-BBC VN bác tin Đại sứ bị Đức giữ vì ‘rửa tiền’– thứ hai, 23 tháng 12, 2013
Đại sứ Nguyễn Thế Cường (hàng đầu, thứ hai từ trái sang) bị nghi “rửa tiền”Quan chức Đại sứ quán Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ bác tin Đại sứ Nguyễn Thế Cường bị cảnh sát tạm giữ tại Đức ‘vì nghi ngờ ông rửa tiền’.
Trước đó có tin từ Đức nói rằng ông Cường bị cảnh sát Đức giữ lại ở sân bay Frankfurt khi nghi ngờ ông mang 20.000 euro tiền mặt mà không khai báo.
Tuy nhiên, Đại sứ Cường được truyền thông Việt Nam trích thuật nói đã ‘thừa nhận mang hộ’ số tiền trên cho gia đình của các cán bộ dưới quyền về cho gia đình của họ ở Việt Nam, trong đó có một phần là tiền ‘quyên góp cho cứu trợ bão lụt’.
Báo Bấm Bild.de của Đức nói cảnh sát đưa ông Cường về đồn để điều tra cáo buộc “rửa tiền” nhưng sau đó cho tại ngoại vì chịu đóng tiền phạt thế chân 3.500 euro.
Ông Cường được dẫn lời nói số tiền ông mang theo là do Đại sứ quán Việt Nam quyên góp được và chuyển cho ông đem về Việt Nam giúp nạn nhân bão lụt.
Nói chuyện với BBC hôm thứ Bảy, 21/12/2013, Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ, ông Đặng Huy Bảo nói:
“Đó [chuyện Đại sứ Cường bị câu lưu] là thông tin sai rồi.
“Đại sứ chúng tôi ở đây [Thổ Nhĩ Kỳ] về chiều 4/12 để họp Hội nghị Ngoại giao và đã về đúng lịch trình.
“Tôi có nhờ Đại sứ cầm cho cháu tôi một ít quà và Đại sứ đã về đúng ngày.
“Tôi cũng có nghe về chuyện có báo nói bị ‘câu lưu’ nhưng tôi không biết thông tin gì về chuyện này.”
Khi được hỏi về chuyện gần đây Đại sứ quán Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ có tổ chức quyên góp từ thiện không, ông trả lời:
“Có, ở nhà có yêu cầu, Hội Chữ thập đỏ và các nơi có yêu cầu chúng tôi phải làm chứ.”
Có báo nói họ không thấy tin tổ chức quyên góp từ thiện được đăng trên trang web của Đại sứ quán Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tin mới nhất trên trang của Bấm Đại sứ quán là chuyện Đại sứ quán Việt Nam tổ chức kỷ niệm 68 năm Quốc khánh Việt Nam và 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ hôm 9/9.
‘Không biết luật Đức’
Đại sứ Nguyễn Thế Cường ‘thừa nhận’ mang hộ tiền ‘cho người khác’ về Việt Nam.
Thế nhưng theo phản ánh của báo Việt Nam, Đại sứ Cường đã nói với tờ Tuổi Trẻ rằng ông đã mang hộ tiền cho người khác về Việt Nam.“Ông Cường nói với báo Tuổi Trẻ rằng các gia đình của cán bộ văn phòng của ông đã nhờ ông mang tiền về Việt Nam, trong đó có một phần là tiền quyên góp cho nạn nhân bão lụt ở Việt Nam,” tờ Bấm Thanh Niên bản tiếng Anh hôm 23/12 cho hay.
Vẫn theo Thanh Niên, ông Cường đã ‘cảm ơn Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt’ vì đã can thiệp trong vụ việc của ông, khi ông đang trong lộ trình từ Ankara tới Hà Nội để tham dự Hội nghị Ngoại giao toàn quốc lần thứ 28 diễn ra từ ngày 16-20 tháng này, sự kiện được loan tin có sự hiện diện và phát biểu ‘giao nhiệm vụ’ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
‘Ông Cường cũng cáo buộc các quan chức (Đức) vi phạm Công ước Vienna (về miễn trừ ngoại giao), nhưng thừa nhận rằng ông đã không biết rằng chính quyền Đức chỉ cho phép lượng tiền mặt ít hơn 10.000 Euros (hay 13.673 USD) được mang vào quốc gia của họ,” vẫn theo Thanh Niên online.
Theo tờ báo điện tử Bấm Vietinfo.eu, giới chức cảnh sát Đức đã đưa ông Nguyễn Thế Cường “về đồn để điều tra” và ‘cáo buộc ông Cường tội “rửa tiền“ trong khi khoản tiền mà vị Đại sứ khai báo là tiền quyên góp “giúp nạn nhân bão lụt.”
Vẫn theo nguồn này, cảnh sát Đức đã cho ông Nguyễn Thế Cường “tại ngoại” sau khi ông đóng tiền phạt thế chân 3.500 Euro và trong quá trình thẩm vấn ông đại sứ đã không thể xuất trình bất cứ ‘chứng từ nào’ minh chứng cho lời khai của ông.
Đây không phải là lần đầu tiên một vụ việc được cho là ‘scandal’ xảy ra với quan chức ngoại giao cao cấp của Việt Nam ở nước ngoài.
Hồi tháng 11/2008, một Bí thư Thứ nhất của Tòa Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Nam Phi đã bị triệu hồi về nước vì bị cáo buộc liên can tới ‘buôn bán trái phép sừng tê giác’ ở quốc gia châu Phi.
Một thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 19/11/2008 nói: “Lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã quyết định triệu hồi bà Vũ Mộc Anh, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, người có liên quan đến tin đã đưa, về nước để tường trình và làm rõ sự việc.”
*****
Nguồn:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/12/131221_viet_embassy_in_turkey_response.shtml
Ơ...CÁI CHỮ NGỜ !
1/- Bà Devyani Khobragade, 39 tuổi, bị tố cáo đã khai man khi xin chiếu khán (visa) cho một người làm công. Cô ôsin này, và người chồng được đưa từ Ấn Ðộ qua trông con và làm những việc vặt trong nhà. Trên đơn xin visa, bà ghi là sẽ trả công cô 4,500 đô la mỗi tháng. Trong thực tế, cô chỉ nhận được 573 đô la. Nếu cô chỉ làm 40 giờ một tuần thì tính ra lương mỗi giờ là hơn 3 đô la. Lương tối thiểu ở New York là 7.25 đô la mỗi giờ.
