XUNG QUANH PHIÊN XÉT XỬ VỤ ÁN DƯƠNG CHÍ DŨNG VÀ ĐỒNG BỌN:
-Ụ nổi U83M tiền tiêu tốn là khoảng 1 tỷ/tháng. Ảnh: internet
-Giật mình: Dương Chí Dũng sẽ thoát án tử hình?(PetroTimes) - Giới luật sư đã gây chấn động khi viện dẫn một nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao do Thẩm phán Trịnh Hồng Dương ký trước đây có thể “cứu” cho Dương Chí Dũng khỏi tội chết.
- Nếu “vợ bé” của Dương Chí Dũng chứng minh được tiền mua hai căn hộ? (LĐ).
- Vụ Dương Chí Dũng: Truy thu số tiền tham nhũng thế nào? (NĐT).- “Sếp” doanh nghiệp nhà nước làm sai, phải bỏ tiền túi ra đền (PT).
- Cho rằng tử hình quá nặng, Dương Chí Dũng kháng án (NLĐ). - Hai can phạm vụ Dương Chí Dũng kháng án (VNN).
-Sân sau của Dương Chí Dũng? (TVN 16-12-13)Có ba thứ “bất vị”, mà luật pháp phải tuân thủ. Đó là Luật pháp bất vị thân. Luật pháp bất vị tiền. Và luật pháp bất vị quyền. Nhưng liệu tư pháp nước Việt có được 03 thứ bất vị đó không?
Những ngày này, cả xã hội chăm chú theo dõi vụ xét xử tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế tại Tổng Công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines), do Dương Chí Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT cầm đầu, cùng gần chục kẻ đồng phạm.
– Kỳ Duyên: Sân sau của Dương Chí Dũng? (TVN). –-Từ đại án Dương Chí Dũng nghĩ về trách nhiệm công chức (VOV). - Cuộc chạy trốn của Dương Chí Dũng: Đỉnh cao quyền lực (TN). - Không chấp nhận lời xin lỗi! (ĐĐK). - Dương Chí Dũng có thoát được án tử hình? (Infonet). – Dương Chí Dũng đọc thơ liệu có thoát được án tử chiều nay? (MTG).
- Truy tố 4 tội danh, bầu Kiên đối mặt với mức án chung thân (NLĐ).
- ‘Đại án’ chấn động lịch sử Ngân hàng: Siêu lừa thoát tội tham nhũng? (VTC).
- Thủ tướng yêu cầu rà soát những sai phạm của EVN (ĐĐK). - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Chưa phát hiện có tiêu cực, tham nhũng tại EVN (SGGP).- KỲ DUYÊN: Ai là “sân sau” của Dương Chí Dũng? (VHNG). -. - Tử hình Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc (NLĐ). - Dương Chí Dũng đứng lặng như tượng nghe lĩnh án tử hình (DV). Sẽ xử nghiêm người gọi điện báo tin cho Dương Chí Dũng bỏ trốn (NLĐ). - Trong vòng 4 năm, sẽ xử lý xong 236 doanh nghiệp thuộc Vinashin (DT).– Lê Diễn Đức: Nụ cười Dương Chí Dũng (Blog RFA). - Vung tiền mua tàu già (TT). - Thất bại của Vinashin và chuyện hành chính làm tái cơ cấu (ĐV). - Dương Chí Dũng giải trình việc bỏ trốn ra nước ngoài (Infonet). - Ông Vũ Mão: Phải xem có ai đứng sau Dương Chí Dũng chỉ đạo không? (GDVN). - Phiên tòa xử vụ Vinalines: Các bị cáo khai bị nhục hình, bức cung (PLTP).
Vụ Dương Chí Dũng: Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc lãnh án tử hình (TT 16-12-13) -- Vietnam sentences state firm executives to death for embezzlement(reuters 16-12-13) Ai mật báo để Dương Chí Dũng bỏ trốn? (TT 16-12-13) Sắp xử em trai Dương Chí Dũng (PLTP 16-12-13) Dương Chí Dũng gây nhiều bức xúc hơn Phạm Thanh Bình (MTG 16-12-13)Cuộc chạy trốn của Dương Chí Dũng: Đỉnh cao quyền lực (TN 16-12-13) Cuộc chạy trốn của Dương Chí Dũng - Kỳ 2: Ai báo ‘tin mật’ ? (TN 17-12-13) - Dương Chí Dũng: TIỀN ĂN CẮP ĐẮP CHO BỒ (Bùi Văn Bồng). – Đạo đức kách mạng – Đạo đức Hồ Chí Minh (DLB).
- ĐẠI ÁN, ĐẠI CỤC VÀ ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ (Bùi Văn Bồng). – Võ Miêu:Tiên sư triết học (Quê Choa).
- Sắp xét xử 3 vụ đại án (NLĐ). – Bầu Kiên đối mặt án chung thân (BBC).- Cuộc chạy trốn của Dương Chí Dũng – Kỳ 2: Ai báo ‘tin mật’ ? (TN). - Giây phút Dương Chí Dũng nghe tòa tuyên án tử (VNN). - Dương Chí Dũng lĩnh án tử hình: Đại biểu Quốc hội nói gì? (Infonet). - Không có chuyện bỏ lọt tội phạm vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn (DV). - “Không bỏ lọt tội phạm báo tin cho Dương Chí Dũng bỏ trốn” (TT). - Kết thúc đại án tham nhũng ở Vinalines: Truy tố đúng người đúng tội (DV). –‘Dương Chí Dũng sẽ kháng cáo bản án tử hình’ (ĐV).
- Con đường sa ngã của Dương Chí Dũng (MTG). – Vụ Dương Chí Dũng: Án tử hình là thỏa đáng (TP). – Bên lề phiên xử: Bị cáo Mai Văn Phúc nhoẻn cười lúc chờ tuyên án (TP). – Thấy gì qua án tử hình Dương Chí Dũng (GDVN).
- Xử tử hình sẽ có tác dụng răn đe (TT). – “Hi vọng đó là bài học cảnh tỉnh”.
- Đình chỉ điều tra nguyên Phó chủ tịch ACB (TN).- Những quan điểm về việc bỏ án tử hình với tội danh tham ô… (PL&XH).
- Hạ Đình Nguyên: Bác Trọng nói câu nào cũng dzui ghê! (Boxitvn).
– Ba vấn đề lớn trong các “đại án kinh tế”, qua vụ án Vinalines (DLB). – Trạng chết, Chúa cũng băng hà (DLB).
- Nguyễn Bá Thanh đến phiên tòa Vinalines (BBC). – Audio phỏng vấn Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Ông Bá Thanh có ‘phạm luật’ khi tới tòa? – Luật sư Ngô Ngọc Thủy: ‘Vụ Dương Chí Dũng cần xác minh thêm’. – Nể nang sếp cũ khi thi hành án (NLĐ).
- Trần Dân: Dương Chí Dũng sẽ là một Xiêng Phênh? (DĐXHDS).- Bùi Hoàng Tám: Nghĩ về lời xin lỗi của Lý Nguyễn Chung và Dương Chí Dũng (DT). - Lời kêu oan trong phiên xử Dương Chí Dũng (VNN). - Ụ nổi, ụ chìm (TP). - Đại án tham nhũng tại Vinalines: Kẻ hối hận, người bật khóc (DV). - Vô trách nhiệm thế này, nền kinh tế sẽ đi đến đâu? (LĐ).
- Truy tố Bầu Kiên cùng 6 đồng phạm (TP).
- Sẽ không còn nhục hình như ‘vụ Nguyễn Thanh Chấn’ (VNN).
-Truy tố 4 tội danh, bầu Kiên đối mặt với mức án chung thân
-Nói lời cuối cùng, Dương Chí Dũng xin lỗi Đảng và nhân dân (14/12/2013)
-Sẽ xử nghiêm người gọi điện báo tin cho Dương Chí Dũng bỏ trốn
-
-CÂU CHUYỆN QUANH CHIẾC Ụ NỔI SỐ 83 M
Vụ án "đại tham nhũng Dương Chí Dũng " gắn liền với tang chứng ,vật chứng là chiếc ụ nổi .Cả bàn dân thiên hạ,dù cả đời chưa thấy tàu bè sửa chữa trên những chiếc ụ ra sao , cũng có dịp được hàng trăm tờ báo hình báo giấy ra rả nói về vụ án này và cái ụ nổi này.Là người tạm được coi là trong nghề ,tôi muốn cùng các bạn xăm xoi xem số phận chiếc ụ đó trôi nổi ra sao,vì chúng ta biết rằng ụ nổi cũng là một con tàu.Cũng như con người,con tàu cũng được sinh ra ,chết đi,cũng bệnh tật,cũng vinh quang ô nhục...
Chả thế mà có một thời trong tiếng Anh,con tàu được gọi là " she" ,tức là cô ấy ...mà đô đốc Nimitz Hoa Kỳ có một cái giải thích rất hay .Gọi là cô vì tiền son phấn .tức là tiền sơn phết cạo hà cho một con tàu quá khủng khiếp,chằng thua gì tiền làm đẹp cho các nàng ! Ụ nổi mà các ông Vinalines mua về cũng nhằm sửa chữa,sơn phết làm đẹp cho các con tàu .Nhưng vì sao ,nó lại chết yểu như vậy kéo theo tù tội một lô các cán bộ ,kỹ sư nghe nói là có học hành tử tế ?
Son Tran
Sự tương phản giữa Hồ Kim Hậu và Dương Chí Dũng
dantri.com.vn
(Dân trí) -- “Một thân phận nhỏ bé nhưng có một nhân cách lớn. Chả bù với những cá nhân có thân phận to lớn nhưng nhân cách lại quá nhỏ bé.”-Tôn Anh thienanh_ton@yahoo.com
>> Tài xế vụ “hôi bia” xin hoàn lại số tiền các nhà hảo tâm đã giúp
Gia đình anh Hồ Kim Hậu đang sống trong nhà trọ
Sao trên đời lại có sự trùng hợp đến ngẫu nhiên: Hôm nay, thứ 2 16/12, Tòa tuyên án Dương Chí Dũng và đồng bọn về tội tham nhũng 1,666 tỷ đô la (tương đương 28 tỷ đồng) trong vụ mua bán nổi 83M. Cũng hôm nay, anh Hồ Kim Hậu - nạn nhân trong vụ “hôi bia” cũng lên đường ra TP Hồ Chí Minh mở tài khoản để nhờ ngân hàng chuyển trả lại qua tài khoản số tiền 220 triệu đồng cho các nhà hảo tâm đã ủng hộ anh, số còn lại anh xin chuyển qua cho Quỹ vì người nghèo tỉnh Đồng Nai.
Nhưng trong sự giống nhau về thời gian ấy lại có những điểm khác nhau một trời một vực về thân phận và nhân cách
Thứ nhất, Dương Chí Dũng là quan chức to – đường đường là Tổng giám đốc một tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước, còn anh Hồ Kim Hậu chỉ là một công nhân lái xe thuê làm công ăn lương.
Thứ hai, Dương Chí Dũng rất giầu, bỏ ra cả tiền tỷ để mua nhà cho bồ nhí. Còn anh Hồ Kim Hậu lại rất nghèo, phải bươn chải cùng vợ là công nhân kiếm tiền nuôi con nhỏ.
Hai điểm trên là sự khác nhau thuộc về thân phận giữa Dương Chí Dũng và anh Hồ Kim Hậu, còn điểm thứ 3 sau đây là sự khác về nhân cách giữa hai con người này, khiến bạn đọc quan tâm gửi về Tòa soạn báo rất nhiều lời bình luận, đó là anh Hồ Kim Hậu được những nhà hảo tâm tài trợ 220 triệu đồng để bồi hoàn vụ đổ xe nên bị cướp bia ở Đồng Nai, khi hãng bia không bắt đền số bia bị mất trên, anh đã đem toàn bộ số tiền các nhà hảo tâm gửi đến giúp đỡ đưa cho Ngân hàng để hoàn trả các ân nhân và tặng cho quỹ vì người nghèo. Còn Dương Chí Dũng chỉ riêng trong vụ ụ nổi 83M, đã lén lút nhận 10 tỷ đồng chia chác từ tiền thuế của nhân dân. Như vậy, một người thì nhân dân cho tiền cũng không nhận khi thấy mình đã đủ điều kiện tự đứng lên vượt quá khó khăn, còn một người dù Nhà nước và nhân dân không cho phép, vẫn dùng đủ mưu ma chước quỷ để ăn cắp tiền thuế của dân từ ngân sách nhà nước,.
Hóa ra, giống như lửa thử vàng, tiền để thử nhân cách con người. Trong lửa, chất vàng nhân cách của anh Hồ Kim Hậu vẫn sáng bền và lửa cũng làm lộ rõ nhân cách tối tăm của Dương Chí Dũng, bộc lộ bản chất xấu xa của con người anh ta.
Lời tâm sự của anh Hồ Kim Hậu với phóng viên báo Dân trí cuối tuần qua khiến mọi người xúc động:
"Tôi bị hôi bia không lẽ giờ lại hôi tiền” - Rất sòng phẳng, đàng hoàng. Khi có được sự tài trợ thì cảm ơn, trả lại những gì mình không nhất thiết phải nhận và quan tâm đến những người nghèo khổ hơn. Hoan nghênh Hồ Kim Hậu đã hành xử đúng với lương tâm trong sạch của người lao động ViệtNam. Những ai có của mà vẫn hôi của, những kẻ giàu có mà vẫn tìm cách xà xẻo của dân hãy tự soi mình !” - Văn Cường vhnkt3@yahoo.com.vn
“Trời ơi tôi đã quá cảm động, quả thực bị rơi vào tâm trạng vô cùng khó tả. Anh Hậu ơi là anh Hậu, ….với hành động hoàn lại tiền cho các nhà hảo tâm này, anh đã làm cho hàng triệu con tim phải run lên vì cảm động”- Trần Minh TM@gmail.com
“Là người tu hành tôi xin khâm phục tinh thần của anh tài xế xe tải Hồ Kim Hậu. Trong Đạo Phật có câu "biết đủ" tức là thấy đã đủ rồi đừng ham muốn thêm nữa, "đầy quá thì tràn". "Biết đủ hưởng niềm vui", thật là một tấm gương sáng mà tôi khâm phục! Mong sao tôi có được đức tính này của anh, và mong xã hội ta toàn là những người có đức tính "biết đủ" này của anh.” -Thanh Giảng aonaucuabannd@yahoo.com.vn
Và so sánh:
“Một người lái xe bình thường để kiếm tiền nuôi vợ con mà lòng tự trọng của họ như vậy. Không biết các quan tham như Dương Chí Dũng có được "một phần ngàn lòng tự trọng" của anh lái xe nói riêng và của toàn dân nói chung không? “- Vo Dinh vodinhbd@yahoo.com
“Đọc bài báo thấy xúc động quá. Chỉ mấy ngày anh Hậu gặp họa đã có rất nhiều người tự nguyện gíup đỡ anh, đúng là người VIỆT NAM lá lành đùm lá rách, LÁ RÁCH ÍT ĐÙM LÁ RÁCH NHIỀU ! Đọc bài báo nói về vụ việc lãnh đạo Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật, thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang ăn chặn 181 triệu đồng tiền cúa các cháu tàn tật, tôi thấy quá bức xúc. Sao lại có những con người không còn NHÂN TÍNH tồn tại ở xã hội ta? Đúng là LÁ LÀNH BÒN LÁ RÁCH Thật xấu hổ quá các QUAN THAM! Hành động của anh Hậu rất nhân văn! Hành động của các quan tham rất ĐÊ HÈN! Hy vọng qua việc làm nhân văn của anh Hậu sẽ là tiếng chuông vang vọng khắp cả nước làm cảnh tỉnh CÁC QUAN THAM !Việc anh Hậu làm tuy nhỏ nhưng có sức sống rất lớn, hy vọng góp phần tích cực vào công cuộc phòng chống tham nhũng ở VIỆT NAM. Xin chân thành và cảm phục anh.” - Nguoi dan thuybinh226@yahoo.com
Rồi viết châm biếm sâu sắc với lời đối thoại (giả tưởng) giữa Dương Chí Dũng và Hồ Kim Hậu:
“Em ơi, mấy trăm triệu lận, mà em không nhận, xin gửi trả người tặng. Còn đây số tiền lên tới 1,666 triệu đô la, anh biết làm sao chuyển trả cho nhân dân bây giờ? Than ôi, em chơi chi mà độc rứa trời ?” – Dinh Hanhtonyllq@yahoo.com
Bạn đọc đánh giá cao nhân cách của anh lái xe Hồ Kim Hậu và phê phán nhân cách của những kẻ tham ô :
“Anh Hậu là tấm gương lớn cho những kẻ tham nhũng sửa mình! Nhân cách của con người Việt thật sự là đây! Qua hoạn nạn của anh câu nói của tiền bối: "Lá rách ít đùm lá rách nhiều" là đây! Hỡi những kẻ muốn cố gắng vặt trụi cả lá rách để mua nhà cho "bồ", tậu xe xịn, xây nhà nguy nga cho con du học bằng tiền "cướp" được kia hãy nhìn mà soi lại mình!”-
Tô Dương Lễ barabasovaucraina@gmail.com
“Một nhân cách đẹp! bọn "sâu dân mọt nước" như Dương Chí Dũng nên nhìn vào gương tài xế Hậu mà tự xử!!!” - Lê Minh Thumailto:lmthu%202005@yahoo.com.vn
“Rất cảm động vì hoàn cảnh và tấm lòng của anh , đói cho sạch-rách cho thơm ! Mong đây là tấm gương cho những kẻ tham nhũng mà không dám nhận tội.” QT trungnguyensimco@yahoo.com.vn
“Giá như các quan tham cũng có được một chút suy nghĩ như anh tài xế này thì có thể nước ta, dân ta không phải trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế như mấy năm qua.”
Hoang Anh Hung nhohoang56@yahoo.com.vn
“Một thân phận nhỏ bé nhưng có một nhân cách lớn. Chả bù với những cá nhân có thân phận to lớn nhưng nhân cách lại quá nhỏ bé.”-Tôn Anhthienanh_ton@yahoo.com
***************
Nhân việc Dương Chí Dũng ra tòa, nên đọc lại bài phỏng vấn này của Carl Thayer: VN: Biên độ của cuộc chiến phe phái (BBC 7-9-12)
Vụ bắt cựu lãnh đạo Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines Dương Chí Dũng hồi đầu tuần này đã đặt ra những câu hỏi về ý nghĩa của nó trong bối cảnh chống tham nhũng và cải cách rộng lớn hơn ở Việt Nam.
Sau khi có tin ông Dương Chí Dũng bị bắt hôm 5/9, BBC đã điện thoại phỏng vấn nhà quan sát Việt Nam có tiếng Carl Thayer từ Học Viện Quốc phòng Úc. Trước hết ông cho biết đánh giá về động cơ của vụ bắt:Nhìn nhận đầu tiên của tôi là đây là động thái giảm thiểu tác hại. Không nghi ngờ gì về chuyện có mối liên hệ giữa chiến dịch chống tham nhũng và việc cải cách ngành ngân hàng ở Việt Nam.
Nhưng những đại công ty [ở Việt Nam] là con đẻ của thủ tướng và ông là người phải chịu trách nhiệm cuối cùng.
Các nhà lãnh đạo Đảng ở Việt Nam luôn nói, mặc dù chỉ nói suông, họ sẽ truy cứu những người tham nhũng bất kể họ giữ chức vụ cao tới đâu.
Nhưng họ luôn dừng ở các cấp thấp hơn nhiều so với ủy viên bộ chính trị, có thể là đến cấp thứ trưởng hoặc ủy viên trung ương nhưng không bao giờ lên mức cao hơn thế.
Trong trường hợp này thủ tướng đang chịu sức ép rất lớn khi để tồn tại môi trường kinh doanh lỏng lẻo trong đó các tổng công ty và Ngân hàng Nhà nước muốn làm gì thì làm, họ không bị kiểm toán.
Bản thân các đại công ty cũng không tự kiểm toán đúng đắn.
