Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Hơn chục thương lái Trung Quốc chi phối dưa hấu Việt Nam

-Hơn chục thương lái Trung Quốc chi phối dưa hấu Việt Nam
Đầu mối thu mua dưa của Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc thương lái Trung Quốc là một trong những nguyên nhân được Bộ Công Thương nêu ra để lý giải tình trạng ách tắc tại cửa khẩu.
Những bất cập đối với hoạt động xuất khẩu dưa hấu sang Trung Quốc một lần nữa được nêu ra tại tọa đàm trực tuyến xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam, vừa được Bộ Công Thương tổ chức. Theo lãnh đạo Bộ, dưa được trồng tại nhiều địa phương, song việc thu mua tập trung vào một số thương lái và bị chi phối bởi hơn 10 đầu mối Trung Quốc.



Theo Bộ Công Thương thương lái Trung Quốc hoàn toàn chi phối việc lựa chọn, tiếp nhận dưa đạt chất lượng khi thông quan. Ảnh: Quý Đoàn


Sau khi thu hoạch, doanh nghiệp Việt Nam vận chuyển hàng đi cửa khẩu nhưng quyền lựa chọn và tiếp nhận mặt hàng đạt tiêu chuẩn hoàn toàn do thương lái Trung Quốc quyết định.

“Thời gian thông quan mất 2-4 tiếng cho mỗi xe hàng thay vì hơn một phút như bình thường, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dưa hấu”, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Lãnh đạo Bộ cho biết nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc tăng 10% mỗi năm. Riêng 2015, dự báo có 130.000 tấn sẽ được xuất khẩu sang thị trường này. Đây là loại cây trồng dễ canh tác, điều kiện tiêu thụ thuận lợi hơn các loại cây trồng khác nên nhiều địa phương trong đó chủ yếu khu vực Nam Trung bộ luôn ưu tiên.

Về phía cơ quan quản lý, ông Trần Tuấn Anh thừa nhận khâu yếu trong trong hoạt động xuất khẩu hiện nay vẫn là theo dõi thông tin thị trường. Trong đó, xử lý và định hướng cung cấp thông tin cho người nông dân vẫn ách tắc.

Hiện dưa hấu và một số trái cây đều được bày bán tại siêu thị, song để chuẩn bị kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, tới đây Bộ Công Thương sẽ thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa các địa phương với đơn vị lưu thông. Trước mắt, Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM được xác định là thị trường tiêu thụ lớn.


-
Khoa học Việt Nam bó tay với ’sinh vật lạ’, bệnh lạ, không hiểu tại sao TQ mua những "thứ bỏ đi", chất bảo quản độc hại xuất xứ từ Trung Quốc, Mỹ phẩm Trung Quốc chứa độc tố,
Chính quyền đã tỏ ra lo lắng với những hành động thu mua của các thương lái Trung Quốc. Tuy nhiên, họ vẫn chưa có biện pháp cụ thể ngăn chặn. Điều này, cũng chứng tỏ sự yếu kém trong công tác quản lý hiện nay...?
-- Lạ đời (DV). (Dân Việt) - Sự lãnh cảm của các cơ quan chức năng ở câu chuyện mỗi ngày thương lái Trung Quốc vào Việt Nam mua thêm một thứ lạ đời đặt ra câu hỏi: Chính sách bảo vệ nông nghiệp, nông thôn của Đảng, Nhà nước đang được thực thi như thế nào?

Ai cũng hiểu một nguyên tắc sơ đẳng trong cạnh tranh kinh tế, nhất là ở phạm vi giữa các quốc gia với nhau, rằng không thể có cạnh tranh lành mạnh tuyệt đối. Tìm điểm yếu của đối thủ, kể cả đối tác, để đạt lợi ích vượt trội cho mình là việc quốc gia nào, doanh nghiệp nào cũng áp dụng.

Người Việt nào cũng hiểu nằm cạnh Trung Quốc là một định mệnh trớ trêu tạo hóa sắp đặt cho Việt Nam. Thời buổi làm ăn kinh tế, sống bên nước láng giềng khổng lồ nhất nhưng từ bà nông dân đến ông bộ trưởng nước ta phải đối mặt với câu hỏi liên quan đến chuyện tưởng như là vụn: Người Trung Quốc mua đỉa, mua rễ cây sim để làm gì ? Chúng ta coi đó là ba chuyện vặt vãnh, nhưng liệu người Trung Quốc, nước Trung Hoa có làm việc đó xuất phát từ tư duy của câu chuyện vụn vặt ? Cả hai khía cạnh này, chúng ta đều chưa đặt ra một cách nghiêm túc.

Thời gian bắt đầu cũng như danh mục các thứ lạ đời mà người Trung Quốc sang Việt Nam thu mua đã kéo rất dài. Chuyện mua móng, sừng trâu bò diễn ra ngay sau khi Việt Nam - Trung Quốc nối lại quan hệ bị gián đoạn bởi chiến tranh biên giới. Trong khi người Việt Nam, cả dân thường lẫn quan chức, cứ thụ động ngồi hỏi nhau họ mua mấy thứ đó để làm gì nhỉ mà không tìm hiểu cho rõ ngọn ngành, không tìm cách bảo vệ đàn trâu bò bị rút móng, chặt sừng... thì thương lái Trung Quốc lại âm thầm nối dài danh mục các thứ “lạ đời”. Từ ốc bươu vàng, gỗ sưa đến dứa, dừa non; từ phân trâu đến đuôi trâu; từ rễ sim đến hoa ngâu, lá cây phong ba; từ hạt chè đến xơ dừa. Và mới đây, con đỉa với giá gần triệu đồng 1kg làm náo loạn các vùng quê từ Nam chí Bắc. Nếu gọi là có lợi, giỏi lắm chỉ một vài nông dân tranh thủ kiếm được vài triệu nhưng hệ lụy mà kiểu thu mua này mang lại là khôn lường. Có những thứ không còn giới hạn ở hậu quả kinh tế một số hộ nông dân gánh chịu nữa mà có dấu hiệu phá hoại ở tầm quốc gia. Ví dụ như việc họ mua số lượng lớn cây phong ba ở các tỉnh miền Trung khiến nhiều ngư dân bỏ việc đánh bắt hải sản để đến các đảo chặt hạ loại cây được coi là lá phổi của biển đảo này. Hoặc như một khi người dân miền núi cao ào ào đi đào rễ sim thì khoảng cách từ xói mòn đất đến lũ quét chỉ là gang tấc...

Chuyện người Trung Quốc mua các thứ lạ đời râm ran từng ngõ nhỏ làng quê Việt Nam, tràn ngập các trang báo, cất lên ở cả Quốc hội, từng có trong bài giảng của các giảng viên, trong phát biểu của nhà khoa học nào đó. Nhưng tất cả chỉ dừng lại ở dạng câu hỏi: Họ mua làm gì nhỉ?

Tìm hiểu cho bằng được thương lái Trung Quốc thu mua những thứ lạ đời để làm gì là việc phải làm vì lợi ích quốc gia. Nếu họ mua thuần túy để sử dụng mà ta có lợi thì ta có kế hoạch hợp tác đàng hoàng, còn nếu vì mục đích khác bất lợi cho Việt Nam thì phải có đối sách. Không làm được việc này thì chuyện lạ đời thuộc về người Việt Nam chứ không dành cho các thương lái Trung Quốc.

Đức Nguyện-

- Phớt lờ cảnh báo (NLĐ). - Tàn sát cây quý đường biên (TP). - Hà Nội: Bán hoa Tây Tựu cho Trung Quốc (DV). - Chợ Bưởi lại “đóng cửa” (PT).- Chuyên gia lên tiếng vụ thương lái TQ mua phân trâu bò (KT).

-Tại sao thương lái TQ mua tất tật "thứ bỏ đi" của VN?- (Kienthuc.net.vn) - Thương lái Trung Quốc đổ xô thu mua những thứ mà ở Việt Nam nghĩ rằng sẽ chẳng ai mua, đã dấy lên sự nghi ngờ về mục đích đằng sau của hành động này.

