Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

New York Times: Tập Cận Bình từ chối tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng

-Trời có ai lú hơn ổng nữa không?
-New York Times: Tập Cận Bình từ chối tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng

BẮC KINH (NV) .- Tổng bí thư đảng CSVN, ông Nguyễn Phú Trọng bị Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ chối lời đề nghị gặp gỡ, mà qua đó ông Trọng hy vọng Bắc Kinh rút dàn khoan dầu ra khỏi khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam.



Hai tàu Hải giám Trung quốc tấn công và xịt nước tàu Kiểm ngư của Việt Nam ngày 12 tháng 5 năm 2014. (Hình Tuổi Trẻ cắt từ video clip của Cảnh sát Biển)

Đây là điều được báo New York Times tiết lộ hôm Thứ Hai, viện dẫn một nguồn tin ngoại giao dấu tên vì không muốn làm bực mình nhà cầm quyền Trung Quốc.

Bài báo có tựa đề 'China and Vietnam at Impasse Over Drilling Rig in South China Sea' của ký giả Keith Bradsher hôm 12 tháng Năm, viết rằng: “ Lãnh đạo đảng CSVN (ông Nguyễn Phú Trọng) đã đề nghị đến Bắc Kinh để thảo luận với chủ tịch Tập Cận Bình nhưng lời đề nghị bị từ chối.”

Giới ngoại giao tại Bắc Kinh cho hay họ không thấy có những cuộc thảo luận đáng kể nào giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, bà Hua Chunying (Hoa Xuân Oánh) phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho hay trong cuộc họp báo ngày Thứ Hai, 12 tháng 5, rằng, 'Trung Quốc và Việt Nam, tuần lễ vừa qua, giữa hai nước đã có 14 cuộc “trao đổi” liên quan tới dàn khoan HD 981,' nhưng không cho biết chi tiết nội dung.

Tuần trước báo chí Việt Nam đưa tin ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh gọi điện thoại cho Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đặc trách ngoại giao. Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn cũng nói chuyện với người đồng cấp của Trung Quốc Lưu Chấn Dân. Báo chí của cả hai bên loan tin bên nào cũng trình bày vấn đề theo quan điểm của mình.

Việc Trung Quốc đưa dàn khoan khổng lồ chi phí mỗi ngày hoạt động rất lớn tới khoan tìm ở một vị trí mà các chuyên viên quốc tế cho rằng không có bao nhiêu tiềm năng dầu khí, như vậy lỗ chắc chắn hơn có lời. Như vậy, chủ đích của Bắc Kinh là chính trị, muốn dùng dàn khoan HD981 đi vòng quanh để lấn dần trong chủ trương muốn cướp cả Biển Đông.

Dư luận quốc tế đặc biệt theo dõi các diễn biến trên biển giữa Việt Nam và Trung quốc và người ta biết rằng Hà Nội muốn dùng đường lối ngoại giao để giải quyết vấn đề. Giữa hai nước, được mô tả là có quan hệ tốt đẹp nhiều mặt những năm gần đây, cho tới khi dàn khoan HD981 xuất hiện làm nổi sóng dư luận.

Hồi năm 2011, khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh, Việt Nam và Trung Quốc ký thỏa hiệp nhiều điểm trong đó hai bên đồng ý giải quyết các tranh chấp trên biển “dễ trước, khó sau” và qua các cuộc đàm phán hòa bình, tránh dùng võ lức để giải quyết xung đột. Năm ngoái, khi ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Bắc Kinh, một bản thông cáo chung giữa hai bên cũng lập lại những cam kết cũ.

Đột nhiên, ngày 7 tháng 5, 2014, Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh Sát biển Việt Nam, ông Ngô Ngọc Thu, trong cuộc họp báo quốc tế ở Hà Nội, tố cáo Trung Quốc đưa dàn khoan HD981 tới vùng biển Việt Nam khoan tìm dầu khí ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi, tại khu vực Việt Nam gọi là lô 143 trên bản đồ phân lô dầu khí. Phía Việt Nam đưa một số tàu Cảnh Sát Biển và Kiểm ngư tới ngăn cản thì bị một lực lượng tàu Trung quốc đông gấp nhiều lần lại lớn hơn cản trở, xịt vòi rồng và đâm hư hại một số tàu, 6 kiểm ngư viên bị thương cho các vụ việc xảy ra các ngày mùng 3 và mùng 4 tháng 5 năm 2014.

