Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Cuộc chiến cho người bị bóc lột (Lữ Giang)

-Cuộc chiến cho người bị bóc lột (Lữ Giang)-
"...Qua vụ án Devyani Khobragade, chúng ta thấy chế độ lao động nô lệ không những chỉ tồn tại ở Ấn Độ mà còn được đẳng cấp thống trị xuất cảng qua Hoa Kỳ!..."


Hôm 17/12/2013 bà Devyani Khobragade, 39 tuổi, Phó Tổng Lãnh Sự của Ấn Độ tại New York đã bị bắt tại New York vì bị cáo buộc khai man để xin thị thực nhập cảnh cho một người mang quốc tịch Ấn Độ mà bà đưa tới Hoa Kỳ để giúp việc nhà. Bà cũng bị cáo buộc là trả cho phụ nữ này mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu luật định. Một cuộc tranh luận đã xảy ra giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ. Từ vụ án này, chúng ta có thể nhìn thấy rằng từ dân chủ tự do đến giải phóng con người còn một khoảng cách khá xa.

Trước hết, chúng tôi xin trình bày những nét chính của vụ án, sau đó sẽ nói về tình trạng người bóc lột người rất nghiêm trọng ở Ấn Độ và con đường giải thoát.
Những tranh luận về vụ án
1.- Tranh luận về đặc quyền ngoại giao
Phát biểu trước Thượng viện Ấn Độ, Thượng nghị sĩ Arun Jaitley lãnh đạo phe đối lập cho rằng vụ bắt giữ này là một sự vi phạm Công Ước Vienna. Nhưng Washington chỉ rõ rằng với vai trò là Phó Tổng Lãnh Sự Ấn Độ tại New York, bà Khobragade không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao toàn diện mà chỉ được hưởng quyền miễn trừ của lãnh sự khi thực thi nhiệm vụ lãnh sự mà thôi. Lời giải thích của chính phủ Hoa Kỳ rất chính xác. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá phức tạp nên chúng tôi xin nói rõ thêm.
ando01
Bà Devyani Khobragade
Theo điều 14 của Công Ước Vienna ngày 18.4.1961 về Quan Hệ Ngoại Giao, chỉ ba loại viên chức ngoại giao sau đây được miễn toàn diện về tài phán: các đại sứ (ambassadors), các sứ thần (envoys) và các tham vụ ngoại giao  (charges d'affaires - Hà Nội thường gọi là các đại biện). Điều 29 quy định: “Thân thể của viên chức ngoại giao là bất khả xâm phạm. Họ không thể bị bắt hoặc bị giam giữ dưới bất cứ hình thức nào”.
Các lãnh sự và nhân viên lãnh sự không được quyền đặc miễn toàn diện như các nhân viên ngoại giao nói trên. Điều 43 Công Ước Vienna ngày 24.4.1963 về Lãnh Sự chỉ cho các lãnh sự và nhân viên lãnh sự (consular officers and consular employees) được quyền đặc miễn tài phán “về các hành vi thực hiện khi thi hành chức năng lãnh sự” mà thôi.
Vì biết các viên chức lãnh sự không được đặc quyền tài phán ngoài nhiệm vụ lãnh sự, nên khi được tin bà Devyani Khobragade bị rắc rối trong vụ xử dụng người giúp việc, Bộ Ngoại Giao Ấn Độ đã điều chuyển bà sang phái đoàn thường trực của nước này tại Liên Hiệp Quốc để được hưởng quyền đặc miễn tài phán, nhưng cơ quan tư pháp Mỹ vẫn truy tố bà ta vì sự việc đã xảy ra trước khi có quyết định thuyên chuyển của Bộ Ngoại Giao Ấn.
2.- Tranh luận về bằng chứng tội phạm
Bà Khobragade giải thích rằng bà đã trả cho người giúp việc là Sangeeta Richard 9,75 USD/giờ, tương đương mức lương tối thiểu theo luật pháp Mỹ, nhưng Richard chỉ nhận một phần ở Mỹ, phần còn lại được trả cho thân nhân của đương sự ở Ấn Độ. Nhưng Richard đã phủ nhận điều này và bà Khobragade không xuất trình được bằng chứng nào để hỗ trợ cho lời khai của bà.
Theo bà Biện Lý Bharara, bà Khobragade đã vi phạm luật pháp Mỹ vốn quy định rất rõ ràng việc cấm các nhân viên ngoại giao và lãnh sự bóc lột lao động nhập cư. Bà Khobragade đã không trả đúng khoản tiền lương tối thiểu theo quy định của Mỹ là 9,75USD/giờ cho Richard như đã khai trong đơn xin thị thực, mà bí mật dàn xếp để chỉ phải trả cho người giúp việc này có 1/3 khoản lương quy định trên. Nếu bị xác định có tội, bà Khobragade có thể phải chịu mức án tối đa là 10 năm tù vì gian lận thị thực và 5 năm tù vì khai báo gian dối.
Thật ra, đây không phải là viên chức ngoại giao đầu tiên của Ấn vi phạm tội bóc lột lao động. Năm ngoái, một viên chức lãnh sự Ấn Độ là Neena Malhotra và vợ của ông ta  ở Lãnh Sự quán New York đã bị phạt gần 1,5 triệu USD vì đã xử dụng cô Shanti Gurung như là nô lệ lao động. Từ 2008 đến 2012, chính phủ Hoa Kỳ đã cấp 5.330 chiếu khán (visa) loại A-3 cho những người giúp việc của các nhân viên ngoại giao ngoại quốc ở Hoa Kỳ. Nhiều nhà ngoại giao đã lợi dụng loại chiếu khán này để đưa những người từ nước họ đến làm nô lệ lao động cho họ.
Phát xuất từ văn hóa và tôn giáo
Báo cáo của Quỹ Walk Free công bố hôm 16/10/2013 cho biết trên thế giới vẫn còn có gần 30 triệu người đang bị đối xử như nô lệ, gồm cả người lớn và trẻ em. Những nạn nhân này bị biến thành nô lệ tình dục hoặc nô lệ lao động không có kỹ năng. Trong 10 nước đứng đầu chiếm đến hơn 3/4 trong tổng số nô lệ thì Ấn Độ đứng hàng đầu với đến 14 triệu lao động nô lệ, Trung Quốc đứng thứ 2 với gần 3 triệu. Nga và Thái Lan cũng có tên trong 10 quốc gia đó.