Chính gia đình cô ôsin sang Mỹ đã đứng ra tố cáo cho nên bà Khobragade bị bắt, rồi được trả tự do sau khi đóng 250,000 đô la tiền thế chân.
2/-Một nhà ngoại giao khác cũng không học được chữ ngờ là ông Nguyễn Thế Cường, đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ. Báo Bild ở Ðức mới loan tin ông Nguyễn Thế Cường bị bắt giữ tại phi trường Frankfurt, vì mang theo hai chục ngàn đồng Euro mà không khai báo! Quan thuế Ðức giữ ông để điều tra vì nghi ông đang đi tửa tiền. Nước Ðức vẫn là nơi được nhiều quan chức lớn chiếu cố mở tài khoản trong ngân hàng. Số tiền 20,000 tiền mặt tương đương với 27,000 đô la Mỹ, mà luật lệ các nước thường bắt ai mang 10,000 đô la đều phải khai báo số tiền đó ở đâu ra, tại sao không dùng ngân phiếu mà lại dùng tiền mặt.
Một ông đại sứ chắc phải biết luật. Ông Nguyễn Thế Cường không theo luật chắc vì khó khai báo.
MỜI ĐỌC tiếp:
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=179412&zoneid=7#.UrYU0_v7vAw
Ngô Nhân Dụng
Một nhân viên ngoại giao có thể vi phạm luật pháp nước khác được không? Bà Devyani Khobragade, phó tổng lãnh sự của Ấn Ðộ tại New York, đang vô tình gây ra một xung đột nhỏ giữa hai nước, sau khi bà bị biện lý bắt điều tra và tố cáo bà phạm luật. Chắc vụ xung đột này sẽ được hai chính phủ dàn xếp nhanh, nhưng sẽ để lại một bài học, không chỉ riêng cho các nhà ngoại giao.
Bà Devyani Khobragade, 39 tuổi, bị tố cáo đã khai man khi xin chiếu khán (visa) cho một người làm công. Cô ôsin này, và người chồng được đưa từ Ấn Ðộ qua trông con và làm những việc vặt trong nhà. Trên đơn xin visa, bà ghi là sẽ trả công cô 4,500 đô la mỗi tháng. Trong thực tế, cô chỉ nhận được 573 đô la. Nếu cô chỉ làm 40 giờ một tuần thì tính ra lương mỗi giờ là hơn 3 đô la. Lương tối thiểu ở New York là 7.25 đô la mỗi giờ. Chính gia đình cô ôsin sang Mỹ đã đứng ra tố cáo cho nên bà Khobragade bị bắt, rồi được trả tự do sau khi đóng 250,000 đô la tiền thế chân.
Báo chí bên Ấn Ðộ loan tin này, với các chi tiết do bà Khobragade kể trong email gửi cho các đồng sự. Bà than đã bị còng tay, bị lột áo để khám xét như một tội phạm, trong lúc mới đưa con đến trường học. Chính phủ Ấn Ðộ phản đối mạnh mẽ. Ðể trả đũa, họ gỡ bỏ hàng rào bảo vệ an ninh quanh sứ quán Mỹ. Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry đã điện thoại cho ông cố vấn anh ninh của chính phủ Ấn Ðộ, bày tỏ ý “ân hận” (regret), là một cách xin lỗi. Một ông bộ trưởng Ấn Ðộ nói rằng chỉ “ân hận” thôi chưa đủ. Thân phụ bà Khobragade tuyên bố ông sẽ tuyệt thực nếu chính phủ Mỹ không xin lỗi con ông. Ông còn nói sẽ không thèm nhận tiền bồi thường, nếu có, “Vì chúng tôi không phải ăn mày!”
Ngoại Trưởng Ấn Ðộ Salman Khurshid yêu cầu chính phủ Mỹ hủy bỏ ngay lập tức việc truy tố nhà ngoại giao của nước ông. Nhưng lời yêu cầu này có nghĩa là ông đang đòi ngành hành pháp nước Mỹ can thiệp vào công việc của ngành tư pháp. Một quy tắc được ghi trong Hiến pháp cả nước Ấn Ðộ lẫn nước Mỹ là hệ thống tư pháp có quyền độc lập.
Người gây ra cơn bão ngoại giao này là Biện Lý khu Nam New York, Preet Bharara, 45 tuổi. Ông này rất nổi tiếng, đã từng được tuần báo Time liệt kê danh sách trong 100 người “quyền lực” mạnh nhất, nhất “thế giới” chứ không riêng nước Mỹ. Trong cuộc đời biện lý, ông đã điều tra và truy tố những tội phạm mafia thuộc các “gia đình” Gambino và Colombo nổi tiếng. Văn phòng ông phụ trách truy tầm hơn bảy tỷ (7.2) đô la để trả lại cho một số nạn nhân của tay đại bịp Bernard L. Madoff, người đã đánh lừa hàng trăm triệu phú và nhiều tỷ phú. Ông đang lo truy tố các nhân viên công ty tài chánh của Madoff. Từ năm 2009, Preet Bharara mở cuộc điều tra 60 nhà đầu tư Wall Street phạm luật dùng tin tức mật để thủ lợi, đến nay còn đang tiếp tục. Tình cờ, mấy tay đứng đầu nhóm này cũng là mấy người gốc Ấn Ðộ, giống như Preet Bharara. Cho nên không ai có thể nghi ngờ nền tư pháp nước Mỹ kỳ thị.
Trong vụ bắt bà Khobragade, Preet Bharara nhấn mạnh động cơ duy nhất là “bảo vệ luật pháp, bảo vệ nạn nhân bị bóc lột, và buộc những người phạm luật phải chịu hậu quả, dù họ giầu có, quyền thế hay có liên hệ quan trọng như thế nào.” Ông minh xác bà Khobragade không hề bị còng tay. Việc một nữ cảnh sát khám xét bà là thông lệ với bất cứ người nào bị giữ điều tra. Bà Khobragade được nhân viên Bộ Ngoại Giao đối xử lễ độ, họ để cho bà ngồi trong xe của mình gọi điện thoại, còn mua cà phê và đề nghị mua thức ăn cho bà.