 Các thương lái thu mua rầm rộ thu mua phân trâu khô. Ảnh minh họa.
Ồ ạt đốn cây phong ba bán cho thương lái Trung Quốc

"Không tha" bất cứ thứ gì

Mới đây, thương lái Trung Quốc rầm rộ thu mua phân trâu khô ở chợ ngã ba biên giới giữa ba nước Việt - Trung - Lào ở Apachải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Thực ra, việc thu mua này đã có tiền lệ từ năm ngoái, bà con thu gom phân trâu ở các sườn đồi, khu chăn thả gia súc trong vùng, rồi mang ra chợ bán. Tuy số tiền kiếm được từ việc mua bán này không nhiều (khoảng 60.000 đồng 15kg phân trâu khô), nhưng đã thu hút rất nhiều người dân ở các bản giáp biên ở dải biên giới Apachải tham gia thu gom.

Theo giải thích của nhiều người dân, do ruộng cấy một vụ, đồi nương trồng ngô, sắn không cần bón phân, thị trường trong nước lại không thu mua nên bà con cứ thu gom bán cho thương lái Trung Quốc.

Tại Nghệ An, hồi tháng 5/2012, với tin đồn có người mua đỉa làm thuốc, trả giá rất cao 180-200 nghìn/kg, nhiều người dân huyện Quế Phong đã đổ xô ra đồng săn đỉa bán lấy tiền.Nhiều người dân đã bỏ việc đi đào khoai mài để đi săn đỉa bán cho lái buôn vì công việc này đơn giản, không vất vả mà cũng có tiền để chi tiêu cho những hoạt động thường ngày.

Tại TP.HCM, những tháng cuối năm 2011, người dân các huyện Hóc Môn, Củ Chi cũng ồ ạt rủ nhau đi bắt đỉa, gom về bán cho các đầu nậu. Nhưng sau đó, các đầu nậu bỏ đi, để lại những cánh đồng đầy đỉa và nỗi lo sợ cho người dân.

 Người dân đổ xô đi "săn" đỉa bán cho thương lái

Được biết, tình trạng thu gom đỉa hiện không chỉ ở TP.HCM, Nghệ An... mà còn diễn ra rất nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Việc các đầu nậu thu gom một thời gian rồi chuyển sang địa điểm khiến môi trường và hệ sinh thái ở đó bị ảnh hưởng nặng nề vì đỉa xâm nhập.

Nếu ở một số địa phương như Nghệ An, TP.HCM... việc người dân bắt đỉa bán xuất sang Trung Quốc rầm rộ, công khai thì tại Thái Nguyên, việc mua bán đỉa lại diễn ra khá kín đáo. Cả người bán, người thu gom đỉa đều cảnh giác cao độ, hễ xuất hiện sự có mặt của người lạ là họ lập tức chuyển địa điểm thu gom đỉa. Việc thu gom đỉa ở đây đã mang lại một món hời lớn cho người dân, có thôn cả nhà đi thu gom đỉa. Có người đi bắt đỉa nửa tháng thì sắm được xe máy, ti vi.

Một người dân ở xóm Nhội, xã Thành Công, Phổ Yên, Thái Nguyên cho biết: "Đỉa mà chúng tôi bán cho thương lái giá từ 650.000 – 900.000 đồng/kg nhưng tôi nghe nói khi đỉa được chuyển qua cảng sang Trung Quốc thì giá lên tới 10 triệu đồng/kg!?”.


 Các thương lái đến tận nhà dân thu mua đỉa.

Tại Quảng Ninh, tháng 10, tháng 11/2012, các thương lái Trung Quốc không chỉ ồ ạt mua lá cây chu ka mà còn "dụ dỗ" người dân chặt đốn, xâm hại hàng loạt cây phong ba.
Thương lái Trung Quốc thường đặt một số lượng lớn cây phong ba với giá từ 14.000 đến 15.000 đồng/kg. Theo giá này, trừ mọi chi phí, người dân cũng được lãi 8.000-10.000 đồng/kg. Thấy lợi nhuận lớn, nhiều người dân đặc biệt là ngư dân bỏ hẳn việc đánh bắt hải sản vượt biển tìm đến những hòn đảo nhưhòn Mỹ, hòn Miễu, hòn Ton... thuộc 2 xã Quảng Điền và Quảng Phong, huyện Hải Hà ngoài biển quyết tìm bằng được loại cây này.

 Người dân ồ ạt đốn cây phong ba bán cho thương lái Trung Quốc

Tại Lạng Sơn, đầu tháng 9/2012, hàng loạt người dân huyện Lộc Bình bất ngờ đổ xô lên rừng đào rễ cây sim về bán “giá cao” cho thương lái Trung Quốc. Hiện nay việc đào rễ sim đã trở thành “phong trào” ở nơi đây.

Hiện nay, thương lái Trung Quốc đang mua rễ sim với mức giá “khá hời” là 2.500đ/kg. Với mức giá đó cộng với “năng suất” đạt gần 100kg/ngày, nhiều người dân có thể bỏ túi gần 250.000đ/ngày mà không tốn quá nhiều sức.
Thương lái Trung Quốc đang tung hỏa mù và hoành hành tại khắp các nơi ở Việt Nam. Người dân thì hồ hởi vì những thứ bỏ đi bây giờ lại bán được tiền, tuy nhiên các cơ quan chức năng thì tỏ ra lo lắng trước động thái tận thu của các thương lái Trung Quốc. Vậy động thái đằng sau những hoạt động thu mua này là gì?

 Đào bới, lấy rễ cây bán sang biên giới.

Mưu đồ?
Khi được hỏi mua phân trâu khô ở tỉnh Điện Biên về làm gì, các tư thương Trung quốc đều có câu trả lời giống nhau là mua về để bón cho các diện tích sản xuất nông nghiệp ở địa phương và gia đình.
Bạch Nham, một tư thương Trung quốc đang thu gom phân trâu khô nói: “Phân trâu này chúng tôi mua về để bón cho các gốc chè, gốc cây cao su của gia đình, hoặc bán cho các lâm trường chè, lâm trường cao su”.
Tuy nhiên, mục đích cụ thể của việc mua phân trâu khô là gì vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng.
Những người dân ở huyện Quế Phong (Nghệ An) cũng chỉ nghe nói các đầu nậu thu gom đỉa để làm thuốc hoặc bán sang Trung Quốc, chứ cũng không biết thực chất mục đích của việc thu gom này là gì.
 Một cánh đồng đầy đỉa sau khi chủ vựa bỏ đi.

Ông Nguyễn Anh Dũng, giảng viên khoa sinh học Trường Đại Học Vinh cho biết: “Thực tế là hiện tượng thu mua đỉa đã diễn ra ở trong miền Nam từ lâu, chỉ nghe nói là thương lái Trung Quốc mua đỉa về để chế biến làm thuốc còn thực hư thế nào thì không ai rõ. Vấn đề là người dân thu gom đỉa nhiều thế này nếu các thương lái không mua nữa sẽ ảnh hưởng đến cân bằng môi trường sinh thái. Vì muốn tiêu huỷ đỉa cần phải ngâm cồn rồi đốt thì đỉa mới chết được”.
Thực tế đã xảy ra ở TP.HCM, Tây Ninh khi các đầu nậu thu gom đỉa chuyển địa điểm đi nơi khác, không có nơi nào vứt, người dân đành đổ hết đám đỉa xuống ao hồ, khiến môi trường sinh thái nơi đây bị ảnh hưởng.
Ông Nguyễn Trọng Tuyên, phó chủ tịch UBND xã Thành Công, huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) cho biết, hiện chưa có biện pháp ngăn chặn thực trạng này. "Chúng tôi lo ngại rằng hiện tượng thu gom đỉa sẽ lại đi theo vết xe đổ của nạn ốc bươu vàng nhiều năm trước nếu tình trạng mua bán tràn lan”, ông Tuyên cho biết.
Việc thu mua rễ sim cũng chưa xác định rõ mục đích nhưng hậu quả mà nó mang lại là khá lớn. Việc phá hủy các rừng sim trên diện rộng dẫn đến tình trạng xói mòn đất, giảm khả năng ngăn nước từ thượng nguồn đổ về, làm tăng nguy cơ xảy ra lũ quét. Ngoài ra, còn ảnh hưởng gián tiếp đến các hoạt động kinh tế - xã hội, môi trường, an ninh, trật tự.
Đối với việc thu gom cây phong ba cũng thế, nó sẽ ảnh hưởng giá trị kinh tế cũng như ảnh hưởng đến môi trường của nước ta vì cây phong ba có khả năng làm sạch không khí.
Chính quyền đã tỏ ra lo lắng với những hành động thu mua của các thương lái Trung Quốc. Tuy nhiên, họ vẫn chưa có biện pháp cụ thể ngăn chặn. Điều này, cũng chứng tỏ sự yếu kém trong công tác quản lý hiện nay...?
TIN BÀI LIÊN QUAN



