ando02
Lao động nô lệ ở Ấn Độ
Hoạt động bóc lột lao động trẻ em đã và đang diễn ra dai dẳng ở Ấn Độ. Trong bộ phim tài liệu mang tên “Stolen Childhoods” (Tuổi thơ bị đánh cắp), đạo diễn kiêm nhà quay phim Robin Romano mô tả thảm cảnh hết sức bi thương của các em nhỏ ở Ấn Độ. Các lò nung gạch và khu khai thác đá là những cảnh thường thấy tại Tây Bengal, Orissa và những bang vùng biên của Ấn Độ. Những em nhỏ làm việc ở đây bị bóc lột từ 12-16 giờ một ngày, bảy ngày một tuần, 365 ngày một năm. Cảnh sát liên bang ở Ấn Độ ước lượng tại Ấn Độ hiện có khoảng 1,2 triệu trẻ em đang bị ép làm việc trong hoạt động mại dâm.
ando03
Một trẻ bị lao động nô lệ ở khu khai thác đá
Tại Ấn Độ hiện nay có 4 tôn giáo lớn là Ấn giáo chiếm 80,5%, Hồi giáo 13,4%, Kitô giáo 2,3%, đạo Sikh 1,84% và Phật giáo 0.76%. Lao động nô lệ phát xuất từ sự phân chia đảng cấp trong Ấn giáo. Truyền thừa từ Bà La Môn, Ấn giáo phân chia xã hội Ấn làm 5 đẳng cấp. Theo Ấn giáo, các đẳng cấp này do Nghiệp (Karma) tạo ra. Ai sanh ra trong đảng cấp nào thì phải ở mãi trong đảng cấp đó suốt đời. Chỉ có thể chuyển kiếp sau khi chết. Đẳng cấp thứ 5 là đảng cấp thấp kém nhất trong xã hội, gồm các người làm các nghề hèn hạ như ở đợ, làm mướn, chèo ghe, giết súc vật, v.v…Có khoảng 160 triệu người trong xã hội Ấn Đô bị coi là thuộc đảng cấp tiện dân (Dalit), bị gán cho là ô uế ngay từ khi lọt lòng mẹ và phải sống kiếp đời nô lệ.
Mặc dầu chế độ đẳng cấp đã bị Hiến Pháp Ấn Độ hủy bỏ, nhưng trong thực tế nó vẩn còn được duy trì để phục vụ cho giai cấp thống trị.
Cuộc chiến cho người bị bóc lột
Đạo Công Giáo đã được truyền vào Ấn Độ từ năm 1510, hiện đã có 19,9 triệu tín hữu với 166 giáo phận trong 30 tỉnh. Nếu tính chung thì tổng số Kitô hữu hiện nay ở Ấn Độ là 24 triệu. Mặc dầu Hiến Pháp Ấn Độ công nhận quyền tự do tôn giáo, nhưng hoạt động tôn giáo và xã hội ở đất nước này không phải là chuyện dễ dàng. Để tranh ghế với Đảng Quốc Đại, Đảng Nhân Dân (Bharatiya Janata Party - BJP), một trong 2 đảng lớn nhất trong số 449 đảng của Ấn Độ, luôn chủ trương chống lại các tôn giáo khác với Ấn giáo và biến Ấn Độ thành một lò lửa của căng thẳng về tôn giáo.
Linh mục Anto Kudukkamthadam là cha sở giáo xứ Piploda thuộc bang Madhya Pradesh ở trung Ấn cho biết trong làng ông đang cai quản chỉ có từ 5 - 7% là người giàu có, 10% là giới trung lưu, còn 80% là người nghèo. Do đó, tình trạng bóc lột thường xảy ra. Thế nhưng, vị linh mục hay tu sĩ nào dám công khai lên tiếng tố cáo những bất công thì tính mạng bị lâm nguy. Nữ tu Rani Maria bị ám sát cách dã man chỉ vì Soeur hoạt động xã hội, khuyến khích các bà các cô biết tự tổ chức, phân định các hoàn cảnh và làm việc chung với nhau. Hoạt động của Soeur đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Nhưng những kết quả này lại gây khó chịu cho giới giàu có trong làng và họ đã thuê người giết Soeur.
Linh mục Anto cho biết thời gian đầu mọi việc vô cùng khó khăn. Có một ngày, ông tưởng như giờ cuối cùng đã điểm. Một nhóm thanh niên thuộc phong trào chính trị Ấn giáo đến giáo xứ gặp ông và chất vấn ông đủ điều:
- Ông là ai mà dám ở đây? Ông đến đây để làm gì? Ông không phải dân địa phương, như thế có nghĩa ông nhận tiền viện trợ của Anh hoặc của Mỹ để làm những công việc này?
Sau khi giải thích mọi việc đang làm cho họ nghe, Linh mục Anto đã kết thúc:
- Các anh có thể giết tôi, tôi sẵn sàng chết vì Đức Giêsu Kitô!
Tự nhiên họ dịu lại. Một thời gian sau, khi họ thấy giáo xứ thật sự giúp đỡ dân làng, đặc biệt là mở các lớp học bình dân, chính những người từng dọa giết linh mục lại gởi con cái họ đến học trường của giáo xứ!
Theo bản tường trình của cơ quan từ thiện Misereor, chỉ trong một tuần lễ, các cuộc tấn công người Kitô hữu của các nhóm quá khích đã làm cho khoảng 15.000 Kitô hữu phải bỏ lại nhà cửa để chạy thoát thân, 1.500 ngôi nhà bị đốt phá hoàn toàn, 50 nhà thờ bị phá hủy hay chiếm giữ.
Mặc dù gặp sự chống đối mãnh liệt, Giáo hội tại bang Arunachal Pradesh, miền đông bắc Ấn Độ, đã luôn đón nhận nhiều tân tòng trong 3 thập niên vừa qua, mỗi năm có đến 10 ngàn người. Ngày nay số Kitô hữu đã chiếm đến 40% dân số trong bang. Đức Giám Mục George Palliparampil nói rằng sở dĩ họ tìm đến với Giáo Hội vì ở đây có những người giúp đỡ, bênh vực và yêu thương họ.
Qua vụ án Devyani Khobragade, chúng ta thấy chế độ lao động nô lệ không những chỉ tồn tại ở Ấn Độ mà còn được đẳng cấp thống trị xuất cảng qua Hoa Kỳ!
Ngày 26/12/2013
Lữ Giang






