Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Án cao nhất 12 năm tù cho cựu quan chức nhận “lót tay” 11 tỉ đồng

-Án cao nhất 12 năm tù cho cựu quan chức nhận “lót tay” 11 tỉ đồng

(NLĐO)- Cho rằng là người cầm đầu, giữ vai trò chính, cũng là người giữ và hưởng phần lớn số tiền “lót tay” 11 tỉ đồng, tòa tuyên phạt Phạm Hải Bằng 12 năm tù; 5 bị cáo khác từ 5,5 đến 11 năm tù.

Sáng 27-10, phiên toà xét xử sở thẩm bị cáo Phạm Hải Bằng cùng 5 đồng phạm là các cực quan chức đường sắt về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ bước sang ngày thứ 2.

Mở đầu phiên làm việc, đại diện Viện KSND TP Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa đối đáp lại quan điểm bào chữa của các luật sư tại phiên tòa.

Bào chữa cho các cựu lãnh đạo Ban Quản lý các dự án đường sắt (RPMU), thuộc Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, hầu hết các luật sư đều cho rằng các bị cáo không phạm tội.

Luật sư của bị cáo Nguyễn Nam Thái đề nghị đại diện VKS nêu rõ hành vi các bị cáo ảnh hưởng mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản là như thế nào, Nhật Bản có chấm dứt việc cấp vốn ODA hay không?

Tương tự, bào chữa cho bị cáo Phạm Hải Bằng (nguyên phó giám đốc RPMU), luật sư Hoàng Minh Được cho rằng vụ án này không có bị hại, vì vậy không thể xác định trách nhiệm bồi thường đối với các bị cáo.

Đồng quan điểm với luật sư đồng nghiệp, bà Nguyễn Thị Hằng Nga, bào chữa cho bị cáo Trần Văn Lục (nguyên giám đốc RPMU), cho rằng trong vụ án này không có nguyên đơn dân sự, JTC không có yêu cầu thu hồi số tiền đã mất, không yêu cầu xử lý các bị cáo thì không nên xử lý các bị cáo về mặt hình sự.

Đối với số tiền 11 tỉ đồng mà các cựu quan chức đường sắt đã nhận "lót tay", các luật sư cho rằng đây là số tiền của doanh nghiệp không phải là tiền của nhà nước Việt Nam, tiền của Chính phủ Nhật Bản, do vậy việc sử dụng nguồn tiền của doanh nghiệp không vi phạm pháp luật

Các luật sư cũng cho rằng, các bị cáo chỉ bị điều chỉnh bởi Luật cán bộ, Công chức chứ không bị điều chỉnh bởi luật hình sự trong vụ việc này.

Đối đáp lại bào chữa của các luật sư, kiểm sát viên nêu quan điểm: RPMU có tài khoản riêng, con dấu riêng, có tư cách pháp nhân… các bị cáo thuộc đối tượng điều chỉnh của tội lợi dụng chức vụ. Trong vụ án này có sự cấu kết đồng phạm, thống nhất từ trên xuống dưới. Các bị cáo đã thực hiện một cách quyết liệt, tích cực.

Về số tiền Kiểm sát viên khẳng định số tiền 11 tỉ đồng là bất hợp pháp. Theo dẫn chứng của kiểm sát viên, quy chế của RPMU và Tổng Công ty đường sắt Việt Nam thì nguồn hỗ trợ từ tổng công ty.

“Số tiền 11 tỉ đồng này bị phát hiện thông qua kiểm tra, kiểm toán của Chính phủ Nhật Bản. Cơ quan chức năng Nhật Bản xác nhận khoản tiền này là chi trái pháp luật. Do vậy, việc nhận tiền hỗ trợ 11 tỉ đồng của các cựu lãnh đạo RPMU và thuộc cấp là không hợp pháp” - kiểm sát viên nhấn mạnh.

Việc các luật sư cho rằng, vụ việc không ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, đại diện VKS cho biết xác minh từ phía Nhật Bản, JTC đã chi ra gần 100 triệu yen trong các dự án trong đó có Việt Nam. Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã làm việc với Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội cho thấy hành vi trên ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ hai nước.

"Bộ GTVT xác định đây là sự việc nghiêm trọng nên cần xử lý nghiêm. Trong khi đó, Quốc hội và nhân dân Nhật Bản rất quan tâm đến sự việc. Chính phủ Nhật Bản đã chính thức đình chỉ vốn ODA mới đến khi Việt Nam làm rõ vi phạm" - đại diện VKS cho biết.

Nhằm gây dựng lại lòng tin, mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, Bộ GTVT đã có văn bản gửi cơ quan điều tra Bộ Công an xử lý vấn đề trên để đảm bảo mối quan hệ, chính sách vốn ODA tại Việt Nam. Đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã có được niềm tin để tiếp tục quan hệ đầu tư với Việt Nam.

Sai phạm của các bị cáo cũng ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Những thiệt hại này không đong đếm được bằng vật chất.
Bị cáo Trần Văn Lục mong HĐXX cân nhắc, minh oan cho mình - Ảnh chụp qua màn hình
Bị cáo Trần Văn Lục mong HĐXX cân nhắc, minh oan cho mình - Ảnh chụp qua màn hình


Kết thúc phần tranh luận, HĐXX chuyển qua nghị án. Trước khi nghị án, các bị cáo được nói lời sau cùng.

Được nói đầu tiên, bị cáo Trần Văn Lục (57 tuổi, cựu Giám đốc RPMU) cho rằng, mình là người gắn bó nghề gần 30 năm trong ngành Đường sắt. Bị cáo thấy mình không đáng bị truy tố như thế này.

Trong quản lý dự án có nhiều việc là công nhưng nhìn góc độ khác lại là thành tội. Bị cáo hoàn toàn không liên quan đến dự án vì đã chuyển công tác, nên không thể nói bị cáo biết mà vẫn nhận tiền. Bị cáo nghĩ rằng, có cái gì đấy áp đặt. Vì vậy, bị cáo mong HĐXX cân nhắc, minh oan cho bị cáo.

Bị cáo sẵn sàng chấp nhận hành vi sai trái do mình gây ra song mong muốn nó khách quan, không áp đặt, có đầy đủ chứng cứ để bị cáo tâm phục, khẩu phục. “Có nhiều dự án ở Việt Nam đã bỏ lỡ chứ không phải chậm nữa. Chính vì thế, khi thực hiện dự án thường có bảo hiểm để khi rủi ro thì có bảo hiểm. Dự án bị chậm là một việc bình thường ở Việt Nam vì nhiều nguyên nhân khách quan” - bị cáo cố nhắc đến công việc.
Bị cáo Phạm Hải Bằng bật khóc khi nói lời sau cùng - Ảnh chụp qua màn hình
Bị cáo Phạm Hải Bằng bật khóc khi nói lời sau cùng - Ảnh chụp qua màn hình


Bị cáo Phạm Hải Bằng (46 tuổi, cựu Phó Giám đốc RPMU) nói bị cáo sinh ra trong gia đình 4 chị em, bố bị bệnh mất sớm. Hơn 20 gắn bó ngành đường sắt, bị cáo luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.

