Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

“Nông nghiệp yêu nước” kiểu Trung Quốc

Năm 1978, ông Đặng Tiểu Bình chủ trương cải cách kinh tế, hiện đại hóa Trung Quốc bằng khoa học và công nghệ. Để thực hiện mục tiêu này, ông khởi xướng chính sách “nhanh chóng bắt kịp và vượt qua” phương Tây bằng mọi cách, kể cả ăn cắp sở hữu trí tuệ

Bắp giống của Công ty Monsanto Co. Ảnh: Getty


Mỹ bắt vợ tỉ phú Trung Quốc vì ăn cắp hạt giống


Trong số 27 lĩnh vực và 108 dự án nghiên cứu ưu tiên mà hội nghị toàn Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1978 chọn để thể hiện quyết tâm hiện đại hóa đất nước, dự án 863 với tên gọi “Kế hoạch phát triển đất nước bằng công nghệ cao” thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Dự án này chọn công nghệ sinh học làm mũi nhọn.

Hơn 30 năm nay, tốc độ phát triển ngành công nghệ tiên tiến này ở Trung Quốc thuộc loại nhanh nhất thế giới. Nhờ đâu?

Điệp viên khoác áo doanh nhân

Các nhà phân tích quốc tế nghi ngờ Trung Quốc có được sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ sinh học nhờ các hoạt động gián điệp. Trường hợp dưới đây cho thấy mối nghi ngờ đó không phải là vô căn cứ.

Ngày 1-7 ở TP Los Angeles được đánh dấu trong ký ức nhân viên Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) như một cột mốc quan trọng trong vụ án ăn cắp bí mật thương mại nước này. Bà Mo Yun - 42 tuổi, công dân Trung Quốc - bị bắt tại sân bay quốc tế Los Angeles về hành vi “Âm mưu ăn cắp bí mật thương mại” của những công ty sản xuất và phân phối giống bắp OGM (biến đổi gien) của Mỹ.

Bà Mo đến Mỹ tham quan khu giải trí Disneyland từ ngày 25-6 với 2 con. Bà ta đã được tại ngoại sau khi đóng 250.000 USD tiền bảo lãnh nhưng phải mang thiết bị GPS giám sát từ xa và không được ra khỏi nơi cư trú ở Des Moines trong khi chờ ra tòa vào ngày 1-12 tới.


Việc bắt giữ bà Mo là diễn biến mới nhất của vụ án ăn cắp bí mật thương mại gây chấn động dư luận Mỹ cuối năm ngoái. Bà ta là người thứ bảy có tên trong cáo trạng của tòa án Des Moines. Theo đó, tất cả - đều là thành viên Tập đoàn Beijing Dabeinong Technology Group Co. (DBN) - bị tình nghi ăn cắp hạt giống bắp của các công ty Mỹ ở Iowa và Illinois. Sau đó, họ lén lút chở về Trung Quốc bằng đường biển để sản xuất trong nước, tiết kiệm được hàng chục năm và hàng chục triệu USD nghiên cứu khoa học.

Ngoài việc thêm tên Mo Yun vào danh sách nghi can, bản cáo trạng ngày 2-7 của tòa án Des Moines còn cung cấp nhiều chi tiết mới về chuyên án mà chính quyền Mỹ tiến hành điều tra từ tháng 1-2007 đến nay.

Tài liệu của FBI cho biết bà Mo là vợ của Shao Genhou, nhà sáng lập và đương kim chủ tịch Tập đoàn DBN, một tỉ phú với số tài sản ước tính 1,4 tỉ USD - theo tạp chí Forbes. Bà là chị ruột của ông Mo Hailong - thường gọi là Robert Mo, người Mỹ gốc Hoa. Ông này bị bắt hồi cuối năm ngoái cũng về hành vi âm mưu ăn cắp giống bắp OGM trị giá hàng chục triệu USD của 2 công ty Monsanto Co. và DuPont Co.

Chị em họ Mo đều là cán bộ quản lý cấp cao của Tập đoàn DBN. Tập đoàn này có công ty con mang tên Kings Nower Seed S&T chuyên về bắp giống đặt trụ sở ở Mỹ. Tiến sĩ thú y Mo Yun từng làm giám đốc dự án phát triển nghiên cứu của DBN từ tháng 8-2001 đến tháng 3-2009, còn Robert Mo là giám đốc ngoại thương của tập đoàn.

