Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Một chiến lược đầy tham vọng và nghiệt ngã

Lá bài Syria và Ukraina trong tay Nga và Mỹ

Lữ Giang

Trong bài “Một chiến lược đầy tham vọng và nghiệt ngã” chúng tôi đã trình bày một số tài liệu căn bản cho thấy chiến lược của Hoa Kỳ về Trung Đông hiện nay là hình thành một “Trung Đông Mới” có khả năng khống chế và phân hóa các thế lực Hồi Giáo, nắm các cơ sở sản xuất dầu hỏa để các nước này không còn đủ phương tiện gây rối. Hoa Kỳ cũng đang tìm cách loại dần Nga và Trung Quốc ra khỏi Trung Đông, vì hai cường quốc này có thể gây trở ngại cho các chủ trương nói trên của Mỹ.

Có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã âm thầm từ bỏ Trung Đông, đi tìm tài nguyên ở các vùng khác, đồng thời biến Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc. Hoa Kỳ đã có nhiều hành động chứng tỏ đang “xoay trục” về Á Châu Thái Bình Dương để ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc, nhưng trong thực tế đó chỉ là những kịch bản để trấn an các nước trong vùng. Biển Đông ngày nay không còn thuộc quyền của các nước trong vùng nữa mà trở thành món hàng trao đổi giữa Mỹ và Trung Quốc giống như miền Nam Việt Nam trước đây.
Trong khi đó, Nga dùng lá bài Syria chống lại một số chủ trương của Mỹ ở Trung Đông, còn Mỹ dùng lá bài Ukraina để đối phó với Nga. Bình luận gia Ronn Torossian cho rằng Putin đang chơi bài tây (cards) và đang nắm những con bài chủ, còn Obama chơi cờ vua (chess). Ai sẽ thắng ai?
NGA DÙNG LÁ BÀI SYRIA
Trong chiến lược Trung Đông, sau khi ổn định Iraq Hoa Kỳ sẽ phải thanh toán Syria vì đây là quốc gia đã từng gây ra nhiều biến loạn ở Trung Đông. Cố Tổng Thống Hafez al-Assad (1970 -2000) cũng như Tổng Thống Bashar al-Assad hiện nay đều chủ trương hình thành một quyền lực có thể lãnh đạo khối Hồi Giáo và thường yểm trợ cho Hezbollah và các du kích quân Shiite ở Lebanon chống lại Israel. Hoa Kỳ đã thành lập, huấn luyện và trang bị cho Quân Đội Syria Tự Do để chống lại chính quyền Bashar al-Assad, nhưng tổ chức này chẳng làm nên cơm cháo gì. Cuối cùng, qua Saudi Arabia, Hoa Kỳ đã xử dụng các lực lượng thánh chiến Hồi Giáo để chiếm 1/3 Syria và phía bắc Iraq, và hình thành một vùng mới do giáo phái Sunni lãnh đạo, nhưng điều khốn nạn là lực lượng này lại rơi vào tay Nhà Nước Hồi Giáo, một tổ chức Hồi Giáo quá khích.
Năm ngoái, Hoa Kỳ dự tính mở cuộc tấn công vào Syria “vì tàng trữ võ khí hóa học” để cứu vãn các lực lượng kháng chiến chống Bashar al-Assad, nhưng bị dư luận trong và ngoài nước chống đối. Nga đã can thiệp bằng cách đưa ra đề nghị Syria giao nạp võ khí hóa học. Cả Syria lẫn Hoa Kỳ đã đồng ý. Nga thừa biết đây chỉ là kế hoãn binh. Sau khi võ khí hóa học được giao nạp, Hoa Kỳ sẽ viện lý do khác để đánh chiếm Syria như “bảo vệ người dân” chẳng hạn. Sự tàn bạo của nhóm Nhà Nước Hồi Giáo cũng được coi là một lý do chính đáng để mở cuộc tấn công.
Liệu khi Hoa Kỳ tấn công Syria, Nga có chống lại hay không? Trong quá khứ, Nga đã hai lần phủ quyết nghị quyết tấn công Syria của Hội Đồng Bảo An LHQ, nhưng các nhà phân tích tin rằng khi tình hình gay cấn, Nga không có lợi gì nhiều để bảo vệ Syria. Căn cứ hải quân của Nga tại cảng Tartus được thiết lập từ thời Liên Sô đã được rút đi. Trong nhiều thập kỷ qua, Syria đã mua vũ khí chủ yếu từ Nga, bao gồm các máy bay chiến đấu MiG, trực thắng chiến đấu, xe tăng T-90s, hệ thống phi đạn phòng vệ bờ biển Bastion, hệ thống phòng vệ phi đạn tối tân S-300... Để bù đắp những thiệt thòi khi Nga phải từ bỏ Syria, một nguồn tin nói rằng Saudi Arabia đã “đi đêm” với Nga và đề nghị một hợp đồng vũ khí trị giá tới 15 tỷ USD vào đầu tháng 8 để Nga ngừng ủng hộ chính quyền al-Assad.
Tuy nhiên, theo ông Rusla Pukhov, Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ TsAST của Nga, số vũ khí Nga bán cho Syria chỉ khoảng 5% tổng số lượng vũ khí mà nước này bán ra, thấp hơn rất nhiều so với các đối tác chủ yếu của Nga như Ấn Độ, Indonesia hay Malaysia, nên nó không phải là một cái gì quá quan trọng. Vấn đề là nếu để Mỹ chiếm Syria, Nga cũng sẽ mất vị thế ở Trung Đông giống như Trung Quốc.
Tờ Le Figaro của Pháp nhận định rằng Nga sẽ không có nhiều biện pháp hiệu quả để ngăn cản phương Tây xử dụng hành động quân sự. Thực tế đã cho thấy rằng khi Mỹ và phương Tây quyết đánh thì Nga hay Liên Hợp Quốc cũng không ngăn cản được.
MỸ DÙNG LÁ BÀI UKRAINA
Như chúng ta đã biết, để củng cố và bành trướng chủ nghĩa cộng sản, ngày 30.12.1922 các cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Nga và một số nước Đông Âu đã ký hiệp ước thành lập Liên bang Cộng Hoà Sô Viết, gọi tắt là Liên Sô. Liên Bang này gồm 15 nước là Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Gruzia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Litva, Moldova, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraina và  Uzbekistan.
Năm 1949, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization - NATO) được Hoa Kỳ và một số nước ở châu Âu thành lập để ngăn chận sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Ngày 14.5.1955, Liên Sô và các nước cộng sản Trung và Đông Âu đã họp tại Warszawa, thủ đô của Ba Lan và thành lập khối Warszawa để đối phó với khối NATO. Nhưng 40 năm sau, từ tháng 4/1989 đến tháng 9/1991, các chế độ cộng sản Đông Âu và Liên Sô lần lượt sụp đổ. Ngày 20.12.1991, các nước thuộc Liên Sô họp và đưa ra tuyên bố “Liên Sô ngưng tồn tại”. Liên bang Sô Viết kể như tan rã. Khối Warszawa cũng tan rã theo.
Khi Liên Bang Sô Viết sụp đổ, NATO không còn lý do tồn tại nữa, nhưng Mỹ và các quốc gia Tây phương vẫn duy trì NATO để “bảo vệ hòa bình thế giới”. Họ mời các nước thuộc Liên Sô cũ và cả Nga tham gia. Cho đến nay, đã có 8 nước thuộc khối Warszawa lần lượt gia nhập khối NATO, khởi đầu là Ba Lan (1999), Hungary (1999) và Cộng hòa Czech (1999), rồi đến Slovakia (2004). Romania (2004), Slovenia (2004), Croatia (2009) và Albania (2009).
