Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Bộ Kế hoạch-Đầu Tư chỉ rõ DN Việt ngày càng lép vế

-Bộ Kế hoạch-Đầu Tư chỉ rõ DN Việt ngày càng lép vế
- “Tình hình DN trong nước vẫn khó khăn, tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu là DN nước ngoài, phần của DN trong nước thậm chí còn giảm”.

Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Thu đã khẳng định điều này mặc dù số liệu tổng hợp ban đầu và báo cáo của các bộ ngành, địa phương cho thấy kinh tế vẫn trên đà phát triển tốt và có rất nhiều dấu hiệu tốt hơn cùng kỳ 2014.

Theo đó, Thứ trưởng Thu nhận định: “Tóm lại là doanh nghiệp FDI vẫn tăng trưởng cao, doanh nghiệp trong nước vẫn khó khăn”.
Cụ thể, báo cáo sơ bộ của Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân cho biết, sản xuất công nghiệp tiếp tục đà phục hồi, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo và sản xuất hàng xuất khẩu.

Kim ngạch xuất khẩu quí 1 ước đạt gần 35,7 tỉ đô la Mỹ, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó xuất khẩu của doanh nghiệp FDI không kể dầu thô ước đạt 24,02 tỉ đô la Mỹ, tăng 16,2% và chiếm 67,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, còn kể cả dầu thô ước đạt 25,08 tỉ đô la Mỹ, tăng 12,9%.

Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 10,6 tỉ đô la Mỹ, giảm 5,1%.

Nhận định dựa trên con số này, một nữ dại diện Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói: doanh nghiệp FDI hiện nay đã chiếm tới gần 70% giá trị xuất khẩu, khu vực doanh nghiệp trong nước chiếm chưa tới 30% còn lại.

"Tham gia xuất khẩu chủ yếu là doanh nghiệp trong nước quy mô vừa. Điều này cho thấy doanh nghiệp trong nước rất khó khăn, không tiếp cận được thị trường xuất khẩu.

Trong khi đó, khi các hiệp định FTA, TPP dự kiến được ký kết và có hiệu lực, thì vẫn có tới 80% doanh nghiệp trong nước chưa chuẩn bị cho hội nhập.

Đây là điều lo ngại vô cùng. Tỷ lệ doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm đến 97%, và tình hình sức khỏe nói chung của họ là yếu, nên dẫn đến hệ lụy là không tiếp cận được thị trường xuất khẩu. Như vậy, chỉ ngay hội nhập với Asean là chúng ta đã chết rồi”, bà nói.
Từ các ngành xây dựng, chăn nuôi đến thị trường bán lẻ đều được các nhà đầu tư ngoại quan tâm muốn thâu tóm
Từ các ngành xây dựng, chăn nuôi đến thị trường bán lẻ đều được các nhà đầu tư ngoại quan tâm muốn thâu tóm
Doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm và mở rộng

Có một thực tế thời gian qua các doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm thị trường Việt ngày càng thể hiện rõ. Đơn cử như ngành thủy sản gần như các doanh nghiệp ngoại đang chiếm lĩnh thị trường.

Theo Hội Nghề cá Việt Nam, hiện thị trường thức ăn cho thủy sản có 80% thị phần đang nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó thức ăn cho tôm là sự “độc bá” gần như 100% của các DN Uni-President (Đài Loan), CP (Thái Lan), Tomboy (Pháp)…

Bên thức ăn cho cá tra thì có các DN: Cargill (Mỹ), Green Feed, Proconco (liên doanh với Pháp), Anova… chiếm thị phần cũng trên 60 – 70%.

Không những thế, các DN nước ngoài còn nắm luôn cả thị trường cung cấp con giống và thuốc thú y cho thủy sản. Hiện hàng năm, DN nước ngoài cung cấp hàng tỷ con tôm giống cho thị trường trong nước, trong đó con giống tôm thẻ chân trắng hầu như là độc quyền của Công ty CP.

Hiện các doanh nghiệp nước ngoài hiện có mở rộng đầu tư sản xuất, trong đó nhiều doanh nghiệp da giày, may mặc, lắp ráp điện tử, xây dựng... có xu hướng mở rộng quy mô về các tỉnh.

Theo Chủ tịch HĐTV TCty Công nghiệp Xi măng (Vicem) Lương Quang Khải, nhìn nhận từ kinh nghiệm các quốc gia đi trước cho thấy: Tham vọng của các Tập đoàn lớn xuyên quốc gia là thâu tóm, điều phối thị trường xi măng (XM).