-Tại sao thương lái TQ mua tất tật "thứ bỏ đi" của VN?-
Tư thương Trung Quốc đổ xô mua phân trâu khô --– Tư thương Trung Quốc đổ xô mua phân trâu khô(VOV).– Phân trâu khô cũng bị thương lái Trung Quốc mua (DV).- Bất thường thương lái Trung Quốc đổ xô mua phân trâu khô? (TP).
*******************
-Giật mình vì công nghệ chế thịt bò khô "siêu bẩn"

Thịt trâu, bò, thú rừng khô là món ăn yêu thích của nhiều người, đặc biệt là dân nhậu. Tuy nhiên, ít ai biết công nghệ sản xuất thịt khô rất bẩn.

Một cán bộ thú y có nhiều năm công tác trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cho hay, bò khô được người sản xuất áp dụng công thức: Phụ phẩm bò (hoặc thịt heo bệnh) sau khi được "luyện" các chất tẩy rửa công nghiệp (thuốc tẩy trắng, vôi...), sẽ qua tẩm ướp các loại hóa chất công nghiệp để cho ra sản phẩm bò khô giá siêu rẻ.

Ngày 27/8/2012 vừa qua, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm huyện Bình Chánh, TP.HCM đã kiểm tra và bắt quả tang một cơ sở chế biến bò khô siêu bẩn (tại  nhà bà Bùi Thị Ngọc Hậu ở tổ 5, ấp 2, xã Vĩnh Lộc A). 

Toàn bộ quy trình sản xuất và đóng gói bò khô ở đây đều được thực hiện trên nền đất. Bò khô đen được để dưới nền nhà, nhiều thành phẩm đã lên mốc. Dụng cụ sản xuất gồm các bao và rổ cáu bẩn, để trong nhà vệ sinh. Còn hai chiếc nồi to để nấu nguyên liệu đen ngòm, đặc sệt đang bốc khói nghi ngút.

Nguyên liệu được dùng để chế biến thịt bò khô ở đây là phế phẩm từ lòng bò, thu mua từ các chợ với giá rất rẻ. Phế phẩm này được ngâm tẩm hóa chất, trộn với nhiều loại nguyên liệu, gia vị, phụ gia không rõ nguồn gốc để chế biến thành khô bò. 

Khu vực chợ đầu mối thực phẩm Bình Tây (phường 2, quận 6, TP.HCM) cung cấp rất nhiều thịt bò khô giá sỉ cho tất cả các tỉnh thành Đông Nam bộ, Tây Nguyên, miền Trung và ĐBSCL. Thịt bò khô được bán la liệt ở các sạp với giá chỉ từ 150 - 200 nghìn đồng/kg, tùy loại bò khô nguyên miếng, dạng que hay xé sợi nhỏ.

 Thịt bò khô "ba không" được bán với giá siêu rẻ.

Bò khô được đựng trong các túi nylon loại lớn và không có bất cứ địa chỉ sản xuất, nhãn mác hay thông tin gì về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.

Theo một cán bộ thú y, có hai loại nguyên liệu chính để sản xuất các loại bò khô "3 không" - không nhãn mác, không xuất xứ và không thời hạn sử dụng - gồm: lòng bò bẩn và thịt heo bệnh, sau đó ngâm tẩm hóa chất, hương bò độc hại.

Để thu hút "thượng đế", các cơ sở chế biến còn dùng rất nhiều hóa chất độc hại tẩm ướp. Để tạo màu đỏ nâu sẫm đẹp mắt và mùi bò khô "chính hiệu" cho bò khô làm từ thịt heo, người ta dùng chất tạo màu và mùi công nghiệp. Để tăng độ dai, các cơ sở chế biến còn ngâm thêm hàn the. 

Để tăng cân nặng, có cơ sở đã dùng bột biến tính và gia vị giá rẻ không nguồn gốc để tẩm ướp. Độc hại nhất, có nơi còn dùng chất bảo quản xuất xứ từ Trung Quốc để giữ cho bò khô cả năm không hỏng.

 Chất phụ gia hương vị bò có nguồn gốc Trung Quốc. 

Với lòng bò, do nguyên liệu ban đầu rất dơ bẩn, các cơ sở sơ chế sẽ sử dụng vôi ngâm với tỷ lệ 100 kg lòng bò + 1 kg vôi + 160 lít nước. 
Một số hộ còn lét lút sử dụng chất tẩy trắng cực mạnh không nguồn gốc để đánh bật các vết thâm đen, nhớt và mùi hôi thối trên phụ phẩm lòng bò. Sau công đoạn này, đến lượt các cơ sở chế biến bò khô tiếp tục phối trộn nhiều loại hóa chất tạo độ dai, giòn, thơm, ngậy cho sản phẩm.

Ẩn họa từ món khoái khẩu thịt khô

Các mặt hàng khô, đặc biệt là thịt trâu, bò, thú rừng khô dù không nhãn mác, không hạn sử dụng, không nơi sản xuất vẫn đắt khách. Vào dịp cận Tết, nhiều nơi còn "cháy" hàng. 

Tại Hà Nội, mặt hàng bò khô, trâu khô, nai khô, đà điểu ... ăn sẵn được bày bán nhiều và cũng khá đắt hàng. Ở chợ Đồng Xuân, những mặt hàng này được bán tràn lan, với giá khá rẻ và đa dạng.

Bò khô nguyên miếng, bò khô dạng viên, dạng que hay xé sợi đều có. Tại các kiot của chợ này, mặt hàng bò khô, nai khô đều dựng trong một túi nilong trắng tinh không có nhãn mác, bên ngoài chỉ ghi riêng hai chữ "bò khô" để giới thiệu sản phẩm. 

Các loại thịt bò khô được bán với giá từ 300.000 - 450.000 đồng/kg, nai khô từ 400.000 - 550.000 đồng/kg, đà điểu khô từ 80.000- 120.000 đồng/kg.

Còn sản phẩm đà điểu khô được đóng gói bằng bao bì nhựa, nhãn in toàn chữ Trung Quốc, giá bán từ 18.000- 30.000 đồng mỗi bịch 300g. Ngoài ra, những gói thịt hổ "made in Trung Quốc" cũng được bày bán. Tại chợ Vinh, Nghệ An, nhiều ki-ốt cũng bày bán thịt bò khô "3 không". 

Sản phẩm thịt bò khô được chia làm 3 loại: loại sợi có màu sậm giá từ 175-200.000 đồng/kg; loại màu sắc sáng hơn có giá 250.000 đồng/kg, loại thịt bò khô dạng tấm có giá từ 300-350.000 đồng/kg. Các sản phẩm này đều được đựng trong túi bóng kính và được các chủ hàng giới thiệu có xuất xứ từ Quảng Nam.

