-Giàn khoan Trung Quốc bắt đầu khoan trái phép ở Vịnh Bắc Bộ(Petrotimes) – Thông báo trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc cho biết, giàn khoan Nam Hải số 9 của nước này đã vào vị trí và bắt đầu triển khai hoạt động khoan từ ngày 24/6.
>> Trung Quốc đưa tiếp 3 giàn khoan ra Biển Đông!
>> Nhận diện giàn khoan thứ 2 Trung Quốc kéo vào Biển Đông
>> Trung Quốc kéo tiếp giàn khoan thứ hai vào Biển Đông!
-Giàn khoan Nam Hải 9 của Trung Quốc nằm trên vùng biển chồng lấn -27/6/2014
-TQ phát hành bản đồ 10 đoạn khẳng định chủ quyền ở Biển Đông
--'Lưỡi Bò' Trung Quốc phát triển thành 10 đoạn, nuốt gần trọn Biển Đông
Nguoi Viet Online
Giàn khoan Nam Hải số 9 của Trung Quốc
Dự kiến, Nam Hải số 9 sẽ kết thúc hoạt động khoan vào ngày 20/8.
Nam Hải số 9 là một trong 4 giàn khoan của Trung Quốc được triển khai ở Biển Đông, sau khi Bắc Kinh ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Đáng chú ý, khu vực hoạt động của giàn khoan Nam Hải số 9 thuộc vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ chưa được phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc và chỉ cách bờ biển Việt Nam có 160km. Đặc biệt, động thái khiêu khích này của Bắc Kinh diễn ra trong thời gian Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc phụ trách đối ngoại Dương Khiết Trì đang ở Việt Nam và có cuộc hội đàm với nhiều lãnh đạo Việt Nam như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh…
Sau khi ra thông báo di chuyển giàn khoan Nam Hải số 9, ngày 24/6/2014, Cục Hải sự Trung Quốc tiếp tục đăng Thông báo hàng hải số 14050 thông báo tàu khảo sát thăm dò vật lý địa cầu Hai Yang Shi You 719 sẽ hoạt động ở Biển Đông từ ngày 23/6 đến 20/8/2014.
“Phát biểu trong cuộc họp báo Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 26/6/2014, Người phát ngôn Lê Hải Bình nêu rõ: Khu vực mà giàn khoan Nam Hải số 9 và tàu khảo sát thăm dò vật lý địa cầu 719 hoạt động thuộc vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ chưa được phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo luật pháp và thực tiễn quốc tế, không bên nào được đơn phương hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng biển chồng lấn chưa được phân định”.
Người phát ngôn Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Đáng chú ý là hành động này của Trung Quốc diễn ra ngay sau khi Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì sang Việt Nam, khiến dư luận quốc tế và Việt Nam hết sức lo ngại. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, tạo không khí thuận lợi cho tiến trình đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa hai nước”.
>> Trung Quốc đưa tiếp 3 giàn khoan ra Biển Đông!
>> Nhận diện giàn khoan thứ 2 Trung Quốc kéo vào Biển Đông
>> Trung Quốc kéo tiếp giàn khoan thứ hai vào Biển Đông!
-Giàn khoan Nam Hải 9 của Trung Quốc nằm trên vùng biển chồng lấn -27/6/2014
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho các tàu Việt Nam bị gây hư hại.
Tại cuộc họp báo chiều 26-6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cũng cho biết khu vực mà giàn khoan Nam Hải 9 hoạt động thuộc vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ chưa được phân định giữa Việt Nam (VN) và Trung Quốc (TQ). “Vào 13 giờ ngày 21-6, các cơ quan chức năng Việt Nam đã phát hiện giàn khoan Nam Hải 9 đã đến vị trí TQ thông báo. Tiếp đó, Cục Hải sự TQ đưa tàu khảo sát vật lý địa cầu hoạt động tại biển Đông. Khu vực giàn khoan Nam Hải 9 và tàu khảo sát hoạt động thuộc vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ chưa phân định” - ông Bình cho hay.
