Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Vì sao đoán trật? Trung Quốc muốn "Thoát-Mỹ" – Mà không dễ

Trung Quốc muốn "Thoát-Mỹ" – Mà không dễ

Tình trạng "Mỹ thuộc" của nền kinh tế Trung Quốc là một nghịch lý mà chúng ta nên nhìn ra. Diễn đàn Kinh tế giải thích điều ấy hầu quý độc giả qua phần trao đổi sau đây của Vũ Hoàng cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa...
Vấn đề sinh tử của Bắc Kinh
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, thống kê từ bộ Ngân khố Hoa Kỳ ngày Thứ Tư 16 tuần qua cho thấy Trung Quốc mua Công khố phiếu Mỹ tới mức dồn dập chưa từng thấy kể từ năm 1977 là khi Hoa Kỳ bắt đầu bút ghi loại nghiệp vụ này. Theo dõi thị trường tín dụng Mỹ, ông giải thích thế nào về hiện tượng ấy khi người ta cứ cho rằng Bắc Kinh nắm dao đằng chuôi và có thể gây khó cho Hoa Kỳ khi giảm dần số lượng Công khố phiếu họ vẫn mua của Mỹ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ đây là cơ hội cho chúng ta nhìn ra quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để thấy là ngược với nhận thức của nhiều người, kể cả các chính trị gia Mỹ, kinh tế Trung Quốc quá lệ thuộc vào nước Mỹ! Và đây là vấn đề sinh tử của Bắc Kinh.
Trước hết, xin nói về bối cảnh thì từ vụ khủng hoảng rồi Tổng suy trầm năm 2008, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ có biện pháp kích thích kinh tế bất thường là hạ lãi suất tới sàn rồi mua vào trái phiếu và trả bằng tiền được tá ghi trong sổ sách kế toán của ngân hàng để các ngân hàng có thêm thanh khoản nên cho vay ra dễ dàng. Từ Tháng Năm của năm ngoái, khi kinh tế Mỹ có chiều hướng khả quan hơn thì Ngân hàng Trung ương Mỹ làm thế giới chấn động qua dự tính "vuốt nhọn" chính sách tiền tệ, tức là giảm dần mức độ bơm tiền và còn có thể nâng lãi suất.
Khi thu vào Mỹ kim thì họ làm gì để tiền đó đó khỏi mất giá? Họ mua tài sản tại Mỹ, mà loại tài sản có mức an toàn nhất vì coi như được Chính quyền Mỹ đảm bảo chính là Công khố phiếu.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Khi đó, các thị trường dự đoán là phân lời trái phiếu cùng lãi suất tại Mỹ sẽ tăng. Điều ấy chưa xảy ra, phân lời trái phiếu Mỹ lại giảm và giá công khố phiếu lại tăng. Tức là có chủ nợ sẵn sàng cho Mỹ vay tiền bằng cách mua vào Công khố phiếu vì thế giá mới tăng và phân lời mới hạ. Lúc đó, người ta mới thấy vai trò của Trung Quốc là năm nay họ mua thêm Công khố phiếu Mỹ với mức chưa từng thấy và tính đến cuối Tháng Năm vừa qua thì làm chủ một khoản nợ gồm Công khố phiếu và cả trái phiếu ngắn hạn lên tới một ngàn 271 tỷ Mỹ kim, bằng 10,6% tổng số Công khố phiếu Mỹ.
Vũ Hoàng: Ông vừa cho biết Trung Quốc làm chủ hơn 10% tổng số nợ dưới dạng Công khố phiếu của Mỹ mà lại nói rằng kinh tế Trung Quốc lệ thuộc vào Hoa Kỳ thì nhiều thính giả của chúng ta tất nhiên là không hiểu. Vì vậy, để khởi đầu, xin ông giải thích cho nghịch lý đó.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trong chuyện này, ta tìm hiểu hai lĩnh vực là tài chính và thương mại, hay ngoại hối và ngoại thương, thì may ra sẽ thấy được nghịch lý ấy.
Trước hết, ta bay qua bên kia đại dương để xem giới hữu trách kinh tế tại Bắc Kinh suy tính gì. Từ Đại hội 18, họ cứ nói đến tái cân bằng cơ chế kinh tế, cụ thể là nâng sức tiêu thụ nội địa và giảm dần sự lệ thuộc vào đầu tư và xuất khẩu. Họ chưa làm được chuyện ấy mà vẫn cố bán hàng nhiều hơn với giá rẻ hơn. Một cách kích thích xuất khẩu là can thiệp vào thị trường ngoại hối, là mua vào Mỹ kim và bán ra đồng nội tệ, tức là đồng Nguyên mà họ cứ gọi là "Nhân dân tệ" trong tinh thần mị dân. Khi thu vào Mỹ kim thì họ làm gì để tiền đó đó khỏi mất giá? Họ mua tài sản tại Mỹ, mà loại tài sản có mức an toàn nhất vì coi như được Chính quyền Mỹ đảm bảo chính là Công khố phiếu. Nôm na là Bắc Kinh bóp cổ người dân để bán hàng rẻ, và thu về một dự trữ ngoại tệ cứ được ca tụng là kỷ lục của thế giới, vì lên tới gần bốn ngàn tỷ đô la, rồi suy đi tính lại thì vẫn lại cho Mỹ vay tới hơn một phân tư chỉ vì đấy là nơi chọn mặt gửi vàng an toàn nhất!

“Bụt chùa nhà không thiêng”


