Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Phản biện bài báo của ông Lê Ngọc Thống

-4 lý do Trung Quốc rút giàn khoan HYSY-981 sớm hơn dự định
Carl Thayer | Trà Mi lược dịch
Ngày 15 tháng Bẩy Trung Quốc thông báo rút giàn khoan dầu khổng lồ Hải Dương Thạch Du 981 (HYSY-981) sau khi đã hoàn thành các hoạt động thăm dò dầu khí và giàn khoan sẽ được kéo về lại đảo Hải Nam. Trung Quốc rút giàn khoan của họ đến một tháng trước thời hạn đã định ban đầu là ngày 15 tháng 8.
Những lý do khiến Trung Quốc rút giàn khoan HYSY-981 sớm hơn kế hoạch đã định phức tạp nhưng cho thấy ý định của họ.
HYSY-981 đã hoạt động trong vùng biển tranh chấp nằm trong khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) từ đầu táng Năm. Việt Nam phản ứng bằng cách gửi tàu Cảnh sát biển và lực lượng Giám sát Thủy sản để phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền tài Việt Nam. Quyết định của Trung Quốc rút HYSY-981 khiến cuộc đối đầu trên biển giữa tàu Trung Quốc và Việt Nam kết thúc một cách nhanh chóng như đã bắt đầu.
Thông báo rút giàn khoan của Trung Quốc ngày 15 tháng 7 làm lu mờ một bản tin cùng ngày là họ đã thả mười ba ngư dân Việt Nam bị bắt giữ trước đó.
Hai sự kiện này cho thấy sự thay đổi chiến thuật trong chính sách của Trung Quốc từ đối đầu trên biển sang ngoại giao và đối thoại chính trị. Giai đoạn hiện nay đang chuẩn bi cho các cuộc đàm phán cấp cao giữa Bắc Kinh và Hà Nội để chỉnh sửa mối quan hệ song phương của họ.
1. Chấm dứt hoạt động thm dò
Giới chức ngành công nghiệp dầu của Trung Quốc đưa ra hai cách giải thích tại sao TQ ngưng hoạt động thăm dò và di chuyển giàn khoan HYSY-981 tới đảo Hải Nam. Theo thông báo của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc thì “việc khoan dầu khí và hoạt động thăm dò của dự án Zhongjiannan đã hoàn tất đúng thời biểu vào ngày 15 tháng 7.” Trong thời gian giàn khoan HYSY-981 hoạt động, TQ đã cho khoan hai giếng thăm dò.
Wu Shicun, Giám đốc của Viện Quốc gia về Biển Đông Học của TQ (National Institute for South China Sea Studies, NISCSS), lưu ý rằng kế hoạch ban đầu cho hoạt động khoan thăm dò của HYSY-981 là một ước tính bảo thủ “đã dành nhiều thời gian hơn là thực sự cần thiết.”
Tuyên bố của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc cũng ghi nhận rằng
“một đánh giá toàn diện trữ lượng dầu khí sẽ được thực hiện dựa trên các dữ liệu và phân tích địa chất thu được nhờ những hoạt động khoan và thăm dò đó. Hoạt động trong giai đoạn tiếp theo sẽ tùy vào sự đánh giá toàn diện nêu trên.”
Trước khi giàn khoan HYSY-981 hoạt động thăn dò ở vùng Hoàng Sa, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đã đưa ra một phúc trình năm 2013, kết luận rằng khu vực xung quanh quần đảo Hoàng Sa không có tiềm năng dầu khí đáng kể.
Vào tháng Năm, các nhà ngoại giao tại Bắc Kinh báo cáo rằng giới chức của Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc tâm sự rằng khi được yêu cầu đưa giàn khoan HYSY-981 (đến vùng Hoàng Sa) họ đã từ chối, cho rằng khu vực thăm dò đó không phải là một ưu tiên cao vì nowi đó không có chứa trữ lượng dầu khí đáng kể.
Giới phân tích an ninh hàng hải truy cập được hình ảnh vệ tinh cho biết vào cuối tháng Năm hình ảnh từ giàn khoan HYSY-981cho thấy rằng HYSY-981 đã tìm được dầu khí. Các nhà phân tích cũng lưu ý rằng chỉ có khoảng 10% trữ lượng dầu khí khai thác sẽ sử dụng được.
Với kết quả của hoạt động thăm dò các nhà phân tích Trung Quốc đưa ra những đánh giá lạc quan về trữ lượng dầu khí trong khu vực phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Kang Lin, một người làm nghiên cứu tại NISCSS của Trung Quốc, báo cáo rằng HYSY-981 đã tìm thấy được một “số lượng đáng kể” dự trữ năng lượng có “giá trị thương mại khổng lồ”.
2. Bão Rammasun và vấn đề an toàn
Một bản tin của Tân Hoa Xã ngày 16 tháng 7 đưa ra lời giải thích thứ hai. Trung Quốc rút giàn khoan dầu để tránh thiệt hại vì một cơn bão sắp đến. Bản tin đã trích dẫn Qiu Zhongjian, một chuyên viên địa chất học của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, nêu rõ chương trình khoan của HYSY-981 đã tính đến những “tai biến địa chất, các vấn đề kỹ thuật và những trận bão có thể xẩy ra.” Bản tin Tân Hoa Xã kết luận, “vì lý do an toàn, HYSY-981 đã không có ngay lập tức những hoạt động thử nghiệm vì tháng bảy là đầu của mùa mưa bão.”
Thông báo ban đầu của Cục An toàn Hàng hải Hải Nam về hoạt động của giàn khoan cho biết,“công tác khoan ở Biển Đông của ‘Hai Yang Shi You 091′ … [sẽ được tiến hành từ] từ 2 Tháng năm dến 15 tháng tám …” Người ta giả hiểu rằng 15 tháng 8 là ngày liên quan đến mùa mưa bão. Và nó cũng có nghĩa là Trung Quốc đã tránh được một cam kết vô hạn định.
Vào tuần thứ hai của tháng bảy chuyên viên khí tượng học đã xác định một cơn bão đang hướng đến Philippines. Cơn bão đó đã trở thành bão cấp bavà được đặt tên là Typhoon Rammasun. Bão Rammasun đã đến đảo Luzon ngày 15-16 tháng 7 trước khi vào Biển Đông hướng đến đảo Hải Nam, miền nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam.
Giới phân tích và bình luận không thống nhất về việc cơn bão Rammasun có thể là một mối đe dọa cho HYSY-981 hay không. Một số cho rằng giàn khoan chịu được bão. Nhưng, như Sourabh Gupta của hãng Samuels International đã nói, “giàn khoan đã được sửa chữa vào năm 2013 và có thể không có khả năng chịu được những cơn bão lớn trong mùa mưa bão (Tháng Bảy-Tháng chín).”
Điều mà hầu hết các nhà bình luận bỏ qua là cơn bão Rammasun là một mối đe dọa cho hạm đội hơn một trăm tàu Trung Quốc đang bảo vệ giàn khoan HYSY-981. Giới chức Trung Quốc rõ ràng đã quyết định thận trọng để ngưng hoạt động. HYSY-981 được kéo trở lại vùng lân cận của đảo Hải Nam và lực lượng hải quân hai bên đã phân tán về các cảng gần đó để tránh bão.
3. Áp lực chính trị và ngoại giao của Mỹ
Ngay sau khi Trung Quốc công bố quyết định rút giàn khoan, đã có những suy đoán về những yếu tố khác – như địa chính trị – có thể có ảnh hưởng đến quyết định của TQ. Bonnie Glasser, một nhà phân tích Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, đã được trích dẫn trên tờ The New York Times, là bà không “loại trừ khả năng Trung Quốc đã rút giàn khoan đi như một cách giữ thể diện để hầu xoa dịu căng thẳng với Việt Nam.”
Các nhà phân tích khác nói rằng áp lực của Hoa Kỳ là nguyên nhân TQ rút giàn khoan. Họ đã dựa trên những trao đổi giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tại Đối thoại Kinh tế và Chiến lược tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 9-10, và nghị quyết của Thượng viện Mỹ (S. RES.412) thông qua ngày 10 tháng 7 kêu gọi Trung Quốc rút giàn khoan dầu và hạm đội, và lời kêu gọi Trung Quốc “ngưng ngay” những hành động khiêu khích của Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Michael Fuchs tại hội nghị CSIS lần thứ tư CSIS về Biển Đông vào ngày 11 tháng bảy, và một cuộc điện đàm hôm 14 tháng 7 giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình, hôm ấy Obama kêu gọi ứng xử xây dựng để giải quyết những khác biệt.
Hong Lei, người phát ngôn chính thức cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã nhanh chóng bác bỏ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Hồng nói rằng HYSY-981 rút về Hải Nam vì đã hoàn thànhdự án sớm và
“không bị ản hưởng vì bất kỳ yếu tố bên ngoài nào.” Wu Shicun, khi trao đổi Global Times, lập luận, “hoàn tất hoạt động của giàn khoan sớm hơn dự định không có liên hệ gi với ảnh hưởng của Mỹ.”
4. Ngăn chặn Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc
Thông tin mới cho thấy một yếu tố thứ tư có thể giải thích được sự ngưng hoạt động thăm dò của giàn khoan HYSY-981. Bắc Kinh đã rút giàn khoan của họ sớm để ngăn chặn mối quan hệ với Hà Nội từ ngày càng tồi tệ đến mức mà Việt Nam không chỉ có thể kiện TQ mà còn liên kết chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ.
Ngay sau khi cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu bùng nổ, giới lãnh đạo Việt Nam đã chọn một tư thế ngoại giao hòa giải. Việt Nam yêu cầu ngay lập tức kích hoạt các đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao. Bị từ chối, Việt Nam xin gửi đặc sứ và sau đó đã nài nỉ TQ để tổng bí thư đảng CSVN được sang thăm TQ.
Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đại tướng Phùng Quang Thanh, trong câu trả lời cho một câu hỏi tại Đối thoại Shangri-La, Việt Nam thực hiện ba mươi nỗ lực hoặc nhiều hơn để bắt đầu thảo luận với Trung Quốc nhưng, tính đến 31 tháng năm, Bắc Kinh vẫn chưa trả lời bất kỳ yêu cầu nào của Việt Nam.
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã triệu tập phiên họp lần thứ chín ​​từ 8 đến 14 tháng 5. Một cuộc tranh luận nóng bùng nổ về cách Việt Nam cần đáp ứng với thách thức của Trung Quốc về chủ quyền của Việt Nam. Thông cáo cuối cùng ra sau Hội nghị cho người ta hiểu rằng “mọi việc đều bình thường” và không cho thất có những bất đồng trong nội bộ đảng CSVN về chính sách Biển Đông.
Trong lúc Trung ương Đảng CSVN đang họp những cuộc biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc đã diễn ra tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực đô thị khác vào ngày 11 tháng 5. Những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc của công nhân Việt Nam tại Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh trở thành bạo loạn vào ngày 13-14 tháng 5. Quan hệ với Trung Quốc xuống dốc sau khi công nhân đốt các nhà máy của Trung Quốc và các nước khác. Trung Quốc kịp thời tổ chức di tản công dân của họ.
Sau khi Hội nghị Trung ương lần thứ chín, và đối đòi với sự ù lì ngoại giao của Trung Quốc, áp lực tiếp tục lên cao trong xã hội Việt Nam buộc đản CSVN phải đi kiện Trung Quốc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trở thành người công khai ủng hộ hành động (đi kiện) này, và nói rằng thời điểm là rất quan trọng. Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã lên tiếng tại Đối thoại Shangri-La cho rằng những hành động thua kiện là “một phương sách cuối cùng.”
Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về Việt Nam, lưu ý rằng ý kiến quần chúng tại Việt Nam đã bắt đầu đòi Việt Nam phải thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc hay “thoát Trung”. Nói cách khác, dư luận đã chuyển sang có lợi cho sự liên kết với Hoa Kỳ.
Vào ngày 21 tháng Năm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đi một bước chưa từng thấy là điện thoại cho Ngoại trưởng Mỹ John Kerry để thảo luận về căng thẳng ở Biển Đông. Minh cũng hứa sẽ phối hợp với Mỹ trong việc thực hiện các biện pháp cụ thể để phát triển hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Ngoại trưởng Mỹ Kerry đã mời Minh sang Washington để tham vấn.
Việt Nam đã hoãn chuyến đi của Minh tới Washington để chờ đợi kết quả của chuyến thăm của Ủy viên Quốc Vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì. Giới chức Việt Nam nói với tác giả này là việc gởi Minh sang Hoa Kỳ ngay lập tức là việc “quá nhạy cảm” vào thời điểm này.
Vào ngày 18 tháng 6, Ủy viên Quốc Vụ TQ Dương Khiết Trì đến Hà Nội tham dự cuộc họp thường niên ​​của Uỷ ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Hỗn hợp Việt Nam-Trung Quốc. Ủy ban này giám sát toàn bộ các quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Các cuộc thảo luận giữa Yang và đối tác Việt Nam, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, không được triệu tập chỉ để thảo luận về một vấn đề Biển Đông; nhưng rõ ràng là cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu đã chi phối cuộc đàm phán. Trong phát biểu kín Dương Khiết Trì mạnh miệng khuyên Việt Nam không nên có hành động pháp lý chống lại Trung Quốc vì lợi ích của quan hệ song phương (“đại cục”).
Họ Dương cũng đã tổ chức các cuộc họp với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng. Cuộc họp sau đặc biệt quan trọng vì nó đã dẫn đến một sự đồng ý không chính thức tìm cách mà cả hai bên chấp nhận được để ra khỏi bế tắc hiện nay. Để dọn đường cho các cuộc thảo luận song phương hai bên đã đồng ý tiến hành các cuộc thảo luận tiếp theo của các giới chức hai bên có trách nhiệm về các vấn đề ngoại giao.
Trong khi chuyên viên ngoại giao của hai bên Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu thăm dò lẫn nhau thì lãnh đạo đảng CSVN đồng ý triệu tập một cuộc họp đặc biệt của Trung ương Đảng tập trung vào vấn đề tranh chấp Biển Đông và đề nghị khởi kiện Trung Quốc. Với công luận Việt Nam và ý kiến trong đảng CSVN chống Trung Quốc đòi “phải thoát ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc,” người ta nghĩ rằng có khả năng Trung ương đảng CSVN sẽ không chỉ chấp nhận hành động kiện Trung Quốc mà còn thông qua các bước để liên minh chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. Chuyến đi của Ngoại trưởng Minh đã được phê duyệt và ông dự kiến ​​sẽ thăm Washington vào tháng Chín.
Chính trong bối cảnh này Trung Quốc đã quyết định công bố rút (sớm) giàn khoan HYSY-981 khỏi vùng biển tranh chấp. Theo Tướng về hưu Nguyễn Trọng Vĩnh (xuandienhannom blog, ngày 16 tháng bảy), Trung Quốc cố tình rút giàn khoan để gây ảnh hưởng đến kết quả của cuộc họp trung ương đảng CSVN. Cơn bão Rammasun chỉ tình cờ được dùng làm lý cớ. Nếu Trung Quốc lo ngại về sự an toàn của HYSY-981 họ đã nên để nó ở lai vị trí chứ không phải kéo nó về phía đảo Hải Nam, nơi bão Rammasun đang hướng tới.
Hành động rút giàn khoan dầu và hạm đội bảo vệ của Trung Quốc đã hà hơi cho phe “thân Trung Quốc” hay phe nhượng bộ trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Phe bảo thủ trong đảng CSVN nói chung là sợ nguy cơ và thận trọng. Thế cờ của Trung Quốc là một món quà cho những ai tin quan hệ với người láng giềng phía bắc của Việt Nam có thể được quản lý tốt nhất bằng quan hệ giữa hai đảng cộng sản.
Các đảng viên cộng sản Việt Nam khác xem lợi ích quốc gia quan trọng hơn ý thức hệ xã hội chủ nghĩa. Họ xem hệ thống các mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam đặt Trung Quốc lên hàng đầu như một “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” đã hoàn toàn tiêu tan. Họ lưu ý rằng Hoa Kỳ, chỉ là một “đối tác toàn diện” đã đóng góp nhiều hơn so với Nga, được xếp hàng “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” thứ hai của Việt Nam trong việc hỗ trợ chủ quyền của Việt Nam.
Gới lãnh đạo cộng sản Việt Nam hiện nay phải đối diện với một số quyết định khó khăn. Nếu họ bỏ, không đi kiện Trung Quốc và kiefm chế không đẩy mạnh hợp tác quốc phòng và an ninh với Hoa Kỳ, có gì đảm bảo giàn khoan dầu và hạm đội của Trung Quốc sẽ không trở lại Biển Đông trong tương lai? Nếu Việt Nam quyết định đi kiện, thì những biện pháp trừng phạt của Trung Quốc với Việt Nam sẽ ra sao?
Hành động của Trung Quốc nhằm hóa giải căng thẳng và chuyển từ những đối đầu trên biển sang ngoại giao đã gần như vô hiệu hóa các nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy mạnh mẽ cho sự tuân thủ quy định của luật pháp quốc tế tại Hội nghị Bộ trưởng sắp tới của Diễn đàn Khu vực ASEAN vào tháng Tám. Chuyển đổi chiến thuật của Trung Quốc có khả năng sẽ được các thành viên ASEAN hoan nghênh vì họ đều lo lắng về sự quyết đoán hung hăng gần đây của Trung Quốc và đều ngại ngùng phải đối đầu trực tiếp với Trung Quốc.
© 2014 DCVOnline

