Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Cáo buộc chấn động của Ukraine về hiện trường MH17

-Triệu Phong dịch – Chuyện gì xảy ra vào ngày định mệnh của chuyến bay MH-17
-Trưa Thứ Năm 17 Tháng Bảy, 2014, một chiếc xe chạy xích có gắn trên lưng bốn hỏa tiễn địa đối không SA-11 lăn bánh vào thị xã Snizhne ở miền Đông Ukraine và đậu lại trên đường Karapetyan.
Cách đó 2400 cây số về hướng Tây, hành khách đang làm thủ tục đáp chuyến bay Malaysia Airlines MH-17.
Cư dân của thị xã nằm ở miền Đông Ukraine nhớ lại hôm đó là một ngày huyên náo. Nhiều thiết bị quân sự chuyển vận ngang qua thị xã, trong đó cũng không thể bỏ qua hệ thống bắn hỏa tiễn kềnh càng được biết dưới tên Buk M-1, đã đi qua cùng với đoàn công voa và để lại dấu xích trên mặt đường trải nhựa.
Đoàn xe dừng lại trước mấy phóng viên hãng thông tấn Associated Press. Một người mặc quân phục lạ mắt nói với thổ âm đặc sệt Nga, kiểm tra để bảo đảm là đám nhà báo này không thu hình đoàn xe. Sau đó đoàn xe đi tiếp đến một địa điểm ở đâu đó trong khu vực do phe ly khai thân Nga chiếm giữ.
Ba giờ sau, dân chúng sống cách thị xã Snizhne chừng 10 cây số về hướng Tây nghe được nhiều tiếng nổ lớn. Rồi họ trông thấy những mảnh kim loại cong queo và thây người từ trên trời rơi xuống.
Lãnh đạo phe ly khai ở Donetsk liên tiếp phủ nhận trách nhiệm về việc chuyến bay MH-17 bị bắn hạ. Đại diện của thủ lãnh Alexander Borodai nói phe nổi dậy không có vũ khí nào có thể bắn mục tiêu bay cao đến như vậy.
Có chối gì chăng nữa thì cũng không qua mắt được sự chứng kiến của cư dân và các phóng viên ở địa phương. Chính quyền Ukraine đồng thời cũng cung cấp một đoạn điện đàm họ bắt được cho thấy phe nổi dậy liên quan đến vụ bắn rơi chiếc máy bay.
Một nhân vật cao cấp phe nổi dậy giấu tên xác nhận họ là kẻ chịu trách nhiệm. Ông này nói, một đơn vị đóng ở quê nhà của Tổng Thống Viktor Yanukovych bị truất phế, nơi cả người Nga lẫn người Ukraine sinh sống, có liên hệ đến vụ bắn hỏa tiễn SA-11 ở gần Snizhne.
Người này cho biết, phe nổi dậy ly khai tin rằng họ nhắm bắn một máy bay quân sự nhưng thay vì vậy lại trúng phải một máy bay chở hành khách bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur, làm thiệt mạng tất cả 298 người đi trên đó.
Cuộc điện đàm bắt được mà chính quyền Ukraine công bố cho thấy phe ly khai không ý thức được rằng chiếc máy bay họ nhắm là một chiếc thuộc dân sự. Trong đoạn ghi âm, toán nổi dậy đầu tiên đến hiện trường và có thể nghe tiếng họ chửi thề khi trông thấy dấu hiệu hãng máy bay Malaysia Airlines và các tử thi thường dân.
Ukraine lập tức đổ lỗi cho phe ly khai về vụ bắn rơi. Trưởng cơ quan chống khủng bố Ukraine, ông Vitaly Nayda, hoàn toàn đổ tội cho Nga khi nói, giàn phóng hỏa tiển từ Nga đưa sang và do chính người Nga điều khiển. Về phía Nga thì bác bỏ tất cả mọi cáo buộc.
