Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Đường dây môi giới lấy chồng "ngoại" tật nguyền, tâm thần

Hai cô gái Việt được đưa về nước sau khi bị bán làm vợ ở Trung Quốc Hai cô gái Việt được đưa về nước sau khi bị bán làm vợ ở Trung Quốc  -  Ảnh: China Daily
--Đường dây môi giới lấy chồng "ngoại" tật nguyền, tâm thần
Giữa tháng 3/2015, lực lượng Công an tỉnh Tây Ninh vẫn tiếp tục truy bắt các đối tượng trong đường dây buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc. Đó là phần "mở rộng" của một chuyên án nhằm triệt phá tận rễ đường dây buôn người xuyên quốc gia cài cắm chân rết tại Việt Nam của một số kẻ cầm đầu mang quốc tịch nước ngoài.
Cuộc đào thoát hãi hùng
Khoảng giữa năm ngoái, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Tây Ninh (PC45 Tây Ninh) nhận được tin báo của quần chúng cho biết có một người phụ nữ đứng tuổi lân la dụ dỗ, rủ rê những phụ nữ trẻ ở huyện Trảng Bàng lấy chồng Trung Quốc.
Qua công tác xác minh, trinh sát phát hiện Nguyễn Thị Sương, sinh năm 1958, cư ngụ tại Trảng Bàng có nhiều biểu hiện lạ: Thường xuyên biến mất khỏi địa phương; thỉnh thoảng bà ta lại đưa về nhà một nhóm người Trung Quốc rồi lại biến mất.
Điều đáng quan tâm là, mỗi khi bà Sương về nhà thì lại có một người phụ nữ đứng tuổi đến than khóc đòi... trả con!
Tìm hiểu sâu về chuyện đòi con mới hay, trước đó, người phụ nữ đứng tuổi đã giao đứa con gái 25 tuổi tên L. cho bà Sương để môi giới lấy chồng Trung Quốc. Sau khi sang Trung Quốc, cô L. đã bị "chồng" bán cho một người khác làm vợ. L. không đồng ý đã bị "chồng" đánh đập tàn nhẫn, bị giam trong phòng tối, bị bỏ đói.
Dù bị hành hạ thể xác lẫn tinh thần, L. cương quyết không để người đàn ông ấy bán sang tay cho người khác và đòi trở về Việt Nam. Thấy L. quyết liệt, gã "chồng" yêu cầu L. gọi điện thoại về gia đình phải nộp tiền chuộc mạng 120 triệu đồng cho bà Sương.
Nguyễn Thị Sương tại Cơ quan Công an.
Gia đình L. đã phải chạy vạy khắp nơi mới có đủ số tiền chuộc. Tuy nhiên, lo sợ cho tính mạng của L., gia đình đề nghị chỉ giao tiền khi L. về tới Việt Nam.
Khi điều tra xác minh vụ việc, các trinh sát còn phát hiện Sương là cò mồi chuyên nghiệp, chuyên dụ dỗ, tuyển phụ nữ Việt bán cho các đường dây buôn người của một số đối tượng được xác định là có quốc tịch Trung Quốc.
Cùng thời điểm đó, sĩ quan trực ban PC45 Tây Ninh tiếp đón một người phụ nữ 28 tuổi. Chị này cho biết mình cư ngụ tại xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, Tây Ninh. Người phụ nữ trình bày rằng, chị vừa trải qua một cuộc trốn chạy kinh hoàng từ Trung Quốc về Việt Nam.
Chị kể, hồi cuối năm 2013, khi đang ngồi trò chuyện cùng bạn bè tại một quán nước giải khát gần nhà thì một người phụ nữ xưng tên là Sương, trạc 50 tuổi, người đeo đầy vàng lân la bắt chuyện làm quen. Thấy chị ăn mặc đơn giản, bà ta bảo: "Con muốn giàu có, ăn mặc sang trọng như dì thì đừng lấy chồng Việt Nam mà nên lấy chồng nước ngoài. Nếu con muốn lấy chồng nước ngoài thì dì giúp cho. Con gật đầu đồng ý thì người chồng nước ngoài tặng ngay cho gia đình con 25 triệu đồng".