Nguồn: 4 Reasons China Removed Oil Rig HYSY-981 Sooner Than Planned. The reasons China withdrew oil rig HYSY-981 sooner than planned are complex but revealing about its intentions. By Carl Thayer. The Diplomat.com, July 22, 2014.

-4 Reasons China Removed Oil Rig HYSY-981 Sooner Than Planned -Carl Thayer July 22, 2014
The reasons China withdrew oil rig HYSY-981 sooner than planned are complex but revealing about its intentions.

On July 15 China announced that its mega oil-drilling platform Hai Yang Shi You 981 had completed its commercial exploration operations and would be towed back to Hainan Island. China’s withdrawal of its drilling platform came a full month before its original deadline of August 15.

The HYSY-981 conducted its operations in disputed waters lying within Vietnam’s Exclusive Economic Zone (EEZ). Vietnam responded by sending out Coast Guard and Fisheries Surveillance Force vessels to protest China’s breach of its sovereign jurisdiction. As a result of China’s decision to withdraw the HYSY-981, the physical confrontation at sea between Chinese and Vietnamese ships ended as quickly as it had started.

China’s July 15 announcement overshadowed news released on the same day that China had released thirteen Vietnamese fishermen that had been detained earlier.

These two developments point to a tactical shift in Chinese policy from confrontation at sea to diplomacy and political dialogue. The stage is now set for high-level talks between Beijing and Hanoi on how to repair their bilateral relations.
Cessation of Normal Commercial Operations
Chinese oil industry officials offered two explanations for the early cessation of commercial operations and the relocation of HYSY-981 to Hainan Island. According to the statement issued by the China National Petroleum Corporation, “the petroleum drilling and exploration operation of Zhongjiannan Project was smoothly completed on schedule on July 15th with the oil & gas shows found.” During the period the HYSY-981 was in operation, two exploratory wells were drilled.

Wu Shicun, president of China’s National Institute for South China Sea Studies (NISCSS), noted that the original schedule for the HYSY-981’s drilling operation was a conservative estimate that “reserved more time than actually needed.”

The China National Petroleum Corporation statement also noted that “a comprehensive assessment of hydrocarbon horizons is to be implemented based on the geological and analytical data collected through the drilling and exploration operation. Next phase arrangements are subject to the aforesaid comprehensive assessment.”

Prior to the drilling operations carried out by HYSY-981, the U.S. Energy Information Administration issued a report in 2013 that concluded that the area around the Paracel islands was unlikely to have significant potential for conventional hydrocarbons.

In May, Beijing-based diplomats reported that officials from the China National Offshore Oil Company privately confided that when initially requested to deploy the HYSY-981 drilling platform they declined, arguing that the exploration area in question was not a high priority as it was unlikely to contain significant hydrocarbon reserves.

Maritime security analysts with access to satellite imagery reported that in late May flaring from the HYSY-981 was observable, indicating that the drilling platform had discovered some hydrocarbons. These analysts also noted that about only ten percent of the hydrocarbon reserves would be recoverable for commercial use.

As a result of exploration activities Chinese analysts offered upbeat assessments of hydrocarbon reserves in the area west of the Paracels. Kang Lin, a researcher at China’s NISCSS, reported that a “good amount” of energy reserves with “huge commercial value” had been discovered.

Typhoon Rammasun and Safety First
A news report released by Xinhua on July 16 offered a second explanation. China withdrew the oil-drilling platform to avoid damage due to an impending typhoon. The news report cited Qiu Zhongjian, a geologist from the Chinese Academy of Engineering, as stating the drilling program for HYSY-981 took into account “geological hazards, engineering issues and possible typhoons.” The Xinhua report concluded, “for safety reasons, the test operation was not arranged immediately, because July is the beginning of the typhoon season.”

The initial announcement on the deployment of the drilling platform by Hainan Maritime Safety Administration stated, “South China Sea drilling work by M/V ‘Hai Yang Shi You 091’… [will be conducted from] from 02 May to 15 Aug…” It was widely assumed that the August 15 cut off date was related to the typhoon season. It also meant that China was avoiding an open-ended commitment.

In the second week of July meteorologists identified a brewing tropical storm heading for the Philippines. The storm quickly reached Category Three level and was named Typhoon Rammasun. The typhoon hit Luzon Island on July 15-16 before entering the South China Sea on a course headed for Hainan Island, southern China and northern Vietnam.

Analysts and commentators were divided over whether or not Typhoon Rammasun represented a threat to HYSY-981. Some analysts claimed that the drilling platform was constructed to withstand typhoons. But, as Sourabh Gupta of Samuels International has pointed out, “the rig had undergone repairs in 2013 and might not be able to withstand high-category typhoons during the typhoon season (July to September).”

What most commentators overlooked was that Typhoon Rammasun was a threat to the armada of over one hundred Chinese ships, vessels and boats providing protection to HYSY-981. Chinese officials obviously took the prudent decision to stand down operations. The HYSY-981 was towed back to the vicinity of Hainan Island and the opposing maritime forces dispersed to seek the safety of nearby anchorages and ports.

U.S. Political and Diplomatic Pressure
As soon as China announced its decision to withdraw its drilling platform, speculation arose as to whether or not other factors – such as geopolitics – might have influenced this decision. Bonnie Glasser, a China analyst at the Washington-based Center for Strategic and International Studies (CSIS), was quoted in The New York Times as stating that she did not “rule out the possibility that the Chinese pulled out the rig as a face-saving way to defuse tensions with Vietnam.”
Other analysts pointed to pressure from the United States. They cited China-U.S. exchanges at the Strategic and Economic Dialogue held in Beijing from July 9-10, a Senate resolution (S. RES.412) adopted on July 10 calling on China to withdraw the oil drilling rig and accompanying ships, a call for a “freeze” in China’s provocative actions by Deputy Assistant Secretary of State Michael Fuchs at the fourth CSIS conference on the South China Sea on July 11, and a telephone conversation between President Barack Obama and Xi Jinping (July 14) in which Obama called for the constructive management of differences.
Hong Lei, the official spokesperson for China’s Ministry of Foreign Affairs, was quick to dismiss the influence of outside factors. Hong stated that the withdrawal of HYSY-981 was because it completed its drilling program early and “it has nothing to do with any external factor.” Wu Shicun, in speaking to the Global Times, argued, “the early conclusion of the oil rig operation has no connection with U.S. influence.”
Prevent Vietnam’s Escape from China’s Orbit
New information has emerged that a fourth factor may explain the early cessation of exploration activities by HYSY-981. Beijing withdrew its drilling platform early in order to prevent relations with Hanoi from worsening to such an extent that Vietnam not only took legal action against China but also aligned itself more closely with the United States.
Immediately after the oil rig crisis broke out, Vietnam’s leaders adopted a conciliatory diplomatic posture. Vietnam immediately requested the activation of the hot line between senior leaders. When this was declined, Vietnam offered to send a special envoy and then pressed for a visit by its party secretary general.
According to Minister of National Defense General Phung Quang Thanh, in answer to a question at the Shangri-La Dialogue, Vietnam made thirty or more efforts to initiate discussions with China but, as of May 31, Beijing had yet to reply to any of them.
The Vietnam Communist Party’s Central Committee convened its long scheduled ninth plenary session from May 8-14. A heated debate erupted about how Vietnam should respond to China’s challenge to Vietnamese sovereignty. The final communiqué issued after the plenum gave the impression that “it was business as usual” and gave no hint of internal party disagreements over South China Sea policy.
While the Central Committee was in session peaceful anti-China protests took place in Hanoi, Ho Chi Minh City and other urban areas on May 11. Anti-China protests by Vietnamese workers in Binh Duong, Dong Nai and Ha Tinh provinces turned violent on May 13-14. Relations with China plummeted after workers set fire to Chinese and other foreign-owned factories. China promptly organized ships to evacuate its nationals.
After the ninth plenum, and in the face of Chinese diplomatic stonewalling, pressure continued to build up within Vietnamese society and the party to take legal action against China. Prime Minister Dung became the most public advocate of this action but stated that timing was crucial. Defense Minister Phung Quang Thanh went on record at the Shangri-La Dialogue that legal action was “a last resort.”
Nguyen Manh Hung, a Vietnam specialist, noted that a groundswell of opinion in Vietnam had begun to demand an escape from China’s orbit or “thoát Trung” in Vietnamese. In other words, public opinion was turning in favor of alignment with the United States.
On May 21, Foreign Minister Pham Binh Minh took the unprecedented step of telephoning Secretary of State John Kerry to discuss tensions in the South China Sea. Minh also offered to coordinate with the U.S. in implementing concrete measures to further develop the comprehensive partnership between the two countries. Secretary Kerry invited Minh to Washington for full consultations.
Vietnam deferred Minh’s trip to Washington pending the outcome of the visit by China’s State Councillor Yang Jiechi. Vietnamese officials told this author that Minh’s immediate dispatch to the United States was “too sensitive” at this time.
On June 18 Councillor Yang arrived in Hanoi to attend the long-scheduled annual meeting of the Vietnam-China Joint Steering Committee for Bilateral Cooperation. This committee has oversight of the entire range of Sino-Vietnamese bilateral relations.
The discussions between Yang and his Vietnamese counterpart, Deputy Prime Minister and Minister of Foreign Affairs Pham Binh Minh, were not strictly convened to discuss South China Sea issues; but it is clear the oil rig crisis dominated talks. In private remarks Yang strongly advised Vietnam not to take legal action against China in the interest of repairing bilateral relations.
Yang also held meetings with Prime Minister Nguyen Tan Dung and party Secretary General Nguyen Phu Trong. The latter meeting was especially significant because it led to an informal understanding to find a mutually acceptable way out of the current impasse. In order to clear the way for bilateral discussions both sides agreed to conduct follow up discussions by party officials responsible for external affairs.
While Chinese and Vietnamese party foreign affairs specialists began sounding each other out, Vietnamese party leaders agreed to convene a meeting of the Central Committee specifically to focus on the South China Sea dispute and the proposal to initiate legal action against China. Given the ground swell of anti-China opinion in the party and society at large “to break out of China’s orbit,” it appeared likely that the Central Committee would not only approve legal action against China but also approve steps to align more closely with the United States. Foreign Minister Minh’s trip was approved and he is scheduled to visit Washington in September.
It was in this context that China decided to announce the early withdrawal of HYSY-981 from contested waters. According to retired General Nguyen Trong Vinh (xuandienhannom blog, July 16), China deliberately withdrew the oilrig to influence the outcome of the forthcoming Vietnamese party plenum. The coincidence of Typhoon Rammasun provided the pretext. If Chinese officials were concerned about the safety of HYSY-981 they should have left it in place rather than tow it towards Hainan Island where Typhoon Rammasun was headed.
China’s actions in withdrawing its oil drilling platform and protective armada should strengthen the hands of the “pro-China” or accommodationist faction with the Vietnam Communist Party. Vietnamese party conservatives generally have shown themselves to be risk adverse and cautious. China’s gambit is a gift to those who believe relations with Vietnam’s neighbour to the north can be managed best through party-to-party ties.
Other members of the party view national interests as more important than socialist ideology. They view Vietnam’s hierarchy of foreign relationships that puts China on the top as a “comprehensive strategic cooperative partner” as in tatters. They note that the United States, a mere “comprehensive partner” has done more to support Vietnam’s sovereignty than Russia, listed second in the hierarchy as a comprehensive strategic partner.
Vietnamese leaders now face some tough decisions. If they drop their legal case against China and hold back on stepping up defence and security cooperation with the United States, what assurance will they have that Chinese oil exploration ships and platforms will not return in the future? If Vietnam decides to go ahead with its legal case, what sanctions can they expect China to impose in return?
China’s actions in defusing tensions and turning from maritime confrontation to diplomacy should take the sting out of U.S. efforts to push strongly for adherence to the rule of international law at the forthcoming ministerial meeting of the ASEAN Regional Forum in August. It is also likely that China’s shift in tack will be welcomed among ASEAN members who are both anxious about China’s recent aggressive assertiveness and loathe to confront China directly.


