-Biến tướng chủ trương xây dựng nông thôn mớiVụ người tâm thần, bệnh da cam cũng không thoát tiền đường: Xã báo cáo không trung thực lên cấp trên
Thay vì khắc phục hậu quả, lãnh đạo xã ép hoặc làm giả đơn của người dân để nói ngược lại nội dung báo phản ánh.
Vừa qua, báo chí có nhiều bài phản ánh ở xã Tân Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình) có nhiều trường hợp người dân một số thôn phải vay tín dụng đen với lãi suất cắt cổ để góp tiền xây dựng nông thôn mới. Nhiều hộ gia đình không có tiền đóng phải đi vay lãi suất cao, người bị da cam nhũn não cũng phải nộp, hàng chục người bị tâm thần cũng phải nộp cào bằng… Sau khi báo phản ánh, lãnh đạo xã Tân Thủy không những không cầu thị mà còn báo cáo sai sự thật lên trên khiến UBND huyện Lệ Thủy cung cấp thông tin không đúng thực tế tình hình người dân.
-Những quy định “giời ơi”!
09:43 | 29/07/2014
(PetroTimes) - “Chỉ thị trên giời - Cuộc đời dưới đất” - câu nói này nói lên một thực trạng là quá nhiều chỉ thị, quy định của các cấp, các ngành không khả thi, không đi vào cuộc sống và đôi khi trở thành trò cười. PetroTimes xin dẫn chứng một số quy định kiểu này để bạn đọc cùng suy ngẫm.
-28-07-2014-Người tâm thần, bệnh nhân da cam cũng không thoát
Sâu trong vùng đồng bằng huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) là xã Tân Thủy đang có những báo cáo thành tích xây dựng nông thôn mới. Nhưng vì cách làm duy ý chí, chú trọng đánh bóng cá nhân lãnh đạo xã thôn khiến bao phận đời rơi vào cảnh tủi buồn. Chẳng khác nạn "sưu thuế" của chị Dậu trong tác phẩm "Tắt đèn" nổi tiếng của nhà văn Ngô Tắt Tố đang trở lại?...
>> “Quan chức có vàng khối, tiền tỷ, chỉ... trộm mới biết!?“
>> Không cho hát karaoke, đốt quán cho bõ ghét
Ông Toán, người bị tâm thần 30 năm nay cũng bị thôn xã ép gia đình nộp tiền triệu làm đường.
Đường thôn Tân Lỵ, nếu thoe hợp đồng ký giữa Chủ tịch xã với nhà thầu là hơn 1,1 tỷ đồng, mỗi khẩu phải nộp theo hợp đồng này là gần 3,6 triệu đồng. Nhưng dân phát hiện thực tế được chỉ 580m đã khống lên thành 1000m. Dân đòi lại thi công thì giá trị hơn 650 triệu đồng.
Cháu Thiện, bị da cam, mồ côi mẹ cũng bị ép nộp tiền triệu như một lao động thực thụ.
- Tài xế mời công an về phường làm việc
VRNs (27.07.2014) – Sài Gòn - Mấy ngày vừa qua, cư dân mạng xôn xao video dài hơn 10 phút ghi lại cảnh “đôi co” giữa một Thượng úy cảnh sát trật tự và người đàn ông khoảng 40 tuổi, khi người lái xe này dừng đỗ xe trước khu vực bến xe Giáp Bát, Hà Nội. Video này được lan truyền nhanh chóng và vẫn đang gây tranh cãi.
-23/07/2014-Đã thua kiện còn dỡ nhà dân
Thay vì khắc phục hậu quả, lãnh đạo xã ép hoặc làm giả đơn của người dân để nói ngược lại nội dung báo phản ánh.
Vừa qua, báo chí có nhiều bài phản ánh ở xã Tân Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình) có nhiều trường hợp người dân một số thôn phải vay tín dụng đen với lãi suất cắt cổ để góp tiền xây dựng nông thôn mới. Nhiều hộ gia đình không có tiền đóng phải đi vay lãi suất cao, người bị da cam nhũn não cũng phải nộp, hàng chục người bị tâm thần cũng phải nộp cào bằng… Sau khi báo phản ánh, lãnh đạo xã Tân Thủy không những không cầu thị mà còn báo cáo sai sự thật lên trên khiến UBND huyện Lệ Thủy cung cấp thông tin không đúng thực tế tình hình người dân.
Báo cáo thiếu và không trung thực
Sau khi báo phản ánh, lãnh đạo xã có báo cáo gửi UBND huyện Lệ Thủy (Văn bản số 16 ngày 30-7) do ông Phan Quang Dũng, Chủ tịch UBND xã, ký. Trong đó nói báo nêu có khía cạnh đúng, có khía cạnh chưa chính xác, chưa đúng thực chất.
