-Mỹ huấn luyện Cảnh Sát Biển Việt Nam tuần tra với tàu cao tốc
Người Việt
HÀ NỘI (NV) .- Một số viên chức Cảnh sát biển của Việt Nam đang được huấn luyện tại Hoa Kỳ về tuần tra biển với tàu cao tốc, theo lời một viên chức Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội.
Thiếu tá Lý Văn Thắng, Trưởng văn phòng Hợp tác Quốc phòng của Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội họp báo ngày 6/3/2015. (Hình: Lao Động)
Thiếu tá Lý V. Thắng, một sĩ quan Lục quân Mỹ, Trưởng Văn phòng Hợp tác quốc phòng Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tiếp xúc với báo chí hôm Thứ Sáu 6/3/2015 thông báo về các sự kiện sẽ được hai chính phủ cùng thực hiện trong tháng này để “nêu bật các mối quan hệ an ninh song phương đang ngày càng phát triển giữa hai nước” theo bản tin tờ Lao Động.
Theo chương trình kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, chủ đề kỷ niệm của tháng 3 này là “quốc phòng và an ninh”.
Khi được báo chí hỏi về các chiếc tàu tuần tra biển mà Hoa Kỳ cung cấp theo một thỏa thuận viện trợ $18 triệu cho Việt Nam tăng khả năng bảo vệ vùng biển, ông Thắng cho hay một số sĩ quan Cảnh sát biển của Việt Nam đang được huấn luyện tại Mỹ để học cả sử dụng cũng như bảo dưỡng “các xuồng cao tốc”. Những sĩ quan vừa nói khi về Việt Nam sẽ huấn luyện lại cho người khác.
Theo nguồn tin trên, không những huấn luyện sử dụng và bảo trì, phía Hoa Kỳ còn trao thêm các phụ tùng và các trang thiết bị thay thế và giúp Việt Nam lập xưởng sửa chữa theo một chương trình yểm trợ “trọn gói” lâu dài.
Hồi đầu tháng Hai vừa qua, trong một cuộc phỏng vấn của đài VOA, ông Puneet Talwar, Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ vế các vấn đề quân sự và chính trị, đã cho hay Mỹ đã trao cho Việt Nam một số tàu tuần tra biển mà ngoại trưởng John Kerry đã thông báo khi đến Việt Nam cuối năm 2013.
Cho đến nay, người ta vẫn không hề biết đó là những loại tàu hay xuồng cao tốc loại nào, mới hay cũ và trị giá mỗi chiếc là bao nhiêu. Những chiếc tàu tuần nhỏ đó được đưa đến Việt Nam hay chưa, cũng không thấy có gì rõ ràng.
Trong khi đó, tại cuộc họp báo, theo sự tường thuật của tờ Người Lao Động, ông Lý V. Thắng còn cho hay Tháng Ba này diễn ra nhiều hoạt động diễn tả “sự thắt chặt mối quan hệ an ninh quốc phòng” như lực lượng hai nước tiến hành các hoạt động cứu trợ nhân đạo và tập huấn đối phó thảm họa thiên tai.
Vẫn theo lời ông Thắng, cuối tháng Ba này sẽ có chuyến thăm của Phó Tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương, sau đó là chuyến thăm của Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ đến Việt Nam. Một sự kiện khác được loan báo là việc rà soát giữa kỳ, đối thoại về quốc phòng song phương giữa Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Việt Nam, để “rà soát hoạt động của hai bên 6 tháng vừa qua và xác định hoạt động trong 6 tháng sắp tới”. (TN)...
HÀ NỘI (NV) .- Một số viên chức Cảnh sát biển của Việt Nam đang được huấn luyện tại Hoa Kỳ về tuần tra biển với tàu cao tốc, theo lời một viên chức Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội.
Thiếu tá Lý Văn Thắng, Trưởng văn phòng Hợp tác Quốc phòng của Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội họp báo ngày 6/3/2015. (Hình: Lao Động)
Thiếu tá Lý V. Thắng, một sĩ quan Lục quân Mỹ, Trưởng Văn phòng Hợp tác quốc phòng Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tiếp xúc với báo chí hôm Thứ Sáu 6/3/2015 thông báo về các sự kiện sẽ được hai chính phủ cùng thực hiện trong tháng này để “nêu bật các mối quan hệ an ninh song phương đang ngày càng phát triển giữa hai nước” theo bản tin tờ Lao Động.
Theo chương trình kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, chủ đề kỷ niệm của tháng 3 này là “quốc phòng và an ninh”.
Khi được báo chí hỏi về các chiếc tàu tuần tra biển mà Hoa Kỳ cung cấp theo một thỏa thuận viện trợ $18 triệu cho Việt Nam tăng khả năng bảo vệ vùng biển, ông Thắng cho hay một số sĩ quan Cảnh sát biển của Việt Nam đang được huấn luyện tại Mỹ để học cả sử dụng cũng như bảo dưỡng “các xuồng cao tốc”. Những sĩ quan vừa nói khi về Việt Nam sẽ huấn luyện lại cho người khác.
Theo nguồn tin trên, không những huấn luyện sử dụng và bảo trì, phía Hoa Kỳ còn trao thêm các phụ tùng và các trang thiết bị thay thế và giúp Việt Nam lập xưởng sửa chữa theo một chương trình yểm trợ “trọn gói” lâu dài.
Hồi đầu tháng Hai vừa qua, trong một cuộc phỏng vấn của đài VOA, ông Puneet Talwar, Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ vế các vấn đề quân sự và chính trị, đã cho hay Mỹ đã trao cho Việt Nam một số tàu tuần tra biển mà ngoại trưởng John Kerry đã thông báo khi đến Việt Nam cuối năm 2013.
Cho đến nay, người ta vẫn không hề biết đó là những loại tàu hay xuồng cao tốc loại nào, mới hay cũ và trị giá mỗi chiếc là bao nhiêu. Những chiếc tàu tuần nhỏ đó được đưa đến Việt Nam hay chưa, cũng không thấy có gì rõ ràng.
Trong khi đó, tại cuộc họp báo, theo sự tường thuật của tờ Người Lao Động, ông Lý V. Thắng còn cho hay Tháng Ba này diễn ra nhiều hoạt động diễn tả “sự thắt chặt mối quan hệ an ninh quốc phòng” như lực lượng hai nước tiến hành các hoạt động cứu trợ nhân đạo và tập huấn đối phó thảm họa thiên tai.
Vẫn theo lời ông Thắng, cuối tháng Ba này sẽ có chuyến thăm của Phó Tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương, sau đó là chuyến thăm của Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ đến Việt Nam. Một sự kiện khác được loan báo là việc rà soát giữa kỳ, đối thoại về quốc phòng song phương giữa Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Việt Nam, để “rà soát hoạt động của hai bên 6 tháng vừa qua và xác định hoạt động trong 6 tháng sắp tới”. (TN)...
-Mỹ huấn luyện Việt Nam tuần tra với tàu cao tốc
Mỹ sẽ trao 6 tàu tuần tra cao tốc cho Việt Nam
Mỹ viện trợ Cảnh sát biển Việt Nam 11 tàu tuần tiễu
Mỹ sẽ cung cấp 6 tàu tuần tra cho Việt Nam
-Thứ Hai, 26.01.2015 15:30
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đủ chín muồi để tạo thế kiềng 3 chân
Trường Sơn
“Việt Nam chào đón vai trò lớn hơn của Hoa Kỳ trong khu vực và chúng tôi tin rằng việc can dự sâu rộng của Mỹ vào khu vực châu Á – Thái Bình là có lợi cho tất cả”.
Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc tại Hội thảo quốc tế “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ: 20 năm thành công hơn nữa” diễn ra sáng nay (26.1) tại Hà Nội.
Phát tại khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc nhắc tới việc năm 1946 trong những bức thư tới Tổng thống Truman, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Hoa Kỳ ủng hộ cho nền độc lập của Việt Nam và bày tỏ mong muốn hợp tác đầy đủ với Hoa Kỳ.
“Nhưng không may mắn, lịch sử đã không đi theo hương đó và phải mất 70 năm để ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh được hiện thực hóa thành quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày nay”, ông Hà Kim Ngọc nói.
“Lịch sử đã dạy chúng ta bài học rằng tận dụng được cơ hội xây dựng lòng tin, thúc đẩy quan hệ dựa trên lợi ích song phương là những nguyên tắc quan trọng nhất để gạt bỏ những khác biệt giữa hai nước và phát triển quan hệ”, Thứ trưởng Ngọc phát biểu.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào 1995, hai quốc gia đã thành công trong việc chuyển hóa quan hệ từ thù địch thành bạn bè và sau đó là “Đối tác toàn diện”.
Các Tuyên bố chung 2005, 2007, 2008 và 2013 đã khẳng định những quan điểm chung về mối quan hệ mang tính xây dựng nhiều mặt dựa trên sự tôn trọng bình đẳng và tôn trọng lợi ích của nhau.
Năm 2015 cũng đánh dấu kỷ niệm 2 năm ngày Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ký quan hệ “Đối tác toàn diện” (7.2013), cơ chế hợp tác hướng tới việc mở rộng và làm sâu sắc quan hệ song phương giữa hai quốc gia.
Quan hệ này nhấn mạnh các nguyên tắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp quốc tế và tôn trọng hệ thống chính trị của nhau đã tạo ra cơ chế hợp tác trong nhiều lĩnh vực trong đó có cả chính trị, ngoại giao, thương mại, kinh tế, quốc phòng, an ninh, di sản chiến tranh, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền…
Theo Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, việc hình thành khuôn khổ hợp tác “Đối tác toàn diện” có thể coi là một thành công quan trọng nhất mà hai bên đạt được kể từ 1995.
“Ngoài ra cam kết của Việt Nam và Hoa Kỳ trong việc hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) năm nay cho thấy khao khát mãnh liệt của hai nước trong việc thúc đẩy quan hệ sâu sắc và ổn định hơn”, ông Ngọc nhấn mạnh.
Quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, theo Thứ trưởng Ngọc, đã đủ chín muồi để có thể được phát triển ra ngoài khuôn khổ song phương và còn có ý nghĩa với khu vực và toàn cầu tạo ra một thế “kiềng 3 chân”.
Thứ trưởng Ngọc nhấn mạnh, Việt Nam và Hoa Kỳ tạo thành những phần không thể tách rời của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khu vực có tiềm năng to lớn trở thành một trung tâm kinh tế chính trị của thế giới trong thế kỷ này.
“Việt Nam chào đón vai trò lớn hơn của Hoa Kỳ trong khu vực và chúng tôi tin rằng việc can dự sâu rộng của Mỹ vào khu vực châu Á – Thái Bình là có lợi cho tất cả”, Thứ trưởng Ngọc nói.
Phát biểu tại Hội thảo, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius khẳng định mục tiêu của Hoa Kỳ rất rõ ràng: “Chúng tôi muốn giúp Việt Nam trở thành một quốc gia vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng pháp luật và nhân quyền”.
Theo Đại sứ Osius mỗi trụ cột của trong quan hệ Đối tác toàn diện do Tổng thống Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang ký kết 2015 đều phản ánh cam kết rộng lớn này.
“Công việc của chúng ta vì thế là duy trì và nuôi dưỡng cam kết này”, Đại sứ Osius nói.
Theo Đại sứ Osius, Tổng thống Obama đã gọi các mối quan hệ nhân dân là chất keo dính làm vững mạnh hơn quan hệ giữa các quốc gia.
“Tôi cho rằng không có gì là cường điệu khi chúng ta nói về tầm quan trọng của việc xây dựng những cầu nối như thế giữa hai đất nước”, Đại sứ Osius nhấn mạnh.
Đại sứ cho biết tuần trước ông vừa tham dự lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại Việt Nam (FETP) và khẳng định “không có biểu tượng nào tốt đẹp hơn FETP và Trường ĐH Fulbright Việt Nam để nói về quãng đường dài đã qua và quãng đường hai nước có thể đi tới”.
“Những mối quan hệ cá nhân kiểu đó cộng với các mối quan hệ giữa các định chế giữ vị trí trung tâm trong việc xây dựng tương lai chung của chúng ta… Tôi tin rằng 20 năm đầu tiên chỉ là phần mở đầu cho một câu chuyện dài hơn, phong phú hơn”, Đại sứ Osius cho biết.-
Mỹ hỗ trợ Cảnh sát biển Việt Nam tăng khả năng tự vệ
-Phó Chủ tịch tập đoàn sản xuất vũ khí lớn của Mỹ thăm Việt Nam
HÀ NỘI (NV) .- Ông Patrick M. Dewar, Phó chủ tịch đặc trách phát triển thương vụ quốc tế của tập đoàn kỹ nghệ quốc phòng Mỹ Lockheed Martin, cùng một phái đoàn tới Việt Nam thảo luận với Bộ Quốc Phòng nước này.
Máy bay tuần biển, chống tàu ngầm Orion P-3 do công ty Lockheed sản xuất đang được Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới sử dụng. Hà Nội đang muốn mua. (Hình: AFP/Getty Images)
Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) chỉ đưa ra một bản tin ngắn nói “Chiều 20/1/2015, tại Hà Nội, Thượng tướng Trương Quang Khánh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp ngài Patrick M. Dewar, Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Lockheed Martin nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam”.
Theo TTXVN tướng Khánh “đánh giá cao vai trò của Tập đoàn Lockheed Martin trong hợp tác với các công ty của Việt Nam, nhất là trên lĩnh vực công nghệ thông tin và các dự án khác tại Việt Nam”. Đồng thời thuật lời ông Dewar nói “Thời gian tới, Tập đoàn Lockheed Martin mong muốn có cơ hội được hợp tác với Bộ Quốc phòng Việt Nam trên các lĩnh vực mà phía Tập đoàn có thế mạnh”.
Tập đoàn Lockheed Martin là một trong những nhà thầu hàng đầu cung cấp trang bị quốc phòng cho quân đội Hoa Kỳ với những sản phẩm tối tân nhất từ vệ tinh, hỏa tiễn, chiến đấu cơ, hệ thống tác chiến điện tử. Khoảng 74% lợi tức của công ty đến từ bán sản phẩm cho quân đội Mỹ.
Việt Nam cũng từng là khách hàng của Lockheed Martin khi mua hai vệ tinh viễn thông và hệ thống kiểm soát. Hai vệ tinh này hiện đang bay trên quỹ đạo.
