Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Mỹ thắng Tàu một bước

-Mỹ thắng Tàu một bước
Ngô Nhân Dụng

Tập Cận Bình đang nhường một nước cờ ngoại giao, để rảnh tay củng cố địa vị qua “trận càn quét” các đối thủ chính trị quy tụ trong “Ðảng Dầu lửa” và “Ðảng An ninh” mà Chu Vĩnh Khang đứng đầu cả hai. Trong lúc Tập Cận Bình lo các nước cờ hạ thủ Chu Vĩnh Khang một cách ngoạn mục, thì John Kerry đã thắng một cuộc cờ ngoại giao ngay trong vùng Ðông Nam Á, nơi Bắc Kinh vẫn coi là “ao nhà” của mình, không muốn cho Mỹ can dự.


Trong cuộc thăm viếng Việt Nam, rồi Philippines, những lời tuyên bố và hành động của ngoại trưởng Mỹ đều công khai nhắm vào Trung Cộng, không úp mở. Về hành động thì những việc làm mới của chính phủ Mỹ thì không có gì đáng coi là nghiêm trọng; nhưng các lời nói thì cố ý gây ảnh hưởng mạnh. Trên trường ngoại giao, người ta chỉ cần tạo ảnh hưởng tâm lý như thế. Chi tiền ít mà vẫn nói được nhiều, rõ ràng là lợi lớn.

Tại Việt Nam, John Kerry chỉ giúp thêm 32.5 triệu Mỹ kim cho các nước ASEAN. Nhưng lời tuyên bố nói rõ mục đích là giúp vùng Ðông Nam Á bảo vệ lãnh hải chống xâm lăng. Số tiền 32 triệu không đáng là bao. Nhưng Hiệp Hội Các Quốc Gia Ðông Nam Á lo bị ai xâm lăng? Ai cũng biết, chỉ có Trung Cộng. Số tiền 18 triệu Mỹ kim giúp riêng cho Việt Nam cũng không cao. Chắc là các lãnh tụ đảng Cộng sản ở Hà Nội rất thất vọng. Không phải vì ngoại trưởng Mỹ lại lên lớp đặt vấn đề nhân quyền; điều này John Kerry bắt buộc phải làm vì trước khi lên đường đã nhận được thư thúc đẩy của 47 nhà lập pháp Hoa Kỳ yêu cầu. Nỗi thất vọng của các quan chức Hà Nội là chính phủ Mỹ chỉ viện trợ dưới hình thức năm chiếc tầu thủy cho Lực Lượng Phòng Vệ Duyên Hải sử dụng trong việc tuần tiễu. Lính đi tuần tiễu tức là các quan lớn khó nhân cơ hội rút ruột. Trong khi đó thì nhân cơ hội có mặt tại chiến trường mà ông đã đóng vai chiến sĩ Hải quân Mỹ nửa thế kỷ trước, John Kerry lại tấn công ngoại giao nhắm vào Bắc Kinh.

John Kerry nói: “Hòa Bình và ổn định trong Biển Hoa Nam là ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ và những quốc gia trong vùng. Chúng tôi rất lo ngại và phản đối mạnh mẽ những chiến thuật ép buộc và gây hấn để tiến hành những đòi hỏi lãnh thổ.” Nước nào gây hấn và ép buộc? Nước nào đã và đang tìm cách bành trướng lãnh thổ? Ai cũng biết, đó là Trung Cộng.

Tại Philippines, John Kerry cũng chỉ đến để kết thúc những cuộc đàm phán giữa các viên chức ngoại giao hai nước. Các hiệp ước xác định thủ tục để quân đội Mỹ, gồm cả máy bay, tầu thủy, và bộ binh được đóng tạm trên đất Philippines. Sau khi Mỹ đóng cửa các căn cứ ở Philippines từ năm 1992, đây là những thỏa hiệp đầu tiên chính thức cho phép quân đội Mỹ trở lại. Nhưng trong thực tế, phi cơ và tàu chiến Mỹ đã tới Philippines rất nhiều lần trong các năm qua, được dư luận dân chúng hoan nghênh nồng nhiệt. Cho nên việc ký kết các thỏa ước mới chỉ là công việc bình thường. Nhưng những lời tuyên bố của cả hai ông ngoại trưởng Albert F. del Rosario và John Kerry thì không bình thường.

