Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Formosa Hà Tĩnh bất ngờ lên tiếng về mối liên hệ Trung Quốc

-Formosa Hà Tĩnh bất ngờ lên tiếng về mối liên hệ Trung QuốcTPO - Sáng 31/7, Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh tổ chức gặp mặt báo chí để lên tiếng chính thức về những thắc mắc của dư luận thời gian qua về doanh nghiệp này, và mối liên hệ với Trung Quốc.
Ông Vương Văn Tường, Phó Tổ trưởng Quản lý dự án Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh.Ông Vương Văn Tường, Phó Tổ trưởng Quản lý dự án Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh.



Ông Vương Văn Tường, Phó Tổ trưởng Quản lý dự án Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh cho biết, công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh có 9 cổ đông. Trong đó, chỉ có 2 đơn vị không thuộc Tập đoàn Formosa Đài Loan, là Cty China Steel (chiếm 5% vốn) và Sunsco Enterprise (0,037% vốn).
“Cty China Steel không phải của Trung Quốc, cũng không có cổ phần của nhà đầu tư Trung Quốc. Đây là công ty quốc doanh có một phần vốn của Đài Loan. Còn Sunsco Enterprise cũng thuộc Đài Loan, và chỉ đóng góp vào dự án khoảng 1 triệu USD”, ông Vương nói.
Ông này đồng thời khẳng định, Formosa Hà Tĩnh không có một đồng vốn nào liên quan Trung Quốc.
Tại sao có nhiều nhà thầu và lao động Trung Quốc đang thi công tại Formosa Hà Tĩnh?
Ông Vương Văn Tường: Trước khi đầu tư vào Hà Tĩnh, chúng tôi phải tìm những nhà thầu có kinh nghiệm thực tế đã xây dựng các nhà máy thép. Tuyên nhiên trên thế giới, 10 năm trở lại đây không có dự án thép nào được xây dựng. Chỉ Trung Quốc có nhà thầu mới xây dựng nhà máy gần đây.
Khi mời thầu quốc tế, dù có cả Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, nhưng công ty lựa chọn nhà thầu Trung Quốc vì kinh nghiệm mới xây dựng nhà máy thép. 
Do đó, hai khâu quan trọng nhất là luyện gang và thép đều do nhà thầu Trung Quốc thiết kế, lắp ráp, thi công. 
Để hoàn thành và vận hành giai đoạn I của dự án, Formosa Hà Tĩnh sẽ tuyển 4.500 lao động. Trong đó, 900 người Đài Loan (1/3 là đội ngũ thi công, giám sát công trình xây xong sẽ về Đài Loan; 2/3 là nhân viên vận hành nhà máy); 3.700 người Việt Nam, được tuyển từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. 
Sau sự kiện công nhân gây rối hồi tháng 5 vừa qua, tiến độ dự án hiện nay thế nào?
Ông Vương Văn Tường: Tất cả các công trình chưa phục hồi lại hoàn toàn. Trước khi xảy ra sự kiện tháng 5, công trình có 26.000 người tham gia thi công, nhưng hiện chỉ còn 19.000 người. Hiện đã có 480 người Trung Quốc quay trở lại công trường chuẩn bị thi công tiếp, dự kiến tháng 8 – 9 tới các nhà thầu và công nhân Trung Quốc mới quay lại hết để thi công. Do đó, mục tiêu tháng 5/2015 đưa nhà máy vào hoạt động sẽ không đạt được, còn thời gian cụ thể chưa thể biết trước. 
Việc đền bù cho đến nay đã thỏa đáng chưa, và cần làm thêm những gì nữa, thưa ông?
Ông Vương Văn Tường: Sự cố vừa rồi là không mong muốn. Người thiệt hại là các công ty và kỹ sư Trung Quốc. Việc đền bù, Chính phủ Việt Nam đã có ý kiến, trước tiên là từ bảo hiểm, tiếp theo là Hà Tĩnh hỗ trợ.
Mức thiệt hại các nhà thầu sẽ làm việc với cơ quan chức năng để xác định mức hỗ trợ tới đâu, hỗ trợ thế nào. Formosa Hà Tĩnh chỉ là đơn vị đứng giữa, cố gắng hỗ trợ giải quyết.
Có ý kiến ở Đài Loan nói với BBC là Việt Nam làm không được như nói trong việc bồi thường thiệt hại sự cố hồi tháng 5, vậy phải chăng là Formosa Hà Tĩnh cũng bị thiệt hại và việc đền bù chưa thỏa đáng?
Ông Vương Văn Tường: Đây là lần đầu tiên tôi nghe tới việc này. Tập đoàn Formosa là doanh nghiệp tư nhân, muốn đầu tư không phải xin phép Chính phủ, thắng thua tự chịu. Nếu Chính phủ hỏi mới phải trình.
Chúng tôi cũng chưa bao giờ nói tới việc đền bù thiệt hại của Việt Nam với Đài Loan. Thủ tướng và Phó Thủ tướng Việt Nam đều đã nói nhiều lần, Formosa đầu tư tại Hà Tĩnh như một doanh nghiệp trong nước, phải theo luật Việt Nam.
Mới đây Formosa Hà Tĩnh đã đều xuất Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho vay vốn để đầu tư, có thể lên tới 70 - 80% tổng vốn đầu tư dự án, Chính phủ Việt Nam cũng đã có bản đồng ý. Ông có thể giải thích rõ về đề xuất này, vì nhà đầu tư FDI thì phải đem ngoại tệ vào đầu tư?
Ông Vương Văn Tường: Tổng vốn đầu tư toàn dự án là 10 tỷ USD, Tập đoàn Formosa đã giải ngân hết 3,5 tỷ USD vào dự án. Số còn lại (6,5 tỷ USD) tập đoàn phải đi vay, nhưng không vay trong nước mà phát hành trái phiếu huy động vốn từ nước ngoài.
Trong nửa cuối năm 2014, dự kiến sẽ thêm 2,1 tỷ USD vốn vay được chuyển về dự án (đã về 750 triệu USD). Tất cả những việc này đều phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đã đi vay thì phải trả lãi, vậy tại sao không vay của một số ngân hàng trong nước và trả lãi. Do đó, trong số 6,5 tỷ USD tập đoàn vay, sẽ dự kiến vay trong nước khoảng 750 triệu USD.
Tuy nhiên, số tiền này là dự tính, nếu tương lai có nhu cầu mới vay, nên chủ đầu tư xin phép Chính phủ trước, sau này cần tới có thể chủ động làm việc với các ngân hàng trong nước.


