Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Bách Việt: Thất bại trong quá khứ và bài học cho hôm nay

Son Tran 
Có Vài Chi Tiết Không Đúng :
 Bách Việt: Thất bại trong quá khứ và bài học cho hôm nay
Việc đưa dàn khoan vào khu vực biển của Việt Nam, Trung Quốc đã gần như lật ngửa ván bài của một chính sách đối ngoại dựa trên bạo lực hơn là đàm phán hòa bình.

Bài của tác giả Bách Việt. Nguồn: người Việt ở Philippines sưu tầm.

Việc đưa dàn khoan vào khu vực biển của Việt Nam, Trung Quốc đã gần như lật ngửa ván bài của một chính sách đối ngoại dựa trên bạo lực hơn là đàm phán hòa bình. Trong khi đó, Việt Nam còn quá yếu về mọi mặt để có thể tạo thế đối đầu có trọng lượng với Trung Quốc. Việt Nam ở thế tiến thoái lưỡng nan vì không thể leo thang và chạy đua trong chính sách ngoại giao bạo lực với Trung Quốc, nhưng cũng không có đường lùi và không thể nhượng bộ.


Tóm lại, mọi động thái ứng xử của Việt Nam hiện nay vẫn rất lúng túng, và mục đích chính vẫn chỉ để trì hoãn, hơn là thực sự giải quyết vấn đề về lâu dài trên cơ sở hòa bình. Vận mệnh của Việt Nam do vậy đang là “ngàn cân treo trên sợi tóc”. Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào sự tỉnh táo của Việt Nam vào lúc này.

Để có được sự tỉnh táo, ngoài niềm tự hào về lịch sử giữ nước vẻ vang, Việt Nam cũng cần nhìn vào những thất bại trong lịch sử để từ đó rút ra bài học cho các quyết sách sáng suốt đối phó với Trung Quốc.

Bài viết này tập trung vào thất bại quân sự của triều Hồ năm 1407 và thất bại của Việt Nam năm 1975-1977 trong bình thường hóa quan hệ với Mỹ và Tây Âu, vì những giai đoạn này có rất nhiều tương đồng sâu sắc với thời điểm hiện nay.

QUÂN ĐỘI HỒ QUÝ LY VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỚI QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Lịch sử chống ngoại xâm là đặc điểm nổi bật của lịch sử Việt Nam và giữ vai trò định đoạt sự tồn vong của dân tộc trước nguy cơ xâm lược và đô hộ. Chính cuộc đấu tranh sống còn này đã rèn luyện nên nhiều phẩm giá cao quý và phát huy đến cao độ trí thông minh, sáng tạo của dân tộc. Vì vậy, lịch sử chống ngoại xâm là niềm tự hào vô tận của dân tộc. Tuy nhiên, trong nhiều giai đoạn, lịch sử Việt Nam không được thể hiện đầy đủ và khách quan, quá nhấn mạnh các thắng lợi của các cuộc kháng chiến, dẫn đến việc đơn giản và thậm chí không phản ảnh hết tính ác liệt đến tàn khốc của các cuộc kháng chiến, và đặc biệt là những thất bại về quân sự của Việt Nam trước các thế lực xâm lược phương bắc.

Một thất bại quân sự cay đắng trong lịch sử vệ quốc của Việt Nam là của Hồ Quý Ly với cuộc xâm lăng của nhà Minh. Một điểm đáng kinh ngạc là những thách thức của vương triều Hồ với quân xâm lược phương bắc vào năm 1400-1407 là hoàn toàn giống với những gì Việt Nam đang phải đổi mặt hiện nay, và rất nhiều khả năng thất bại của vương triều Hồ sẽ lặp lại với Việt Nam hiện nay nếu không có sự thay đổi trong nội bộ của Việt Nam.

Hồ Quý Ly đã biết rõ âm mưu xâm lược của nhà Minh từ năm 1400. Nhà Hồ đã một mặt áp dụng những biện pháp ngoại giao khôn khéo đế trì hoãn chiến tranh, mặt khác tích cực lo chuẩn bị kháng chiến chống xâm lược.

Nhà Minh liên tục gây sức ép và tạo bất ổn với Việt Nam từ cả phía Bắc và phía Nam. Phía bắc, nhà Minh gây hấn và lấn chiếm đất đai. Năm 1404, nhà Minh đòi chiếm đất Lộc Châu, Tây Bình, Vĩnh Bình, lấy cớ những đất đó thuộc phủ Tư Minh (Quảng Tây). Năm 1405, nhà Minh lại sai sứ đòi đất Lộc Châu (Lạng Sơn), và 7 trại Mãnh Man thuộc châu Ninh Viễn một cách gay gắt. Hồ Quý Ly đã bất đắc dĩ phải nhượng đất để kéo dài thời gian hòa hoãn, lo chuẩn bị kháng chiến, nhưng trước sau vẫn kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lãnh thổ đất nước.

Ở phía Nam, giữa nhà Hồ và vương triều Chăm Pa có những xung đột phức tạp. Nhà Minh tìm mọi cách khoét sâu và lợi dụng những xung đột đó để quấy rối hậu phương nước ta. Năm 1403, nhà Minh phái 9 chiến thuyền vào giúp Chăm-pa chống lại nhà Hồ, và gây ra những vụ xung đột biên giới để phân tán quân đội nhà Hồ.

Việc nhượng bộ đất của Hồ Quý Ly đã gây bất mãn sâu rộng trong quần chúng. Tuy nhiên, mặt khác cũng tạo được một khoảng thời gian gần 5 năm để vương triều Hồ xây dựng quân đội và trang bị vũ khí với ảo tưởng rằng với quân đội hùng mạnh và vũ khí hiện đại (theo thời đó) thì sẽ chặn được sự xâm lược của quân Minh.