Đại diện phe nổi dậy nói chuyện với phóng viên của AP, không chịu trả lời câu hỏi liệu chính phủ Nga có liên hệ đến vụ tấn công hay không. Trong khi các giới chức Mỹ thì đổ cho Nga đã tạo “điều kiện” cho việc bắn hạ chiếc máy bay, nhưng không trưng ra chứng cớ rằng hỏa tiển từ Nga đưa sang hay Nga có trực tiếp liên can.
Theo trích dẫn một cuộc điện đàm nghe được mà ông Nayda không chịu tiết lộ, rằng lúc một giờ sáng 17 Tháng Bảy, dàn phóng hỏa tiển được đưa qua biên giới Nga vào lãnh thổ Ukraine, chở trên một chiếc xe tải. Đến 9 giờ sáng thì đến thành phố Donetsk, cứ điểm chính của phe nổi dậy, cách biên giới chừng 200 cây số. Tại đây dàn hỏa tiển được đưa xuống khỏi xe tải và tự lăn bánh theo đoàn công voa.
Ông Nayda nói, giàn hỏa tiễn Buk quay về hướng Đông, về phía Snizhne, nơi cư dân kể lại họ thấy giàn hỏa tiển này đi vào thị xã lúc ban trưa.
Cư dân Tatyana Germash, 55 tuổi, nói với phóng viên AP bốn ngày sau vụ bắn rơi máy bay: “Vào hôm đó có nhiều chiến cụ di chuyển khắp trong thị xã.”
Ông Valery Sakharov, một thợ mỏ hồi hưu 64 tuổi, đưa tay chỉ về chỗ nơi ông trông thấy giàn hỏa tiễn và nói: “Giàn hỏa tiễn Buk đậu trên đường Karapetyan lúc buổi trưa nhưng sau đó thì lái đi; tôi không biết đi đâu. Xem kìa, nó còn để lại dấu xích trên mặt đường trải dầu hắc.”
Ngay cả trước khi máy bay bị bắn hạ, AP cũng đã từng loan tin về sự hiện diện của giàn phóng hỏa tiễn trong thị xã vào hôm 17 Tháng Bảy.
Nội dung xướng ngôn viên đọc bản tin có đoạn nói: “Một phóng viên hãng AP hôm Thứ Năm trông thấy bảy xe tăng của phe nổi dậy đậu tại một cây xăng nằm bên ngoài thị xã Snizhne. Bên trong thị xã, phóng viên này cũng nhìn thấy một hệ thống hỏa tiển Buk, với khả năng bắn cao đến 22 cây số.
Phóng viên AP thấy giàn hỏa tiễn Buk di chuyển qua thị xã lúc 1 giờ 05 trưa. Giàn này trang bị bốn hỏa tiễn, mỗi cái dài 5 mét rưỡi, được hai xe dân sự hộ tống.
Đoàn xe dừng lại. Một người đàn ông mặc đồ ngụy trang màu cát không mang phù hiệu đơn vị, khác hẳn với màu xanh lá cây mà phe nổi dậy thường mặc, tiến đến phía mấy người phóng viên. Ông này muốn đoan chắc đoàn xe không bị quay phim hay chụp hình. Sau khi yên chí, đoàn xe tiếp tục lăn bánh.
Vào lúc 4 giờ 18 chiều, tức khoảng ba tiếng đồng hồ sau, theo ghi âm cuộc điện đàm thu được mà chính phủ Ukraine công bố, toán điều kiển hệ thống hỏa tiển Buk bắt đầu chú ý khi một quan sát viên gọi báo cáo về một chiếc máy bay đang bay đến.
Người của phe nổi dậy mà phe Ukraine nhận diện là Igor Bezler, một cấp chỉ huy và cũng là một sĩ quan tình báo Nga, nghe tiếng quan sát viên nói: “Một con chim đang bay về phía ông đó.”
