Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

CSvn TIẾP TỤC BÁN TÀI NGUYÊN ( Vịnh - Biển) CHO TÀU

QUẢNG NINH 25-7 (NV) - Kế hoạch giao vịnh Hạ Long cho một nhà thầu để quản lý và khai thác vịnh Hạ Long trong 10 năm đang bị nhiều người, nhiều giới chỉ trích.
Một góc vịnh Hạ Long – nơi mà nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ninh dự tính bán quyền quản lý, khai thác. (Hình: Internet)

Ngay sau khi nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ninh công bố kế hoạch tổ chức đấu thầu quản lý và khai thác vịnh Hạ Long, Bitexco – một tập đoàn tư nhân tại Việt Nam lập tức trình dự án xin trực tiếp quản lý và khai thác vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long trong 50 năm. Bitexco hứa sẽ trả cho chính quyền tỉnh Quảng Ninh 4,700 tỷ đồng.
Theo nhiều nguồn tin, Bitexco lúc đầu là một doanh nghiệp kinh doanh nước uống đóng chai. Sau khi trở thành “sân sau” của nhiều viên chức đảng viên CSVN có quyền có thế, Bitexco nhảy vào kinh doanh bất động sản, thủy điện và đang là chủ khá nhiều cao ốc ở khu vực trung tâm Sài Gòn.
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, cho rằng việc giao một di sản hay một phần của một quần thể di sản cho tư nhân quản lý và khai thác không phải là mới, ngay cả ở Việt Nam. Tỉnh Quảng Bình đã từng giao động Thiên Đường, một phần của di sản Phong Nha - Kẻ Bàng cho Tập đoàn Trường Thịnh quản lý, khai thác.
Nhìn chung, điều này thường đem lại hiệu quả cao cả ở phương diện kinh tế lẫn bảo tồn di sản.  Tuy nhiên ông Tuấn nhấn mạnh phải thận trọng trong việc giao cho ai và giao như thế nào. Ông Tuấn tỏ ra băn khoăn khi trước nay, Bitexco chưa bao giờ hoạt động trong lĩnh vực quản lý, điều hành di sản.  
Mặt khác, theo ông Tuấn, vịnh Hạ Long là di sản chung của Việt Nam chứ không chỉ là di sản riêng của Quảng Ninh, do đó, việc cho khai thác, sử dụng di sản này không nên để chính quyền tỉnh Quảng Ninh quyết định. Ông Tuấn nói rằng, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Việt Nam cần phải có ý kiến về vấn đề này.
Ông Tuấn còn nêu thắc mắc, tại sao đối tác nhận nhượng quyền quản lý và khai thác vịnh Hạ Long lại cứ phải là Tập đoàn Bitexco mà không phải là tập đoàn nào đó có kinh nghiệm về quản lý, khai thác du lịch, đặc biệt là kinh nghiệm quản lý các di sản phục vụ du lịch nào đó nổi tiếng ở Việt Nam hay trên thế giới.
Ngoài ông Tuấn, một số người đã gửi suy nghĩ của họ đến một số diễn đàn điện tử, nhắc rằng, vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long không chỉ là điểm du lịch. Khu vực vừa đảo, vừa biển này có diện tích hàng ngàn cây số vuông và giữ vai trò hết sức quan trọng về mặt an ninh, quốc phòng, ai quản lý khu vực này sẽ quản lý luôn “cổng” để vào Việt Nam từ phía Bắc.
Trên thực tế, đây vốn đã và đang là điểm trung chuyển hàng buôn lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam, tổng trị giá lên tới vài chục tỉ Mỹ kim một năm. Lấy gì bảo đảm sau khi được nhượng quyền quản lý, khai thác vịnh Hạ Long, Bitexco sẽ không bán cổ phần cho các doanh nghiệp Trung Quốc khi trong thực tế, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã thường xuyên làm điều này tại Việt Nam?
Trước hàng loạt thắc mắc, chỉ trích từ công chúng và báo giới, mới đây, đại diện nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ninh cho biết, họ vừa nhận được được văn bản của Tập đoàn Tuần Châu, đề nghị được tham gia đấu thầu quyền quản lý, khai thác Vịnh Hạ Long trong vòng 50 năm.
Bà Phạm Thị Thùy Dương, Trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh, nói rằng, theo tình toán của cơ quan này, trong vòng 10 năm, họ có thể thu vào cho ngân sách của tỉnh Quảng Ninh khoảng 6,000 tỉ, cao hơn mức mà Bitexco hứa trả khoảng 1,300 tỷ. Thành ra theo bà Dương, đề nghị của Bitexco là chưa hợp lý. (G.Đ)

Sau Bitexco, tập đoàn Tuần Châu muốn "thâu tóm" Vịnh Hạ Long (VnMedia 25-7-14) -- Tàu cộng chường mặt!  Sợ gì mà phải "đứng sau"?

Chung quanh vụ Bitexco xin được quyền khai thác Hạ Long: Nhượng quyền thu phí Vịnh Hạ Long: Quảng Ninh phân vân vì... (ĐV 24-7-14) -- Một quan chức dè dặt: "Việc đề xuất 50 năm thuê vùng đất, vùng nước phải rõ ràng và cần có quy hoạch cụ thể, chi tiết và phải được phép của Thủ tướng Chính phủ"  Ha ha ha!!!!  Ông Nguyễn Tấn Dũng phải hỏi ý kiến ông Nguyễn Thanh Nghị!




