Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

KINH ĐÔ NƯỚC VIỆT QUA CÁC THỜI KỲ

-Son Tran

KINH ĐÔ NƯỚC VIỆT QUA CÁC THỜI KỲ
(Trung tâm Văn Hoá, Chính Trị, Quân Sự, Kinh Tế....từ thời Văn Lang cho tới ngày hôm nay)

Trong suốt chiều dài lịch sử gần 5000 năm Việt tộc chúng ta đã nhiều lần xây dựng kinh đô tùy theo sự phát triển của đất nước và phù hợp với khả năng phòng thủ của tổ tiên chúng ta trước kẻ thù không đội trời chung là giặc phưong bắc. Đối với giặc phương bắc, chỉ biết đi xâm lăng các nước nhỏ chung quanh để nới rộng biên giới, nhưng ngược lại có một chuyện khôi hài,đó là kinh đô Bắc Kinh của nước Tàu do một Kiến Trúc Sư người Việt, tên Nguyễn- An là một quan thái giám triều nhà Trần đã thiết kế và chỉ huy thực hiện công trình vĩ đại nầy giùm cho bọn Tàu. Sau đó vào năm 1380, Chu Đệ ( Minh Thành Tổ) đã dọn kinh đô từ Nam Kinh vào tử cấm thành Bắc Kinh. Bắc Kinh có niên đại sau Thăng Long Thành của Đại Việt.

Căn cứ và huyền sử Việt tộc, sau khi 50 người con theo cha Lạc Long Quân xuống biển, 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên núi - đất Phong Châu, người con cả được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.

Nước Văn Lang được vua Hùng Vương chia làm 15 bộ (còn gọi là quận) gồm: Giao Chỉ, Việt Thường, Vũ Ninh, Chu Diên, Phú Lộc, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Quế Lâm, Thượng Quận, Văn Lang.

Như vậy, đất Phong Châu là vùng đất kinh đô đầu tiên của Việt Nam. Và kinh đô đầu tiên này đánh dấu một thời kỳ mới của nhà nước đầu tiên của Việt Nam: nước Văn Lang.

1. PHONG CHÂU:
Khoảng hai ngàn năm trước công nguyên (CN), khi các bộ lạc người Việt từ phương bắc hướng về phía nam và định cư lâu dài ở Bắc Bộ và Trung Bộ ngày nay. Các triều vua Lạc Việt thuộc triều đại Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Vương đều đóng đô ở Phong Châu- nay là Bạch Hạc -Phú Thọ. Đây là kinh đô đầu tiên của nước Văn Lang. ( hình ảnh của truyền hình CHXHCNVN http://clip.vn/watch/Noi-ay-Phong-Chau-Phu-Tho,OsHi/)

2. PHONG KHÊ:
Nay là Cổ Loa - Đông Anh- Hà Nội, tồn tại 50 năm (từ 258 đến 208 trước CN), thuộc các triều đại Thục Phán-An Dương Vương. Kỷ nguyên Văn Lang- Âu Lạc là kỷ nguyên dựng nước và giữ nước của quốc gia Việt Nam. Quốc hiệu là Âu Lạc.

3. PHIÊN NGUNG:
Nay là vùng đất gần Quảng Châu- Trung Quốc, tồn tại 97 năm (từ 207 đến 111 trước CN). Năm 179 trước CN, khi Triệu Đà (một quan lại nhà Tần) nổi lên chống nhà Tần đã sát nhập nước Âu Lạc của người Việt vào quận Nam Hải, lập thành nước Nam Việt. Năm 111 trước CN, nhà Hán tiêu diệt nhà Triệu, cướp nước Nam Việt. Đây là giai đoạn phong kiến phương Bắc đô hộ nước ta lần thứ nhất.

4. MÊ LINH:
Nay là huyện ở phía đông nam tỉnh Vĩnh Phúc, tồn tại 3 năm (40-43). Khi nhà Hán cử Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ thì hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị- cháu vua Hùng, dấy binh báo thù nhà, đền nợ nước. Nhân dân cả nước suy tôn Trưng Trắc lên ngôi vua gọi là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh.http://www.youtube.com/watch?v=nwENSDT5KPU

5. LONG BIÊN:
Nay là Hà Nội, tồn tại 58 năm (544-602), kéo dài từ triều đại nhà Lý- Lý Nam Đế đến nhà Triệu- Triệu Quang Phục. Năm 542, Lý Bí từ quê hương Long Hưng (Thái Bình) chiêu tập hiền tài, phát động khởi nghĩa lật nhào chính quyền đô hộ nhà Lương, giải phóng đất nước, lên ngôi vua, đóng đô ở Long Biên, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân.http://vi.wikipedia.org/wiki/Long_Biên