John Kerry nói: “Hiệp Chúng Quốc mạnh mẽ chống lại đường lối sử dụng hăm dọa (intimidation), cưỡng bách (coercion) hay hiếu chiến (aggression) của các quốc gia để bành trướng lãnh thổ. Kho tự vựng ngoại giao của các nước Ðông Nam Á trong tương lai sẽ chứa đầy những chữ hăm dọa, cưỡng bách, và hiếu chiến; quà tặng của ông ngoại trưởng Mỹ. Và chắc chắn họ sẽ thong thả đem ra dùng mỗi khi nói đến Trung Cộng (trừ chính quyền hai xứ Camphuchia và Việt Nam).

Món quà mà ông John Kerry đem lại cho chính phủ Philippines chỉ có 40 triệu Mỹ kim, cũng nhắm vào việc tuần tiễu duyên hải. Nhưng quan trọng hơn là lời nói, tuy chỉ nhắc lại những lời mà chính phủ Mỹ vẫn nói: Nước Mỹ cương quyết bảo vệ nền an ninh của Philippines. Ðiều này thực ra không cần nói, vì hai nước vẫn còn hiệp ước phòng thủ hỗ tương; nhưng nhắc lại vẫn tạo thêm ảnh hưởng trước mắt. Nhưng trong khi nhắc lại, Kerry còn nói thêm “và an ninh trong vùng.” Mấy chữ chót này là món quà cho các nước Ðông Nam Á.

Cũng như khi đến Việt Nam, tại Philippines ông Kerry đã nhắc lại những lời chỉ trích chính quyền Bắc Kinh trong việc công bố “vùng phòng không” (ADIZ) trong vùng biển Ðông Bắc. Ông nói chính thức: Nước Mỹ không công nhận vùng ADIZ này. Trong thực tế, chính quyền Mỹ đã cho ngay hai pháo đài bay B52 lượn qua vùng này ngay sau khi Bắc Kinh công bố, mà chẳng sao cả. Nhưng khác với chính quyền Cộng sản Việt Nam, Ngoại trưởng Albert F. del Rosario của Philippines cũng lớn tiếng đả kích Bắc Kinh trong vụ ADIZ. Nhưng lời tuyên bố quan trọng hơn nữa, là cả hai ông ngoại trưởng đã báo trước sẽ không chấp nhận nếu Trung Cộng vẽ ra một vùng ADIZ trong vùng biển Ðông Nam Á. Ðây là điều mọi người vẫn biết là thái độ của chính phủ Mỹ. Nhưng điều đó được công bố, và công bố ngay tại Manila, là một nước cờ ngoạn mục.

Chuyến đi của ông Kerry tại Philippines tình cờ trùng hợp với các công tác cứu trợ nạn nhân bão Haiyan, mà số đóng góp của chính phủ Mỹ đang được người Phi hoan hô. Ngoài số tiền 20 triệu đô la, họ còn gửi tới một mẫu hạm, với một ngàn thủy quân lục chiến đến làm việc. Người Phi ai cũng biết chính phủ Bắc Kinh tuyên bố chỉ giúp 100,000 đô la, bằng một phần tư số tiền do một tổ chức thiện nguyện VOICE của người Việt Nam đóng góp (Luật sư Trịnh Hội cho biết, riêng một ngôi chùa người Việt tại Mỹ đã nhờ chuyển 50 ngàn đô la cứu trợ). Sau khi nghe dư luận thế giới đàm tiếu, Bắc Kinh đã phải nâng số tiền cứu trợ lên hai triệu Mỹ kim. Họ không biết câu tục ngữ Việt Nam: Ðồng tiền đi trước là đồng tiền khôn; đồng tiền đi sau là dại.

