ: 45,000,
Việt Cộng: 12.000 người. / NIE 254. |
01-09-1961 | Một loạt các cuộc tấn công của 1000 du kích cộng sản ở tTỉnh Kontum. Một thông cáo của quân đội cho biết rằng trong tháng Tám đã có 41 cuộc giao tranh giữa lực lượng chính phủ và phiến quân cộng sản ở miền Nam Việt Nam. |
17-09-1961 | Phái bộ Tư vấn Anh trên các vấn đề hành chính và chính sách, đứng đầu là H. Thompson (cựu Bộ trưởng Quốc Phòng tại Malaysia) rời miền Nam Việt Nam. |
18-09-1961 | Lực lượng cộng sản ước tính khoảng 1.500 người đánh chiếm thủ phủ của tỉnh Phước Thành chỉ cách Sài Gòn 60 dặm
|
25-09-1961 | Tổng thống Kennedy, phát biểu tại Đại hội đồng LHQ tại New York, tuyên bố rằng mối đe dọa đối với hòa bình là cục than đang âm ỉ cháy của cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á |
01-10-1961 | Chuyên gia quân sự SEATO đã gặp nhau tại Bangkok, Thái Lan, để xem xét các mối đe dọa ngày càng tăng của cộng sản ở miền Nam Việt Nam. Đô Đốc Harry D. Felt, Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương, tuyên bố rằng không có triển vọng trước mắt về việc sử dụng quân đội Mỹ để ngăn chặn cộng sản bành trướng ở Đông Nam Á, nhưng ông cho biết rằng trong số các kế hoạch được phát triển cho tình huống, một số có liên quan đế việc sử dụng quân đội Mỹ.
. |
02-10-1961 | Tổng thống Diệm tuyên bố "nó không còn là một cuộc chiến tranh du kích mà kẻ thù tiến hành tấn công người Mỹ mà với các đơn vị chính quy đầy đủ và rất nhiều trang bị và đang tìm kiếm một quyết định chiến lược ở Đông Nam Á, phù hợp với lệnh của Quốc tế Cộng sản. Tổng thống cũng cho biết Ủy ban Hoa Kỳ đứng đầu bởi Tiến Sĩ. Eugene Staley đề nghị tăng viện trợ cho cả về mặt quân sự và việc phát triển kinh tế và xã hội
|
11-10-1961 | Tổng thống Kennedy công bố (trong buổi họp báo) rằng ông đã gửi Tướng Maxewell D. Taylor, cố vấn quân sự của ông, đến miền Nam Việt Nam để điều tra tình hình quân sự và báo cáo thẳng cho cá nhân ông. |
18-10-1961 | Tình trạng khẩn cấp ở miền Nam Việt Nam được công bố bởi Tổng thống Diệm. |
16-11-1961 | Theo sát những khuyến nghị trong báo cáo của Tướng Taylor, Tổng thống Kennedy (với phê duyệt của Hội đồng an ninh quốc gia) đã quyết định tăng cường sức mạnh quân sự của miền Nam Việt Nam, nhưng không cam kết lực lượng chiến đấu Mỹ tại thời điểm này |
Tháng 12, 1961 | quân đội Việt Nam đã đạt 170.000 |
| Lực lượng Bảo An ở miền Nam Việt Nam đã tăng lên 60.000.
|
08-12-1961 | Bộ Ngoại giao Mỹ công bố một bạch thư khẳng định rằng Nam Việt Nam đang bị đe dọa bởi một nguy hiểm rõ ràng và có thực là bị cộng sản chinh phục |
14-12-1961 | Tổng thống Kennedy cam kết tăng viện trợ cho miền Nam Việt Nam |
29-12-1961 | Đại sứ Mỹ tại Việt Nam rút lại sự phản đối trước đó của ông về việc tăng lực lượng Việt Nam. |