TLQ: -'Xem lại ảnh hưởng TQ ở VN'
-
-NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRUNG QUỐC ÁP ĐẢO KINH TẾ VIỆT NAM
-Son Tran
-"Hình như có ông nào đó trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Hà Nội cũng nói đến việc "tăng cường nội lực" khi bị Trung Quốc cắt đứt quan hệ kinh tế.
Tôi xin đề nghị cách nhìn khác: đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam không bằng của Nam Hàn, Đài Loan hay Nhật Bản vậy mà sao họ vẫn chi phối được kinh tế Việt Nam?
Vì không chỉ đầu tư vào doanh nghiệp, Trung Quốc đầu tư vào con người, vào những người đang lãnh đạo. Cho nên nội lực Việt Nam bị triệt từ trên đầu xuống, làm sao mà tăng cường?
*
Tổng hợp lại, Trung Quốc là vấn đề của thế giới thì thế giới phải lo. Nhưng Trung Quốc cũng là vấn đề của Việt Nam thì dân Việt phải lo.
Vấn đề ấy là đảng cầm quyền lại tiếp tay cho Bắc Kinh. Cho nên người Việt phải giải quyết vấn đề chính trị ấy thì mới ra khỏi bóng rợp kinh tế của Trung Quốc".
(Nguyễn Xuân Nghĩa)
-Ra khỏi bóng rợp kinh tế của Trung Quốc
www.rfa.org
2014-05-28
Ba tuần sau khi Bắc Kinh đặt giàn khoan trong thềm lục địa Việt Nam, tình hình vẫn căng thẳng qua nhiều vụ va chạm và chiều Thứ Hai 26 một ngư thuyền Việt Nam bị tầu cá của Trung Quốc đâm chìm ở cách giàn khoan 17 hải lý. Song song, nhiều người Việt cũng bất mãn về việc kinh tế Việt Nam quá lệ thuộc Trung Quốc nên sợ là có thể bị họ bắt chẹt. Trong nỗ lực bảo vệ độc lập và chủ quyền, làm sao Việt Nam ra khỏi bóng rợp kinh tế Trung Quốc? Diễn đàn Kinh tế nêu câu hỏi với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa qua phần trao đổi do Vũ Hoàng thực hiện sau đây:
Vỏ cứng, ruột mềm
Vũ Hoàng: Kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc vẫn căng thẳng sau ba tuần đầy biến động khiến cả thế giới chú ý vì hai quốc gia này gắn bó về ý thức hệ lẫn ngoại giao và kinh tế. Khi quan hệ suy đồi hơn thì người ta cũng thấy kinh tế Việt Nam quá lệ thuộc vào Trung Quốc như chúng ta có dịp phân tích cách nay hai tuần. Trong chương trình kỳ này, xin được hỏi ông với tư cách một chuyên gia kinh tế và đã theo dõi tình hình Trung Quốc từ lâu, ông nghĩ Việt Nam có thể làm gì để thoát dần khỏi sự lệ thuộc đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Theo thông lệ thì tôi nghĩ là ta cần nhìn bối cảnh từ rộng tới hẹp và tìm hiểu về những việc cần làm ngay đặt trong viễn cảnh trường kỳ. Nói về từ rộng tới hẹp thì trước tiên ta cần đánh giá lại Trung Quốc để thấy ra ưu nhược điểm của xứ này mà đừng quá sợ. Và nói từ gần đến xa thì mình mới nghĩ đến các biện pháp kinh tế căn cứ trên sự đánh giá đó.
So với Việt Nam thì quả là Trung Quốc có sức mạnh kinh tế và quân sự đáng kể và trong mọi tình huống thì dĩ nhiên Việt Nam nên tránh chiến tranh với xứ này. Nên tránh chứ không hẳn là vì sợ mà thúc thủ. Và khi đã phải đối đầu thì cũng lượng định nhược điểm và rủi ro của họ.
Vũ Hoàng: Ông đang dẫn vào bối cảnh, thưa ông những nhược điểm ấy là gì?
Có mấy ai muốn hợp tác với một chế độ ngang ngược như vậy? Và nếu có, thì thiên hạ cũng thủ kỹ, đòi hỏi điều kiện cao để tránh nạn ăn cắp vặt và ăn cướp sống.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trung Quốc mới phục hưng từ 30 năm sau gần 200 năm nhục nhã. Trên đà phục hưng, giới lãnh đạo và trí thức của họ không nhớ lại vì sao lại lầm than lụn bại mà chỉ nói đến mối nhục phải rửa. Từ đó mới có thái độ kiêu căng và gây khó chịu cho thế giới. Chuyện thứ hai, mặc cảm của Trung Quốc tập trung vào cái nước giàu mạnh nhất hiện nay là Hoa Kỳ, với chủ đích không là gây chiến mà chỉ dọa già nhằm làm Mỹ e dè mà nhường cho họ không gian hùng cứ là khu vực Á Châu. Tức là họ theo chủ nghĩa bá quyền nước lớn, y như cách họ đả kích Hoa Kỳ. Thứ ba, chưa thấy Hoa Kỳ tỏ thái độ rõ rệt thì Trung Quốc đã thực tế gây hấn với các lân bang như Nhật Bản, Ấn Độ và nhiều nước Á Châu khác. Nói tóm lại, Trung Quốc có nhiều bạn hàng mà thật ra rất ít bạn nếu so với các cường quốc như Mỹ, Nhật hay Âu Châu. Đó là về cái vỏ cứng, bên trong là cái ruột mềm.
Vũ Hoàng: Hãy tìm hiểu về cái ruột mềm đó, phải chăng là những nhược điểm nội bộ của họ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nếu Trung Quốc có đạt tốc độ tăng trưởng cao trong 30 năm thì họ cũng hủy hoại môi trường sinh sống của họ với tốc độ tự sát. Không xứ nào bị ô nhiễm môi sinh nặng như Trung Quốc. Lãnh đạo có thể bất cần tới phản ứng quốc tế chứ người dân lại cực kỳ bất mãn vì môi trường đó là không gian sinh tồn, là khí trời và nước uống, của các thế hệ về sau.
Thứ hai, người dân còn bất mãn hơn nữa vì nạn bất công xã hội, cửa quyền và sự phè phỡn của thiểu số có chức có quyền và thân tộc của họ ở trên. Lãnh đạo có thể ru ngủ người dân rằng rồi đây ai cũng sẽ là trung lưu khá giả, nhưng dân chúng chỉ thấy đám thượng lưu ăn trên ngồi chốc. Chiến dịch diệt trừ tham nhũng không đẩy lui sự căm phẫn của quần chúng mà còn cho thấy Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị cũng có thể là trùm tham ô, với tay chân hay bí thư nay vào Trung ương đảng và thành đại gia, tài phiệt.