Ông ta bị bắt tại Miami, Florida, sau đó được di lý về Iowa. Luật sư riêng của Robert Mo cho biết thân chủ của ông không nhận tội và đã đóng tiền tại ngoại hầu tra chờ ngày ra tòa (1-12, cùng với chị gái).

Nhận định về tầm quan trọng của vụ án, đặc vụ FBI Thomas Metz cho biết: “Xác định và răn đe những kẻ âm mưu ăn cắp bí mật thương mại, tài sản và thông tin mật, thông tin an ninh quốc gia là ưu tiên thứ hai của FBI, chỉ đứng sau ưu tiên số 1 là khủng bố”.

5 tên thoát lưới

Tài liệu Tòa án Liên bang Mỹ cho biết sau khi theo dõi một thời gian, đặc vụ FBI phát hiện dưới sự chỉ đạo của bà Mo Yun, Robert Mo từng dùng tên giả Hougang Wu, Chủ tịch Công ty Thủy sản Dalian Zhangzidao, tổ chức một nhóm doanh nhân Trung Quốc tham quan một số cơ sở của Công ty Pioneer Hi-Bred và Monsanto hồi tháng 2-2012.

Lúc này, ông Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch Trung Quốc, đang viếng thăm bang Iowa. Robert cũng tham dự buổi tiệc cấp bang do Thống đốc Terry Branstad khoản đãi ông Tập và một buổi hội thảo về nông nghiệp, cũng với tên giả Hougang Wu.

Cuộc điều tra của FBI xác định bà Mo chính là người chỉ huy chiến dịch ăn cắp bí mật công nghệ sản xuất giống bắp OGM của các công ty Pioneer Hi-Bred, Monsanto, LG Seeds ở Iowa và Illinois. Chiến dịch này khởi động từ tháng 1-2007 nhằm thu thập 1.000 hạt giống bắp lai.

Đây là loại giống chỉ có ở Mỹ, có gien thuần khiết và đồng dạng. Các công ty Mỹ dùng loại giống này để sản xuất giống bắp OGM có đặc tính đề kháng hạn hán và sâu bệnh tốt, cho năng suất cao, bán ra thị trường trong và ngoài nước. OGM đã trải qua một công đoạn gọi là công nghệ hủy diệt gien, nghĩa là không thể làm giống để trồng lại, nếu muốn trồng vụ mới phải tiếp tục mua giống bắp Mỹ.

Tham gia chiến dịch nêu trên gồm có Robert Mo, Li Shaoming, Wang Lei, Ye Jian, Ling Yong và Wang Hongwei - nhân viên cao cấp và trung cấp của Kings Nower Seed S&T ở Mỹ. Riêng Wang Hongwei mang 2 quốc tịch Trung Quốc và Canada, cư trú ở Quebec.

Mỹ chỉ mới tóm được chị em họ Mo. Năm bị can còn lại nằm ngoài vòng pháp luật Mỹ, hiện không rõ ở đâu. FBI phát hiện nhóm gián điệp Trung Quốc nêu trên trong quá trình điều tra một âm mưu ăn cắp giống bắp lai ở Iowa kéo dài từ tháng 5-2011 đến nay.




Không chỉ là khẩu hiệu suông

DBN là một doanh nghiệp nhà nước đứng hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, phân phối thức ăn gia súc và các loại giống nông phẩm, trong đó có bắp lai. Thành lập năm 1994, hiện tập đoàn này sử dụng 9.164 nhân viên. Là tập đoàn kỹ thuật và công nghệ cao, DBN hoạt động trên nền tảng triết lý kinh doanh khác biệt có tên “Nông nghiệp yêu nước”. Điều này không đơn thuần là một khẩu hiệu suông.

Năm 2013, một tạp chí Trung Quốc đăng hình ảnh một cuộc dã ngoại của nhân viên DBN. Tất cả đều mặc quân phục Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, tham gia huấn luyện quân sự trên núi Jinggangshan, vốn là cái nôi của Hồng quân Trung Quốc.