Những ngày kế tiếp cho đến nay, lực lượng hai bên vẫn đối đầu với nhau với các tin tức căng thẳng tiếp diễn ngày đêm. Vị trí dàn khoan Trung Quốc loan báo cách đảo Tri Tôn của quần đảo Hoàng sa khoảng 20 hải lý và cách đảo Phú Quý khoảng 119 hải lý nhưng nằm hoàn toàn trong phạm vi đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS) mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên ký cam kết công nhận.

* Đấu 'vòi rồng' quanh dàn khoan HD 981

Theo báo Tuổi Trẻ tường thuật hôm Thứ Hai, 12 tháng 5, từ một viên chức Cảnh Sát Biển, lần đầu tiên người ta thấy có tin về “một trận đấu vòi rồng dữ dội giữa một tàu kiểm ngư Việt Nam và 15 tàu hải giám, hải cảnh Trung Quốc đã diễn ra tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển của Việt Nam.”

Vụ này xảy ra khoảng 7 giờ 30 sáng ngày Thứ Hai 12 tháng 5 mà tờ Tuổi Trẻ nói rằng “Trước sự manh động của tàu Trung Quốc, thuyền trưởng tàu kiểm ngư của ta đã quyết định sử dụng súng bắn nước để đáp trả lại những tàu hải giám và hải cảnh của Trung Quốc. Hai thuyền viên trên tàu đã dũng cảm đứng ra mũi tàu xịt vòi rồng để cản phá tàu Trung Quốc. Chỉ sau 5 phút liên đội tàu Trung Quốc đã bị vỡ đội hình và không còn tấn công tới tấp như trước.”

Báo New York Times cho hay ông đại tá Phạm Quang Oánh, tư lệnh phó chính trị của Cảnh Sát Biển Việt Nam là người đưa tin cho biết như vậy.





Bản đồ tranh chấp với hai điểm nóng trên Biển Đông, tại phía nam quần đảo Hoàng Sa và ở bãi cạn Scarborough. (Hình: NYT)




* Giải pháp ngoại giao 'bế tắc'

Trong khi Philippines đã chọn giải pháp kiện Trung quốc ra tòa án quốc tế để chống lại các hành động ngang ngược của Trung Quốc ở khu vực bãi cạn Scarborough và nơi khác trên Biển Đông, tức chống cái tuyên bố “Lưỡi Bò” của Bắc Kinh, Việt Nam chỉ theo dõi tình hình và chỉ ủng hộ ngầm quyết định của Philippines, ngoài mặt chính thức thì không lộ ra ý kiến hay quan điểm gì.

Tại Việt Nam cũng từng có một số cuộc tranh luận giữa một số chuyên viên học giả và viên chức nhà nước xem có nên đi theo hướng Philippines hay không. Mới đây, lại có người thúc hối nên kiện. Tuy Việt Nam có lực lượng quân sự vừa nhỏ và yếu không thể so sánh được với Trung Quốc về mọi mặt, nhưng những năm gần đây đã cố gắng cải tiến cả không quân và hải quân. Nếu xảy ra chiến tranh, dù trên cơ thì Trung Quốc cũng không phải không thiệt hại nghiêm trọng.

Theo ý kiến của ông Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân), một chuyên viên về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên Cứu Chiến lược Quốc tế 'Keck Center for International and Strategic Studies' của đại học Claremont McKenna College (California) viết trên tạp chí tài chính Fortune thì, có thể tiến đến một giải pháp chính trị qua kênh ngoại giao tạm thời trong ngắn hạn.

Cả Bắc Kinh cũng như Hà Nội đều cố tìm một giải pháp giải quyết tranh chấp giữ được thể diện. Trung Quốc sẽ áp lực Việt Nam từ bỏ đòi hỏi chủ quyền để đổi lại, được hưởng một vài sự nhân nhượng nhỏ bé, chẳng hạn, cho chia phần với tỉ lệ nhỏ trong quyền khai thác dầu khí sẽ thăm dò và khai thác trong tương lai.