-Diễn biến vụ tại nạn chết người tại Formosa: Vẫn chưa tiếp cận được DN sử dụng lao động
Nhà thầu phụ đã không có báo cáo và đăng ký quản lý lao động với Ban quản lý KKT tỉnh Hà Tĩnh_Ảnh: Internet.
Đến cuối ngày 28.7, 3 nạn nhân bị thương nguy kịch trong vụ sập giàn giáo tại công trường xây dựng thuộc dự án Formosa đã được phía nhà thầu và gia đình chuyển tuyến cấp cứu ra Hà Nội.
Tìm hiểu đến các vấn đề liên quan, PV Một Thế Giới đã có cuộc làm việc với Sở LĐ-TB-XH tỉnh Hà Tĩnh để làm rõ các vấn đề quản lý lao động và an toàn lao động tại KKT Vũng Áng.

Bà Võ Thị Linh Nhâm, Phó trưởng phòng Lao động-Tiền lương-Bảo hiểm xã hội, cho biết: “Sáng 27.7, đoàn liên ngành gồm thanh tra Sở LĐ-TB-XH, Sở Y tế, Liên đoàn lao động tỉnh đã trực tiếp vào hiện trường để điều tra nguyên nhân. Đến nay, vẫn chưa tiếp cận được chủ doanh nghiệp sử dụng những lao động trên do họ đang phối hợp cứu chữa những công nhân bị thương”.
Bà Nhâm cho hay, qua báo cáo từ Ban quản lý KKT tỉnh Hà Tĩnh thì công ty TNHH Thái Sơn (nhà thầu phụ cho Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam trực tiếp xây dựng hạng mục bể chứa nước) không đăng ký và không báo cáo về số lượng lao động với Ban quản lý KKT. Do công ty Thái Sơn chưa báo cáo nên Sở cũng không biết công ty này vào hoạt động trong Formosa lúc nào.
“Việc này cũng do Formosa không phối hợp quản lý để báo cáo với Ban quản lý KKT và Sở LĐ-TB-XH. Do đó, không những công ty Thái Sơn mà còn nhiều nhà thầu phụ đến nay Sở cũng chưa nắm hết được”, bà Nhâm nói.
Với vi phạm không báo cáo về quản lý lao động của công ty Thái Sơn, bà nhâm cho biết mức xử phạt sẽ từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng theo điều 25, nghị định 95 của Chính phủ.
Theo báo cáo tính đến ngày 27.7, tại công trường dự án Formosa có 92 nhà thầu thi công, trong đó có 36 nhà thầu chính, 56 nhà thầu phụ với tổng số lao động là 19.816 người (riêng lao động Việt Nam là 18.607 người). Tổng số lao động được cấp giấy phép là 1.793 người.
Do khối lượng công việc rất lớn khiến việc sử dụng nhà thầu phụ của các tổng thầu trong dự án Formosa rất nhiều. “Ở trong đó có nhiều thầu phụ nên rất lộn xộn, nhiều trường hợp vào không báo cáo nên khó quản lý”.
Sẽ hỗ trợ thêm cho người bị nạn
Sáng nay, ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Hà tĩnh cùng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân Nguyễn Trinh Tuấn (sinh năm 1988, trú xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh; một trong hai người bị tử nạn trong vụ sập giàn giáo). Đoàn của Sở đã hỗ trợ gia đình nạn nhân 2 triệu đồng. Phòng LĐ-TB-XH huyện Thạch Hà hỗ trợ 500 ngàn đồng.
Bà Nhâm cho biết, nạn nhân Nguyễn Trinh Tuấn vừa vào làm thử việc cho công ty Thái Sơn 1 tháng nay, chưa có hợp đồng lao động. Gia đình anh Tuấn rất khó khăn, ông nội là liệt sĩ; anh Tuấn mất bố từ nhỏ, mẹ vào sinh sống ở Đắc Lắc và đang trên đường về tang con. Từ nhỏ, anh Tuấn sống với bà nội.
Đại diện của Sở LĐ-TB-XH cho biết, sẽ đề xuất với phía nhà thầu có phương án hỗ trợ nạn nhân Tuấn theo luật Lao động. Đồng thời, Sở sẽ phối hợp với Ban quản lý KKT tỉnh Hà Tĩnh tiến hành thăm hỏi các lao động bị tai nạn trong vụ việc vừa qua.
Lê Đình Dũng

