Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

"So sánh “Luật Người Cày Có Ruộng” với “Cải Cách Ruộng Đất”

-Son Tran 
Trích "So sánh “Luật Người Cày Có Ruộng” với “Cải Cách Ruộng Đất” 
- Hơn 600.000 Khế Uớc thuê đất đã được ký kết giữa Điền chủ và Tá điền. Các Nông gia và Hợp tác xã đã được cho vay tổng số tiền lên đến 250.000.000 đồng và 26.120 mẫu đất đã được phân phối cho các Nộng dân muốn sở hữu đất đai. 
- Diện tích đất đai canh tác đã tăng từ 1.659.000 mẫu trong năm 1954 lên đến 2.625.369 mẫu trong năm 1957, mức gia tăng là 58% Đến cuối năm 1959, có 436.700 mẫu đất đã được các Điền chủ chuyển giao cho Chính phủ. Sau khi đo đạt và phân chia lại, Chính phủ đã phân phối đất đai nầy lại cho 119.000 Nông dân, họ là chủ nhân ông mới của số ruộng nầy.
Từ năm 1955 đến 1962, mức sản xuất lúa gạo đã tăng từ 2.800.000 tấn đến 5.000.000 tấn. Trong năm 1955 gạo xuất cảng chỉ có 70.000 tấn, đến năm 1962 đã tăng lên đến 340.000 tấn. Sau đây, xin ghi lại “Luật người cày có ruộng” do cố Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu ban hành. 

Bộ Luật nầy gồm có 22 Điều và 06 Chương. 
Chương I – Mục đích - Biện Pháp Điều thứ nhất: Chính sách “Người cày có ruộng” do Luật nầy quy định có mục đích: 
- Hữu sản hóa Nông dân bằng cách cho những người thật sự canh tác được làm chủ ruộng và hưởng đầy đủ kết quả công lao của mình - Tạo cơ hội thăng tiến đồng đều cho mọi công dân. 
Điều thứ hai: Để thực hiện mục đích nêu trên, các biện pháp sau đây được áp dụng: 1) Truất hữu có bồi thường thỏa đáng những ruộng đất không do Điền chủ trực canh để cấp phát vô thường cho Nông dân. 2) Bãi bỏ chế độ tá canh và nạn trung gian bao tá. 3) Phân cấp công điền. 
Chương II – Phạm vi Áp Dụng Điều thứ 3: Luật nầy áp dụng cho các loại ruộng đất trồng lúa và hoa mầu phụ thuộc quyền sở hữu của tư nhân hoặc pháp-nhân công pháp hay tư pháp 
Điều thứ 4: Các ruộng đất ghi trong sổ bộ điền thổ cùng một tên sở hữu chủ, được coi là một đơn vị tư hữu duy nhất. Mọi chứng thư chuyển hữu không đăng ký trước ngày ban hành này đều vô hiệu lực. Ruộng đất do hai người phối ngẫu đứng tên riêng (trừ trường hợp chế độ biệt sản) cũng được coi như là một đơn vị tư hữu duy nhất 
Điều thứ 5: Luật nầy không áp dụng cho các loại ruộng đất kể sau: 1) Ruộng đất do điền chủ hoặc người phối ngẫu hoặc cha mẹ hoặc con cái hoặc người thừa kế luật định hiện đang trực canh nhưng diện tích không quá mười lăm (15) mẫu tây. Điền chủ trực canh có quyền thuê mướn nhân công để canh tác 2) Ruộng đất hương hỏa, hậu điền, kỵ điền, nghĩa trang không quá năm (5) mẫu tây cho mỗi gia tộc. 3) Ruộng đất hiện hữu của các tôn giáo
Xin đọc tiếp tại link: http://www.dongnaicuulongucchau.org.au/…/NC_So%20sanh%20lua…


-Linh mục Giáo phận Vinh lên tiếng về việc thu hồi đất tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An

VRNs | 28.07.2014


Nghệ An – Ngày 26/7/2014 vừa qua, Linh mục Antôn Nguyễn Văn Đính, quản xứ Thuận Nghĩa, Gp. Vinh đã gửi đơn phản ánh về việc UBND huyện Quỳnh Lưu cưỡng chế đất của người dân quanh giáo xứ của ngài.
Trong đơn ngài viết: “Những ngày vừa qua, một số hộ gia đình đã đến gặp tôi để nhờ lên tiếng giúp đỡ bảo vệ quyền lợi cho họ. Họ cho biết đã bị chính quyền Thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu huy động người tổ chức cưỡng chế để thu hồi đất. Họ còn để lại giấy xác nhận sự việc đã xảy ra. Các hộ dân còn lại trong diện bị thu hồi đất cũng đang trong tình trạng hết sức hoang mang, họ lo sợ sẽ bị chính quyền dùng áp lực thu hồi đất trong khi đơn khiếu kiện của họ chưa được giải quyết, quyền và lợi ích hợp pháp của họ đang bị đe dọa.

 Vì vậy tôi viết đơn này để yêu cầu:
1. Chính quyền huyện Quỳnh Lưu dừng ngay việc cưỡng chế thu hồi đất.
2. Xem xét đơn khiếu nại và giải quyết theo đúng trình tự mà Luật Khiếu nại đã quy định.
3. Rà soát lại những quy định của Luật Đất đai hiện hành để có quyết định chính xác trên cơ sở pháp luật, đền bù thỏa đáng cho những hộ dân đang có quyền sử dụng đất hợp pháp.
Thiết nghĩ, hơn ai hết, những người thi hành pháp luật phải biết tôn trọng Hiến Pháp và Pháp luật mà Nhà nước đã đề ra, giải quyết các tranh chấp theo đúng trình tự pháp luật đã quy định, không được dùng áp lực, cưỡng chế một cách vô lý làm cho nhân dân mất lòng tin vào Nhà nước, gây hoang mang, bất ổn trong nhân dân.”
Sau đây là nguyên văn Đơn kiến nghị của Linh mục Antôn Nguyễn Văn Đính:
140728-Don-1140728-Don-2


Tổng số lượt xem trang