Năm 1401 nhà Hồ ra lệnh kiểm kê dân số và từ đó tiến hành tổng động viên. Quân đội được chia thành Nam Ban và Bắc Ban với 12 vệ (tương đương sư đoàn), quân Điện Hậu Đông và Tây gồm 8 vệ. Ngoài quân chủ lực, còn tổ chức thêm hương binh của làng xã, và quân dũng hãn chiêu mộ từ nông dân lưu vong.

Hồ Quý Ly cũng tăng cường chế tạo vũ khí và đạt được những thành tự khoa học quân sự đáng nể. Bên cạnh các loại vũ khí thông thường như cung tên, giáo mác, kiếm lao, máy bắn đá…..còn có súng thần cơ do Hồ Nguyên Trừng chế tạo có sức công phá và sát thương hơn hẳn các loại súng của quân Minh.

Ngoài ra, nhà Hồ cũng lập những phòng tuyến quân sự kiên cố như phòng tuyến phía bắc chạy dài từ chân núi Tản Viên, Ba Vì, men theo sông Đà, tiếp theo sông Nhị qua Đông Đô, rồi theo sông Hải Triều, sông Hy (sông Luộc) chuyển qua sông Ma Lao (sông Thái Bình) đến Chí Linh, Hải Dương. Tất cả các phòng tuyến đều được đóng cọc dưới sông, cắm chông dày đặc trên bờ, và phía ngoài có bẫy ngựa và quân lính.

Cho dù có sự chuẩn bị kỹ càng về quân sự, nhà Hồ đã thất bại nặng nề trong cuộc chiến chống quân Minh. Với một đạo quân gần một triệu (cả chủ lực lẫn tiếp vận), và bất chấp sự kháng cứ mãnh liệt của quân đội vương triều Hồ, quân Minh đã thôn tính được Việt Nam vào năm 1407, sau 6 tháng chiến đấu ác liệt.

Lịch sử phải công minh ghi nhận rằng vương triều Hồ và Hồ Quý Ly đều chủ trương kiên quyết đánh giặc giữ nước, và đã đánh đến cùng. Tuy nhiên, lịch sử cũng phải thừa nhận rằng nguyên nhân thất bại chủ yếu của triều Hồ là không đoàn kết được toàn dân đánh giặc.

Một điểm đáng lưu ý là những mâu thuẫn nội bộ giữa nhà Trần bị lật đổ và vương triều Hồ (tạm gọi là “ý thức hệ) rất sâu sắc. Nhà Minh lợi dụng khoét sâu thêm mâu thuẫn này để gây rối trong nội bộ nhà Hồ.

Trước tình hình đó, lẽ ra nhà Hồ phải biết đặt lợi ích của đất nước lên trên hết, giải quyết các mâu thuẫn bên trong theo hướng đáp ứng xu hướng chủ đạo của phát triển chính trị xã hội, để từ đó thắt chặt sư đoàn kết của toàn dân, và huy động sức mạnh của cả nước vào chống giặc cứu nước. Nhưng nhà Hồ đã không làm được như vậy.

Do đó, khi quân Minh tiến sang, triều Hồ không thu phục được lòng dân, không dấy lên được sức mạnh của cả nước đánh giặc, toàn dân đánh giặc, thực hiện một cuộc chiến tranh nhân dân yêu nước chống ngoại xâm.

Từ hạn chế trên đã đưa nhà Hồ đến những sai lầm về quân sự, đó là dựa chủ yếu vào quân mà không dựa vào dân, dựa chủ yếu vào vũ khí và thành quách, mà không dựa vào lòng người và địa hình. Suy nghĩ về những sai lầm và thất bại của nhà Hồ trong kháng chiến chống Minh, Nguyễn Trãi viết:

Lớp lớp rào lim ngăn sóng biển,

Khóa sông xích sắt cũng vậy thôi.

Lật thuyền mới rõ dân như nước

(Quan Hải)

Những thất bại trong lịch sử chống ngoại xâm Phương Bắc nói trên cho thấy không phải lúc nào Việt Nam cũng chiến thắng. Những thất bại quân sự dẫn đến mất nước Việt Nam chỉ do một nguyên nhân chính đó là: Mâu thuẫn, đấu đá tranh giành quyền lực nối bộ, thiếu dân chủ dẫn đến mất lòng dân. Từ chỗ mất lòng dân, những triều đại thất bại trước đây buộc phải dựa vào vũ khí (Nỏ Thần, Đại Thần Cơ) và quân chủ lực.

Trong chiến tranh với Phương Bắc, nếu Việt Nam chỉ dựa vào quân đội và vũ khí thì thất bại là nắm chắc trong tay vì Việt Nam ở bất cứ thời đại nào cũng không thể đủ lính và đủ vũ khí để áp đảo Trung Quốc. Những gì đang diễn ra hiện nay cho thấy Việt Nam với Quân đội Nhân dân Việt nam, đã và đang có những nét tương đồng đáng sợ với đội quân chủ lực của Hồ Quý Ly.

Thứ nhất, Việt Nam cho dù đã và rất kiên quyết, nhưng cũng đã và sẽ tiếp tục phải nhượng bộ với Trung Quốc với mục đích là kéo dài thêm được thời gian hòa bình càng lâu càng tốt. Đây là điều nhà Hồ đã làm, thậm chí phải nhượng cả một số đất của Việt Nam để kéo dài thời gian hòa hoãn cho việc xây dựng quân đội.

Thứ hai, Việt Nam đang dốc tiền đầu tư vào xây dựng quốc phòng như mua tầu ngầm, tầu chiến, máy bay chiến đấu, v.v….đúng như những biện pháp hiện đại hóa quân sự mà nhà Hồ đã thực hiện vào năm 1401-1405. Cái hơn của quân đội Hồ Quý Ly so với Quân đội Nhân dân Việt nam hiện nay là nhà Hồ đã chế tạo ra đại thần công có uy lực công phá đáng sợ hơn cả thần công của nhà Minh.