Không có một chi tiết nào về phái đoàn của ông Dewar thảo luận tại Việt Nam được tiết lộ. Hồi Tháng Tư năm 2013, theo một bản tin trên tạp chí anh ninh quốc phòng nổi tiếng Jane's Defense và tạp chí Military Industry Today, ông Clay Fearnow, giám đốc chương trình tuần tra biển của Lockheed Martin nói cho biết như vậy tại của triển lãm hàng năm LAAD Defense and Security 2013 tổ chức ở Rio de Janeiro (Ba Tây).
“Nhà cầm quyền CSVN dự trù yêu cầu chính phủ Mỹ chấp thuận bán cho một số máy bay tuần tra biển P-3 Orion”. Thời gian đó, tạp chí Jane thuật lại như vậy và nói Hải quân của Hà Nội muốn mua số lượng lên tới 6 chiếc P-3 Orion “thặng dư” hiện đang tồn kho để tuần tiễu 3,500km bờ biển và 1,396,299 km2 vùng biển đặc quyền kinh tế (EEZ).
“Hải quân Việt Nam rất muốn mua các chiếc P-3 mà (chính phủ Mỹ) hậu thuẫn cho chương trình này tiến hành”. Ông Fearnow nói.
Tuy nhiên, theo lời ông, các chiếc máy bay P-3 Orion nếu bán cho Việt Nam chỉ có các trang bị điện tử săn tìm, không có trang bị võ khí tiêu diệt hay tấn công (tàu chiến hay tàu ngầm). Thí dụ chỉ được trang bị hệ thống dò tìm hồng ngoại tuyến FLIR (Forward Looking Infrared) và các hệ thống điện tử khác.
Tin tức bán máy bay tuần tra biển Orion P-3 lại được hâm nóng hồi đầu Tháng 12/2014 khi Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao CSVN Phạm Bình Minh đến thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Khi tiếp ông Minh, Bộ ngoại giao Mỹ cho hay ngoại trưởng John Kerry đã thông báo là Hoa Kỳ quyết định hủy bỏ một phần cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam.
Tuy lệnh cấm vận được bãi bỏ một phần nhưng chỉ cứu xét từng trường hợp một và cũng còn tùy thuộc vào sự tiến bộ nhân quyền tại Việt Nam. Mọi quyết định bán võ khí cho nước ngoài đều phải được thông qua tại Quốc Hội mà không ít dân biểu từng biểu quyết chấp thuận các nghị quyết lên án nhà cầm quyền Hà Nội tiếp tục đàn áp nhân quyền.
Ông Patrick M. Dewar (trái), một Phó chủ tịch của tập đoàn kỹ nghệ quốc phòng Lockheed Martin thảo luận với tướng Trương Quang Khánh, thứ trưởng Quốc phòng CSVN tại Hà Nội. (Hình: QĐND)
Một số tướng lãnh hàng đầu Hoa Kỳ từng tới Hà Nội những tháng gần đây, gồm cả Chủ tịch liên quân Martin Dempsey đến Việt Nam hồi Tháng 8-2014. Một số ít tin tức hé lộ cho thấy Hoa Kỳ có thể ưu tiên giúp Việt Nam cải thiện khả năng phòng vệ biển như cung cấp một số tàu tuần và máy bay tuần tra biển.
Giữa tháng 12/2014, Đô đốc Harry Harris, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương cùng một phái đoàn đến Hà Nội bàn chuyện “hợp tác Hải quân Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực thúc đẩy quan hệ quốc phòng hai quốc gia”, theo TTXVN.
Mới ngày 19/1/2015, Đại tướng Vincent Brooks đang đảm nhiệm chức Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ “đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam”, theo TTXVN.
Phái đoàn ông Patrick M. Dewar đặc trách phát triển thương vụ quốc tế đến Hà Nội lúc này chắc không phải là đi du lịch hay trốn bão tuyết ở Hoa Thịnh Đốn. (TN)
Tướng Dempsey: 'Kẻ thù trong quá khứ có thể thành bạn thân'
-Tin Lề Đường-Diễn dịch thông điệp của Đại Tướng - Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mỹ - Martin Demsey tại buổi họp báo ngày 16/8/2014 ở Lãnh Sự Quán Mỹ -TpHCM
-Tướng Dempsey: 'Kẻ thù trong quá khứ có thể thành bạn thân'
WASHINGTON DC (NV) .- Xây dựng lòng tin cậy lẫn nhau là chủ đề cho chuyến viếng thăm Việt Nam lần đầu tiên kể từ năm 1971 đến nay của vị Chủ tịch Liên quân Hoa Kỳ.
Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Liên Quân Hoa Kỳ được thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng quân đội CSVN, trải thảm đỏ đón rước tại Hà Nội ngày 14/8/2014. (Hình: D. Myles Cullen -Bộ Quốc Phòng Mỹ)
Theo bản tin của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu 15/8/2014, đại tướng Martin E. Dempsey đã gặp mặt thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, người đồng cấp của Việt Nam tại Hà Nội. Hai người đã không những thảo luận về mối quan hệ quân đội với quân đội của hai nước, mà cả về những di sản của chiến tranh để lại từ nửa thế kỷ trước.
Bài viết trên báo của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ nói rằng chuyến thăm viếng của ông Dempsey là một thông điệp cho khu vực rằng Hoa Kỳ nghiêm chỉnh thực hiện chương trình xoay trục về Á Châu Thái Bình Dương cho dù lực lượng quân sự Hoa Kỳ đang phải đối diện với những thử thách ở nhiều phần khác của thế giới.
Ông Dempsey cho hay trong cuộc phỏng vấn trên báo USA Today rằng ông tốt nghiệp từ Học Viện Quân Sự Hoa Kỳ năm 1974 nên quá trễ để phục vụ trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
“Tôi nói với tướng Tỵ rằng 'tôi đã được chuẩn bị 4 năm đầu tiên của đời binh nghiệp là để chiến đấu chống ông.” Ông Dempsey nói. “Cho nên có một cái gì đó sâu xa về việc tôi có mặt ở đây bây giờ để cố xây dựng một mối quan hệ dựa trên căn bản các lợi ích chung”.
Theo lời ông, cả hai nước đều có những lợi ích chung. Vị trí địa chiến lược của nước Việt Nam, nằm giữa Trung Quốc và Đông Nam Á, làm cho nước này trở thành nước có yếu tố quan trọng để tìm giải pháp hòa bình cho những vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
Hai nhà lãnh đạo quân sự đã thảo luận nhiều vấn đề đã có từ lâu liên quan tới chiến tranh Việt Nam, gồm cả chương trình đối phó với thuốc khai quang, tìm và hồi hương hài cốt các người Mỹ mất tích trong chiến tranh cũng như giải quyết vấn đề bom mìn sót lại tại nhiều khu vực chiến trường. Ông Dempsey nói rằng hai bên hợp tác với nhau chặt chẽ trên các vấn đề vừa kể.
Tất cả mọi mối quan hệ đều có nền tảng trên niềm tin “và điều đó không xảy ra qua đêm”, ông nói. Quân đội Việt Nam và Hoa Kỳ đang hợp tác với nhau trên các lãnh vực như an ninh đường biển, cứu trợ thảm họa và trợ giúp nhân đạo.
“Chúng tôi đã có những thỏa thuận trên nguyên tắc về gia tăng mức độ và chiều sâu của các cuộc thảo luận giữa hai bên để có thể hiểu nhau hơn về chiến lược dài hạn của nhau ở khu vực”. Ông Dempsey nói. “Đó là cái chỗ chúng tôi đạt nhiều tiến bộ nhất.”
