Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

CÂU CHUYỆN ĐẦU NĂM VỀ CON NGỰA

-TRẦM THIÊN THU – Tản mạn về NGỰA
 Sách Khải Huyền có nhiều câu nhắc tới ngựa. Thánh Gioan cho biết thị kiến về những con ngựa: “Một con ngựa trắng, và người cỡi ngựa mang cung. Người ấy được tặng một triều thiên và ra đi như người thắng trận, để chiến thắng” (Kh 6:2). Và một thị kiến khác: “Một con ngựa ô, và người cỡi ngựa cầm cân trong tay” (Kh 6:5). Rồi lại thị kiến khác: “Một con ngựa xanh nhạt, và người cỡi ngựa mang tên là Tử thần, có Âm phủ theo sau” (Kh 6:8).

Ngựa là con giáp thứ bảy trong mười hai con giáp. Có lẽ ngựa có vóc dáng đẹp nhất trong số các con giáp. Ngựa cũng có nhiều chuyện để nói, nhất là trong năm Giáp Ngọ này…
Tục ngữ Nga có câu: “Ngựa bốn vó vẫn cứ bị vấp ngã”. Câu này có ý nói “nhân vô thập toàn”, chẳng ai hoàn hảo tuyệt đối. Về giao tiếp, tục ngữ của Nhật có câu: “Biết ngựa qua bước đi, biết người qua giao tiếp”. Còn ca dao Việt Nam nói: “Ngựa hay chẳng quản đường dài, Nước kiệu mới biết tài trai anh hùng”.
Ngựa có những cách đi khác nhau. Nước kiệu là đi chậm, nước trung là đi vừa, nước đại là đi nhanh – gọi là “phi”. Ngựa thường bộc lộ những điểm mạnh hoặc điểm yếu. Con người cũng vậy, người ta khả dĩ nhận biết nhau qua giao tiếp.
Người con gái đã yên bề gia thất được ví như “ngựa có cương”, nghĩa là các chàng trai đừng dòm ngó nữa, và tất nhiên cô gái đó phải nghiêm túc chứ không được tơ tưởng viễn vông, đôi bên phân định rạch ròi:
Em có chồng rồi như ngựa có cương
Ngựa em em đứng, đường trường anh đi
Nếu lỡ bị phụ tình, con gái vẫn tỏ ra mình “ngon lành”, vẫn tuyên bố thẳng thắn chứ không chịu lép vế:
Sông sâu ngựa lội ngập kiều (cầu)
Dẫu anh có phụ còn nhiều người thương
Nhưng nếu vì lý do gì đó mà phải lấy chồng cho xong chứ chẳng yêu thương gì nhau, cô gái cảm thấy tình yêu đôi lứa không cân xứng mà vẫn “nhắm mắt đưa chân”, bị thiên hạ mỉa mai:
Tiếc thay con ngựa cao bành
Để cho chú ấy tập tành sao nên?
Cô gái cũng chẳng vừa, “đanh đá” qua lời trách chàng trai, vì anh ta cứ “kén cá chọn canh” để rồi gặp phải cô gái chẳng ra gì:
Ngựa ô chẳng cưỡi, cưỡi bò
Đường ngang không chạy, chạy dò đường quanh
Cuộc đời thật tuyệt vời nếu gặp được người tình chung thủy, nhưng cũng thật tội nghiệp cho người chung thủy:
Đường dài ngựa chạy biệt tăm
Người thương có nghĩa trăm năm cũng chờ
Những người yêu nhau chân thành luôn mơ ước về một mái ấm, với ngày xưa là ngôi nhà năm gian và những con ngựa, đồng thời tràn ngập tiếng cười và hạnh phúc:
Năm con ngựa bạch ngang sông
Năm gian nhà ngói, đèn trong đèn ngoài
Tình yêu chân chính nào cũng dẫn đến hôn nhân, và một ngày kia đẹp trời nào đó, chàng hạnh phúc đón nàng lên “xe hoa” bằng ngựa quý:
Ngựa ô anh thắng kiệu vàng
Anh tra khớp bạc đưa nàng về dinh
Theo lịch sử Việt Nam, Bồ Đề (quận Long Biên) xưa là tên một bến nước thuộc làng Phú Viên ở đầu cầu Long Biên về phía Gia Lâm (Hà Nội). Ở đây có một cây bồ đề lớn, nay không còn, mà người ta cho rằng nghĩa quân Lam Sơn đã có doanh trại đóng xung quanh cây này. Cuối năm 1426, Lê Lợi đem quân từ Lam Sơn (Thanh Hóa) ra đánh quân Minh và đã đóng quân ở đây. Mọi người đã thi nhau cắt cỏ về cho ngựa để tỏ lòng yêu mến Lê Lợi, và cỏ Bồ Đề đã đi vào trong câu hát đồng dao của trẻ em:
Nhong nhong ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn
Khi phê phán những điều xấu, dân gian có các thành ngữ như “ngựa non háu đá”, “như ngựa bất kham”, “ngựa quen đường cũ”; khi chỉ sự ghen đua lố bịch thì có câu như “ngựa lồng, cóc cũng lồng”,… Khi ám chỉ kẻ xấu thì dùng “đầu trâu mặt ngựa”; khi chỉ sự may rủi thì nói “Tái Ông mất ngựa” (Tái Ông thất mã); khi chỉ sự thẳng thắn quá thì ví “thẳng như ruột ngựa”; khi chỉ sự thăng tiến hay mất chức thì nói “lên voi, xuống ngựa”. Câu tục ngữ “ngựa nào gác được hai yên” có ý nhắc nhở chúng ta không nên ép người khác làm việc quá sức.
Nói chung, ngựa được dân gian ví von nhiều cách. Nhà thơ Cao Bá Nhạ có câu:
Ngựa hươu thay đổi như chơi
Giấu gươm đầu lưỡi, thọc dùi trong tay
Cổ ngữ nói: “Hồ mã tê Bắc phong” (Ngựa Hồ hí gió Bắc), và “Việt điểu sào Nam chi” (Chim Việt đậu cành Nam). Nghĩa là ở đất Hồ thuộc phương Bắc có lắm ngựa quý, ở nước Việt thuộc phương Nam có nhiều chim lạ. Ngựa Hồ và chim Việt là những loài khi bị đưa vào Trung quốc vẫn nhớ nước cũ. Chúng có tính trung thành, không quên cố hương. Điều đó nhắc nhở chúng ta cũng phải vậy, dù đi đâu cũng không được quên cố hương, đặc biệt là quê hương Việt Nam.
Chúng ta cũng thường nghe nói câu “con ngựa thành Troa”. Theo thần thoại Hy Lạp, quân Hy Lạp muốn chiếm thành đã dùng một con ngựa gỗ, trong bụng có chứa nhiều quân mai phục, rồi đánh lừa quân thành Troa đưa vào thành. Đêm đến, quân Hy Lạp từ trong bụng ngựa chui ra mở cửa thành, đốt lửa làm ám hiệu cho đại quân tiến vào chiếm thành Troa. Trong văn học, điển tích “con ngựa thành Troa” chỉ một việc làm có nội ứng, hoặc bề ngoài nhìn đẹp mà bên trong chứa đầy cái xấu, đầy mưu mô thâm độc.
Câu “ngựa trắng có cánh” cũng được nhắc tới. Thần thoại Hy Lạp dùng hình ảnh con ngựa trắng có cánh và biết bay, tượng trưng Thi Thần, người gợi cảm hứng trong sáng tác thi ca.
Về pháp luật, chúng ta thường nhắc tới “vành móng ngựa”. Khi nói “trước vành móng ngựa” là nói đến việc ra trước tòa án, đứng trước pháp luật. Chỗ bị cáo đứng có hình bán nguyệt giống như móng ngựa (móng sắt gắn vào chân ngựa) nên gọi là “vành móng ngựa”.
Thời đế quốc La Mã, khi chính phủ xử tội phạm nhân thường dùng ngựa để xé xác hoặc giày xéo thân thể họ. Cách xử tội “voi giày ngựa xéo” này thể hiện sự nghiêm minh và hà khắc của pháp luật. Về sau, người ta dùng “vành móng ngựa” để làm biểu tượng cho sự uy lực và nghiêm khắc của tòa án.
Người ta đóng móng sắt vào chân ngựa để móng không bị mòn khi bước đi, nhất là khi phi nước kiệu. Vả lại, trên đầu ngón có một cái móng bằng chất sừng bao bọc, mặt ngoài của móng ngựa là chất sừng dày và cứng, nó gắn chặt với xương ngón chân, nhưng phần phía trong của móng là chất sừng mềm có tính đàn hồi co giãn được, móng sắt giúp làm giảm xung lực từ mặt đất khi ngựa bước đi. Ngựa còn phải tra hàm thiếc. Hàm thiếc được đặt giữa hai hàm răng ngựa để buộc dây cương, và cũng để nó không cắn được.
Con người cũng luôn dễ nhiễm cái xấu, cần có “hàm thiếc” và “dây cương” để kiềm chế bản năng xấu!
Thánh Giacôbê dùng hàm thiếc để ví von: “Nếu ta tra hàm thiếc vào miệng ngựa để bắt chúng vâng lời, thì ta điều khiển được toàn thân chúng. Anh em cũng hãy nhìn xem tàu bè: dù nó có to lớn, và có bị cuồng phong đẩy mạnh thế nào đi nữa, thì cũng chỉ cần một bánh lái rất nhỏ để điều khiển theo ý của người lái. Cái lưỡi cũng vậy: nó là một bộ phận nhỏ bé của thân thể, mà lại huênh hoang làm được những chuyện to lớn. Cứ xem tia lửa nhỏ bé dường nào, mà làm bốc cháy đám rừng to lớn biết bao! Cái lưỡi cũng là một ngọn lửa, là cả một thế giới của sự ác. Cái lưỡi có một vị trí giữa các bộ phận của thân thể chúng ta, nó làm cho toàn thân bị ô nhiễm, đốt cháy bánh xe cuộc đời, vì chính nó bị lửa hoả ngục đốt cháy” (Gc 3:3-6).
Sách Khải Huyền cũng nhắc tới hàm thiếc: “Người ta đạp nho trong bồn đặt ở ngoài thành, máu tự bồn trào ra ngập đến hàm thiếc ngựa và lan đến một ngàn sáu trăm dặm” (Kh 14:20).
TRẦM THIÊN THU

