Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Triều Tiên xem Trung Quốc là “kẻ thù ngàn năm”?

-Trần Trung Đạo: Bài học tranh chấp biên giới giữa Trung Cộng và Bắc Hàn-
Ngoài Việt Nam, Trung Cộng chia sẻ biên giới với 13 quốc gia khác gồm India, Pakistan, Afghanistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Mongolia, Bhutan, Nepal, Miến Điện, Nga, Lào và Bắc Hàn.

Nếu chỉ nhìn sự phụ thuộc kinh tế của Bắc Hàn vào Trung Cộng, người ta dễ dàng đi đến kết luận Trung Cộng muốn gì được nấy, muốn đóng cọc chỗ nào đóng, muốn vẽ biên giới đâu thì vẽ, cần gì phải đưa ra bàn hội nghị, mà có đưa ra cũng chỉ là hình thức dàn cảnh ngoại giao. Không. Bắc Hàn tự cô lập khỏi thế giới văn minh, trong nhiều năm đã lệ thuộc vào Trung Cộng từng chén cơm manh áo, nhưng họ nhất định không nhượng cho Trung Cộng một tấc đất nào qua các hội nghị về đường biên giới giữa hai nước.
Mặc dù cai trị đất nước bằng một lý thuyết ngu dân hoang tưởng, bằng một chính sách độc tài sắt máu bị phần lớn nhân loại rẻ khinh, xa lánh, ba thế hệ họ Kim ít ra có một điểm mà giới lãnh đạo đảng CSVN không làm được, đó là quyết tâm giữ đất của tổ tiên họ để lại.
Vùng biên giới tranh chấp
Trung Cộng và Bắc Hàn chia sẻ biên giới dài 1,416 kilomet. Các vùng tranh chấp thuộc khu vực sông Yalu, sông Tumen và Bạch Đầu Sơn (Paektusan). Các hội nghị bí mật giữa hai nước diễn ra trước 1963 và đạt đến điểm đồng thuận vào 1963 với sự nhượng bộ từ phía Trung Cộng.
Khu vực bất đồng sâu sắc nhất là Bạch Đầu Sơn. Phía Trung Quốc cho rằng vùng núi lửa Bạch Đầu Sơn rộng 33 kilomet vuông trước đây là đất Mãn Châu, do đó ngày nay thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Phái đoàn Trung Quốc còn viện dẫn lịch sử khi cho đó là nơi dòng tộc Mãn Thanh bắt nguồn.
Bắc Hàn không đồng ý và cũng viện dẫn các dữ kiện lịch sử để chứng minh Bạch Đầu Sơn thuộc về Triều Tiên từ nhiều ngàn năm lịch sử. Đối với dân tộc Triều Tiên, Bạch Đầu Sơn là nơi Thần Hwanung kết duyên với một phụ nữ và hạ sinh con trai Tangun, và chính Tangun đã sáng lập nên Vương Quốc Choson đầu tiên trong lịch sử Triều Tiên. Một khu vực tranh chấp khác là vùng Hồ Chongji. Trung Cộng cho là thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Bắc Hàn cũng không đồng ý.
Tuy nhiên, theo nội dung thỏa hiệp biên giới 1963, hai nước đồng ý phân chia Bạch Đầu Sơn từ đỉnh và ba phần năm vùng Hồ Chongji thuộc Bắc Hàn. Vùng đất Trung Cộng nhượng cho Bắc Hàn rộng đến mức chính quyền thuôc các tỉnh biên giới như Cát Lâm (Jilin) và Liêu Ninh (Liaoning) phản đối chính quyền trung ương.
Lý do Trung Cộng nhượng bộ Bắc Hàn
1. Bắc Hàn có chung ngã ba chiến lược với Trung Cộng và Liên Xô. Khu vực biên giới giữa Bắc Hàn, Liên Xô (hiện nay thuôc Nga) và Trung Cộng giữ một vai trò chiến lược vô cùng quan trọng đối với Trung Cộng. Đây là cửa ngõ Liên Xô dùng để qua Thái Bình Dương. Cách ngã ba không xa là thành phố Vladivostok, nơi đặt bộ tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương của Liên Xô. Nhiều lần trong thế kỷ 19, thành phố cảng Vladivostok cũng là nơi diễn ra các đụng độ quân sự giữa Nga và Trung Quốc. Sau cách mạng CS 1917, Vladivostok là điểm đổ bộ của các lực lượng đồng minh tình nguyện trong đó có Tiệp, Anh, Mỹ, Canada với ý định lật đổ chính quyền CS của Lenin vừa mới được dựng lên. Thành phố này bí mật đến nỗi không cho phép một người nước ngoài nào thăm viếng. Nếu hai mặt của khu vực tam giác chiến lược này thuộc về Liên Xô sẽ là một đe dọa quân sự nghiêm trọng với Trung Cộng.
2. Đạo đức giả “Giết không được tha làm phước”. Trong giai đoạn 1965, quan hệ giữa Mao và Kim Nhật Thành trở nên căng thẳng vì thái độ nghiêng về phía Liên Xô của họ Kim. Mao nổi giận tuyên bố đòi 160 kilomet vuông chung quanh Bạch Đầu Sơn phải giao nộp cho Trung Cộng để trả nợ cho các khoản chi dùng kinh tế, quân sự mà Trung Cộng đã cung cấp cho Bắc Hàn trong chiến tranh Nam-Bắc Triều Tiên 1950-1953. Bắc Hàn chẳng những không chịu mà còn đánh trả các xâm phạm quân sự gây ra từ phía Trung Cộng. Tháng 11 1970, cần phải dồn nỗ lực giải quyết các bất ổn nội bộ sau Cách Mạng Văn Hóa, Mao rút lại đòi hỏi về lãnh thổ. Bắc Hàn, một lần nữa, đạt thắng lợi mà không phải chịu đựng một thiệt hại nào.
3. Lấy lòng Bắc Hàn trong tranh chấp Trung-Xô. Rạn nứt về cả tư tưởng chính trị lẫn đường lối bang giao quốc tế giữa Liên Xô và Trung Cộng bắt đầu sau khi Nikita Khrushchev nắm quyền lãnh đạo đảng CS Liên Xô. Khi mâu thuẫn Trung-Xô gia tăng, phong trào CS quốc tế chia làm ba cánh, một cánh đa số ủng hộ Liên Xô, một cánh đóng vai trò trung lập như Nam Tư, Việt Nam và một số nhỏ khác như Albany ủng hộ Trung Cộng. Trung Cộng hơn bao giờ hết cần sự ủng hộ của Bắc Hàn. Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Cộng, chỉ thị phái đoàn đàm phán Trung Cộng tránh xung đột và chấp nhận yêu sách của phái đoàn Bắc Hàn. Đáp lại, trong hội nghị các đảng CS quốc tế tổ chức tại Moscow vào tháng 10, 1966, Bắc Hàn không tham dự.
