Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Việt Nam- Một góc nhìn khác: Nợ Cứt…

-Another side of Vietnam
-Son Tran-Văn Ba Nguyễn
PHIÊN CHỢ CỨT
Lãnh đạo mình có tâm, có đức, cái cứt cũng quan tâm.
Làng Cổ Nhuế xưa yên tĩnh, yên bình, không khí có mùi thum thủm nằm ở phía Tây Bắc, ngoại ô Hà Nội. Nơi đây có phiên chợ nổi tiếng độc nhất vô nhị đó là “Chợ bán phân” mà chúng tôi cứ hay gọi cho nhanh là Chợ Cứt, Chợ họp có phiên thường vào lúc tờ mờ sáng khoảng 3 - 4 giờ. Đây là chợ bán phân tươi, phân người 100%. Nổi tiếng song song cùng hàng xóm Làng hoa đào Nhật Tân “Đào Nhật Tân, phân Cổ Nhuế”
Chợ này đặc biệt ở chỗ ít khi có mặc cả hay ồn ào to tiếng, nó im lặng đến kỳ lạ.
Thời gian hành nghề chúng tôi là “ Đi tiếng thơ về tiếng thở” – Ngày ấy chúng tôi yêu thơ ca lắm, chờ khi nghe chương trình “Tiếng thơ” của Đài tiếng nói Việt Nam kết thúc, chúng tôi mới bắt đầu ra quân và đến tờ mờ sáng nghe “Tiếng thở” của các cụ tập thể dục là chúng tôi bắt đầu chuẩn bị cho phiên Chợ. Và khi ra đi quyết tâm rất cao:

Thanh niên Cổ Nhuế xin thề
Chưa đầy hai sọt, chưa về quê hương
Hót phân nó trở thành "nghề truyền thống" với hình ảnh những thanh niên đầu đội mũ cối, áo bộ đội, xe đồ thồ 2 sọt 2 bên hay trên vai là đôi quang gánh, cây sào lấy cứt gần 2 mét, 1 đầu là chiếc gáo hình nón bằng tôn hay bằng gáo dừa… Cứt lúc đó rất quý nó trở thành chu trình kín trong công thức Vườn – ao – chuồng.
Ấy tượng nhất trong phiên chợ Cứt là ông trùm cứt như 1 lãnh đạo đầy uy tín, công việc của ông là KCS – Kiểm tra chất lượng sản phẩm Cứt: Ông dùng cái cật tre khua 1 vòng sau đó đưa lên mũi ngửi, hít lấy hít để, sau đó trầm ngâm và dừng lại vài giây rồi phán cứt tốt hay cứt xấu, cứt giả hay cứt thiệt. Ông này có thể phân biệt cứt của sinh viên các trường Đại học, của người lao động nghèo khổ, của các hố xí công cộng khách vãng lai, của các UBND, của cơ quan nhà nước, của nhà các quan chức, của văn nghệ sỹ….
Cứt có 3 dạng: Rắn, lỏng và hơi. Dạng hơi thì gọi là cứt ma ở đây ko bàn tới vì nó biến mất như ma chỉ nghe tiếng xịt hay quả rắm long trời lở đất nhưng ko thành sản phẩm. Trong đó đắc tiền nhất là dạng rắn. dạng rắn phân biệt rắn 100%, rắn có pha giấy học sinh, giấy báo, lá cây. Rẻ hơn là dạng lỏng dễ pha nhiều với nước và chắt cho kiệt, mất nhiều công sức mới thành dạng rắn.
Thời bao cấp đó ăn không đủ no nên cứt cũng hiếm có khi đến nửa tháng mới đi được 1 lần gọi là cứt mong đợi. Chính vì sự hiếm đó và cộng thêm sự hám lợi, thói xấu làm giả của 1 ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một số thanh niên Cổ Nhuế đã làm “cứt giả” với công thức là đất đồi có màu vàng quạch hay đất sét cộng thêm bùn đêm trọn lẫn với cứt thật cho có mùi. Với phiên chợ tranh sáng, tranh tối ấy người mua rất khó phân biệt trừ ông trùm cứt.
Đó chỉ là số ít, còn thanh niên Cổ Nhuế vẫn chịu thương, chịu khó. Bây giờ trở lại Cổ Nhuế đã thay da, đổi thịt đi đầu trong nghề may gia công cho thị trường trong nước và nước ngoài. Không còn cảnh ngày xưa:
Anh bước đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng anh cứt đái văng đầy
Nghề này thực ra không phải có từ thập niên 60 mà đã có lịch sử khá lâu. Có 1 lần rong 1 đêm vi hành Vua Lê gặp một người đàn ông gánh phân nghèo khổ, xuất khẩu thành thơ, Ông đã tặng hai câu đối:
“Khoác một áo bào, đảm đang khó khăn thiên hạ
Vung ba thước kiếm, tận thu lòng thế gian”.
Nên bây giờ có yêu ai, đừng nói anh yêu em bằng cả tấm lòng bởi trong lòng toàn cứt.
Ngày này người lớn và nhất là lãnh đạo mà cái gì cũng dùng miệng nếm với thử thì thật nguy hiểm, mất vệ sinh, mất thẩm mỹ, mất hình ảnh. Bởi việc dùng mũi ngửi và dùng miệng nếm là bản năng của động vật. Không những vậy có ảnh hưởng lớn đến trẻ em, rất nguy hiểm. Trẻ em thấy bất cứ cái gì kể cả cứt, phân cũng ngửi, cũng nếm, bốc chơi và cho vào miệng.