-Người với người là lang sói
Lữ Giang

Vụ án một nữ sinh viên y khoa 23 tuổi bị hiếp dâm tập thể ngày 16.12.2012 ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ, đã gây phẩn nộ không phải chỉ ở Ấn Độ mà cả thế giới vì nó quá dã man. Nhưng vấn đề không dừng ở đây. Trong khi các cuộc biểu tình rầm rộ đang xẩy ra ở nhiều nơi đòi chính quyền bảo vệ phụ nữ, hôm 28.12.2012, một nữ sinh 17 tuổi đã tự vẫn sau khi bị cảnh sát ép từ bỏ đơn kiện bị hiếp dâm tập thể, chấp nhận tiền bồi thường hoặc kết hôn với một trong số những kẻ tấn công.
Trong khi đó, ngày 8.1.2013, Giáo sĩ Asharam, 71 tuồi, một giáo sĩ nổi tiếng của Ấn Độ giáo, tuyên bố trong một cuốn băng truyền đi trên Internet:
 "Bi kịch này đáng lẽ đã không xảy ra nếu cô ấy gọi tên Thượng Đế và quỳ xuống chân những kẻ tấn công. Cái sai không chỉ thuộc về một phía.”
Ravi Shankar Prasad, phát ngôn viên của đảng Hindu Bharatiya Janata, nhận xét rằng lời phát biểu này là "vô cùng đáng lo ngại và đau đớn". Tờ The Hindu của Ấn Độ viết: "Các quan niệm trong xã hội xuất phát từ những định kiến lâu năm của nền văn hóa hà khắc với phụ nữ và sự việc ở Delhi gần đây là biểu hiện mới nhất và kinh hoàng nhất của định kiến đó.”
Ngạn ngữ Latin Homo homini lupus est”, tức người là lang sói đối với người (man is a wolf to man), có từ cuối thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, nay vẫn còn thể hiện tại nhiều nơi và nhiều lãnh vực ở Ấn Độ!