Thứ ba, sức ép các sắc tộc thiểu số đã gây sức bật, là phản ứng bạo động của dân Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo khiến an ninh của Trung Quốc gặp hai vấn đề. Với ngân sách quốc an còn cao hơn ngân sách quốc phòng để nuôi bộ máy Cảnh sát Võ trang đông đảo, lãnh đạo xứ này vẫn phải đưa quân đội vào bảo vệ an ninh tại các thành phố lớn sau hàng loạt những vụ khủng bố của dân Duy Ngô Nhĩ. Vấn đề thứ hai là họ mở cửa cho các lực lượng khủng bố Hồi giáo xưng danh Tháng Chiến như kiểu al-Qadeda sẽ nhập cuộc để hỗ trợ dân Hồi giáo bên trong.
Chuyện thứ tư mới là kinh tế. Thật ra Trung Quốc căng phồng như trái bóng sắp bể với một núi nợ xấu sẽ sụp. Chúng ta đã đề cập tới vụ này từ nhiều năm nay, có lẽ tuần tới sẽ tập trung vào chuyện này. Trong khi đó và đây là điều có liên hệ đến Việt Nam, xã hội Trung Quốc sớm bị lão hóa, người dân chưa giàu đã già. Xứ này mất dần ưu điểm nhân công nhiều và hết là hãng xưởng ráp chế toàn cầu nên giới đầu tư quốc tế đang tìm nơi có lợi hơn. Khi động loạn xã hội bùng nổ bên trong thì họ chạy còn nhanh hơn nữa. Điều này, chúng ta đã nói từ năm ngoái và sẽ còn phải nói lại vì mở ra một cơ hội cho Việt Nam.
Đoàn xe chở hàng hóa qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn, ảnh minh họa chụp trước đây.
Vũ Hoàng: Như ông vừa tóm lược thì Trung Quốc có đến bảy tám rủi ro vì các nhược điểm trầm trọng bên trong. Đó là tình trạng mà ông ví von là "vỏ cứng ruột mềm". Nhưng điều ấy có lợi gì cho Việt Nam trong tương quan hiện nay?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thuần về kinh doanh hay kinh tế thì chẳng ai sợ Việt Nam mà xứ nào cũng ngại khi làm ăn với Trung Quốc. Vì mối lợi hiển nhiên là có thì họ vẫn tính đến rủi ro bất ngờ, trong đó có rủi ro tráo trở của Trung Quốc. Một cách cụ thể thì đến Tháng Tám này, Bắc Kinh chưa hút lên một giọt dầu nào nhưng đã mặc nhiên làm chủ và cai thầu khai thác tài nguyên ngoài Đông hải. Có mấy ai muốn hợp tác với một chế độ ngang ngược như vậy? Và nếu có, thì thiên hạ cũng thủ kỹ, đòi hỏi điều kiện cao để tránh nạn ăn cắp vặt và ăn cướp sống.
Nhìn cách khác, khi đối chiếu thì ta thấy Việt Nam phải làm nổi bật ưu điểm của mình là không có những chứng tật của Trung Quốc. Tức là nên ráo riết cải cách hạ tầng cơ sở luật lệ lẫn vật chất để có môi trường kinh doanh và sinh sống lành mạnh hơn. Song song, nên tạo ra hình ảnh của một dân tộc cần cù và đáng tin. Chúng ta đang tiến dần vào trọng tâm kinh tế của đề tài này.
Việt Nam nên làm gì?
Vũ Hoàng: Từ mấy tuần qua, thế giới đã có dịp so sánh. Thưa ông, liệu rằng nạn bạo động vừa xảy ra khiến nhiều doanh nghiệp ngoại quốc tại Việt Nam bị thiệt hại có khiến cho các nước xa lánh hay rút khỏi thị trường Việt Nam không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đây là một câu hỏi rất hay vì có hai khía cạnh trong ngoài.
Với bên trong, người theo dõi vụ việc ở tại chỗ thì cho rằng vụ bạo động là kết quả của một âm mưu khiêu khích nhằm gây thiệt hại cho Việt Nam vì mất bạn và có lợi cho Trung Quốc vì kẻ cướp lại thành nạn nhân. Người dân có thể đoán ra mà cần biết là những ai trong lớp lãnh đạo đã cho tiến hành việc đó? Đây là dịp minh chứng giá trị lời nói của những người trên thượng tầng. Nếu không, toàn bộ vụ giàn khoan chỉ là sự dàn dựng giữa Bắc Kinh và tay sai ở tại Việt Nam.
Với bên ngoài, các nước chưa quên phản ứng thô bạo của dân Trung Quốc với doanh nghiệp Nhật Bản vào cuối năm kia do vụ tranh chấp về chủ quyền trên quần đảo Senkaku của Nhật mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Các nước cho là dân Việt Nam cũng phản ứng như vậy mà chỉ có một ngày, vì thế tôi không nghĩ là giới đầu tư nước ngoài sẽ tháo chạy. Đấy là về mặt tiêu cực, chứ về mặt tích cực thì phải nghĩ xa hơn thì mới ra khỏi bóng rợp kinh tế của Trung Quốc.
Trong hạn một tuần, các cơ quan hữu trách lập tức kiểm tra số tồn kho nguyên liệu nhập từ TQ để xem khả năng xoay trở của doanh nghiệp VN là bao nhiêu và bao lâu nếu mâu thuẫn kéo dài.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Vũ Hoàng: Bước qua phần đó, ông cho là Việt Nam nên làm gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ là ba tháng nữa thì mọi chuyện sẽ như ba tháng trước, tức là Bắc Kinh kéo giàn khoan đi nơi khác sau khi khẳng định được cái quyền phi pháp của họ trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Dù mọi việc sẽ có vẻ như đã dịu, Việt Nam nên khẩn cấp rút tỉa bài học mà thi hành việc thoát hiểm.
Vũ Hoàng: Thưa ông, việc đó là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, trong hạn một tuần, các cơ quan hữu trách lập tức kiểm tra số tồn kho nguyên liệu nhập từ Trung Quốc để xem khả năng xoay trở của doanh nghiệp Việt Nam là bao nhiêu và bao lâu nếu mâu thuẫn kéo dài. Phải khởi đi từ kịch bản tồi tệ là Bắc Kinh cấm vận để gây sức ép, và đừng tưởng rằng họ không dám vì mất một thị trường 90 triệu dân. Thực tế thì họ mua vào một lại bán ra hơn hai chục lần cho Việt Nam nên sẽ gây áp lực.
Rồi từ việc kiểm tra đó, nội hai tuần phải tính đến các giải pháp thay thế để chuẩn bị, dù là có gặp bất lợi. Và nên công khai hóa chuyện lợi hại ấy, với lệnh nghiêm cấm đầu cơ tích trữ vì làm vậy là tiếp tay Trung Quốc xiết cổ dân ta. Chế độ thừa công an làm việc đó, nếu họ không toa rập với ngoại bang để trục lợi. Nhiều người cứ lãng mạn hỏi theo ca khúc của Lưu Hữu Phước, rằng "Toàn dân nghe chăng sơn hà nguy biến?" Nhưng khi nói đến chữ "hy sinh" – dù mới chỉ là quyền lợi kinh tế nhỏ nhoi - thì mấy ai dám? Tôi nghĩ rằng đây là lúc thật sự nguy biến rồi!