-Son Tran 

-Năm tới người Việt chúng ta sẽ ăn mừng cái Tết GIÁP NGỌ. Mở đầu bài viết nầy bằng bài dân ca "con ngựa ô" trong âm nhạc Việt Nam, một bài dân ca đi cùng với năm tháng.

Khớp con ngựa ngựa ô
Khớp con ngựa ngựa ô



Ngựa ô anh khớp, anh khớp cái kiệu vàng (ư...)
Anh tra khớp bạc, lục lạc đồng đen
Búp sen lá dặm, giây cương nhuộm thắm
Cáng roi anh bịt đồng thòa

Là đưa ý a đưa nàng, đưa nàng
Anh đưa nàng về dinh
Là đưa ý a đưa nàng, đưa nàng
Anh đưa nàng về dinh
(dân ca Lý Ngựa Ô)

HÌNH DÁNG MÀU SẮC

Ngựa có nhiều màu săc khác nhau trắng, nâu, vàng sậm, đốm, hoặc có sọc ( ngựa vằn).....ngoài ra còn có ngựa ô, tức là con ngựa đen (ô= màu đen), tương tự như trong trong truyện " Cầu Ô Thuớc" của cuộc tình Ngưu Lang chức Nữ. Ô thước tức con quạ đen.
Photo

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=180205202158120&set=a.179186545593319.1073741864.100005059237786&type=3&theater

Hình tượng con ngựa hiện diện từ sớm trong văn hóa Đông-Tây, con ngựa là một trong những loài vật được con người thuần hóa và sử dụng trong đời sống hàng ngày và loài vật gắn liền với chiến tranh. Hình ảnh con ngựa còn là chủ đề cho các môn nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, thơ văn... Đối với văn hóa phương Tây, ngựa gắn liền với nhiều biểu tượng thần thoại và gắn liền với hình ảnh Nhân Mã trong 12 Cung Hoàng đạo.

Ngựa là một trong 12 con giáp của văn hóa phương Đông (ngọ), cũng nằm trong số lục súc theo quan niệm của văn hóa một số nước. Ngựa là hình tượng đặc trưng cho phương Bắc, là biểu tượng cho sự trung thành và tận tụy đồng thời là biểu tượng cho tài lộc, thành công, hình ảnh con ngựa tung vó hý vang biểu tượng cho sự kiêu hãnh và tự do và thanh khiết.

Ngựa là con vật thông minh, khôn ngoan sống gần người và được con người yêu quý trong đời sống vất vả mà còn kề vai sát cánh cùng con gười xông pha nơi trận mạc. Ngựa đã đi vào văn học dân gian trong lịch sử và văn hoá nghệ thuật. Xuất phát từ chính đặc điểm tự nhiên của loài ngựa mà hình tượng con ngựa luôn hiện diện với vẻ đẹp trong cách nhìn của con người phản ánh qua lăng kính văn hóa. Ngựa có dáng vẻ đẹp đẽ, mạnh mẽ, sung mãn mà thanh nhã, hiền lành, ngựa đó đức tính trung thành với con người, nhiều con ngựa được coi là con vật có tình nghĩa.