Lãnh đạo bây giờ, Câu Tiễn ngày xưa
Muốn xem thật giả nếm toàn phân
Ngày xưa Câu Tiễn nếm phân
Phục hưng đất nước nên dân tôn thờ
Quan chức lãnh đạo bây giờ
Nếm phân gây sốc muôn phần khó hơn
Hôm rồi về quê có nhìn thấy 1 vị lãnh đạo nếm phân, tôi tưởng là lãnh đạo đang ăn cứt. Tôi mới nói: Người như vậy sao ăn cứt. Lãnh đạo có phần giận và tức nên trả lời: Bố mày đang ăn cứt mà cứ nói chuyện cứt với đái ghê bỏ mẹ.
-Son Tran 

Ngày đó hợp tác xã ở miền Bắc VN xã hội chủ nghĩa ra một chiến dịch thu gom phân bắc (cứt người), mỗi gia đình một tháng phải đóng đủ mười cân, nếu không đóng đủ thì bị cắt gạo. Thật là một chiến dịch có một không hai trong xã hội loài người. Vậy nên, khi chiến dịch ra đời, cái cầu tiêu trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết. Người người, nhà nhà mua xi măng mua gạch về xây cầu tiêu. Cầu tiêu phải làm bằng xi măng thì cứt mới không bị phân huỷ, chứ ỉa xuống đất vài ngày là bọ hung ăn hết, lấy gì mà đóng cho nhà nước. Vậy nên, cái cầu tiêu quan trọng hơn cái nhà.


Chuyện ỉa đái lúc này cũng cực kỳ quan trọng, dù ai đó có bị tào tháo rượt ở đâu thì cũng phải nhanh nhanh ba chân bốn cẳng chạy thẳng về cầu tiêu nhà mình mà giải quyết chứ để mất đi một cục là mất đi lon gạo chứ chẳng chơi. Nhiều người đi làm ngoài đồng, ngày trước, khi mắc ỉa thì chạy vô bờ, vô bụi làm đại cho xong, nhưng bây giờ, làm như vậy có mà đói chết. Vậy nên, phải tìm cách, có người làm đại vào bao ni lông, có người cuộn trong lá chuối, có người cẩn thận hơn đi vào trong cái càmèn đựng cơm để mang về cho an toàn mà đổ xuống cầu.


Có nhiều chuyện dở khóc dở cười trong chiến dịch này lắm, ai sống thời đó chắc biết. Khi chiến dịch ra đời thì cũng là lúc không biết bao nhiêu con chó phải chết. Chó chết vì đói, cơm khoai đã không có ăn, đến cục cứt cũng bị nhà nước dành mất thì lấy gì mà sống. Nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, cố gắng lắm không để thất thoát cục nào, vậy mà đến tháng vẫn không đủ cân nộp, má tôi sai anh em chúng tôi đi tìm đá sỏi bỏ vào cho đủ. Khi mang lên cân người ta kiểm tra và phát hiện nhà tôi gian lận nên lập biên bản và làm kiểm điểm. Họ còn ghi rõ ràng trong biên bản gian lận như thế nào, có bao nhiêu cục cứt và bao nhiêu cục đá sỏi. Quả đúng không sai, cái đời người nông dân u tối làm sao mà lừa được mấy ông nhà nước, mấy ông tinh vi vô cùng. Kết quả là nhà tôi bị cấm không cho nhận gạo một tháng. Trong một buổi họp người ta đưa tên má tôi ra kiểm điểm trước dân về việc gian lận lấy đá sỏi trộn với cứt để nộp cho nhà nước. Họ không cho má tôi phân bua gì hết. Nhưng không đành lòng nhìn cảnh con đói, bà đứng dậy thẳng thừng, dứt khoát.