Song song, giới hữu trách ở trung ương phải rà lại toàn bộ chuỗi cung ứng hay "supply chain" của Việt Nam, là mua gì ở đâu, về cho ai làm ra sản phẩm gì, bán cho xứ nào? Mục đích là để xác định vị trí của sản phẩm Trung Quốc trong chuỗi mua bán và chế biến đó. Nếu không có hàng Trung Quốc thì Việt Nam xoay trở thế nào, có sản phẩm nào khả dĩ thay thế sau này? Từ việc rà lại chu trình cung cấp, Việt Nam nên chuẩn bị giải pháp thay thế từ năm tới.
Việt Nam đang yêu cầu Nhật Bản cung cấp cho tầu tuần tra, là điều chỉ có trong vài năm. Nhưng Việt Nam nên xin Nhật viện trợ kỹ thuật để xem là sau vụ thiên tai hồi Tháng Ba năm 2011 khi chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Nhật bị đứt đoạn bất ngờ, họ giải quyết ra sao? Mình có thể học được nhiều lắm để làm cơ sở cho chính sách đầu tư và sản xuất sau này.
Vũ Hoàng: Ông đi từ chuyện cấp bách đến ngắn hạn, trong trường kỳ thì sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là về trường kỳ, phải chặt cái neo đã giàng kinh tế Việt Nam như cái phao của Bắc Kinh để bung lên cao hơn. Giới đầu tư đều đang tìm thị trường khả dĩ thay thế thị trường Hoa lục vì có tay nghề mà lương thấp hơn. Việt Nam là loại thị trường đó, còn khá hơn Bangladesh hay Miên, Lào. Nếu có năng suất cho những ngành đòi hỏi mức công nghệ cao như thấy được qua các dự án lớn của Intel and Samsung, thì Việt Nam vẫn thừa khả năng vươn lên trong trunh hạn. Miễn là lãnh đạo kinh tế phải thấy ra điều đó mà sớm tiến hành.
Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối, thưa ông, phải chăng vấn đề là giải phóng nội lực?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Hình như có ông nào đó trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Hà Nội cũng nói đến việc "tăng cường nội lực" khi bị Trung Quốc cắt đứt quan hệ kinh tế. Tôi xin đề nghị cách nhìn khác: đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam không bằng của Nam Hàn, Đài Loan hay Nhật Bản vậy mà sao họ vẫn chi phối được kinh tế Việt Nam? Vì không chỉ đầu tư vào doanh nghiệp, Trung Quốc đầu tư vào con người, vào những người đang lãnh đạo. Cho nên nội lực Việt Nam bị triệt từ trên đầu xuống, làm sao mà tăng cường?
Tổng hợp lại, Trung Quốc là vấn đề của thế giới thì thế giới phải lo. Nhưng Trung Quốc cũng là vấn đề của Việt Nam thì dân Việt phải lo. Vấn đề ấy là đảng cầm quyền lại tiếp tay cho Bắc Kinh. Cho nên người Việt phải giải quyết vấn đề chính trị ấy thì mới ra khỏi bóng rợp kinh tế của Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
--
THD: Inauguration CeremoRY!
Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam được thành lập(VnEx 27-5-14)(Cho các bạn chưa biết: Đây là cách Nhà nước khôn ngoan chuẩn bị trước
bằng chứng Trung tâm này chưa bao giờ có "ceremony" thành lập cả,
cũng như công hàm Phạm Văn Đồng đã được khôn ngoan soạn thảo
để nó không có giá trị nào cả!)
-Nói một đằng, làm một nẻo!
23/05/2014
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết: “Trung Quốc cam kết tìm kiếm cách giải quyết hòa bình trong việc tranh chấp với các quốc gia khác về chủ quyền lãnh thổ, quyền lợi và lợi ích hàng hải”. Nghe ông Tập nói vậy, nhưng giàn khoan Hải Dương - 981, vẫn ngang nhiên đặt vào vùng biển của Việt Nam, cùng hàng trăm tàu hộ tống đâm húc, dùng vòi rồng cực mạnh phun nước vào các tàu chấp pháp của Việt Nam.
-
-NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRUNG QUỐC ÁP ĐẢO KINH TẾ VIỆT NAM
Alan Phan
6/6/2014
Mọi người tiêu thụ đều thấy rằng hàng Trung Quốc tràn ngập Việt Nam, ngay cả trong những sản phẩm mà chúng ta có lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng như nông sản, thực phẩm…Trong khi đó, chúng ta xuất khẩu phần lớn các khoáng sản hay tài nguyên thiên nhiên qua Trung Quốc để họ chế biến sơ xài rồi tái bán ra những thành phẩm với giá cao gấp vài lần. Các sản xuất công nghiệp thì phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu, máy móc và công nghệ cũ của Trung Quốc, nhất là ngành dệt may, giầy dép, đồ gia dụng…Ngay cả trong lĩnh vực dịch vụ như du lịch, giải trí (phim ảnh, TV..), video games…Trung Quốc là nhà cung cấp hàng đầu trên thị trường. Quan trọng hơn, những dự án tầm cỡ quốc gia về điện lực, khoáng sản, giao thông….90% nhà thầu là công ty Trung Quốc.
Con số chứng minh hiện trạng trên biểu hiện theo thống kê nhập siêu của Việt Nam: trong 2012, chúng ta xuất qua Trung Quốc 19 tỷ USD và phải nhập khẩu đến gần 40 tỷ USD từ Trung Quốc.
Muốn tìm giải pháp cho vấn đề này để thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc trên mọi bình diện, chúng ta cần biết rõ những nguyên nhân đã gây ra sự áp đảo một chiều này:
- 1. Vị trí địa dư
Nằm cạnh một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tất nhiên Việt Nam phải chịu nhiều tác động. Các cường quốc luôn có tham vọng bành trướng ảnh hưởng để thu lợi từ các quốc gia nhỏ bé hơn và các nước láng giềng có thể coi như là “low-hanging fruits” (trái quả ở vị trí thấp) dễ hái và thu nhặt trước.
Tuy nhiên, khi so sánh vị thế của Mexico và Canada cạnh Mỹ, ta có thể nhận biết sự khác biệt: dù ít dân hơn Mexico, Canada đã được Mỹ đối xử như một đối tác bình đẳng; và trong quan hệ kinh tế, Canada còn lợi dụng sự to lớn của thị trường Mỹ để tăng trưởng. Trong khi đó, với cơ chế lạc hậu và dân trí thấp kém, Mexico cam phận là sân sau của kinh tế Mỹ, gần giống như Việt Nam với Trung Quốc.