Người đàn ông nhận diện là Bezler hỏi lại: “Máy bay thám thính hay máy bay lớn?”
Quan sát viên đáp: “Tôi không thể thấy xuyên qua mây được. Nó bay cao quá.”
Giới chức phe nổi dậy kể lại cho AP về biến cố này nói rằng ông Bezler còn chỉ huy một người mang biệt danh Sapper, một sĩ quan cao cấp của phe nổi dậy chịu trách nhiệm giàn hỏa tiễn vào lúc ấy.
Nhân vật tên Sapper chỉ huy một đơn vị phe nổi dậy mà phân nửa quân số là người từ miền cực Đông nước Nga, nhiều người từ đảo Sakhalin, nằm tận ngoài khơi duyên hải Thái Bình Dương của Nga. Trong khi chính bản thân ông Sapper thì ông ta từ thị xã Yenakiieve lân cận, quê nhà của cựu Tổng Thống Yanukovych.
Phóng viên AP tìm cách liên lạc ông Sapper nhưng không thành công, còn ông Bezler thì phủ nhận mọi liên quan đến vụ bắn chiếc máy bay, khi nói: “Tôi không phải là người bắn hạ chiếc Malaysia Airlines. Tôi không đủ khả năng vật chất để làm được việc đó.”
Tuy nhiên theo nguồn tin của phe nổi dậy, ông Sapper được phái đi thanh tra ba trạm kiểm soát vào hôm định mệnh đó tại các thị trấn Debaltsevo, Chernukhino và Snizhne, tất cả đều trong phạm vi bán kính 30 cây số nơi chiếc máy bay bị rơi. Trong khi di chuyển, có lúc ông nhập chung với đoàn công voa của giàn hỏa tiễn.
Khoảng lúc 4 giờ 20 chiều, tại thị xã Torez, cách Snizhne chừng 10 cây số về hướng Tây, cư dân nghe được nhiều tiếng nổ chát chúa. Có người nói nghe được hai tiếng, trong khi có người nghe chỉ một.
Anh Rostislav Grishin, một lính canh ngục 21 tuổi, kể: “Tôi nghe hai tiếng nổ cực mạnh liên tiếp. Đầu tiên là một tiếng rồi một phút, một phút rưỡi sau là một tiếng khác. Tôi ngước đầu nhìn lên trời và trong vòng một phút tôi có thể trông thấy một chiếc máy bay từ trong mây rơi xuống.”
Lúc 4 giờ 40, qua một cuộc điện đàm khác mà chính phủ Ukraine bắt được, người đàn ông được nhận diện là Bezler nói với cấp trên rằng đơn vị của đương sự vừa bắn hạ được một chiếc máy bay. Tiếng người này báo cáo: “Vừa bắn hạ một chiếc máy bay. Do toán của Sapper thực hiện. Nó rơi xuống bên ngoài thị xã Yenakiieve.”
Trong khi sự trung thực của các cuộc điện đàm thu được chưa thể xác minh độc lập được, Tòa Đại Sứ Mỹ ở Kiev nói, giới chuyên gia của cộng đồng tình báo xác nhận tính cách trung thực của chúng.
Về phần giàn hỏa tiễn Buk, theo ông Nayda, ngay đêm đó nó được đưa trở về bên kia biên giới.
image001
Hình chụp lại từ video do Bộ Nội Vụ Ukraine cung cấp hôm 18 Tháng Bảy, 2014, một ngày sau khi chiếc Malaysia Airlines bị bắn rơi, cho thấy một xe tải chở giàn phóng hỏa tiễn, có vẻ như thiếu mất một trong bốn chiếc. Bộ Nội Vụ Ukraine nói, video do một cảnh sát trinh thám thu được lúc rạng sáng Thứ Sáu, vào lúc chiếc xe đang hướng về thị xã Krasnodon, về phía biên giới Nga. (Hình: Bộ Nội Vụ Ukraine)