Hiện còn quá sớm để nhìn thấy các ước đoán của ông Minxin Pei có đúng hay không. Nhưng tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh dọa hôm Thứ Hai rằng “Việt Nam sẽ không thành công nếu áp lực với Trung Quốc”.



Khi đến dự Hội nghị thưởng đỉnh ASEAN tại Miến Điện cuối tuần qua, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tố cáo Trung Quốc đưa dàn khoan tới vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam là “nguy hiểm và đặc biệt nghiêm trọng”. Tuy nhiên, ông đã không thuyết phục được cả tổ chức này ra một bản tuyên bố kết án Bắc Kinh, mà chỉ có một lời tuyên bố kêu gọi các bên “kềm chế”. (TN)



*********
Nhục quá! Nguyễn Phú Trọng xin được sang Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình, nhưng Tập Cận Bình không cho phép:  China and Vietnam at Impasse Over Drilling Rig in South China Sea (NYT 12-5-14) -- "A senior diplomat .. said he understood that the head of the Communist Party in Vietnam had offered to visit Beijing to speak with President Xi Jinping, but the overture had been rejected.◄◄ (Nếu tôi là Nguyễn Phú Trọng, tôi sẽ bảo Đinh Thế Huynh tìm luận văn thạc sĩ của một cô gái ốm yếu, cỡ 25, 26 tuổi như Nhã Thuyên để tôi thu hồi thị uy. Thu hồi bằng cấp của một cô gái trẻ như thế có lẽ dễ hơn xin gặp Tập Cận Bình)


-Ai là Tổng bí thư? John Mc Cain hay Nguyễn Phú Trọng 

--------------------------------------------------------------------------------

Trung Quốc đã xâm lăng Việt Nam bằng việc đem một giàn khoan khổng lồ cắm sâu trong thềm lục địa thuộc vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tại địa điểm chỉ cách đảo Tri Tôn 34 km về phía nam, cách đảo Lý Sơn 221 km về phía đông, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý.
Giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) là giàn khoan nửa nổi nửa chìm, dài 114 m, rộng 90 m, cao 137 m . Diện tích mặt sàn của nó rộng bằng một sân bóng đá tiêu chuẩn. 
Gần hai năm trước (9-5-2012), khi đặt HD-981 ở mỏ dầu Lệ Loan 6-1-1 tại khu vực cách Hong Kong 320km về phía đông nam, chủ tịch Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) Vương Nghi Lâm đã hùng hồn tuyên bố đây là biên giới di động, là lãnh thổ di động và là một trong những vũ khí chiến lược của Trung Quốc trong cuộc chiến năng lượng dầu khí”.

Trung Quốc đã tấn công Việt Nam bằng cả một đạo quân mạnh gồm 80 tàu biển các loại, trong đó có 07 tàu quân sự gồm: tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh, tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính …Trên không phận khu vực này, hàng ngày còn có hàng chục tốp máy bay khuấy đảo.
Họ bắn đại bác nước vào ta, phun vòi rồng vào tầu ta, húc rách hai tầu hải giám của ta, sát thương nhiều chiến sỹ của ta…

Cho nên trong cuộc biểu tình ngày 9-5-2014 trước Đại sứ quán Trung Quốc, tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện đã cấp báo: Chúng tôi rất là căm phẫn. Yêu cầu Trung Quốc rút khỏi Biển Đông. Hành động của TQ trong những ngày vừa rồi thực sự là xâm lăng Việt Nam. Tổ Quốc thật sự lâm nguy. Chúng tôi đề nghị tất cả mọi người đứng lên để cứu nước.”
Sự việc nghiêm trọng như vậy nhưng báo chí ta chỉ lên tiếng rất dè dặt. Đã vậy, mình không dám nói nhưng cũng không chịu để thiên hạ góp lời. Tiến sỹ Tô Văn Trường cho biết: Đài Truyền hình Nhật Bản NHK muốn xin sử dụng hình ảnh về tàu của Trung Quốc phun vòi rồng, húc hư hại các tàu cảnh sát biển của ta, Bộ Ngoại giao đồng ý nhưng Ban Tuyên Giáo Trung ương Đảng ngăn cản!. 

