- Báo GDVN đã rón rén nói mỏ này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
TQ công bố mỏ dầu mới phát hiện có trữ lượng 100 tỷ mét khối ở Biển Đông
(GDVN) - Mỏ Lăng Thủy do dàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, công trình khai thác dầu nước sâu di động đầu tiên của TQ phát hiện.Hải Dương Thạch Du 981 là giàn khoan nước sâu đầu tiên do Trung Quốc tự thiết kế và chế tạo, từng xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Thời báo Hoàn Cầu TQ dẫn nguồn tin từ Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc/CNOOC công bố hôm 7/2/2015 đưa tin cho biết, một dàn khoan nước sâu đầu tiên của Trung Quốc tìm thấy mỏ dầu khí khổng lồ ở Biển Đông với trữ lượng hơn 100 tỷ mét khối.
Theo CNOOC, mỏ dầu mới được phát hiện có tên Lăng Thủy 17-2 cách tỉnh đảo Hải Nam ở miền Nam Trung Quốc khoảng 150 km. Mỏ này được xác định là một mỏ dầu khí quy mô lớn.
CNOOC cho rằng việc phát hiện ra mỏ này là bằng chứng chứng tỏ rằng khu vực Biển Đông là nơi có dồi dào trữ lượng dầu khí có thể khai thác.
Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc cho biết sản lượng đầu ra của mỏ này dự kiến đạt trên dưới 4 tỷ mét khối mỗi năm.
Từ cuối năm 2014, Quốc Vụ Viện Trung Quốc đã lên tiếng thúc giục nước này tăng tốc phát triển các dự án khai thác dầu khí ở Biển Đông trong kế hoạch năng lượng 5 năm của TQ.
Hiện nay, đa phần trữ lượng dầu khí ở Biển Đông là dưới dạng mỏ nước sâu và thiếu kỹ thuật khai thác là cản trở chính ngăn chặn hoạt động khai thác dầu khí của Bắc Kinh tại khu vực trước đây.
Trước đó, tờ “Tin tức Trung Quốc” ngày 30 tháng 8/2014, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc xác nhận, hoạt động khảo sát giếng Lăng Thủy 17-2-1, khu vực nước sâu phía bắc Biển Đông của giàn khoan nước sâu Hải Dương Thạch Du 981 gần đây đã thu được lưu lượng dầu khí sản lượng cao.
Theo tính toán, Lăng Thủy 17-2 là giếng khí lớn, là phát hiện dầu khí quan trọng đầu tiên khi Trung Quốc tự thăm dò nước sâu tại cái gọi là “vùng biển của họ”.. Lăng Thủy 17-2 nằm ở vùng trũng Lăng Thủy, khu vực nước sâu bồn địa đông nam Quỳnh, Biển Đông, cách đảo Hải Nam khoảng 150 km, nước sâu bình quân 1.500 m.
Mỏ Lăng Thủy do dàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, công trình khai thác dầu nước sâu di động từng được Trung Quốc đưa vào hoạt động trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong tháng 5 năm 2014 phát hiện.
-Son Tran
TRUNG QUỐC ĐÀO DẦU NGAY TRONG THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM - BÁO CHÍ ĐƯỢC LỆNH GIẤU KÍN.
Báo chí Hồng Kông và công ty Hải Dương đưa tin vào hôm ngày 6 tháng 2 năm 2015, cho biết Trung Quốc đã đào thấy một mỏ dầu khổng lồ ngoài khơi Biển Đông khu mỏ mang tên Lingshui 25-1 ước lượng có số dầu khổng lồ hơn 100 tỷ mét khối.
Báo chí nhà nước CSVN được cho phép đăng tin mới nầy, tuy nhiên khi giàn khoang HD-981 của Trung Quốc đào thấy mỏ dầu mang tên Lingshui 17-2, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 150 km về phía nam, nằm ngoài khơi vùng biển Việt Nam thì báo chí được lệnh ém tin.
Hiện nay, Trung Quốc đưa tàu bè liên tục vào vùng biển Đà Nẵng để chở dầu khí tìm thấy được qua cuộc "xâm lăng" của giàn khoan HD-981 với mỗi ngày cho ra 56,5 triệu feet khối khí (1,6 triệu mét khối).
Mỏ dầu Lingshui 17-2 đích thực là nằm ngay trong thềm lục địa Việt Nam (xem hình) mà giàn khoan Hải Dương 981 đã tìm thấy vào giữa tháng 8 năm 2014, cách đảo Hải Nam 81 hải lý về phía nam, cách Đà Nẵng khoảng 118 hải lý về phía đông.
Đây là lượng dầu khổng lồ của Việt Nam mà Trung Quốc đang ngày đêm đưa tàu vào khai thác dưới sự làm ngơ của đảng CSVN!
Nguyễn Thùy Trang
Xin tham khảo thêm:
(1) http://thediplomat.com/…/china-discovers-gas-field-in-the-…/
(2) http://www.aa.com.tr/…/463627--china-discovers-enormous-gas…**
*****************
-Nhìn lại ván cờ giàn khoan HY-981 John Nguyen Cao
Nguyễn An Dân
Ngày 02/06/2014 là đúng một tháng từ khi HY-981 cắm vào vùng biển khu vực quần đảo Hoàng Sa, chúng ta cùng nhau rà soát lại các diễn biến chính trong và ngoài nước, những tình huống mang tính bước ngoặt. Với các diễn biến và thông tin đã có, chúng ta có thể dự đoán “kịch bản” hậu giàn khoan một cách khả dĩ rồi.
Ngày 02/06/2014 là đúng một tháng từ khi HY-981 cắm vào vùng biển khu vực quần đảo Hoàng Sa, chúng ta cùng nhau rà soát lại các diễn biến chính trong và ngoài nước, những tình huống mang tính bước ngoặt. Với các diễn biến và thông tin đã có, chúng ta có thể dự đoán “kịch bản” hậu giàn khoan một cách khả dĩ rồi.
Phần 1: Các mũi tên đã rời khỏi cây cung
Ngày 02/05/2014, tại vùng biển khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam xuất hiện giàn khoan thăm dò dầu khí HY-981 của Trung Quốc, gây ra va chạm về quan điểm biên giới lãnh hải và mâu thuẫn ngoại giao cùng sự mất ổn định về an ninh quốc phòng của phía Việt Nam
Báo chí quốc tế xem nơi Trung Quốc đặt giàn khoan là vùng biển tranh chấp nhưng cả Việt Nam và Trung Quốc đều khẳng định đây là vùng biển thuộc chủ quyền của mình và không thừa nhận có tranh chấp tại đây.