 Những miếng thịt bò khô như thế này lấy gì làm đảm bảo chất lượng?

Mặt hàng dăm bông được đóng thành từng túi to nhỏ khác nhau hoặc đựng trong các thùng nhựa. Có loại dăm bông với màu loang lổ, được chủ hàng giới thiệu là dăm bông thịt bò. Tất cả các sản phẩm trên đều không có nhãn mác. 
Trên thị trường, hiện thịt bò tươi có giá từ 180.000- 250.000 đồng/kg. Mà để làm ra 1kg thịt bò khô cần khoảng gần 3kg thịt bò tươi, tức là phải mất ít nhất gần 600.000 đồng mới có được 1kg thịt bò khô, đó là chưa kể chi phí về nguyên liệu, máy móc.

Vậy mà giá thịt bò khô lại chỉ có chỉ từ 150 - 200 nghìn đồng/kg. Thịt đà điểu khô bán có 80.000/kg là điều không tưởng. Lý giải về điều này, nhiều người cho rằng, các sản phẩm thịt khô có thể là dạng thịt "phù phép", đó có thể là thịt một loại động vật khác hoặc là một loại nguyên liệu động vật khác.

Một người chuyên bán buôn, bán lẻ các loại thịt bò khô bật mí: Bằng cảm quan rất khó để phân biệt thịt bò nguyên chất hay thịt bò khô được phù phép từ thịt lợn khô, bởi chỉ cần tẩm các hương liệu là giống y như thật. Khi ăn, thịt bò có vị đằm và dai hơn thịt lợn khô. 

Điều đáng nói, loại thịt khô "3 không" này vẫn được bày bán một cách ngang nhiên ở các chợ lớn, nhỏ. Với loại thực phẩm khô mà chất lượng bị thả nổi như thế này thì sức khỏe của người tiêu dùng lấy gì để đảm bảo?
Thịt ôi tẩm hóa chất thành đặc sản thịt khô
Thịt trâu, bò, thú rừng khô là món ăn yêu thích của nhiều người, đặc biệt là dân nhậu. Vào dịp gần tết, mặt hàng này thường xuyên cháy hàng. Tuy nhiên, ít ai biết công nghệ sản xuất thịt khô rất bẩn, ẩn chứa những hiểm họa khôn lường.
Thịt thối, giá trứng, trâu bò lậu..., quản thực ăn đường phố
'Công nghệ' làm lạp xưởng, chà bông siêu bẩn
VietNamNet
Nhiều cơ sở chế biến thực phẩm tết có hẳn một quy trình “phù phép” thịt thối thành chà bông, lạp xưởng, nhúng nguyên liệu vào hóa chất... Phóng viên thâm nhập nhiều lò chế biến để ghi nhận thực trạng này. Ngày 9-1, chúng tôi thâm nhập “lò” làm nguyên ..



********************

- Thái Bình: Tiêu hủy 8.400 quả trứng và gần 200kg thịt trâu thối (CAND). - Thịt ôi tẩm hóa chất ‘phù phép’ thành bò khô (TP).  - Rượu độc tràn lan (TN). - Thông tư “hàng rong” vẫn còn… trên giấy ! (TN). - Thức ăn đường phố – Không phải bây giờ mới quản lý!  (SGGP).
- Những qui định có hiệu lực ngay … trên giấy! (VnMedia). - Ngày đầu “siết” thức ăn đường phố: Dân không biết, cán bộ không tin (LĐ).
- Ngày đầu “siết” hàng ăn vỉa hè: Bừa bộn và nhếch nhác (ANTĐ).  - Thịt thối, giá trứng, trâu bò lậu…, quản thực ăn đường phố (PN Today). 

Công ty Trung Quốc CP :'Làm giá' trứng gia cầm: Nợ người tiêu dùng một lời xin lỗi!
Co.op mart vẫn đang chờ động thái của CP trong việc đứng ra xin lỗi người tiêu dùng
Gà Trung Quốc “giống y đúc” gà Yên Thế? (GDVN).   – “Thủ phạm” làm nhiễu giá trứng bị chi phối bởi công ty Trung Quốc? (NQ&TD). – VỤ “LÀM GIÁ” TRỨNG GÀ: Sẽ thanh tra Công ty CP (NLĐ).
Điều tra xử lý CP tăng giá trứng gà (VNN 19-1-13) -- Ông Nguyễn Thiện Nhân nên "vào cuộc"

- Điều tra xử lý CP tăng giá trứng gà (VEF).  - Bài học “đạp vỏ trứng” (ĐĐK).
Hôm nay Bộ Y tế "siết" hàng rong: Dân nghèo ăn ở đâu?
- “Siết” thức ăn đường phố: Giải toả phải đi đôi với sắp xếp (SGTT). – Quy hoạch đồng bộ bán hàng rong (SGTT).- Liên quan đề xuất cho phép nhập khẩu nội tạng trắng: Tuân thủ thông lệ quốc tế (NNVN).

Mỹ phẩm Trung Quốc chứa độc tố gấp 16.000 lần(ĐV).
(ĐVO) - Viện người tiêu dùng Hàn Quốc vừa tiến hành kiểm nghiệm và phát hiện 3 loại sản phẩm làm trắng da và 2 loại thuốc tẩy trắng răng xuất xứ từ Trung Quốc có hàm lượng thủy ngân và Peroxide vượt quá tiêu chuẩn an toàn ở mức nghiêm trọng.
Những loại sản phẩm này hiện đang được bán với giá rẻ ở chợ Seoul và Pusan, Hàn Quốc. Qua xét nghiệm, Viện người tiêu dùng Hàn Quốc phát hiện, kem làm trắng da VISION do Trung Quốc sản xuất có hàm lượng thủy ngân cao tới 15.698 ppm, vượt mức cho phép gần 16.000 lần; “Cao tẩy vết nám” (Qubangao) vượt từ 120 đến 5.212 lần; mỹ phẩm Melanin treatment không rõ nguồn gốc vượt hơn 500 lần.

Mỹ phẩm Trung Quốc chứa độc tố gấp 16.000 lần mức cho phép
Mỹ phẩm Trung Quốc chứa độc tố gấp 16.000 lần mức cho phép
Hồi tháng 5-2012, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã đưa tin các loại mỹ phẩm làm trắng da và tẩy vết nám nhãn hiệu Cổ vận, Dung Quý Phi có hàm lượng thủy ngân cao tới 60.000 lần khiến người sử dụng bị trúng độc thủy ngân, thậm chí bị suy thận.
Tại Việt Nam, mỹ phẩm Trung Quốc tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là ở những khu công nghiệp, trường đại học, chợ đêm... với mẫu mã vô cùng phong phú, đa dạng và giá thành rất rẻ nên thu hút được nhiều người. Tuy nhiên chất lượng của các loại mỹ phẩm này vẫn còn là một dấu hỏi.

Bên cạnh đó, vào ngày 9/1 vừa qua, cơ quan chức năng Hà Nội đã phát hiện phát hiện hơn 2,5 tấn mỹ phẩm nhập lậu. Các loại mỹ phẩm phát hiện gồm nhiều chủng loại: dầu gội đầu, thuốc ủ tóc, sữa tắm... mang nhãn mác của nhiều nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Ý và Việt Nam. Nhưng thực chất, chúng đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.

  • Duyên Duyên (Tổng hợp)

Mỹ phẩm Trung Quốc chứa độc tố gấp 16.000 lần
.(ĐVO) - Viện người tiêu dùng Hàn Quốc vừa tiến hành kiểm nghiệm và phát hiện 3 loại sản phẩm làm trắng da...


********************

Lật tẩy hoa quả Trung Quốc mác "xịn"
(Kienthuc.net.vn) - Có phần tươi ngon bắt mắt, cạnh tranh về giá cả hơn hoa quả Việt, nhưng những hoa quả ngoại mác Trung Quốc luôn tiềm ẩn tác hại với người tiêu dùng.

