Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Lộ diện các đại gia bỏ ngàn USD "vui vẻ" với người mẫu, diễn viên

--Lộ diện các đại gia bỏ ngàn USD "vui vẻ" với người mẫu, diễn viên
uhh, đúng là báo chí VN, tên người mẫu thì đưa tên thật, sao không đưa cả tên thật đại gia ... sợ họ kiện sao??? 
(PetroTimes) - Ngày 17/4, Công an TP HCM tiếp tục củng cố hồ sơ để làm rõ các đối tượng có liên quan trong đường dây "đi khách" của các người mẫu – diễn viên – ca sĩ do Lê Bảo Lộc cầm đầu. Bước đầu đã lộ diện các đại gia bỏ hàng ngàn USD để mua vui.
Lê Bảo Lộc và những người mẫu sa ngã.

Bước đầu, Nguyễn Thị Hải Yến (nghệ danh là Châu Hải Yến, SN 1990, quê Tiền Giang), Nguyễn Thị Diệu Hiền (SN 1992, quê Khánh Hòa), Lê Thị Bảo Trân (SN 1989, quê Kiên Giang) thừa nhận hành vi “Môi giới mại dâm” kiêm “bán dâm” và Đặng Thị Ánh Đào (SN 1991, quê Kiên Giang) chỉ thừa nhận hành vi “bán dâm”.
Tại cơ quan điều tra, Bảo Trân khai có quen với đại gia Dũng (SN 1972, quê Đà Nẵng) và thường xuyên “bán dâm” cho người này. Mỗi lần vào TP HCM, ông Dũng cũng đều gọi điện thoại cho Bảo Trân để mua vui.
Ngày 7/4, ông Dũng đã gọi cho Bảo Trân đến khách sạn ở phường Cô Giang (quận 1) để “hành sự” với giá 1.000 USD.
Ông Dũng không quên dặn tìm thêm 1 “đào” khác để phục vụ người bạn đi cùng đồng giá 1.000 USD. Bảo Trân đồng ý nên gọi điện thoại cho Hoàng Vy đến khách sạn trên để phục vụ 2 đại gia và lấy 200 USD tiền “cò”.
Trong ngày lực lượng chức năng triệt phá đường dây mại dâm liên quan đến người mẫu – diễn viên – ca sĩ thì đại gia Quốc Thuận (SN 1978, ngụ Thủ Đức) đã gọi cho Châu Hải Yến.
Ông Thuận yêu cầu Hải Yến giới thiệu người đẹp đến để giải quyết nhu cầu sinh lý và hẹn đến khách sạn tại Khu dân cư Trung Sơn (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh) với giá 1.000 USD. Hải Yến đã gọi cho Nguyễn Thị Nhã Uyên (SN 1992, quê Kiên Giang) đến phục vụ. Hải Yến không quên “cắn” của đồng nghiệp 50% số tiền.
Cùng thời điểm này, ông Nguyễn Tuấn (SN 1973), một đại gia có tiếng ở Đồng Nai cũng bị lực lượng chức năng phát hiện khi đang “sung sướng” với người mẫu Châu Hải Yến. Những lúc “buồn buồn”, ông Tuấn lái xe ô tô vào TP HCM để gọi Yến đến khách sạn “tâm sự”. Yến là “mối ruột” và đã bán dâm cho ông Tuấn đến 4 lần.
Trưa 7/4, ông Tuấn gọi điện thoại cho Yến đến một khách sạn ở Khu dân cư Trung Sơn (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh) để phục vụ. Trong lúc đang “thăng hoa” với người đẹp, cơ quan chức năng ập đến tóm gọn.
Đại gia Tâm Dũng (SN 1977, quê Đồng Tháp) là khách quen thuộc của người mẫu tự do Lê Thị Diệu Hiền. Trước khi rời TP HCM, ông Dũng không quên “mối cũ” nên liền gọi Diệu Hiền đến phục vụ để về quê. Cùng đi với ông Dũng còn có một đại gia khác ở Long An đến TP HCM làm việc. Ông Dũng yêu cầu Diệu Hiền gọi thêm 1 cô gái khác đến khách sạn để “tìm của lạ” với giá 1.000 USD/lượt.
Diệu Hiền đã gọi cho Đặng Thị Ánh Đào đến để phục vụ và ra giá 500 USD/lượt nhằm “ăn chặn” 50% số tiền. Ánh Đào từ chối với lý do đã có bạn trai nên “nhường mối” cho Huyền Ngân (SN 1992, quê Đắk Lắk) đến “đi khách” thay. Ánh Đào không quên “ăn chặn” của Huyền Ngân số tiền 200 USD.
* Tên một số nhân vật trong bài đã được thay đổi.
Tân Châu
(Năng Lượng Mới)
– Vì sao không công khai danh tính các đại gia mua dâm người mẫu? (ihay)

