TLQ: -Kịch bản xấu với VN khi TQ xây đường băng ở Gạc Ma
-Giàn khoan Hải Dương 981 : Trung Quốc có dám liều...thẻ đỏ ? (Lê Ngọc Thống)
Liệu Radar bờ biển hay trên tàu chiến Việt Nam có phát hiện và định dạng
được tàu hộ vệ tên lửa hiện đại bậc nhất của Trung Quốc cạnh giàn khoan này không?
-Lộ dần phi trường, cảng biển Trung Quốc ở bãi đá ngầm Gạc Ma
Theo tờ South China Morning Post (SCMP) hôm Thứ Bảy, những gì tổng thống Phi Luật Tân Benigno Aquino tố cáo những ngày gần đây đang đang được giới chuyên viên Trung Quốc nhìn nhận.
-Trường Sa tháng 4/2014 - 1. Gạc Ma
Theo thông tin của Hải quân Việt Nam, Trung Quốc đang huy động nhiều phương tiện, thiết bị để mở rộng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma, thuộc cụm đảo Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Họ đang nạo xúc đá san hô, mở một luồng lớn cho tàu vào đảo, đồng thời đổ cát tạo thành một bãi nổi dài 500m, rộng 200, cao 4 - 5m
Ảnh chụp từ tàu, ở giữa đảo Sinh Tồn và đảo Cô Lin, từ trái qua: Tàu Trung Quốc, tàu hải quân Việt Nam, 3 tàu Trung Quốc, tàu cá Việt Nam, đảo Gạc Ma của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng
Đảo Cô Lin, phía xa là đảo Gạc Ma
Toàn cảnh đảo Gạc Ma
Phía Đông đảo Gạc Ma
Phía Tây đảo Gạc Ma, khối màu trắng bên phải là căn cứ Gạc Ma, Trung Quốc đã xây dựng sau ngày 14/3/1988
Hai tàu chiến mang số hiệu 528 và 935 của Trung Quốc
Một tàu vận tải của Trung Quốc
Tàu chiến 528 của Trung Quốc
Tàu Vạn Hoa 740 của Việt Nam
Tàu Vạn Hoa 740 giữa bầy sói
Trạm trộn bê tông tươi trên đảo Gạc Ma
Các xe máy công trình của Trung Quốc đang làm việc trên đảo Gạc Ma
-Giàn khoan Hải Dương 981 : Trung Quốc có dám liều...thẻ đỏ ? (Lê Ngọc Thống)
"...Nhưng khi mà vội vàng bởi máu bành trướng thúc dục thì trong quá trình triển khai thực hiện, hoạt động sẽ xuất hiện nhiều "lỗ hổng" và đó chính là tử huyệt mà đối phương dễ dàng khai thác triệt để để nhắm tới khi cần..."
Trung Quốc chưa dám sẵn sàng phạm lỗi để bị thẻ đỏ, bởi nếu bị thẻ đỏ tức gây xung đột quân sự thì chưa biết ai bị thủng lưới.
Đừng quá lo lắng khi hàng ngày báo chí, truyền hình Việt Nam cứ không ngớt đưa tin lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm Ngư bé nhỏ, ít ỏi của Việt Nam phải đối đầu với lực lượng Hải cảnh, Hải giám to lớn, đông đảo, cùng với hàng chục tàu cá trá hình, hung hăng "lấy thịt đè người" trên khu vực hạ đặt giàn khoan phi pháp trong thềm lục địa của Việt Nam. Nào là đã bị chúng đâm húc khiến tháng này 24 tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư bị hư hỏng…
Quả thật, có rất nhiều sinh viên, trí thức, nhà doanh nghiệp và cán bộ thường bức xúc kêu lên "tình trạng này chúng ta có chịu mãi được không?" Họ đặt câu hỏi với tôi rằng đến lúc nào đó chịu không nổi chúng ta sẽ làm gì? Liệu có "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" không?
Vậy là tốt rồi. Cái mà cơ quan truyền thông của Việt Nam cần là vạch mặt bản chất xấu xa, phi nghĩa, vô nhân đạo của kẻ thù, nêu cao tinh thần yêu nước, căm thù giặc cao độ của toàn thể đồng bào để sẵn sàng xả thân khi Tổ quốc cần đã đạt yêu cầu dễ dàng và chất lượng cao nhất có thể, tinh thần yêu nước của dân tộc Việt đang dần hình thành nên một "làn sóng lớn vô cùng mạnh mẽ".