Chúng tôi đã làm việc với Bí thư Đảng ủy xã Lê Quốc Khanh và ông Phan Quang Dũng để minh định đâu là thông tin đúng, đâu là thông tin sai. Ông Dũng thừa nhận ký hợp đồng khống với nhà thầu từ 580 m lên thành 1.000 m ở đường thôn Tân Lỵ nhưng xã không đưa vào báo cáo gửi lên huyện. Việc thôn, xã thu tiền 280.000 đồng ăn tết của một số hộ nghèo, lãnh đạo xã thừa nhận là sai nhưng không đưa vào báo cáo gửi huyện. Về việc thu tiền của nạn nhân chất độc da cam, người tâm thần, hộ nghèo kiểu cào bằng với mức có thôn 3 triệu đồng mỗi nhân khẩu ở Tân Thái và thấp nhất hơn 400.000 đồng mỗi nhân khẩu ở một số thôn khác, cả ông Khanh, ông Dũng thừa nhận chưa phù hợp nhưng không sai. Nội dung này cũng bỏ ngoài báo cáo.
Vì sao không miễn, giảm cho các hộ nêu trên? Hai lãnh đạo xã Tân Thủy đồng thanh cho biết là ngoài việc không có chủ trương miễn, giảm thì không có hộ dân nào đi xin khất hoặc xin giảm, xin miễn. Tuy nhiên, gia đình cháu bé Dương Văn Minh phản ánh cháu bị tâm thần, không biết gì, sổ tâm thần điều trị ngoại trú, bố cháu đã ba lần đi xin, không được xã, thôn đồng ý. Người nhà của cháu kể lại có lần đi xin cho cháu, trưởng thôn nói: “Hắn chết thì có đi đường làng không mà xin?”.
Anh Điệp không biết chữ nhưng công an thôn giả chữ ký anh để phủ nhận những gì anh đã nói với báo chí. Ảnh: MQ
|
Bịa ra chữ viết, chữ ký người mù chữ
Người dân cho biết mấy ngày gần đây xã chỉ đạo công an xã và các trưởng thôn ở địa bàn có người phát biểu trên báo phải làm các văn bản không gặp báo chí, không nói chuyện với nhà báo, không cung cấp bất cứ thông tin gì về nghèo khó, nộp tiền đường.
Cụ thể, trường hợp bà Phạm Thị Lướt vay lãi cắt cổ để nộp tiền đường cho mẹ bà còn nợ từ năm 2012 vì năm 2013 khi mẹ bà mất, bà đến thôn xin miễn cho người chết, thôn không cho. Ông Trần Hữu Đấu, trưởng thôn, ép bà Lướt phải viết văn bản không nói như báo chí nêu. Bà Lướt không đồng ý, ông Đấu tự viết tường trình thay bà Lướt rồi biểu bà ký vào. Bà Lướt chỉ viết tên không ký, ông Đấu vẫn đưa nộp cho xã.
Con gái bà Dương Thị Ích, người đã từng kêu ca về việc nộp tiền đường, tố giác với chúng tôi rằng Trưởng Công an xã Dương Hữu Thận viết sẵn nội dung, xong bắt bà Ích chép lại, ký tên nói thông tin báo đưa không có thật để xã gửi huyện. Trước nhiều nhà báo, bà Dinh nói bà bị ông Thận bắt sao chép.
Vợ ông Trần Quang Toán bị tâm thần 30 năm vẫn phải nộp tiền đường cũng nói với chúng tôi không viết văn bản nào gửi xã cả. Thế nhưng ở công an xã có văn bản nói là bản viết tay của bà phủ nhận những gì bà nói trước đó.
Tại xã Tân Thủy có một bản viết tay được nói là của anh Dương Văn Điệp nói không biết các thông tin báo nêu. Bản viết tay có dấu hiệu là bản khai được ngụy tạo và bịa ra chữ ký của người không biết chữ. Anh Điệp gặp lại các nhà báo và nói: “Họ tự làm, tui không biết chữ thì răng viết, răng ký được”.
Rất nhiều trường hợp khác tố giác với chúng tôi họ bị làm khống chữ ký và cán bộ địa phương viết những lời phủ nhận việc báo nêu hoặc viết xong đưa đến ép ký.
Tất cả những gì người dân tố giác cán bộ xã làm dối chữ ký, văn bản, thậm chí bịa chữ của người mù chữ thành biết chữ chúng tôi đều có các clip. Khi chúng tôi chất vấn: “Vì sao người mù chữ như anh Điệp mà có văn bản viết tay?”, ông Năm ngượng nghịu nói kiểm tra lại.