(iHay)  Về vụ phá đường dây người mẫu bán dâm do L.B.L. điều hành, một vấn đề được dư luận rất quan tâm đó là việc tại sao lại không công khai danh tính người mua dâm. 

Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Thành Công - Công ty Đông Phương Luật, Đoàn luật sư TP.HCM, nhận định: Theo quy định của Đ.31 Bộ Luật Dân Sự về “Quyền của cá nhân đối với hình ảnh” thì việc sử dụng hình ảnh cá nhân phải được người đó đồng ý. Ở đây dù bị cơ quan điều tra bắt quả tang hành vi mua bán dâm nhưng các đối tượng này vẫn chưa phải là tội phạm và có đầy đủ quyền công dân trong đó có quyền cá nhân đối với hình ảnh, danh tính của mình. 
Luật sư Công phân tích, người mua dâm không vi phạm quan hệ một vợ, một chồng của Việt Nam cả trong Luật Hành chính lẫn Hình sự. Mua dâm theo định nghĩa tại “Pháp lệnh phòng chống mại dâm” 2003 là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu. Việc mua dâm có thể nhiều lần nhưng chỉ là hành vi nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người mang tính tức thời. Còn quan hệ vợ chồng là việc chung sống, chăm lo, chăm sóc cho nhau, sinh con đẻ cái với mục đích xây dựng một gia đình hoàn chỉnh và mang tính lâu dài. Vì vậy việc mua dâm với đặc thù nhằm thỏa mãn nhu cầu tức thời thì không được xem là quan hệ vợ chồng nên người mua dâm không bị xem là vi phạm quan hệ 1 vợ, 1 chồng.

Tuy nhiên, theo luật sư Công, người mua dâm có vi phạm luật hành chính, đó là hành vi mua dâm và bị xử lý theo Nghị định 167/2013, Đ22. Cụ thể điều 22 quy định về hành vi mua dâm như sau: Phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng đối với hành vi mua dâm. Phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng trong trường hợp mua dâm nhiều người cùng một lúc. Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi lôi kéo hoặc ép buộc người khác cùng mua dâm.
PGS. TS Tâm lý học Huỳnh Văn Sơn: Cần đúng luật và công bằng

Việc công khai người mua dâm cần được thực hiện theo quy định của pháp luật và nhà nước. Thiết nghĩ, đã là quy định thì cần được tôn trọng và thực thi một cách nghiêm túc.

Tuy nhiên, dưới góc độ con người, cũng có thể nhận thấy cần tạo ra sự công bằng giữa con người với nhau. Nếu người phạm luật đi bán dâm bị công khai danh tính, bị nêu hình ảnh trên báo chí thì người mua dâm cũng nên bị những chế tài và cũng bị đối xử một cách công bằng như thế.