Khi người ta tham nhũng thì không phải là thủ tướng ra lệnh cho họ làm như vậy và có liên quan trực tiếp.
Người ta có thể nói rằng ông là người được hưởng lợi gián tiếp từ một mạng lưới lớn hoạt động dưới trướng của ông.
Vậy nên nếu giờ có những bằng chứng về các vấn đề tài chính lớn [ở các tổng công ty] thì ông [Dũng] không thể bảo vệ họ được nếu ông muốn vô tội.
Chính vì vậy những tay chân của ông đã bị bỏ mặc, bỏ rơi.
BBC: Trong vụ Vinashin, Vinalines cũng như vụ bắt cựu lãnh đạo và lãnh đạo ngân hàng thương mại tư nhân ACB, lý do đều là 'thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng', trong trường hợp này [thất thoát ở các tổng công ty nhà nước] liệu chúng ta có thể nói điều tương tự về thủ tướng không?
Vâng, nhưng đây là chiến dịch phê và tự phê sẽ diễn ra tại cuộc họp của ban chấp hành trung ương tới đây. Người ta không thể tự phê mà không nói rằng họ đã có những bước đi [để cải thiện tình hình] vì như vậy họ sẽ chật vật.
Chính vì vậy trong vụ Vinashin, cho dù không có chiến dịch phê và tự phê, thủ tướng đã có bước đi phủ đầu và nhận trách nhiệm. Liệu người ta còn làm được gì thêm nữa khi người đứng đầu nói rằng ông nhận trách nhiệm.
Nay với chiến dịch phê và tự phê, ông sẽ phải tự kiểm điểm mình và những người khác có thể kiểm điểm ông vì ông chưa tự kiểm điểm đúng mức.
Nói mình có trách nhiệm là một chuyện nhưng [câu hỏi là] người đó đã làm gì về chuyện [thiếu trách nhiệm] đó.
Theo những gì tôi nhìn nhận từ bên ngoài về môi trường chính trị Việt Nam thì nhiều nhóm bị bỏ ra ngoài lề, nhiều đảng viên cộng sản không hài lòng với những gì họ được hưởng trong điều kiện kinh tế hiện nay và thủ tướng có vẻ khá bị cô lập.
Ông vẫn có một mạng lưới lớn và tôi không tin vào tin đồn rằng ông sẽ bị đẩy khỏi ghế thủ tướng.
Như tôi đã từng nói với BBC, đây là động thái của Đảng [cộng sản] nhằm giành lại quyền lực và thực hiện việc kiểm tra và kiểm soát đối với mạng lưới lớn mà cho tới nay hoạt động dưới sự điều khiển của thủ tướng và ông chưa thực hiện thanh tra và kiểm soát.
Khi mà kinh tế phát triển tốt và các công ty này cũng như những thực thể khác hoạt động tốt thì không có chuyện gì cả.
Nhưng nay sự chú ý đang đổ vào tình trạng tham nhũng ở những công ty này và cả trong ngành ngân hàng đang rất cần được cải cách.
Cái nhìn của tôi là như vậy, một phần là những động thái phủ đầu [của thủ tướng], ông sẽ không chiến đấu vì ai cả vì nó sẽ chỉ làm ông gặp thêm cho khăn và chính vì vậy họ [tay chân của thủ tướng] đã bị bỏ rơi.
BBC: Ông có nghĩ rằng sẽ có thêm những chuyện tương tự như Vinashin, Vinalines xảy ra nữa không? Người ta đang tự hỏi, nhất là sau cả vụ scandal trong ngành ngân hàng nữa, rằng điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Mọi chuyện liệu có dừng ở đây không hay lại có thêm những vấn đề, thêm những vụ bắt bớ và thêm cả những gì mà ông gọi là 'kiểm soát tác hại' từ phía thủ tướng nhưng thủ tướng sẽ vẫn tại vị để giải quyết những rắc rối của chính ông?
Tôi nghĩ bước tiếp theo sẽ là khả năng bị ảnh hưởng của các liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài bị lỗ trong năm tài chính này. Bởi vì sẽ chẳng có đối tác Việt Nam nào chịu trách nhiệm về điều đó cả và sẽ đổ hết trách nhiệm cho phía nước ngoài.
Vấn đề ở đây là tất cả những người liên quan không ai muốn làm bất ổn hệ thống cả vì nó sẽ làm lung lay vị trí của chính họ.
Có rất nhiều toan tính ở đây, có cả chuyện mà người ta nói rằng muốn hạ bệ thủ tướng, điều mà tôi không tin vì như vậy sẽ tạo bất ổn và gây đổ máu.
Cũng giống như hai người chơi cờ quá nhanh và ăn lấy một con tốt hay con tượng mà không để ý tới hậu quả sẽ ra sao khi họ dừng lại.
Ở đây cả hai phía phát tín hiệu cho nhau để quyết định xem sẽ đi xa tới đâu.
BBC: Từ trước tới nay người ta đã chỉ trích thủ tướng và nhiều người sẽ nói rằng chỉ trích là đúng. Nhưng nếu ông [Nguyễn Tấn Dũng] ra đi, điều mà ông cho rằng sẽ không xảy ra, liệu chúng ta có ứng viên nào có khả năng xuất sắc hơn không hay cho dù ông có thế đi chăng nữa thì cũng không có ai để thay thế?
Kể từ khi Việt Nam thống nhất tới nay, tôi không biết tới thủ tướng nào ở Việt Nam lên chức này mà lại không đi qua chức phó thủ tướng.
Bước đi đầu tiên phải là chức phó thủ tướng. Khi ông Dũng nhậm chức, ông có ba [phó thủ tướng] và ông cố giảm số cũ và thay vào bằng người của ông nhưng không thành công.
Nhưng giờ tất cả các phó thủ tướng đều là người của ông cả nên phế truất thủ tướng và thay vào đó bằng một đệ tử ruột của ông cũng sẽ không thay đổi được gì nhiều.
Đây [phế truất thủ tướng] là điều chưa có tiền lệ và hơn nữa người ta có thể nói gì về những điều thủ tướng đã làm ngoại trừ việc cai quản chung.
Chiến dịch phê và tự phê cũng là để người ta phát triển những điểm mạnh sau khi đã xác định được những điểm yếu.
Quá trình này không phải được đưa ra để loại người ta ra khỏi đảng.
Nói cách khác, nếu một [lãnh đạo] khôn khéo sẽ thừa nhận đủ mức và hứa sẽ cải cách để tiếp tục tại nhiệm.
Tôi sợ rằng vào kỳ đại hội đảng sắp tới một số phó thủ tướng vẫn sẽ cảm thấy không đủ tầm để vào chức thủ tướng.
Tôi cũng nghĩ rằng sự ủng hộ rộng rãi của khối doanh nghiệp nhà nước cho ông thủ tướng là rất mạnh và chúng ta chưa thấy lực lượng này được huy động.
Đối phương sẽ tự hại mình khi đánh vào thủ tướng vì nó sẽ gây ra bất ổn và các nhà đầu tư nước ngoài sẽ lo ngại trong khi họ chính là những con ngỗng đẻ trứng vàng cho Việt Nam.
Vậy tại sao lại hạ bệ thủ tướng khiến các nhà đầu tư nước ngoài bỏ chạy để cải tổ kinh tế?
Và câu hỏi ai có thể làm tốt hơn cũng là câu hỏi mở. Dĩ nhiên là có nhiều khiếm khuyết nhưng ông [Dũng] đã trị vì một đất nước phát triển.
Nhưng chính sự phát triển đó cũng mang lại những vấn đề khi thủ tướng thiếu sự kiểm soát đúng mức.
Chuyện ông nói ông vô tội là một ví dụ [vì điều đó có nghĩa là] họ [các tổng công ty] muốn làm gì thì làm.
Tôi nhớ ông ấy còn nói có năm các tổng công ty không được kiểm toán vì có khủng hoảng tài chính [toàn cầu]. Nhưng vấn đề chính vẫn là Bộ Luật Hình sự của Việt Nam mà theo đó gây lỗ cho nhà nước là một tội.
BBC:Tức là đây là trường hợp đặc biệt của riêng Việt Nam, còn ở nhiều nước khác gây lỗ là chuyện thường và không phải chịu trách nhiệm hình sự?
Đúng vậy. Lấy ví dụ công ty Jetstar bị thua lỗ nhiều năm trước vì đưa ra các quyết định dựa vào phán đoán giá xăng dầu trong tương lai. Trong thế giới kinh doanh thương mại, người ta sẽ cho những người [chịu trách nhiệm] đó nghỉ hưu và không có bồi thường gì cho họ cả. Và đó là cái giá họ phải trả.
Những người làm kinh doanh tự nghĩ rằng 'mình cũng có thể có những quyết định sai lầm như thế và trong trường hợp này họ đã sai lầm vậy nên quên nó đi'.
Ở đây chúng ta không nói đến chuyện tham nhũng mà là việc phán đoán giá xăng dầu do tính thất thường của nó.
Nhưng họ [Việt Nam] đã truy Jetstar và đòi công ty phải trả lại nhà nước khoản tiền lỗ. Người ta không thể quy định các doanh nghiệp không được lỗ và nếu lỗ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như thế là can thiệp vào thị trường và thị trường có khả năng tự trừng phạt những công ty làm ăn không hiệu quả chứ không cần tới nhà nước.
BBC: Trong các vụ có liên quan tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông nhận xét thế nào về thái độ của Chủ tịch nước [Trương Tấn Sang] và liệu ông có nuôi tham vọng gì không?
Những người ủng hộ ông và cả một số cựu đại sứ mà tôi sẽ không nêu tên nói rằng ông [Sang] thực ra là người có đầu óc cải cách. Đây là vấn đề không rõ ràng. Liệu ông có phải là người chủ động có những bước đi cải cách hay ông chỉ phản ứng lại trước sức ép. Tôi thiên về điều thứ hai [phản ứng trước sức ép].
Mỗi khi tôi nói chuyện với những quan chức của Bộ Ngoại giao, họ vẫn nói rằng Chủ tịch nước muốn có nhiều quyền hơn trong chính sách đối ngoại. Thực ra ông Sang muốn kết hợp hai chức chủ tịch nước và tổng bí thư.
Ông muốn có quyền lực và sẽ không chịu đứng thứ hai sau Thủ tướng. Mặc dù văn phòng chủ tịch nước ít quyền lực hơn văn phòng thủ tướng nhưng ông cũng ở trong Bộ Chính trị và điều này củng cố vị trí của ông.
Nếu tôi nhớ không nhầm thì vào thời gian đại hội Đảng sắp tới chỉ có một người trong Bộ Chính trị đủ tuổi ở lại, những người khác sẽ phải có ngoại lệ mới có thể tiếp tục [trong Bộ Chính trị].
Chính vì vậy tôi không nghĩ ông Sang có tham vọng gì khác.
Sự cạnh tranh quyền lực [giữa ông Sang và ông Dũng] luôn có nhưng tôi chưa bao giờ thấy nó tới mức người này muốn hạ bệ người kia.
Trong lịch sử hậu 1975 của Việt Nam chỉ có duy nhất một ủy viên bộ chính trị bị phế truất là ông Trần Xuân Bách nhưng vì lý do khác.
Ông [Bách] khi đó là ngoại lệ khi ông là người có đầu óc cải cách và không thay đổi suy nghĩ của mình.
Việt Nam muốn có sự cân bằng, họ muốn ông Dũng lùi bước và chia sẻ bớt quyền lực cho những người nằm ngoài mạng lưới của ông và điều này sẽ khiến ông Sang và những người khác hài lòng.
Vụ ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng [từ dưới quyền ông Dũng sẽ về dưới quyền Bộ Chính trị] là một ví dụ.
Việt Nam cũng đã tham gia hệ thống toàn cầu và họ sẽ không thể cạnh tranh được nếu có nền kinh tế yếu kém, tham nhũng tràn lan và hệ thống ngân hàng nợ nần chồng chất.
Cho dù anh là phe cải tổ hay bảo thủ, một khi anh đã chọn hướng đi chiến lược thì phải đảm bảo nó hoạt động hiệu quả.
Theo tôi đây là điều ông Sang theo đuổi bên cạnh sự cạnh tranh với ông Dũng nhưng những người dưới trướng ông Sang có thể có những mục tiêu khác.
BBC: Sau tất cả những bình luận của ông trên BBC và các đài báo nước ngoài khác về các vụ bắt giữ gần đây trong đó có vụ bắt những người trong ngành ngân hàng, một số báo Việt Nam mạnh mẽ nói rằng mọi việc được thực hiện đúng quy định của pháp luật và không có yếu tố chính trị gì ở đây cả. Ông nghĩ sao?
Có hai cách để trả lời câu hỏi này.
Cách thứ nhất là Việt Nam thực hiện cải cách ngân hàng và mọi việc chấm dứt ở đó thôi.
Nhưng trong hệ thống nhà nước và đảng ở Việt Nam tôi không tin là có ai có vị trí độc lập như Bộ trưởng Tư pháp Úc, người theo luật có thể làm bất cứ điều gì bất chấp chuyện thủ tướng muốn gì.
Ở Việt Nam không thế và tôi không tin rằng người ta có thể bắt một ai đấy trong danh sách 30 hay 100 người giàu nhất mà không có cuộc gặp riêng với Thủ tướng hay cộng sự thân cận của ông để báo cho ông biết.
Chúng ta hãy nhìn lại vụ Năm Cam và vụ PMU[18], người ta đã đi xa tới đâu trong những vụ đó?
Vụ Năm Cam xảy ra khi ông [Trương Tấn Sang] lãnh đạo [thành phố Hồ Chí Minh] nhưng khi vụ việc vỡ lở ông ấy đã ở Hà Nội. Ông ấy không sao cả và con đường thăng tiến cũng không gặp vấn đề gì.
Và cũng đã có lúc báo chí Việt Nam được tự do viết về rất nhiều chuyện. Nhưng rồi đột nhiên có chuyện ai đó khóa vòi lại.
Vậy nên không có cơ quan thực thi pháp luật hay tư pháp nào độc lập ở Việt Nam cả.
-Các bị cáo “tố” bị ép cung
- Xử “đại án” tham nhũng Dương Chí Dũng: Vinalines không muốn đòi tài sản cho nhà nước (LĐ). - Luật sư “đòi” điều tra lại vụ Dương Chí Dũng (PLVN). – Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh xuất hiện tại phiên tòa Dương Chí Dũng (TN).- Dương Chí Dũng xin được đối chất với giám đốc công ty AP (TT). - Cập nhật xét xử Dương Chí Dũng: Truy tố các bị cáo là có căn cứ (Soha). - Xét xử “đại án” tham nhũng tại Vinalines: Dương Chí Dũng xin lỗi và… đọc thơ trước tòa (LĐ). - Dương Chí Dũng ‘xin lỗi nhân dân’, Mai Văn Phúc bật khóc tại tòa (TN). - Xét xử vụ Dương Chí Dũng: Nếu quản lý thế này, đất nước sẽ đi về đâu? (TN).
- “Bóc” bí mật quan hệ Dương Chí Dũng và đối tác bán ụ nổi 83M (DT). - Dương Chí Dũng và đồng bọn đã chia tiền thế nào? (PT). - Anh em ông Dương Chí Dũng: Từ đỉnh cao xuống vực sâu (TP). - Ngày mai, Dương Chí Dũng có thể đối mặt án tử hình (NĐT). - Toàn cảnh vụ tham ô của Dương Chí Dũng (VNN). – Cấp dưới “tố” Dương Chí Dũng phạm tội cố ý làm trái… (PT).
–Vì sao Dương Chí Dũng mua ụ nổi 83M qua Công ty AP?
Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN -Không mua trực tiếp từ công ty sở hữu, Dương Chí Dũng và đồng phạm chọn Công ty AP, đơn vị môi giới để mua ụ nổi 83M. LIÊN QUAN. Ngày mai, xét xử vụ tham nhũng của Dương Chí Dũng · Dương Chí Dũng: Con đường quan lộ - con đường ...
Em Dương Chí Dũng: Gia đình không biết anh có con riêng
Dương Chí Dũng: Từ đỉnh cao xuống vực sâu
Luật sư Trần Đình Triển bào chữa cho Dương Chí Dũng - -
- Đề nghị án tử hình cho Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc (TTXVN). – Đề nghị tử hình Dương Chí Dũng (NLĐ). –Đề nghị án tử hình với Dương Chí Dũng (BBC). – Các cựu quan chức Vinalines có thể lãnh án tử hình (VOA). –Các sếp Vinalines được gỡ tội ra sao? (VNN).- Chuyện valy tiền lại quả ở Vinalines: Người nói ‘có’ kẻ nói ‘không’ (DV). - Bộ GTVT chối bỏ trách nhiệm liên quan đến vụ mua ụ nổi của Vinalines (DV). - Tài ‘hô biến’ của Dương Chí Dũng (TP). - Qua vụ Dương Chí Dũng nhớ lại vụ xử Cục trưởng Cục Quân nhu Dụ Châu (GDVN).- Đề nghị tử hình Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc (MTG). – Dương Chí Dũng bị đề nghị án tử hình (VNN). - Bị cáo Dương Chí Dũng bị đề nghị mức án tử hình (VOV). - Vinashin, Vinalines “quên” gần 200 container tại cảng (DT). - Viện kiểm sát đề nghị mức án tử hình với Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc (GDVN). - Phải đổi tiền 500.000 đồng để đưa Dương Chí Dũng (PLTP).-Mai Văn Phúc "chối" không nhận tiền sau thương vụ ụ nổi 83M
--Đồng phạm nói đưa vali tiền, Dương Chí Dũng bảo vali rượu
-Vinashin, Vinalines 'quên' gần 200 container tại cảng
-Ông Dương Chí Dũng bị đề nghị án tử hình-- Thanh tra khó có thể phát hiện tham nhũng (VOV). - Tôi thấy một ‘thằng tôi’ trong Dương Chí Dũng (TN).
- Sẽ thanh lý ụ nổi để giảm thiệt hại (TT). - Dương Chí Dũng khai bỏ trốn vì có ‘người quen’ gọi báo (TN) “… nhưng không khai người này là ai”. Mời xem thêm bình luận tại: – Sai lầm lớn của Dương Chí Dũng là bỏ trốn, nên khiến tòa phải sợ cánh báo chí? (DĐXHDS).
- Dương Chí Dũng và đàn em phủ nhận hành vi nhận tiền “lại quả” (ANTĐ). - Dương Chí Dũng xấu hổ khi “lấy tiền của vợ” mua nhà cho “bồ”? (PLVN). - Lộ mánh “ăn” ụ nổi, chia tiền lại quả (DV). - Vụ Vinalines: Không hoạt động, ụ nổi 83M vẫn “ngốn” 1 tỷ/tháng (DV). - Nguyên PGĐ Công an đưa anh trai bỏ trốn như nào? (VNN). - Cựu lãnh đạo Vinalines đối nhau chan chát (VTC). - Mai Văn Phúc “chối” không nhận tiền sau thương vụ ụ nổi 83M (PT). - Thua lỗ nghìn tỷ, Vinalines lại xin ưu đãi đủ đường (ĐV).
Bộ GTVT đến muộn, Vinalines không rõ thiệt hại
Dương Chí Dũng chối phứt việc nhận 10 tỉ đồng tham ô
Nhận 10 tỉ đồng chia chác tham ô, Dương Chí Dũng nói: Cảm ơn!
Dương Chí Dũng định trốn đi Trung Quốc song đổi hướng sang Mỹ
Vụ Vinalines: Dương Chí Dũng nuôi "bồ nhí", đút túi tiền tỉ
-
- Dương Chí Dũng khai bỏ trốn sau cú điện thoại bí ẩn(NLĐO)- Khai trước tòa sáng nay 13-12, Dương Chí Dũng cho biết đã vội vã bỏ trốn chiều ngày 17-5-2012 sau khi nhận được cú điện thoại của “người quen”. Khi tòa truy: “Người quan đó là ai?”, Dũng chỉ trả lời “đã khai với cơ quan điều tra bên an ninh” và xin phép không khai tại tòa.
