-Việt Nam vay 234 triệu USD của ADB
Việt Nam đã vay 234 triệu USD của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhằm hỗ trợ những cải cách giúp tăng cường năng lực cạnh tranh của Việt Nam và phát triển một hệ thống giao thông đô thị bền vững ở Thủ đô Hà Nội.Ngày 9.2, ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đã đại diện cho Chính phủ Việt Nam ký các hiệp định vay 234 triệu USD với ông Mr. Tomoyuki Kimura, Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam, đại diện cho ADB.
Các hiệp định vay vốn được ký bao gồm một khoản vay chính sách trị giá 230 triệu USD cho Chương trình Nâng cao Năng lực Cạnh tranh sẽ hỗ trợ cho Chương trình Tín dụng Cạnh tranh Quản lý Kinh tế.
Đây là một chương trình hỗ trợ ngân sách chung của đối tác phát triển, dựa trên các ưu tiên đổi mới đất nước của Chính phủ. Chương trình sẽ hỗ trợ những đổi mới của Việt Nam trong 6 lĩnh vực chính sách, bao gồm lĩnh vực tài chính, chính sách tài khóa, trách nhiệm và quản lý khu vực công, quản lý doanh nghiệp nhà nước, quản lý đầu tư công và môi trường kinh doanh.
Hiệp định thứ hai là một khoản vay trị giá 4,2 triệu USD trong tổng giá trị đầu tư 58,95 triệu USD cho Dự án Tăng cường Giao thông Đô thị Bền vững của Tuyến đường sắt Đô thị số 3 của Hà Nội.
Dự án sẽ hỗ trợ cho việc sử dụng một cách có hiệu quả và bền vững một dự án khác được ADB tài trợ, đó là Dự án Hệ thống Đường sắt Đô thị Hà Nội (Tuyến số 3: Nhổn – Ga Hà Nội) thông qua việc cải thiện đường dẫn vào các ga tàu và nâng cao nâng cao sự liên kết giữa tuyến đường sắt với các phương tiên giao thông công cộng và cá nhân khác. Dự án cũng sẽ hỗ trợ củng cố các chính sách và quy định về giao thông đô thị.
Dự án cũng sẽ hỗ trợ cho các mục tiêu trong quy hoạch giao thông đô thị của Thủ đô Hà Nội nhằm tăng cường việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, giảm sự phụ thuộc vào các phương tiện cá nhân cũng như thúc đẩy việc sử dụng các phương tiện phát thải ít khí các-bon, giảm lượng khí nhà kính và ô nhiễm môi trường.
Cùng với khoản vay 4,2 triệu USD của ADB, Quỹ Công nghệ Sạch cũng sẽ cung cấp một khoản vay trị giá 49 triệu USD do ADB quản lý để hỗ trợ cho những lợi ích giao thông bền vững của dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 3.
“Đối với Việt Nam, năng lực cạnh tranh được tăng cường là yếu tố quan trọng nhằm tận dụng tối đa những lợi ích của phục hồi kinh tế toàn cầu và tiến trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. ADB hoan nghênh và hoàn toàn ủng hộ những cam kết mạnh mẽ của chính phủ về tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế và các chương trình cải cách – đây là những yếu tố giúp Việt Nam tiếp tục tự chuyển đổi một cách thành công sang một nền kinh tế thị trường năng động, có tính cạnh tranh và hiệu quả” - ông Kimura cho biết.
Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2013-2014 cho thấy Việt Nam đang mất lợi thế khi đứng thứ 70 trong số 148 quốc gia, thấp hơn một bậc so với xếp hạng trong khảo sát giai đoạn 2006–2007. Việt Nam cũng là quốc gia có xếp hạng thấp nhất ở vị trí thứ hai từ dưới lên trong số các thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.
Duyên Duyên
--Kinh tế Việt Nam kém tươi sáng, xếp sau Lào và Campuchia về các chỉ số
Báo cáo từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy kinh tế Việt Nam kém tươi sáng. Việt Nam xếp ngưỡng trung bình trong xếp hạng về chỉ số năng suất sáng tạo trong tổng số 22 quốc gia trong khu vực châu Á. Điều đáng chú ý là Việt Nam xếp sau cả Lào, Singapore, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam cũng không được như kì vọng ban đầu.
