Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Hành tung bí ẩn của Việt kiều “viện trợ 10 tỉ USD”

-Tỷ phú lừa(PetroTimes) - Một Việt kiều có tên Paul Lê Hùng luôn khoe muốn “viện trợ nhân đạo” cho Việt Nam 10 tỉ USD/năm khiến các chuyên gia kinh tế nghi ngờ. Thời buổi thóc cao gạo kém mà tiền cứ vung như vỏ hến, thật đáng ngờ!
Chân tướng tỉ phú lừa Paul Lê Hùng
Năng lượng Mới số 284




Tuy nhiên, vẫn có quan chức mắc lỡm, thậm chí có địa phương và doanh nghiệp đã ký “hợp đồng ghi nhớ” với ông tỷ phú này. Điều kỳ cục là ngay với điều kiện “không được công khai thông tin, nếu công khai thông tin sẽ dừng viện trợ”, thế mà cũng được chấp nhận như một điều khoản bình thường.

Chủ tịch UBND thị xã Sông Công cho biết, sau khi ký biên bản ghi nhớ về khoản viện trợ an sinh xã hội, gần 1 năm trôi qua vẫn chưa có động tĩnh gì. Còn ông Trịnh Việt Hùng - Chánh văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên khẳng định, UBND tỉnh và tất cả các ban, ngành của tỉnh đều chưa hề tiếp xúc với ông Paul này.

Theo ông Chủ tịch UBND thị xã Sông Công Nguyễn Khắc Lâm, ông có gửi thư mời Paul Lê Hùng và có gửi kèm các thông tin về tỉnh Thái Nguyên để cho ông tìm hiểu. Ngày 27/4/2013, ông Paul Lê Hùng lên làm việc với thị xã Sông Công. Sau đó 2 bên đã ký kết biên bản ghi nhớ gồm 8 điều. Chỉ một lần duy nhất như vậy và cũng từ đấy chẳng thấy tăm hơi nguồn vốn đâu. Ông Lâm thanh minh rằng, nếu có nguồn vốn thật thì chúng tôi phải báo cáo với UBND tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan chứ một mình chúng tôi cũng không thể làm được.
Tại Tiền Giang, đã có chuyện doanh nghiệp mất tiền với Pual Lê Hùng. Theo ông Lê Văn Đăng - Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng và Phát triển Đồng Tháp Mười (trụ sở tại Tiền Giang) thì ông đã xin được đầu tư làm 2 con đường 878 và 871B bằng nguồn tài trợ của “Tập đoàn Quỹ tài trợ nhân đạo Diamond Access Inc. và UMG Foundation”, với mức đầu tư 4.200 tỉ đồng không hoàn lại… Điều kiện để tiếp nhận vốn của Dự án Diamond Access Inc. là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp một bảo lãnh có giá trị 10 tỉ USD mà Diamond Access Inc. là người thụ hưởng.
Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Tiền Giang đã tỉnh táo từ chối vì “đề nghị đầu tư Dự án đường 878 và 871B bằng nguồn vốn vay không tính lãi, không hoàn vốn của Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đồng Tháp Mười không phù hợp với các quy định và tình hình thực tế của địa phương và của Việt Nam. UBND tỉnh không chấp nhận chủ trương đầu tư dự án bằng nguồn vốn vay trên”.
Dự án không được phê duyệt nhưng ông Đăng đã mất tiền cho Paul Lê Hùng. Ông Lê Văn Đăng cũng cho biết, sau khi ông tiếp xúc với Paul Lê Hùng, ông này thường xuyên gọi điện thoại mượn tiền làm thủ tục tiếp nhận vốn cho Công ty Đồng Tháp Mười. Đến nay đã đưa cho Paul Lê Hùng gần 4 tỉ đồng, trong khi ông cũng phải vay tiền của nhiều người khác.
Tin mới nhất, “mít tơ” này cải tên thành Eduara Phan Lê lấy vợ, sinh con và đăng ký tạm trú ở 18 G4 Phạm Hùng, phường An Hòa, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Xem ra đã xuất hiện một “cotylưa” lượn lờ các địa phương hòng “cá kiếm”. Cảnh giác không bao giờ là thừa. Mong các địa phương hãy làm như Tiền Giang.
Bảo Dân




- Vụ “tài trợ 10 tỉ USD”: Ông Paul Lê Hùng thừa nhận một đồng cũng không có! (DT).