Là con nhà nghèo khó, nghe lấy chồng còn được 25 triệu nên chị có vẻ xuôi lòng. Thấy chị còn nghĩ ngợi, Sương vẽ thêm cả loạt viễn cảnh lấy chồng nước ngoài rồi xin số điện thoại kèm lời hẹn: "Con suy nghĩ thêm đi, tuần sau dì sẽ gọi điện thoại cho con".
Tuần sau, chị nhận được cuộc điện thoại của "bà dì tốt bụng". Bà Sương đưa chị về TP HCM để một người đàn ông Trung Quốc 25 tuổi xem mặt. Đúng như lời hứa của Sương, sau buổi xem mặt, người đàn ông Trung Quốc đưa cho chị 25 triệu đồng nhưng kèm theo điều kiện: Không tổ chức đám cưới! Vì mong có tiền trả nợ cho gia đình, chị đồng ý. Người "chồng" về Trung Quốc trước, với lời hẹn gặp nhau ở Trung Quốc.
Sương nhanh chóng giúp chị hoàn tất thủ tục xuất cảnh sang Trung Quốc. Hai tháng sau, chị được một người khác đưa sang Trung Quốc bằng đường hàng không. Nhưng ra sân bay đón lại không phải "chồng" mà là "cha chồng". Chị được "cha chồng" đưa về một làng quê vùng sâu hẻo lánh của tỉnh Triết Giang. Đêm đầu tiên ở đất khách quê người, chị mới biết mình là nô lệ tình dục cho tất cả đám đàn ông thô lỗ của gia đình "chồng". Họ giam chị trong nhà như thú vật.
Sau gần nửa năm trời chịu đựng đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần, nhân lúc không ai để ý, chị trốn ra ngoài rồi nhắm hướng Nam chạy miết. Không biết đi đâu nhưng chị biết chắc mình đang thoát khỏi một ổ quỷ dữ…
Chạy suốt đêm, sắp ngất xỉu thì chị gặp một người phụ nữ. May cho chị, đó là người Việt. Sau khi nghe chị kể sự tình, người này cho chị mượn 3.000 nhân dân tệ rồi nhờ người quen đưa về cửa khẩu Việt Nam qua ngả Bằng Tường.
Ngày 14/7/2014, chị về đến Tây Ninh. Lúc đầu chị không dám tố cáo hành vi buôn người của bà Sương. Nhờ gia đình động viên, chị nhận thấy việc tố cáo bà Sương với cơ quan chức năng sẽ góp phần ngăn chặn những cô gái khác không rơi vào tay bọn buôn người như chị.
Lộ mặt bọn buôn người
Trước tính phức tạp của vụ việc, Công an tỉnh Tây Ninh đã quyết định thành lập chuyên án đấu tranh; Đại tá Lý Hồng Sinh, Phó giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh làm trưởng ban chuyên án; Đại tá Trần Văn Luận, trưởng phòng PC45 làm Phó ban chuyên án, trực tiếp lên kế hoạch phá án. Nguyễn Thị Sương ban đầu được coi là đối tượng đấu tranh chính.
Sau nhiều ngày theo dõi, các trinh sát phát hiện Sương cũng chỉ là một mắt xích nhỏ trong đường dây buôn người có tổ chức này. Chân dung của một trong những đầu mối chính dần hé lộ. Qua công tác nắm tình hình, Ban chuyên án xác định một người đàn ông có tên Xia Rong Lei, cư ngụ tại Sơn Đông, Trung Quốc mới là đầu mối lớn của hệ thống mua bán phụ nữ xuyên quốc gia mà giới giang hồ gọi là "Công ty... 314". Đường dây này đặt chân rết ở nhiều nước Đông Nam Á để môi giới hôn nhân nhưng thực chất là thu tuyển phụ nữ để bán làm vợ cho những người có nhu cầu hoặc các động chứa ở Trung Quốc.
Xia rong Lei tại Cơ quan điều tra.
Lei nhập cảnh vào Việt Nam bằng visa du lịch để móc nối với Du Quốc Thắng, sinh năm 1969 và Nguyễn Thị Ngọc Hiền, sinh năm 1980 cư trú tại một ngôi nhà nằm sâu trong hẻm cụt trên đường Trịnh Đình Trọng, quận Tân Phú, TP HCM. Cặp đôi Thắng - Hiền dùng ngôi nhà luôn đóng kín cửa này làm nơi "thi tuyển cô dâu". Mỗi cô gái, Thắng và Hiền bán cho Lei giá từ 200 đến 250 triệu đồng.