Một nông dân Trung Quốc tận dụng những mảnh đất để trồng rau, phía sau là dự án nhà cao từng ở An Huy, Trung quốc. AFP
Một nông dân Trung Quốc tận dụng những mảnh đất để trồng rau, phía sau là dự án nhà cao từng ở An Huy, Trung quốc. AFP
Vũ Hoàng: Ông trình bày từ giác độ của Trung Quốc, nhưng nhiều người ở tại Hoa Kỳ lại cứ lo Trung Quốc có thể tẩy chay thị trường trái phiếu Mỹ tức là không cho Hoa Kỳ vay tiền nữa. Ông giải thích thế nào về chuyện đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng nhiều khi báo chí và các chính trị gia không hiểu hoặc muốn tác động vào dư luận theo chủ ý riêng của họ nên cứ hăm dọa chuyện khôi hài đó.
Trên diễn đàn này, cách đây mấy năm chúng ta có nhắc đến lời than của một viên chức cao cấp tại Bắc Kinh, rằng "ghét Mỹ lắm mà vẫn phải mua Công khố phiếu của Mỹ"! Thật ra, trị trường trái phiếu Mỹ có hai ưu điểm là sâu rộng và an toàn hơn hẳn mọi thị trường khác trên thế giới. Sâu vì lớn hơn tổng số thị trường của năm nước lớn nhất sau Mỹ và an toàn vì có thanh khoản cao, tức là khi cần rút ra để lấy về tiền mặt thì rất nhanh và dễ. Nhìn cách khác, nếu có tài sản mà muốn lưu giữ dưới dạng ngoại tệ, ta có thể chọn đồng Euro, đồng Yen Nhật, đồng Anh kim hay Phật lăng Thụy Sĩ, v.v.... Trong số này, nhiều đồng bạc có khi vững giá hơn Mỹ kim, nhưng thị trường lại quá nông và hẹp, thí dụ như nếu rút ra 100 tỷ là gây chấn động và có khi bị lỗ nặng.
Sau cùng cũng cần nói thêm chuyện "bụt chùa nhà không thiêng". Người ta cứ ca tụng kinh tế Trung Quốc, nhưng nếu đầu tư vào thị trường ấy mà an toàn và có lời thì tại sao Bắc Kinh phải gửi tiền qua biển cho Mỹ vay?
Vũ Hoàng: Từ lĩnh vực tài chính ta bước qua lĩnh vực ngoại thương. Thưa ông, nếu kinh tế của Trung Quốc lệ thuộc vào Hoa Kỳ thì tại sao nước Mỹ cứ bị nhập siêu, tức là nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, khi mua bán với Trung Quốc?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Quả thật là nước Mỹ có gặp vấn đề ấy, nhưng nó được khuếch đại và gây ấn tượng sai lạc, có khi là với chủ đích chính trị mà truyền thông không hiểu rõ. Một lối nhìn khác là ta nên thấy ra mối lo của Bắc Kinh khi kinh tế mắc bệnh nghiện xuất khẩu!
Hoa Kỳ có một nhược điểm kinh tế mà lại là ưu điểm xã hội là có mức tiêu thụ quá cao, tới 70% Tổng sản lượng GDP. Tôi nói là ưu điểm xã hội vì cho thấy tư thế và khả năng chọn lựa của người dân, là điều Trung Quốc không có vì tiêu thụ bị đè nén và giảm dần từ nhiều năm qua.
Thế dân Mỹ tiêu thụ những gì? Họ chủ yếu mua hàng hóa và dịch vụ của Mỹ, xin tính tròn cho dễ nhớ là tới 88% tổng số tiêu thụ là của nội địa, chỉ có 12% là nhập từ ngoài, trong số này nhiều sản phẩm lại do doanh nghiệp Mỹ góp phần làm ra và xuất ngược về Mỹ. Nghĩa là chỉ có 12% thị trường tiêu thụ của Mỹ mà lại là nguồn sống cho rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Vũ Hoàng: Ông vừa nói trong số hàng nhập vào Mỹ lại có nhiều sản phẩm do doanh nghiệp Mỹ chế tạo từ bên ngoài, thí dụ như tại Trung Quốc, nên có thể kiếm lời ngay từ gốc. Phải chăng, con số gọi là nhập siêu của Mỹ với Trung Quốc thật ra lại không nặng như vậy.
Người ta cứ ca tụng kinh tế Trung Quốc, nhưng nếu đầu tư vào thị trường ấy mà an toàn và có lời thì tại sao Bắc Kinh phải gửi tiền qua biển cho Mỹ vay?
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Cho dễ nhớ thì tôi xin nêu vài thí dụ.
Thứ nhất là trong số hàng tiêu thụ nhập vào Mỹ, chỉ có gần 3% là đến từ Trung Quốc, bên trong thì hơn phân nửa là do công ty Mỹ nắm lấy từ khi hàng cập bến bên Tầu, chở qua đây bán cho nhà tiêu thụ cuối cùng ở Mỹ. Nói nôm na thì khi mua một đô là hàng "Made in China", dân Mỹ chi 55 xu cho người Mỹ tại Mỹ đã. Mà 45 xu kia cũng chẳng lọt hết vào tay Trung Quốc. Thí dụ kia từ một kinh tế gia của Ngân hàng Dự trữ Mỹ tại Dallas sẽ làm rõ ra điều ấy.
Giả dụ như tôi bỏ ra 500 đô la để mua tại Cali một cái iPhone ráp chế bên Tầu. Về nhà tìm hiểu thêm mới biết là để có món hàng loại sang gọi là "Made in China" thì Trung Quốc phải mua bộ nhớ và âm thanh của Mỹ mất 11 đồng, mua linh kiện xử lý và thu hình từ các xứ khác mất 162 đô la, tổng cộng là mất 173 đô la. Rồi tốn thêm bảy đồng ráp chế trước khi bán qua Mỹ được 180 đồng. Các doanh nghiệp Mỹ tốn 180 đồng để mua một sản phẩm ráp chế bên Tầu rồi tính thêm chi phí này nọ trước khi bán cho tôi lấy 500 đồng.
Từ nghiệp vụ ấy, bà nhân viên Bộ Thương Mại Hoa Kỳ thì bấm máy ghi rằng Mỹ bán hàng vặt cho Tầu được có 11 đồng mà mua của Tầu 180 đồng nên bị nhập siêu mất 169 đồng! Đó là 162 đồng do Trung Quốc bỏ ra để mua linh kiện từ xứ khác, cộng thêm bảy đồng ráp chế. Trong khi ấy, cô bí thư tại Bắc Kinh lè lưỡi ghi bằng bút chì phần đóng góp của Trung Quốc cho dự án iPhone đó là vỏn vẹn có bảy đồng!
Vũ Hoàng: Qua mấy con số rất vui đó thì có lẽ ta thấy sức nặng ngoại thương của Trung Quốc với Mỹ thật ra không nặng như người ta thường nghĩ! Thưa ông, có phải vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi tin là lãnh đạo Bắc Kinh ý thức được nhược điểm bên trong mà chưa thể cải sửa hay cải tiến được. Họ tự khoe là công xưởng toàn cầu, thực ra thì bán hai chục triệu cái áo hay chục triệu đôi giầy mới đủ tiền mua một máy bay Boeing. Mà loại sản phẩm ráp chế như giày dép áo quần, hay cả máy điện thoại loại khôn thì doanh nghiệp Mỹ có thể làm hoặc mua của xứ khác, chứ Trung Quốc không có nhiều chọn lựa khi phải mua máy bay.
Ta thấy ra sự khác biệt của nền kinh tế khi Hoa Kỳ, hay Âu Châu, Nhật Bản và cả Nam Hàn đã tiến tới hình tháí hậu công nghiệp với trị giá gia tăng rất cao của dịch vụ và trí tuệ mà Trung Quốc mới chỉ đi vào lĩnh vực chế biến ở ngọn chứ không có gốc. Cũng vì vậy nên Bắc Kinh cố đi tắt bằng thủ đoạn ăn cắp sản phẩm trí tuệ và bí mật kỹ thuật của xứ khác, mà vẫn không xong.
Vũ Hoàng: Bây giờ thì có lẽ thính giả của chúng ta hiểu ra nghịch lý mà ông nói là kinh tế Trung Quốc ở vào tình trạng "Mỹ thuộc". Kết luận của ông là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Kinh tế Hoa Kỳ và cả Âu Châu nữa có nội lực riêng nên ít lệ thuộc vào xuất nhập cảng, tức là ít lệ thuộc vào xứ khác. Kinh tế Trung Quốc thì lệ thuộc vào xuất cảng đến gần phân nửa, tức là gấp đôi Hoa Kỳ và thực tế thì nằm trong vòng kiềm tỏa của Mỹ. Chuyện phũ phàng ấy, lãnh đạo Bắc Kinh có biết và cũng muốn thoát mà không xong. Với khối dự trữ ngoại tệ khổng lồ, họ được cái danh hão để hù dân là trở thành chủ nợ của nước Mỹ với một ngàn hai trăm tỷ Công khố phiếu Hoa Kỳ ở trong tay. Thật ra, họ cứ nơm nớp lo là khoản tài sản đó mất giá. Bây giờ còn lo thêm là vì nội tình bất ổn, và nhân công có tay nghề thì ít nên cứ đòi tăng lương làm cho giới đầu tư sẽ tìm xứ khác làm ăn. Tôi nghĩ lãnh đạo Bắc Kinh muốn "Thoát Mỹ" mà không nổi!
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi hữu ích này.

Trong năm năm qua, kể từ vụ khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ, giới nghiên cứu kinh tế đưa ra nhiều dự đoán, nổi bật nhất là sự suy sụp của nước Mỹ, bên cạnh là sự lớn mạnh của các nền kinh tế đang lên, đứng đầu là Trung Quốc. Cuối cùng thì các dự báo đó đều sai. Tuần qua, kinh tế Mỹ có dấu hiệu tăng vọt trong khi các nền kinh tế đang lên, từ Trung Quốc đến Liên bang Nga hay Brazil, Ấn Độ đều gặp nhiều khó khăn. Trong loạt bài tổng kết cuối năm với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu vì sao mà nhiều người lại đoán trật....