Chính phủ Ấn Ðộ làm ồn về vụ này cũng vì năm tới sẽ tổng tuyển cử, đảng đối lập Bharatiya Janata nhân cơ hội đang công kích chính phủ. Ông Yashwant Sinha, cựu ngoại trưởng trong chính phủ Janata trước đây đã yêu cầu Ấn Ðộ phải trả đũa bằng cách bắt mấy nhà ngoại giao Mỹ đồng tính luyến ái, theo một đạo luật có từ trước khi Ấn Ðộ độc lập. Vì vậy, đương kim Ngoại Trưởng Salman Khurshid phải lớn tiếng. Ông bênh vực nhân viên của mình: “Ðiều tệ nhất mà người Mỹ có thể kết tội bà ta là không trả lương người làm công theo luật (lương tối thiểu) của nước Mỹ.” Ông biện hộ: “Lương nhân viên ngoại giao của Ấn Ðộ không được cao như lương Mỹ.”
Bà Khobragade là người thứ ba bị lôi thôi về việc trả lương người làm. Năm 2011, một cô làm công đã tố cáo ông Prabhu Daval bóc cô làm việc như nô lệ, giữ giấy thông hành, hộ chiếu của cô. Năm 2010, một quan tòa New York đã phán bà Neena Malhotra và chồng phải bồi thường cho cô người làm một triệu rưỡi đô la vì không trả lương và đối xử với cô “một cách man rợ.” Khi một nhà báo hỏi ông Khurshid tại sao không rút bà Khobragade về, sau khi chính phủ Mỹ đã báo trước rằng bà phạm luật nước Mỹ từ tháng 9, vị ngoại trưởng Ấn Ðộ đã trả lời: “Chúng tôi đâu có ngờ lại xảy ra chuyện như thế này!”
Một nhà ngoại giao khác cũng không học được chữ ngờ là ông Nguyễn Thế Cường, đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ. Báo Bild ở Ðức mới loan tin ông Nguyễn Thế Cường bị bắt giữ tại phi trường Frankfurt, vì mang theo hai chục ngàn đồng Euro mà không khai báo! Quan thuế Ðức giữ ông để điều tra vì nghi ông đang đi tửa tiền. Nước Ðức vẫn là nơi được nhiều quan chức lớn chiếu cố mở tài khoản trong ngân hàng. Số tiền 20,000 tiền mặt tương đương với 27,000 đô la Mỹ, mà luật lệ các nước thường bắt ai mang 10,000 đô la đều phải khai báo số tiền đó ở đâu ra, tại sao không dùng ngân phiếu mà lại dùng tiền mặt. Một ông đại sứ chắc phải biết luật. Ông Nguyễn Thế Cường không theo luật chắc vì khó khai báo. Chỉ khi bị câu lưu ông mới khai đó là tiền nhân viên sứ quán ở Thổ Nhĩ Kỳ quyên góp các nạn nhân bão lụt ở Việt Nam!
Mạng lưới Vietinfo.eu nhặt được câu chuyện này trên báo Bild vào lúc nửa đêm ngày 19 tháng 12; vừa loan tin ra nội trong ngày 20 tháng 12 người Việt khắp thế giới bàn tán. Người ta hỏi: Tại sao tiền giúp nạn nhân bão lụt không thể chuyển qua các ngân hàng được mà phải đem cả đống tiền mặt đi một vòng từ Thổ Nhĩ Kỳ qua nước Ðức? Tòa Tổng Lãnh Sự Việt Nam đã phản đối quan thuế Ðức về vụ bắt giữ ông Nguyễn Thế Cường, coi là vi phạm công ước quốc tế về quyền đặc miễn của các nhân viên ngoại giao. Nhưng họ lại chỉ gửi “thông điệp miệng” (Verbalnote trong tiếng Ðức). Tại sao không gửi văn thư chính thức? Ông Nguyễn Thế Cường qua Ðức trong một nhiệm vụ ngoại giao, hay là đi việc riêng? Nếu vì công vụ, tại sao ông ta không dùng các thủ tục đem hành lý theo quy chế ngoại giao, để khỏi bị khám xét? Hay là ông nghĩ chắc chẳng ai lại đi hỏi một ông đại sứ, dù đại sứ của Việt Nam mà lại ở Thổ Nhĩ Kỳ, về một sấp tiền mặt 20,000 quá nhỏ. Nhưng tại sao quan thuế Ðức lại đi xét hỏi túi xách tay của một hành khách từ chuyến máy bay Turkish Airlines 1619 từ Ankara tới Rhein-Main? Có người nào mật báo khiến cho hải quan Ðức đặc biệt chiếu cố?
Bây giờ nếu ai nêu lên mấy câu hỏi đó, chắc ông Nguyễn Thế Cường cũng trả lời như Ngoại Trưởng Ấn Ðộ Salman Khurshid: “Ðâu có ngờ lại xảy ra chuyện như thế này!”
Ngoại Trưởng Khurshid không học được chữ ngờ. Có lẽ vì trong xã hội Ấn Ðộ, những người giầu sang như bà Khobragade vẫn quen bóc lột người làm công mà không ai thắc mắc. Ở xứ Ấn Ðộ, một người vi phạm luật pháp với một tội nho nhỏ như khai man trong đơn xin visa chắc ai cũng thấy là đáng bỏ qua. Không ai đụng tới những người giầu có và quyền thế! Nước Ấn Ðộ đã sống mấy ngàn năm với một hệ thống đẳng cấp, người thuộc đẳng cấp cao coi thường tất cả các đẳng cấp thấp hơn. Những người giầu sang có thể phạm luật nhưng không lo, họ không thể bị truy tố. Tuy đã sống dưới chế độ tự do dân chủ hơn nửa thế kỷ, những thói quen ngàn năm đó vẫn chưa bỏ được. Ở nước Ấn Ðộ chỉ cần nghe tên một người là biết người đó thuộc đẳng cấp nào. Một kỹ sư Ấn Ðộ thuộc đẳng cấp thấp được tuyển vào làm trong một công ty lớn. Anh được đón tiếp, được giải thích là trong công ty tất cả mọi người đều bình đẳng. Các bạn đồng sự chuyện trò vui vẻ, nồng nhiệt, lương anh được trả ngang với các kỹ sư cùng khả năng, dù họ thuộc các đẳng cấp cao hơn. Nhưng trước bữa ăn đầu tiên, một bạn đồng nghiệp ghé tai anh dặn dò: “Anh nhớ dùng cái nhà vệ sinh ở chỗ đầu nhé, cái toilet ở đầu này dành cho những người thuộc đẳng cấp chúng tôi đấy.” Nền văn hóa phân biệt, kỳ thị đẳng cấp mấy ngàn năm rất khó xóa bỏ. Ông Khurshid đâu có ngờ ở nước Mỹ nó khác. Trước pháp luật, tất cả mọi người được đối xử như nhau!