Ông Bình cũng cho biết theo luật pháp và thực tiễn quốc tế, không bên nào được đơn phương hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng biển chồng lấn chưa được phân định. Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh, đáng chú ý là hành động này của TQ diễn ra ngay khi Ủy viên Quốc vụ viện TQ Dương Khiết Trì sang VN khiến dư luận quốc tế và VN hết sức lo ngại. “VN yêu cầu TQ không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, tạo không khí thuận lợi cho tiến trình đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa hai nước” - ông Bình nói.
Ông Lê Hải Bình cho biết thêm, thời gian qua TQ còn tiến hành một loạt hoạt động như phát hành “Bản đồ địa hình Trung Quốc” và “Bản đồ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” khổ dọc, trong đó thể hiện “đường lưỡi bò” bao trùm gần như toàn bộ biển Đông; đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN vào hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới của TQ; khởi công xây dựng dự án trường học và hoàn thiện dự án nhà ở công cộng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN. Không dừng lại ở đó, TQ còn tiếp tục mở rộng, xây dựng và thay đổi nguyên trạng trái phép trên một số điểm tại quần đảo Trường Sa của VN mà TQ sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép tháng 3-1988.
Nhắc lại sự việc đặc biệt nghiêm trọng diễn ra vào ngày 23-6, khi tàu kiểm ngư VN đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế VN đã bị tàu TQ vây ép, đâm húc gây thiệt hại nặng. Vị trí này cách giàn khoan 11,5 hải lý. Ông Lê Hải Bình khẳng định đây là hành vi hết sức nghiêm trọng, đe dọa tàu của VN hoạt động trong vùng biển của VN, vi phạm Công ước quốc tế về Luật Biển 1982. VN lên án mạnh mẽ hành động này và yêu cầu TQ chấm dứt ngay hành động gây hư hại cho tàu VN, đồng thời bồi thường cho tàu kiểm ngư cũng như các tàu khác của VN đã bị gây hư hại.
-Việt Nam, Philippines cùng phản đối bản đồ ‘10 đoạn’ của TQ
26.06.2014
Hà Nội và Manila cùng cho rằng việc Trung Quốc phát hành bản đồ mới liên quan tới biển Đông đã vi phạm luật pháp quốc tế.
Trong cuộc họp báo hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã phản đối bước đi mới nhất này cũng các hành động mà phía Việt Nam cho là đơn phương khác của Trung Quốc như xây dựng trường học và nhà công vụ trên các quần đảo tranh chấp với Hà Nội. Ông Bình nói:
“Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động nói trên, tuân thủ luật pháp quốc tế, Tuyên bố về ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC), Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, không có hành động tương tự trong thời gian tới.”
Tuyên bố của ông Bình được đưa ra sau khi Trung Quốc công bố bản đồ dọc, trên đó có phần hình lưỡi bò 10 đoạn bao trọn cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, coi đó như là lãnh thổ của mình.
Cũng trong ngày hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose nói rằng tấm bản đồ cho thấy sự ‘phi lý’ của Trung Quốc. Ông Jose nói:
“Việc phát hành đó chỉ cho thấy tuyên bố mở rộng chủ quyền phi lý của Trung Quốc, trái với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển. Chính chủ nghĩa bành trướng đầy tham vọng như vậy đang gây ra căng thẳng ở biển Đông.”
Người phát ngôn của Philippines nói rằng bản đồ mới của Trung Quốc sẽ không thể biến các vùng lãnh hải mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trở thành lãnh thổ của nước này.
“Nếu mà như vậy, mỗi nước đều có thể vẽ bản đồ riêng. Thế nên, bản đồ cần phải dựa trên luật pháp quốc tế,” ông Jose nói.
Phía Trung Quốc chưa lên tiếng trước sự phản đối của Việt Nam và Philippines, nhưng Bắc Kinh trước đây từng tuyên bố nhận chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông với ‘đường lưỡi bò’ 9 đoạn.
Philippines đã đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế và Thủ tướng Việt Nam từng cho biết rằng Hà Nội có thể xem xét hành động pháp lý chống lại các hành động của Trung Quốc ở biển Đông.
Khi được hỏi về thời điểm đưa Bắc Kinh ra tòa, ông Bình nói rằng ‘hiện Việt Nam đang nghiên cứu, cân nhắc kỹ thời điểm áp dụng biện pháp này’.