-Hành tung bí ẩn của Việt kiều “viện trợ 10 tỉ USD”
(Dân trí) - Vụ ông Paul Lê Hùng muốn viện trợ miễn phí cho Việt Nam 10 tỉ USD đang gây xôn xao dư luận. Đã xuất hiện thông tin tố cáo ông Lê Hùng vì liên quan đến nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy hiện nay, việt kiều “VIP” này ở đâu?
>> Đại diện gói tài trợ 10 tỉ USD lộ chân tướng lừa đảo
>> Vụ "viện trợ bí ẩn 10 tỉ USD": Việt kiều "tỉ đô" đến Thái Nguyên như thế nào?
>> Vụ "viện trợ bí ẩn 10 tỉ USD": Sóc Trăng cũng từ chối 3.000 tỉ đồng

Trang thư ngỏ của ông Paul Lê Hùng gửi đến các cơ quan đầu tư
Trang thư ngỏ của ông Paul Lê Hùng gửi đến các cơ quan đầu tư
Bắt đầu từ 15h chiều 27/11, PV Dân trí lần theo số điện thoại, địa chỉ liên hệ để lại trên một trang thư ngỏ của ông Paul Lê Hùng gửi đến các cơ quan đầu tư nhằm gặp trực tiếp Việt kiều này làm rõ các thông tin xung quanh vụ tỉnh Tiền Giang, Sóc Trăng từ chối đề nghị “viện trợ nhân đạo” mà ông Lê Hùng đưa ra, đồng thời PV Dân trí cũng muốn nắm rõ tổ chức, nguồn tiền mà ông Lê Hùng đã “quảng bá” ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Địa chỉ liên hệ được ghi lại trên trang thư ngỏ mà ông Lê Hùng gửi đến các nhà đầu tư là một căn nhà nằm trong con hẻm 220 Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường 21, quận Bình Thạnh). Theo ghi nhận của PV, đây là một căn nhà 2 tầng, tầng trệt đang trong quá trình sửa chữa và chẳng có bảng hiệu thể hiện gì về tổ chức mà ông Lê Hùng đã nhắc đến trong thư ngỏ. Dò hỏi người dân địa phương, cũng không ai biết gì về “tung tích” của Việt kiều Mỹ này.
Qua xác minh, căn nhà trên là do một công ty truyền thông và một công ty xây dựng đang thuê lại làm trụ sở.
Tiếp tục gọi điện vào số điện thoại trên thư ngỏ, chúng tôi gặp một người đàn ông thừa nhận là Paul Lê Hùng. Qua điện thoại, PV Dân trítrình bày về việc muốn gặp ông Lê Hùng để nắm rõ thông tin và cảm nhận của ông khi liên tiếp 2 tỉnh Tiền Giang và Sóc Trăng từ chối thẳng thừng đề nghị viện trợ “tỷ đô” của ông, cũng như sắp tới việt kiều này có đề nghị viện trợ “tỷ đô” cho tỉnh nào nữa không.
Lúc này, ông Lê Hùng cho biết, ông đang có mặt ở TPHCM và sắp phải dự cuộc họp nên không thể gặp. Ông Lê Hùng hứa hẹn sẽ gặp vào buổi tối, sau khi cuộc họp kết thúc.
Căn nhà mà ông
Căn nhà mà ông Paul Lê Hùng ghi địa chỉ trong thư ngỏ hiện đang sữa chữa và của đơn vị khác sử dụng
Trong khi chờ đợi, PV Dân trí đã chuẩn bị hàng loạt câu hỏi như: Vì sao ông Lê Hùng lại chọn Việt Nam để mang hàng tỷ USD “miễn phí” về tài trợ? Tổ chức của ông hoạt động thế nào? Trước khi về Việt Nam ông Lê Hùng đã làm việc với Bộ, ngành nào của Việt Nam chưa? Dự án tài trợ ở Thái Nguyên đã thực hiện đến đâu? Nhiều công ty xây dựng đã liên hệ với ông như thế nào khi nghe tin ông đã gặp lãnh đạo nhiều tỉnh để bàn kế hoạch “viện trợ nhân đạo”, xây các công trình giao thông…
Hơn 3 giờ chờ đợi (lúc này đã 19h tối 27/11), PV Dân trí liên lạc lại với ông Lê Hùng thì được hẹn “15 phút nữa nhé!” rồi đầu dây bên kia cúp máy. Đến hẹn vẫn không thấy ông Lê Hùng gọi lại, chúng tôi chờ thêm khoảng 1 giờ sau vẫn không thấy gì nên quyết định gọi tiếp cho ông Lê Hùng. Lúc này ông Hùng cho biết “vẫn đang họp bên Viện Pasteur”! và hẹn chúng tôi vào ngày mai (28/11), khi nào sắp xếp được thời gian sẽ gọi lại để gặp gỡ trao đổi.
Cho đến chiều 29/11, chúng tôi vẫn chưa thấy “tăm hơi” của ông việt kiều Mỹ - Paul Lê Hùng đâu.
Hiện đã có thông tin đề cập đến việc một số công ty xây dựng ở tỉnh Tiền Giang đã đứng ra tố cáo ông Lê Hùng về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục ngàn USD tiền “làm thủ tục” cho các công ty này tiếp nhận vốn vay.