Tuy nhiên, năm 2008, khi Gruzia quyết định gia nhập khối NATO thì Nga ngăn chận, vì 70% biên giới Gruzia nằm tiếp giáp với Nga và là cửa ngõ ra Biển Đen. Khi Nga đưa quân can thiệp, quân Gruzia bỏ chạy. Abkhazia và Nam Ossetia tuyên bố ly khai khỏi Gruzia.
Nhưng Hoa Kỳ vẫn nhất quyết đưa Ukraina vào NATO vì vị thế quan trọng của nước này và là nơi có nhiều kỹ nghệ quốc phòng của Nga. Mỹ đã cho tiến hành một kế hoạch khá đơn giản là hình thành các tổ chức “xã hội dân sự” gồm các thành phần thân Mỹ và Âu Châu, tìm cơ hội cướp chính quyền, rồi tuyên bố xin gia nhập Liên Hiệp Âu Châu, sau đó là NATO. Khi các biến loạn xảy ra, chính ông Victoria Nuland, Phụ Tá Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Thượng Nghị Sĩ John McCain đã đích thân đến thủ đô Kiev để yểm trợ “phe ta”.
Nắm rất vững sách lược của Mỹ, Nga đã chuẩn bị kế hoạch đối phó. Ngày 21.2.2014, khi Thủ Tướng Yanukovych của Ukhraina bỏ chạy và bị Quốc Hội truất phế, Nga điều động phe đa số thân Nga ở bán đảo Crimea tuyên bố tự trị và xin sáp nhập vào Nga. Nhưng thảm họa không dừng ở đây. Sau khi Mỹ và các nước Liên Âu áp dụng các biện pháp chế tài đối với Nga, Nga đã xúi giục và yểm trợ các tỉnh có đông người Nga ở phía đông và phía nam Ukraina hình thành các lực lượng ly khai và đòi tự trị. Trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 11.4.2014 tại hai tỉnh Donetsk và Luhansk, một câu hỏi duy nhất đã được đặt ra: “Quý vị có ủng hộ Đạo luật Tự trị của Cộng hòa Nhân dân Donetsk/Luhansk hay không?” Có đến 90% trả lời ủng hộ. Sau đó, một cuộc chiến đã xảy ra giữa quân chính phủ và quân ly khai, nhưng với sự yểm trợ của Nga, quân chính phủ không thể đánh bại quân ly khai được.
Nếu Mỹ và các nước Liên Âu tăng cường thêm các biện pháp chế tài, chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra.
CÁCH NHÌN VỀ VÁN BÀI UKRAINA
Tướng Wesley Clark, cựu tư lệnh của NATO, nói với hãng thông tấn CNN rằng Nga muốn duy trì Ukraine không ổn định để ngăn chận Ukraina gia nhập NATO. Ông nói: "Ông ấy xây dựng năng lực của mình để can thiệp. Ông ấy muốn nó là của Nga.”
Phóng viên Elise Labott của CNN cũng có nhận định tương tự: "Một cách để ngăn chặn từ Ukraine tham gia phương Tây là làm cho nó không ổn định bằng cách giữ cho cuộc nổi dậy này kéo dài."
Nói một cách rõ ràng hơn: Nga quyết định duy trì sự bất ổn ở hai tỉnh Donetsk và Luhansk để nếu Ukraina xin gia nhập NATO, Nga sẽ mở cuộc tấn công gióng như ở Gruzia năm 2008, biến hai tỉnh này thành khu tự trị rồi sát nhập vào Nga. Ukraina sẽ bể làm hai.
Trong cuộc họp báo hôm 28.8.2014 tại Washington, Tổng Thống Obama tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không hành động quân sự để giải quyết vấn đề Ukraine. Những gì chúng tôi đang làm là huy động cộng đồng quốc tế gây áp lực lên Nga.” Lời tuyên bố này cũng có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ không hối thúc Ukraina gia nhập NATO lúc này.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói với hãng tin Itar-Tass trong một cuộc phỏng vấn rằng NATO “đang tìm kiếm một ý nghĩa mới cho sự tồn tại của mình. Nếu như không có Ukraine, thì tôi đảm bảo với các bạn là họ sẽ lại lợi dụng một khía cạnh nào khác trong chính trị nội bộ hoặc đối ngoại của nước Nga để đồn đoán”.
Ông Lavrov chất vấn: “Nếu không còn Hiệp ước Warsaw và Liên Xô, quân đội cũng đã rút thì NATO còn tồn tại để làm gì?”
RỒI UKRAINA SẼ ĐI VỀ ĐÂU?
Người đứng ra để đối phó với tình hình đất nước Ukraina hiện nay là Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk. Ông sinh năm 1974, là một luật sư, năm nay mới 40 tuổi, nhưng đã giữ nhiều chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Bộ Kinh tế (2005-2006), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (2007), lãnh tụ Đảng Đất Cha (Fatherland), một đảng lớn thứ hai ở Ukraina. Ông được chỉ định làm Thủ Tướng kể từ ngày 27.2.2014, đến ngày 24.7.2014 ông xin từ chức, nhưng chưa được Quốc Hội chấp thuận. Qua các cuộc họp báo và nói chuyện của ông, chúng ta thấy ông chưa có nhiều kinh nghiệm về chính trị. Cũng như Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu của VNCH, ông không biết đồng minh và địch đang làm gì nên thường phát biểu và hành động theo cảm tính.
Hôm 29.8.2014 ông đã trình lên quốc hội “dự luật bãi bỏ quy chế không liên minh của Ukraine và khôi phục tiến trình trở thành thành viên NATO.”
Hôm 4.9.2014, ông lại đưa ra kế hoạch xây bức tường biên giới giữa Ukraina và Nga. Ông nói: "Đây sẽ là chuyện xây một bức tường thực sự theo nghĩa đen để lập biên giới quốc gia giữa Ukraine với Liên bang Nga,” và "Dự án Bức Tường sẽ được hoàn thành trong vòng 6 tháng.”  Xem ra bức tường này có vẽ gióng “Phòng tuyến Tuy Hòa” (không tưởng) kéo dài từ Phú Yên đến Tây Minh mà Tổng Thống Thiệu dự định thành lập sau khi rút khỏi Cao Nguyên và miền bắc Trung Phần theo kế hoạch “tái phối trí”!
Tổng Thống Petro Poroshenko không bằng lòng về kế hoạch của ông và ông không còn được đa số trong quốc hội ủng hộ nên ông xin từ chức. Tạp chí Expert của Ukraina viết: “Arseny Yatsenyuk chỉ quyết định nhảy ra khỏi toa tàu trước khi nó đâm xuống, vì thế không ai có thể bắt ông ta chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ.”
Nếu các nhà lãnh đạo Ukraina không biết cách lãnh đạo đất nước như chính phủ Nguyễn Văn Thiệu của VNCH trước 1975, rồi Ukraina cũng sẽ bị biến con bài thí và chịu số phận như VNCH.
Ngày 4.9.2014
Lữ Giang


-Một chiến lược đầy tham vọng và nghiệt ngã
Lữ Giang 8/28/2014
Lời tuyên bố này đã tóm toàn bộ chiến lược của Hoa Kỳ về Trung Đông.