Thắng - Hiền thuê lại một số cò mồi đi khắp các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ chiêu dụ các cô gái trẻ con nhà nghèo, muốn đổi đời bằng cách lấy chồng nước ngoài. Cò mồi chiêu dụ được một cô sẽ được Thắng trả công từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Để tránh sự theo dõi của cơ quan chức năng, Thắng và Hiền không tổ chức "thi tuyển cô dâu" cố định ở một nơi mà chúng thuê thêm một số khách sạn khác nhằm luân phiên thay đổi địa điểm. Cả hai còn thuê 3 căn nhà để giam lỏng những cô gái nhẹ dạ chờ Lei sang "coi mắt".
Các cô gái bị vợ chồng Thắng - Hiền giam lỏng trong ngôi nhà trọ.
Theo con số thống kê của Cơ quan điều tra, kể từ ngày lập đường dây tuyển người, Lei đã đưa sang Trung Quốc hơn 160 cô gái. Trong số đó, không ít cô bị bán vào các động mại dâm, số khác bị bán cho những gã đàn ông Trung Quốc bị tâm thần bẩm sinh hoặc tật nguyền để làm "cỗ máy tình dục". Có cô, sau khi bị đưa sang Trung Quốc đã mất liên lạc với gia đình, đến nay không rõ sống chết…
Mẻ lưới bí mật
Thượng tá Phạm Minh Vũ - Đội phó Đội 5, PC45 Tây Ninh cho biết bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, trinh sát biết được ngày 22/10/2014, các đối tượng sẽ đưa 3 cô gái Việt sang Trung Quốc. Từ thông tin đó, lãnh đạo Ban chuyên án quyết định bắt quả tang các đối tượng nghi phạm ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Sau khi nắm rõ lịch trình di chuyển của bọn chúng, Đại tá Trần Văn Luận quyết định giăng lưới ngay trong đêm. Hơn 20 cán bộ chiến sĩ được chia thành 3 mũi. Một mũi bắt nóng nghi phạm tên Lei, 3 người Trung Quốc và 3 cô gái nạn nhân; mũi thứ 2 bắt nóng Thắng, Hiền và khám xét ngôi nhà của cặp đôi này. Nhóm còn lại giải cứu những nạn nhân đang bị giam lỏng ở các nhà trọ, khách sạn.
Khi Lei cùng đồng bọn đang làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất, các trinh sát bất ngờ xuất hiện…
Tại ngôi nhà trong con hẻm trên đường Trịnh Đình Trọng, lực lượng phá án ập vào khám xét, thu giữ được rất nhiều chứng cứ cho thấy vợ chồng Thắng - Hiền là một trong số những mắt xích trong đường dây buôn người này. Ngoài những sổ ghi chép danh sách các nạn nhân bị bán ra nước ngoài, cơ quan chức năng còn phát hiện một số giấy tờ giả mạo và một khẩu súng điện.
Súng điện thu được tại nhà của Du Quốc Thắng.
Ở các địa điểm nhà trọ, khách sạn, Lực lượng Công an tỉnh Tây Ninh đã giải thoát được hơn 20 cô gái đang bị giam lỏng chờ ngày "xuất ngoại".
Toàn bộ nghi phạm được di lý từ TP HCM về Tây Ninh ngay trong đêm. Ngay sáng hôm sau, Nguyễn Thị Sương và một cò mồi khác bị bắt giữ.
Qua công tác đấu tranh lấy lời khai, các đối tượng đều cúi đầu khai nhận hành vi buôn bán người của mình. Tuy nhiên, bọn chúng đều cố tình khai giảm số lượng nạn nhân cũng như cố tình che giấu đồng bọn trong đường dây. Tuy nhiên, bằng nghiệp vụ khéo léo, các điều tra viên đã lần lượt khai thác và tiếp tục bắt giữ thêm nhiều đối tượng khác. Ngày 23/3/2015, chuyên án tiếp tục bắt giữ một nghi phạm là "chân rết" của Lei tại tỉnh Kiên Giang.
Trong chuyên án này, lực lượng Công an tỉnh Tây Ninh đã bóc gỡ gần hết đường dây buôn người của Lei, đồng thời tìm cách liên lạc, hướng dẫn qua điện thoại một số nạn nhân còn "kẹt" bên Trung Quốc tìm cách trở về quê nhà.
Theo ANTG
-