Bà nói : "Việc tôi làm gian lận tôi chịu trách nhiệm trước toàn thể mọi người, nhưng các người nhìn đi thì cũng phải nhìn lại, nhìn ngược thì cũng phải nhìn xuôi, các người có nhìn vào nhà tôi không, nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, tôi thì suốt ngày đi làm ngoài hợp tác xã, có cục nào tôi đã ỉa ngoài hợp tác xã hết rồi, còn con tôi ở nhà, nó là con nít nó ăn bao nhiêu, ỉa bao nhiêu, nó ỉa ra cục nào chó lủm cục đó thì lấy đâu đủ cứt để mà nộp cho mấy ông. Vậy mà bây giờ mấy ông kiểm điểm tôi, cắt gạo thì lấy gì tôi nuôi con, lấy gì ăn để mà ỉa mà đem cứt nộp cho mấy ông."


Nói gì thì nói, la gì thì la, nhà tôi vẫn bị cắt gạo tháng đó. Không còn gì khốn nạn hơn thế. Nói thiệt, đến bây giờ trong hồ sơ giấy tờ ở kho lưu trữ quốc gia thì nhà tôi vẫn còn một món nợ lớn với nhà nước mà không thể nào trả nổi, đó là nợ cứt./


Phạm Thế Việt--

-




New decree: Children of people who had been working and fighting for revolution before 1945 will receive additional points to the Highschool Final Exams...WTF? O_o

Nay, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư Bổ sung vào điểm a khoản 2 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh Trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 11.2014/TT BGDĐT ngày 18/4/2014 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ngày 26/5/2014 ghi rõ bổ sung đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên là:
-- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945”.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 2 tháng 6 năm 2014.

Hết thông tư Bà mẹ Việt Nam anh hùng đi thi đại học được cộng điểm, giờ lại đến văn bản con của những người hoạt động Cách mạng trước 1.1.1945 được cộng điểm khi thi vào THPT





-Hoàng Xuân – Giữa người với người
Theo báo Thanh Niên (đã bị rút)
Đêm đó tôi cùng một đồng nghiệp theo các anh công an phường X đi bắt gái mại dâm. Mặc đồ dân sự, đi xe máy, mang theo còng, thẻ ngành và súng, các anh chở chúng tôi ngồi sau, lượn ra các ngã tư nơi gái mại dâm thường đứng chờ khách.
Gái mại dâm “di động” tại TP.HCM – Ảnh: Nghĩa Phạm


Có em vừa cất tiếng hỏi “Đi hông anh” là bị vài cảnh sát chụp còng tay lôi lên xe liền, nhưng cũng có em vừa nhìn thấy mấy chiếc xe máy trờ tới đã vụt phóng chạy. Chạy sao nổi với đôi giày cao gót, các em té sấp ra đường, tấm thân mỏng mảnh bị mấy thanh niên lao tới đè dí, cảnh tượng thật thảm hại. Người đi đường thoạt nhìn chẳng thể biết vì sao các em lật đật phóng chạy, và cái đám thanh niên đang không phi xe máy xuống rượt người ta rồi đè sấp ra còng chặt tay lôi lên xe máy chở đi… là những ai, đang làm cái gì.


Về đồn. Hôm đó bắt được khá nhiều nhưng tôi nhớ nhất một em khai 16 tuổi, phổng phao, xinh đẹp, quê ở Đồng Nai, trốn nhà đi bụi và một thiếu phụ khoảng 45 tuổi, người đầy đặn, nét mặt hiền hậu. Đó cũng là lần đầu tiên tôi tận mắt chứng kiến một buổi lấy cung trong nhục hình của công an phường X.