CSvn TIẾP TỤC BÁN TÀI NGUYÊN ( Vịnh - Biển) CHO TÀU 
*
Sau đợt thúc ép dân đánh cá vịnh Hạ Long lên cư trú vùng "tái định cư" trên bờ thì nay đến giai đoạn giới cầm quyền địa phương giao chuyển cho BITEXCO bao thuê (quản lý Vịnh) 50 năm...
MỜI ĐỌC
Tàu cộng đứng sau Bitexco muốn quản lý vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long trong “chỉ” 50 năm tới?
Bão Tàu đã ngầm chuyển mùa?

Mấy hôm nay, trên thế giới vụ 7x7 – “bảy số bảy” (chiếc Boing 777 số hiệu MH17 bị hạ từ ngày 17/7/2+0+1+4=7) vẫn chưa rõ do ai bắn, nhưng cái cách kẻ độc tài hống hách lạnh lùng như Putin bù lu bù loa đổ lỗi cho chiến tranh ở Đông Ucraine (do chính hắn tạo ra và hậu thuẫn) làm cả thế giới nhìn vào nước Nga nghi ngại. Trong nước thì “cơn bão/cái gai” HD981 mập mờ “rút ra”/lắng xuống, nhưng nhiều báo nói nó vẫn đang cắm trên biển VN, thậm chí còn gần bờ hơn thêm 30 hải lý nữa, làm dân chẳng biết tin gì nữa. Rồi cơn bão số 2 vào làm chết 7 người ở các tỉnh QN, LS… làm dân ta quên luôn cơn bão giàn khoan…

Bão đã chuyển mùa, đến cơn số 2 số 3 rồi, mong rằng đến cơn bão số 7 sẽ là bão “độc” ngàn năm nhấn chìm các giàn khoan xâm lược của Tàu (chỉ mong vậy thôi, vì tôi biết một giàn khoan như thế phải được thiết kế dễ dàng chịu được những con sóng trăm năm…)

Kẹt giữa những dòng thông tin nội/ngoại ngồn ngộn như thế, có một thông tin kinh tế lẻ loi sẽ chẳng ai để ý, đó là tin Quảng Ninh đang xem xét giao việc quản lý vịnh Hạ Long và Bái Tử Long 50 năm tới cho tư nhân – tập đoàn Bitexco… Tôi lại linh cảm nó là điều tệ hại đang đến, nó mới chính là dấu hiệu một cơn bão khác cực kỳ độc hại với nước ta đang đến, vẫn từ phương Bắc như HD981, nhưng nó chuyển sang dạng mới – bão Tàu ngầm… đến tỉnh biên giới biển Quảng Ninh.

Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long thực sự là gì?

Đầu tiên, hãy xác định rõ vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long thực sự là gì, thì mới biết ai thực sự nên và muốn làm chủ nó nhất hiện nay?

Với người dân Việt bình thường thì vịnh Hạ Long chỉ là điểm du lịch biển, còn vịnh Bái Tử Long thì đa số không biết là gì ngoài “cũng là một điểm du lịch tiếp sau Hạ Long như thế ở Quảng Ninh”, hết.

Nhưng nếu ta nhìn bằng con mắt cảnh giác thì phải/nên nhìn từ góc độ của nhà địa quân sự và địa kinh tế, và mọi chuyện sẽ khác hẳn.

Vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long là không gian biển đảo rộng lớn khoảng trên dưới 4000 km2 diện tích các đảo, nội hải và lãnh hải (bằng hơn 2 tỉnh Thái Bình, gấp khoảng 10 lần quốc gia Singapore, và gấp trên 20 lần khu KT và vịnh Vũng Áng…) có gần 3,000 đảo đất và đá vôi được Unesco công nhận là Di sản Thiên nhiên và Do sản Địa chất của Thế giới, và có gần 300 km biển giới biển phía bắc đầu tiên của nước ta, tiếp xúc với trên 300 km chiều dài của EEZ - vùng đặc quyền kinh tế của VN trong vịnh Bắc Bộ, tiếp giáp trực tiếp với EEZ của TQ…

Từ con mắt nhà địa quân sự, ai quản lý Hạ Long và Bái Tử Long người đó quản lý cổng vào Việt Nam từ phương bắc. Lịch sử vệ quốc của VN cũng chứng tỏ điều đó, nhờ địa hình có gần 3,000 đảo được gọi là rồng biển chắn che cho đất nước ta đó.

Về kinh tế hiện nay, vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, ngoài tiềm năng du lịch, chính là nơi tập kết hàng năm hàng vài triệu tấn hàng xuất/nhập lậu từ/đến TQ để từ đó các phương tiện thủy nội địa phân bổ đi khắp các tỉnh ven biển VN đến hay sang TQ. Người ta đã ước tính hàng buôn lậu từ TQ trên biển còn lớn hơn xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua biên giới và xuất nhập khẩu chính ngạch cộng lại. Trị giá giao dịch của hàng lậu trên biển VN-TQ hàng năm tại vùng biển này ước khoảng 20-30 tỷ USD (có tài liệu nói khoảng 40-50 tỷ USD hàng năm), không có sổ sách thống kê, đang và sẽ tiếp tục dễ dàng lũng đoạn toàn bộ nền kinh tế Việt Nam như hiện nay.