Chuyến đi của John Kerry phải đặt trong bối cảnh những xung đột ngoại giao đang diễn ra giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, ở phía Bắc Á Châu.
Sau khi Bắc Kinh tuyên bố lập vùng phòng không ADIZ, nước Nhật đã phản ứng, bằng việc làm. Ngày hôm qua, 17 tháng 12, 2013, chính phủ Nhật Bản đã công bố những chiến lược quốc phòng mới. Thủ tướng Shinzo Abe gọi đây là kế hoạch quốc phòng, nhưng ai cũng thấy tầm quan trọng trong lâu dài. Nhật Bản sẽ mua thêm các máy bay không người lái và các tàu đổ bộ, là những thứ không thể coi là vũ khí “phòng thủ” như bản Hiến pháp Nhật đòi hỏi. Ngân sách quốc phòng Nhật sẽ gia tăng trong mười năm tới, đi ngược lại chiều hướng cắt giảm trong mười năm qua. Chính phủ Nhật cũng sẽ giảm bớt các hạn chế trong việc xuất cảng vũ khí. Các biện pháp đó chắc sẽ được giới tư bản công nghiệp ở Nhật hoan nghênh.

Bản kế hoạch của ông Shinzo Abe công bố hôm qua sẽ tăng ngân sách quốc phòng thêm 12 tỷ trong năm năm tới. Số chi tiêu sẽ lên tới 246 tỷ Mỹ kim. Ngân sách quốc phòng Nhật Bản hiện đứng hàng thứ 5 trên thế giới, mặc dù vẫn bị cấm không được lập quân đội ngoài lực lượng tự vệ. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đứng hàng thứ hai, sau nước Mỹ. Nhưng nếu so sánh lực lượng hải quân và không quân thì Nhật Bản vẫn mạnh hơn Trung Quốc.

Một điểm mới trong kế hoạch mới là việc nghiên cứu sẽ mua các vũ khí tấn công có tầm xa; lý do được nêu lên là đề phòng Bắc Hàn tấn công bằng hỏa tiễn và bom nguyên tử. Ông Abe còn giải thích công việc tự vệ bao gồm cả việc bảo vệ một nước đồng minh bị xâm lăng. Rõ ràng là ông đang giải thích bản Hiến pháp “hòa bình, phi quân sự” của nước ông theo lối mới.

Tất cả là những phản ứng trước thái độ hung hăng của Bắc Kinh trong vùng biển phía Ðông Trung Quốc. Trong khi đó thì đối với nước Mỹ, Bắc Kinh vẫn rất hòa dịu. Cuộc đụng độ với chiến hạm Mỹ USS Cowpens khi đang bám theo quan sát mẫu hạm Liêu Ninh xảy ra ngày 5 tháng 12 đã được Bắc Kinh dìm xuống hàng tin tức không quan trọng. Sau đó, Bắc Kinh cho biết sẽ tiếp tục tham dự một cuộc tập trận lớn, mang tên Rimpac, do bộ chỉ huy hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương tổ chức.

Tập Cận Bình đang lo đối phó với các đối thủ trong đảng, trong nước. Cho nên Ngoại trưởng John Kerry tha hồ múa gậy vườn hoang. Nhưng đối với các nước Ðông Nam Á, cuộc múa gậy này rất ngoạn mục. Dân chúng miền này sẽ ngủ ngon hơn khi biết chính phủ Mỹ vẫn giữ đúng chủ trương “chuyển trục” về Á Châu.

Kerry trở lại Việt nam để chận Tàu: Kerry's return to Vietnam is all about blocking China... and dealing with Beijing thirst for energy (Foreign Policy 16-12-13)


Việt Nam - Mỹ - Trung Quốc: Cuộc tình tay ba? Vietnam, the US, and China: A Love Triangle?(Diplomat 18-12-13)
TRUNG QUỐC ĐƯỢC CAI TRỊ RA SAO?  How China is ruled (Foreign Affairs Jan/Feb 2014) -- (THD$$$) Bài có ích, khúc chiết, rất dễ đọc, so sánh Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình... Có nhiều điểm giống Việt Nam (chì khác là ở Trung Quốc thì từ Đặng Tiểu Bình đến Tập Cận Bình, mỗi thế hệ một khác, còn ở Việt Nam thì từ Võ Văn Kiệt đến Nguyễn Tấn Dũng thì mỗi thế hệ một... tệ hơn) ◄◄




Trung Quốc trổi dây: Sẽ không tránh khỏi xung đột? China Ascendant: Is Conflict Inevitable? (National Interest 17-12-13) -- Bài dài...