Lúc đầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nói đến một “Trung Đông Lớn Hơn” (Greater Middle East) hay một “Trung Đông Rộng Hơn” (Broader Middle East), nhưng trong chuyến viếng thăm Do Thái và Âu Châu vào tháng 6 năm 2006, khi họp báo tại Tel Aviv, Do Thái, bà Ngoại Trưởng Condoleezza Rice đã dùng danh từ một “Trung Đông Mới” (New Middle East) thay hai danh từ nói trên (xem bản tin cuộc họp báo ngày 21.7.2006 tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ).


Một “Trung Đông Mới” là cái gì mà có thể lan rộng và diệt trừ khủng bố và chế độ chuyên chế? Lời tuyên bố của Tổng Thống Bush lẫn bà Ngoại Trưởng Rice đều chứa những từ ngữ bí hiểm. Các nhà phân tích đã viết khá nhiều bài về những từ ngữ này. Dona J. Stewart đã viết một cuốn sách với tên là “The Greater Middle East and Reform in the Bush Administration's Ideological Imagination” để nói về những bí hiểm này. Nhưng có thể nói đây là một chiến lược đầy tham vọng và nghiệt ngã.

Nhìn vào bản đồ một "Trung Đông Mới” được công bố chúng ta thấy Trung Đông mới bao gồm 22 nước Hồi Giáo của thế giới A-rập, thêm Thổ Nhĩ Kỳ, Do Thái, Pakistan và Afghanistan.

Bản đồ Trung Đông Mới do báo New York Times công bố ngày 28.9.2013, trong đó 5 nước Hồi Giáo A-rập sẽ trở thành 14 nước. Iraq bể thành 3 nước như hiện nay. Lybia và Syria cũng sẽ bể thành 3, còn Yemen có thể bể thành 4, v.v. Không lẽ “dân chủ” có sức mạnh đến như vậy sao?

THỰC HIỆN KẾ “SẤN HỎA ĐẢ KIẾP”

Khi cuộc “cách mạng hoa lài” bùng nổ ở một số nước A-rập, nhiều người Việt đấu tranh tin rằng sau khi đem dân chủ đến cho một số nước chuyên chế tại Trung Đông, cuộc “cách mạng hoa lài” sẽ đem dân chủ đến cho Việt Nam. Nhưng tưởng vậy mà không phải vậy! Ông Putin cho rằng “cách mạng hoa lài” không đem lại “mùa xuân A-rập” mà đem lại ác mộng!

Trong “Tam thập lục kế” của Tàu, có kế thứ 7 là “sấn hỏa đã kiếp”, có nghĩa là theo lửa mà đánh cướp, tức theo lửa mà hành động. Kế này có hai phương thức chính: Phương thức thứ nhất là lợi dụng lúc lửa cháy, tức lúc thời thế rối loại, nương theo đó mà làm cho hỗn loạn thêm rồi thực hiện ý đồ của mình. Phương thức thứ hai là tự phóng hỏa, tức tự tạo nên tình thế hỗn loạn rồi nương vào đó thực hiện điều ta muốn. Khi thực hiện chiến lược “Trung Đông Mới” Hoa kỳ đã dùng cả hai phương thức này.

Như chúng tôi đã nói nhiều lần, kế hoạch Trung Đông của Hoa Kỳ nhắm ba mục tiêu chính sau đây:

(1) Thanh toán các lãnh tụ Hồi Giáo có chủ trương hình thành một chính quyền mạnh có thể lãnh đạo khối Hồi Giáo gióng như đế chế Ottoman ngày xưa.
(2) Nghiền nát hay hủy diệt (eradicate) khối Hồi Giáo cực đoan bằng cách khống chế, phân hóa và để chúng tự thanh toán nhau.
(3) Tìm cách khai thác tối đa dầu lửa ở Trung Đông và loại dần Nga và Trung Quốc ra khỏi Trung Đông.

Nhưng cho đến nay chưa có mục tiêu nào hoàn tất. Với mục tiêu thứ nhất, Hoa Kỳ chỉ mới thanh toán được Saddam Hussein, Mubarak và Gaddafi, còn hai nhân vật nguy hiểm khác là Bashar al-Assad của Syria và Giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei của Iran thì chưa thanh toán được. Với mục tiêu thứ hai, dù ở Iraq, Libya hay Syria, kế hoạch nghiền nát khối Hồi Giáo cực không còn kiểm soát được. Với mục tiêu thứ ba, Hoa Kỳ đang phải đối phó vất vả với Nga ở Iran, Syria và Ukraina, và với Trung Quốc ở Biển Đông.

Chiến thuật “Sán hỏa đả kiếp” hình như đang trở thành “gậy ông đập lưng ông”?

BÃI LẦY SYRIA VÀ IRAQ

Sở dĩ Hoa Kỳ chọn Iraq làm mục tiêu tấn công đầu tiên, không cần sự đồng ý của Hội Đồng Bảo An LHQ vì hai lý do chính:

Lý do thứ nhất là vì Iraq có một trữ lượng dầu lửa rất cao, có thể đem lại một nguồn lợi lớn. Với trữ lượng dầu lửa 143,1 tỷ thùng (2,275×1010 m3) đã được xác định, Iraq được xếp hạng thứ 2 trên thế giới sau Saudi Arabia. Sản lượng dầu đạt 3,4 triệu thùng/ngày vào tháng 12 năm 2012 và dự trù sẽ tăng đến 5 triệu/ngày vào năm 2014 nếu không có gì trở ngại. Hiện nay tại Iraq mới chỉ có khoảng 2.000 giếng dầu đã được khoan, trong khi ở Hoa Kỳ, chỉ riêng tiểu bang Texas đã có khoảng 1 triệu giếng. Do đó, triển vọng ở Iraq rất lớn.

Lý do thứ hai là Hoa Kỳ hy vọng khối Shiite đa số (60%) và khối người Kurd ở bắc Iraq (khoảng 15%) sẽ giúp Hoa Kỳ ổn định tình hình. Nhưng khối Sunni chiếm đa số ở Trung Đông đã dùng chiến thuật khủng bố của Taliban để chống lại khiến tình hình Iraq không bao giờ ổn định được và việc khai thác dầu đang gặp nhiều trở ngại.

Sau Iraq, mục tiêu tiếp theo của Hoa Kỳ là Syria. Ngày 22.7.2006, Tổng Thống Bush tố cáo Syria và Iran đã yểm trợ cho Hezbollah và các du kích quân Shiite ở Lebanon chống lại Israel. Bà Ngoại Tưởng Rice viết trên tờ Washington Post rằng Nghị quyết cấm vận số 1701 của LHQ là một sự thất bại của Iran và Syria. Nhưng năm 2011, để giúp Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy tái đắc cử, Tổng Thống Obama đã ủng hộ cuộc tấn công Libya do Pháp dẫn đầu. Ngày 20.3.2011, tờ Los Angeles Times ở Mỹ đã đăng bài “As France takes the reins on Libya, Sarkozy triumphs” của Kim Willsher nói rõ âm mưu này. Gaddafi đã bị giết, nhưng Sarkozy vẫn thất cử! Mỹ quay lại tìm cách thanh toán Bashar al-Assad.

Một tổ chức có tên là “Quân Đội Syria Tự Do” (Free Syrian Army - FSA) được cơ quan tình báo Hoa Kỳ thành lập tại Thổ Nhĩ Kỳ do cựu Đại tá Riad Assad của Quân Đội Syria làm Tư lệnh, kêu gọi các binh sĩ Syria đào ngũ và tham gia FSA chống lại Bashar al-Assad. Quân đội này được đưa qua Qatar huấn luyện và trang bị rồi cho xâm nhập vào Syria. Trận đánh đầu tiên đã xảy ra ngày 15.12.2011 khiến 27 quân nổi dậy bị tử nạn.