“Trong lòng bị cáo vẫn không biết đúng hay là sai. Bị cáo không biết mình bị tội gì (quay xuống nhìn các bị cáo còn lại và nghẹn ngào). Bao nhiêu nỗ lực của bị cáo đổ xuống sông, xuống biển. Bị cáo xuất phát từ tâm lý cùng với ban tư vấn để hoàn thành nhiệm vụ. Nếu vẫn bị quy tội bị cáo đành chấp nhận. Nhưng mong HĐXX xem xét công minh…! “Con thơ, vợ trẻ… bị cáo luôn luôn cố gắng… Cúi xin HĐXX xem xét” - Bị cáo Bằng khóc.

Bị cáo Nguyễn Nam Thái (38 tuổi, cựu Trưởng phòng thực hiện Dự án 3 RPMU): Trong số các bị cáo ở đây, bị cáo là người trẻ nhất và chức vụ thấp nhất. Khi còn gắn bó với RPMU, bị cáo luôn cống hiến hết mình và phục vụ cấp trên. Bị cáo cho rằng, cáo buộc bị cáo là đồng phạm tích cực là quá oan uổng. “Bị cáo có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vợ trẻ, con thơ… mong HĐXX xem xét bị cáo được hưởng khoan hồng” - Bị cáo Thái nói.

Bị cáo Trần Quốc Đông (51 tuổi, cựu Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, cựu Giám đốc RPMU): Bị cáo mong muốn HĐXX công minh và có đầy đủ bản lĩnh để ra được phán quyết đúng người đúng tội để ra được phán quyết công minh nhất cho bị cáo. Nói đến đây, bị cáo Đông không nói nên lời, đứng im như tượng.
Bị cáo Trần Quốc Đông nghẹn ngào nói lời sau cùng, có lúc đứng im như tượng - Ảnh chụp qua màn hình
Bị cáo Trần Quốc Đông nghẹn ngào nói lời sau cùng, có lúc đứng im như tượng - Ảnh chụp qua màn hình


“Bị cáo mong HĐXX cân nhắc các yếu tố thân nhân, đóng góp của bị cáo trong quá trình công tác để có những cái quyết định có lợi, tốt hơn cho bị cáo. Nếu bị cáo có tội, bị cáo cũng sẽ cố gắng rèn luyện, không vấp lại những lỗi tương lai”- bị cáo này nói giọng nghẹn nào.

Bị cáo Nguyễn Văn Hiếu (53 tuổi, cựu Giám đốc RPMU): Việc xảy ra trước khi bị cáo về. Nhưng với trách nhiệm là người đứng đầu thì lỗi một phần của mình. Tuy nhiên, hơn 28 năm gắn bó với ngành đường sắt, nhiều việc xảy ra không thể kiểm soát được. Gia đình bị cáo có hoàn cảnh khó khăn, mong HĐXX xem xét cho bị cáo sớm về với gia đình, cống hiến cho xã hội.

Bị cáo Phạm Quang Duy (40 tuổi, cựu Phó Giám đốc RPMU): Sau khi làm việc với cơ quan công an và Tòa án. Đến giờ bị cáo nhận thức sâu sắc. Để xảy ra vụ việc, một phần lỗi do bị cáo. Bị cáo quản lý tiền mà không theo chế độ tài chính cũng như nguồn gốc tiền.

Bị cáo sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ông bà được thưởng huân chương kháng chiến, bản thân cũng cố gắng trong công tác được giao. Bị cáo không chỉ nghĩ cho thân mình mà còn nghĩ cho thế hệ mai sau. Chỉ vì thời gian suy nghĩ còn nông nổi, chưa sâu, hiểu biết pháp luật hạn chế mà dẫn tới hậu quả lớn, đau xót hôm nay, bị cáo kính xin toà xem xét.

HĐXX tuyên bố nghỉ nghị án, tuyên án vào lúc 11 giờ 15 cùng ngày.

Chiều ngày 26-10, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo: Phạm Hải Bằng, 11-13 năm tù, buộc nộp lại hơn 3 tỉ đồng; bị cáo Trần Văn Lục (57 tuổi, nguyên giám đốc RPMU) bị đề nghị án 6-8 năm; bị cáo Trần Quốc Đông (51 tuổi, nguyên phó tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, nguyên giám đốc RPMU) án 7-9 năm...

Đến 11 giờ 30 ngày 27-10, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã có phán quyết với vụ án Trần Quốc Đông và 5 đồng phạm bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Đây là 6 cựu quan chức ngành đường sắt được xác định đã nhận “lót tay” 11 tỉ đồng từ phía Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (viết tắt là JTC).
Các bị cáo là cựu quan chức đường sắt nhận lót tay 11 tỉ đồng đang nghe tòa tuyên án
Các bị cáo là cựu quan chức đường sắt nhận "lót tay" 11 tỉ đồng đang nghe tòa tuyên án


HĐXX đánh giá vai trò của từng bị cáo trong vụ án như sau:

Bị cáo Phạm Hải Bằng chịu trách nhiệm chính, chịu trách nhiệm triển khai toàn bộ hợp đồng, trực tiếp đàm phán, nêu khó khăn với đối tác Nhật Bản để nhà thầu chi tiền, nhiều lần gợi ý, gọi điện, nhắn email, trực tiếp chỉ đạo Duy, Thái nhận tiền. Bị cáo Bằng là người cầm đầu, giữ vai trò chính, cũng là người giữ và hưởng phần lớn số tiền. Do vậy, bị cáo Bằng phải chịu mức hình phạt cao nhất.

Bị cáo Phạm Quang Duy trong quá trình thực hiện hợp đồng là người mang tiền Yên đổi ra tiền việt chi tiêu. Bị cáo là đồng phạm tích cực.

Bị cáo Nguyễn Nam Thái là điều phối viên trong tổ dự án bị cáo, có nhiệm vụ thực hiện các công việc theo phân công. Thái cũng là người tham gia soạn thảo, ký kết hợp đồng, là người gửi email yêu cầu Nhật Bản gửi tiền. Bị cáo là đồng phạm với vai trò tích cực nên cần mức hình phạt cao sau bị cáo Bằng.