Còn vấn đề về tình thế, nếu chỉ "xô đẩy" nhau thì kẻ cao to, đông, bao giờ cũng có lợi thế hơn kẻ nhỏ con, ít ỏi. Nhưng khi đánh nhau, tức là 2 bên sử dụng vũ khí thì không còn việc "xô, đẩy" nhau nữa thì to con, đông đảo chưa hẳn là có lợi thế mà lợi thế còn phụ thuộc nhiều vào địa lợi, nhân hòa, ý chí, bản lính, trí tuệ, kinh nghiệm chiến tranh…
Khi xung đột quân sự hay chiến tranh trên Biển Đông lan rộng, hai bên "nói chuyện, tiếp xúc" với nhau bằng bom và tên lửa thì chắc chắn trên Biển Đông tàu Hải giám, Hải cảnh, tàu cá trá hình của Trung Quốc sẽ vắng tanh. Và, không những thế tàu container, tàu thương mại…của Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác cũng phải tránh xa khu vực nguy hiểm.
Hiện tại Trung Quốc giống như một cầu thủ to lớn trên sân cỏ, chuyên chơi xấu, khiêu khích hòng làm cho cầu thủ nhỏ của Việt Nam mất kiềm chế, phản ứng, để bị lĩnh thẻ đỏ. Nhưng Việt Nam không mắc mưu, vẫn đeo bám quyết liệt thực hiện yêu cầu chiến thuật đã được đề ra.
Đương nhiên, Trung Quốc chưa dám sẵn sàng phạm lỗi để bị thẻ đỏ, bởi nếu bị thẻ đỏ tức gây xung đột quân sự thì chưa biết ai bị thủng lưới.
Liệu Radar bờ biển hay trên tàu chiến Việt Nam có phát hiện và định dạng
được tàu hộ vệ tên lửa hiện đại bậc nhất của Trung Quốc cạnh giàn khoan này không?
Đừng quá lo lắng khi thấy xuất hiện xung quanh giàn khoan vài chiếc khu trục tên lửa, máy bay trinh sát của Trung Quốc lượn lờ dương oai trong khi lực lượng Hải quân ta thi vắng bóng...
Họ có dám bắn vào tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư Việt Nam không? Chắc là không. Sự xuất hiện tàu quân sự trong vùng chỉ mang tính chất chính trị chứ không có ý nghĩa về quân sự bởi "con tin" rất quan trọng, có giá trị của họ đang nằm trong tay ta là Giàn khoan Hải Dương 981.
Tuy nhiên, các Trung đoàn Radar bờ biển Việt Nam thì có mục tiêu thật 100% cho họ diễn tập quan sát phát hiện mục tiêu mà trong đợt cứu hộ máy bay mất tích MH 370 tàu chiến Trung Quốc sang nhưng chưa đủ chủng loại.
Đừng quá lo lắng khi nghe tin từ nước ngoài hay trên Hoàn Cầu thời báo là tàu tiếp tế tổng hợp lớn nhất của Trung Quốc lớp Phúc Trì Type 903 dài 171,4 m, rộng 24,6 m, mớn nước 9 m, lượng giãn nước đầy 23.000 tấn, 2 động cơ dầu diesel, có thể đồng thời tiếp tế cho 2 tàu trở lên, chủ yếu dùng để tiếp tế biển xa. Tốc độ tối đa 19 hải lý/giờ, khả năng chạy liên tục 10.000 hải lý với tốc độ 14 hải lý/giờ. Thủy thủ đoàn là 130 người, dung lượng vật tư gồm dầu 10.500 tấn, nước 250 tấn, hàng khô - đạn dược 680 tấn. Trang bị 4 pháo 37 mm…đã xuất hiện trên Biển Đông.
Việc Trung Quốc đưa con tàu này hoạt động trên Biển Đông sẽ báo hiệu cho thấy Hải quân Trung Quốc sẽ hoạt động xa hơn căn cứ. Có thể Giàn khoan cỡ đại loại như Hải Dương 981 sẽ được hạ đặt tại khu vực Trường Sa trong tương lai gần.
Tuy nhiên, đó chỉ là yêu cầu bắt buộc của chiến thuật chứ không phải tạo ra ưu thế chiến thuật. Trung Quốc buộc phải chấp nhận "bỏ tất cả trứng vào một giỏ" là điều kiêng kị, không bao giờ muốn.
Muốn tác chiến ở khu vực Trường Sa thì Trung Quốc phải có tàu Sân bay và ít nhất 5-10 chiếc tàu tiếp tế lớp Phúc Trì, lực lượng bảo vệ cho 2 phương tiện đó…tất cả phải có tính đồng bộ, khoa học, để công thủ toàn diện.