Dương Chí Dũng: “Khi bỏ trốn tôi hoàn toàn không vì sợ tội tham ô". Ảnh: Nguyễn Quyết (chụp qua màn hình)
Trong phiên tòa sáng 13-12 xét xử Dương Chí Dũng và đồng phạm, Hội đồng xét xử (HĐXX) truy vấn bị cáo về việc bỏ trốn trước khi cơ quan điều tra tống đạt các quyết định khởi tố.
Trước đó, ngày 17-5-2012, Cơ quan điều tra (CQĐT) ra quyết định khởi tố bị can, khám xét, bắt tạm giam ông Dương Chí Dũng. Tuy nhiên, đến khi CQĐT tống đạt quyết định khởi tố thì Dương Chí Dũng hoàn toàn biến mất trước sự bất ngờ của lực lượng cảnh sát điều tra. Sau đó, em trai Dương Chí Dũng là Đại tá Dương Tự Trọng, nguyên Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng mới có những động thái giúp anh mình bỏ trốn sang đến tận Mỹ rồi bị đẩy về Việt Nam.
Bị cáo Dũng trần tình: “Khi bỏ trốn tôi hoàn toàn không vì sợ tội tham ô. Khi HĐQT quyết định thì tôi không biết mình sai, đến khi làm việc với cơ quan điều tra thì tôi mới nhận thức được chúng tôi sai cố ý làm trái vì quy trình thủ tục đầu tư là có sai phạm. Tôi thừa nhận trước tòa sai phạm này. Còn cái ụ tôi vẫn khẳng định đó không phải tàu”.
Dũng biện minh cho quyết định mua ụ nổi: “Còn cái sai là trình tự anh em làm tôi không biết, tôi ký thì trách nhiệm là của tôi. Cái sai là trong chọn thầu, chưa được phê duyệt đã làm… tôi khẳng định tôi không có tham ô”.
Đại diện Viện kiểm sát (VKS) hỏi: Bị cáo bỏ trốn là vì có nhận được một cuộc điện thoại. Vậy ai gọi điện và gọi điện vào thời điểm nào?
Dương Chí Dũng trả lời: “Khoảng trên dưới 6 giờ tối ngày 17-5-2012, tôi nhận được một cuộc gọi điện thoại của một người quen của tôi, nói với tôi là tránh đi. Tôi hoảng quá và tôi tránh đi một thời gian. Tôi cứ thế tôi đi thôi chứ tôi không nghĩ gì cả”.
VKS truy vấn: Vậy người quen đó là ai? Thì bị cáo Dũng ấp úng: “Người quen thì tôi đã khai với cơ quan điều tra bên An ninh trong một vụ án khác. Tôi xin phép HĐXX nếu buộc phải khai thì tôi nói. Còn tôi xin phép đã khai báo với cơ quan điều tra nên không nói ở đây”.
Chủ tọa vặn tiếp: “Lý do không muốn khai?”. Dũng tiếp tục từ chối: “Vì tôi đang khai báo ở vụ này thì nếu tòa yêu cầu khai thì tôi sẽ khai. Vì nếu nói sang vụ kia thì nó sang vấn đề khác, nhiều người không hiểu thì không đúng vấn đề thì sẽ thành dư luận không tốt”.
VKS tiếp: Bị cáo cho HĐXX biết, sau khi nhận được điện thoại, bị cáo trốn đi luôn một chặng đường dài sang Campuchia, sang Đức, sang Mỹ rồi lại quay trở lại. Anh lấy tiền ở đâu đi?
Bị cáo Dũng trả lời: “Tôi thường đi công tác nên trong cặp tôi bao giờ cũng có những thứ rất cần thiết, kể cả tiền phòng đi công tác, chứng minh thư, giấy phép lái xe, hộ chiếu… lúc nào cũng có trong cặp. Không có ai đưa tiền cho tôi đi, tiền tôi có sẵn rồi”.
Chủ tọa chưa dừng lại: “Mục đích sang nước ngoài của bị cáo là như thế nào?” Dũng tiếp tục lý giải: “Khi nhận được thông tin, tôi hoảng loạn và chỉ nghĩ làm sao chạy được càng xa Hà Nội càng tốt thôi. Vì tác động của cú điện thoại nên tôi mới hoảng loạn bỏ trốn thôi chứ nếu bình thường thì không bao giờ tôi trốn”.
Nguyễn Quyết-Tường thuật: Dương Chí Dũng muốn bỏ trốn càng xa Hà Nội càng tốt (13/12)
Vụ Vinalines: Không hoạt động, ụ nổi 83M vẫn "ngốn" 1 tỷ/tháng (13/12)
Vợ Dương Chí Dũng nói chồng lấy tiền mua căn hộ cho bồ! (13/12)
-Vietnam shipping executives on trial for embezzlement
-Bí thư Đà Nẵng “không tiện nêu tên” nhà băng cho vay lãi cao
-Dương Chí Dũng từng bị Hoa Kỳ từ chối nhập cảnhNhục mạ nước Mỹ: Dương Chí Dũng khai định trốn sang Mỹ vì quá hoảng loạn (TP 12-12-13) -- Nếu không hoảng loạn thì đã trốn sang nước khác.
– Việt Nam xét xử «đại án tham nhũng» tại Vinalines (RFI). – Việt Nam xét xử Dương Chí Dũng và vụ tham nhũng ở Vinalines (VOA). –Dương Chí Dũng: ‘Sai nhưng nay mới biết’ (BBC). – Dương Chí Dũng: ‘Bị cáo không vì tiền mà đánh mất danh dự’ (VNE). – Dương Chí Dũng mua 2 căn nhà cho bạn gái bằng tiền của vợ?! (TT). – Tham ô 10 tỷ đồng, Dương Chí Dũng đối mặt án tử hình (VnEco). – NGÀY ĐẦU XỬ VỤ DƯƠNG CHÍ DŨNG: Cấp trên đổ tội cho cấp dưới (NLĐ). – Dương Chí Dũng lộ mâu thuẫn với tổng giám đốc (ĐT). – Vụ án Dương Chí Dũng: Thật khó hiểu! (KT). – Video: Xét xử sơ thẩm vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm (VTV).- Dương Chí Dũng mua nhà cho bồ nhí như thế nào? (ĐS&PL). - Dương Chí Dũng nói mua nhà cho bồ bằng tiền của vợ (TN). - Bị cáo tự bác lẫn nhau trong ngày đầu xét xử vụ Dương Chí Dũng (DV). - Dương Chí Dũng chia tiền “lại quả” cho đồng bọn như thế nào? (Infonet). - Dương Chí Dũng đổ lỗi và chối tội (TP). - Xử nghiêm Dương Chí Dũng để răn ‘giặc nội xâm’ (TP). - “Qua vụ Dương Chí Dũng, chúng ta đã mất rất nhiều” (GDVN). - Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc vẫn “cãi” không Tham ô tài sản (GDVN).
-Sao tòa sợ báo chí đến thế...?(PetroTimes) – Mặc dù phóng viên các cơ quan báo chí đã liên hệ đăng ký tác nghiệp phiên xét xử vụ án Dương Chí Dũng cùng đồng bọn phạm tội “Tham ô tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và đã được cấp thẻ làm việc. Thế nhưng khi đến tác nghiệp, các phóng viên mới "tá hỏa" về quy định của tòa rằng: “Chỉ được mang giấy trắng và bút vào và ngồi theo dõi qua tivi”.
Phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng được kiểm soát an ninh chặt chẽ - (12/12)
Cấp dưới “tố” Dương Chí Dũng phạm tội cố ý làm trái... - (11/12)
Dương Chí Dũng và đồng bọn đã chia tiền thế nào? - (11/12)
Trương Duy Nhất đã phạm tội gì? - (11/12)
Dương Chí Dũng giữ vai trò chủ mưu trong vụ "Ụ nổi 83M" - (11/12)
- Hôm nay xử vụ Dương Chí Dũng (VNN). – Xét xử ‘đại án’ tham nhũng tại Vinalines: Dương Chí Dũng có tới 3 luật sư bào chữa (TN). – Ông Dương Chí Dũng và “bậu sậu” chuẩn bị hầu tòa: Kỳ 1: Vung tay cố ý làm trái (PL&XH). – Kỳ 2: Gật đầu mua “sắt vụn”, đút túi 10 tỷ đồng.- Bùi Hoàng Tám: Trước phiên tòa xử ông Dương Chí Dũng (DT). - Hôm nay xử vụ Dương Chí Dũng (VNN).- Hơn 4.000 tỉ đồng làm đường dây 500kV Sơn La – Lai Châu (VOV).
- Đang xét xử vụ tham nhũng tại Vinalines (VOV). - Con tàu đồng nát và 2 căn hộ cao cấp (NNVN). - Những hình ảnh đầu tiên phiên xử Dương Chí Dũng và đồng phạm (TN). - Cuộc chạy trốn ly kỳ của Dương Chí Dũng (TN). - Dương Chí Dũng đã phá tiền tinh vi như thế nào? (Infonet). – Phó Trưởng ban Nội chính T.Ư: Án tham nhũng phải xử nghiêm nhằm răn đe (LĐ).
-Ụ nổi U83M tiền tiêu tốn là khoảng 1 tỷ/tháng. Ảnh: internet
-Giật mình: Dương Chí Dũng sẽ thoát án tử hình?(PetroTimes) - Giới luật sư đã gây chấn động khi viện dẫn một nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao do Thẩm phán Trịnh Hồng Dương ký trước đây có thể “cứu” cho Dương Chí Dũng khỏi tội chết.
Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP có thể cứu Dương Chí Dũng khỏi tội chết.
Theo nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, tội phạm bị tuyên án tử hình hoàn toàn có thể được giảm xuống chung thân hoặc giam giữ có thời hạn nếu tích cực bồi thường, khắc phục hậu quả.
Đây là nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của các điều 139, 193, 194, 278, 279 và 289 Bộ luật hình sự năm 1999. Cho đến nay, nghị quyết này vẫn còn hiệu lực.
Trong bản án chiều ngày 16/12, HĐXX Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã tuyên phạt Dương Chí Dũng 18 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và tử hình về tội “Tham ô tài sản”.
“Bản án nêu rõ: Thông qua việc cố ý làm trái làm trái, Dương Chí Dũng và một số đồng phạm đã tham ô hơn 28,2 tỉ đồng - cá nhân bị cáo đã tham ô 10 tỉ đồng.”
Bản tuyên án Dương Chí Dũng áp dụng điểm a , điểm b khoản 4 Điều 278 Bộ luật Hình sự.
Nghị quyết 01 nêu rõ: Ở tội danh “Tham ô tài sản” theo điểm a , điểm b khoản 4 Điều 278 Bộ luật Hình sự:
- Người phạm tội phải bị xử phạt tử hình, nhưng người phạm tội đã bồi thường được một phần đáng kể giá trị tài sản bị chiếm đoạt (hoặc người thân thích, ruột thịt... của người phạm tội đã bồi thường thay cho người phạm tội) thì có thể không xử phạt tử hình người phạm tội và tuỳ vào số tiền đã bồi thường được mà có thể xử phạt người phạm tội tù chung thân hoặc tù có thời hạn.
Được coi là đã bồi thường được một phần đáng kể giá trị tài sản bị chiếm đoạt nếu:
a. Đã bồi thường được ít nhất một phần hai giá trị tài sản bị chiếm đoạt;
b. Đã bồi thường được từ một phần ba đến dưới một phần hai giá trị tài sản bị chiếm đoạt, nếu có căn cứ chứng minh rằng người phạm tội (hoặc người thân thích, ruột thịt... của người phạm tội) đã thực hiện mọi biện pháp để bồi thường giá trị tài sản bị chiếm đoạt (đã bán hết nhà ở, tài sản có giá trị; cố gắng vay, mượn... đến mức tối đa).
Dương Chí Dũng khi còn là Chủ tịch Vinalines.
Trước phiên tòa sơ thẩm, Dương Chí Dũng đã không thừa nhận tội trạng của mình. HĐXX xác định “Dương Chí Dũng phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, quá trình điều tra và xét xử tại phiên tòa, Dương Chí Dũng không ăn năn, hối cải, khai báo quanh co, chối tội, không có tình tiết giảm nhẹ”.
Với nhận định này, thì chỉ cần tham ô số tiền 1 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Vinalines cũng đã có thể lãnh án tử hình.
Tuy nhiên, trong trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hay không, Nghị quyết 01 vẫn có thể cứu Dương Chí Dũng nếu người nhà của bị cáo tự giác bồi thường số tiền tham ô (10 tỷ đồng).
Nếu bồi thường được 1 nửa (5 tỷ đồng) mức án sẽ là Chung thân.
Nếu bồi thường được toàn bộ (10 tỷ đồng) mức án có thể được giảm xuống án tù có thời hạn.
Khả năng xảy ra tình huống này rất cao. Mặc dù Dương Chí Dũng không nhận tội nhưng gia đình ông vẫn có thể tự giác mang tiền đến cơ quan chức năng nộp để khắc phục hậu quả. Với khối tài sản có được trong những năm làm Chủ tịch Vinalines, số tiền 5 tỷ hay 10 tỷ đồng có lẽ không phải là điều gì đó quá khó.
Đấy là chưa kể đến tài sản đã kê biên của Dương Chí Dũng hoàn toàn vượt quá số tiền này (1 căn nhà của vợ và 2 căn hộ mua tặng bồ).
Dương Chí Dũng đã kháng cáo và phiên tòa phúc thẩm sẽ quyết định điều này.
Có một nguyên tắc mà bạn đọc cần biết là:
Dương Chí Dũng ngoài mức án tử hình còn chịu án 18 năm về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Giả sử, Dương Chí Dũng được giảm án xuống Chung thân thì mức án bị cáo này phải chịu sẽ là mức án cao nhất: Chung thân. Sẽ không có chuyện cộng án: Chung thân + án 18 năm = án tử hình.
–Vinalines: Án tử hình rồi sao nữa? (BBC). - Nếu “vợ bé” của Dương Chí Dũng chứng minh được tiền mua hai căn hộ? (LĐ).
- Vụ Dương Chí Dũng: Truy thu số tiền tham nhũng thế nào? (NĐT).- “Sếp” doanh nghiệp nhà nước làm sai, phải bỏ tiền túi ra đền (PT).
- Cho rằng tử hình quá nặng, Dương Chí Dũng kháng án (NLĐ). - Hai can phạm vụ Dương Chí Dũng kháng án (VNN).
-Sân sau của Dương Chí Dũng? (TVN 16-12-13)Có ba thứ “bất vị”, mà luật pháp phải tuân thủ. Đó là Luật pháp bất vị thân. Luật pháp bất vị tiền. Và luật pháp bất vị quyền. Nhưng liệu tư pháp nước Việt có được 03 thứ bất vị đó không?
Những ngày này, cả xã hội chăm chú theo dõi vụ xét xử tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế tại Tổng Công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines), do Dương Chí Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT cầm đầu, cùng gần chục kẻ đồng phạm.
Vì sao “nhờn” với tội lỗi?
Đây là một trong 10 đại án tham nhũng đặc biệt, tiếp sau vụ Vina khủng 2012, được đem ra xét xử và hẳn làm đau đầu không ít kẻ.
Đặc biệt, vì tính chất táo tợn của những quan chức, những cán bộ kinh tế đã ngang nhiên phạm tội, xoay quanh việc cố ý làm trái các quy định của pháp luật gây thiệt hại cho Nhà nước 366 tỷ đồng, trong đó, Dương Chí Dũng với vai trò chủ mưu. Ngoài ra, Dương Chí Dũng và một số kẻ trong đó đã cùng nhau tham ô hơn 28 tỷ đồng (theo VietNamNet, ngày 13/12).
“Nhân vật trung tâm”, mà từ đó, kéo theo sự tha hóa của gần chục vị quan chức, cán bộ Nhà nước- là ụ nổi 83 M- một hạng mục quan trọng thuộc Dự án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía nam, do Nhật Bản sản xuất năm 1965 có tuổi đời già cỗi 43 năm, bị hư hỏng nhiều không thể hoạt động, giá gốc chỉ có 2,3 triệu USD, (tương đương 37 tỷ đồng VN- tỷ giá năm 2008). Biết rõ chiếc ụ nổi hư hỏng, nhưng Dương Chí Dũng và các đồng phạm vẫn tìm cách móc nối, mua chiếc ụ nổi này từ Nga về VN, qua một công ty môi giới có tên AP (Singapore), với giá 09 triệu USD (tương đương gần 190 tỷ đồng).
Từ 37 tỷ đồng đến 190 tỷ đồng là một khoảng cách của sự trượt dài trong tội lỗi, sự tha hóa nhân cách và phẩm cách những con người mới đây còn là công dân. Cái khoảng cách trượt dài mà hóa ra quá mong manh. Giữa cái mong manh đó là lòng tham vô độ, sự bất nhẫn và ích kỷ chỉ biết lợi ích riêng mình.
Người viết bài không bàn đến thái độ và những câu trả lời có chủ đạo “không”- không biết, không tìm hiểu, không nghĩ mình sai, không nắm được… của Dương Chí Dũng khi trả lời thẩm vấn trước tòa. Vì những chữ không hay chữ có, rồi đây sẽ là những tình tiết cho tòa án, xã hội thấy thái độ trung thực hay không trước sinh tử của chính Dương Chí Dũng, dù đại diện VKSND t/p Hà Nội đã kiến nghị án tử hình.
Không bàn nỗi đau đớn của gia đình lớn của ông ta, một gia đình được coi là “danh gia vọng tộc” ở đất Hải Phòng, phút chốc bao “tai họa” đổ ập xuống, bởi lòng tham của ông ta đã đành, mà còn bởi ông ta đã kéo theo cả ruột thịt vào tù tội bởi lòng thương mù quáng, lụy tình đến tội nghiệp của họ.
Cũng không bàn đến lá thư kêu “oan” cho chồng do người vợ chính danh của Dương Chí Dũng đứng tên, khi nhận rằng, số tiền 10 tỷ đồng Dương Chí Dũng mua nhà cho bồ nhí là tiền của mình đưa. Khi công khai giấy trắng mực đen, chấp nhận và đồng ý cho Dương Chí Dũng có đứa con trai riêng với cô bồ, chỉ vì mình mới có 03 đứa con gái…
Hẳn khi làm một việc mang tính đạo nghĩa “vợ cứu chồng”, nỗi đau đớn của người đàn bà ấy gấp bội- nỗi đau bị chồng phản bội mà vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt, vì tình chàng nghĩa thiếp, nó cay cực, xa xót làm sao.
Người viết chỉ muốn bàn đến thái độ, đến lương tâm “nhờn” với tội lỗi của Dương Chí Dũng cùng đồng phạm.
Vì sao làm thiệt hại đến hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước- thực chất là tiền thuế của người dân, bỏ túi hàng chục tỷ đồng mà Dương Chí Dũng và các đồng phạm không hề lo sợ, không hề ân hận, thậm chí cãi lấy được trước tòa? Đến thời điểm này, theo tính toán của VKSND t/p HN, chiếc ụ nổi đó làm tiêu tốn tới hơn 500 tỷ đồng. Hiện đang phải làm thủ tục bán thanh lý để cắt lỗ, bởi mỗi năm riêng tiền thuê neo đậu ụ nổi 83M. đã “ngốn” 01 tỷ đồng/ tháng, mỗi năm nó “ngốn” 12 tỷ đồng phí thuê điểm neo đậu.
Bởi cái cung cách mua ụ nổi hư hỏng qua môi giới, tăng giá tiền, rút chênh lệch “hoa hồng” chia nhau, chỉ là một trong nhiều chiêu trò đã mang tính “hệ thống” về cách bòn rút tiền rất phổ biến của nhiều kẻ tham nhũng lộ mặt và chưa bị phát hiện trong các tập đoàn kinh tế, DNNN. Nếu không làm sao giải thích được, các quan chức, cán bộ DNNN lương vài triệu mà của nổi, của chìm, mà ô tô, nhà lầu, chung cư cao cấp, mà vợ bé, bồ nhí, con riêng…? Nhất là khi quản lý Nhà nước rất lỏng lẻo.