Báo chí quốc tế xem nơi Trung Quốc đặt giàn khoan là vùng biển tranh chấp nhưng cả Việt Nam và Trung Quốc đều khẳng định đây là vùng biển thuộc chủ quyền của mình và không thừa nhận có tranh chấp tại đây.
Luận điểm Trung Quốc
Trung Quốc cho rằng hoạt động của giàn khoan HD-981 là hoạt động dầu khí bình thường của một doanh nghiệp Trung Quốc ở khu vực phía nam đảo Trung Kiến của Tây Sa (đảo Tri Tôn của Hoàng Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Trung Quốc cho rằng hành động của Việt Nam là quấy nhiễu, khiến "Trung Quốc buộc phải tăng cường lực lượng bảo vệ an ninh tại hiện trường, ngăn chặn hành động quấy nhiễu của Việt Nam, để duy trì trật tự sản xuất và tác nghiệp trên biển cũng như đảm bảo an toàn hàng hải".
Trung Quốc cho rằng hoạt động của giàn khoan HD-981 là hoạt động dầu khí bình thường của một doanh nghiệp Trung Quốc ở khu vực phía nam đảo Trung Kiến của Tây Sa (đảo Tri Tôn của Hoàng Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Trung Quốc cho rằng hành động của Việt Nam là quấy nhiễu, khiến "Trung Quốc buộc phải tăng cường lực lượng bảo vệ an ninh tại hiện trường, ngăn chặn hành động quấy nhiễu của Việt Nam, để duy trì trật tự sản xuất và tác nghiệp trên biển cũng như đảm bảo an toàn hàng hải".
Luận điểm Việt Nam
Phía Việt Nam đã hoàn toàn bác bỏ và không chấp nhận quan điểm này của phía Trung Quốc. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự, vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Phía Việt Nam đã hoàn toàn bác bỏ và không chấp nhận quan điểm này của phía Trung Quốc. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự, vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Cùng trong ngày này Việt Nam cử một lực lượng khoảng 15 tàu gồm tàu cảnh sát biển và kiểm ngư ra vị trí đặt giàn khoan và thực hiện kêu gọi phía Trung Quốc từ bỏ kế hoạch.
Ngày 03/05/2014, Cục Hải sự Trung Quốc đăng cảnh báo tàu thuyền trong ba tháng không tiếp cận phạm vi bán kính 1 hải lý quanh giàn khoan. Bên cạnh đó, Trong các ngày 2 và 4 tháng 5 năm 2014, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đã triệu kiến Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ và điện đàm với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn nhằm phản đối "sự can nhiễu phi pháp của Việt Nam đối với doanh nghiệp Trung Quốc đang tác nghiệp tại vùng biển của quần đảo Tây Sa
Trái với các bước đi quyết liệt của phía Trung Quốc trên thực địa và ngoại giao, trong các ngày giàn khoan triển khai hạ đặt, phía Việt Nam hoàn toàn im lặng, các cơ quan truyền thông như đài truyền hình trung ương, báo chí cũng không thông tin.
Đáng chú ý là tờ báo Petrotimes của Tập đoàn dầu khí Việt Nam loan tin và 19h cùng ngày 04/05 website chính thức của Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng dẫn lại bài viết này (websitewww.nguyentandung.org)/
Đáng chú ý là tờ báo Petrotimes của Tập đoàn dầu khí Việt Nam loan tin và 19h cùng ngày 04/05 website chính thức của Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng dẫn lại bài viết này (websitewww.nguyentandung.org)/
Ngày 6 tháng 5, cuộc biểu tình sớm nhất để phản đối hành động này của Trung Quốc được tổ chức trước Tòa lãnh sự Trung Quốc tại Los Angeles- Mỹ.
Điều “khó tin nhưng có thật” là người Mỹ gốc Việt lại biết trước cả người dân trong nước.
Điều “khó tin nhưng có thật” là người Mỹ gốc Việt lại biết trước cả người dân trong nước.
Ngày 07/05/2014 sau khi giàn khoan thiết lập vị trí cố định, tổng cộng các lực lượng bảo vệ của giàn khoan bên phía Trung Quốc là 80 chiếc các loại, trong đó có 7 tàu quân sự gồm: tàu hộ vệ tên lửa 534, tàu tuần tiễu tên lửa tấn công nhanh 753; 33 tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính; cùng nhiều tàu vận tải, tàu cá. Ngoài ra, hàng ngày còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Trong quá trình hoạt động, một nhóm tàu cá vũ trang và tàu quân sự đã xâm nhập vào vùng biển cách đảo Lý Sơn từ 50 – 60 hải lý.
Theo báo cáo từ phía Việt Nam cho biết phía Trung Quốc từ ngày 02 cho tới 07 tháng 05 đã dùng những tàu chiến đâm húc nhiều lần và phun nước áp lực cao làm hư hại 8 tàu Kiểm ngư Việt Nam. Có sáu kiểm ngư viên Việt Nam bị mảnh kính văng vào gây thương tích phần mềm.
Theo báo cáo từ phía Việt Nam cho biết phía Trung Quốc từ ngày 02 cho tới 07 tháng 05 đã dùng những tàu chiến đâm húc nhiều lần và phun nước áp lực cao làm hư hại 8 tàu Kiểm ngư Việt Nam. Có sáu kiểm ngư viên Việt Nam bị mảnh kính văng vào gây thương tích phần mềm.