Các công an lấy cung bắt em gái chụm tay đặt phần ngón lên bàn. Rút thắt lưng, chập đôi lại, vừa hỏi gằn từng câu vừa quật thẳng cánh xuống các đầu móng tay sơn đỏ. Chỉ chốc lát, nước mắt cô gái giàn giụa lem luốc hết khuôn mặt phấn son, tóc rũ ra, người giật lên sau mỗi lần chiếc thắt lưng quật xuống.


Còn thiếu phụ nọ không ngồi trên ghế mà ôm đầu ngồi dí xuống sàn. Người hỏi cung rất thành thạo túm từng nhúm tóc bên thái dương chị ta giật mạnh. Không khai. Anh ta thẳng chân đá mạnh vào hạ bộ chị nọ. Hết cú này đến cú khác. Mỗi cú đá, chị ta gập mình lại rên rỉ, nước mắt lấp lánh trên mặt.


Tôi run hết cả người, quên hết mình đang ở đâu, quên hết mình đang làm gì. Đang đứng trong một nhóm công an bên ngoài, tôi nhao lên. Thì người đồng nghiệp tôi giữ chặt lại và nói thầm: “Đừng”. Tôi cảm thấy ruột gan trào ra ngoài. Tôi cảm thấy muốn nôn ọe.


Lát sau, anh đội trưởng mời tôi ra uống trà. Anh xin lỗi tôi, hỏi tôi có làm sao không, rồi giải thích: “Không làm thế, những người này không khai ra bọn tú bà. Họ bị bắt rất nhiều lần rồi, đưa lên trại hết thời hạn lại quay về, ra đường đứng tiếp. Nhiều khi cứ vài tháng lại bắt lên trại một lần. Công an đi bắt quá nhiều lần, quen mặt hết trơn, biết cả gia cảnh. Nhưng nếu không khui ra được đường dây (đường dây tổ chức bán dâm – NV) thì dù biết rõ ràng (họ được chăn dắt) cũng không thể làm gì hơn. Bắt vô trung tâm một tuần, có người lên bảo lãnh là nó được ra. Như con nhỏ này. Đi đứng đường tiếp, có lúc thấy anh em còn cười. Anh em cảm thấy công việc của mình như bắt cóc bỏ dĩa, hết sức mệt mỏi. Nhưng không làm thì không được”.


Đêm đó anh chở tôi đi lòng vòng những con đường trên địa bàn quận 3 mà gái mại dâm hay đứng, chỉ từng người nói vanh vách họ tên gì, bao nhiêu tuổi, đã bị bắt bao nhiêu lần. Tôi hết sức ngạc nhiên khi nhìn thấy những phụ nữ mặc áo bà ba, quần đen, tóc đen mượt búi một búi to sau gáy, xách cái giỏ nhựa đi chợ, nhìn đoan trang như bà nội trợ của một gia đình khá giả nền nếp, mà lại có tuổi nghề bán dâm dài thượt. Lại có cả bà cụ trên 70 tuổi bị bắt bao nhiêu lần vẫn quay lại “hành nghề”. Riết chán, công an làm lơ, không thèm bắt bà nữa.


Có một thứ cảm xúc có thật gọi là “chai lì” trong nghề nghiệp, mà nghề nghiệp nào hình như cũng vậy. Khi suốt nhiều năm phải đi bắt các phụ nữ bán dâm và phá các đường dây bán dâm, mà là bắt đi bắt lại, phá đi phá lại, thì trong con mắt các anh công an, những cô gái điếm thậm chí không được coi là những con người bình thường chứ đừng nói đến việc như những phụ nữ. Hoặc những phụ nữ trẻ. Hoặc những phụ nữ trẻ và đẹp.


Vì thế, mặc dù khêu gợi, mặc dù là phụ nữ, mặc dù trẻ và đẹp, nhưng các cô gái bán dâm lúc này tuyệt nhiên không gây được cảm xúc nhân tính nào với các anh công an, ngoài việc chỉ là những đối tượng của công việc. Mà hơn nữa, đó là những đối tượng ranh ma, lì lợm, khiến các anh tốn thời gian, tốn công sức nhưng vô vọng. Sự “cứng đầu” của những kẻ phạm tội cộng với sự rối rắm và thiếu hiệu quả của pháp luật khiến các anh công an trút nỗi tức giận, sự bất lực và mệt mỏi từ công việc vào những cú đấm đạp. Không còn người phạm tội mà chỉ là bằng chứng của sự khinh thị hiển nhiên. Không còn vị đại diện của pháp luật mà là một cỗ máy mù mắt đang gầm thét.