(Triệu Phong dịch theo tường thuật của hai phóng viên hãng thông tấn Associated Press (AP) là Yuras Karmanau và Peter Leonard)


Cáo buộc chấn động của Ukraine về hiện trường MH17
Tiền Phong Online
TPO - Hôm 30/7, các quan chức Ukraine đã gây sốc khi cáo buộc lực lượng ly khai gài mìn quanh khu vực hiện trường máy bay MH17 của Malaysia rơi ở miền đông Ukraine, theo New York Post. 

Một quân ly khai canh gác hiện trường MH17 (Ảnh: Abc.net).
“Họ đưa một đơn vị pháo hạng nặng tới gần hiện trường máy bay MH17 rơi, đồng thời, gài mìn trên đường vào khu vực này. Động thái đó nhằm cản trở các nhà điều tra quốc tế tiếp cận hiện trường”, tờ New York Post trích lời phát ngôn viên Hội đồng An ninh Ukraine, ông Andriy Lysenko cho biết.
Ông Lysenko cũng cho biết thêm, trong trường hợp đẩy lùi được quân ly khai tránh xa khỏi hiện trường, quân đội Ukraine cũng sẽ phải tốn thêm thời gian để gỡ mìn, tạo khu vực an toàn cho các nhà điều tra.
Tuy nhiên, tờ New York Post cũng nhấn mạnh rằng những lời cáo buộc trên chưa được kiểm chứng. Cáo buộc của Ukraine được đưa ra một cách bất ngờ trong bối cảnh các quan sát viên và nhà điều tra quốc tế chưa thể tiếp cận hiện trường vì cuộc giao tranh dữ dội giữa quân đội Ukraine và quân ly khai ở khu vực này.
Theo các quan chức Hà Lan, các thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu mới chỉ đến được ngoại ô thành phố. Tại đây, họ nhận được cảnh báo của lực lượng ly khai về “những tiếng súng trên đường và quanh khu vực hiện trường MH17”.
“Chúng tôi không nghĩ tình hình có thể cải thiện trong vài ngày tới để có thể thực hiện công việc”, ông Pieter-Jaap Aalbersberg, người đứng đầu nhóm chuyên gia Hà Lan cho biết.
Ukraine và lực lượng ly khai vẫn đang đỗ lỗi cho nhau về vụ máy bay MH17 bị bắn hạ.
Máy bay Malaysia số hiệu MH17 chở theo 298 người trên đường từ Amsterdam tới Kuala Lumpur bị bắn hạ ở miền đông Ukraine vào ngày 17/7. Tất cả mọi người trên chuyến bay đều thiệt mạng.
Theo New York Post
Phiến quân bị tố gài mìn trên đường tới hiện trường MH17
Phiến quân Ukraine cài mìn tại hiện trường MH17 bị bắn rơi


-Putin và MH 17
Mớ bòng bong dối trá
A Web Of Lies
Bản anh hùng ca dối lừa của Vladimir Putin có hậu quả nghiêm trọng cho người dân nước Nga  và thế giới bên ngoài
Người dịch: Kevin Bùi
The Economist – 26 tháng 7 năm 2014
Năm 1991, khi Liên Xô Cộng sản sụp đổ, có vẻ như những người Nga có thể cuối cùng đã có cơ hội để trở thành công dân của một nền dân chủ phương Tây bình thường.  Đóng góp tai hại của Vladimir Putin với lịch sử nước Nga là đã đặt đất nước của ông đi trên một con đường khác. Dầu vậy, ở nhiều nơi trên thế giới, dựa vào lợi ích cục bộ hoặc tự lừa dối, người ta đã không muốn nhìn thấy hình ảnh thực sự của Putin.

Bắn hạ chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines, giết hại 298 người dân vô tội và sự mạo phạm di thể của họ trên các cánh đồng hướng dương ở phía đông Ukraine, trước hết là một bi kịch của những cuộc đời ngắn ngủi và của những người đau thương ở lại. Nhưng nó cũng là một sự định lượng những tổn hại mà Ông Putin đã gây ra.Dưới sự trị vì của ông ta, nước Nga đã một lần nữa trở thành một nơi mà thật giả không còn phân biệt được và sự thật là một dịch vụ do chính quyền cung cấp. Ông Putin đặt bản thân mình lên như một người yêu nước, nhưng ông là một mối đe dọa -  theo các chuẩn mực quốc tế, đối với các nước láng giềng của mình và cho chính người Nga, những người đang say sưa theo sự cuồng loạn của ông trong những lời tuyên truyền chống phương Tây.
Thế giới cần phải đối mặt với những mối nguy ngại mà ông Putin đặt ra.Nếu thế giới không đứng lên chống lại ông ta ngày hôm nay, ngày mai sẽ còn tồi tệ hơn.