Bị cáo Trần Quốc Đông được Bằng và Thái cho biết tổ dự án có nhận tiền của phía Nhật Bản tuy nhiên không ngăn chặn, chỉ đạo chấm dứt nhận số tiền sai phạm, đồng thời chính bị cáo ký giải ngân số tiền 1 tỉ Yên khi công việc chưa được hoàn thành theo hợp đồng. Bản thân bị cáo cũng hưởng lợi cá nhân, bị cáo cũng có ý chí nhận tiền từ nhà thầu. Bị cáo có vai trò đồng phạm.

Bị cáo Nguyễn Văn Hiếu là Giám đốc RPMU trong khoảng 3 năm, bị cáo có nhiệm vụ điều hành công việc trên mọi lĩnh vực của ban. Mặc dù các bị cáo Bằng, Thái cho biết thường xuyên nhận tiền. Lẽ ra phải tích cực ngăn chặn hành vi sai trái của Bằng, Thái mà để mặc cho 2 bị cáo nhận tiền của phía Nhật Bản trong suốt 3 năm bị cáo làm giám đốc. Mặt khác, bị cáo cũng trực tiếp giải ngân cho phía nhà thầu JTC khi khối lượng công việc chưa hoàn thành. Bị cáo được biếu 50 triệu đồng và hưởng lợi chung như mọi người.

Bị cáo Trần Văn Lục mặc dù chỉ làm trong giai đoạn ký kết hợp đồng khoảng 20 ngày song ngay trong thời gian ký hợp đồng, Lục biết được việc nhận tiền của các bị cáo khác nhưng Lục với tư cách giám đốc hoàn toàn có thể chấm dứt đã không làm. Bị cáo đã được Bằng biếu 100 triệu đồng. Như vậy, bị cáo Lục đã đồng phạm trong giai đoạn nhận 600 triệu đồng từ bị cáo Bằng.

Với lời bào chữa của các luật sư, cho rằng không có nguyên đơn dân sự nên không cấu thành tội phạm. Các bị cáo không tiêu tiền Nhà nước nên Nhà nước cũng không thể là nguyên đơn dân sự. Tuy nhiên, HĐXX cũng xem xét, mặc dù các bị cáo có nhận 11 tỉ đồng song hầu hết không sử dụng cá nhân mà sử dụng vào mục đích chung của tập thể.

Tại phiên toà, các bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn với hành vi của mình và cũng đã khắc phục hậu quả. Một số bị cáo cũng có thành tích trong công tác, gia đình có công với cách mạng nên xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Về dân sự, các bị cáo nhận tiền của JTC không dựa trên sự tự nguyện của đối tác nên phải nộp sung công quỹ Nhà nước số tiền 11 tỉ đồng. HĐXX cũng xét thấy cần thiết phải kê biên một số tài sản của các bị cáo để đảm bảo thi hành án. Cấm các bị cáo bị cấm đảm nhiệm chức vụ liên quan trong thời gian 5 năm sau khi mãn hạn tù.

HĐXX tuyên mức án với các bị cáo như sau:

- Phạm Hải Bằng, nguyên Phó Giám đốc RPMU: 12 năm tù, nộp hơn 4,9 tỉ đồng

- Nguyễn Nam Thái, nguyên Trưởng Phòng Dự án 3 - RPMU: 11 năm tù giam, phải nộp hơn 3,5 tỉ đồng

- Trần Văn Lục, nguyên Giám đốc RPMU: 5 năm 6 tháng tù giam, phải nộp 359 triệu

- Trần Quốc Đông, nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, nguyên Giám đốc RPMU: 7 năm 6 tháng tù giam, phải nộp 359 triệu

- Nguyễn Văn Hiếu, nguyên Giám đốc RPMU: 7 năm 6 tháng tù giam, phải nộp 359 triệu

- Phạm Quang Duy, nguyên Phó Giám đốc RPMU: 8 năm 6 tháng tù giam; truy thu hơn 2,2 tỉ đồng

-Vốn Nhật đang rời Việt Nam (TBNH DT 18-3-15)

Dòng vốn nóng đầu tư từ Nhật Bản dường như đang bớt nhiệt. Bắt đầu từ năm 2014, xu hướng giảm đầu tư của người Nhật ngày càng rõ rệt.
Một công ty chuyên sản xuất linh kiện cao su có trụ sở tại Đồng Nai từ sau Tết Nguyên đán đến nay đang phải cắt giảm lượng công việc. Đại diện DN cho biết, có đến hơn một nửa công nhân nghỉ Tết chưa trở lại làm việc, nhưng dây chuyền sản xuất không bị ảnh hưởng.

Bắt đầu từ năm 2014, xu hướng giảm đầu tư của người Nhật ngày càng rõ rệt.
Bắt đầu từ năm 2014, xu hướng giảm đầu tư của người Nhật ngày càng rõ rệt.

“Sang năm nay, tổng giá trị đơn hàng nhận được từ các đối tác Nhật Bản đầu tư trong nước chỉ bằng một nửa so với năm ngoái. Nếu năm 2014, nhà máy nhận được 4 đơn hàng thì đầu năm 2015 chỉ sản xuất 2 đơn hàng”, vị đại diện DN cho biết.

Sau khi mối quan hệ hữu nghị được thắt chặt thêm từ những chia sẻ sau thảm họa kép động đất, sóng thần tại Nhật Bản năm 2011, làn sóng đầu tư từ Nhật Bản dâng cao để phân tán rủi ro và sau những hoạt động ngoại giao và xúc tiến đầu tư gia tăng từ phía Việt Nam, dòng vốn nóng đầu tư từ Nhật Bản dường như đang bớt nhiệt. Bắt đầu từ năm 2014, xu hướng giảm đầu tư của người Nhật ngày càng rõ rệt.
Bớt nhiệt tình





Năm 2011, trong một cuộc chuyện trò cuối năm, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, ông Đoàn Xuân Hưng, từng cho biết kỳ vọng vào việc kết nối DN hai nước và dự báo việc tham gia của nhà đầu tư Nhật Bản vào công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam, cũng như khả năng hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa hai nước.


Khi đó, chỉ trong vòng nửa cuối năm, hàng tỷ USD vốn đăng ký đầu tư đã được các DN Nhật Bản cam kết rót vào Việt Nam, đưa đối tác này nhảy lên vị trí TOP đầu về vốn đăng ký nhiều nhất trong năm. Sang năm 2013, Nhật Bản đứng vị trí đầu với xấp xỉ 5,9 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký.