Hôm qua (1-8), Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Bình cử đoàn công tác nắm bắt thông tin vụ Tân Thủy do ông Phạm Minh Hải, Phó Giám đốc Sở, dẫn đầu đã làm việc với UBND huyện Lệ Thủy. Khi xem văn bản báo cáo từ ông Năm, đoàn không nhận báo cáo mà về địa phương tiếp xúc với những hộ dân mà báo phản ánh để lắng nghe ý kiến, tình cảnh của họ…
Minh Quê - Pháp Luật TP.HCM
09:43 | 29/07/2014
(PetroTimes) - “Chỉ thị trên giời - Cuộc đời dưới đất” - câu nói này nói lên một thực trạng là quá nhiều chỉ thị, quy định của các cấp, các ngành không khả thi, không đi vào cuộc sống và đôi khi trở thành trò cười. PetroTimes xin dẫn chứng một số quy định kiểu này để bạn đọc cùng suy ngẫm.
-28-07-2014-Người tâm thần, bệnh nhân da cam cũng không thoát
Và hình ảnh phấn đấu thành xã nông thôn mới thực thụ bị tổn thương không phải do dân nghèo mà do cán bộ duy ý chí, chủ quan, áp đặt. Trong ảnh, anh Điệp nói 280.000 đồng tiền bão lụt ăn Tết thôn cũng thu để trừ tiền đường.
>> “Quan chức có vàng khối, tiền tỷ, chỉ... trộm mới biết!?“
>> Không cho hát karaoke, đốt quán cho bõ ghét
Chính tuyên bố của Bí thư xã Lê Quốc Khanh: “Không có chủ trương miễn, giảm cho bất cứ ai” nên người bị tâm thần, hay bị chất độc da cam cũng bị nọc ra thu.
Không nộp kịp, họ “hành hạ” bằng cách đưa lên hệ thống loa đài của thôn xóm đọc ra rả từng buổi. Nhiều người uất quá mà buồn không chịu thấu. Ở các thôn, bao tiếng khóc tủi buồn cất lên.
Tận thu cả người bệnh tâm thần
Chúng tôi về Tân Thủy, những chuyện đau lòng cứ thế người dân gạt nước mắt mà kể. Họ kể trong chua xót, trong cay đắng, trong khổ đau. Có những người chúng tôi gặp, dường như họ không biết gì, chỉ nhìn lơ ngơ, ăn uống vô thức, nhưng sổ đinh của làng, của xã là một suất nộp như người bình thường.
Ông Trần Quang Toán ở làng Tân Bằng bị bệnh tâm thần từ 30 năm nay. Mọi sinh hoạt đều vô thức. Nhưng sổ hộ khẩu do ông làm chủ trong một căn nhà có 5 khẩu. Cạnh sổ hộ khẩu có cuốn sổ chẳng gia đình nào mong muốn, đó là sổ điều trị bệnh tâm thần.
Ông Toán, người bị tâm thần 30 năm nay cũng bị thôn xã ép gia đình nộp tiền triệu làm đường.
Sổ điều trị tâm thần của ông Toán.
Ông từng đi miền Nam, khi hết nhiệm vụ, trở về bản quán, bệnh tâm thần phát ra ngày mỗi nặng. Bà Ngô Thị Phách thấy thương, tác hợp với ông thành chồng vợ. Gia đình ông tính ra 5 khẩu.
“Thôn xóm cứ thế áp tới nộp. Tui xin giảm hoặc miễn cho ông Toán vì tâm thần, nhưng trên xã nói không được, còn sống là lo nộp. Tui đang đi vay tiền thì loa xóm, loa thôn oang oang ngày ba cử, réo tên người bị tâm thần ra, réo tên nhà tui ra là chưa nộp. Cứ nghe tiếng loa là ớn lạnh tóc gáy thôi chú ơi”- bà Phách kể.
Một người thần kinh khác, trẻ hơn ông Toán, tuy không có sổ trị bệnh tâm thần nhưng suốt ngày đi ngoài đường. Ấy là Trần Kim Tâm (33 tuổi) ở làng Tân Thịnh, con của cựu binh Trần Kim Thịnh. Nhà ông Thịnh có 7 khẩu, Tâm là đứa con bị nhiễm chất độc hóa học; bị thần kinh bẩm sinh, cứ đi lang thang đầu đường cuối xóm, ai cho gì ăn nấy, không cho thì về nhà lục lọi nồi niêu để ăn.
“Nhưng thôn cũng ép phải nộp. Tui nói con tui chả biết chi mà mần, chả biết chi mà lao động, phải hưởng trợ cấp nhà nước chất độc da cam thì thương tình tha cho cháu. Rứa mà trưởng thôn, cán bộ xã về xong chẳng đồng ý. Cứ rứa mà nộp 1,7 triệu đồng. Nhà tui nộp chậm vì không có tiền, thôn bắc loa lên loa như đấu tố.
Tủi quá, tui phải vay mượn chạy vạy, xóm làng cũng khó khăn cả nên vay khó lắm, nhưng cuối cùng cũng có mà nộp để khỏi réo lên loa”, bà Đinh Thị Lan, vợ ông Thịnh ứa nước mắt.