Cũng trong ngày này, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki tuyên bố: "Quyết định của Trung Quốc trong việc đưa giàn khoan dầu cùng với nhiều tàu của chính phủ lần đầu đến vùng biển tranh chấp với Việt Nam là hành động khiêu khích và gây ra căng thẳng." Phía Hoa Kỳ gọi đây là "hành động đơn phương" của Trung Quốc theo cách "làm giảm hòa bình và ổn định trong khu vực", đồng thời bày tỏ lo ngại về "cách làm nguy hiểm" này. Hoa Kỳ kêu gọi các bên kiềm chế, đảm bảo tự do hàng hải và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Tuyên bố này ngay sau đó được nhiều cơ quan truyền thông quốc tế loan tin rộng rãi
Ngày 07/05, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Singapore phát biểu rằng Singapore quan ngại với các diễn biến gần đây ở biển Đông, kêu gọi các bên kiềm chế và tránh làm leo thang căng thẳng. Nước này cũng kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp phù hợp với quốc tế pháp, trong đó có UNCLOS 1982, đồng thời cũng tiếp tục hối thúc ASEAN và Trung Quốc tiến tới Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC)
Vấn đề đặt ra là sự việc diễn ra gần một tuần mà nhân dân Việt Nam hoàn toàn không biết và chỉ biết sau khi người dân các nước khác biết. Truyền thông trong nước bị ngăn cản thông tin chứ không thể nói không biết được vì ngày 04/05/2014 thì báo Petrotimes (đa số lưu hành nội bộ ngành dầu khí) đã loan tin và website của thủ tướng dẫn nguồn lại. Như vậy ai đứng ra ngăn cản tin tức lúc này một cách đồng loạt như thế?. ban tư tưởng văn hóa TW chăng???
Vấn đề đặt ra là sự việc diễn ra gần một tuần mà nhân dân Việt Nam hoàn toàn không biết và chỉ biết sau khi người dân các nước khác biết. Truyền thông trong nước bị ngăn cản thông tin chứ không thể nói không biết được vì ngày 04/05/2014 thì báo Petrotimes (đa số lưu hành nội bộ ngành dầu khí) đã loan tin và website của thủ tướng dẫn nguồn lại. Như vậy ai đứng ra ngăn cản tin tức lúc này một cách đồng loạt như thế?. ban tư tưởng văn hóa TW chăng???
Ngày 8 tháng 5, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình phát biểu "Tôi không nghĩ đây là một cuộc xung đột". Ông cho rằng hành động của phía Trung Quốc là để "bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích cốt lõi" và để "thể hiện lập trường của phía Trung Quốc". Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng hai bên Trung-Việt có thể duy trì tiền đề hợp tác hữu hảo giữa hai nước và giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán.
Cũng ngày này, trong buổi họp báo quốc tế, Phó Tổng vụ trưởng Vụ Biên giới và Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dịch Tiên Lương tố cáo Việt Nam huy động 35 tàu các loại và chủ động đâm tàu Trung Quốc 171 lần trong năm ngày từ 3 đến 7 tháng 5. Cũng theo Trung Quốc, Việt Nam đưa cả tàu có vũ trang đến trong khi các tàu của Trung Quốc chỉ là tàu dân sự thực thi công vụ và tác nghiệp. Trung Quốc còn tuyên bố phát hiện người nhái của Việt Nam và các lưới đánh cá, chướng ngại vật do Việt Nam thả
Cùng ngày bên phía Việt Nam, các cơ quan truyền thông báo chí mới có động thái loan tin rộng rãi về các diễn biến của sự việc, các thiệt hại người và tàu bảo vệ ngoài hiện trường.
Cùng ngày hôm đó, Bộ Ngoại Giao Việt Nam tổ chức họp báo và công bố sự việc này một cách chính thức.
Tại sao đây là vấn đề của phía Việt Nam mà Bộ Ngoại Giao Việt Nam lên tiếng sau cả Bộ Ngoại Giao Mỹ và Singapore. Nguyên nhân nào dẫn đến sự chậm trễ này?
Cùng ngày này Hội Nghị Trung Ương 9 khai mạc tại Hà Nội, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong bài diễn văn khai mạc (được truyền thông công bố rộng rãi) đã không hề nhắc đến sự việc giàn khoan này. Nguyên nhân nào mà im lặng, “quên” hay “sợ trách nhiệm” hay còn lý do nào khác?
Cũng trong cùng ngày, có ý kiến nhân dân góp ý trong website thủ tướng đề nghị tẩy chay ông Trọng vì chức vụ mà quên đất nước.
Cùng ngày hôm đó, Bộ Ngoại Giao Việt Nam tổ chức họp báo và công bố sự việc này một cách chính thức.
Tại sao đây là vấn đề của phía Việt Nam mà Bộ Ngoại Giao Việt Nam lên tiếng sau cả Bộ Ngoại Giao Mỹ và Singapore. Nguyên nhân nào dẫn đến sự chậm trễ này?
Cùng ngày này Hội Nghị Trung Ương 9 khai mạc tại Hà Nội, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong bài diễn văn khai mạc (được truyền thông công bố rộng rãi) đã không hề nhắc đến sự việc giàn khoan này. Nguyên nhân nào mà im lặng, “quên” hay “sợ trách nhiệm” hay còn lý do nào khác?
Cũng trong cùng ngày, có ý kiến nhân dân góp ý trong website thủ tướng đề nghị tẩy chay ông Trọng vì chức vụ mà quên đất nước.
Song song với chính trị, Thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm mạnh mẽ trong phiên giao dịch ngày 8 tháng 5 năm 2014. Trên sàn HOSE, VN-Index giảm đến 33,09 điểm, tương ứng 5,91%; trên sàn HNX, HNX-Index giảm 5,3 điểm, tương ứng 6,92%.[177] Theo nhận xét của hãng tin tài chính Bloomberg, phiên giao dịch sáng 8 tháng 5 là phiên giảm mạnh nhất kể từ năm 2001 và giới chuyên gia cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do căng thẳng trên biển
ngày 08/05, Phát ngôn viên của Đại biểu Cao cấp của Liên minh về Chính sách Ngoại giao và An ninh và của Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu ra tuyên bố: "Chúng tôi quan ngại đối với các biến cố gần đây liên quan đến Trung Quốc và Việt Nam về các động thái của giàn khoan HD-981 của Trung Quốc. Cụ thể, Liên minh châu Âu quan ngại rằng các hành động đơn phương có thể ảnh hưởng đến môi trường an ninh của khu vực, bằng chứng là các báo cáo về va chạm gần đây giữa các tàu Trung Quốc và Việt Nam." Tuyên bố hối thúc các bên tìm kiếm giải pháp hoài bình tuân theo luật pháp quốc tế và đảm bảo an ninh, tự do hàng hải. Bên cạnh đó, tuyên bố kêu gọi các bên giảm căng thẳng và tránh hành động đơn phương có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình, ổn định trong khu vực
Ngày 09/05/2014, trong một họp báo tại Bắc Kinh, Trung Quốc thừa nhận là có dùng các vòi phun nước nhưng cho là vì phía Việt Nam từ ngày 3 tháng 5 đã khiêu khích,
Cùng ngày, Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia Trần Duy Hải tiết lộ sau khi nhận tin về giàn khoan HD-981 được đưa vào vùng thềm lục địa Việt Nam, Hà Nội đã có tám cuộc làm việc với Trung Quốc, sáu cuộc gặp trực tiếp tại Hà Nội và Bắc Kinh.