4. Nỗi sợ bị bao vây. Như người viết đã trình bày trong nhiều loạt bài về Trung Cộng, tất cả các yếu tố nêu trên đều phát xuất từ mối lo truyền thống của các lãnh đạo Trung Cộng, là mối lo bị bao vây. Toàn bộ biên giới phía Bắc Trung Quốc, bao gồm vùng Ngoại Mông đều thuộc quyền kiểm soát của Liên Xô. Trong chiến tranh biên giới giữa Trung Cộng và Ấn Độ 1962, Liên Xô đứng về phía Ấn. Ngay cả khi Khrushchev bị hạ bệ 1964, rạn nứt cũng không có cơ hội hàn gắn, mâu thuẫn không có cơ hội giải quyết mà còn sâu sắc hơn. Chu Lân Ai tố cáo Liên Xô dưới thời Leonid Brezhnev là một loại chế độ “Khrushchev không có Khrushchev”. Vùng độn quan trọng nhất Trung Cộng phải giữ là Bắc Hàn.
Bài học đàm phán biên giới giữa Bắc Hàn và Trung Cộng
- Nam Hàn ủng hộ Bắc Hàn trong tranh chấp biên giới với Trung Cộng: Như cả thế giới đều biết Nam và Bắc Hàn vẫn còn trong tình trạng chiến tranh nhưng có một lập trường họ luôn chia sẻ đó là bảo vệ lãnh thổ của tổ tiên. Khi Bắc Hàn và Trung Cộng tranh chấp biên giới Đông Bắc, Nam Hàn tuyên bố ủng hộ Bắc Hàn. Một lý do, vùng Bạch Đầu Sơn là chiếc nôi của dân tộc Triều Tiên và lý do khác, sự ủng hộ của Nam Hàn, một quốc gia dân chủ, sẽ gia tăng áp lực và đón nhận thêm cảm tình của khối tự do Tây Phương. Trung Cộng phải giải quyết xung đột nhanh chóng vì không muốn Nam Hàn liên quan sâu đến tranh chấp dù chỉ trên mặt trận ngoại giao và truyền thông. Điều mà Trung Cộng không muốn nhất là Bắc Hàn trở thành một nước dân chủ hay thống nhất dưới thể chế dân chủ.
- Khai thác yếu điểm của Trung Cộng: Chiến lược đàm phán biên giới của Trung Cộng bị chi phối bởi chính sách an ninh chung của cả nước trong từng thời kỳ. Theo tổng kết của M. Taylor Fravel trong biên khảo xuất sắc “Regime Insecurity and International Cooperation”, từ 1949, Trung Cộng tham gia 23 cuộc hội nghị về biên giới với các nước láng giềng; trong số đó, Trung Cộng đã 19 lần phải chấp nhận phần lớn các đòi hỏi của các nước tranh chấp. Nghĩa là, nếu có sự phân chia vùng lãnh thổ tranh chấp, Trung Cộng nhận ít hơn 50 phần trăm. Yếu tố an ninh của Trung Cộng được đặt lên thứ tự ưu tiên trong đàm phán. Tại Trung Quốc, người Hán chiếm 90 phần trăm dân số và chỉ 10 phần trăm còn lại thuộc các dân tộc thiểu số nhưng 10 phần trăm này kiểm soát các vùng đất bao la dọc biên giới. Giống như Liên Xô, quyền lực của Trung Cộng mạnh ở trung tâm nhưng rất lỏng lẻo tại các địa phương xa. Chọn lựa của Trung Cộng là chọn lựa của thế yếu chứ không phải để hòa giải với láng giềng. Trong trường hợp đàm phán với Bắc Hàn, sự ổn định của vùng độn Bắc Hàn quan trọng hơn vài trăm kilomet đất vùng Bạch Đầu Sơn.
- Nước nhỏ chưa hẳn là nước yếu. Bang giao quốc tế là một cuộc đấu tranh chính trị cân não. Trong thời đại toàn cầu hóa, sự phụ thuộc giữa các quốc gia sâu sắc hơn thời kỳ Chiến tranh Lạnh và hai cuộc thế chiến trước đây, do đó, cuộc đấu tranh lại càng khó khăn, phức tạp và có thể phải chấp nhận nhiều rủi ro hơn. Cho dù theo đuổi bao nhiêu mục tiêu, đối với một quốc gia, tại mỗi thời kỳ nhất định, chỉ có một ưu tiên tối thượng. Bảo vệ sức mạnh trung tâm là ưu tiên tối thượng của Trung Cộng. Những nhân nhượng của Trung Cộng qua các tranh chấp về biên giới cho thấy rõ một điều quốc gia nào cũng cần ổn định để phát triển nhưng Trung Cộng cần ổn định hơn bất cứ quốc gia nào khác. Trong thời kỳ Liên Xô còn tồn tại, Bắc Hàn khai thác xung đột giữa hai đàn anh CS để có lợi cho mình và nay đang khai thác mâu thuẫn Mỹ -Trung để củng cố vị trí của Bắc Hàn trong bàn cờ địa lý chính trị vùng Nam Á.
Người viết không phân tích hay đối chiếu cách xử sự của lãnh đạo CS Việt Nam và Bắc Hàn bởi vì một người có hiểu biết chính trị căn bản nào cũng biết mục tiêu tối thượng của lãnh đạo CSVN là duy trì quyền cai trị trên đầu trên cổ nhân dân Việt Nam bất chấp đất đai, rừng, biển của tổ tiên để lại bị chiếm đoạt. Tập Cận Bình biết rõ gan ruột của lãnh đạo CSVN nên rất khinh thường họ. Sự kiện máy bay Trung Cộng vi phạm không phận Việt Nam không chỉ một lần mà mấy chục lần là một ví dụ điển hình. Nếu báo chí quốc tế không lên tiếng trước rồi lãnh đạo CSVN cũng tiếp tục “ngậm bồ hòn làm ngọt” như đã từng chịu nhục suốt 40 năm qua.
Trần Trung Đạo
Tham khảo:
- M. Taylor Fravel (2005). Regime Insecurity and International Cooperation, Explaining China’s Compromises in Territorial Disputes, Belfer Center for Science and International Affairs
- Morse Tan (2015). North Korea, International Law and Dual Crisis, pp 81-88, Routledge, NY
- Bruce Elleman, Stephen Kotkin, Clive Schofield (2013). Beijing's Power and China's Borders: Twenty Neighbors in Asia, pp 110-124, NY
- Daniel Gomà Pinilla (2004). Border Disputes between China and North Korea, China Perspectives
- Conferences of the Communist and Workers Parties, The Great Soviet Encyclopedia (1979).
- Sino-Soviet Split. Wikipedia
- China–North Korea border Wikipedia