- “Săm soi” góc cạnh chiến hạm Type 45 Anh ở Việt Nam (KT).

- Kerry: ‘TQ đừng lập ADIZ trên Biển Đông’(BBC). – Trung Quốc khuyên Mỹ thận trọng về tranh chấp Biển Đông (Zing). – Philippines hy vọng TQ không lập vùng phòng không ở Biển Đông (VOA). - Quan hệ Việt-Mỹ: Còn nhiều tiềm năng (VnM). - Mỹ tổng kết chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng John Kerry (ĐS&PL).

--China And Air Defence Identification Zone (ADIZ): An Airman’s Perspective

- Bắc Kinh dịu giọng sau khi “cố tình” khiêu khích Hải quân Mỹ trên Biển Đông (RFI). – TQ xác nhận vụ va chạm trên Biển Đông (BBC). - Trung Quốc xác nhận vụ tàu chiến suýt đâm tàu Mỹ (VOA). – Trung Quốc “có thể muốn đấu với Mỹ” (NLĐ). –Trung Quốc lén thâu tóm vũ khí Mỹ thế nào? (VNN).
- Indonesia, Trung Quốc sẽ tập trận chung ở Biển Đông (KT).- Ts Trần Công Trục: 3 lần Trung Quốc thừa cơ thôn tính Hoàng Sa (GDVN).- Tàu ngầm Kilo Hà Nội đi đường vòng vì lý do bí mật quân sự? (Soha). – Mục tiêu của tàu ngầm VN trên Biển Đông (ĐV).

- Khách Trung Quốc “choáng” với chiến hạm Anh ở Đà Nẵng (Infonet).

- Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Thay ngựa giữa dòng (PT).

- Mỹ, Trung liên tục hục hặc về biển Đông (TN). - Trung Quốc lên tiếng về vụ suýt đâm tàu Mỹ trên Biển Đông (PT). - Trung Quốc: Mỹ phải thận trọng trong lời nói và hành động… (MTG).



-Son Tran 
-Tạm yên Iran, Mỹ sẽ "chơi" Trung cộng? Hà Nhân Văn

Hoa Kỳ đang đứng trước hai thử thách lớn: Trung Đông, chính yếu là Iran, Á Đông TBD, chính yếu là Trung Cộng. Báo Economist số chủ đề về Mỹ, đặt tựa đề: Người thường đi bộ trên nước (The man who used to walk on water, Nov. 23rd, 2013). Ai vậy? Barack Obama!
The Economist đề nghị Barack hãy quên đi vầng hào quang Nobel và hãy xắn tay áo lên! 

