Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Phát hiện tàu quét mìn, tàu tên lửa Trung Quốc ở khu vực giàn khoan 981

--Phát hiện tàu quét mìn, tàu tên lửa Trung Quốc ở khu vực giàn khoan 981
(PetroTimes) - Hôm nay, 28/5, Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 120 tàu các loại bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 và bố trí các tàu này ở nhiều hướng. Trên mỗi hướng, Trung Quốc duy trì từ 6 đến 8 tàu để ngăn chặn lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam tiếp cận giàn khoan. Đặc biệt, đã phát hiện 2 tàu quét mìn của Trung Quốc hoạt động trên khu vực.

Tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc.

Vào lúc 6 giờ sáng nay, trong lúc tàu Kiểm ngư của Việt Nam mang số hiệu KN 630 đang ở vị trí cách khu vực giàn khoan khoảng 10 hải lý để làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động Trung Quốc rút giàn khoan trái phép ra khỏi vùng lãnh thổ Việt Nam thì đã bị 3 tàu của Trung Quốc bao vây, chặn đầu, ép sát. Sau đó, tàu Hải tuần mang số hiệu 22 của Trung Quốc đã tấn công tàu KN 630 của ta bằng vòi rồng trên cả hai hướng trước và sau mũi tàu. Chỉ đến khi tàu CSB 8003 cơ động đến hỗ trợ thì các tàu Trung Quốc mới tản ra.
Xin nói thêm, 5 ngày trước, tàu Kiểm ngư 630 đã bị tàu Trung Quốc dùng vòi rồng và súng phun nước tấn công làm hư hỏng nặng và làm 3 kiểm ngư viên bị thương. Tuy nhiên, các cán bộ kiểm ngư sau khi được chăm sóc, sức khỏe ổn định đã xin được ở lại tiếp tục làm nhiệm vụ.
Cũng trong buổi sáng nay, tàu CSB 8003 đã tiếp cận gần khu vực mới mà Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981. Nhưng đến vị trí cách giàn khoan khoảng 9 hải lý đã bị các tàu bảo vệ của Trung Quốc dàn thành thế nan quạt nhiều lớp tiến ra ngăn cản trong đó có các tàu mang số hiệu 2406, 31, 3302, 3210 đã cơ động áp sát để ngăn chặn tàu của ta.
Đặc biệt, vào lúc 08h 15 phút, ta phát hiện 02 tàu quét mìn của Trung Quốc số hiệu 840, 843 ở vị trí 15 độ 16 phút Bắc – 111 độ 32 phút Đông và 15 độ 16 phút Bắc – 111 độ 33 phút Đông.
Đồng thời ta cũng phát hiện có 02 tàu Hộ vệ tên lửa không xác định được số hiệu luôn cơ động, thả trôi ở phía Đông giàn khoan Hải Dương 981.
Các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam vẫn cơ động theo dõi chặt chẽ mọi di biến động của giàn khoan Hải Dương 981 và hoạt động của các tàu Trung Quốc. Chúng ta cũng tiếp tục kiên trì tiếp cận giàn khoan ở khoảng cách gần nhất có thể, đồng thời sử dụng các biện pháp tuyên truyền yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Cổng thông tin CSB Việt Nam

-Son Tran
Hình như đảng đang xúi ngư dân ra biển làm nhiệm vụ thăm dò. Có lẽ sau khi nắm bắt tình hình, lực lượng chiến đấu sẽ triển khai ra biển Đông như sau: 

Tiên phong sẽ do lực lương HIV gia đoạn cuối đảm nhận, kế đến là dàn hút chích kinh niên, theo sau đó là thành phần đầu trộm đuôi cướp, cuối cùng là dân. Có người thắc mắc hỏi sao không thấy đảng? Mấy ổng trả lời "Ra trận chết, lấy ai đại diện nhân dân!".