Tuy nhiên, tiềm năng ở một thị trường rộng lớn trên 90 triệu dân, có quan hệ đối tác chiến lược, cơ sở giao bang hữu nghị, tin cậy lẫn nhau dường như không còn được các nhà đầu tư Nhật Bản coi trọng như trước. Năm 2014, Nhật Bản chỉ còn duy trì vị trí thứ 4 trong các đối tác đầu tư vào Việt Nam với vốn đăng ký giảm khoảng 61% so với năm trước đó, còn gần 2,3 tỷ USD. Đáng chú ý là lĩnh vực sản xuất giảm cả về số dự án lẫn vốn đầu tư với mức giảm lần lượt là 10% và 15%.
Có thể, nguyên nhân khách quan là đồng Yên mất giá 25% so với USD, chuyện DN Nhật phải tính toán lại kế hoạch đầu tư là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, điều phải suy ngẫm là không phải Nhật Bản rút đầu tư ở tất cả các nước mà chuyển dịch đầu tư từ Việt Nam qua các nước khác.
Theo ông Yasuzumi Hirotaka, Giám đốc điều hành Văn phòng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP. Hồ Chí Minh, thời gian qua đã có khá nhiều DN Nhật rút khỏi thị trường Việt Nam và tìm đến những thị trường khác như Myanmar, Philippines, Thái Lan, Indonesia, thậm chí là Campuchia…
Điểm mấu chốt buộc các DN Nhật Bản phải xem xét lại chiến lược đầu tư tại Việt Nam do lợi nhuận thu được trong năm 2014 giảm thấp so với các nước khác. Cụ thể, năm 2014 có 62% số DN Nhật đang đầu tư tại Việt Nam xác nhận có lợi nhuận, nhưng số vốn đầu tư bổ sung của Nhật tại Việt Nam lại giảm 81% so với năm trước.
Cũng trong năm 2014, chỉ có các công ty Nhật trong lĩnh vực gia công xuất khẩu có lợi nhuận cao (khoảng 70%), còn khi những DN không nằm trong nhóm này lại thua lỗ đến 56%. Trong khi đó, theo một số DN Nhật Bản tại Khu công nghiệp Amatar chia sẻ, mức lợi nhuận của DN Nhật đầu tư tại các nước khác trong khu vực như Philippines, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc lại cao hơn Việt Nam.
Lũy kế cho đến tháng 2 năm nay, Nhật Bản vẫn là nhà đầu tư lớn thứ hai của Việt Nam, xét theo giá trị cam kết đầu tư. Chính vì thế, việc môi trường kinh doanh của Việt Nam kém cạnh tranh hơn so với các đối thủ trong khu vực, trong mắt người Nhật, đặt ra nhiều điều. Nó đồng thời là biểu hiện sự đi xuống của môi trường kinh doanh và cảnh báo về sự sụt giảm dòng vốn quan trọng đối với tăng trưởng của nền kinh tế.
Nội lực và chính sách là rào cản
Trên thực tế, những khó khăn về chính sách, thủ tục tại Việt Nam có góp phần rất lớn vào việc suy thoái đầu tư hay không là điều mà nhiều DN cần biết. Ông Hirotaka thừa nhận, tính đến thời điểm này, các DN Nhật giảm đầu tư sản xuất tại Việt Nam chung quy vì thủ tục nhiêu khê.
Chẳng hạn, trong khi đa số DN ngành công nghiệp phụ trợ Nhật Bản có quy mô nhỏ, theo làn sóng giảm thiểu rủi ro từ sau thảm họa kép muốn đầu tư ra nước ngoài. Một số DN có ý định chuyển toàn bộ thiết bị máy móc từ nhà máy cũ sang Việt Nam, nhưng lại vướng phải quy định cấm nhập khẩu máy móc cũ. Do đó, một số dự án đầu tư đã bị chững lại.
Với các DN lớn, quy mô đa quốc gia đến từ Nhật Bản, khi đầu tư vào ngành sản xuất, họ cần nhiều hỗ trợ về nguồn cung ứng nguyên vật liệu cũng như chính sách ưu đãi từ các chính phủ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, họ đã không tận dụng được điều này. Có thể thấy, tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam là 14,4% trong khi Trung Quốc là 38,2%, Thái Lan 23,2%.
Luật sư Manfred Otto (Văn phòng Duane Morris) trong một lần tới Việt Nam để kết nối giao thương cho biết, trong năm 2014 có khoảng 100 DNNVV của Nhật Bản tìm kiếm đối tác tại Việt Nam. Các DN này phần lớn kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất kim loại và nhựa.
Yêu cầu mà các DN Nhật đặt ra là các DN có kỷ luật trong quy trình sản xuất, chất lượng các sản phẩm đồng đều với tỷ lệ trên 60% nhằm giảm chi phí đầu tư. Điều này đòi hỏi ngành công nghiệp phụ trợ trong nước phải tập trung và nâng cao chất lượng hơn nữa.
Dù đầu tư rất mạnh vào lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam, song ông Masaaki, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bridgestone của Nhật Bản chia sẻ rằng hầu hết DN Nhật vẫn chưa xin được chính sách ưu đãi cho DNNVV. Hiện tại, mới chỉ có một DN Nhật là Kyocera tận dụng được chính sách hỗ trợ về công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam, nhưng công ty này không chuyên về công nghiệp hỗ trợ mà là về lắp ráp.
Tương tự, luật sư Manfred Otto chia sẻ rằng, luật kinh doanh chưa quản được hết hoạt động của DN Việt Nam. Trong đó, kế toán cũng là vấn đề các DN Nhật luôn thận trọng vì hiện tượng một DN Việt có nhiều sổ kế toán cũng khá phổ biến. Một khó khăn khác đặt ra trong quá trình hợp tác với DN Việt, các DN Nhật gặp trở ngại chính từ việc không tìm được nhân sự đủ chất lượng để chuyển giao kỹ thuật…
Để giữ được nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bản, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, Việt Nam cần có sự cải thiện rất căn bản về môi trường đầu tư, những điều chỉnh về luật đầu tư, luật DN cũng như giảm thuế, giảm lãi suất và rất nhiều yếu tố giúp giảm chi phí cho các DN đầu tư.
Ngoài ra, xu hướng sắp tới sẽ hướng đến chuyển giao công nghệ nguồn, sản xuất ở chuỗi giá trị cao hơn, nâng cao công tác quản lý... để áp dụng vào thực tế, tăng nội lực cho nền DN Việt Nam trong mắt NĐT Nhật.
Nhiều DN cũng kỳ vọng Chính phủ nên nỗ lực cải cách thể chế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam sẽ là nền tảng duy trì sự ổn định và tăng trưởng của dòng vốn FDI trong năm 2015.
Theo Bắc - Nam
Thời báo Ngân hàng




 >> Vốn đầu tư mới của Nhật Bản vào Việt Nam giảm 81% trong 2014
 >> Nhật Bản sẽ không dừng các dự án ODA đối với Việt Nam
 >> Nhật Bản ồ ạt rút đầu tư khỏi Trung Quốc



-Báo cáo của WB về một số dự án dành cho VN: http://www-wds.worldbank.org/external/default/WDSContentServer/WDSP/IB/2013/04/25/000442464_20130425103308/Rendered/PDF/741010PAD0P121010Box374388B00OUO090.pdf

-Tám dự án ODA tại Việt Nam bị WB đưa vào danh sách đen
-Dự án giao thông đô thị Hà Nội đứng đầu danh sách đen của WB. (Hình: TBKTSG)
-HÀ NỘI (NV) - Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) vừa công bố danh sách đen (black list) - liệt kê các dự án ODA tại Việt Nam đã vay tiền của World Bank để thực hiện nhưng không đạt yêu cầu của tổ chức này.