Càng đáng phàn nàn hơn khi cái người đang lãnh trách nhiệm tổng chỉ huy toàn dân tộc, tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Việt Nam lại như không còn khả năng nghe, không còn khả năng nhìn, không còn khả năng nói, không còn khả năng biểu cảm. Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương, hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hoá Minh Triết phẫn nộ:

“Anh Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư, ngày mùng 3 tháng 5 đi tiếp xúc cử tri để chuẩn bị ra họp Quốc hội không hề có một nửa tiếng, nửa lời. Tôi hỏi anh trong tư cách một Tổng Bi thư của đảng cầm quyền mà như vậy thì là thế nào? Và tư cách của anh là một lãnh đạo cao nhất của đất nước hiện nay thì như thế nào? Tôi rất bất bình và thấy xấu hổ, nhục nhã khi một người lãnh đạo trước một sự kiện lớn của dân tộc lại không hề có một nửa ý kiến. Như thế tấm lòng của anh với dân, với đất nước là thế nào, anh sợ cái gì và tại sao anh không dám lên tiếng để phát động sức mạnh của nhân dân bảo vệ đất nước?

Tôi xin nói rõ là 4 triệu đảng viên không đủ sức để bảo vệ dân tộc đâu mà phải toàn dân. Anh không dựa vào dân, anh không phát động dân anh không nói rõ chính kiến của mình đối với dân thì dân sẽ nghi ngờ anh có làm tay sai cho họ không? Anh có ngậm miệng trong việc họ cho anh cái gì không mà anh lại im lặng?”.

Từ bên kia Thái Bình Dương, ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ năm 2008, người tù binh chiến tranh Việt Nam năm xưa, ông John Mc Cain đã tức tốc lên tiếng: Các tàu Trung Quốc bao vây và đâm vào tàu của Cảnh sát Biển Việt Nam là biểu hiện của quấy rối hung hăng. Không có gì nghi ngờ rằng Trung Quốc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng này”. “Tất cả các quốc gia có trách nhiệm đều có bổn phận yêu cầu các lãnh đạo Trung Quốc ngay lập tức có các bước đi nhằm làm giảm căng thẳng và trả lại nguyên trạng”.

Và bà Jen Psaki, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ: Chúng tôi rất quan ngại về những hành động nguy hiểm và đe dọa của các tàu trong khu vực tranh chấp. Hành động đơn phương” của Trung Quốc “dường như là một phần trong cách hành xử tổng thể của nước này nhằm yêu sách chủ quyền theo cách có thể gây hại cho hòa bình và ổn định của khu vực.

Nhưng … Ông Trọng không những không bầy tỏ được mối quan tâm cần thiết đối với tình trạng “sơn hà nguy biến”, mà thấy như, ông còn muốn xuê xoa, lấp liếm cho tội ác của “nguời bạn 4 tốt, 16 chữ vàng”.
Ngày 2 tháng 5 giàn HD 981 xâm lăng vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì ngày 5 tháng 5 Nguyễn Phú Trọng triệu tập hội nghị toàn quốc để nghe ông đọc một diễn văn lê thê, vô bổ về chống tham nhũng với toàn những câu, những ý nói ở đâu cũng được, nói lúc nào cũng được, không thấy thực tế cụ thể, không có gì mới.

Ngày 7 tháng 5 Trung Quốc tấn công phá hủy khí tài, khí cụ, sát thương binh sỹ của ta thì ngày mồng 8 Nguyễn Phú Trung triệu tập Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng để bàn về … văn hóa. Dưới quyền điều hành của ông TBT này, Hội nghị lờ tịt, coi như không nghe, không biết, không mảy may quan tâm đến một sự kiện vô cùng nguy cấp đang diễn ra trên đất nước.

(Trời ơi! với một vị “lãnh tụ” như vậy thì không mất biển, mất đảo, không bị đô hộ bởi Đại Hán cuồng vọng mới là lạ. Cho nên, chúng tôi khẩn thiết mong Hội nghị Trung ương 9 hãy chuyển ngay nội dung để bàn một vấn đề rất sống còn trước mắt: Thay Tổng Bí thư. Bị ngoại bang đô hộ thì còn chống tham nhũng làm gì? Bị ngoại bang đô hộ thì còn xây dựng nền văn hóa nào nữa!).
Tình hình rồi sẽ ra sao?