Việt Nam hiện nay không có vũ khí nào có uy thế vượt trội so với Trung Quốc. Cái Việt Nam rất cần làm và phải làm ngay hôm nay là xây dựng “lòng dân” vững mạnh, bên cạnh xây dựng quốc phòng. Trung Quốc không sợ một Việt Nam mạnh về quốc phòng, mà Trung Quốc chỉ sợ một Việt Nam đoàn kết, dân chủ, toàn dân một lòng.

Thứ ba, nội bộ nhà Hồ lủng củng, chia rẽ và đây là điểm nhà Minh đã lợi dụng để làm yếu nhà Hồ. Nội bộ của Việt Nam hiện nay cũng đang bị chia rẽ sâu sắc và Trung Quốc hiện nay cũng đã và đang triệt để khoét sâu mâu thuẫn nội bộ này của Việt Nam để làm suy yếu Việt Nam.

Một điều phải khăng định rằng Quân đội Nhân dân Việt nam sẽ chiến đấu mãnh liệt đến cùng để chống ngoại xâm Trung Quốc, cũng giống như đội quân Hồ Quý Ly đã làm.

Nhưng liệu Quân đội Nhân dân Việt nam có thể chiến thắng sự xâm lược của Trung Quốc hay không, hay lại lặp lại thất bại mất giang sơn đau đớn của đội quân Hồ Quý Ly vào năm 1407.

Điều này hoàn toàn phụ thuộc Việt Nam liệu có đủ can đảm để thực hiện những cải cách dân chủ ngay lập tức hay không. Chỉ có một Việt Nam dân chủ thật sự mà trong đó người dân có quyền làm chủ thật sự mới có thể chống lại được bành trướng Trung Quốc. Tiến trình cải tổ dân chủ đó phải được bắt đầu ngay lập tức nếu không muốn mọi việc trở nên quá muộn.

THẤT BẠI TRONG BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VỚI MỸ VÀ TÂY ÂU NĂM 1978

Trong lịch sử cận đại khi thế giới chia làm đa cực, một nguyên tắc có tính quy luật với các nước nhỏ để tránh bị lôi vào vòng cuốn gây ảnh hưởng của các nước lớn là tuyên bố chính sách phát triển trung lập. Tuy nhiên, trên thế giới, rất ít nước nhỏ thực hiện được thành công chính sách phát triển trung lập, ngoại trừ Thụy Sĩ ở Châu Âu, Thái Lan ở Đông Nam Á, hay Nepal và Bhutan ỏ Nam Á do địa hình quá hiểm trở khiến hai nước này không bị đô hộ.

Việt Nam nằm trong nhóm những nước nhỏ đã liên tục thất bại trong việc theo đuối chính sách ngoại giao trung lập, độc lập, và không bị phụ thuộc vào các nước lớn.

Phần này tập trung phân tích trong giai đoạn 1975- 1979, vì đây là giai đoạn lịch sử có những nét tương đồng đáng kinh ngạc với thời điểm hiện nay về bối cảnh lịch sử, về chính sách đối ngoại của Việt Nam, và về các quyết sách của Trung Quốc và Mỹ với Việt Nam.

Ngay sau ngày 30/4/1975, và thậm chí trước đó một năm vào năm 1974, Việt Nam đã có chủ trương bình thường hóa quan hệ với Mỹ và phương Tây để làm đối trọng với Trung Quốc. Trong năm 1975 đã có những biểu hiệu Trung Quốc và Pol Pot liên kết với nhau để chống Việt Nam.

Ngày 4/5/1975, chỉ bốn ngày sau khi Mỹ rút khỏi Việt Nam, Pol Pot tấn công Việt Nam. Ba tháng sau, vào ngày 18/8/1975, Trung Quốc tuyên bố viện trợ toàn diện cho Pol Pot. Để tranh thủ Trung Quốc, TBT Lê Duẩn đã có chuyến viếng thăm chính thức Trung Quốc ngày 25/9/1975. Nhưng chuyến thăm chính thức không đạt kết quả gì và Trung Quốc không có cam kết viện trợ thêm cho Việt nam.

Cùng thời điểm, Liên Xô tăng cường lôi kéo Việt Nam vào trong khối Đông Âu để chống Trung Quốc. Ngày 30/10/1975, Liên Xô tuyên bố sẽ viện trợ kinh tế cho Việt Nam trị giá gần 2 tỉ đô la, một con số khổng lồ vào thời điểm đó, với hy vọng Việt Nam sẽ bỏ Trung Quốc và theo Liên Xô. Liên Xô cũng ra sức thuyết phục Việt Nam tham gia khối COMECOM, khối hợp tác kinh tế XHCN.

Tuy nhiên, bất chấp những ve vãn của Liên Xô để lôi kéo Việt Nam chống lại Trung Quốc, Việt Nam chủ trương bình thường hóa quan hệ với Mỹ và phương Tây, hơn là tăng cường quan hệ với Trung Quốc hoặc Liên Xô. Việt Nam muốn theo đuổi một chính sách cân bằng và độc lập trong đối ngoại.

Vì vậy, trong năm 1976, cho dù Trung Quốc và Liên Xô liên tục đòi Việt Nam cho mở Tổng Lãnh Sự Quán ở TP HCM, Việt Nam không để hai nước này mở Tổng Lãnh Sự Quán ở TP HCM. Nhưng thay vào đó, đã để Pháp, Ý, Đức và các nước phương Tây khác mở lãnh sự quán. Thậm chí hãng thông tấn xã Sự Thật của Liên Xô cũng không được mở văn phòng đại diện ở TP HCM, trong khi các hãng thông tấn của Mỹ và Phương Tây được mở lại văn phòng báo chí thường trú.