Kinh tế Mỹ phục hồi

Vũ Hoàng: Thưa ông Nghĩa, đến tuần qua thì người ta có dấu hiệu là kinh tế Hoa Kỳ đã thật sự phục hồi với đà tăng trưởng của Quý Ba quy ra toàn năm đã vượt 4% và Ngân hàng Trung ương khởi sự tiết giảm biện pháp kích thích làm thị trường cổ phiếu tăng vọt lên đỉnh mới. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế thuộc loại đang phát triển lại chìm sâu trong khó khăn. Khi Hoa Kỳ bị khủng hoảng tài chính năm năm trước đây, người ta dự đoán Mỹ trôi vào chu kỳ suy thoái và bị kinh tế Trung Quốc qua mặt trong vài năm tới. Bây giờ thì sự thể lại đảo lộn cho nên trong loạt tổng kết cuối năm, xin nêu câu hỏi là vì sao mà người ta lại có những dự báo sai lầm như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết về Hoa Kỳ thì đây là nơi xuất phát nhiều công trình chửi Mỹ nhất, mà không chỉ từ vụ khủng hoảng tài chính rồi nạn suy trầm kinh tế vào năm 2008-2009, tiếp theo là sự hỗn loạn trên chính trường về chi thu ngân sách. Nếu bên ngoài nhìn sự thể phiến diện thì cho là Hoa Kỳ hết thời và sẽ bị thiên hạ qua mặt, chứ thật ra, xã hội Mỹ có đặc tính biến báo hơn hẳn các nền kinh tế lớn khác. Tôi xin đơn cử vài ví dụ dễ so sánh như sau.
Biện pháp bơm tiền để kích thích kinh tế làm sụt giá đô la khiến thế giới coi thường đồng bạc xanh nên chẳng thấy là nhờ đó doanh nghiệp Mỹ có sức cạnh tranh cao hơn.
-Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa
Bị khủng hoảng vì mắc nợ quá cao, dân Mỹ trả nợ nhanh và nhiều hơn khối công nghiệp kia, là Âu Châu và Nhật Bản. Biện pháp bơm tiền để kích thích kinh tế làm sụt giá đô la khiến thế giới coi thường đồng bạc xanh nên chẳng thấy là nhờ đó doanh nghiệp Mỹ có sức cạnh tranh cao hơn. Mà các doanh nghiệp đều phải sáng tạo để cải tiến năng suất bằng kỹ thuật mới và quả nhiên là thành công khi người ta còn than vãn về nạn thất nghiệp. Chuyện thứ tư là cách mạng dầu khí với hai loại công nghệ gạn cát và đào ngang đã nâng sản lượng và giảm chi phí về xăng dầu. Nhờ đó, khu vực chế biến Mỹ chiếm ưu thế mới, trái với lý luận tiêu cực về nạn đầu tư ra ngoài để có nhân công rẻ. Hoa Kỳ là nơi sẽ thu hút đầu tư vì có doanh lợi cao hơn nhiều trị trường khác.
Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ là ta nên thận trọng với hai nhược điểm liên hệ đến chính trị. Thứ nhất là trong sự xoay chuyển quá nhanh như vậy, doanh lợi cao của giới đầu tư so với đa số có thể gây vấn đề về công bằng xã hội và dẫn tới lý luận đấu tranh giai cấp rất dễ bị khai thác. Thứ hai là Hoa Kỳ chưa hết bài toán bội chi và nhà nước đi vay. Nhờ kinh tế hồi phục, các chính khách mị dân có thể lại đòi tăng chi và đi vay nữa. Đó là về sự mạnh yếu của Hoa Kỳ.
Vũ Hoàng: Thưa ông, về các nền kinh tế khác thì sao? Lý do nào khiến người ta đã dự đoán sai?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Mình có thể lần lượt nhắc lại chuyện cũ để thấy việc đoán sai như vậy là quy luật phổ biến làm nhiều người hiểu sai từ cả nửa thế kỷ chứ không  phải là bây giờ.
000_Was7208112-250.jpg
Bên ngoài tòa nhà Quốc Hội Mỹ chỉ vài giờ trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tuyên thệ nhậm chức, ngày 21 tháng 1 năm 2013 tại Washington, DC. AFP PHOTO / Stan HONDA.
Trước hết, là thời Chiến tranh lạnh, không thiếu gì kẻ tuyên truyền thiên tả và học giả uyên bác của Mỹ đã báo trước Liên Xô sẽ bắt kịp và vượt Hoa Kỳ. Họ dựa trên đà tăng trưởng rất cao của thập niên 60 rồi phóng vào tương lai theo đường thẳng mà không thấy kinh tế Xô viết có vấn đề từ những năm 70. Và hai chục năm sau là tự sụp đổ lên chính nó. Đến năm 2008, có người lại lầm nữa khi nghĩ là với giá dầu thô vượt quá trăm đồng, Liên bang Nga lại là đại cường kinh tế. Thật ra nước Nga tụt hậu thành xứ chậm tiến chỉ biết đào đất bán tài nguyên mà không hiện đại hóa và đa năng hóa cơ chế kinh tế. Khi giá nhiên liệu sút giảm, mà sẽ giảm, kinh tế xứ này từ suy trầm sẽ suy thoái. Lý do dự đoán sai là vì đánh giá sai vai trò của tài nguyên, khả năng quản lý của nhà nước và sự tuyệt vọng quá lớn của người dân. Sau đó là dự báo sai về Âu Châu.
Vũ Hoàng: Quả thật là đã có thời mà người ta cho rằng mô hình phát triển Âu Châu có vẻ cân đối và ổn định hơn những xoay chuyển quá nhanh của Hoa Kỳ. Thưa ông vì sao như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng đấy là vào đầu thập niên 70, khi Hoa Kỳ xuất huyết với cuộc chiến tại Việt Nam, rồi lãnh đòn phong tỏa dầu khí của Trung Đông rồi sai lầm với chính sách kinh tế khiến lạm phát tăng vọt. Khi đó, người ta nói về sự bải hoải hay "malaise" của nước Mỹ và cho rằng Âu Châu mới là nơi cuộc sống đẹp vì chú ý đến phẩm hơn lượng. Lúc đó, mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu Bắc Âu mới là lý tưởng. Sự thật lại không hẳn như vậy vì chế độ bao cấp Âu Châu đã tích lũy nhiều vấn đề, làm tăng thất nghiệp và giảm sức cạnh tranh. Lý do dự đoán sai vẫn nằm trong cách đánh giá quá cao vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế. Đấy cũng là lý do mà mươi năm sau người ta tiên đoán sự thắng thế của Nhật Bản.

Vài chục năm đoán sai một lần?

Vũ Hoàng: Thưa rằng nếu nhớ lại thì sau thời Tổng thống Jimmy Carter, lạm phát tại Hoa Kỳ từ 14% và thất nghiệp từ hơn 10% lại giảm mạnh và kinh tế Mỹ đã có mức tăng trưởng rất cao. Nhưng cũng vào lúc đó thì lại có lời tiên đoán về sức bật của Nhật Bản, thậm chí lời cảnh báo về việc Nhật Bản đang mua đứt nước Mỹ và thành bá chủ kinh tế toàn cầu. Vì sao họ lại đoán vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là câu hỏi này rất hay vì sau khi bi quan trước sự lớn mạnh của Liên Xô rồi Âu Châu, nhiều nhà nghiên cứu nhìn về Châu Á cũng với sự lầm lạc đó.
Khi bị khủng hoảng kinh tế thì nền dân chủ có lợi thế sửa sai cao hơn ách độc tài nhờ sự tham dự của mọi tác nhân kinh tế. Chính là việc tranh luận về cách sửa sai đó là khác biệt giữa thịnh và suy.
-Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa
Đầu tiên, họ cho là tư bản chủ nghĩa kiểu Nhật có ưu điểm là cân bằng và ổn định hơn kiểu Mỹ. Lý do là hệ thống Nhật dựa trên sự phối hợp giữa doanh nghiệp và ngân hàng với bộ máy hành chính, dưới sự chỉ đạo sáng suốt của chính quyền. Ba chân kiềng của các tập đoàn tư doanh, bộ máy hành chính và chính quyền đã giúp Nhật tập trung công sức thành mũi nhọn. Vì vậy dân Mỹ mới được báo động rằng Nhật Bản sẽ làm chủ đầu tư trên thị trường Hoa Kỳ.
Sự thật thì sau đó kinh tế Nhật bị khủng hoảng vì bể bóng đầu cơ và trải qua hai chục năm suy trầm cũng vì ưu thế gọi là ổn định của họ. Nhật Bản không dám mạnh tay cải cách và phá vỡ ung nhọt tích lũy từ nhiều thập niên về trước. Mãi đến năm nay, chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe mới có quyết định khá táo bạo với kết quả khả quan hơn. Lý do dự đoán sai lầm vẫn là vì quá lạc quan về sự can thiệp và phối hợp của nhà nước. Sai lầm đó tiếp tục khi người ta nói về kinh tế Trung Quốc là nơi mà nhà nước là chủ đầu tư số một và dù kinh tế nhà nước độc tài thì cũng lấy quyết định hợp lý hơn là thị trường bát nháo như ở Hoa Kỳ.
Vũ Hoàng: Khi ông nhắc lại như vậy, chúng ta thấy cứ vài chục năm thì giới kinh tế lại đoán sai một lần, nào là về Liên Xô, Âu Châu, về Nhật Bản và Trung Quốc, mà lần nào cũng nói trước là Hoa Kỳ sẽ lụn bại. Trong khi thực tế thì nước Mỹ đổi thay liên tục mà các nước kia mới sa sút. Chúng ta đi tới chuyện ngày nay là đối chiếu dự đoán với thực tế.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chuyện ngày nay là người ta đoán sai về sức mạnh kinh tế Trung Quốc. Lồng trong đó, khi ba khối Âu-Mỹ-Nhật bị suy trầm thì báo trật về sức bật của các nền kinh tế đang lên, như nhóm BRIC là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Người ta cũng đoán sai về giá thương phẩm theo lối tính bi quan về số cung có hạn làm giá sẽ tăng nên mới cho là xứ nào có tài nguyên thì sẽ giàu to, v.v....
000_DV531849-305.jpg
Từ trái sang: Chủ tịch Luiz Inacio Lula da Silva của Brazil, Nga Dmitry Medvedev của Nga, Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc, và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh bắt tay tại Yekaterinburg, Nga hôm 16/6/2009, trước một cuộc họp của BRIC.
Trước hết, từ hai năm qua, khối BRIC đó mới lụn bại nhất và chưa hết khó khăn. Thứ hai, Việt Nam cứ theo Trung Quốc là dựa vào trí tuệ có hạn của chính quyền và kinh tế nhà nước đã đi từ khủng hoảng này qua khủng hoảng khác, cũng với núi nợ chất đống và bong bóng đầu cơ bị bể.
Thứ ba, một số nước có tránh khỏi tai họa đó vì từng bị khủng hoảng và nghiến răng cải cách. Họ chấp nhận rủi ro bất ổn của nền dân chủ, không dựa vào kho tài nguyên dưới lòng đất mà tin vảo khả năng cải tiến của người dân. Khả năng đó khiến xã hội tìm ra giải pháp thích hợp và nhà nước tạo điều kiện thử nghiệm với một sân chơi bình đẳng cho mọi người. Thí dụ nổi bật nhất là Đài Loan và Nam Hàn, đã tự dân chủ hóa từ trước, rồi khi bị khủng hoảng thời 1997 thì triệt để cải cách. Theo sau, có trường hợp Philippines và Indonesia với triển vọng sáng láng hơn cả ở Đông Nam Á. Ngoài khu vực Đông Á thì phải nói đến xứ Chile, cũng đã cải cách kinh tế rồi chính trị nên xã hội ổn định và người dân giàu gấp bội so với xứ Brazil có nhiều tài nguyên hơn.
Sau cùng thì nói cho công bằng, không phải là ai cũng đoán sai về sự thịnh suy hay thăng giáng của các nước, vì có nhiều người nói ngược mà ít ai nghe!
Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối thưa ông, vì sao lại có những dự đoán sai lầm như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi trộm nghĩ là ta nên phân biệt hai trường hợp gian ý và chân tình.
Gian ý là loại con buôn đã lũng đoạn thị trường thông tin với dự báo sai, miễn là để thu hút thân chủ đầu tư vào các thị trường họ có chân đứng. Họ đánh trống hô hào rằng bên kia sông là ánh mặt trời để kêu gọi người người bỏ vốn. Kinh tế học gọi đó là phản ứng bầy đàn, nhưng trước tiên là phải có kẻ cố tình tô hồng sự thật. Trung Quốc giỏi chi tiền cho nghệ thuật quảng cáo đó nhờ các doanh nghiệp đang làm ăn với họ, mà quảng cao về chính trị chỉ là tuyên truyền.
Chân tình là những người tin thật vào cái lẽ tất thắng của một số yếu tố như đất đai, tài nguyên, nhân công hay khả năng can thiệp sáng suốt của nhà nước. Họ tin thật chứ chằng muốn lừa gạt ai mà kết luận sai vì thiếu tầm nhìn sâu và rộng.
Lý do ở đây là bất cứ một xứ chậm tiến nào cũng có thể học được vài bí quyết của các nước tiên tiến để vượt lên, nhờ đó mà có mươi mười lăm năm khá giả hơn xưa. Nếu cứ chỉ nhìn vào bước nhảy vọt đó thì ta dễ đoán sai vì phóng một đường tuyến giai đoạn vào tương lai trường kỳ. Trong khi thực tế lại khắt khe hơn vậy.
Vũ Hoàng: Ông nói rằng thực tế khắt khe hơn vậy có nghĩa là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin cố giản lược hóa ở vài ý. Thứ nhất, khi kinh tế có tăng trưởng so với thời trước thì ta phải đếm ra cái được và khấu trừ đi cái mất để có đà tăng trưởng đó. Đo đếm sự được mất này có nghĩa là phải nhìn trên toàn cảnh và về dài, và để thấy ra phẩm chất. Nếu đạt mức tăng trưởng 7-8% mà lại thổi bong bóng, gây ra tham ô, bất công, hay ô nhiễm môi sinh thì kinh tế vẫn không có tương lai và người dân không có thịnh vượng. Thứ hai, chế độ độc tài mà dựng ra nền tư bản nhà nước thì cũng chỉ phất được vài thập niên mà thôi. Và sau cùng, khi bị khủng hoảng kinh tế thì nền dân chủ có lợi thế sửa sai cao hơn ách độc tài nhờ sự tham dự của mọi tác nhân kinh tế. Chính là việc tranh luận về cách sửa sai đó là khác biệt giữa thịnh và suy.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về bài tổng kết này.