Tùy thuộc vào giống, sự quản lý và môi trường, thức ăn, nước uống v.v ngày nay ngựa có tuổi thọ khoảng 25 đến 30 năm. Con ngựa sống thọ nhất có thể kiểm chứng là "Old Billy", một con ngựa sống trong thế kỷ 19 với tuổi thọ là 62 năm. Hiện nay, Sugar Puff, con ngựa được liệt kê trong Sách Kỷ lục Guinness như là con ngựa pony già nhất còn sống trên thế giới, đã chết ngày 25 tháng 5 năm 2007 ở độ tuổi 56.

http://www.youtube.com/watch?v=tCA-W7a4LY4

NGỰA TRONG CA DAO TỤC NGỮ:


ngua-xanh-4379-1387943819.jpg
--
*Đơn thương, độc mã (một ngựa với một cây thương): Chỉ người một mình chống lại khó khăn, không có sự trợ giúp của ai.
*Thiên binh vạn mã
*Chiêu binh mãi mã
*Một lời nói ra bốn ngựa khó tìm (Nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy): Câu này có nghĩa là một lời nói vô ý khi ra khỏi miệng rất khó có thể lấy lại được.
*Tái ông mất ngựa: Chỉ trong cái rủi có cái may.
*Đường dài mới hay sức ngựa: Câu này ý nói, cùng với thời gian, người ta có thể được những phẩm chất ta một người nào, nhất là khi ở với nhau thường xuyên.
*Ngựa về ngược
*Voi dày ngựa xé

TỨ MÃ PHÂN THÂY:

*Tứ mã phân thây (đôi khi gọi là tứ mã phanh thây) là một hình phạt thời phong kiến. Đây là hình phạt mà tứ chi của phạm nhân bị cột vào bốn sợi dây nối vào bốn con ngựa. Trên ngựa có thể có nài ngựa hoặc không. Khi hành hình, các nài ngựa sẽ thúc ngựa phi ra bốn hướng còn không có nài ngựa thì người ta sẽ hét lớn hoặc đánh ngựa để chúng hoảng sợ bỏ chạy. Từ đó bốn sợi dây sẽ kéo tứ chi phạm nhân đến khi thân thể của phạm nhân bị xé thành năm mảnh gồm đầu, thân và tứ chi. Phạm nhân sẽ bị bỏ mặc cho máu chảy đến chết.

Hình phạt này còn có một biến thể khác là ngũ mã phân thây với con ngựa thứ năm cột vào cổ phạm nhân.

Hình phạt nầy sau khi giải thể toàn bộ đám người buôn dân bán nước csVN, có thể được dùng lại để xử tử hình toàn bộ đám phỉ tặc trong Bắc Bộ Phủ và đám gia nô (nghị gật) trong Quốc Hội nước CHXHCNVN.

NGỰA SẮT PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG
http://www.youtube.com/watch?v=54ALpGajLxA

Lịch sử Việt Nam cũng nói đến con ngựa sắt thần kỳ của Phù Đổng Thiên Vương con ngựa này được bọc sắt, cao lớn có khả năng phi nhanh, khạc lửa và có thể bay lên trời. Theo huyền sử thì vào đời Hùng Vương thứ sáu, có quân đội nhà Ân tràn vào xâm lược nước Văn Lang, gây nhiều tội ác. Hùng Vương rất lo và cho sứ giả đi tìm khắp nơi để tìm người tài ra cứu nước. ở Kẻ Dỏng, thuộc bộ Vũ Ninh có cậu Gióng đã lên ba tuổi mà không biết nói, biết cưới. Nghe sứ giả của nhà vua đi kén người ra giúp nước, thì cậu nói được và mời vị sứ giả đến và bảo: "Ngài về tâu với đức vua đúc cho con ngựa sắc, roi sắt, áo giáp sắt và chiếc nón sắt mang đến cho ta để ta đi đánh giặc Ân". Sau cái hôm đó, Gióng lớn nhanh như thổi, ăn uống la liệt. Ngựa sắt, nón sắt và giáp sắt, đã rèn xong. Gióng nhảy lên lưng ngựa, Ngựa hí một tiếng dài, thét ra lửa, lao vút ra trận. Phá xong quân Ân, Gióng phi ngựa đến chân núi Sóc Sơn, ghìm cương, cởi giáp và nón treo lên một cành cây, sau đó cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời. Hùng Vương nhớ ơn Gióng bèn cho lập đền thờ ở Kẻ Dỏng và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương

MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG??

Mã đáo thành công (thành ngữ Hán Việt)

"Mã = ngựa", "Đáo, giống như chữ đáo hạn hay đến hạn, dịch theo nghĩa khác có nghĩa là trở về", chữ "Thành Công có nghĩa là thắng lợi, đạt được điều mong muốn".

"Mã Đáo Thành Công" có nghĩa tiếng Việt là "ngựa quay trở về là thành công!

Nguyên do dẫn đến thành ngữ " mã đáo thành công" đó là:
Ngày xưa, người Tàu trên ở phương Bắc sinh sống trên các bình nguyên, đồng cỏ, nơi mà có rất nhiều ngựa hoang. Đến mùa xuân hàng năm, người ta thường thả ngựa nuôi (đã được thuần phục) để vào các cánh đồng, bình nguyên hay các khu rừng để có thể dụ được ngựa hoang kéo đàn về lại trang trại của mình.

Ngày xưa ngườoi ta đi làm gì cũng bằng ngựa(Mã), mã đáo tức là ngựa trở về, nghĩa làm đã xong việc. đặt biệt là đi đánh trận, tuấn mã quay về tức là thắng trận, không thì toi mạng hoặc bị địch bắt mất rồi. Do đó, câu mã đáo nhiều khi không thành công mà là thảm bại.

NGỰA TRONG THI CA
http://www.youtube.com/watch?v=DHIx7ZnFbIY

CÓ CHÚ NGỰA Ô

Hãy cứ mãi là Ngựa Ô !
Tung bờm giữa đêm ngạo nghễ
Mặc những tầm thường nhân thế
Về với vùng trời bao la...

Trong mắt ngời lấp lánh ánh sao xa
Gió thảo nguyên lướt qua nhè nhẹ
Nơi chân trời tiếng yêu thương gọi khẽ
Hí vang vang ngựa tung vó tìm về...
(Nguyệt Thu)

HỒI MÃ THƯƠNG (kỷ thuật chiến đấu của người xưa)

Kỹ thuật cốt yếu của Hồi mã thương nguyên thủy phải gồm 03 yếu tố đó là vũ khí (thương), phương tiện (ngựa - mã) và chiến thuật (hồi - đột ngột tập kích trở lại).

Nói chung đây là một chiến thuật chiến đấu mà các chiến sĩ chủ yếu dùng cây thương làm vũ khí. Trong chiêu này, người ta giả vờ thua chạy, nhử cho đối thủ đuổi theo thật sát sau lưng rồi bất ngờ quay ngựa phóng thương (hoặc đâm ngược) để phản kích. Sự độc đáo của đòn hồi mã thương là tính bất ngờ, khiến đối phương không kịp trở tay.