-Triều Tiên xem Trung Quốc là “kẻ thù ngàn năm”?
(NLĐO) – Trong 40 ngày vắng mặt, ngoài việc xử tử 12 quan chức cao cấp, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được cho là tăng cường giáo dục tư tưởng để củng cố vị thế.

Quan chức các cấp ở Bình Nhưỡng đã nhận được chỉ thị của ông Kim Jong-un nói rằng “Nhật Bản là kẻ thù trăm năm, Trung Quốc là kẻ thù ngàn năm”, theo tờ Sankei (Nhật Bản).

Xét trên động thái đẩy mạnh ngoại giao trong khu vực và thế giới của Triều Tiên gần đây, một số nhà phân tích nhận định Bình Nhưỡng có chủ đích thoát khỏi sự phụ thuộc vào Bắc Kinh.



Thông tin xử tử 12 quan chức cao cấp đăng tải trên Sankei. Ảnh: SOHU



Sankei còn tiết lộ gần đây Triều Tiên đã mua số lượng lớn thiết bị nghe lén từ Đức để kiểm soát quan chức nước này ở phạm vi rộng hơn, củng cố vị thế của cấp lãnh đạo.

Cũng theo Sankei, vụ xử tử 12 quan chức diễn ra hôm 6-10 tại trường bắn một học viện quân đội ở ngoại ô Bình Nhưỡng. Lực lượng cảnh sát mật của Cục An ninh quốc gia Triều Tiên đã tử hình 10 người, trong đó có 3 quan chức thuộc đảng Lao động nước này.

Ngày 11-10, thêm 2 thư ký cao cấp của đảng ở thành phố Haeju bị hành quyết. Phương thức hành động lần này của Triều Tiên được cho là tương đồng với vụ thanh trừng người dượng Jang Song-thaek của ông Kim Jong-un hồi tháng 12-2013. Tội danh của những nhân vật bị xử tử được cho là giống với ông Jang.