Trong danh sách vừa kể của World Bank (WB) có tám dự án đã được đưa vào danh sách đen nhiều năm song vẫn chưa hoàn tất, tỷ lệ giải ngân thấp.



Dẫn đầu là dự án giao thông đô thị thành phố Hà Nội: Nằm trong danh sách đen đã 60 tháng, thời gian thực hiện dự án đã 7 năm nhưng tỷ lệ giải ngân chỉ mới 30%. Kế đó là các dự án: Hiện đại hóa quản lý thuế; Phát triển năng lượng tái tạo; Hệ thống hiện đại hóa khu vực tài chính và quản lý thông tin; Ðại học Việt Ðức; Hỗ trợ quản lý rác thải; Quản lý rác thải công nghiệp; Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án.

Theo tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, tại một cuộc họp của chi nhánh WB ở Việt Nam, ông Keiko Sato - người phụ trách bộ phận quản lý danh mục đầu tư và thực hiện dự án của WB, cảnh báo, số lượng dự án trong danh sách đen đang tăng và các dự án đó càng ngày càng chậm có chuyển biến tích cực.

Ông Sato nhận định, các dự án ODA (tài trợ để hỗ trợ phát triển) trong danh sách đen của WB có nhiều nhược điểm giống nhau, chẳng hạn khởi động khi báo cáo khả thi chưa xong, việc thu hồi đất chưa sẵn sàng, thiếu sự đồng bộ về thiết kế và dự kiến kết quả, vốn đối ứng (vốn do Việt Nam bỏ ra) thiếu hoặc chậm trễ, thiếu rõ ràng về thẩm quyền nên việc ra các quyết định cần thiết khi dự án có vấn đề trở thành chậm chạp.

Theo ông Sato, sau Trung Quốc, Ấn Ðộ và Châu Phi, Việt Nam là khách hàng lớn thứ tư của WB. Tính đến năm nay, WB đang cho vay để thực hiện 52 dự án ODA tại Việt Nam, với tổng vốn cam kết cho vay khoảng 9.7 tỉ Mỹ kim. Tuy nhiên tỉ lệ giải ngân chỉ chừng 18.6%.

Ngoài tám dự án trong danh sách đen, trong 52 dự án ODA tại Việt Nam được WB tài trợ có tới 15.3% thuộc loại rủi ro cao.

Hồi trung tuần tháng trước, ở hội nghị “Tăng cường quản trị thúc đẩy phát triển tại Việt Nam,” WB từng công bố, Việt Nam xếp thứ hai về các khiếu nại tham nhũng. Trong 20 quốc gia có nhiều khiếu nại về tham nhũng nhất, Việt Nam chỉ thua Ấn Ðộ. Theo WB, đa số khiếu nại về tham nhũng tại Việt Nam mà họ nhận được liên quan đến các dự án giao thông và cấp nước, kế đó là các dự án nông nghiệp và năng lượng.

Lúc đó, ông Anders Hjorth Agerskov, đại diện của WB, cho biết thêm, khu vực Ðông Á-Thái Bình Dương là nơi có tỷ lệ dự án bị khiếu nại về gian lận, tham nhũng cao thứ hai trên toàn cầu (dẫn đầu là Châu Phi) và Việt Nam được coi là “điểm nóng” tại khu vực Ðông Á-Thái Bình Dương. Ðáng lưu ý là ông Agerskov nhấn mạnh, có thể những con số mà WB công bố vẫn chưa phản ánh toàn bộ thực tế.

Các chuyên gia cho rằng, điểm yếu nhất khiến tham nhũng tại Việt Nam trở thành nghiêm trọng và nan giải là lề lối quản lý những dự án sử dụng vốn ODA.

Trong ba thập niên vừa qua, Việt Nam nhận được các cam kết tài trợ trị giá khoảng 80 tỷ Mỹ kim. Phần lớn nguồn tiền khổng lồ này được phân bổ cho các dự án phát triển hạ tầng kinh tế như: phi trường, cảng biển, đường sá... Trên thực tế, những biểu hiện gian lận, tham nhũng tại các dự án đó đang khiến giới tài trợ lo ngại.

Tại hội nghị vừa kể, ông Trần Ðức Lượng, phó tổng thanh tra chính phủ Việt Nam, thú nhận, việc phát hiện, xử lý hối lộ-tham nhũng chưa tương xứng vì các dự án sử dụng vốn ODA thường có quy mô lớn, phức tạp về kỹ thuật và được thực hiện trong một thời gian dài với sự tham gia của nhiều bên.

Một nguyên nhân quan trọng khác khiến các dự án sử dụng vốn ODA thường phát sinh gian lận, hối lộ-tham nhũng là việc xem các khoản vay ODA như viện trợ không hoàn lại hoặc “đời mình chưa phải lo trả,” nên không chú trọng tới yêu cầu phải sử dụng khoản vốn đó sao cho có hiệu quả.

Viên phó tổng thanh tra chính phủ Việt Nam còn đề cập tới một nguyên nhân nữa là những nhân vật đứng đầu các bộ, ngành, địa phương lo ngại việc công bố, xử lý các sai phạm sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ ngoại giao và chính sách hợp tác phát triển với giới tài trợ, thành ra chuyện chống gian lận, hối lộ-tham nhũng ở các dự án sử dụng vốn ODA không đến đâu. (G.Ð)
Tham nhũng là do Mỹ và phương Tây?
9 tháng 12 2014

VN vẫn thấp trong bảng xếp hạng tham nhũng
3 tháng 12 2014

WB liệt 8 dự án ở VN vào 'danh sách đen'
bbc -11 tháng 2 2015



Nhật tạm ngưng hỗ trợ ODA cho Việt Nam

Nhật Bản tạm ngưng viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam vì cáo buộc hối lộ liên quan tới một dự án đường sắt, truyền thông Nhật đưa tin.
Đại diện chính phủ Nhật Bản đã thông báo cho phía Việt Nam về quyết định này tại một cuộc họp song phương nhằm phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong các dự án sử dụng ODA.
Các bài liên quan