Mọi sự thay đổi sẽ có thể có hiệu lực ở thì tương lai nhưng chắc chắn rằng mỗi con người cần ý thức về các quy định để đảm bảo sự nghiêm túc thực thi các quy định cũng như hướng đến sự công bằng giữa con người với con người. Khi hành vi mua bán dâm chưa được phép có nghĩa mọi sự sai sót liên quan đến hành vi này đều là những hành vi phạm pháp và cần được xử lý một cách nghiêm minh

-Phó Ban Nội chính Trung ương: Có hối lộ tình dục ở Việt Nam--
(NLĐO) - Ông Nguyễn Doãn Khánh, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, khẳng định chắc chắn có chuyện hối lộ bằng tình dục ở Việt Nam, vì thế nên bổ sung vào Bộ luật hình sự để ngăn chặn, xử lý.

Ông Nguyễn Doãn Khánh, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, trả lời phỏng vấn


Sáng nay 29-10, tại hội thảo “Hoàn thiện các quy định về tội hối lộ trong Bộ luật hình sự năm 1999” do Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Chương trình phát triển LHQ (UNDP) tại Việt Nam tổ chức, ông Nguyễn Doãn Khánh, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, cho biết hành vi đưa hối lộ rất đa dạng, phong phú nên quy định hiện hành đã bộc lộ nhiều hạn chế cần phải sớm khắc phục.

Theo ông Khánh, bên cạnh các yếu tố vật chất thì người đưa hối lộ đang sử dụng những lợi ích khác không thua kém như chạy thành tích, khen thưởng, danh hiệu hoặc tình dục để đạt được mục đích của mình.

“Những vấn đề này sẽ phải được nghiên cứu đưa vào dự thảo Bộ luật hình sự sẽ sửa đổi trong thời gian sắp tới” - ông Khánh nói.

Theo ông Khánh, các chuyên gia tư pháp quốc tế đã khuyến cáo Việt Nam cần sớm sửa đổi Bộ luật hình sự, bổ sung các hành vi đưa hối lộ và cơ chế kiểm soát, xử lý kịp thời mới mong ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng. “Họ khuyến cáo chúng ta nên đưa vào luật quy định về xử lý hành vi hối lộ tình dục” - ông Khánh cho biết.

Trả lời câu hỏi Báo Người Lao Động về việc ở Việt Nam liệu có hối lộ về tình dục không, ông Nguyễn Doãn Khánh khẳng định: “Chắc chắn có ở Việt Nam. Người ta đã có những truyện ngắn phản ánh thực trạng này rồi”. Theo ông Khánh, trong luật sửa đổi sắp tới sẽ phải đưa ra những khái niệm chung để xử lý được cả hành vi hối lộ tình dục. Trong quá trình hướng dẫn thực hiện sẽ phải nói rõ, đưa ra các khái niệm rạch ròi để xử lý được những hành vi này.




Pháp luật chống tham nhũng như “hổ giấy”
Để xảy ra tham nhũng, 48 người đứng đầu bị xử lý
Bị phát hiện nhận hối lộ, thanh tra giao thông nhảy lầu tự tử
Bắt thư ký tòa nhận hối lộ giữa chốn công quyền