-Trung Quốc xử băng đảng bắt cóc phụ nữ Việt làm gái mại dâm Dân Trí


BBC ngày 11/4 dẫn tin của Tân Hoa xã cho biết, Tòa án tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc vừa tuyên án 11 bị cáo phạm tội bắt cóc và bán 16 phụ nữ Việt Nam cho các đường dây mại dâm ở nước này.

Theo THX, các đối tượng trên đã nhận các mức án từ 2 năm tù đến chung thân.

Băng nhóm tội phạm này đã đóng giả cảnh sát để bắt cóc phụ nữ Việt Nam đưa về tỉnh Quảng Đông bán cho các tổ chức mại dâm.

Tin cho biết các vụ bắt cóc diễn ra từ tháng 12/2012 đến tháng 3/2013.

Một thành viên băng đảng này được dẫn lời khai nhận tại tòa rằng mỗi phụ nữ Việt Nam đáng giá 10.000 nhân dân tệ (khoảng 1.612 USD) và sau khi trừ mọi chi phí, chúng thu lợi bất chính 3.000 nhân dân tệ.
Hiện cả 16 phụ nữ nói trên đã được đưa trở về Việt Nam./.
Theo (Vietnam+)
http://www.vietnamplus.vn/trung-quoc-xu-bang-dang-bat-coc-phu-nu-viet-lam-gai-mai-dam/317088.vnp ...


16 phụ nữ Việt bị bắt cóc, bán cho đường dây mại dâm trở về từ...XãLuận.com -

-Giải cứu 6 phụ nữ Việt bị người Trung Quốc ép bán dâm tại Ghana
Được hứa hẹn đưa sang Mỹ để làm công nhân nhà máy với mức lương cao, 6 phụ nữ người Việt đã bị 2 người Trung Quốc đưa sang quốc gia Ghana tại châu Phi ép bán dâm, đánh đập, dọa giết, trước khi được giải cứu.
Thông tin được đăng tải trên tờ The New Crusading Guide Online. Đây là kết quả một cuộc điều tra ngầm do phóng viên địa phương có tên Anas Aremeyaw Anas, đóng giả một người Mỹ làm việc tại nhà máy lọc dầu ở Takoradi Habour thực hiện. 