Trong thế chiến thứ hai, phát xít Đức đè bẹp các nước láng giềng, nhưng lại rất tôn trọng sự trung lập của Thuỵ Sĩ và các nước Bắc Âu. Một chánh sách khôn ngoan, chủ động của chánh phủ và một tầng lớp nhân dân giàu có dựa trên nền kinh tế độc lập là sự khác biệt giữa nô lệ và chủ quyền.
- 2. Yếu tố lịch sử
Sự bành trướng của các đế quốc trong lịch sử đều dựa vào tiền đề là xâm lược để tìm những tài nguyên hay tài sản nào mà đế quốc cần. Trong lịch sử Trung Quốc, nạn đói vì thiếu đất trồng trọt đã khiến quân đội Trung Quốc luân phiên Nam tiến để thoả mãn bao tử của con dân. Đông Nam Á là miếng mồi hấp dẫn qua mọi triều đại, kể cả những cuộc di dân khổng lồ của người Trung Quốc để tránh bạo loạn trong nội địa.
Việt Nam là một điểm đến quen thuộc qua nhiều ngàn năm. Trong chiến dịch mới nhất, Trung Quốc đã dụ được các lãnh đạo Việt Nam bằng chiêu bài “lý tưởng quốc tế đại đồng” (theo góc nhìn của các hoàng đế Trung Quốc là “Hán hoá”), và họ đã thành công vì bất chiến tự nhiên thành.
Nhìn vào một lăng kính khác, hiện nay, nhu cầu của đế quốc Mỹ là “trí tuệ và sáng tạo” cho nền kinh tế dựa trên công nghệ cao. Không như Trung Quốc, Mỹ không cần đến dầu khí, khoáng sản hay nông phẩm từ Việt Nam; và chắc chắn là không nhắm vào thị trường đồ rẻ tiền.
Thực ra, chính Mỹ đã giúp 2 quốc gia đông dân nhất là Trung Quốc và Ấn Độ phát triển nhanh để gia tăng tài sản mềm cũng như để bành trướng thêm thị trường cho các sản phẩm cao cấp của Mỹ. Họ có thể là đối tác lý tưởng để Việt Nam thay đổi cốt rễ của nền kinh tế và tăng trưởng theo mức độ của Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tuy nhiên, giải pháp này không khả thi “vì ván đã đóng thuyền”. Khi cá đã cắn câu và chim đã vào lồng rồi, thì đành “lỡ bước sang ngang” vậy?
- 3. Mối tình đồng chí
Đa số lãnh đạo Việt Nam đã học tập rất tốt theo tấm gương Bác Hồ để kết thân và tạo những “mối tình” sâu xa với các đồng chí Trung Quốc (cũng như với anh sở khanh Liên Xô). Đây là một điều khó lý giải theo biện chứng khoa học, tuy vậy, mọi người đều hiểu rằng con tim có những lý lẽ riêng của nó.
Hội chứng người vợ bênh vực và sát cánh bên chồng, không rời bỏ được, dù gặp phài anh chồng vũ phu, bê bối, truỵ lạc…là một bệnh tâm lý phổ thông trên toàn cầu.
Xã hội Mỹ dù lên án và bắt nhốt ngay các loại “chồng” này, nhưng thảm hoạ vẫn tồn tại mạnh mẽ, nhất là trong những cộng đồng thiểu số nghèo hèn. Văn hoá và pháp luật Việt Nam vẫn còn bảo thủ; nên chuyện yêu đương bệnh hoạn của các đồng chí Việt Trung sẽ còn tiếp tục vài ba thế hệ.
- 4. Môi trường quen thuộc
Doanh nhân Trung Quốc rất thích môi trường kinh doanh tại Việt Nam vì sự quen thuộc như sân nhà. Nhờ một sao chép khá tỉ mỉ về mô hình, cơ chế, văn hoá và ứng dụng vào mọi sinh hoạt của đàn em Việt, các doanh nhân Trung Quốc không chút bở ngỡ hay phải điều chỉnh tư duy làm ăn của họ khi đến Việt Nam. Sự quen thuộc tạo một lợi thế cạnh tranh lớn cho Trung Quốc so với các quốc gia khác.
Thông thường, một nhà đầu tư hay một thương nhân nước ngoài phải mất chừng 6 tháng đến 2 năm để làm quen với thủ tục hành chánh và luật lệ, tạo quan hệ với quan chức và đối tác, đi sâu vào các ngõ ngách của thị trường và thói quen của người tiêu dùng….Vì lối vận hành giống như một tỉnh của Trung Quốc, các doanh nhân Trung Quốc đốt ngắn giai đoạn và phát triển cơ sở, mạng lưới rất nhanh. Có thể nói, Việt Nam là điểm đến đầu tiên khi doanh nhân Trung Quốc cứu xét các cơ hội làm ăn cho công ty mình.
- 5. Chính sách của chánh phủ Việt Nam
Quan điểm chung của đa số lãnh đạo Việt Nam là Trung Quốc đã góp phần rất lớn vào các chiến thắng đánh Pháp, Mỹ và VNCH để Đảng và nhà nước có được quyền lực và quyền lợi ngày nay. Đó là một cái ơn nghĩa lớn hơn cả Thái Sơn như một ngài lý thuyết gia của Đảng (không nhớ tên) phát biểu trong một tiểu luận. Thêm vào đó, sau sự sụp đổ của đế chế Liên Xô, Trung Quốc là chỗ tựa lưng duy nhất của nhà cầm quyền.
Từ đó, doanh nhân Trung Quốc thừa hưởng những đặc quyền, đặc lợi từ nhiều dự án lớn nhỏ. Để tránh những dòm ngó của những thế lực chống đối, nhiều công ty Trung Quốc khi đầu tư hay mua bán làm ăn tại Việt Nam phải dùng vỏ bọc của BVI, Bermuda, Hồng Kong, Đài Loan…Nếu tính ra chủ nhân thực sự sau của những nhà đầu tư và doanh nhân này, Trung Quốc mới là nhà đầu tư số một tại Việt Nam. Con số nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc có thể lớn hơn nữa nếu thống kê bao gồm những điểm trung gian tiếp cận hàng hoá.
- 6. Tệ nạn phong bì
Các lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam đều thừa nhận sự tham nhũng tràn lan tại khắp miền lãnh thổ. “Họ ăn không chừa một thứ gì…” là câu nói tiêu biểu.
Trong khi đó, có thể nói doanh nhân Trung Quốc năng động và nổi tiếng về nghệ thuật hối lộ. Trên khắp thế giới, các quan chức, kể cả Âu Mỹ, đều thích làm ăn với thương gia Trung Quốc. Chỗ nào không đưa được phong bì thì họ sẽ tìm cách khác để đưa quà hay lợi lộc nào đó để né tránh luật lệ.
Với thái độ cởi mở về phong bì, Việt Nam là một thiên đường để doanh nhân Trung Quốc tự do lợi dụng và hưởng lợi. Ngoài ra, trong khi doanh nhân Âu Mỹ Nhật lo sợ về chuyện phạm pháp tù đày vì luật lệ xứ sở của họ cấm hối lộ; thì chánh phủ Trung Quốc khuyến khích doanh nhân nước họ dùng phong bì như là một vũ khí thương mại hiệu quả.