PHÁT XUẤT TỪ TÔN GIÁO
Ấn Độ là nước đông dân thứ nhì trên thế giới với 1,2 tỷ người. Tôn giáo là yếu tố chính ảnh hưởng đến phong tục, tập quán, cuộc sống của đất nước này. Có đến 80,5% dân Ấn theo Ấn Độ giáo (Hindu) và 13,4% theo Hồi Giáo. Các nhóm tôn giáo khác gồm Kitô giáo (2,3%), đạo Sikh (1,84%), Phật giáo (0,76%), đạo Jaina (0,40%), Do Thái giáo, Hỏa giáo và đạo Bahá'í.
Sự khắc nghiệt của hai tôn giáo lớn là Ấn Giáo và Hồi Giáo đang kềm hãm xã hội Ấn ở lại thời tiền sử. Ngoài các cuộc xung đột đẩm máu giữa hai tôn giáo, nhiều hủ tục còn tồn tại trong hai tôn giáo này đã làm cho Ấn Độ khó ngóc đầu dậy được.
Ấn giáo hay Ấn Độ giáo (Hinduism) là đạo căn bản của người Ấn (Hindus), hình thành vào khoảng năm 1.500 trước Công Nguyên hoặc sớm hơn. Đạo này thờ thần linh, không có giáo chủ.
Xã hội Ấn Độ ngày xưa được chia thành bốn đảng cấp, đại khái như sau: Thứ nhất  Brabman (Bà La Môn) gồm những giáo sĩ phụ trách về tế lễ, đọc kinh Vệ Đà, thuyết giáo cho quần chúng. Thứ hai là Kshatriya gồm những người thống trị như vua, quan, nhà quý phái. Thứ ba là Vaisya gồm nông, công và thương. Thứ tư là Shudra tức các tiện dân, làm những nghề hèn hạ và nô lệ.
Đạo Hồi đến tiểu lục địa Ấn Độ lần đầu tiên vào năm 711. Đến thế kỷ 11, toàn miền Bắc Ấn theo đạo Hồi, trong đó có tỉnh Ghaznawid, nay là nước Afghanistan. Vào năm 1206, Thổ Nhĩ Kỳ cai trị Ấn Độ đã biến nước này thành "Quốc Gia Hồi Giáo Ấn Độ" (Muslim State of India) đặt thủ đô tại La Hore.
Năm 1555, Hoàng Đế Humayun của đế quốc Mông Cổ Hồi Giáo (Mughuls) chiếm toàn lãnh thổ Ấn Độ. Trong 3 thế kỷ dưới sự thống trị của đế quốc Mughuls, nhiều người Ấn Độ đã bỏ đạo Hindu theo Hồi giáo. Năm 1858 đế quốc Anh đến thay thế đế quốc Mông Cổ. Năm 1946 đã xảy ra nhiều vụ xung đột đẫm máu giữa Hồi Giáo và Ấn Giáo.
Ngày 14.8.1947, người Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ nhưng tách tỉnh Sind có đại đa số dân theo Hồi Giáo thành một nước riêng gọi là Pakistan. Theo tiếng địa phương, Pakistan có nghĩa là "Đất của người Hồi" (Land of Muslims). Vì thế người Trung Hoa đã gọi Pakistan là Hồi quốc. Hồi quốc có hai phần là Đông Hồi và Tây Hồi. Đông Hồi đã trở thành nước Bangladesh.