-John Nguyen Cao
Phản biện bài báo của ông Lê Ngọc Thống
Nguyễn An Dân
Hôm nay (ngày 20/07/2014), có đọc trên tờ Đất Việt một bài viết của tác giả Lê Ngọc Thống “trách nhiệm lớn lao trước dân tộc” (*), đọc xong thấy cũng nảy sinh nhiều suy nghĩ, nên có vài lời cùng ông Lê Ngọc Thống, trên tư cách một công dân tự thấy mình có trách nhiệm nhỏ bé với quần chúng

Cũng nói thêm cho rõ là đến nay sau hai ngày quan sát, đúng là giàn khoan HY-981 đã ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Các nhận định của chuyên gia, học giả về lý do rút giàn khoan thì nhiều nên tôi không nói thêm, tuy nhiên theo đánh giá của quần chúng thì phản ứng của chính quyền Việt Nam trong suốt hai tháng qua có thể tóm tắt “đúng là có hơn trước đây nhưng còn thấp và chậm trễ so với nhận định chung của đa số người dân”. Mà một trong những lý do chính yếu là “chưa khởi kiện Trung Quốc”
Trước tiên, tôi đồng ý với nhận định ở phần mở bài của ông khi nói việc kiện Trung Quốc là quan trọng, và đảng và nhà nước đang xem xét và cân nhắc, cụ thể là thủ tướng Việt Nam đã nói “việc kiện Trung Quốc là do Bộ Chính Trị quyết định”. Thôi thì cứ nghe và biết vậy và cần quan sát thêm
Trong bài viết của ông, ông viết nguyên văn như thế này “Trong khi đó, các thành phần “bất đồng chính kiến”…thì dựa theo tâm lý đó để kích động rằng “không kiện Trung Quốc ngay là nhu nhược”, sợ ảnh hưởng đến 16 chữ vàng, 4 tôt”…Trên biển thì họ hô hoán lên rằng, Hải quân ở đâu không ra ngăn chặn tàu Trung Quốc? “Như vậy, ý đồ của các nhà “bất đồng chính kiến” đã rõ là: Gây mất đoàn kết, kích động chiến tranh…nên sẽ là vô ích khi chúng ta bàn luận với họ về chuyện này “ (hết trích)
Xin lưu ý với ông, đúng là trong suốt thời gian qua, nhiều lúc những người bất đồng chính kiến có khác biệt với nhau, với đảng và chính phủ trong nhiều vấn đề, nhưng riêng vấn đề khởi kiện việc Trung Quốc đặt giàn khoan HY-981 vào vùng lãnh hải Việt Nam là việc mà đa số nhân dân và chính phủ đã đồng ý với nhau. Cụ thể là từ ngày 08/5/2014, chính phủ Việt Nam đã nhiều lần ra lời kêu gọi “đồng hành cùng chính phủ khởi kiện Trung Quốc”, “không khởi kiện Trung Quốc là có tội với dân tộc”. Các lời kêu gọi này đăng đầy trên các báo chí có giấy phép xuất bản trong nước
Như vậy ở đây xin hỏi ông Lê Ngọc Thống, việc những người bất đồng chính kiến và đa số nhân dân thúc đẩy và hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ là gây mất đoàn kết? Nếu nói vậy có lẽ nên “bắt lỗi” những người ra lời kêu gọi mà cụ thể là chính phủ và thủ tướng chính phủ, sau đó hãy bắt lỗi người bất đồng chính kiến. Ông Lê Ngọc Thống chủ động nêu ra ý này trước nhất, nên chăng ông hãy dẫn đầu cho hành động “khởi kiện chính phủ và thủ tướng chính phủ trong việc gây mất đoàn kết”, vì đó là khởi nguồn, “chủ mưu” theo lập luận của ông.
Còn việc ông bảo những lời hô hoán là “hải quân ở đâu sao không ra ngăn chặn tàu Trung Quốc” là có ý gây kích động chiến tranh thì có lẽ ông xét chưa thấu đáo. Ông hãy đứng ở lập trường nhân dân mà lý giải, người dân đóng thuế nuôi quân đội, khi có giặc ngoại xâm (Trung Quốc cho tàu quân sự vào khu vực giàn khoan thì đã cấu thành hành vi xâm lược) thì phản ứng tự nhiên của nhân dân là “lâu nay tôi nuôi quân đội, vậy quân đội ở đâu sao không ra ngăn chặn” là chuyện tâm lý bình thường. Chúng ta là người cầm bút, khi quần chúng phản ứng tự nhiên thì chúng ta hướng dẫn, có gì mà ông chụp cho cái nón “gây kích động chiến tranh” nghe ghê gớm quá. Có lẽ ông nên dùng từ này cho chính quyền Trung Quốc, vì thực tế là họ đã điều hải quân vào vùng biển nước ta thì hợp lý hơn là ông dùng cho nhân dân khi họ có phản ứng tự nhiên như thế.
Về việc biểu tình bạo động ở Bình Dương, Vũng Án thì cơ quan công an có kết luận là “do một tổ chức phản động nước ngoài”, còn theo trung tướng Phạm Văn Dỹ – chính ủy quân khu 7 thì là do ta đã sa bẫy Trung Quốc. Nhận định về cái này thì ông Thống nói đúng, Việt Nam đã sa bẫy “bọn xấu”, nhưng có vẻ nhận định của tướng Dỹ làm sáng tỏ hơn, vì rõ ràng việc Bình Dương Vũng Án làm lợi cho Trung Quốc hơn là cho “tổ chức phản động nước ngoài”.
Ý tiếp theo của ông Thống nói là kiện là mở đầu cuộc chiến tranh pháp lý là đúng, nhưng còn thiếu, quan trọng là động cơ và tính chất của vụ kiện. Nếu kiện về vấn đề ai sở hữu Hoàng Sa thì đúng là phức tạp (mà chính vì cái công hàm 1958 do nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt đảng ký gửi cho Trung Quốc là một nguyên nhân quan trọng làm cho phức tạp). Còn kiện Trung Quốc về các hành vi đâm chìm tàu cá làm ngư dân chết, cho giàn khoan và tàu quân sự vào vùng tranh chấp, vi phạm Unlos và DOC thì hà cớ gì mà phức tạp và “lỡ thua kiện thì mất hết” cho được? Hàm nghĩa kiện ngay tức khắc trong bối cảnh đang có giàn khoan và những sự phức tạp kéo theo nó là đúng chứ có sai gì đâu mà ông Thống trình bày thành ra gây sự hoang mang không cần thiết.
Tiếp theo, ông đúng khi nói việc “kiện cáo” không chỉ phân định thắng thua mà còn phải xét nhiều yếu tố có lợi cho chiến lược quốc gia nữa. Điều này đúng nhưng thiếu, yếu tố quan trọng nhất trong kế hoạch bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là sự ủng hộ của quốc tế và các đồng minh quan trọng. Trong bối cảnh nội lực Việt Nam hiện nay đang yếu kém toàn diện, tranh thủ sự ủng hộ của các đồng minh tương lai mà Việt Nam đang vận động là quan trọng, việc khởi kiện Trung Quốc là một động thái “minh định lập trường” phải có. Nó thể hiện cho các đồng minh thấy quyết tâm “thoát Trung” của Việt Nam. Ông không chứng tỏ được ông muốn “thoát Trung” thì đồng minh nào sẽ can đảm mà liên minh với ông để “kháng Trung”
Chọn thời điểm nào để kiện là quan trọng, ông Thống viết đúng nhưng cũng còn thiếu. Cái quan trọng hơn là xung quanh vụ giàn khoan vừa qua đã có hai ngư dân chết vì sự cố ý gây hấn của tàu Trung Quốc. Chắc có lẽ nên đợi đến 20, hay 200 ngư dân chết nữa thì kiện vào thời điểm đó là hợp lý cho đảng và ông Thống hơn chăng ??
Về việc ông kết luận ở cuối bài “chỉ có Đảng CSVN mới đủ uy tín, bản lĩnh và trí tuệ, động viên, phát huy được sức mạnh dân tộc và quân đội nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN có đủ khả năng đương đầu với bất cứ kẻ thù nào dù hung hăng đến đâu mà không ai, không lực lượng nào khác có thể thay thế. Đó là sứ mệnh lịch sử.” thì tôi không muốn có ý kiến, vì nó “tuyên truyền quá lứa” rồi. Tôi chỉ hỏi ông căn cứ vào đâu mà “kết luận” ngon ơ như thế. Tôi cũng đề xuất là có lẽ nên mời một tổ chức quốc tế có uy tín về trưng cầu dân ý vào Việt Nam để trưng cầu ý dân về vấn đề này thì sẽ biết là nhận định của ông Thống là đúng hay sai.
Gửi những người “bất đồng chính kiến”
Trong phần trên tôi có tranh luận với các ý của ông Lê Ngọc Thống, nhưng cũng có lời góp ý với những ai đang bất đồng chính kiến với đảng cầm quyền Việt Nam. Bài báo của ông Lê Ngọc Thống cần được coi như một cảnh báo cho chúng ta. Nó phản ánh quan điểm của phe “lừng khừng”, “ngậm miệng ăn tiền” (của Tầu) trong đảng, chẳng muốn dứt khoát thoát Trung, càng không muốn dân chủ. Sau giàn khoan, tất cả hãy thận trọng, coi chừng vấn đề “chống bá quyền Trung Quốc” sẽ trở lại là “nhạy cảm” như trước, và có lẽ những người bất đồng chính kiến nên hiểu sự tiến thoái cần thiết trong chiến thuật để có điều chỉnh thích hợp nhằm bảo toàn lực lượng.
Việt Nam đang cố sức tranh thủ vào TPP, vấn đề dân chủ-nhân quyền là một vấn đề quan trọng, hãy tận dụng chiến thuật đó lúc này và tạm dừng chiến thuật “chống bá quyền Trung Quốc” lại, chờ coi “nội bộ” đảng như thế nào tại hội Nghị TW 10 sắp tới, để bảo toàn lực lượng cho con đường dài về sau. Tiền lệ trước khi “nổ súng” thì dùng báo chí dọn đường dư luận của đảng là chuyện xưa nay không thiếu.
Nguyễn An Dân
(Ngày 20/07/2014)