Theo lời ông, ông thấy hai bên chia xẻ nhiều thông tin hơn về lãnh vực biển cũng như hợp tác nhiều hơn về thực thi pháp luật trên biển.
“Chúng tôi hiện đang hợp tác với nhau chặt chẽ nhất với lực lượng cảnh sát biển, thiết lập lực lượng thực thi pháp luật trên biển đủ sức bảo vệ khu vực đặc quyền kinh tế của họ để họ đừng quân sự hóa.” ông nói.
Ông Dempsey nhấn mạnh rằng lợi ích của Hoa Kỳ tại Việt Nam không phải là để chống lại Trung Quốc.
“Cái bóng Trung Quốc bao trùm khu vực”. Ông nói. “Mọi người cho rằng lợi ích của chúng ta chỉ là (chống) Trung Quốc. Không phải vậy.”
Theo lời ông, chương trình tái cân bằng lực lượng về Á Châu Thái Bình Dương là không thể tránh khỏi vì khu vực tăng trưởng và phát triển ảnh hưởng mọi mặt từ kinh tế đến chính trị và ngoại giao. Đây là lần đầu tiên vị Chủ tịch Liên quân Dempsey đến Việt Nam và ông ngạc nhiên trước sự sinh động và đa dạng của thành phố Hà Nội.
“...Đứng trên đài nhận nghi lễ danh dự, nghe quốc thiều của hai nước và nhìn thấy hai lá cờ bay cạnh nhau, theo tôi nhiều khi kẻ thù trong quá khứ có thể trở thành bạn thân.” Ông Dempsey nói. “Điều đó không thể xảy ra mà không có các nỗ lực, nhưng tôi nghĩ khả năng là có.” (TN)
-Đại tướng, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ thăm Việt Nam
(NLĐO)- Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao quân đội Mỹ lần đầu thăm chính thức Việt Nam từ 13 đến 16-8 nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa quân đội và nhân dân hai nước.
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ và Đại tướng Martin Dempsey trong chuyến thăm Mỹ tháng 6-2013
Đoàn đại biểu cấp cao quân đội Mỹ do Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, làm trưởng đoàn đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 13 đến 16-8 theo lời mời của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ thăm chính thức Việt Nam và cũng là chuyến thăm đáp lễ sau chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ vào tháng 6-2013.
Sáng nay 14-8, ngày sau lễ đón chính thức tại trụ sở Bộ Quốc phòng ở Hà Nội, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ và Đại tướng Martin Dempsey dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao quân đội hai nước tiến hành hội đàm.
Dự kiến trong thời gian thăm và làm việc tại Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Đại tướng Martin Dempsey và đoàn đại biểu cấp cao quân đội Mỹ sẽ đến chào xã giao Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh; thăm TP Đà Nẵng và Dự án xử lý môi trường ô nhiễm chất dioxin và một số đơn vị trên địa bàn…
Chuyến thăm Việt Nam của Đoàn đại biểu cấp cao quân đội Mỹ do Đại tướng Martin Dempsey dẫn đầu nhằm góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị giữa quân đội và nhân dân hai nước, phù hợp với quan hệ đối tác toàn diện đã được thiết lập giữa hai nước. Trong dịp này, hai bên sẽ cùng đánh giá kết quả hợp tác quốc phòng song phương trong thời gian qua trên cơ sở “Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương” và thống nhất phương hướng hợp tác trong thời gian tới.
Hai bên cùng nhìn nhận, đánh giá về quan hệ hai nước nói chung và quan hệ quốc phòng nói riêng; thống nhất phương hướng hợp tác, trong đó tập trung vào các lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh, tìm kiếm cứu nạn; cứu trợ thảm họa thiên tai, đào tạo; tăng cường chia sẻ thông tin, hợp tác thực thi pháp luật trên biển.
Mỹ viện trợ Cảnh sát biển Việt Nam 11 tàu tuần tiễu
Mỹ sẽ cung cấp 6 tàu tuần tra cho Việt Nam
-Thứ Hai, 26.01.2015 15:30
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đủ chín muồi để tạo thế kiềng 3 chân
Trường Sơn
“Việt Nam chào đón vai trò lớn hơn của Hoa Kỳ trong khu vực và chúng tôi tin rằng việc can dự sâu rộng của Mỹ vào khu vực châu Á – Thái Bình là có lợi cho tất cả”.
Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc tại Hội thảo quốc tế “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ: 20 năm thành công hơn nữa” diễn ra sáng nay (26.1) tại Hà Nội.
Phát tại khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc nhắc tới việc năm 1946 trong những bức thư tới Tổng thống Truman, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Hoa Kỳ ủng hộ cho nền độc lập của Việt Nam và bày tỏ mong muốn hợp tác đầy đủ với Hoa Kỳ.
“Nhưng không may mắn, lịch sử đã không đi theo hương đó và phải mất 70 năm để ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh được hiện thực hóa thành quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày nay”, ông Hà Kim Ngọc nói.
“Lịch sử đã dạy chúng ta bài học rằng tận dụng được cơ hội xây dựng lòng tin, thúc đẩy quan hệ dựa trên lợi ích song phương là những nguyên tắc quan trọng nhất để gạt bỏ những khác biệt giữa hai nước và phát triển quan hệ”, Thứ trưởng Ngọc phát biểu.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào 1995, hai quốc gia đã thành công trong việc chuyển hóa quan hệ từ thù địch thành bạn bè và sau đó là “Đối tác toàn diện”.
Các Tuyên bố chung 2005, 2007, 2008 và 2013 đã khẳng định những quan điểm chung về mối quan hệ mang tính xây dựng nhiều mặt dựa trên sự tôn trọng bình đẳng và tôn trọng lợi ích của nhau.
Năm 2015 cũng đánh dấu kỷ niệm 2 năm ngày Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ký quan hệ “Đối tác toàn diện” (7.2013), cơ chế hợp tác hướng tới việc mở rộng và làm sâu sắc quan hệ song phương giữa hai quốc gia.
Quan hệ này nhấn mạnh các nguyên tắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp quốc tế và tôn trọng hệ thống chính trị của nhau đã tạo ra cơ chế hợp tác trong nhiều lĩnh vực trong đó có cả chính trị, ngoại giao, thương mại, kinh tế, quốc phòng, an ninh, di sản chiến tranh, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền…
Theo Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, việc hình thành khuôn khổ hợp tác “Đối tác toàn diện” có thể coi là một thành công quan trọng nhất mà hai bên đạt được kể từ 1995.
“Ngoài ra cam kết của Việt Nam và Hoa Kỳ trong việc hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) năm nay cho thấy khao khát mãnh liệt của hai nước trong việc thúc đẩy quan hệ sâu sắc và ổn định hơn”, ông Ngọc nhấn mạnh.
Quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, theo Thứ trưởng Ngọc, đã đủ chín muồi để có thể được phát triển ra ngoài khuôn khổ song phương và còn có ý nghĩa với khu vực và toàn cầu tạo ra một thế “kiềng 3 chân”.
Thứ trưởng Ngọc nhấn mạnh, Việt Nam và Hoa Kỳ tạo thành những phần không thể tách rời của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khu vực có tiềm năng to lớn trở thành một trung tâm kinh tế chính trị của thế giới trong thế kỷ này.