Mặc dù đây là một thế võ nhưng với sự lợi hại bởi yếu tố bất ngờ và hiệu quả, dụng rộng rãi trong võ thuật. Đặc biệt, thuật ngữ "Hồi mã thương" không chỉ đơn thuần đề cập về một thế võ, đòn đánh mà nó đã được nâng lên thành một thuật ngữ để chỉ sự phản kích, phản công của một đối thủ với đối thủ còn lại trong các cuộc thi đấu võ, được coi như một kỹ thuật chiến đấu trong chiến tranh ngày xưa.http://www.youtube.com/watch?v=UcP4gWVXMuk

NGỰA TRONG TỬ VI
(xin các bạn nên xem để làm niềm vui cho năm NGỌ, chứ đừng xem như một niềm tin trong vận mệnh hàng ngày) http://ketquaveso.com/tu-vi/tu-vi-tuoi-ngo-ev7.html

Năm Ngọ nói chuyện người tuổi Ngọ
2014-horse-4424-1387957232.jpg
Những người sinh năm con ngựa thường có cá tính phóng khoáng, không căn cơ, có năng lực suy nghĩ độc lập và ít để bụng. Gặp việc gì họ cũng thường bắt tay làm ngay, không chần chừ do dự. Nhưng chính sự nhanh nhẹn đó lại cấu thành nên điểm yếu của họ: nóng vội và thiếu kiên nhẫn...

Sinh năm 1942, 1954, 1966, 1978, 1990, 2002

- Canh Ngọ (Thổ, 24 nam Vân Hớn nữ La Hầu) : trong mưu sự hãy còn bế tắc, tháng có biến động và trong chiều hướng lành ít dữ nhiều, cẩn thận về tiền bạc tránh đầu tư vọng động sẽ thất bại nhiều hơn thành công, không nên thực hiện việc mới có tiểu nhân tranh phản làm hao tổn tiền bạc. Nữ mạng về công việc tránh khoa trương và chưa có thuận lợi nên mưu sự không như ý. Về tài lộc 10 phần gặt hái được 7, 8 phần, trái lại trong tình cảm sẽ có những gặp gỡ vui vẻ.

- Mậu Ngọ (Hỏa, 36 nam Mộc Đức nữ Thủy Diệu) : tháng này có chuyển biến tốt gặp may mắn đưa đến trong mưu sự, nhưng chỉ nên thực hiện việc cũ, hoặc việc nhỏ tiền bạc sẽ đến như ý, trong giao dịch lựa lời nói để tránh tai tiếng. Nữ mạng mọi mưu sự gặp thuận lợi nên thực hiện việc mới sẽ có kết quả như ý, về tiền bạc có quý nhân trợ giúp, tình cảm phấn chấn vui vẻ.

- Bính Ngọ (Thủy, 48 nam Thủy Diệu nữ Mộc Đức) : có chuyển biến trong mưu sự và trong chiều hướng nhiều tốt đẹp may mắn. Tháng tốt, tài lộc đã hết bế tắc trắc trở, tình cảm gia đạo an vui. Nữ mạng nên thực hiện việc mới nếu có, nhưng cứ theo đuổi việc cũ sẽ không gặp tổn thất, dự báo gặp tật bệnh về tay chân, hay máu huyết, đề phòng việc di chuyển.

- Giáp Ngọ (Kim, 60 nam Vân Hớn nữ La Hầu) : không nên đầu tư thực hiện mưu sự việc mới, sẽ thất bại nhiều hơn thành công làm tản tài hại của, nên cẩn thận về tiền bạc, đề phòng bị tiểu nhân lợi dụng hay lừa đảo. Nữ mạng chưa có cơ hội thực hiện việc mới, tránh khoa trương kẽo gặp tai tiếng thị phi, mọi sự không như ý, tiền bạc chỉ bình thường, còn gia đạo được an khang.

- Nhâm Ngọ (Mộc, 72 nam Mộc Đức nữ Thủy Diệu) : tháng khằc kỵ nên chưa được thuận lợi trong các mưu cầu, không được như ý về tiền bạc, tình cảm gia đạo có tin đến, cẩn thận trong giao tiếp có tai tiếng thị phi. Nữ mạng có quý nhân phù trợ sẽ thuận lợi trong mưu sự nhưng chưa thu hoạch như mong đợi, tránh đi xa về hướng sông nước, đi về vùng cao sẽ có lợi cho sức khoẻ, tinh thần đang hưng phấn vui vẻ.

Vật khí tốt trong tháng: Đặt tượng đôi Phượng Hoàng, đôi Long Phụng bằng pha lê màu đỏ (cam) hoặc 9 ngọn nến đỏ tại Chính Nam của ngôi nhà hay trên bàn làm việc để tăng cường vận may và bảo vệ bạn trong tháng này.

Tháng này là một tháng dễ dàng, may mắn đến với người tuổi Ngọ. Người tuổi Ngọ được hưởng vận may bất ngờ tháng này: trúng sổ số, thừa hưởng gia tài, nhận phần thưởng hay món quà giá trị, hoặc một giải thưởng nào đó, đồng thời có Quý nhân phù trợ. Hãy tranh thủ nắm bắt cơ hội và dũng cảm đối mặt với thách thức. Bạn cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của bạn bè, đồng nghiệp trong tháng này. Hãy gần gũi người tốt và tránh xa những kẻ hay gây rắc rối cho bạn. Các ngôi sao trong biểu đồ của bạn có lợi cho tình yêu, và có một thời gian tuyệt vời để thúc đẩy và nuôi dưỡng mối quan hệ. Đây cũng là một khoảng thời gian tốt cho sáng tạo, hỗ trợ học tập và tự hoàn thiện. Các dự án khó khăn sẽ đươc hoàn thành dễ dàng trong tháng này, sự nghiệp của bạn cũng dễ thành công hơn, nổi danh hơn vì kỹ năng giao tiếp của bạn thành thạo hơn.

THỊT NGỰA

Trong 100 gram thịt Ngựa chứa 4mg chất sắt, tương đương với 27 % nhu cầu hằng ngày của chúng ta. Thịt Ngựa còn là nguồn proteine, niacine, vitamine B12, và kẽm (Zn). Mỗi 100 gram thịt ngựa chỉ có lối 4,6 gram mỡ mà thôi. Nói chung, nếu quý bạn chuộng một loại thịt ít mỡ, thì thịt Ngựa là một giải pháp hữu lý nhất.
Giá trị dinh dưỡng của thịt Ngựa (100 gram thịt):
- Năng lượng….. 133 Cal
- Proteine………21,4 gr
- Lipides ……….4,6 gr
- Cholesterol……68 mg
- Glucides……… 0 gr

Thịt ngựa là thịt từ những con ngựa, đây là loại nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực của các nước Châu Á, nhất là vùng Trung Á, các nước vùng Trung Mỹ. Trong lịch sử, thịt ngựa là món ăn chính ở vùng Trung Á trong nhiều thế kỷ, và nó cũng là một phần trong văn hóa ẩm thực truyền thống của nhiều quốc gia khác trên thế giới từ châu Âu đến Nam Mỹ và châu Á.
Thịt ngựa không những giàu chất dinh dưỡng hơn thịt bò mà loại thịt này còn có hàm lượng chất béo, cholesterol thấp nên dễ tiêu hóa và tốt cho sức khỏe. Không những vậy, thịt ngựa còn có vị thơm ngọt, rất hấp dẫn. Thịt ngựa có tính mát, lành tính, không hôi như thịt bò, và rất phù hợp với những người có cơ địa dị ứng với thịt bò. Thịt ngựa, tươi ngon, có thể so được với thịt bò, thậm chí thịt ngựa nhiều đạm và ít mỡ hơn thịt bò. Nhiều người ở châu Âu cho rằng thịt ngựa ngon hơn thịt bò.