-Nhật ký mở lần thứ 102
Ngày 20/7/2014

ƠI HD 981! TAO ĐÃ BẮT ĐẦU THẤY…NHỚ MÀY! 

Vậy là mới có 4, 5 hôm, thiếu mày trên các chương trình thời sự của TV, trên báo chí “Đảng-Nhà nước” ….làm cho tao:

- Không được nghe những tiếng “chửi” đúng tên, đúng họ các chủ nhân của mày (chứ không còn phải im miệng hoặc nói xa nói gần bằng những cụm từ “tầu lạ”, nước lạ”…) của ngay chính một số các vua quan nước tao, họ đã nhờ mày mà nhè ra được cả đống quả bồ hòn đắng ngắt trót ngậm từ lâu trong cổ họng ra để mà thốt lên được một vài câu nghe cũng ….tàm tạm! …



- Không được đọc tiếp những “lời hay lẽ phải” của không ít người lâu nay sợ “phạm thượng” chỉ cứ “loanh quanh miệng chén”, không dám chỉ ra cái “Nguyên nhân của mọi nguyên nhân” đã đưa cáí đất nước này vào sự lệ thuộc Tầu không cách nào gỡ ra nổi qua những tư liệu bí mật (chỉ có không quá 10 tên) thống nhất với nhau, rồi ký kết, hứa hẹn với thiên triều những gì gì đó để đổi lấy “4 tốt, 16 chữ vàng…mắt cua” tới hôm nay! ! ! 

- Không được nghe thêm những “kế hoạch thoát Trung đủ kiểu” …mà đại đa số dù nói thẳng nói thật, nói xa xôi thì cũng thấy: Đảng cộng sản VN với tội danh “bán nước”…(dù ngộ nhận về những thứ “tương đồng” bịp bợm gì gđi nữa), cũng không còn đủ tư cách để bác bỏ những gì mà những người cộng sản tiền nhiệm của họ đã ký kết, (và đã bị chính kẻ xâm lược đưa ra làm bằng chứng “kiện ngược” lại người bị xâm lược tại Liên Hiệp Quốc! ?) …

- Và cũng chính nhờ mày mà các "nhà cách mạng lão thành" về hưu, các nhà bình luận thời cuộc, các giáo sư, tiến sỹ đã đang lúng ta, lúng túng như “gà mắc tóc”, thậm chí đã từng bị bêu riếu là “thoái hóa”, là “tự diễn biến” thậm chí là “phản động” được dịp lên tiếng phanh phui mọi sai lầm “hèn với giặc ác với dân”. Có người còn “liều mạng” chỉ mặt đặt tên ai là ai? Ai đã im hơi lặng tiếng? Ai đã kiên quyết cấm mọi biểu tình biểu tiếc? Ai nên rút lui để chỉ huy sau rèm như Thái Hậu Dương Vân Nga…Ai nên thôi ngay cái nghề làm tướng 4 sao mà ăn nói ngược với khí thế (dù chỉ mới là…Nói) của tướng không sao:Thủ Tướng! 
Đáng chú ý là nhờ mày mà không ít người đã dám khẳng định: chỉ có một thể chế không cộng sản(mà một số vị “tế nhị” thường dùng cụm từ “thay đổi thể chế”, “đổi mới chính trị”mới đủ tư cách kiện cáo thằng Tầu Banh!
 Không ít người còn khẳng định: Không một nhà chính trị “tay mơ” nào dại dột bỏ một tay cũng gọi là cộng sản dỏm nhưng giầu đến mức có tiền ngàn tỉ cho vay và chẳng bao giờ tụng kinh Mác-Lê-Mao để xiết chặt tay một thứ cộng sản nhỏ bé, nghèo mạt rệp mà lại luôn miệng Mác-Lê-Xịt-Mao-Hồ, thậm chí hễ có dịp là chửi Mỹ không mỏi mồm! Nhất là với Mỹ, họ quá hiểu, chủ nghĩa cộng sản là cái gì để ngay từ năm 45-46 họ đã không thèm trả lời tới 11 lá thư cầu hòa của các ông cộng sản Việt, tháng 11/45, giả vờ “giải tán”! 

-Thành thật mà nói: biết bao nhiêu người lâu nay bị “ức chế” (hoặc sợ …mất sổ hưu, mất thẻ đảng,,,?) vì cái nhục quốc thể, nhục “đảng thể” mà đành phải câm miệng hoặc lên tiếng một cách… “có mức độ” những người đã bắt thế hệ hôm nay không tìm được con đường nào khác ngoài cách…“thoát Trung” nếu không thì mất nước! 

Và muốn hay không muốn, bao đảng viên thề theo Đảng suốt đời đã phải đi cùng Nhân Dân: Đòi bằng được phải THOÁT TRUNG và từ đó đi tới THOÁT ĐẢNG! 

Một sự “tự diễn biến” thật sự HOÀNH TRÁNG, RỘNG KHẮP, ĐỒNG LOẠT, KIÊN QUYẾT VÀ VÔ CÙNG THUYẾT PHỤC ĐÃ NỔI LÊN NHƯ NGỌN LỬA ÂM Ỷ LÂU NAY ĐƯỢC MÀY PHUN CHO THÊM ÍT TẤN DẦU MỚI KHOAN ĐƯỢC Ở HẢI PHẬN NƯỚC TAO VẬY! 

HIỆN CÓ MỘT CAO TRÀO CÔNG KHAI LÊN ÁN NHỮNG THẰNG CHỦ MÀY CÙNG NHỮNG KẺ Ở NƯỚC TAO ĐÃ TRÓT VÌ CHỦ NGHĨA 4 PHƯƠNG VÔ SẢN ĐỀU LÀ ANH EM CỦA BA ANH CỘNG SẢN I-TỜ-RÍT TÊN THÌ VIỆT NHƯNG MÁU THÌ MÁC-XỊT-LÊ-MAO…mà chưa một ai bị…rút sổ hưu hoặc bị “nhập kho” như Phạm viết Đào, Trương Duy Nhất, Anh Ba Sàm cả! 
chỉ rõ cái tài của các ông đỉnh cao trí tuệ này do WB đưa ra thì ai dám bắt tay đẻ bẩn tay họ chứ

Cụ thể là:

CHƯA BAO GIỜ 90 TRIỆU NHÂN DÂN TAO ĐƯỢC MỞ MẮT VỀ CÁI TÌNH TRẠNG ĐẤT NƯỚC BỊ CAI TRỊ CHỈ BỞI MỘT SỐ RẤT ÍT NGƯỜI CỘNG SẢN NHƯ BÂY GIỜ! 

Cũng chưa bao giờ CÓ MỘT SỰ THỐNG NHẤT TƯƠNG ĐỐI VỀ BẠN VỀ THÙ NHƯ BÂY GIỜ! 
Ai thèm bắt tay anh Việt cộng bị Wordl Bank xép hạng bết dem thế này cơ chứ??? Việt Nam bị xếp áp chót về đóng góp cho hành tinh và nhân loại theo Chỉ số Good Country Index (tạm dịch: Chỉ số quốc gia tốt) đã được phát hành vào ngày hôm qua 24/6 bởi Simon Anholt - một cố vấn chính sách độc lập. Việt Nam cũng có xếp hạng gần kém nhất trong khảo sát lần này. Cụ thể, Việt Nam đứng thứ 124/125, thuộc nhóm 3 quốc gia có đóng góp kém nhất cho hành tinh và nhân loại, cùng với Iraq và Libya.
Hai lĩnh vực Việt Nam bị xếp hạng thấp nhất là những đóng góp cho Trật tự thế giới và Hành tinh & khí hậu (đều xếp thứ 123/125). Ngoài ra, Việt Nam cũng chỉ đứng thứ 111 về Sức khỏe & Hạnh phúc, thứ 103 về Hòa bình & An ninh Quốc tế và thứ 89 trong lĩnh vực Khoa học & Công nghệ.
Chỉ số Good Country Index xếp hạng các quốc gia trên cơ sở những gì mà từng quốc gia đóng góp cho những quốc gia còn lại trên toàn cầu. Chỉ số được tính toán dựa trên 35 bộ dữ liệu (từ Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế giới), được chia thành 7 nhóm lĩnh vực bao gồm: Khoa học & Công nghệ, Văn hóa, Hòa bình & An ninh Quốc tế, Trật tự thế giới, Khí hậu, Thịnh vượng & Bình đẳng, Sức khỏe & Hạnh phúc).