NHỮNG HỦ TỤC CÒN TỒN TẠI
Mặc dầu nhân loại đã đi vào thế kỷ 21 với những tiến bộ về mọi mặt, dân Ấn Độ vì nghèo khó và thiếu học, nên nhiều hủ tục đáng kinh ngạc vẫn còn được duy trì. Chúng tôi xin tóm lược lại dưới đây một số hủ tục đang bị lên án nặng nề.
1.- Tục lệ nạp của hồi môn khi lấy chồng.
Khi đi cưới chồng, chú rể có quyền yêu cầu bên nhà gái phải nộp của hồi môn bao gồm một số tiền lớn, các vật nuôi, đồ nội thất… Ngày nay họ còn đòi cả các thiết bị điện tử!
Khi của hồi môn không đúng theo yêu cầu của nhà chồng, cô dâu thường bị hành hạ đủ thứ như quấy rối, lạm dụng, phải sống rất khổ sở... Có rất nhiều trường hợp cô dâu bị chính người chồng hoặc gia đình nhà chồng thiêu sống. Thường họ rưới dầu hoả lên khắp người cô gái rồi thiêu cháy. Sau đó họ loan báo nạn nhân đã gặp tai nạn hay tự sát.
Một vài con số thống kê hoạ hiếm cho biết năm 1988 có trên 2200 phụ nữ bị giết liên quan đến của hồi môn, năm 1990 là 4835 người và năm 1993 là 5377. Chính quyền Ấn Độ tránh mở những cuộc điều tra và công bố kết quả. Ở thủ đô Delhi, cứ 12 giờ có một phụ nữ bị thiêu chết, nhưng có tới 90% phụ nữ bị thiêu chết đã được báo cáo là gặp tai nạn, 5% được báo cáo là tự tử. Chỉ 5%  còn lại bị coi là giết người. Mới đây, hôm 6/10, báo chí ở Delhi đã loan tin một bố chồng đã thiêu sống cô Pravartika Gupta 25 tuổi và đứa con của cô ta 13 tháng tuổi.
Để tránh khỏi phải nộp của hồi môn khi đi lấy chồng, nhiều gia đình đã bán con gái. Giá bán hiện nay chỉ khoảng 15.000 rupee (tương đương 300 USD). Cô Sabita Singh, 25 tuổi, kể lại rằng cô bị gia đình gả bán cho một người đàn ông lớn hơn cô 19 tuổi từ khi cô còn là một đứa trẻ.
2.- Giết bé gái sơ sinh
Vì vẫn theo tập quán trọng nam khinh nữ, nạn giết bé gái sơ sinh ở Ấn Độ khó ngăn chận được. Một ký giả của AFP đến làng Devda, một làng có 2.500 người dân ở quận Jaisalmer, bang Rajasthan, thấy một lớp học có 23 học sinh nhưng chỉ có một nữ sinh là Padma Kanwar Bhatti. Padma cho biết không có bạn gái nào trong lớp học của cô và cũng có rất ít con gái trong làng. Cô nói: "Các cô gái chết cả rồi”. Khi được hỏi tại sao trong làng rất ít bé gái, một nông dân là Rajan Singhi trả lời: "Chúng tôi vui mừng với những cậu bé trai và thấy thương tiếc khi những bé gái ra đời. Hầu hết những vụ giết trẻ sơ sinh xảy ra đều có được sự đồng thuận của chính người mẹ và bà đỡ. Ông ta cho biết khi sinh một bé gái, người ta thường dùng một cái túi đựng đầy cát hay thuốc phiện và mù tạt đặt vào mặt đứa bé. Bà mẹ không cho con bú, cứ bỏ thế cho đến khi nó chết.
Báo cáo của một cơ quan nghiên cứu Anh cho biết có khoảng nữa tỷ bào thai đã bị phá ở Ấn khi biết được đó là một bé gái. Quận Jaisalmer chỉ có 837 bé gái và hơn 1000 bé trai. Trên toàn Ấn Độ, tỉ lệ là 858 bé gái/1000 bé trai.
3.- Hủ tục bán con gái làm gái điếm
Vì hủ tục trọng nam khinh nữ và nộp của hồi môn, nhiều bố mẹ nghèo ở Ấn Độ đã coi việc bán con gái cho nhà chứa là cách giải thoát.
Một số địa phương đã gọi hủ tục này là Nthni Utarna, có thể dịch là cởi khuyên mũi. Đây là nghi thức báo hiệu một cô gái đến tuổi dậy thì, đủ trưởng thành để ngủ với vị khách đầu tiên và được đem bán cho các nhà chứa.
Một cô gái bán dâm ở Delhi cho biết mỗi ngày cô kiếm được khoảng 20 USD, tức khoảng 400 rupee. Trong khi đó một người nghèo chỉ sống với dưới 20 rupee mỗi ngày.
4.- Tục lấy chồng chung
Huyện Baghpat thuộc tỉnh Uttar Pradesh, ở cách thủ đô New Delhi chỉ khoảng 2 giờ lái xe, nhưng phụ nữ ở đây có một cuộc sống hoàn toàn cách biệt, họ bị cấm đi học hay đi làm. Khi ra khỏi nhà phải trùm khăn che mặt và chỉ được đi tới đền thờ. Ngoài sự cách biệt đó, còn có nạn lấy chồng chung. Bà Munni, một phụ nữ khoảng 40 tuổi đã kể lại: Chồng và cha mẹ chồng nói rằng tôi phải làm vợ chung của ba anh em nhà chồngCảnh chồng chung này khiến bà bồng đứa trẻ trên tay mình mà không biết nó là con ai. Bà còn cho biết: “Thỉnh thoảng họ đạp tôi ra khỏi nhà và bắt tôi ngủ ngoài trời. Chưa hết, họ còn đổ dầu hỏa lên mình tôi và châm lửa đốt…”
5.- Loại bỏ các goá phụ
Tục lệ ngày xưa ở Ấn Độ bắt buộc góa phụ phải hỏa thiêu cùng chồng khi chồng chết. Tục lệ này được gọi là siti. Ngày nay tục lệ này đã bị cấm, nhưng nhiều nơi các goá phụ bị đối xử rất tàn tệ, vì họ bị coi là sát phu, là gánh nặng tài chánh của gia đình và là điềm gở cho những người xung quanh. Vì thế, khi người chồng chết, họ bị đập vỡ vòng đeo tay và xóa vết son đỏ trên trán.
Thành phố Vrindavan - Thành phố của những ngôi đền cổ và những góa phụ