Việt Nam đã triệu Đại biện sứ quán Trung Quốc lên trao công hàm phản đối, yêu cầu Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan và tàu hộ vệ
Việt Nam đã triệu Đại biện sứ quán Trung Quốc lên trao công hàm phản đối, yêu cầu Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan và tàu hộ vệ
Cùng ngày này, Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã viết thư gửi giáo dân Việt Nam về Tình hình biển Đông. Trong đó, ông kêu gọi các giáo phận tổ chức một ngày cầu nguyện cho quê hương, kêu gọi mọi người sám hối, tiết giảm chi tiêu ăn uống, mua sắm để góp phần nâng đỡ các ngư dân nạn nhân của tàu Trung Quốc và các chiến sĩ cảnh sát biển, kiểm ngư Việt Nam bị thương.
Nhưng ông cũng viết rằng những thỏa ước tôn trọng tình hữu nghị giữa hai quốc gia láng giềng, giữa hai Đảng cộng sản (Việt Nam và Trung Quốc) thực tế đã cho thấy không mang lại lợi ích cho dân nước Việt Nam, mà còn đưa đất nước vào tình trạng lâm nguy. Ông kêu gọi Chính phủ Việt Nam kiên trì đường lối ngoại giao, đối thoại để giải quyết xung đột nhưng có lập trường kiên định lấy đạo lý truyền thống dân tộc vì dân, vì nước để thực hiện đường lối chính sách với Trung Quốc Nhiều ngôi thánh đường thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, Giáo phận Phát Diệm, Giáo phận Vinh, Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh đã gióng chuông kêu gọi tín hữu để cầu nguyện cho công lý và hòa bình cho toàn vẹn lãnh thổ.
Các hoạt động ủng hộ chính phủ và quy trách nhiệm cho đảng này có liên quan gì đến chuyến đi của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Vatican ngay sau ông nhận chức vào năm 2006 hay không ?
Nhưng ông cũng viết rằng những thỏa ước tôn trọng tình hữu nghị giữa hai quốc gia láng giềng, giữa hai Đảng cộng sản (Việt Nam và Trung Quốc) thực tế đã cho thấy không mang lại lợi ích cho dân nước Việt Nam, mà còn đưa đất nước vào tình trạng lâm nguy. Ông kêu gọi Chính phủ Việt Nam kiên trì đường lối ngoại giao, đối thoại để giải quyết xung đột nhưng có lập trường kiên định lấy đạo lý truyền thống dân tộc vì dân, vì nước để thực hiện đường lối chính sách với Trung Quốc Nhiều ngôi thánh đường thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, Giáo phận Phát Diệm, Giáo phận Vinh, Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh đã gióng chuông kêu gọi tín hữu để cầu nguyện cho công lý và hòa bình cho toàn vẹn lãnh thổ.
Các hoạt động ủng hộ chính phủ và quy trách nhiệm cho đảng này có liên quan gì đến chuyến đi của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Vatican ngay sau ông nhận chức vào năm 2006 hay không ?
Cộng đồng mạng người Việt phát động phong trào kêu gọi tẩy chay hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc. Nhiều trang mạng được lập ra kêu gọi tẩy chay và nhiều người dùng đã thay đổi hình ảnh đại diện là quốc kỳ Việt Nam và biểu tượng tẩy chay hàng Trung Quốc.
Hơn 20 tổ chức dân sự đã ra thông cáo kêu gọi người dân ở Hà Nội và TP.HCM biểu tình và tuần hành ngày 11 tháng 5 để "phản đối và lên án hành vi xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc", và kêu gọi trả tự do cho các blogger và những công dân "đang bị bỏ tù vì bày tỏ lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc xâm lược."
Giáo sư Tương Lai cũng cho biết 54 nhân sỹ trí thức cùng ông sẽ tổ chức một cuộc mít-tinh phản đối Trung Quốc vào sáng 11 tháng 5 trước Nhà Hát Lớn, TP.HCM, nhưng cuộc mít-tinh này không liên quan đến lời kêu gọi biểu tình của 20 tổ chức dân sự trên.
Giáo sư Tương Lai cũng cho biết 54 nhân sỹ trí thức cùng ông sẽ tổ chức một cuộc mít-tinh phản đối Trung Quốc vào sáng 11 tháng 5 trước Nhà Hát Lớn, TP.HCM, nhưng cuộc mít-tinh này không liên quan đến lời kêu gọi biểu tình của 20 tổ chức dân sự trên.
Ngày 09/05, sáu thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã gọi hành động của Trung Quốc là "gây hấn", "gây rắc rối" và "đe dọa tự do thương mại toàn cầu".