- 7. Kỹ năng của doanh nhân Trung Quốc
Sau cùng, chúng ta phải công nhận là doanh nhân Trung Quốc rất giỏi trong việc đột phá tìm thị trường và tạo ra những vị thế độc tôn. Dù không sáng tạo như người Do Thái, dân làm ăn Trung Quốc kiên nhẫn, thủ đoạn, cần cù, nắm bắt cơ hội, chịu đựng rủi ro…hay hơn mọi doanh nhân thế giới. Họ cũng ngoại giao tài tình: không ai mới hợp tác với doanh nhân Trung Quốc mà không choáng ngợp với sự tiếp đãi nồng hậu thân thương. Chỉ sau một thời gian, khi cá đã cắn câu, thì chúng ta mới nhận ra thế kẹt của mình.
Cộng với kỹ năng, mạng lưới Hoa Kiều tại năm châu và sự trợ giúp tận tình của chánh phủ Trung Quốc qua các tín dụng dễ dãi đã tăng thêm lợi thế cạnh tranh này.
Lời kết
Sự áp đảo kinh tế và chính trị của Trung Quốc với Việt Nam là một hiện thực với nhiều yếu tố khách quan khó vượt qua. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất vẫn là một quyết tâm của lãnh đạo xây dựng cho đất nước một vị thế đáng nể trên góc nhìn của thế giới.
Sự nể trọng này, nhất là đối với Trung Quốc, có thể đến từ các yếu tố:
- Hành động thay vì những lời tuyên bố lảm nhảm không ai tin;
- Mở rộng cửa đón nhận nhà đầu tư và đối tác khắp thế giới để giảm sự chi phối của Trung Quốc trong nền kinh tế;
- Cởi trói cho khu vực tư nhân để doanh nhân Việt Nam tự do tìm định hướng mới cho nền kinh tế với bản sắc Việt;
- Giảm gánh nặng hành chánh, thuế má, nợ vay nước ngoài…bắng cách sa thải 2 phần 3 công chức;
- Nâng cao dân trí bằng sự minh bạch với các lỗi lầm trong quá khứ và đem kiến thức toàn cầu đến người dân bằng tự do Internet.
“Thoát Trung” có thể là một đề tài thời thượng cho các chuyên gia rảnh rỗi chém gió. “Thoát Ta’ mới là một nhu cầu cấp bách để đưa Việt Nam vào thế kỷ 21.
Alan Phan
-"Hình như có ông nào đó trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Hà Nội cũng nói đến việc "tăng cường nội lực" khi bị Trung Quốc cắt đứt quan hệ kinh tế.
Tôi xin đề nghị cách nhìn khác: đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam không bằng của Nam Hàn, Đài Loan hay Nhật Bản vậy mà sao họ vẫn chi phối được kinh tế Việt Nam?
Vì không chỉ đầu tư vào doanh nghiệp, Trung Quốc đầu tư vào con người, vào những người đang lãnh đạo. Cho nên nội lực Việt Nam bị triệt từ trên đầu xuống, làm sao mà tăng cường?
*
Tổng hợp lại, Trung Quốc là vấn đề của thế giới thì thế giới phải lo. Nhưng Trung Quốc cũng là vấn đề của Việt Nam thì dân Việt phải lo.
Vấn đề ấy là đảng cầm quyền lại tiếp tay cho Bắc Kinh. Cho nên người Việt phải giải quyết vấn đề chính trị ấy thì mới ra khỏi bóng rợp kinh tế của Trung Quốc".
(Nguyễn Xuân Nghĩa)
-Ra khỏi bóng rợp kinh tế của Trung Quốc
www.rfa.org
2014-05-28
Ba tuần sau khi Bắc Kinh đặt giàn khoan trong thềm lục địa Việt Nam, tình hình vẫn căng thẳng qua nhiều vụ va chạm và chiều Thứ Hai 26 một ngư thuyền Việt Nam bị tầu cá của Trung Quốc đâm chìm ở cách giàn khoan 17 hải lý. Song song, nhiều người Việt cũng bất mãn về việc kinh tế Việt Nam quá lệ thuộc Trung Quốc nên sợ là có thể bị họ bắt chẹt. Trong nỗ lực bảo vệ độc lập và chủ quyền, làm sao Việt Nam ra khỏi bóng rợp kinh tế Trung Quốc? Diễn đàn Kinh tế nêu câu hỏi với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa qua phần trao đổi do Vũ Hoàng thực hiện sau đây:
Vỏ cứng, ruột mềm
Vũ Hoàng: Kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc vẫn căng thẳng sau ba tuần đầy biến động khiến cả thế giới chú ý vì hai quốc gia này gắn bó về ý thức hệ lẫn ngoại giao và kinh tế. Khi quan hệ suy đồi hơn thì người ta cũng thấy kinh tế Việt Nam quá lệ thuộc vào Trung Quốc như chúng ta có dịp phân tích cách nay hai tuần. Trong chương trình kỳ này, xin được hỏi ông với tư cách một chuyên gia kinh tế và đã theo dõi tình hình Trung Quốc từ lâu, ông nghĩ Việt Nam có thể làm gì để thoát dần khỏi sự lệ thuộc đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Theo thông lệ thì tôi nghĩ là ta cần nhìn bối cảnh từ rộng tới hẹp và tìm hiểu về những việc cần làm ngay đặt trong viễn cảnh trường kỳ. Nói về từ rộng tới hẹp thì trước tiên ta cần đánh giá lại Trung Quốc để thấy ra ưu nhược điểm của xứ này mà đừng quá sợ. Và nói từ gần đến xa thì mình mới nghĩ đến các biện pháp kinh tế căn cứ trên sự đánh giá đó.
So với Việt Nam thì quả là Trung Quốc có sức mạnh kinh tế và quân sự đáng kể và trong mọi tình huống thì dĩ nhiên Việt Nam nên tránh chiến tranh với xứ này. Nên tránh chứ không hẳn là vì sợ mà thúc thủ. Và khi đã phải đối đầu thì cũng lượng định nhược điểm và rủi ro của họ.
Vũ Hoàng: Ông đang dẫn vào bối cảnh, thưa ông những nhược điểm ấy là gì?
