Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Việt Nam và chuyện 'phủ quan cả nước'

-Việt Nam và chuyện 'phủ quan cả nước'-Nguyễn Giang
bbcvietnamese.com
Hệ thống phình to là gánh nặng cho tiền thuế của dân

Trả lời chất vấn trước Quốc hội, sáng 18/11/2014, Bộ trưởng Nội vụ Việt Nam, ông Nguyễn Thái Bình nói hơn 99% công chức hoàn thành nhiệm vụ, căn cứ vào báo cáo từ các bộ ngành và địa phương.

Nhưng cũng mới hồi tháng 10 vừa qua, báo chí Việt Nam trích Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) cho rằng, khoảng 25-30% công chức, viên chức khu vực nhà nước có “chất lượng lao động thấp”.
Như vậy, nếu 100% họ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng công việc chỉ còn chừng 70% là tốt, là có ích, còn lại là dở.
Nhưng trong lúc ta cần một điều tra chi tiết về chất lượng dịch vụ công mà các cơ quan nhà nước ở Việt Nam đem lại cho dân, điều rõ thấy nhất là chính số lượng rất đông đảo cán bộ, quan chức ở Việt Nam đang là một vấn đề.
Báo chí Việt Nam vài năm qua đã nhắc đến chuyện một xã nghèo là Quảng Vinh, huyện Quảng Xương ở Thanh Hóa có con số kỷ lục 500 cán bộ.

Chế độ đông quan
Thanh Hoá cũng có con số gần 43 nghìn cán bộ cả tỉnh cho 673 xã.
Với 3,5 triệu dân, tỉnh này có số quan gần bằng 47 nghìn quan chức, viên chức chuyên trách của bộ máy Liên hiệp châu Âu (500 triệu dân).
Và chắc đây không phải là tỉnh duy nhất 'phủ sóng bằng quan' trên mọi địa bàn ở Việt Nam.
Quan chức thời này là những ai mà đông như vậy?
Chỉ ở cấp xã thôi, Điều 3, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam nêu ra một danh sách cán bộ có quyền lực với dân, và được hưởng lương bổng rất dài:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Ngoài ra, công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
a) Trưởng Công an;
b) Chỉ huy trưởng Quân sự;
c) Văn phòng - thống kê;
d) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
đ) Tài chính - kế toán;
e) Tư pháp - hộ tịch;
g) Văn hoá - xã hội.

Căn cứ vào đây thì quả không có gì quá đáng khi Việt Nam bị phê là đang có hệ thống trị dân toàn diện, bao phủ mọi ngóc ngách của đời sống, khiến xã hội dân sự không còn chỗ thở.
Nhưng triết lý phủ sóng bằng quan ở cả nước còn có hệ quả nghiêm trọng với quốc gia ở ba lĩnh vực.
Đầu tiên là kinh phí ngân sách nhà nước Việt Nam mà thực chất là tiền thu từ dân, thuế doanh nghiệp, tiền vay nước ngoài, tiền bán tài nguyên...phải gánh chịu để nuôi bộ máy khổng lồ phi sản xuất.


Người dân phải góp thóc nuôi cán bộ xã ở một số tỉnh
Điều thứ nhì là dù chính phủ trung ương nỗ lực cải tổ nền kinh tế nhưng ở hàng nghìn xã có những đội ngũ đông đảo cán bộ luôn sẵn sàng bảo vệ quyền lợi riêng nên gây cản trở cho công cuộc hiện đại hóa, dân chủ hóa.

Và điều nữa là hệ thống này áp đặt cơ chế xin - cho vào đời sống xã hội.
Hiển nhiên, về nguyên tắc, bộ máy quan liêu ở đâu cũng có xu hướng ngày càng phình to - một ví dụ bị phê phán là các cơ quan thuộc Liên hiệp châu Âu - nhưng ở Việt Nam, vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều vì con số quan chức quá đông.