Như chúng ta đã biết, một người phụ nữ Ấn khi lấy chống được kẻ một vết son đỏ trên trán, đó là dấu hiệu của phụ nữ đã có gia đình. Nay chồng không còn nữa, họ phải xoá cái vết son đó đi.
Tờ Los Angeles Times cho biết có khoảng 15.000 góa phụ bị ruồng bỏ phải đến sống tại thành phố Vrindavan ở vùng Trung Ấn, được coi là “thành phố góa phụ”. Đây là một thành phố cổ có khoảng 4000 ngôi đền, có nhà dành cho những góa phụ. Họ sống chen chúc trong những ngôi nhà chật chội, không điện nước, không thông tin, điều kiện vệ sinh vô cùng tồi tệ. Họ sống bằng cách cầu kinh mỗi ngày 5 giờ để được trả một số tiền nhỏ và một bát gạo. Có rất nhiều góa phụ phải đi ăn xin khi bị đuổi ra khỏi nhà chồng. Các góa phụ trẻ còn phải đối mặt với mối đe dọa lạm dụng tình dục và nạn buôn người.
6.- Thân phận của đảng cấp tiện dân
Mặc dầu Hiến Pháp hiện nay của Ấn đã hủy bỏ đảng cấp tiện dân (Shudra) được quy định trong truyền thống của Ấn giáo, số phận của những người bị coi là tiện dân vẫn không thay đổi nhiều. Họ gồm những người không thuộc tộc Aryan, những người thuộc các bộ lạc thổ dân không được cải tôn, những người nô lệ. Nhóm này được gọi Paria (những kẻ khốn cùng), bị coi là hạng ti tiện (intouchable), gồm các cùng đinh (dalit) trong xã hội, có nhiệm vụ phục vụ cho ba đẳng cấp trên. Nhóm này lúc đầu không nhiều lắm, nay đã trở thành tổ tiên của trên 160 triệu dân Ấn. Bà Karo Devi thuộc gia cấp cùng đinh đang đi tìm một con bò bị mất, thấy một người đàn ông đi qua, bà liền hỏi ông ta có thấy con bò của bà ta không. Bà ta liền bị đánh trọng thương vì người bà ta hỏi là ông Saroj Singh thuộc gia cấp thượng lưu. Bà Karo Devi đã chết trong bệnh viện!
NẠN LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ BUÔN BÁN TRẺ EM LÀM NÔ LỆ LAO ĐỘNG
Thống kê trên toàn Ấn Độ cho biết hiện nay số trẻ em không được đến trường và phải lao động kiếm sống là khoảng từ 60 triệu đến 115 triệu em, tùy theo lúc và theo mùa.
Rất nhiều trẻ em phải nghỉ học để cùng mẹ, chị lao vào cuộc chạy đua sản xuất thuốc lá thủ công để giúp đỡ gia đình. Mỗi người phải mất từ 10 đến 14 tiếng mới cuộn đủ 1.000 điếu thuốc mỗi ngày chỉ để nhận được 2 USD.
Inline image 1
Tổ chức Save the Children ước tính có khoảng từ 150.000 đến 200.000 trẻ em bị buôn bán làm nô lệ hàng năm. Một vài thí dụ cụ thể: Hồi tháng 10, các cơ quan truyền thông loan tin một cô gái 16 tuổi đến từ Assam đã được cảnh sát giải cứu từ một ngôi nhà ở khu vực giàu có Bagh Punjabi, New Delhi. Cô bị chủ nhà là một bác sĩ giam giữ trong nhà đã 4 năm. Không những vậy, cô còn bị ông ta cưỡng hiếp liên tục. Trước đó, vào tháng 4, một cô gái 13 tuổi khóc lóc kêu cứu từ ban công một căn nhà 2 tầng ở khu dân cư Dwarka, New Delhi. Cô đến từ bang Jharkhand, bị chủ nhà nhốt 6 ngày và bỏ đói trong khi chủ đi nghỉ ở Thái Lan. Tổ chức từ thiện Shakti Vahini đã giúp giải cứu cô.
Chính phủ Ấn Độ cho biết có 126.321 trẻ em bị buôn bán bất hợp pháp đã được giải cứu trong 2 năm 2011 và 2012, tăng gần 27% so với năm 2010. Một đạo luật của Ấn Độ ban hành năm 1986 cấm sử dụng lao động trẻ em dưới 14 tuổi, nếu vi phạm sẽ bị phạt tù đến 2 năm và phạt tiền 20.000 rupee. Nhưng tỷ lệ tội phạm bị kết án do phạm tội này chỉ ở mức 20%.
CÒN CHỜ MỘT CUỘC CÁCH MẠNG
Theo Ngân Hàng Thế Giới, nền kinh tế Ấn Độ năm 2011 có GDP trên danh nghĩa là 1.848 tỷ USD, có mức phát triển là 5,8% trong hai thập niên liền và năm 2011 đã đạt tới 6,1%, được coi là một nước phát triển nhanh nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, dân số khổng lồ đã làm cho GDP bình quân đầu người của Ấn Độ chỉ đạt mức 4.031 USD tính theo sức mua tương đương, hay 885 USD tính theo GDP danh nghĩa. Vì thế, Ấn Độ bị xếp vào nhóm các nền kinh tế có thu nhập thấp.
Theo bản tin ngày 2.8.2012 của đài RFA, chính phủ Ấn Độ cho biết những hộ gia đình trung bình ở nông thôn Ấn Độ mỗi ngày chi tiêu cho một đầu người là 43 rupee, tương đương 77 xu Mỹ. Ở thành thị cũng chỉ chi tiêu gấp đôi số đó mà thôi. Trong số này, có 10% người nghèo khổ chỉ thu được chừng 500 rupee mỗi tháng (khoảng $10 USD).
Những tranh luận chung quanh vụ hiếp dâm tập thể hôm 16.12.2012 cho thấy xã hội Ấn đang sống trong thời đại “homo homini lupus est” (người là lang sói đối với người), không phải chỉ giữa nhà cầm quyền với dân mà cả giữa các đảng cấp trong xã hội. Với một xã hội như thế, cần có một cuộc cách mạng mới có thể xoá sạch các hủ tục được. Nếu chỉ cải cách thì phải mất vài thế kỷ nữa.
Ngày 10.1.2013
Lữ Giang-Người với người là lang sói