Có mấy ai muốn hợp tác với một chế độ ngang ngược như vậy? Và nếu có, thì thiên hạ cũng thủ kỹ, đòi hỏi điều kiện cao để tránh nạn ăn cắp vặt và ăn cướp sống.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trung Quốc mới phục hưng từ 30 năm sau gần 200 năm nhục nhã. Trên đà phục hưng, giới lãnh đạo và trí thức của họ không nhớ lại vì sao lại lầm than lụn bại mà chỉ nói đến mối nhục phải rửa. Từ đó mới có thái độ kiêu căng và gây khó chịu cho thế giới. Chuyện thứ hai, mặc cảm của Trung Quốc tập trung vào cái nước giàu mạnh nhất hiện nay là Hoa Kỳ, với chủ đích không là gây chiến mà chỉ dọa già nhằm làm Mỹ e dè mà nhường cho họ không gian hùng cứ là khu vực Á Châu. Tức là họ theo chủ nghĩa bá quyền nước lớn, y như cách họ đả kích Hoa Kỳ. Thứ ba, chưa thấy Hoa Kỳ tỏ thái độ rõ rệt thì Trung Quốc đã thực tế gây hấn với các lân bang như Nhật Bản, Ấn Độ và nhiều nước Á Châu khác. Nói tóm lại, Trung Quốc có nhiều bạn hàng mà thật ra rất ít bạn nếu so với các cường quốc như Mỹ, Nhật hay Âu Châu. Đó là về cái vỏ cứng, bên trong là cái ruột mềm.
Vũ Hoàng: Hãy tìm hiểu về cái ruột mềm đó, phải chăng là những nhược điểm nội bộ của họ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nếu Trung Quốc có đạt tốc độ tăng trưởng cao trong 30 năm thì họ cũng hủy hoại môi trường sinh sống của họ với tốc độ tự sát. Không xứ nào bị ô nhiễm môi sinh nặng như Trung Quốc. Lãnh đạo có thể bất cần tới phản ứng quốc tế chứ người dân lại cực kỳ bất mãn vì môi trường đó là không gian sinh tồn, là khí trời và nước uống, của các thế hệ về sau.
Thứ hai, người dân còn bất mãn hơn nữa vì nạn bất công xã hội, cửa quyền và sự phè phỡn của thiểu số có chức có quyền và thân tộc của họ ở trên. Lãnh đạo có thể ru ngủ người dân rằng rồi đây ai cũng sẽ là trung lưu khá giả, nhưng dân chúng chỉ thấy đám thượng lưu ăn trên ngồi chốc. Chiến dịch diệt trừ tham nhũng không đẩy lui sự căm phẫn của quần chúng mà còn cho thấy Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị cũng có thể là trùm tham ô, với tay chân hay bí thư nay vào Trung ương đảng và thành đại gia, tài phiệt.
Thứ ba, sức ép các sắc tộc thiểu số đã gây sức bật, là phản ứng bạo động của dân Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo khiến an ninh của Trung Quốc gặp hai vấn đề. Với ngân sách quốc an còn cao hơn ngân sách quốc phòng để nuôi bộ máy Cảnh sát Võ trang đông đảo, lãnh đạo xứ này vẫn phải đưa quân đội vào bảo vệ an ninh tại các thành phố lớn sau hàng loạt những vụ khủng bố của dân Duy Ngô Nhĩ. Vấn đề thứ hai là họ mở cửa cho các lực lượng khủng bố Hồi giáo xưng danh Tháng Chiến như kiểu al-Qadeda sẽ nhập cuộc để hỗ trợ dân Hồi giáo bên trong.
Chuyện thứ tư mới là kinh tế. Thật ra Trung Quốc căng phồng như trái bóng sắp bể với một núi nợ xấu sẽ sụp. Chúng ta đã đề cập tới vụ này từ nhiều năm nay, có lẽ tuần tới sẽ tập trung vào chuyện này. Trong khi đó và đây là điều có liên hệ đến Việt Nam, xã hội Trung Quốc sớm bị lão hóa, người dân chưa giàu đã già. Xứ này mất dần ưu điểm nhân công nhiều và hết là hãng xưởng ráp chế toàn cầu nên giới đầu tư quốc tế đang tìm nơi có lợi hơn. Khi động loạn xã hội bùng nổ bên trong thì họ chạy còn nhanh hơn nữa. Điều này, chúng ta đã nói từ năm ngoái và sẽ còn phải nói lại vì mở ra một cơ hội cho Việt Nam.
Đoàn xe chở hàng hóa qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn, ảnh minh họa chụp trước đây.
Vũ Hoàng: Như ông vừa tóm lược thì Trung Quốc có đến bảy tám rủi ro vì các nhược điểm trầm trọng bên trong. Đó là tình trạng mà ông ví von là "vỏ cứng ruột mềm". Nhưng điều ấy có lợi gì cho Việt Nam trong tương quan hiện nay?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thuần về kinh doanh hay kinh tế thì chẳng ai sợ Việt Nam mà xứ nào cũng ngại khi làm ăn với Trung Quốc. Vì mối lợi hiển nhiên là có thì họ vẫn tính đến rủi ro bất ngờ, trong đó có rủi ro tráo trở của Trung Quốc. Một cách cụ thể thì đến Tháng Tám này, Bắc Kinh chưa hút lên một giọt dầu nào nhưng đã mặc nhiên làm chủ và cai thầu khai thác tài nguyên ngoài Đông hải. Có mấy ai muốn hợp tác với một chế độ ngang ngược như vậy? Và nếu có, thì thiên hạ cũng thủ kỹ, đòi hỏi điều kiện cao để tránh nạn ăn cắp vặt và ăn cướp sống.
Nhìn cách khác, khi đối chiếu thì ta thấy Việt Nam phải làm nổi bật ưu điểm của mình là không có những chứng tật của Trung Quốc. Tức là nên ráo riết cải cách hạ tầng cơ sở luật lệ lẫn vật chất để có môi trường kinh doanh và sinh sống lành mạnh hơn. Song song, nên tạo ra hình ảnh của một dân tộc cần cù và đáng tin. Chúng ta đang tiến dần vào trọng tâm kinh tế của đề tài này.
Việt Nam nên làm gì?
Vũ Hoàng: Từ mấy tuần qua, thế giới đã có dịp so sánh. Thưa ông, liệu rằng nạn bạo động vừa xảy ra khiến nhiều doanh nghiệp ngoại quốc tại Việt Nam bị thiệt hại có khiến cho các nước xa lánh hay rút khỏi thị trường Việt Nam không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đây là một câu hỏi rất hay vì có hai khía cạnh trong ngoài.
Với bên trong, người theo dõi vụ việc ở tại chỗ thì cho rằng vụ bạo động là kết quả của một âm mưu khiêu khích nhằm gây thiệt hại cho Việt Nam vì mất bạn và có lợi cho Trung Quốc vì kẻ cướp lại thành nạn nhân. Người dân có thể đoán ra mà cần biết là những ai trong lớp lãnh đạo đã cho tiến hành việc đó? Đây là dịp minh chứng giá trị lời nói của những người trên thượng tầng. Nếu không, toàn bộ vụ giàn khoan chỉ là sự dàn dựng giữa Bắc Kinh và tay sai ở tại Việt Nam.