Việt Nam thay tổng giám đốc đường sắt
Khởi tố vụ 'nhận hối lộ của Nhật Bản'
VN đình chỉ thêm cán bộ để điều tra


Thông tin trên trang web của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Việt Nam cho biết cuộc họp này đã diễn ra hôm 2/6, với sự chủ trì của Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông và ông Kimihiro Ishikane, Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế của Nhật Bản.
Tuy nhiên, trang Bộ GTVT Việt Nam không nói về quyết định đình chỉ của phía Nhật Bản mà chỉ dẫn lời ông Ishikane nói "để có thể tiếp tục triển khai những dự án ODA và nhận được sự thấu hiểu cũng như sự ủng hộ của người dân cả 2 nước thì cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc vụ việc này".
Trong khi đó, các cơ quan truyền thông Nhật Bản nói Tokyo sẽ đình hoãn việc cho vay ODA giai đoạn 1 của dự án xây dựng đường sắt đô thị số 1.
Hãng tin AFP thì cho biết thêm các khoản cho vay mới cũng bị tạm ngừng.
Bản tin của hãng thông tấn AFP cho biết Nhật Bản cũng đã đình chỉ ODA cho Uzbekistan vì vụ việc liên quan JTC, và đang thảo luận với nhà chức trách Indonesia.
Tuy vậy, chính phủ Nhật Bản nói sẽ xem xét nối lại ODA cho Việt Nam tại một cuộc họp khác vào cuối tháng Sáu, dựa trên kết quả điều tra của Việt Nam.
Đặt điều kiện để nối lại ODA, Tokyo yêu cầu Hà Nội điều tra có xảy ra bê bối hay không trong các hợp đồng liên quan Tập đoàn Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
Tại một cuộc họp cuối tháng Sáu, Nhật Bản sẽ xem xét nối lại ODA sau khi xem kết quả điều tra và biện pháp phòng ngừa của Việt Nam.
Hồi đầu tháng Năm, cơ quan cảnh sát điều tra của Việt Nam đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 6 bị can nguyên là các viên chức ngành đường sắt Việt Nam.

Điều tra

"Để có thể tiếp tục triển khai những dự án ODA và nhận được sự thấu hiểu cũng như sự ủng hộ của người dân cả 2 nước thì cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc vụ việc này"."

Ông Kimihiro Ishikane, Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế của Nhật Bản


Vụ việc nổi lên hồi cuối tháng Ba, sau khi báo Nhật Yomiuri Shimbun đưa tin Chủ tịch Tập đoàn Tư vấn Giao thông Nhật Bản (JTC) khai với cơ quan công tố Tokyo việc hối lộ một quan chức Việt Nam 80 triệu yen (tương đương 16 tỷ đồng) để giành dự án có sử dụng vốn ODA trị giá 4,2 tỷ yen.

Đây là một phần trong dự án xây dựng tuyến đường sắt trên cao ở Hà Nội.
Theo báo Nhật, ông chủ tịch tập đoàn khai đã chi tiền lại quả cho các quan chức ở Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan.
Ông này được cho là đã ký vào bản khai. Trước đó ông đã tự nguyện đến làm việc với Văn Phòng Công tố Tokyo hôm thứ Ba ngày 18/3 sau khi Cục thuế Tokyo phát hiện JTC đã chi một khoản không minh bạch trị giá 130 triệu yen.
Trong tổng số 130 triệu yen chi không minh bạch này, 80 triệu yen là chi cho quan chức Việt Nam, còn 30 triệu chi ở Indonesia và 20 triệu chi ở Uzbekistan.
Tất cả đều với mục đích giúp cho JTC giành được hợp đồng các dự án có sử dụng vốn vay ODA của Nhật ở các quốc gia này.
Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Việt Nam quyết định cho thay Tổng Giám đốc Đường sắt Việt Nam, trong bối cảnh đang có điều tra nghi án nhận hối lộ từ Tập đoàn JTC (Nhật Bản).
Ông Nguyễn Đạt Tường mất chức tổng giám đốc, để chuyển sang làm thành viên chuyên trách Hội đồng Thành viên của Tổng Công ty này.
Quyết định thay ông Nguyễn Đạt Tường đã có trong tháng Năm, nhưng được công bố chính thức hôm 3/6.
Ông Vũ Tá Tùng, nguyên phó tổng giám đốc Đường sắt Việt Nam, chính thức lên thay vị trí của ông Nguyễn Đạt Tường kể từ ngày 3/6. Ông Tùng cũng đang kiêm chức Tổng Giám đốc Đường sắt Sài Gòn khi có quyết định này.
Bộ Giao thông Vận tải không nói việc ông Nguyễn Đạt Tường mất chức tổng giám đốc là có liên quan tới cuộc điều tra nghi án nhận hối lộ từ Tập đoàn JTC (Nhật Bản).
Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng nói ông Tường là người “đạo đức trong sáng” nhưng “công việc anh làm không tốt nên buộc phải thay”.
“Anh đứng đầu một đơn vị, công việc trì trệ thì anh phải làm việc khác cho phù hợp, lý do chỉ có thế,” Bộ trưởng Thăng cho biết.

Bộ trưởng Thăng: Trong 3 nước bị tố hối lộ, chỉ Việt Nam xử lý cán bộ
Dân Trí
(Dân trí) - Phủ nhận thông tin Nhật Bản lần thứ 2 dừng cấp vốn vay ODA cho Việt Nam vì nghi án nhận hối lộ xảy ra với ngành đường sắt, nhưng Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cũng thông tin mới nhất về việc xử lý cán bộ có khả năng “dính chàm” trong vụ ...
Chưa thấy ai nói Nhật cắt ODA
Bộ trưởng Thăng: 'Chưa ai nói dừng ODA'
Bộ trưởng Thăng:Bàn tham nhũng ở đâu, làm sao lãnh đạo biết?
 - -



-Nhật ‘tạm ngưng giải ngân ODA’ cho Việt Nam vì vụ hối lộ
(voa [03.06.2014]) Nhật Bản sẽ ngừng cấp các khoản vay mới cũng như tạm ngưng giải ngân viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam.

Hãng tin AFP cùng tờ Japan Times dẫn các nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nhật và Đại sứ quán Nhật Bản ở Hà Nội cho biết tin này sau cuộc họp giữa Tokyo với Hà Nội về việc sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản hôm 2/6.

Quyết định này được đưa ra hơn hai tháng sau khi xuất hiện các thông tin về việc chủ tịch một công ty tư vấn của Nhật Bản thừa nhận hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam để đổi lấy việc trúng thầu dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Chủ tịch công ty tư vấn đường sắt JTC thừa nhận hành vi đưa hối lộ trong cuộc thẩm vấn hồi tháng Ba rằng công ty đã ‘lại quả’ cho quan chức Việt Nam 80 triệu yen (tương đương hơn 16 tỷ VND) để đổi lấy một gói thầu dự án ODA tại Việt Nam trị giá 4,2 tỷ yen.