Họ phải biết yếu cái gì, nguy hiểm cái gì để khắc phục, chẳng hạn, tàu khu trục của Trung Quốc phải có vũ khí phòng không mạnh để tránh bị tiêu diệt khi hành quân trên biển xa của lực lượng không quân của đối phương là cấp thiết, trong khi đó nếu tác chiến gần bờ thì tàu khu trục tên lửa vấn đề đó không cấp thiết lắm bởi nằm trong tầm hỏa lực của bờ và lực lượng không quân bảo vệ, bởi thế không quân đánh chặn với lực lượng tác chiến gần bờ lại là cấp thiết, sống còn…
Mới hay, để có một Hải quân "nước xanh" là không đơn giản chút nào, Trung Quốc phải cần rất nhiều thứ vật chất, kỹ thuật, kinh nghiệm và thời gian. Nhưng khi mà vội vàng bởi máu bành trướng thúc dục thì trong quá trình triển khai thực hiện, hoạt động sẽ xuất hiện nhiều "lỗ hổng" và đó chính là tử huyệt mà đối phương dễ dàng khai thác triệt để để nhắm tới khi cần.
Cái mà Trung Quốc cần thì Việt Nam không quan trọng vì tư tưởng tác chiến và nghệ thuật quân sự 2 bên là khác nhau, lối đánh sở trường khác nhau. Việt Nam không dám chủ quan, coi thường sức mạnh Trung Quốc nhưng cũng chưa đến lúc phải sợ Trung Quốc, ít nhất là tại thời điểm này.
Lê Ngọc Thống
Theo Đất Việt
Theo Đất Việt
HONGKONG 7-6 (NV) - Thêm tài liệu cho thấy Trung Quốc đang ráo riết thực hiện kế hoạch lấn chiếm ở Biển Đông mà hiện đang lộ dần một đảo nhân tạo có cả phi trường, cảng biển ở Trường Sa.
Đồ họa đảo nhân tạo Johnson South Reef (Việt Nam gọi là Gạc Ma, Trung Quốc gọi là Xích Qua Tiêu) với phi trường, cảng biển hiện Trung Quốc đang ra sức tạo dựng từ bãi đá ngầm. (Hình: SCMP) |
Theo tờ South China Morning Post (SCMP) hôm Thứ Bảy, những gì tổng thống Phi Luật Tân Benigno Aquino tố cáo những ngày gần đây đang đang được giới chuyên viên Trung Quốc nhìn nhận.
Bắc Kinh đang biến bãi đá ngầm Gạc Ma (Xích Qua Tiêu) cướp của Việt Nam năm 1988 thành một đảo nhân tạo khổng lồ. Trên đó có cả phi đạo cho máy bay lên xuống, cảng biển riêng cho tàu quân sự và tàu dân sự. Lại còn có cả khu vực gia cư, khu du lịch, tất cả xây dựng trên đảo nhân tạo đang được các máy hút cát dưới lòng biển làm thành dần dần.
Khi tổng thống Phi tố cáo tuần trước, ông chỉ có những tấm hình chụp không ảnh các hoạt động hút cát để xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Phi. Tấm đồ họa của báo SCMP cho người ta nhìn thấy rõ hơn về quy mô của đảo nổi Xích Qua Tiêu mà 64 người lính CSVN đã thiệt mạng năm 1988 vì bị tàu Trung Quốc xả súng bắn chết để cướp bãi đá ngầm này.
Khi Xích Qua Tiêu (Chi Gua Jiao) trở thành một căn cứ qui mô nổi trên biển rộng khoảng 30 hecta, căn cứ của Việt Nam xây dựng tại đảo đá Cô Lin ( khoảng 1.9 hải lý tây bắc Gạc Ma) chỉ là một chấm nhỏ trên bản đồ so với đảo nhân tạo Gạc Ma hay Xích Qua Tiêu. Nó sẽ là nơi để Bắc Kinh phô diễn sức mạnh quân sự để uy hiếp cả Phi Luật Tân và Việt Nam ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Riêng với Phi Luật Tân thì an nguy quốc gia của họ bị đe dọa thật gần.
Theo các nhà phân tích thời sự, hành động đang thực hiện của Trung Quốc là đi từ phòng vệ sang tấn công. Khi phi trường ở Xích Qua Tiêu hoàn thành, với phi trường đã có sẵn ở đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, Bắc Kinh sẽ có cớ thành lập “vùng nhận dạng phòng không trên biển” trùm cả Biển Đông. Đây là điều từng được nhiều nước lo ngại sẽ xảy ra khi Bắc Kinh tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông năm ngoái.
Bắc Kinh chối không lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông nhưng khi đã có phi trường ở cả hai đầu đông tây của Biển Đông rồi, chuyện gì cũng có thể xảy đến.