Thế nên Vinalines thực chất chỉ là đồng chí bị lộ giữa các đồng chí chưa bị lộ mà thôi. Cho dù sắp tới, có thêm 09 đại án tham nhũng tiêu biểu- 09 đồng chí bị lộ nữa được đem ra xét xử, như lời một quan chức cao cấp hứa hẹn với cử tri, thì đó cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trên mặt nước.
Kẻ tham nhũng giờ đây “nhờn” với tội lỗi. Nếu không làm sao tham nhũng thành “quốc nạn” và VN đứng thứ hạng cao trong… môn này?
Còn tâm lý người dân từ lâu “nhờn” với chính tham nhũng. Cái chữ “nhờn” này đau xót lắm, vì nó chính là … cam chịu!
Liệu có vô can?
Tại tòa án, trả lời của Dương Chí Dũng với Hội đồng xét xử khiến cho xã hội hiện rất hồi hộp theo dõi, kịch tính cao độ. Đó là, việc Dương Chí Dũng bỏ trốn trước khi cơ quan chức năng tống đạt quyết định khởi tố, là do có một cuộc điện thoại báo cho biết, từ một “người quen”.
Cho đến thời điểm này, “người quen” đó vẫn chưa được công khai danh tính.
Vụ án Vinalines với Dương Chí Dũng và đồng phạm ngày hôm nay, sẽ tỏ tường, ai bước lên giàn “tế thần”, ai bóc lịch.
Điều lớn nhất, có thể nhìn thấy ở vụ án này những bài học và sự trả giá cay đắng, bởi do những “sân sau”, sân trước” luôn dọn bãi cho một người như Dương Chí Dũng- nói không ngoa- thuận lợi trở thành …kẻ tội phạm. Và vì thế, trong cái án tử mà Viện kiểm sát đề nghị mới đây, liệu Dương Chí Dũng có phải duy nhất phải chịu trách nhiệm? Hay ông ta chỉ là kẻ “ký thỏa ước” với những “cái sân”?
Trước hết, nếu đọc một số trích ngang lý lịch của Dương Chí Dũng, có thể thấy con đường của một thanh niên trượt ĐH, đi xuất khẩu lao động ở CHDC Đức, trở về khởi đầu làm việc tại văn phòng Công đoàn Cảng Hải Phòng, rất nhanh chóng thăng tiến. Sự thăng tiến nổi bật nhất là khi có bằng tiến sĩ kinh tế, rồi lần lượt và cái ghế tạo ‘dấu ấn” nhất là Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco). Dấu ấn đó là gì?
Khi lèo lái Vinawaco, Dương Chí Dũng đã đẩy công ty này liên tiếp rơi vào tình trạng thua lỗ nặng. Hiện Vinawaco vẫn phải gánh hơn 130 tỷ đồng tiền lãi mỗi năm trong khi lợi nhuận cao nhất 04 năm gần đây chỉ đạt gần 30 tỷ đồng/năm.
Trong 06 năm lèo lái Vinalines, Dương Chí Dũng dính nhiều lùm xùm liên quan tới tham ô, hối lộ. Công việc kinh doanh của Vinalines bị thua lỗ nặng, số tiền nợ lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Vậy nhưng ngay cả khi vụ việc Vinalines đổ bể, Bộ chủ quản GTVT vẫn khẳng định làm đúng nguyên tắc, đúng thẩm quyền, trình tự về công tác cán bộ. Cái trình tự…chết dân!
Còn mới đây, khi được triệu tập đến phiên tòa để làm rõ về trách nhiệm trong việc quản lý cán bộ, quản lý doanh nghiệp để Vinalines “vung tiền” mua ụ nổi, đại diện Bộ GTVT đã chối bỏ trách nhiệm quản lý Nhà nước, và “đá bóng trách nhiệm” sang Chính phủ và Thanh tra CP. Khi bị Hội đồng xét xử vặn tại sao Bộ GTVT vẫn có văn bản đồng ý để Vinalines mua ụ nổi?. Trả lời: Vianlines hỏi thì chúng tôi trả lời họ thôi, việc phúc đáp này cũng là bình thường.
Sao lại là bình thường, nếu đó là một câu trả lời rất vô trách nhiệm?
Thứ hai, nếu Vinalines là tập đoàn kinh tế, hoặc DN tư nhân liệu có xảy ra như vậy không? Đây chính là “gót chân Asin” của các tập đoàn, DNNN, sinh ra … thế mạnh- tham nhũng. Sự ưu đãi, yêu chiều các tập đoàn kinh tế, DNNN vô tội vạ, thông qua chủ trương, chính sách cụ thể và để từ đó, các tập đoàn kinh tế, DNNN được rót tiền đầu tư bằng các dự án kiểu như dự án nhà máy sửa chữa tàu biển, chỉ là một trong nhiều dẫn chứng sinh động.
“Sân sau” không phải chỉ là một con người cụ thể (nếu có) có đủ quyền lực mạnh chi phối, mà còn chính là những chính sách ưu tiên bất hợp lý, bất công so với các thành phần kinh tế khác. Chính vì thế, mà việc chống tham nhũng trong xã hội từa tựa như chàng Don Quixote chống lại Cối xay gió trong tác phẩm kinh điển hài hước và nổi tiếng của nhà văn Tây Ban Nha Miguel de Cervantes Saavedra. Rút cục, ra sao, ai cũng rõ.
Mới đây, khi tiếp xúc với cử tri, người đứng đầu tổ chức Đảng đã có một lời nói đầy niềm tin vào công cuộc chống tham nhũng khi nhắn nhủ: Bà con hãy chờ xem?
Người dân hy vọng, nhưng người dân cũng có quyền hoài nghi. Bởi cái cách tòa án xét xử nương nhẹ các vụ tham nhũng còn nhãn tiền: 09 vụ tham nhũng, thì 08 vụ được xử án treo. Trong khi như ở tỉnh Lâm Đồng, vì hai con vịt ăn cắp, 03 người nông dân bị xử tới 13 năm tù. Còn mới đây, vụ “chiếm đoạt hơn 43 tỉ đồng của Cty cho thuê tài chính 2”, thì rút cục án xử cao nhất là tù chung thân và bồi thường hơn 84 tỉ đồng! Người dân sẽ không thể hiểu nổi cán cân công lý tại sao hay “thiên vị” những vụ… tiền bạc?
Dương Chí Dũng và đồng phạm rồi đây sẽ phải chịu tội trước pháp luật. Nhưng liệu cái cung cách tuyển dụng, đề bạt cán bộ, cung cách quản lý Nhà nước kiểu đá bóng trách nhiệm của Bộ chủ quản, cái “sân sau” yêu chiều vô lối các tập đoàn kinh tế, các DNNN trong đó có Vinalines, liệu có “vô can”, trước tội lỗi của các bị cáo?
Gs. TSKH Đặng Hùng Võ, trong bài viết mới đây ngày 13/12 trên báo Thanh niên đã bình luận: "Luật pháp bất vị thân" phải được coi như một trong những nguyên lý cơ bản xây dựng nhà nước pháp quyền..
Nhưng người viết bài này thấy, có 03 thứ “bất vị”, mà luật pháp của một nhà nước pháp quyền đúng nghĩa phải tuân thủ. Đó là Luật pháp bất vị thân. Luật pháp bất vị tiền. Và luật pháp bất vị quyền.
Bất vị thân, để mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt sang hèn
Bất vị tiền để Thần Công lý không bị bịt mắt, để cán cân công lý luôn cân bằng, không thiên lệch giàu nghèo
Bất vị quyền để như một Bao công thời hiện đại, không vì sự chỉ đạo, định vị của bất cứ ai, dù có chức quyền, mà làm thiên lệch bản án.
Nhưng liệu tư pháp nước Việt có được 03 thứ bất vị đó không?
– Kỳ Duyên: Sân sau của Dương Chí Dũng? (TVN). –-Từ đại án Dương Chí Dũng nghĩ về trách nhiệm công chức (VOV). - Cuộc chạy trốn của Dương Chí Dũng: Đỉnh cao quyền lực (TN). - Không chấp nhận lời xin lỗi! (ĐĐK). - Dương Chí Dũng có thoát được án tử hình? (Infonet). – Dương Chí Dũng đọc thơ liệu có thoát được án tử chiều nay? (MTG).
- Truy tố 4 tội danh, bầu Kiên đối mặt với mức án chung thân (NLĐ).
- ‘Đại án’ chấn động lịch sử Ngân hàng: Siêu lừa thoát tội tham nhũng? (VTC).
- Thủ tướng yêu cầu rà soát những sai phạm của EVN (ĐĐK). - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Chưa phát hiện có tiêu cực, tham nhũng tại EVN (SGGP).- KỲ DUYÊN: Ai là “sân sau” của Dương Chí Dũng? (VHNG). -. - Tử hình Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc (NLĐ). - Dương Chí Dũng đứng lặng như tượng nghe lĩnh án tử hình (DV). Sẽ xử nghiêm người gọi điện báo tin cho Dương Chí Dũng bỏ trốn (NLĐ). - Trong vòng 4 năm, sẽ xử lý xong 236 doanh nghiệp thuộc Vinashin (DT).– Lê Diễn Đức: Nụ cười Dương Chí Dũng (Blog RFA). - Vung tiền mua tàu già (TT). - Thất bại của Vinashin và chuyện hành chính làm tái cơ cấu (ĐV). - Dương Chí Dũng giải trình việc bỏ trốn ra nước ngoài (Infonet). - Ông Vũ Mão: Phải xem có ai đứng sau Dương Chí Dũng chỉ đạo không? (GDVN). - Phiên tòa xử vụ Vinalines: Các bị cáo khai bị nhục hình, bức cung (PLTP).
Vụ Dương Chí Dũng: Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc lãnh án tử hình (TT 16-12-13) -- Vietnam sentences state firm executives to death for embezzlement(reuters 16-12-13) Ai mật báo để Dương Chí Dũng bỏ trốn? (TT 16-12-13) Sắp xử em trai Dương Chí Dũng (PLTP 16-12-13) Dương Chí Dũng gây nhiều bức xúc hơn Phạm Thanh Bình (MTG 16-12-13)Cuộc chạy trốn của Dương Chí Dũng: Đỉnh cao quyền lực (TN 16-12-13) Cuộc chạy trốn của Dương Chí Dũng - Kỳ 2: Ai báo ‘tin mật’ ? (TN 17-12-13) - Dương Chí Dũng: TIỀN ĂN CẮP ĐẮP CHO BỒ (Bùi Văn Bồng). – Đạo đức kách mạng – Đạo đức Hồ Chí Minh (DLB).
- ĐẠI ÁN, ĐẠI CỤC VÀ ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ (Bùi Văn Bồng). – Võ Miêu:Tiên sư triết học (Quê Choa).
- Sắp xét xử 3 vụ đại án (NLĐ). – Bầu Kiên đối mặt án chung thân (BBC).- Cuộc chạy trốn của Dương Chí Dũng – Kỳ 2: Ai báo ‘tin mật’ ? (TN). - Giây phút Dương Chí Dũng nghe tòa tuyên án tử (VNN). - Dương Chí Dũng lĩnh án tử hình: Đại biểu Quốc hội nói gì? (Infonet). - Không có chuyện bỏ lọt tội phạm vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn (DV). - “Không bỏ lọt tội phạm báo tin cho Dương Chí Dũng bỏ trốn” (TT). - Kết thúc đại án tham nhũng ở Vinalines: Truy tố đúng người đúng tội (DV). –‘Dương Chí Dũng sẽ kháng cáo bản án tử hình’ (ĐV).
- Con đường sa ngã của Dương Chí Dũng (MTG). – Vụ Dương Chí Dũng: Án tử hình là thỏa đáng (TP). – Bên lề phiên xử: Bị cáo Mai Văn Phúc nhoẻn cười lúc chờ tuyên án (TP). – Thấy gì qua án tử hình Dương Chí Dũng (GDVN).
- Xử tử hình sẽ có tác dụng răn đe (TT). – “Hi vọng đó là bài học cảnh tỉnh”.
- Đình chỉ điều tra nguyên Phó chủ tịch ACB (TN).- Những quan điểm về việc bỏ án tử hình với tội danh tham ô… (PL&XH).
- Hạ Đình Nguyên: Bác Trọng nói câu nào cũng dzui ghê! (Boxitvn).
– Ba vấn đề lớn trong các “đại án kinh tế”, qua vụ án Vinalines (DLB). – Trạng chết, Chúa cũng băng hà (DLB).
- Nguyễn Bá Thanh đến phiên tòa Vinalines (BBC). – Audio phỏng vấn Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Ông Bá Thanh có ‘phạm luật’ khi tới tòa? – Luật sư Ngô Ngọc Thủy: ‘Vụ Dương Chí Dũng cần xác minh thêm’. – Nể nang sếp cũ khi thi hành án (NLĐ).
- Trần Dân: Dương Chí Dũng sẽ là một Xiêng Phênh? (DĐXHDS).- Bùi Hoàng Tám: Nghĩ về lời xin lỗi của Lý Nguyễn Chung và Dương Chí Dũng (DT). - Lời kêu oan trong phiên xử Dương Chí Dũng (VNN). - Ụ nổi, ụ chìm (TP). - Đại án tham nhũng tại Vinalines: Kẻ hối hận, người bật khóc (DV). - Vô trách nhiệm thế này, nền kinh tế sẽ đi đến đâu? (LĐ).
- Truy tố Bầu Kiên cùng 6 đồng phạm (TP).
- Sẽ không còn nhục hình như ‘vụ Nguyễn Thanh Chấn’ (VNN).
-Truy tố 4 tội danh, bầu Kiên đối mặt với mức án chung thân
-Nói lời cuối cùng, Dương Chí Dũng xin lỗi Đảng và nhân dân (14/12/2013)
-Sẽ xử nghiêm người gọi điện báo tin cho Dương Chí Dũng bỏ trốn
-
-CÂU CHUYỆN QUANH CHIẾC Ụ NỔI SỐ 83 M
Vụ án "đại tham nhũng Dương Chí Dũng " gắn liền với tang chứng ,vật chứng là chiếc ụ nổi .Cả bàn dân thiên hạ,dù cả đời chưa thấy tàu bè sửa chữa trên những chiếc ụ ra sao , cũng có dịp được hàng trăm tờ báo hình báo giấy ra rả nói về vụ án này và cái ụ nổi này.Là người tạm được coi là trong nghề ,tôi muốn cùng các bạn xăm xoi xem số phận chiếc ụ đó trôi nổi ra sao,vì chúng ta biết rằng ụ nổi cũng là một con tàu.Cũng như con người,con tàu cũng được sinh ra ,chết đi,cũng bệnh tật,cũng vinh quang ô nhục...
Chả thế mà có một thời trong tiếng Anh,con tàu được gọi là " she" ,tức là cô ấy ...mà đô đốc Nimitz Hoa Kỳ có một cái giải thích rất hay .Gọi là cô vì tiền son phấn .tức là tiền sơn phết cạo hà cho một con tàu quá khủng khiếp,chằng thua gì tiền làm đẹp cho các nàng ! Ụ nổi mà các ông Vinalines mua về cũng nhằm sửa chữa,sơn phết làm đẹp cho các con tàu .Nhưng vì sao ,nó lại chết yểu như vậy kéo theo tù tội một lô các cán bộ ,kỹ sư nghe nói là có học hành tử tế ?
Chiếc ụ 83M nằm chết tại bến thuộc Cảng Đồng Nai |
1/MHI nơi sinh ra chiếc ụ nổi 83 M
Vào những năm 60,70 ,kinh tế Liên Xô vẫn tiếp tục tăng trưởng trước sự ngạc nhiên của nhà quan sát trên thế giới.Với chỉ đạo tập trung triệt để,với nguồn tài nguyên dồi dào mà Liên Xô sẵn sàng chế tạo một cách phung phí,với lao động tập trung bao gồm lao động tự nguyện hăng say theo các mô hình mà bộ máy tuyên truyền khổng lồ vẽ ra cộng với lao động cưỡng bức tại các Gulag ,với lợi thế "người đi sau" mô phỏng và cải tiến các mẫu kỹ thuật của phương Tây và Nhật ,Đức -hai kẻ bại trận-,với truyền thống trí thức Nga mà các phát minh "sinh tại Moskva ,nở hoa tại ....Washington " ,Liên Xô đã có một đội tàu hùng hậu .Nhiều chiếc mang danh là tàu buôn hoặc tàu nghiên cứu biển nhưng thực chất là tàu tình báo trá hình ,ngang dọc khắp đại dương trong cuộc Chiến Tranh Lạnh mà Việt Nam phơi thân làm điểm nóng.Nhu cầu sửa chữa tàu rất lớn,cần có thiết bị nâng tàu lên để sửa,tức là ụ nổi .Ngoài việc tự đóng lấy ụ nổi,Liên Xô đặt mua một loạt ụ lớn cỡ từ 25 nghìn tấn tới 80 nghìn tấn từ các nước như Nam Tư,Thụy Điển,Nhật .Nam Tư là nước "anh em " rồi,tuy là anh em hờ vì Tito nổi tiếng là tên "xét lại" nhưng có công nghiệp biển mạnh mẽ,tàn dư của đế quốc Áo Hung để lại.;Thụy Điển cũng như Phần Lan là hai nước trung lập ,buôn bán làm ăn với Liên Xô ,đóng nhiều tàu cho Liên Xô và nhiều phương án công nghệ của phương Tây đã lọt vào Nga qua cửa này còn kẻ bại trận Nhật Bản làng giềng với vùng Viễn Đông Nga đang mong có nhiều hợp đồng với kẻ chiến thắng để vực dậy nền kinh tế thảm bại sau Thế Chiến II.