Ông Kim Jong-un đã chỉ thị cho quân đội thường xuyên tập trận. Ảnh: CFP



Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo ngày 23-10 nói rằng dường như ông Kim Jong-un vẫn nắm quyền kiểm soát Triều Tiên, ít nhất là “vẻ bề ngoài”. “Sự cô lập về ngoại giao và khủng hoảng kinh tế kinh niên của họ sẽ làm gia tăng bất ổn về lâu dài” – ông Han phát biểu trước báo giới tại Lầu Năm Góc sau khi gặp người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel.

Mỹ và Hàn Quốc cũng đã nhất trí duy trì quyền chỉ huy thời chiến đối với lực lượng liên quân tại Hàn Quốc trong tay Washington. Quyền chỉ huy này bị hoãn chuyển giao cho Seoul đến tháng 12-2015 theo đề nghị của chính Hàn Quốc sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ ba vào tháng 2-2013.

Tân Hoa Xã ngày 24-10 dẫn thông báo của Đài Truyền hình Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin ông Kim Jong-un giám sát diễn tập quân sự. Diễn tập có sự tham gia của máy bay trực thăng, tên lửa vác vai và các loại pháo tự hành. Theo KCNA, ông Kim Jong-un đã chỉ thị cho quân đội thường xuyên tập trận.
H.Bình (Theo WCT, Sohu, Reuters, Tân Hoa Xã)



Triều Tiên: Hàng loạt quan chức cấp cao biến mất bí ẩn
Triều Tiên thả tù nhân Mỹ, xử tử quan chức
Hàn Quốc - Triều Tiên đọ súng trên bộ
Hai miền Triều Tiên trắng tay rời Bàn Môn Điếm
Hàn Quốc - Triều Tiên bí mật đàm phán quân sự cấp cao






-Cây gậy của Kim Jong-un và sự cởi mở thông tin ở Triều Tiên
"Bằng cách xuất hiện trở lại, ông Kim muốn cho cả thế giới biết ông vẫn còn điều hành nhà nước", giáo sư nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Dongguk nói.
Truyền thông Triều Tiên đầu tuần này đăng ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un đến thăm một khu liên hợp tại nước này, đánh dấu sự xuất hiện trở lại sau 40 ngày vắng mặt trước công chúng. Các hình ảnh cho thấy ông Kim phải sử dụng gậy chống khi di chuyển.


Việc ông Kim Jong-un không xuất hiện trong các sự kiện quan trọng trong 40 ngày trước đó đã làm dấy lên nhiều đồn đoán về tình hình sức khỏe của ông, cũng như khả năng có thay đổi trong bộ máy quyền lực tại Bình Nhưỡng.

"Bằng cách xuất hiện trở lại, ông Kim muốn cho cả thế giới biết ông vẫn còn điều hành nhà nước", Washington Post dẫn lời Koh Yoo-hwan, một giáo sư nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Dongguk ở Seoul, cho biết.

Theo ông John Delury, một chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Yonsei, Seoul, trong khi cây gậy là một sự thừa nhận thẳng thắn về vấn đề sức khỏe của ông Kim, nó cũng là một cách khéo léo để biến điểm yếu thành lợi thế. Việc lựa chọn cây gậy còn mang ý nghĩa về tuổi tác và sự khôn ngoan, khác với việc dùng xe lăn hoặc nạng.

Ông Kim Jong-un sinh năm 1983. Khi ông lên nắm quyền gần ba năm trước, truyền thông nước này cố gắng nhấn mạnh tuổi đời còn trẻ của ông là minh chứng cho sức mạnh.

"Bây giờ, họ có một vấn đề rằng một người mới ngoài 30 tuổi lại bước đi khập khiễng, vì vậy, họ biến nó thành một cách để chứng tỏ ông Kim phải hy sinh cho dân tộc. Đồng thời, nó cũng thể hiện nhà lãnh đạo trẻ đang ngày càng chín chắn, vì cây gậy là vật dụng biểu tượng cho một quý ông".

Điều đó khiến Kim Jong-un mang dáng dấp như cha và ông nội mình, những người được truyền thông nước này miêu tả là các nhà lãnh đạo qua đời khi đang cống hiến tận tụy cho đất nước. Cây gậy còn khiến nhà lãnh đạo trẻ thêm phần sang trọng.

Kim Yong Hyun, giáo sư nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Dongguk, Seoul cũng đồng ý rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể muốn biến cây gậy thành một biểu tượng thể hiện rằng ông đặt hạnh phúc của người dân lên trước bản thân.

"Ông Kim đang chứng tỏ nếu ông ấy vẫn đủ khỏe mạnh để ra ngoài gặp gỡ người dân, ông không ngại chống gậy khi di chuyển. Ông Kim cũng muốn nhanh chóng dập tắt những tin đồn về quyền lực của mình, bằng cách tái xuất trước khi hồi phục hoàn toàn", Bloomberg dẫn lời giáo sư Kim.

"Những người dân thường sẽ thấy ông gần gũi hơn và thông cảm cho ông", Daniel Pinkston, nhà phân tích Triều Tiên tại Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế, cho biết. Bộ máy tuyên truyền nước này có thể sử dụng sự tái xuất của ông làm bằng chứng cho thấy rằng ngay cả những nhà lãnh đạo cũng phải đối mặt với thách thức, và ông Kim đã chiến thắng chúng.