Trong lúc Việt Nam treo cờ ở toàn bộ các ĐSQ nước ngoài đang bị bỏ hoang ở TP HCM sau ngày 30/4/75, CP Việt Nam không treo cờ Việt Nam ở Tòa Đại Sứ Mỹ (cũng đang bị bỏ trống) với hàm ý để ngỏ chờ cơ hội mở cửa và bình thường hóa quan hệ.

Vì thế, vào năm 1976, cả Liên Xô và Trung Quốc đã bày to thất vọng với Việt Nam và cả hai công khai chỉ trích Việt Nam là một đất nước “vô ơn”.

Về kinh tế, Việt Nam cũng từ chối lời mời tham gia COMECOM của Liên Xô. Thay vào đó, IMF và Ngân Hàng Thế giới đã đến Việt Nam tháng 12/1976 và bắt đầu thiết kế khoản vay 60 triệu đô la đầu tiên cho Việt Nam.

Năm 1977 khi Liên Xô ngỏ ý định không hỗ trợ Việt Nam xây dựng nhà máy thủy điện sông Đã, Việt Nam đã liên hệ với Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) để tìm hiểu khoản vay xây dựng nhà máy thủy điện Sông Đà.

Trong giai đoạn 1976 và 1977, Trung Quốc và Pol Pot tăng cường hợp tác quân sự và kinh tế. Được Trung Quốc bật đèn xanh, Pol Pot tiến hành các hoạt động tấn công hủy diệt tàn bạo ở các tỉnh biên giới phía Nam của Việt Nam.

Đứng trước một nguy cơ một cuộc chiến tranh tổng lực với Trung Quốc ở phía bắc và một cuộc chiến tranh ở biên giới phía nam với Pol Pot, Việt Nam đã buộc phải vượt qua rào cản ý thức hệ để thúc đẩy hết sức việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ và các nước Tây Âu bằng mọi giá với mục đích tạo đối trọng với Trung Quốc.

Nhận lời mời của Việt Nam, đặc phái viên của Tổng Thống Carter, Đại sứ Leonard Woodcock đã tiến hành một chuyển viếng thăm bí mật đến Hà Nội ngày 16/3/1977 để bàn về việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Ngay sau đó, TTg Phạm Văn Đồng đã tiến hành công du một loạt các nước Tây Âu vào ngày 25/4/1977.

Để đáp lại, dưới sự chỉ đạo của Trung Quốc, Pol Pot đã tiến hành một cuộc tiến công toàn diện vào các tỉnh biên giới phía Nam của Việt Nam ngày 30/4/1975 như một tín hiệu cảnh báo những nỗ lực bình thường hóa quan hệ với phương Tây và Mỹ của Việt Nam

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn quyết tâm đẩy mạnh bình thường hóa quan hệ với Mỹ và ngày 3/5/1977, Việt Nam và Mỹ đã tiến hành đàm phán bình thường hóa quan hệ ở Pháp.

Sau đó, trong suốt nửa cuối năm 1977 cho đến ngày 11/10/1978 là cuộc chạy đua giữa Việt Nam và Trung Quốc trong việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ.

Một mặt, Trung Quốc liên tục kích động Pol Pot tấn công Việt Nam để buộc Việt Nam phải tự vệ và từ đó cáo buộc Việt Nam gây hấn để tạo cớ gây sức ép với Tây Âu không bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

Mặt khác, Trung Quốc tiến hành một chiến dịch ngoại giao để gây sức ép với Mỹ và buộc Mỹ phải cân nhắc lựa chọn giữa Trung Quốc hay Việt Nam trong chiến lược ngoại giao và quân sự của Mỹ.

Ngày 25/12/1977, Việt Nam phản công tự vệ và chiếm một số tỉnh miền tây của Pol Pol. Sau đó, trong miền nam, Việt Nam tiến hành chiến dịch “đánh tư sản”, thực ra là nhắm vào người Hoa vì phần lớn tư sản và nhà giàu Sài Gòn là người Hoa.

Hậu quả của việc đánh tư sản đã kích động làn sóng di tản của người Hoa vào tháng 3/1978 cả trên bộ, trên biển và lan rộng khắp Việt Nam vào năm 1978-1980. Những phản ứng này của Việt Nam đã mắc đúng vào bẫy của Trung Quốc.

Trung Quốc cáo buộc Việt Nam đã vi phạm luật quốc tế bằng xử dụng vũ lực đánh lại một nước nhỏ là Cambodia, và đã vi phạm nhân quyền trong việc đẩy đuổi người Hoa Kiều.

Do vậy, bất chấp sự nhượng bộ của Việt Nam bỏ tất cả các yêu cầu về bồi thường chiến tranh trong buổi đàm phán với Mỹ ngày 27/9/1978 ở New York, dưới sức ép của dư luận trong nước, chính quyền Carter đã buộc phải đưa ra tuyên bố vào ngày 11/10/1978 đình chỉ toàn bộ việc đàm phán bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

Quyết định này của Mỹ đã đẩy Việt Nam vào thế buộc phải dựa vào Liên

Xô như là một đối trọng với Trung Quốc. Sau nhiều lần trì hoãn ký hiệp định hợp tác hữu nghị toàn diện với Liên Xô, ngay sau tuyên bố của Mỹ không bình thường hóa quan hệ, Việt Nam lập tức cử một phái đoàn cao cấp sang LX vào ngày 3/11/1978 để ký một Hiệp đinh hợp tác toàn diện trong 25 năm.

Tóm lại, Trung Quốc đã đạt được ba thắng lợi lớn sau năm 1975.

Một là cô lập và ngăn chặn quá trình bình thường hóa quan hệ của Việt Nam với Mỹ. Đây là một đòn giáng rất nặng đến Việt Nam và đã đẩy Việt Nam phải từ bỏ chính sách ngoại giao trung lập sau năm 1975.