Trung Quốc chắc chắn đã và sẽ bỏ ngoài tai những điệp khúc phản kháng đã trở nên vô hồn như: Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982″.
Ông Dương Danh Huy, một nhà nghiên cứu kỳ cựu về Trung Quốc đã rất có lý khi nói: “Trước chủ trương của Trung Quốc, một chủ trương bất di bất dịch bất kể lời lẽ ngoại giao phù phiếm, trước hết Việt Nam cần nhìn nhận rằng việc phản đối phi đối sách chỉ có thể dẫn tới bị chinh phục trên thực tế. Chỉ phản đối phi đối sách là tương đương với thầm chấp nhận bị chinh phục trên thực tế”.

“Cứ để Đảng và Nhà nước lo”, nhưng “dưới sự lãnh đạo tài ba, sáng suốt” của mấy ông lãnh đạo này thì liệu cái “chiến hạm khổng lồ ” HD 981 có sẽ phải rời khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam không???
Nếu mũi khoan cứ cắm đấy mà chỉ đưa được Trung Quốc vào bàn đàm phán để “gác tranh chấp, cùng khai thác” tức là ta thất bại hoàn toàn. Tức là, Trung Quốc đã đạt được âm mưu biến vùng biển đặc quyền kinh tế của ta thành vùng tranh chấp. Trận thua này sẽ làm tiền đề cho những trận thua tiếp sau. Cái lưỡi bò của họ sẽ liếm hết Biển Đông của ta. Tin cho hay hải quân Trung Quốc lại đang chuẩn bị xây một sân bay trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của ta.

Muốn đuổi được HD 981 đi, chỉ còn cách giao nó cho binh chủng tên lửa đặt trên bờ biển hoặc trong tầu ngầm xử lý. Nhưng, nếu vậy thì tình hình sẽ trở nên rất phức tạp, rất nặng nề. Nhẽ ra, những người lãnh đạo ĐCSVN không được để cho tình trạng như hiện nay diễn ra.

Chắc hẳn Trung Quốc không dám ngang nhiên kéo giàn khoan HD 981 vào hải phận của ta nếu trong chuyến công du Châu Á vừa qua, Tổng thống Obama đến thêm nước thứ 5 mà tại Việt Nam ông cũng có lời tuyên bố tương tự như đã tuyên bố đối với Nhật Bản: “Hoa Kỳ sẵn sàng bảo vệ đồng minh Nhật Bản về an toàn lãnh thổ trong đó có cả quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư). Các nhà lãnh đạo Philippine do biết thực sự cầu thị cũng đã sẵn sàng chấp nhận sự bảo trợ như thế qua thỏa thuận lịch sử về việc để cho Hoa Kỳ sử dụng lại các căn cứ quân sự trên lãnh thổ mình sau hơn 22 năm rút quân. (Sao Việt không noi tấm gương sáng suốt đó để mời Hoa Kỳ trở lại Cam Ranh?)

Liên minh Nhật Bản – Hoa Kỳ chặn đường đến Senkaku, liên minh Phillipine – Hoa Kỳ chặn đường đến Scarborough nên Trung Quốc đành chọc khe Việt Nam. Trung Quốc chỉ có thể thẳng tay ức hiếp, băt nạt Việt khi thấy Việt Nam bị cô lập.