Đang không ít người lo cho cái ngày không còn mày ở đó nữa thì…mọi cánh cửa sẽ được mở toang! Hết chỗ cho những kẻ như tao muốn liều mạng đấm cửa xông vào xem thử đằng sau cánh cửa lâu nay khép kín, canh gác kỹ bởi đủ thứ quân chủng hùng mạnh là cái gì???… Và quả là lo không thừa …
 Đêm 15 rạng sáng 16/7/2014 sau 75 ngày, MÀY: nguồn cảm hứng cho Nhân Dân tao vùng lên đã được các ông chủ mày “dịch chuyển” về phía Hải Nam (tao cũng không dùng động từ “ rút lui” vì sợ các ông chủ mày nổi tự ái mà….làm bậy thì…thì….)
 Và chỉ sau có một ngày lên giọng… “kẻ cả” ra cái đều cảnh cáo các ông chủ mày “không được tái diễn” hoặc cho một vài tên tướng không biết bắn súng và thù ghét oánh nhau “nổ” lung tung tí mẹt lẹp bẹp, đùng đoàng:
 Nào là “Thắng lợi của đường lối ngoại giao kiên trì kiềm chế của Đảng ta”,
 Nào là “Trung Quốc đã thất bại về chiến lược”!?
 Nào là “Luật pháp trên biển của ta đã được các lực lượng cảnh sát biển thực thi”,
thậm chí còn có kẻ bốc nhằng tới mức “Đã tránh được một Điện Biên Phủ trên biển”! !

Và rồi từ đó đến nay…..tất cả đã… câm tịt 100% về mày cũng như các ông chủ của mày! Cứ như thể là “chưa có chuyện gì xảy ra giữa đôi ta”! Tình hữu nghị vẫn mặn nồng như chưa có gì xảy ra vậy! 
Cũng có thể nhờ cái trận bão Samannsun, lại tiếp theo là cái vụ máy bay MH17 của Malaysia bị bắn rớt trên bầu trời Đông Ukraina đã là món quà trời cho rớt vào bàn mấy bác Tuyên Huấn nên chỉ thị: Thôi nói đến mày đã được đồng loạt chấp hành mà không lo bị bọn “kích động” chống các “đồng chí Tầu không ai có thể hơn” (Nguyễn văn Vịnh) tiếp tục…lợi dụng!

Chắc mày cũng thừa biết các ông chủ mày, dư luận thế giới nói gì sau cuộc hoàn thành trước thời hạn nhiệm vụ của mày rồi! Trong khi cái thằng “chủ nhãi ranh” Hồng Lỗi và bọn Ông chủ tư bản đỏ về dầu khí của mày ba hoa về việc “mày đã hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn”, ”đã khoan được 2 mũi thăm dò”, ”đã thu thập các mẫu vật, đang phân tích để có những bước tiếp..”, “đã rút về không phải vì lý do bão biếc gì ở Biển Nam Trung Hoa” v. v…và v. v… thì thế giới đã chửi các ông chủ mày đủ kiểu? Mày thử nghe xem có lọt tai không nhé: 
“Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết, việc rút dàn khoan do đã “hoàn thành tác nghiệp”sau khi đã thu một số dữ liệu về địa chất. Giàn khoan được rút về đảo Hải Nam. Trung Quốc cũng nhấn mạnh rẳng việc rút giàn khoan hoàn toàn nằm trong kế hoạch và không bị bất cứ một yếu tố nào từ bên ngoài!”
Anh ta cũng cảnh cáo mấy chú cộng sản Việt: 
“Quần đảo Tây Sa là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc, doanh nghiệp Trung Quốc tác nghiệp tại vùng biển gần Tây Sa không hề có tranh chấp hoàn toàn là công việc trong phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền quản lý của Trung Quốc. Trung Quốc kiên quyết phản đối Việt Nam quấy nhiễu một cách vô lý hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp Trung Quốc, đồng thời đã áp dụng biện pháp cần thiết đảm bảo an toàn cho hoạt động tác nghiệp!”
Tức khí, một ông tướng đồng học đồng khóa Lục Quân với tao đã vạch toẹt ra cái “xỏ lá” của ông chủ mày như sau: 
“Mừng cái gì? Mừng vì cơn bão mà Trung Quốc rút ư? Mai tan bão, họ lại đưa nó ra hoạt động trở lại thì sao? … Đừng ảo tưởng việc giàn khoan Hải Dương 981 rút về đảo Hải Nam là Trung Quốc đã chấm dứt việc bành trướng, bá quyền. Giàn khoan đó dù có đi đâu thì cũng vẫn ở trên biển Đông. Đó là mắt xích để Trung Quốc thực hiện ý đồ của mình. Việt Nam cần phải tiếp tục kết hợp với quốc tế đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa”.
Còn báo chí Mỹ thì mỉa mai các ông chủ lớn của mày gấp cả trăm lần báo chí nước tao mới lạ chứ: Đây nè:
  Sự cứng rắn của Thượng viện Mỹ, với việc thông qua nghị quyết 412 hôm 10.7.2014, với số phiếu tuyệt đối “Yêu cầu China rút giàn khoan HD 981, giữ nguyên hiện trạng và không được cản trở lưu thông hàng hải”, như là một lời cảnh báo đối với tham vọng của Tập Cận Bình, không chỉ ở Biển Đông Việt Nam, mà làm cho Tập mất uy tín ngay cả trong nước và Quốc tế.Tập Cận Bình sẽ là người đưa China cộng sản đến tan rã và đó là kết cục có hậu đối với thế giới. 