“Việt Nam chào đón vai trò lớn hơn của Hoa Kỳ trong khu vực và chúng tôi tin rằng việc can dự sâu rộng của Mỹ vào khu vực châu Á – Thái Bình là có lợi cho tất cả”, Thứ trưởng Ngọc nói.
Phát biểu tại Hội thảo, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius khẳng định mục tiêu của Hoa Kỳ rất rõ ràng: “Chúng tôi muốn giúp Việt Nam trở thành một quốc gia vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng pháp luật và nhân quyền”.
Theo Đại sứ Osius mỗi trụ cột của trong quan hệ Đối tác toàn diện do Tổng thống Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang ký kết 2015 đều phản ánh cam kết rộng lớn này.
“Công việc của chúng ta vì thế là duy trì và nuôi dưỡng cam kết này”, Đại sứ Osius nói.
Theo Đại sứ Osius, Tổng thống Obama đã gọi các mối quan hệ nhân dân là chất keo dính làm vững mạnh hơn quan hệ giữa các quốc gia.
“Tôi cho rằng không có gì là cường điệu khi chúng ta nói về tầm quan trọng của việc xây dựng những cầu nối như thế giữa hai đất nước”, Đại sứ Osius nhấn mạnh.
Đại sứ cho biết tuần trước ông vừa tham dự lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại Việt Nam (FETP) và khẳng định “không có biểu tượng nào tốt đẹp hơn FETP và Trường ĐH Fulbright Việt Nam để nói về quãng đường dài đã qua và quãng đường hai nước có thể đi tới”.
“Những mối quan hệ cá nhân kiểu đó cộng với các mối quan hệ giữa các định chế giữ vị trí trung tâm trong việc xây dựng tương lai chung của chúng ta… Tôi tin rằng 20 năm đầu tiên chỉ là phần mở đầu cho một câu chuyện dài hơn, phong phú hơn”, Đại sứ Osius cho biết.-
Mỹ hỗ trợ Cảnh sát biển Việt Nam tăng khả năng tự vệ
Trao đổi với báo chí bên lề hội thảo về quan hệ Việt - Mỹ diễn ra tại Hà Nội ngày 26.1, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã khẳng định Mỹ sẽ hỗ trợ cảnh sát biển Việt Nam để đảm bảo mọi tranh chấp trên Biển Đông cần phải được giải quyết theo con đường ngoại giao hòa bình và tôn trọng luật pháp, không sử dụng vũ lực.
- Việc ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm 2015 có phải là mục tiêu mà 2 nước hướng tới để kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao không, thưa ông?
Đại sứ Ted Osius: Đúng vậy, tôi nghĩ rằng đây là mục tiêu chung của 2 nước và có khả năng đạt được. Cả Mỹ và Việt Nam đều coi TPP là một thỏa thuận có tính chiến lược, một thỏa thuận tốt về mặt kinh tế.
Việt Nam là 1 trong số 12 nước đang tích cực tham gia đàm phán về TPP. Trong thông điệp liên bang mới đây, Tổng thống Obama cũng đã nói về những lợi ích của TPP đối với Mỹ cũng như các nước trong khu vực. Ông cũng nhấn mạnh về việc cần nhanh chóng kết thúc TPP cũng như tiến tới thực hiện hiệp định. Hiện cả Washington và Hà Nội đều có ý chí chính trị để đạt được TTP. Tôi lạc quan rằng chúng ta có thể kết thúc được hiệp định này trong năm nay.
- Vậy khi nào 2 nước có thể thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược, thưa ông?
- Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là nội hàm của quan hệ chứ không phải cái tên của quan hệ. Với 9 trụ cột trong quan hệ của 2 nước, tôi thấy các lãnh đạo của Việt Nam và Mỹ đều rất kỳ vọng về quan hệ đối tác của 2 nước. Họ muốn nhấn mạnh đến tính thực chất, đến những công việc mà 2 nước có thể làm cùng nhau. Điều đó có tính quan trọng hơn nhiều so với cái tên của quan hệ.
- Ông có thể cho biết những nét lớn trong hợp tác quốc phòng giữa 2 nước?
Phía Mỹ sẽ giúp lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và đây là điều rất quan trọng đối với 2 nước. Mục đích của hợp tác cảnh sát biển giữa 2 nước là thực hiện các hoạt động chung, cũng như làm sao để bảo đảm cho tình hình ở khu vực châu Á hòa bình, ổn định, thịnh vượng; làm sao để các nước trong khu vực tuân thủ hợp tác quốc tế và không nước nào có hành động đe dọa các nước khác.
Điều này sẽ giúp các nước được hưởng lợi từ các tuyến hàng hải tự do, giúp hàng hóa được vận chuyển tự do giữa các nước. Chúng tôi sẽ tiếp tục giúp đỡ Việt Nam và hợp tác với Việt Nam.
- Những sự trợ giúp về năng lực cảnh sát biển nằm trong chính sách nào của Mỹ, thưa ông?
- Mỹ không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Song, chúng tôi có quan điểm và niềm tin mạnh mẽ vào việc giải quyết các tranh chấp đó như thế nào. Mỹ đã làm rất nhiều việc để giúp Việt Nam nâng cao năng lực giám sát biển cũng như hợp tác về an ninh hàng hải.Chúng tôi muốn mọi tranh chấp cần phải được giải quyết theo con đường ngoại giao hòa bình và tôn trọng luật pháp, không sử dụng vũ lực. Chính sách của Mỹ là cung cấp, hỗ trợ cho các đồng minh, các đối tác của mình năng lực để họ tự bảo vệ. Điều này cũng nhằm giúp khu vực xây dựng những cơ chế pháp lý để giải quyết bất đồng, tranh chấp một cách hòa bình.
Điểm mấu chốt là để thực hiện các hoạt động ngoại giao thì cần phải thông qua ASEAN và Mỹ là một người bạn của ASEAN. Chúng tôi muốn các nước ASEAN vững mạnh hơn.
Điểm mấu chốt là để thực hiện các hoạt động ngoại giao thì cần phải thông qua ASEAN và Mỹ là một người bạn của ASEAN. Chúng tôi muốn các nước ASEAN vững mạnh hơn.
Lam Phương
(Người lao động)--Phó Chủ tịch tập đoàn sản xuất vũ khí lớn của Mỹ thăm Việt Nam
HÀ NỘI (NV) .- Ông Patrick M. Dewar, Phó chủ tịch đặc trách phát triển thương vụ quốc tế của tập đoàn kỹ nghệ quốc phòng Mỹ Lockheed Martin, cùng một phái đoàn tới Việt Nam thảo luận với Bộ Quốc Phòng nước này.
Máy bay tuần biển, chống tàu ngầm Orion P-3 do công ty Lockheed sản xuất đang được Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới sử dụng. Hà Nội đang muốn mua. (Hình: AFP/Getty Images)
Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) chỉ đưa ra một bản tin ngắn nói “Chiều 20/1/2015, tại Hà Nội, Thượng tướng Trương Quang Khánh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp ngài Patrick M. Dewar, Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Lockheed Martin nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam”.