("Forget the Nobel halo - anh roll up your sleeves"). Xắn tay áo lên với ai đây? Trước hết là ông Ba Đỏ Bắc Kinh. Kế đến không phải Putin – Nga mà lại là Đồng minh của Mỹ ở Trung Đông, hàng đầu là Do Thái rồi đến Saudi Arabia, Ai Cập và các tiểu quốc dầu hỏa giàu có đang dưới sự che chở của Mỹ như Kuwait, Qatar, Bahrain nơi đặt bộ Tư lệnh Đệ Lục hạm đội Mỹ. Iran vốn coi Mỹ là kẻ thù bất cộng đái thiên từ cuộc cách mạng của Khomeini 1979. Nay có thể nói đã phải tạm qui hàng Mỹ, ký hiệp ước Genève với Lục cường tạm thời thôi nhưng đây là bước nhảy vọt. Iran không chịu thấu cuộc cấm vận của Mỹ và Liên Âu. Mỹ vẫn là chính. Iran không bán được 60% sản lượng dầu hỏa của Iran? Vẫn là Hoa Kỳ mà Hạm đội VI kiểm soát toàn vùng Vịnh.
Như ta đã biết Do Thái cương quyết chống lại hiệp ước kể trên. Saudi Arabia và cả Liên đoàn các nước Hồi giáo Ả Rập đều chống lại vì không tin Iran, không tin Putin bỏ rơi Iran. Do Thái sẽ không để yên Obama - Kerry. Khối "lobby" của Do Thái mạnh nhất ở Hoa Thịnh Đốn. Ảnh hưởng của Saudi Arabia cũng rất mạnh ở Mỹ trong giới đại tư bản tài chính ngân hàng và kỹ nghệ quốc phòng. Nhưng ít nhất, Mỹ đã cầm chân được Iran. Ít nhất qua hiệp ước Genève kể trên giữa Lục cường và Iran, Hoa Kỳ và Nga đã nắm được cơ hội vàng để "chung chăn chung gối chung giường" chính trị ở Trung Đông. Thử hỏi, dù Iran đã "ê ẩm" vì cấm vận nhưng không có Nga thỏa hiệp với Mỹ, Mỹ và Liên Âu sẽ không thể nào khuất phục được ông Đạo Cả Khamenei, kế thừa Khomeini mà chống Mỹ, căm thù Mỹ đã thành "Allah's politics" của Khamenei. Đọc kỹ bài tham luận về ông Đạo Cả này, ta mới thấy Obama & Kerry đã quá thành công khuất phục được Khamenei, quyền lực tối cao trong tay ông ta và rõ rệt không có Putin - Nga dính vô, không ai làm cho Khamenei khuất phục Mỹ. Khác với thầy, Khamenei thấm nhuần văn hóa văn minh Tây phương, nhất là văn hóa Pháp, chủ nghĩa tư bản Anh Mỹ. Ông ta đã phải vật lộn giữa tư tưởng Hồi giáo và Tư bản để đưa Iran vươn đến một đại cường kinh tế và quân sự ở Trung Đông và thế giới Hồi giáo, đưa giáo phái Shiites (hay Shia) thành một Cộng hòa Hồi giáo vượt xa Sunni, nghĩa là vượt trên cả Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia (xem: Who is Ali Khamenei by Akbar Ganji (ký giả Iran, đối lập, hiện lưu vong ở Mỹ), Foreign Affairs, vol. 92, no 5, 9&10-2013).
Cuối cùng, Iran chịu không thấu. Kinh tế Iran tùy thuộc vào dầu hỏa. Khamenei bất ngờ, Trung Cộng là khách hàng chính yếu, TC cũng phải bỏ Iran để tuân thủ lệnh cấm vận của Mỹ. Khamenei cũng bất ngờ không thể lấy dầu hỏa bắt bí Liên Âu. TC đã mua được dầu hỏa ở nơi khác trong vòng ảnh hưởng của Mỹ. Hậu quả do Mỹ cầm đầu cấm vận, Iran phát triển đang ở mức 4.3% (2004) nay tụt xuống 1%, tiền mất giá, lạm phát lên đến 28%, chịu sao nổi! Lợi tức đầu người dân Iran năm 2005 là 2340 $US đã tăng lên đến 4850 $US nhưng lại đang tụt dốc quá nửa. Iran phải cố duy trì số lợi tức này, xuống là dân nổi loạn, vì tuy gấp đôi năm 2005 nhưng đồng bạc Rial bị phá giá do lạm phát phi mã, ngân sách quốc gia tụt xuống - 3.9% so với năm chưa bị cấm vận, thặng dư là +4.3%. Giáo sĩ ôn hòa Hassan Rohani đắc cử tổng thống (6, 2013) tuy sáp lại với Âu Mỹ nhưng vẫn cương quyết "Iran có quyền tiếp tục tiến hành nguyên tử dân dụng (civilian nuclear) (The Economist, The World in 2004). Nga Sô lãnh hậu quả, Iran bị cấm vận chỉ bán được 40% dầu lại phải dồn vào giữ cho lợi tức của dân ở con số trên 4850 $US, nên không còn tiền mua quân thiết bị và võ khí mới của Nga. Nga mất đi một khách hàng béo bở số 1, chi bằng hợp tác với Mỹ chặn nguyên tử của Iran ở giới hạn 20% tinh luyện uranium. Riêng Mỹ, chế ngự Iran dù mất lòng Do Thái, dù bị Do Thái ở ngay Mỹ đánh phá tơi bời "hậu Obamacre"! HP Obama phải chuyển sức mạnh về phương Đông. NATO đã có Liên Âu, "trung hòa" Nga ở Iran để rảnh tay ở Á Đông - TBD.