Ông Trị và vợ phải đi xe lăn nhưng thôn vẫn cấn trừ tiền từ thiện.
Con liệt sĩ, người già neo đơn, mồ côi cũng không tha
Ở làng Tân Hòa, vợ chồng ông Phan Quốc Trị, Lê Thị Hậu tàn tật, di chuyển phải đi xe lăn cả hai vợ chồng. Là con của liệt sĩ thời chống Pháp, nhưng khi làm đường, thôn thông báo hai vợ chồng ông còn nợ hai suất tiền với 340.000 đồng.
Chị Hậu nói:“Tui vay dạm trả được một nửa, còn một nửa tui nói cho tui mần mạn xong có là trả. Bão năm 2013 có suất từ thiện hỗ trợ vợ chồng tui 100.000 đồng, rứa là thôn nói không nhận chi hết, cấn trừ nợ tiền đường. Họ trừ ngang, không cho ký, không cho biết. Buồn lắm chú ạ”.
Bà Dương Thị Ích (83 tuổi) ở Tân Bằng già cả, neo đơn, ở một mình trong ngôi nhà nhỏ. Thôn vẫn áp giá tiền nộp đều như người giàu. Đến vách nhà bà Ích, trong thân người nhỏ thó, bà đang chăm chút mấy con gà con mới nở để chờ lớn mà bán rồi nộp cho thôn tiền làm đường. Bà Ích chả có tài sản gì, cứ có lứa gà vài ba con gầy nuôi bà kêu bán, bán để khi trưởng thôn kêu tên là bà phải có mặt mà nộp.
Đường thôn Tân Lỵ, nếu thoe hợp đồng ký giữa Chủ tịch xã với nhà thầu là hơn 1,1 tỷ đồng, mỗi khẩu phải nộp theo hợp đồng này là gần 3,6 triệu đồng. Nhưng dân phát hiện thực tế được chỉ 580m đã khống lên thành 1000m. Dân đòi lại thi công thì giá trị hơn 650 triệu đồng.
Bà Ích kể: “Chắt bóp được chi, nuôi con gà con chim thì bán mau mà nộp, không có họ kêu tên trên loa cực chi là cực, nhục chi mà nhục chú à. Tui nghèo chứ tui có muốn không ưng nộp mô”.
Cháu Dương Văn Thiện, bị lơ ngơ và quậy phá vô thức, phải có người trông coi, sảnh ra là chạy đập phá đủ thứ. Thôn bắt nộp như người bình thường. Đã thế, thôn còn cấm người nhà không để cho ai chụp hình.
“Mẹ cháu chết, chừ ở với bộ, khi thì về nhà ngoại, nhà o, nhà dì, có lên xin thôn miễn cho cháu nhưng trưởng thôn trừng mắt nói hắn có trợ cấp nhà nước thì lo mà nộp. Mỗi tháng cháu chỉ có mấy trăm ngàn, cũng chỉ đủ cho cháu ăn, chứ cháu làm được tiền thì nộp rồi”-một người thân của cháu gạt nước mắt kể.
Người dân gặp nhiều khó khăn với cách làm nông thôn mới ở Tân Thủy.
Cháu Dương Thị Huyền Trang, nhà nghèo, học giỏi, mẹ mất sớm nhưng xã, thôn vẫn ép nộp và đến ngay suất quà Tết bá tánh cho hai bố con cháu ăn Tết họ cũng bức thu không một lời nói lại.
Huyện chỉ đạo rốt ráo xã làm tà tà
Trước sự việc này, ông Nguyễn Quang Năm, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy đã có công văn hỏa tốc 950/UBND-VP gửi lãnh đạo tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn chỉ đạo không được cào bằng trong việc thu hút tiền xây dựng làm đường với các hộ dân.
Văn bản 950 này khẳng định: “Qua thông tin phản ánh của cử tri tại các buổi tiếp xúc cử tri và của nhân dân có một số xã, thôn trong quá trình huy động sức đóng góp của nhân dân để xây dựng nông thôn mới, nhất là các công trình giao thông nông thôn như đường liên thôn, đường xóm... chưa thực sự dân chủ, thống nhất, có nơi huy động quá sức của dân, đặc biệt đối với một số đối tượng có hoàn cảnh khó khăn như hộ nghèo, cận nghèo, người bị tàn tật, người bị nhiễm chất độc hóa học...”
Công văn cũng yêu cầu: Trong việc huy động nội lực, sức đóng góp của nhân dân để xây dựng nông thôn mới phải có sự bàn bạc dân chủ, công khai, thống nhất trên cơ sở khả năng đóng góp tự nguyện của nhân dân và được HĐND xã thông qua; đồng thời xem xét giảm mức đóng góp cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng đặc biệt để đảm bảo an sinh xã hội; tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc; đóng góp cào bằng, bình quân hộ, khẩu gây khó khăn cho một số hộ gia đình và không được huy động quá sức dân”.