Trong một cuộc điệm đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry công khai gọi hành động của Trung Quốc là "khiêu khích" và "hung hăng". Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của tướng lãnh đạo quân đội Trung Quốc, ông Kerry cũng bình luận rằng Hoa Kỳ "quan ngại sâu sắc" với việc hạ đặt giàn khoan của Trung Quốc tại vùng biển mà Việt Nam cũng đòi hỏi.Trung Quốc đã phản ứng giận dữ với tuyên bố trên, trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đăng một tuyên bố dẫn lời Ngoại trưởng Vương Nghị cho rằng Mỹ nên "khách quan", “giữ đúng cam kết, hành động và phát ngôn thận trọng”
Trong một cuộc điệm đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry công khai gọi hành động của Trung Quốc là "khiêu khích" và "hung hăng". Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của tướng lãnh đạo quân đội Trung Quốc, ông Kerry cũng bình luận rằng Hoa Kỳ "quan ngại sâu sắc" với việc hạ đặt giàn khoan của Trung Quốc tại vùng biển mà Việt Nam cũng đòi hỏi.Trung Quốc đã phản ứng giận dữ với tuyên bố trên, trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đăng một tuyên bố dẫn lời Ngoại trưởng Vương Nghị cho rằng Mỹ nên "khách quan", “giữ đúng cam kết, hành động và phát ngôn thận trọng”
Ngày 09/05, trong cuộc họp báo tại Văn phòng Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Kishida Fumio phát biểu rằng "căng thẳng trong vùng gia tăng là kết quả của hành động Trung Quốc đơn phương thăm dò một diện tích biển với các ranh giới không xác định". Ông bày tỏ lo lắng và "tin rằng Trung Quốc cần làm sáng tỏ cơ sở và chi tiết các hành động cho Việt Nam và cộng đồng quốc tế biết
ngày 09/0 5, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ phát biểu rằng nước này quan ngại với các diễn biến gần đây tại biển Đông và tin rằng việc duy trì hòa bình, thịnh vượng là "lợi ích sống còn của cộng đồng quốc tế". Phát ngôn viên cũng nói rằng "không được cản trở tự do lưu thông hàng hải ở biển Đông] Theo The Economic Times, các nguồn tin trong Chính phủ Ấn Độ "thể hiện sự ngạc nhiên trước động thái của Trung Quốc", cụ thể là sau khi doanh nghiệp nhà nước Oil and Natural Gas Corporation (ONGC) của Ấn Độ quyết định tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam do được Việt Nam mời chào chọn lựa một số lô dầu khí mà không cần đấu thầu cạnh tranh
Ngày 09/05/ 2014, phía Bộ Ngoại giao của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) - một bên cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa - ra thông cáo báo chí nêu rõ lập trường của Trung Hoa Dân Quốc, rằng "Tây Sa, Nam Sa, Trung Sa và Đông Sa cùng với vùng biển xung quanh đều là lãnh thổ và vùng nước cố hữu của Trung Hoa Dân Quốc", đồng thời kêu gọi các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng đối thoại, tránh làm leo thang căng thẳng.
(Hết Phần I – còn tiếp)
(Hết Phần I – còn tiếp)
Tháng Sáu 4, 2014
Nguyễn An Dân
Phần 2: Dư Luận và Cảnh Báo
Ngày 10/05 nhân chuyến thăm Việt Nam,trợ lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương trả lời phỏng vấn báo chí nêu rõ sự khác nhau trong chính sách của Hoa Kỳ với Philippin và Hoa Kỳ với Việt Nam, đồng thời bày tỏ sự quan ngại trước việc va chạm vũ lực của tàu thuyền Trung Quốc gây ra
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel chuyển lời chào của Ngoại trưởng John Kerry và mong muốn được đón Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thăm Hoa Kỳ. Ông Daniel Russel khẳng định việc xác lập quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam là một phần quan trọng trong chiến lược tăng cường quan hệ với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Tổng thống Obama; nhất trí cùng phối hợp để tiếp tục triển khai hiệu quả Đối tác toàn diện và chuẩn bị cho kỷ niệm 2 năm hoàn tất đàm phán TPP, mong Việt Nam sớm tuyên bố tham gia Sáng kiến an ninh phổ biến (PSI), cũng như việc hai bên tăng cường phối hợp trên các diễn đàn quốc tế và khu vực trong đó có Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và Cấp cao Đông Á (EAS)…
Ngày 10/05, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa phát biểu tại Naypyidaw, Myanmar rằng “Chúng tôi rất quan ngại và thất vọng với các hành động của Chính phủ Trung Quốc”. Ông cho rằng chỉ có thể giải quyết vấn đề thông qua đàm phán, tuy nhiên cũng nhắc rằng Indonesia giữ quan điểm trung lập.
Cùng ngày tại Anh Quốc theo nội dung đăng tải trực tuyến ngày 10/05, người đứng đầu Văn phòng Đối ngoại và Thịnh vượng chung phát biểu rằng việc hạ đặt giàn khoan Trung Quốc đã dẫn đến căng thẳng ở biển Đông. “Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland ủng hộ tuyên bố của Liên minh châu Âu về vấn đề này vào ngày 8 tháng 5 và đã nêu vấn đề này với phía Trung Quốc ở cấp bộ trưởng. Chúng tôi hối thúc tất cả các bên kiềm chế và tìm cách xuống thang căng thẳng”
Cũng ngày này tại Việt Nam,hững nhóm bất đồng chính kiến và một số quần chúng tổ chức biểu tình nhỏ xung quanh khu vực cơ quan ngoại giao của Trung Quốc nhằm biểu thị thái độ phản đối hành vi bành trướng xâm lược của nước này.
Một số người bất đồng chính kiến cho rằng hành động của giới lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản và chính phủ Việt Nam là chưa đủ mạnh mẽ, thể hiện qua việc, tính đến ngày 10 tháng 5, Hội nghị Trung ương 9 Đảng CSVN đang họp cùng lúc nhưng không bàn công khai và tuyên bố về vụ giàn khoan.[
Một số người bất đồng chính kiến cho rằng hành động của giới lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản và chính phủ Việt Nam là chưa đủ mạnh mẽ, thể hiện qua việc, tính đến ngày 10 tháng 5, Hội nghị Trung ương 9 Đảng CSVN đang họp cùng lúc nhưng không bàn công khai và tuyên bố về vụ giàn khoan.[
Đa số các ý kiến trên báo chí và các diễn đàn công khai đều phản đối hành động của Trung Quốc, tuy nhiên mức độ phản đối cũng như quan điểm về cách giải quyết rất khác nhau, từ kêu gọi chiến tranh, đưa ý kiến kiện ra toà án quốc tế,,, , sử dụng giải pháp ngoại giao, đến hòa hoãn
Một vài cá nhân tỏ ý ủng hộ Trung Quốc đã bị phản đối dữ dội. Các cuộc tranh luận gay gắt cũng đã nổ ra xung quanh những thái độ khác nhau trước vụ việc này. (báo Một Thế Giới đăng ý kiến thỏa hiệp với Trung Quốc để cùng khai thác thương mại của một cựu đại tá an ninh, nguyên cục trưởng Cục Đông Á-Bộ Công An)
Trước việc nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam đề nghị tuần hành, phản đối hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc với Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tuyên bố ủng hộ. Vũ Trọng Kim, Tổng thư kí của tổ chức này, nói rằng "Việc người dân tuần hành, phản đối Trung Quốc là điều hết sức chính đáng, tự nhiên, là thể hiện lòng yêu nước.
