Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Vụ cướp trực thăng tại sân bay Bạch Mai trốn đi Trung Quốc

Đoàn người đấu tranh chống độc tài cộng sản đi tìm tự do.--Tù nhân từ Cổng trời trở về cướp máy bay vượt biên
Đoàn người đấu tranh chống độc tài cộng sản đi tìm tự do.
Rạng sáng ngày 30 tháng Chín năm 1981, chiếc trực thăng UH1 từ thời Việt Nam Cộng Hòa mà quân đội Bắc Việt tiếp thu, cất cánh khỏi phi trường Bạch Mai, đặt Hà Nội trong tình trạng báo động khẩn cấp.

Đó là chuyến vượt thoát của 10 người gồm 3 phi công miền Bắc, 5 thành viên trong gia đình miền Nam của ông Dương Văn Lợi, tù nhân trở về từ hai trại tù khét tiếng Nam Hà và Cổng Trời ở miền Bắc.
Chuyến vượt thoát gian nan với những tình tiết bất ngờ được ông Dương Văn Lợi ghi lại trong tập sách Hà Nội Báo Động Đỏ, quyển một đã xuất bản và quyển hai chưa viết xong:
Qua Pháp đầu năm 1986, sau một năm tôi bắt đầu viết. Đầu tiên tôi viết bằng tiếng Pháp, gọi là Helicoptere De La Liberte, Hành Trình Trực Thăng Đi Tìm Tự Do, hoàn tất năm 1990.
Năm 1992, khi ông Colby, xưa là giám đốc CIA mà lúc đó ông về hưu rồi, mời tôi qua bên đó ba tháng, tôi mới bắt đầu viết cuốn Hà Nội Báo Động Đỏ tại bên Washington DC.
Tại sao Hà Nội Báo Đỏ, ông Dương Văn Lợi giải thích:
Lúc mà tôi đi là ở Hà Nội báo động ba ngày, nội bất xuất ngoại bất nhập. Tôi qua bên Tàu thì được bên đó cho biết đó là cuộc báo động lớn nhất của cộng sản Hà Nội.
Tôi đi khóa 12 Thủ Đức và tôi giải ngũ năm 1964. Từ 1964 cho đến 1975 tôi là kỷ sư công chánh, làm về xây cất. Nếu đi là lúc 1975 tôi đi một cách dễ dàng vì tôi làm cho Mỹ mà.
Những năm tù tội
Không lâu sau ngày 30 tháng Tư 1975, thấy không thể sống trong chế độ vời những chính sách trấn áp và kiểm tra hà khắc, ông Dương Văn Lợi bắt đầu tìm cách trốn đi, khởi đầu những năm dài tù tội sau đó:
Tháng Bảy 1975, 30 người đi vào rừngphần đông là cựu quân nhân mà không đi trình diện. Anh em tổ chức chứ không phải một mình tôi, định vô rừng nếu gặp những thành phần không đầu hàng thì mình hợp tác, nếu không thì mình vượt biên qua bên Lào, bên Miên.
Ba chục người chia làm 3 nhóm đi lên vùng Tam Biên. Đến tháng Tám nhóm của ông Dương Văn Lợi bị bắt tại vùng bên giới Tam Biên, giải thẳng về Ban Mê Thuột sau đó tống về khám Chí Hòa. Hai nhóm kia cũng không may mắn hơn, họ mất liên lạc với nhau từ đó.
Giam tại Cổng Trời từ 77 đến 78. Năm 78, 79, sự thật nếu không có bọn Tàu đánh qua thì chưa biết chúng tôi sống chết ra sao bởi ai cũng biết Cổng Trời là muôn năm cho tới chết
Tháng Mười 1975, ông Dương Văn Lợi được tạm tha nhưng vẫn bị theo dõi sát. Tháng Mười Một cùng năm ông bị bắt trở lại:
Tôi thuộc diện bị tập trung cải tạo, bị đưa lên Long Khánh tháng Hai năm 1977bị ghép tội phản động. Sau họ xét nhà thì họ bắt những tài liệu tôi làm cho Mỹ về vấn đề xây cất. Họ ghép tôi là CIA cái đó mới là nặng. Tháng Tư năm 1977 họ đưa chúng tôi ra Bắc, đầu tiên giam ở Nam Hà . Ra đó coi như mình tiêu rồi, coi như chết rồi, do đó anh em bắt đầu chống đối không chịu đi lao động. Tới Noel 1977, khoảng 12 giờ khuya họ kêu anh em cùm lại để đi lên Cổng Trời.
Giam tại Cổng Trời từ 77 đến 78 . Năm 78, 79, sự thật nếu không có bọn Tàu đánh qua thì chưa biết chúng tôi sống chết ra sao bởi ai cũng biết Cổng Trời là muôn năm cho tới chết.
Vì cuộc chiến biên giới đó mà nhiều tù nhân Cổng Trời, trong đó có ông Dương Văn Lợi, được chuyển về Thanh Hóa:
Về đó họ đưa lên cùm liền, nặng thì cùm trước như cha Lễ hay đại tá Trịnh Tiếu. Tôi với Đặng Văn Tiếp thì lên cùng lượt, sau đó nhà đá bớt người thì họ đưa lên. Cùm trong nhà đá là kinh khủng.
Cho đến năm 1981 trên đó mà bị kỷ luật thì gia đình không được tiếp tế, năm đó chết cũng nhiều. Nhưng bắt đầu từ đó thì họ biết ăn hối lộ rồi, gia đình tôi chạy 10 lượng vàng để tôi được thả tháng Tư năm 1981. Nó chịu ăn hối lộ mình mới chạy được.
Về Sài Gòn, ông Dương Văn Lợi chỉ theo lệnh trình diện tại Bộ Nội Vụ nhưng không ra trình diện ở phường. Mục đích của ông lúc đó là tìm kiếm đường đi bằng mọi giá.