Cháu Thiện, bị da cam, mồ côi mẹ cũng bị ép nộp tiền triệu như một lao động thực thụ.
Hiện các xã đang triển khai thực hiện chủ trương trên thì ở Tân Thủy, một số trưởng thôn ở Tân Lỵ, Tân Thái lại đi đe nẹt dân.
Anh Dương Văn Điệp ở Tân Lỵ bị trưởng thôn Dương Đăng Ái cùng bí thư chi bộ Trần Hữu Tài hạch sách không được nói cảnh nghèo khó, không được nói bị thu tiền từ thiện, không được nói chuyện làm đường có vống thêm, không được nói chuyện thôn thu tiền.
Anh Điệp kể: “Ông Ái nói “mi được hộ nghèo là do tau, mi đừng to mỏ. Mi là tau bóp là ngoắc ngoải”. Tui nói lại, phận tui nghèo là do số phận, răng do eng được? Nghèo thì Nhà nước trợ cấp là nhân văn của Nhà nước chơ chi của eng (anh). Còn cấm tui răng được, tui không chấp nhận như rứa được, trưởng thôn mà cấm dân nói là răng”.
Bà Nguyễn Thị Thoái kể: “Trưởng thôn, bí thư chi bộ đi ruồng bố dân cấm không được nói khó khăn, cấm không được nói nộp tiền bạc làm đường nặng nề. Nói rứa răng được. Thôn mần răng dân biết hết, ai ép dân như răng thôn biết hết. Cấm là cấm răng được”.
Bà Thoái cũng kể thêm: “Với trường hợp hộ bà Phạm Thị Lướt phải vay mượn tín dụng đen để nộp cả suất mẹ già bị bệnh thập tử nhất sinh, nộp xong mẹ bà Lướt mất. Trước khi nộp, có xin thôn giảm cho bà mà không cho. Chừ thì thôn không cho gặp bất cứ ai vì sợ bà Lướt nói về hoàn cảnh của mình”.
Ông Nguyễn Văn Hiệu, Bí thư Huyện ủy Lệ Thủy khi nắm bắt thông tin này đã ngay lập tức điện thoại chỉ đạo chấm dứt những việc làm trái khoáy trên. Phó Chủ tịch xã Tân Thủy, Trần Văn Lương cũng có chỉ đạo các thôn để người dân sinh hoạt bình thường.
Bà Lượt buồn rầu nói mẹ bà gần mất cũng nọc ra nộp tiền.
Nhưng có một điều đau lòng hơn khiến người dân vô cùng phẫn nộ. Bởi trong khi người dân bị réo tên nộp cào bằng tiền làm đường thì ông Phan Quang Dũng, Chủ tịch UBND xã Tân Thủy đã cấu kết với nhà thầu là Công ty TNHH&TM Lý Loan nâng khống con đường 580m thành đường 1000m, với tiền thi công mỗi mét dài hơn 1,1 triệu đồng.
Theo lời bà Nguyễn Thị Thoái, chính bà đứng ra tố cáo sự việc, khi bại lộ mọi nhẽ, nhà thầu “bỏ chạy” còn ông Phan Quang Dũng hiện vẫn vô can.
Sự việc được UBND huyện Lệ Thủy kiểm tra và xác tín ông Dũng sai trái khi ký hợp đồng nâng khống để trục lợi tiền dân. Từ đó, con đường bê tông ở thôn Tân Lỵ được giao cho người dân thi công, tổng giá trị hơn 600 triệu đồng. Nếu thực hiện theo hợp đồng ông Dũng cấu kết với nhà thầu ký thì con đường hơn 1 tỷ đồng và sẽ bổ đầu mỗi suất đến 3,6 triệu đồng. Nếu người dân không phát giác, tiền dân phải hao mòn.
Trong khi đó, trao đổi với báo chí, ông Lê Quốc Khanh, Bí thư xã Tân Thủy nói: “Không có chủ trương miễn, giảm cho bất cứ ai”.
Bài, ảnh: Quốc Nam
Published on Jul 21, 2014
Bến xe Giáp Bát Hà Nội ngày 20/07/2014
Mời công an lên phường làm việc
Theo nội dung video ghi lại, Thượng úy công an tên là Trần Hoài Sơn đã yêu cầu tài xế xe ôtô xuất trình giấy tờ. Tuy nhiên, tài xế đã chống nạnh “đề nghị” chiến sĩ công an này “về phường làm việc”.
Trong video, tài xế xe ô tô nói: “Tôi đề nghị đồng chí không có phù hiệu gì, tôi không biết đồng chí là ai, tôi mời đồng chí về công an phường… Không có phù hiệu, chẳng biết là thằng nào.., chắc gì đã là thượng úy, khéo lại là thằng xe ôm…”.