Sau đó, 6 quan chức ngành đường sắt Việt Nam đã bị điều tra, trong đó có nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam Trần Quốc Đông.

Trong một thông cáo gửi cho VOA Việt Ngữ qua email, đại sứ quán Nhật Bản ở Hà Nội có nói tới cuộc họp nhằm ‘tăng cường phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong thực hiện các dự án của Bộ Giao thông Vận tải có sử dụng ODA’ của Nhật Bản.

Thông cáo cho biết Nhật sẽ ‘ngưng giải ngân đối với các hợp đồng bị phát hiện có tiêu cực’ liên quan tới JTC.

Ngoài ra, theo thông cáo, đối với ‘các hợp đồng khác của JTC và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, phía Việt Nam tiếp tục tiến hành điều tra’.

VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện kinh tế gia Lê Đăng Doanh về quyết định của phía Tokyo. Trước hết, ông nhận định:

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Đây là một quyết định cương quyết định rất là cương quyết, và mạnh mẽ để gây sức ép đối với việt Nam xử lý vấn đề tham nhũng trong việc giải ngân ODA. Tôi thấy đây là một quyết định rất quan trọng và có tác động ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam.

VOA: Việc phía Nhật Bản ngưng giải ngân vốn ODA sẽ có tác động như thế nào đối với Việt Nam, thưa ông?

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Sẽ là một sức ép rất là lớn bởi vì Nhật Bản là nước cấp vốn ODA song phương lớn nhất đối với Việt Nam và nếu như nguồn vốn đó tạm ngưng thì sẽ có tác động rất rõ rệt đến cái việc giải ngân và đầu tư vào kết cấu hạ tầng ở Việt Nam bởi vì vốn ODA Nhật Bản tập trung vào việc tài trợ cho các công trình kết cấu hạ tầng, thí dụ như là cầu, cầu đường sắt và các công trình tương tự như vậy.

VOA: Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng, bị tác động từ tình hình căng thẳng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, thì liệu quyết định của Nhật Bản có gây tác động thêm nữa, xấu hơn nữa lên nền kinh tế Việt Nam không, thưa ông?

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Như tôi đã nói, tôi thấy đây là một quyết định sẽ gây tác động khá là mạnh mẽ đối với Việt Nam cả về mặt vật chất lẫn về mặt tâm lý, bởi vì Việt Nam hiện nay đang chịu tác động rất nhiều bởi quan hệ với Trung Quốc và tình hình đang còn diễn biến phức tạp. Phía Trung Quốc đang tỏ rõ là họ sẵn sàng tiếp tục leo thang và có những bước nguy hiểm nữa để tiếp tục hành vi độc chiếm biển Đông và xâm phạm vào chủ quyền của Việt Nam vì vậy cho nên Nhật Bản là một nước đã có bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường, quan điểm của Việt Nam nhưng nay vì một lý do khác, tức là chống tham nhũng lại phải tạm ngưng việc giải ngân vốn ODA, theo tôi, điều này sẽ tác động, khá mạnh mẽ đối với nền kinh tế Việt Nam.

VOA: Ngoài tác động về mặt kinh tế, thì rõ ràng nó cũng ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước, nhất là trong bối cảnh Việt Nam và Nhật Bản đang xích lại gần nhau trong khi đương đầu với Trung Quốc. Ông nhận định ra sao?

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Rõ ràng là Thủ tướng Shinzo Abe đã có những tuyên bố rất là mạnh mẽ ở Diễn đàn Shangri-La, và điều đó đã được người dân Việt Nam hết sức là hoan nghênh, nhưng việc ngừng giải ngân này lại là một bước khác, được tác động bởi các lý do khác, mà người dân Việt Nam thì có thể cảm thông đối với lại cái quyết định đó của Nhật Bản nhưng nó sẽ là một tác động khá mạnh mẽ và nặng nề đối với kinh tế Việt Nam.

Tôi hy vọng là phía Việt Nam sẽ có phản ứng tích cực để tiến hành việc chống tham nhũng để lại sớm có thể giải ngân được các vốn ODA của Nhật Bản bởi vì vốn ODA Nhật Bản liên quan rất nhiều tới kết cấu hạ tầng và đến những dự án quan trọng khác đối với nền kinh tế Việt Nam.

-

-Nhật Bản quay lưng, rút dần đầu tư khỏi Trung Quốc

Một Thế Giới - 06:31 03-06-2014

Trong lúc căng thẳng biển Đông leo thang do Trung Quốc đơn phương đặt giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đâm chìm thuyền ngư dân Việt Nam, báo chí Trung Quốc vừa phải thừa nhận một đòn đau từ Nhật. Chính tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc phải lên tiếng thừa nhận: “Đầu tư từ Nhật vào Trung Quốc giảm ồ ạt”.
>> Mỹ đã chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc từ 20 năm qua

>> Thủ tướng Nhật Abe sang châu Âu kêu gọi G7 lên án Trung Quốc
Dữ liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc cuối tháng 5 cho thấy đầu tư của các công ty Nhật Bản tại Trung Quốc trong quý đầu tiên giảm 46,8% so với cùng kỳ năm trước. Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) thống kê cho thấy, năm ngoái các công ty Nhật Bản đầu tư 9 tỉ USD vào Trung Quốc, giảm 33% so với năm trước nữa.


Ding Yibing, giáo sư trường kinh tế của Đại học Cát Lâm, cho biết đầu tư của Nhật vào Trung Quốc suy giảm là một xu hướng trong suốt 3 năm qua. Li Tie, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại quốc tế của Trung Quốc (ITAC), cho biết đầu tư đi xuống vì quan hệ Trung - Nhật đang xấu đi nghiêm trọng trong thời gian gần đây.

Chi phí nhân công Trung Quốc ngày càng đắt đỏ

"Nhật Bản chuyển sang hữu khuynh và tranh chấp liên quan đến quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) làm cho tình hình tồi tệ hơn, dẫn đến sự mất ổn định trong đầu tư và trao đổi thương mại", ông Li chua chát nói.


Các nhà đầu tư Nhật Bản đã từng bị thu hút bởi quy mô thị trường và tiềm năng tăng trưởng của Trung Quốc. Nhưng một sự thay đổi lớn chuyển hướng xuống Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác đã hình thành, ông Minoru Arahata, Giám đốc chi nhánh Đại Liên của JETRO cho biết.
Số liệu thống kê của tổ chức cho biết, các công ty Nhật Bản đầu tư 22,8 tỉ USD vào Việt Nam và các nước ASEAN khác như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines trong năm ngoái, cao gần gấp 3 lần với đầu tư vào Trung Quốc dù Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản.