Kế hoạch cướp máy bay
May sau này nhờ bà con móc nối, lại thêm sự hỗ trợ của người em là sĩ quan công an của chế độ mới, ông Dương Văn Lợi làm quen với một số phi công bộ đội chuyên lái trực thăng đang chở ngày ra tòa vì tội buôn lậu. Mọi người thảo kế hoạch cướp máy bay trốn đi:
Khi mà máy bay đậu tại phi trường Bạch Mai thì nó gỡ hết bình điện, gỡ hết không bàn, lúc đó thì phải đi tìm mua. Mãi tới 5 tháng sau thì mới tìm được cái bình điện đã 10 năm
Phi công trực thăng mà đi buôn lậu bên Kampuchia, nguyên cả phi hành đoàn đó bị bắt, ba người bị hết. Nên nhớ phi công là con ông cháu cha không chứ đâu phải nhỏ, đã bị treo giò bị kỹ luật vẫn còn ở Tân Sơn Nhất, tụi nó cũng dự định trốn.
Khi thấy kế hoạch trốn đi từ Tân Sơn Nhất không thành, mọi người chuyển hướng ra phía Bắc:
Cuối cùng anh phi công chánh người Nghệ An và có em tôi là sĩ quan công an Việt Cộng bây giờ đang ở bên Nhật Bổn, cho biết phi trường Bạch Mai chấm được thì mới bắt đầu đi tìm mua không bàn với bình điện. Khi mà máy bay đậu tại phi trường Bạch Mai thì nó gỡ hết bình điện, gỡ hết không bàn, lúc đó thì phải đi tìm mua. Mãi tới 5 tháng sau thì mới tìm được cái bình điện đã 10 năm mà khi ra Hà Nội sạc vẫn mạnh như thường.
Chiếc trực thăng đó là của anh phi công tại Hà Nội đại khái lái giỏi nhất. Anh phi công đó ngày 30 tháng Chín phải ra hội đồng kỹ luật, anh nói cuối tháng Chín mà không đi thì coi như bỏ hết. Chiếc trực thăng UH 1 đó của Bộ Chính Trị đi mà.
Máy bay thì có người lo, tôi chỉ lo vấn đề mua bình , mua không bàn, Ra ngoài đó thì em tôi có trách nhiệm đi sạc bình lại.
Đến giờ G của ngày 30 tháng Chín, dự dịnh cất cánh vào lúc 4 giờ sáng không thành với những pha gây cấn đến thót tin. Theo sắp đặt, phi công chính và phi công phụ vào phi trường Bạch Mai bằng cửa chính. Phía ông Dương Văn Lợi mang theo hai con trai, người em ruột và một người cháu:
Trực thăng mang số 576 đã hạ cánh trên lãnh thổ Trung Quốc
Trực thăng mang số 576 đã hạ cánh trên lãnh thổ Trung Quốc vì cạn xăng.
Đã cam kết là không cho đàn bà đi nhưng khuya đó anh phi công đem cô hôn thê của anh ta, cô đó lại cho một người bạn nữa đi theo. Thấy hai cô gái tôi chưng hững rồi, nhưng máy bay của người ta tôi đâu có từ chối được, mà để lại thì cũng nguy hiểm, thành ra có 10 người.
Phi trường Bạch Mai chỉ có 3 chiếc trực thăng thôi, tôi định cất cánh là đúng 4 giờ sáng. Hai người vô cửa chính là anh phi công chính và phi công phụ vì còn công tác ở đó tới hết tháng chín mới ra hội đồng kỷ luật. Nhóm của tụi tôi thì đợi tại cầu Long Biên, tôi, 2 cô gái, 2 đứa nhỏ với một thằng cháu.
Đã cam kết là không cho đàn bà đi nhưng khuya đó anh phi công đem cô hôn thê của anh ta, cô đó lại cho một người bạn nữa đi theo. Thấy hai cô gái tôi chưng hững rồi, nhưng máy bay của người ta tôi đâu có từ chối được, mà để lại thì cũng nguy hiểm, thành ra có 10 người
Một anh đem bình điện thì phải đi giao thông hào, nhưng khi vô đó ban đêm mà chiếc máy bay UH 1 của mình nó nhỏ hơn chiếc MI 8 của Nga, ban đêm tối thui anh đi lố đi. Hai người vô trước đợi hoài không thấy bình điện, đợi đến 5 giờ là buổi sáng trại gia bình họ tập thể dục mà vẫn chưa thấy bình vô. Tới khi anh này trở ra, cắt hàng rào kẽm gai đưa cái bình điện vô rồi thì mừng quá.
Đó là thời gian mà phi trường Bạch Mai được lệnh canh gác cẩn mật do trước đó hai tuần đã xảy ra vụ một thiếu úy an ninh quân đội Bắc Việt tình nghi cướp trực thăng nhưng không may bị chận bắt trở lại:
Cho nên sau đó mỗi chiếc trực thăng đều có một anh lính gác đạn lên nòng. Không ngờ cái anh lính gác đó lại là em chú bác gì với anh phi công chính, ảnh mới nói tao vô sửa soạn máy bay để sáng đưa các thủ trưởng đi công tác sớm. Sẵn có cây sắt khoảng 3 gang thì làm sao mà nó đội nón sắt mà đập ngay cần cổ cho nó ngất xỉu được? Thì người anh mới mời nó hút thuốc, bật hộp quẹt đưa ra thì ảnh cứ kéo kéo cho người này cúi đầu xuống thì anh phi công phụ đập anh lính gác một cây cho xỉu rồi đưa bình điện lên ráp.
Không may vừa ráp xong thì người lính gác tỉnh dậy và bỏ chạy nhưng lại không kêu được tiếng nào. Thế là hai người phi công cố rượt theo và đánh cho anh ta ngất đi một lần nữa:
Xong rồi lên trực thăng mà trời đang tối, mở công tắc một cái thì cái đèn trên bảng điều khiển nó sáng như một cái thành phố, cho nên anh cơ phi giựt đứt sợi dây liền, tối thui luôn, rồi bắt đầu cho máy chạy. Không ngờ cánh quạt ở trên cột sợi dây cáp mà không ai để ý. Anh cơ phi nhảy lên cởi giây cáp xong rồi xuống bật lại cho máy nổ, từ đó xuống cầu Long Biên đón tụi tôi liền, đón 6 người.