Hai là, Trung Quốc đã cài Việt Nam vào bẫy bằng cách xử dụng Pol Pot để buộc Việt Nam phải tự vệ bằng vũ lực, và tạo ra làn xóng di cư của Hoa Kiều để bôi xấu hình ảnh của Việt Nam, từ đó dọn đường dư luận thế giới ủng hộ Trung Quốc – hoặc làm ngơ với Trung Quốc – trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 để triệt phá toàn bộ cơ sở hạ tầng của các tỉnh biên giới Việt Nam.

Ba là Trung Quốc đã thành công làm kiệt quệ nền kinh tế Việt Nam. Trong khi Việt Nam lao đao vì cấm vận kinh tế, Trung Quốc đã nhân cơ hội bình thường hóa quan hệ với Mỹ để tạo ra một thị trường xuất khẩu rộng lớn cho phát triển kinh tế trong ba thập niên 70,80, và 90. Chỉ trong vòng ba thập niên, nền kinh tế Trung Quốc nhờ tăng cường xuất khẩu vào Mỹ và Tây Âu đã bứt phá mạnh mẽ, trong khi nền kinh tế Việt Nam liên tục suy thoái trong ba thập kỷ 70, 80 và đầu những năm 90 do cấm vận kéo dài.

NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM HÔM NAY

Việt Nam cần tấn công chính trị để phòng thủ quân sự. Một trong các chiến lược quân sự sáng tạo của chiến tranh nhân dân của Việt Nam là chiến lược tấn công để phòng thủ của Lý Thường Kiệt. Việt Nam không thụ động đợi quân địch tiến đánh, mà chủ động đánh thẳng vào hậu phương địch. Vào thời điểm hiện nay, Việt Nam không thể áp dụng chiến lược quân sự này trong chiến tranh hiện đại.

Nhưng Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động tấn công Trung Quốc với biện pháp chính trị bằng cách thực hiện cải tổ chính trị, hướng tới dân chủ ngay tại Việt Nam. Đây sẽ là đòn giáng nặng nhất vào hậu phương chính trị và quân sự của Trung Quốc. Nó sẽ tiếp nguồn cho phong trào đòi dân chủ hiện đang bị đàn áp ở Trung Quốc, và buộc Trung Quốc phải quay ra đối đầu với nội bộ, không thể quấy nhiễu bên ngoài.

Hiện nay, ngoại trừ Bắc Triều Tiên là một trường hợp ngoại lệ, chỉ có ba nước theo hệ thống chính trị đóng với quyền lực tập trung vào một đảng, đó là Trung Quốc, Việt Nam và Miến Điện.

Miến Điện hiện đã thực sự cải tổ chính trị và đang hướng tới dân chủ. Như vậy, chỉ còn Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc luôn tuyên truyền để trấn an các phong trào đòi dân chủ trong nước rằng Trung Quốc có thể chế chính trị ưu việt hơn của Việt Nam vì Trung Quốc hiện có 9 đảng đối lập (cho dù là không có quyền lực).

Do vậy, nếu Việt Nam cải cách dân chủ, Trung Quốc sẽ bị sức ép nội bộ rất nặng cho việc cải tổ, và sẽ làm phân tán sự hung hăng gây hấn bên ngoài.

Nếu phải đặt lên bàn cân, các nước dân chủ tiên tiến luôn sẽ chọn Trung Quốc cộng sản thay vì chọn Việt Nam cộng sản. Về kinh tế, nếu cùng một chủng hàng, cùng chất lượng, mẫu mã giống nhau, và giá cả không chênh lệch nhiều, ai cũng sẽ chọn hàng có khối lượng hoặc số lượng lớn.

Thất bại về bình thường hóa quan hệ với Mỹ năm 1978 cho thấy khi phải đặt lên bàn cân giữa Trung Quốc cộng sản và Việt Nam cộng sản, Mỹ đã chọn Trung Quốc.

Thế nhưng, các nước dân chủ tiên tiến buộc phải cân nhắc khi phải lựa chọn giữa một Trung Quốc cộng sản với một Việt Nam dân chủ.

Đây là một bài toán hoàn toàn khác vì một Việt Nam dân chủ có tầm quan trọng trong toàn bộ chiến lược phát triển dân chủ ở khu vực Châu Á. Trong khi một Việt Nam cộng sản với một ít tiềm năng về kinh tế thì không thể so bì với những cơ hội kinh tế của một Trung Quốc cộng sản, và do vậy họ sẽ sẵn sàng đánh đổi Trung Quốc cộng sản với Việt Nam cộng sản.

Hiện nay, sự lựa chọn này đang diễn ra rất gay gắt trong nội bộ của Mỹ. Vấn đề Ukraine và hạn chế ảnh hưởng của Nga hiện nay là một trong vấn đề nóng nhất trong c/s đối ngoại của Mỹ.

Trung Quốc nắm được điều này nên đã chơi con bài đúng như năm 1978 là gây sức ép với Mỹ phải lựa chọn giữa Trung Quốc hay Việt Nam.

Nếu Mỹ lựa chọn Trung Quốc, Trung Quốc sẽ hỗ trợ Mỹ trong việc làm trung gian giữa Mỹ và Nga. Nếu Mỹ lựa chọn Việt Nam, Trung Quốc sẽ đẩy quan hệ chiến lược với Nga làm đối trọng với Mỹ.

Do vậy, đừng quá ảo tưởng về những tuyên bố gần đây của Mỹ phản đối Trung Quốc về biển Đông. Việt Nam chỉ có thể vượt trội trong bàn cân chiến lược nếu Việt Nam là một nước dân chủ tiến bộ.