Đùa chút chơi:
TÌNH HÌNH KHẨN TRƯƠNG...ĐẢNG VÀ NHẢ NƯỚC ĐÃ THÀNH LẬP TRONG THỜI GIAN NGẮN NHẤT HẠM ĐỘI 8 THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA VIETNAM TÁI CHIẾM HOÀNG -TRƯỜNG SA




-40 tàu cá Trung Quốc ngang ngược bao vây, đâm chìm tàu cá Việt Nam
VOV.VN- Tàu cá Trung Quốc số 11209 đã đâm chìm tàu cá ĐNA 90152 của Việt Nam ở Nam Tây Nam giàn khoan Hải Dương 981. 
Bản tin thời sự VTV vừa cho biết, vào lúc 16 giờ hôm nay (26/5), tàu cá Trung Quốc số 11209 đã đâm chìm tàu cá ĐNA 90152 của Việt Nam ở Nam Tây Nam giàn khoan Hải Dương 981, cách 17 hải lý.

10 ngư dân trên tàu ĐNa 90152 đã được các tàu của ngư dân Việt Nam vớt và cứu hộ an toàn.
Tại thời điểm xảy sự việc, có 40 tàu cá Trung Quốc ngang ngược bao vây nhóm tàu cá của ngư dân Việt Nam.

Trong khi đó, chiều nay (26/5), thông tin với VOV.VN, đại diện Cục Kiểm ngư cho biết tình hình tại thực địa khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam vẫn rất căng thẳng.

Cục phó Cục Kiểm ngư Việt Nam, ông Hà Lê cho biết, các tàu Hải cảnh, tàu kéo, tàu vận tải của Trung Quốc vẫn tổ chức thành nhiều nhóm từ 8 đến 10 chiếc áp sát các tàu của Việt Nam nhằm vây ép, đâm va, phun nước. Những tác động này của các tàu Trung Quốc không có biểu hiện giảm khi tàu Việt Nam tiến cách giàn khoan từ 5 đến 6 hải lý.
Lực lượng kiểm ngư cũng phát hiện tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu quân sự mang tên lửa của Trung Quốc hoạt động cách giàn khoan từ 15-30 hải lý.
Cũng theo ông Hà Lê, theo quan sát, có thể Trung Quốc đang dịch chuyển giàn khoan về hướng Bắc./.



-Bị tàu lạ đâm chìm, 2 ngư dân Việt Nam tử vong và mất tích trên biển

Dân Việt - Khoảng 17 giờ chiều nay, huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) tiếp nhận 6 ngư dân, trong đó có 1 người đã tử vong vì bị thương, do tàu bị va chạm trước đó đã chìm.


6 ngư dân, trong đó 1 người đã tử vong, đã được đưa về huyện đảo Cô Tô trong chiều nay.

Theo khai báo của các ngư dân, khoảng 4 giờ sáng nay (25.5) tại khu vực có tọa độ 20,26 N – 108 độ 05E (thuộc địa phận TP Hải Phòng), tàu đánh cá số hiệu QNG96180TS lắp 1 máy công suất 155CV, do ông Đặng Văn Dùm (tức Phê), trú tại khu 8 An Dĩnh, Lý Sơn, Quảng Ngãi làm thuyền trưởng. Trên tàu có 6 thuyền viên, đều có hộ khẩu tại An Dĩnh, Lý Sơn, Quảng Ngãi, gồm: Trần Văn Đông (49 tuổi), Đặng Văn Lai (46 tuổi), Lê Văn Cương (50 tuổi), Đặng Ngọc Lễ (33 tuổi), Nguyễn Văn Thành (35 tuổi), Đặng Quang Hoành (27 tuổi).

Được biết, khi tàu này đang neo đậu thì bất ngờ bị 1 tàu lạ thân gỗ, đâm chính diện vào khu vực khoang lái, khiến tàu bị nghiêng và chìm sau đó.