Theo Pinkston, các bức ảnh cũng nhấn mạnh sự khác biệt giữa ông Kim và cha mình. "Cha ông luôn giữ khoảng cách với cấp dưới, nhưng Kim Jong-un lại bắt tay, quàng vai, vỗ lưng các nhân viên. Ông ấy có phong cách giống như Bill Clinton hay Tony Blair", ông nhận định.

Sự trở lại của Kim Jong-un cũng gửi một thông điệp rất quan trọng từ Bình Nhưỡng đến thế giới.

"Đây là một minh chứng cho quyền lực mạnh mẽ của ông Kim. Nó bền vững hơn những gì các nhà quan sát nghĩ", Wall Street Journal dẫn lời Peter Beck, một chuyên gia kỳ cựu về Triều Tiên tại Học viện Thế giới quan mới ở Seoul, cho biết. "Việc không có gì xảy ra khi ông Kim vắng mặt đồng nghĩa với việc chúng ta cần phải suy nghĩ lại về quan điểm cho rằng Triều Tiên không ổn định", ông nói.

Thay đổi dưới thời Kim Jong-un 

Sự kiện nhà lãnh đạo Triều Tiên xuất hiện trở lại trước công chúng còn thể hiện rằng đất nước bí ẩn này đang ngày càng minh bạch về thông tin hơn dưới thời ông Kim Jong-un.

Việc truyền thông nước này đăng ảnh ông chống gậy khi thị sát là một sự thay đổi lớn, vì bộ máy tuyên truyền của Triều Tiên vốn luôn miêu tả Kim Jong-un, cha và ông nội của ông là "vô cùng khỏe mạnh". Trong quá khứ, điều này có nghĩa là báo giới không được đưa tin các nhà lãnh đạo lâm bệnh. Khi truyền thông phương Tây cho rằng cố Chủ tịch Triều tiên Kim Jong-il bị đột quỵ vào năm 2008, báo giới nước này chưa bao giờ thừa nhận điều đó, họ chỉ công bố hình ảnh khi ông hoàn toàn khỏe mạnh. Cố chủ tịch Triều Tiên Kim Il-sung, ông nội của Kim Jong-un, cũng luôn cẩn thận khi chụp ảnh.

Theo Lim Byung-cheol, phát ngôn viên của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, truyền thông nhà nước Triều Tiên chưa bao giờ đăng ảnh ông Kim Jong-il hay ông Kim Il-sung dùng gậy hoặc nạng.

Một ví dụ khác về sự cởi mở về thông tin của Triều Tiên là cuộc thanh trừng công khai chú rể của lãnh đạo Kim Jong-un, ông Jang Song-thaek hồi tháng 12/2012. KCNA và Rodong Sinmun ngày 9/12/2013 công bố một loạt các tội danh của ông Jang. Cùng ngày, truyền hình nước này còn phát những hình ảnh khi ông Jang bị bắt tại một cuộc họp đảng. Vài ngày sau đó, truyền thông Triều Tiên đưa tin ông Jang bị xét xử bởi tòa án quân sự đặc biệt của Bộ An ninh và đã thừa nhận tất cả tội danh. Sau đó, ông Jang bị kết án và xử tử.

Andrei Lankov, một chuyên gia người Nga về Triều Tiên, vào thời điểm đó đã khẳng định việc công khai vụ xét xử ông Jang là "chưa có tiền lệ trong lịch sử Triều Tiên". Ông Lankov giải thích rằng "kể từ cuối những năm 1950, tất cả các cuộc thanh trừng ở nước này đều được thực hiện bí mật, truyền thông không đề cập trực tiếp và chỉ nhắc đến vụ việc rất lâu sau khi nó xảy ra. Ngay cả vào đầu những 1950, khi việc thanh trừng quan chức Triều Tiên được công khai, báo giới nước này cũng chỉ đưa ra những bài tin ngắn gọn với rất ít chi tiết. Việc công khai xử lý ông Jang thật sự chưa có tiền lệ".

Hồi tháng 4/2012, Triều Tiên phóng một vệ tinh bằng tên lửa tầm xa để kỷ niệm một trăm năm ngày sinh cố lãnh đạo Kim Il-sung. Bình Nhưỡng sau đó thông báo vệ tinh không bay vào quỹ đạo được định trước. Theo New York Times, đây là lần đầu tiên chính quyền của ông Kim Jong-un thừa nhận thất bại trong một vụ phóng tên lửa tầm xa.

Tương tự, khi một tòa nhà chung cư 23 tầng bị sập ở Bình Nhưỡng hồi tháng 5, Triều Tiên thừa nhận rằng nó được "xây dựng cẩu thả" và "giới giám sát công trình vô trách nhiệm trong công việc". Một ngày sau khi vụ việc xảy ra, báo giới nước này đăng ảnh các quan chức "cúi rạp người xin lỗi" một đám đông người dân tại công trường xây dựng. Đây là một trong vài lần hiếm hoi truyền thông Triều Tiên đưa tin về sự kiện có tính chất tiêu cực.

Bình Nhưỡng gần đây còn thừa nhận nước này có "trại cải tạo lao động", mặc dù mô tả nó khá khác với lời kể của những người trốn khỏi nước này. Triều Tiên cũng bắt đầu tham gia với Liên Hợp Quốc về vấn đề nhân quyền, mặc dù theo cách hạn chế nhất.