Tại nước ngoài, người Việt và Việt kiều ở nhiều nơi cũng lên tiếng phản đối Trung Quốc, như tại Los Angeles ngày 6 tháng 5,ngày 8 tháng 5, Berlin ngày 10 tháng 5, Tokyo, Praha ngày 11 tháng 5, và tại Đài Bắc ngày 11 tháng 5.
Ngày 11 tháng 5, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 24, ASEAN ra tuyên cáo kêu gọi các bên kiềm chế nhưng không lên án bất cứ quốc gia nào. Học giả Ian Storey nhận định tuyên bố này "không có gì mới". Tuy nhiên, nó vẫn được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đánh giá là khả quan, vì sau 20 năm thì đây là lần đầu tiên tổ chức này có một tuyên bố riêng về tình hình biển Đông.
Ngày 11 tháng 5 cũng tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 24 ở Myanmar, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên công khai tố cáo Trung Quốc về việc đưa giàn khoan HD-981 cùng hơn 80 tàu đi vào vùng biển Việt Nam và kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế. Tuy nhiên tuyên bố kết thúc hội nghị của Asean không phê phán nước nào mà chỉ kêu gọi “tất cả các bên thực hiện kiềm chế và không sử dụng vũ lực, cũng như không tiến hành các hoạt động có thể làm gia tăng căng thẳng và sớm đạt được COC như đã được thể hiện trong Tuyên bố 6 điểm về biển Đông”.
Như dự kiến, sáng chủ nhật 11 tháng 5 tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, và một số đô thị khác, các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc đã diễn ra với hàng ngàn người tham gia. Tuy nhiên một số blogger, và các nhà hoạt động cho rằng họ bị gây áp lực để không tham gia biểu tình. Người của nhóm 54 nhân sĩ trí thức cho biết họ đã bị đoàn thanh niên chiếm diễn đàn và không có cơ hội phát biểu.
Cùng ngày, người dân Huế và Quảng Nam cũng xuống đường. Các đài truyền hình Việt Nam đưa tin rất khác nhau về việc này - VTV không đề cập đến các vụ biểu tình; HTV nói trong cuộc tuần hành ở Hà Nội, sau khi được chính quyền "kiên trì giải thích" về chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, người dân tự giải tán; còn VTC1 đã dành nhiều thời lượng để nói về các cuộc biểu tình trên khắp cả nước. Theo hãng tin AP, cuộc biểu tình hôm chủ nhật này là lớn nhất kể từ năm 2011 khi Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Cuộc biểu tình lần này được ghi nhận là có sự cho phép của chính quyền Việt Nam, khác với những cuộc biểu tình trước đây thường bị sách nhiễu, đôi khi người biểu tình bị đánh đập và bị bắt. Hãng tin AFP cũng gọi đây là một trong những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc lớn nhất tại Việt Nam.
Phải chăng việc có một số đài truyền hình đưa tin, và có đài hoàn toàn không đưa tin, với nội dung và nhận định khác nhau về việc biểu tình đã cho thấy Ban tư tưởng văn hóa trung ương, một cơ quan trước đây vẫn có trách nhiệm thống nhất các nội dung tuyên truyền chính trị, đã bị động và không thống nhất trước diễn biến sự việc. Động thái đưa tin toàn bộ nội dung biểu tình của đài truyền hình “tư nhân hóa” VTC cho thấy nhu cầu biểu thị và ủng hộ thái độ chính trị “thoát Trung” của quần chúng rất cao.
Sáng ngày 12/05/2014 bà Hoa Xuân Oánh, Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc phê phán các phản ứng của chính quyền Việt Nam là sai trái, đồng thời lên tiếng cảnh báo Việt Nam phải có hành động trong việc bảo vệ an toàn cho doanh nghiệp-doanh nhân Trung Quốc trước khả năng bạo động bởi lòng yêu nước
Sau khi có phát ngôn của phía Trung Quốc, Sở Ngoại Vụ TpHCM đã mời Tổng Lãnh Sự Trung Quốc đến để phản đối hành vi xâm lấn lãnh hải đồng thời đề nghị phía Trung Quốc hợp tác trong việc thực hiện các chương trình bảo vệ an toàn như đề nghị của phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc
Chiều tối ngày 12 và trong ngày 13 và 14 tháng 5, khoảng 20 ngàn công nhân tại các khu công nghiệp ở Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh bỏ việc và biểu tình tuần hành phản đối Trung Quốc. Tại Bình Dương, một số lớn người (theo công an là "đội lốt công nhân") đã gây hấn, có hành vi đập phá các công ty của người Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, và gây hỗn loạn. Tính đến chiều 14 tháng 5, toàn tỉnh ở Bình Dương đã có trên 460 công ty (phần lớn của người Đài Loan) bị đập phá và ít nhất 15 nhà máy bị đốt cháy… Có trên 40 cán bộ và công an bị thương khi làm nhiệm vụ, chủ yếu do các đối tượng quá khích dùng gạch đá ném vào. Đến ngày 14 tháng 5, tình hình tạm ổn định, và cảnh sát đã bắt giữ 800 đối tượng trộm cắp tài sản, kích động gây rối… trong đó có gần 400 đối tượng kích động gây rối có thể bị xử lý hình sự.
Tại Đồng Nai có 10 trong số 130 công ty tại Khu công nghiệp Amata bị đập phá. Công an Đồng Nai đã bắt giữ 302 người dùng hung khí đập phá, hôi của.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, một số công ty thuộc khu Chế xuất Linh Trung 1, khu chế xuất Linh Trung 2, khu công nghiệp Bình Chiểu và Công ty PouYuen bị đập phá, cướp bóc tài sản. Hơn 100 người bị tạm giữ trong đó có 23 người có dấu hiệu vi phạm hình sự.