Người tiêu dùng đi chợ thật đau đầu để lựa chọn những hoa quả Việt Nam trong khi hàng hóa Trung Quốc đang tràn ngập thị trường. Vậy làm thế nào để có thể chọn lựa được những hoa quả thuần Việt, không độc hại khi sử dụng.

Kiến Thức xin đưa ra một số cách nhận biết những loại hoa quả ngoại mác Trung Quốc để người tiêu dùng tinh ý hơn khi đi mua.

Cam Vinh, cam Canh với cam Trung Quốc 

Trước thông tin một lượng cam lớn ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) bị phát hiện nhuộm màu nhân tạo độc hại cho bắt mắt đã dấy lên sự lo ngại cho người tiêu dùng Việt.

Vào thời gian này, theo một số chủ buôn thì cam Trung Quốc có giá đắt đỏ hơn các loại cam trong nước nên họ không nhập hàng nhiều. Theo tìm hiểu từ những chủ buôn tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) thì hiện tại cam Canh, cam Văn Giang, cam Vinh, cam đường Canh của Hưng Yên giá từ 20.000-25.000 đồng/kg, quýt Sài Gòn quả tròn nhỏ, vỏ bóng có giá 30.000 đồng/kg; cam sành Sài Gòn vỏ sần giá 20.000 đồng/kg. Riêng cam Trung Quốc có vỏ màu vàng, múi cam hơi đỏ, trông rất hấp dẫn nhưng các chủ buôn lại rất ít nhập.

 Cảnh giác với cam Trung Quốc nhuộm phẩm màu bắt mắt 

Người tiêu dùng cũng nên lưu ý khi đi mua cam tại các cửa hàng chuyên kinh doanh trái cây nhập khẩu. Có những loại cam vàng đượm, rất bắt mắt được để trong tủ lạnh, dán tem in chữ Trung Quốc nhưng chủ quán lại khẳng định, cam này là cam các nước khác, không có hàng Tàu.

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tốt nhất người tiêu dùng không nên chọn những trái cam có màu bóng đẹp, bắt mắt khi mua ở bất cứ chợ, sạp hoa quả hay hàng bán rong nào. 

Cam Canh, cam Vinh, cam Văn Giang thường có màu sắc và hình dáng không bắt mắt, nhưng người tiêu dùng nên chọn mua những loại cam này để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nho  
Mỹ, Úc với nho 
 Trung Quốc
Nhiều người ham rẻ, đã mua nhầm phải nho Trung Quốc, trong khi đó các tiểu thương lại quảng cáo khơi khơi là nho Mỹ. Nho Trung Quốc đang bán tràn lan trong các chợ và trên các sạp hàng ngoài trời. 

Những chủ buôn nho Trung Quốc luôn thách giá rất cao tới vài trăm nghìn, nhưng sau một hồi khách nhỏ to mặc cả, khách được đồng ý mua với giá khoảng trăm hoặc vài chục đồng. Còn nếu là nho đỏ Úc và Mỹ, giá trên thị trường theo nhiều người bán hoa quả, khoảng trên 200 nghìn đồng/kg. 

Khách muốn phân biệt, theo nhiều người, chỉ có hai cách là nếm và nhìn bằng mắt thường. 

 Nho đỏ Mỹ (trái) và nho Trung Quốc (phải) có sự khác biệt khá lớn. Trong khi nho Mỹ quả cứng và có màu sậm thì nho Trung Quốc mềm, mọng hơn và có màu nhợt nhạt.
 Khi bổ ra, nho Mỹ nhìn rất chắc thịt và không có hạt (trái) trong khi nho đỏ Trung Quốc có nhiều hạt và ruột khá rỗng, bóp vào thấy rất nhão (phải).

Theo chị Nga, quản lý của Green Day Mart, việc phân biệt nho Trung Quốc và nho Mỹ không quá khó. Nho Trung Quốc to, tròn, ăn có vị chua và khá mềm. Trong khi đó, nho Mỹ dài, thuôn, ăn ngọt và giòn. Khi bổ ra, nho Mỹ nhìn rất chắc thịt và không có hạt, trong khi nho đỏ Trung Quốc có nhiều hạt và ruột khá rỗng, bóp vào thấy rất nhão.

Trả lời báo giới trước đó, ông Nguyễn Văn Ngã - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 2 (cục Bảo vệ thực vật) cho biết, không có bất kì doanh nghiệp nào nhập khẩu từ Trung Quốc, trên giấy tờ các doanh nghiệp chỉ nhập cherry từ Mỹ, Canada… Như vậy, các loại cherry giá rẻ trên thị trường nếu nhập khẩu từ Trung Quốc thì 100% là nhập lậu và chất lượng loại cherry Trung Quốc như thế nào vẫn chưa được kiểm nghiệm.

Táo Mỹ với táo Trung Quốc 

Ông Nguyễn Xuân Hải, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Kleve (nhập khẩu trực tiếp và là hệ thống bán lẻ hàng đầu về các sản phẩm trái cây tươi nhập khẩu chính thức từ các thị trường Mỹ, Canada, Úc và New Zealand) - cho biết: Người tiêu dùng dựa vào màu sắc và hình dáng các loại táo để phân biệt. Sự phân biệt này cũng không quá khó vì táo Mỹ có những đặc điểm riêng và cũng chỉ có một số loại nhất định.

Theo đó, táo Trung Quốc quả thường tròn, được bọc trong lưới xốp (lưu ý khi bóc lưới xốp ra thấy rất nhiều hạt trắng mịn đọng trên vỏ quả, đó là do hóa chất bảo quản vỏ bị bay hơi). Còn táo New Zealand, Mỹ thì hình dáng hơi vuông (có góc cạnh), cao thành.

 Táo Ambrosia Mỹ

Một số loại táo đang được ưa chuộng trên thị trường như táo Ambrosia Mỹ (quả to, dài, có màu đỏ xen lẫn vàng kem, ngọt, giòn và rất thơm); Táo Fuji Mỹ (Quả màu đỏ với các chấm đỏ hồng tới đỏ đậm); Táo Xanh Mỹ (Quả màu xanh lá, vị chua đậm, rất giòn, nhiều nước); Táo Gala (Sọc hồng cam trên nền vàng, khá giòn và ngọt).

Hầu hết các loại trái cây nhập khẩu đều có chất bảo quản để giữ thời gian dài trong quá trình vận chuyển. Tốt nhất, người tiêu dùng nên sử dụng trái cây trong nước để bảo đảm tươi ngon; mua trái cây đúng mùa (vì trái cây trái vụ thường phải “xử lý” chất kích thích tăng trưởng, bảo quản nhiều hơn). Để hạn chế hóa chất tồn dư, người tiêu dùng nên ngâm trái cây trong nước muối loãng 30 phút và gọt, bóc vỏ trước khi ăn. Tuyệt đối không ăn trái cây có ruột bị nhũn, màu khác thường và có mùi lạ.

Cách phân biệt các loại hoa quả khác
Quýt: Quýt Trung Quốc vào Việt Nam được quảng cáo là quýt nội. Quýt Trung Quốc vỏ dày, bóng và khi bóc ra 2 đầu múi thường bị khô, chai. Quýt Việt Nam vỏ mỏng, thường bị nám.
Lựu: Lựu Việt Nam trái nhỏ, hột nhiều, dày, màu da xanh. Lựu Trung Quốc to, tròn, vỏ mỏng, màu trắng hồng.


TIN BÀI LIÊN QUAN
























(ĐVO) - Mẫu sinh vật lạ trên quần áo phát hiện ở Phú Yên vừa được chuyển tiếp đến Viện Tài nguyên sinh thái Hà Nội. Trước đó, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn đã kiểm nghiệm mẫu sinh vật này nhưng không thể xác định được loài côn trùng, ký sinh trùng.