Ví dụ: Để được ra đảo Vĩnh Thực làm lính biên phòng vài năm, một người lính biên phòng Quảng Ninh phải đút lót cho cấp trên không dưới 500 triệu đồng, (sĩ quan thì giá ra đảo cao hơn nhiều, hàng vài tỷ vnđ) và sẽ thu lợi sau vài năm “công tác” ở đó, vì đó là điểm kiểm soát và thu tô của biên phòng VN từ các bên buôn lậu trên biển, và từng người lính được chia tiền tô đó từ từng chuyến canh gác cho buôn lậu các bên…

Vấn đề thực sự hiện nay của vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long

Vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long đối với nước Việt, dân tộc chúng ta thực sự là những viên ngọc quí, thậm chí với cả thế giới, nhưng không phải những con gà đẻ trứng vàng, chưa phải. Để biết trân trọng và khai thác những viên ngọc quí những người chủ của nó trước hết cũng phải ở những tầm cao tương xứng về văn hóa, chính trị xã hội, và mức sống kinh tế. Nếu không, chúng ta sẽ chỉ hủy hoại những kho tàng quí báu mà cha ông để lại đó. Rất tiếc là điều đó đã và đang xảy ra.

Vấn đề thực sự của hai vịnh - tuyệt tác thiên nhiên đó hiện nay là môi trường tự nhiên - cái làm nó là tuyệt tác - đang bị hủy hoại nghiêm trọng nặng nề bởi chế độ quản lý và khai thác vô trách nhiệm và bởi sự phát triển kinh tế ồ ạt ở đó và trên bờ bất chấp hậu quả giết chết môi trường. Những hoạt động không có kiềm chế và kiểm soát trong khai thác khoáng sản như than, đá vôi, sản xuất gạch ngói xi măng, đóng tàu, vạn tải thương mại trên vịnh, san lấp bờ biển làm hàng chục các khu đô thị và khu kinh tế và khu du lịch của Quảng Ninh suốt dọc biển QN từ Quảng Yên đến Móng Cái chỉ một hai chục năm qua đã hầu như biến hai vịnh trên thành vùng nước chết độc hại với thủy sản, nhất là ở phần trung tâm của chúng ngay Cửa Lục hay cửa Vạn Hoa… Với tốc độ này, chỉ 10-20 năm tới hai vịnh trên sẽ thành vùng nước chết và đến các đảo cũng sẽ chết theo.

Vì vậy, không phải doanh thu từ khai thác hai vinh trên thấp chỉ 200 tỷ vnđ là vấn đề của hai vịnh đó, nếu những nhà lãnh đạo Quảng Ninh thực sự có lương tâm và muốn tìm ra giải quyết. Vịnh Hạ long và Bái Tử Long cần bảo vệ về môi trường. 200 tỷ vnđ cách đây 10 năm là 10-20% ngân sách của tỉnh rồi, chứ không phải 2% như hiện nay.

Vấn đề là bảo vệ môi trường hai vịnh Hạ Long và Bái Tử Long để chúng tồn tại bền vững cân bằng vẫn là những tuyệt tác Thiên nhiên cho cả con cháu chúng ta hưởng, thì nó mới được khai thác hiệu quả và bền vững được.

Ai thực sự nên và muốn quản lý vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long?

Khi đã biết sơ qua vấn đề thực sự và vịnh Hạ Long và Bái Tử Long thực sự là gì về an ninh quốc phòng và an ninh kinh tế đối với nước ta thì câu trả lời cho câu hỏi ai nên quản lý chúng là rất rõ ràng: chỉ có chính quyền minh bạch của VN phải làm và phải đặc biệt chú tâm làm tốt việc đó, vì an ninh quân sự và kinh tế quốc gia.

Thế mà hiện nay, chính quyền Quảng Ninh/VN không chỉ không làm tốt mà còn muốn bàn giao việc quản lý hai vịnh lớn cực kỳ quan trọng đó của VN cho công ty tư nhân là Bitexco, vì “lý do” việc quản lý và khai thác hai vịnh đó hiện nay chỉ mang lại hàng năm 200 tỷ vnđ hay 2% doanh thu của tỉnh. Rõ ràng, đó là sai lầm cố ý lớn, vì lý do “kinh tế của tỉnh” ở đây không thể đứng trên an ninh kinh tế và an ninh quân sự quốc gia.

Nếu không phải sai lầm chủ ý, mà chắc chắn là không phải vậy, thì lý do nâng cao 2% kinh tế của tỉnh chỉ là để che đậy một âm mưu rất lớn của ai đó mà ngay cả an ninh kinh tế và quân sự quốc gia người ta cũng sẵn sàng bỏ qua. Đó là gì vậy? Và những kẻ đó là ai? Bitexco ư? Vậy Bitexco là ai? Tại sao “bỗng nhiên” họ muốn quản lý vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long?

Bitexco là ai? Đứng sau Bitexco là ai?

Bitexco xuất phát từ công ty tư nhân xuất phát từ một xưởng đóng chai nước uống, rồi vì là con ông cháu cha, là sân sau của quan chức mà chiếm không được rất nhiều đất đai nên đi vào bất động sản, và cứ thế đi lên bằng hai chân điển hình như mọi công ty tư bản đỏ: chiếm đất của nước của dân “làm bất động sản” của mình và rửa tiền cho các quan chức… Đứng sau Bitexco là các quan chức lớn cấp trung ương và nhiều tỉnh thành mà ai quan tâm hay giao tiếp làm ăn đều có thể biết rõ và đều phải biết rõ.