Hành vi tham nhũng mới: hối lộ tình dục, làm giàu bất chính...
Sáng 28.11, Bộ Tư pháp và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tổ chức hội thảo “Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về hình sự hóa các hành vi tham nhũng theo Công ước Chống tham nhũng”.
Hối lộ tình dục, thăng chức...
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tân (Bộ Công an) nhận định ở nước ta hiện nay đã xuất hiện dấu hiệu các hành vi tham nhũng phi vật chất như hối lộ tình dục, thăng chức… mà Bộ luật Hình sự chưa quy định đối với hành vi này. Ông kiến nghị các cơ quan lập pháp Việt Nam cần bổ sung quy định các hành vi tham nhũng có giá trị phi vật chất là tội phạm mới trong Bộ luật Hình sự.
Ông Tân cũng cho rằng trước tình trạng xuất hiện ngày càng nhiều hành vi có dấu hiệu tham nhũng do pháp nhân thực hiện, việc truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân thực hiện hành vi tham nhũng là hết sức cần thiết, phù hợp với thông lệ quốc tế, yêu cầu của Công ước Chống tham nhũng.
Làm giàu bất chính cũng phải bị trừng trị  
Về vấn đề hình sự hoá hành vi làm giàu bất chính, nhiều đại biểu tham dự hội thảo lưu ý có thể đánh giá được tình trạng làm giàu bất chính ở Việt Nam hay không, cơ quan nào thực hiện, đánh giá dựa trên cơ sở nào?
Hành vi làm giàu bất chính có tính nguy hiểm cao cho xã hội, cần phải hình sự hóa bằng các chế tài hình sự.
Thực tế ở Việt Nam chưa có một báo cáo chính thức của cơ quan, tổ chức về vấn đề này, nhưng qua nhiều nguồn phản ánh khác nhau, có thể thấy rằng tình trạng làm giàu bất chính cực kỳ nghiêm trọng.
Để xử lý hành vi làm giàu bất chính, các đại biểu đề xuất cần hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách như hoàn thiện dữ liệu quản lý tài sản, thu nhập quốc gia; xây dựng luật riêng về minh bạch tài sản theo hướng quy định cụ thể về quản lý tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và những đối tượng có liên quan khác.
Báo cáo của nhóm nghiên cứu về hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự đối với các hành vi tham nhũng cho rằng các dấu hiệu về tính bất hợp pháp của tài sản tăng thêm của công chức là yếu tố quan trọng, là xuất phát điểm để chứng minh về hành vi làm giàu bất chính và xác định thời điểm hoàn thành hành vi này. 
Khi chứng minh về tính bất hợp pháp của tài sản tăng thêm, cần làm rõ hành vi làm giàu bất chính đã hoàn thành mà không phải chứng minh có hay không việc công chức đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi vi phạm pháp luật để có được tài sản tăng thêm bất hợp pháp ấy.
Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất cần đưa hành vi này vào Bộ luật Hình sự, nếu chưa có thể bổ sung ngay vào Bộ luật Hình sự thì hành vi này vẫn còn nhiều căn cứ để xử lý.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Công Hồng tán thành việc nhanh chóng bổ sung vào Bộ luật Hình sự những hành vi tham nhũng mới đã xuất hiện trong xã hội nhằm ngăn chặn, đẩy lùi hành vi tham nhũng đã được Công ước Chống tham nhũng đề cập.
Tuy nhiên, các chế tài xử lý hành vi làm giàu bất chính của pháp luật Việt Nam không đủ răn đe, giáo dục cũng như xử lý triệt để. Luật Phòng, chống tham nhũng quy định người kê khai tài sản không trung thực bị xử lý theo quy định của pháp luật và đối với người ứng cử vào các cơ quan dân cử thì bị xoá tên trong danh sách ứng cử, người được dự kiến bổ nhiệm thì không được bổ nhiệm.
Tại Nghị định 78/2013/NĐ-CP về minh bạch tài sản, thu nhập cũng quy định người có nghĩa vụ kê khai có thể bị áp dụng các hình thức kỷ luật nếu kê khai sai như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức…
Theo Lê Sơn (Chinhphu.vn)

- Những ai phải kê khai 9 loại tài sản, thu nhập từ 16/12?(VnEco).- Dưỡng liêm có khó? (NLĐ). – Video: Chuyển biến trong phòng chống tham nhũng(VTV). – Án tù trong vụ tham ô ở Vifon (BBC). – Video: Tuyên án vụ tham nhũng tại công ty Vifon (VTV). – Huy chương có hình con cừu (Nguyễn Hoa Lư).- Tiếng đất kêu thương (Gocomay). – TRƯ CUỒNG (Thùy Linh).

- PTT VN chỉ đạo điều tra vụ 229 kg heroin (BBC).- Nguyễn Ngọc Già: Thực hư thị trường bất động sản Việt Nam(RFA). – Đề nghị bỏ thuế suất 25% khi bán nhà đất (VNE).- Khi Ngân hàng nhà nước kinh doanh (DĐDN).

- “Đại chiến” chung cư: Phó Thủ tướng đã yêu cầu sửa thông tư 16, vì sao Bộ Xây dựng không làm? (Infonet).