Những năm 60,80 tại Hà Nội ,thông tin về MHI tức Mitsubishi Heavy Industries vẫn đến với chúng tôi một cách đều đặn.Chằng là nắm trong nhóm biên dịch tạp chí kỹ thuật đóng tàu và hàng hải tóm tắt của Liên Xô ,chúng tôi có dịp tiếp cận với những bản tin tóm tắt các tạp chí Anh Mỹ nổi tiếng như Motor Ship,Lloyd's List...đăng lại bằng tiếng Nga của bản referat thuộc Trung tâm Thông tin Viện Hàn lâm Xô Viết.Các tin đó được chúng tôi dịch thành tin "tham khảo nội bộ" cho các lãnh đạo ngành giao thông vận tải.Không rõ các sếp có đọc không,nhưng chúng tôi có dịp biết bọn giẫy chết đang "khôn cùng" ra sao,biết MHI là người đi tiên phong tại nước Nhật với nghề đóng tàu chuyển dần trục từ châu Ạu sang Đông Á .Từ MHI ,công nghệ tiên tiến nhất thế giới đã được áp dụng,khiến Mỹ và nhiều nước phải tổ chức sang nghiên cứu học tập .Và MHI đã giúp Hàn Quốc xây dựng ngành đóng tàu.Xưởng đóng tàu đầu tiên của Hyundai được xây dựng tại Ulsan theo hình mẫu của MHI với cái tên là HHI (Hyundai Heavy Industries).Dân ta ai cũng biết Mitsubishi với chiếc máy khâu bền tốt nhưng ít ai biết đó là một tổ hợp công nghiệp,có cả vũ trụ,quân sự.Vào năm 1965,MHI đã đóng cho Liên Xô chiếc ụ nổi 25 nghìn tấn tại Yokohama.Sau khi đóng xong,no được kéo vượt biển Nhật Bản trong một hành trình dài 1000 ki lô mét .Đó là một đoạn hành trình ngắn trong hai lần di chuyển trong đời .Lần từ Nhật về "nhà chồng" tự đi với tàu kéo phía trước và lần thứ hai từ nơi là măn và trưởng thành về Việt Nam để dưỡng lão,với chặng đường dài gấp 5 lần lại không còn sung sức như 43 năm về trước ,nên chiếc ụ nổi phải được tàu cửu vạn cõng
Biểu tượng của nhà máy sửa chữa tàu Nakhodka trên trang web |
2/Về tới xưởng sửa chữa tàu Nakhodka
Vào những năm 60,Nakhodka là một thành phố trẻ trung đang phát triển mạnh mẽ.Từ một làng chài nhỏ bé ,nằm cách Vladivostok hơn 100 ki lô mét về phía đông nam,tận dụng cảng nước sâu,người ta tập trung xây dựng kinh tế biển nơi đây bằng cách huy động hàng vạn nhân công là những người cần được "cải tạo",những kẻ thù của nhân dân mà tiếng Nga gọi là vreditels/vrag narodov mà chuyển ngữ sang tiếng Việt đúng nhất là "thế lực thù địch" hiện đang được dùng phổ biến .Nhà máy sửa chữa tàu biển Nakhodka ra đời từ năm 1948 nhưng chính thức đi vào hoạt động từ năm 1951 và được tăng cường một chiếc ụ nổi 4 nghìn được điều từ Kaliningrad tới .Với cỡ đó,nhà máy có thể sửa chữa các tàu cỡ vạn tấn ,trong đó có nhiều tàu thuộc đội tàu Viển Đông thường xuyên chạy sang cảng Hải Phòng giúp Việt Nam.Một chiếc ụ cỡ vài vạn tấn để chữa các tàu lớn,đặc biệt là tàu dầu là niềm ao ước của nhà máy .Phải 14 năm sau,vào năm 1965 ,nhà máy mới nhận được chiếc ụ nổi mới tinh từ Yokohama .Đó là con chủ bài của nhà máy và tới những năm cuối thế kỷ 20,chiếc ụ đã bị kiệt sức do nhiều lần nâng hạ tàu ,người ta đã phải đặt vấn đề tương lai của chiếc ụ già lão này sẽ ra sao? Đặc biệt ,sau khi cổ phần hóa ,ông chủ cùa nhà máy tức là chủ tịch hội đồng quản trị tên Trizh Evgenij và ông tổng giám đốc Trizh Andrej ,con trai của ông chủ tịch.Chẳng cần phải bay 5 nghìn ki lô mét tới Nakhodka giá lạnh,với những tòa nhà dọc phố đơn điệu mang phong cách kiến trúc từ thời Stalin ,chúng ta cũng có thể biết được sức khỏe của cô gái giá ụ nổi 83 M.Nếu khai thác tốt,một chiếc ụ có thể làm việc tới năm 50 tuổi là tuổi nên chui vào lò nấu thép giống như ta "trèo lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân".Đã tới 30,40 tuổi,chiếc ụ chủ chốt này trở thành mối quan tâm của cả cộng đồng hàng hải Viễn Đông.Từ trường đại học kỹ thuật quốc gia Viễn Đông có tên viết tắt là DVGTU ,tiến sĩ khoa học chuyên về kết cấu thân tàu có tên là Kulesh V.A đã có nhiều nghiên cứu chuyên về chiếc ụ này và còn dùng chiếc ụ này để làm đề tài đào tạo được một ông tiến sĩ (candidat) có tên là Vorontsov I.A.Những tài liệu này công khai trên mạng ,bấm vào liên kết này và đọc nó ta hình dung được đầy đủ tình hình chiếc ụ này chẳng cần phải hỏi ông Đăng kiểm Việt Nam đi nghiên cứu về bình luận ra sao.
3/Bản nghiên cứu của Vorontsov nói sao về ụ nổi 83 M
Báo cáo nghiên cứu giành học vị tiến sĩ của Vorontsov có đầu đề "“Thiết kế và chẩn đoán kỹ thuật các ụ nổi bằng thép có tính đến độ tin cậy và giới hạn vận hành “viết năm 2001 nhằm nghiên cứu các ụ nổi thép nói chung ,trong đó lấy dẫn chứng thực tế từ 3 ụ nổi,đặc biệt là chiếc 83M của nhà máy sửa chữa tàu Nakhodka.Báo cáo có dẫn chứng hồ sơ nguyên gốc của MHI cho biết 83M là số chế tạo của ụ nổi .Kích thước trong lòng ụ là :dài 171 mét x 30 mét đủ để nhận những con tàu dài 180 mét ,rộng 28 mét với mớn nước 7 mét.Ụ có hai cẩu sức nâng mỗi chiếc 15 tấn.Kế cấu của ụ giống kết cấu tàu dầu theo hệ thống dọc với các khung khỏe hướng dọc . Ngoài việc phải làm việc cật lực trong khi nâng hạ tàu vào sửa chữa,ụ còn gập một số tai nạn .Ngày 1 tháng 4 năm 1998 trong khi nâng ba chiếc tàu kéo ,mỗi chiếc có trọng lượng 1000 tấn vào ụ tại làm biến dạng dư tới 1 mét ,kéo dài 1-2 sườn khỏe.Nguyên nhân của tai nạn là do hệ thống đo nước ballast không làm việc;không kiểm tra độ võng của ụ. Chính tiến sĩ khoa học Kulesh V.A đã tiến hành khảo sát ngay sau tai nạn và trong nghiên cứu của Vorontsov đã chỉ rõ sức bền tổng thể của tàu đã bị xâm phạm vì tính toàn vẹn của cơ cấu dọc không còn đảm bảo ,sức bền cục bộ cũng rất kém với tình trạng gỉ mòn nghiêm trọng .Bản nghiên cứu cũng đề ra các biện pháp :giảm sức nâng không còn là 25 nghìn tấn nữa ,giảm chu kỳ làm việc tức là một năm chỉ cho nâng hạ tàu vài lần và giảm độ sâu cho đánh chìm (điều này là tất nhiên khi đã giảm sức nâng ).Dựa trên kết quả nghiên cứu này,Đăng Kiểm Nga quyết định không cấp phép cho ụ nổi này nữa vào năm 2006.Nhà máy còn có một Đăng Kiểm nữa là Đăng Kiểm Na Uy DNV đang làm việc với các dự án đầy tham vọng với Nhật và phương Tây .Tất nhiên họ chỉ còn cái ụ này là đống sắt vụn !
4/Vứt đi được gánh nặng ?
Nhà máy sửa chữa tàu Nakhodka viết tắt là HCPZ đã được cổ phần hóa ,các cổ đông quan tâm đặc biệt tới tài sản,hoạt động kinh doanh của mình.Bước sang thế kỷ 21,hoạt động sửa chữa của nhá máy đã ngày càng giảm,trước sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ làng giềng,đó là Nhà máy sửa chữa tàu Primorsk.HCPZ chuyển dần sang các hoạt động công nghiệp khác,những chương trình dầu mỏ với dự án Sakhalin-2 ,một chương trình hợp tác quốc tế có Nga,Nhật và phương Tây tham dự .Trong nội bộ ban điều hành nhà máy có một cuộc đấu đá nội bộ sâu sắc mà các báo chí địa phương tại Nakhodka và
Vladivostok cũng phải tham dự.Ông chủ chính của nhà máy,Chủ tịch hội đồng quản trị Trizh Evgenij đã có 30 năm gắn bó với nhà máy.Tốt nghiệp khoa máy tàu Đại học Vladivostok năm 1961 ,sau 20 năm từ một sĩ quan máy tàu bậc ba trên tàu biển,anh đã trờ thành một lãnh đạo xưởng sửa chữa của Cục Hàng hải cvung2 Viễn Đông và năm 1986 được trên bổ về làm giám đốc HCPZ.Trong gần 30 năm làm việc tại đây ,ông đã đào tạo được cậu con trai Trizh Aleksej trở thành tổng giám đốc thay mình vào năm 2003 .Cuộc dấu tranh nội bộ gay gắt về cổ phần tham gia.Trizh Evgenij sinh nằm 1937 mất chức chủ tịch hội đồng quản trị vào năm 2008 cũng là năm bán được chiếc ụ nổi "gánh nặng" cho Việt Nam.Người có cổ phần cao nhất bây giờ là bà Irina Irbot trong một chiến dịch quyết tâm giảm bớt vốn điều lệ .
5/HCPZ và Công ty AP Singapore
Không rõ các ông chủ HCPZ đón các "đồng chí" Việt Nam ra sao ,mặc dù có cả anh phiên dịch tiếng Nga từ một trường đại học tại Hà Nội .Tiếng Nga hiện đại trong làm ăn tràn ngập các từ của bọn "tư bản rác rưởi" nhập luôn từ tiếng Anh chỉ có khác là phiên âm ra chữ viết Slave như mister (ngài),managemnt (quản lý),bank (ngân hàng),business lunch (bữa ăn doanh nghiệp ) ...cho nên nếu quân ta đá vài câu tiếng Anh dù hơi ngọng nhưng cũng có thể làm đối tác ..nể (?).Tại phiên tòa ,người ta cố truy hỏi tại sao lại phải mua thông qua Công ty môi giới ? Thực ra ,hỏi câu đó là phạm luật vì đó là thông lệ hàng hải .Xưa như trái đất,nghề hàng hải đã hình thành với muôn trùng luật lệ,quy định ,công ước,thói quen ...để nó tồn tại và giúp nhân loại phát triển ..Đó là kinh tế thị trường với muôn mặt tốt đẹp và cũng rất xấu xa như thực tế cuộc sống .Chỉ vì anh thòng thêm cái đuôi mà không thèm hay cố ý không chăm nom cái đuôi đó nên mới để đến nông nỗi này .Chuyện mua ụ nổi của các anh gấu Misha đã ..Diễm xưa và hôm nay ,xem tivi ,chắc chắn có một anh cựu tù nhân nay đang trở thành người hùng biết hối cải sẽ cười khẩy vì các anh chàng bị lộ ! Có lẽ không nên cử người sang Singpore để hỏi han ông Goh Hoon Seow làm gì !
Có ai đọc cái này ? |
3/Bản nghiên cứu của Vorontsov nói sao về ụ nổi 83 M
Báo cáo nghiên cứu giành học vị tiến sĩ của Vorontsov có đầu đề "“Thiết kế và chẩn đoán kỹ thuật các ụ nổi bằng thép có tính đến độ tin cậy và giới hạn vận hành “viết năm 2001 nhằm nghiên cứu các ụ nổi thép nói chung ,trong đó lấy dẫn chứng thực tế từ 3 ụ nổi,đặc biệt là chiếc 83M của nhà máy sửa chữa tàu Nakhodka.Báo cáo có dẫn chứng hồ sơ nguyên gốc của MHI cho biết 83M là số chế tạo của ụ nổi .Kích thước trong lòng ụ là :dài 171 mét x 30 mét đủ để nhận những con tàu dài 180 mét ,rộng 28 mét với mớn nước 7 mét.Ụ có hai cẩu sức nâng mỗi chiếc 15 tấn.Kế cấu của ụ giống kết cấu tàu dầu theo hệ thống dọc với các khung khỏe hướng dọc . Ngoài việc phải làm việc cật lực trong khi nâng hạ tàu vào sửa chữa,ụ còn gập một số tai nạn .Ngày 1 tháng 4 năm 1998 trong khi nâng ba chiếc tàu kéo ,mỗi chiếc có trọng lượng 1000 tấn vào ụ tại làm biến dạng dư tới 1 mét ,kéo dài 1-2 sườn khỏe.Nguyên nhân của tai nạn là do hệ thống đo nước ballast không làm việc;không kiểm tra độ võng của ụ. Chính tiến sĩ khoa học Kulesh V.A đã tiến hành khảo sát ngay sau tai nạn và trong nghiên cứu của Vorontsov đã chỉ rõ sức bền tổng thể của tàu đã bị xâm phạm vì tính toàn vẹn của cơ cấu dọc không còn đảm bảo ,sức bền cục bộ cũng rất kém với tình trạng gỉ mòn nghiêm trọng .Bản nghiên cứu cũng đề ra các biện pháp :giảm sức nâng không còn là 25 nghìn tấn nữa ,giảm chu kỳ làm việc tức là một năm chỉ cho nâng hạ tàu vài lần và giảm độ sâu cho đánh chìm (điều này là tất nhiên khi đã giảm sức nâng ).Dựa trên kết quả nghiên cứu này,Đăng Kiểm Nga quyết định không cấp phép cho ụ nổi này nữa vào năm 2006.Nhà máy còn có một Đăng Kiểm nữa là Đăng Kiểm Na Uy DNV đang làm việc với các dự án đầy tham vọng với Nhật và phương Tây .Tất nhiên họ chỉ còn cái ụ này là đống sắt vụn !
4/Vứt đi được gánh nặng ?
Nhà máy sửa chữa tàu Nakhodka viết tắt là HCPZ đã được cổ phần hóa ,các cổ đông quan tâm đặc biệt tới tài sản,hoạt động kinh doanh của mình.Bước sang thế kỷ 21,hoạt động sửa chữa của nhá máy đã ngày càng giảm,trước sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ làng giềng,đó là Nhà máy sửa chữa tàu Primorsk.HCPZ chuyển dần sang các hoạt động công nghiệp khác,những chương trình dầu mỏ với dự án Sakhalin-2 ,một chương trình hợp tác quốc tế có Nga,Nhật và phương Tây tham dự .Trong nội bộ ban điều hành nhà máy có một cuộc đấu đá nội bộ sâu sắc mà các báo chí địa phương tại Nakhodka và
Vladivostok cũng phải tham dự.Ông chủ chính của nhà máy,Chủ tịch hội đồng quản trị Trizh Evgenij đã có 30 năm gắn bó với nhà máy.Tốt nghiệp khoa máy tàu Đại học Vladivostok năm 1961 ,sau 20 năm từ một sĩ quan máy tàu bậc ba trên tàu biển,anh đã trờ thành một lãnh đạo xưởng sửa chữa của Cục Hàng hải cvung2 Viễn Đông và năm 1986 được trên bổ về làm giám đốc HCPZ.Trong gần 30 năm làm việc tại đây ,ông đã đào tạo được cậu con trai Trizh Aleksej trở thành tổng giám đốc thay mình vào năm 2003 .Cuộc dấu tranh nội bộ gay gắt về cổ phần tham gia.Trizh Evgenij sinh nằm 1937 mất chức chủ tịch hội đồng quản trị vào năm 2008 cũng là năm bán được chiếc ụ nổi "gánh nặng" cho Việt Nam.Người có cổ phần cao nhất bây giờ là bà Irina Irbot trong một chiến dịch quyết tâm giảm bớt vốn điều lệ .
5/HCPZ và Công ty AP Singapore
Không rõ các ông chủ HCPZ đón các "đồng chí" Việt Nam ra sao ,mặc dù có cả anh phiên dịch tiếng Nga từ một trường đại học tại Hà Nội .Tiếng Nga hiện đại trong làm ăn tràn ngập các từ của bọn "tư bản rác rưởi" nhập luôn từ tiếng Anh chỉ có khác là phiên âm ra chữ viết Slave như mister (ngài),managemnt (quản lý),bank (ngân hàng),business lunch (bữa ăn doanh nghiệp ) ...cho nên nếu quân ta đá vài câu tiếng Anh dù hơi ngọng nhưng cũng có thể làm đối tác ..nể (?).Tại phiên tòa ,người ta cố truy hỏi tại sao lại phải mua thông qua Công ty môi giới ? Thực ra ,hỏi câu đó là phạm luật vì đó là thông lệ hàng hải .Xưa như trái đất,nghề hàng hải đã hình thành với muôn trùng luật lệ,quy định ,công ước,thói quen ...để nó tồn tại và giúp nhân loại phát triển ..Đó là kinh tế thị trường với muôn mặt tốt đẹp và cũng rất xấu xa như thực tế cuộc sống .Chỉ vì anh thòng thêm cái đuôi mà không thèm hay cố ý không chăm nom cái đuôi đó nên mới để đến nông nỗi này .Chuyện mua ụ nổi của các anh gấu Misha đã ..Diễm xưa và hôm nay ,xem tivi ,chắc chắn có một anh cựu tù nhân nay đang trở thành người hùng biết hối cải sẽ cười khẩy vì các anh chàng bị lộ ! Có lẽ không nên cử người sang Singpore để hỏi han ông Goh Hoon Seow làm gì !
Sự tương phản giữa Hồ Kim Hậu và Dương Chí Dũng
dantri.com.vn
(Dân trí) -- “Một thân phận nhỏ bé nhưng có một nhân cách lớn. Chả bù với những cá nhân có thân phận to lớn nhưng nhân cách lại quá nhỏ bé.”-Tôn Anh thienanh_ton@yahoo.com
>> Tài xế vụ “hôi bia” xin hoàn lại số tiền các nhà hảo tâm đã giúp
Gia đình anh Hồ Kim Hậu đang sống trong nhà trọ
Sao trên đời lại có sự trùng hợp đến ngẫu nhiên: Hôm nay, thứ 2 16/12, Tòa tuyên án Dương Chí Dũng và đồng bọn về tội tham nhũng 1,666 tỷ đô la (tương đương 28 tỷ đồng) trong vụ mua bán nổi 83M. Cũng hôm nay, anh Hồ Kim Hậu - nạn nhân trong vụ “hôi bia” cũng lên đường ra TP Hồ Chí Minh mở tài khoản để nhờ ngân hàng chuyển trả lại qua tài khoản số tiền 220 triệu đồng cho các nhà hảo tâm đã ủng hộ anh, số còn lại anh xin chuyển qua cho Quỹ vì người nghèo tỉnh Đồng Nai.
Nhưng trong sự giống nhau về thời gian ấy lại có những điểm khác nhau một trời một vực về thân phận và nhân cách
Thứ nhất, Dương Chí Dũng là quan chức to – đường đường là Tổng giám đốc một tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước, còn anh Hồ Kim Hậu chỉ là một công nhân lái xe thuê làm công ăn lương.
Thứ hai, Dương Chí Dũng rất giầu, bỏ ra cả tiền tỷ để mua nhà cho bồ nhí. Còn anh Hồ Kim Hậu lại rất nghèo, phải bươn chải cùng vợ là công nhân kiếm tiền nuôi con nhỏ.
Hai điểm trên là sự khác nhau thuộc về thân phận giữa Dương Chí Dũng và anh Hồ Kim Hậu, còn điểm thứ 3 sau đây là sự khác về nhân cách giữa hai con người này, khiến bạn đọc quan tâm gửi về Tòa soạn báo rất nhiều lời bình luận, đó là anh Hồ Kim Hậu được những nhà hảo tâm tài trợ 220 triệu đồng để bồi hoàn vụ đổ xe nên bị cướp bia ở Đồng Nai, khi hãng bia không bắt đền số bia bị mất trên, anh đã đem toàn bộ số tiền các nhà hảo tâm gửi đến giúp đỡ đưa cho Ngân hàng để hoàn trả các ân nhân và tặng cho quỹ vì người nghèo. Còn Dương Chí Dũng chỉ riêng trong vụ ụ nổi 83M, đã lén lút nhận 10 tỷ đồng chia chác từ tiền thuế của nhân dân. Như vậy, một người thì nhân dân cho tiền cũng không nhận khi thấy mình đã đủ điều kiện tự đứng lên vượt quá khó khăn, còn một người dù Nhà nước và nhân dân không cho phép, vẫn dùng đủ mưu ma chước quỷ để ăn cắp tiền thuế của dân từ ngân sách nhà nước,.
Hóa ra, giống như lửa thử vàng, tiền để thử nhân cách con người. Trong lửa, chất vàng nhân cách của anh Hồ Kim Hậu vẫn sáng bền và lửa cũng làm lộ rõ nhân cách tối tăm của Dương Chí Dũng, bộc lộ bản chất xấu xa của con người anh ta.