---Trung Quốc dựa vào đâu để vượt Mỹ? Viện Khoa học Trung Quốc dự báo đến năm 2019, Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và năm 2049 sẽ vượt Mỹ một cách toàn diện. Họ dựa vào yếu tố nào để vượt Mỹ?

Cuộc đấu giữa "rồng" Trung Hoa và "đại bàng" Mỹ trong thế kỷ 21. Ảnh minh họa
"Độc chiêu" bành trướng của Trung Quốc
Học giả Mỹ: Trung Quốc nguy hiểm hơn Iran



Trang tin của Tập đoàn Xuất bản Minh Kính (Hong Kong) mới đây đã đăng bài viết của Hứa Nhất Lực - bình luận viên hàng đầu của kênh chứng khoán, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) - phản biện trước nhận định nói trên của Viện Khoa học Trung Quốc.

Bài học từ người đi trước

Theo bình luận viên Hứa Nhất Lực, nếu xem xét một cách đơn thuần từ khía cạnh tổng sản phẩm quốc nội (GDP), việc Trung Quốc vượt Mỹ về kinh tế là chuyện đã được dự đoán. Đây không phải là nhận định riêng của Viện Khoa học Trung Quốc. Ngay từ tháng 8/2012, Thời báo Tài chính của Anh đã có quan điểm tương tự, khi cho rằng vào năm 2017, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. 

Song, có một điều đáng ngạc nhiên là Mỹ không hề lo lắng bị Trung Quốc đuổi kịp và vượt về kinh tế. Ngược lại, các nước Âu-Mỹ trở thành những người được lợi nhất từ sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là Mỹ. 

Nếu kinh tế thế giới chưa thoát khỏi sự ràng buộc vào đồng USD, Trung Quốc tiếp tục ở vị thế “người làm thuê cho Mỹ”. Sự ràng buộc vào đồng USD khiến Trung Quốc dùng vàng bạc thật để tạo ra sản phẩm, mang đi xuất khẩu và đổi lại những “đồng bạc xanh” được in ấn “vô tội vạ” của Mỹ. Nếu xuất phát từ khía cạnh này, việc Trung Quốc có thể vượt Mỹ về kinh tế hay không không phải là cốt lõi vấn đề và ưu thế về GDP của Trung Quốc là hoàn toàn vô nghĩa. 

Cốt lõi của vấn đề là trong lịch sử có rất nhiều nước đứng đầu thế giới về GDP, nhưng cuối cùng không phải tất cả họ đều trở thành "bá chủ" thế giới. Trung Quốc vượt Mỹ, việc này có tính so sánh rất lớn với việc Mỹ vượt Anh cách đây 100 năm. Vậy Mỹ đã làm thế nào để soán ngôi vị bá chủ thế giới về kinh tế của Anh? 

Thông thường, người ta cho rằng kinh tế Mỹ vượt Anh là cốt lõi của vấn đề Mỹ trở thành bá chủ kinh tế thế giới và đồng USD trở thành đồng tiền quốc tế. Nhưng thực tế là ngược lại. Ngay từ giữa thế kỷ 19, giá trị sản xuất công nghiệp của Mỹ đã vượt qua Anh. Nhưng có một điều dễ nhận thấy là gần 100 năm sau, Anh vẫn là nước dẫn dắt kinh tế toàn cầu. Phải tới sau khi Thế Chiến II kết thúc, Mỹ mới triệt để trở thành “đầu tàu" của thế giới mới. 

Tại sao phải mất gần 100 năm sau khi vượt Anh về giá trị sản xuất công nghiệp, Mỹ mới trở thành đầu tàu kinh tế thế giới? Một điểm rất quan trọng là tuy Mỹ sớm vượt Anh về kinh tế, nhưng Anh vẫn không chịu nhường ngôi vị bá chủ thế giới vì được lợi từ vị thế chưa bị đánh đổ của đồng bảng Anh. Tới sau Chiến tranh thế giới thứ II, đồng USD mới thay thế vị trí của đồng bảng Anh. Khi đó, Mỹ mới thực sự trở thành bá chủ thế giới. 

Tại sao đồng bảng Anh phải nhường ngôi vị cho đồng USD? Đó là bởi hai cuộc chiến tranh thế giới đã mang đến cho Mỹ cơ hội tích lũy thực lực. Nhiều năm chịu đựng khói lửa chiến tranh và phải tiêu tốn cho chiến tranh đã khiến một lượng lớn dự trữ vàng của Anh chảy ra bên ngoài, mang đến cho Mỹ thời cơ trỗi dậy. Hệ thống Bretton Woods lấy vàng làm cơ sở đã nhanh chóng được thiết lập, cơ hội xưng bá của Mỹ cũng xuất hiện. 