Khi chế biến không chỉ thích hợp dùng để hầm, nấu, quay, ninh mà còn có thể dùng làm bít tết, nướng, rim,......Thịt ngựa hàm chứa phong phú các thành phần dinh dưỡng bồi bổ: chất đạm nhiều, chất béo thấp, chất Cholesterrol thấp. Có công dụng bổ ích khí huyết, ích thận tráng dương. Có hiệu quả bổ trợ trị liệu nhất định đối với người bị lao lực. Vì những đặc điểm đó mà hiện nay thịt ngựa đã trở thành loại thực phẩm khá được ưa chuộng. Thịt ngựa rất hợp với các loại rau và gia vị như: mùi tàu, lá lốt, mù tạt, tỏi, hạt tiêu sọ. Một bí quyết khi chế biến thịt ngựa là phải đợi chảo nóng già rồi mới cho thịt vào chiên, xào… nhằm tạo cho bề mặt thịt săn lại nhưng bên trong vẫn mềm và không bị khô, vẫn giữ lại được đầy đủ chất dinh dưỡng, hương thơm và vị ngọt của miếng thịt.

THỊT NGỰA TRONG ĐÔNG Y

Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, chuyên gia về dinh dưỡng, khẳng định, “Thịt và cao xương ngựa có thể giúp trẻ em cứng cáp, thanh niên cường tráng và người già sống thọ hơn”.
Người Mông Cổ dùng thịt ngựa làm thức ăn chủ yếu trong ngày. Trong thịt ngựa có chứa nhiều muối khoáng và vitamin nên sẽ giúp trẻ em cứng cáp, nhanh nhẹn, thanh niên vạm vỡ, cường tráng và người già không đau nhức, sống lâu.

Người Đức dùng sữa ngựa hàng ngày làm thuốc bổ, để phục hồi sức khỏe cho người bị lao phổi và bệnh mạn tính, sữa ngựa giúp dễ tiêu hóa, chữa ho, ráo phổi và sinh huyết. Ngoài ra, ở Mông Cổ người ta có tập quán dùng rượu sữa ngựa để bồi dưỡng, giảm béo và chữa thiếu máu, lao phổi.

Còn ở Việt Nam, cao ngựa bạch được quý thứ 2 sau cao hổ. Cao ngựa có tác dụng rất tốt với chứng đau nhức xương khớp, giúp mạnh gân, cường cơ, phòng chống loãng xương, bồi bổ cơ thể, hỗ trợ trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ sau khi sinh, người lao động nặng nhọc độc hại, người già kém ăn, mất ngủ.

Thành phần dinh dưỡng của thịt ngựa cũng có các chất cần thiết cho việc mọc tóc chắc, khỏe. Theo sách y học cổ truyền Tuệ Tĩnh Nam dược thần hiệu, ngoài thịt ngựa, xương ngựa nấu thành cao còn dùng để chữa thể suy nhược ở người vừa mới ốm dậy và phụ nữ sau khi sinh, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều rất hiệu quả, thậm chí còn giúp thuyên giảm được một chứng gây ưng thư. Với những người lao động nặng nhọc, người cao tuổi gầy yếu, suy kiệt sức khỏe, dùng cao ngựa sẽ ăn ngon miệng, dễ ngủ và ngủ say, dễ tiêu hóa, khắc phục được bệnh táo bón. Bị bệnh viêm tá tràng kinh niên, ăn uống kém, dễ bị đi lỏng, đi kiết… dùng cao ngựa sẽ khỏi bệnh. Cao ngựa còn có tác dụng chống bệnh loãng xương.

Dược sĩ Đỗ Huy Ích, chuyên gia Viện Dược liệu Trung Ương cho biết, kết quả trên hoàn toàn có căn cứ bởi các kết quả xét nghiệm vi sinh và định lượng sinh hóa cho thấy, cao có chứa canxi phốt phát, keratin, oscein có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ dưỡng, ích khí, mạnh gân xương cơ. Đối với trẻ em từ một tuổi trở lên nếu gầy gò do bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, da tái, xanh xao, còi xương, cao ngựa sẽ giúp trẻ ăn khỏe, lên cân nhanh, da dẻ hồng hào.

Do tính dược lý, các bác sĩ khuyên những người có bệnh gout (khi đang phát bệnh) thì không nên sử dụng loại cao này. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng nên hạn chế ăn các chất cay (như ớt, tỏi,hạt tiêu, ..), chất tanh (như cua, cá, …).
Photo: CÂU CHUYỆN ĐẦU NĂM VỀ CON NGỰA

Năm tới người Việt chúng ta sẽ ăn mừng cái Tết GIÁP NGỌ. Mở đầu bài viết nầy bằng bài dân ca "con ngựa ô" trong âm nhạc Việt Nam, một bài dân ca đi cùng với năm tháng.

Khớp con ngựa ngựa ô
Khớp con ngựa ngựa ô

Ngựa ô anh khớp, anh khớp cái kiệu vàng (ư...)
Anh tra khớp bạc, lục lạc đồng đen
Búp sen lá dặm, giây cương nhuộm thắm
Cáng roi anh bịt đồng thòa

Là đưa ý a đưa nàng, đưa nàng
Anh đưa nàng về dinh
Là đưa ý a đưa nàng, đưa nàng
Anh đưa nàng về dinh 
(dân ca Lý Ngựa Ô)

HÌNH DÁNG MÀU SẮC

Ngựa có nhiều màu săc khác nhau trắng, nâu, vàng sậm, đốm, hoặc có sọc ( ngựa vằn).....ngoài ra còn có ngựa ô, tức là con ngựa đen (ô= màu đen), tương tự như trong trong truyện " Cầu Ô Thuớc" của cuộc tình  Ngưu Lang chức Nữ. Ô thước tức con quạ đen. https://www.facebook.com/photo.php?fbid=180205202158120&set=a.179186545593319.1073741864.100005059237786&type=3&theater

Hình tượng con ngựa hiện diện từ sớm trong văn hóa Đông-Tây, con ngựa là một trong những loài vật được con người thuần hóa và sử dụng trong đời sống hàng ngày và loài vật gắn liền với chiến tranh. Hình ảnh con ngựa còn là chủ đề cho các môn nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, thơ văn... Đối với văn hóa phương Tây, ngựa gắn liền với nhiều biểu tượng thần thoại và gắn liền với hình ảnh Nhân Mã trong 12 Cung Hoàng đạo.