Một nạn nhân được giải thoát khỏi những kẻ buôn người
Một nạn nhân được giải thoát khỏi những kẻ buôn người
6 nạn nhân người Việt được giải cứu có độ tuổi từ 29 đến 38, đã đồng ý rời Việt Nam sau khi được các “nhà tuyển dụng” hứa hẹn đưa sang Mỹ làm công việc tay chân trong nhà xưởng với mức lương cao.
Vậy nhưng họ đã không bao giờ đặt chân được tới xứ cờ hoa, mà tới một nơi cách xa đó hàng nghìn cây số, trên bờ biển thành phố Sekondi Takoradi của Ghana. Lời hứa về những công việc thù lao hậu hĩnh có lẽ cũng tan nhanh theo sóng biển nơi đây, khi các nạn nhân bị biến thành nô lệ tình dục cho hai ông chủ người Trung Quốc Hwang Se Hui, 49 tuổi, và đồng phạm Tian Ping, 35 tuổi.
6 nạn nhân gồm Hung 32 tuổi, Bian 29 tuổi, Anh 35 tuổi, Hoa 31 tuổi, Thi 38 tuổi và Mai 38 tuổi (tên nạn nhân đã được thay đổi) đã sống tại Ghana được hơn một năm. Ban đầu họ được đưa đến thành phố Tema ở miền Nam Ghana trước khi được chuyển tới các địa bàn khác ở phía Tây.
Hoạt động của đường dây buôn người này lần đầu được Cảnh sát hình sự quốc tế Interpol công bố. Từ thông tin đó, phóng viên Anas Aremeyaw Anas đã nhập vai thâm nhập điều tra, với sự trợ giúp của đại sứ quán Việt Nam, Mỹ và Anh.
Cuộc tìm kiếm kéo dài
Dựa trên thông tin rằng các phụ nữ này được đưa đi phục vụ khách hàng theo một trong hai phương thức: đưa nạn nhân tới nhà nghỉ Jang Mi tại Takoradi để “vui vẻ”, hoặc đưa họ tới một địa điểm khác trước khi trả về vị trí cũ theo thời gian đã hẹn trước, phóng viên trên đã vào vai khách hàng và yêu cầu được 2 “đào” phục vụ.
Các cô gái tỏ ra bối rối và lo lắng khi bị cảnh sát đưa đi
Các cô gái tỏ ra bối rối và lo lắng khi bị cảnh sát đưa đi
Sau khi gặp được 2 cô gái, bất chấp rào cản ngôn ngữ, phóng viên vẫn tìm hiểu được thông tin về tình hình của các nạn nhân. Theo đó họ buộc phải tuân theo lệnh chủ do không có tiền, ở cách xa quê nhà và bị thu giữ mọi giấy tờ đi lại. Hai nạn nhân khao khát được trở về.
Đơn vị chống buôn lậu người của cảnh sát Ghana sau đó nhận được ám hiệu lập tức ập vào và đề nghị các cô hợp tác với cơ quan điều tra, tìm ra những tên chủ người Trung Quốc. Cảnh sát đã ập vào nhà nghỉ Jang Mi tại thị trấn Tadisco, ngoại ô thành phố Sekondi Takoradi và bắt được những kẻ cầm đầu nhóm ma cô này.
Tại đây, những phụ nữ còn lại bị bắt làm nô lệ cũng được tìm thấy. Họ không chống cự cảnh sát mà chỉ lo lắng và bối rối trước diễn biến vụ việc.
Cảnh sát tìm thấy một số hộ chiếu, thuốc tránh thai, các cuốn phim khiêu dâm và một số sợi dây gai trong phòng. Một túi đựng tiền mà những kẻ buôn người kiếm được từ các nạn nhân cũng được thu giữ. Sau đó tất cả được đưa tới đồn cảnh sát quận Takoradi, trước khi chuyển tới thành phố Accra.
Từ dữ liệu thu thập được của đường dây buôn người này, các phóng viên khẳng định toàn bộ số tiền đều được chuyển một cách thường xuyên về Trung Quốc, mỗi lần khoảng 1.200 – 2.000 USD. Mỗi lần ép buộc các cô gái đi khách, những tên chủ thu từ 100 – 500 USD.
Hầu như bất kỳ khi nào, miễn là khách hàng yêu cầu, các cô gái buộc phải phục vụ mà không được thoái thác. Thường các nạn nhân chỉ được cho nghỉ một ngày sau khi đã phục vụ rất nhiều khách trong thời gian dài.
Những ngày mới đến Ghana, họ còn dám lớn tiếng phản đối chủ, nhưng đáp lại chỉ là đòn roi. Họ thậm chí còn bị dọa giết nếu không tuân lệnh. Sau 2 tháng rưỡi, 6 người phản ứng mãnh liệt này trong số 16 người bị đưa tới Ghana bị bán cho Se Hui và Tian Ping, sau một thời gian phục vụ trong nhà chứa và sòng bạc.
Họ đã từng đến trình báo cảnh sát tại Tema nhưng không được ai giúp đỡ. Việc về nhà cũng không thể được do hộ chiếu đã bị chủ thu giữ. Điều kiện để họ được trả lại giấy tờ đó là phải làm đủ tiền trang trải chi phí mà những kẻ buôn người đã đưa họ tới Ghana, cộng thêm một khoản tiền lãi do những kẻ này quyết định.
Hiện các nạn nhân vẫn đang bị chính phủ Ghana giam giữ, còn những kẻ buôn người chuẩn bị phải hầu tòa vì tội buôn người, rửa tiền và trốn thuế. Lực lượng chức năng cũng đang tiếp tục truy lùng kẻ cầm đầu của đường dây này.-
Nhiều phụ nữ Việt bị lợi dụng để lừa đảo ở Trung Quốc(28/03/2015)
28/03/2015 Giới chức Trung Quốc ngày 27.3 thông báo cảnh sát tỉnh Giang Tây vừa phanh phui vụ lừa đảo hôn nhân quốc tế với nhiều phụ nữ VN bị lợi dụng để lừa đảo. Cụ thể, vào tháng 3.2014, nhiều người đàn ông ở thị trấn Phú Xuân thuộc thành phố Vụ Nguyên (Giang Tây) báo cảnh sát địa phương rằng các cô vợ người Việt của họ cùng nhau biến mất cùng 2 người môi giới. Những người này đã trả từ 30.000 - 60.000 nhân dân tệ (gần 104 - 208 triệu đồng) để kết hôn với phụ nữ Việt, theo Tân Hoa xã.