Theo TTXVN tướng Khánh “đánh giá cao vai trò của Tập đoàn Lockheed Martin trong hợp tác với các công ty của Việt Nam, nhất là trên lĩnh vực công nghệ thông tin và các dự án khác tại Việt Nam”. Đồng thời thuật lời ông Dewar nói “Thời gian tới, Tập đoàn Lockheed Martin mong muốn có cơ hội được hợp tác với Bộ Quốc phòng Việt Nam trên các lĩnh vực mà phía Tập đoàn có thế mạnh”.
Tập đoàn Lockheed Martin là một trong những nhà thầu hàng đầu cung cấp trang bị quốc phòng cho quân đội Hoa Kỳ với những sản phẩm tối tân nhất từ vệ tinh, hỏa tiễn, chiến đấu cơ, hệ thống tác chiến điện tử. Khoảng 74% lợi tức của công ty đến từ bán sản phẩm cho quân đội Mỹ.
Việt Nam cũng từng là khách hàng của Lockheed Martin khi mua hai vệ tinh viễn thông và hệ thống kiểm soát. Hai vệ tinh này hiện đang bay trên quỹ đạo.
Không có một chi tiết nào về phái đoàn của ông Dewar thảo luận tại Việt Nam được tiết lộ. Hồi Tháng Tư năm 2013, theo một bản tin trên tạp chí anh ninh quốc phòng nổi tiếng Jane's Defense và tạp chí Military Industry Today, ông Clay Fearnow, giám đốc chương trình tuần tra biển của Lockheed Martin nói cho biết như vậy tại của triển lãm hàng năm LAAD Defense and Security 2013 tổ chức ở Rio de Janeiro (Ba Tây).
“Nhà cầm quyền CSVN dự trù yêu cầu chính phủ Mỹ chấp thuận bán cho một số máy bay tuần tra biển P-3 Orion”. Thời gian đó, tạp chí Jane thuật lại như vậy và nói Hải quân của Hà Nội muốn mua số lượng lên tới 6 chiếc P-3 Orion “thặng dư” hiện đang tồn kho để tuần tiễu 3,500km bờ biển và 1,396,299 km2 vùng biển đặc quyền kinh tế (EEZ).
“Hải quân Việt Nam rất muốn mua các chiếc P-3 mà (chính phủ Mỹ) hậu thuẫn cho chương trình này tiến hành”. Ông Fearnow nói.
Tuy nhiên, theo lời ông, các chiếc máy bay P-3 Orion nếu bán cho Việt Nam chỉ có các trang bị điện tử săn tìm, không có trang bị võ khí tiêu diệt hay tấn công (tàu chiến hay tàu ngầm). Thí dụ chỉ được trang bị hệ thống dò tìm hồng ngoại tuyến FLIR (Forward Looking Infrared) và các hệ thống điện tử khác.
Tin tức bán máy bay tuần tra biển Orion P-3 lại được hâm nóng hồi đầu Tháng 12/2014 khi Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao CSVN Phạm Bình Minh đến thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Khi tiếp ông Minh, Bộ ngoại giao Mỹ cho hay ngoại trưởng John Kerry đã thông báo là Hoa Kỳ quyết định hủy bỏ một phần cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam.
Tuy lệnh cấm vận được bãi bỏ một phần nhưng chỉ cứu xét từng trường hợp một và cũng còn tùy thuộc vào sự tiến bộ nhân quyền tại Việt Nam. Mọi quyết định bán võ khí cho nước ngoài đều phải được thông qua tại Quốc Hội mà không ít dân biểu từng biểu quyết chấp thuận các nghị quyết lên án nhà cầm quyền Hà Nội tiếp tục đàn áp nhân quyền.
Ông Patrick M. Dewar (trái), một Phó chủ tịch của tập đoàn kỹ nghệ quốc phòng Lockheed Martin thảo luận với tướng Trương Quang Khánh, thứ trưởng Quốc phòng CSVN tại Hà Nội. (Hình: QĐND)
Một số tướng lãnh hàng đầu Hoa Kỳ từng tới Hà Nội những tháng gần đây, gồm cả Chủ tịch liên quân Martin Dempsey đến Việt Nam hồi Tháng 8-2014. Một số ít tin tức hé lộ cho thấy Hoa Kỳ có thể ưu tiên giúp Việt Nam cải thiện khả năng phòng vệ biển như cung cấp một số tàu tuần và máy bay tuần tra biển.
Giữa tháng 12/2014, Đô đốc Harry Harris, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương cùng một phái đoàn đến Hà Nội bàn chuyện “hợp tác Hải quân Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực thúc đẩy quan hệ quốc phòng hai quốc gia”, theo TTXVN.
Mới ngày 19/1/2015, Đại tướng Vincent Brooks đang đảm nhiệm chức Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ “đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam”, theo TTXVN.
Phái đoàn ông Patrick M. Dewar đặc trách phát triển thương vụ quốc tế đến Hà Nội lúc này chắc không phải là đi du lịch hay trốn bão tuyết ở Hoa Thịnh Đốn. (TN)
Tướng Dempsey: 'Kẻ thù trong quá khứ có thể thành bạn thân'
-Tin Lề Đường-Diễn dịch thông điệp của Đại Tướng - Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mỹ - Martin Demsey tại buổi họp báo ngày 16/8/2014 ở Lãnh Sự Quán Mỹ -TpHCM
(Dựa trên nguồn báo Thanh Niên)
-Đại tướng Dempsey nhấn mạnh: “Trong chuyến thăm lần này, tôi đã nói với người đồng cấp Việt Nam của mình là cách đây 44 năm (năm 1970, thời ông Dempsey bắt đầu học tại Trường võ bị West Point - PV), tôi không thể nào hình dung được ngày hôm nay tôi lại có mặt tại đây, và có những cuộc đối thoại với những chủ đề hoàn toàn khác so với thời chiến”.
+Diễn dịch: Với kinh nghiệm và hiểu biết về hai hệ thống chính trị bài xích nhau giữa tư bản và cộng sản của ông, đại tướng Dempsey không thể hình dung được là hai bên có thể đi đến liên minh quân sự nhanh như vậy (44 năm), có lẽ ông nghĩ ít ra cũng phải lâu hơn nữa chăng ???
-Tuổi Trẻ: Trong Hội nghị Bộ trưởng ASEAN diễn ra tại Myanmar hồi tuần rồi, Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị của Mỹ kêu gọi các bên có tranh chấp tại biển Đông tự nguyện ngừng các hành động gây hấn. Washington sẽ có phản ứng gì tiếp theo trước động thái này của Trung Quốc nhằm đảm bảo an ninh trong khu vực?
- Trả lời: - Quyết định của Trung Quốc không chấp nhận một đề xuất hợp lý như thế là một tín hiệu không may mắn cho [an ninh] khu vực và cả toàn cầu. Phần thứ hai của câu hỏi liên quan đến việc Mỹ sẽ phản ứng như thế nào, theo tôi, là không đúng trọng tâm. Tôi nghĩ câu hỏi nên là cả khu vực sẽ phản ứng như thế nào trước động thái trên của Bắc Kinh. Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp biển Đông nhưng chúng tôi rất quan tâm về kết quả xung quanh tranh chấp. Và lẽ dĩ nhiên, không ai mong đợi nhìn thấy kết quả là việc sử dụng vũ lực. Mỹ cam kết trở thành một đối tác của một Việt Nam mạnh mẽ, độc lập và thịnh vượng. Chúng tôi đều thống nhất rằng, trước những diễn biến mới nhất trên biển Đông, câu hỏi phù hợp là cả ASEAN sẽ phản ứng như thế nào, hay các quốc gia liên quan sẽ hợp lực có những phản ứng mạnh mẽ hơn như thế nào. Không nhất thiết là phải hỏi Mỹ nên phản ứng như thế nào.