Các đảo và bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. (Hình: Wikipedia) |
Cùng với việc gấp rút xây dựng căn cứ quy mô trên đảo nhân tạo Xích Qua Tiêu, theo SCMP, Trung Quốc đang có kế hoạch biến bãi đá ngầm Fiery Cross Reef (Việt nam gọi là đá Chữ Thập, Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử Tiêu (Yongshu Jiao) theo một kế hoạch tương tự. Bãi đá ngầm Gạc Ma (Xích Qua Tiêu) thuộc cụm đảo Sinh Tồn, trong khi đá Chữ Thập (Vĩnh Thử Tiêu) thuộc cụm Nam Yết.
Bãi đá ngầm Chữ Thập có chiều dài tính theo trục đông bắc-tây nam là 14 hải lý (gần 26 km) và chiều rộng là 4 hải lí (7.4 km); tổng diện tích đạt 110 km². Trừ một tảng đá cao 1 m nổi lên ở phần đuôi phía tây nam thì nhìn chung đá này chìm dưới nước khi thủy triều lên. Nếu Trung Quốc biến bãi đá ngầm này thành đảo nổi, nó có thể sẽ lớn gấp nhiều lần so với Xích Qua Tiêu (hay Gạc Ma).
Theo Kim Lạn Vinh (Jin Canrong), một giáo sư ngành bang giao quốc tế tại đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh được SCMP thuật lời, đề án biến bãi đá ngầm Vĩnh Thử Tiêu (hay Chữ Thập theo cách gọi của Việt Nam) đã được đệ trình nhà cầm quyền trung ương Trung Quốc để chấp thuận. Khi kế hoạch xây dựng hoàn tất, nó sẽ lớn gấp đôi căn cứ quân sự Diego Garcia của Hoa Kỳ rộng 44 km2 trên Ấn Độ Dương.
Lý Kiệt, một chuyên viên hải quân tại Viện nghiên cứu Hải quân Trung Quốc, nói căn cứ trên đảo nhân tạo Vĩnh Thử Tiêu cũng sẽ gồm cả phi trường và cảng biển. Hiện nơi này đang là một căn cứ nhỏ mà hơn 20 năm trước, Bắc Kinh cho xây dựng một đài quan sát phục vụ cơ quan nghiên cứu hải dương của Unesco.
Theo Kim Lạn Vinh, việc xây dựng đảo nhân tạo tại Vĩnh Thử Tiêu sẽ được thực hiện tiếp theo và tùy thuộc sự tiến triển của đảo nhân tạo Xích Qua Tiêu (Gạc Ma). Tháng trước tin tức xì ra trên báo chí Trung Quốc cho hay đảo nhân tạo tại Xích Qua Tiêu ngoài phi trường, cảng biển có thể biếp nhận các tàu lên đến 5,000 tấn.
Tại quần đảo Trường Sa, bắt đầu từ năm 1988, Trung Quốc mới bắt đầu đi cướp của Việt Nam một số bãi đá ngầm gồm Đá Xu Bi thuộc cụm Thị Tứ; Đá Chữ Thập , Đá Ga Ven thuộc cụm Nam Yết; Đá Gạc Ma,Đá Tư Nghĩa thuộc cụm Sinh Tồn; Đá Châu Viên thuộc cụm Trường Sa; và Đá Vành Khăn thuộc cụm Bình Nguyên. (TN)
-Trường Sa tháng 4/2014 - 1. Gạc Ma
Theo thông tin của Hải quân Việt Nam, Trung Quốc đang huy động nhiều phương tiện, thiết bị để mở rộng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma, thuộc cụm đảo Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Họ đang nạo xúc đá san hô, mở một luồng lớn cho tàu vào đảo, đồng thời đổ cát tạo thành một bãi nổi dài 500m, rộng 200, cao 4 - 5m
Ảnh chụp từ tàu, ở giữa đảo Sinh Tồn và đảo Cô Lin, từ trái qua: Tàu Trung Quốc, tàu hải quân Việt Nam, 3 tàu Trung Quốc, tàu cá Việt Nam, đảo Gạc Ma của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng
Đảo Cô Lin, phía xa là đảo Gạc Ma
Toàn cảnh đảo Gạc Ma
Phía Đông đảo Gạc Ma
Phía Tây đảo Gạc Ma, khối màu trắng bên phải là căn cứ Gạc Ma, Trung Quốc đã xây dựng sau ngày 14/3/1988
Hai tàu chiến mang số hiệu 528 và 935 của Trung Quốc
Một tàu vận tải của Trung Quốc
Tàu chiến 528 của Trung Quốc
Tàu Vạn Hoa 740 của Việt Nam
Tàu Vạn Hoa 740 giữa bầy sói
Trạm trộn bê tông tươi trên đảo Gạc Ma
Các xe máy công trình của Trung Quốc đang làm việc trên đảo Gạc Ma