Trang mạng Soha nhận định, “Cảnh sát thì “đuối lý” vì không đeo biển hiệu, còn người lái xe thì liên tục yêu cầu cảnh sát về công an phường để làm việc”.
Nhiều cư dân mạng ủng hộ sự “dũng cảm” của tài xế ôtô, thậm chí có phần nặng lời với công an. Như bạn đọc pham cuong viết: “Chính bản thân tôi đã 1 lần bị csgt tại 1 ngã tư dừng xe. Sau khi chào thì hỏi giấy tờ xe, chủ quan nên tôi đưa luôn. Sau đó tôi hỏi tôi mắc lỗi gì? Một anh csgt nói tôi lấn sang làn đi xe máy… tôi hỏi có bằng chứng không ? Anh ta chỉ vào mặt anh ta và nói: Nó là ở đây này. Tôi hỏi thế căn cứ vào đâu mà anh bắt tôi? Nghe vậy anh ta bỏ vào bốt gọi điện thoại. Tôi ngồi đợi khoảng 5 phút, không ai nói gì cả. Sau đó cả 2 người bàn bạc với nhau gì đó 1 lát thì bỏ ra đường đứng như chưa có chuyện gì xảy ra, bỏ mặc tôi cứ đứng đợi cạnh bốt giao thông. Một lát sau tôi sốt ruột nên ra bảo họ: Hai anh bắt tôi vào đây thì giải quyết đi cho tôi còn đi! Thật không thể tin lẫn không thể ngờ được mức độ lưu manh của họ khi một người quay lại nói với tôi: Anh hỏi đường đi đâu? Chúng tôi có cầm giấy tờ gì của anh đâu? Anh có bằng chứng là đã đưa giấy tờ cho chúng tôi không ??? Tôi lập tức hiểu ra ngay vấn đề… Anh lái xe trong Clip rất có kinh nghiệm”. Một bạn đọc có tên là Phạm cường hoan nghênh tinh thần của anh lái xe ôtô trên, Phạm cường viết: “Công an thích làm gì thì làm nó quen rồi”.
Vấn đề gây rắc rối ở đây là, khi làm việc, công an có buộc phải có biển hiệu, biển tên. Một bài báo trên trang Vietnamnet viết: “Khi được hỏi về lý do chiếc biển phù hiệu không đeo trên ngực, Thượng úy Sơn cho biết: “Chiếc biển phù hiệu trên áo lâu ngày đã bị hỏng, trước đó tôi đã báo cáo chỉ huy và lãnh đạo quận để xin cấp lại theo đúng quy định của ngành. Tôi khẳng định việc thực thi nhiệm vụ của mình là hoàn toàn hợp pháp”, lời Thượng úy Sơn.
Có hợp pháp hay không? Đa số người dân tham gia bình luận trên trang Vietnamnet đều khẳng định: “Làm nhiệm vụ mà không đeo biển hiệu, phù hiệu là sai”. Còn lãnh đạo cấp trên của anh cảnh sát thì né tránh: “… khi phóng viên hỏi thêm về việc cán bộ công an khi thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn có phải đeo biển tên hay không, Đại tá Trần Văn Tỉnh- trưởng ca quận Hoàng Mai không xác nhận là đúng hay sai mà chỉ cho biết: “Có phải đeo biển hay không thì đó là thuộc về điều lệnh. Điều lệnh đã quy định đầy đủ cả rồi. Phóng viên hỏi vậy thì hơi thừa…(!?)”.
Trong khi đó, trao đổi với báo Đời sống và Pháp luật, Luật sư Vũ Văn Lợi thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội cũng trưng dẫn điều luật để đưa ra ý kiến, nội dung là: “tại khoản 4, điều 7, thông tư số 47/2011/TT-BCA hướng dẫn thực hiện nghị định số 27/2010/NĐ-CP thì: Lực lượng công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.
Trong trường hợp khi người tham gia giao thông bị dừng phương tiện, người dân có quyền được biết mình đã vi phạm về hành vi gì và lực lượng dừng xe có trách nhiệm thông báo về lỗi vi phạm. Nếu không chấp hành yêu cầu của lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát về kiểm soát giấy tờ theo quy định thì bị xử phạt về hành vi “cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ” (quy định tại điểm a, khoản 2, điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP).
Như vậy, qua những diễn biến như trong clip thì cả hai bên đều có lỗi sai phạm nhất định: sai của chiến sỹ công an phường là đã không chấp hành đúng nội quy, quy định của ngành khi thi hành nhiệm vụ phải có biển tên.
Về phía người lái xe ô tô có lỗi dừng ở đường cấm, không chấp hành yêu cầu của lực lượng chức năng làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ (ở đây thể hiện khi đồng chí Trung úy Nguyễn Văn Lưu xuất hiện và có yêu cầu người điều khiển ô tô xuất trình giấy tờ)”.