Ông Nguyễn Thế Cường không học được chữ ngờ cũng vì ông quen sống như một người thuộc đẳng cấp cao nhất ở nước Việt Nam. Các đảng viên cộng sản đã là một đẳng cấp được ưu tiên rồi. Bên trong đảng, mỗi người cố leo lên những đẳng cấp cao hơn nữa. Hệ thống đẳng cấp trong xã hội đã được phân chia thành nếp từ nửa thế kỷ nay. Trước đây, ngay cả việc đi chợ cũng phân biệt có hệ cấp rõ ràng: “Tôn Ðản là của vua quan; Vân Hồ là của trung gian nịnh thần; Ðồng Xuân là của thương nhân; Vỉa hè là của nhân dân anh hùng.”
Những người đã quen sống trên đầu trên cổ “nhân dân anh hùng” đâu có ngờ khi bước chân xuống phi trường một nước dân chủ tự do nó lại coi mình cũng như mọi người dân bình thường!
Nguyễn Thế Cường chưa sống trong một xã hội có những người như Preet Bharara. Họ làm bổn phận bảo vệ luật pháp, và “bắt những người phạm luật phải chịu hậu quả, dù họ giầu có, quyền thế hay có liên hệ lớn như thế nào.” Nước Việt Nam cần có nhiều người như Preet Bharara trong ngành tư pháp.
FRANKFURT, Đức (NV) .- Hải quan phi trường Frankfurt - Đức, đã tạm giữ ông Nguyễn Thế Cường – Đại sứ CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ vì mang 20,000 Euro mà không khai báo.
Ông Nguyễn Thế Cường, Đại sứ CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ gặp ông Hayati Yazici, Bộ Trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7 năm ngoái. Ông Cường vừa bị cảnh sát Đức tạm giữ vì nghi rửa tiền. (Hình: website Đại sứ quán CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ)
Trang web vietinfo.eu, dẫn tin của báo điện tử Bild.de cho biết, ông Cường đã bị cảnh sát Đức thẩm vấn vì nghi viên Đại sứ CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ rửa tiền. Ông Cường thì khai rằng khoản tiền này là do Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ quyên góp để giúp những nạn nhân bão lụt tại Việt Nam.
Thông thường, các cơ quan, tổ chức luôn thông báo công khai về hoạt động cũng như kết quả quyên góp do họ thực hiện. Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ có trang web riêng (http://www.vietnamembassy-turkey.org/vi/).
Nhật báo Người Việt đã thử vào trang web này để tìm kiếm những thông tin có liên quan tới hoạt động quyên góp, cũng như kết quả quyên góp hỗ trợ nạn nhân bị bão lụt tại Việt Nam nhưng không tìm thấy bất kỳ thông tin nào về khoản tiền 20,000 Euro vừa kể.
Trang web vietinfo.eu dẫn một số nguồn tin tại Đức cho biết, Tổng lãnh sự CSVN tại Frankfurt đã gửi công hàm hàm phản đối đến chính phủ Đức về chuyện tạm giữ ông Cường là vi phạm hiệp ước bảo đảm quyền miễn trừ dành cho các nhân viên ngoại giao. Tuy nhiên ông Cường vẫn chỉ được cho tại ngoại sau khi đã đóng khoản tiền thế chân là 3,500 Euro.
Chuyện Đại sứ CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ bị tạm giữ vì vận chuyển một lượng tiền mặt lớn mà không khai báo chắc chắn không làm nhiều người ngạc nhiên. Các viên chức ngoại giao của chế độ Hà Nội đã từng nổi tiếng khắp thế giới vì tống tiền kiều dân khi họ phải liên lạc để làm những thủ tục hành chính cần thiết như gia hạn, đổi passport, xin visa,… nhận hối lộ, bảo kê các hoạt động phi pháp, buôn lậu và thực hiện những hành vi bất xứng khác làm nhục cho quốc thể.
Cuối năm 2008, báo chí Nam Phi công bố một loạt bài điều tra về việc bà Vũ Mộc Anh, Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán CSVN tại Nam Phi, buôn lậu sừng tê giác. Lúc đầu, Đại sứ CSVN tại Nam Phi lúc đó là ông Trần Duy Thi phủ nhận việc các viên chức ngoại giao Việt Nam có dính líu tới chuyện buôn lậu sừng tê giác. Viên đại sứ này tuyên bố, không có nhân viên nào của ông ta nhận đã làm chuyện như truyền thông Nam Phi đề cập và ông ta “thường xuyên nhắc nhở nhân viên không được buôn lậu”.
Ngay sau đó, chương trình 50/50 đưa một đoạn video clip lên hệ thống truyền hình Nam Phi, cho thấy bà Vũ Mộc Anh nhận sừng tê giác từ tay một kẻ chuyên săn trộm tê giác. Đáng chú ý là trong video clip vừa kể, người ta còn thấy một người Việt khác cũng đứng tại đó, cạnh một chiếc xe hơi của viên tham tán có tên là Phạm Công Dũng. Trong hồ sơ của cảnh sát Nam Phi, hồi đầu năm 2008, chiếc xe mang biển số ngoại giao của ông Dũng đã từng bị tạm giữ khi một người Việt dùng nó dể vận chuyển 18 ký sừng tê giác.
Đó cũng là lý do CSVN phải triệu hồi bà Vũ Mộc Anh về nước. Cũng tới lúc đó, ông Trần Duy Thi mới thừa nhận sự việc là có thật. Trả lời tờ Tuổi Trẻ, ông Thi nhìn nhận đây là “chuyện đáng tiếc vì hám lợi”.
Thật ra bà Vũ Mộc Anh không phải là trường hợp làm điều “đáng tiếc vì hám lợi” duy nhất trong số các viên chức ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán CSVN ở Nam Phi. Hồi 2006, một tùy viên thương mại của cơ quan này tên là Nguyễn Khánh Toàn bị bắt quả tang đang tìm cách đưa 9 ký sừng tê giác ra khỏi Nam Phi.