Thành Tập đoàn công ty cổ phần tư nhân lớn nổi danh, không làm du lịch hay môi trường, chỉ tiếp tục lấy đất trung tâm Sài Gòn và các đô thị khác xây các cao ốc Bitexco… Nói tóm lại là Bitexco không quan tâm miếng bánh giả con con trị giá có 200 tỷ đồng/năm để lặn lội từ SG ra tận tỉnh cực Bắc là Quảng Ninh, và càng không có kinh nghiệm gì làm du lịch hay bảo vệ môi trường. Cái Bitexco quan tâm phải là những cụm tiền rất lớn chỉ cần chiếm lấy và “rửa qua” bằng thế mạnh quan hệ với chính quyền. Vì vậy, bản chất của vụ “quản lý vịnh trong 50 năm” này là khác, rất quan trọng mà họ bắt buộc phải làm, rất “ngon” vì họ muốn làm… Đó cũng là lý do tại sao Quảng Ninh không làm việc đó trong công khai đấu thầu (nếu thực sự mục đích là minh bạch) mà lại chỉ có chuẩn bị giao trực tiếp trên 4000 kms biển với gần 3000 đảo cho một “công ty tư nhân” tạm đóng thế vai CSVN và CS Tàu?

Giống như công ty tài chính đảng của tỉnh Đồng Nai là Tín Nghĩa đã đưa Formosa (Đài Loan) ra thuê khu CN Vũng Áng Hà Tĩnh 70 năm cho chủ thật là TQ bỏ tiền và tạm đứng sau, đứng sau Bitexco và vụ “quản lý vịnh Hạ Long + Bái Tử Long” này chắc chắn cũng là bọn TQ, vì chỉ có TQ là thèm vùng biển phía bắc VN nhất... vì tham vọng điên cuồng chiếm nước Việt của chúng hiện nay.

Nhất là, sau khi cố gắng thuê đặc khu KT Vân Đồn 120 năm cũng của Quảng Ninh không/chưa thành, TQ càng thèm vịnh Hạ long và Bái Tử Long hơn. (Vân Đồn là huyện đảo lớn nhất của Quảng Ninh bên cạnh vịnh Bái Tử Long, diện tích khoảng 600 km2, tức rộng gấp rưỡi Singapore).

Báo động an ninh kinh tế và an ninh lãnh thổ quốc gia!

Nếu Quảng Ninh (thực chất là đảng CSVN) giao việc quản lý khai thác trên 4000 km2 biển và gần 3000 đảo cho Bitexco rồi công ty này giao lại cho hay “liên doanh” với các công ty TQ thì coi như TQ sẽ làm chủ hoàn toàn phần biển đảo phía Bắc lãnh thổ vốn là phên dậu an ninh quốc gia VN, tức là cửa ngõ phía Bắc sẽ bị mở toang cho TQ! Biên giới biển VN ở phía Bắc sẽ bị đâỷ lên bờ và lãnh thổ quốc gia thu hẹp lại mất trên 3000 km2 đẹp bậc nhất nữa... Vì thế, phải báo động an ninh lãnh thổ quốc gia bị xâm phạm!

Về kinh tế, việc buôn lậu trên biển Quảng Ninh hiện nay vốn đã không được kiểm soát đang làm lũng đoạn sản xuất kinh doanh nội địa, thì nay nếu giao TQ quản lý vịnh Hạ Long/Bái Tử Long thì hàng lậu TQ sẽ tràn ngập ngụa toàn lãnh thổ VN, sẽ làm lũng đoạn và chết hẳn nền kinh tế VN và sẽ khiến nó không chỉ phụ thuộc TQ mà phải tự biến thành một cái đuôi vật vờ của kinh tế TQ! Báo động an ninh kinh tế là vì thế!

Tóm lại, không còn nghi ngờ gì nữa, đó sẽ là tiếp diễn mới cho một cuộc xâm lăng không súng đạn của TQ theo chiến lược tằm ăn dâu - nhưng ăn cả mảng lớn, sau khi TQ đã thử cắn một miếng ở biển Đà Nẵng bằng giàn HD981 vừa qua, TQ lại quay về tấn công kinh tế và vẫn chiếm cả lãnh thổ VN...

Lại một chiêu bài bán nước mới rất thâm độc và tội ác của đảng CSVN đang được kín đáo bày ra cho giặc Tàu vào xâm lược! Không cần đến 50 năm, chỉ cần 10-15 năm nữa là cộng sản VN dần bán sạch hết đất nước này cho Tàu rồi, lúc đó dân Việt muốn Vượt biên cũng khó, vì ngoài Biển Đông CSVN cũng đã chắc tay sung cùng Tàu khai thác rồi...

Dân Việt ta ơi, hãy lên tiếng, hãy đứng lên trước khi quá muộn!