Chiếc trực thăng UH 1 bốc lên cao, trực chỉ hướng Hồng Kông như đã tính toán, nhưng:
Bay hai tua trở lại thì vẫn thấy thành phố Hà Nội. Phi công mới nói chết rồi không thấy không bàn đi không được. Hên là người cơ phi sực nhớ có hộp quệt, mới quẹt lên rồi để ngay cái không bàn, bắt đầu mới đi tiếp.
Đến Bắc Kinh
Run rủi thế nào chiếc UH 1 lại đáp xuống một nơi ở Quảng Tây của Trung Quốc thay vì Hồng Kông. Thời gian đó, điểm trùng hợp là nhóm của ông Dương Văn Lợi và chiếc UH 1 đến Trung Quốc chỉ sau vụ ông Hoàng Văn Hoan, một đảng viên cộng sản cao cấp Việt Nam, bỏ trốn qua Trung Quốc không lâu. Đây cũng là thời kỳ mà mối quan hệ Việt Trung không còn mặn nồng, vì thế Bắc Kinh muốn lợi dụng sự kiện chiếc UH 1 và 10 người trốn từ Việt Nam sang để tuyên truyền chống Hà Nội. Đó cũng là lý do những người mới đến được đưa về Bắc Kinh và được tiếp đãi trọng thể như khách quí.
Bay hai tua trở lại thì vẫn thấy thành phố Hà Nội. Phi công mới nói chết rồi không thấy không bàn đi không được. Hên là người cơ phi sực nhớ có hộp quệt, mới quẹt lên rồi để ngay cái không bàn, bắt đầu mới đi tiếp
Họ cho một đại dội gác cái máy bay, đưa tụi này về tỉnh, nói là tụi này chống tập đoàn Lê Duẩn. Một tuần lễ sau Bắc Kinh cho một chiếc máy bay đặc biệt rước tụi tôi về Bắc Kinh luôn. Họ tưởng tụi tôi đi như vậy thì sẽ tị nạn tại Bắc Kinh. Tôi còn nhớ họ cho ông thứ trưởng Ngoại Vụ và thứ trưởng Bộ Công An lên chấp nhận cho tụi tôi đến Trung Quốc.
Sau một thời gian, khi nghe những người trong nhóm trình bày ý muốn gặp đại diện của Liên Hiệp Quốc ở Bắc Kinh để xin đi tị nạn tại một quốc gia khác, sự tiếp đón nồng hậu của Trung Quốc giảm hẳn:
Nghĩa là đổi 180 độ, hận thù. Tôi ở Bắc Kinh trên 6 tháng, lúc Liên Hiệp Quốc liên lạc với bên Mỹ thì bên Mỹ viết cho tôi thơ trả lời. Tôi gởi một đơn nữa thì bên đó cho người qua, nói với tụi tôi là 10 người các anh đến Mỹ thì không sao hết nhưng chúng nó có cho các anh đi đâu. Chúng nó là Tàu đó. Không ngờ là Mỹ cho đi mà Trung Quốc không cho.
Cuối cùng Hoa Kỳ nhận cho gia đình ông Dương Văn Lợi đi, nói rõ không vì lý do chính trị mà vì ông từng làm việc cho Mỹ ở Sai Gòn trước kia:
Nhưng cũng không ngờ là mấy anh em phi công không chịu, nói cho đi thì cho đi hết còn không cho đi thì không cho đi hết. Cho nên Mỹ từ chối khi đang làm giấy tờ cho tôi đi.
Hai năm rưỡi sau, từ Bắc Kinh gia đình ông Dương Văn Lợi được đưa về Liễu Châu với khuyến cáo nếu không muốn ở lại Trung Quốc thì phải vào sống trong trại tị nạn:
Mà trại tị nạn ở bên Tàu trời ơi nói không nỗi. Bắt đầu mấy anh phi công cũng nản rồi, biết là đi không được rồi...
Tại Liễu Châu, làm quen với một số người Việt từ Hà Nội hoặc Hải Phòng trốn qua Hồng Kông rồi bị bắt trả về Trung Quốc, ông Dương Văn Lợi gom góp tiền bạc để dành nhờ họ mua một chiếc thuyền cũ. Quyết định của ông là phải đi khỏi Hoa Lục và lần này bằng đường biển:
Tìm vượt đường biển từ đó lên tới Quảng Châu chỗ có biển tới 3.000 cây số lận. Nó cũng ham đi chứ nếu nó không ham đi mà lấy hết tiền thì tôi cũng kẹt bên Tàu luôn rồi.
Lo xong mọi việc, gia đình ông Dương Văn Lợi cùng khoảng 10 anh em người Việt đã giúp ông mua lại chiếc tàu chuẩn bị đi Quảng Châu:
Năm 83 là tôi đi, 300 cây số tới Quảng Châu, xuống bãi biển ở Quảng Châu.
Trốn khỏi Trung Quốc
Đó là chuyến vượt biển đầy trắc trở, tàu thì cũ nên hết hư cái này đến hỏng cái khác. Trên đường đi, ông Lợi kể là ông thấy cả 40 thuyền lớn nhỏ đi ngang mà không chiếc nào dừng lại cho đến khi được tàu Liên Xô vớt trong một cơn bão:
Tàu Liên Xô vớt thì tôi nói tôi người Đài Loan, đi đánh cá bị bão. Lên đó thì phải nói bằng tiếng Anh không thôi. Tàu Liên Xô cho hai người thợ máy xuống sửa, nếu sửa không được thì họ kéo mình vô bờ nhưng tôi biết vô là mình bị bể vì họ sẽ đưa qua tòa đại sứ gần nhất.
Thế là ông Dương Văn Lợi cố thuyết phục bên tàu Liên Xô cho chiếc thuyền nhò của ông tiếp tục cuộc hải hành. Cuối cùng, tàu cập vào một đảo nhỏ của Philippines là Dalupiri.