Việc đóng đinh chữ thập và những câu chuyện khác
Ông Putin đã đổ lỗi bi kịch của MH17 cho Ukraina, nhưng ông thật ra lại chính là tác giả của sự hủy diệt đó.Các bằng chứng gián tiếp – đáng tin ở cấp độ tòa thượng thẩm- dẫn đến kết luận rằng lực lượng ly khai thân Nga đã bắn một tên lửa đất-đối-không từ lãnh thổ của họ vào thứ mà họ nghĩ là một máy bay quân sự của Ukraina. Các nhà lãnh đạo ly khai tự hào về nó trên phương tiện truyền thông xã hội và than thở về sự nhầm lẫn của họ trong các đoạn đối thoại bị nghe lén bởi tình báo Ukraina và được chứng thực bởi Mỹ.
Tổng thống Nga liên quan đến tội ác này tới hơn hai lần. Đầu tiên, có vẻ như các tên lửa được cung cấp bởi Nga, nhóm vận hành tên lửa được đào tạo bởi Nga, và sau khi bắn nhầm, bệ phóng  được chuyển ngay trở lại Nga. Thứ hai, sự liên quan của ông Putin bao gồm một ý nghĩa rộng lớn hơn, vì đây là cuộc chiến tranh của ông ta.Các linchpins của Donetsk Cộng hòa Nhân dân tự xưng chẳng phải là những người ly khai Ukraina mà làcác công dân Nga đang là, hoặc từng là các thành viên của lực lượng tình báo. Đồng nghiệp cũ của họ, ông Putin đã trả tiền cho chiến tranh và trang bị cho họ xe tăng, máy phóng lựu cá nhân, pháo binh và thậm chí pin cho các tên lửa đất-đối-không. Bên ly khai đã bóp cò, nhưng ông Putin đã là người  giậtdây.
Tầm cỡ của sự phá hủy chuyến bay MH17 đáng ra phải dẫn ông Putin tới việc rút lại chính sách của ông-xúi giục chiến tranh ở miền Đông Ukraina . Tuy nhiên, ông đã kiên trì đường lối, bởi hai lý do. Đầu tiên, trong xã hội của ông, ông đã nỗ lực rất nhiều để nó mốc meo lên, nói dối là phản ứng đầu tiên. Thảm họa ngay lập tức đã thu hút một loạt những giả thuyết mâu thuẫn và không hợp lý từ các quan chức của ông ta và những cái loa của họ trong các phương tiện truyền thông Nga: máy bay riêng của ông Putin là mục tiêu; bệ phóng tên lửa của Ukraina nằm trong vùng lân cận. Và những lời nói dối dần trở nên phức tạp hơn.Việc cáctiểu thuyết viễn tưởng Nga miêu tả rằng một máy bay chiến đấu Ukraina đã bắn quả tên lửa đụng phải thực tế là các máy bay phản lực không thể bay ở độ cao MH17 đã bay, tin tặc Nga sau đó đã thay đổi một đề mục Wikipedia để nói rằng các máy bay phản lực có thể làm vậy trong một khoảng thời gian ngắn. Những nỗ lực kiểu Xô Viết  vụng về như vậy có thể dễ dàng khiến người ta cười nhạo không khiến cho họ sờn lòng, vì mục đích của họ không phải là thuyết phục mà tạo ra thêm nhiều nghi ngờ đủ để làm cho sự thật chỉ còn là một quan điểm. Trong thế giới dối trá, biết đâu Phương Tây cũng chỉ là kẻ nói dối thì sao?