- Bộ Công thương “bật đèn xanh” cho Bầu Đức, Đường Biên Hòa nói gì? (GDVN).Diễn tập chống khủng bố có vũ trang ở sân bay Tân Sơn Nhất




-Biếu quà Tết bằng.... chung cư, gái chân dài- (ĐVO) - Kinh tế khó khăn, nên những món quà thuộc dạng “của nhà trồng được” dường như được ưu tiên hàng đầu trong thời buổi này. Đại gia bất động sản thì tặng sếp lớn căn nhà, ông trùm cổ phiếu thì tặng sếp ít cổ phần, còn đại gia trong lĩnh vực “giải trí” thì tất nhiên… món quà tốt nhất là mấy “cô em vợ” chân dài đến nách.




Chơi sang, cắt nguyên cả chung cư biếu Tết sếp
Năm sắp hết, Tết sắp đến, cũng là lúc mà người người, nhà nhà xôn xao, chạy đôn chạy đáo để tìm quà biếu Tết. Quà cho người thân, cho họ hàng và tất nhiên là không thể thiếu quà biếu sếp.
Nếu như mọi năm công cuộc chuẩn bị quà của các đại gia để biếu “sếp to” là cả một quá trình và bị báo chí “truy tìm” ác liệt, thì năm nay mọi thứ lại có vẻ e dè, chậm chạp hơn. Chung quy cũng vì thời buổi khó khăn, bất động sản nằm im, cổ phiếu chết dí, vàng tăng giảm đột ngột nên không ít doanh nghiệp cũng điêu đứng theo.
Nhưng không biết vì không có tiền hay quyết tâm đầu tư một chuyến mà nhiều đại gia đã lựa chọn phương án “chơi sang” là mang cả đống bất động sản đang nằm ì của mình để đi biếu sếp.
Bất động sản ì ạch nên nhiều công ty dùng chính nhà chung cư của mình làm quà biếu sếp nhân dịp Tết (ảnh minh họa)
“Công ty tôi là chủ đầu tư của mấy dự án chung cư dưới Hà Đông. Giờ nhà xây phần thô xong rồi, nhưng vẫn còn mấy chục căn chưa bán được, không có tiền hoàn thiện tiếp nên anh em trong công ty chơi dài, Tết chẳng có lương, có thưởng. Mỗi lần nhìn tòa nhà đang xây dựng dở mà não lòng.
Trong khi đó, Nhà nước mình cũng dự định đưa ra nhiều giải pháp để tháo gỡ tình thế đóng băng bất động sản, như chuyển đổi sang nhà ở thu nhập thấp, cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam… nhưng nói thật, đâu phải đơn vị nào cũng chen được vào cái danhh sách ấy. Nên sếp bên công ty tôi quyết định đầu tư một chuyến, cắt luôn căn hộ ở chung cư để biếu sếp lớn nhân dịp Tết sắp đến…” – Anh Trần Văn B. Trưởng phòng kế hoạch Công ty xây dựng T.H (Giải Phóng – Hà Nội) cho biết.
Cũng theo anh B. món quà Tết mà công ty anh định tặng sếp có giá hơn 2 tỷ đồng. Đó là một căn hộ hơn 70m2 với 3 phòng, thuộc hàng cao cấp ở chung cư mà công ty anh đang xây dựng. Nhìn món quà thì có vẻ rất to, hoành tráng, nhưng theo anh B. là một “nước cờ” khá thông minh của sếp anh.
“Được tặng cả một căn hộ, sếp nào chẳng thích. Nhưng nếu là căn hộ đã hoàn thiện, chỉ việc dọn vào ở luôn thì không nói làm gì. Đằng này tặng sếp lớn căn hộ mới có phần thô, chưa được hoàn thiện thì chắc chắn sau này sếp phải đưa tay ra giúp đỡ mình rồi.
Ít nhất là phải giúp làm sao cho có vốn, bán được nhà để công ty tôi còn khởi công tiếp. Như thế, sếp cũng mới có nhà đẹp, mà chúng tôi cũng thoát khỏi tình thế khó khăn. Coi như là một vụ đầu tư dưới dạng quà Tết” – Anh B. chia sẻ.
Tuy nhiên cách tặng quà Tết dưới dạng “đã nhận là phải giúp” của công ty anh Bình không phải ai cũng nghĩ ra. Cũng tốn nguyên một mảnh đất thuộc hàng đắt đỏ nhưng sếp anh T. lại còn phải xuống nước xin xỏ, năn nỉ sếp lớn nhận giúp rồi để ý đến công ty mình trong năm sau.