Nhật hợp tác ngày càng chặt chẽ với ASEAN

Ông Arahata nói với Tân Hoa Xã rằng chi phí đất đai và lao động ngày càng tăng của Trung Quốc đã dẫn đến sự quay lưng của các công ty Nhật Bản. Do đó, dòng đầu tư của Nhật chuyển hướng xuống phía Nam với các nước Đông Nam Á, nơi chi phí lao động tiết kiệm hơn nhiều.

Masahito Tasuda, giám đốc điều hành JETRO, cho biết đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản đã thay đổi cấu trúc không chỉ vì chi phí lao động ở Trung Quốc mà còn do những bất đồng giữa 2 nước trong vấn đề biển đảo.

Rõ ràng, người Nhật không thể ưa thái độ hung hăng của Trung Quốc trên biển như hiện giờ. Đầu tư cho Trung Quốc để Trung Quốc mạnh mẽ rồi gây hấn với Nhật không phải là điều người Nhật mong muốn. Thà Nhật đầu tư xuống phía Nam để giúp các đồng minh trong khu vực mạnh mẽ và đảm bảo an ninh trong khu vực còn tốt hơn.


>> Ngư dân VN vạch trần bịa đặt của TQ trên CNN

>> Cần kết thúc sự mập mờ của Trung Quốc về “đường 9 đoạn"
>> Thủ tướng Nhật Abe sang châu Âu kêu gọi G7 lên án Trung Quốc
>> Giảm phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế, bằng cách nào?

>> "Không thể bỏ trứng vào chung một giỏ"
>> Mỹ đã chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc từ 20 năm qua

>> Trung Quốc đề nghị 'đi đêm', Mỹ cắt ngắn cuộc họp




Yêu cầu Trung Quốc “trả lời” gần 300 tấn hoa quả nhiễm độc tuồn sang Việt Nam

 - 

Đó là yêu cầu của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) gửi các Cơ quan chức năng phía Trung Quốc trong thông báo phát đi mới đây.
Theo đó, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) vừa có Thông báo số 896/QLCL-CL2 gửi Tổng cục Giám sát chất lượng, thanh tra và kiểm dịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (AQSIQ) và Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Thông báo nêu rõ, trong thời gian qua, NAFIQAD nhận được thông báo có 17 trường hợp lô hàng thực phẩm (gồm hoa quả và các loại củ) có nguồn gốc thực vật nhập khẩu từ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa xuất khẩu sang Việt Nam bị phát hiện có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật vượt quá mức quy định của Việt Nam.
Do đó, để tránh tái diễn trường hợp tương tự và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam;
NAFIQAD đề nghị các Cơ quan chức năng phía Trung Quốc điều tra rõ nguyên nhân vụ việc, truy xuất nguồn gốc các lô hàng vi phạm và sớm thông báo kết quả thực hiện tới NAFIQAD, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Đồng thời, yêu cầu phía Trung Quốc có kế hoạch thực hiện việc áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp đối với những lô hàng nói trên.
Trước đó, NAFIQUAD đã phát hiện 17 lô hàng vi phạm, bắt giữ 270 tấn hoa quả nhiễm hóa chất.
Có 8 loại gồm 6 loại trái cây và 2 loại củ từ Trung Quốc chứa chất độc hại bao gồm: Nho tươi, chanh tươi, hồng quả, cà rốt, táo, cam tươi, quýt tươi và củ cải trắng.
Hóa chất thuốc bảo vệ thực vật bị phát hiện đều vượt mức quy định từ 0,1-3mg/kg bao gồm: Carbendazim (dùng để diệt nấm), Difenoconazol, Thiophanate, Propargite (dùng để diệt nhện) và Methomyl.
Theo Bizlive

-
-Petrotimes đăng bài này theo báo Xinhua của TC-Đường dây nóng nghề cá Việt - Trung bắt đầu hoạt động- Không hiểu tin của VN ở chỗ nào (Cục Kiểm ngư Việt Nam)?
-(Petrotimes) - Mới đây, Cục Kiểm ngư thuộc Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Việt Nam đã khai thông kỹ thuật đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất hoạt động nghề cá trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.

-Đường dây nóng sẽ giúp các vụ việc phát sinh đột xuất trong hoạt động nghề cá trên biển

Trước đó, hồi tháng 6/2013, Bộ NN&PTNT và Bộ Nông nghiệp (Trung Quốc) ký thỏa thuận thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất trong nghề cá trên biển, có hiệu lực trong 3 năm từ ngày ký. Đến tháng 8/2013, hai phía tiến đến ký kết quy định về sử dụng đường dây nóng đó đồng thời giao 2 cơ quan làm đầu mối mỗi nước: Cục Kiểm ngư Việt Nam và Cục Ngư chính khu Nam Hải Trung Quốc thực hiện.

Theo đó, đường dây nóng sẽ tiếp nhận các thông tin về tranh chấp nghề cá, sự cố của tàu cá và ngư dân hai nước trên biển. Trong 48 giờ, bên này phải thông báo các trường hợp bắt giữ, xử lý tàu cá và ngư dân của bên kia. Xử lý, thông báo kịp thời tình hình tránh trú bão, lánh nạn khẩn cấp của tàu cá và ngư dân hai nước trên biển. Hai bên tổ chức trực ban 24/24 giờ, và dùng phương tiện liên lạc bằng fax cả tiếng Việt lẫn tiếng Trung. Trong trường hợp cần thiết, sẽ dùng đàm thoại, nếu cán bộ trực ban của Việt Nam gọi sang phía bạn sẽ dùng tiếng Trung Quốc và ngược lại; còn lãnh đạo đàm thoại sẽ có phiên dịch.
Đường dây nóng sẽ sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp, sự cố phải thông báo như: Có tranh chấp nghề cá trên biển, hai bên sẽ thông báo, nói rõ về thời gian, địa điểm xảy ra tranh chấp, số hiệu tàu cá, số đăng ký, họ tên thuyền trưởng, số lao động, thiệt hại, ý kiến của thuyền trưởng tàu cá. Ngoài ra, hai bên phải nói rõ về tình trạng tàu gặp sự cố (hỏng hóc, trôi dạt, đâm va, chìm đắm, mất liên lạc), tình trạng và sức khỏe ngư dân, xử lý tàu cá và ngư dân, hình thức xử lý, nếu bị bắt giữ phải nói rõ lực lượng bắt giữ, địa điểm tạm giữ…
Minh Châu (theo Xinhua)-

Tổng số lượt xem trang