Kỳ tới: Hai kịch bản ăn cắp
NGUYỄN CAO




Hai kịch bản ăn cắp
http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/nong-nghiep-yeu-nuoc-kieu-trung-quoc-hai-kich-ban-an-cap-20140728221514449.htm

Có ít nhất 2 kịch bản ăn cắp bí mật công nghệ sinh học Mỹ trong lĩnh vực nông nghiệp bị phát giác 4 năm qua. Một do người Trung Quốc ở bản xứ xâm nhập hợp pháp nước Mỹ và hai do Hoa kiều “nằm vùng” trong các công ty Mỹ

Trung Quốc có đường thi đấu điền kinh hình...chữ nhật
Trung Quốc bịt mắt dư luận
“Nông nghiệp yêu nước” kiểu Trung Quốc


Làm nhiệm vụ của “nhà nông yêu nước” không chỉ có cán bộ các doanh nghiệp quốc doanh như Tập đoàn DNB (Beijing Danongbei Technology Group Co.) của Trung Quốc. Tham gia mạng lưới gián điệp kinh tế rộng lớn này còn bao gồm những tiến sĩ nông học gốc Hoa làm việc trong các công ty và cơ sở thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Nuôi ong tay áo

Ngày 7-8-2013, nhân viên hải quan và bảo vệ biên giới của sân bay TP Kansas - Mỹ phát hiện trong hành lý của một nhóm nhà khoa học Trung Quốc chuẩn bị lên máy bay trở về Bắc Kinh nhiều hạt giống lúa gói trong giấy báo được xác định do ăn cắp mà có.

Cáo trạng của tòa án cấp hạt Kansas cho biết trước đó, đoàn khách này đã tham quan nhiều cơ sở nông nghiệp, các trường đại học ở Midwest và Trung tâm Nghiên cứu gạo quốc gia Dale Bumpers tại Stuttgart, bang Arkansas.





Hai tiến sĩ Weiqiang Zhang và Wengui Yan đã bị khởi tố về tội ăn cắp bí mật thương mại của Mỹ

Ảnh: FBI



Đứng ra mời đoàn khách này tham quan Mỹ từ ngày 16-7 đến 7-8-2013 là TS Weiqiang Zhang - 47 tuổi, ngụ tại Manhattan, Kansas và TS Wengui Yan, 63 tuổi, ngụ tại Stuttgart. Ông Zhang làm việc tại Công ty Dược phẩm Sinh học Ventria Bioscience từ năm 2008, còn ông Yan công tác ở Trung tâm Dale Bumpers thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ chuyên nghiên cứu về di truyền học các giống lúa.

Năm 2012, hai ông Zhang và Yan từng đi du lịch Trung Quốc, đến thăm Viện Nghiên cứu vụ mùa. Trong số khách tham quan Mỹ nêu trên có nhiều thành viên của viện này. Hạt giống ăn cắp được trao tay cho các vị khách trong thời gian họ lưu trú tại Mỹ. Khám nhà ông Zhang ngày 11-12-2013, cảnh sát tìm thấy nhiều giống lúa ăn cắp giấu ở đây.

Cả hai tiến sĩ Zhang và Yan đều bị khởi tố về tội ăn cắp bí mật thương mại. Khung hình phạt tối đa cho tội danh này là 10 năm tù và 250.000 USD. Nạn nhân, Công ty Ventria Bioscience, cho biết đã đầu tư gần 75 triệu USD vào công nghệ sản xuất hạt giống lúa chứa protein để làm thuốc. Nếu không phát hiện kịp thời vụ ăn cắp, toàn bộ nghiên cứu và đầu tư phát triển lúa giống của công ty coi như đổ sông đổ biển.

“Vịt chạy đồng”

Như đã đề cập, ông Mo Hailong, tự Robert Mo, là Giám đốc ngoại thương của Tập đoàn DBN. Ông ta sống ở Mỹ 15 năm, thường trú tại Boca Raton, Nam Florida và được cấp thẻ xanh. Sau khi DBN thành lập Chi nhánh Kings Nower Seed S&T ở Mỹ, Robert Mo thường đi công tác với Wang Lei, phó chủ tịch chi nhánh.

Hai tay này rong ruổi trên những cánh đồng bắp lai ở các bang Iowa, Illinois và Indiana như vịt chạy đồng, thu thập loại giống cho năng suất cao bằng nhiều cách. Điều khiến Cục Điều tra Liên bang (FBI) chú ý là họ thường viếng những cánh đồng mẫu bắp lai bí mật của các công ty công nghệ sinh học hàng đầu Mỹ như Monsanto, Pioneer của DuPont và LG Seeds. Nếu không có tay trong mách bảo, chắc chắn họ không biết.