Không giao quyền quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long cho Bitexco24/07/2014 21:26
(TNO) Chủ trì họp báo chiều ngày 24.7 về chủ trương hợp tác nâng cao chất lượng khai thác dịch vụ trên vịnh Hạ Longvới Tập đoàn Bitexco, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Đọc khẳng định không có chuyện giao toàn quyền quản lý nhà nước cho doanh nghiệp muốn khai thác di sản này.
Theo ông Nguyễn Văn Đọc, ngày 22.7, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã họp với Tập đoàn Bitexco để nghe báo cáo đề án Nâng cao chất lượng khai thác dịch vụ vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Trong đó Bitexco đề nghị được nhượng quyền thu phí vịnh Hạ Long và Bái Tử Long trong vòng 50 năm, với cam kết nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đầu tư, khai thác hiệu quả di sản này.
“Đến thời điểm hiện tại tỉnh vẫn chưa đưa ra quyết định gì với đề xuất của doanh nghiệp. Nếu có hợp tác với Bitexco, cũng chỉ là giao quyền quản trị các hoạt động kinh doanh trên vịnh để nâng cao chất lượng dịch vụ của vịnh Hạ Long, chứ không có chuyện giao toàn quyền quản lý nhà nước cho doanh nghiệp”, ông Nguyễn Văn Đọc nhấn mạnh.
bitexco muốn khai thác vịnh Hạ Long 50 năm
Bitexco cam kết sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ trên Vịnh Hạ Long - Ảnh: Thúy Hằng
Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Văn Hợp cho biết thêm, chủ trương mời các doanh nghiệp vào đấu thầu thu phí, khai thác du lịch trên vịnh Hạ Long đã có từ năm 2013, tuy nhiên chưa có doanh nghiệp nào đề xuất, cho đến khi tập đoàn Bitexco lên tiếng, muốn nhượng quyền quản lý, thu phí vịnh Hạ Long.
Ông Hợp cho biết sự hợp tác của doanh nghiệp với tỉnh để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nhất là với di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận là hoàn toàn cần thiết và được hoan nghênh.
“Ban quản lý vịnh Hạ Long sẽ chuyên tâm vào việc quản lý, còn khai thác dịch vụ, thu phí sao cho chuyên nghiệp nhất, hiệu quả nhất, sẽ giao cho doanh nghiệp”, ông Vũ Văn Hợp nói.
bitexco muốn khai thác vịnh Hạ Long 50 năm
Tỉnh Quảng Ninh cho biết mục tiêu lớn nhất của sự hợp tác với doanh nghiệp là nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo tồn di sản vịnh Hạ Long - Ảnh: Thúy Hằng
Bà Phạm Thị Thùy Dương, Trưởng ban Quản lý vịnh Hạ Long cho hay hoàn toàn ủng hộ một doanh nghiệp muốn hợp tác cùng tỉnh, khai thác vịnh Hạ Long, nhất là khi doanh nghiệp cam kết thúc đẩy doanh thu và nâng cao chất lượng dịch vụ, tuy nhiên cần cân nhắc những tác động môi trường với di sản.
Không giao quyền quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long cho Bitexco
Thanh Niên
(TNO) Chủ trì họp báo chiều ngày 24.7 về chủ trương hợp tác nâng cao chất lượng khai thác dịch vụ trên vịnh Hạ Long với Tập đoàn Bitexco, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Đọc khẳng định không có chuyện giao toàn quyền quản lý nhà ...
Không có chuyện giao Vịnh Hạ Long cho doanh nghiệp
Quảng Ninh không giao cho Bitexco việc quản lý vịnh Hạ Long
Không có chuyện bán quyền quản lý vịnh Hạ Long




Liệu di dân từ biển Hạ Long lên đất liền có ảnh hưởng an ninh trên biển đông vùng đông bắc?
-BÙI ĐÌNH QUYÊN
- Hiện tượng ở Quảng Ninh đang đưa dân lên đất liền trong tháng 5 đến tháng 6/2014 là xong , nhân dân đề nghị Đảng và nhà nước phải suy nghĩ về vấn đề đang di dân từ biển Hạ Long lên đất liền sẽ ảnh hưởng an ninh trên biển đông vùng đông bắc : Thực trạng ở biển Hạ Long có khoảng 500 hộ dân sống ở trên mặt biển từ ngàn đời tồn tại lại , cứ nhân khoảng mỗi nhà 5 người thì có hơn 2000 người lính ngày đêm canh gác biển Hạ Long .
Gia đình ông Nguyễn Văn Tâm chuyển đồ đạc về nhà mới ở khu tái định cư phường Hà Phong.
Gia đình ông Nguyễn Văn Tâm chuyển đồ đạc về nhà mới ở khu tái định cư phường Hà Phong.

: Kế hoạch tỉnh Quảng Ninh di dân lên đất liền đã có từ 2011 : Nhưng đến nay mới thực hiện kiên quyết : Một câu hỏi tại sao những năm trước biển đông chưa biến động thì họ không di dân lên đất liền , đến nay biển đông có tranh chấp thì họ lại kiên quyết di dân lên đất liền bằng được , nhất là thời kỳ này ?
Hiện nay trong thời kỳ chuẩn bị chiến tranh ở biển đông : Ở Vịnh Hạ Long có hàng ngàn hòn núi lớn khoảng vài nghin m vuông/1 núi do vậy tầm nhìn bị khuất .: Nếu dân di cư từ biển lên hết đất liền ở thì đêm không có ai canh gác biển : Lượng cảnh sát biển chỉ có khoảng vào chục người thì không có nghĩa lý gì : Chắc chắn là không thể kiểm sát nổi : từ Móng cái nếu tầu chiến chạy đến Hạ Long chỉ khoảng 3h đán 4 h chậm lắm là 5 tiếng : Nếu hàng chục tầu mà đêm chạy vào Hạ long ẩn lấp thì không thể biết : Nếu giả thiết bị tấn công đổ bộ bằng đường thủy trên biển thì rất nguy hiểm : Chỉ một đêm là xong thôi do sự cố bất ngờ ?
Do vậy chính phủ , Đảng và nhà nước phải thận trọng vấn đề này . Nếu thời bình chuyển dân lên đất liền là rất tốt , nhưng thời chiến biển đông chuyển hết dân lên đất liền là vô tình lối giáo cho giặc tự do hoạt động . Việc này là quân cơ để hở sường hệ trọng , cần cảnh giác khi hệ thống chính quyền Quảng ninh đã có ý vì tiền truyên truyền bán đảo Vân Đồn 120 năm không thành , rồi chống lại Quốc tang Đại tướng : Tôi nghĩ rằng một số cán bộ có vấn đề
Đề nghị Đảng , nhà nước … cần thận trọng và cảnh giác trong việc di dân từ biển lên bờ trong thời kỳ biển đông đang căng thẳng tại thành phố Hạ Long tuyến biển đông bắc cực kỳ thiết yếu .
BÙI ĐÌNH QUYÊN 26/5/2014