Vụ đâm va mạnh khiến ông Đặng Văn Dùm là thuyền trưởng bị thương nặng, được 5 người trên tàu kịp đưalên chiếc mủng thoát ra khỏi tàu, còn anh Đông không kịp thoát nên đã bị chìm theo tàu.

Đến khoảng 8 giờ 30 cùng ngày, 6 người trên được tàu HP90499PS do anh Đinh Như Sửa (sinh năm 1975, có hộ khẩu thường trú tại xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) cứu giúp.

Đến khoảng 9 giờ, ông Dùm đã tử vong do bị thương quá nặng. Đến 17 giờ thì 5 thủy thủ tàu gặp nạn QNG96180TS và thi thể ông Dùm đã được đưa về huyện Cô Tô.

Theo văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh, ngay sau khi nhận được thông tin, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tới Cô Tô để kịp thời triển khai phương án cứu hộ cứu nạn, cứu chữa người bị thương, khẩn trương kiểm tra hiện trường, lấy lời khai, xác định nguyên nhân ban đầu vụ tai nạn.

Đồng thời các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đã báo cáo với các cơ quan tìm kiếm, cứu nạn trung ương và các bộ ngành triển khai các công tác tìm kiếm cứu nạn, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.



-Trung Quốc đưa tàu hộ vệ tên lửa cách xa giàn khoan 981, giấu kỹ

Thứ Bảy, 24/05/2014 19:23
(NLĐO)- Ngày 24-5, Trung Quốc đã đưa tàu hộ vệ tên lửa ra cách xa giàn khoan Hải Dương 981, neo ở phía Đông Nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và được ẩn giấu kỹ hơn trước.


Tàu chiến của Trung Quốc (phải) lúc còn kè kè bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng biển của Việt Nam - Ảnh: HOÀNG DŨNG




Ngày 24-5, theo tin từ Cục kiểm ngư (Tổng Cục thuỷ sản - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), lực lượng tàu Trung Quốc tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam có 127 tàu (tăng 5 tàu), bao gồm 44 tàu hải cảnh, 18 tàu vận tải, 14 tàu kéo, 50 tàu cá và 1 tàu chiến. Trong khi đó, lực lượng của Việt Nam không có sự thay đổi.

Ngoài ra, Trung Quốc có 4 máy bay, bay ở tầm cao 300-500 m, nhiều vòng trên khu vực lực lượng tàu Việt Nam đang hoạt động bảo vệ chủ quyền.

Đáng chú ý, tàu hộ vệ tên lửa đã được Trung Quốc đưa ra cách xa giàn khoan Hải Dương 981, neo ở phía Đông Nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và được ẩn giấu kỹ hơn trước.

Về phía Việt Nam, tàu Kiểm ngư theo nhóm đồng loạt cơ động, kiên trì đấu tranh, tiến vào gần và áp sát giàn khoan ở khoảng cách 5,5- 6,5 hải lý để tuyên truyền, có lúc đã áp sát giàn khoan ở khoảng cách 3,7 hải lý.

Phản ứng lại, tàu hải cảnh, hải giám, tàu kéo, tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc phản ứng dữ dội, hung hăng, tăng tốc độ ngăn cản và tăng phạm vi ngăn cản hơn những ngày trước (ngăn cản ở phạm vi cách giàn khoan 10-12 hải lý).

Trung Quốc cũng bố trí tàu kéo, tàu cá vỏ sắt đâm va, phun vòi rồng nhằm chia cắt, cản phá đội hình tàu Việt Nam làm 8 tàu chấp pháp của Việt Nam bị hỏng trang thiết bị nghe nhìn, ăng-ten, phần vỏ bị móp méo, 3 kiểm ngư bị thương nhẹ.