Nhưng khi FSA mở các cuộc tấn công, nhiều tổ chức khác của khối Sunni ở Trung Đông, nhất là các nhóm al-Qaeda, cũng nhảy vào tham chiếm làm cho tình hình rối loạn. Theo tài liệu của LHQ công bố, quân nổi dậy ở Syria có đến 600 nhóm, trong đó có hơn 300 nhóm mang lá cờ đen, biểu tượng của phe Thánh Chiến Hồi Giáo, nổi tiếng nhất là “Mặt trận al-Nusra” (Al-Nusra Front) của al-Qaeda do Abu Mohammed al-Joulani lãnh đạo và “Nhà Nước Hồi Giáo Irak” (Islamic State of Iraq - ISI) của Abu Bakr al-Baghdadi. Có khoảng 3000 quân tình nguyện từ các nước Tây phương và các nước Hồi Giáo ở xung quanh đã đến Syria để tham gia hai tổ chức này. Họ chẳng những chống Tổng Thống Assad mà chống cả Quân Đội Syria Tự Do và chống nhau. Nhiều cuộc chiến đẫm máu đã xảy ra. Họ hành quyết chiến binh của nhóm khác gióng như hành quyết những kẻ thù của Hồi Giáo. Abu Sakkar, người lãnh đạo đơn vị Omar al-Farouq al-Mustakila, đã đè lên thi thể một chiến binh của nhóm khác và nói: “Chúng ta thề trước Thượng đế là sẽ ăn tim gan bọn bay.” Các chiến binh khác đứng xem với ánh mắt đầy thích thú. Nhân loại đang trở về thời trung cổ.

TÍNH HÌNH ĐANG DIỄN BIẾN PHỨC TẠP

Ngoài những võ khí tối tấn mà Nga đã cung cấp cho Syria để chống lại cuộc tấn công của Mỹ và Tây phương, các tổ chức kháng chiến ở Syria gặp nhiều khó khăn khi phải đối phó với các xe tăng và trực thăng chiến đấu của Syria, nhất là T-90S của Nga. Vì thế, Hoa Kỳ đã bán cho Saudi Arabia 15.000 hỏa tiễn chống tăng BCM-71 TOW của Tập Đoàn Raytheon, trị giá trên 1 tỷ USD. Saudi Arabia còn mua khoảng 4.000 hỏa tiển chống tăng Konkurs của Nga. Tất cả để cung cấp cho Quân Đội Syria Tự Do. Điều oái oăm là đa số hỏa tiễn này và nhiều vũ khí khác do Saudi Arabia cung cấp cho FSA đã lọt vào tay của các nhóm al-Qaeda!

Tháng 12/2013 al-Baghdadi đã đề nghi với al-Joulani sát nhập Mặt Trận al-Nusra với ISI để quay lại đánh chiếm Iraq, nhưng Joulani từ chối. Một cuộc chiến đã xảy ra giữa hai lực lượng khiến khoảng 3.000 chiến binh bị giết. Sau đó, đa số tình nguyện quân từ ngoại quốc đến đã bỏ Mặt Trận al-Nusra và gia nhập ISI. Số quân của ISI lên đến từ 8.000 đến 12.000, còn Mặt Trận Nusra chỉ còn khoảng 3.000.

Đầu tháng 6/2014 ISI bắt đầu đánh chiếm các thành phố phía bắc Iraq. Hôm 17.6.2014 ISI chiếm thành phố Baquba chỉ cách thủ đô Baghdad khoảng 60 cây số, nhưng Mỹ chỉ gởi 275 binh sĩ tới bảo vệ sứ quán Mỹ. ISI tuyên bố thành lập Nhà Nước Hồi Giáo (Islamic State – IS). Kết quả, IS đã chiếm được 5 mỏ dầu lớn và nhà máy lọc dầu Baiji của Iraq, cách thủ đô Baghdad 200 km, mỗi ngày có thể cung cấp khoảng 300.000 thùng.

Đầu tháng 8, khi IS tấn công vào vùng Sinjar của người Kurd và đập thủy điện Mossoul ở vùng cực bắc Iraq thì Tổng Thống Obama ra lệnh không quân can thiệp “để bảo vệ người dân”. Vùng người Kurd quản lý có các mõ dầu chứa khoảng 45 tỷ thùng dầu, hiện đang được các công ty sau đây khai thác: Exxon, Total, Chevron, Talisman Energy, Genel Energy, Hunt Oil, Gulf Keystone Petroleum, and Marathon Oil. Mỹ can thiệp là chuyện chẳng có gì khó hiểu.

Không làm ăn được trong vùng dành cho người Kurd, IS quay lại Syria. Hôm 23.8.2014 IS đã tấn công căn cứ không quân Tabqa, gần thành phố Raqqa của Syria. Tại đây có khoảng 1.400 binh sĩ và 700 người. Họ đã tìm cách trốn thoát. Tuy nhiên, khoảng 200 người đã bị IS bắt lại và hành quyết hôm 27.8.2014. Liệu Mỹ có oanh kích lực lượng IS ở Syria như ở bắc Iraq không?

“ĐỂ CHO CHÚNG NÓ GIẾT NHAU”?

Về dầu lửa và khí đốt, hôm 4.7.2014, IS đã đánh bật Mặt Trận Nusra ra khỏi nhà máy lọc dầu al-Omar, một nhà máy lớn nhất ở Syria. Nhưng nhà máy này chỉ còn sản xuất khoảng 30.000 thùng dầu/ngày. Các nhà phân tích cho biết nguồn dầu của Syria bắt đầu cạn dần và không còn hấp dẫn đối với Mỹ nữa.

Việc can thiệp bằng không quân vào Syria cũng không dễ vì hiện nay Nga đã cung cấp cho quân đội Syria những giàn hỏa tiễn địa đối không rất hữu hiệu và đây là những giàn lưu động nên khó phá hủy như của Iraq hay Libya trước đây. Ngoài ra, còn phải đề phòng phản ứng của cả Nga lẫn Trung Quốc.

Hôm 25.8.2014, Ngoại trưởng Syria tuyên bố Damas sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế, kể cả với Washington, để chống lại Nhà Nước Hồi Giáo, nhưng mọi cuộc tấn công tại Syria, đều phải được thực hiện trong hợp tác với chính quyền, nếu không sẽ bị coi là “hành động xâm lược”.

Bản tin của AFP hôm 27.8.2014 cho biết Hoa Kỳ bắt đầu các chuyến bay do thám trên không phận Syria để xác định các vị trí của các nhóm quân của Nhà Nước Hồi Giáo, nhưng cam đoan không hợp tác với chính quyền Syria chống kẻ thù chung. Phát ngôn viên của Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói: “Không có bất cứ một dự án hợp tác nào với chế độ Damas, vào thời điểm chúng ta đang phải đối đầu với đe dọa khủng bố”.

“Để cho chúng nó giết nhau” cũng nằm trong chiến lược hủy diệt (eradicate) các nhóm Hồi Giáo cực đoan mà Hoa Kỳ đã đưa ra. Tại sao lại phải can thiệp? Tuy nhiên, lãnh tụ cực đoan Abu Bakr al-Baghdadi của Nhà Nước Hồi Giáo phải được thanh toán như Bin Laden và Anwar al-Awlaki .