Có thể là loài đột biến
Theo ông Lê Ngọc Linh, Viện phó Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn: “Viện chúng tôi chuyên nghiên cứu về côn trùng, ký sinh trùng nhưng chưa bao giờ gặp loài sinh vật này vì nó không thuộc các loài côn trùng, ký sinh trùng nào hết.
Đối chiếu trong các sách nghiên cứu, chúng tôi cũng không thấy loài sinh vật này. Trong thực tế, chúng tôi cũng chưa bao giờ gặp một sinh vật nào giống như mẫu sinh vật này, nó khá lạ".

Cùng ngày, Viện đã chuyển tiếp mẫu trên đến Viện Tài nguyên sinh thái Hà Nội - đơn vị chuyên nghiên cứu về sinh vật lạ - để tiếp tục kiểm nghiệm, xác định loài, theo ông Linh.
Đến giờ này các chuyên gia vẫn chưa xác định được loài của sinh vật này
Đến giờ này các chuyên gia vẫn chưa xác định được loài của sinh vật này
Kỹ sư Lê Đình Dũng, khoa Côn trùng, Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, không loại trừ khả năng đây là loài bị đột biến, hoặc loài mới. Ông Dũng băn khoăn: “Tôi chưa gặp trường hợp giống như vậy bao giờ. Phải chăng mọi người đã phóng đại sự việc? Trong mấy chục năm làm chuyên môn, tôi chưa gặp sinh vật nào giống như vậy”.
Theo ông Dũng, địa phương cho rằng đây là con giòi (ấu trùng), nhưng môi trường như cái áo làm sao con giòi phát triển được vì nhiệt độ cao, không có dinh dưỡng. Giòi chỉ phát triển ở các bãi rác, bãi phân… nơi có nhiều chất hữu cơ.
Giả thiết đây là bọ chét chó, mèo, cũng vô lý vì bọ chét nhìn là nhận ra ngay, nó nhảy rất dữ chứ không phải bò lúc nhúc, trứng của nó hầu như bất động. Hơn nữa con bọ chét không thể sinh sôi phát triển trong nước mà nó ký sinh trên động vật.
Có thông tin là sinh vật này sinh sôi trong nước, tự đứt khúc sinh ra từ từ. Ông Dũng cho rằng nếu đúng như mô tả thì chỉ có con sán xơ mít, lợn, bò, chó… mới đứt từng khúc như vậy, nhưng những loài này không phải là côn trùng. Mà con sán thì phải sinh sôi trong môi trường ruột người, lợn, chó…
"Nếu có mẫu tôi sẽ định loại nhanh là loài nào, giống nào, ngành nào, bộ nào, trừ trường hợp nó bị đột biến. Cũng có khả năng những người bán hàng gây mất uy tín lẫn nhau”, ông Dũng nói.
Theo kỹ sư Lê Đình Dũng, mấy năm trước có người nhập khẩu một loài ấu trùng lạ từ Ukraine về làm thức ăn cho cá cảnh. Ông đã phân loài, xác định đây là ấu trùng ruồi Nhuế chứ không phải ấu trùng muỗi như họ khai. Sau đó loài này bị cấm nhập khẩu. Nếu để con này trưởng thành thì Việt Nam sẽ có một loài ruồi mới.
Như vậy, sau hàng loạt nỗ lực của các nhà khoa học, những sinh vật được cho là phát hiện trên bộ quần áo xuất xứ Trung Quốc được chị Ngô Thị Kim Oanh ở thôn Quang Hưng, xã Hòa Quang Nam, huyện Phú Hòa, Phú Yên, phát hiện khi ngâm vào nước vẫn là một loài… lạ.
Bệnh cũng vẫn lạ
Có tới 24 người ở huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) bị tử vong do viêm da dày sừng bàn tay bàn chân ở người hồi tháng 7/2012 nhưng đến nay đây vẫn là một căn bệnh lạ.
Căn bệnh này xuất hiện ừ cuối năm 2011, tại Ba Tơ, Quảng Ngãi, một số người dân phát hiện căn bệnh kỳ lạ đột nhiên bàn tay, chân bì dày lên và lở loét.
Tính đến ngày 20/10/2012, tỉnh Quảng Ngãi đã ghi nhận 216 ca mắc bệnh, tái phát là 52 ca, có 13 ca tử vong do hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân và 11 ca tử vong tại cộng đồng trong thời điểm xuất hiện bệnh nhưng chưa biểu hiện rõ triệu chứng của hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân...
Và căn bệnh quái ác cũng vẫn được gọi là bệnh lạ
Và căn bệnh quái ác cũng vẫn được gọi là bệnh lạ
Ngay sau đó, Bộ Y tế đã huy động đông đảo các chuyên gia trong lĩnh vực y tế để tìm hiểu nguyên nhân nhưng kết quả là chưa tìm thấy bằng chứng về các mối nguy cơ do vi khuẩn, virus từ các mẫu xét nghiệm đất, nước, lương thực thực phẩm.
Các nhà chuyên môn cũng chỉ đưa ra giả thiết, bệnh lạ tại Quảng Ngãi là hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân có thể liên quan nhiều đến nhiễm độc trên người bệnh dinh dưỡng kém.
Ngày 28/6, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát đi thông báo nói rõ đến thời điểm này vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh đối với người dân huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi, mặc dù có sự tham gia của các chuyên gia WHO và Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh Mỹ (USCDC) trong quá trình điều tra thực địa vùng “bệnh lạ”.
Và khi chưa thể xác định, căn bệnh này vẫn được gọi với cái tên: bệnh lạ.
Nhiều người đặt câu hỏi năng lực chuyên môn của các nhà khoa học, y tế có hạn hay trách nhiệm chưa tới tầm để rồi tất cả vẫn được cho là... lạ?.
Bích Ngọc (tổng hợp)













**********
Gà Trung Quốc "giống y đúc" gà Yên Thế? (GD 19-1-13) -- (Những người như) ông Trần Đăng Thanh sẵn sàng làm chứng!
Một con là gà Yên Thế (Bắc Giang) và một con gà Trung Quốc để cạnh nhau, chúng giống nhau như “đúc”. Điều đó dẫn đến lo ngại về sự mập mờ để “ăn theo”, ép giá, làm hại tới thương hiệu gà Yên Thế - một đặc sản đã được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý vùng miền của Bắc Giang.
ThuocladientuVIP.com- Cai thuốc lá thành công trong 4 ngày sử dụng !


SIM SỐ ĐẸP Giá Rẻ Nhất Việt Nam_Click vào đây để có sim TÀI LỘC năm mới như ý

Mập mờ gà Yến Thế và gà Trung Quốc
Về hình dáng, màu lông, dáng đi, mầu mắt, móng chân, mỏ và màu da cả gà Yên Thế và gà Trung Quốc giống y chang nhau. Chỉ khi kiểm tra quy trình nuôi, chăm sóc và dùng hai loại thịt gà nói trên để so sánh thì mới biết được gà nào là gà Yên Thế và gà Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhiều bà nội chợ đang lo ngại, người bán sẽ viện cớ gà Yên Thế – đặc sản vùng miền đã được cấp chứng nhận bảo hộ sở hữu trí tuệ của Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ để trà trộn với các loại gà khác, bán gà Yên Thế “nhái” với giá thành cao hơn.
Nguồn cung gà Yên Thế có thể đảm bảo cho tiêu dùng vào dịp tết Quý tỵ 2013. Ảnh minh họa