 Formosa: Không được lập đặc khu thì xin xây... miếu thờ
Khu dự án Formosa luôn được bảo vệ nghiêm ngặt
Khi kiến nghị xin thành lập đặc khu kinh tế gang thép ở trong dự án Formosa Hà Tĩnh của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) vừa chính thức bị bác bỏ, Formosa lại đưa ra một đề xuất mới khá là “nóng bỏng”: xin xây dựng miếu thờ trong khu dự án Formosa.
Văn bản số 1406004/CV-FHS của Công ty FHS gửi Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh xin xây miếu thờ, có nội dung: “Để an ủi phần nào tâm linh của người dân quanh vùng và nhân viên trong khu vực nhà máy, Công ty FHS quy hoạch xây dựng miếu thờ phía trước bên phải tòa nhà hành chính của khu sinh hoạt”.
Theo đề xuất của Formosa, miếu thờ được xây dựng trên diện tích khoảng 18m2 (chiều rộng 3,8m, chiều dài 5,1m, chiều cao 4,5m).
Trong công văn số 598/KKT-QHXD của ban quản lý khu kinh tế (BQL KKT) tỉnh Hà Tĩnh gửi UBND Hà Tĩnh cho rằng: “Đây là công trình văn hóa”, “là công trình quy mô nhỏ, đơn giản, có tính nhân văn cao, để thờ tự cho các vong linh trong khu vực dự án có mộ phần đã thất lạc, góp phần an ủi các vong linh. Việc xây dựng miếu thờ không ảnh hưởng đến quy hoạch khu hành chính và quy hoạch khu liên hợp gang thép”.
Đồng thời BQL KKT Hà Tĩnh còn “kính đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh giao các sở, ngành hướng dẫn Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh các thủ tục theo hướng đơn giản hóa, để công ty Formosa triển khai xây dựng miếu thờ thuận lợi nhất”.
Thiết nghĩ, việc đề xuất xây dựng miếu thờ để thờ tự các vong linh là hoạt động tâm linh, thể hiện tính nhân văn, đáng ghi nhận và ủng hộ. Tuy nhiên, việc Formosa đề xuất xin xây dựng miếu thờ ngay trong khu dự án Formosa đang đặt ra cho chúng ta nhiều câu hỏi cần làm sáng tỏ trước khi cấp phép xây dựng.
Đã là miếu thờ thì đây là địa chỉ tâm linh nên mọi người dân trên cả nước đều được phép vào thắp hương. Nhưng vị trí miếu thờ xin được xây nằm trong dự án Formosa nên phần nào hạn chế quyền tự do tín ngưỡng của người dân. 
Hiện tất cả mọi người ra vào dự án Formosa đều phải kiểm tra chặt chẽ ngay từ cổng vào. Thậm chí, Formosa đang triển khai làm thẻ nhân viên ra vào cổng dự án thì khi đó người dân khó lòng được tự do ra vào để thắp hương tại miếu thờ. Nếu để người dân tự do ra vào thắp hương tại miếu thờ thì vấn đề an ninh trật tự trong khu dự án Formosa chắc chắn sẽ không được đảm bảo.
Không chỉ vậy, nếu đây là khu miếu thờ chỉ dành riêng cho nhân viên Formosa thì càng phải xem xét lại. 
Chúng ta biết rằng dự án Formosa là dự án của nhà đầu tư Đài Loan nên sau khi miếu thờ được hoàn thành, rất có thể sẽ có hàng ngàn, hàng triệu người Đài Loan có “người thân” đang làm việc tại Formosa sẽ đến để "hành hương", cũng như các hoạt động tâm linh tại miếu thờ. Đến khi đó, công tác quản lý nhân sự tại Formosa sẽ càng trở nên phức tạp và có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
Một hệ lụy khác là Công ty FHS chỉ thuê đất trong thời gian 70 năm, vậy sau 70 năm công trình miếu thờ này sẽ dỡ bỏ? Từ đó sẽ phát sinh tranh chấp về công trình tâm linh này cũng như về quyền sử dụng đất và công trình gắn liền trên đất, quyền sở hữu miếu thờ, quyền thu tiền công đức trong công trình miếu thờ…
Trong khi đó pháp luật Việt Nam hiện hành quy định những công trình văn hóa tâm linh được cấp phép xây dựng đúng trình tự thủ tục thì sẽ được pháp luật bảo vệ. 
Xem ra nếu tỉnh Hà Tĩnh cấp phép xây dựng miếu thờ nói trên thì đây sẽ là công trình tuy nhỏ 18m2 nhưng sẽ là công trình “bất khả xâm phạm”.
Theo báo GTVT

-Formosa được hỗ trợ, bồi thường hơn 2,5 triệu USD
VnExpress - 20/07/2014
Chiều 19/7, Bộ Tài chính, UBND tỉnh Hà Tĩnh và các doanh nghiệp bảo hiểm đã trao tiền tạm ứng bồi thường cho Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Các doanh nghiệp bảo hiểm công bố tạm ứng một triệu USD (hơn 21,2 tỷ đồng) tiền bồi thường bảo hiểm cho tập đoàn Formosa Hà Tĩnh. 6 tỷ đồng đã được trao ngay tại đây, số còn lại bên bảo hiểm sẽ thanh toán trong vài ngày tới.

UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng hỗ trợ hơn 1,5 triệu USD (khoảng 30 tỷ 350 triệu đồng) để tập đoàn Formosa khắc phục khó khăn, sớm ổn định sản xuất kinh doanh và tiếp tục phát triển.

Yêu cầu bồi thường và hỗ trợ cho Formosa được Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đưa ra trong cuộc họp với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh ngày 14/7. Theo Bộ trưởng, việc một số đối tượng quá khích đập phá nhà máy của doanh nghiệp hồi giữa tháng 5 là sự cố ngoài mong muốn của Chính phủ, vi phạm các quy định của pháp luật. Bộ Tài chính cùng các bộ ngành liên quan sẽ có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tham mưu cho Chính phủ để có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp an tâm đầu tư làm ăn lâu dài tại Việt Nam.

Formosa là nhà đầu tư Đài Loan bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong vụ biểu tình quá khích tại khu kinh tế Hà Tĩnh ngày 14/5. Theo Tổng cục Thuế, trong tháng 5 và tháng 6/2014, Cục Thuế Hà Tĩnh đã tiếp nhận và giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng cho Formosa Hà Tĩnh với tổng số tiền là 1.028,6 tỷ đồng, trong đó số tiền hoàn thuế tháng 5 là 483 tỷ đồng, tháng 6 là 540,6 tỷ đồng.