Tình trạng cô lập do chính tự ta gây ra. Cái trò láu cá vặt chỉ thả vài người: Cù Huy Hà Vũ, Vi Đức Hồi, Nguyễn Tién Trung … hòng đổi lấy TPP trong khi không những không chịu thả Trần Huỳnh Duy Thức, Điếu Cày, Đỗ thị Minh Hạnh, Nguyễn Văn Lý, Lê Quốc Quân … mà còn bắt thêm Trương Minh Đức, Nguyễn Hữu Vinh … làm cho thế giới tiên tiến vẫn thấy chính quyền Việt Nam là “cái mặt không chơi được”. Chẳng những thế, Hiến pháp sửa đổi vẫn không chịu thừa nhận tự do lập hội, không chịu thừa nhận tự do ngôn luận, không chịu thừa nhận quyền bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, không chịu thừa nhận đa sở hữu đất đai …

Làm gì bây giờ?
Đệ đơn kiện ngay Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Luật Biển Quốc tế.
Không nên chần chừ, không việc gì phải e ngại đối với khả năng Trung Quốc trả đũa về kinh tế. Hãy noi gương Phillipine. Hơn một năm qua, từ ngày bị kiện (1-2013), Trung Quốc chưa đưa ra được một đòn kinh tế nào đáng kể đối với Phillipines. Chẳng những thế, uy tín của tổng thong Philippines lên cao, toàn dân càng xiết chặt khối đại đoàn kết để cùng đương đầu.

Sự xâm nhập về kinh tế của Trung Quốc đang gây cho ta nhiều hệ lụy, nếu họ dở trò trừng phạt kinh tế thì “ta biêu đầu, họ cũng sứt trán”, đồng thời sẽ tạo điều kiện để ta hạn chế bớt những hệ lụy đang tiềm ẩn nhiều hậu họa khôn lường.
Nhẽ ra, ta đã phải đưa vấn đề Hoàng Sa ra Liên Hiệp Quốc từ lâu, và nếu vậy thì hôm nay đã không có việc họ dám đưa HD 981 vào vùng biển Hoàng Sa này.

Nhanh chóng thiết lập liên minh quân sự với Hoa Kỳ
Hủy diệt HD 981 là khả năng trong tầm tay của ta nhưng e rằng ta không thể đương đầu với Trung Quốc trong trận chiến mở rộng trên Biển Đông.
Chỉ hiểu nội lực là sức mạnh của riêng mình thì dù có vươn lên mạnh mẽ gấp mấy cũng chưa thể đương đầu với Trung Quốc trên Biển Đông. Nội lực phải gồm cả khả năng huy động được sức mạnh của quốc tế gộp vào cho mình. Sức mạnh quốc tế mà hiện nay ta có thể huy động chủ yếu nằm ở Hoa Kỳ. Tiềm lực quân sự các nước Đông Nam Á không lớn. Trong các cường quốc quân sự trên thế giới hiện nay, Hoa Kỳ là một trong mấy nước sẵn sàng chia sẻ với ta hơn cả về mối quan tâm đối với quyền tự do hàng hải trên Biển Đông.

Thực tế lịch sử và phân tích logic cho biết Hoa Kỳ không có nhu cầu (và không còn dám) xâm lăng hoặc đô hộ Việt Nam như âm mưu của bè lũ Đại Hán, cho nên liên minh quân sự với Hoa Kỳ thông qua những ràng buộc bởi những cam kết chặt chẽ sẽ không thể uy hiếp nền độc lập của ta.
Liên minh với Hoa Kỳ, dựa vào Hoa Kỳ không thể xem là hèn, là thương tổn lòng tự hào dân tộc. Không một ai trên thế giới có thể nghi ngờ về ý chí tự lực, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc của người Nhật.
Liên minh với Hoa Kỳ cũng không thể xem là cớ chọc giận Trung Quốc bởi vì Liên minh Việt – Hoa Kỳ không phải để chống Trung Quốc mà là để bảo vệ Biển Đông của ta.

Vừa kết thúc bài viết, nước mắt tôi bỗng giàn giụa khi nghe ca sỹ Nhật Thủy đăng quang ngôi vị Idol Việt Nam 2014 bằng ca khúc “Tự nguyện” với câu hát hào hùng mê đắm “Là người, một lần khi nằm xuống, cùng anh em đứng lên phất cao ngọn cờ”. Thất vọng về bản thân đã gìà (gần 80), thất vọng về những người lãnh đạo, nhưng tôi hoàn toàn tin vào tuổi trẻ Việt Nam, hoàn toàn tin vào dân tộc tôi.

Hà Nội 11 tháng 5 năm 2014
© Nguyễn Thanh Giang

Nguồn © Đàn Chim Việt

Tổng số lượt xem trang