Theo cáo trạng dày 21 trang của cơ quan công tố TP Des Moines ở bang Iowa, cuộc điều tra sơ bộ bắt đầu từ ngày 2-5-2011. Hôm đó, Robert Mo và Wang Lei đến cánh đồng trồng thí nghiệm bắp lai của Pioneer ở gần Tama, bang Iowa rồi lân la hỏi thăm “trồng gì vậy?”. Qua hôm sau, giám đốc dự án của Pioneer tình cờ bắt gặp một người Trung Quốc quỳ gối trên cánh đồng, dùng xẻng đào bới lấy mẫu đất và hạt giống. Người Trung Quốc thứ hai ngồi đợi ngoài xe.

Khi vị giám đốc dẫn nhân viên an ninh đến hỏi “làm gì ở đây” thì ông khách mắt xếch lúng túng giải thích: “Tôi công tác ở Trường Đại học Iowa, đi ngang qua đây trên đường dự hội nghị về nông nghiệp”.

Lợi dụng lúc giám đốc dự án Pioneer bận trả lời diện thoại, người Trung Quốc này quày quả ra xe đánh bài chuồn. Tuy nhiên, viên quản lý của Pioneer đã kịp ghi lại số xe mà 2 người Trung Quốc mướn để hành nghề… đạo chích.

FBI sau đó nhận diện Robert Mo và Wang Lei khá dễ dàng. Trong 2 năm liền, Robert Mo và kẻ đồng sự ở Trung Quốc bị theo dõi sát sao bằng thiết bị định vị gắn trên xe thường dùng của họ, thiết bị nghe lén điện thoại, đọc email…

Nhờ vậy mà FBI biết công ty chi nhánh DBN ở Mỹ từng mua 8 ha đất tại Monee, bang Illinois với giá 600.000 USD làm kho chứa và phân loại bắp giống mua lại của các đại lý địa phương. Sau đó, họ tách hạt giống lai khỏi hạt giống thường, đóng gói chở về Trung Quốc bằng đường biển với hy vọng tái tạo bắp giống mới, không còn bị lệ thuộc vào bắp giống của các công ty Mỹ.

Robert Mo và cộng sự đã tiến hành việc này với ý thức rõ ràng là có thể bị kết tội làm gián điệp. Bản cáo trạng có ghi lại một đoạn trao đổi giữa 2 người Trung Quốc nêu trên mà FBI nghe lén được. “Tụi mình đang làm chuyện phi pháp nghiêm trọng” - người thứ nhất lo lắng nói. “Họ có thể quy tội gián điệp chống lại mình” - người thứ hai đáp. “Điều ta đang làm có thể bị quy kết nhiều tội”. “ Ừ”. “Thứ nhất là xâm phạm tài sản riêng, thứ hai là trộm cắp và thứ ba là vi phạm luật sở hữu trí tuệ”...

Robert Mo sẽ không bị kết tội phản quốc nhưng ăn cắp bí mật công nghệ sinh học Mỹ là tội nghiêm trọng. Khung hình phạt cho tội danh này là 10 năm tù giam và 5 triệu USD.




Giúp Trung Quốc “bằng chị bằng em”

Những bức thư điện tử của TS Weiqiang Zhang gửi về người thân ở cố hương đã bị FBI đọc lén thường xuyên. Một trong những bức thư đó cho thấy động cơ của ông là giúp Trung Quốc “bằng chị bằng em” với Mỹ.

“Công ty mà tôi đang làm là duy nhất ở Mỹ có khả năng sản xuất các sản phẩm hoàn nguyên protein từ mầm gạo. Tôi hy vọng trong tương lai gần, Trung Quốc cũng có khả năng nghiên cứu và phát triển sinh học tương tự. Công nghệ đó vô cùng quan trọng và cơ bản. Tôi cho rằng đã có 1-2 tỉ USD đầu tư vào khả năng biến cây lúa thành một nhà máy sản xuất những sản phẩm loại này” - Zhang viết trong thư.



Kỳ tới: Bại lộ âm mưu

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 28-7

Tổng số lượt xem trang