“Ngư dân chúng tôi ngày ngày mong chờ được lên nhận nhà tại khu tái định cư. Người già như tôi thì mong nhanh có cuộc sống yên ổn để con cháu bớt lo, chuyên tâm làm việc chài lưới cũng như phục vụ du lịch. Lũ trẻ thì mong ổn định trường lớp…”. Đó là tâm sự của ông Nguyễn Văn Kỵ, 60 tuổi, một ngư dân ở làng chài Vung Viêng (phường Hùng Thắng, TP Hạ Long). Không chỉ riêng ông Kỵ, tâm trạng chung của ngư dân các làng chài trên Vịnh những ngày này đều rất háo hức khi dự án di dân trên Vịnh Hạ Long lên bờ sắp hoàn thành. Hình ảnh một làng chài mới trên bờ, ổn định hơn, an toàn hơn cho những người dân đã qua hơn nửa thế kỷ lênh đênh sóng nước như ông Kỵ hay những đứa trẻ làng chài đang tuổi ăn, tuổi học, đã rõ nét hơn bao giờ hết.
Khẩn trương hoàn thành việc lát vỉa hè khu tái định cư, sẵn sàng cho người dân đến nhận nhà sinh sống.
Khẩn trương hoàn thành việc lát vỉa hè khu tái định cư, sẵn sàng cho người dân đến nhận nhà sinh sống.
Có mặt tại công trường thi công khu tái định cư cho ngư dân các làng chài trên Vịnh Hạ Long tại phường Hà Phong (TP Hạ Long) một ngày trung tuần tháng 5, khi chỉ còn vài ngày nữa 160 hộ sẽ đến nhận những căn nhà mới trong đợt đầu di dân, có thể thấy rõ không khí nhộn nhịp, khẩn trương của các công nhân đang thi công ở đây. Những dãy nhà khang trang đã hoàn chỉnh từ trong ra ngoài. Hệ thống đường giao thông, vỉa hè, cấp thoát nước, điện, cây xanh công cộng… đang hoàn thiện. Và đặc biệt, một bến neo đậu tàu thuyền cho người dân đang gấp rút hoàn thành, sẵn sàng cuộc sống mới cho những ngư dân làng chài trên Vịnh Hạ Long.
Đồng chí Trịnh Tất Thắng, Phó Giám đốc BQL dự án TP Hạ Long, đại diện chủ đầu tư cho biết: Theo chỉ đạo của UBND thành phố, nhà thầu và các đơn vị thi công đã đảm bảo đúng tiến độ, khẩn trương hoàn thành những hạng mục cuối cùng. 364 căn hộ được thiết kế khá rộng rãi với diện tích từ 78-128m2/căn, vệ sinh khép kín, cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đường, cấp thoát nước, điện, cây xanh công cộng… đã hoàn thiện. Đến nay, dự án hoàn thành đến 99%. Những phần việc còn lại như vệ sinh mặt bằng, lát vỉa hè sẽ nhanh chóng được hoàn thiện trong vài ngày tới, sẵn sàng đón các hộ ngư dân lên ở khi các cháu học sinh được nghỉ hè.
Dù đang bận rộn chuẩn bị cho những hộ dân lên bờ nhưng ông Vũ Văn Hùng, Trưởng khu Vung Viêng khi trao đổi với phóng viên vẫn không giấu được niềm phấn khởi: Những ngày này, chúng tôi đang tích cực chuẩn bị những điều kiện thiết yếu và đặc biệt là về mặt tinh thần để sẵn sàng cho việc lên bờ nhận nhà, bắt đầu cuộc sống mới. Trong đợt đầu này, khu Vung Viêng sẽ có 27 hộ gia đình lên bờ, chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em. Những hộ còn lại sẽ đi tiếp trong các đợt sau. Chúng tôi vẫn bố trí cho lực lượng lao động chính ở lại làng chài theo đúng quy định, quy hoạch của thành phố, gồm ngư dân hoạt động nuôi trồng, khai thác thuỷ sản và đội ngũ phục vụ hoạt động du lịch của HTX Dịch vụ du lịch Vạn chài Hạ Long. Người dân Vung Viêng cũng như các làng chài khác đều vui vẻ, phấn khởi khi sắp được lên bờ ổn định cuộc sống mới.
Ông Hùng chia sẻ thêm rằng tuy mong mỏi, phấn khởi như vậy nhưng người dân vẫn còn có những băn khoăn, nhất là vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp cho những ngư dân khi lên bờ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân, “làng mới” được đầu tư hạ tầng giao thông đồng bộ, trong đó có bến neo đậu tàu cá rộng 2.500m2. Các đơn vị thi công đã nạo vét, nâng cấp bến tàu cũ để tàu thuyền ngư dân cập bến thuận lợi. Trong tương lai không xa, giai đoạn 2 của dự án với tuyến giao thông thuỷ và bến cập tàu dự kiến được triển khai tại khu vực Cái Xà Cong (phường Hà Phong), dự án sẽ nạo vét luồng tàu dài trên 2,5km, mặt bằng khu hậu cần nghề cá với diện tích khoảng 6ha gồm: Khu sửa chữa tàu thuyền, khu tập kết, chế biến các sản phẩm thuỷ sản, khu sản xuất ngư cụ, khu cung cấp nhiên liệu, khu xử lý chất thải... Tổng thể khu vực tái định cư sẽ sớm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và giải quyết việc làm, nhu cầu sinh hoạt cho các hộ ngư dân di dời lên đất liền.
Được biết, hiện Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã hoàn thiện Đề án bảo tồn, khai thác làng chài trên Vịnh Hạ Long, đang xin ý kiến tham gia của các ngành để trình UBND tỉnh phê duyệt. Đề án sẽ xác định rõ khu vực được phép phát triển các hoạt động dịch vụ, khu vực biểu diễn nghệ thuật; xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo của riêng Vịnh Hạ Long và đặc biệt là thể hiện sự văn minh lịch sự và đảm bảo vệ sinh môi trường. Các hộ dân có hộ khẩu tại đây vẫn tiếp tục được nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản với các lồng bè, phương tiện theo tiêu chuẩn tại các điểm theo quy hoạch của TP Hạ Long. UBND thành phố sẽ có chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho từng đối tượng cụ thể, bao gồm: Trợ cấp thất nghiệp do di dời và chi phí đào tạo nghề mới cho người trong độ tuổi lao động có nhu cầu. Hiện nay, qua khảo sát ở 275 hộ dân các làng chài, với 766 nhân khẩu, đã có 65 người có nguyện vọng chuyển đổi sang các nghề khác. UBND thành phố đã giao Phòng LĐ-TB&XH sớm tìm phương hướng giải quyết cho nhân dân chuyển đổi nghề nghiệp theo quy định. UBND thành phố cũng đang vận động một số doanh nghiệp trên địa bàn tiếp nhận đào tạo và bố trí việc làm cho người dân khi lên đất liền.
Với những nỗ lực của TP Hạ Long và các bên liên quan, cùng sự đồng thuận của người dân các làng chài trên Vịnh Hạ Long, việc di dân lên đất liền sẽ đạt được mục tiêu làm cho cuộc sống của người dân ổn định, văn minh và phát triển hơn.