Với bên ngoài, các nước chưa quên phản ứng thô bạo của dân Trung Quốc với doanh nghiệp Nhật Bản vào cuối năm kia do vụ tranh chấp về chủ quyền trên quần đảo Senkaku của Nhật mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Các nước cho là dân Việt Nam cũng phản ứng như vậy mà chỉ có một ngày, vì thế tôi không nghĩ là giới đầu tư nước ngoài sẽ tháo chạy. Đấy là về mặt tiêu cực, chứ về mặt tích cực thì phải nghĩ xa hơn thì mới ra khỏi bóng rợp kinh tế của Trung Quốc.
Trong hạn một tuần, các cơ quan hữu trách lập tức kiểm tra số tồn kho nguyên liệu nhập từ TQ để xem khả năng xoay trở của doanh nghiệp VN là bao nhiêu và bao lâu nếu mâu thuẫn kéo dài.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Vũ Hoàng: Bước qua phần đó, ông cho là Việt Nam nên làm gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ là ba tháng nữa thì mọi chuyện sẽ như ba tháng trước, tức là Bắc Kinh kéo giàn khoan đi nơi khác sau khi khẳng định được cái quyền phi pháp của họ trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Dù mọi việc sẽ có vẻ như đã dịu, Việt Nam nên khẩn cấp rút tỉa bài học mà thi hành việc thoát hiểm.
Vũ Hoàng: Thưa ông, việc đó là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, trong hạn một tuần, các cơ quan hữu trách lập tức kiểm tra số tồn kho nguyên liệu nhập từ Trung Quốc để xem khả năng xoay trở của doanh nghiệp Việt Nam là bao nhiêu và bao lâu nếu mâu thuẫn kéo dài. Phải khởi đi từ kịch bản tồi tệ là Bắc Kinh cấm vận để gây sức ép, và đừng tưởng rằng họ không dám vì mất một thị trường 90 triệu dân. Thực tế thì họ mua vào một lại bán ra hơn hai chục lần cho Việt Nam nên sẽ gây áp lực.
Rồi từ việc kiểm tra đó, nội hai tuần phải tính đến các giải pháp thay thế để chuẩn bị, dù là có gặp bất lợi. Và nên công khai hóa chuyện lợi hại ấy, với lệnh nghiêm cấm đầu cơ tích trữ vì làm vậy là tiếp tay Trung Quốc xiết cổ dân ta. Chế độ thừa công an làm việc đó, nếu họ không toa rập với ngoại bang để trục lợi. Nhiều người cứ lãng mạn hỏi theo ca khúc của Lưu Hữu Phước, rằng "Toàn dân nghe chăng sơn hà nguy biến?" Nhưng khi nói đến chữ "hy sinh" – dù mới chỉ là quyền lợi kinh tế nhỏ nhoi - thì mấy ai dám? Tôi nghĩ rằng đây là lúc thật sự nguy biến rồi!
Song song, giới hữu trách ở trung ương phải rà lại toàn bộ chuỗi cung ứng hay "supply chain" của Việt Nam, là mua gì ở đâu, về cho ai làm ra sản phẩm gì, bán cho xứ nào? Mục đích là để xác định vị trí của sản phẩm Trung Quốc trong chuỗi mua bán và chế biến đó. Nếu không có hàng Trung Quốc thì Việt Nam xoay trở thế nào, có sản phẩm nào khả dĩ thay thế sau này? Từ việc rà lại chu trình cung cấp, Việt Nam nên chuẩn bị giải pháp thay thế từ năm tới.
Việt Nam đang yêu cầu Nhật Bản cung cấp cho tầu tuần tra, là điều chỉ có trong vài năm. Nhưng Việt Nam nên xin Nhật viện trợ kỹ thuật để xem là sau vụ thiên tai hồi Tháng Ba năm 2011 khi chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Nhật bị đứt đoạn bất ngờ, họ giải quyết ra sao? Mình có thể học được nhiều lắm để làm cơ sở cho chính sách đầu tư và sản xuất sau này.
Vũ Hoàng: Ông đi từ chuyện cấp bách đến ngắn hạn, trong trường kỳ thì sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là về trường kỳ, phải chặt cái neo đã giàng kinh tế Việt Nam như cái phao của Bắc Kinh để bung lên cao hơn. Giới đầu tư đều đang tìm thị trường khả dĩ thay thế thị trường Hoa lục vì có tay nghề mà lương thấp hơn. Việt Nam là loại thị trường đó, còn khá hơn Bangladesh hay Miên, Lào. Nếu có năng suất cho những ngành đòi hỏi mức công nghệ cao như thấy được qua các dự án lớn của Intel and Samsung, thì Việt Nam vẫn thừa khả năng vươn lên trong trunh hạn. Miễn là lãnh đạo kinh tế phải thấy ra điều đó mà sớm tiến hành.
Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối, thưa ông, phải chăng vấn đề là giải phóng nội lực?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Hình như có ông nào đó trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Hà Nội cũng nói đến việc "tăng cường nội lực" khi bị Trung Quốc cắt đứt quan hệ kinh tế. Tôi xin đề nghị cách nhìn khác: đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam không bằng của Nam Hàn, Đài Loan hay Nhật Bản vậy mà sao họ vẫn chi phối được kinh tế Việt Nam? Vì không chỉ đầu tư vào doanh nghiệp, Trung Quốc đầu tư vào con người, vào những người đang lãnh đạo. Cho nên nội lực Việt Nam bị triệt từ trên đầu xuống, làm sao mà tăng cường?
Tổng hợp lại, Trung Quốc là vấn đề của thế giới thì thế giới phải lo. Nhưng Trung Quốc cũng là vấn đề của Việt Nam thì dân Việt phải lo. Vấn đề ấy là đảng cầm quyền lại tiếp tay cho Bắc Kinh. Cho nên người Việt phải giải quyết vấn đề chính trị ấy thì mới ra khỏi bóng rợp kinh tế của Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
--
THD: Inauguration CeremoRY!
Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam được thành lập(VnEx 27-5-14)(Cho các bạn chưa biết: Đây là cách Nhà nước khôn ngoan chuẩn bị trước
bằng chứng Trung tâm này chưa bao giờ có "ceremony" thành lập cả,
cũng như công hàm Phạm Văn Đồng đã được khôn ngoan soạn thảo
để nó không có giá trị nào cả!)
23/05/2014
(ĐCSVN) – Máu "đại Hán" hung hăng của Trung Quốc đang lao vào tranh chấp lãnh thổ với một loạt các quốc gia Đông Nam Á tại Biển Đông. Tuy nhiên, trong phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh về phối hợp hành động và củng cố lòng tin ở châu Á (CICA) tại Thượng Hải ngày 21/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn bình thản tuyên bố Trung Quốc đang lớn mạnh cần các biện pháp “hòa bình” để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Nói vậy nhưng không phải vậy, Trung Quốc bao giờ cũng "nói một đằng, làm một nẻo!"