Tôi nghĩ nó như một sự “giận cá chém thớt”, xả stress một cách vô thức.

Khoảng 2 giờ đêm, cuối cùng, khi kết thúc màn nhục hình và lấy cung, hoàn tất biên bản, chúng tôi áp giải các cô gái bán dâm lên trung tâm (trung tâm giáo dục – dạy nghề phụ nữ, các cô gái mại dâm được đưa vào đây để học nghề) ở Thủ Đức. Trên xe, hầu hết thời gian chúng tôi im lặng. Ra khỏi nội thành, cả công an và các cô gái mại dâm hình như đều trở thành những người khác. Đôi mắt quắc lên hung hãn, đôi tay từng chập đôi chiếc thắt lưng quật không thương tiếc vào những ngón tay con gái để móng dài sơn đỏ… không còn. Các anh công an tháo mũ, vuốt mái tóc đẫm mồ hôi ra dưới làn gió đêm, kéo chiếc áo sắc phục ra khỏi thắt lưng một chút, ngả người trên lưng ghế. Các cô gái nhạt hết son phấn và vẻ đong đưa bán chác, tóc xổ ra được quấn gọn sau gáy, ngồi kẹp hai tay vào đùi, bỗng chân chất như con Nụ cái Thắm dưới quê, thời chưa trôi sông lạc chợ. Và đó là lúc thỉnh thoảng vài câu hỏi phá tan bầu không khí im lặng.


Anh công an hỏi, bé X (con của cô gái điếm) giờ gởi ai (mẹ nó phải vào trại một thời gian). Cô gái điếm đáp chắc nhỏ bạn coi giùm. Anh công an nói gởi nó về ông bà ngoại đi, nó lớn rồi, phải lo đi học. Cô gái điếm im lặng. Lát sau cô chắc lưỡi nói, chắc kỳ này em cũng phải tính vậy.


Vài hơi thở dài.


Chỉ có vậy.


Không một câu nào khuyên nên hoàn lương, nên học lấy nghề nghiệp nào đó, cũng không hề có câu nào kiểu thôi cố gắng cải tạo tốt nhé, chóng trở thành công dân lương thiện…


Và tôi nghĩ những mẩu đối thoại đó mới chính là đối thoại giữa người với người.


Hoàng Xuân

Hải Tâm – Bàng hoàng vì chuyện “chỉ có ở Việt Nam”

Hải Tâm

Được đăng tải trên một tờ báo vào sáng làm việc đầu tuần, đoạn clip dài chưa đầy 5 phút đã gây bàng hoàng cho bất cứ ai xem.

1. Mỗi người chui vào một bao nilon, ngồi lọt thỏm trong đó cho miệng bao trùm kín quá đầu. Rồi những thanh niên biết bơi sẽ túm gọn miệng bao và kéo chiếc bao “đựng” người bơi vượt qua con suối mùa lũ đang băng băng chảy xiết.

Một cảnh tượng có thể nói là thót tim.

Nhưng không phải từ một cuộc thi Vượt qua thử thách, hay một trò chơi mạo hiểm kiểu nuốt kiếm, phun lửa… nào. Mà đó là cách thầy trò ở bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên vượt suối để đến trường.

Được đăng tải trên một tờ báo vào sáng làm việc đầu tuần, đoạn clip dài chưa đầy 5 phút đã gây bàng hoàng cho bất cứ ai xem. Bởi có lẽ chẳng đâu trên thế giới này lại có cách vượt suối “độc nhất vô nhị” đến thế. Biết bao nguy hiểm rình rập mà giá phải trả có thể là cả tính mạng: nếu cái túi thủng, nếu ngồi trong túi ngạt, nếu nước lũ cuốn trôi, nếu v.v…
Đu dây qua sông Pô Kô để đến trường. Ảnh: Tuổi trẻ
Ở thành phố, có thầy cô kể lại khi chưa hết bồi hồi rằng, đã đưa ngay đoạn clip đó cho học trò mình xem. Để các em biết rằng, bạn bè đồng lứa không phải ai cũng có được may mắn “hôm qua em tới trường, mẹ dắt tay từng bước” – được cha mẹ đưa đón, chăm lo từ cái nhỏ nhất.