Vì điều này sẽ tạo một làn sóng ủng hộ mạnh mẽ trong nội bộ Quốc hội Mỹ và bất cứ tính toán thực dụng nào thiên về phía Trung Quốc cũng sẽ vấp phải phản ứng của Quốc Hội Mỹ ủng hộ cho một Việt Nam dân chủ.

Không thể áp đảo và thắng Trung Quốc bằng số lượng quân đội và vũ khí. Đây là bài học muôn thủa, nhưng vẫn bị quên lãng. Hiện đại quốc phòng là cần thiết. Nhưng phải xác định không thể thắng Trung Quốc bằng số lượng quân hay vũ khí. Thất bại của nhà Hồ là điển hình.

Thậm chí ngay cả An Dương Vương vì quá coi trọng vào Nỏ Thần, và dựa vào thành Cổ Loa, mà không thật sự dựa vào dân, đã để thua Triệu Đà và đẩy Việt Nam vào một nghìn năm Bắc thuộc.

Chiến tranh nhân dân, toàn bộ Việt Nam là chiến trường, phi thành quách, toàn bộ người dân là quân, chỗ nào cũng đánh khiến cho địch “không thể cởi giáp và bỏ cung kiếm trong nhiều năm, dẫn đến kiệt quệ và bị tiêu diệt….” (Nguyễn Trãi). Nhưng để làm được như vậy thì phải thực hiện dân chủ, phải thay đổi, nếu không muốn Việt Nam lại rơi vào một thời kỳ Bắc thuộc thế kỷ 21.

Không bị sa bẫy làm “chảy máu kinh tế”. Trung Quốc đã áp dụng rất thành công chiến lược làm kiệt quệ Việt Nam vào năm 1978. Với thành công trong việc ép Mỹ và Tây Âu cấm vận Việt Nam vì lý do nhân quyền, và xử dụng vũ lực, Việt Nam đã bị rơi vào cô lập kinh tế mà hậu quả cho đến nay vẫn còn nặng nề.

Những vụ manh động vừa qua đã làm tổn hại nghiêm trọng đến đầu tư lâu dài của nước ngoài ở Việt Nam và những tác động này là hết sức nghiêm trọng về kinh tế. Từ năm 2012 đến nay, nhà đầu tư dài hạn đang có xu hướng chuyển sang xuất từ Trung Quốc đến các nước ASEAN do nhân công ở Trung Quốc đã quá cao.

Nhưng những vụ biểu tình bạo lực tuần trước đã là tiếng chuông báo động cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi tính đến khả năng đầu tư dài hạn ở Việt Nam. Họ đang tính chuyển dần sang Nam Á hơn là Việt Nam, nhất là sau bầu cử thắng lợi của Ấn độ ngày 19/5/2014.

Trung Quốc sẽ liên tục gây sức ép căng thẳng để kích động và tạo tâm lý chiến tranh để từ đó uy hiếp các nhà đầu tư rút dần ra khỏi Việt Nam. Đây là một độc chiêu rất nguy hiểm của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc cũng đã loan tin về sự bất ổn về đầu tư dài hạn ở Việt Nam với các nhà đầu tư Đài Loan, và các nhà đầu tư nước ngoài khác.

Không thể ảo tưởng về ngoại giao “khôn khéo và linh hoạt”. Nhà Hồ đã áp dụng các biện pháp ngoại giao uyển chuyển và linh hoạt trong suốt 5 năm, 1401 – 1406, thậm chí buộc phải nhượng lại một số đất đai phía bắc cho nhà Minh nhưng cũng không tránh được một cuộc chiến tranh với Trung Quốc.

Xung đột vũ trang với Trung Quốc trước sau cũng xảy ra, chỉ là vấn đề thời gian, phạm vi, và mức độ. Việc xử dụng vũ lực đơn phương và không bị quốc tế trừng phạt – hoặc quốc tế không thể trừng phạt – diễn ra như cơm bữa trong thế kỷ 20 và 21.

Mỹ đánh Iraq không cần nghị quyết LHQ (Nghị quyết số 1441 của LHQ không đồng thuận cho Mỹ đánh Iraq đơn phương).

Việt Nam đánh Cambodia năm 1979 cũng không được LHQ ủng hộ (mà lẽ ra LHQ phải ủng hộ vì Pol Pot thực sự là chế độ diệt chủng).

Tuy nhiên, thực tế trên cho thấy Trung Quốc có thể bất cứ lúc nào đánh Việt Nam, bất chấp dư luận quốc tế phản đối.

Cũng không thể có nước nào có thể áp dụng trừng phạt kinh tế với Trung Quốc vì sự ràng buộc thương mại và đầu tư với Trung Quốc là quá lớn với tất cả các nước có khả năng áp dụng trừng phạt kinh tế.

Trung Quốc đã có thể chiếm các đảo của Việt Nam ngay trong ngày mai, mà Việt Nam khó có thể đánh chiếm lại.

Điều này cho thấy sự khẩn cấp của việc cải tổ chính trị ở Việt Nam càng sớm càng tốt để củng cố lòng tin của dân, củng cố vị thế dân chủ của Việt Nam trên thế giới, từ đó Việt Nam sẽ nằm trong liên minh của các nước dân chủ để đối trọng với Trung Quốc. Nếu không thực hiện việc cải tổ chính trị ngay và quyết liệt, thì hậu quả với Dân Tộc và Tổ Quốc là khôn lường.

Tác giả Bách Việt.