Lời tâm sự của anh Hồ Kim Hậu với phóng viên báo Dân trí cuối tuần qua khiến mọi người xúc động:
"Tôi bị hôi bia không lẽ giờ lại hôi tiền” - Rất sòng phẳng, đàng hoàng. Khi có được sự tài trợ thì cảm ơn, trả lại những gì mình không nhất thiết phải nhận và quan tâm đến những người nghèo khổ hơn. Hoan nghênh Hồ Kim Hậu đã hành xử đúng với lương tâm trong sạch của người lao động ViệtNam. Những ai có của mà vẫn hôi của, những kẻ giàu có mà vẫn tìm cách xà xẻo của dân hãy tự soi mình !” - Văn Cường vhnkt3@yahoo.com.vn
“Trời ơi tôi đã quá cảm động, quả thực bị rơi vào tâm trạng vô cùng khó tả. Anh Hậu ơi là anh Hậu, ….với hành động hoàn lại tiền cho các nhà hảo tâm này, anh đã làm cho hàng triệu con tim phải run lên vì cảm động”- Trần Minh TM@gmail.com
“Là người tu hành tôi xin khâm phục tinh thần của anh tài xế xe tải Hồ Kim Hậu. Trong Đạo Phật có câu "biết đủ" tức là thấy đã đủ rồi đừng ham muốn thêm nữa, "đầy quá thì tràn". "Biết đủ hưởng niềm vui", thật là một tấm gương sáng mà tôi khâm phục! Mong sao tôi có được đức tính này của anh, và mong xã hội ta toàn là những người có đức tính "biết đủ" này của anh.” -Thanh Giảng aonaucuabannd@yahoo.com.vn
Và so sánh:
“Một người lái xe bình thường để kiếm tiền nuôi vợ con mà lòng tự trọng của họ như vậy. Không biết các quan tham như Dương Chí Dũng có được "một phần ngàn lòng tự trọng" của anh lái xe nói riêng và của toàn dân nói chung không? “- Vo Dinh vodinhbd@yahoo.com
“Đọc bài báo thấy xúc động quá. Chỉ mấy ngày anh Hậu gặp họa đã có rất nhiều người tự nguyện gíup đỡ anh, đúng là người VIỆT NAM lá lành đùm lá rách, LÁ RÁCH ÍT ĐÙM LÁ RÁCH NHIỀU ! Đọc bài báo nói về vụ việc lãnh đạo Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật, thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang ăn chặn 181 triệu đồng tiền cúa các cháu tàn tật, tôi thấy quá bức xúc. Sao lại có những con người không còn NHÂN TÍNH tồn tại ở xã hội ta? Đúng là LÁ LÀNH BÒN LÁ RÁCH Thật xấu hổ quá các QUAN THAM! Hành động của anh Hậu rất nhân văn! Hành động của các quan tham rất ĐÊ HÈN! Hy vọng qua việc làm nhân văn của anh Hậu sẽ là tiếng chuông vang vọng khắp cả nước làm cảnh tỉnh CÁC QUAN THAM !Việc anh Hậu làm tuy nhỏ nhưng có sức sống rất lớn, hy vọng góp phần tích cực vào công cuộc phòng chống tham nhũng ở VIỆT NAM. Xin chân thành và cảm phục anh.” - Nguoi dan thuybinh226@yahoo.com
Rồi viết châm biếm sâu sắc với lời đối thoại (giả tưởng) giữa Dương Chí Dũng và Hồ Kim Hậu:
“Em ơi, mấy trăm triệu lận, mà em không nhận, xin gửi trả người tặng. Còn đây số tiền lên tới 1,666 triệu đô la, anh biết làm sao chuyển trả cho nhân dân bây giờ? Than ôi, em chơi chi mà độc rứa trời ?” – Dinh Hanhtonyllq@yahoo.com
Bạn đọc đánh giá cao nhân cách của anh lái xe Hồ Kim Hậu và phê phán nhân cách của những kẻ tham ô :
“Anh Hậu là tấm gương lớn cho những kẻ tham nhũng sửa mình! Nhân cách của con người Việt thật sự là đây! Qua hoạn nạn của anh câu nói của tiền bối: "Lá rách ít đùm lá rách nhiều" là đây! Hỡi những kẻ muốn cố gắng vặt trụi cả lá rách để mua nhà cho "bồ", tậu xe xịn, xây nhà nguy nga cho con du học bằng tiền "cướp" được kia hãy nhìn mà soi lại mình!”-
Tô Dương Lễ barabasovaucraina@gmail.com
“Một nhân cách đẹp! bọn "sâu dân mọt nước" như Dương Chí Dũng nên nhìn vào gương tài xế Hậu mà tự xử!!!” - Lê Minh Thumailto:lmthu%202005@yahoo.com.vn
“Rất cảm động vì hoàn cảnh và tấm lòng của anh , đói cho sạch-rách cho thơm ! Mong đây là tấm gương cho những kẻ tham nhũng mà không dám nhận tội.” QT trungnguyensimco@yahoo.com.vn
“Giá như các quan tham cũng có được một chút suy nghĩ như anh tài xế này thì có thể nước ta, dân ta không phải trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế như mấy năm qua.”
Hoang Anh Hung nhohoang56@yahoo.com.vn
“Một thân phận nhỏ bé nhưng có một nhân cách lớn. Chả bù với những cá nhân có thân phận to lớn nhưng nhân cách lại quá nhỏ bé.”-Tôn Anhthienanh_ton@yahoo.com
***************
Vụ bắt cựu lãnh đạo Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines Dương Chí Dũng hồi đầu tuần này đã đặt ra những câu hỏi về ý nghĩa của nó trong bối cảnh chống tham nhũng và cải cách rộng lớn hơn ở Việt Nam.
Sau khi có tin ông Dương Chí Dũng bị bắt hôm 5/9, BBC đã điện thoại phỏng vấn nhà quan sát Việt Nam có tiếng Carl Thayer từ Học Viện Quốc phòng Úc. Trước hết ông cho biết đánh giá về động cơ của vụ bắt:Nhìn nhận đầu tiên của tôi là đây là động thái giảm thiểu tác hại. Không nghi ngờ gì về chuyện có mối liên hệ giữa chiến dịch chống tham nhũng và việc cải cách ngành ngân hàng ở Việt Nam.
Nhưng những đại công ty [ở Việt Nam] là con đẻ của thủ tướng và ông là người phải chịu trách nhiệm cuối cùng.
Các nhà lãnh đạo Đảng ở Việt Nam luôn nói, mặc dù chỉ nói suông, họ sẽ truy cứu những người tham nhũng bất kể họ giữ chức vụ cao tới đâu.
Nhưng họ luôn dừng ở các cấp thấp hơn nhiều so với ủy viên bộ chính trị, có thể là đến cấp thứ trưởng hoặc ủy viên trung ương nhưng không bao giờ lên mức cao hơn thế.
Trong trường hợp này thủ tướng đang chịu sức ép rất lớn khi để tồn tại môi trường kinh doanh lỏng lẻo trong đó các tổng công ty và Ngân hàng Nhà nước muốn làm gì thì làm, họ không bị kiểm toán.
Bản thân các đại công ty cũng không tự kiểm toán đúng đắn.
Khi người ta tham nhũng thì không phải là thủ tướng ra lệnh cho họ làm như vậy và có liên quan trực tiếp.
Người ta có thể nói rằng ông là người được hưởng lợi gián tiếp từ một mạng lưới lớn hoạt động dưới trướng của ông.
Vậy nên nếu giờ có những bằng chứng về các vấn đề tài chính lớn [ở các tổng công ty] thì ông [Dũng] không thể bảo vệ họ được nếu ông muốn vô tội.
Chính vì vậy những tay chân của ông đã bị bỏ mặc, bỏ rơi.
BBC: Trong vụ Vinashin, Vinalines cũng như vụ bắt cựu lãnh đạo và lãnh đạo ngân hàng thương mại tư nhân ACB, lý do đều là 'thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng', trong trường hợp này [thất thoát ở các tổng công ty nhà nước] liệu chúng ta có thể nói điều tương tự về thủ tướng không?
Vâng, nhưng đây là chiến dịch phê và tự phê sẽ diễn ra tại cuộc họp của ban chấp hành trung ương tới đây. Người ta không thể tự phê mà không nói rằng họ đã có những bước đi [để cải thiện tình hình] vì như vậy họ sẽ chật vật.
Chính vì vậy trong vụ Vinashin, cho dù không có chiến dịch phê và tự phê, thủ tướng đã có bước đi phủ đầu và nhận trách nhiệm. Liệu người ta còn làm được gì thêm nữa khi người đứng đầu nói rằng ông nhận trách nhiệm.
Nay với chiến dịch phê và tự phê, ông sẽ phải tự kiểm điểm mình và những người khác có thể kiểm điểm ông vì ông chưa tự kiểm điểm đúng mức.
Nói mình có trách nhiệm là một chuyện nhưng [câu hỏi là] người đó đã làm gì về chuyện [thiếu trách nhiệm] đó.
Theo những gì tôi nhìn nhận từ bên ngoài về môi trường chính trị Việt Nam thì nhiều nhóm bị bỏ ra ngoài lề, nhiều đảng viên cộng sản không hài lòng với những gì họ được hưởng trong điều kiện kinh tế hiện nay và thủ tướng có vẻ khá bị cô lập.
Ông vẫn có một mạng lưới lớn và tôi không tin vào tin đồn rằng ông sẽ bị đẩy khỏi ghế thủ tướng.
Như tôi đã từng nói với BBC, đây là động thái của Đảng [cộng sản] nhằm giành lại quyền lực và thực hiện việc kiểm tra và kiểm soát đối với mạng lưới lớn mà cho tới nay hoạt động dưới sự điều khiển của thủ tướng và ông chưa thực hiện thanh tra và kiểm soát.
Khi mà kinh tế phát triển tốt và các công ty này cũng như những thực thể khác hoạt động tốt thì không có chuyện gì cả.
Nhưng nay sự chú ý đang đổ vào tình trạng tham nhũng ở những công ty này và cả trong ngành ngân hàng đang rất cần được cải cách.
Cái nhìn của tôi là như vậy, một phần là những động thái phủ đầu [của thủ tướng], ông sẽ không chiến đấu vì ai cả vì nó sẽ chỉ làm ông gặp thêm cho khăn và chính vì vậy họ [tay chân của thủ tướng] đã bị bỏ rơi.
BBC: Ông có nghĩ rằng sẽ có thêm những chuyện tương tự như Vinashin, Vinalines xảy ra nữa không? Người ta đang tự hỏi, nhất là sau cả vụ scandal trong ngành ngân hàng nữa, rằng điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Mọi chuyện liệu có dừng ở đây không hay lại có thêm những vấn đề, thêm những vụ bắt bớ và thêm cả những gì mà ông gọi là 'kiểm soát tác hại' từ phía thủ tướng nhưng thủ tướng sẽ vẫn tại vị để giải quyết những rắc rối của chính ông?
Tôi nghĩ bước tiếp theo sẽ là khả năng bị ảnh hưởng của các liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài bị lỗ trong năm tài chính này. Bởi vì sẽ chẳng có đối tác Việt Nam nào chịu trách nhiệm về điều đó cả và sẽ đổ hết trách nhiệm cho phía nước ngoài.
Vấn đề ở đây là tất cả những người liên quan không ai muốn làm bất ổn hệ thống cả vì nó sẽ làm lung lay vị trí của chính họ.
Có rất nhiều toan tính ở đây, có cả chuyện mà người ta nói rằng muốn hạ bệ thủ tướng, điều mà tôi không tin vì như vậy sẽ tạo bất ổn và gây đổ máu.
Cũng giống như hai người chơi cờ quá nhanh và ăn lấy một con tốt hay con tượng mà không để ý tới hậu quả sẽ ra sao khi họ dừng lại.
Ở đây cả hai phía phát tín hiệu cho nhau để quyết định xem sẽ đi xa tới đâu.
BBC: Từ trước tới nay người ta đã chỉ trích thủ tướng và nhiều người sẽ nói rằng chỉ trích là đúng. Nhưng nếu ông [Nguyễn Tấn Dũng] ra đi, điều mà ông cho rằng sẽ không xảy ra, liệu chúng ta có ứng viên nào có khả năng xuất sắc hơn không hay cho dù ông có thế đi chăng nữa thì cũng không có ai để thay thế?
Kể từ khi Việt Nam thống nhất tới nay, tôi không biết tới thủ tướng nào ở Việt Nam lên chức này mà lại không đi qua chức phó thủ tướng.
Bước đi đầu tiên phải là chức phó thủ tướng. Khi ông Dũng nhậm chức, ông có ba [phó thủ tướng] và ông cố giảm số cũ và thay vào bằng người của ông nhưng không thành công.
Nhưng giờ tất cả các phó thủ tướng đều là người của ông cả nên phế truất thủ tướng và thay vào đó bằng một đệ tử ruột của ông cũng sẽ không thay đổi được gì nhiều.
Đây [phế truất thủ tướng] là điều chưa có tiền lệ và hơn nữa người ta có thể nói gì về những điều thủ tướng đã làm ngoại trừ việc cai quản chung.
Chiến dịch phê và tự phê cũng là để người ta phát triển những điểm mạnh sau khi đã xác định được những điểm yếu.
Quá trình này không phải được đưa ra để loại người ta ra khỏi đảng.
Nói cách khác, nếu một [lãnh đạo] khôn khéo sẽ thừa nhận đủ mức và hứa sẽ cải cách để tiếp tục tại nhiệm.
Tôi sợ rằng vào kỳ đại hội đảng sắp tới một số phó thủ tướng vẫn sẽ cảm thấy không đủ tầm để vào chức thủ tướng.
Tôi cũng nghĩ rằng sự ủng hộ rộng rãi của khối doanh nghiệp nhà nước cho ông thủ tướng là rất mạnh và chúng ta chưa thấy lực lượng này được huy động.
Đối phương sẽ tự hại mình khi đánh vào thủ tướng vì nó sẽ gây ra bất ổn và các nhà đầu tư nước ngoài sẽ lo ngại trong khi họ chính là những con ngỗng đẻ trứng vàng cho Việt Nam.
Vậy tại sao lại hạ bệ thủ tướng khiến các nhà đầu tư nước ngoài bỏ chạy để cải tổ kinh tế?
Và câu hỏi ai có thể làm tốt hơn cũng là câu hỏi mở. Dĩ nhiên là có nhiều khiếm khuyết nhưng ông [Dũng] đã trị vì một đất nước phát triển.
Nhưng chính sự phát triển đó cũng mang lại những vấn đề khi thủ tướng thiếu sự kiểm soát đúng mức.
Chuyện ông nói ông vô tội là một ví dụ [vì điều đó có nghĩa là] họ [các tổng công ty] muốn làm gì thì làm.
Tôi nhớ ông ấy còn nói có năm các tổng công ty không được kiểm toán vì có khủng hoảng tài chính [toàn cầu]. Nhưng vấn đề chính vẫn là Bộ Luật Hình sự của Việt Nam mà theo đó gây lỗ cho nhà nước là một tội.
BBC:Tức là đây là trường hợp đặc biệt của riêng Việt Nam, còn ở nhiều nước khác gây lỗ là chuyện thường và không phải chịu trách nhiệm hình sự?
Đúng vậy. Lấy ví dụ công ty Jetstar bị thua lỗ nhiều năm trước vì đưa ra các quyết định dựa vào phán đoán giá xăng dầu trong tương lai. Trong thế giới kinh doanh thương mại, người ta sẽ cho những người [chịu trách nhiệm] đó nghỉ hưu và không có bồi thường gì cho họ cả. Và đó là cái giá họ phải trả.
Những người làm kinh doanh tự nghĩ rằng 'mình cũng có thể có những quyết định sai lầm như thế và trong trường hợp này họ đã sai lầm vậy nên quên nó đi'.
Ở đây chúng ta không nói đến chuyện tham nhũng mà là việc phán đoán giá xăng dầu do tính thất thường của nó.
Nhưng họ [Việt Nam] đã truy Jetstar và đòi công ty phải trả lại nhà nước khoản tiền lỗ. Người ta không thể quy định các doanh nghiệp không được lỗ và nếu lỗ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như thế là can thiệp vào thị trường và thị trường có khả năng tự trừng phạt những công ty làm ăn không hiệu quả chứ không cần tới nhà nước.
BBC: Trong các vụ có liên quan tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông nhận xét thế nào về thái độ của Chủ tịch nước [Trương Tấn Sang] và liệu ông có nuôi tham vọng gì không?
Những người ủng hộ ông và cả một số cựu đại sứ mà tôi sẽ không nêu tên nói rằng ông [Sang] thực ra là người có đầu óc cải cách. Đây là vấn đề không rõ ràng. Liệu ông có phải là người chủ động có những bước đi cải cách hay ông chỉ phản ứng lại trước sức ép. Tôi thiên về điều thứ hai [phản ứng trước sức ép].
Mỗi khi tôi nói chuyện với những quan chức của Bộ Ngoại giao, họ vẫn nói rằng Chủ tịch nước muốn có nhiều quyền hơn trong chính sách đối ngoại. Thực ra ông Sang muốn kết hợp hai chức chủ tịch nước và tổng bí thư.
Ông muốn có quyền lực và sẽ không chịu đứng thứ hai sau Thủ tướng. Mặc dù văn phòng chủ tịch nước ít quyền lực hơn văn phòng thủ tướng nhưng ông cũng ở trong Bộ Chính trị và điều này củng cố vị trí của ông.
Nếu tôi nhớ không nhầm thì vào thời gian đại hội Đảng sắp tới chỉ có một người trong Bộ Chính trị đủ tuổi ở lại, những người khác sẽ phải có ngoại lệ mới có thể tiếp tục [trong Bộ Chính trị].
Chính vì vậy tôi không nghĩ ông Sang có tham vọng gì khác.
Sự cạnh tranh quyền lực [giữa ông Sang và ông Dũng] luôn có nhưng tôi chưa bao giờ thấy nó tới mức người này muốn hạ bệ người kia.
Trong lịch sử hậu 1975 của Việt Nam chỉ có duy nhất một ủy viên bộ chính trị bị phế truất là ông Trần Xuân Bách nhưng vì lý do khác.
Ông [Bách] khi đó là ngoại lệ khi ông là người có đầu óc cải cách và không thay đổi suy nghĩ của mình.
Việt Nam muốn có sự cân bằng, họ muốn ông Dũng lùi bước và chia sẻ bớt quyền lực cho những người nằm ngoài mạng lưới của ông và điều này sẽ khiến ông Sang và những người khác hài lòng.
Vụ ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng [từ dưới quyền ông Dũng sẽ về dưới quyền Bộ Chính trị] là một ví dụ.
Việt Nam cũng đã tham gia hệ thống toàn cầu và họ sẽ không thể cạnh tranh được nếu có nền kinh tế yếu kém, tham nhũng tràn lan và hệ thống ngân hàng nợ nần chồng chất.
Cho dù anh là phe cải tổ hay bảo thủ, một khi anh đã chọn hướng đi chiến lược thì phải đảm bảo nó hoạt động hiệu quả.
Theo tôi đây là điều ông Sang theo đuổi bên cạnh sự cạnh tranh với ông Dũng nhưng những người dưới trướng ông Sang có thể có những mục tiêu khác.
BBC: Sau tất cả những bình luận của ông trên BBC và các đài báo nước ngoài khác về các vụ bắt giữ gần đây trong đó có vụ bắt những người trong ngành ngân hàng, một số báo Việt Nam mạnh mẽ nói rằng mọi việc được thực hiện đúng quy định của pháp luật và không có yếu tố chính trị gì ở đây cả. Ông nghĩ sao?
Có hai cách để trả lời câu hỏi này.
Cách thứ nhất là Việt Nam thực hiện cải cách ngân hàng và mọi việc chấm dứt ở đó thôi.
Nhưng trong hệ thống nhà nước và đảng ở Việt Nam tôi không tin là có ai có vị trí độc lập như Bộ trưởng Tư pháp Úc, người theo luật có thể làm bất cứ điều gì bất chấp chuyện thủ tướng muốn gì.
Ở Việt Nam không thế và tôi không tin rằng người ta có thể bắt một ai đấy trong danh sách 30 hay 100 người giàu nhất mà không có cuộc gặp riêng với Thủ tướng hay cộng sự thân cận của ông để báo cho ông biết.
Chúng ta hãy nhìn lại vụ Năm Cam và vụ PMU[18], người ta đã đi xa tới đâu trong những vụ đó?