6. CỔ LOA:
Nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh Hà Nội, tồn tại 26 năm (939-965), thuộc triều đại Ngô Quyền. Ngô Quyền vốn người ở Đường Lâm (Ba Vì- Hà Tây) từng là trưởng quản đất ái Châu (Thanh Hóa). Thời đại Ngô Quyền gắn liền với chiến công hiển hách trên sông Bạch Đằng, đánh bại quân xâm lược Nam Hán.
Theo đánh giá của các nhà khảo cổ học thì “Cổ Loa là tòa thành cổ duy nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc lọai độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”. Cổ Loa xây dựng vào thế kỷ thứ III trước CN (Triều đại Thục PhánAn DươngVương). Thành xây hình xoắn ốc gồm 9 vòng, nhưng dấu vết còn lại là 3 vòng tường đất đồ sộ. http://vi.wikipedia.org/wiki/Cổ_Loa
http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Thanh-Co-Loa--Kinh-do-cua-nha-nuoc-Au-Lac/20099/141.vnplus

7. HOA LƯ:
Nay là xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, thuộc triều đại nhà Đinh- Đinh Tiên Hoàng, 12 năm (968-980); nhà Tiền Lê-Lê Đại Hành, 29 năm (980-1009). Lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn). http://www.youtube.com/watch?v=4gRj9YsEkM8
http://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa_Lư

8. THĂNG LONG:
Nay là Hà Nội. Mùa thu, tháng 7 năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Đây là một sự kiện cực kỳ quan trọng của dân tộc Việt Nam. Từ tầm nhìn của lãnh tụ cao nhất quốc gia Đại Việt, vì: “Trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, chỉ có đóng đô ở nơi trung tâm mới có khả năng mưu tính việc lớn, tính kế muôn đời cho cháu con”. Bài Chiếu dời đô khẳng định chỉ có thành Đại La: “ở nơi trung tâm của đất trời, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, địa thế rộng mà bằng, cao mà thoáng, dân cư khỏi cảnh khốn khó ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi, chốn hội tụ trong ngoài của bốn phương”. Tương truyền vào một sáng đẹp trời, đoàn thuyền của nhà vua, thấy mây hình rồng vàng trên trời nên mới đặt tên kinh đô là Thăng Long. Quốc hiệu Đại Cồ Việt vẫn giữ mãi đến năm 1054 mới đổi là Đại Việt. Kinh đô Thăng Long được các triều vua nhà Lý dùng 215 năm (1010-1225), tiếp theo là 175 năm các triều vua nhà Trần, bắt đầu từ Trần Thiếu Tông đến Trần Thiếu Đế (1225-1400).http://vi.wikipedia.org/wiki/Thăng_Long
http://www.youtube.com/watch?v=H2e64bn9n8M

9. TÂY ĐÔ:
Tháng 3 năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly phế truất Thiếu đế An làm Bảo Ninh vương, giành lấy ngôi vua, đặt niên hiệu Thánh Nguyên năm thứ nhất, đổi quốc hiệu từ Đại Việt thành Đại Ngu (Ngu: sự yên vui) và thành Tây Đô trở thành quốc đô của nước Đại Ngu từ năm 1400 đến 1407.

Với tư cách là quốc đô của triều nhà Hồ, thành Tây Đô là nơi đã diễn ra những quyết sách về chế độ chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự - quốc phòng, nhằm làm cho nước Đại Ngu nhanh chóng được cường thịnh, thoát khỏi những khủng hoảng trầm trọng của đời sống xã hội cuối vương triều Trần để lại. Tuy nhiên, không phải từ khi nắm được hoàn toàn chính quyền trong tay Hồ Quý Ly mới thực hiện cải cách mà trước đó, kể từ năm 1396, sau khi được cử giữ trọng trách “Quốc tổ nhiếp chính” trong vương triều nhà Trần, Hồ Quý Ly đã bắt đầu thực hiện một số chính sách cải cách cả về mặt văn hóa, giáo dục, kinh tế, tài chính.
Nay thuộc Thanh Hóa. http://www.youtube.com/watch?v=O1FpxAkvp6k
http://vi.wikipedia.org/wiki/Lam_Kinh

10 ĐÔNG ĐÔ:
Nay là Hà Nội. Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thọ Xuân- Thanh Hóa) chống giặc Minh, giải phóng dân tộc, đưa đến thắng lợi hoàn toàn. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, đóng đô ở Đông Đô. Nhà Lê đóng đô ở đây 99 năm (1428-1527); nhà Mạc dùng 65 năm (1527-1592); nhà Hậu Lê, tận cùng là Lê Chiêu Thống cũng dùng liên tục 255 năm (1533-1788). Quốc hiệu vẫn giữ là Đại Việt.