Sách tham khảo

Brezinski, Zbiniew, 1983. Power and Principle: Memoirs of the National Security Advisor, New York, 1977
Chanda, Nayan, 1986 “Brother Enemy: The War After the War”
Heder, Stephen, 1980. From Pol Pot to Pean Sovan. Chulalongkorn University
Phan Huy Lê, 2012 “Lịch Sử và Văn Hóa Việt Nam “Tiếp Cận Bộ Phận”. Xuất Bản lần thứ hai. Nhà Xuất Bản Thế Giới
Ngô Sỹ Liên, 2011 “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” Tập I và Tập II. In Lần Hai, có sửa chữa. Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin
Vance, Cyrus, 1983. Hard Choices: Critical Years in American Foreign Policy. New York: Simon and Schuster
World Bank, 1977. Socialist Republic of Vietnam: An Introductory Economic Report



---



CON THÒ LÒ CHÍNH TRI HỌ CÙ

Cù Huy Hà Vũ (sinh ngày 2 tháng 12 năm 1957; nguyên quán xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) là một tiến sĩ luật học, và là nhân vật bất đồng chính kiến với Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Bị bắt ngày vào 5 tháng 11 tại thành phố Hồ Chí Minh, Cù Huy Hà Vũ đã bị khởi tố ngày 15 tháng 11 năm 2010 về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông Vũ đã phải thi hành án tù 7 năm sau khi tòa sơ thẩm ngày 4 tháng 4 năm 2011 tuyên án, và phiên tòa phúc thẩm diễn ra ngày 2 tháng 8 giữ nguyên bản án, nhưng sau đó ông Vũ đã được trả tự do trước hạn tối chủ nhật ngày 6 tháng 4 năm 2014 và được đưa thẳng từ nhà tù đến sân bay Nội Bài để cùng vợ sang Mỹ. Một câu danh ngôn để đời của ông Tiến sĩ họ Cù:

"Tôi không chống đối Đảng cộng sản Việt Nam...".
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/110802_chhv_appeal_trial.shtml

Họ CÙ không muốn chống đảng, tại sao?

Tiến sĩ CHHV là con Cù Huy Cận (1919 – 2005), Huy Cận có hai người vợ. Người vợ đầu của ông là bà Ngô Xuân Như (em gái của nhà thơ Xuân Diệu), CHC là khai quốc công thần của triều đại HCM, từng làm Bộ Trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam nước VNDCCH. Là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II và VII. Như vậy CHHV là cậu ấm trong gia đình cách mạng gộc, được ưu đải đi Pháp du học. Cù gia nhận ơn mưa móc của đảng 2 đời (Cha, con) thì làm gì có gan mà giải thể đảng cs hay chống đảng csvncho được? Một đảng mà toàn dân xem như là cội nguồn của tội ác và phản quốc.

CHHV khi đến Mỹ còn được các Việt gian chính trị xôi thịt đón gió trỡ cờ tâng bốc như là một nhà chính trị có tầm vóc cở Tổng Thống, một Gorbatschow của VN, ngoài ra đám chính trị xôi thịt nầy còn làm một thỉnh nguyện thư để thu thập chử ký gởi tới QH Hoa Kỳ với đề nghi: yêu cầu QH Mỹ Ủng hộ con thò lò chính trị Cù Huy Hà Vũ để sớm trở thành một nhà lãnh đạo, thành lập một đảng đối lập với đảng CSVN. Đám nầy dự định dùng con thò lò CT họ Cù để khởi động một cuộc thay đổi có nội dung như giống như cuộc cách mạng nhung đã diển ra ở Nga và thập niên 1990.

Đúng là một việc làm mất chính nghĩa ngay từ lúc bắt đầu! vì làm như thế không khác gì làm tay sai cho Mỹ ?. Một lãnh đạo cho hàng ngủ đối lập với csVN(?) không xuất phát từ sự ủng hộ của vài chục triệu nhân dân trong nước, mà phải đi tranh thủ từ sự ủng hộ của Mỹ?? Như vậy xứng sao?? Móng nhà đã đặt sai, thì căn nhà khi xây lên sẽ không tồn tại được lâu. Một đảng cs được đệ tam quốc tế đưa về nước, bây giờ thêm một CHHV được Mỹ và Pháp (?) ũng hộ đưa về nước ? Không biết như vậy có hợp lý hay không ?
Nếu như quá túng thiếu về nhân sự, cũng nên chọn một nhân vật nào đừng quá nhiều tai tiếng như họ Cù nầy, như vậy chỉ làm hao tổn thêm nguyên khí của Việt tộc.

Một nhà CHÍNH TRI CHÂN CHÍNH có lương tâm, khi được đề nghị như thế thì phải lập tức từ chối, không một ai có thể nhìn nhận bất cứ một sự ửng hộ nào của ngoại bang trước khi nhận được sự ủng hộ từ đồng bào của mình. Tư tưởng người dân chúng ta ngày nay rất tiến bộ nhờ vào Internet, do đó chắc chắn không một ai có thể ủng hộ hay đứng sau lưng một tên lảnh tụ được đưa về VN bằng một thế lực của ngoại bang để bla..bla..bla với quốc dân và đồng bào VN. Đám chính trị xôi thịt nầy còn phát loa với công suất 1 triệu Watt là : chỉ có CHHV được 3 phe ủng hộ: Quân đội tại VN, Mỹ, Pháp (?). Nghe mà lạnh cã xương sống! CHHV đúng là một Super Man về chính trị của VN ?
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=766852673347108&set=a.197988423566872.49574.192564720775909&type=1

Bản thỉnh nguyện thư của đám xôi thịt nầy bốc đầy mùi:

"Yêu cầu Mỹ phản ứng mạnh mẽ, dứt khoát để chấm dứt hành động khiêu khích, xâm lược của Trung Quốc tại vùng quần đảo Hoàng Sa và hỗ trợ Việt Nam để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, và chủ quyền Biển Đông của Việt Nam."

Một nước Việt với chiều dài lịch sử hơn 4800 năm Văn Hiến, với biết bao nhiêu anh hùng giử nước xuất hiện trong trong từng khúc quanh của lịch sử. Một quân đội đại Việt, đánh qua lảnh thổ của Bắc Phương, để đòi lại Châu Khâm và Châu Liêm mà không cần đến bất kỳ một thế lực ngoại bang hay đèn xanh đèn đỏ gì của thế giới bên ngoài. Một Trần Hưng Đạo của Đại Việt chỉ biết dựa vào thần lực của Việt tộc trong Hội Nghị Diên Hồng để làm sức mạnh quân đội cho chính quốc gia mình để thắng giặc.