Thực tế thời gian qua, một số nhà máy XM làm ăn thua lỗ như XM Cẩm Phả, XM Hạ Long, XM Đồng Bành… đã trở thành “đích ngắm” của nhiều DN nước ngoài.

Dù biết rằng trong câu chuyện thị trường “nơi biển lớn”, tình trạng “cá lớn” nuốt “cá bé” là bình thường, song giới chuyên môn e ngại sự lép vế của doanh nghiệp trong nước đang ngày càng khiến cho nền kinh tế trở nên khó khăn hơn.

Ngược lại khi nền kinh tế dần hồi phục thì các doanh nghiệp nội địa lại ít được hưởng từ phần hồi phục này thì cũng là một thiệt thòi.



Báo Nhân Dân tiêu nhiều tiền hơn VTV (BBC 26-3-15)
Tài liệu công khai ngân sách của Bộ Tài chính Việt Nam cho thấy tờ báo của Đảng Cộng sản cầm quyền có dự toán ngân sách cao hơn Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong văn bản công bố trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam về chi tiêu của Văn phòng Trung ương Đảng ( xem đường dẫn), báo Nhân Dân có dự toán ngân sách năm 2014 là 46 tỷ 460 triệu VND.

Văn bản tương tự về VTV cho hay đài này chỉ có dự toán ngân sách cùng năm là 45 tỷ 970 triệu VND.

Tuy nhiên, đây không phải là số liệu về các khoản thu từ quảng cáo và kinh doanh của VTV.

Theo báo chí Việt Nam gần đây, VTV được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khen ngợi đã 'tự chủ về mặt tài chính, tiền lương'.

Vẫn theo bản tin VTV hôm 13/03/2015, "Đài Truyền hình Việt Nam đã không phải phụ thuộc vào ngân sách của Nhà nước khi có thể tự chủ về tài chính và tự đầu tư đổi mới thiết bị".

Trong khi đó, một địa chỉ của trang báo Nhân Dân bản điện tử (www.nhandan.org.vn) hiện chỉ được xếp thứ 3899 trong số các trang mạng ở Việt Nam.

Một địa chỉ khác (www.nhandan.com.vn) thì đạt vị trí cao hơn, thứ 1142 nhưng vẫn còn rất xa sau trang VnExpress (7) và Dân Trí (15), theo thống kê củawww.alexa.com về các trang web ở Việt Nam.
Tuyên truyền và lý luận

Còn về chi tiêu của Văn phòng Trung Ương Đảng, Tạp chí Cộng sản có ngân sách còn cao hơn báo Nhân Dân, ở mức 49 tỷ 850 triệu VND.

Trang báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam có dự toán ngân sách 32 tỷ 340 triệu VND và có tổng biên tập riêng, không phải tổng biên tập báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản.

Trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng còn một cơ quan không thuộc lĩnh vực làm báo hay sản xuất chương trình truyền thông là Hội đồng Lý luận Trung ương có ngân sách 38 tỷ 800 triệu VND năm qua.
Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Đinh Thế Huynh và lãnh đạo báo Nhân Dân, ông Thuận Hữu

Hội đồng này có 23 biên chế và sáu nhân viên hợp đồng, theo văn bản nói trên.

Theo một bài trên trang dangcongsan.org.vn hồi tháng 10/2011thì Hội đồng trong nhiệm kỳ 2011-2015 có 39 thành viên, gồm 38 tiến sĩ, chỉ có một vị là thạc sĩ.

Chủ tịch Hội đồng là Tiến sĩ Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Cộng cả chi tiêu cho Nhà xuất bản thuộc Văn phòng TW Đảng (36 tỷ 280 triệu VND) thì các khoản cho lĩnh vực tuyên truyền, truyền thông và lý luận của Trung ương Đảng lên tới 195 tỷ 730 triệu VND.

Đây là con số không nhỏ, gần bằng một nửa chi ngân sách cùng năm 2014 cho Thông tấn xã Việt Nam (409 tỷ 842 triệu) vốn có hoạt động trên các tỉnh thành trong nước và văn phòng ở nhiều nước trên thế giới.

Trong năm 2014, Văn phòng Trung ương Đảng có dự toán 1973 tỷ VND, tương đương 98,6 triệu USD, gấp 10 lần VP Chủ tịch Nước (195.9 tỷ).

Văn phòng Chính phủ có dự toán chi tiêu 1290 tỷ VND.