Nguồn: ADB
Tổng nợ tập đoàn Nhà nước vượt 1,5 triệu tỷ đồng
Tổng nợ của tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã vượt 1,5 triệu tỷ đồng, trong khi nợ phải thu khó đòi là 10.329 tỷ đồng.
Đó là một trong những nội dung tại báo cáo mới nhất của Chính phủ về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2013 của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2013, số liệu báo cáo hợp nhất về tổng tài sản của khối này là 2.639.916 tỷ đồng, tăng 10,8% so với thực hiện năm 2012.
Cũng tăng nhẹ so với năm trước là tổng nợ phải thu với 298.645 tỷ đồng, bằng 11,3% tổng tài sản, tăng 1,6%. Nhưng tỷ lệ nợ phải thu khó đòi lại tăng đến 15,8%.
Tập đoàn Dầu khí đứng đầu bảng về nợ phải thu khó đòi
Dẫn đầu về con số tuyệt đối nợ phải thu khó đòi là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam với 2.856 tỷ đồng. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 890 tỷ đồng, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam 678 tỷ đồng...
Báo cáo cũng điểm danh những công ty mẹ có nợ phải thu khó đòi trong giá trị tuyệt đối không lớn, nhưng tỷ lệ phải thu khó đòi/tổng nợ phải thu đang ở mức rất cao.
Đó là Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp Ôtô Việt Nam có nợ phải thu khó đòi là 11 tỷ đồng, chiếm 59% tổng nợ phải thu. Công ty mẹ - Tổng công ty Chè Việt Nam có nợ phải thu khó đòi 29.187 tỷ đồng, chiếm 59% tổng nợ phải thu...
Nợ phải thu khó đòi và tỷ lệ nợ phải thu khó đòi/tổng tài sản ở mức cao tập trung chủ yếu ở ngành xây dựng, nông nghiệp, báo cáo nêu rõ.
Theo Báo cáo số 490/BC-CP của Chính phủ trình Quốc hội cuối năm 2013, tổng nợ của doanh nghiệp Nhà nước tính đến 31/12/2012 là gần 1,7 triệu tỷ đồng. Trong đó, nợ của các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là gần 1,55 triệu tỷ đồng, tương đương 52,5% GDP.
Từng trao đổi với báo Đất Việt về các khoản nợ lớn của các tập đoàn Nhà nước, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, đối với các doanh nghiệp Nhà nước hay là sở hữu Nhà nước bao giờ cũng tồn tại những vấn đề rất căn nguyên. Ví dụ như xung đột lợi ích, rủi ro đạo đức, sử dụng tạm gọi là “tiền chùa”. Và khi tập đoàn càng lớn, vươn ra nhiều lĩnh vực thì rủi ro về nguy cơ lại càng lớn.
Bên cạnh đó, năng lực quản trị cũng chưa thể đáp ứng kịp thực tế, dù rằng khá nhiều tập đoàn bộ máy quản trị có kinh nghiệm trong nhiều năm.
Và cuối cùng là việc các tập đoàn quá lớn, quá nhiều lĩnh vực cộng với các rủi ro như vậy, thì việc giám sát tập đoàn trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Vào tháng 10/2014, Văn phòng Chính phủ đã có công văn hỏa tốc yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư rút kiến nghị dùng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu của doanh nghiệp Nhà nước mà Bộ này đưa vào dự thảo báo cáo tái cơ cấu kinh tế trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi đó đã ngay lập tức làm dấy lên mối quan tâm của dư luận xã hội khi cho rằng, điều này là không công bằng khi các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả lại được ngân sách nhà nước – tức tiền thuế của dân – “cứu”.
Việt Nam sẽ vỡ nợ: http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/viet-nam-se-vo.html
Việt Nam đã vay 234 triệu USD của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhằm hỗ trợ những cải cách giúp tăng cường năng lực cạnh tranh của Việt Nam và phát triển một hệ thống giao thông đô thị bền vững ở Thủ đô Hà Nội.Ngày 9.2, ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đã đại diện cho Chính phủ Việt Nam ký các hiệp định vay 234 triệu USD với ông Mr. Tomoyuki Kimura, Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam, đại diện cho ADB.
Các hiệp định vay vốn được ký bao gồm một khoản vay chính sách trị giá 230 triệu USD cho Chương trình Nâng cao Năng lực Cạnh tranh sẽ hỗ trợ cho Chương trình Tín dụng Cạnh tranh Quản lý Kinh tế.