Theo nhận định, Trung Quốc đã phản ứng mạnh và nguy hiểm hơn khi lực lượng thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam tiến sâu vào khu vực giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng biển của nước ta. Mặc dù vậy, các tàu Kiểm ngư Việt Nam vẫn quyết liệt đấu tranh, củng cố duy trì lực lượng, duy trì cường độ để tiếp cận giàn khoan hơn thực hiện công tác tuyên truyền, khẳng định Trung Quốc đang xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Nguyễn Quyết

Tàu kiểm ngư Việt Nam áp sát giàn khoan Hải Dương 981
Tàu Trung Quốc giở trò “bẫy” Kiểm ngư Việt Nam hòng quay phim, chụp ảnh
Kiểm ngư Trung Quốc đánh trọng thương 2 ngư dân Việt Nam
Trao trên 6 tỉ đồng cho kiểm ngư, cảnh sát biển và ngư dân bám biển Hoàng Sa





-Ba cảnh sát biển VN bị thương vì tàu TQ tấn công

Các tàu kiểm ngư của Việt Nam có mặt tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 tối hôm qua bị phía Trung Quốc phun vòi rồng khiến ba cảnh sát biển bị thương.

Truyền thông trong nước loan tin này và cho biết thêm tàu Trung Quốc còn dùng đèn pha, loa âm thanh cực lớn để ngăn cản các tàu kiểm ngư của Việt Nam tại khu vực đó.
Vào ngày hôm qua, tàu Cửu Liên 9 của Trung Quốc đâm vào tàu HP926 của Việt Nam làm sập toàn bộ tấm chắn sóng mạn trái của tàu này với một đoạn dài 17 mét. Ngoài ra ống thông hơi của tàu HP926 cũng bị hư, két nước giằng số 2 bị thủng, hệ trục và kết cấu của tàu bị chấn động do cú đâm từ phía tàu Cửu Liên 9 gây nên.
Theo quan sát của phóng viên đi trên tàu HP926 và nhận định của lực lượng chấp pháp Việt Nam thì trong ngày hôm qua, các tàu Trung Quốc gia tăng mức độ hung hăng đối với các tàu của Việt Nam tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt ở đó và đang bị phía Việt Nam phản đối mạnh mẽ.



-Tàu chấp pháp Việt Nam áp sát giàn khoan HD 981
Tàu chấp pháp của Việt Nam vào ngày hôm qua có lúc áp sát đến cự ly dưới 4 hải lý giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Truyền thông trong nước cho biết như vừa nêu và nói rằng trong ngày hôm qua tàu Trung Quốc phản ứng mạnh và gây nguy hiểm hơn khi tàu của phía Việt Nam tiến sâu vào khu vực giàn khoan Hải Dương 981.
Tin tức cho biết có 8 tàu chấp pháp của Việt Nam bị  hỏng thiết bị nghe nhìn, ăng ten, vỏ tàu sau khi bị các tàu của Trung Quốc phun vòi rồng và đâm vào. Có ba cảnh sát biển của phía Việt Nam bị thương vào tối ngày 23 tháng 5.
Phía Trung Quốc hôm qua cho tăng thêm 5 tàu so với ngày hôm trước tổng cộng lên 127 tàu gồm tàu hải cảnh, tàu vận tải, tàu kéo, tàu cá và 1 tàu chiến.
Trung Quốc cũng cho 4 máy bay hoạt động ở độ cao 300 - 500 mét trên khu vực các tàu Việt Nam hoạt động tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981.



-Tàu Kiểm ngư Việt Nam áp sát giàn khoan với cự ly 3,7 hải lý

Đó là thông tin mới cập nhật của Cục Kiểm Ngư thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chiều ngày hôm nay (24/5).

Tàu Kiểm ngư Việt Nam theo nhóm đồng loạt cơ động, kiên trì đấu tranh, tiến vào gần và áp sát giàn khoan Hải Dương-981(Haiyang Shiyou 981) ở khoảng cách 5,5-6,5 hải lý và có lúc đã áp sát giàn khoan ở khoảng cách 3,7 hải lý để thực hiện công tác tuyên truyền yêu cầu phía Trung Quốc rút toàn bộ tàu và giàn khoan ra khỏi khu vực chủ quyền của Việt Nam.