+ Diễn dịch: Trung Quốc là tác nhân "không may mắn" của khu vực Biển Đông. Các bạn không nên nghĩ là Mỹ sẽ thế nào. Mỹ sẽ nhìn các bạn phản ứng trước tiên thế nào, sau đó Mỹ mới có quyết định. Các bạn phải tự mình có quyết tâm trước đã. Mỹ sẽ không ủng hộ lập trường của bất kỳ bên nào trong khi đang tranh chấp. Nhưng Mỹ sẽ ủng hộ áp dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp. Mỹ sẽ không ủng hộ bên nào dùng vũ lực phi lý. Mỹ sắp trở thành đối tác quan trọng của Việt Nam, và từ đó Việt Nam sẽ như Mỹ, sẽ trở nên mạnh mẽ, độc lập và thịnh vượng. (chứ không như lâu nay VN là đối tác quan trọng của TQ và cuối cùng trở nên mất độc lập, yếu nhược và nghèo khó) Chúng tôi (nước Mỹ) đã thống nhất quan điểm là các nước bị cuốn vào tranh chấp phải có động thái tự lập trước khi vận động Mỹ ủng hộ, Mỹ không đi trước. các bạn phải tự cứu mình trước khi Mỹ cứu.
* Thanh Niên: Với việc Mỹ và Việt Nam chưa có hiệp ước quân sự và ông vừa đón tiếp người đứng đầu Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ngay tại Washington, cần nhìn nhận chuyến thăm Việt Nam lần này của ông như thế nào? Trung Quốc đang cố gắng tối đa để làm cho châu Á tin là Mỹ sẽ không thể giữ vững cam kết bảo đảm an ninh khu vực của mình tại khu vực. Họ có đúng không, thưa ông?
- trả lời: - Tôi đã không mời thượng tướng Đỗ Bá Tỵ (Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam) đến Washington và cũng không đến đây chỉ để xoáy vào vấn đề Trung Quốc. Tôi đến đây là để tập trung thảo luận về quan hệ quân sự giữa Mỹ và Việt Nam. Đương nhiên, cái bóng của chủ đề về Trung Quốc vẫn cứ thấp thoáng trong các cuộc đối thoại. Thế nhưng, tôi muốn nhấn mạnh hầu hết các chủ đề chúng tôi thảo luận là về làm thế nào đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có đều có lợi ích liên quan như: an ninh biển, hỗ trợ nhân đạo và giảm thiểu thiên tai, hay gìn giữ hòa bình… Tuy nhiên, chúng tôi cũng tận dụng cơ hội này để trao đổi với các lãnh đạo của Việt Nam cũng như đủ mọi thành phần từ các lĩnh vực khác nhau để có cái nhìn rộng hơn về tất cả các vấn đề, trong đó có các vấn đề liên quan đến địa chính trị. Tôi đã tiếp xúc từ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho đến một thuyền trưởng trẻ ở Đà Nẵng. Tất cả các cuộc gặp đều rất khả quan.
+ Diễn dịch: Tôi và tướng Tỵ gặp nhau ở Mỹ và ở VN là kết quả của 1 chiến lược lâu dài và không chỉ là vấn đề đối kháng Trung Quốc mà là thúc đẩy các vấn đề có lợi cho quân sự hai nước. Chúng tôi (người Mỹ) tận dụng cơ hội này (lúc VN đang cần Mỹ vì bị TQ ép) đã cùng trao đổi với các quan chức khác nhau trong VN để tác động nhận thức của họ cùng nhìn rộng ra như chúng tôi, trong đó có vấn đề tầm quan trọng địa chính trị của VN (vị trí yết hầu của con đường hàng hải Biển Đông và kênh đào Kra, tuyến đường vận tải xuyên á, kênh Suez cạn) để quan chức VN ở các thành phần (đảng, chính phủ, Quốc hội, nhân dân..) thấy rõ cái đó và biến nó thành lợi thế quốc gia. Tôi thấy khả quan sau khi gặp Thủ Tướng NTD và cả người dân (chính phủ và người dân đồng thuận "hướng về Mỹ", và có vẻ như thủ tướng VN đã làm đại tướng Dempsey thấy khả quan)
Hỏi: * The New York Times: Ông đã đưa ra một nhận định rất thú vị về việc hình dung quan hệ Mỹ-Việt trong 45 năm tới. Việt Nam sẽ là một đối tác như thế nào của Mỹ vào thời điểm đó? Cụ thể là khi nào Mỹ sẽ gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam?
Trả lời: Tôi không thể không đồng ý về tầm quan trọng và vị thế đặc biệt của Việt Nam đối với khu vực và toàn cầu trong tương lai. Theo tôi, Việt Nam sẽ đóng một vai trò địa chính trị cực kỳ quan trọng trong khu vực và trên thế giới trong những năm tới.
Về câu hỏi liên quan đến việc gỡ bỏ lệnh cấm gỡ bỏ vũ khí sát thương, nó cũng liên quan ít nhiều đến câu hỏi Mỹ sẽ làm gì trước những diễn biến mới trên biển Đông. Đang ngày càng có một sự đồng thuận trong chính trường Mỹ - từ giới quan chức, phi chính phủ, cho đến chính quyền - về việc Việt Nam đang ngày càng có những tiến bộ mà từ đó có thể dẫn đến việc gỡ bỏ lệnh cấm gỡ bỏ vũ khí sát thương từ Washington.
Quan điểm cụ thể từ phía quân sự, tôi cho rằng nếu lệnh cấm được gỡ bỏ (cho tới nay thì tôi chưa biết cụ thể là khi nào), thì động thái này sẽ góp phần tăng cường khả năng hỗ trợ từ phía Mỹ để nâng cao năng lực hải quân cho phía Việt Nam trong lĩnh vực hàng hải - một lĩnh vực đang trở thành mối quan tâm chung của hai nước. Nếu lệnh cấm vận được gỡ bỏ, vũ khí mà Mỹ sẽ cung cấp sẽ bao gồm tất cả các loại khí tài nào phục vụ cho tiêu chí nói trên, bao gồm cả những loại vũ khí mà hải quân Việt Nam chưa được trang bị.
+Diễn dịch: Tôi nhắc lại tầm quan trọng về địa chính trị của VN. Việt Nam rất quan trọng về địa chính trị trong tương lai của các cường quốc (do VN có thể khống chế TQ, kiểm soát biển đông, kênh Kra, Kênh cạn Suez, dẫn dắt Asean) (trong khoảng 45-50 năm, sau đó ưu thế này có thể khác đi do sự diễn biến thay đổi của các trục cường quốc , của KH-KT, của công nghệ vũ khí chiến tranh...?). Về vũ khí sát thương, Mỹ ghi nhận VN có cải cách chính trị nhưng chưa đủ, cần phải tốt và nhanh hơn nữa. Trái bóng đang ở phía Việt Nam. Nếu lệnh cấm dỡ bỏ, Mỹ sẽ giúp VN các vũ khí để VN có thể phát huy tối đa ưu thế địa chính trị của mình.
http://baotreonline.com/Tin-moi/Viet-Nam/dai-tuong-martin-dempsey-chung-ta-buoc-phai-hinh-dung-ve-quan-he-my-viet-45-nam-toi.html-Tướng Dempsey: 'Kẻ thù trong quá khứ có thể thành bạn thân'
WASHINGTON DC (NV) .- Xây dựng lòng tin cậy lẫn nhau là chủ đề cho chuyến viếng thăm Việt Nam lần đầu tiên kể từ năm 1971 đến nay của vị Chủ tịch Liên quân Hoa Kỳ.
Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Liên Quân Hoa Kỳ được thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng quân đội CSVN, trải thảm đỏ đón rước tại Hà Nội ngày 14/8/2014. (Hình: D. Myles Cullen -Bộ Quốc Phòng Mỹ)
Theo bản tin của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu 15/8/2014, đại tướng Martin E. Dempsey đã gặp mặt thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, người đồng cấp của Việt Nam tại Hà Nội. Hai người đã không những thảo luận về mối quan hệ quân đội với quân đội của hai nước, mà cả về những di sản của chiến tranh để lại từ nửa thế kỷ trước.
Bài viết trên báo của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ nói rằng chuyến thăm viếng của ông Dempsey là một thông điệp cho khu vực rằng Hoa Kỳ nghiêm chỉnh thực hiện chương trình xoay trục về Á Châu Thái Bình Dương cho dù lực lượng quân sự Hoa Kỳ đang phải đối diện với những thử thách ở nhiều phần khác của thế giới.
Ông Dempsey cho hay trong cuộc phỏng vấn trên báo USA Today rằng ông tốt nghiệp từ Học Viện Quân Sự Hoa Kỳ năm 1974 nên quá trễ để phục vụ trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
“Tôi nói với tướng Tỵ rằng 'tôi đã được chuẩn bị 4 năm đầu tiên của đời binh nghiệp là để chiến đấu chống ông.” Ông Dempsey nói. “Cho nên có một cái gì đó sâu xa về việc tôi có mặt ở đây bây giờ để cố xây dựng một mối quan hệ dựa trên căn bản các lợi ích chung”.
Theo lời ông, cả hai nước đều có những lợi ích chung. Vị trí địa chiến lược của nước Việt Nam, nằm giữa Trung Quốc và Đông Nam Á, làm cho nước này trở thành nước có yếu tố quan trọng để tìm giải pháp hòa bình cho những vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
Hai nhà lãnh đạo quân sự đã thảo luận nhiều vấn đề đã có từ lâu liên quan tới chiến tranh Việt Nam, gồm cả chương trình đối phó với thuốc khai quang, tìm và hồi hương hài cốt các người Mỹ mất tích trong chiến tranh cũng như giải quyết vấn đề bom mìn sót lại tại nhiều khu vực chiến trường. Ông Dempsey nói rằng hai bên hợp tác với nhau chặt chẽ trên các vấn đề vừa kể.
Tất cả mọi mối quan hệ đều có nền tảng trên niềm tin “và điều đó không xảy ra qua đêm”, ông nói. Quân đội Việt Nam và Hoa Kỳ đang hợp tác với nhau trên các lãnh vực như an ninh đường biển, cứu trợ thảm họa và trợ giúp nhân đạo.
“Chúng tôi đã có những thỏa thuận trên nguyên tắc về gia tăng mức độ và chiều sâu của các cuộc thảo luận giữa hai bên để có thể hiểu nhau hơn về chiến lược dài hạn của nhau ở khu vực”. Ông Dempsey nói. “Đó là cái chỗ chúng tôi đạt nhiều tiến bộ nhất.”
Theo lời ông, ông thấy hai bên chia xẻ nhiều thông tin hơn về lãnh vực biển cũng như hợp tác nhiều hơn về thực thi pháp luật trên biển.
“Chúng tôi hiện đang hợp tác với nhau chặt chẽ nhất với lực lượng cảnh sát biển, thiết lập lực lượng thực thi pháp luật trên biển đủ sức bảo vệ khu vực đặc quyền kinh tế của họ để họ đừng quân sự hóa.” ông nói.
Ông Dempsey nhấn mạnh rằng lợi ích của Hoa Kỳ tại Việt Nam không phải là để chống lại Trung Quốc.
“Cái bóng Trung Quốc bao trùm khu vực”. Ông nói. “Mọi người cho rằng lợi ích của chúng ta chỉ là (chống) Trung Quốc. Không phải vậy.”
Theo lời ông, chương trình tái cân bằng lực lượng về Á Châu Thái Bình Dương là không thể tránh khỏi vì khu vực tăng trưởng và phát triển ảnh hưởng mọi mặt từ kinh tế đến chính trị và ngoại giao. Đây là lần đầu tiên vị Chủ tịch Liên quân Dempsey đến Việt Nam và ông ngạc nhiên trước sự sinh động và đa dạng của thành phố Hà Nội.
“...Đứng trên đài nhận nghi lễ danh dự, nghe quốc thiều của hai nước và nhìn thấy hai lá cờ bay cạnh nhau, theo tôi nhiều khi kẻ thù trong quá khứ có thể trở thành bạn thân.” Ông Dempsey nói. “Điều đó không thể xảy ra mà không có các nỗ lực, nhưng tôi nghĩ khả năng là có.” (TN)
-Đại tướng, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ thăm Việt Nam
(NLĐO)- Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao quân đội Mỹ lần đầu thăm chính thức Việt Nam từ 13 đến 16-8 nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa quân đội và nhân dân hai nước.
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ và Đại tướng Martin Dempsey trong chuyến thăm Mỹ tháng 6-2013
Đoàn đại biểu cấp cao quân đội Mỹ do Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, làm trưởng đoàn đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 13 đến 16-8 theo lời mời của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ thăm chính thức Việt Nam và cũng là chuyến thăm đáp lễ sau chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ vào tháng 6-2013.
Sáng nay 14-8, ngày sau lễ đón chính thức tại trụ sở Bộ Quốc phòng ở Hà Nội, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ và Đại tướng Martin Dempsey dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao quân đội hai nước tiến hành hội đàm.
Dự kiến trong thời gian thăm và làm việc tại Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Đại tướng Martin Dempsey và đoàn đại biểu cấp cao quân đội Mỹ sẽ đến chào xã giao Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh; thăm TP Đà Nẵng và Dự án xử lý môi trường ô nhiễm chất dioxin và một số đơn vị trên địa bàn…
Chuyến thăm Việt Nam của Đoàn đại biểu cấp cao quân đội Mỹ do Đại tướng Martin Dempsey dẫn đầu nhằm góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị giữa quân đội và nhân dân hai nước, phù hợp với quan hệ đối tác toàn diện đã được thiết lập giữa hai nước. Trong dịp này, hai bên sẽ cùng đánh giá kết quả hợp tác quốc phòng song phương trong thời gian qua trên cơ sở “Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương” và thống nhất phương hướng hợp tác trong thời gian tới.
Hai bên cùng nhìn nhận, đánh giá về quan hệ hai nước nói chung và quan hệ quốc phòng nói riêng; thống nhất phương hướng hợp tác, trong đó tập trung vào các lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh, tìm kiếm cứu nạn; cứu trợ thảm họa thiên tai, đào tạo; tăng cường chia sẻ thông tin, hợp tác thực thi pháp luật trên biển.