Sau quá trình truy tìm, cảnh sát Trung Quốc mới đây đã bắt được 1 trong 2 người môi giới nói trên tại thành phố Đông Hưng thuộc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, giáp với thành phố Móng Cái của VN, cùng 10 nghi phạm khác. Vụ việc đang tiếp tục được điều tra.

Theo tờ China Daily, giới chức Trung Quốc cảnh báo các trung tâm và website môi giới hôn nhân thường nhắm đến những cô gái trẻ ở nông thôn nước này lẫn nhiều nước khác và hứa hẹn họ sẽ được lấy chồng giàu có sống ở thành phố lớn. Thực tế, một số cô gái Việt bị bán làm vợ cho những đàn ông thôn quê hoặc bị buộc phải tham gia lừa đảo, thậm chí bán dâm ở các tỉnh ven biển và biên giới như Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây.
Văn Khoa


-Giải cứu sáu cô gái Việt Nam ‘bị bóc lột tình dục’ ở Ghana

Phóng viên điều tra người Ghana Anas Aremeyaw Anas ít khi để lộ mặt thật. Ông tham gia vào cuộc điều tra dẫn tới cuộc giải cứu các cô gái người Việt.
19.03.2014
Cảnh sát Ghana với sự hỗ trợ của tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế Interpol mới phá ‘một đường dây buôn người do công dân Trung Quốc cầm đầu’ tại nước này, và đã giải cứu 6 cô gái Việt Nam ‘bị buộc phải bán thân’.


Tin cho hay, các cô gái đã bị các ‘má mì’ Trung Quốc bắt ‘đi khách’ ở Ghana suốt hơn một năm qua, và họ sử dụng các tên giả để trao đổi với ‘khách làng chơi’.

Phóng viên địa phương Anas Aremeyaw Anas tham gia cuộc điều tra kéo dài 6 tháng và đã giả làm người Mỹ đi mua dâm nhằm tìm hiểu manh mối.

Ông Anas cho VOA Việt Ngữ biết rằng cảnh sát Ghana hiện đang giữ các cô gái tại một nơi an toàn với sự hỗ trợ của Tổ chức Di dân Quốc tế của Liên Hiệp Quốc (IOM).


Họ nói rằng khi còn ở Việt Nam, có người đã hứa hẹn với họ một công việc với tiền lương hậu hĩnh ở Na Uy. Những kẻ buôn người đã lợi dụng và đưa họ tới Ghana và bị bóc lột tình dục. Họ trở thành món hàng bị mua đi bán lại. Họ không có tiền và những kẻ giữ họ cầm hộ chiếu nên họ không có cách nào đào thoát về Việt Nam được.
Ký giả Anas Aremeyaw Anas nói.Theo phóng viên điều tra này, các nạn nhân được yêu cầu viết bản tường trình về những gì đã xảy ra.

Ông nói: “Các cô gái đã kể lại cho cảnh sát mọi chuyện. Họ nói rằng khi còn ở Việt Nam, có người đã hứa hẹn với họ một công việc với tiền lương hậu hĩnh ở Na Uy. Những kẻ buôn người đã lợi dụng và đưa họ tới Ghana và bị bóc lột tình dục. Họ trở thành món hàng bị mua đi bán lại. Họ không có tiền và những kẻ giữ họ cầm hộ chiếu nên họ không có cách nào đào thoát về Việt Nam được. Hiện họ nói là họ muốn về nước vì Ghana không phải là quê hương của họ”.

Về việc một số tờ báo địa phương đưa tin nói rằng các cô gái người Việt làm gái mại dâm ở Ghana, ông Anas nói rằng họ là ‘nạn nhân của đường dây buôn người và không phải là gái bán thân’.

‘Họ bị hành hạ và bị buộc phải bán thân. Họ phải tiếp khách vài lần một ngày và nhân phẩm bị chà đạp’, ông nói.