Liên Hiệp Quốc kêu tụi tôi là Group 14 Dalupiri, có nghĩa là 14 người lên đảo Dalupiri.
Từ đảo Dalupiri, mọi người được bốc về Manila, tiếp đến chuyển thẳng vào trại tị nạn Palawan.
Tại Palawan, ông Dương Văn Lợi xin đi định cư ở Canada. Nhưng do do thủ tục khám sức khỏe để nhập cư Canada quá nhiêu khê và quá lâu, sẵn phái đoàn Pháp chấp nhận cho đi dễ dàng và nhanh hơn, ông Dương Văn Lợi quyết định đi Pháp. Đó là năm 1985.  Mười người vượt biển trên chiếc tàu của ông còn ở lại Palawan và chỉ đến Pháp nhiều năm sau đó.
Sau chuyến vượt thoát thành công bằng trực thăng từ phi trường Bạch Mai năm 1981, Hà Nội mở phiên xử khiếm diện, tuyên án tử hình 5 người trong nhóm gồm ông Dương Văn Lợi, em ông là sĩ quan công an Dương Văn Báu, phi công chính, phi công phụ và cơ phi.
Gia đình tôi qua Pháp, em tôi là Dương Văn Báu đi sau tôi vài năm. Nó trốn từ Bắc Kinh, ra biển gặp tàu Nhật vớt và tị nạn ở Nhật Bản cách đây cũng khá lâu rồi.
Còn hai vợ chồng Lục là phi công chánh thì ở lại Bắc Kinh và bây giờ làm ăn giàu có lắm. Anh phi công phụ tên Sơn cũng ở tại Bắc Kinh. Còn một anh cơ phi cũng trốn từ Bắc Kinh qua tị nạn ở Canada , anh Đoàn, là người Thượng mà vô dân Canada rồi. Cách đây 5 năm tôi được tin là anh về thăm gia đình, vừa xuống máy bay thì bị bắt giam tại Hà Nội, từ án tử hình xuống còn án chung thân khổ sai.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay, Hà Nội Báo Động Đỏ và cựu tù cộng sản Dương Văn Lợi, tạm ngưng ở đây. Thanh Trúc xin hẹn quí vị tuần tới.


--Cướp máy bay quân sự để vượt biên
Vào ngày 24/11/1979,  một cuộc không tặc máy bay quân sự C130 vô tiền khoán hậu tại sân bay Tân Sơn Nhất của một nhóm 13 người trốn chạy khỏi VN gây chấn động thế giới. Họ là ai? Cuộc vượt biên bằng máy bay này ra sao? Ông Trương Văn Ẩm, người lên kế hoạch cuộc không tặc kể lại câu chuyện sau 36 năm:
“Không có động cơ nào hết bởi vì năm 1975 tôi đã sắp xếp đầy đủ, sẵn sàng chỗ máy bay cho ông già bà già, cho vợ con đi mà cuối cùng bà già với anh em cương quyết không đi. Tôi không đi được thì tôi nghĩ không bao giờ đi nữa”.

Ông Trương Văn Ẩm chụp tại Hoa Kỳ ngày 26/1/2015. Hình do ông Trương Văn Ẩm gửi RFA
Ông Trương Văn Ẩm, một nhân viên trong ngành kỹ thuật hàng không làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất, được giữ lại trong Cục Kỹ thuật Không quân sau năm 1975 bắt đầu câu chuyện kể của mình qua câu hỏi của Hòa Ái rằng động cơ nào khiến ông đi đến quyết định trở thành một tên không tặc đối với chính phủ VN lúc bấy giờ.
Tuy cuộc sống của ông và gia đình không còn được sung túc như thời VNCH nhưng vẫn tốt sau khi Sài Gòn đổi tên thành TP. HCM. Ông Ẩm không hề manh nha nghĩ đến một cuộc ra đi nào sau khi cả gia đình quyết định ở lại VN. Thế nhưng, một chuyến công tác ra Hà Nội đầu tiên và cũng là cuối cùng đã tác động ít nhiều đến cuộc không tặc định mệnh trong cuộc đời ông:
“Đùng một cái vào ngày mùng 2 tháng 9, lễ Quốc khánh năm 1979, tối đang ở nhà coi ti vi với bà con lối xóm thì ông thủ trưởng lái xe jeep ra, đi với mấy người lính, nói  với tôi rằng anh có lệnh phải đi công tác Hà Nội. Từ hồi mất nước khi tôi ở lại dù có yêu cầu đi Hà Nội mấy lần nhưng tôi không muốn đi. Không biết tại sao động lực nào xui khiến lần này tôi đi liền. Nhiệm vụ của tôi, thứ nhất là tôi phải coi một chiếc máy bay C30 bị hư lâu rồi mà không sửa được. Nhiệm vụ thứ hai là tôi phải vào Cục Kỹ thuật Không quân, thuộc Bộ Tư lệnh Không quân để thuyết trình những hoạt động máy bay của Mỹ trong này cho mấy ông lớn ngoài đó nghe. Tôi ra Hà Nội, tôi coi thì chiếc máy bay không bị hư hỏng nặng, chỉ bị hư nhẹ thôi nhưng vì mấy người không có kinh nghiệm. Tôi lên coi máy, tôi hỏi rồi tôi chỉ anh em làm có nửa tiếng đồng hồ xong”.
Nhiệm vụ thứ nhất đã hoàn thành nhanh chóng và đến giờ vào Cục Kỹ thuật để thuyết trình. Thế nhưng bức tranh về xã hội miền Bắc dưới chế độ Cộng sản lần lần được hiện ra rõ nét trong tâm tưởng ông Trương Văn Ẩm. Bắt đầu từ giây phút ông bị anh lính gác cổng không cho vào thuyết trình vì cách ăn mặc miền Nam không đúng theo tiêu chuẩn quy định cho đến Thượng úy trực ban cũng không thể can thiệp cho vào để ông làm tròn nhiệm vụ thứ 2 được giao. Vì nguyên nhân này mà ông Ẩm có thời gian tham quan Hà Nội, được tận mắt thấy cảnh đời sống thường nhật của người dân Hà thành, kể cả những trí thức trở về từ các nước Đông Âu.