11.KINH ĐÔ TRÀ BÁT ( cách Ái Tử 3km):
Năm 1600, Nguyễn Hoàng dời kinh đô về Trà Bát, cách Ái Tử 3km. Làng Trà Bát, nay là làng Trà Liên, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Năm 1601, Nguyễn Hoàng cho xây dựng chùa Thiên Mụ, hiện nay vẫn sừng sững bên sông Hương (Huế).

Phút lâm chung, tại kinh đô Trà Bát, Nguyễn Hoàng cho gọi con trai thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên đang làm trấn thủ Quảng Nam về bên, cầm tay mà dặn: “Đất Thuận - Quảng phía Bắc có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang (sông Gianh) hiểm trở, phía Nam có núi Hải Vân, núi Thạch Bi (Đá Đĩa) vững bền. Núi sinh vàng, sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ của kẻ anh hùng. Nếu biết dạy dân luyện binh thì chống chọi được với họ Trịnh, đủ dựng xây cơ nghiệp muôn đời, nếu thế lực không địch được thì cố giữ đất đai để đợi thời cơ chớ đừng bỏ hỏng lời dạy của ta”. Nguyễn Hoàng trút hơi thở cuối cùng tại kinh đô Trà Bát vào tháng 6/1613, hưởng thọ 88 tuổi

QUẢNG TRI:
Sử sách còn ghi chép lại rằng Quảng Trị đã 2 lần được coi là kinh đô trong thời chia đôi đất nước dưới thời Trịnh Nguyẽn phân tranh và trong thời kháng Pháp.
Lần thứ nhất là kinh đô của chúa Nguyễn ở Ái Tử (1558-1600), Trà Bát (1601-1626). Lần thứ 2 là “kinh đô kháng chiến” của Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết trong phong trào Cần Vương chống Pháp (1883) xây dựng căn cứ Tân Sở, nay thuộc vùng Cùa, huyện Cam Lộ.http://dostquangtri.gov.vn/htnh/index.php/news/Bai-viet-cong-trinh-nghien-cuu/XAC-DINH-BA-THU-PHU-AI-TU-TRA-BAT-CAT-DINH-TREN-THUC-DIA-VA-MOT-SO-GIAI-PHAP-BAO-TON-TON-TAO-15/

12. PHú XUÂN:
Nay là Huế, được Quang Trung - Nguyễn Huệ đóng đô trong 24 năm (1778-1802).

12 HUẾ:
Sau khi chiếm được Phú Xuân, các triều vua nhà Nguyễn, từ Gia Long- Nguyễn Phúc ánh đến Bảo ĐạiNguyễn Vĩnh Thụy sử dụng liên tục trong 143 năm (1802-1945).
Quốc hiệu Việt Nam chính thức sử dụng từ năm 1804, được xác lập bởi Chiếu chỉ của nhà Nguyễn niên hiệu Gia Long thứ ba (cách đây 206 năm). Sau 30 năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ngày 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông đất nước được quy về một mối. Ngày 2/7/1976, trong kỳ họp Quốc hội đầu tiên, toàn thể Quốc hội đã nhất trí lấy tên nước là “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Theo Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp 1992 vẫn luôn khẳng định danh xưng ấy và trở thành quốc hiệu chính thức cùng thể chế chính trị mới của nước ta.
Thủ đô Hà Nội được chính thức sử dụng từ năm 1945 khi ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay.

13. SÀI GÒN:
Thủ đô của nước Việt Nam Cộng Hoá tồn tại 20 năm 1955 đến 1975.

14. Hà Nội từ 1945 của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa VN.

Trong các Kinh Đô của nước VN, kinh đô Thăng Long có lịch sử trên 1000 năm, là một nét văn hoá kiêu hùng của Đại Việt, của người xưa trong việc chống giử các cuộc xâm lăng của bọn Bắc Phương. Than ôi, một ngàn năm sau, một nhóm người không biết sỉ nhục đành đoạn dâng thành Thăng Long cho Thiên triều không một tiếng súng không một phút cầm cự, không một giây chống trả ! Thăng Long mà tướng Hoàng Diệu phải tử tiết vì đã để mất thành. Thăng Long đã nhìn thấy «Nhị Hà còn kia, Nhị Hà còn đó lũ quân chàng Tôn sập cầu trôi đầy sông» !