Mù mờ danh tính Diamond Access Inc và UMGF
Trong thư ngỏ của ông Paul Lê Hùng gửi đến các cơ quan đầu tư, vị đại diện châu Á - Thái Bình Dương của Diamond Access Inc có giới thiệu tài khoản của Công ty cũng như quỹ UMGF được mở tại nhiều ngân hàng lớn trên thế giới, trong đó có tên ngân hàng "Âu Châu" khá xa lạ.
Con dấu trong thư ngỏ khá sơ sài và lá thư cũng có nhiều lỗi chính tả. Nghi ngờ tính xác thực của thư ngỏ, chúng tôi tìm hiểu về địa chỉ liên của ông Hùng tại 220/16 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 21, quận Bình Thạch, TPHCM.
Địa chỉ này trùng khớp với địa chỉ của công ty TNHH Thương mại Quảng cáo Trí Tuệ.
Gọi điện tới số máy bán của địa chỉ này, chủ nhà cho biết trước đây đúng Công ty Thương mại Quảng cáo Trí Tuệ có thuê văn phòng tại đây. Tuy nhiên, Công ty đã chấm dứt hợp đồng, trả văn phòng và chuyển đi từ ngày 15/7/2013, vị chủ nhà cho biết.
Chủ nhà cũng khẳng định không hề có ông Paul Lê Hùng tại địa chỉ này.
Thư ngỏ của ông Paul Lê Hùng được đóng dấu bởi công ty Diamond Access Inc được giới thiệu chuyên kinh doanh đá quý và kim loại quý, ở Tây Phi. Website của công ty không giới thiệu các lãnh đạo nên không thể kiểm chứng được việc ông Paul Lê Hùng có phải là đại diện Châu Á - Thái Bình Dương hay không.
Đồng thời, theo website của quỹ UMGF, đây là quỹ chuyên tài trợ cho các công trình phúc lợi xã hội cho vùng Tây Phi và vùng Caribean. Trong các dự án mà quỹ đã tài trợ, không có bất kỳ dự án nào tại khu vực châu Á.
Lam Thanh

Trung Kiên


Hàng loạt dự án nhà tại Hà Nội “có vấn đề” về nghĩa vụ tài chính (29/11)

Dùng chứng thư dởm bảo lãnh 350 tỉ USD để “săn” dự án (29/11)

Choáng với siêu biệt thự kiểu Pháp hướng biển giá gần 3.000 tỷ đồng (29/11)

Đất vàng bỏ hoang: Dọa thu hồi chả ai sợ (29/11)



- Sự thật về khoản viện trợ 10 tỉ USD (NLĐ).

UBND tỉnh Tiền Giang từ chối khoản viện trợ cho không khoảng 4.200 tỉ đồng là do không có tập đoàn nào mang tên “Diamond Access Inc. ở châu Á - Thái Bình Dương”

Mấy ngày qua, dư luận ở tỉnh Tiền Giang xôn xao thông tin có một tập đoàn tên là Diamond Access Inc. ở châu Á - Thái Bình Dương viện trợ cho Việt Nam 10 tỉ USD/năm để xây dựng đường sá, trong đó Tiền Giang là một trong những địa phương được thụ hưởng. Tuy nhiên, UBND tỉnh Tiền Giang - địa phương mà Diamond Access Inc. viện trợ cho không khoảng 4.200 tỉ đồng - đã có công văn từ chối khoản viện trợ này vì “không phù hợp tình hình thực tế của địa phương”. Sự thật là cơ quan công an đã xác minh và kết luận không có tập đoàn nào mang tên “Diamond Access Inc. ở châu Á - Thái Bình Dương” hoạt động tại Việt Nam.