Chiến tranh cá tra và chiến tranh bắn nhau: Of Catfish Wars and Shooting Wars (NYT 26-3-15) -- Rogen Cohen tường trình từ Việt Nam



  • Vingroup "nhăm nhe" mua cảng biển, Lotte thâu tóm Diamond



  • Lotte thâu tóm Diamond Plaza: Hiện thực mộng 'ông hoàng bán lẻ'




  • -Người siêu giàu tăng nhanh: Không ai nể Việt Nam chuyện đó? (ĐV 17-3-15)

     "Sẽ không đất nước nào nể phục một nước có số người siêu giàu tăng nhanh, mà phải là kinh tế tăng trưởng dân chủ, phát triển, minh bạch".

    Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) trước dự đoán, trong 10 năm tới, VN sẽ là quốc gia có tốc độ tăng người siêu giàu nhanh nhất thế giới.

    2 nghề giàu ngầm nhanh nhất hiện nay


    PV:- Vừa qua, Báo cáo của Knight Frank dự đoán trong 10 năm tới, VN là quốc gia có tốc độ tăng người siêu giàu nhanh nhất thế giới với 159%, từ 116 lên 300 người. Ông có bất ngờ trước thông tin này hay không? Theo ông, việc tăng nhanh số người siêu giàu có khiến VN được bạn bè quốc tế biết đến và nể phục hay không? Vì sao?