Ngựa là một trong 12 con giáp của văn hóa phương Đông (ngọ), cũng nằm trong số lục súc theo quan niệm của văn hóa một số nước. Ngựa là hình tượng đặc trưng cho phương Bắc, là biểu tượng cho sự trung thành và tận tụy đồng thời là biểu tượng cho tài lộc, thành công, hình ảnh con ngựa tung vó hý vang biểu tượng cho sự kiêu hãnh và tự do và thanh khiết.

Ngựa là con vật thông minh, khôn ngoan sống gần người và được con người yêu quý trong đời sống vất vả mà còn kề vai sát cánh cùng con gười xông pha nơi trận mạc. Ngựa đã đi vào văn học dân gian trong lịch sử và văn hoá nghệ thuật. Xuất phát từ chính đặc điểm tự nhiên của loài ngựa mà hình tượng con ngựa luôn hiện diện với vẻ đẹp trong cách nhìn của con người phản ánh qua lăng kính văn hóa. Ngựa có dáng vẻ đẹp đẽ, mạnh mẽ, sung mãn mà thanh nhã, hiền lành, ngựa đó đức tính trung thành với con người, nhiều con ngựa được coi là con vật có tình nghĩa.

Tùy thuộc vào giống, sự quản lý và môi trường, thức ăn, nước uống v.v ngày nay ngựa có tuổi thọ khoảng 25 đến 30 năm. Con ngựa sống thọ nhất có thể kiểm chứng là "Old Billy", một con ngựa sống trong thế kỷ 19 với tuổi thọ là 62 năm. Hiện nay, Sugar Puff, con ngựa được liệt kê trong Sách Kỷ lục Guinness như là con ngựa pony già nhất còn sống trên thế giới, đã chết ngày 25 tháng 5 năm 2007 ở độ tuổi 56.http://www.youtube.com/watch?v=tCA-W7a4LY4

NGỰA TRONG CA DAO TỤC NGỮ:

*Đơn thương, độc mã (một ngựa với một cây thương): Chỉ người một mình chống lại khó khăn, không có sự trợ giúp của ai.
*Thiên binh vạn mã
*Chiêu binh mãi mã
*Một lời nói ra bốn ngựa khó tìm (Nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy): Câu này có nghĩa là một lời nói vô ý khi ra khỏi miệng rất khó có thể lấy lại được.
*Tái ông mất ngựa: Chỉ trong cái rủi có cái may.
*Đường dài mới hay sức ngựa: Câu này ý nói, cùng với thời gian, người ta có thể được những phẩm chất ta một người nào, nhất là khi ở với nhau thường xuyên.
*Ngựa về ngược
*Voi dày ngựa xé

TỨ MÃ PHÂN THÂY:

*Tứ mã phân thây (đôi khi gọi là tứ mã phanh thây) là một hình phạt thời phong kiến. Đây là hình phạt mà tứ chi của phạm nhân bị cột vào bốn sợi dây nối vào bốn con ngựa. Trên ngựa có thể có nài ngựa hoặc không. Khi hành hình, các nài ngựa sẽ thúc ngựa phi ra bốn hướng còn không có nài ngựa thì người ta sẽ hét lớn hoặc đánh ngựa để chúng hoảng sợ bỏ chạy. Từ đó bốn sợi dây sẽ kéo tứ chi phạm nhân đến khi thân thể của phạm nhân bị xé thành năm mảnh gồm đầu, thân và tứ chi. Phạm nhân sẽ bị bỏ mặc cho máu chảy đến chết.

Hình phạt này còn có một biến thể khác là ngũ mã phân thây với con ngựa thứ năm cột vào cổ phạm nhân. 

Hình phạt nầy sau khi giải thể toàn bộ đám người buôn dân bán nước csVN, có thể được dùng lại để xử tử hình toàn bộ đám phỉ tặc trong Bắc Bộ Phủ và đám gia nô (nghị gật) trong Quốc Hội nước CHXHCNVN.

NGỰA SẮT  PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG
http://www.youtube.com/watch?v=54ALpGajLxA

Lịch sử Việt Nam cũng nói đến con ngựa sắt thần kỳ của Phù Đổng Thiên Vương con ngựa này được bọc sắt, cao lớn có khả năng phi nhanh, khạc lửa và có thể bay lên trời. Theo huyền sử thì vào đời Hùng Vương thứ sáu, có quân đội nhà Ân tràn vào xâm lược nước Văn Lang, gây nhiều tội ác. Hùng Vương rất lo và cho sứ giả đi tìm khắp nơi để tìm người tài ra cứu nước. ở Kẻ Dỏng, thuộc bộ Vũ Ninh có cậu Gióng đã lên ba tuổi mà không biết nói, biết cưới. Nghe sứ giả của nhà vua đi kén người ra giúp nước, thì cậu nói được và mời vị sứ giả đến và bảo: "Ngài về tâu với đức vua đúc cho con ngựa sắc, roi sắt, áo giáp sắt và chiếc nón sắt mang đến cho ta để ta đi đánh giặc Ân". Sau cái hôm đó, Gióng lớn nhanh như thổi, ăn uống la liệt. Ngựa sắt, nón sắt và giáp sắt, đã rèn xong. Gióng nhảy lên lưng ngựa, Ngựa hí một tiếng dài, thét ra lửa, lao vút ra trận. Phá xong quân Ân, Gióng phi ngựa đến chân núi Sóc Sơn, ghìm cương, cởi giáp và nón treo lên một cành cây, sau đó cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời. Hùng Vương nhớ ơn Gióng bèn cho lập đền thờ ở Kẻ Dỏng và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương

MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG??

Mã đáo thành công (thành ngữ Hán Việt)

"Mã = ngựa", "Đáo, giống như chữ đáo hạn hay đến hạn, dịch theo nghĩa khác có nghĩa là trở về", chữ "Thành Công có nghĩa là thắng lợi, đạt được điều mong muốn".

"Mã Đáo Thành Công" có nghĩa tiếng Việt là "ngựa quay trở về là thành công!

Nguyên do dẫn đến thành ngữ " mã đáo thành công" đó là:
Ngày xưa, người Tàu trên ở phương Bắc sinh sống trên các bình nguyên, đồng cỏ, nơi mà có rất nhiều ngựa hoang. Đến mùa xuân hàng năm, người ta thường thả ngựa nuôi (đã được thuần phục) để vào các cánh đồng, bình nguyên hay các khu rừng để có thể dụ được ngựa hoang kéo đàn về lại trang trại của mình.