Hệ thống độc thoại
Trong những lần các lãnh đạo nhất gặp gỡ cử tri, nếu nhìn kỹ ra thì số ‘cử tri’ đa phần đó cũng là cán bộ về hưu, cựu chiến binh, công nhân viên có chân trong Mặt trận, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Nông dân ở phường xã.
Như thế xét cho cùng đó chỉ là cuộc nói chuyện của hệ thống với chính nó.
Và bỏ phiếu tín nhiệm xét cho cùng cũng khó thay đổi được gì vì đây là chuyện của những người giống nhau, tín nhiệm nhiều hay ít với nhau, mang tính nội bộ.
Kể cả khi có sự bất tín nhiệm một vài chục vị, thậm chí hàng trăm vị ở trung ương thì tình hình với hơn 3 triệu quan chức trải khắp các tỉnh thành cũng không có gì thay đổi.
Hàng ngày họ vẫn lĩnh lương, vẫn hưởng các phụ cấp, trợ cấp và thậm chí như Nghị định 92 ghi rõ, nếu họ có về nghỉ thì vẫn đàng hoàng hưởng 90% lương, và nhỡ có chết thân nhân còn được tới 10 tháng lương lo ma chay.
Đây là một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử Việt Nam vì làm quan thời phong kiến cũng phải thi cử đàng hoàng (viết được chữ Nho không dễ), còn làm cán bộ ở Việt Nam như chính Nghị định 92 ghi, chỉ cần trình độ sơ cấp.
Nước nào thời nay cũng có bộ máy quan liêu điều tiết nhiều hoạt động của xã hội nhưng ở đa số các quốc gia tiên tiến nó bị hạn chế bởi lá phiếu cử tri qua cơ chế dân chủ và truyền thông tự do.
Còn ở Việt Nam, nó đến từ Liên Xô và Trung Quốc, và du nhập trong bối cảnh chiến tranh nên ngay từ lúc sinh ra đã được ‘cài đặt’ mã kiểu Leninism để kiểm soát toàn diện cả xã hội.
Trong truyện ngắn chỉ có đúng một đoạn văn, ‘Del rigor en la ciencia’, Jorge Louis Borges kể câu chuyện ở xứ nọ người ta tạo được tấm bản đồ hoàn hảo, tỷ lệ 1-1.
Quả là tuyệt, vì bản đồ nào có thể chính xác hơn, toàn diện hơn tỷ lệ ôm trọn cả lãnh thổ quốc gia như thế?
Nhưng trong tác phẩm ẩn dụ tạm dịch là ‘Sự chính xác của khoa học’, Borges viết tấm bản đồ to bằng đúng quốc gia đó đã trở nên vô dụng.
Bởi xem bản đồ cũng chẳng khác gì đi luôn ra ngoài thực địa nên chẳng còn ai cần nó nữa.
Còn ở Việt Nam, chuyện không tinh tế như thế mà rất thực tiễn: đó là chuyện bát cơm.
Khổ tâm nhất là ở xã Quảng Vinh, Thanh Hóa chính quyền phải thu lúa gạo của dân để nuôi cán bộ, cứ năm tấn thóc thì thu một tấn, theo báo Việt Nam.


-Bắt tạm giam một loạt quan “ăn” đất ở TP Hạ Long
(NLĐO Thứ Tư, 30/04/2014 09:10)- Cơ quan điều tra CA tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố, bắt tạm giam 6 quan chức ở TP Hạ Long lợi dụng chức vụ quyền hạn để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái quy định ở Bãi Cháy (TP Hạ Long), gây thiệt hại cho Nhà nước khoảng 9,6 tỉ đồng.

Ông Đặng Quang Thép, một trong số 6 quan chức bị khởi tố, bắt tạm giam - Ảnh: Báo Quảng Ninh


Ngày 29-4, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, chức vụ (PC46, Công an tỉnh Quảng Ninh) đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 đối tượng liên quan về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.