Năm nay, RFA lên tiếng tố cáo một nhóm người Việt ở Moscow, cầm giữ 15 cô gái, buộc họ phải bán dâm. Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Châu Á (CAMSA) khẳng định nhóm người này là một tổ chức buôn người. Đáng chú ý là CAMSA công bố một số đoạn băng ghi âm, cho thấy, việc buôn người sang Nga, gây sức ép buộc 15 cô gái bán dâm có sự tiếp tay của một vài nhân viên ngoại giao làm việc trong Đại sứ quán Việt Nam tại Nga. (G.Đ)
Son TranHOTNEWS
Ơ...CÁI CHỮ NGỜ !
1/- Bà Devyani Khobragade, 39 tuổi, bị tố cáo đã khai man khi xin chiếu khán (visa) cho một người làm công. Cô ôsin này, và người chồng được đưa từ Ấn Ðộ qua trông con và làm những việc vặt trong nhà. Trên đơn xin visa, bà ghi là sẽ trả công cô 4,500 đô la mỗi tháng. Trong thực tế, cô chỉ nhận được 573 đô la. Nếu cô chỉ làm 40 giờ một tuần thì tính ra lương mỗi giờ là hơn 3 đô la. Lương tối thiểu ở New York là 7.25 đô la mỗi giờ.
Chính gia đình cô ôsin sang Mỹ đã đứng ra tố cáo cho nên bà Khobragade bị bắt, rồi được trả tự do sau khi đóng 250,000 đô la tiền thế chân.
2/-Một nhà ngoại giao khác cũng không học được chữ ngờ là ông Nguyễn Thế Cường, đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ. Báo Bild ở Ðức mới loan tin ông Nguyễn Thế Cường bị bắt giữ tại phi trường Frankfurt, vì mang theo hai chục ngàn đồng Euro mà không khai báo! Quan thuế Ðức giữ ông để điều tra vì nghi ông đang đi tửa tiền. Nước Ðức vẫn là nơi được nhiều quan chức lớn chiếu cố mở tài khoản trong ngân hàng. Số tiền 20,000 tiền mặt tương đương với 27,000 đô la Mỹ, mà luật lệ các nước thường bắt ai mang 10,000 đô la đều phải khai báo số tiền đó ở đâu ra, tại sao không dùng ngân phiếu mà lại dùng tiền mặt.
Một ông đại sứ chắc phải biết luật. Ông Nguyễn Thế Cường không theo luật chắc vì khó khai báo.
MỜI ĐỌC tiếp:
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=179412&zoneid=7#.UrYU0_v7vAw
1/- Bà Devyani Khobragade, 39 tuổi, bị tố cáo đã khai man khi xin chiếu khán (visa) cho một người làm công. Cô ôsin này, và người chồng được đưa từ Ấn Ðộ qua trông con và làm những việc vặt trong nhà. Trên đơn xin visa, bà ghi là sẽ trả công cô 4,500 đô la mỗi tháng. Trong thực tế, cô chỉ nhận được 573 đô la. Nếu cô chỉ làm 40 giờ một tuần thì tính ra lương mỗi giờ là hơn 3 đô la. Lương tối thiểu ở New York là 7.25 đô la mỗi giờ.
Chính gia đình cô ôsin sang Mỹ đã đứng ra tố cáo cho nên bà Khobragade bị bắt, rồi được trả tự do sau khi đóng 250,000 đô la tiền thế chân.
2/-Một nhà ngoại giao khác cũng không học được chữ ngờ là ông Nguyễn Thế Cường, đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ. Báo Bild ở Ðức mới loan tin ông Nguyễn Thế Cường bị bắt giữ tại phi trường Frankfurt, vì mang theo hai chục ngàn đồng Euro mà không khai báo! Quan thuế Ðức giữ ông để điều tra vì nghi ông đang đi tửa tiền. Nước Ðức vẫn là nơi được nhiều quan chức lớn chiếu cố mở tài khoản trong ngân hàng. Số tiền 20,000 tiền mặt tương đương với 27,000 đô la Mỹ, mà luật lệ các nước thường bắt ai mang 10,000 đô la đều phải khai báo số tiền đó ở đâu ra, tại sao không dùng ngân phiếu mà lại dùng tiền mặt.
Một ông đại sứ chắc phải biết luật. Ông Nguyễn Thế Cường không theo luật chắc vì khó khai báo.
MỜI ĐỌC tiếp:
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=179412&zoneid=7#.UrYU0_v7vAw
Ngô Nhân Dụng
Một nhân viên ngoại giao có thể vi phạm luật pháp nước khác được không? Bà Devyani Khobragade, phó tổng lãnh sự của Ấn Ðộ tại New York, đang vô tình gây ra một xung đột nhỏ giữa hai nước, sau khi bà bị biện lý bắt điều tra và tố cáo bà phạm luật. Chắc vụ xung đột này sẽ được hai chính phủ dàn xếp nhanh, nhưng sẽ để lại một bài học, không chỉ riêng cho các nhà ngoại giao.
Bà Devyani Khobragade, 39 tuổi, bị tố cáo đã khai man khi xin chiếu khán (visa) cho một người làm công. Cô ôsin này, và người chồng được đưa từ Ấn Ðộ qua trông con và làm những việc vặt trong nhà. Trên đơn xin visa, bà ghi là sẽ trả công cô 4,500 đô la mỗi tháng. Trong thực tế, cô chỉ nhận được 573 đô la. Nếu cô chỉ làm 40 giờ một tuần thì tính ra lương mỗi giờ là hơn 3 đô la. Lương tối thiểu ở New York là 7.25 đô la mỗi giờ. Chính gia đình cô ôsin sang Mỹ đã đứng ra tố cáo cho nên bà Khobragade bị bắt, rồi được trả tự do sau khi đóng 250,000 đô la tiền thế chân.
Báo chí bên Ấn Ðộ loan tin này, với các chi tiết do bà Khobragade kể trong email gửi cho các đồng sự. Bà than đã bị còng tay, bị lột áo để khám xét như một tội phạm, trong lúc mới đưa con đến trường học. Chính phủ Ấn Ðộ phản đối mạnh mẽ. Ðể trả đũa, họ gỡ bỏ hàng rào bảo vệ an ninh quanh sứ quán Mỹ. Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry đã điện thoại cho ông cố vấn anh ninh của chính phủ Ấn Ðộ, bày tỏ ý “ân hận” (regret), là một cách xin lỗi. Một ông bộ trưởng Ấn Ðộ nói rằng chỉ “ân hận” thôi chưa đủ. Thân phụ bà Khobragade tuyên bố ông sẽ tuyệt thực nếu chính phủ Mỹ không xin lỗi con ông. Ông còn nói sẽ không thèm nhận tiền bồi thường, nếu có, “Vì chúng tôi không phải ăn mày!”