Chiến lược một "Trung Đông Mới" của Hoa Kỳ phải mất từ 10 đến 20 năm mới thấy hiệu quả. Nó không phải là một thứ "mì ăn liền" như một số người Việt đấu tranh tưởng.

Ngày 28.8.2014




-Đàng sau chiến lược của Mỹ
Lữ Giang
Việc thực hiện chiến lược của Hoa Kỳ ở Trung Đông đang gây ra nhiều biến động quan trọng trong nhiều vùng trên thế giới như một dây chuyền: Nga biến bán đảo Crimea của Ukraina thành lãnh thổ của Nga, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 ra khoan thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phiến quân Hồi Giáo Sunni thành lập Nhà Nước Hồi Giáo, mở cuộc tấn công vào vùng của người Kurd ở phía bắc Iraq và Tổng Tống Obama ra lệnh oanh kích "để bảo vệ người dân", v.v. Đa số có thói quen suy nghĩ theo cảm tính tưởng rằng đó là những vấn đề riêng rẽ, nhưng tưởng vậy mà không phải vậy! Nếu quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy tất cả đều là hệ quả của chiến lược của Hoa Kỳ ở Trung Đông.

Trong bài “Từ cuộc chiến với Hồi Giáo thành cuộc chiến Nga - Mỹ” phổ biến ngày 31.7.2014 chúng tôi đã nói rằng sau biến cố 911, chiến lược của Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương gồm hai kế hoạch:


Kế hoạch thứ nhất nghiền nát khối Hồi Giáo cực đoan để những biến cố như thế không tái diễn nữa. Kế hoạch này được mệnh danh là “vẽ lại bản đồ Trung Đông” hay “Trung Đông mới”.


Kế hoạch thứ hai là “đẩy Trung Quốc và Nga ra khỏi Địa Trung Hải để đảm bảo nhu cầu năng lượng của mình” (lời của cựu Thứ Trưởng Tài Chánh Mỹ Paul Craig Roberts).


Đó là chiến lược do nhóm siêu quyền lực Mỹ đưa ra, dù Đảng Cộng Hòa hay Đảng Dân Chủ cầm quyền cũng phải thực hiện. Hôm nay chúng tôi xin triển khai thêm.


VẼ LẠI BẢN ĐỒ TRUNG ĐÔNG


Dưới thời đế quốc Hồi Giáo Ottoman (1299 - 1922) cai trị một vùng rộng lớn xuyên lục địa trong 6 thế kỷ với 36 vị vua, khối Hồi Giáo Trung Đông được đặt dưới quyền thống trị của đế quốc này, sống nghèo khổ và cơ cực. Với sự đồng ý của Nga, đại diện của Anh và Pháp đã ký mật ước Sykes-Picot (Sykes-Picot Agreement) ngày 16.5.1916 có tên chính thức là “Hiệp Ước Tiểu Á” (Asia Minor Agreement) phân chia nhau vùng Trung Đông. Sau thế chiến thứ nhất, đế quốc Ottoman tan rã, hiệp định Versailles được ký ngày 28.6.1919 tại lâu đài Versailles ở Paris và được Hội Quốc Liên phê chuẩn ngày 10.1.1920. Phe đồng minh thắng trận đã chia nhau đế quốc Ottoman. Từ đó tiến tới hình thành dần các quốc gia trong vùng Trung Đông được phân chia như ngày nay sau khi đế quốc Anh và Pháp rút lui khỏi vùng này.


Tuy nhiên, sau vụ 911, một bản đồ “Trung Đông Mới” đã được Trung Tá về hưu Ralph Peters thuộc “U.S. National War Academy” vẽ ra và được phổ biến trên “Armed Forces Journal” vào tháng 6 năm 2006. Ông tin rằng với ranh giới mới mà ông vẽ ra, bản đồ sẽ giải quyết căn bản những vấn đề của Trung Đông ngày nay. Cũng trong tháng 6 năm 2006, khi đến Tel Aviv, Israel, Ngoại Trưởng Mỹ Condoleezza Rice đã nói đến một “Trung Đông Mới” (New Middle East). Với bản đồ mới này, một số nước Trung Đông sẽ bị bể ra thành nhiều mảnh.


Báo New York Times ngày 28.9.2013, dưới đầu đế “How 5 Countries Could Become 14” (Làm thế nào để 5 nước trở thành 14) đã công bố bản đồ Trung Đông Mới, khởi đầu từ Syria và Iraq: (1) Kurd ở bắc Iraq nối kết với Kurd ở Syria làm thành một vùng tự trị của người Kurd ở cực bắc Iraq. (2) Giáo phái Sunni thành lập một quốc gia mới gồm một phần Syria và một phần bắc Iraq. (3) Giáo phái Shiite giữ phần phía nam Iraq. Ngày nay sự phân chia này đã được thực hiện.


Điều đáng ngạc nhiên là sự hình thành Nhà Nước Hồi Giáo Iraq để chiếm vùng đã định cho người Sunni. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế về "Cán cân Quân sự 2013", Mỹ dự trù bán cho Saudi Arabia 15.000 hỏa tiễn chống tăng Raytheon, trị giá trên 1 tỷ USD. Lúc đó Saudi Arabia đang có hơn 4.000 tên lửa này. Saudi Arabia mua các tên lửa chống tăng để làm gì? Sau đó các nguồn tin cho biết Saudi Arabia đã cung cấp võ khí cho al-Qaeda và kháng chiến quân ở Syria! Lãnh tụ Sunni là Abu Bakr al-Baghdadi đã đánh cướp những vũ khí này và dùng nó để quay về chiếm phía bắc Iraq và thành lập Nhà Nước Hồi Giáo (Islamic State)!


Vì Hoa Kỳ không chịu cấp vũ khí cho Iraq chống lại loạn quân Sunni nên Thủ Tướng Maliki phải đi mua vũ khí của Nga đồng thời liên kết với Iran và Syria thành một vòng đai bảo vệ khối Shiite về cả quyền lợi kinh tế lẫn quân sự của phe Shiite. Hoa Kỳ tố cáo ông ta không liên kết được các thành phần sắc tộc và giáo phái nên tìm cách loại. Thật sự Hoa Kỳ không muốn khối Shiite ở Iraq vượt ra ngoài ranh giới đã được “vẽ lại”!


Ngày 11.8.2014, ký giả Brad Plumer đã viết một bài khá dài trên vox.com nói về việc quân của Nhà Nước Hồi Giáo Iraq mở cuộc tấn công vào các khu dầu hỏa trong vùng của người Kurd ở phía bắc Iraq, nơi các công ty dầu lửa của Mỹ như Chevron, Genel, ExxonMobil đang khai thác và Tổng Tống Obama đã ra lệnh oanh kích để "bảo vệ người dân" và cứu trợ nhân đạo!


Chuyện “vẽ lại bản đồ Trung Đông” còn dài, chúng tôi sẽ nói trong một bài khác.


HOA KỲ GIỮA HAI THẢM HỌA


Có hai thảm họa mà Hoa Kỳ và các cường quốc Tây phương đang phải đối phó là sự vùng dậy của các nhóm Hồi Giáo quá khích và sự bành trướng của Trung Quốc. Nhưng thảm họa thứ nhất nguy hiểm hơn, cần phải trấn át ngay. Tuy nhiên, ông Walter Russell Mead, giáo sư khoa quan hệ quốc tế thuộc Đại học Bard ở New York đã báo động: “Nếu nguồn cung cấp dầu ở vùng Vịnh bị cắt đứt, các nền kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu chắc chắn sẽ sụp đổ, kéo theo hệ lụy đối với hệ thống tài chính Mỹ.”