Mới đây, đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng có buổi gặp với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và Formosa để giải thích về những ưu đãi bổ sung, cũng như cách xác định tổn thất để nhanh chóng bồi thường cho doanh nghiệp.
Lê Đức Hùng


Hơn 50 tỷ đồng tạm ứng bồi thường cho Công ty Formosa

Chiều 19-7, Bộ Tài chính phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức trao tiền tạm ứng bảo hiểm và hỗ trợ cho Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Dung Quất bị bác đề xuất ưu đãi, Formosa yên tâm hưởng lợi
Biệt đãi Formosa: Thế giới cảnh báo Việt Nam cho nhiều quá!
Biệt đãi Formosa: Việt Nam ứng xử như 2 thập kỷ trước?
Chính thức có văn bản “bác” đề xuất lập đặc khu của Formosa
Được ưu đãi tột cùng, Formosa đầu tư gì tại Hà Tĩnh?
Tại buổi lễ, các doanh nghiệp bảo hiểm đã trao tạm ứng tiền bồi thường bảo hiểm cho Công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh với số tiền 20 tỷ đồng, trước mắt sẽ trao ngay 6 tỷ đồng, số còn lại các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phối hợp với khách hàng hoàn tất thủ tục để giải quyết trong một vài ngày tới.

Đồng hành với doanh nghiệp vượt qua khó khăn, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng hỗ trợ hơn 30 tỷ đồng cho Công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Đây là nguồn kinh phí cần thiết để các doanh nghiệp khắc phục một phần khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh.

>> Tạm ứng 1 triệu USD bồi thường cho Formosa

Theo Thành Nam
Công an Tp.HCM

-Hiểm họa tiềm ẩn từ các dự án đầu tư Trung quốc
Việc các nhà đầu tư TQ trúng thầu quá nhiều các công trình trong lúc công tác quản lý về phía VN đã có quá nhiều sơ hở, điều đó không chỉ dẫn đến tình trạng làm cho kinh tế VN phụ thuộc vào kinh tế TQ, mà còn có thể tạo nên những nguy cơ về an ninh quốc phòng . Anh Vũ có  thêm chi tiết.
Việt Nam – Trung quốc là hai quốc gia láng giềng có chung đường biên giới, do các đặc điểm địa chính trị mang tính đặc thù đã khiến cho hai quốc gia có các quan hệ về kinh tế chính trị khá mật thiết.
Cảnh báo các gói thầu lớn đều vào tay TQ