Ngoại Trưởng Ấn Ðộ Salman Khurshid yêu cầu chính phủ Mỹ hủy bỏ ngay lập tức việc truy tố nhà ngoại giao của nước ông. Nhưng lời yêu cầu này có nghĩa là ông đang đòi ngành hành pháp nước Mỹ can thiệp vào công việc của ngành tư pháp. Một quy tắc được ghi trong Hiến pháp cả nước Ấn Ðộ lẫn nước Mỹ là hệ thống tư pháp có quyền độc lập.
Người gây ra cơn bão ngoại giao này là Biện Lý khu Nam New York, Preet Bharara, 45 tuổi. Ông này rất nổi tiếng, đã từng được tuần báo Time liệt kê danh sách trong 100 người “quyền lực” mạnh nhất, nhất “thế giới” chứ không riêng nước Mỹ. Trong cuộc đời biện lý, ông đã điều tra và truy tố những tội phạm mafia thuộc các “gia đình” Gambino và Colombo nổi tiếng. Văn phòng ông phụ trách truy tầm hơn bảy tỷ (7.2) đô la để trả lại cho một số nạn nhân của tay đại bịp Bernard L. Madoff, người đã đánh lừa hàng trăm triệu phú và nhiều tỷ phú. Ông đang lo truy tố các nhân viên công ty tài chánh của Madoff. Từ năm 2009, Preet Bharara mở cuộc điều tra 60 nhà đầu tư Wall Street phạm luật dùng tin tức mật để thủ lợi, đến nay còn đang tiếp tục. Tình cờ, mấy tay đứng đầu nhóm này cũng là mấy người gốc Ấn Ðộ, giống như Preet Bharara. Cho nên không ai có thể nghi ngờ nền tư pháp nước Mỹ kỳ thị.
Trong vụ bắt bà Khobragade, Preet Bharara nhấn mạnh động cơ duy nhất là “bảo vệ luật pháp, bảo vệ nạn nhân bị bóc lột, và buộc những người phạm luật phải chịu hậu quả, dù họ giầu có, quyền thế hay có liên hệ quan trọng như thế nào.” Ông minh xác bà Khobragade không hề bị còng tay. Việc một nữ cảnh sát khám xét bà là thông lệ với bất cứ người nào bị giữ điều tra. Bà Khobragade được nhân viên Bộ Ngoại Giao đối xử lễ độ, họ để cho bà ngồi trong xe của mình gọi điện thoại, còn mua cà phê và đề nghị mua thức ăn cho bà.
Chính phủ Ấn Ðộ làm ồn về vụ này cũng vì năm tới sẽ tổng tuyển cử, đảng đối lập Bharatiya Janata nhân cơ hội đang công kích chính phủ. Ông Yashwant Sinha, cựu ngoại trưởng trong chính phủ Janata trước đây đã yêu cầu Ấn Ðộ phải trả đũa bằng cách bắt mấy nhà ngoại giao Mỹ đồng tính luyến ái, theo một đạo luật có từ trước khi Ấn Ðộ độc lập. Vì vậy, đương kim Ngoại Trưởng Salman Khurshid phải lớn tiếng. Ông bênh vực nhân viên của mình: “Ðiều tệ nhất mà người Mỹ có thể kết tội bà ta là không trả lương người làm công theo luật (lương tối thiểu) của nước Mỹ.” Ông biện hộ: “Lương nhân viên ngoại giao của Ấn Ðộ không được cao như lương Mỹ.”
Bà Khobragade là người thứ ba bị lôi thôi về việc trả lương người làm. Năm 2011, một cô làm công đã tố cáo ông Prabhu Daval bóc cô làm việc như nô lệ, giữ giấy thông hành, hộ chiếu của cô. Năm 2010, một quan tòa New York đã phán bà Neena Malhotra và chồng phải bồi thường cho cô người làm một triệu rưỡi đô la vì không trả lương và đối xử với cô “một cách man rợ.” Khi một nhà báo hỏi ông Khurshid tại sao không rút bà Khobragade về, sau khi chính phủ Mỹ đã báo trước rằng bà phạm luật nước Mỹ từ tháng 9, vị ngoại trưởng Ấn Ðộ đã trả lời: “Chúng tôi đâu có ngờ lại xảy ra chuyện như thế này!”
Một nhà ngoại giao khác cũng không học được chữ ngờ là ông Nguyễn Thế Cường, đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ. Báo Bild ở Ðức mới loan tin ông Nguyễn Thế Cường bị bắt giữ tại phi trường Frankfurt, vì mang theo hai chục ngàn đồng Euro mà không khai báo! Quan thuế Ðức giữ ông để điều tra vì nghi ông đang đi tửa tiền. Nước Ðức vẫn là nơi được nhiều quan chức lớn chiếu cố mở tài khoản trong ngân hàng. Số tiền 20,000 tiền mặt tương đương với 27,000 đô la Mỹ, mà luật lệ các nước thường bắt ai mang 10,000 đô la đều phải khai báo số tiền đó ở đâu ra, tại sao không dùng ngân phiếu mà lại dùng tiền mặt. Một ông đại sứ chắc phải biết luật. Ông Nguyễn Thế Cường không theo luật chắc vì khó khai báo. Chỉ khi bị câu lưu ông mới khai đó là tiền nhân viên sứ quán ở Thổ Nhĩ Kỳ quyên góp các nạn nhân bão lụt ở Việt Nam!