Chiều ngày 14 tháng 5, tại khu kinh tế Vũng Áng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), hàng nghìn công nhân đã được kêu gọi đình công và biểu tình chống Trung Quốc. Buổi tối cùng ngày, đã có xô xát lớn với hơn 6 ngàn người tại nhà máy thép Formosa của Đài Loan, nơi có lượng lớn công nhân Trung Quốc làm việc, làm ít nhất một người Trung Quốc thiệt mạng, nhiều người khác bị thương. Chính quyền đã phải huy động lượng lớn công an, và cả quân đội và biên phòng vào cuộc, bắt giữ hơn 70 người, đến đêm tình hình mới tạm yên. Theo bản tin lúc 9 giờ sáng EDT (8 giờ tối giờ Việt Nam) của Reuters, 5 người Việt và 16 người Trung Quốc đã chết và 90 người bị thương trong cuộc đụng độ trên.. Tuy nhiên báo chí Việt Nam ngày 15 tháng 5 đưa tin có 1 người chết và 149 người bị thương. . Còn theo báo đài Trung Quốc có 16 người trong 3680 người Trung Quốc hồi hương bị thương nặng, trong khi đó Tân Hoa xã trong một số bản tin đưa ra có 2 người Trung Quốc chết (và 2 người chết chờ xét nghiệm ADN) trong các vụ bạo động tại Việt Nam
Chiều ngày 15 tháng 5, trong một buổi họp báo, Bộ Ngoại giao Việt Nam cam kết "sử dụng mọi biện pháp cần thiết" để đảm bảo an toàn cho người nước ngoài. Bộ này cũng phủ nhận thông tin có 20 người chết trong vụ bạo loạn ở Vũng Áng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc Cao An nói rằng Đài Loan mạnh mẽ lên án bạo lực và kêu gọi người dân Việt Nam hãy biết tự tiết chế, đừng áp dụng những hành vi mất lý trí, gây ảnh hưởng tới nguyện vọng đầu tư, gây tổn hại mối quan hệ giữa nhân dân Đài Loan và Việt Nam
Bộ Ngoại giao Singapore đã xác nhận rằng một lá cờ Singapore đã bị đốt cháy bởi những người biểu tình tại Bình Dương và nói đây là vụ việc “nghiêm trọng vì lá cờ là biểu tượng quốc gia thiêng liêng”.Theo tin từ Reuters, riêng trong ngày 14 tháng 5, đã có hơn 600 người Trung Quốc trốn chạy khỏi bạo loạn tại Việt Nam và đến Campuchia.
Các cuộc biểu tình của công nhân sau đó, như tại Thanh Hóa, đã diễn ra trong ôn hòa. Cộng đồng mạng Việt Nam kêu gọi thực hiện một dự án 'Chúng tôi xin lỗi !' để xin lỗi vì vụ bạo động tại Bình Dương và gửi một thông điệp hòa bình của người Việt Nam ra quốc tế.
Nhưng vấn đề đặt ra là các lực lượng an ninh và quân đội của Bình Dương, Đồng Nai sao không phản ứng như Hà Tĩnh. Ở Hà Tĩnh chỉ với 6000 công nhân tham gia trong nửa ngày mà quân đội đã vào cuộc, còn ở Bình Dương với quy mô 20000 công nhân mà có thể bạo động suốt từ chiều tối ngày 12 đến chiều ngày 14 thì mới được coi là vãn hồi trật tự trong sự vất vả của cơ quan chức năng.
Vì sao các cuộc bạo động đốt phá này không diễn ra sớm hơn hay muộn hơn cảnh báo của Hoa Xuân Oánh mà diễn ra ngay khi Việt Nam nhận được cảnh báo buổi sang, thì chiều tối đã diễn ra ?
Những phát biểu của nhà báo Minh Thái và Giáo Sư Tương Lai trên website chính thức của thủ tướng đưa ra nhận định về sự phá hoại của gián điệp Trung Quốc, đến nay đã được xem xét và xử lý thế nào ?
Chiếc xe biển số xanh (đơn vị hành chính sự nghiệp có thu thuộc tổ chức nhà nước) 61M-00005 xuất hiện và phát loa kêu gọi công nhân đi biểu tình trong sáng ngày 13 tại Bình Dương là của cơ quan nhà nước nào? Vì sao tối ngày 12 đã xảy ra bạo động mà sáng ngày 13 vẫn có chiếc xe này xuất hiện được và kích động công nhân tham gia biểu tình tiếp???
Những đối tượng to khỏe, đội nón cối quân sự, mặc đồ rằn ri theo kiểu bộ đội biệt động, nói giọng Bắc, được trang bị bộ đàm, có tiền mua gậy, cờ, áo quốc kỳ, biểu ngữ để phát hàng loạt cho công nhân…hoạt động phối hợp nhịp nhàng như 1 toán quân nhân quân sự tác chiến nhỏ là từ đâu ra ? vì sao công an không điều tra được họ là ai?
Sau cuộc bạo động, theo thống kê của các cơ quan chức năng thì đa số là các doanh nghiệp Đài Loan bị phá hoại là chính, còn số doanh nghiệp Trung Quốc ít hơn hẳn, như vậy là thế nào, ai “định hướng” cho công nhân trong lúc sôi máu nóng mà còn phân biệt được hai sự khác nhau này?
TẤT CẢ CÁC NGHI VẤN TRÊN ĐÂY CHƯA ĐƯỢC CÁC PHIÊN TÒA XÉT XỬ BẠO ĐỘNG CŨNG NHƯ THÔNG CÁO BÁO CHÍ CỦA CÁC CƠ QUAN AN NINH LÀM RÕ HOẶC ĐỀ CẬP ĐẾN KHI DƯ LUẬN VÀ CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ QUỐC TẾ CHẤT VẤN.
Ý kiến của báo chí quốc tế phản ánh qua các tờ báo lớn
Tờ The New York Times - một trong những tờ báo lớn nhất Hoa Kỳ - trong một bài xã luận bày tỏ quan điểm chính thức của tờ báo nhan đề "Trouble in the South China Sea" đăng ngày 9 tháng 5, đã ủng hộ quan điểm của Việt Nam, cho rằng luận điểm của Trung Quốc không thuyết phục và kêu gọi Việt Nam và các nước láng giềng có sự phản ứng thống nhất đối với "hành động gây hấn" của Trung Quốc
Tờ Asahi Shimbun (Triều Nhật Tân văn) - một trong những tờ báo lớn nhất Nhật Bản - trong một bài xã luận đăng ngày 9 tháng 5, kêu gọi phía Trung Quốc phải "lập tức chấm dứt" hoạt động khai thác dầu mỏ trên biển Đông, và cho rằng hành động của Trung Quốc là "không thể chấp nhận được". Tờ báo đồng ý với quan điểm của Việt Nam rằng địa điểm khai thác hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và cho rằng Trung Quốc không có quyền đơn phương khai thác trong khu vực tranh chấp.