Tàu Trung Quốc uy hiếp và gây hại cho tàu Việt Nam ở Biển Đông
(Ảnh: Công Định-Hữu Trung/TTXVN) |
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết: “Trung Quốc cam kết tìm kiếm cách giải quyết hòa bình trong việc tranh chấp với các quốc gia khác về chủ quyền lãnh thổ, quyền lợi và lợi ích hàng hải”. Nghe ông Tập nói vậy, nhưng giàn khoan Hải Dương - 981, vẫn ngang nhiên đặt vào vùng biển của Việt Nam, cùng hàng trăm tàu hộ tống đâm húc, dùng vòi rồng cực mạnh phun nước vào các tàu chấp pháp của Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng cảnh báo các quốc gia châu Á muốn tăng cường liên minh quân sự chống lại Trung Quốc đồng thời khẳng định nó không có lợi cho an ninh khu vực. “Việc tăng cường liên minh quân sự nhằm vào một bên thứ 3 sẽ không có lợi cho nỗ lực duy trì an ninh chung trong khu vực”.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thành thói quen đổ lỗi cho Mỹ khuyến khích các nước có tranh chấp với nước này thực hiện những hành động “nguy hiểm”, làm trầm trọng thêm căng thẳng tại khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Trong cuộc họp báo thường nhật diễn ra mới đây, nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) nói, “cần phải chỉ ra rằng, hàng loạt những bình luận sai trái và vô trách nhiệm từ phía Mỹ đã khuyến khích một số nước có những hành động khiêu khích và nguy hiểm”... “Chúng tôi kêu gọi Mỹ hành động phù hợp để duy trì và giữ gìn an ninh hòa bình trong khu vực, đồng thời hành động và phát ngôn cẩn trọng trước những sự kiện liên quan, chấm dứt những phát ngôn thiếu trách nhiệm và hành động nhiều hơn nữa vì hòa bình và ổn định khu vực”. Trên thực tế, Trung Quốc đang thực thi những hành động mang tính “cả vú lấp miệng em” nhằm thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông.
Trung Quốc chỉ trích gay gắt Mỹ và kêu gọi hòa bình, ổn định tuy nhiên thực tế tại khu vực đặt giàn khoan trái phép, họ tiếp tục có những hành động hung hãn, đâm húc và tấn công tàu thuyền thực thi công vụ của Việt Nam. Các vòi rồng từ tàu hải cảnh Trung Quốc nhằm vào những chỗ hiểm của tàu Việt Nam như ống khói, ăng-ten, rađa, các tấm cửa kính, thiết bị truyền tin... để phun với mục đích phá hỏng máy móc, thiết bị thông tin liên lạc, làm tê liệt và mất tác dụng tàu của Việt Nam trên biển. Dã man hơn, Trung Quốc còn nhằm cả vào phao cứu sinh để phá nát những phương tiện cứu nạn này của Việt Nam. Mặt khác, nước này còn trắng trợn cáo buộc Việt Nam cố ý đâm vào tàu của họ trên Biển Đông. Đúng là "vừa ăn cướp vừa la làng!"
Cụ thể, ngày 21/5, Trung Quốc duy trì 95 chiếc tàu các loại hoạt động bảo vệ giàn khoan Hải Dương - 981, đồng thời bố trí các tàu bảo vệ trên nhiều hướng và trên mỗi hướng Trung Quốc tăng cường từ 2 đến 3 tàu kéo loại lớn. Các tàu này luôn cơ động tiếp cận và sẵn sàng phun nước, đâm va vào các tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam. Đặc biệt, các tàu cá vỏ sắt Trung Quốc đã áp sát, đe dọa, chặn, ép tàu cá vỏ gỗ của các ngư dân Việt Nam ra xa khu vực giàn khoan và sẵn sàng đâm va vào các tàu cá Việt Nam.
Cụ thể, ngày 21/5, Trung Quốc duy trì 95 chiếc tàu các loại hoạt động bảo vệ giàn khoan Hải Dương - 981, đồng thời bố trí các tàu bảo vệ trên nhiều hướng và trên mỗi hướng Trung Quốc tăng cường từ 2 đến 3 tàu kéo loại lớn. Các tàu này luôn cơ động tiếp cận và sẵn sàng phun nước, đâm va vào các tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam. Đặc biệt, các tàu cá vỏ sắt Trung Quốc đã áp sát, đe dọa, chặn, ép tàu cá vỏ gỗ của các ngư dân Việt Nam ra xa khu vực giàn khoan và sẵn sàng đâm va vào các tàu cá Việt Nam.
Trong khi liên tiếp có hành động dã man như trên, nhưng mặt khác "Trung Quốc đang cố gắng tạo ra hình ảnh họ mới là nạn nhân". Đây là nhận định của ông Jonathan London, một chuyên gia về Việt Nam đang công tác tại Đại học Thành thị Hong Kong trên báo South China Morning Post của Hong Kong. Ông cho rằng, Trung Quốc đang chơi trò nạn nhân trong việc đưa các công nhân về nước. Với động thái này, Trung Quốc cố tự tạo hình ảnh họ mới là nạn nhân, trong khi dư luận quốc tế đều chống lại những bước đi hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông.
Tiến sĩ Oh Ei Sun, một chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore nhận định: “Thái độ của Trung Quốc đang gây ra sự khó hiểu. Bắc Kinh nói rằng họ muốn duy trì một mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng của mình, nhưng họ lại cũng đang cố tình hành động ngày càng quyết liệt hơn”.
Tiến sĩ Oh Ei Sun cho rằng: “Các quốc gia Đông Nam Á đang thấy rằng Trung Quốc đang làm cho vụ tranh chấp leo thang, thay vì là cho vụ việc lắng xuống”.
Vạch rõ âm mưu của Trung Quốc khi trả lời phỏng vấn hãng AP (Mỹ) và Reuters (Anh) về tình hình Biển Đông cũng như các biện pháp giải quyết của Việt Nam trong chuyến thăm Philippines và tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới từ 21 – 22/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Việt Nam luôn nhất quán sử dụng các biện pháp hòa bình và tận dụng mọi cơ hội, mọi kênh đối thoại để giải quyết tình hình hiện nay một cách hòa bình. Chúng tôi đã hết sức chân thành, thực tâm, thiện chí và kiềm chế, nhưng câu trả lời hiện nay là Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh, các hành động uy hiếp và xâm phạm, rồi liên tục vu khống và đổ lỗi cho Việt Nam. Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói. Những hành động của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam trong nhiều ngày qua là cực kỳ nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới.
Có thể nói, những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông vừa gia tăng các hành động gây hấn, vừa cố gắng “la làng” nhằm tạo hình ảnh là nạn nhân đã đặt Trung Quốc vào thế tự “vạch mặt” mình, “nói một đằng làm một nẻo”, đây là bản chất của những nhà đương cục Trung Quốc. Dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữa nước, hơn ai hết hiểu được "bụng dạ" thật, của "ông láng giềng" này. "Vỏ quýt dày có móng tay nhọn", nhân dân Việt Nam quyết không sợ, đoàn kết một lòng, với tất cả lực lượng và trí tuệ, bảo vệ vững chắc từng "tấc biển" của Tổ quốc./.