Cho không siêu dự án?
Sự việc bắt đầu từ tháng 8-2013, khi Công ty Đầu tư Xây dựng phát triển Đồng Tháp Mười (gọi tắt là Công ty Đồng Tháp Mười) có trụ sở ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang do ông Lê Văn Đăng làm tổng giám đốc có văn bản gửi Tỉnh ủy, UBND và các sở, ban, ngành tỉnh Tiền Giang về việc đầu tư dự án xây dựng đường 878 và 871B bằng nguồn kinh phí nhân đạo do Tập đoàn Diamond Access Inc. ở châu Á - Thái Bình Dương tài trợ.
Ngoài ra, Diamond Access Inc. còn cho không từ 1 tỉ USD đến 3 tỉ USD nên Công ty Đồng Tháp Mười còn trình UBND tỉnh nghiên cứu xem xét các dự án khác phù hợp với chương trình tài trợ để đầu tư trong giai đoạn khó khăn về tài chính của tỉnh.
Công văn của UBND tỉnh Tiền Giang từ chối khoản viện trợ cho không khoảng 4.200 tỉ đồng
Kèm theo tờ trình, Công ty Đồng Tháp Mười đã gửi thêm một văn bản do “Tập đoàn Diamond Access Inc. ở châu Á - Thái Bình Dương” gửi Chủ tịch nước và các cơ quan trung ương với nội dung: Quỹ phát triển các dự án về nhân đạo trực tiếp do ông Paul Lê Hùng làm đại diện, sẽ tài trợ 10 tỉ USD/năm cho Việt Nam với điều kiện là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam phải cung cấp một bảo lãnh có giá trị là 10 tỉ USD mà Diamond Access Inc. ở châu Á - Thái Bình Dương là người thụ hưởng.
Ngoài ra, Diamond Access Inc. ở châu Á - Thái Bình Dương còn đưa ra một điều kiện khác: “Không được công khai thông tin của chúng tôi vì sẽ ngay lập tức bị dừng viện trợ hoặc không được nhận thêm bất kỳ lợi ích nào khác từ cam kết tài trợ của chúng tôi. Tóm lại: Không được công khai thông tin” (?!).
Chỉ là công ty buôn đá quý
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Lê Văn Đăng, Tổng Giám đốc Công ty Đồng Tháp Mười, cho biết qua nhiều người bạn, ông biết ông Paul Lê Hùng ở TP HCM, cụ thể là công ty ông này ở đường Bàu Cát, quận Tân Bình. “Ông Paul Lê Hùng có dẫn tôi đến một căn nhà, nói là trụ sở công ty (căn nhà do ông mượn của một người bạn) nhưng tôi không vào mà chỉ ngồi uống cà phê phía trước” - ông Đăng kể lại.
Cũng theo ông Đăng: “Ông Paul Lê Hùng nói ông ta có nguồn vốn cho không từ nước ngoài nên nếu tôi xin được dự án tỉnh cho thì ông ta sẽ cấp vốn mà tỉnh không mất gì hết. Sau đó, tôi có làm việc với tỉnh và gửi văn bản xin chủ trương nhưng bị từ chối”.
Đề cập việc Diamond Access Inc. ở châu Á - Thái Bình Dương yêu cầu NHNN phải đăng ký bảo lãnh số tiền 10 tỉ USD mà “Tập đoàn Diamond Access Inc. ở châu Á - Thái Bình Dương” là người thụ hưởng, ông Đăng giải thích: “Theo ông Paul Lê Hùng cho biết thì muốn đưa số tiền 10 tỉ USD vào Việt Nam phải có bảo lãnh của Chính phủ Việt Nam. Cho nên, điều kiện là Việt Nam phải bảo lãnh số tiền này và khi số tiền này về Việt Nam thì Diamond Access Inc. ở châu Á - Thái Bình Dương thụ hưởng, tức là số tiền này ông Lê Hùng phải toàn quyền quyết định cho ai, cho tỉnh nào… chứ không phải là bảo lãnh trả nợ!”. Ông Đăng cũng cho biết trong quá trình tiếp xúc, ông Paul Lê Hùng nói rằng ông ta đã ký biên bản ghi nhớ tài trợ cho một số địa phương khác.
Theo nguồn tin của chúng tôi, khi tiếp nhận các thông tin tài trợ “khủng” với số tiền hàng chục tỉ USD, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh và kết luận: “Không có tập đoàn nào mang tên Diamond Access Inc. ở châu Á - Thái Bình Dương tại Việt Nam”. Thực tế, công ty của ông Paul Lê Hùng chỉ là công ty môi giới, mua bán đá quý.