Do thời tiết bị bão, không có máy bay về lại miền Nam, ông Trương Văn Ẩm quyết định về thăm cố hương Thái Bình, nơi ông di cư từ hồi 8, 9 tuổi. Họ hàng gần xa đều đến đông đủ tay bắt mặt mừng. Trong thời gian 3 ngày thăm viếng, lời khuyên ngắn gọn của người cậu ruột ám ảnh ông Trương Văn Ẩm:
“Cậu tôi nói là tôi phải đi, không được ở lại. ‘Bởi vì mày ở lại mai mốt cũng về cuốc đất. Nó chỉ sử dụng mày một thời gian thôi đến khi nào nó biết hết’”.
Rồi buổi gặp mặt tình cờ với phi công Tiêu Khánh Nha đã khiến ông Trương Văn Ẩm đi đến quyết định cho một chuyến vượt biên bằng máy bay quân sự sau khi nghe chia sẻ của Thượng úy “chế độ mới” này:
“Ông nói cái vụ chiến tranh biên giới năm 1978, tôi mang họ Tiêu, nó nói tôi gốc Tàu mà tôi có biết ông cố nội tôi có phải Tàu không. Nhưng bây giờ nó muốn hất tôi ra khỏi sân bay, không cho tôi được phép đi tới gần máy bay, chờ nó cho về vườn thôi”.
Kế hoạch cho một cuộc vượt thoát bằng cách cướp chiếc máy bay quân sự C130 đang được ông Ẩm phụ trách sửa chữa ở sân bay Tân Sơn Nhất được lập ra chớp nhoáng. Mọi dự trù về xăng nhớt, an ninh, phòng không đều được bàn tính chi ly chỉ vỏn vẹn trong 3 ngày.
“Nếu đi đúng giờ giấc thì mình cất cánh rồi thì F5 Biên Hòa chưa cất cánh. Lý do khi nghe báo động dưới này thì phải gọi lên phòng tác chiến trên đó. Phòng tác chiến phải kiểm tra tới, kiểm tra lui. Đúng thì mới ra lệnh xuống Phòng hành quân và Phòng hành quân mới ra lệnh cho phi công ra máy bay thì mất khoảng 10 đến 15 phút. Thời gian nói chuyện với nhau cũng mất 5,10 phút rồi. Khoảng 25 đến 30 phút máy bay mới cất cánh được mà mình cất cánh 15 phút thì đã mất tiêu rồi”.
Kế hoạch bị trì hoãn, thay vì xuất phát vào giờ G ngày thứ Tư thì mãi đến giờ cơm trưa ngày thứ Bảy, nhóm người trong tổ nhân viên kỹ thuật hàng không của ông Ẩm và 1 bộ đội canh gác máy bay trên mặt đất bị khống chế bắt đầu giây phút trở thành không tặc:
“Khoảng 11 giờ bắt đầu tôi cho anh em quay máy. Khi vừa quay máy được chút xíu, khoảng 5 phút thì có 2 anh bộ đội kéo một chiếc máy bay loại C119 đi ngang ‘taxi way’(đường di chuyển nội bộ trong khu vực sân bay), dừng lại ngay giữa đường, đứng đó là mình không bay ra vô được nữa. Chiếc máy bay đó lớn lắm”.

Chiếc máy bay C130, ảnh minh họa
 Theo kế hoạch, vợ chồng và 2 đứa con nhỏ của phi công Tiêu Khánh Nha sẽ xé hàng rào chạy vào sau khi nghe tiếng 4 động cơ chiếc C130 được khởi động. Nếu trục trặc xảy ra thì các động cơ sẽ bị tắt. Đây là tín hiệu cho gia đình phi công này không được di chuyển tiếp cận máy bay. Do bị chiếc C119 chắn ngang, 4 động cơ bị tắt trong khi ông Ẩm đang cố gắng tìm cách giải quyết thì phi công Tiêu Khánh Nha không làm theo kế hoạch:
“Ông Nha nóng ruột, chung hàng rào chạy vô. Ông cứ hỏi, tôi nói anh cứ đi ra đi, ăn cơm xong rồi liên lạc sau. Anh đi ra khỏi đây đi. An ninh, Bảo vệ mà thấy anh với tôi nói chuyện là phiền phức”.
Sau đó không lâu, mọi việc suông sẻ:
“Tôi sắp xếp xong đàng hoàng thì quay máy khoảng 5 phút sau, nhìn ra phía hàng rào vẫn không thấy gia đình ông Nha đâu hết”.
Trong giây phút căng thẳng không thấy gia đình phi công Tiêu Khánh Nha xuất hiện thì 1 bộ đội chạy đến khiến mọi người chết đứng. Hóa ra là người trong gia đình phi công Nha “ăn theo”, mặc đồ lính, xé rào chạy về hướng máy bay. Cuối cùng 13 người có mặt trong phi hành đoàn bất đắc dĩ và chiếc C130 bắt đầu lăn bánh sau 2 giờ chiều ngày 24/11/1979.
“Vừa lái thẳng chiếc máy bay tới ngang Ga Hàng không Việt Nam, chỗ Đài kiểm soát là tống ga cất cánh lên liền quẹo về hướng Cát Lái. Lúc đầu định đi qua Biên Hòa rồi đi thẳng ra Vũng Tàu nhưng phút chót lại đổi ý. Khi cất cánh lên được rồi thì bay về hướng Thủ Thiêm. Bay khoảng 10 phút là chúng tôi thấy biển đến Vũng Tàu là bắt đầu lên cao. Anh em mừng ôm nhau khóc. Chúng tôi khóc trong máy bay vậy đó”.