Theo nhà báo này, vụ giải cứu các cô gái Việt tại Ghana không phải là chuyện lạ vì trước đây từng nhiều lần xảy ra việc các cô gái châu Á bị đưa lậu tới nước này, và bị ép quan hệ tình dục với 'khách làng chơi' người Hoa.

Ông nói: “Người Trung Quốc hiện có mặt tại các địa điểm chiến lược như các thành phố cảng ở Ghana. Đó là ‘khách’ tiềm năng của các cô gái này. Ngoài ra còn cả người Việt nữa. Tôi thấy có cả người Việt và Nhật Bản. Nói chung, ‘khách’ là những người châu Á tại Ghana”.

Báo chí Ghana đưa tin, hơn 120 người Trung Quốc đã bị bắt giữ tại nước châu Phi này vì dính líu vào các việc làm bất hợp pháp như khai mỏ lậu hay cung cấp thuốc giả.


Người Trung Quốc hiện có mặt tại các địa điểm chiến lược như các thành phố cảng ở Ghana. Đó là ‘khách’ tiềm năng của các cô gái này. Ngoài ra còn cả người Việt nữa. Tôi thấy có cả người Việt và Nhật Bản. Nói chung, ‘khách’ là những người châu Á tại Ghana.
Nhà báo Anas Aremeyaw Anas nói.Theo ông Anas, Đại sứ quán Việt Nam đã yêu cầu phía Ghana giúp làm rõ đường dây buôn người và đã hỗ trợ vấn đề dịch thuật cho các cô gái trong cuộc điều tra.

Một đại diện của Đại sứ quán Việt Nam ở Nigeria, cơ quan ngoại giao kiêm nhiệm cả Ghana, xác nhận với VOA Việt Ngữ về trường hợp của các cô gái ở Việt ở Ghana, nhưng không tiết lộ thêm chi tiết.

Ông này chỉ cho hay cơ quan đại hiện ngoại giao Việt Nam hiện đang ‘thực hiện chức năng bảo vệ công dân đối với các nạn nhân Việt Nam ở Ghana’.

Giới chức này nói: “Nội dung cụ thể của 6 cô gái kia thì hiện tại mọi việc vẫn chưa ngã ngũ nên có nhiều vấn đề chưa thể công khai được. Khi nào mọi việc xong xuôi thì chắc chắn sẽ có thông tin về nhà cũng như bên Ghana họ cũng sẽ có thông tin thôi”.

Ký giả Anas cho biết, IOM đã mua cho các cô gái mới được giải cứu vé máy bay, nhưng họ cần phải ra làm chứng trước tòa, nên sẽ phải mất một hoặc hai tháng nữa để hoàn tất mọi việc.

“Hiện họ rất vui vẻ. Khi gặp họ, tôi luôn thấy họ cười. Họ biết rằng giờ họ không còn phải ‘tiếp khách’ nữa,” ông Anas nói.







Ngày 12 tháng 3 năm 2014 






Bạn ta,


Ghana là một quốc gia ở tây Phi châu nằm cạnh Côte D’Ivoire , Togo và Burkina Faso. Đọc một hai tài liệu về xứ này thì tôi nghĩ là nếu chọn một nơi để du lịch, chắc chắn tôi không bao giờ chọn đi Ghana. Có chăng là ... kiếp sau vậy. Kiếp này thì đành đi chỗ khác chơi.

Đi chơi thì đã như vậy. Đi làm thì tại sao lại chọn lối đoạn trường mà đi. Thế nên đi làm cũng không chọn Ghana. Có bị coi là kỳ thị thì đành nhận vậy. Đi chơi hay đi làm thì cũng chọn nơi nào khá hơn chứ dại gì mà vác xác đến Ghana.