Mạng lưới Vietinfo.eu nhặt được câu chuyện này trên báo Bild vào lúc nửa đêm ngày 19 tháng 12; vừa loan tin ra nội trong ngày 20 tháng 12 người Việt khắp thế giới bàn tán. Người ta hỏi: Tại sao tiền giúp nạn nhân bão lụt không thể chuyển qua các ngân hàng được mà phải đem cả đống tiền mặt đi một vòng từ Thổ Nhĩ Kỳ qua nước Ðức? Tòa Tổng Lãnh Sự Việt Nam đã phản đối quan thuế Ðức về vụ bắt giữ ông Nguyễn Thế Cường, coi là vi phạm công ước quốc tế về quyền đặc miễn của các nhân viên ngoại giao. Nhưng họ lại chỉ gửi “thông điệp miệng” (Verbalnote trong tiếng Ðức). Tại sao không gửi văn thư chính thức? Ông Nguyễn Thế Cường qua Ðức trong một nhiệm vụ ngoại giao, hay là đi việc riêng? Nếu vì công vụ, tại sao ông ta không dùng các thủ tục đem hành lý theo quy chế ngoại giao, để khỏi bị khám xét? Hay là ông nghĩ chắc chẳng ai lại đi hỏi một ông đại sứ, dù đại sứ của Việt Nam mà lại ở Thổ Nhĩ Kỳ, về một sấp tiền mặt 20,000 quá nhỏ. Nhưng tại sao quan thuế Ðức lại đi xét hỏi túi xách tay của một hành khách từ chuyến máy bay Turkish Airlines 1619 từ Ankara tới Rhein-Main? Có người nào mật báo khiến cho hải quan Ðức đặc biệt chiếu cố?
Bây giờ nếu ai nêu lên mấy câu hỏi đó, chắc ông Nguyễn Thế Cường cũng trả lời như Ngoại Trưởng Ấn Ðộ Salman Khurshid: “Ðâu có ngờ lại xảy ra chuyện như thế này!”
Ngoại Trưởng Khurshid không học được chữ ngờ. Có lẽ vì trong xã hội Ấn Ðộ, những người giầu sang như bà Khobragade vẫn quen bóc lột người làm công mà không ai thắc mắc. Ở xứ Ấn Ðộ, một người vi phạm luật pháp với một tội nho nhỏ như khai man trong đơn xin visa chắc ai cũng thấy là đáng bỏ qua. Không ai đụng tới những người giầu có và quyền thế! Nước Ấn Ðộ đã sống mấy ngàn năm với một hệ thống đẳng cấp, người thuộc đẳng cấp cao coi thường tất cả các đẳng cấp thấp hơn. Những người giầu sang có thể phạm luật nhưng không lo, họ không thể bị truy tố. Tuy đã sống dưới chế độ tự do dân chủ hơn nửa thế kỷ, những thói quen ngàn năm đó vẫn chưa bỏ được. Ở nước Ấn Ðộ chỉ cần nghe tên một người là biết người đó thuộc đẳng cấp nào. Một kỹ sư Ấn Ðộ thuộc đẳng cấp thấp được tuyển vào làm trong một công ty lớn. Anh được đón tiếp, được giải thích là trong công ty tất cả mọi người đều bình đẳng. Các bạn đồng sự chuyện trò vui vẻ, nồng nhiệt, lương anh được trả ngang với các kỹ sư cùng khả năng, dù họ thuộc các đẳng cấp cao hơn. Nhưng trước bữa ăn đầu tiên, một bạn đồng nghiệp ghé tai anh dặn dò: “Anh nhớ dùng cái nhà vệ sinh ở chỗ đầu nhé, cái toilet ở đầu này dành cho những người thuộc đẳng cấp chúng tôi đấy.” Nền văn hóa phân biệt, kỳ thị đẳng cấp mấy ngàn năm rất khó xóa bỏ. Ông Khurshid đâu có ngờ ở nước Mỹ nó khác. Trước pháp luật, tất cả mọi người được đối xử như nhau!
Ông Nguyễn Thế Cường không học được chữ ngờ cũng vì ông quen sống như một người thuộc đẳng cấp cao nhất ở nước Việt Nam. Các đảng viên cộng sản đã là một đẳng cấp được ưu tiên rồi. Bên trong đảng, mỗi người cố leo lên những đẳng cấp cao hơn nữa. Hệ thống đẳng cấp trong xã hội đã được phân chia thành nếp từ nửa thế kỷ nay. Trước đây, ngay cả việc đi chợ cũng phân biệt có hệ cấp rõ ràng: “Tôn Ðản là của vua quan; Vân Hồ là của trung gian nịnh thần; Ðồng Xuân là của thương nhân; Vỉa hè là của nhân dân anh hùng.”
Những người đã quen sống trên đầu trên cổ “nhân dân anh hùng” đâu có ngờ khi bước chân xuống phi trường một nước dân chủ tự do nó lại coi mình cũng như mọi người dân bình thường!
Nguyễn Thế Cường chưa sống trong một xã hội có những người như Preet Bharara. Họ làm bổn phận bảo vệ luật pháp, và “bắt những người phạm luật phải chịu hậu quả, dù họ giầu có, quyền thế hay có liên hệ lớn như thế nào.” Nước Việt Nam cần có nhiều người như Preet Bharara trong ngành tư pháp.
FRANKFURT, Đức (NV) .- Hải quan phi trường Frankfurt - Đức, đã tạm giữ ông Nguyễn Thế Cường – Đại sứ CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ vì mang 20,000 Euro mà không khai báo.
Ông Nguyễn Thế Cường, Đại sứ CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ gặp ông Hayati Yazici, Bộ Trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7 năm ngoái. Ông Cường vừa bị cảnh sát Đức tạm giữ vì nghi rửa tiền. (Hình: website Đại sứ quán CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ)
|
Trang web vietinfo.eu, dẫn tin của báo điện tử Bild.de cho biết, ông Cường đã bị cảnh sát Đức thẩm vấn vì nghi viên Đại sứ CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ rửa tiền. Ông Cường thì khai rằng khoản tiền này là do Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ quyên góp để giúp những nạn nhân bão lụt tại Việt Nam.
Thông thường, các cơ quan, tổ chức luôn thông báo công khai về hoạt động cũng như kết quả quyên góp do họ thực hiện. Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ có trang web riêng (http://www.vietnamembassy-turkey.org/vi/).
Nhật báo Người Việt đã thử vào trang web này để tìm kiếm những thông tin có liên quan tới hoạt động quyên góp, cũng như kết quả quyên góp hỗ trợ nạn nhân bị bão lụt tại Việt Nam nhưng không tìm thấy bất kỳ thông tin nào về khoản tiền 20,000 Euro vừa kể.