 Còn giáo sư Carl Thayer, người chuyên theo dõi tình hình của 2 nước “anh em-thù địch” thì nói cứ như ngồi ở Hội Nghi Bộ Chính Trị của hai nước vậy! Nghe thử xem mày sẽ được “nghỉ chơi” bao lâu? 
“Trung Quốc muốn lôi kéo Việt Nam vào con đường đàm phán song phương, ngăn chặn những thành phần trong Bộ Chính trị Việt Nam muốn tìm kiếm sự trợ giúp, tránh khả năng Việt Nam có hành động pháp lý, tạo cơ hội và bầu không khí thuận lợi cho Diễn đàn An ninh khu vực (ARF) sắp diễn ra”….
 hoặc: 
…sau khi giàn khoan dời đi, một lúc nào đó, Trung Quốc và Việt Nam sẽ bắt đầu những thảo luận tìm cách cải thiện quan hệ song phương. Điều này có thể đồng nghĩa với khả năng Việt Nam sẽ kiềm chế không kiện Trung Quốc nữa, và cũng sẽ kiềm chế trong hợp tác với Mỹ và Nhật Bản”.
Có điều lạ là chẳng biết “nhân dân” của nước mày là những ai mà tinh thần quyết xâm lược đến cùng lại hơn cả xếp Tập thế? Chúng nhao nhao trên báo in, báo mạng phản đối sự” yếu kém” của các lãnh tụ của chúng dễ…sợ! Đây nè: 
Quyết định di chuyển giàn khoan của Bắc Kinh đã khiến cư dân mạng Trung Quốc phản ứng giận dữ và cho rằng điều này là do áp lực từ Hoa Kỳ, tờ Washington Post trong bài ngày 16/7 cho biết.Một người được Washington Post dẫn lời nói quyết định này là "đáng xấu hổ", trong khi một người khác nói Bộ Ngoại giao Trung Quốc yếu ớt như loài 'sứa biển'."Hay là chuyển văn phòng của Obama sang Trung Quốc? ", một người khác đặt câu hỏi."Có khi như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc chấp nhận đề nghị của ông ta"!!
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định rằng quyết định di chuyển giàn khoan hoàn toàn là "mang tính thương mại" chứ không phải do áp lực từ bên ngoài: 
Tân Hoa Xã hôm 16/7 dẫn thông cáo từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) cho biết nguyên nhân di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 là do mùa bão sắp bắt đầu.Quyết định này được Bắc Kinh đưa ra chỉ chưa đầy một tuần sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Bắc Kinh dự Đối thoại Chiến lược và Kinh tế (S&ED), nơi mà căng thẳng trên Biển Đông được cho là đã nằm cao trong nghị trình.
Tuy nhiên, trong bài viết trên The Diplotmat, tác giả Shannon Tiezzi cho rằng 
"sau hàng tháng trời bị chỉ trích, bao gồm cả những bài phát biểu nóng bỏng ở Đối thoại Shangri-La, Bắc Kinh vẫn không có chút dao động nào trong sự tính toán của mình, vì vậy khó có khả năng S&ED đã trở thành nơi quay đầu của.họ"
GS Carl Thayer thì nói: 
“Trung Quốc muốn lôi kéo Việt Nam vào con đường đàm phán song phương, ngăn chặn những thành phần trong Bộ Chính trị Việt Nam muốn tìm kiếm sự trợ giúp, tránh khả năng Việt Nam có hành động pháp lý, tạo cơ hội và bầu không khí thuận lợi cho Diễn đàn An ninh khu vực (ARF) sắp diễn ra”….
hoặc: 
Nếu lãnh đạo Việt Nam tiếp tục chia rẽ theo đường lối thân Trung Quốc và thân Mỹ, điều này có nghĩa là Việt Nam sẽ không thể nâng cấp các quan hệ với Mỹ trong các lãnh vực an ninh và quốc phòng. Việt Nam sẽ tiến hành rất thận trọng và ngập ngừng. Đối với các xung đột tương lai với Trung Quốc, nhóm thỏa hiệp sẽ có hành động tự chế [self-censor]. Họ sẽ phủ quyết bất cứ chính sách nào có thể làm phật lòng Trung Quốc. Trên thực tế, họ sẽ hùa theo Trung Quốc, nghĩa là, tránh chỉ trích Trung Quốc với kỳ vọng là Việt Nam sẽ được tưởng thưởng về mặt kinh tế vì hành vi hữu hảo của mình. Vấn đề là, việc cùng chia sẻ một ý thức hệ xã hội chủ nghĩa sẽ trói tay Việt Nam và hạn chế khả năng hành động vì lợi ích dân tộc. Tóm lại, một cuộc tranh giành quyền lực nếu còn tiếp tục giữa phe thân Trung Quốc và phe thân Mỹ trong Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ làm suy yếu khả năng theo đuổi các lợi ích dân tộc và chống lại sức ép của Trung Quốc....”
Còn rất rất nhiều bài báo, lời tuyên bố, răn đe …của các ông chủ mày báo hiệu ngày mày lại bị “hạ đặt”(hoặc “thượng đặt” hoặc “cung thỉnh”-toàn những chữ do các cơ quan của anh Huynh nhà họ “sáng tác” cả đấy! ?) trên lãnh hải nước tao bất cứ lúc nào! Và không phải ngẫu nhiên mà ngay sau mày bị “dịch chuyển” về nhà mày có một hôm thì: "Tiếng nói nước Nga" đưa tin ông Lê Hoài Trung trưởng phái đoàn CHXHCNVN tại Liên Hiệp Quốc ngày thứ tư 16/7/2014 vừa qua, lần đầu tiên đã tuyên bố “xanh rờn” (chắc đã được “lệnh”) ..rằng thì là:. 
Việt Nam sẵn sàng xem xét những khả năng hợp tác với Trung Quốc trong hoạt động thăm dò dầu mỏ trên Biển Đông, nhưng với điều kiện những hoạt động này không vi phạm chủ quyền các quốc gia… trong khu vực! (chứ không phải của…Việt Nam)! ! !
 Hùa theo là đủ các cỡ tiến sỹ, các thứ chủ nhiệm Ban nọ, Bệ kia bốc phét tung trời, tự ca ngợi đảng họ, quốc hội họ có thừa “bản lĩnh” để không cần ra một cái nghị quyết 412 như Thượng Nghị Viện Mỹ mà cũng có thể buộc Trung Quốc rút giàn khoan HD 981! (lời nói huênh hoang của chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội Nguyễn văn Giầu)
Không còn có mặt mày nữa, ông tiến sỹ của đảng họ Đinh xuân Thảo Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Lập Pháp Quốc Hội VN còn hăng hái không biết ngượng bênh vực cho các ông chủ của mày.
Rằng thì là: “Nói:Trung Quốc cướp biển đảo Việt Nam là chưa có cơ sở căn cứ nào! ! ? ? ”
Và tất cả mọi thứ thăm dò chính trị bước một đã chấm dứt để mọi sự laị trở về cái thời hữu nghị dù viển vông mấy cũng cứ phải chấp nhận như xưa!
Nhất là rồi đây, khi có một cái hội nghị chung chung ương ương nào đó ra nghị quyết: CÙNG HỢP TÁC PHÁT TRIỂN, CÙNG KHAI THÁC …. 
Thì sự trở lại của mày và cả bầy đàn thê tử đủ kiểu “vừa hát vừa dê” các vua quan xứ tao và được bảo vệ bằng đủ thứ tầu bay, tầu thủy, tầu ngầm của cả hai nước vừa là đồng chí vừa là anh em sẽ chẳng còn xa!
 Chắc chắn lúc ấy, khối lượng dầu được đổ thêm vào lửa căm hờn của 90 triệu con người xứ tao sẽ còn bốc cao ngất gấp 1000 lần, cái lần mày được hạ đặt trong lãnh hải xứ tao 75 ngày vừa qua. Nó sẽ đủ sức thiêu đốt cả mày, cả bọn cướp biển chủ nhân ông của mày lẫn bè lũ bán nước xứ tao nữa đấy!

Cuối cùng: Nhớ mày thì có nhớ nhưng mong mày không bị các ông chủ mày “hạ đặt” mày trên biển xứ tao một lần nữa đâu! 