Đây là một chương trình hỗ trợ ngân sách chung của đối tác phát triển, dựa trên các ưu tiên đổi mới đất nước của Chính phủ. Chương trình sẽ hỗ trợ những đổi mới của Việt Nam trong 6 lĩnh vực chính sách, bao gồm lĩnh vực tài chính, chính sách tài khóa, trách nhiệm và quản lý khu vực công, quản lý doanh nghiệp nhà nước, quản lý đầu tư công và môi trường kinh doanh.
Hiệp định thứ hai là một khoản vay trị giá 4,2 triệu USD trong tổng giá trị đầu tư 58,95 triệu USD cho Dự án Tăng cường Giao thông Đô thị Bền vững của Tuyến đường sắt Đô thị số 3 của Hà Nội.
Dự án sẽ hỗ trợ cho việc sử dụng một cách có hiệu quả và bền vững một dự án khác được ADB tài trợ, đó là Dự án Hệ thống Đường sắt Đô thị Hà Nội (Tuyến số 3: Nhổn – Ga Hà Nội) thông qua việc cải thiện đường dẫn vào các ga tàu và nâng cao nâng cao sự liên kết giữa tuyến đường sắt với các phương tiên giao thông công cộng và cá nhân khác. Dự án cũng sẽ hỗ trợ củng cố các chính sách và quy định về giao thông đô thị.
Dự án cũng sẽ hỗ trợ cho các mục tiêu trong quy hoạch giao thông đô thị của Thủ đô Hà Nội nhằm tăng cường việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, giảm sự phụ thuộc vào các phương tiện cá nhân cũng như thúc đẩy việc sử dụng các phương tiện phát thải ít khí các-bon, giảm lượng khí nhà kính và ô nhiễm môi trường.
Cùng với khoản vay 4,2 triệu USD của ADB, Quỹ Công nghệ Sạch cũng sẽ cung cấp một khoản vay trị giá 49 triệu USD do ADB quản lý để hỗ trợ cho những lợi ích giao thông bền vững của dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 3.
“Đối với Việt Nam, năng lực cạnh tranh được tăng cường là yếu tố quan trọng nhằm tận dụng tối đa những lợi ích của phục hồi kinh tế toàn cầu và tiến trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. ADB hoan nghênh và hoàn toàn ủng hộ những cam kết mạnh mẽ của chính phủ về tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế và các chương trình cải cách – đây là những yếu tố giúp Việt Nam tiếp tục tự chuyển đổi một cách thành công sang một nền kinh tế thị trường năng động, có tính cạnh tranh và hiệu quả” - ông Kimura cho biết.
Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2013-2014 cho thấy Việt Nam đang mất lợi thế khi đứng thứ 70 trong số 148 quốc gia, thấp hơn một bậc so với xếp hạng trong khảo sát giai đoạn 2006–2007. Việt Nam cũng là quốc gia có xếp hạng thấp nhất ở vị trí thứ hai từ dưới lên trong số các thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.
Duyên Duyên
--Kinh tế Việt Nam kém tươi sáng, xếp sau Lào và Campuchia về các chỉ số
Báo cáo từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy kinh tế Việt Nam kém tươi sáng. Việt Nam xếp ngưỡng trung bình trong xếp hạng về chỉ số năng suất sáng tạo trong tổng số 22 quốc gia trong khu vực châu Á. Điều đáng chú ý là Việt Nam xếp sau cả Lào, Singapore, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam cũng không được như kì vọng ban đầu.
Một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh tế Việt Nam kém tươi sáng là do tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam cũng không được như kì vọng ban đầu, căn cứ vào số liệu của ADB
Đánh giá Triển vọng 2014 | Cập nhật | Đánh giá triển vọng 2015 | Cập nhật | |
Tăng trưởng GDP | 5.6 | 5.5 | 5.8 | 5.7 |
Lạm phát | 6.2 | 4.5 | 6.6 | 5.5 |
Bảng xếp hạng chỉ số năng suất sáng tạo do ADB phối hợp thực hiên với Đơn vị Tình Báo Kinh tế EIU.
Bảng báo cáo này dựa tổng hợp dựa trên các báo cáo phân tích từ các nhà nghiên cứu kinh tế và các nhà hoạch định chính sách.