Trang web vietinfo.eu dẫn một số nguồn tin tại Đức cho biết, Tổng lãnh sự CSVN tại Frankfurt đã gửi công hàm hàm phản đối đến chính phủ Đức về chuyện tạm giữ ông Cường là vi phạm hiệp ước bảo đảm quyền miễn trừ dành cho các nhân viên ngoại giao. Tuy nhiên ông Cường vẫn chỉ được cho tại ngoại sau khi đã đóng khoản tiền thế chân là 3,500 Euro.
Chuyện Đại sứ CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ bị tạm giữ vì vận chuyển một lượng tiền mặt lớn mà không khai báo chắc chắn không làm nhiều người ngạc nhiên. Các viên chức ngoại giao của chế độ Hà Nội đã từng nổi tiếng khắp thế giới vì tống tiền kiều dân khi họ phải liên lạc để làm những thủ tục hành chính cần thiết như gia hạn, đổi passport, xin visa,… nhận hối lộ, bảo kê các hoạt động phi pháp, buôn lậu và thực hiện những hành vi bất xứng khác làm nhục cho quốc thể.
Cuối năm 2008, báo chí Nam Phi công bố một loạt bài điều tra về việc bà Vũ Mộc Anh, Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán CSVN tại Nam Phi, buôn lậu sừng tê giác. Lúc đầu, Đại sứ CSVN tại Nam Phi lúc đó là ông Trần Duy Thi phủ nhận việc các viên chức ngoại giao Việt Nam có dính líu tới chuyện buôn lậu sừng tê giác. Viên đại sứ này tuyên bố, không có nhân viên nào của ông ta nhận đã làm chuyện như truyền thông Nam Phi đề cập và ông ta “thường xuyên nhắc nhở nhân viên không được buôn lậu”.
Ngay sau đó, chương trình 50/50 đưa một đoạn video clip lên hệ thống truyền hình Nam Phi, cho thấy bà Vũ Mộc Anh nhận sừng tê giác từ tay một kẻ chuyên săn trộm tê giác. Đáng chú ý là trong video clip vừa kể, người ta còn thấy một người Việt khác cũng đứng tại đó, cạnh một chiếc xe hơi của viên tham tán có tên là Phạm Công Dũng. Trong hồ sơ của cảnh sát Nam Phi, hồi đầu năm 2008, chiếc xe mang biển số ngoại giao của ông Dũng đã từng bị tạm giữ khi một người Việt dùng nó dể vận chuyển 18 ký sừng tê giác.
Đó cũng là lý do CSVN phải triệu hồi bà Vũ Mộc Anh về nước. Cũng tới lúc đó, ông Trần Duy Thi mới thừa nhận sự việc là có thật. Trả lời tờ Tuổi Trẻ, ông Thi nhìn nhận đây là “chuyện đáng tiếc vì hám lợi”.
Thật ra bà Vũ Mộc Anh không phải là trường hợp làm điều “đáng tiếc vì hám lợi” duy nhất trong số các viên chức ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán CSVN ở Nam Phi. Hồi 2006, một tùy viên thương mại của cơ quan này tên là Nguyễn Khánh Toàn bị bắt quả tang đang tìm cách đưa 9 ký sừng tê giác ra khỏi Nam Phi.
Năm nay, RFA lên tiếng tố cáo một nhóm người Việt ở Moscow, cầm giữ 15 cô gái, buộc họ phải bán dâm. Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Châu Á (CAMSA) khẳng định nhóm người này là một tổ chức buôn người. Đáng chú ý là CAMSA công bố một số đoạn băng ghi âm, cho thấy, việc buôn người sang Nga, gây sức ép buộc 15 cô gái bán dâm có sự tiếp tay của một vài nhân viên ngoại giao làm việc trong Đại sứ quán Việt Nam tại Nga. (G.Đ)
Son TranHOTNEWS
Vụ xì căng đan của đại sứ Việt Nam tại sân bay Frankfurt
*
Ngày 19.12.2013 hải quan/quan thuế phi trường Frankfurt, CHLB Đức, đã chặn bắt đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, Nguyễn Thế Cường, vì tình nghi ông ta mang 20.000 € tiền mặt mà không khai báo.
Cảnh sát đưa ông Cường về đồn, tra hỏi và cáo buộc ông tội „rửa tiền“. Đại sứ Việt Nam biện minh số tiền này là tiền ông mang về nước giúp nạn nhân bão lụt.
Vụ xì căng đan của ông Cường đang có đà dẫn đến một xì căng đan chính trị. Tỗng lảnh sự Việt Nam tại Frankfurt lập tức khiếu nại nhà nước Đức và than phiền hải quan Đức đã vi phạm trầm trọng hiệp ước ký tại Wien/Vienna bảo đảm tính miễn nhiễm dành cho quan chức ngoại giao.
Cảnh sát thả ông đại sứ Việt Nam sau khi ông đóng tiền phạt thế chân 3500,00 €.
Duong Hong-An
(Forum Vietnam 21)
Nguồn:
http://www.bild.de/regional/frankfurt/zollfahndung/schnappt-botschafter-33931354.bild.html
*
Ngày 19.12.2013 hải quan/quan thuế phi trường Frankfurt, CHLB Đức, đã chặn bắt đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, Nguyễn Thế Cường, vì tình nghi ông ta mang 20.000 € tiền mặt mà không khai báo.
Cảnh sát đưa ông Cường về đồn, tra hỏi và cáo buộc ông tội „rửa tiền“. Đại sứ Việt Nam biện minh số tiền này là tiền ông mang về nước giúp nạn nhân bão lụt.
Vụ xì căng đan của ông Cường đang có đà dẫn đến một xì căng đan chính trị. Tỗng lảnh sự Việt Nam tại Frankfurt lập tức khiếu nại nhà nước Đức và than phiền hải quan Đức đã vi phạm trầm trọng hiệp ước ký tại Wien/Vienna bảo đảm tính miễn nhiễm dành cho quan chức ngoại giao.
Cảnh sát thả ông đại sứ Việt Nam sau khi ông đóng tiền phạt thế chân 3500,00 €.
Duong Hong-An
(Forum Vietnam 21)
Nguồn:
http://www.bild.de/regional/frankfurt/zollfahndung/schnappt-botschafter-33931354.bild.html
Skandal: Zoll schnappt Botschafter
bild.de
Zollbeamte stoppten einen Botschafter von Vietnam bei der Einreise – Geldschmuggel-Verdacht!