Ngoài ra, trong khi ông Kim Jong-il khá kín đáo về cuộc sống cá nhân, ông Kim Jong-un đã công khai vợ ông, phu nhân Ri Sol-ju, chưa đầy một năm sau khi trở thành lãnh đạo tối cao của Triều Tiên.

"Bình Nhưỡng có dấu hiệu cởi mở hơn, ít bí ẩn hơn", ông Delury nhận xét.

Tuy nhiên, theo The Diplomat, sự minh bạch trong thông tin này không thể hiện sự thay đổi trong chính quyền, mà là trong xã hội nước này. Nhiều người dân Triều Tiên hiện có thể truy cập tin tức và thông tin từ các nguồn nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, và các nơi khác. Bình Nhưỡng nhận ra rằng công dân nước mình sẽ được biết về các sự kiện quan trọng như một vụ phóng tên lửa thất bại hay ông Kim Jong-un bị ốm. Do đó, họ tự công khai những thông tin này theo cách họ muốn cho người dân Triều Tiên, thay vì để báo nước ngoài làm điều đó.Nguồn Vnexpress


-Kim Jong-un đã bị chuyển ra khỏi Bình Nhưỡng?
Jang Jin-sung – cựu quan chức tuyên giáo cho lãnh tụ Kim Jong-il, đã cho CNN biết rằng Kim Jong-un đã không còn là “lãnh tụ tối cao” của Triều Tiên từ năm 2013 trong khi một chuyên gia về Triều Tiên cho biết "đã nhận được tin Kim Jong-un đã bị chuyển ra khỏi thủ đô Bình Nhưỡng"
 Jin-sung trốn khỏi Triều Tiên cách đây 10 năm, cho biết them là “nhiều nguồn tin từ lãnh đạo cao cấp” cho biết quyền lực thực sự tại Triều Tiên đang thuộc về Phòng Tổ chức – Hướng dẫn (OGD).
Các bản báo cho hay OGD có quyền hạn trong việc tuyển chọn và giáng chức các quan chức lãnh đạo của Triều Tiên. Tổ chức này trước đây rất gần với ông Kim Jong-il, cha của Kim Jong-un, nhưng Jin-sung nhận định với CNN rằng, OGD không tha thiết với người kế nhiệm của Kim Jong-il.
Trong khi đó, báo The Inquistr tường thuật rằng em gái của Kim Jong-un mới chính là người đang nắm giữ quyền lực tại Triều Tiên trong lúc anh trai mình “đang ốm”. Hiện tại, thủ đô Bình Nhưỡng vẫn đang ở trong tình trạng “khóa cửa”.
Tờ Headlines & Global News loan tải nhận định của chuyên gia về Triều Tiên – ông Toshimitsu Shiemura, rằng: “Những gì đang diễn ra cho thấy có hai khả năng đang xảy ra ở Bình Nhưỡng: hoặc là đã có một nỗ lực đảo chính hoặc là đang có những động thái che giấu một âm mưu nhắm vào lãnh đạo. Nếu đó là cuộc đảo chính do quân đội hậu thuẫn thì tình hình ở Bình Nhưỡng là rất nguy hiểm. Và tôi cũng có nghe một số thông tin cho rằng Kim Jong-un đã bị chuyển ra khỏi thủ đô”.
Kênh truyền hình Al Jazeera nhận định rằng các quan chức hàng đầu Triều Tiên bất ngờ tham dự lễ bế mạc Asian Games hôm qua tại Hàn Quốc là một “chỉ dấu cực kỳ hiếm hoi”.
Ký giả Alex Jensen nói với Al Jazeera rằng: “Với những quan chức cấp cao như thế này (viếng thăm Hàn Quốc), bạn phải điều vào những chỗ trống. Các bạn chứng kiến 2 nhân vật từng giữ vị trí số 2 Triều Tiên đến Hàn Quốc thì mới thấy sự việc lớn như thế nào khi không có Kim Jong-un ở đây”.

Kim Jong Un 'Is No Longer In Control', Former Top North Korean Official Claims Amid Flurry Of Conspiracy Theories
The Huffington Post UK/ AP
Posted: 03/10/2014
A former top official in North Korea has claimed the secretive state's dictator Kim Jong Un "is no longer in control," amid a flurry of speculation and conspiracy theories about where the Dear Leader actually is.
North Korea's authoritarian leader has made no public appearances for three weeks, skipping a high-profile event he usually attends. An official documentary showed himlimping and overweight and mentioned his "discomfort." What has followed has been a smorgasbord of media speculation about what's eating Kim Jong Un.