Sau đó, thông qua gói viện trợ kinh tế trị giá 3,7 tỷ USD, Mỹ buộc Anh phải khôi phục việc tự do hoán đổi giữa đồng bảng Anh và đồng USD. Cùng với sự thỏa hiệp của chính phủ Anh, một thời gian sau, đồng bảng Anh phải đối mặt với tình trạng bị bán tháo với lượng lớn, đồng USD trở nên có quyền thế mạnh. Chỉ trong vài tháng, một lượng vàng trị giá hàng tỷ USD đã tháo chạy khỏi Anh. Hệ quả là đồng bảng Anh không còn đủ sức trở lại vị thế trước đó. 

Mấy chục năm sau khi Mỹ trở thành bá chủ thế giới, địa vị này của Mỹ trên thực tế đã gặp phải sự thách thức của không ít quốc gia. Vào những năm 1980, không ít người cho rằng Nhật Bản đã thay thế Mỹ trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Bước sang thập niên 1990, sự trỗi dậy của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tương tự đã dẫn tới thái độ cứng rắn kiểu đối kháng với Mỹ và Mỹ coi các nước Eurozone là đối thủ mạnh. 

Nhưng không đầy 10 năm sau, những viễn cảnh xán lạn khi xưa đã trở nên ảm đạm. Năm 1985, Mỹ bắt tay với 4 nước khác ký Thỏa ước Plaza can dự vào thị trường hối đoái, để đồng USD hạ cánh mềm. Đồng yên của Nhật Bản sau đó đã tăng giá liên tục trong 20 năm. Khi đồng yên tăng giá gần 70%, một lượng lớn tiền vốn đã chảy vào Nhật Bản. Dòng tiền này không chỉ chặn đứng đường xuất khẩu của ngành chế tạo, mà còn gây ra bong bóng kinh tế ở Nhật Bản. 

Vào thời điểm trước và sau năm 1995, khi Mỹ ngừng can dự vào tỷ giá hối đoái của đồng USD, từ đỉnh cao kinh tế Nhật Bản đã rớt xuống vực sâu. Cái gọi là “phục hưng” và “vượt Mỹ”, thậm chí là “mua cả nước Mỹ” đã trở thành giấc mộng không thành. 

Như vậy, có thể thấy Trung Quốc không phải là nước đầu tiên được cho là sẽ vượt Mỹ. Trước đó, Nhật Bản và châu Âu cũng được nhìn nhận một cách tương tự nhưng đều không thành công. 

Vậy tại sao khi GDP của Mỹ vượt Anh, nước này lại thành công trong việc thực hiện giấc mộng bá chủ thế giới? Phải thấy rằng khi Mỹ vượt Anh đã xuất hiện hai điều kiện rất hiếm thấy. Một là khi đó thế giới mới vừa kết thúc hai cuộc chiến tranh, đồng USD đã tận dụng thời thế trở thành đồng tiền thế giới. Hai là trong các đồng tiền khi đó, vàng đã trở thành đồng tiền được mọi người công nhận. 

Hai điều kiện này hiện nay rất khó hình thành. Một là trong bối cảnh cách mạng vũ khí hiện nay, không ai dám khinh suất phát động chiến tranh. Hai là vàng vốn là đồng tiền dự dữ quan trọng nhất, nhưng tầm quan trọng của nó lại bị các nước làm suy yếu vì lo sợ sự trở lại của chế độ bản vị vàng. Rõ ràng, sự thiếu hụt của hai điều kiện này sẽ khiến Trung Quốc gặp phải trở lực lớn hơn để vượt qua Mỹ. 

Cái khó của đồng nhân dân tệ

Theo tác giả, Trung Quốc đã trải qua 30 năm tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. Môi trường đầu tư tiềm năng cũng không ngừng bộc lộ tiềm lực lớn để kinh tế Trung Quốc thăng hoa một lần nữa. Nhưng sự phình to của GDP không thể mang tới điều tốt lành hơn cho Trung Quốc trên thực tế. 

Kinh tế Trung Quốc không phải đã bền chắc. Nếu nhìn thẳng vào mức độ tiêu hao năng lượng để tạo ra GDP của Trung Quốc, rõ ràng kiểu tăng trưởng GDP dựa vào đầu tư vốn, nhân lực, vật lực của Trung Quốc đã tự gây ra mầm họa. Lâu nay, mức độ tiêu hao năng lượng cho một đơn vị GDP của Trung Quốc luôn duy trì ở mức cao gấp 3-4 lần mức bình quân của thế giới. Sự trỗi dậy với tốc độ cao trong 30 năm của Trung Quốc không phải không bị trả giá. 

Cùng trong khoảng thời gian 30 năm, Trung Quốc đã tiêu thụ 46% lượng thép, 16% lượng năng lượng và 52% lượng xi măng toàn cầu sản xuất, nhưng chỉ tạo ra chưa đầy 8% GDP toàn cầu. Cái gốc tăng trưởng của Trung Quốc không chỉ cho thấy tính bền vững của tăng trưởng sẽ phải đối mặt với thách thức. Trực tiếp hơn là trong bối cảnh đầu tư quá nóng, mầm họa của lạm phát và nợ nần cao sẽ trở thành điểm bùng nổ trong cuộc chiến tranh tài chính tương lai. 

Xem xét ở góc độ này, việc chìm đắm một cách mù quáng trong ảo mộng “vượt Anh, đuổi Mỹ” là hành vi vô cùng ấu trĩ. Điều mà Trung Quốc cần không phải là ánh hào quang GDP, quan trọng hơn là quyền phát ngôn về kinh tế thế giới. Nếu không có quyền phát ngôn như vậy, Trung Quốc chỉ là công cụ chế tạo của Mỹ. 

Trong bối cảnh Âu - Mỹ lũng đoạn về công nghệ, một nước Trung Quốc phát triển với tốc độ cao nhờ vào sự dịch chuyển của ngành chế tạo đã trở thành công xưởng giá rẻ của các nước Âu - Mỹ. 

Năm 2008, Trung Quốc đã đứng vững trong cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn, đóng góp không nhỏ khi tạo ra 956 tỷ USD doanh lợi của các doanh nghiệp Mỹ hoạt động ở nước ngoài trong khi doanh lợi của các doanh nghiệp trong nước Mỹ đạt được không đến 532 tỷ USD. 

Như vậy có thể thấy doanh lợi mà các doanh nghiệp hoạt động ở nước ngoài của Mỹ đạt được lớn gấp 1,8 lần doanh lợi mà các doanh nghiệp trong nước của nước này đạt được. Xem xét ở góc độ số liệu sẽ càng thấy rõ. Mỗi một đồng USD chi cho sản phẩm do Trung Quốc chế tạo có 55 xu chảy vào vị trí làm việc của người Mỹ. 

Rõ ràng trong bối cảnh này, Trung Quốc cần phải có quyền phát ngôn về kinh tế thế giới. Trước tiên, Trung Quốc phải thay đổi hình tượng “công xưởng thế giới” của mình. Trung Quốc phải giữ lại nhiều hơn lợi ích mang lại từ tăng trưởng GDP ở trong nước. Nếu muốn thực hiện việc này, quốc tế hóa đồng NDT là bước đi then chốt nhất, cho dù đồng tiền này nhất thời không thay thế được đồng USD làm đồng tiền thế giới. 

Mấy năm trở lại đây, một số quốc gia đã kêu gọi mở rộng việc phát hành SDR (Quyền rút vốn đặc biệt - đơn vị tiền tệ quy ước của một số nước thành viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế) làm bước quá độ. Nhưng bước tiến vẫn chậm chạp và đến chỗ nào cũng gặp cản trở. Nhìn lại cái giá phải trả trong quá khứ của đồng yên Nhật Bản, đồng euro và thậm chí là đồng bảng Anh trong cuộc đấu với đồng USD, Trung Quốc cần nhận thức rằng việc vượt Mỹ về GDP tuyệt đối không phải là cái gì đó đáng vui mừng. Đây mới chỉ là bước đi đầu tiên trong cuộc vạn lý trường chinh "đầy máu và nước mắt" mà thôi. --Trung Quốc dựa vào đâu để vượt Mỹ?