Trước các hành động Trung Quốc đâm tàu Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng ‘Việt Nam kiên trì và kiềm chế, nhưng kiên trì có giới hạn’.
25.06.2014
Trung Quốc đưa gần như toàn bộ Biển Đông kể cả Hoàng Sa-Trường Sa vào bản đồ mới hình dọc công bố trong tuần này, thêm một nỗ lực nhằm khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh giữa những tranh cãi căng thẳng về chủ quyền biển đảo với các nước láng giềng.
Bản đồ mới 10 đoạn do nhà xuất bản Hồ Nam phát hành trình bày lãnh thổ của Trung Quốc dọc theo vùng biển mà Bắc Kinh nhận chủ quyền trải dài xuống các bờ biển của Việt Nam, Malaysia, và Philippines.
Bản đồ mới ôm trọn các vùng biển, đảo, và bãi đá có tranh chấp bao gồm Hoàng Sa-Trường Sa trong đường lưỡi bò 10 đoạn ở Biển Đông, tức là có thêm 1 đoạn so với bản đồ ‘lưỡi bò 9 đoạn’ thường được Bắc Kinh dùng làm căn cứ lịch sử cho các tuyên bố chủ quyền của mình trong khu vực.
Các bản đồ trước đây của Trung Quốc theo chiều ngang trình bày phần lãnh thổ rộng lớn trên bộ của Trung Quốc. Qua đó, các vùng biển-đảo ở Biển Đông thường được vẽ với tỷ lệ nhỏ hơn trong một ô riêng ở góc dưới bản đồ.
Trong bản đồ 10 đoạn mới phát hành, các đảo và vùng biển Trung Quốc nhận chủ quyền được vẽ với tỷ lệ tương đương với khu vực đại lục, thể hiện Trung Quốc là một quốc gia đại dương thay vì là một quốc gia lục địa.
Giới chức nhà xuất bản Hồ Nam nói bản đồ dọc này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao sự hiểu biết của công dân Trung Quốc về việc duy trì chủ quyền biển đảo.
Tại cuộc họp báo mới đây, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, nói mục đích của bản đồ mới này nhằm phục vụ công chúng Trung Quốc và kêu gọi mọi người không nên diễn giải quá mức ý nghĩa của nó.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã, nhà sử học và là một chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông tại Việt Nam, nhận xét ý nghĩa của hành động mới này từ Trung Quốc không đơn giản như cách Bộ Ngoại giao Trung Quốc trấn an công luận:
“Tất cả những hành động của họ nhằm thực hiện trong thực tế chủ quyền của họ ở đường lưỡi bò, tức 80% Biển Đông, tức là một hình thức họ xâm lăng lãnh thổ của Việt Nam đã được Luật Biển quy định.”
Truyền thông Trung Quốc nói bản đồ này dự kiến sẽ được đưa vào học đường để giảng dạy cho các thế hệ trẻ của Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã tiếp lời:
“Khi họ giáo dục giới trẻ Trung Quốc như vậy, họ tính đường lâu dài thể hiện bá quyền trên biển lẫn trên thế giới. Họ muốn khẳng định và biến thành thực tế tất cả các vùng tranh chấp là của họ. Hành động này nhằm thực thi cái biên giới của họ.”
Nhà nghiên cứu này cho rằng trước các hành động quyết liệt của Trung Quốc, Việt Nam phải chú tâm hơn nữa đến việc đẩy mạnh giáo dục ý thức chủ quyền vì công cuộc bảo vệ chủ quyền dân tộc sẽ khó khăn nếu dân chúng thờ ơ hay thiếu hiểu biết.
Thông tấn xã Việt Nam gọi bản đồ 10 đoạn của Trung Quốc là ‘trắng trợn’ ‘nuốt chửng’ Biển Đông.
Việt Nam lâu nay khẳng định bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, trái với Công ước Liên hiệp quốc 1982 về Luật Biển mà Bắc Kinh là một thành viên.
--'Lưỡi Bò' Trung Quốc phát triển thành 10 đoạn, nuốt gần trọn Biển Đông
Nguoi Viet Online