Dường như kế hoạch được trót lọt, không gặp trở ngại nào từ lực lượng phòng không VN. Thế nhưng, thời tiết buổi chiều ngày thứ Bảy định mệnh là một thách thức cho nhóm không tặc bao gồm 2 trẻ em:
“La bàn thì không có, bị hư. Bản đồ không có. Chúng tôi theo cách hồi xưa được học địa lý, ra bờ biển Vũng Tàu thì theo bờ biển đi thôi. Trời xấu quá, tối và mưa nên phải bay lên cao. Bay lên cao khoảng 5,7, 10 phút lại xuống. Xuống lần thứ 4 thì chúng tôi thấy cái mỏm của Malaysia. Qua Malaysia thì sẽ đến Singapore. Chúng tôi học địa lý, chúng tôi biết. Bay khoảng 10 phút thì lên lại. Xuống trở lại thì thấy cảng của Singapore đèn đuốc sáng. Chúng tôi nói đúng Singapore phía trước rồi”.
Cất cánh được êm xuôi. Thế hạ cánh thì thế nào:
“Chúng tôi bật liên lạc. Chúng tôi không có tần số nên liên lạc không được. Không có ai trả lời hết thành ra chúng tôi phải đáp bằng tín hiệu gọi là MCC quốc tế. Chúng tôi lắc cánh 3 lần. Bật đèn xanh chớp rồi lắc cánh 3 lần. Khi lắc cánh 3 lần thì chúng tôi nhìn thấy Đài Kiểm soát của sân bay Singapore chớp đèn đỏ. Như vậy đã nhận được tín hiệu của mình nhưng đèn đỏ là không được đáp”.
Và chiếc C130 đáp xuống sân bay Singapore một cách an toàn. Mọi người được yêu cầu chờ trên máy bay, được cung cấp thức ăn và được chở đi vệ sinh. Sau vài giờ đồng hồ, cảnh sát Singapore nói rằng sẽ cho máy bay dẫn đường bay qua Philippines. Đoàn người nhất quyết không đồng ý và khẩn thiết xin được gặp nhân viên Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Singapore.
Nhóm 13 người được giữ lại Singapore. Ngày Chủ Nhật hôm sau được làm việc với cảnh sát của đảo quốc Sư Tử. 2 ngày kế tiếp được gặp nhân viên Hoa Kỳ:
“Trong ngày khai báo thứ Hai và thứ Ba, có một ông Mỹ là Đại úy. Ông nói thẳng ông là CIA. Ông nói chuyện với tôi bằng tiếng Việt Nam như người Việt Nam vậy. Ông nói chào mừng chúng tôi. Ông nói rằng ‘mấy anh đi làm náo loạn không những Tòa Bạch Ốc, Ngũ Giác Đài, mà náo loạn cả nước Mỹ và thế giới. Chúng tôi nhận các anh nhưng chúng tôi không tin tưởng bởi chúng tôi còn đặt nghi vấn có chuyện sắp xếp của Việt Cộng cho các anh đi. Thành ra tôi đang ở Đức nhưng được lệnh về gấp gặp các anh”.
Kết quả là cả 13 người được quy chế tị nạn chính trị và sẽ được định cư ở Hoa Kỳ. Trả lời câu hỏi “mọi người mong muốn điều gì sau khi nhận được kết quả này”, ông Trương Văn Ẩm ước ao được đặt chân đến Mỹ trước ngày Noel sắp đến. Điều mong ước tưởng chừng không tưởng ấy được đáp ứng. Trong khi mọi người hài lòng với món quà một bộ đồ và đôi giày ba-ta mới chuẩn bị lên đường qua Mỹ đón Noel chỉ trong vòng 1 tuần thì người bộ đội “con tin” lại xin được quay về VN. Dù mọi người khuyên can thế nào thì anh lính cụ Hồ vẫn không thay đổi quyết định:
“Nó khóc lóc nói ba em già 70 tuổi, nếu cho em về nhìn ba em một cái rồi chết cũng được”.
Như hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi tìm tự do, 12 người này đã trở thành không tặc để đi tìm sự sống trong cái chết. Nhà nước CHXHCNVN mở phiên tòa xét xử khiếm diện, tuyên án tử hình đối với Thượng úy phi công Tiêu Khánh Nha, ông Trương Văn Ẩm và những người còn lại bị tuyên từ 20 đến 35 năm tù giam.
Cuộc đời mới ở Hoa Kỳ của 12 người thoắt đó đã 36 năm với nhiều đổi thay. Sau khi đến Mỹ không lâu, 1 người trong nhóm bị bạo bệnh. Tro cốt của người này được gửi về cho gia đình qua đường bưu điện. Thế nhưng tên họ của người đã khuất mang “tội phản quốc” nên bị gửi trả ngược lại Hoa Kỳ. Trong mấy năm qua, 1 thành viên khác trong nhóm trở về VN lại được chào đón như một Việt kiều yêu nước.
Riêng người chủ mưu cuộc không tặc vô tiền khoán hậu, ông Trương Văn Ẩm vẫn kiên định tư tưởng “Tôi chỉ về khi nào không Cộng sản. Còn Cộng sản thì không bao giờ tôi về”, đồng thời vẫn luôn thăm hỏi tông tích của người bộ đội tên Tạo dù đến nay vẫn chưa có manh mối nào. Trong những phút giây bất chợt nhớ về lần vượt thoát, lẫn trong âm thanh văng vẳng tiếng động cơ và cánh quạt của chiếc C130, còn có tiếng khóc nghẹn ngào đòi trở về VN của anh Tạo. Và ông Ẩm tự hỏi “liệu rằng sau bao vật đổi sao dời, người lính trẻ có còn giữ vững lập trường của mình hay chăng?”.
Hòa Ái, phóng viên RFA
26-01-2015
Còn thêm 1 vụ cướp máy bay trực thăng UH1. Nguyễn văn Hai ở phi trường Trà Nóc.