Ông Paul Lê Hùng nói gì?
Ngân hàng Nhà nước không có chức năng cấp bảo lãnh
Chiều 27-11, phóng viên Báo Người Lao Động đã liên lạc với ông Paul Lê Hùng qua điện thoại. Ông Paul Lê Hùng khẳng định ông là đại diện cho Quỹ Phát triển các dự án về nhân đạo trực tiếp ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có nhiệm vụ giới thiệu nguồn vốn tài trợ đến các quốc gia ở khu vực này. Đây là một tổ chức phi chính phủ của Tập đoàn Diamond Access Inc. (trụ sở đặt tại New York - Mỹ).
Theo ông Paul Lê Hùng, mỗi quốc gia sẽ nhận khoảng 10 tỉ USD/năm từ quỹ, được chia làm nhiều đợt, mỗi đợt từ 1-3 tỉ USD. Tuy nhiên, để nhận được tiền tài trợ, Chính phủ phải đứng ra bảo lãnh, phân bổ số tiền tài trợ đúng địa chỉ và cam kết chịu trách nhiệm đối với nhà tài trợ về mục đích sử dụng, thời gian hoàn thành dự án.
“Ai sẽ quản lý tiền tài trợ?” - chúng tôi hỏi, ông Paul Lê Hùng đáp: “Việc quản lý và phân bổ vốn tùy theo từng quốc gia, có thể Bộ Tài chính hoặc NHNN. Tôi chỉ là người đem tiền về cho Chính phủ còn việc quản lý và phân bổ vốn cho dự án nào là quyền của Chính phủ” (!).
* Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động cùng ngày về vụ Diamond Access Inc., một lãnh đạo NHNN cho biết theo quy định của pháp luật, NHNN không có chức năng cấp bảo lãnh cho địa phương hoặc doanh nghiệp vay vốn nước ngoài.
Vài năm trở lại đây, NHNN và Bộ Tài chính từng cảnh báo các địa phương cẩn trọng với các khoản chào cho vay của đối tác nước ngoài. Hình thức phổ biến là các cá nhân tự giới thiệu là đại diện của tổ chức quốc tế đến làm việc với một số bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp để chào cho vay với số tiền lớn, lãi suất thấp hoặc tài trợ không hoàn lại. Điều kiện cho vay là phía Việt Nam phải có bảo lãnh do Bộ Tài chính, NHNN hoặc của các ngân hàng thương mại cấp.
                                                                         T.Thơ - T.Hà
Bài và ảnh: Minh Sơn
- Viết tiếp vụ Tiền Giang từ chối “gói viện trợ 10 tỉ USD”: Để lộ thông tin sẽ dừng viện trợ (LĐ).-
Bộ “hồ sơ” giới thiệu về gói viện trợ không hoàn lại trị giá 10 tỉ USD gồm thư ngỏ và các nguyên tắc tiếp nhận vốn khá kỳ quặc.
Ông Hùng Việt kiều nói có 20 quốc gia đã được viện trợ cả trăm tỉ USD không hoàn lại.  Và trong bộ thư ngỏ văn bản giới thiệu về nguyên tắc tiếp nhận vốn dự án có một quy định rất kỳ quặc:? “Không được công khai thông tin” nếu công khai sẽ bị dừng viện trợ. Ông Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc Sở GTVT Tiền Giang - thì cho rằng, tiền vay không lãi suất để làm đường dù một đồng cũng chưa có, nói gì tới cho không. 
Trước Tết sẽ có 3 tỉ USD(!)
Liên quan đến khoản “viện trợ khủng 10 tỉ USD” bị Tiền Giang từ chối, ngày 25.11, PV đã liên lạc được với ông Paul Hùng Lê để có thêm thông tin. Ông Paul Hùng Lê cho biết: “Các địa phương khác làm rất tốt (ý nói nhận viện trợ - PV), còn ông Lê Văn Hưởng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang - làm chuyện đó (từ chối gói viện trợ) là chuyện của ổng.
Cho đến nay, tôi đang vận động để nguồn tiền về Việt Nam. Tôi đã họp ở Sóc Trăng và chủ tịch tỉnh này đồng ý, có văn bản ghi nhớ để làm cơ sở làm việc. Hiện tiền chưa chuyển về Việt Nam vì phải có thủ tục đàng hoàng thì mới nhận được. Về việc này, Chính phủ phải đứng ra bảo lãnh”.