Tờ The Christian Science Monitor - một tờ báo lớn của Hoa Kỳ - trong một bài xã luận đăng ngày 8 tháng 5 đã ví các hành động của Trung Quốc tại biển Đông với các hành động của Nga tại Ukraina. Tờ báo cho rằng Việt Nam, như Ukraina, là đối tượng bị cường quốc láng giềng xâm chiếm vì các nước này không tham gia liên minh tương trợ quân sự với các nước dân chủ ở châu Á và châu Âu. Tờ báo kêu gọi Việt Nam dân chủ hóa, tôn trọng nhân quyền và nhân phẩm, để gia nhập các khối liên minh quân sự thì mới khỏi bị Trung Quốc dòm ngó.
Tờ Oman Tribune - một tờ báo tiếng Anh có ảnh hưởng tại Oman - trong một bài xã luận đã viết rằng Trung Quốc là phía gây hấn trong việc thay đổi hiện trạng bằng cách đưa giàn khoan khai thác vào. Tờ báo cho rằng "Bắc Kinh không qua mắt được ai trong việc đổ trách nhiệm về căng thẳng vào Hoa Kỳ”.
Tờ The Washington Post - một tờ báo lớn có ảnh hưởng xuất bản tại thủ đô Hoa Kỳ - trong một bài xã luận đăng ngày 12 tháng 5 đã đánh giá tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại nơi đặt giàn khoan là "mỏng manh" hơn Việt Nam và cho rằng bản đồ chín đoạn của Trung Quốc là "táo bạo". Tờ báo cho rằng Trung Quốc có những hành động đơn phương vì họ tính toán rằng các hành động đó sẽ không đem lại sự chống cự có ý nghĩa từ các nước láng giềng hay Hoa Kỳ. Tờ báo cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục các hành động đơn phương trong khu vực cho đến khi gặp phải chống cự có phối hợp trên phương diện ngoại giao hay quân sự.
Tờ Financial Times - một tờ báo tài chính lớn xuất bản tại Anh - trong một bài xã luận đăng ngày 13 tháng 5, cho rằng "Bắc Kinh rõ ràng chịu trách nhiệm chính về việc đột ngột tăng căng thẳng", nhưng cũng kêu gọi "Việt Nam nên cảnh giác để khỏi châm ngòi một cuộc chiến với Trung Quốc, khi xét đến sức mạnh quân sự của Trung Quốc". Tờ báo cho rằng phản ứng của ASEAN là "yếu đuối" và kêu gọi các nước có tuyên bố chủ quyền tại biển Đông ngưng khai thác dầu mỏ trong vùng biển tranh chấp hoặc chia sẻ chiến lợi phẩm
Tờ The Straits Times - tờ báo lớn nhất Singapore - trong một bài xã luận đăng ngày 15 tháng 5, kêu gọi Trung Quốc kềm chế các hành động của mình. Tờ báo viết việc đâm vào và phun nước đến tàu tuần tra Việt Nam "chính là sự khiêu khích có thể sẽ leo thang biến thành một cái gì lớn hơn ý muốn" của Trung Quốc.[171]
Tờ Jakarta Globe, một tờ báo tiếng Anh xuất bản tại Indonesia, trong một bài xã luận đăng ngày 15 tháng 5, viết “Chúng tôi lên án những cuộc tấn công vào người Trung Quốc tại Việt Nam, và yêu cầu chính quyền Việt Nam bảo vệ người nước ngoài trong nước. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đồng đều kêu gọi Trung Quốc mở đối thoại và chấm dứt bắt nạt các nước láng giềng..
Tờ Yomiuri Shimbun (Độc Mại Tân văn) – tờ báo có lượng phát hành lớn nhất Nhật Bản và thế giới – trong một bài xã luận đăng ngày 20 tháng 5, cho rằng “các hành động tự tư tự lợi của Trung Quốc đã làm xói mòn sự ổn định châu Á – Thái Bình Dương”. Tờ báo nói rằng các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã đi quá trớn, và nhắc đến các vụ biểu tình ở Trung Quốc phá hoại các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn không được bồi thường.
Tờ báo Anh ngữ Bangkok Post – tờ báo lâu đời nhất Thái Lan – trong một bài xã luận đăng ngày 26 tháng 5, cho rằng vụ bạo động ở Việt Nam là vì các hành động “không thể chịu được” của Trung Quốc. Tờ báo cho rằng “Hà Nội phải có biện pháp dọn dẹp tình hình này, mà phần lớn nếu không phải là hoàn toàn do lỗi của họ.” Tờ báo nói thêm “các vụ đốt nhà và gây hỏa của đám đông ở miền Nam Việt Nam không thể ủng hộ được, nhưng trong bối cảnh bị Trung Quốc phiền nhiễu, nó có thể hiểu được.”
Lời Cảnh Báo
• Tờ Pittsburgh Post-Gazette – một tờ báo lớn xuất bản tại Hoa Kỳ – trong một bài xã luận đăng ngày 13 tháng 5, cho rằng Hoa Kỳ không nên can thiệp vào vụ này. Tờ báo nhận xét thất bại của Việt Nam trong việc tìm sự ủng hộ trong khối ASEAN đã đặt ra câu hỏi liệu các nước trong khu vực có đặt nặng mối đe dọa bị Trung Quốc bắt nạt không. Tờ báo hỏi “Nếu các nước gần Trung Quốc không dám đồng loạt lên tiếng bảo vệ lợi ích của họ trong vấn đề chủ quyền, tại sao Hoa Kỳ phải làm vậy? Sau khi các cuộc bạo động diễn ra, tờ báo nhấn mạnh lại quan điểm vào một bài xã luận đăng ngày 16 tháng 5, “sự phức tạp của vần đề Đông Nam Á này, kể cả những khía cạnh nội bộ Việt Nam, nên là một lời cảnh báo đến Hoa Kỳ nên đứng ra ngoài.
Và phải chăng đây cũng là lời cảnh báo cho nhân dân Việt Nam về sự rối loạn và họa ngoại xâm của đất nước, sự cô độc của quốc gia khi đảng cầm quyền chọn một lối đi “không giống ai” so với phần lớn các quốc gia khác trên thế giới?
Nguyễn An Dân
(Ngày 05/06/2014)
Hết phần II- còn tiếp
Hết phần II- còn tiếp