“Mất nguyên một ô 40m2 ở mặt đường, có giá hơn 3 tỷ nhưng chẳng biết sếp trên nhận quà rồi sang năm sau có chịu giúp đỡ mình không. Giấy tờ thì đã sang tên đầy đủ, coi như đã là của sếp rồi, còn những dự án, kế hoạch trong năm tới sếp bảo sẽ cân nhắc và nhét đơn vị mình vào. Nhưng cũng chưa biết thế nào cả.
Tuy nhiên thà cứ mạo hiểm, chịu tốn kém một lần còn hơn là nhìn cả đống bất động sản nằm im đấy. Mấy cái dự án trung tâm thương mại đắp chiếu, mới xây xong móng mà cứ để vậy thì xót xa quá. Để cũng chẳng làm gì, thà làm quà biếu Tết may ra còn hy vọng” – Anh Nguyễn Thành T. (thư ký giám đốc Công ty Đầu tư và xây dựng P.C) cho biết.
Hết tiền, tặng luôn sếp “con em vợ”?
Kinh tế khó khăn, nên những món quà thuộc dạng “của nhà trồng được” dường như được ưu tiên hàng đầu trong thời buổi này. Đại gia bất động sản thì tặng sếp lớn căn nhà, ông trùm cổ phiếu thì tặng sếp ít cổ phần, còn… đại gia trong lĩnh vực “giải trí” thì tất nhiên… món quà tốt nhất là mấy “cô em vợ” chân dài đến nách.
Anh Nguyễn Văn Q, chủ của một loạt nhà hàng, khách sạn tại Hà Nội
“Đầu có xuôi thì đuôi mới lọt. Sếp có thoải mái, vui vẻ thì lớp dưới như mình cũng mới có đất để làm ăn. Chứ thỉnh thoảng lại cấm cấp phép tổ chức sự kiện, khi thì phạt lỗi nọ, lỗi kia, có muốn tu chí làm ăn cũng chẳng được.” – Anh Nguyễn Văn Q. (Giám đốc công ty TNHH truyền thông Q.Đ, cũng là chủ của một loạt nhà hàng, khách sạn tại Hà Nội) cho biết.
Cũng theo anh Q, năm nay khó khăn nên các đại gia đổ tiền vào lĩnh vực “vui chơi, giải trí” cũng ít hơn trước. Nếu như năm ngoái, anh Q. không tiếc tiền, tiếc công sức, tặng nguyên cho các sếp lớn một cây cảnh thế có giá cả tỷ đồng, thì năm nay, việc chọn quà Tết đối với anh lại càng đau đầu, nhức óc.
“Khó lắm, các sếp thì quen nhận quà nhiều tiền rồi, quà ít tiền thì còn lâu mới để ý đến. Nghĩ mãi chẳng ra, may mà vợ gợi ý mới có được món quà độc đáo, không đụng hàng, của nhà trồng được, mà đảm bảo sếp mới thấy đã thích ngay rồi…” – Anh Q. vừa cười lớn vừa nói.
Mãi một lúc sau, anh Q. mới tiết lộ, món quà đó không gì khác ngoài “cô em vợ” chân dài “miên man”, da trắng như trứng gà bóc.
“Trong tay có cả chục, cả trăm em, chọn lấy em xinh xắn, thông minh nhất gọi là “con em vợ” cho nó sạch. Thế là đảm bảo sếp thích liền.” – Anh Q. giải thích.
Để “nâng giá trị” cho cô em vợ mình, anh Q. còn gắn thêm cái mác mới đi du học ở Úc về. Tốt nghiệp loại giỏi, thông minh tột đỉnh nhưng lại chưa từng có một mảnh tình vắt vai. Và không nằm ngoài suy đoán của vợ chồng anh Q. Vừa mới nghe giới thiệu những thành tích của “cô em vợ”, và liếc nhìn gương mặt khả ái, dáng người thanh cao của cô gái là sếp lớn của anh Q. đã “hồn bay phách lạc” và gật đầu lia lịa.
“Chẳng có món quà Tết nào ý nghĩa, không phân định được giá trị như món quà này. Ngay sau đấy, sếp đã lên lịch để phân bổ thời gian ăn Tết với gia đình và “thụ hưởng” cùng người đẹp. Sếp còn ghé tai nói nhỏ: Tết này làm ăn thoải mái đi. Thế là còn gì bằng” – Anh Q. vui mừng kể.
  • Duyên Duyên
-Biếu quà Tết bằng.... chung cư, gái chân dài-