Nhưng có lẽ, chính những thầy cô đứng trên bục giảng ở thành phố, hay những khu vực có “điều kiện” cũng rất cần xem đoạn clip này. Để bớt đi những “sân, si” trong nghề, khi giờ đây không ít những lời than phiền về sự xuống cấp trong nghiệp trồng người, cả về đạo đức cũng như lòng yêu nghề.

“Qua sông thì phải lụy đò”, còn ở đây, những cô giáo mang trọng trách “chở đò” lại đang phải lụy… túi nilon để qua được suối. Mà đâu chỉ “lụy”, họ đang đặt cược cả sinh mệnh để mang được con chữ khó nhọc vào thôn bản xa xôi.

Nhớ lại, hồi tháng 5 năm 2010, chúng ta cũng từng sửng sốt khi báo chí đăng tải hình ảnh những người dân ở một làng không tên tại Đắk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vượt sông Pô Kô bằng cách… đu dây.

Khi ấy, tại nghị trường, trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng cho rằng, việc người dân “đu dây” qua sông Pô Kô là sáng tạo “không ngờ tới”. Bộ trưởng cũng nhận khuyết điểm ở khía cạnh không phát hiện được sự việc, do địa phương thì không đề cập, còn sau này khi ông hỏi, tỉnh cũng không nắm được.

Kiểu “sáng tạo” đó giờ dường như càng vượt xa ngoài tưởng tượng, từ đu dây đã chuyển sang ngồi trong túi nilon. May mắn là phản ứng của lãnh đạo ngành đã kịp thời hơn trước. Ngay trong sáng nay, trao đổi với Tuổi trẻ, lãnh đạo Bộ GTVT cho hay “sẽ cho xây cầu treo để phục vụ dân”.

Song, vẫn tiếc nuối, giá như ông hay các cán bộ dưới quyền là những người phát hiện ra sự việc chứ không phải báo chí. Mặt khác, các chính sách cần có tầm phổ quát, thay vì mỗi khi “lộ” ra một sự vụ nào đó mới rốt ráo tìm cách giải quyết.

2. Ngày hôm qua, rất nhiều người hảo tâm đã lựa chọn kêu gọi và đóng góp để có quỹ xây cầu cho bản Sam Lang. Nỗi bàng hoàng, xót xa đã nhanh chóng biến thành nghĩa cử.

Người viết chợt nhớ đến một bài báo cũng dịp tháng 3 năm ngoái, về nghĩa cử rất đẹp của một người đàn ông đã bỏ số tiền định dành xây nhà để… xây cầu cho dân làng qua lại. Người đàn ông tên Lê Tất Dũng ấy chẳng phải đại gia, tài sản vung vinh, thừa tiền sắm siêu xe, siêu giường thì xây cầu chơi. Suốt 20 năm quần quật của ông đã góp hết vào cây cầu. Gia tài còn lại chỉ là căn chòi lợp tôn, tứ bề dột nát, cùng chiếc tivi nội địa và bộ đồ nghề sửa xe máy.

Có những người “rút ruột” từ những cây cầu để sống vương giả cho đời mình, đời con cháu mình. Nhưng cũng có những con người – dù hiếm hoi – lại tự “rút ruột” chính mình để xây cầu cho người khác.

Những tấm lòng như ông Dũng hay bao người hảo tâm đang cùng chung tay đóng góp dựng cầu thật đáng trân quý. Đó là sự tương thân, tương ái, giúp đỡ những đồng bào thiệt thòi, khó khăn mà thời nào đất nước cũng cần.



Vượt qua nước lũ dữ bằng cách chui vào… nilon. Ảnh: Tuổi trẻĐó là đạo lý, tình cảm của “người trong một nước” với nhau. Song, trách nhiệm đầu tiên và quan trọng nhất để lo cho những người dân như ở Sam Lang hay ở bất cứ nơi nào khác còn khó khăn, thì vẫn phải thuộc về Nhà nước, mà đại diện là các nhà lãnh đạo và chính quyền các cấp.

Bởi được sống an toàn là quyền của người dân nơi đây, họ không thể phải phụ thuộc vào lòng hảo tâm, phải kêu gọi để được thực hiện quyền của mình.

Chúng ta có thể nói rằng đất nước còn khó khăn nên chưa thể lo an sinh tốt nhất cho người dân, chưa thể xây cầu ở tất cả những nơi cheo leo hiểm trở để những “sáng kiến” túi nilon, dây đu… “hết đất” sống.