Đặc biệt, với các loại gà của Trung Quốc, dù không hẳn là gà thải loại nhưng không người tiêu dùng nào biết được quy trình chăn thả, lượng tồn dư kháng sinh ra sao, có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không lại bán với tên gà Yên Thế, điều này nguy hại cho cả người tiêu dùng, người chăn nuôi và đặc sản địa phương.
Thậm chí, có không ít người chăn nuôi gà Yên Thế cũng nói rằng, ăn gà Yên Thế và gà Trung Quốc thì nhận biết rõ hơn. Còn ăn gà Yên Thế và ăn gà ta của các địa phương khác thì có “trời” biết.
Chính sự “lập lờ” giữa một bên là gà “đặc sản” và những loại gà ta thông thường và gà thải loại Trung Quốc, nhất là trong dịp Tết Quý tỵ này, khi nhu cầu dùng gà ta tăng lên, đẩy người tiêu dùng trước nhiều thách thức mới trong lựa chọn gà. Với gà Yên Thế - dù có uy tín, đánh giá cao, có thương hiệu nhưng qua mùa kinh doanh dịp tết năm nay, chưa ai biết được sẽ đem lại tiếng “thơm” hay “ác cảm” khi người dùng không có được sự phân biệt rõ ràng.
Đặt hai con gà: Gà Yên Thế và gà Trung Quốc cạnh nhau, không thể phân biệt được sự khác nhau. Ảnh minh họa

Phân biệt bằng cách nào?
Theo Sở Công Thương Bắc Giang, đặc sản gà đồi Yên Thế gồm 2 loại giống gà Mía lai (giống được lai giữa gà trống Mía và gà mái Lương Phượng) và gà Ri lai (giống được lai giữa gà trống Ri với gà mái Lương Phượng). Trong khi đó, giống gà mái Lương Phượng là giống gà của Trung Quốc được nhập nội.
Bà Nguyễn Thu Hiền - Trưởng phòng chăn nuôi (Sở NN-PTNT Bắc Giang) cho biết, đối với gà chưa qua giết mổ, nếu là gà loại thải thì bộ lông xơ xác, xù lên, trông rất thưa; lông đầu gà thường trụi, chân khô, hậu môn ướt, hay chảy dịch nhớt, mùi hôi… Mỏ gà thường bị cắt khi còn nhỏ nên mỏ bên trên ngắn hơn bên dưới. Trong khi đó, nếu là gà đồi Yên Thế, bộ lông mượt, sáng bóng, đẹp mã.
“Gà đồi Yên Thế được nuôi theo hình thức bán chăn thả, ngoài thức ăn do con người cung cấp, con gà còn có thể tự tìm kiếm được các loại vi chất dinh dưỡng khác trên bãi chăn. Trong khi đó, gà loại thải thường đã đẻ nhiều lứa và được nuôi theo hình thức công nghiệp. Chính vì có thời gian nuôi lâu hơn nên có thể không tránh khỏi việc tích tụ và dư thừa các kháng sinh, hóa chất. Ngoài ra còn có thể có thêm chất kích thích đẻ trứng nữa. Vì thế người tiêu dùng hết sức chú ý đến điều này khi lựa chọn gà”, bà Hiền chia sẻ.
Gắn tem lên lồng, lên gà, lên phương tiện để chứng minh đó là gà Yên Thế là cách làm mà Bắc Giang muốn bảo vệ đặc sản gà Yên Thế của mình. Ảnh minh họa

Còn theo những người chăn nuôi gà lâu năm ở Yên Thế, để phân biệt gà đồi Yên Thế với các loại gà “tàu” với người nuôi gà chuyên nghiệp thì không khó nhưng với người tiêu thụ bình thường thì không phải là chuyện dễ dàng.
Gà đồi Yên Thế thường to hơn gà Tàu, giống gà mía có lông bóng mượt, gà trống màu lông đỏ tươi và đuôi ngắn trong khi đó gà Trung Quốc lông đỏ hơn và lông đuôi cong vút. Gà mía mái Yên Thế có màu lông vàng, xám còn gà mái Trung Quốc thường có màu lông vàng nhạt, thưa và đầu trọc.
Cũng theo bà Hiền, đối với gà đồi Yên Thế, độ săn chắc của thịt vừa phải. Da có màu vàng tự nhiên. Lỗ hậu môn nhỏ, không ướt. Mỏ gà ở dạng tự nhiên (không bị cắt). Trong khi đó, gà loại thải thịt có độ dai hơn, ỗ chân lông thưa, da nhợt nhạt, hoặc bị nhuộm màu. Do là gà đẻ loại thải nên lỗ hậu môn rất to. Mỏ gà thường đã bị cắt hoặc mài mòn.













***********

- Ung thư đang tăng nhanh ở Việt Nam (LĐ). Theo số liệu thống kê mới nhất của Hiệp hội Ung thư VN, mỗi năm cả nước có thêm khoảng 150.000 ca mắc bệnh mới và 75.000 ca tử vong do ung thư. Nếu cộng thêm với số bệnh nhân đã mắc tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có khoảng 240.000 – 250.000 bệnh nhân bị ung thư đang điều trị.

Không chừa một ai!
Tại BV Ung bướu TPHCM, lượng bệnh nhân đến khám và điều trị đang ở mức kỷ lục. Mỗi ngày, chỉ tính riêng tại khoa khám bệnh với 9 phòng khám phải gồng gánh cho 1.500 lượt khám. Có nghĩa là mỗi phòng trung bình một giờ phải khám cho khoảng 20 bệnh nhân. Bệnh nhân nghi ngờ ung thư chỉ được gặp BS vỏn vẹn 3 phút thăm khám và chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàn để đối phó với căn bệnh một mất một còn này.
Bà Hoàng L. H. P., 41 tuổi, ở Đồng Tháp, thuộc diện hộ nghèo quanh năm bám mặt với ruộng đồng. Mới đây, thấy xuất hiện dịch ở vú, cơ thể sụt cân, xanh xao đã nhanh chóng đến khám tại BV đa khoa tỉnh. Đến đây, các BS đã khám và làm phiếu chuyển đến BV Ung bướu TPHCM. Sau khi khám và làm các xét nghiệm, các BS khẳng định bị ung thư giai đoạn đầu. Bà P. cho biết: “Tôi còn may mắn là chữa được, ở cùng phòng với tôi toàn là những người ở tỉnh nhưng phát hiện ở giai đoạn 2, 3. Thậm chí, nhiều người mới được đưa vào điều trị không lâu thì phải đưa về nhà nằm chờ chết”.
Các BS cho biết, bệnh nhân mắc ung thư phổi luôn đứng ở vị trí đầu bảng. TS.BS Phạm Xuân Dũng - Phó Giám đốc BV Ung bướu TPHCM - cho biết, chúng tôi thường xuyên khuyên bệnh nhân bỏ thuốc lá vì đây là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi, nhưng rất ít người nghe lời. Mặc dù BV đã có bảng cấm hút thuốc, nhưng nhiều bệnh nhân vẫn lén vào gầm cầu thang hoặc khu vực vắng để “lặp bặp” thuốc. Bệnh nhân N.T.H.P., 62 tuổi, ở Bến Tre khi được hỏi đã mắc ung thư phổi sao còn hút thuốc đã trả lời: “Thèm quá, trước sau gì cũng chết, hút điếu thuốc cho đỡ thèm”. Tuy nhiên, qua tìm hiểu bệnh án, tình trạng bệnh có thể can thiệp được nhưng phần lớn những người mắc ung phổi thường suy nghĩ “dính” ung thư là chết nên ít khi tuân theo lời dặn của BS.
Điều đáng nói, nhiều loại ung thư hiếm gặp đã được phát hiện tại VN như: Ung thư amidan, khí phế quản, lưỡi, túi tinh, túi mật… Mới đây, bệnh nhân Huỳnh Sang L. (18 tuổi, Q.10, TPHCM) nhập viện với triệu chứng bí tiểu cấp, được chẩn đoán ung thư túi tinh. Đây là dạng ung thư rất hiếm gặp. Theo y văn cho tới năm 2008, chỉ có khoảng 50 trường hợp trên toàn thế giới và chưa có trường hợp nào tại Việt Nam. Bệnh nhân có các triệu chứng: Đau hạ vị, đau tầng sinh môn hoặc triệu chứng đường tiểu dưới như bí tiểu, tiểu khó, tiểu gắt, tiểu máu và xuất tinh có máu. Chính vì không có triệu chứng chuyên biệt nên bệnh nhân mắc loại ung thư này thường bị chẩn đoán trễ.
Ung thư không chỉ có ở người lớn mà còn tấn công trẻ em ngày càng nhiều. Bệnh nhi Nguyễn Thị N., 10 tháng tuổi, ngụ tại xã Tân Hưng, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước phải múc bỏ nhãn cầu trái và vào BV Ung bướu để điều trị bệnh ung thư võng mạc. BS cho biết, mắt phải của cháu hiện cũng có khối u nên phải theo dõi thường xuyên và hóa trị nhiều đợt thuốc, nếu không đáp ứng thuốc thì phải tiếp tục bỏ mắt. Đến thời điểm này, gia đình vẫn không biết nguyên nhân tại sao con mình bị bệnh vì cả dòng họ không có ai mắc căn bệnh này.