Hiện tượng hầu hết các gói thầu lớn của Việt Nam đều rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc là biểu hiện hết sức đáng lo ngại. Đáng chú ý, các doanh nghiệp Trung Quốc được ưu đãi đến mức độ biệt đãi, không còn gì để ưu đãi hơn. Một hiện trạng đang bị báo chí trong nước nêu ra là trong khi người Việt thiếu công ăn việc làm, thì các doanh nghiệp Trung Quốc đã không sử dụng lao động VN mà lén lút đưa rất nhiều lao động phổ thông từ nước họ sang.
Đánh giá về thực trạng đầu tư của TQ vào VN hiện nay, T.S Ngô Trí Long thấy rằng sở dĩ nhà thầu TQ trúng thầu nhiều, lý do chính là do phía VN thiếu vốn nên phải vay từ nguồn quỹ vốn xuất khẩu từ phía TQ. Nhưng hầu hết các dự án đều thi công chậm tiến độ, rất nhiều công trình chậm đến 2 - 3 năm, chất lượng thiết bị không đồng đều, một số phải thay thế. Một điểm đáng chú ý là các nhà thầu TQ thường dùng thủ đoạn đút lót các doanh nghiệp VN để trúng thầu.
Từ Hà nội, T.S Ngô Trí Long cho biết:
“Đầu tư trực tiếp và gián tiếp của TQ vào VN  không nhiều, đặc biệt, họ hay đưa công nghệ lạc hậu vào VN. Thường thường họ bỏ thầu giá thấp, mà VN  trong giai đoạn đầu lại chủ yếu coi trọng về giá, hơn nữa thủ đoạn của TQ làm ăn, theo cách hối lộ, mua chuộc “có nghề” của họ. Thường thường tiền lệ của nhà thầu TQ đối với VN là: bỏ giá thấp, thi công chậm trễ, kéo dài, rồi yêu cầu đội vốn lên, đưa công nghệ lạc hậu vào, đưa lao động phổ thông vào nhiều, gây bất lợi cho VN.”
Đầu tư trực tiếp và gián tiếp của TQ vào VN không nhiều, đặc biệt, họ hay đưa công nghệ lạc hậu vào VN. Thường thường họ bỏ thầu giá thấp, mà VN trong giai đoạn đầu lại chủ yếu coi trọng về giá, hơn nữa thủ đoạn của TQ làm ăn, theo cách hối lộ, mua chuộc “có nghề” của họ
T.S Ngô Trí Long
Điều đó đã dẫn đến việc các ngành cơ khí, dệt may và ngay cả ngành hàng nông sản xuất khẩu… cũng đang phải gánh chịu hậu quả do phụ thuộc quá nhiều vào TQ. Không chỉ thế, việc đầu tư kinh tế của TQ cũng được dư luận cho là hình thức núp bóng để phục vụ cho các mục tiêu quân sự và quốc phòng đối với VN.
Thậm chí người Trung Quốc còn đặt nhiều tên đường VN bằng tiếng Hoa. Ảnh: đường Dong Fang, được tập đoàn điện khí Dong Fang Trung Quốc, trúng thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, đặt tên. Ở công trình này, tên các con đường nội bộ đều do nhà thầu T
Thậm chí người Trung Quốc còn đặt nhiều tên đường VN bằng tiếng Hoa. Ảnh: đường Dong Fang, được tập đoàn điện khí Dong Fang Trung Quốc, trúng thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, đặt tên. Ở công trình này, tên các con đường nội bộ đều do nhà thầu Trung Quốc đặt.
Theo truyền thông của nhà nước cho hay, trung tướng Đồng Sỹ Nguyên một quan chức cao cấp đã từng đặt câu hỏi, vì sao các doanh nghiệp TQ lại chọn thuê đất và đầu tư chủ yếu ở các tỉnh khu vực biên giới phía Bắc, hoặc các vị trí chiến lược trọng điểm như Tây nguyên, Cam ranh… Đặc biệt ở khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, nơi có trục đường 7, đường 8 sang Lào, đường đi lên Tây Nguyên và họ đưa công nhân của họ vào với số lượng rất lớn?
Những lãnh địa riêng của Trung Quốc trên đất Việt
Cụ thể hàng loạt các cơ sở kinh tế lớn cùng hàng trăm kho bãi của các công ty Trung Quốc chạy dọc bờ sông Ka Long - Móng Cái, một địa điểm quan trọng cho an ninh quốc phòng vùng Đông Bắc. Hay Đặc khu kinh tế Vũng Áng được thuê trong 70 năm, hiện tại Trung Quốc đang biến nó thành một lãnh địa riêng, khi xây tường bao xung quanh, người Việt không thể vào được. Điều đó đã tạo ra một tiền lệ nguy hiểm rằng, ở chỗ nào người Trung Quốc đầu tư, thì người Việt không được vào.