-Vụ cướp trực thăng tại sân bay Bạch Mai trốn đi Trung Quốc
Trong khi chiến sự vẫn rất căng thẳng trên toàn tuyến biên giới Việt – Trung, dịp Quốc khánh Trung Quốc 1/10/1981, Việt Nam bàng hoàng bởi vụ cướp máy bay trực thăng chiến đấu biên chế ngay tại Sở chỉ huy của quân chủng Không quân ở sân bay Bạch Mai. Rạng sáng 30/9/1981, 2 chiến sỹ gác sân bay Bạch Mai (Trụ sở Bộ tư lệnh quân chủng Không quân) tại Hà Nội bị hạ sát bằng lưỡi lê đâm vào cổ họng. Chiếc máy bay trực thăng UH-1H với đầy đủ vũ khí và cơ số xăng dầu đã bị cướp mất. Ít ngày sau, qua Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc, Việt Nam mới hay tin những người trên máy bay đã được Trung Quốc biệt đãi, được gặp “lãnh tụ” Hoàng Văn Hoan, được Triệu Tử Dương tiếp đón.

Sáng sớm ngày 30/9/1981, lực lượng bảo vệ sân bay Bạch Mai phát hiện 2 bộ đội gác sân bay bị hạ sát, ngay sau đó họ đã không thấy chiếc máy bay trực thăng UH-1H số hiệu 576. Táo tợn hơn, sau khi cất cánh khỏi sân bay Bạch Mai, chiếc máy bay này còn đàng hoàng hạ cánh xuống phường Phúc Xá thuộc địa bàn quận Ba Đình đón thêm người rồi mới bay thẳng đi Trung Quốc trước sự bất lực hoàn toàn của lưới lửa phòng không dày đặc thời chiến.
Chiếc UH-1H 576 và phi hành đoàn tại Đại Tân (TQ) sáng sớm 30/9/1981
.
UH1_81
.
Tác giả chính của vụ cướp máy bay này là Thiếu úy Kiều Thanh Lục, ngoài ra còn có sự trợ giúp của một số sỹ quan, cán bộ quân chủng Không quân (cùng trốn theo sang Trung Quốc) trong đó đáng chú ý có một người là cựu sỹ quan không lực Việt Nam cộng hòa được thu dung phục vụ tạm thời trong quân chủng. Dựa vào chi tiết này, phán đoán ban đầu là chiếc máy bay đã bay ra hạm đội 7 của Hoa Kỳ (lúc đó Việt Nam vẫn coi Hoa Kỳ là kẻ thù nguy hiểm nhất). Ngay lập tức, toàn bộ các đồng chí diện “thu dung” bị đặt dưới chế độ giám sát đặc biệt, kể cả đồng chí từng lái máy bay ném bom dinh Độc Lập.
Chỉ sau khi Nhân Dân Nhật Báo đăng chi tiết về vụ cướp máy bay và Bắc Kinh tổ chức họp báo quốc tế rầm rộ với Kiều Thanh Lục, Dương Văn Lợi, Hoàng Xuân Đoàn và Lê Ngọc Sơn (phi hành đoàn) thì Việt Nam mới ngã ngửa ra rằng chiếc máy bay đang ở trong tay Trung Quốc. Sau thất bại quân sự năm 79, Trung Quốc cố thổi phồng vụ này lên, nâng tầm quan trọng ngang vụ “lão thành cách mạng Đảng Cộng sản VN” Hoàng Văn Hoan bỏ trốn, đặc biệt lại đúng dịp 32 năm Quốc khánh Trung Quốc (1/10/1981). Bắc Kinh gọi đây là máy bay đặc dụng biên chế riêng phục vụ Bộ Chính trị của “tập đoàn Lê Duẩn”. Những ngày sau, không những “lãnh tụ” Hoàng Văn Hoan mà ngay cả Triệu Tử Dương (Chủ tịch TQ) cũng đích thân tiếp 10 người đi trên máy bay. Thậm chí còn có tin, nếu Trung Quốc thành lập “chính phủ” Hoàng Văn Hoan lưu vong thì những người trên sẽ được Bắc Kinh cơ cấu vào các chức vụ quan trọng như bộ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh Không quân …
Vụ giết bộ đội, cướp máy bay ngay tại sân của quân chủng Không quân đã trôi qua 33 năm nhưng nhiều câu hỏi lớn vẫn chưa tìm được câu trả lời thấu đáo. Có hay không bàn tay của tình báo Hoa Nam đạo diễn vụ này? Ai đã cố tình nạp sẵn nhiên liệu vào máy bay và chuẩn bị các điều kiện cất cánh khác trong khi quy trình để máy bay cất cánh phải qua nhiều khâu, nhiều người? Tại sao chiếc máy bay bị cướp có thể lọt qua hàng loạt các trận địa phòng không bảo vệ Thủ đô và nhiều căn cứ không quân, quân sự trọng yếu trên đường đi trong khi từ lúc cất cánh đến lúc bị phát hiện chỉ vẻn vẹn chưa đầy 5 phút, đặc biệt trong bối cảnh lực lượng phòng không VN đã được huấn luyện kỹ chiến thuật chống trực thăng tầm thấp sau vụ Sơn Tây 1970. Nếu không có mật lệnh từ trước, hẳn chiếc máy bay đã bị chính lưới lửa phòng không của Trung Quốc bắn hạ chứ không thể bay sâu vào nội địa TQ để hạ cánh xuống huyện Đại Tân (lúc đó Bắc Kinh vẫn duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ trên biên giới Trung – Việt nhằm xâm lược Việt Nam). Ngoài ra, không thể không nhắc tới việc một vị lãnh đạo quân chủng Không quân VN năm ấy, không những không bị kỷ luật mà qua hơn 10 năm, sau khi thăng lên nhiều cấp của Bộ Quốc phòng, thì bị “biếm” bởi một quyết định phê duyệt được cho là có “yếu tố Trung Quốc”.