Theo đó, Cục Kiểm ngư cho biết, các tàu chấp pháp của lực lượng Kiểm Ngư Việt Nam vẫn quyết liệt đấu tranh, củng cố duy trì lực lượng, duy trì cường độ để tiếp cận khu vực giàn khoan gần hơn nhằm thực hiện công tác tuyên truyền yêu cầu phía Trung Quốc rút toàn bộ tàu và giàn khoan ra khỏi khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam.

Thông tin về diễn biến thực địa tại hiện trường, Cục này nêu rõ, tàu của Trung Quốc đã phản ứng mạnh và nguy hiểm hơn khi ta tiến sâu vào khu vực giàn khoan.

Cụ thể, theo ghi nhận của các lực lượng Kiểm Ngư Việt Nam, trong ngày hôm nay (24/5), tàu Hải cảnh, Hải giảm, tàu kéo, tàu vỏ sắt của Trung Quốc phản ứng mạnh, quyết liệt, tăng tốc độ ngăn cản và tăng phạm vi ngăn cản hơn những ngày trước (ngăn cản ngay ở phạm vi cách giàn khoan 10-12 hải lý).

Cục Kiểm Ngư cho biết, phía Trung Quốc bố trí tàu kéo, tàu cá vỏ sắt đâm va, phun nước nhằm chia cắt, cản phá đội hình tàu Việt Nam làm 8 tàu chấp pháp của Việt Nam bị hỏng trang thiết bị nghe nhìn ăngten, phần vỏ bị móp méo và có thêm 3 kiểm ngư viên bị thương nhẹ.

Đáng chú ý, tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc đã được đưa ra cách xa giàn khoan, neo ở phía Đông Nam đảo Tri Tôn và được ẩn giấu kỹ hơn trước.

Về lực lượng, phía Việt Nam vẫn duy trì số lượng tàu như những ngày qua; tuy nhiên, phía Trung Quốc ngày hôm nay (24/5) lại tiếp tục gia tăng thêm 5 tàu mới và tại hiện trường thực địa có 127 tàu, bao gồm 44 tàu Hải cảnh, 18 tàu vận tải, 14 tàu kéo, 50 tàu cá, 1 tàu chiến.

Bên cạnh đó, phía Trung Quốc huy động 4 máy bay, bay nhiều vòng trên khu vực lực lượng tàu Việt Nam hoạt động ở tầm cao 300-500m.

Trước diễn biến tình hình đang có nhiều biến động và tiếp tục căng thẳng, Cục Kiểm Ngư Việt Nam chia sẻ, các kiểm ngư viên vẫn kiên quyết đấu tranh, củng cố duy trì lực lượng, duy trì cường độ để tiếp cận giàn khoan gần hơn thực hiện công tác tuyên truyền. Theo đó, tinh thần các kiểm ngư viên và thuyền viên tàu kiểm ngư vẫn rất tốt và hăng hái thực hiện nhiệm vụ.

Về tình hình của bà con ngư dân tại khu vực này, dưới sự hỗ trợ, bảo vệ của lực lượng kiểm ngư, bà con vẫn an toàn và yên tâm bám biển sản xuất đồng thời kiên trì giữ vừng ngư trường truyền thống của ngư dân.
Nguồn Vietnam+
------

Trung Quốc ép người dân phải ký vào bản đồ mới cho nhập cảnh



(TNO) Thảo luận tại tổ sáng nay 23.5 về tình hình kinh tế xã hội, nhiều đại biểu bức xúc về hành vi của Trung Quốc khi lên kế hoạch, âm mưu cưỡng chiếm biển Đông.