Thực tế là cuộc tấn công Hồi Giáo ở Trung Đông đã và đang gây thiệt hại cho cả Trung Quốc lẫn Nga. Một thí dụ cụ thế, khi các nước Tây phương tấn công Lybia, Trung Quốc đang có 75 công ty hoạt động đầu tư ở đây. Số lượng cán bộ và nhân viên Trung Quốc ở Libya vào đầu năm 2011 là 36.000 người, tổng giá trị các hợp đồng mà Trung Quốc đã ký kết với Lybia gồm hơn 50 dự án đầu tư xây dựng lên đến 18,8 tỷ USD. Cuộc đánh chiếm Libya đã làm Trung Quốc trắng tay.


Như chúng tôi đã trình bày, khi nói chuyện với Press TV, ông Paul Craig Roberts, cựu Thứ trưởng Tài chính Mỹ và hiện là biên tập viên của tờ Wall Street Journal, cho biết sở dĩ Mỹ phải chiếm Libya vì Libya kiểm soát một phần của bờ biển Địa Trung Hải vượt ra ngoài tầm tay của Mỹ. Một lý do khác là “chúng tôi muốn đẩy Trung Quốc và Nga ra khỏi Địa Trung Hải để đảm bảo nhu cầu năng lượng của mình”. Nhưng khi được hỏi tại sao lúc đó Nga và Trung Quốc không phủ quyết nghị quyết của Hội Đồng Bảo An LHQ, ông nói: “Chúng tôi không biết các lý do, nhưng chúng tôi biết họ đã nhịn và họ không đồng ý về chính sách và họ tiếp tục chỉ trích nó.”


Nếu Mỹ và Tây phương tấn công Syria, Trung Quốc cũng sẽ mất nhiều hơn ở Lybia. Trung Quốc đang nhập cảng của Iran khoảng 20% tổng số dầu nhu cầu của Trung Quốc. Hiện nay Nga đang sừng sổ với Mỹ còn Trung Quốc nhịn. Tại sao Trung Quốc nhịn? Nhiều dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ đã ngầm để cho Trung Quốc khai thác dầu ở Biển Đông cho êm chuyện, vì họa Hồi Giáo nguy hiểm hơn phải thanh toán trước, còn “họa da vàng” (péril rouge) diễn biến chậm, để một hai chục năm nữa cũng chưa muộn.


CHỈ LÀ CHIẾN THUẬT TRẤN AN


Việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã gây nhiều hoang mang đối với các nước trong vùng, nên Mỹ phải tìm cách trấn an. Ngày 13.7.2014, Thượng Viện Hoa Kỳ đã thông qua nghị quyết về Biển Đông, yêu cầu Trung Quốc phải trở lại nguyên trạng trước ngày mùng 1 tháng 5, tức trước ngày Bắc Kinh đưa dàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động trong thềm lục địa của Việt Nam.


Hôm 8.8.2014, Thượng nghị sĩ John McCain tuyên bố đã đến lúc Hoa Kỳ nên nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, vì Hà Nội đã có tiến bộ về nhân quyền. Nhưng ông nhấn mạnh Hà Nội cần cải thiện nhân quyền đủ để đạt được sự ủng hộ đó. “Cải thiện nhân quyền” nói ở đây có nghĩa là Việt Nam phải xa dần Trung Quốc ra!


Ngày 13.8.2014 Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mỹ, đã đến thăm Hà Nội. Đài BBC ngày 14.8.2014 nói: “Sự kiện này diễn ra sau một loạt các chuyến đi của chính giới Mỹ tới Việt Nam, gây phỏng đoán về quyết định bỏ cấm cận vũ khí sát thương của Mỹ đối với Việt Nam, mở đường cho quan hệ quốc phòng giữa hai nước cựu thù.”


Nhưng kết quả hội nghị của các Ngoại Trưởng ASEAN tại Miến Điện trong hai ngày 8 và 9.8.2014 vừa qua đã làm nhiều người thất vọng. Hội nghị đã kết thúc bằng một bản tuyên bố chung dày 55 trang gồm 166 điều khoản, trong đó có 7 điều khoản liên hệ đến Biển Đông, nhưng toàn là sáo ngữ, không có gì cụ thể và cũng không dám đụng đến Trung Quốc. Thí dụ:


“Chúng tôi tiếp tục quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây làm gia tăng căng thẳng ở biển Đông và khẳng định lại tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh biển cũng như tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông” (khoản 149)

Đây là những chuyện đã được nói đến hàng chục lần nhưng chẳng đi tới đâu cả.


QUẬY HAY KHÔNG QUẬY?


Đến đây, hai câu hỏi được đặt ra.


Câu hỏi thứ nhất là liệu Hoa Kỳ có chận đứng sự xâm lấn của Trung Quốc trong Biển Đông hay không? Theo chúng tôi, hiện nay Hoa Kỳ sẽ không công khai đứng ra chận đứng sự xâm lấn của Trung Quốc vì các lý do sau đây:


(1) Hoa Kỳ đã nhiều lần tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không dính líu gì đến việc tranh chấp giữa các quốc gia về chủ quyền trên Biển Đông.

(2) Tương quan quyền lợi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc còn quá nhiều, Hoa Kỳ không muốn để mất những quyền lợi đó.

(3) Hoa Kỳ phải dành cho Trong Quốc một lối thoát ở Biển Đông khi đẩy dần Trung Quốc ra khỏi khu vực dầu lửa ở Trung Đông, nếu không Trung Quốc sẽ có những phản ứng bất lợi.

(4) Hoa Kỳ không muốn đẩy Trung Quốc đứng về phía Nga, vì điều đó sẽ gây khó khăn cho chiến lược của Hoa Kỳ.


Hoa Kỳ chỉ giúp các nước trong vùng “tự vệ” chứ không bảo vệ họ.


Câu hỏi thứ hai: Với sự chiêu dụ của Mỹ hiện nay, liệu Đảng CSVN có tách rời Trung Quốc và đi theo Mỹ hay không?


Người Việt có câu tục ngữ “Xúi con nít ăn cứt gà”. Với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, áp dụng câu này quá dễ, vì ông ta không cần biết địch và đồng minh đang làm gì, cứ suy nghĩ và hành động theo cảm tính, nên Mỹ “xúi ăn cứt gà” không có gì khó khăn. Mỹ chỉ nhờ Tướng Ted Seron, một tướng chống du kích người Úc, tới xúi ông thành lập kế hoạch “đầu bé đít to”, bỏ Cao Nguyên và miền bắc Trung phần, rút quân về lập phồng tuyến ở Tuy Hòa, thế là không đầy 40 ngày miền Nam bị mất.


Trái lại, Đảng CSVN là một tổ chức tập thể chỉ huy, nên khó có thể “xúi ăn cứt gà” như xúi ông Thiệu. Đảng CSVN biết rất rõ Trung Quốc và Mỹ đang làm gì, nên vừa bám lấy Trung Quốc vừa bám lấy Mỹ để tồn tại. Mọi biểu diễn chống Trung Quốc hay chạy theo Mỹ hiện nay của Hà Nội chỉ là những kịch bản để trấn an dư luận.


Giống như miền Nam ngày xưa, Biển Đông bây giờ không còn nằm trong tầm tay của các nước trong vùng nữa, mà trở thành món hàng giữa Mỹ và Trung Quốc. Quậy hay không quậy cũng thế thôi. Rồi sẽ thấy “con tạo xoay vần đến đâu”!