Ông Paul Hùng Lê còn đề nghị: “Cái này không nên phổ biến trên báo chí vì tập đoàn này không phổ biến báo chí. Thằng nào đồng ý theo quy trình của nó thì nó mới cho. Anh ngạc nhiên tại sao trên Báo Lao Động lại có thông tin. Anh khuyên em không nên đăng báo vì nó sẽ không tốt cho quyền lợi của người dân Việt Nam. Đây là quỹ từ thiện từ tập đoàn phi chính phủ, đã cho trên 20 quốc gia, chỉ cho chứ không rao bán. 20 quốc gia đã nhận tiền, số tiền hơn 100 tỉ USD. 
Cái này không tuyên truyền, chỉ ai biết liên hệ, làm đúng quy trình thì mới cho. Vì trên thế giới có 192 quốc gia, chỗ nào cũng biết thì mình không thể cho hết. Việt Nam mình đủ tiêu chí nên được cho”. 
Cũng theo ông Paul Hùng Lê, địa phương nào không nhận nguồn tiền này sẽ có những lý do mà mình không hiểu được. Tuy nhiên, khi nguồn tiền này về, các địa phương khác nhận thì Tiền Giang sẽ hối tiếc, vì mục đích của ông là giúp dân, tạo việc làm cho dân. 
“Nếu họ tiếc, thì mình sẽ tìm nguồn khác cho họ. Mục đích mình là giúp dân mình, đất nước mình chứ không giúp một cá nhân nào. Cho đến nay, chưa một địa phương nào từ chối khoản viện trợ này. Tại Sóc Trăng, chủ tịch rất vui mừng đón nhận. Ở Thái Nguyên cũng vậy” - ông Paul Hùng Lê nói - “Hiện tôi đang làm việc với trung ương. Theo đó, tôi sẽ cố gắng để trước Tết Nguyên đán có một món quà ý nghĩa về Việt Nam là 3 tỉ USD. Tuy nhiên, việc này không được đưa lên báo, vì có đến 192 quốc gia, họ mà biết thì họ xin, mình cho không nổi”.
“Không có giá trị pháp lý”
Trao đổi với PV về việc từ chối “viện trợ khủng” này, ông Nguyễn Văn Hùng – Giám đốc Sở GTVT tỉnh Tiền Giang - cho biết: “Tôi chưa gặp ông Paul Hùng Lê lần nào. Tuy nhiên, ông Hùng và ông Lê Văn Đăng – Giám đốc Cty CP đầu tư xây dựng phát triển Đồng Tháp Mười (trụ sở tại huyện Tân Phước, Tiền Giang) có đến Sở, đề nghị đầu tư làm đường giao thông.
Dù còn nhiều con đường xuống cấp, nhưng Tiền Giang vẫn từ chối khoản viện trợ “khủng” vì sự viển vông và thiếu khả thi. 
Chúng tôi không ký kết gì cả, chỉ có văn bản báo cáo vụ việc với UBND tỉnh. Trong vòng chưa đầy 2 tuần, UBND tỉnh có văn bản từ chối, đề nghị sở trả lời để nhà đầu tư biết. Tôi không bình luận gì về nguồn tiền quá khủng này, nhưng thực tế từ lúc tôi làm giám đốc sở đến nay, Tiền Giang chưa nhận được 1 đồng viện trợ nào để làm đường. Nói thật, vốn vay không lãi suất còn chưa có chứ đừng nói tới cho không”.
Trong khi đó, tại Sóc Trăng, cả Giám đốc Sở GTVT Trần Anh Việt và Giám đốc Sở KHĐT Mai Phước Hưng đều đã ký “biên bản ghi nhớ” với ông Paul Hùng Lê. Trao đổi với PV, cả hai ông Việt và Hưng đều cho rằng, việc ký biên bản ghi nhớ này “không có giá trị pháp lý”, bởi việc nhận vốn đầu tư nước ngoài phải trải qua rất nhiều bước, chứ không phải muốn nhận là nhận ngay được.
Theo tìm hiểu của PV, có khá nhiều doanh nghiệp đã “đeo bám” theo dự án viện trợ khủng này nhằm xin làm đơn vị thi công công trình. Việc UBND tỉnh Tiền Giang từ chối “viện trợ” đã làm nhiều doanh nghiệp xôn xao về tính thực hư của dự án. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin trong các số báo tới.
Tổ chức nước ngoài chào vay vốn:
NHNN cảnh báo: Thận trọng!
Trao đổi với phóng viên Lao Động chiều ngày 25.11, lãnh đạo một vụ chức năng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhìn nhận, điều khoản yêu cầu NHNN cung cấp một đăng ký bảo lãnh có hiệu lực với số tiền 10 tỉ USD mà Diamond Access Inc thụ hưởng như một điều kiện tiếp nhận nguồn vốn không lãi suất hoặc không hoàn lại là vô lý.