Vụ Năm Cam xảy ra khi ông [Trương Tấn Sang] lãnh đạo [thành phố Hồ Chí Minh] nhưng khi vụ việc vỡ lở ông ấy đã ở Hà Nội. Ông ấy không sao cả và con đường thăng tiến cũng không gặp vấn đề gì.
Và cũng đã có lúc báo chí Việt Nam được tự do viết về rất nhiều chuyện. Nhưng rồi đột nhiên có chuyện ai đó khóa vòi lại.
(PetroTimes) - Ngay sau khi Hội đồng xét xử tuyên bố kết thúc phần tranh luận, các bị cáo được nêu quan điểm riêng của mình sau hơn 2 ngày xét xử. Đặc biệt, các bị cáo đồng loạt “tố” bị điều tra viên ép cung...
Khoảng 11h30 ngày 14/12, Hội đồng xét xử kết thúc phần tranh luận. Ngay sau đó, các bị cáo đều đồng loạt bày tỏ ý kiến của mình sau hơn 2 ngày xét xử. Theo bị cáo Dương Chí Dũng cho rằng, cơ quan công tố cần làm rõ việc: “Ai là người trong Vinalines đã thỏa thuận khoản tiền đó với Công ty AP. Trần Hải Sơn bảo tôi là người thỏa thuận thì phải có chứng cứ chứng minh chứ không thể nghe lời khai một chiều. Bị cáo mong muốn được đối chất với Công ty AP, đây không phải là hành vi chối tội mà chỉ mong xử đúng người đúng tội.
Bị cáo Dương Chí Dũng.
Còn bị cáo Mai Văn Khang bày tỏ rằng, bị cáo là người không có chức, có quyền thì làm sao quyết định mua ụ nổi 83M được nên không thể truy tố bị cáo về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Trong chuyến đi khảo sát, bị cáo chỉ có nhiệm vụ phiên dịch.
Bị cáo Mai Văn Phúc cũng cho rằng: Trong bản cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cáo đã đề nghị Hội đồng xét xử tăng hình phạt vì bị cáo có hành vi khai báo quanh co, chối tội. Về vấn đề này, bị cáo khẳng định, tất cả các bản lấy cung và bản tự khai trong bút lục không hề có dấu hiệu chứng minh bị cáo quanh co chối tội. Không có lời khai nào tiền hậu bất nhất. Còn việc cơ quan công tố truy tố bị cáo về tội danh cố ý làm trái... bị cáo cho rằng đó là không có căn cứ. Thời điểm mua ụ nổi, bị cáo mới nhậm chức Tổng Giám đốc Vinalines trong khi đề án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam có từ năm 2006. Bị cáo chỉ vi phạm về nhận thức đây là ụ nổi hay tàu biển. Với cương vì là Tổng Giám đốc được 2 tháng, cấp dưới báo cáo không cái ụ nổi nào tốt hơn ụ nổi 83M nên bị cáo buộc phải làm tờ trình lên hội đồng quản trị.
Về hành vi tham ô tài sản, bị cáo Mai Văn Phúc cho rằng bị cáo không hề biết có chuyện tiền nong sau thương vụ ụ nổi 83M. Việc Viện Kiểm sát nhân dân chỉ căn cứ lời khai của Trần Hải Sơn mà cáo buộc bị cáo nhận 10 tỉ là một bất ngờ, choáng váng. Nếu lời khai của Trần Hải Sơn đúng thì cơ quan điều tra nên kiểm tra danh sách người đi máy bay trong thời gian đó xem có ai là Trần Hải Sơn mang tiền đưa cho bị cáo hay không”.
Sau khi nghe trình bày của Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc, bị cáo Trần Hải Sơn phản bắc rằng: “Qua ý kiến của anh Dương Chí Dũng và anh Mai Văn Phúc, các anh nói không tham gia thỏa thuận với Công ty AP thì vì sao ở cơ quan điều tra các anh lại xác nhận là đã có việc nhận tiện và chia chác. Như vậy là bất nhất trong lời khai. Tôi khẳng định, chính các anh đã đẩy tôi và gia đình tôi vào vòng xoáy vụ án”.
Bắt phải nhận đó là tàu biển
Đến lượt bị cáo Huỳnh Hữu Đức và Lê Ngọc Triện được trình bày thì cả hai bị cáo đều bất ngờ “tố” cơ quan điều tra ép cung. Cả hai bị cáo đều khai rành rọt các lần lấy cung. Bị cáo Triển cho biết: “Bị cáo phải làm việc trong trạng thái ốm đau và bị điều tra viên lừa viết sẵn lời khai rồi ép ký vào lời khai viết sẵn.
Mai Văn Phúc xác nhận lời khai bị bức cung của Lê Văn Lừng.
Bị cáo Lê Văn Lừng trình bày, trong lời khai tôi vẫn khẳng định đó không phải là tàu biển. Lúc đó một cán bộ điều tra tên Đặng bắt tôi phải nhận đó là tàu biển và nói “sao ông cứ phải khăng khăng đó là ụ nổi”. 3 ngày sau tôi bị đưa lên trại tạm giam lấy lời khai. Tại đây có 5 người lấy lời khai đã đánh tôi và ép tôi phải nhận đó là tàu biển. Do bị đánh đau quá nên tôi phải nhận là tàu biển. Ngày 30/10/2013, một điều tra viên nói với tôi rằng, cứ viết lại bản khai tường trình và ký vào bản lấy cung đã viết sẵn. Nếu ký thì cho tại ngoại.
Sau 3 cán bộ hải quan “tố” bị éo cung, bị cáo Mai Văn Phúc khẳng định, tôi cùng là người bị giam giữ. Tôi xác nhận lời khai bị ép cung là đúng.
-.- Chìa khóa trị tham nhũng (ĐĐK). - Tình hình tham nhũng vẫn chưa có dấu hiệu giảm (KTĐT). - Vào công chức chỉ để “kiếm chác”, bộ máy sẽ rũ nát (TT).- Xử “đại án” tham nhũng Dương Chí Dũng: Vinalines không muốn đòi tài sản cho nhà nước (LĐ). - Luật sư “đòi” điều tra lại vụ Dương Chí Dũng (PLVN). – Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh xuất hiện tại phiên tòa Dương Chí Dũng (TN).- Dương Chí Dũng xin được đối chất với giám đốc công ty AP (TT). - Cập nhật xét xử Dương Chí Dũng: Truy tố các bị cáo là có căn cứ (Soha). - Xét xử “đại án” tham nhũng tại Vinalines: Dương Chí Dũng xin lỗi và… đọc thơ trước tòa (LĐ). - Dương Chí Dũng ‘xin lỗi nhân dân’, Mai Văn Phúc bật khóc tại tòa (TN). - Xét xử vụ Dương Chí Dũng: Nếu quản lý thế này, đất nước sẽ đi về đâu? (TN).
- “Bóc” bí mật quan hệ Dương Chí Dũng và đối tác bán ụ nổi 83M (DT). - Dương Chí Dũng và đồng bọn đã chia tiền thế nào? (PT). - Anh em ông Dương Chí Dũng: Từ đỉnh cao xuống vực sâu (TP). - Ngày mai, Dương Chí Dũng có thể đối mặt án tử hình (NĐT). - Toàn cảnh vụ tham ô của Dương Chí Dũng (VNN). – Cấp dưới “tố” Dương Chí Dũng phạm tội cố ý làm trái… (PT).
–Vì sao Dương Chí Dũng mua ụ nổi 83M qua Công ty AP?
Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN -Không mua trực tiếp từ công ty sở hữu, Dương Chí Dũng và đồng phạm chọn Công ty AP, đơn vị môi giới để mua ụ nổi 83M. LIÊN QUAN. Ngày mai, xét xử vụ tham nhũng của Dương Chí Dũng · Dương Chí Dũng: Con đường quan lộ - con đường ...
Em Dương Chí Dũng: Gia đình không biết anh có con riêng
Dương Chí Dũng: Từ đỉnh cao xuống vực sâu
Luật sư Trần Đình Triển bào chữa cho Dương Chí Dũng - -
Viện kiểm sát bức xúc với đại diện Vinalines khi người này không nắm được thiệt hại của ụ nổi 83M tính đến nay là bao nhiêu.
Chiều 14.12, sau khi các luật sư hoàn thành phần bào chữa, đại diện VKSND TP. Hà Nội tranh luận lại.
Theo đại diện VKS, tất cả các luật sư đã nêu những câu hỏi chất vấn khác nhau nhằm chứng minh thân chủ mình không phạm tội hoặc tội khác. Tuy nhiên, VKS khẳng định cáo trạng truy tố các bị cáo về tội cố ý làm trái và tham ô tài sản là có căn cứ.
Theo đó, VKS xác định Dương Chí Dũng có vai trò chủ mưu trong vụ án này. “Nếu các bị cáo làm đúng chức trách của mình thì ụ ổi 83M không thể nhập khẩu về Việt Nam”, đại diện VKS nhấn mạnh.
Đại diện VKS bức xúc với cách quản lý tài sản nhà nước của Vinalines. |
Về tội tham ô, các luật sư cho rằng 9 triệu USD mua ụ nổi không phải là tài sản của Nhà nước nên không có căn cứ buộc tội các bị cáo.
Bác bỏ lập luận này, VKS nói theo điều lệ tổng công ty và theo pháp luật, Vinalines là công ty 100% vốn Nhà nước. Do đó toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất đến tiền vốn đều là tài sản Nhà nước, trong đó bị cáo Dũng chịu trách nhiệm cao nhất.
“Tiền vay thì Nhà nước là người nhận nợ và Vinalines chỉ đại diện vay mà thôi. Vinalines phải coi đó là tài sản Nhà nước vì nếu thua lỗ, thâm hụt thì đương nhiên Nhà nước phải trả. Các luật sư đã nhầm khi cho rằng chỉ có vốn từ ngân sách, quản lý qua kho bạc mới là vốn Nhà nước”, đại diện VKS khẳng định.
Do đó, mọi vi phạm khi quản lý nguồn vốn này đều phải chịu trách nhiệm. Trong đó Dương Chí Dũng là người được giao nhiệm vụ quản lý nguồn vốn này. Dũng chịu trách nhiệm quản lý cũng như giám sát việc sử dụng nguồn vốn, nếu sai thì phải chịu trác nhiệm.
Về hành vi cố ý làm trái, việc triển khai dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam và mua ụ nổi dẫn đến vụ án này, phiên tòa này. Bởi lẽ, các cán bộ trực tiếp tham gia dự án này đều đã làm sai quy định của Nhà nước. Không thể nói các bị cáo thiếu trách nhiệm được, khi họ đã làm sai.
Về ụ nổi 83M không phải là tàu biển, VKS nói: “Tất cả những người ngồi đây, kể cả những người có chuyên môn hoặc không đều hiểu ụ nổi là thế nào. Nhưng phải hiểu là Nhà nước quản lý tài sản này bằng pháp luật nào? Một tài sản hàng triệu đô thì chẳng nhẽ vào Việt Nam lại không có quy định nào quản lý? Nó không phải là tàu biển thì là mớ rau à?”.
VKS dẫn ra hàng loạt những quy định để chứng minh những tiêu chuẩn, văn bản pháp lý để chứng minh ụ nổi cũng phải chịu sự “quản lý tương tự” như tàu biển. Chính hợp đồng hay văn bản của các bị cáo ký cũng “gọi nó là tàu” nên phải kiểm định nó theo quy trình tàu biển mới đúng. Chính vì chuyện lập lờ như vậy nên bị cáo mới có cơ hội để làm trái, để nhận tham ô.
Cạnh đó, VKS cho rằng đại diện Vinalines thì không dám nói hiện giờ tình trạng ụ nổi ra làm sao, mất bao nhiêu tiền của Nhà nước rồi. “Nói như thế là không được, quản lý như thế thì nền kinh tế của đất nước này sẽ đi đến đâu”, đại diện VKS nói.
Theo hồ sơ, thiệt hại từ ụ nổi đã lên tới 550 tỉ rồi chứ không chỉ là 366 tỉ như cáo trạng nữa. Hiện giờ còn có thể cao hơn. Trách nhiệm của Vinalines ở đây chứ không phải chỗ nào khác.
“Đến bây giờ phía Vinalines khắc phục đến đâu, đại diện của công ty này cũng không nói được. Bây giờ bảo bán đi để cắt lỗ. Riêng phần neo đậu một năm đã mất 12 tỉ mà đại diện Vinalines bảo không biết.
Theo đó, liên quan đến vấn đề tương trợ tư pháp, đại diện VKS nói hiện VKSND Tối cao đã có văn bản yêu cầu phía Liên bang Nga hỗ trợ tư pháp và đang chờ phản hồi. Nhưng như vậy nghĩa là vụ án không thể không xét xử được vì hậu quả trực tiếp đã rõ.
“Về phần ăn chia thì đã quá cụ thể, chuyển về Việt Nam với con số hoàn toàn chính xác. Tiền theo chứng từ ngân hàng đã ghi rõ là liên quan đến 83M thì nó là tiền của Vinalines chi ra rồi đưa về chứ là cái gì nữa. Sau này có trả lời từ phía Nga thì các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước sẽ xem xét trước chứ không chỉ dừng lại ở đây. Các luật sư không thể đòi hỏi gì thêm”, VKS lập luận.
Phía Singapore chúng ta chưa có hiệp định tương trợ tư pháp song phương, nhưng đã có tương trợ tư pháp chung trong khối Asian. Việc cơ quan điều tra thu thập những thông tin từ phía Sigapore là có căn cứ.
Kết luận, đại diện VKS khẳng định, mức án đề nghị đối với các bị cáo là hợp lý, không đánh đồng. Những bị cáo có vai trò độc lập, tùy thuộc hành vi của mình có mức án khác nhau.
Sau phần tranh luận lại của các luật sư, tòa sẽ cho các bị cáo nói lời sau cùng và tiến hành nghị án.
Mai Văn Phúc tố thuộc cấp cũ “man trá”
Trong phần tự báo chữa, Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đều một mực cho rằng mình không nhận hối lộ, VKS không thể chỉ dựa vào lời khai của bị cáo Sơn để buộc tội. Phúc cho rằng tất cả các bản cung trong thời gian làm việc với cơ quan điều tra không có một từ ngữ nào chứng tỏ bị cáo quanh co chối tội, khai tiền hậu bất nhất.
“Nếu VKS chỉ căn cứ vào lời khai của bị cáo Sơn để nói bị cáo nhận tiền từ bị cáo Sơn và phạm tội tham ô thì bị cáo thấy choáng váng. Bị cáo Sơn đã quanh co từ đầu đến cuối, ngay trước HĐXX mà bị cáo Sơn còn quanh co, man trá như vậy thì thử hỏi có thể căn cứ vào lời của bị cáo Sơn để buộc tội bị cáo hay không?”, Phúc bức xúc.
Đến lượt mình, Trần Hải Sơn vặc lại: “Các anh không khai báo như thế nhưng trước cơ quan điều tra thì các anh lại xác nhận việc nhận và chia 1,666 triệu USD. Tôi thấy đó là sự bất cập rất cơ bản trong lời khai của các anh. Tôi cũng xin khẳng định là chính vì các anh mà tôi và gia đình tôi trở thành nạn nhân của vụ án này”.
Kết luận, đại diện VKS cho rằng, lời khai của Sơn về việc nhận tiền và ăn chia tiền với Dũng và Phúc là phù hợp.
- Đề nghị án tử hình cho Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc (TTXVN). – Đề nghị tử hình Dương Chí Dũng (NLĐ). –Đề nghị án tử hình với Dương Chí Dũng (BBC). – Các cựu quan chức Vinalines có thể lãnh án tử hình (VOA). –Các sếp Vinalines được gỡ tội ra sao? (VNN).- Chuyện valy tiền lại quả ở Vinalines: Người nói ‘có’ kẻ nói ‘không’ (DV). - Bộ GTVT chối bỏ trách nhiệm liên quan đến vụ mua ụ nổi của Vinalines (DV). - Tài ‘hô biến’ của Dương Chí Dũng (TP). - Qua vụ Dương Chí Dũng nhớ lại vụ xử Cục trưởng Cục Quân nhu Dụ Châu (GDVN).- Đề nghị tử hình Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc (MTG). – Dương Chí Dũng bị đề nghị án tử hình (VNN). - Bị cáo Dương Chí Dũng bị đề nghị mức án tử hình (VOV). - Vinashin, Vinalines “quên” gần 200 container tại cảng (DT). - Viện kiểm sát đề nghị mức án tử hình với Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc (GDVN). - Phải đổi tiền 500.000 đồng để đưa Dương Chí Dũng (PLTP).-Mai Văn Phúc "chối" không nhận tiền sau thương vụ ụ nổi 83M
--Đồng phạm nói đưa vali tiền, Dương Chí Dũng bảo vali rượu
-Vinashin, Vinalines 'quên' gần 200 container tại cảng
-Ông Dương Chí Dũng bị đề nghị án tử hình-- Thanh tra khó có thể phát hiện tham nhũng (VOV). - Tôi thấy một ‘thằng tôi’ trong Dương Chí Dũng (TN).
- Sẽ thanh lý ụ nổi để giảm thiệt hại (TT). - Dương Chí Dũng khai bỏ trốn vì có ‘người quen’ gọi báo (TN) “… nhưng không khai người này là ai”. Mời xem thêm bình luận tại: – Sai lầm lớn của Dương Chí Dũng là bỏ trốn, nên khiến tòa phải sợ cánh báo chí? (DĐXHDS).
- Dương Chí Dũng và đàn em phủ nhận hành vi nhận tiền “lại quả” (ANTĐ). - Dương Chí Dũng xấu hổ khi “lấy tiền của vợ” mua nhà cho “bồ”? (PLVN). - Lộ mánh “ăn” ụ nổi, chia tiền lại quả (DV). - Vụ Vinalines: Không hoạt động, ụ nổi 83M vẫn “ngốn” 1 tỷ/tháng (DV). - Nguyên PGĐ Công an đưa anh trai bỏ trốn như nào? (VNN). - Cựu lãnh đạo Vinalines đối nhau chan chát (VTC). - Mai Văn Phúc “chối” không nhận tiền sau thương vụ ụ nổi 83M (PT). - Thua lỗ nghìn tỷ, Vinalines lại xin ưu đãi đủ đường (ĐV).
Bộ GTVT đến muộn, Vinalines không rõ thiệt hại
Dương Chí Dũng chối phứt việc nhận 10 tỉ đồng tham ô
Nhận 10 tỉ đồng chia chác tham ô, Dương Chí Dũng nói: Cảm ơn!
Dương Chí Dũng định trốn đi Trung Quốc song đổi hướng sang Mỹ
Vụ Vinalines: Dương Chí Dũng nuôi "bồ nhí", đút túi tiền tỉ
-
Dương Chí Dũng: “Khi bỏ trốn tôi hoàn toàn không vì sợ tội tham ô". Ảnh: Nguyễn Quyết (chụp qua màn hình)
Trong phiên tòa sáng 13-12 xét xử Dương Chí Dũng và đồng phạm, Hội đồng xét xử (HĐXX) truy vấn bị cáo về việc bỏ trốn trước khi cơ quan điều tra tống đạt các quyết định khởi tố.
Trước đó, ngày 17-5-2012, Cơ quan điều tra (CQĐT) ra quyết định khởi tố bị can, khám xét, bắt tạm giam ông Dương Chí Dũng. Tuy nhiên, đến khi CQĐT tống đạt quyết định khởi tố thì Dương Chí Dũng hoàn toàn biến mất trước sự bất ngờ của lực lượng cảnh sát điều tra. Sau đó, em trai Dương Chí Dũng là Đại tá Dương Tự Trọng, nguyên Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng mới có những động thái giúp anh mình bỏ trốn sang đến tận Mỹ rồi bị đẩy về Việt Nam.