Ngày 14.8.2014

Lữ Giang

Từ cuộc chiến với Hồi Giáo thành cuộc chiến Nga – Mỹ
Hiện nay ai cũng thấy Hoa Kỳ đang đối đầu với Nga và tạm thời để cho Trung Quốc làm mưa làm gió ở Biển Đông. Hôm 30.4.2014, đài VOA của Hoa Kỳ đã đưa lên một bài với đầu đề “Mỹ kêu gọi các nước tranh chấp Biển Đông ‘nêu gương tốt’”, tường thuật lại lời của Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ là ông Daniel Russel khuyến khích các bên liên quan ngồi lại, xác định, và tự nguyện ngưng các hoạt động gây hấn trong những vùng biển tranh chấp.! Phải chăng Hoa Kỳ đang tạm hòa hoãn với Trung Quốc để đương đầu với Nga?
MẤU CHỐT CỦA VẤN ĐỀ
Hoa Kỳ đang viện lý do Nga xâm phạm chủ quyền của Ukraina để mở chiến dịch bao vây Nga. Chuyện Nga xâm phạm chủ quyền của Ukraina cũng giống như chuyện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của các nước quanh Biển Đông, đâu phải là chuyện lạ. Vả lại, năm 2008, khi Grizia, một nước thuộc Liên Xô cũ, quyết định xin gia nhập NATO, Nga đã yễn trợ cho hai vùng Abkhazia và Nam Ossetia tuyên bố độc lập. Gruzia đem quân tiến đánh Tskhinval, Nga đưa quân can thiệp, Gruzia bỏ chạy. Thế là Gruzia mất hai vùng, không gia nhập NATO nữa mà trở lại bang giao với Nga.
Lúc đó, để khuyến khích Gruzia chống lại Nga, Phó Tổng Mỹ Dick Cheney đã đích thân thông báo cho Thống Tổng thống Gruzia là Mikhail Saakashvili rằng chiến hạm của Mỹ đã đến Biển Đen và nói: “Ngài nên biết, thứ mà tàu chiến chúng tôi mang đến không phải là nước uống mà là thứ quan trọng hơn hàng hóa rất nhiều”. Nhưng khi Nga đem quân tiến vào Gruzia, Mỹ chẳng làm gì cả. Tại sao nay Ukraina muốn gia nhập Liên Hiệu Âu Châu và NATO bị Nga ngăn chận, Mỹ lại làm dữ?
Tại vì lần này Nga đang gây khó khăn cho kế hoạch nghiền nát khối Hồi Giáo cực đoan của Mỹ và các quốc gia Tây phương.
NGHIỀN NÁT KHỐI HỒI GIÁO CỰC ĐOAN
Từ sau vụ 911, Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương đã đưa ra kế hoạch nghiền nát khối Hồi Giáo cực đoan để cho những biến cố như thế không tái diễn nữa. Kế hoạch này gồm hai giai đoạn: Giai đoạn một là thanh toán các lãnh tụ Hồi Giáo có chủ trương thành lập một khối Hồi Giáo thống nhất. Giai đoạn hai là làm cho các nước và các tổ chức Hồi Giáo bể ra từng mãnh.
1. Thanh toán các lãnh tụ Hồi Giáo cực đoan
Một số lãnh tụ Hồi Giáo có chủ trương thành lập một khối Hồi Giáo thống nhất để tạo sức mạnh và đưa Hồi Giáo trở lại thời kỳ thống trị thế giới như Đế quốc Ottoman ngày xưa, nên Mỹ và các quốc gia Tây phương tìm cách tiêu diệt. Các lãnh tụ tiêu biểu là Saddam Hussien của Iraq, Mubarak của Ai-cập, Gaddafi của Libya, Bashar al-Assad của Syria và Ayatollah Ali Khamenei của Iran. Trong các lãnh tụ này, Ayatollah Ali Khamenei được coi là nguy hiểm nhất và khó thanh toán nhất.
Năm 1979, dưới thời giáo chủ Ayalollah Ruhollah Khomeini, Lực Lượng Cách Mạng Iran đã chiếm Toà Đạì Sứ Hoa Kỳ tại Tehran, bắt 52 nhân viên ngoạì giao đoàn làm con tin. Hoa Kỳ đã mở một cuộc đột kích để giải cứu vào tháng 4/1980 nhưng thất bại. Sau khi Hoa Kỳ thoả mãn các điều kiện của Iran, 52 con tin mới được thả ra vào ngày 20.1.1981.
Giáo chủ hiện nay là Ayatollah Ali Khamenei từng tuyên bố “Anh, Mỹ là kẻ thù chính của Iran” và doạ “hủy diệt Israel trong 24 giờ”. Ông đã thách thức các lệnh trừng phạt của quốc tế đối với chương trình hạt nhân của nước này và dọa sẽ trả đũa nếu Israel và Mỹ dùng đến biện pháp quân sự. Nay sợ Mỹ làm tới, Trưởng đoàn thương lượng hạt nhân của Iran là Ali Akbar Salehi tuyên bố Tehran sẽ cho phép Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế Liên Hợp Quốc (IAEA) thanh sát cơ sở làm giàu urani chưa hoàn thiện của nước này. Nhưng đó chỉ là kế hoãn binh.
Iran cũng đã cung cấp vũ khí cho các tổ chức Hồi Giáo chống Mỹ, Do Thái vá các quốc gia Tây phương như Syria, Hamas, Hezbollah,… Tuy nhiên, diệt Iran không phải dễ.
2. Làm bể ra từng mãnh
Sau khi diệt các lãnh tụ Hồi Giáo cực đoan, sẽ để cho các tổ chức và các nước Hồi Giáo bể ra từng mãnh. Đó là hiện tượng chúng ta đang thấy ở Iraq, Libya, Syria, rồi sẽ tới Afghanistan và Iran. Mới đây người ta khám phá ra Quân Đội Giái Phóng Libya (Libyan National Army) đang đánh phá vùng thủ đô Tripoli của Libya hiện nay là do cựu đại tá Haftar lãnh đạo. Ông ta đã từng được CIA dùng để lật đổ chế độ Gaddafi!
Đa số người Việt đấu tranh tin rằng “Cách mạng hoa lài sẽ đem lại “Mùa xuân A-rậpcho vùng Trung Đông sau đó đến Việt Nam, nhưng ông Putin nói: Mùa xuân Ả Rập trở thành Ác mộng Ả Rập”.
GẶP TRỞ NGẠI VỀ PHÍA NGA
Hoa Kỳ, các cuốc gia Tây Phương, Nga và Trung Quốc đều lo sợ thảm họa Hồi Giáo, nhưng Nga và Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ lợi dụng chiến dịch chống khủng bố Hồi Giáo để loại họ ra khỏi vùng Trung Đông và Bắc Phi, nơi có nguồn dầu lửa và dầu khí rất phong phú.
Qua các chiến dịch của Hoa Kỳ, các cơ sở khai thác dầu lửa của Trung Quốc ở Libya, Iraq, Nigeria, Sudan, Syria… gần như bị mất sạch. Trước tình trạng này, Trung Quốc quyết định quay trở về xâm chiếm Biển Đông như một nguồn khai thác còn lại của Trung Quốc, bất chấp luật pháp quốc tế.