Ngày xưa ngườoi ta đi làm gì cũng bằng ngựa(Mã), mã đáo tức là ngựa trở về, nghĩa làm đã xong việc. đặt biệt là đi đánh trận, tuấn mã quay về tức là thắng trận, không thì toi mạng hoặc bị địch bắt mất rồi. Do đó, câu mã đáo nhiều khi không thành công mà là thảm bại.

NGỰA TRONG THI CA
http://www.youtube.com/watch?v=DHIx7ZnFbIY

CÓ CHÚ NGỰA Ô

Hãy cứ mãi là Ngựa Ô !
Tung bờm giữa đêm ngạo nghễ
Mặc những tầm thường nhân thế
Về với vùng trời bao la...

Trong mắt ngời lấp lánh ánh sao xa
Gió thảo nguyên lướt qua nhè nhẹ
Nơi chân trời tiếng yêu thương gọi khẽ
Hí vang vang ngựa tung vó tìm về...
(Nguyệt Thu)

HỒI MÃ THƯƠNG (kỷ thuật chiến đấu của người xưa)

Kỹ thuật cốt yếu của Hồi mã thương nguyên thủy phải gồm 03 yếu tố đó là vũ khí (thương), phương tiện (ngựa - mã) và chiến thuật (hồi - đột ngột tập kích trở lại).

Nói chung đây là một chiến thuật chiến đấu mà các chiến sĩ chủ yếu dùng cây thương làm vũ khí. Trong chiêu này, người ta giả vờ thua chạy, nhử cho đối thủ đuổi theo thật sát sau lưng rồi bất ngờ quay ngựa phóng thương (hoặc đâm ngược) để phản kích. Sự độc đáo của đòn hồi mã thương là tính bất ngờ, khiến đối phương không kịp trở tay. 

Mặc dù đây là một thế võ nhưng với sự lợi hại bởi yếu tố bất ngờ và hiệu quả, dụng rộng rãi trong võ thuật. Đặc biệt, thuật ngữ "Hồi mã thương" không chỉ đơn thuần đề cập về một thế võ, đòn đánh mà nó đã được nâng lên thành một thuật ngữ để chỉ sự phản kích, phản công của một đối thủ với đối thủ còn lại trong các cuộc thi đấu võ, được coi như một kỹ thuật chiến đấu trong chiến tranh ngày xưa.http://www.youtube.com/watch?v=UcP4gWVXMuk

NGỰA TRONG TỬ VI
(xin các bạn nên xem để làm niềm vui cho năm NGỌ, chứ đừng xem như một niềm tin trong vận mệnh hàng ngày) http://ketquaveso.com/tu-vi/tu-vi-tuoi-ngo-ev7.html

Năm Ngọ nói chuyện người tuổi Ngọ

Những người sinh năm con ngựa thường có cá tính phóng khoáng, không căn cơ, có năng lực suy nghĩ độc lập và ít để bụng. Gặp việc gì họ cũng thường bắt tay làm ngay, không chần chừ do dự. Nhưng chính sự nhanh nhẹn đó lại cấu thành nên điểm yếu của họ: nóng vội và thiếu kiên nhẫn... 

Sinh năm 1942, 1954, 1966, 1978, 1990, 2002

- Canh Ngọ (Thổ, 24 nam Vân Hớn nữ La Hầu) : trong mưu sự hãy còn bế tắc, tháng có biến động và trong chiều hướng lành ít dữ nhiều, cẩn thận về tiền bạc tránh đầu tư vọng động sẽ thất bại nhiều hơn thành công, không nên thực hiện việc mới có tiểu nhân tranh phản làm hao tổn tiền bạc. Nữ mạng về công việc tránh khoa trương và chưa có thuận lợi nên mưu sự không như ý. Về tài lộc 10 phần gặt hái được 7, 8 phần, trái lại trong tình cảm sẽ có những gặp gỡ vui vẻ.

- Mậu Ngọ (Hỏa, 36 nam Mộc Đức nữ Thủy Diệu) : tháng này có chuyển biến tốt gặp may mắn đưa đến trong mưu sự, nhưng chỉ nên thực hiện việc cũ, hoặc việc nhỏ tiền bạc sẽ đến như ý, trong giao dịch lựa lời nói để tránh tai tiếng. Nữ mạng mọi mưu sự gặp thuận lợi nên thực hiện việc mới sẽ có kết quả như ý, về tiền bạc có quý nhân trợ giúp, tình cảm phấn chấn vui vẻ.

- Bính Ngọ (Thủy, 48 nam Thủy Diệu nữ Mộc Đức) : có chuyển biến trong mưu sự và trong chiều hướng nhiều tốt đẹp may mắn. Tháng tốt, tài lộc đã hết bế tắc trắc trở, tình cảm gia đạo an vui. Nữ mạng nên thực hiện việc mới nếu có, nhưng cứ theo đuổi việc cũ sẽ không gặp tổn thất, dự báo gặp tật bệnh về tay chân, hay máu huyết, đề phòng việc di chuyển.

- Giáp Ngọ (Kim, 60 nam Vân Hớn nữ La Hầu) : không nên đầu tư thực hiện mưu sự việc mới, sẽ thất bại nhiều hơn thành công làm tản tài hại của, nên cẩn thận về tiền bạc, đề phòng bị tiểu nhân lợi dụng hay lừa đảo. Nữ mạng chưa có cơ hội thực hiện việc mới, tránh khoa trương kẽo gặp tai tiếng thị phi, mọi sự không như ý, tiền bạc chỉ bình thường, còn gia đạo được an khang.

- Nhâm Ngọ (Mộc, 72 nam Mộc Đức nữ Thủy Diệu) : tháng khằc kỵ nên chưa được thuận lợi trong các mưu cầu, không được như ý về tiền bạc, tình cảm gia đạo có tin đến, cẩn thận trong giao tiếp có tai tiếng thị phi. Nữ mạng có quý nhân phù trợ sẽ thuận lợi trong mưu sự nhưng chưa thu hoạch như mong đợi, tránh đi xa về hướng sông nước, đi về vùng cao sẽ có lợi cho sức khoẻ, tinh thần đang hưng phấn vui vẻ.

Vật khí tốt trong tháng:  Đặt tượng đôi Phượng Hoàng, đôi Long Phụng bằng pha lê màu đỏ (cam) hoặc 9 ngọn nến đỏ tại Chính Nam của ngôi nhà hay trên bàn làm việc để tăng cường vận may và bảo vệ bạn trong tháng này.

Tháng này là một tháng dễ dàng, may mắn đến với người tuổi Ngọ. Người tuổi Ngọ được hưởng vận may bất ngờ tháng này: trúng sổ số, thừa hưởng gia tài, nhận phần thưởng hay món quà giá trị, hoặc một giải thưởng nào đó, đồng thời có Quý nhân phù trợ. Hãy tranh thủ nắm bắt cơ hội và dũng cảm đối mặt với thách thức. Bạn cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của bạn bè, đồng nghiệp trong tháng này. Hãy gần gũi người tốt và tránh xa những kẻ hay gây rắc rối cho bạn. Các ngôi sao trong biểu đồ của bạn có lợi cho tình yêu, và có một thời gian tuyệt vời để thúc đẩy và nuôi dưỡng mối quan hệ. Đây cũng là một khoảng thời gian tốt cho sáng tạo, hỗ trợ học tập và tự hoàn thiện. Các dự án khó khăn sẽ đươc hoàn thành dễ dàng trong tháng này, sự nghiệp của bạn cũng dễ thành công hơn, nổi danh hơn vì kỹ năng giao tiếp của bạn thành thạo hơn.