Theo bảng xếp hạng này, Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu. Việt Nam đứng thứ 16 trong bảng xếp hạng, xếp sau 5 quốc gia là Lào (hạng 9), Singapore (hạng 10), Indonesia (hạng 12), Malaysia (hạng 13), Thailand (hạng 15) và xếp trên 3 quốc gia là Philippines (hạng 18), Myanmar (hạng 22), Cambodia ( hạng 24) trong khu vực Asean.
Các tiêu chí đánh giá để xếp hạng bao gồm khả năng tiếp thu công nghệ mới, tính sáng tạo, môi trường khuyến khích sáng chế (input) và số bằng sáng chế (output).
Bảng xếp hạng Chỉ số năng suất sáng tạo của ADB; Xanh lá cây đậm: Rất cao; Xanh lá cây nhạt: Cao; Vàng: Trung Bình, Đỏ: Thấp |
ADB còn đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam ở mức nghèo nàn, chỉ đạt 27.2/100 điểm.
Dù cho hơn 90% dân Việt Nam biết chữ nhưng hệ thống trường học và giáo trình của Việt Nam bị lỗi thời.
Việt Nam đang thiếu hụt nhân lực có kỹ năng trong các ngành dịch vụ, công nghệ thông tin, tài chính và ngân hàng.
Điều này cho thấy, Việt Nam bị đánh giá thấp về số lượng người tham gia học các ngành thiên về kỹ thuật và đào tào nghề.
Số lượng các sáng chế được bảo hộ và các bài báo khoa học của Việt Nam đang ở mức thấp.
Giáo dục Đại học của Việt Nam bị đánh giá thấp
Báo cáo của ADB nhận xét Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục và nên có nhiều sinh viên theo học các chương trình thiên về khoa học
Nhìn chung số đơn đăng kí bằng sáng chế từ Việt Nam không ổn định và ở mức thấp trong thập niên qua, xuống rất thấp vào năm 2006.
Số đơn xin cấp bằng sáng chế từ tăng từ 322 trong năm 2011 lên 424 trong năm 2012.
Tuy nhiên con số này là muốn bỏ biển nếu so với hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc.
Chỉ riêng năm 2012, số hồ sơ xin cấp bằng sáng chế của Nhật là 486.070 và của Hàn Quốc là 203.410.
Theo cách nhìn nhận từ báo cáo của ADB, yếu tố sáng tạo của nền kinh tế cần một đòn bẫy mạnh dựa vào năng lực cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, khả năng đáp ứng về năng lượng cho sản xuất. ..
Cách đánh giá của ADB cho thấy Việt Nam phải còn đối mặt với nhiều thách thức trên con đường hội nhập vào sân chơi toàn cầu.
Những vấn đề về cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng đang là sự trở ngại đối với những mục tiêu phát triển kinh tế.
Về dự báo tăng trưởng GDP, Việt Nam thua cả Campuchia.
Theo dự báo của World Bank, Campuchia dẫn đầu về GDP trong cả năm 2014 (các chuyên gia kinh tế cho rằng tốc độ tăng trưởng thực sự của Campuchia trong năm 2014 sẽ đạt mức 7.2%) trong khi Việt Nam chỉ ở mức 5.5%.
Trong giới chuyên gia phân tích kinh tế nảy sinh lo ngại các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rời việt nam để sang đầu tư tại lào và campuchia.
Theo dữ liệu từ Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,
54% doanh nghiệp được khảo sát có vốn đầu tư tại Việt Nam cho rằng họ sẽ bỏ vốn vào thị trường Lào và Campuchia.
Theo dữ liệu từ World Bank, thu nhập đầu người bình quân tại VN ở mức 1.910 Đô la Mỹ trong năm 2013.
Con số này ở Lào là 1.645, và ở Campuchia là 1.007 và Myamar là 900 đô la Mỹ.
Theo báo cáo của Bloomberg, vào cuối quý 2 của năm 2014, đồng tiền Việt Nam bị giảm giá do nguy cơ khủng hoảng địa chính trị giữa bối cảnh giàn khoan 981 của Trung Quốc tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Không chỉ riêng Việt Nam, mà các đồng tiền khác trong khu vực cũng bị đi giảm giá ví dụ như đồng rupiah của Indonesia.