Công trình hữu nghị đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông nhưng lại phải vay vốn lãi suất thương mại của chính phủ Trung Quốc có dự toán ban đầu là 552 triệu USD, vừa kiến nghị “điều chỉnh” lần 1 lên 891 triệu USD (tăng 339 triệu USD), để tiếp tục xin vay Trung Quốc. Bị buộc cái ách hữu nghị vào cổ (nhưng vẫn phải trả lãi theo giá thị trường), công trình này đạt mấy kỷ lục: điều chỉnh vốn kỷ lục; kỷ lục về suất đầu tư cao, kỷ lục về tỉ lệ hoàn vốn thấp, kỷ lục về sự liều lĩnh: chủ đầu tư, tư vấn Việt Nam, tổng thầu thi công Trung Quốc đều chưa từng có kinh nghiệm làm đường sắt đô thị. Hiện, nửa tỉ USD coi như đã bị vứt xuống sông mà dự án còn chưa xong phần móng cọc. Tệ hơn, Việt Nam vẫn phải nai lưng ra trả lãi gần 50 triệu USD/năm cho đống bê tông vô tích sự. Chưa ai dám khẳng định dự án này có tiếp tục xin điều chỉnh lần 2, lần 3 nữa hay không.
Tại lễ khởi công dự án hôm 10/10/2011, đồng chí Đinh La Thăng chúm chím khoe: số vốn 420 triệu USD trên tổng vốn cho dự án là hơn 551 triệu USD được nước bạn Trung Quốc tạo điều kiện cho vay “hữu nghị”, phía Việt Nam góp phần nhỏ chỉ nằm ở một số hạng mục như nhân công, hạ tầng, ít bê tông… Nghe đồng chí Thăng nói vậy, người ta không khỏi hoài nghi nghĩ đến sự giúp đỡ “vô tư, chí tình” của các đồng chí Trung Quốc dành cho Việt Nam tại công trình gọi là hữu nghị xã hội chủ nghĩa cầu Thăng Long năm xưa. Thực tế, đây là khoản vay thương mại với lãi suất cắt cổ. Sau 5 năm không trả hết gốc, lãi suất này sẽ tăng lũy tiến cao hơn nhiều.
.
0
.
Đơn vị được Bộ GTVT phân công làm đại diện chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đường sắt mà đồng chí Trưởng ban Trần Văn Lục bị Bộ Công an bắt chiều hôm 8/5/2014. Tổng thầu là Công ty hữu hạn tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, Nhà thầu tư vấn giám sát thi công lắp đặt thiết bị là công ty TNHH giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh. Lưu ý là các đơn vị của Trung Quốc đều chưa có chút kinh nghiệm nào về đường sắt đô thị. Nhà thầu tư vấn thẩm tra thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình là Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI của VN), cũng chưa từng có kinh nghiệm về đường sắt đô thị. Đơn vị này chỉ có duy nhất một kỹ sư học vận tải đường sắt tại Liên Xô trước đây nên việc giám sát, thẩm tra chỉ đơn giản là “4 tốt” trước mọi tính toán của các đồng chí Trung Quốc. Được một số đồng chí cán bộ cấp cao Việt Nam “động viên, khích lệ”, dù chưa có 1 chút kinh nghiệm nào về đường sắt đô thị nhưng Giám đốc đại diện Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (Tổng thầu EPC), đồng chí Trương Kiến Huân (người Tàu) rêu rao: tổng thầu Trung Quốc sẽ hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho các đồng chí Việt Nam.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch thành phố … liên tục tới thăm công trường xã hội chủ nghĩa, kịp thời động viên, cảm ơn các cán bộ, chuyên gia nước bạn về sự giúp đỡ quý báu, vô tư, thắm đượm tình đồng chí anh em. Theo tiến độ, dự án này sẽ hoàn thành đưa vào chạy tháng 1/2015. Chẳng biết các vị “16 vàng, 4 tốt” với nhau thế nào, qua 3 năm thi công, tiêu hàng vài trăm triệu đô mà công trình vẫn chưa xong phần móng cọc nhưng lại kiến nghị Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh mức đầu tư lần 1 từ 552 triệu USD lên tới 891 triệu USD, tăng 339 triệu USD để Chính phủ vay tiếp của Trung Quốc.
Không biết rồi đây Thủ tướng có phê duyệt cho cái sự hữu nghị viển vông này không. Hiện có tin Trung Quốc đang chơi khó Việt Nam trong vụ này. Với khoản vay bổ sung, Trung Quốc dự tính áp lãi suất cao ngất ngưởng khiến Việt Nam không dám vay. Nếu không vay, Việt Nam không thể cơ cấu nguồn tài chính khác vào dự án này do vướng công nghệ, quy định pháp luật, chính trị v.v. Trong khi công trình đắp chiếu không sử dụng được vì chưa xong phần móng cọc, Việt Nam vẫn phải nai lưng ra trả lãi khoản tín dụng đã vay mỗi năm gần 50 triệu USD và sau 5 năm mà chưa trả được gốc, lãi suất sẽ tăng lũy tiến rất cao.
Dân Hà Nội còn nhớ năm 1978, Trung Quốc chơi bài tương tự khi bỏ dở công trình cầu Thăng Long. May mà sau đó ông anh Liên Xô nhiệt tình nhảy vào hót cho đống chất thải đó. Nay, công trình đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông thực sự là quả bom xú uế nổ chậm Trung Quốc gài một cách rất tinh vi giữa lòng Hà Nội. Việt Nam chỉ có thể chọn một trong hai cách: hoặc đắp chiếu công trình với chi phí hơn nửa tỉ đô hoặc chấp nhận mọi điều kiện của Trung Quốc để có tiền thi công tiếp và hoàn thiện công trình. Dù thế nào, Việt Nam sẽ lập thêm kỷ lục mới: suất đầu tư/km đường sắt đô thị đắt nhất hành tinh với tỉ lệ hoàn vốn mà các nhà kinh tế thoáng thấy đã hãi đến già và một bài học nữa rất đắt giá về 16 vàng 4 tốt.
Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị động viên các đ/c chuyên gia Trung Quốc trên công trường xã hội chủ nghĩa: trước mặt đ/c Nghị là Trương Kiến Huân, bên phải là thứ trưởng GTVT Lê Mạnh Hùng (vừa hưu, đang phải viết giải trình vụ ăn tiền Nhật Bản), đeo kính đằng sau là Trần Văn Lục (mới bị Bộ Công an bắt)
.
3_nghi_huan_luc
.

Tổng số lượt xem trang