BẮC KINH BẼ MẶT!

Bộ QP Trung Cộng công bố vùng phòng không ở Bắc Á, Hoa Đông (ADIZ) ngày 23-11 vừa qua, thì ngay ngày hôm sau 2 pháo đài bay B-52 của Mỹ lặng lẽ bay qua vùng ADIZ của TC! Máy bay quân sự cuả Nhật và Đại Hàn bay tiếp vào ngày 25. Ngày 26 Bắc Kinh diễu võ cho 2 phản lực JH-7 bay vun vút trong vùng ADIZ mà họ vừa tự vạch ra. Rất căng thẳng có thể đụng độ bất cứ lúc nào. Bắc Kinh dám chơi ngon không? Hành động của HK qua 2 chàng B-52 đã làm an lòng các Đồng minh. Phi Luật Tân dù đang hoạn nạn vẫn lên tiếng tố cáo, cho rằng TC có thể làm tới ở Biển Đông. Đúng vậy, hàng không mẫu hạm Liêu Đông và 6 khu trục hạm và chiến hạm TC đã xuống Biển Đông (29-11). Chỉ nhìn HKMH Liêu Đông ở Hải Nam so với HKMH G. Washington đã thấy rõ: cho đến hôm nay, sân bay Liêu Đông vẫn trống trơn, một phản lực J. 20 duy nhất lên xuống biểu diễn rồi mất hút! Theo tin Đài Bắc, TC sẽ mở không phận Biển Đông, lấy căn cứ Tam Sa làm tâm điểm, cách duyên hải VN 12 hải lý. Hoa Kỳ sẽ dần dần rảnh tay ở Trung Đông, cuộc đối đầu giữa Mỹ-Nhật và TC sẽ khó tránh khỏi. Chắc chắn với Kerry và Hagel, Mỹ sẽ quyết liệt.