Thứ hai, ông Putin đã vướng vào chính mạng nhện những lời nói dối của mình, điều mà bất kỳ nhà luân lý học chất phác nào cũng có thể nói với ông ta là sẽ xảy ra. Khinhững kẻ làm thuê cho ông bịa đặt và tuyên truyền về những kẻ phát xít đang làm chủ Kiev và đứa trẻ ba tuổi bị đóng đinh chữ thập ở đó, tỷ lệ tín nhiệm của ông tavới  cử tri Nga đã tăng gần 30 phần trăm, lên hơn 80%. Đã từng khuấy động người dân với những lời giả dối, Sa hoàng này khó có thể đột nhiên trở nên hết vướng bận bằng cách nói với nhân dân rằng, xem xét kỹ lại, thì chính phủ Ukraine cũng không phải quá tệ. Ông cũng chẳng thể rút lui khỏi ý tưởng rằng phương Tây là một đối thủ chỉ nhắm vào phá hủy nước Nga, lúc nào cũng sẵn sàng dối trá, hối lộ và bạo lực dễ dàng như chính ông ta. Bằng cách đó, những lời nói dối của ông ở trong nước sẽ tiếp tục nuôi dưỡng những hung hăng của ông ở bên ngoài.
Ngưng quay ngược quay xuôi
Ở Nga những lời nói hai mặt làm gợi nhớ lại những ngày của Liên Xô khi Pravda tuyên bố nói sự thật.Mô hình dân chủ tâm thần này sẽ kết thúc trong cùng một cách như Liên Xô đã từng: những lời nói dối cuối cùng cũng sẽ được làm sáng tỏ, đặc biệt là khi lượng tiền bạc mà ông Putin và bạn bè của ông đã đánh cắp từ nhân dân Nga ngày càng trở nên rõ ràng, và ông ta rồi sẽ sụp đổ. Tin mới đáng buồn là phương Tây  lần này có một thái độ khác. Thời trước, phương Tây thường sẵn sàng đứng lên đối mặt với Liên Bang Xô Viết và chỉ ra những lời bịp bợm. Với ông Putin, tình hình có vẻ khác.
Hãy lấy Ukraina làm ví dụ.Phương Tây áp đặt trừng phạt khá ít ỏi vào Nga sau khi Nga cắt xẻo Crimea, và đe dọa những biện pháp ngặt nghèo hơn nếu ông Putin xâm chiếm miền đông Ukraine.Với tất cả các mục đích và dự tính của mình, ông ta đã làm chính xác những điều đó: quân đội được Nga trả tiền, mặc dù không mặc đồng phục Nga, dần kiểm soát từng mảnh của Ukraina. Nhưng phương Tây thấy sẽ thuận tiện hơn nếuđồng hành với lời nói dối của ông Putin, và hình thức trừng phạt cuối cùng thường là quá nhẹ và quá muộn màng.Tương tự như vậy, khi ông vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí cho các phiến quân, dưới sự che chở của một lệnh ngừng bắn mà ông tuyên bố đã tổ chức, lãnh đạo phương Tây đã lưỡng lự.
Kể từ sự kiện tàn sát các hành khách của MH17 các phản ứng đưa ra gần như là khập khiễng. Liên minh châu Âu đang đe dọa trừng phạt sâu rộng, nhưng chỉ khi ông Putin không hợp tác với cuộc điều tra hay ông không ngăn chặn dòng chảy của vũ khí cho lực lượng ly khai.Pháp đã nói rằng họ sẽ kìm lại việc bàn giao một tàu chiến cho ông Putin nếu cần thiết, nhưng lại đang tiếp tục tiến hành hai tàu đầu tiên được đặt hàng. Đức và Ý tuyên bố muốn giữ con đường ngoại giao mở, một phần vì biện pháp trừng phạt sẽ làm suy yếu lợi ích thương mại của họ. Anh kêu gọi trừng phạt, nhưng lại không muốn làm tổn hại đến những doanh nghiệp Nga đang mang lại đầy lợi lộc cho London.Mỹ thì nói cứng nhưng chẳng làm gì mới.
Đủ rồi.Phương Tây phải đối mặt với sự thật khó chịu lànước Nga của ông Putin về cơ bản là đối kháng.Cứ bắc cầu, rồi lại khởi động lại sẽ không thuyết phục được ông ta cư xử như một nhà lãnh đạo bình thường. Phương Tây nên đưa ra các trừng phạt nghiêm ngặt ngay bây giờ, nhắm vào những bạn bè tham nhũng của ông ta và ném ông ta ra khỏi tất cả các câu chuyện quốc tế bàn thảo dựa trên sự thật. Bất cứ điều gì khác là xoa dịu và là một sự xúc phạm đến những người vô tội trên MH17 ..