Nhân dân phải phẫn nộ vì bọn việt gian csVN đã tổ chức đại lễ Ngàn năm Thăng Long khai mạc ngày 1 tháng 10 và bế mạc ngày 10 tháng 10 năm 2010, tức là hai ngày Quốc khánh Trung Hoa Cộng sản ( 1/10) và ngày Quốc khánh Trung Hoa Dân quốc (Đài loan). Chúng đã tổ chức mừng 2 ngày lể Quốc Khách ( Song Thập) của Thiên Triều Bắc Kinh và Đài Loan.
Ngụy quyền Hà nội bỏ ra 10 phần 100 của tổng thu nhập hằng năm (GdP) của tài sản đất nước là để biểu diễn một ngày lễ để « cám ơn » Thiên triều mưa móc che chở, giải hòa hai thằng anh lớn ? Phải chăng Hà nội khi lựa hai ngày trên để kỷ niệm là muốn hòa giải hai thằng anh và hòa hợp dân Việt vào dân Hán, vì gốc dân của Đài loan cũng cùng gốc Bách Việt ( nhưng đã bị Hán hóa bởi nhóm quân đội của Tưởng Thống chế) với người Nam Việt chúng ta ? Đúng là một đám hán nô (VC) chỉ biết tôn thờ ngoại bang.

Hoàng thành Thăng Long của Việt tộc có một khoảng lặng cần thiết để nhìn về quá khứ. Không đơn thuần chỉ là nền móng vật chất của các vương triều đã trải qua những suy biến đầy khắc nghiệt của lịch sử, mà đó là hồn thiêng, là khí phách hiên ngang mà ông cha ta đã ứng xử trong đối nội và đối ngoại... Là nơi ghi đậm dấu ấn những giá trị biểu đạt văn hoá, giá trị truyền thống. Nhưng Thăng Long ngày nay ghi đậm dấu ấn nô Hán của ngụy quyền Hà Nội!!!

CÁC BÀI LIÊN KẾT:

1.Đến thăm kinh đô Văn Lang
http://trieuhong1948.wordpress.com/2013/03/31/den-tham-kinh-do-van-lang/.

2.Kinh đô Văn Lang lộ diện tại di tích Làng Cả
http://www.khoahoc.com.vn/m/kinh-do-van-lang-lo-dien-tai-di-tich-lang-ca-2938

3. DI CHỈ KHẢO CỔ HỌC LÀNG CẢ
http://cinet.gov.vn/upLoadFile/HTML/baoton_baotang/ditich/chitiet/VinhPhuc/ditich/dichilangca.htm

4.Nước Đức phát giác một công trình do người Việt làm ra mà Tàu giấu nhẹm để nhận là của Tàu
http://hon-viet.co.uk/NuocDucPhatGiacMotCongTrinhDoNguoiVietLamRaMaTauGiauNhemDeNhanLaCuaTau.htm

4.1. Tử Cấm Thành - Bản di chúc của một bạo chúa - Part1/6
http://www.youtube.com/watch?v=m1gAancTixQ
4.2. Tử Cấm Thành - Bản di chúc của một bạo chúa - Part2/6
http://www.youtube.com/watch?v=uq51ZeHuI38
4.3. Tử Cấm Thành - Bản di chúc của một bạo chúa - Part3/6
http://www.youtube.com/watch?v=gZBd0ZepeNM
4.4. Tử Cấm Thành - Bản di chúc của một bạo chúa - Part4/6
http://www.youtube.com/watch?v=N2IQhPMNHQQ
4.5. Tử Cấm Thành - Bản di chúc của một bạo chúa - Part5/6
http://www.youtube.com/watch?v=K2z0jtohTp4
4.6. Tử Cấm Thành - Bản di chúc của một bạo chúa - Part6/6
http://www.youtube.com/watch?v=6ESJMIAtbRk

5.Dấu tích xưa qua những kinh đô Việt cổ
http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/viet-nam/dau-tich-xua-qua-nhung-kinh-do-viet-co-2908390.html

Vo Thilinh,8.1.2014
 — 

Tổng số lượt xem trang