Mà tại sao hôm nay tôi lại nhắc đến Ghana? Tại vì tôi đã tìm ra được một nơi tồi tệ khủng khiếp hơn là những cái cũi ở Mumbai (tên mới của Bombay) trên đường Falkland. Những cái cũi nhốt người, những nhà điếm mà nhiếp ảnh gia Mary Ellen Mark đã ghi lại trong cuốn sách ảnh của bà. Bạn có thể vào inernet, tìm cage girls of bombay thì sẽ thấy những hình ảnh và bài viết về khu địa ngục này.

http://www.persblog.be/wp-content/uploads/2013/10/cover.jpg
Vậy mà Falkland Road còn khá hơn là một khu nhà thổ tại Ghana rất nhiều. Ở thành phố Takoradi thuộc phía tây Ghana, nhà chức trách, nhờ một phóng sự của Anas Aremeyaw Anas, đã giải thoát được 6 phụ nữ Việt Nam khỏi một ổ điếm. Các phụ nữ này đã bị hai người Hoa dụ dỗ hứa cho công ăn việc làm rồi bị buộc phải bán dâm, mang tiền về cho hai người này. Báo chí Ghana cho biết tất cả đều trong hạng tuổi 30, đã sống là làm việc ở Ghana từ hơn một năm nay. Sứ quán Trung quốc tại Ghana đã không bình luận gì về tin này nhưng người ta biết rằng các Hoa kiều tại Ghana đã dính líu vào rất nhiều hành động bất hợp pháp và trong năm qua, chính phủ Ghana đã trục xuất hơn 120 người Hoa ra khỏi Ghana vì tội nhập cảnh lậu và các hoạt động phạm pháp khác, từ khai khẩn mỏ không có giấy phép tới buôn bán ma túy giả và nhiều việc khác.

http://www.nationalturk.com/en/wp-content/uploads/2014/03/vietnam-prostitutes.jpg

Gái VN bị Tầu bán cho các ổ điếm tại Ghana



Những phụ nữ Việt Nam, với những cái tên đẹp như Hoa, Thi, Mai, Anh... chắc chắn cũng từng có những năm thơ ấu rất đẹp, những mơ ước cho đời sống tử tế hơn. Tất cả đều bị bọn Tầu bất lương sang tận Việt Nam dụ dỗ đem sang Ghana bắt làm điếm kiếm tiền cho chúng. Các phụ nữ này cho biết giấy tờ tùy thân của họ đã bị bọn ma cô giữ hết, ngôn ngữ xa lạ, không cách nào liên lạc được với gia đình hay người quen để nhờ giúp đỡ.

Tôi có một tấm poster in hình của James Dean đang co ro trong chiếc áo lạnh bước trên một con đường ướt sũng nước mưa với nhan đề mà tôi rất thích. Nghe thật lãng mạn và thơ mộng: Boulevard Of Broken Dreams. Con đường của những giấc mơ tan nát.

http://flipsideflorida.files.wordpress.com/2011/09/james-dean.jpg


Lời của bài hát thì buồn thảm, không liên quan gì đến câu chuyện khổ đau của sáu người phụ nữ Việt bị buộc phải làm điếm ở Ghana để đem tiền về cho mấy thằng Tầu khốn nạn. Những người phụ nữ ấy cũng là người Việt đấy chứ. Cũng có gia đình, cha, mẹ, anh em, có thể cả chồng con nữa. Ra đi họ có kịp ngó nhà mấy cột ngó cau mấy buồng không? Có sót người tựa cửa hôm mai không? Có bao giờ nhìn những đám mây Ghana mà nhớ quê cũ không? Cảnh bước chân đi của họ có giống như của Kiều trên xe với Mã Giám Sinh không?

Những giấc mơ của họ cũng đều đã tan nát từ cái chuyến đi theo mấy thằng Tầu khốn kiếp đó.

Chao ôi đi làm điếm ở đâu cũng đã là địa ngục. Làm điếm ở cái xứ Phi châu Ghana ấy thì còn gì tang thương hơn!

Thế nhưng bọn Tầu khốn nạn vẫn được cho tự do ra vào đất nước Việt Nam, vẫn làm đủ mọi chuyện khốn nạn trên quê hương của chúng ta, trên thân xác của phụ nữ Việt. Chúng vẫn đang tiếp tục làm những chuyện đó. Đầu độc người dân bằng những hàng hóa đầy chất độc, hãm hại nông dân bằng đủ mọi trò. Rồi vẫn ra vào thong thả. Chúng không còn chỉ mua phụ nữ Việt đem sang Tầu bán cho các ổ điếm nữa, mà còn đưa cả những phụ nữ xấu số sang tận Phi châu để mang thân xác ra nuôi chúng nó.

Đất nước Việt Nam sao lại khổ đến như thế!



Bùi Bảo Trúc.

Tổng số lượt xem trang