-Lời cuối của cô gái Ấn Độ lộ danh lũ ác quỷ
(ĐVO)- Trong quá trình điều trị vết thương vì vụ tấn công và cưỡng hiếp tại bệnh viện ở Delhi, cô gái 23 tuổi có lúc hồi tỉnh và kể lại sự việc như lời trăng trối cuối cùng trước khi qua đời, như một hồi chuông cảnh tỉnh một chế độ xã hội.



“Bạn tôi cố gắng cứu tôi nhưng chúng lại đánh anh ấy mỗi khi anh ấy tiến lại để cứu tôi. Chúng cũng đánh anh ấy bằng cây sắt và đập vào đầu anh ấy rất nhiều, cô gái kể
“Bạn tôi cố gắng cứu tôi nhưng chúng lại đánh anh ấy mỗi khi anh ấy tiến lại để cứu tôi. Chúng cũng đánh anh ấy bằng cây sắt và đập vào đầu anh ấy rất nhiều, cô gái kể

Họ lột toàn bộ quần áo của chúng tôi và nghĩ rằng chúng tôi đã chết. Sau khi thoả mãn cơn thú tính, họ ném chúng tôi ra ngoài trong khi xe buýt vẫn đang chạy
Họ lột toàn bộ quần áo của chúng tôi và nghĩ rằng chúng tôi đã chết. Sau khi thoả mãn cơn thú tính, họ ném chúng tôi ra ngoài trong khi xe buýt vẫn đang chạy

“Cả hai chúng tôi nằm trần truồng trên đường, người tôi lúc đó rất đau”
“Cả hai chúng tôi nằm trần truồng trên đường, người tôi lúc đó rất đau”

Có 1 chiếc xe 3 gác đi qua, chậm chậm nhìn chúng tôi rồi lại tiếp tục đi thẳng. Rất nhiều xe máy và ô tô khác cũng thế. Nhưng không có ai giúp đỡ chúng tôi trong khoảng 20 đến 25 phút
Có 1 chiếc xe 3 gác đi qua, chậm chậm nhìn chúng tôi rồi lại tiếp tục đi thẳng. Rất nhiều xe máy và ô tô khác cũng thế. Nhưng không có ai giúp đỡ chúng tôi trong khoảng 20 đến 25 phút

Vụ việc xảy ra vào hôm 16 tháng 12 năm 2012 khi cô cùng bạn trai bắt xe buýt về nhà sau khi đi xem một bộ phim tại một trong những trung tâm mua sắm thông minh của thành phố
Vụ việc xảy ra vào hôm 16 tháng 12 năm 2012 khi cô cùng bạn trai bắt xe buýt về nhà sau khi đi xem một bộ phim tại một trong những trung tâm mua sắm thông minh của thành phố

Nữ sinh học về vật lý trị liệu này đã bị đánh đập dã man tới nỗi các bác sĩ đã phải cắt bỏ 95% nội tạng của cô sau một loạt các cuộc phẫu thuật và cô đã tử vong 13 ngày sau đó tại một bệnh viện ở Singapore
Nữ sinh học về vật lý trị liệu này đã bị đánh đập dã man tới nỗi các bác sĩ đã phải cắt bỏ 95% nội tạng của cô sau một loạt các cuộc phẫu thuật và cô đã tử vong 13 ngày sau đó tại một bệnh viện ở Singapore

Cô đã phải chịu những chấn thương não và nội tạng nghiêm trọng, nhồi máu cơ tim và nhiễm trùng ổ bụng
Cô đã phải chịu những chấn thương não và nội tạng nghiêm trọng, nhồi máu cơ tim và nhiễm trùng ổ bụng

Những tên thú tính đã phải trả giá cho việc làm phi nhân tính của mình, 6 người đàn ông có mặt tại tòa đối mặt với tội danh bắt cóc, hiếp dâm và giết người
Những tên thú tính đã phải trả giá cho việc làm phi nhân tính của mình, 6 người đàn ông có mặt tại tòa đối mặt với tội danh bắt cóc, hiếp dâm và giết người

Chúng còn không nhận tội và cho rằng đã bị cảnh sát tra tấn để ép nhận tội
Chúng còn không nhận tội và cho rằng đã bị cảnh sát tra tấn để ép nhận tội

Theo số liệu thống kê của Chính phủ Ấn Độ, số vụ phụ nữ bị cưỡng hiếp ở New Delhi năm 2012 đã tăng 17%, lên 661 vụ so với năm 2011 và là tỷ lệ cao nhất trong số các thành phố lớn của Ấn Độ
Theo số liệu thống kê của Chính phủ Ấn Độ, số vụ phụ nữ bị cưỡng hiếp ở New Delhi năm 2012 đã tăng 17%, lên 661 vụ so với năm 2011 và là tỷ lệ cao nhất trong số các thành phố lớn của Ấn Độ