Maybe it's gout, unidentified sources told South Korean reporters - or diabetes, or high blood pressure. A thinly sourced British report said the Swiss-educated dictator has been laid low by a massive cheese addiction. A headline in Seoul offers up the possibility of a common South Korean obsession: fried chicken and beer.
So what's going on? Maybe not much.
As is always the case, much more than what's seen publicly is happening behind the well-guarded scenes with North Korea's Number 1.
But just the fact that Pyongyang acknowledges that the Dear Leader is ailing suggests that he may not be suffering from anything particularly serious.
The hugely micromanaged state media, for instance, were tight-lipped when Kim's father, Kim Jong Il, suffered major health problems late in his rule.
The intense outside fascination with even scraps of information creates a scramble in South Korea and the West to play up any hint of change or turmoil in a country notorious for resisting outside prodding and for releasing information only as it sees fit.
But now, a former top counterintelligence official in North Korea, has claimed that a powerful group of officials that once reported only to Kim Jong-il, have stopped taking orders from his son.
North Korea's Organisation and Guidance Department (OGD), has "effectively taken control of the country," Jang Jin-sung told Vice News, hinting at a civil war playing out behind the scenes.
"On one hand, it's people who want to maintain a regime monopoly," Jang said. "On the other hand, it's not like people are fighting against the regime, but in a policy sense they want to take advantage to get influence. It's not actually consciously civil war, but there are these two incompatible forces at play."
Rumours of a coup are unconfirmed, a US State Department spokeswoman told reporters Monday, but Jang told Vice that since 2013 Kim Jong-un has "only serving as a puppet leader with officials from the OGD pulling the strings."
North Korea is unique: a poor, largely cloistered, fiercely proud, nominally Stalinist country led from its founding in 1948 by a family that has passed down power through three generations. It's also in possession of a handful of crude nuclear bombs and working toward producing nuclear-armed missiles that could target the mainland United States.
Because of this, there's powerful curiosity about what would happen should Kim Jong Un be incapacitated. Kim is believed to have been groomed for the leadership by Kim Jong Il after the elder man suffered a stroke in 2008. Kim Jong Un, who is thought to be 31, reportedly has at least one young daughter but no adult heirs.
The recent health speculation started when Kim, always a large man, began showing up in pictures and video noticeably heavier, and with a distinct limp. For more than three weeks, he hasn't been seen performing his customary public duties in state media coverage, according to Seoul's Unification Ministry, which monitors the North.
And then, on Thursday, his usual seat was empty at a session of the country's rubber stamp parliament. Although Kim Jong Il occasionally missed the meetings, it was the first no-show for Kim Jong Un since he took over after his father's death in late 2011, Seoul officials said.
The same day as the parliamentary meeting, the North aired a documentary with footage from August that showed a limping Kim inspecting a tile factory. "Our marshal continues to light the path for the people like a flame despite his discomfort," a narrator said.
The documentary, which was shown again Monday, marked the first and only time state media have made a direct comment on Kim's health since he took power, the Unification Ministry said.
South Korean officials told reporters Monday they don't think anything serious is happening, but that hasn't stopped the rumours.
North Korea's propaganda specialists carefully construct their media images, especially those of Kim, with an eye on the domestic elite and, to a lesser extent, on foreign, mostly South Korean, audiences.
The recent images of Kim limping and the documentary are "an attempt to quell rumours within the North Korean public and show confidence that Kim's health problems are trivial," said Koh Yu-hwan, a North Korea expert at Dongguk University in Seoul.
Kim Jong Il was reportedly a very sick man in the last years of his life, but state media was silent about the reported 2008 stroke.
Kim Jong Un is usually a near-constant one-man show in state media, but he has kept a low profile before. In 2012, he wasn't seen publicly for about three weeks, South Korean officials say.
Senior North Korean officials do vanish on occasion — sometimes for good.
After surviving several earlier purges, Kim's uncle, Jang Song Thaek, was publicly shamed and then executed on treason charges in December 2013. In 2012, North Korea purged its army chief, which also caused wild speculation in Seoul, including a report from a South Korean newspaper, citing "unconfirmed intelligence reports," that Ri Yong Ho may have been wounded or killed in a blaze of gunfire when soldiers loyal to him resisted an armed attempt to detain him. Ri's fate is still unknown.
Whatever's going on, avid North Korea watchers will get another chance for a carefully staged look on Oct. 10, when the North stages a celebration of the founding anniversary for the ruling Workers' Party.






-Lãnh đạo ngân hàng Triều Tiên ôm 5 triệu USD bỏ trốn?
(Dân trí) - Nguồn tin từ báo giới Hàn Quốc khẳng định, lãnh đạo hàng đầu một ngân hàng của Triều Tiên, có liên quan đến những quỹ bí mật của chính quyền nước này ở nước ngoài, vừa bỏ trốn cùng 5 triệu USD và đang xin tị nạn ở nước ngoài.
Thông tin được tờ JoongAng Ilbo của Hàn Quốc đăng tải, dẫn lời các nguồn tin “cấp cao”, tờ báo trên khẳng định ông Yun Tae-hyong, một lãnh đạo cấp cao của ngân hàng Korea Daesong Bank đã biến mất tại thành phố Nakhodka của Nga hồi tuần trước.

Khi bỏ trốn, ông này mang theo 5 triệu USD tiền mặt đánh cắp từ nhà băng trên. Tuy vậy khi được hãng tinAFP phỏng vấn, người phát ngôn của Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc khẳng định chưa có không tin.

“Hiện ông ta đang xin tị nạn ở nước ngoài”, nguồn tin của tờ báo trên khẳng định mà không cho biết tên quốc gia này.

Yun từng được giao nhiệm vụ huy động và quản lý các nguồn tiền bí mật cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Đông Bắc Nga, nguồn tin cho biết thêm. Hiện Bình Nhưỡng đang hối thúc giới chức nga bắt khẩn cấp Yun và trục xuất về Triều Tiên.