“Đơn giản vì NHNN không có chức năng bảo lãnh hay xác nhận bảo lãnh các khoản vay vốn của doanh nghiệp hay của các địa phương” – lãnh đạo vụ chức năng nói trên khẳng định.

Cũng theo vị lãnh đạo này, liên tục trong thời gian vừa qua, NHNN ghi nhận nhiều tổ chức, cá nhân tự giới thiệu là đại diện của các tổ chức quốc tế đến làm việc với một số bộ, ngành, cơ quan tỉnh, thành phố và doanh nghiệp trong nước chào cho vay khoản vay có số tiền lớn, lãi suất thấp, thời hạn dài hoặc chào tài trợ không hoàn lại với điều kiện tương tự như ông Paul Hùng Lê đặt ra.     Văn Nguyễn


Ông Paul Lê Hùng - Việt kiều Mỹ - muốn “viện trợ nhân đạo” cho Việt Nam 10 tỉ USD/năm(!). Một số địa phương và doanh nghiệp đã ký “hợp đồng ghi nhớ” với ông này, nhưng UBND tỉnh Tiền Giang đã thẳng thừng từ chối, vì “không phù hợp”.
Ngày 24.11, UBND tỉnh Tiền Giang đã có công văn gửi Sở GTVT tỉnh này, từ chối khoản “viện trợ khủng” của một “tập đoàn nước ngoài”. Vào tháng 8.2013, nhận được văn bản của Sở GTVT xin đầu tư dự án đường 878 và 871B bằng nguồn vốn không tính lãi và không hoàn vốn.
Theo đó, ông Lê Văn Đăng - Giám đốc Cty CP đầu tư xây dựng và phát triển Đồng Tháp Mười (trụ sở tại Tiền Giang) - xin được đầu tư làm 2 con đường này dựa vào nguồn tài trợ của “tập đoàn quỹ tài trợ nhân đạo Diamond Access Inc. và UMG Foundation”, với mức đầu tư cho cả nước là 10 tỉ USD/năm. Riêng Tiền Giang được “tài trợ” 4.200 tỉ đồng không hoàn lại để làm đường. Điều kiện để tiếp nhận vốn của dự án Diamond Access Inc. là Ngân hàng  Nhà nước Việt Nam cung cấp một bảo lãnh có giá trị 10 tỉ USD mà Diamond Access Inc. là người thụ hưởng.
“Việc đề nghị đầu tư dự án đường 878 và 871B bằng nguồn vốn vay không tính lãi, không hoàn vốn của Cty CP đầu tư xây dựng và phát triển Đồng Tháp Mười không phù hợp với các quy định và tình hình thực tế của địa phương và của Việt Nam. UBND tỉnh không chấp nhận chủ trương đầu tư dự án bằng nguồn vốn vay trên” – công văn UBND tỉnh Tiền Giang nêu rõ. Theo tìm hiểu của chúng tôi, khoản viện trợ 10 tỉ USD xuất phát từ ông Paul Lê Hùng - đại diện Châu Á của Tập đoàn Diamond Access Inc
Trong thư ngỏ kèm một bộ “hồ sơ”, ông Hùng nói rằng vì mục đích nhân đạo, đã cung cấp nguồn vốn tương tự cho hơn 20 quốc gia trên thế giới và các tiểu bang ở Mỹ. “Hiện tập đoàn này muốn tài trợ trực tiếp vào các dự án an sinh xã hội như giao thông, cảng biển, phi trường, trường học, xóa đói giảm nghèo..., nhằm mục dựng Việt Nam giàu mạnh, tốt đẹp hơn (!?). Nếu được chấp thuận, nguồn vốn này sẽ được chuyển về Việt Nam trong vòng 30 ngày, mỗi năm 10 tỉ USD. Nguồn vốn được đăng ký hợp pháp theo luật quốc tế cũng như Việt Nam, số tiền hiện đang nằm trong tài khoản các ngân hàng lớn trên thế giới như Barclays, HSBC...” – thư ngỏ ký ngày 5.8.2013, do ông Paul Lê Hùng ký, gửi các nơi nêu rõ.
Theo ông Paul Lê Hùng, tháng 10.2013, ông đã ký biên bản ghi nhớ với Giám đốc Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng Trần Anh Việt và  Giám đốc Sở KHĐT tỉnh Sóc Trăng Mai Phước Hưng để “đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai II và Mạc Đĩnh Chi – Trần Đề”. Tương tự, ông Hùng ký biên bản ghi nhớ với ông Nguyễn Khắc Lâm – Chủ tịch UBND thị xã Sông Công (Thái Nguyên) - để đầu tư hàng loạt công trình an sinh xã hội tại địa phương này như đường giao thông, đường cao tốc, trường học, bệnh viện...  Sau khi “ghi nhớ”, ông Lâm đã giao Cty CP năng lượng sinh học tái tạo công nghệ cao Việt Nam “làm đầu mối tập hợp các nhà tư vấn, tổ chức hội thảo, nghiên cứu đánh giá khả thi các dự án nói trên”.