Thực hiện Đề án di dời nhà bè trên Vịnh Hạ Long
Niềm vui của những ngư dân đầu tiên lên bờ về "làng chài mới"
Cập nhật lúc 04:56, Thứ Bảy, 24/05/2014 (GMT+7)
Sáng 23-5, 25 hộ dân đầu tiên thuộc khu vực nhà bè phường Bạch Đằng, TP Hạ Long đã chính thức định cư, bắt đầu cuộc sống ở “làng chài mới” trên đất liền.
Sáng sớm, khu vực bến cá phía sau chợ Hạ Long I tấp nập người mua kẻ bán. Không khí trên bến dưới thuyền vẫn như mọi ngày, khẩn trương, đầy lo toan cho cuộc sống mưu sinh. Nhưng ở phía xa ngoài Hòn Rùa, Hòn Mõm Vịt (thuộc tổ 112, khu 1, phường Bạch Đằng, TP Hạ Long), 25 hộ ngư dân đã sẵn sàng bàn giao nhà bè để chuyển lên bờ đến nhận đất, nhận nhà ở khu tái định cư phường Hà Phong.
Ngư dân Nguyễn Văn Sinh, nhà số 50, lô A5 sắp xếp đồ đạc trong căn nhà mới tại khu tái định cư phường Hà Phong.
Ngư dân Nguyễn Văn Sinh, nhà số 50, lô A5 sắp xếp đồ đạc trong căn nhà mới tại khu tái định cư phường Hà Phong.
Từ con đò nhỏ, phóng viên ghé qua nhà bè của cô Nguyễn Thị Cấn. Cô Cấn tâm sự: “Hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn. Chồng mất sớm, còn tôi với con gái và đứa cháu đang tuổi đi học. Ngày ngày mấy mẹ con bà cháu bắt con tôm, con cá cũng lo được cuộc sống qua ngày. Bây giờ được tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho có một ngôi nhà khang trang, ổn định, chúng tôi mừng lắm, cảm ơn rất nhiều, nhưng đấy là trước mắt. Còn tương lai, chợ xa, bến xa, chúng tôi chưa biết đi đâu để bán tôm, bán cá. Phương tiện đi lại trên bờ thì không có, lại lạ đường sá. Chúng tôi mừng nhưng vẫn thấp thỏm…”. Chị Nguyễn Thị Hương, là con gái cô Cấn, vừa xong buổi chợ cũng chia sẻ: Việc kiếm miếng ăn của mẹ con tôi là một chuyện. Nhưng còn chuyện cháu bé đi học tôi cũng đang lo. Cháu vừa học xong lớp 5 ở Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo. Hôm nay là buổi học cuối cùng của cháu ở trường. Đợi cháu đi học về là tôi đón cháu xuống cùng. Nhưng lớp 6 tới chưa biết cháu sẽ học ở đâu?
Còn anh Nguyễn Văn Đức và chị Đỗ Thị Hoa vừa tất bật thu dọn nốt chút đồ đạc đơn giản trong căn nhà bè của mình lên xuồng máy, chuẩn bị đưa vào bờ gọi xe tải chuyển xuống Hà Phong vừa chia sẻ: Gia đình tôi làm nghề chài lưới, đánh bắt từ đời ông cha, bám biển cả đời, cuộc sống cứ lênh đênh đếm ngày thôi. Đến cả hai cháu, cháu lớn sinh năm 1995, cháu bé sinh năm 2000 cũng đều không được đi học, chỉ được xoá mù chữ. Giờ vợ chồng tôi và hai cháu được nhận nhà tái định cư trên bờ, tôi tin tưởng và hy vọng vào một cuộc sống yên bình hơn, tốt đẹp hơn. Nhưng anh thấy, cái nghiệp gắn vào thân rồi, bỏ làm sao được. Tôi vẫn mong xuống khu tái định cư rồi bà con ngư dân chúng tôi sớm được tạo điều kiện bám biển khai thác thuỷ hải sản. Mong bến tàu ở đó sớm hoàn thành để tôi đưa tàu về đậu. Rồi mong sẽ có chợ, có giao thương để ngư dân chúng tôi tiếp tục nương tựa vào nhau mà sống. Cuộc sống ổn định rồi, kinh tế có khá giả hơn, chắc chắn tôi sẽ cho hai con đi học để biết thêm nhiều điều, sau này còn có điều kiện đổi đời.
Cùng ở khu vực Hòn Rùa, Hòn Mõm Vịt, ông Nguyễn Văn Tâm và bà Bùi Thị Hoà đang ngồi đợi để làm thủ tục bàn giao nhà bè lên bờ nhận đất, nhận nhà tái định cư. Bên cạnh hai ông bà tuổi đã gần đất xa trời ấy là di ảnh của người con trai vừa qua đời được hơn chục ngày nay vì căn bệnh ung thư quái ác… Chị Đỗ Thị Tam, con dâu của ông Tâm bà Hoà chia sẻ: Cả đời nay nhà tôi lênh đênh trên biển, cuộc sống lận đận từng ngày. Đến ngày được chính quyền cho một mảnh đất, một ngôi nhà để ổn định cuộc sống thì anh ấy (chồng chị Tam, con trai ông Tâm, bà Hoà) lại đi… Niềm vui của chúng tôi thành ra không được trọn vẹn. Có được cuộc sống bình yên trên bờ chắc chắn hai ông bà sẽ bớt được cơ cực. Nhưng tôi cũng lo lắng lắm. Không biết xuống dưới đó bao lâu mới ổn định được cuộc sống. Từ khu tái định cư lên chợ gần nhất trên đường cái là cả một quãng đường xa. Nhà tôi lại không có phương tiện đi lại trên bờ. Chưa biết sẽ xoay xở thế nào cho tương lai. Dù chính quyền có trợ cấp để ngư dân chúng tôi có điều kiện bước đầu để ổn định cuộc sống. Nhưng đâu thể trông chờ vào trợ cấp mãi được?