Korea Daesong Bank là một trong hai ngân hàng của Triều Tiên bị Washington cấm vận hồi tháng 11/2010. Bộ tài chính Mỹ khi đó khẳng định Korea Daesong Bank và Korea Daesong General Trading Corporation là những “nhân tố then chốt” của một chương trình bí mật hòng tạo nguồn tiền mặt cho giới lãnh đạo Triều Tiên.

Bộ tài chính Mỹ miêu tả 2 tổ chức này là “những điểm mấu chốt” của một mạng lưới tài chính phi pháp, được điều hành bởi Văn phòng 39 của Triều Tiên. Văn phòng này là một cơ quan chính phủ bí mật, được đồn đoán là quản lý các quỹ bí mật cũng như các hoạt động thương mại, từ mua bán vũ khí tới ma túy và tiền giả.



Thanh Tùng
Theo AFP



-Cười rụng rốn với Kim Jong-un, Obama, Putin và thủ Tướng Nhật bản =)))-
-

Một clip hài hước về Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang được loan tải trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc, clip cho thấy sự nhảy múa xuất sắc của lãnh đạo Kim Jong-un với những Kung-fu chiến đấu rất đẹp nhưng bị đánh gục bởi Tổng thống Mỹ Barack Obama . được biết người làm Clip này là một chàng trai từ Tô Châu với tên Zhang đang học tại Đại học Kyonggi của Hàn Quốc. 
Cả triều tiên đang sôi sục còn thế giới thì cười đau bụng :))


-Triều Tiên bán cho Trung Quốc quyền đánh cá trên biển... Hàn Quốc
-“Triều Tiên đã cho phép tàu Trung Quốc đánh bắt cá tại một phần vùng biển của chúng tôi ở Hoàng Hải. Khi phát hiện chuyện này, chúng tôi đã thông báo với phía Trung Quốc và yêu cầu họ không băng qua NLL để sang vùng biển Hàn Quốc”, tờ Korea Times (Hàn Quốc) dẫn lời tiết lộ của vị quan chức giấu tên nói trên.


Tàu cá Trung Quốc tại Hoàng Hải - Ảnh: Reuters

Được xem là hải giới không chính thức giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, NLL là nơi thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột giữa hai nước, theo Reuters.
Đường ranh giới trên biển này được thiết lập sau khi Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) kết thúc, mặc dù Triều Tiên không công nhận hải giới này.
Korea Times cho biết hằng năm Trung Quốc vẫn trả tiền cho Triều Tiên để tàu cá Trung Quốc được phép hoạt động trong vùng biển Triều Tiên.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Bình Nhưỡng gộp cả một phần hải phận Hàn Quốc vào khu vực cấp phép đánh cá cho Trung Quốc của mình, tờ báo Hàn Quốc cho hay.
Kể từ giữa tháng 5, đỉnh điểm của mùa cua xanh, mỗi ngày có hơn 100 tàu thuyền Trung Quốc đánh bắt gần NLL, nguồn tin của Korea Times nói.
“Tuần duyên và quân đội Hàn Quốc đã tăng cường tuần tra và ngăn cản các tàu đánh cá xâm phạm lãnh hải”, theo vị quan chức Hàn Quốc giấu tên.
*********
Triều Tiên bán cho Trung Quốc quyền đánh cá trên biển... Hàn Quốc

(TNO) CHDCND Triều Tiên đã bán cho Trung Quốc quyền đánh bắt cá tại một vùng biển của Hàn Quốc ở gần Đường biên giới phía bắc (NLL) giữa 2 nước ở Hoàng Hải, một quan chức quân đội Hàn Quốc cho hay hôm 31.5.

“Triều Tiên đã cho phép tàu Trung Quốc đánh bắt cá tại một phần vùng biển của chúng tôi ở Hoàng Hải. Khi phát hiện chuyện này, chúng tôi đã thông báo với phía Trung Quốc và yêu cầu họ không băng qua NLL để sang vùng biển Hàn Quốc”, tờ Korea Times (Hàn Quốc) dẫn lời tiết lộ của vị quan chức giấu tên nói trên.

Được xem là hải giới không chính thức giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, NLL là nơi thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột giữa hai nước, theo Reuters.

Đường ranh giới trên biển này được thiết lập sau khi Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) kết thúc, mặc dù Triều Tiên không công nhận hải giới này.

Korea Times cho biết hằng năm Trung Quốc vẫn trả tiền cho Triều Tiên để tàu cá Trung Quốc được phép hoạt động trong vùng biển Triều Tiên.

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Bình Nhưỡng gộp cả một phần hải phận Hàn Quốc vào khu vực cấp phép đánh cá cho Trung Quốc của mình, tờ báo Hàn Quốc cho hay.

Kể từ giữa tháng 5, đỉnh điểm của mùa cua xanh, mỗi ngày có hơn 100 tàu thuyền Trung Quốc đánh bắt gần NLL, nguồn tin của Korea Times nói.

“Tuần duyên và quân đội Hàn Quốc đã tăng cường tuần tra và ngăn cản các tàu đánh cá xâm phạm lãnh hải”, theo vị quan chức Hàn Quốc giấu tên.

Hoàng Uy

https://vn.news.yahoo.com/tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-b%C3%A1n-cho-trung-qu%E1%BB%91c-quy%E1%BB%81n-%C4%91%C3%A1nh-044524735.html

Tổng số lượt xem trang