SGTT.VN - Bỏ qua chuyện xách dao bầu (văn bản quy phạm pháp luật tầm nghị định) đi mổ gà (việc nhỏ và riêng như tổ chức tang lễ khi qua đời cho cá nhân là (hoặc thuộc gia đình) cán bộ, công, viên chức bình thường) trong khi thực tế còn bao chuyện cần pháp luật điều chỉnh; bỏ qua những nội dung khiến thiên hạ phải “bật cười” vì tính chi tiết, vặt vãnh, thiếu khả thi như hình thức quan tài, số lượng vòng hoa, cách thức bố trí, thời gian thực hiện; bỏ qua cả lời giải thích càng khiến người ta bật cười hơn của ông vụ trưởng vụ Tổ chức – cán bộ về việc vì sao không được dùng loại quan tài có lắp kính để nhìn mặt người đã mất, điều dễ đọng lại nhất của tất cả những chuyện ấy là sự tồn tại dai dẳng lối suy nghĩ cũ kỹ, duy ý chí của một thời tưởng có thể đứng trên, làm thay cho cả chuyện tình cảm, ứng xử riêng tư của con người ta và vì vậy, trở thành kiểu can thiệp thô bạo không cần thiết vào tất cả ngõ ngách đời sống! Bỏ qua, không phải vì chuyện đó không đáng nói, mà bởi, cái sự bật cười kia đã… thay lời muốn nói!


Nhiều chi tiết hết sức vặt vãnh về quy định đám tang khiến người xem phải bật cười. Ảnh: mang tính minh họa