Nhưng cách giải thích đó liệu có đủ làm an lòng, khi mà người dân vẫn đang chứng kiến những vụ việc kiểu công trình ngàn tỷ phơi sương, vài trăm tỷ đắp chiếu, vali cho 1 lần hối lộ chứa cả nửa triệu đô-la, v.v…

Năm 2010, theo tính toán, để xây một cây cầu cho người dân qua sông Pô Kô tốn khoảng 1,5 tỷ đồng. Đối với những người dân bình thường, chắc hẳn không nhiều người được “chạm” đến tiền tỷ để hình dung nó nhiều ít ra sao. Nhưng, cứ thử nhẩm tính, chỉ một công trình phơi sương, chỉ số tiền trong một vụ tham nhũng… đủ xây bao nhiêu cây cầu như thế.

… Vậy mà ở đâu đó tiền vẫn “phơi” sương hoặc âm thầm chảy vào những cái túi không đáy. Còn ở đâu đó, như bản Sam Lang này, sinh mệnh con người lại “phơi” dưới trời. Bập bềnh cùng nước lũ.

Chỉ vì thiếu một cây cầu kiên cố…

- Cô giáo chui túi nilon qua suối:Vượt quá trí tưởng tượng của bất kỳ ai(Infonet). – Vì sự đi lại an toàn của người dân (ND). – Bộ trưởng Thăng vừa chỉ đạo xây cầu nơi qua suối bằng túi nilông (Soha). – Tư lệnh Đinh La Thăng đánh trận Điện Biên từ … Nhật Bản (MTG/Chép sử Việt). – Hoan hô sáng kiến của Bộ GD-ĐT: Thầy cô nên tìm đường vòng thay vì dùng túi nilon qua sông (VNN/Chép sử Việt).

- Chuyện “nhắm mắt ký bừa” ở UBND xã Xuân Nộn (PLXH). – Thu hồi quyết định bổ nhiệm … lái xe làm Phó Chánh văn phòng (MTG).

Tại sao có sự khác biệt quá lớn giữa người Việt Nam và người Nhật Bản? (*) (Nguyễn Quang Vinh).

“Mê cung” luật chồng lên luật! (DT).

Vụ lật cầu treo: Sao chưa khởi tố? (NLĐ).

- Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long ra vành móng ngựa (Tân Châu).- Vụ “Cô gái tố CSGT…”: Lãnh đạo cho rằng việc tố cáo là… trớt hướt!(NLĐ).

- Chủ tịch Hà Nội phê duyệt 9 lãnh đạo lâm thời quận Bắc Từ Liêm (Soha).

- Đường cao tốc “ngốn” quá nhiều tiền! (NLĐ).

- Đấu thầu dự án Đường và kè sông Tiền (Tiền Giang): “Không ăn được, phá cho hôi”? (DĐDN).
-Chưa chết thì không được gọi 115 em ơi!
Thêm một lần nữa 115 Hà Nội lại khiến cộng đồng mạng phẫn nộ.
Trên Facebook cá nhân, một bạn nữ đăng status gây sốc liên quan đến 115 Hà Nội.
Lần đầu tiên gọi 115 xong kiểu nhận được câu trả lời thật phũ phàng: Chưa chết thì không được gọi cấp cứu em. Câu nói sẽ mãi mãi đi vào tâm tưởng của một người có bạn đang trong lúc nguy kịch. Nếu em biết nó có chết hay chưa thì em cũng không cần chị đâu. Đúng là cấp cứu thời kẹt xe”.

 
Bạn Khánh Vy rất bức xúc sau khi đọc status này: “Mình tin bạn này không nói dối vì chị mình cũng từng gặp trường hợp tương tự. Có thể ý người trực là xe cấp cứu đang quá tải nên ưu tiên cho những người đã chết trước (?!). Còn chưa chết thì đừng hòng. Ngày 27.2 vừa qua, Bộ trưởng bộ y tế cũng vừa mới hứa hẹn sẽ nâng cao y đức của bác sĩ, y tá trong năm 2014 ấy vậy mà hôm nay lòi ra chuyện này kể cũng xấu mặt. Y đức là thứ phải được xây dựng từ tâm. Cứ ra rả ‘nâng cao y đức’ nhưng đối xử với bệnh nhân không thật lòng, thật tâm thì cũng vứt”.
"Vâng, chỉ có ở Việt Nam" là nhận xét ngắn gọn của bạn Edo Tensei Jutsu.
Cách đây chưa lâu, một vụ việc khác kể về thái độ vô cảm của người làm việc ở 115 Hà Nội cũng khiến cư dân mạng sôi sục. Cụ thể hơn, khi thiếu nữ ở Hà Nội té xe và tưởng chừng gãy chân, chiến sỹ tuần tra giao thông gọi điện cho 115 thì nhận được câu trả lời là “cứ chờ đi”
Nhân Hoàng