Bệnh nhân đến khám ung thư đang tăng 7-10% mỗi năm.

Sát thủ mạnh tay nhất
GS BS Nguyễn Chấn Hùng - Chủ tịch Hiệp hội Ung thư VN - cho biết: Ung thư đang được nhận định là “sát thủ” mạnh tay nhất hiện nay. Điều đáng nói, ung thư đang gia tăng nhanh chóng theo từng năm.
Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam, số lượng bệnh nhân mắc ung thư được phát hiện nằm trong “top” các nước có nhiều bệnh nhân ung thư trên thế giới. Kết quả khảo sát năm 2011 cho thấy,  tỉ lệ tử vong do ung thư dạ dày tại Việt Nam cao gấp 5 lần so với Lào, Philippines, Thái Lan và các nước trong khu vực. Trong cả nước, Hà Nội và TPHCM có tỉ lệ người mắc bệnh ung thư vú cao nhất với tỉ lệ 30/100.000 người tại Hà Nội và 20/100.000 người tại TPHCM (năm 2010). Ung thư vú đang trở thành loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và được dự báo có xu hướng tiếp tục tăng.
Mặc dù VN hiện có 6 BV ung bướu, 35 trung tâm/khoa và đơn vị điều trị ung bướu thuộc bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến trung ương và tuyến tỉnh nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu điều trị. Chính vì điều này, nhiều trường hợp mắc ung thư phải sang các nước như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Mỹ, Trung Quốc… để điều trị.
Chỉ tính riêng tại BV K Hà Nội, bệnh nhân đến BV năm sau lại cao hơn năm trước từ 20-30%. Cụ thể: Năm 2007, bệnh nhân khám vú là 2.476 người, đến năm 2011 con số này là 3.011. Bệnh nhân khám phổi năm 2007 là 1.199, đến năm 2011 số này là 2.059 người.
Còn tại TPHCM, năm 2010, TP có 6.800 trường hợp ung thư mới với ung thư phổi, gan là hai loại ung thư hàng đầu ở nam; ung thư vú, cổ tử cung là 2 loại ung thư hàng đầu ở nữ. Chỉ tính riêng tại BV Ung bướu TPHCM, mỗi năm, BV tiếp nhận số trường hợp đến điều trị ung thư tăng thêm khoảng 7-10%. Trong năm 2012, BV tiếp nhận khoảng 20.000 trường hợp, trong đó 78% là bệnh nhân đến từ các địa phương khác.



Bệnh nhân mắc ung bướu phải chịu cảnh 3-5 người/giường.

Độ tuổi mắc ung thư
Về độ tuổi mắc ung thư phổ biến: Nhóm tuổi 0-14 thường mắc các bệnh ung thư máu, mắt, thận, xương, mô mềm. Ở nhóm tuổi 15-24: Người bệnh dễ mắc ung thư tuyến giáp, buồng trứng. Ở nhóm tuổi 25-34: Bệnh nhân bên cạnh mắc ung thư tuyến giáp còn có ung thư đại tràng, gan (nam giới); ung thư vú (nữ giới). Trên 35 tuổi, cả nam và nữ dễ mắc các loại ung thư phổi, gan, đại trực tràng, dạ dày và vòm hầu (nam giới); ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, phổi và tuyến giáp (phụ nữ).
Sau 65 tuổi, ung thư da là một trong những bệnh thường gặp ở cả hai giới, nhưng ung thư vú giảm ở nữ giới. Theo các chuyên gia, dự báo trong những năm kế tiếp, ở TPHCM, tỉ lệ mắc các loại ung thư mỗi năm sẽ tăng 5,4%. Trong đó, ung thư đại trực tràng sẽ gia tăng ở cả hai giới khi tuổi thọ được cải thiện, ung thư tuyến giáp cũng sẽ gia tăng khi phương tiện chẩn đoán phát triển.
Theo BS Lê Hoàng Minh - Phó Chủ tịch Hiệp Hội ung thư VN, các ung thư hàng đầu ở cả hai giới bắt đầu xuất hiện từ sau 40 tuổi và tăng dần theo tuổi tác cho đến sau 80 tuổi thì giảm. Vì thế, để giảm thiểu vấn nạn ung thư cần áp dụng chương trình tầm soát các ung thư hàng đầu của hai giới với đối tượng từ 40 tuổi đến trước 80 tuổi. Riêng ung thư tuyến giáp có thể áp dụng với đối tượng từ 15 tuổi trở lên ở cả hai giới.
Cách phòng tránh ung thư hiệu quả nhất là tạo dựng lối sống lành mạnh. Chẳng hạn, để phòng ung thư phổi thì phải tránh xa thuốc lá, vì 85% số ung thư phổi ở đàn ông và 47% ở phụ nữ là do hút thuốc lá. Có thể ngừa ung thư gan bằng cách tiêm chủng ngừa để loại bỏ viêm gan siêu vi. Ung thư dạ dày hiện đứng hàng thứ ba, nguyên nhân chính là vi khuẩn H.Pylori cao, ô nhiễm khói thuốc lá và thức ăn muối mặn. Ung thư đại trực tràng liên hệ chặt chẽ với lượng tiêu thụ thịt, mỡ động vật và chất sợi.
Hiện nay, điều trị ung thư có 3 phương pháp chính (phẫu trị, xạ trị, hóa trị) và các phương pháp phối hợp. Để phòng chống ung thư một cách hiệu quả, bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, con người cần tuyên truyền cho người dân hiểu, hạn chế tối đa tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh qua đó làm giảm tỉ lệ mắc bệnh. Ngoài ra, mỗi người dân cần tăng cường kiểm tra sức khoẻ để phát hiện sớm can thiệp kịp thời nhằm giảm tỉ lệ tử vong do ung thư.



Bệnh nhân ghép thận dễ bị ung thư
Khảo sát của nhóm bác sĩ BV Chợ Rẫy và BV Đại học Y dược TPHCM sau khi theo dõi trên 550 bệnh nhân sau ghép thận (từ tháng 12.1992 - 5.2012) được công bố mới đây cho thấy có 17 bệnh nhân (3,1%) bị ung thư sau ghép thận.
Loại ung thư các bệnh nhân thường mắc là ung thư đường tiết niệu, tử cung, vú, hạch, lưỡi, dạ dày... Sau đó có 11/17 bệnh nhân tử vong (gần 65%).
TS-BS Dư Thị Ngọc Thu - khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM - cho biết, ghép thận là một trong các phương pháp điều trị thay thế tối ưu cho những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Sau ghép, người bệnh phải sử dụng lâu dài thuốc ức chế miễn dịch và được khuyến cáo là có khả năng phát sinh ung thư sau ghép. Tỉ lệ ung thư sau ghép cao hay thấp còn tùy thuộc vào sự đáp ứng của từng người và từng bệnh khác nhau. Điều trị ung thư sau ghép càng khó khăn hơn trên cơ địa suy giảm miễn dịch và vì thế làm tăng tỉ lệ tử vong.








Tổng số lượt xem trang