--Trung Quốc mắc “bệnh ho Bắc Kinh”--Chiến lược “lấn biển” ba giai đoạn của Trung Quốc

-Nhật Bản gây dựng liên minh kiềm chế Trung Quốc---Những nét nổi bật trong Thông điệp liên bang của Obama--Mỹ lợi dụng vấn đề Senkaku để bao vây Trung Quốc?--- Trung Quốc “giật mình thon thót” vì Mỹ quan tâm? (VnMedia). – Mỹ sẽ hỗ trợ gì Nhật Bản khi xảy ra chiến tranh với Trung Quốc? (GDVN).
-China’s Canadian Woes theDiplomat.com
-Is the World Ready for a Great Rebalancing? theDiplomat.com
- Bờ biển bị băm nát bởi chưa có Luật Quản lí đới bờ (LĐ).- Tập Cận Bình và Barack Obama – lịch sử gọi tên (TQ). – Báo Nhật:Trung Quốc có thể đã xây dựng “hệ thống phòng thủ tên lửa đỏ” (GDVN).Quân đội nhiều nước Châu Á rầm rập triển khai vũ khí (VnMedia). – Chiến tranh lạnh mới đang đe dọa châu Á(RFI). - Indonesia mua bổ sung thêm 6 chiến đấu cơ Su-30MK2 (QĐND). - Giải mật con đường TQ làm chủ công nghệ tàu ngầm (kỳ 2) (KT).
- Châu Á nóng ran vì triển khai vũ khí (VnMedia). – Báo TQ: Triều Tiên sẵn sàng lập “lá chắn sống” bảo vệ gia đình họ Kim (GDVN). – Obama thề bảo vệ Nhật Bản chống tấn công hạt nhân (PLTP). – Hoa Kỳ kêu gọi hành động mạnh về Bắc Triều Tiên (VOA). – Mỹ cam kết bảo vệ Nhật Bản bằng ô chắn hạt nhân (VNE). –Phù thủy Trung Quốc và âm binh Bắc Hàn (Người Việt). – Nhật, Mỹ coi Bắc Kinh, Bình Nhưỡng là kẻ thù chứ không phải đối tác (GDVN). – Hàn Quốc huy động hải – lục – không quân tập trận “dọa” Triều Tiên(GDVN). – Anh triệu Đại sứ Triều Tiên phản đối vụ thử hạt nhân (TP).
- Philippines loại bỏ “địa cầu lưỡi bò” của Trung Quốc (TT). – Philippines: Không xin Nhật Bản tàu tuần tra, chỉ “vay” tàu qua ODA (GDVN).-- TQ cho công ty dầu Nga vay 30 tỷ USD (BBC). - Nước Nga quyết liệt chống tham nhũng (SGGP).
- 1 người Tây Tạng bị thương nặng sau khi tự thiêu ở Nepal (VOA). - Vụ tự thiêu thứ 100 của người Tây Tạng kể từ năm 2009 (RFI). - Hàng nghìn bưu thiếp từ CHND Trung Hoa: người Trung Quốc tôn trọng Pháp luân công (NTDTV/ Kichbu).- Trung Quốc: Internet và triệu cánh san hô (BBC).
- Triều Tiên báo trước cho Mỹ về vụ thử hạt nhân (VnMedia). – Mỹ hứa hành động «kiên quyết» sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân (RFI). – Tổng thống Obama kêu gọi tăng cường hệ thống phòng thủ phi đạn (VOA). –Hàn Quốc triển khai tên lửa, có thể phá hủy Triều Tiên (VnMedia). – Nhật Bản và Hàn Quốc yêu cầu Liên Hợp đưa ra các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Bắc Triều Tiên (TNNN). – Nhật, Hàn thống nhất biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng (DV). - Hàn Quốc triển khai tên lửa vươn tới ‘mọi ngóc ngách’ Triều Tiên (TP).
- Nhật Bản và Mỹ coi Bắc Kinh và Bình Nhưỡng là kẻ thù (TP). - Nhật muốn đưa Triều Tiên vào danh sách khủng bố (TTXVN). - Việt Nam phản đối hành động “thử lửa” nguy hiểm của Triều Tiên (Sống mới). – Trung Quốc bị chế diễu vì phản ứng thiếu dứt khoát đối với Bắc Triều Tiên (RFI). – Việt Nam lo ngại trước việc Bắc Triều Tiên thử hạt nhân (VOA). – Anh triệu đại sứ Triều Tiên phản đối vụ thử hạt nhân (TTXVN). – Cả thế giới lên án Bắc Hàn (RFA). – Phỏng vấn nóng TS. Đinh Hoàng Thắng: Triều Tiên lại thử hạt nhân – Giương Đông kích Tây (Tễu).
- Hai cách lấy lại lãnh thổ Trung Quốc đã bị Nga chiếm(Damanski Zhenbao/ Gốc sân).