Các bị can bị bắt tạm giam gồm: Đặng Quang Thép (SN 1959, nguyên chủ tịch UBND phường Bãi Cháy, hiện là cán bộ Ủy Ban MTTQ TP Hạ Long), Đỗ Quang Phan (SN 1976, cán bộ địa chính phường Bãi Cháy), Phạm Hùng Cường (SN 1956, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển tài nguyên có trụ sở tại phường Bãi Cháy); Nguyễn Minh Thanh (SN 1983), Đặng Quang Hiển (SN 1978) và Lê Truyền (SN 1977), là 3 cán bộ Phòng Tài nguyên môi trường TP Hạ Long.


Theo Văn phòng Công an tỉnh Quảng Ninh, căn cứ kết quả điều tra, xác minh theo tin báo, tố giác của người dân, ngày 19-2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hạ Long đã ra quyết định khởi tố vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và khởi tố bị can, bắt tạm giam Đào Nam Thành (nguyên là Phó phòng Tài nguyên môi trường - Phó Giám đốc trung tâm phát triển quỹ đất TP Hạ Long) về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái quy định đối với một số lô đất thuộc địa bàn phường Tuần Châu, Hùng Thắng, Bãi Cháy, TP Hạ Long, gây thiệt hại cho Nhà nước khoảng 9,6 tỉ đồng.


Sau đó, Công an TP Hạ Long đã chuyển hồ sơ cho Phòng PC46 - Công an tỉnh Quảng Ninh thụ lý điều tra mở rộng vụ án. Quá trình điều tra, Phòng PC46 đã làm rõ hành vi phạm tội của 6 đối tượng trên và ngày 28-4 đã khởi tố, bắt tạm giam cả 6 bị can.


Như vậy, liên quan đến vụ án này, Công tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố, bắt tạm giam 7 bị can.


Hiện Phòng PC46 - Công an tỉnh Quảng Ninh vẫn tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.


Trọng Đức

4 cán bộ xã “ăn đất” lãnh 180 tháng tù
Quan xã “ăn đất”, "ăn" cả tiền hỗ trợ lũ lụt của dân
23 cán bộ “ăn” đất hầu tòa



BÙI ĐÌNH QUYÊN
Nghe vẻ nghe ve
nghe vè TÒA án
Nhân dân ta thán
Vô phúc gặp quan
có bàn tay nhám
Tay đã nhúng chàm
của ĐÚT quan HAM

xã hội tắc loạn.
TÔI là dân oan
gặp cảnh trái ngang
tai bay vạ gió
trở nên khốn khó
cũng bởi quan tham.
Cái miệng nhà quan
có GANG có THÉP
có KÌM có KẸP
có KIM CHỈ NAM.
TIỀN BẠC VÒNG VÀNG
chạy vào túi QUAN
ăn đồng chia đủ.
Ai cũng có phần
mạnh tay chém, chặt
dân chết cũng mặc.
Luật pháp qua quan
(khôn ngoan qua "CÒ").
Đi đêm không lo
có CÒ lo hết.
Đồng tiền “chi đẹp”
là đồng tiền khôn.
Sức mạnh phi thường
bôi trơn công lý.
Những chuyện phi lý
quan cũng nghĩ ra
hại người lợi TA.
(QUAN TÒA THANH LIÊM
trở thành chuyện HIẾM).
Đồng tiền đến đâu
quan xâu đến đó
biến không thành có
biến có thành không.
Quan nhận vàng ròng
không "CHI" thì chết
đi theo mỏi mệt...
Vàng thau lẫn lộn
Đồng đá nhập nhèm
Đổi trắng thay đen
Hiền lành QUAN siết
Kêu ca QUAN triệt
Dân oan chịu thiệt
Quan chức bất cần
miễn là đầy túi.
Tòa lắm THAM QUAN
Tội cho dân oan
"QUAN THAM QUAN THAM
THAM QUAN THAM QUAN"

Tổng số lượt xem trang