Đáng chú ý, khu vực Vũng Áng nằm đối diện và cách đảo Hải Nam -Trung Quốc chỉ khoảng vài trăm km. Về phía tây, từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ có 50km, đây là khu vực có con đường chiến lược do Trung Quốc xây dựng, đồng thời di dân sang ở và phục vụ làm đường. Kết nối con đường này với Vũng Áng và căn cứ quân sự Tam Á trên đảo Hải nam là rất nguy hiểm.
Tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có các đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín, mà như người dân ở đấy nói lại, như ở Hà Tĩnh công an vào họ cũng không cho vào
TS. Lê Đăng Doanh
Bình luận về vấn đề này, TS. Lê Đăng Doanh nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW bày tỏ sự lo ngại và thấy rằng đây là một mưu đồ có tính toán rất nguy hiểm, đồng thời là hiểm họa rất lớn về lâu dài của TQ. Điều này nếu không được giải quyết sẽ dẫn đến việc bảo vệ kiều dân như trường hợp đã xảy ra ở Ukraina vừa qua.
TS. Lê Đăng Doanh nói:
“Tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có các đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín, mà như người dân ở đấy nói lại, như ở Hà Tĩnh công an vào họ cũng không cho vàoHọ xây một khu riêng và dựng hàng rào lên kín mít và trong đó người dân không biết trong đấy họ làm cái gì và đấy là công nhân hay là lính hay là họ định chuẩn bị cái gì đây.  Nếu như vậy ở đấy đã thành ra lãnh địa của Trung Quốc rồi chứ còn gì nữa!”
Nói về thực trạng và các nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng trên, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ cho rằng phía VN đã rất mất cảnh giác. Theo bà công tác quản lý địa bàn của các cơ quan chức năng địa phương hiện rất lỏng lẻo, để mặc người Trung Quốc vào đầu tư hoặc làm việc tại các địa bàn trọng yếu mà không có giấy phép. Điển hình trong số này là vụ việc dân Trung Quốc nuôi tôm rất nhiều năm ở sát cảng Cam Ranh 300m, mà trong một thời gian dài các cơ quan chức năng thành phố này không hề biết.
Bà Phạm Chi Lan nói:
“Thực tế có nhiều doanh nghiệp hoặc cá nhân Trung Quốc vào làm ăn ở Việt Nam theo kiểu không có phép tắc gì cả và gây ra những nhiễu loạn trong xã hội cũng như gây thiệt hại cho người Việt Nam rất nhiều. Như chuyện họ đi nuôi tôm, nuôi cá ở vùng biển Khánh Hòa, hoặc đi thuê người dân trồng khoai lang ở Vĩnh Long hoặc là đi thu mua các loại rễ cây, sừng móng trâu bò v..v.. Những câu chuyện gần như là những câu chuyện thường kỳ trên báo chí rồi.”
Trong bài “Ai nguy hiểm hơn ai ?”, tác giả Nguyễn Hưng Quốc đã cảnh báo hiểm họa không thể lường hết được của lực lượng lao động chui người TQ đang có mặt rất đông từ Bắc chí Nam ở VN và cho rằng :"Đáng nói hơn nữa là những người Trung Quốc này làm gì ở Việt Nam? Nếu họ chỉ làm lậu không thì về phương diện kinh tế và xã hội, hậu quả đã rất đáng lo ngại. Còn nếu họ làm thêm việc gì khác nữa thì hậu quả thật không thể lường hết được. Nhất là khi tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc không còn kìm giữ được nữa. Trong trường hợp ấy, rõ ràng là Trung Quốc đã có sẵn một lực lượng nằm vùng khổng lồ".
Cảnh báo của giới chuyên gia như vừa nêu được đưa ra lâu nay; thế nhưng rồi các nhà thẩu Trung Quốc vẫn nhận được dự án tại Việt Nam. Mới đây là dự án đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi. Nhiều người thắc mắc tại sao chính quyền Hà Nội vẫn tiếp tục mất cảnh giác đến như thế!