    PGS.TS. Nguyễn Văn Nam:- Như chúng ta biết, hiện nay, số lượng tham nhũng quá nhiều, từ huyện cho đến xã...trong khi dân đều biết cả.
    Cho nên, ở VN bây giờ, có 2 nghề giàu nhất là tham nhũng và buôn lậu, mà 2 nghề này không thể thống kê con số tài sản, nghĩa là không thể minh bạch được. Vì vậy, tôi không bất ngờ trước việc Việt Nam có tốc độ tăng người siêu giàu nhanh nhất thế giới.
    Đơn giản chỉ là ở đâu người dân nghèo thì chắc chắn sẽ có nhiều người giàu, đây là quy luật, hơn nữa, sự giàu có kiểu như vậy đều là bất chính: tham nhũng nhiều, buôn lậu thì biên giới dài hàng nghìn cây số, cho nên đó chính là điều kiện giàu ngầm không ai hay biết.
    Sẽ không bao giờ có chuyện bạn bè thế giới nể phục khi chúng ta có số lượng người siêu giàu tăng, bởi họ chỉ phục đất nước kinh tế tăng trưởng, phát triển, công bằng, văn minh, minh bạch, rõ ràng. Chứ còn đất nước nào dù nghèo đói nhất vẫn có nhiều người giàu thì sẽ không quốc gia nào nể phục điều đó.
    PV:- Trong khi đó, cũng theo một báo cáo mới đây, các chuyên gia cho rằng, sự chênh lệch giàu nghèo sẽ ngày càng rõ rệt. Nhiều người giàu hơn trong khi chênh lệch giàu nghèo càng tăng lên, điều này thể hiện điều gì, thưa ông?
    PGS.TS. Nguyễn Văn Nam:- Thực ra chênh lệch giàu nghèo cũng do bản thân kinh tế thị trường có nguyên tắc, ai làm nhiều ăn nhiều, ai giỏi thì thu nhập cao, tôi nghĩ điều này đúng.
    Bởi vì kinh tế thị trường không như kinh tế bao cấp, nó tồn tại phụ thuộc vào sự cạnh tranh, người giỏi - người kém, người chăm - người lười, rõ ràng không có chuyện chia đều, giỏi thì thu nhập cao hơn, thu nhập khá hơn.
    Vì vậy, nên các nước phát triển kinh tế thị trường đều có chính sách giúp người nghèo, VN cũng đã làm nhưng chỉ làm ở dưới góc độ danh nghĩa không thiết thực, mới chỉ làm hời hợt, mới chỉ người nghèo con cá, mà quên không cho cần câu.
    VN có số người siêu giàu tăng tốc độ nhanh nhất TG
    VN có số người siêu giàu tăng tốc độ nhanh nhất TG
    Ở những nước quản lý yếu kém, không công bằng, công khai minh bạch thì lại làm cho tham nhũng, buôn gian bán lận, giàu có lên rất nhanh.
    Cho nên sự phân hóa giàu nghèo, làm giàu bất hợp pháp thường hay rơi vào nước quản lý kém, luật pháp không rõ ràng, chống tham nhũng chỉ hô khẩu hiệu mà không có hành động.
    Chính vì vậy, phải làm rõ ràng các cá nhân giàu lên bằng cách nào, giàu bằng gì, nếu như giàu lên bằng tài năng kinh doanh, bằng lao động giỏi, lao động năng suất cao, trí óc vượt trội thì phải ủng hộ.
    Giàu có nhưng cần minh bạch
    PV:- Đặc biệt, nhiều chuyên gia khẳng định, Việt Nam đã cơ bản khai thác xong tài nguyên thiên nhiên. Trong khi đó, nền kinh tế của Việt Nam vẫn chưa có nhiều dấu hiệu phục hồi. Vậy thì sự gia tăng số người giàu trong thời điểm này phải được lý giải ra sao?
    Một số vô cùng ít người giàu lên, trong khi đời sống nói chung không được cải thiện, điều này biểu hiện điều gì?
    PGS.TS. Nguyễn Văn Nam:- Giới giàu có VN hiện nay, chỉ có con số thống kê tài sản mà không biết giàu từ đâu, tất cả mọi thông tin đều không minh bạch.
    Nói ngay đến các cán bộ xã hiện nay, tiền hỗ trợ người nghèo còn chia nhau, gói mì tôm của dân còn ăn chặn, ngay đến con gà hỗ trợ người nghèo, cán bộ xã còn lấy mang về nhà, thì làm sao xã hội tốt lên được?
    Đây chính là biểu hiện thoái hóa, xuống cấp của đạo đức. Hơn nữa là vấn đề trong chính sách, đáng lẽ phải làm rõ, giàu lên bằng cách nào, giàu từ nguồn tài nguyên được sử dụng như thế nào.
    Nếu như giàu lên nhờ mánh lới, bằng lỗ hổng chính sách thì quá đáng buồn. Còn nếu giàu lên bằng việc tổ chức sản xuất, bán được sản phẩm ra nước ngoài thì rất đáng khích lệ.
    PV:- Giàu có, sung túc là tốt nhưng giàu quá nhanh và không tương đồng với những đóng góp cho nền kinh tế, cho xã hội, giàu có không minh bạch hợp pháp... là điều đáng ngại. Quan điểm của ông ra sao?
    PGS.TS. Nguyễn Văn Nam:- Giàu có là phải khuyến khích, nhưng đó là trường hợp làm giàu hợp pháp bằng trí tuệ và lao động, chứ không phải làm giàu quá nhanh.
    Thế nào là hợp pháp, thế nào là minh bạch, thì cũng phải có hệ thống cơ sở luật pháp chắc chắn, có lo ngại cũng không giải quyết được nếu như hệ thống luật pháp vẫn sơ hở.
    PV:- Có ý kiến cho rằng, sự giàu lên quá nhanh một cách không minh bạch sẽ tạo ra tâm lý chạy đua làm giàu bằng mọi giá. Ông có đồng tình với ý kiến này hay không? Xã hội Việt Nam đã gánh chịu những hậu quả của tâm lý này chưa, xin ông phân tích cụ thể?
    PGS.TS. Nguyễn Văn Nam:- Ở đâu cũng vậy, dù có ở Mỹ, phương Tây thì bất kì cá nhân nào khi nhìn thấy lợi nhuận cũng sẽ lao đầu vào, nhưng họ có thể nhận ra cái giá phải trả nếu vi phạm phạm luật nên sẽ dừng lại, khác với người Việt.
    Đặc biệt, xã hội VN cũng đã phải gánh chịu những hậu quả đầu tiên, cứ đọc báo hàng ngày sẽ thấy, nào là tin con giết cha, cha giết con, anh giết em, đó chính là hậu quả của đạo đức xã hội xuống cấp. Người trong gia đình cũng tranh gia tài của nhau, minh chứng cho việc đạo đức xuống cấp.
    Rồi tai nạn giao thông gia tăng, đánh nhau 6000 người cấp cứu, tại sao đánh nhau phát triển mạnh, mà không chỉ là hai người đánh nhau bình thường, mà còn đâm chém, giết người? Cuối cùng là gia đình tan vỡ, vì khi con người giàu có bất minh thì họ sẽ tự cho phép bản thân ăn chơi, đứng trên mọi luật lệ...đó chính là ảnh hưởng xấu tới xã hội.
    - Xin cảm ơn PGS.TS đã chia sẻ với Đất Việt!

    Hai tỷ phú Việt siêu giàu là ai?

    Tổng số lượt xem trang