Bối cảnh đi xuống của nền kinh tế Việt Nam cũng cần có cái nhìn khách quan trong bối cảnh đi xuống của các nền kinh tế khác trong khu vực
Chẳng hạn như nền kinh tế Philipinnes ở quý 3 cũng đang ở giai đoạn tăng trưởng chậm nhất trong vòng hơn 5 năm qua, theo tin từ Reuters.
Theo Báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới (WB) mới đây về tình hình phát triển của Việt Nam. Việt Nam chỉ có thể khắc phục những nhược điểm về năng suất và khả năng sáng tạo của nền kinh tế bằng cách tập trung vào việc phát triển một nguồn nhân lực có khả năng chuyên môn cao.
Nguồn nhân lực ưu tú sẽ là nòng cốt cho quá trình hiện đại hóa nền kinh tế của Việt Nam
Tổng nợ tập đoàn Nhà nước vượt 1,5 triệu tỷ đồng
Tổng nợ của tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã vượt 1,5 triệu tỷ đồng, trong khi nợ phải thu khó đòi là 10.329 tỷ đồng.
Đó là một trong những nội dung tại báo cáo mới nhất của Chính phủ về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2013 của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2013, số liệu báo cáo hợp nhất về tổng tài sản của khối này là 2.639.916 tỷ đồng, tăng 10,8% so với thực hiện năm 2012.
Cũng tăng nhẹ so với năm trước là tổng nợ phải thu với 298.645 tỷ đồng, bằng 11,3% tổng tài sản, tăng 1,6%. Nhưng tỷ lệ nợ phải thu khó đòi lại tăng đến 15,8%.
Tập đoàn Dầu khí đứng đầu bảng về nợ phải thu khó đòi
Dẫn đầu về con số tuyệt đối nợ phải thu khó đòi là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam với 2.856 tỷ đồng. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 890 tỷ đồng, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam 678 tỷ đồng...
Báo cáo cũng điểm danh những công ty mẹ có nợ phải thu khó đòi trong giá trị tuyệt đối không lớn, nhưng tỷ lệ phải thu khó đòi/tổng nợ phải thu đang ở mức rất cao.
Đó là Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp Ôtô Việt Nam có nợ phải thu khó đòi là 11 tỷ đồng, chiếm 59% tổng nợ phải thu. Công ty mẹ - Tổng công ty Chè Việt Nam có nợ phải thu khó đòi 29.187 tỷ đồng, chiếm 59% tổng nợ phải thu...
Nợ phải thu khó đòi và tỷ lệ nợ phải thu khó đòi/tổng tài sản ở mức cao tập trung chủ yếu ở ngành xây dựng, nông nghiệp, báo cáo nêu rõ.
Theo Báo cáo số 490/BC-CP của Chính phủ trình Quốc hội cuối năm 2013, tổng nợ của doanh nghiệp Nhà nước tính đến 31/12/2012 là gần 1,7 triệu tỷ đồng. Trong đó, nợ của các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là gần 1,55 triệu tỷ đồng, tương đương 52,5% GDP.
Từng trao đổi với báo Đất Việt về các khoản nợ lớn của các tập đoàn Nhà nước, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, đối với các doanh nghiệp Nhà nước hay là sở hữu Nhà nước bao giờ cũng tồn tại những vấn đề rất căn nguyên. Ví dụ như xung đột lợi ích, rủi ro đạo đức, sử dụng tạm gọi là “tiền chùa”. Và khi tập đoàn càng lớn, vươn ra nhiều lĩnh vực thì rủi ro về nguy cơ lại càng lớn.
Bên cạnh đó, năng lực quản trị cũng chưa thể đáp ứng kịp thực tế, dù rằng khá nhiều tập đoàn bộ máy quản trị có kinh nghiệm trong nhiều năm.
Và cuối cùng là việc các tập đoàn quá lớn, quá nhiều lĩnh vực cộng với các rủi ro như vậy, thì việc giám sát tập đoàn trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Vào tháng 10/2014, Văn phòng Chính phủ đã có công văn hỏa tốc yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư rút kiến nghị dùng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu của doanh nghiệp Nhà nước mà Bộ này đưa vào dự thảo báo cáo tái cơ cấu kinh tế trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi đó đã ngay lập tức làm dấy lên mối quan tâm của dư luận xã hội khi cho rằng, điều này là không công bằng khi các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả lại được ngân sách nhà nước – tức tiền thuế của dân – “cứu”.
Việt Nam sẽ vỡ nợ: http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/viet-nam-se-vo.html