Bị cáo Dũng trần tình: “Khi bỏ trốn tôi hoàn toàn không vì sợ tội tham ô. Khi HĐQT quyết định thì tôi không biết mình sai, đến khi làm việc với cơ quan điều tra thì tôi mới nhận thức được chúng tôi sai cố ý làm trái vì quy trình thủ tục đầu tư là có sai phạm. Tôi thừa nhận trước tòa sai phạm này. Còn cái ụ tôi vẫn khẳng định đó không phải tàu”.
Dũng biện minh cho quyết định mua ụ nổi: “Còn cái sai là trình tự anh em làm tôi không biết, tôi ký thì trách nhiệm là của tôi. Cái sai là trong chọn thầu, chưa được phê duyệt đã làm… tôi khẳng định tôi không có tham ô”.
Đại diện Viện kiểm sát (VKS) hỏi: Bị cáo bỏ trốn là vì có nhận được một cuộc điện thoại. Vậy ai gọi điện và gọi điện vào thời điểm nào?
Dương Chí Dũng trả lời: “Khoảng trên dưới 6 giờ tối ngày 17-5-2012, tôi nhận được một cuộc gọi điện thoại của một người quen của tôi, nói với tôi là tránh đi. Tôi hoảng quá và tôi tránh đi một thời gian. Tôi cứ thế tôi đi thôi chứ tôi không nghĩ gì cả”.
VKS truy vấn: Vậy người quen đó là ai? Thì bị cáo Dũng ấp úng: “Người quen thì tôi đã khai với cơ quan điều tra bên An ninh trong một vụ án khác. Tôi xin phép HĐXX nếu buộc phải khai thì tôi nói. Còn tôi xin phép đã khai báo với cơ quan điều tra nên không nói ở đây”.
Chủ tọa vặn tiếp: “Lý do không muốn khai?”. Dũng tiếp tục từ chối: “Vì tôi đang khai báo ở vụ này thì nếu tòa yêu cầu khai thì tôi sẽ khai. Vì nếu nói sang vụ kia thì nó sang vấn đề khác, nhiều người không hiểu thì không đúng vấn đề thì sẽ thành dư luận không tốt”.
VKS tiếp: Bị cáo cho HĐXX biết, sau khi nhận được điện thoại, bị cáo trốn đi luôn một chặng đường dài sang Campuchia, sang Đức, sang Mỹ rồi lại quay trở lại. Anh lấy tiền ở đâu đi?
Bị cáo Dũng trả lời: “Tôi thường đi công tác nên trong cặp tôi bao giờ cũng có những thứ rất cần thiết, kể cả tiền phòng đi công tác, chứng minh thư, giấy phép lái xe, hộ chiếu… lúc nào cũng có trong cặp. Không có ai đưa tiền cho tôi đi, tiền tôi có sẵn rồi”.
Chủ tọa chưa dừng lại: “Mục đích sang nước ngoài của bị cáo là như thế nào?” Dũng tiếp tục lý giải: “Khi nhận được thông tin, tôi hoảng loạn và chỉ nghĩ làm sao chạy được càng xa Hà Nội càng tốt thôi. Vì tác động của cú điện thoại nên tôi mới hoảng loạn bỏ trốn thôi chứ nếu bình thường thì không bao giờ tôi trốn”.
Nguyễn Quyết-Tường thuật: Dương Chí Dũng muốn bỏ trốn càng xa Hà Nội càng tốt (13/12)
Vụ Vinalines: Không hoạt động, ụ nổi 83M vẫn "ngốn" 1 tỷ/tháng (13/12)
Sáng nay 13.12, phiên tòa xét xử nhóm bị cáo Dương Chí Dũng và 9 đồng phạm bước vào ngày thứ hai, HĐXX tiếp tục xét hỏi các bị cáo.
Trong phần xét hỏi, HĐXX đã hỏi đại diện của Bộ GTVT, tuy nhiên sau nhiều lần xướng tên vẫn không thấy đại diện của Bộ này do... đến muộn.
Về phía đại diện Vinalines, ông Lê Trương Thanh là người đại diện của cơ quan này tham dự phiên tòa với tư cách là bị hại trong vụ án. Ông Thanh cho biết ụ nổi 83M hiện đang ở khu vực cảng Gò Dầu, Long An, đang giao cho nhà máy sửa chữa tàu biển (đơn vị thành viên của Vinalines).
Về Dự án nhà máy sửa chữa tàu phía Nam hiện chưa được Chính phủ phê duyệt, HĐXX đặt câu hỏi chi phí cho ụ nổi là bao nhiêu một tháng, ông Thanh cho biết: Chi phí bảo vệ, trông coi, đảm bảo an toàn số tiền tiêu tốn là khoảng 1 tỷ/tháng. Còn tổng số tiền chi phí thì ông Thanh nói chưa tính được. Theo tài liệu của cơ quan điều tra tổng thiệt hại của việc mua ụ nổi 83M gần 367 tỷ đồng.
Ông Thanh cho biết thêm: Đã báo cáo thực trạng của ụ nổi cho cơ quan chủ quản là Bộ GTVT còn hiện các phương án sửa chữa, khai thác không còn khả thi. “Chúng tôi đang xin phép thanh lý để giảm thiệt hại, chưa được cho phép vì cơ quan CSĐT Bộ Công an nói đang thuộc vụ án chờ xét xử” – ông Thanh trình bày.Nguồn Dân Việt
Luật sư của Dương Chí Dũng lập luận về tham nhũng (13/12)Ông Thanh cho biết thêm: Đã báo cáo thực trạng của ụ nổi cho cơ quan chủ quản là Bộ GTVT còn hiện các phương án sửa chữa, khai thác không còn khả thi. “Chúng tôi đang xin phép thanh lý để giảm thiệt hại, chưa được cho phép vì cơ quan CSĐT Bộ Công an nói đang thuộc vụ án chờ xét xử” – ông Thanh trình bày.Nguồn Dân Việt
"Nói về tham nhũng, đừng gắn liền với vụ án anh Dương Chí Dũng. Ở góc độ của luật sư, vụ án này cũng là việc nhỏ so với việc chung thôi."
Tối 11/12, luật sư Trần Đình Triển (Văn phòng luật sư Vì Dân) - một trong ba luật sư bào chữa cho ông Dương Chí Dũng tại phiên tòa sơ thẩm vụ cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), đã chia sẻ với PV một số thông tin xung quanh việc chuẩn bị cho phiên tòa hôm nay (12/12).
Theo ông Triển, việc chuẩn bị cho phiên xét xử Dương Chí Dũng cũng giống như các vụ án khác, không có gì khác nhau.
"Tôi thấy cũng bình thường thôi. Tất cả mọi việc đều án tại hồ sơ, mình xem trong quá trình tố tụng cơ quan tiến hành tố tụng đã thực hiện đúng luật chưa, tất cả các chứng cứ thu thập đã đảm bảo quy định chưa, đảm bảo tính khách quan chưa", ông Triển cho biết.
Ông Triển cũng nhấn mạnh, để kết tội một con người, vấn đề cơ bản nhất là xử đúng để hợp ý Đảng, lòng dân, chứ không phải vì dư luận hay một phong trào gì đó mà áp đặt cho người ta cũng không được.
Luật sư của ông Dương Chí Dũng chia sẻ, trước phiên tòa chưa nói được điều gì có thể xảy ra.
"Nếu có chứng cứ vi phạm thực sự thì phải xử cho nghiêm, đó là quy định của pháp luật. Mọi việc theo quy định của pháp luật là xét xử công khai, mọi sự đánh giá chứng cứ tại phiên tòa".
Đề cập đến tham nhũng, luật sư Trần Đình Triển lưu ý "đừng gắn liền với vụ án của anh Dương Chí Dũng".
"Ở góc độ của luật sư, vụ án này chỉ là việc nhỏ so với việc chung thôi. Những vấn đề liên quan đến đất đai, tài chính, ngân hàng v.v... mới là những vấn đề lớn, nổi cộm.
Còn tham nhũng, Đảng ta đã xác định đó là quốc nạn, nghĩa là tính nghiêm trọng đã xảy ra. Vấn đề là đường lối của Đảng như thế nào, pháp luật như thế nào, vai trò của nhân dân tham gia đấu tranh phòng chống tham nhũng để đưa ra một quyết sách đúng xử lý, làm trong sạch bộ máy Nhà nước và đem lại niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Đó là một trong những định hướng của Đảng đã đề ra và mong muốn tất cả mọi người thực hiện", luật sư Triển nói.
Ông cũng khẳng định: "Việc các cơ quan bảo vệ pháp luật đưa ra một số vụ án tham nhũng cũng là một trong những giải pháp đó. Những giải pháp này phải được tiến hành đồng bộ, thường xuyên và khắp mọi nơi, đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật".
Nguồn Báo Đất ViệtTheo ông Triển, việc chuẩn bị cho phiên xét xử Dương Chí Dũng cũng giống như các vụ án khác, không có gì khác nhau.
"Tôi thấy cũng bình thường thôi. Tất cả mọi việc đều án tại hồ sơ, mình xem trong quá trình tố tụng cơ quan tiến hành tố tụng đã thực hiện đúng luật chưa, tất cả các chứng cứ thu thập đã đảm bảo quy định chưa, đảm bảo tính khách quan chưa", ông Triển cho biết.
Ông Triển cũng nhấn mạnh, để kết tội một con người, vấn đề cơ bản nhất là xử đúng để hợp ý Đảng, lòng dân, chứ không phải vì dư luận hay một phong trào gì đó mà áp đặt cho người ta cũng không được.
Luật sư của ông Dương Chí Dũng chia sẻ, trước phiên tòa chưa nói được điều gì có thể xảy ra.
"Nếu có chứng cứ vi phạm thực sự thì phải xử cho nghiêm, đó là quy định của pháp luật. Mọi việc theo quy định của pháp luật là xét xử công khai, mọi sự đánh giá chứng cứ tại phiên tòa".
Đề cập đến tham nhũng, luật sư Trần Đình Triển lưu ý "đừng gắn liền với vụ án của anh Dương Chí Dũng".
"Ở góc độ của luật sư, vụ án này chỉ là việc nhỏ so với việc chung thôi. Những vấn đề liên quan đến đất đai, tài chính, ngân hàng v.v... mới là những vấn đề lớn, nổi cộm.
Còn tham nhũng, Đảng ta đã xác định đó là quốc nạn, nghĩa là tính nghiêm trọng đã xảy ra. Vấn đề là đường lối của Đảng như thế nào, pháp luật như thế nào, vai trò của nhân dân tham gia đấu tranh phòng chống tham nhũng để đưa ra một quyết sách đúng xử lý, làm trong sạch bộ máy Nhà nước và đem lại niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Đó là một trong những định hướng của Đảng đã đề ra và mong muốn tất cả mọi người thực hiện", luật sư Triển nói.
Ông cũng khẳng định: "Việc các cơ quan bảo vệ pháp luật đưa ra một số vụ án tham nhũng cũng là một trong những giải pháp đó. Những giải pháp này phải được tiến hành đồng bộ, thường xuyên và khắp mọi nơi, đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật".
Vợ Dương Chí Dũng nói chồng lấy tiền mua căn hộ cho bồ! (13/12)
TIN LIÊN QUANÔng Dương Chí Dũng đối mặt án tử hình (04/12)Thẩm vấn Dương Chí Dũng (12/12)Dương Chí Dũng đổ thừa cho cấp dưới (12/12)Đang xét xử Dương Chí Dũng và đồng phạm (12/12)
-Bí mật của các sếp Vinalines bị nêu ra tại tòa-Vietnam shipping executives on trial for embezzlement
-Bí thư Đà Nẵng “không tiện nêu tên” nhà băng cho vay lãi cao
-Dương Chí Dũng từng bị Hoa Kỳ từ chối nhập cảnhNhục mạ nước Mỹ: Dương Chí Dũng khai định trốn sang Mỹ vì quá hoảng loạn (TP 12-12-13) -- Nếu không hoảng loạn thì đã trốn sang nước khác.
– Việt Nam xét xử «đại án tham nhũng» tại Vinalines (RFI). – Việt Nam xét xử Dương Chí Dũng và vụ tham nhũng ở Vinalines (VOA). –Dương Chí Dũng: ‘Sai nhưng nay mới biết’ (BBC). – Dương Chí Dũng: ‘Bị cáo không vì tiền mà đánh mất danh dự’ (VNE). – Dương Chí Dũng mua 2 căn nhà cho bạn gái bằng tiền của vợ?! (TT). – Tham ô 10 tỷ đồng, Dương Chí Dũng đối mặt án tử hình (VnEco). – NGÀY ĐẦU XỬ VỤ DƯƠNG CHÍ DŨNG: Cấp trên đổ tội cho cấp dưới (NLĐ). – Dương Chí Dũng lộ mâu thuẫn với tổng giám đốc (ĐT). – Vụ án Dương Chí Dũng: Thật khó hiểu! (KT). – Video: Xét xử sơ thẩm vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm (VTV).- Dương Chí Dũng mua nhà cho bồ nhí như thế nào? (ĐS&PL). - Dương Chí Dũng nói mua nhà cho bồ bằng tiền của vợ (TN). - Bị cáo tự bác lẫn nhau trong ngày đầu xét xử vụ Dương Chí Dũng (DV). - Dương Chí Dũng chia tiền “lại quả” cho đồng bọn như thế nào? (Infonet). - Dương Chí Dũng đổ lỗi và chối tội (TP). - Xử nghiêm Dương Chí Dũng để răn ‘giặc nội xâm’ (TP). - “Qua vụ Dương Chí Dũng, chúng ta đã mất rất nhiều” (GDVN). - Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc vẫn “cãi” không Tham ô tài sản (GDVN).
-Sao tòa sợ báo chí đến thế...?(PetroTimes) – Mặc dù phóng viên các cơ quan báo chí đã liên hệ đăng ký tác nghiệp phiên xét xử vụ án Dương Chí Dũng cùng đồng bọn phạm tội “Tham ô tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và đã được cấp thẻ làm việc. Thế nhưng khi đến tác nghiệp, các phóng viên mới "tá hỏa" về quy định của tòa rằng: “Chỉ được mang giấy trắng và bút vào và ngồi theo dõi qua tivi”.
Các phóng viên tác nghiệp tại phiên xét xử phải trình thẻ do Tòa án nhân dân Hà Nội cấp và Thẻ Nhà báo để đối chiếu.
Sáng ngày 12/12, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Tham ô tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam. Đúng 8h15, phiên xét xử chính thức bắt đầu. Thế nhưng, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã có những động thái khiến các phóng viên của các cơ quan báo chí Hà Nội và Trung ương “té ngửa”. Và cũng lâu lắm rồi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mới có những biện pháp thắt chặt an ninh phiên tòa đến như vậy. Khi các phóng viên mang thẻ tác nghiệp phiên xét xử để vào dự tòa thì nhân viên tòa án thông báo: “Toàn bộ phóng viên báo chí đến đưa tin phiên tòa phải xuất trình Thẻ Nhà báo và Thẻ tác nghiệp phiên xét xử do Tòa cấp để lực lương an ninh đối chiếu danh sách với tên đã đăng ký từ trước”.
Mặc dù, các phóng viên đã xuất trình thẻ dự phiên xét xử do Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cấp nhưng để được vào tòa, phóng viên vẫn phải trình Thẻ Nhà báo để lực lượng an ninh kiểm tra. Tất cả các phóng viên đều phải đi qua một chiếc cửa an ninh để soi chiếu và sau đó là qua một khâu dò tìm kim loại, vũ khí... Không dừng lại ở đó, trước khi vào Tòa, các phóng viên phải để toàn bộ phương tiện tác nghiệp như: máy ảnh, máy tính, máy ghi âm, điện thoại và các vật dụng bên ngoài. Phóng viên chỉ được mang theo giấy trắng, bút để ghi chép.
Khi vào, các phóng viên phải đi qua cửa soi chiếu và dụng cụ tìm kiếm kim loại, vũ khí.
Khi các phóng viên vào tác nghiệp, lực lượng an ninh lại “dồn” tất cả vào một phòng riêng biệt và theo dõi qua màn hình tivi. Trong thời gian ngồi theo dõi phiên xét xử, có hàng chục người tự xưng là cán bộ của Tòa đi kiểm tra thẻ của từng người một và đối chiếu với danh sách đã đăng ký từ trước đó. Các phóng viên phải ngồi xen kẽ với cán bộ tòa án. Mọi động thái của phóng viên đều bị kiểm soát chặt chẽ.
Động thái của Tòa án nhân dân Hà Nội khiến các phóng viên bức xúc.
Ngay như các cơ quan báo hình, như: Truyền hình Việt Nam, Kênh phát thanh có hình Đài tiếng nói Việt Nam cũng bị ngăn cấm mang máy quay và các công cụ tác nghiệp. Trước hành động này, một đồng chí phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam đã gọi điện cho đồng chí Nguyễn Thế Kỷ - Phó Ban tuyên giáo Trung ương để cầu cứu nhưng cũng vô ích.
Thiết nghĩ, là một phiên tòa xét xử công khai sao tòa án lại có những động thái “chặn đường làm việc” của báo chí đến như vậy. Chiếc máy tính là công cụ tác nghiệp cơ bản nhất cũng bị cấm không cho mang vào. Máy ghi âm để ghi lại những tình tiết quan trọng mà các bị cáo khai nhận, lời lẽ bảo vệ thân chủ của luật sư cũng bị để bên ngoài. Nếu như đã cấm mang các công cụ tác nghiệp của báo chí, sao Tòa Hà Nội phải bắt các phóng viên phải đăng ký để cấp thẻ trước hàng tuần và sao không thông báo ngay từ đầu, để khi đến tác nghiệp đỡ "tá hỏa" với những quy định “quái gở” này.
Mọi dụng cụ tác nghiệp đều phải gửi bên ngoài và chỉ được mang giấy trắng cùng bút vào.
Phải chăng, một phiên tòa xét xử công khai mà ngăn cản bảo chí một cách thái quá đến như vậy thì từ giờ trở đi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội nên ra một cái quy định mới là “Tất cả các phiên xét xử đều xử bí mật”. Hay, Hội đồng xét xử có gì uẩn khúc, nên sợ các bị cáo khai những tình tiết quá quan trọng, liên quan đến lãnh đạo cấp cao hơn. Và việc ngăn cản này là một động thái chuẩn bị trước để báo chí không có bằng chứng sau những lời khai của các bị cáo?!
T.Minh
Phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng được kiểm soát an ninh chặt chẽ - (12/12)
Cấp dưới “tố” Dương Chí Dũng phạm tội cố ý làm trái... - (11/12)
Dương Chí Dũng và đồng bọn đã chia tiền thế nào? - (11/12)
Trương Duy Nhất đã phạm tội gì? - (11/12)
Dương Chí Dũng giữ vai trò chủ mưu trong vụ "Ụ nổi 83M" - (11/12)
- Hôm nay xử vụ Dương Chí Dũng (VNN). – Xét xử ‘đại án’ tham nhũng tại Vinalines: Dương Chí Dũng có tới 3 luật sư bào chữa (TN). – Ông Dương Chí Dũng và “bậu sậu” chuẩn bị hầu tòa: Kỳ 1: Vung tay cố ý làm trái (PL&XH). – Kỳ 2: Gật đầu mua “sắt vụn”, đút túi 10 tỷ đồng.- Bùi Hoàng Tám: Trước phiên tòa xử ông Dương Chí Dũng (DT). - Hôm nay xử vụ Dương Chí Dũng (VNN).- Hơn 4.000 tỉ đồng làm đường dây 500kV Sơn La – Lai Châu (VOV).
- Đang xét xử vụ tham nhũng tại Vinalines (VOV). - Con tàu đồng nát và 2 căn hộ cao cấp (NNVN). - Những hình ảnh đầu tiên phiên xử Dương Chí Dũng và đồng phạm (TN). - Cuộc chạy trốn ly kỳ của Dương Chí Dũng (TN). - Dương Chí Dũng đã phá tiền tinh vi như thế nào? (Infonet). – Phó Trưởng ban Nội chính T.Ư: Án tham nhũng phải xử nghiêm nhằm răn đe (LĐ).