-Tạm ứng 1 triệu USD bồi thường cho Formosa
Thông tin được đưa ra trong buổi gặp mặt của Bộ trưởng Bộ Tài chính với ban quản lý dự án Formosa.

Ngày 14/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có buổi gặp mặt Ban quản lý dự án Formosa và thăm Khu công nghiệp Vũng Áng.

Bộ trưởng đánh giá cao quy mô cùng các lĩnh vực mà Formosa đang đầu tư tại Hà Tĩnh và khẳng định đây sẽ là dự án đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài có quy mô lớn nhất tại Việt Nam.

Chia sẻ về sự cố ngày 14/5 vừa qua khi một số đối tượng quá khích lợi dụng việc một số công nhân và nhân dân biểu tình, biểu thị lòng yêu nước và phản đối việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải dương 981 vào thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng công ước quốc tế về Luật biển, vi phạm nghiêm trọng các cam kết cao cấp của 2 nước, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định đó chỉ là sự cố ngoài mong muốn của Chính phủ Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài.

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã có nhiều biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài tại 3 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh. Đối với Tập đoàn Formosa, tới đây Công ty Bảo hiểm Dầu khí (PVI) sẽ tạm ứng trước khoản tiền 1 triệu USD bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp.

Bộ trưởng khẳng định những cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ Việt Nam và các chính sách hỗ trợ đã làm yên lòng nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh việc ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp an tâm đầu tư làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
Nguồn Theo DVO

Bộ KHĐT không đồng tình đặc khu kinh tế Hà Tĩnh
(Doanh nghiệp) - Bộ KH-ĐT vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ bày tỏ sự không đồng tình với kiến nghị thành lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng.
Khu kinh tế Vũng Áng: Cáo buộc “cướp” dự án?
Formosa đề xuất lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng
Không đồng tình
Trong văn bản này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cho ý kiến về các đề xuất của Formosa Hà Tĩnh, trong đó có vấn đề thành lập khu kinh tế đặc thù riêng cho dự án Formosa, theo tin từ báo Hải Quan.

Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, hiện tại dự án Formosa đang được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, các loại thuế, đất đai... áp dụng đối với dự án đầu tư trong khu kinh tế (bao gồm ưu đãi về thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu; vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được).
Các kiến nghị khác của công ty áp dụng cho dự án (bảo hộ ngành thép, kinh doanh tàu lai dắt...) đang được các bộ, ngành xem xét giải quyết.
Ngoài ra, việc Formosa đề nghị hình thành Ban quản lí đặc thù trực thuộc Văn Phòng Chính phủ là chưa có tiền lệ và không cần thiết.
Bởi vì hiện tại đã có Ban quản lí khu kinh tế Vũng Áng là cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vấn đề có liên quan đến triển khai dự án Formosa theo cơ chế "một cửa, tại chỗ".
Hoạt động bên trong dự án của Formosa sau biến cố tháng 5. Ảnh: Báo Hải Quan
Hoạt động bên trong dự án của Formosa sau biến cố tháng 5. Ảnh: Báo Hải Quan
Theo dự thảo Điều lệ của Công ty Formosa về quản lí đặc khu kinh tế gang thép, ngoài các ưu đãi công ty được hưởng cao nhất đối với dự án đầu tư trong khu kinh tế và các ưu đãi khác đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép, Formosa còn kiến nghị đặc khu được áp dụng các quy định ưu đãi đặc thù như:
Miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu trong suốt thời gian kinh doanh của dự án; được Chính phủ bảo hộ ngành thép; miễn thuế đối với khoản vay vốn từ các tổ chức tín dụng nước ngoài; kinh doanh tàu lai dắt và đề xuất thành lập Ban quản lí đặc khu trực thuộc Văn phòng Chính phủ và do các Bộ trưởng các bộ liên quan tham gia để quản lí đặc khu.
Thậm chí, đề nghị được cắt đất để bán lâu dài cho nhân viên” mà Formosa dự kiến số lượng nhân viên cao nhất đạt 15.000 người, nếu tính cả thân nhân của họ là khoảng 60.000 người như một thị trấn gần đặc khu.
Liên quan đến vấn đề bảo đảm đầu tư, doanh nghiệp đặt điều kiện nếu vì mục đích an toàn quốc phòng mà phải thu hồi đất đặc khu, Ban quản lý và phía đầu tư trước khi thu hồi phải thảo luận vấn đề bồi thường để đi đến thống nhất ý kiến.
Đồng thời, nếu xảy ra các cuộc bạo động mà không phải do chủ quan từ phía nhà đầu tư, dẫn tới tổn thất kinh doanh và tài sản, toàn bộ sẽ do Chính phủ chịu trách nhiệm bồi thường.
Kiến nghị bất thường
Trước những đề nghị của Formosa, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, đây là một đề xuất không bình thường của nhà đầu tư và nó không phù hợp với khung pháp luật của Việt Nam hiện nay. Điều đó đòi hỏi Chính phủ phải có cách xử lý rất đặc biệt. Nếu như xử lý cho trường hợp này thì những trường hợp khác sẽ như thế nào?
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng lên tiếng khẳng định, Chính phủ không nên đáp ứng yêu cầu này, bởi nếu như vậy sẽ tạo thành một tiền lệ cho những kiến nghị tương tự của những nhà đầu tư khác. Như vậy, vô hình chung Việt Nam sẽ có nhiều đặc khu.
Ở góc độ từng là nhà quản lý và xúc tiến đầu tư nước ngoài, ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Chính phủ cần rất thận trọng với đề xuất của nhà đầu tư.
"Bởi việc hình thành đặc khu và trong đặc khu thành lập ban quản lý trực thuộc Văn phòng Chính phủ như đề xuất của Formosa theo ông Thắng là điều không thể.
Vì như thế, ngay cả chính quyền địa phương nơi có đặc khu này cũng không thể có bất cứ can thiệp nào và công tác quản lý của nhà nước sẽ khó thực hiện", ông Phan Hữu Thắng nêu quan điểm với báo chí.
Hà Anh

Tổng số lượt xem trang