Mỹ khởi tố ba công dân Trung Quốc tội buôn lậu sừng tê giác
Đánh dấu 40 năm tù binh Mỹ được thả khỏi các nhà tù Việt Nam
Việt Nam lo ngại trước việc Bắc Triều Tiên thử hạt nhân- GS Ngô Vĩnh Long: Láng giềng bất hạnh – Unhappy Neighbors (Cairo Review).
--Việt Nam lún sâu lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc -Nguoi Viet Online
Trong khi nhiều loại sản phẩm, hàng hóa sản xuất ở Việt Nam không bán được, hàng tồn kho rất lớn thì hàng Trung Quốc bán phá giá vẫn cứ ồ ạt đổ vào Việt Nam.
HÀ NỘI (NV) - Việt Nam ngày càng lún sâu vào vòng lệ thuộc Trung Quốc về mặt kinh tế.
Một số phụ nữ cố gắng đẩy một chiếc xe chở đầy các thùng trái cây nhập cảng từ Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Thời Báo Kinh Tế Việt Nam (TBKTVN) hôm Thứ Bảy vừa qua nêu ra các con số chứng minh sự phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc. Báo chí ở Việt Nam đã nhiều lần báo động về tình trạng thâm thủng mậu dịch ngày một dâng cao của Việt Nam với Trung Quốc mà một quan chức của Bộ Công Thương Hà Nội nói là khuynh hướng đó “bình thường”.
Theo TBKTVN, Trung Quốc dẫn đầu trong 8 thị trường Việt Nam nhập cảng nhiều nhất năm 2012, chiếm tới 25.3% tổng số kim ngạch nhập cảng.
“Trong các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc, có khoảng 30 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó có 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (lớn nhất là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; tiếp đến là điện thoại các loại và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; vải; sắt thép; xăng dầu).”
TBKTVN viết. “Có một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có kim ngạch chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng tương ứng của cả nước, như: Khí đốt 53.2%, phân bón 50.7%, rau hoa quả 48.8%, thuốc trừ sâu 46.1%, điện thoại các loại và linh kiện 45.4%, vải 43.4%, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng 32.2%, nguyên phụ liệu dệt may da 30.2%, sắt thép 29.5%, hóa chất 27%, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện 26.6%, xơ sợi 26.4%, ô tô nguyên chiếc 25.1%...”
Tổng Cục Thống Kê thuộc Bộ Công Thương CSVN đưa ra con số hồi cuối năm ngoái cho thấy Việt Nam chỉ xuất cảng được sang Trung Quốc một lượng hàng phần lớn là nguyên liệu, và khoáng sản với trị giá 12.2 tỉ USD trong khi nhập cảng từ Trung Quốc tới 28.9 tỉ USD, tức là thâm thủng mậu dịch tớ 16.7 tỉ USD.
Con số thâm thủng mậu dịch giữa Việt Nam với Trung Quốc suốt nhiều năm qua gia tăng nhanh chóng.
Nếu chỉ tính từ năm 2007 đến nay, người ta thấy Việt Nam thâm thủng năm 2007 với Trung quốc là 9.145 tỉ USD. Năm 2008 thâm thủng 11.116 tỉ USD; năm 2009 thâm thủng 11.532 tỉ USD. Năm 2010 thâm thủng 12.710 tỉ USD và năm 2011 thâm thủng 13.467 tỉ USD.
Việt Nam lệ thuộc phần lớn vào Trung Quốc cả nguyên liệu, trang bị máy móc sản xuất đến hàng hóa tiêu dùng. Ngày 3 tháng 10 năm 2012, báo Người Lao Ðộng phải kêu rằng hàng hóa của Trung Quốc “Thượng vàng, hạ cám gì cũng nhập”.
Cả những đồ tệ hại như “gà thải loại” đến các loại hàng giả, hàng nhái đến trái cây tẩm ướp hóa chất độc hại, các loại “phụ gia” gây ung thư cũng nhập bầy bán gần như công khai khắp nơi.
“Không chỉ nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất mà nhiều mặt hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, rau củ quả, trái cây... từ Trung Quốc cũng ồ ạt tràn vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch, chính ngạch”. Báo Người Lao Ðộng ngày 3 tháng 10, 2012 viết.
Một chuyên gia kinh tế nói Việt Nam đang trở thành “bãi phế thải” các loại hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc.
Ông Ðào Ngọc Chương, phó vụ trưởng Vụ Thị Trường Á Châu của Bộ Công Thương bình luận tình trạng nhập siêu ngày càng lên cao của Việt Nam với Trung Quốc là “Bình thường”. Nhưng ngay từ năm ngoái, người ta đã thấy có nhiều bài viết phân tích mối quan hệ mậu dịch, thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Lệ thuộc về kinh tế sẽ dẫn đến lệ thuộc về chính trị.
“Hàng hóa Trung Quốc đang ồ ạt tràn vào Việt Nam không chỉ gia tăng chênh lệnh về cán cân thương mại giữa hai nước mà còn gây bất lợi cho sản xuất trong nước. Sự lệ thuộc ngày càng lớn vào hàng hóa Trung Quốc có thể dẫn đến việc Việt Nam phải nhượng bộ các yêu sách của đối phương một khi chiến tranh thương mại xảy ra. Bởi phụ thuộc về kinh tế sẽ dẫn đến lệ thuộc về chính trị.” Báo Sống Mới Online ngày 3 tháng 10, 2012 từng viết.
Trong khi nhiều loại sản phẩm, hàng hóa sản xuất ở Việt Nam không bán được, hàng tồn kho rất lớn thì hàng Trung Quốc bán phá giá vẫn cứ ồ ạt đổ vào Việt Nam.
Một trong những thí dụ là các loại sắt thép.
“Sự gian lận của các doanh nghiệp Trung Quốc được tiếp tay bởi doanh nghiệp nhập khẩu cùng sự bàng quang của các cơ quan chức năng, thép Trung Quốc đang bức tử thép Việt. Theo Hiệp Hội Thép Việt Nam (VSA), khó khăn mà ngành thép đang phải đối mặt khiến ít nhất 5 doanh nghiệp ngành thép phá sản. Trong năm 2012, dự kiến có khoảng 20% doanh nghiệp nữa sẽ đóng cửa. Với thực trạng đến cuối tháng 9 năm 2012 lượng thép tồn kho ước khoảng 330 nghìn tấn và đang có dấu hiệu tiếp tục gia tăng, có lẽ, số doanh nghiệp trong ngành thép Việt Nam phải đóng cửa chưa dừng lại ở đây.” Sống Mới Online báo động. (T.N.) -Việt Nam lún sâu lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc
Sản phẩm chủ lực của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang quốc gia nào?
Trong 2012, nếu dệt may, giày dép, thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ thì điện thoại và linh kiện lại xuất đi UAE, máy tính xuất đi Trung Quốc...
Ngân hàng gặp khó, các doanh nghiệp “rủ nhau” thoái vốn
Những thông tin thoái vốn của doanh nghiệp khỏi ngân hàng thường diễn ra khá âm thầm.
“Góc khuất” của nợ xấu ngân hàng
Nợ xấu đang là gánh nặng không chỉ cho hệ thống ngân hàng, mà còn cho cả nền kinh tế.
- Nhóm lợi ích lũng đoạn chính sách quốc gia (NYT/ TVN).
- Mâu thuẫn trong tranh luận phá giá tiền Việt (ĐV).
- Năm 2013, USD sẽ tăng giá? (VnMedia).
- Nhà đầu tư Việt mắc bệnh tham! (PT).
- Hà Nội: Đề xuất tính phí bất động sản nhà vườn, biệt thự (VOV).
- Bà Phạm Chi Lan: Trung Nguyên sẽ vẫn sống tốt cùng Starbucks (VTC/GDVN).
- Xuất khẩu 2013: Nâng cao giá trị, tập trung chiều sâu (TTXVN).
- Giá hải sản tươi sống tiếp tục tăng cao (TN). – Lý Sơn: giá hải sản tươi sống tăng vọt (TT).
- Các siêu thị, trung tâm thương mại ồ ạt lỳ xì đầu năm (LĐ).
- Điểm nhấn kinh tế toàn cầu và phản ứng chính sách cho Việt Nam (ĐT). - Kinh tế Việt Nam năm Quý Tỵ: Những tín hiệu tốt lành (QĐND).
- “Góc khuất” của nợ xấu ngân hàng (VnEco). – Thống đốc mạnh tay với “lợi ích nhóm, sở hữu chéo” (VOV). – Ngân hàng gặp khó, các doanh nghiệp “rủ nhau” thoái vốn (CafeF). – Quý 4/2012, Techcombank lỗ hợp nhất 1.216 tỷ đồng(VnEconomy). – BIDV báo lãi hợp nhất 1.304 tỷ đồng trong quý 4/2012 (VnEconomy). – “Niềm tin chiến thắng” của Chủ tịch HĐQT Vietinbank (GDVN). – Ngành ngân hàng: Từ điềm báo tới sự thực (VnMedia).
- Sẽ quyết liệt và mạnh tay (DĐDN).
- TGĐ Vàng Agribank: “Giá vàng năm 2013 sẽ tiếp tục tăng” (GDVN).
- ‘Năm 2013, kinh tế vẫn khó còn BĐS thì cực khó’ (VTC). – Con người là tài sản quý nhất (DĐDN).
- Doanh nhân 2013: Tỉnh táo để xoay chuyển (VEF).
-- Thương mại điện tử: Một năm nhiều “sóng gió” (VnEconomy).- Đại gia cà phê: ‘Hãy cho tôi cơ hội trả nợ’ (VNE).
- Vũ ‘Trung Nguyên’: Sẽ thắng Starbucks trên đất Mỹ! (TP).
- ‘Bắt bệnh’ các đại gia Việt (TP).
- Truyền hình: Mảnh đất béo bở cho DN viễn thông? (CafeF).
- Phát huy thế mạnh xuất khẩu nông sản: Cách nào? (VOV).
- “Du lịch làng”… lên ngôi! (DV).
- Indonesia, con rồng mới của châu Á (RFI).
- Chủ tịch của Google sẽ bán một lượng lớn cổ phiếu (TTXVN).
- 70 năm nay, chẳng mô hình kinh tế nào đếm xỉa tới ngân hàng (CafeF).
- Trung Quốc tăng cường mua các công ty nhỏ tại Mỹ (TBKTSG). – Trung Quốc tiếm ngôi quán quân kim ngạch thương mại của Mỹ (Sống mới).
- Chiến tranh tiền tệ đe dọa kinh tế toàn cầu (BBC).– Kinh tế thế giới 2013: Nhờ cậy những “con hổ” châu Á (VietQ).
-Dầu Đá Phiến Vùng Monterey Có Thể Cứu Kinh Tế Cali
-Reforms Needed to Restore High Growth in Japan IMF
Despite robust per capita GDP growth in Japan in recent years, the world’s third largest economy must pursue a comprehensive package of reforms if high growth is to be restored, a top level seminar in Tokyo has heard.
Xăng Sinh Hóa Ở Cali: 26 Nhà Máy, 18,000 Việc Dẫn Đầu Toàn Nước Mỹ Về Xăng Sinh Hóa
-Những kênh đầu tư lạ của nhà giàu Trung Quốc
Dưới đây là 8 thứ khác thường mà giới nhà giàu Trung Quốc đam mê đầu tư trong bối cảnh thị trường chứng khoán nước này ảm đạm.
--Kỷ nguyên gia công đến hồi kết thúc (phần 5)
Ấn Độ không còn là lựa chọn tất yếu của lĩnh vực thuê ngoài công nghệ thông tin và nội cần.
Shares for rights – why entrepreneurial firms need employment law too
Financial Times
By Professor Simon Deakin
Under the government’s current proposals for employment law reform, employees will be able to give up rights concerning unfair dismissal, redundancy pay, flexible working and time off for training in return for receiving shares in the company that employs them, gains on which will be exempt from capital gains tax.
It is right for the government to be encouraging worker ownership in companies; there is abundant evidence suggesting this improves labour productivity. What is completely unnecessary and counterproductive is to link this to the loss of employment protection rights.

China’s Total Goods Trade Surpassed U.S in 2012 theDiplomat.com

Ai sợ chiến tranh tiền tệ?
Bài học được rút ra từ cuộc chiến tranh tiền tệ nổ ra vào những năm 1930 vẫn còn nguyên giá trị.
Hố chênh lệch giàu nghèo ở Trung Quốc: In China, a Vast Chasm Between the Rich and the Rest (NYT 10-2-13)
Nghịch lý phát triển - tham nhũng ở Trung Quốc: Developmental Corruption in China (Policy Review Feb. 2013)
Đáng khâm phục Samsung! Samsung Emerges as a Potent Rival to Apple’s Cool (NYT 10-2-13)
Phỏng vấn Noam Chomsky: Who Owns The World? (In These Times 5-2-12)