CHHV đã và đang nhân danh cái gì? và đang nhân danh ai?? Được biết ngày đặt chân đến Mỹ không một bà con thân thuộc hay bạn bè nào ra đón tại phi trương ngoài một bà dân biểu Mỹ vài người Mỹ khác, không thấy lâu la hay cận vệ nào hết. Có nghĩa là con số không về sự hậu thuẩn của đồng bào ở hải ngoại, xem hình trong clip nầy: . http://www.youtube.com/watch?v=p0fKhYPYauU

Một người có khả năng, luôn đứng trên đôi bàn chân của mình, trừ người khuyết tật!

Một quốc gia muốn hùng cường là phải tập trung được thần lực của dân tộc và sức mạnh tổng thể của nhân dân, và nhất là phải có một hàng ngũ lãnh đạo tốt với tinh thần tự quyết cao!!
Quốc gia mình mà mình không tự quyết được thì ai quyết định giùm cho mình đây? trừ khi làm tay sai hay hèn yếu quá sức tưởng tượng. Chưa đánh, chưa tập trung hết sức mình để đánh mà chỉ biết trông chờ vào một thế lực của ngoại bang, đúng là một đám người bại hoại bạc nhược từ trong ra ngoài. Với tư tưỏng nầy trước sau gì cũng mất nước!

TINH THẦN TỰ QUYẾT CỦA CÙ HUY HÀ VŨ ĐI MÔ RỒI???

Vì thiếu chất dinh dưởng nầy trong cơ thể nên cậu ấm trong Cù gia sống và lớn lên bằng cây dù của cha mình là Cù Huy Cận. Tất cã những gì mà Cù con có ngày hôm nay đều từ ngoại lực chứ không đến bằng CHÍNH LỰC của mình. Không biết ông TS họ Cù có từng kiểm điểm qua quá trình tiến thân của ông lúc còn ở VN hay không?

CHHV và đám xôi thịt chưa đũ tư cách để nhân danh được đồng bào VN trong và ngoài nước. Ông chỉ có thể cất cao tiếng hót là nhân danh được sự ũng hộ của Mỹ, của nhân dân Mỹ, Pháp(?). Thật tội nghiệp, sự nghiệp chính trị chưa cất cao lên mà đã rớt xuống tan nát một cách thãm thương. Sự nghiệp cách mạng lần nầy của hai vợ chồng CHHV thật sáng chói trong mõ than bùn đâu đó trên miền bắc nước CHXHCNVN.

XIN MỜI XEM NỘI DUNG THỈNH NGUYỆN THƯ:

https://petitions.whitehouse.gov/petition/respond-firmly-chinas-provocative-acts-near-paracel-islands-and-support-vietnam-protecting-its/1RzldwgW

Vận động đồng bào TRONG NƯỚC tham gia ký tên Thỉnh Nguyện Thư:

Thỉnh Nguyện Thư này là cơ sở để cho chính phủ Mỹ lên tiếng và can thiệp cho Việt Nam.
Nội dung Thỉnh Nguyện Thư này có 4 điểm yêu cầu Chính phủ Mỹ:

1. Yêu cầu Mỹ phản ứng mạnh mẽ, dứt khoát để chấm dứt hành động khiêu khích, xâm lược của Trung Quốc tại vùng quần đảo Hoàng Sa và hỗ trợ Việt Nam để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, và chủ quyền Biển Đông của Việt Nam.

2. Ủng hộ Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ để trở thành một nhà lãnh đạo, thành lập một đảng đối lập với đảng CSVN.

3. Ủng hộ việc (Tổng Tuyển Cử: Bầu Cử Trưng Cầu Dân Ý) mà CSVN phải thực hiện theo quy định của Hiệp định Geneve 1954.

4. Yêu cầu Mỹ huỷ bỏ tu chính án Case - Church (Chính án Case - Church này là: Mỹ không can thiệp quân sự Việt Nam, Lào, Campuchia)
Nếu bạn nghĩ Mỹ cần phải giúp Việt Nam về quân sự để có thể đối đầu với Trung cộng, thì bạn cần ký vào TNT này để Mỹ có thể giúp Việt Nam. hết trích

PS. đám nầy chỉ biết vận động bào nhẹ dạ trong nước thôi, với luận điệu như vầy thì làm sao có thể tranh thủ được sự đồng thuận của đồng bào Hải Ngoại? Họ chỉ biết đem cây dù của Mỹ và Pháp để loè thiên hạ, mặc dù chưa được nước nào lên tiếng chính thức gì về việc nầy, mà cũng chẳng có Mỹ hay Pháp nào dám can thiệp vào nội bội VN một cách công khai như vậy?
Họ Cù chẳng qua là chỉ mới được mời điều trần về nhân quyền trước QH Mỹ như bao người đấu tranh dân chủ khác.

BÀI ĐỌC THÊM:

1. Cù Huy Hà Vũ là người thế nào? - Trần Chung Ngọc
http://timlaisuthat.blogspot.de/2014/04/cu-huy-ha-vu-la-nguoi-nao-tran-chung.html

2. BBC- Cù Huy Hà Vũ: 'Tôi không chống Đảng'
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/110802_chhv_appeal_trial.shtml

3.Han Giang Trần Lệ Tuyền: Cù Huy Hà Vũ: "Tôi không chống Đảng".
http://hon-viet.co.uk/HanGiangTranLeTuyen_CuHuyDaVuToiKhongChongDang.htm
Vo Thilinh
24.5.2014







Tổng số lượt xem trang