- 80% có lãi, song DNNN lại là nguyên nhân gây suy thoái kinh tế (SM). – Còn “nuông chiều”, sẽ còn nhiều “chúa chổm” (ĐTCK).

- Nhật Bản đã đầu tư 5,682 tỷ USD vào Việt Nam (VOV).

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM NỢ $3.4 TỶ
--Tụt hậu so với cả Lào, Campuchia – Doanh nghiệp bây giờ chết hết rồi! Bùi Quang Vinh-

- Cả trăm DN mắc thuế như… Nhựa Bình Minh (ĐTCK). - Mức phạt chậm nộp thuế cao gấp ba lãi ngân hàng (VnEco).- Quyết liệt thu hồi nợ thuế nhà đất (DĐDN).

-Xây dựng tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Nhân Dân

NDĐT- Sáng 24-11, tại thôn Hà Trung, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam khởi công xây dựng gói thầu xây lắp A4 (hợp phần do WB tài trợ) thuộc Dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng ...

Khởi công gói thầu A4 đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi

Xây đường cao tốc hơn 1,4 tỷ USD kết nối miền Trung. Nhà Nước …


- Xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (tin tức).

- Khi cổ đông nhà nước bỏ mặc nhà đầu tư (PLVN).

- Dân kiệt sức mua (VTC).- Các trung tâm thương mại lớn nhất Hà Nội bây giờ ra sao? (Infonet).




- Vốn FDI đã vượt mốc 20 tỷ USD (VnEco). - Hà Nam có thể đạt mục tiêu thu hút 1 tỷ USD vốn FDI (TTXVN).

- Hợp đồng tín dụng ảo: Giáp lá cà nên khó đánh? (VnEco).
- Hơn 21 triệu USD xây dựng Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc (NNVN).

- Doanh nghiệp khó vay vốn: Từ góc nhìn địa phương (VnEco).


- Bùi Trinh, Nguyễn Việt Phong, Bình Phan: Khả năng phục hồi kinh tế – Cơ hội và thách thức (viet-studies).

- Việt Nam chưa có Ngân hàng Trung ương đúng nghĩa? (ĐT).

- Thiếu gia ngân hàng Sacombank: Từ bán bánh canh đến quản ‘hàng nóng‘ (VTC). - HDBank cam kết không để nhân viên DaiABank mất việc (VNE/VOV). - Nhận nhầm tiền giả, khó khiếu nại ngân hàng (TT).- Nghi án giả chứng thư ngân hàng trị giá 350 tỷ USD (VNE). - Truy tố Giám đốc ngân hàng gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng(ANTĐ).- Nợ xấu tăng cao nhưng vẫn chưa lộ hết (VNN).

- Điều hành chính sách tiền tệ: Không ngủ quên trên chiến thắng (PT).

- Lạm phát thấp đừng vội mừng (PLTP).- Ngổn ngang tái cơ cấu (TP).- Chúng tôi đã vay được gói 30.000 tỷ như thế nào? (Infonet). - Bất động sản vẫn hút vốn FDI (PLTP).
- Xây dựng kém chất lượng, quy trách nhiệm cơ quan quản lý (TTXVN). - Ngăn thất thoát, lãng phí tại công trình xây dựng (CT). - Cấp phép xây dựng: “Xin mà không cho thì phải cho rồi mới xin” (Infonet).- Xin – cho trong cấp phép xây dựng là bệnh nan y? (DV). - Rà soát lại kinh phí xây dựng nhà vệ sinh công cộng (KTĐT).

- Rà từng “trụ sở hoành tráng, xa hoa” (ĐT). - Ước gì trường học, bệnh viện cũng “ngon” như thế (TT). - Giật mình kiểu “trấn yểm” kì quái trước trụ sở huyện nghèo (PT).- Vụ tham nhũng tại Vifon, “bộ sậu” bị đề nghị mức án dưới khung (DT). – Xử “đại án” tham nhũng tại Vifon: Đề nghị 19-21 năm tù đối với nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vifon (LĐ).- MỘT BỘ TRƯỞNG VẪN Ở ‘TRÊN MÂY’ ! (Bùi Văn Bồng).- “ĐẠI ÁN” THAM NHŨNG VIFON: ĐỀ NGHỊ GẦN 70 NĂM TÙ (Tân Châu). – Luật sư đề nghị điều tra bổ sung vụ tham ô tại Công ty Vifon (TT). – Từ chối nhận thưởng sau khi tố cáo tiêu cực (TT).

Tổng số lượt xem trang