-Rồng Rắn Lên Mây
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt 130211
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"
Có cây thì lúc lắc, có nhà lại điểm binh....
 * Trẻ em và trò chơi rồng rắn * 
Chẳng lẽ câu đồng dao của con trẻ nước ta ngày xưa lại ứng vào chuyện đời nay của thế giới?
Mở đầu năm Thìn 2012, người ta vẫn bán tín bán nghi về những xoay vần của thế giới sau bốn năm đánh vật với nền kinh tế èo uột. Thói thường, chúng ta khó chấp nhận được rằng trật tự cũ đã đổi và những cố gắng bảo vệ nguyên trạng đều thất bại. Một năm sau, là khi bước vào năm Tỵ 2013, ta có thể thấy rõ hơn rằng ngàn dâu xanh ngắt đã đổi màu xanh dương. Một chu kỳ 20 năm vừa dứt.
Hai chục năm sau khi Liên bang Xô viết tan rã, thế giới đang chuyển qua một thời kỳ khác và cứ vài ba tháng thì cái khác xưa đã trở thành rõ nét hơn. Xin bắt đầu từ "Cựu Thế Giới" là Âu Châu.
Việc Liên Xô tan rã đánh dấu một biến cố lớn là sau 500 năm khuynh đảo thế giới, từ 1492 đến 1991, các đại cường Âu Châu đều trở thành cường quốc hạng nhì. Vụ khủng hoảng Âu Châu, từ khối Euro qua 27 nước Liên Âu, chỉ có thể tạm thời gìn giữ được sự liên hiệp hay thống nhất chứ không khắc phục được nhược điểm căn bản trong cơ cấu chính trị và kinh tế.
Về chính trị, Anh quốc có thể tổ chức trưng cầu dân ý trong vài năm tới để quyết định xem có còn nằm trong cơ chế Liên Âu hay không. Về kinh tế, Âu Châu sẽ sống với bất ổn xã hội trong nạn thất nghiệp cao và tự giằng xé giữa hai hướng chấn chỉnh chi thu hay kích thích sản xuất. Hậu quả kinh tế chính trị sẽ là hội nhập nhiều hơn hay xé chiếu ngồi riêng? Câu hỏi ấy sẽ ám ảnh mọi người dân Âu Châu trong năm Quý Tỵ này khi các nước thảo luận về ngân sách đa niên cho các tài khóa từ 2014 đến 2020. Đồng Euro có thể vẫn tồn tại, với cái giá là những rạn nứt sâu hơn của Liên Âu.
Bước ra ngoài Âu Châu, ta còn thấy ra một nghịch lý nữa.
Pháp phải đưa quân can thiệp vào một thuộc địa cũ tại vùng Tây Phi nghèo khổ là Mali, nhưng cần đến sự hợp tác của các đại cường Âu Châu và Bắc Mỹ. Lý do của chuyện Mali là những mảnh vụn từ khối Á Rập Hồi giáo.
Sau Thế chiến II, các nước Á Rập Hồi giáo đã thay thế chính quyền thực dân với loại chế độ độc tài hơn mà vẫn được cả hai khối yểm trợ trong thời Chiến tranh lạnh. Nhưng khối Á Rập Hồi giáo này suy yếu dần vì xu hướng Hồi giáo cực đoan, bùng nổ mạnh sau khi Liên Xô tan rã. Ngày nay họ còn gặp áp lực mới nổi của trào lưu dân chủ, xuất phát cũng từ các nước Tây phương năm xưa mang tiếng là thực dân.
Cuộc chạy đua tay ba giữa khủng bố cực đoan, dân chủ ôn hòa và phản ứng sinh tồn của các chế độ độc tài đang trở thành vấn đề của khối Hồi giáo trong giai đoạn chuyển tiếp hiện nay. Những gì xảy ra từ hai năm qua tại Tunisia, Libya, Egypt và Syria không cho phép người ta lạc quan. Đấy là một khó khăn lớn của phong trào dân chủ theo tư tưởng đa nguyên và thế tục.
Nhất là khi các nước Tây phương sẽ bó tay, và Hoa Kỳ trao trả trách nhiệm cho các nước Hồi giáo chứ không mạnh bạo can dự như đã từng làm trong 10 năm đầu sau khi bị khủng bố tấn công. Nhiều người tin rằng Hoa Kỳ đã nhìn ra một ưu tiên khác, là khu vực Đông Á.
Tại đây, cường quốc mới nổi là Trung Quốc cũng vừa có lãnh đạo mới. Họ phải chuyển từ chiến lược xuất cảng về tăng trưởng nội địa, với hai bài toán là động loạn xã hội gia tăng trong khi thành phần trung lưu chưa đủ giàu đủ mạnh để tạo ra số cầu thay thế cho sự sa sút của xuất cảng. Mà dân số thì đã bắt đầu lão hóa. Vì vậy, thế hệ lãnh đạo thứ năm sẽ thường xuyên phản ứng với xáo trộn nội bộ.
Đã vậy, Trung Quốc lại mơ chuyện rồng rắn lên mây vì tin rằng đang có thế lực của nền kinh tế nhất nhì thế giới, với khả năng quân sự mạnh chưa từng thấy.
Tranh chấp chủ quyền và năng lượng với các lân bang sẽ chỉ tăng chứ khó giảm với rủi ro xung đột cao. Lãnh đạo tin là biểu dương sức mạnh quân sự với lập trường ngoại giao cứng rắn sẽ xoa dịu được sự bất mãn của dân chúng ở nhà. Nhưng thái độ ấy lại khiến các lân bang suy nghĩ về chọn lựa trước mắt: trước một Trung Quốc quá hung hăng, nên tiếp tục hợp tác kinh tế với Bắc Kinh cho sự thịnh vượng chung, hay phải liên thủ với nhau cho an ninh của Đông Á?
Tình trạng lão hóa dân số, lương bổng gia tăng và nhu cầu chuyển sức tăng trưởng vào các tỉnh nội địa nằm sâu bên trong Trung Quốc còn khiến giới đầu tư quốc tế nghĩ đến những nơi đầu tư có lợi hơn. Việt Nam, Miến Điện hay Bangladesh, Mexico? Đấy cũng là bài toán khác cho lãnh đạo Bắc Kinh sau hai chục năm làm nguồn cung cấp hàng chế biến rất rẻ cho cả thế giới nhờ nhân công dồi dào.
Trong ngần ấy chọn lựa, Hoa Kỳ lại giữ vị trí bản lề, như cái trục của cả khu vực Đông Á.
Ở bên trong, nan đề chấn chỉnh chi thu để giảm mức nợ nần, hay tìm đà tăng trưởng cao hơn để giảm thất nghiệp, đang là mối quan tâm ưu tiên của người dân và giới lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ sau năm năm ứng xử với bài toán mới, kể từ 2008. Nhưng bất ổn của thế giới bên ngoài – có cây thì lúc lắc và sẽ đổ, có nhà thì tính chuyện điểm binh – khiến Hoa Kỳ không thể không đảm nhiệm một vai trò trọng yếu hơn trong khu vực.
Cuộc tranh luận về cắt giảm ngân sách, kể cả ngân sách quốc phòng, hay tăng cường hợp tác quân sự với các nước Đông Á, kể cả Việt Nam, là đề tài đáng theo dõi.
Trong hoàn cảnh đó, việc Nhật Bản sẽ lặng lẽ tái võ trang, các nước trong Hiệp hội ASEAN của 10 Quốc gia Đông Nam Á ASEAN sẽ hội nhập nhiều hơn và hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ, đang tạo ra một chuyển động mới. Hãy nhớ lại, 20 năm trước, chính Philippines muốn Mỹ tháo gỡ hai căn cứ quân sự Clark Field và Subic Bay vì tưởng rằng Chiến tranh lạnh đã hết....
Người ta cứ định kỳ nói đến sự tiêu vong của chủ nghĩa tư bản hoặc hồi mạt vận của nước Mỹ. Sau 10 năm sấn sổ lao vào cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo cực đoan rồi bỗng dưng phát giác rằng mình mắc nợ quá nhiều, Hoa Kỳ đang tái phối trí lại ưu tiên và thật sự cũng thay đổi theo thời thế. Chuyện khủng bố Hồi giáo, các nước Hồi giáo phải dần dần cáng đáng lấy. Mối đe dọa của Trung Quốc cũng thế: các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á sẽ gánh phần chính, với phương tiện quân sự mua của Hoa Kỳ, một quốc gia đang ôn tồn khuyên giải các nước là nên tự chế.
Trong thế giới đổi thay rất mạnh, Mỹ vẫn ung dung giữ vai chủ động - với nét khiêm cung nhũn nhặn hơn! Tha hồ thầy đuổi?
_______________________
"Chỉ Có Tại Nước Mỹ": Vì nội dung nhức đầu, từ nay mục "Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài" sẽ có "mưỡi hậu" trăm chữ về chuyện chỉ có tại nước Mỹ, để mua vui cũng được một vài phút giây:
Chánh án James Walther tại Ohio ra phán quyết là trong năm năm, Asim Taylor không được phép có con. Lý do là đẻ con phứa phựa mà không nuôi. Đương sự mới chỉ 35 tuổi, nhưng mắc nợ bốn phụ nữ 96 ngàn đô la tiền cấp dưỡng cho các đứa con của chàng. Luật sư của Asim Taylor phàn nàn rằng toà án xâm phạm quyền hiến định của công dân khi vào tới giường ngủ của thân chủ mình. Khó tin mà có thật!-





Tổng số lượt xem trang