Nghị định 105 ban hành ngày 17.12.2012 có đối tượng điều chỉnh hẹp, về một chuyện hết sức riêng (trừ việc tổ chức các đám tang lớn như quốc tang…) Không thấy phản ứng mạnh từ những người phải chịu trách nhiệm thi hành những quy định trên. Không biết họ có được tham vấn ý kiến với tư cách này như một quy trình bắt buộc mà luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã ấn định hay không, và nếu có, thì họ đã nói gì nhưng rõ ràng, “cán bộ, công chức trước hết là công dân, quy định gì cho họ cũng không thể vượt quá nhân quyền”. Và lời biện minh cho các quy định này, ví dụ như về vệ sinh môi trường, chẳng phải đã có các quy định chung rồi sao? Hơn nữa, trong một xã hội văn minh, có tổ chức, những quy định đó nên được thể hiện dưới hình thức các thiết chế xã hội, cộng đồng mà ở đó, lại một lần nữa, dân cũng như cán bộ, đều là người sống cùng trong một cộng đồng nào đó với những tình cảm, phong tục, tập quán riêng khác nhau.
Quy định về việc tổ chức tang lễ là câu chuyện mang tính thời sự nối dài những quy định hay dự thảo gần đây đối với cán bộ công chức nói chung hoặc với một số đối tượng trong số họ tại một số không gian địa lý, ngành nghề khác nhau: cán bộ, công chức không được nhận quà tết, không được uống bia buổi trưa, không được tổ chức đám cưới quá bao nhiêu bàn, cán bộ ngành giao thông không được chơi golf, cảnh sát giao thông không được mang quá bao nhiêu tiền trong túi, nhân viên trạm thu phí giao thông không được mặc quần có túi… Các quy định này thường được thuyết minh là để chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao hiệu quả làm việc hay… làm gương. Có “chống” hay “nâng cao” được không bằng các quy định ấy, chưa có câu trả lời; song, ở một khía cạnh khác, người ta lại đọc thấy rõ ràng nguyên nhân của sự ra đời (hay phôi thai) hàng loạt những quy định đó không gì khác hơn là sự phạm pháp, hư hỏng kiểu tham nhũng, lãng phí, hiệu quả làm việc chưa cao, chưa gương mẫu của cán bộ, công, viên chức đang “leo thang”. Như cái việc tổ chức đám cưới hay đám tang, nếu bấy lâu nay nó không bị lạm dụng ở nơi này nơi khác để biến thể thành nơi mua bán bổng lộc, trao danh đổi chức... nhiều khi lộ liễu đến mức khó chịu khiến cộng đồng phải lên tiếng phản ứng mạnh mẽ thì quy định về chuyện cán bộ, viên chức tổ chức đám cưới hay đám tang có cần phải ra đời? Vấn đề là giờ đây, tuy đã ra đời, nhưng văn bản pháp quy nhằm chấn chỉnh đạo đức, tác phong căn bản của những cán bộ, công, viên chức ấy “chủ yếu mang tính hình thức” thì phỏng có ích gì? Hình thức – bởi không giải quyết được vấn đề từ gốc, không khả thi vì khó giám sát, chế tài nên việc thực thi không biết được mấy thì rốt cuộc, quy định chỉ trở thành trò cười.
Nhưng, có cười hoài được không?
E rằng cứ phải bật cười suốt trước những văn bản pháp quy mà lại thiếu pháp quy như thế thì rồi sẽ đến lúc phải bật khóc!
NGUYÊN LÊ






Hỏi nhưng không được trả lời! Xử lý việc lợi dụng lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng (LĐ 8-1-13) -- Ha Ha Ha!!!  Nếu trả lời thì phải trả lời cách Đảng muốn: Đảm bảo sự chỉ đạo của Đảng trong góp ý dự thảo Hiến pháp (LĐ 8-1-13)
- Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Lấy ý kiến toàn dân (NNVN). – Trưng cầu ý dân về Hiến pháp? (VNN). – Đề xuất quyền phúc quyết của dân với Hiến pháp (Vef).
Tội "chống chánh phủ": Lĩnh án 3 năm 6 tháng tù vì tuyên truyền chống Nhà nước (SGGP 8-1-13)
Ban Tuyên Giáo Đảng sẽ bị phạt hàng nghìn tỷ đồng? Quảng cáo sai sự thật - phạt tới 50 triệu đồng (PetroTimes 8-1-13)
Tín đáng lẽ nên đăng vào ngày 1 tháng 4: 'Không lãnh đạo Hà Nội nào bị đánh giá yếu kém' (VnEx 8-1-13) Hà Nội chỉ có 1 người chạy chức!? (PetroTimes 8-1-13)

Không lãnh đạo Hà Nội nào bị đánh giá yếu kém
Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm với 20 lãnh đạo chủ chốt của thành phố và "không ai bị đánh giá quá yếu kém".


- 12 cán bộ liên quan tới gian lận thi công chức (VNE). – Chống chạy tuyển công chức (LĐ). – Giám sát để chống tham nhũng (Công lý). - Chưa công khai các vụ tham nhũng tại PVN và EVN (TT).


- Vụ nổ mìn ở Sơn Tây – Hà Nội: Con gái chủ nhà bị nổ mìn nợ hàng chục tỷ? (VNN).




Tổng số lượt xem trang