Tỉu là ma cái lị các ông chủ mày lớ! 
-Khi con hổ Trung Quốc đói dầu -Lữ Giang
Các cơ quan truyền thông đang bàn tán về việc Trung Quốc vừa rút giàn khoan HD 981 về gần đảo Hải Nam vào tối 15/7/2014. Dưới đầu đề Giải mã việc TQ rút giàn khoanđài BBC cho biết theo bản tin của Tân Hoa Xã của Trung Quốc, lý do rút giàn khoan về là vì “mùa mưa bão đã đến”. Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông của Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói với BBC rằng việc Trung Quốc rút giàn khoan sớm hơn một tháng so với kế hoạch là “nhờ tiếng nói của Việt Nam cũng như dư luận thế giới”. Nhà cầm quyền Hà Nội cũng có luận điệu tương tự như thế.
Nhưng đây chỉ là cách tuyên truyền để trấn an dư luận. Hoa Kỳ, Hà Nội và các chuyên gia về Biển Đông đều biết rất rõ kế hoạch của Trung Quốc là sẽ cho khoan 140 địa điểm trên toàn Biển Đông để xem nơi nào có dầu hay khí đốt. Riêng trong vùng đặc khu kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc sẽ chokhoan 9 nơi và đang gọi thầu.Hà Nội biết rõ trong giai đoạn tới, khi mùa mưa bảo chấm dứt, Trung Quốc sẽ đưa giàn khoan đến khoan ở đâu, nhưng họ không nói ra vì sợ gây hoang mang dư luận.
Vì khó đối phó nổi với các kế hoạch của Trung Quốc trên Biển Đông, Hà Nội đã nghĩ đến những kịch bản có thể trình diễn để trấn an dư luận mỗi khi Trung Quốc có hành động mới. Chỉ những người tranh đấu theo cảm tính là không biết địch và đồng minh đang làm gì, và thường bị trúng kế của cả hai bên.
Trong những tuần qua, có hai biến cố được các nhà phân tích chính trị chú ý nhiều nhất. Biến Cố thứ nhất là Thượng Viện Hoa Kỳ công bố Nghị Quyết S.RES.412 ngày 10/7/2014 lên án hành vi xâm chiếm Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Biến cố thứ hai là khối BRICS gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi đã họp tại tại Fortaleza, Brazil sau khi World Cup 2014 vừa chấm dứt và ra tuyên bố thành lập Tân Ngân Hàng Phát Triển (The New Development Bank) và một quỹ dự trữ ngoại hối chung (reserve) như một “mini-IMF”để tranh quyền lãnh đạo một phần nền kinh tế tài chánh thế giới giống như Ngân Hành Thế Giới (World Bank) và Quỹ Tiến Tệ Quốc Tế (IMF) của Mỹ và các cường quốc Tây Phương. Sự thành lập hai cơ cấu này nằm trong chủ trương phá vỡ tình trạng một thế giới đơn cực đang do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Tuy nhiên, trước khi nói về hai biến cố này, cần phải nói về những kế hoạch mà con hổ đói dầu Trung Quốc đang làm để có đủ dầu cho nhu cầu của nước này.
Con hổ Trung Quốc đói dầu
Tập đoàn dầu mỏ BP của Anh cho biết Trung Quốc đã vượt Mỹ và trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới. Số năng lượng của Trung Quốc tiêu thụ chiếm tới 20,3% tổng nhu cầu toàn cầu, vượt qua Mỹ với tỷ lệ 19%. Tính đến năm 2030, nhu cầu nhiên liệu hóa lỏng của Trung Quốc sẽ tăng 70%, và Trung Quốc sẽ nhập khẩu 75% số lượng nhiên liệu đó. Muốn có đủ nhiên liệu để đáp ứng nhu cầu, Trung Quốc phải vừa nhập khẩu vừa tìm cách khai thác bất cứ nơi đâu có thể khai thác được.
Năm 1982, Trung Quốc đã lập Tổng công ty Dầu khí Ngoài Khơi Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation viết tắt là CNOOC) phụ trách việc tìm kiếm và khai thác dầu mỏ và khí thiên nhiên ngoài khơi Trung Quốc. CNOOC có số vốn đăng ký lúc đầu là 50 tỷ nhân dân tệ với hơn 98.750 nhân viên.
Tuy nhiên, theo ông Paul Aston thuộc tổ hợp Holman Fenwick Willan (HFW) ở Singapore, Trung Quốc muốn trở thành một tay chơi chính trong các hoạt động ngoài khơi, có thể cạnh tranh với Keppel, Jurong và Daewoo để trở thành một nhà thầu xây dựng dàn khoan lớn, Năm 2012 Trung Quốc đã hoàn thành giàn khoan HD-981 dài 114 m, rộng 90m, cao 137,8m và nặng 31.000 tấn với phí tổn lên đến 2 tỷ USD. Sau đó, Trung Quốc đã hạ thủy thêm giàn khoan HD 982- một giàn khoan nước sâu tương tự như HD 981, và 2 chiếc loại nhỏ hơn là HĐ 943 và HĐ 944.
Sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư Chống Cộng dạy rằng những gì của Trung Quốc làm đều dỏm, chỉ xài vài bữa là hư. Nhưng các nhà quan sát nói rằng 20 năm trước người ta cũng nói rằng Hàn Quốc không thể đóng được tàu LNG (tàu chở khí hóa lỏng), nhưng bây giờ họ đang đóng tới 85% loại tàu này. Trung Quốc cũng đang thành công với các giàn khoan.
Đi khai thác ở đâu?
Ông Paul Aston cho biết trữ lượng dầu khí trên cạn của Trung Quốc đang bắt đầu cạn kiệt. Một phần ba trữ lượng hiện tại nằm ở ngoài khơi, trong đó 33% ở khu vực Biển Đông và hầu hết nằm trong khu vực nước sâu, theo lưu vực cửa sông Châu Giang.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (Energy Information Administration - EIA), những khai thác ngoài khơi của Trung Quốc chỉ mới đóng góp được 15% cho nhu cầu dầu khí của nước này. CNOOC dự trù sẽ có khoảng 10 mỏ dầu khí ngoài khơi đi vào hoạt động trong năm nay, trong đó mỏ khí đốt Liwan 3-1 là mỏ khí nước sâu tự nhiên đầu tiên ở ngoài khơi của Trung Quốc.
CNOOC dự trù sẽ bỏ ra khoảng hơn 20 tỷ USD để khoan thăm dò khoảng 140 lô, thu thập xấp xỉ 15.400km (9.571 dặm) và sẽ tiếp tục mở rộng các hoạt động thăm dò nước sâu. Trung Quốc đang gọi thầu09 lô dầu khí ở trong khu vực Biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam ở bể Jianna và Wan’an. HD 981 chỉ mới khoan lô đầu tiên, còn 8 lô nữa.
EIA cho rằng khu vực tranh chấp ở Quần đảo Trường Sa gần như không có trữ lượng dầu mỏ xác định hoặc tiềm năng và có nguồn tin cho rằng khu vực này chỉ có khoảng gần 100 tỷ feet khối khí tự nhiên. Nhưng cơ quan Khảo sát Địa chấn Mỹ lại cho rằng ở đây có khoảng từ 0,8 đến 5,4 tỷ thùng dầu và từ 7,6 đến 55,1 nghìn tỉ feet khối khí tự nhiên nằm trong trữ lượng tài nguyên chưa được phát hiện.
Với khu vực Quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp, EIA nói rằng họ không cho thấy dấu hiệu nào có các mỏ dầu khí lớn truyền thống ở khu vực này và cũng không có tiềm năng đáng kể. Tuy vậy, khu vực này có thể có một nguồn tài nguyên băng cháy lớn.
Như vậy việc tìm kiếm dầu và khí đốt ở Biển Đông còn nhiều khó khăn và phiêu lưu.
Chính sách tay đấm tay xoa
Rất nhiều người Việt đấu tranh vẫn hy vọng vọng rằng kế hoạch “xoay trục” của Mỹ về Thái Bình Dương sẽ giúp các nước nhược tiểu ở Á Châu ngăn chận chính sách bá quyền của nước Trung Quốc. Nhưng trong thực tế, chúng ta thấy Hoa Kỳ vẫn còn đi nước đôi vì quyền lợi của Hoa Kỳ còn dính với Trung Quốc quá nhiều.
1.- Một bên dùng tay đấm
Trong cuộc hội thảo quốc tế lần thứ 4 về biển Đông vừa diễn ra tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế tại Washington DC trong hai ngày 10 và 11.7.2014, các chuyên gia và chính trị gia đã trình bày nhiều nhận thức và ý kiến rất sâu sắc về việc Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông. Ông Christopher Johnson, chuyên gia về Trung Quốc của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế nhận định:
“Đây là một chiến lược được tính toán kỹ lưỡng chứ không phải đơn thuần là một loạt các chiến thuật nhỏ hoặc phản ứng của Trung Quốc trước hành động của Mỹ hay các nước khác… chúng ta phải hiểu đây là một chiến lược và mỗi một thời kỳ trong đó được kết nối với nhau để thực hiện chiến lược này.”
Dân biểu Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ nói rằng việc Trung Quốc đang làm là nhằm thay đổi thực trạng trong khu vực, từ bãi này sang bãi khác, từ đảo này sang đảo khác. Đảo nhân tạo được họ xây dựng ở Trường Sa. Ông gọi đây là những hành động gây hấn và trơ tráo.
Ngày 10/7/2014, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết S.RES.412 về Biển Đông yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014. Đây là một bản nghị quyết dài 15 trang, soạn thảo rất công phu. Phần dẫn lý đã nói lên những vi phạm luật lệ quốc tế của Trung Quốc và chính sách của Hoa Kỳ. Phần quyết nghị gồm hai phần, phần một (gồm 3 điểm) nói về nhận thức của Thượng Viện và phần 2 (gồm 13 điểm) nói về chính sách của Hoa Kỳ.
Nghị quyết kêu gọi những nước liên quan phải hợp tác với nhau để giải quyết tranh chấp bằng đường lối ngoại giao, hòa bình, không chấp nhận việc cưỡng bức, hù dọa, đe dọa hoặc sử dụng võ lực. Riêng với Trung Quốc, nghị quyết yêu cầu trả lại nguyên trạng Biển Đông như trước ngày 1/5, tức trước thời điểm giàn khoan HD 981 xuất hiện ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
2.- Một bên dùng tay xoa
Trong khi đó, trong cuộc hội luận “Đối Thoại Chiến Lược và Kinh Tế Mỹ-Trung” tổ chức tại Bắc Kinh hôm 9/7/2014, Ngoại Trưởng John Kerry cho rằng thành công của nước này chính là lợi ích cho nước khác, cam kết có thể 2 nước cạnh tranh với nhau nhưng không phải là xung đột vì con đường xây dựng quan hệ với Bắc Kinh mà Washington theo đuổi dựa vào các tiêu chuẩn hòa bình, thịnh vượng và hợp tác.
Một thông cáo của Tòa Bạch Ốc ngày 15/7/2014, cho biết trong một cuộc điện đàm hôm 15/7/2014 giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Obama nói ông muốn mối quan hệ Mỹ-Trung dựa nhiều hơn vào sự hợp tác và giải quyết tốt hơn những bất đồng giữa hai nước.
Rồi sẽ đi tới đâu?
Có thể coi Nghị quyết S.RES.412 của Thượng Viện Hoa Kỳ như một bản xác định chính sách chính thức của Hoa Kỳ đối với vấn đề Biển Đông, nhưng nó sẽ không được thực hiện ngay như đa số người Việt đấu tranh mong muốn vì hai lý do:
Lý do thứ nhất là thời gian thăm dò của Trung Quốc trên 140 lô trên Biển Đông không thể thực hiện nhanh chóng và tiềm năng về số lượng dầu lửa hay khí đốt có thể khai thác không lạc quan. Khả năng khai thác trong biển sâu của Trung Quốc còn giới hạn và phí tổn khai thác sẽ rất cao. Sự phản kháng của các nước quanh Biển Đông sẽ không cho phép Trung Quốc thực hiện mưu đồ của họ dễ dàng. Do đó, Mỹ không tin Trung Quốc sẽ thực hiện được tham vọng ở Biển Đông.
Lý do thứ hai là Trung Quốc vẫn còn là thị trường lớn thứ hai của Mỹ sau Châu Âu, nên mọi sự căng thẳng đều có thể phương hại đến thị trường này.
Trước tình trạng như vậy, không còn cách nào khác là chờ đợi một thời cơ tốt hơn. Trong cuộc phỏng vấn của RFA ngày 14/7/2014, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng có nói: "Tôi không lạc quan bởi vì nếu mình đọc kỹ nghị quyết của Thượng Viện thì mình thấy nó không thay đổi gì cả."
Ngày 17/7/2014
Lữ Giang

-Đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc: Hà Nội không loại trừ khả năng cùng Trung Quốc khai thác dầu trên Biển Đông
17 tháng bảy 2014
Việt Nam sẵn sàng xem xét những khả năng hợp tác với Trung Quốc trong hoạt động thăm dò dầu mỏ trên Biển Đông, nhưng với điều kiện những hoạt động này không vi phạm chủ quyền các quốc gia trong khu vực.

Điều này đã được Đại sứ Lê Hoài Trung, trưởng phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc tuyên bố hôm thứ Tư.

Theo ông, Việt Nam sẵn sàng xem xét khả năng các hoạt động chung nhưng không vi phạm chủ quyền của các quốc gia khác trong khu vực, bởi ngoài Trung Quốc và Việt Nam, một số quốc gia cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo Trường Sa, như Malaysia, Philippines và Brunei. Theo nhà ngoại giao, đối với quần đảo Hoàng Sa, Hà Nội "sẵn sàng xem xét những khả năng khác nhau," nhưng không thể làm như vậy với các "lãnh thổ có chủ quyền khác." Việt Nam sẵn sàng mời Trung Quốc - cũng như bất kỳ đối tác quốc tế - tham gia các hoạt động thăm dò dầu khí.

Tổng số lượt xem trang