THỊT NGỰA

Trong 100 gram thịt Ngựa chứa 4mg chất sắt, tương đương với 27 % nhu cầu hằng ngày của chúng ta. Thịt Ngựa còn là nguồn proteine, niacine, vitamine B12, và kẽm (Zn). Mỗi 100 gram thịt ngựa chỉ có lối 4,6 gram mỡ mà thôi. Nói chung, nếu quý bạn chuộng một loại thịt ít mỡ, thì thịt Ngựa là một giải pháp hữu lý nhất.
Giá trị dinh dưỡng của thịt Ngựa (100 gram thịt):
- Năng lượng….. 133 Cal
- Proteine………21,4 gr
- Lipides ……….4,6 gr
- Cholesterol……68 mg
- Glucides……… 0 gr

Thịt ngựa là thịt từ những con ngựa, đây là loại nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực của các nước Châu Á, nhất là vùng Trung Á, các nước vùng Trung Mỹ. Trong lịch sử, thịt ngựa là món ăn chính ở vùng Trung Á trong nhiều thế kỷ, và nó cũng là một phần trong văn hóa ẩm thực truyền thống của nhiều quốc gia khác trên thế giới từ châu Âu đến Nam Mỹ và châu Á.
Thịt ngựa không những giàu chất dinh dưỡng hơn thịt bò mà loại thịt này còn có hàm lượng chất béo, cholesterol thấp nên dễ tiêu hóa và tốt cho sức khỏe. Không những vậy, thịt ngựa còn có vị thơm ngọt, rất hấp dẫn. Thịt ngựa có tính mát, lành tính, không hôi như thịt bò, và rất phù hợp với những người có cơ địa dị ứng với thịt bò. Thịt ngựa, tươi ngon, có thể so được với thịt bò, thậm chí thịt ngựa nhiều đạm và ít mỡ hơn thịt bò. Nhiều người ở châu Âu cho rằng thịt ngựa ngon hơn thịt bò.

Khi chế biến không chỉ thích hợp dùng để hầm, nấu, quay, ninh mà còn có thể dùng làm bít tết, nướng, rim,......Thịt ngựa hàm chứa phong phú các thành phần dinh dưỡng bồi bổ: chất đạm nhiều, chất béo thấp, chất Cholesterrol thấp. Có công dụng bổ ích khí huyết, ích thận tráng dương. Có hiệu quả bổ trợ trị liệu nhất định đối với người bị lao lực. Vì những đặc điểm đó mà hiện nay thịt ngựa đã trở thành loại thực phẩm khá được ưa chuộng. Thịt ngựa rất hợp với các loại rau và gia vị như: mùi tàu, lá lốt, mù tạt, tỏi, hạt tiêu sọ. Một bí quyết khi chế biến thịt ngựa là phải đợi chảo nóng già rồi mới cho thịt vào chiên, xào… nhằm tạo cho bề mặt thịt săn lại nhưng bên trong vẫn mềm và không bị khô, vẫn giữ lại được đầy đủ chất dinh dưỡng, hương thơm và vị ngọt của miếng thịt.

THỊT NGỰA TRONG ĐÔNG Y

Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, chuyên gia về dinh dưỡng, khẳng định, “Thịt và cao xương ngựa có thể giúp trẻ em cứng cáp, thanh niên cường tráng và người già sống thọ hơn”.
Người Mông Cổ dùng thịt ngựa làm thức ăn chủ yếu trong ngày. Trong thịt ngựa có chứa nhiều muối khoáng và vitamin nên sẽ giúp trẻ em cứng cáp, nhanh nhẹn, thanh niên vạm vỡ, cường tráng và người già không đau nhức, sống lâu.

Người Đức dùng sữa ngựa hàng ngày làm thuốc bổ, để phục hồi sức khỏe cho người bị lao phổi và bệnh mạn tính, sữa ngựa giúp dễ tiêu hóa, chữa ho, ráo phổi và sinh huyết. Ngoài ra, ở Mông Cổ người ta có tập quán dùng rượu sữa ngựa để bồi dưỡng, giảm béo và chữa thiếu máu, lao phổi.

Còn ở Việt Nam, cao ngựa bạch được quý thứ 2 sau cao hổ. Cao ngựa có tác dụng rất tốt với chứng đau nhức xương khớp, giúp mạnh gân, cường cơ, phòng chống loãng xương, bồi bổ cơ thể, hỗ trợ trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ sau khi sinh, người lao động nặng nhọc độc hại, người già kém ăn, mất ngủ.

Thành phần dinh dưỡng của thịt ngựa cũng có các chất cần thiết cho việc mọc tóc chắc, khỏe. Theo sách y học cổ truyền Tuệ Tĩnh Nam dược thần hiệu, ngoài thịt ngựa, xương ngựa nấu thành cao còn dùng để chữa thể suy nhược ở người vừa mới ốm dậy và phụ nữ sau khi sinh, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều rất hiệu quả, thậm chí còn giúp thuyên giảm được một chứng gây ưng thư. Với những người lao động nặng nhọc, người cao tuổi gầy yếu, suy kiệt sức khỏe, dùng cao ngựa sẽ ăn ngon miệng, dễ ngủ và ngủ say, dễ tiêu hóa, khắc phục được bệnh táo bón. Bị bệnh viêm tá tràng kinh niên, ăn uống kém, dễ bị đi lỏng, đi kiết… dùng cao ngựa sẽ khỏi bệnh. Cao ngựa còn có tác dụng chống bệnh loãng xương.

Dược sĩ Đỗ Huy Ích, chuyên gia Viện Dược liệu Trung Ương cho biết, kết quả trên hoàn toàn có căn cứ bởi các kết quả xét nghiệm vi sinh và định lượng sinh hóa cho thấy, cao có chứa canxi phốt phát, keratin, oscein có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ dưỡng, ích khí, mạnh gân xương cơ. Đối với trẻ em từ một tuổi trở lên nếu gầy gò do bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, da tái, xanh xao, còi xương, cao ngựa sẽ giúp trẻ ăn khỏe, lên cân nhanh, da dẻ hồng hào.

Do tính dược lý, các bác sĩ khuyên những người có bệnh gout (khi đang phát bệnh) thì không nên sử dụng loại cao này. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng nên hạn chế ăn các chất cay (như ớt, tỏi,hạt tiêu, ..), chất tanh (như cua, cá, …).

Bichthuy Ly, 1.1.2014

Tổng số lượt xem trang