Theo chân các hộ gia đình chuyển về “làng chài mới” ở phường Hà Phong, bên cạnh những bề bộn, mệt mỏi của công việc chuyển nhà giữa trưa hè nắng gắt, vẫn không khó để nhận ra nụ cười hạnh phúc của những ngư dân khi lần đầu được đặt chân vào căn nhà mới rộng rãi, khang trang. Anh Phạm Văn Dũng, nhà số 01, lô A3 vừa chuyển xong đồ đặc vào nhà, thắp nén hương lên ban thờ tổ tiên. Anh phấn khởi chia sẻ: Tôi và gia đình rất vui vì đã được nhận nhà, nhận tiền hỗ trợ. Có ổn định cuộc sống rồi mới tính đến kế sinh nhai được. Các cấp chính quyền chắc chắn cũng đang khẩn trương nhiều phương án để ổn định cuộc sống của chúng tôi, kể cả việc hoạt động khai thác, buôn bán… Còn bác Phạm Văn Sáng không giấu được niềm phấn khởi khi vừa kiểm tra hệ thống điện, nước của gia đình, vừa chia sẻ: Vậy là từ nay có điện sáng, có nước ngọt để dùng. Vợ con tôi chắc chắn sẽ không còn vất vả như trước nữa. Hy vọng các cấp chính quyền sẽ tạo thêm nhiều điều kiện để người dân chúng tôi tiếp tục làm ăn kiếm sống, con cháu được học hành tử tế…
Được biết, việc di dời ngư dân sinh sống ở các nhà bè trên Vịnh Hạ Long đợt đầu tiên này được UBND phường Bạch Đằng cùng Trung tâm phát triển quỹ đất, Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng Quản lý đô thị, Ban Quản lý dự án công trình TP Hạ Long và UBND phường Hà Phong phối hợp triển khai thực hiện. Đợt đầu tiên đã tổ chức di dời cho 25/31 hộ gia đình đang sinh sống tại khu vực Hòn Rùa, Hòn Mõm Vịt (thuộc tổ 112, khu 1, phường Bạch Đằng, TP Hạ Long). Theo ghi nhận của phóng viên, các công tác: Lên kế hoạch cho người dân thu dọn đồ đạc và chuẩn bị tinh thần; kiểm tra, bàn giao nhà bè, tài sản đi kèm; vận chuyển đồ đạc xuống khu tái định cư; nhận nhà và nhận tiền hỗ trợ ban đầu… đều được các bên phối hợp thực hiện tương đối trơn tru, tốt đẹp. 6 hộ còn lại trong khu vực đang tạm hoãn di dời vì một số lý do liên quan đến chính sách hỗ trợ tái định cư. UBND phường Bạch Đằng đã họp bàn với các hộ này ngay trong chiều 23-5 và báo cáo với TP Hạ Long sớm có phương án giải quyết để đưa bà con lên bờ, ổn định cuộc sống. Cùng với đó, UBND phường Hà Phong cũng đã chủ động triển khai nhiều phương án để sớm ổn định cuộc sống cho người dân ở khu tái định cư, đặc biệt là việc khảo sát dân số, chuẩn bị cho năm học mới của các cháu trong độ tuổi đi học ở “làng chài mới” trên đất liền.

Tổng số lượt xem trang