-Ukraine: MH17 Downed By ‘Massive Explosive Decompression’
TIME by Maya Rhodan
Ukrainian authorities said Monday that black box data from the downed Malaysia Airlines Flight 17 revealed shrapnel from a missile caused “massive explosive decompression” onboard, as the United Nations human rights chief said the aircraft’s shooting down “may amount to a war crime.”
UN High Commissioner for Human Rights Navi Pillay said that “this violation of international law, given the prevailing circumstances, may amount to a war crime. It is imperative that a prompt, thorough, effective, independent and impartial investigation be conducted into this event.”
All 298 people aboard MH17 died when the passenger jet fell from the sky in eastern Ukraine on July 17 after being struck by a missile believed by the U.S. to have been fired from territory under the control of pro-Russian separatists.

Ukrainian authorities pointed to “massive explosive decompression” from missile shrapnel as the cause of the crash on Monday, the Wall Street Journal reports, though European officials analyzing the on-flight recordings have not confirmed the conclusion. Explosive decompression happens when the air inside an aircraft depressurizes at an extremely fast rate, with results similar to a bomb detonation.
Clashes in Ukraine, meanwhile, continue to block outside authorities from conducting a proper investigation. At the crash site, however, Dutch and Australian authorities were blocked from recovering bodies and gathering forensic evidence for the third day in a row Monday because of continuous fighting in the area.


-Mỹ công bố hình ảnh Nga bắn rockết vào Ukraine
Một trong các hình ảnh chính phủ Hoa Kỳ công bố chụp từ vệ tinh cho thấy vùng đất trước khi rockết từ phia Nga bắn vào lãnh thổ Ukraine và sau khi đó
Một trong các hình ảnh chính phủ Hoa Kỳ công bố chụp từ vệ tinh cho thấy vùng đất trước khi rockết từ phia Nga bắn vào lãnh thổ Ukraine và sau khi đó27.07.2014
Các giới chức Hoa Kỳ đã cho công bố các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Nga đã bắn tên lửa nhắm vào lực lượng Ukraina, hồi tuần trước, để hỗ trợ nhóm phiến quân ly khai.

Những hình ảnh - được chuẩn bị bởi Giám đốc cơ quan Tình báo quốc gia và được Bộ Ngoại giao chuyển tiếp đến các phóng viên báo chí - cho thấy những gì chính phủ Hoa Kỳ nói về các bệ phóng tên lửa và pháo tự hành trên lãnh thổ Nga.

Những hình ảnh khác cho thấy các miệng hố gần các vị trí quân sự trong vùng biên giới của Ukraine, và những gì Washington nói về các vũ khí hạng nặng do Nga cung cấp đang được các phần tử ly khai bắn từ bên trong lãnh thổ Ukraine trong thời gian từ 21 đến 26 tháng 7.

Những hình ảnh phổ biến hôm chủ nhật là chứng cớ xác minh các tuyên bố của phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc hồi tuần trước rằng Mỹ đã "phát hiện" các tên lửa bắn từ Nga vào lãnh thổ Ukraine.

Sự chăm chú theo dõi của cộng đồng quốc tế về vai trò của Nga trong phong trào ly khai sử dụng bạo lực ở Ukraine gia tăng, sau khi một máy bay của hãng hành không Malaysia bị bắn rơi ở miền đông Ukraine hồi đầu tháng này, mà các phần tử chủ trương ly khai ở Ukraina được Nga hậu thuẫn bị cáo buộc đã thực hiện.

Nga phủ nhận trực tiếp can dự vào cuộc xung đột ở Ukraina hay có bất kỳ vai trò nào trong việc bắn rơi chuyến bay 17 của hãng hàng không Malaysia Airlines, giết chết tất cả 298 người trên máy bay.

Tổng số lượt xem trang