HỌC VIỆN KHỔNG TỬ: CON ĐƯỜNG HOA HÓA VN

Kỳ trước chúng tôi đã trình bày, các học viện Khổng Tử mà TC dựng lên chỉ là mượn danh nghĩa Đức Khổng Tử mà thực tế chỉ là Hán Nho với Đại sư Đổng Trọng Thư, người đẻ ra "đạo" Trị Bình của Hán để xâm lược. Gs. Lâm Chấn Hạo nói rõ: "Đời Hán xuất hiện Nho học do Đổng Trọng Thư làm đại biểu về tư tưởng. Đến đời Hán Vũ Đế, đã bãi truất Bách gia, độc tôn Nho thuật, xác lập địa vị chính thống của Nho học trong xã hội phong kiến (...) Hán Vũ Đế "độc tôn Nho thuật" (TQ văn hóa sử - Tam bách đề, sđd, T. II, tr. 27). Cho đến nay vẫn còn nhiều người lầm tưởng Tam cương và Tam tòng do Đức Khổng Tử đề ra! Tuyệt đối không phải! Tam cương tức "Quân, sư, phụ" và Tam tòng buộc phụ nữ phải "Tòng phụ, tòng phu, tòng tử" (đã dẫn) đều do một Đại sư Đổng Trọng Thư xướng xuất, các triều đại lấy làm khuôn vàng thước ngọc. Đức Khổng Tử trước sau chủ trương Dân vi bản, lấy dân làm gốc. Thầy Mạnh Tử phát huy thêm, đưa ra thuyết "Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" (Dân là quí, rồi mới đến nhà nước, còn vua là nhẹ (kinh là nhẹ). "Đạo" Trị bình do Đổng Trọng Thư đề xuất. Ông Đại sư này, tự nhận là kế thừa Khổng Phu tử, tôn phò Hán Vũ Đế "chinh chiến liền năm, chinh phục bốn phương" (Về Hán Vũ Đế và Nho giáo Hán, xem: Nguyễn Tôn Nhan, Nho giáo Trung quốc, sách dày 1613 trang. Phần Nho giáo Tây Hán - Hán Vũ Đế, tt. 201-359).
Nho giáo và Khổng học qui vào các bộ sách Tứ thư và Ngũ kinh, ngoại trừ sách Xuân thư, còn lại tất cả đều do Đức Khổng Tử san định. Hán Nho, xin lập lại là do Đổng Trọng Thư, ông Đại sư này mới là Đại sư của Trung Cộng. Đổng đại sư nếu thật sự không khùng thì ông cũng bị mát thần kinh "ba năm không bước ra vườn nhà, ngồi sau bức rèm giảng bài, học trò nhiều người cả đời không nhìn thấy mặt thầy" (sách đã dẫn, phần Đổng Trọng Thư, xem: TQ nhân danh đại từ điển, Thương vụ aân thư quán xb, Đài Loan 1960, lưu trữ tại kho sách TQ, thư viện QH Hoa Kỳ). Ấy vậy mà TC vẫn xoáy vào Đổng Đại sư: chủ đạo của Hán Nho chứ không phải do Đức Khổng Tử. Bắc Kinh Đỏ lờ hẳn Mạnh Tử, bỏ hẳn kinh Xuân Thu, bộ sử biên niên của nước Lỗ do Khổng Tử biên soạn, đây là tác phẩm duy nhất của Khổng Tử, do ngài từng làm quan ở nước Lỗ, thăng lên đến "Trung đô tể" (Đô trưởng kinh thành) rồi Đại tư khấu tức Hình bộ Thượng thư và 4 năm quyền nhiếp việc chính trị nước Lỗ (xem: Giản chi và Nguyễn Hiến Lê, Đại cương Triết học Trung quốc, Cảo Thơm xb, Sàigòn 1966, tập Hạ, tr. 720).