, Năm 2011 cứ 20 phút lại có một báo cáo về trường hợp phụ nữ bị cưỡng hiếp ở Ấn Độ đưa tổng số vụ cưỡng hiếp lên 24.206 trường hợp
 Năm 2011 cứ 20 phút lại có một báo cáo về trường hợp phụ nữ bị cưỡng hiếp ở Ấn Độ đưa tổng số vụ cưỡng hiếp lên 24.206 trường hợp

, Một nguyên nhân khiến tội phạm hiếp dâm ở Ấn Độ gia tăng là pháp luật chưa thực sự bảo vệ nữ giới. Cảnh sát Ấn Độ khá hờ hững với những vụ án hiếp dâm. Khung hình phạt cao nhất cho tội hiếp dâm là 7 năm tù
Một nguyên nhân khiến tội phạm hiếp dâm ở Ấn Độ gia tăng là pháp luật chưa thực sự bảo vệ nữ giới. Cảnh sát Ấn Độ khá hờ hững với những vụ án hiếp dâm. Khung hình phạt cao nhất cho tội hiếp dâm là 7 năm tù

Chính vì thế chúng ngang nhiên lộng hành và thách thức ko chỉ hệ thống công quyền mà là thách thức toàn bộ xã hội. Hiện tại vẫn chưa có hình phạt cụ thể cho những tên tội phạm này
Chính vì thế chúng ngang nhiên lộng hành và thách thức ko chỉ hệ thống công quyền mà là thách thức toàn bộ xã hội. Hiện tại vẫn chưa có hình phạt cụ thể cho những tên tội phạm này

Trong khi đó thì sự mẫn cảm, đồng cảm của dư luân lúc ban đầu lại nguội dần
Trong khi đó thì sự mẫn cảm, đồng cảm của dư luân lúc ban đầu lại nguội dần

Ở Việt Nam, hiếp dâm tập thể cũng đã diễn ra. Mới đây, ba thanh niên đã cùng hiếp dâm một cô gái, sau khi thỏa mãn thú tính, chúng trói cô lại và cướp xe máy bỏ trốn
Ở Việt Nam, hiếp dâm tập thể cũng đã diễn ra. Mới đây, ba thanh niên đã cùng hiếp dâm một cô gái, sau khi thỏa mãn thú tính, chúng trói cô lại và cướp xe máy bỏ trốn

Ngày 6/9, vụ án hiếp dâm tập thể của 12 thanh niên đã khiến dư luận không khỏi bàng hoàng. Đưa nạn nhận đến khu vực đồi dương, cách đường nhựa khoảng 60 m. Tại đây, 12 tên trong nhóm khống chế và thay nhau làm nhục. Rung lên hồi chuông cảnh báo cho xã hội Việt Nam
Ngày 6/9, vụ án hiếp dâm tập thể của 12 thanh niên đã khiến dư luận không khỏi bàng hoàng. Đưa nạn nhận đến khu vực đồi dương, cách đường nhựa khoảng 60 m. Tại đây, 12 tên trong nhóm khống chế và thay nhau làm nhục. Rung lên hồi chuông cảnh báo cho xã hội Việt Nam

Ở Trung Quốc, tên yêu râu xanh 39 tuổi đã dùng mọi bạo hình để hành hạ hai cô gái, gồm bóp cổ, dùng dây trói, giam cầm bất hợp pháp, xịt hơi cay vào mắt nạn nhân, tra tấn bằng gậy điện… nhằm uy hiếp và dễ bề thực hiện hành vi xâm hại tình dục
Ở Trung Quốc, tên yêu râu xanh 39 tuổi đã dùng mọi bạo hình để hành hạ hai cô gái, gồm bóp cổ, dùng dây trói, giam cầm bất hợp pháp, xịt hơi cay vào mắt nạn nhân, tra tấn bằng gậy điện… nhằm uy hiếp và dễ bề thực hiện hành vi xâm hại tình dục

Trong vòng hơn 1 tháng, một thiếu nữ Trung Quốc 16 tuổi đã bị gã bạn trai 29 tuổi giam cầm và bạo hành dã man hàng ngày
Trong vòng hơn 1 tháng, một thiếu nữ Trung Quốc 16 tuổi đã bị gã bạn trai 29 tuổi giam cầm và bạo hành dã man hàng ngày

, Dường như luật pháp vẫn còn nhẹ tay với lũ quỷ ám, không còn tính người này, vì thế chúng ngang nhiên lộng hành và phát triển, thách thức cả một xã hội
Dường như luật pháp vẫn còn nhẹ tay với lũ quỷ ám, không còn tính người này, vì thế chúng ngang nhiên lộng hành và phát triển, thách thức cả một xã hội

Hồi chuông cảnh báo về nạn xâm phạm tình dục đang dần đến cao trào, rất cần có một chế độ luật pháp bảo vệ cho phụ nữ trên toàn thế giới./.
Hồi chuông cảnh báo về nạn xâm phạm tình dục đang dần đến cao trào, rất cần có một chế độ luật pháp bảo vệ cho phụ nữ trên toàn thế giới./.
Hoài Đan (tổng hợp) 


Tổng số lượt xem trang