-
-


-
Chàng Tây với bài ca học tiếng Việt làm dân mạng thích thú

-- Hannah Ngan Ho
Always ready to shed blood to protect our village's girls!



Chim nói được nhiều thứ tiếng
Ông khách tới hàng chim.
Bà bán chim quảng cáo chim bà nói được nhiều thứ tiếng.
Ông khách liền hỏi một con chim rất đẹp: "Comment allez - vous ?"

Chim trả lời: "Ca va bien, merci."
Ông khách hỏi tiếp: "How are you?"
Chim đáp: "I'm fine, thank you."
Ông khách hỏi tiếng Mễ: "Como estas?"
Chim trả lời: "Muy bien."
Ông khách hỏi bằng tiếng Việt: "Mầy khoẻ không?"
Chim bực mình đáp: "Đ.M. Mày hỏi nhiều quá!.không đúng quy trình gì cả ! Có biết quy trình không ?"






Hannah Ngan Ho
A foreign woman crossing the street in Vietnam 

Gương mặt của bạn Evelyn Espitia khi băng qua một ngã tư đường! Giao thông ở Việt Nam mình kinh khủng thật!







Tracey Johnson
Ho ho Ho Chi Minh

Sady Thanh
Very witty, but someone please translate this content to English lol
Đi toilet quán bia thấy hya hya ..
Đông Phương Bất Bại

Just only in Hue City... ha ha.


Giat = washing, la = are, where is *nhan*?


Thang Le
Go in for a coffee and out with a free wife.. not bad of a deal lol



Ai Cập : 

Kieu Giang Nguyen
Wedding....over 20 years ago....





Hoang Thao
 new style nowadays
Hoang Thao's photo.
Jase McNguyenski
Respect my Authoritah



-Jase McNguyenski
Modern Vietnamese Hippie

Joy Erika Tan
Going to the market? or going to the jungle?



Mark Gustafson
Seven !






Jase McNguyenski
Crispy Aliens
- Vẹt nhà quan chém gió -Người Già Chuyện
Phiếm: Gần mực thì đen

Một quan lớn do tham ô bị lộ phải bán toàn bộ tài sản để “khắc phục hậu quả”, trong đó có con vẹt biết nói rất quý.
Người mua được vẹt với giá hời ban đầu rất mừng vì thấy chim toàn nói những lời có gang có thép, nhưng chỉ mấy bữa sau cả nhà bắt đầu mất ăn mất ngủ vì vẹt chém gió bất kể ngày đêm, cứ ăn xong là huyên thuyên lên giọng chỉ đạo.
Chủ nhà giận quá, chỉ mặt chim hỏi:

- Nhập gia tuỳ tục. Trong nhà này muốn phát biểu gì thì phải xin phép, sao mày chém gió cả ngày vậy hả?


- Lỗi hệ thống! Lỗi hệ thống!


- Lỗi gì cũng sửa được cả. Từ nay mày có hứa thôi chém gió không?


- Kiên quyết! Kiên quyết!


- Nếu tái phạm thì sao? - Sai tới đâu xử tới đó! Sai tới đâu xử tới đó!


Chủ nhà tạm tin, tha cho vẹt. Nhưng chỉ nhịn được vài ngày rồi vẹt lại thao thao chém gió. Chủ nhà điên tiết mở cửa chuồng nằm cổ chim lôi ra hỏi:


- Mày đã cam kết thôi chém gió mà nay tái phạm, giờ tính sao?


Vẹt quen miệng:


- Xử lý nghiêm! Xử lý nghiêm!


- Được, ta đã cảnh cáo mà mày không nghe, giờ vào lò rôti nhé?


Con chim nghe tuyên án tử vẫn không bỏ được tật cũ:


- Đúng quy trình! Đúng quy trình!


Theo Người Đô Thị

Tổng số lượt xem trang