 
Đại biểu Phạm Văn Cường phát biểu tại thảo luận tổ sáng 23.5 - Ảnh: Anh Vũ
Trưởng đoàn Đại biểu (ĐB) Lào Cai Phạm Văn Cường cho biết, việc Trung Quốc cắm giàn khoan xâm phạm vào vùng biển Việt Nam khiến người dân vô cùng bức xúc. Đây là một âm mưu dài hơi, có lộ trình và được chuẩn bị kỹ lưỡng để 2025 độc chiếm biển Đông.
Với vị trí của một tỉnh vùng biên, ĐB Cường cho biết dù yên tâm với động thái của Đảng, Nhà nước nhưng các cử tri cũng khá lo lắng. Vừa qua phía Trung Quốc có nhiều động thái hoạt động quân sự, dân sự sôi động hơn ở vùng biên khiến người dân không biết thực hư, lo ngại.
Vẫn theo ĐB Cường, ngày hôm kia Trung Quốc đã ép người dân khi nhập cảnh trở lại Việt Nam phải ký vào bản đồ thừa nhận Hoàng sa của Trung Quốc mới cho qua. Dẫn lại bài học từ 1979, ĐB Cường đề xuất phải chuẩn bị mọi phương án, tình huống xấu nhất, không thể bị động, bất ngờ. “Thế mới khó các đồng chí, Trung Quốc thâm nho tới mức độ cực kỳ. Cố tình làm mất uy tín của dân tộc và sỉ nhục mình mới cho về", ĐB Cường bức xúc.
Về vụ phá hoại ở Bình Dương, Hà Tĩnh… ĐB Trần Quang Chiều (Nam Định) cho rằng, công tác nắm bắt tình hình trật tự, an ninh ở mức rất thấp. Lực lượng phá hoại nằm ngay trong thành phố mà không biết. “Chúng ở ngay cùng mình nên không thể đổ trách nhiệm, phải nhận về mình rằng công tác nắm bắt tư tưởng trong người dân, công nhân chưa tốt khiến tình hình vỡ ụp ra trong 1-2 ngày”, ĐB Chiều bày tỏ.
Cơ hội tốt để thoát khỏi lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu Trung Quốc
Liên quan đến kinh tế, tại tổ TP.HCM, Phó trưởng đoàn ĐBQH, ông Trần Du Lịch cho rằng sự kiện biển Đông đã cho Việt Nam cơ hội nhanh chóng thoát khỏi sự lệ thuộc về nguồn nguyên liệu vật tư từ Trung Quốc, tiến tới gia nhập TTP mà qua đó Nhà nước phải có chính sách giúp đỡ doanh nghiệp về nguồn nguyên liệu.
ĐB này đề nghị dành nguồn lực giải quyết bài toán về nông nghiệp một cách tổng thể căn cơ. "Đối với ngư nghiệp, tôi đề nghị tập trung đóng tàu cho ngư dân. Bây giờ các cơ sở của Vinashin không có việc làm, tại sao không huy động vào để đóng các tàu sắt loại 400-500 mã lực, hình thành những đội tàu có bàn tay Nhà nước. Không nên đưa tiền cho ngư dân đóng tàu mà Nhà nước đứng ra làm rồi cho ngư dân thuê lại với giá ưu đãi, đây là cơ hội để giải quyết bài toán về ngư nghiệp”, ĐB nói.
Đồng tình với các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” trong tình hình mới, ĐB Đỗ Văn Đương đề nghị Quốc hội phải tính toán đến những tình huống xấu để cân đối ngân sách cho quốc phòng, tăng cường tiềm lực bảo vệ chủ quyền biển đảo.
“Phải xem lại việc phân bổ ngân sách trong năm 2013 đối với các công trình dự án năm 2014 và 2015. Tôi thấy dự án nạo vét sông Hậu mà chi tới trên 5000 tỉ, có cần thiết ngay không, hay là cần thiết chuyển sang đóng tàu cho ngư dân thuê, thậm chí mượn tàu để cùng lực lượng của ta trấn giữ biển Đông”, ĐB Đương nói.





Tổng số lượt xem trang