Ls Lợi hơi bị “hồ đồ”, kết tội cả hai bên không có căn cứ… Cứ tưởng Ls Lợi trưng dẫn Luật để nói công an sai… Trước hết, Ls Lợi dẫn Luật qui định về công an xã, qui định: “Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.” Như vậy, Ls Lợi có biết tuyến đường trong clip là quốc lộ, tỉnh lộ không? Ls Lợi không hề dẫn ra một điều luật nào làm căn cứ cho kết tội: “… phải có biển tên”. Cũng vậy, chẳng có căn cứ nào kết “lỗi” người lái xe đã “dừng ở đường cấm”.
Hành vi của Thượng úy Trần Hoài Sơn sai, và lý do công an Sơn nại ra không thuyết phục. Nếu chưa đủ điều kiện thì công an Sơn không thể ra “đứng đường”. Bởi theo khoản 2 Điều 6 Thông tư số 17/2012/TT-BCA qui định: “Khi quan hệ với các tổ chức, công dân ngoài lực lượng Công an nhân dân, cán bộ, chiến sĩ công an phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước, của cơ quan, đơn vị nơi mình đến quan hệ công tác; giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong; không làm điều gì ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của lực lượng Công an nhân dân”. Và “Cán bộ chiến sĩ mặc trang phục Công an nhân dân phải đồng bộ, thống nhất, gọn gàng, sạch sẽ, là phẳng, cài đủ cúc, khóa; đeo cành tùng đơn, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, ký hiệu, dây lưng, caravát (đối với trang phục thu đông); đi giày, tất do Bộ Công an cấp. Cán bộ, chiến sĩ nam mặc trang phục xuân hè áo kiểu sơ mi phải để áo trong quần, áo kiểu bludông phải để áo ngoài quần; khi mặc trang phục không đeo khăn che mặt, găng tay, khẩu trang (trừ trường hợp được trang cấp để làm nhiệm vụ), không đeo đồ trang sức gây phản cảm hoặc trái với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam” (khoản 2 Điều 26). Như vậy, không chỉ khi làm nhiệm vụ, mà trong mọi trường hợp, khi mặc trang phục công an là phải đồng bộ… đeo phù hiệu, số hiệu, ký hiệu…”
Nhân câu chuyện này, nhớ những “hồi ký”, “tâm sự”, “lời kể lại” của các tù nhân bị cán bộ quản giáo gọi bằng thằng này con nọ… thậm chí trên báo Tuổi trẻ trước đây có phóng sự ghi lại CSGT gọi những tài xế đứng tuổi cha chú của mình bằng “thằng”… và xem lại những qui định của Bộ công an mà… giật mình. Ví dụ như theo Điểm c khoản 2 Điều 38 quy định: “c) Khi giao tiếp với người vi phạm pháp luật: Đối với phạm nhân, trại viên gọi là “anh”, “chị” và xưng “tôi”. Các trường hợp khác, tùy theo lứa tuổi, xưng hô sao cho phù hợp với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
Không biết những quản giáo, công an có biết qui định này? Hay chúng ta vẫn còn phải nhớ: “đừng nghe những gì công sản nói…”.
Theo SBTN cho hay: “Mới đây, một blogger nổi tiếng của Mỹ về du khảo, ông Charlie Pryor, vừa cho đăng tải bài viết, chỉ trích nặng nề hành động tham nhũng của cảnh sát giao thông Việt Nam trên trang web cá nhân”.
Ông Charlie Pryor, một nhà sản xuất truyền thông kiêm nhà văn và cũng là blogger khá nổi tiếng ở Mỹ.
Trên blog, ông Charlie Pryor viết: “Cảnh sát Việt Nam có quyền dừng xe của bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào dù có lý do gì hay không, một cách hợp pháp. Một khi đã bị dừng xe thì họ sẽ viện đủ cớ để ép bạn phải mất thời gian và tiền bạc bằng cách này hay cách khác. Họ trông chẳng khác gì những kẻ “săn mồi” chỉ trực chờ ngồi đợi những lái xe sơ sểnh.”
SBTN nhận định, “Đây không phải là lần đầu tiên cảnh sát Việt Nam bị người ngoại quốc chỉ trích, trước những tờ báo lớn như Straits Times, Huffington Post…v.v cũng đã có những bài nói về nạn mãi lộ đang trở thảnh điều tệ hại nhất của mọi du khách dến Việt Nam”.
-23/07/2014-Đã thua kiện còn dỡ nhà dân
Dù bị tòa tuyên thua kiện về quyết định hành chính nhưng chính quyền tỉnh Khánh Hòa vẫn cưỡng chế nhà dân.