HÁN HÓA: XƯA VÀ NAY

Khổng Tử, Khổng học, Nho giáo mà đảng và nhà nước CS Tàu tôn vinh, hoằng dương quảng bá, tuyên truyền chỉ là học thuyết của Đổng Trọng Thư như Thiên mệnh thiên tử nhà Hán và đạo Trị bình mà Hán Vũ Đế nhân danh để đi xâm lược bốn phương. Nước Nam Việt là nạn nhân đầu tiên. Nhà Hán lấy chữ Hán để Hán hóa thiên hạ, VN ta trước thế kỷ 19 gọi là chữ Nho, Nho học. Tổ tiên ta không gọi là Hán tự, Hán Nho. Đúng 1050 năm thống trị VN đã thất bại trong âm mưu Hán hóa VN qua Hán tự và Hán Nho. Ta có Việt Nho và Nôm Việt.
Một nhà ngôn ngữ học quốc tế, nghiên cứu sâu rộng, cặn kẽ về tiếng Việt, Thừa sai Lm. Émile Souvignet cho rằng người Việt đã Việt hóa cả Hán tự để có riêng một nền văn tự gọi là Hán Việt. Lm. Souvignet viết: "Tuy gốc Hán nhưng bao nhiêu chữ người Việt dùng Hán tự trong văn học và dân gian đã Việt hóa thành Hán Việt" (xem: Les origines de la langue annamite, HN 1922, 3è édition 199 pp. - Lm. Su Vi Nhê, "Cỗi rễ tiếng Việt", tạp chí Nam Phong số 107 tháng 7-1926 - Phạm Quỳnh, "Hán Việt văn tự". Nam Phong số 107, tháng 7-1926, tt. 12-20).
Nhưng hỡi ôi! Quá tủi nhục, xấu hổ, phạm tội "tày trời" đối với tổ tiên xưa, chỉ trong vòng hơn 20 năm qua kể từ hội nghị Việt Hoa ở Thành Đô, Tứ Xuyên (vốn là đất cũ của Việt tộc) năm 1990, âm mưu Hoa Hán hóa VN đã ở mức độ thành công rất nhanh so với thời Bắc thuộc. Về phương diện văn học ngôn ngữ ngày nay có vào khoảng, ít nhất từ 300 đến 400 Hoa ngữ mới (Quan thoại) đã du nhập vào VN và trở thành Việt ngữ. Thí dụ như “gia cố”! Chữ "sự cố" thay cho chữ sự kiện mà VNCH và trước năm 1954, ta đã sử dụng đúng tiêu chuẩn nhất. Sự cố và sự kiện hoàn toàn khác nhau, VNCS kể cả hải ngoại là sử dụng “sự cố” thay cho “sự kiện”. Chữ "tư liệu" bắt chước TC thay cho “tài liệu”! Tài liệu lấy từ văn khố và từ lịch sử, vẫn cứ gọi là “tư liệu”! Điển hình nhất là chữ Trung quốc, trước đây từ chế độ VNCH trở về các triều đại Nguyễn Lê, Trần và Lý, ta chỉ gọi là nước Tàu, người Tàu, Bắc quốc, Trung Hoa, nước Hán. Nay thì một tiếng TQ, hai tiếng TQ, hàng TQ, người TQ... còn bao nhiêu chữ du nhập từ Hoa ngữ đã sử dụng với nghĩa từ rất ngớ ngẩn, thí dụ chữ “cầu thị”, trong một câu văn, chẳng ăn nhằm gì đến chữ “cầu thị” vẫn thêm vào chữ “cầu thị”!
Ta phải chống học viện kể trên chỉ là chống lại một Khổng Tử giả mạo, bóp méo, xuyên tạc của Bắc Kinh Đỏ. Khổng học cũng là học thuyết chính trị mà TC đã CS hóa. Sử gia La Chấn Vũ, một học giả Nho giáo lỗi lạc, ông soạn bộ "Trung quốc chính trị tư tưởng sử" (chủ yếu là Khổng Tử và Nho giáo) "bằng quan điểm Mác xít, tác giả nghiên cứu lịch sử tư tưởng cổ đại TQ" (xem: Lao Tư và Thịnh Lê, Nho Phật Đạo, sđd, tr. 1066). Sau khi thành lập Khổng Tử Cơ Kim Hội nhân ngày Đản sinh Khổng Tử, 22-9-1984 do Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Ủy viên Quốc vụ viện TQ, tên là Cốc Mục làm Hội trưởng danh tự, Khuông Á Minh, Ủy viên TƯĐ, Hội trưởng chấp hành với cương lĩnh "lấy chủ nghĩa Mác và tư tưởng Mao Trạch Đông làm chỉ đạo! Năm sau, ngày 10-6-1985, TC lại cho thành lập "TQ Khổng Tử nghiên cứu sở", một tổ chức ngoại vi của Đảng. Tôn chỉ của sở này ngay điều 1 đã khẳng định: "Lấy thái độ thực thi cầu thị Mác xít để nghiên cứu Khổng Tử và học thuyết Nho giáo"! Thế đó! Khổng học của TC là như vậy! Trước sau Khổng Tử của TC chỉ là danh nghĩa trùm phủ lên Đổng Trọng Thư (lập lại) người đưa ra cương lĩnh Tam cương, Tam tòng và "đạo" Trị bình! Thiên mệnh, thiên tử, thiênt riều đời Hán Vũ Đế (lập lại): "Đổng Trọng Thư đã trở thành nhân vật kế thừa và phát triển Nho giáo" (xem Lao Tư và Thịnh Lê, Nho Phật Đạo, sđd, tr. 431). Bây giờ Đảng và nhà nước CHNDTH lại kế thừa và phát huy Đổng Trọng Thư "Đại Hán bành trướng bình thiên hạ (còn tiếp). Âm mưu thâm độc là thế!
HÀ NHÂN VĂN
(1/12/2013)
Son Cao-Nam Yết chuyển

Tổng số lượt xem trang