Xe ủi đang đập một phần nhà ông Lạp vào chiều 22.7 - Ảnh: Đình Quân
Cưỡng chế nhà ông Lạp vào sáng 22.7 - Ảnh: Trần Đăng
|
Sáng 22.7, cơ quan chức năng của TP.Nha Trang tiến hành cưỡng chế ngôi nhà số 100 Trần Phú của ông Đặng Đình Lạp - người đã thắng kiện UBND tỉnh Khánh Hòa trong một vụ án dân sự liên quan đến mảnh đất thuộc ngôi nhà này cách đây 4 năm.
Hai lần thắng kiện
|
Ông Đặng Đình Lạp nguyên là giáo viên Trường Sĩ quan chỉ huy kỹ thuật không quân (đóng tại Nha Trang). Năm 1984, ông được nhà trường cấp một căn hộ (41 m2) tại trạm khách T25 khu 100 Trần Phú, TP.Nha Trang. Tháng 6.1994, nhà trường bán thanh lý cho ông Lạp căn hộ trên, cùng số đất còn lại trong khuôn viên, với tổng diện tích cả nhà và đất là 120 m2. Gia đình ông đã ở yên ổn từ đó đến năm 2000, ông đến Sở Địa chính (nay là Sở TN-MT) làm thủ tục xin đăng ký sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Sau khi kiểm tra thực địa, Sở Địa chính cho rằng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà là không bị vướng mắc gì. Tuy nhiên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Trần Minh Duân lúc đó đã ký quyết định thu hồi một phần diện tích đất của ông để cấp cho hộ khác. Ông Lạp đã khiếu nại nhiều lần không được xem xét nên đã khởi kiện ra Tòa hành chính.
Ngày 27.11.2008, tại phiên sơ thẩm, TAND tỉnh Khánh Hòa bác yêu cầu khởi kiện của ông Đặng Đình Lạp. Ông Lạp kháng cáo. Ngày 20.3.2009, tại phiên phúc thẩm, TAND tối cao tại Đà Nẵng tuyên hủy các quyết định cấp đất của UBND tỉnh Khánh Hòa. Tỉnh Khánh Hòa tiếp tục khiếu nại xin kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Ngày 11.2.2010, TAND tối cao có công văn nêu rõ: “Không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án hành chính phúc thẩm của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng”. Như vậy, cả phiên phúc thẩm lẫn giám đốc thẩm đều cho rằng các quyết định lấy một phần diện tích đất của ông Lạp để cấp cho người khác của tỉnh Khánh Hòa là sai. Lẽ ra, sau bản án phúc thẩm, tỉnh Khánh Hòa phải làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất cho ông Lạp nhưng tỉnh này vẫn kiên quyết cưỡng chế.
Vẫn bị cưỡng chế
Thay vì thực hiện bản án của Tòa phúc thẩm, UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo cho UBND TP.Nha Trang và các sở, ngành liên quan lập sơ đồ quy hoạch phân lô điều chỉnh khu 100 Trần Phú. Theo đó, khu diện tích 341 m2 (gồm đất nhà ông Lạp đang ở và đất của một hộ liền kề) được phân thành 4 lô để tiếp tục cấp cho ông Đặng Văn Hào. Đây là người mà trước đó UBND tỉnh Khánh Hòa đã lấy đất của ông Lạp để cấp dẫn đến việc ông Lạp kiện tỉnh này ra tòa. Ông Hào cũng là nghi phạm bị bắt trong vụ tàng trữ 5.000 tép heroin vào ngày 18.7 vừa qua.
Tại cuộc họp báo định kỳ mới đây, người phát ngôn của tỉnh Khánh Hòa cho rằng tỉnh đã thực hiện nghiêm túc bản án phúc thẩm, còn việc cưỡng chế nhà ông Lạp là thuộc về một quyết định khác(!?). Thua kiện, về bày ra “quyết định khác”, nhưng thực chất là nội dung của vấn đề vẫn không thay đổi, tức là lấy cho bằng được một phần đất của ông Lạp để phân cho người khác. Tại bản “Báo cáo của Thanh tra Chính phủ” ngày 18.6.2014 gửi Thủ tướng Chính phủ có nêu: “Bản án phúc thẩm của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng có hiệu lực pháp luật từ ngày 20.3.2009 nhưng đến thời điểm kiểm tra (12.2012), UBND tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa nộp án phí; bản chất nội dung bản án chưa được thực thi triệt để, mặc dù UBND tỉnh Khánh Hòa có khiếu nại xin kháng nghị nhưng không được TAND tối cao chấp nhận”.
Cũng tại báo cáo trên, Thanh tra Chính phủ đã phân tích đúng, sai ở nhiều điểm chung quanh vụ án hành chính này. Nói chung, theo đó, ông Lạp là người đáng được sở hữu trên phần đất mà ông đã ở ổn định, không tranh chấp với ai suốt 30 năm qua. Trong khi chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để có kết luận cuối cùng thì tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện vụ cưỡng chế vào sáng 22.7.
Trần Đăng