Nga không cần dầu lửa và dầu khí, nhưng Nga không muốn Hoa Kỳ làm bá chủ vùng Trung Đông và Bắc Phi. Ông Putin nói rằng sở dĩ ông biểu quyết chấp thuận Nghị quyết số 1973 ngày 17.3.2011 của HĐBA là vì mục điêu chính của việc cấm vận và tấn công Libya là để “bảo vệ người dân Libya” (to protect the Libyan population). Nhưng ông đã bị lừa. Trong một bài dưới đầu đề dưới đầu đề “US To Recoup Libya Oil From China”, Ông Paul Craig Roberts, cựu Thứ trưởng Tài chính Mỹ và hiện là biên tập viên của tờ Wall Street Journal, cho biết sở dĩ Mỹ phải chiếm Libya vì Libya kiểm soát một phần của bờ biển Địa Trung Hải vượt ra ngoài tầm tay của Mỹ. Một lý do khác là chúng tôi muốn đẩy Trung Quốc và Nga ra khỏi Địa Trung Hải để đảm bảo nhu cầu năng lượng của mình”.
Sau khi CIA yểm trợ thành lập “Lực lượng Quân đội Syria Tự do” (Free Syrian Army – FSA) để lật đổ chính quyền Bashar al-Assad, tạo ra một tình trạng rất bi thảm tại Syria, ngày 21.8.2013 Tổng Thống Obama tuyên bố sẽ tấn công Syria vì “xử dụng võ khí hóa học”. Mỹ muốn mở cuộc tấn công ngay bằng không lực như đã làm ở Libya, nhưng Nga và nhiều quốc gia phản đối. Cuối cùng Ngoại Trưởng Nga đề nghị Syria chấp nhận (1) đặt kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế, (2) phá hủy kho vũ khí này và (3) tham gia công ước cấm vũ khí hóa học. Syria đồng ý. Thế là HĐBA đi theo giải pháp của Nga. Kế hoạch thanh toán Bashar al-Assad và Ayatollah Ali Khamenei phải tạm ngưng lại và chờ một cơ hội khác. Cơ hội đó đang đến?
PUTIN ĐƯA RA GIẢ THUYẾT NGA BỊ MƯU HẠI
Bản tin đài RFI của Pháp ngày 19.7.2014 dưới đầu đề “MH17: Nga tuyên bố mình bị mưu hại đã tường thuật lại các tin liên quan đến vụ máy bay MH17 bị rơi hôm 17.7.2014 của các báo Le Monde, Le Figaro,… trong đó có bài «Putin đưa ra giả thuyết Nga bị mưu hại» của tờ La Libération. Theo Libération, cả Nga và Ukraina đều có tên lửa địa đối không loại BUK do Nga sản xuất với tầm bắn 25.000 km. Hơn nữa, cuối tháng 6/2014, phe ly khai thân Nga khoe khoang đã có hệ thống vũ khí loại này. Tối 18.9.2014, Tông thống Obama thẳng thừng cáo buộc Nga đã cấp cho phe ly khai loại vũ khí này và máy bay Malaysia bị bắn hạ bởi loại tên lửa này trong không phận do phe ly khai kiểm soát.
Bây giờ cuộc điều tra đang được tiến hành và chưa biết sẽ đi tới kết luận như thế nào. Dĩ nhiên là có nhiều giả thuyết đã được đưa ra.
Theo AFP, tại một cuộc họp báo đặc biệt ngày 21.7.2014, Trung tướng Andrei Kartapolov, một viên chức của Bộ Quốc phòng Nga, cho biết: Các hồ sơ dữ liệu cho thấy một máy bay của Không quân Ukraina chỉ cách chiếc Boeing của Malaysia từ 3-5 km… Chúng tôi muốn có một lời giải thích về việc tại sao một máy bay quân sự lại bay vào khu vực hành lang của máy bay dân sự ở gần như cùng một thời điểm và cùng một độ cao như máy bay chở khách”.
Theo ông, các thông số kỹ thuật cho biết chiếc máy bay chiến đấu SU-25 được trang bị tên lửa không đối không R-60 có thể bắn trúng các mục tiêu cách xa tới 12km và 5km, và có thể đã đạt tới độ cao 10.000 mét. Nga nói rằng lúc đó, vệ tinh của Hoa Kỳ cũng có mặt trong vùng và yêu cầu Hoa Kỳ công bố các sự kiện thu nhận được.
Ngày 18.7.2014 kênh truyền hình Nga RT dẫn lời của Carlos Buca, một nhân viên điều hành bay người Tây Ban Nha thực hiện dẫn đường cho chiếc máy bay MH17 đã viết trên Twitter: “Hai chiếc máy bay quân sự đã bay cạnh chiếc Boeing 777 trong vòng 3 phút trước khi MH17 biến mất khỏi màn hình radar. Tất cả chỉ diễn ra trong 3 phút. Ngay khi chiếc Boeing biến mất khỏi màn hình radar, chính quyền Kiev thông báo cho chúng tôi rằng, nó đã bị nổ. Làm sao họ có thể biết rõ việc này nhanh đến vậy?”
Ngày 22.7.2014 Tướng Igor Makushe cho biết thêm chiếc MH17 đã bay lệch về bên trái đường bay quốc tế là 14 km. Máy bay bắt đầu giảm tốc và 17h23 thì biến mất khỏi các màn hình radar của Nga.
Phát ngôn viên Michael Bociurkiw của OSCE cho biết, trên một phần thân máy bay MH17 của Malaysia được tìm thấy hôm 24.7.2014 có dấu hiệu của “những lỗ đạn do bị súng máy bắn”. Theo Bronk, các tên lửa phòng không SA-11 được thiết kế để nổ gần máy bay, làm bắn ra những mảnh đạn nóng đỏ xuyên thủng thân máy bay. Những lỗ nhỏ trên khắp máy bay khiến cabin máy bay nhanh chóng giảm áp suất ở độ cao hơn 10.000m, dẫn tới một vụ nổ mạnh, tạo ra một lỗ thủng lớn như trong hình.
Nếu những sự suy đoán này là đúng thì chiếc MH17 đã trung hỏa tiển đất đối không Buk.
Các băng ghi âm của tình báo Ukraina cho thấy một quân ly khai tên Besler báo cáo với đại tá Geranin: Một máy bay vừa bị nhóm ở khu mỏ bắn rơi”. Mạng xã hội Nga cũng cho biết Igor Strelkov, thủ lĩnh quân sự của phe ly khai vui mừng thông báo quân ly khai vừa bắn hạ 1 chiếc An-26 của quân đội Ukraine “gần khu vực Torez”.
An-26 là máy bay vận tải quân sự của Ukhaina. Tuần trước quân ly khai đã bắn hạ một chiếc An-26 khác của Ukraine ở gần Lugansk khi đang bay ở độ cao 6,5 km.
Phe ly khai thân Nga chắc chắn không có lợi gì trong việc bắn hạ máy bay dân sự của hãng Malaysia Airlines. Họ chỉ có thể bắn lầm hay bị lừa. Giả thiết của Nga đưa ra cho thấy Nga muốn quy trách Ukraina đã đánh lừa quân ly khai bắn lầm máy bay dân sự của Malaysia rồi quy trách cho Nga đã cung cấp cho quân ly khai võ khí đề làm chuyện này. Nếu giả thuyết này đúng thì Hoa Kỳ sẽ không bao giờ dám cung cấp các không ảnh do vệ tinh họ chụp được.
CHƯA BIẾT SẼ ĐI TỚI ĐÂU
Đài VOA của Hoa Kỳ ngày 27.7.2014 đã phổ biến bài Diễn biến ở Ukraine thử thách chính sách đối ngoại của TT Obama”, trong đó ông Yuri Felshtinsky có nhận xét: “Tình hình diễn biến đang rất nhanh. Tôi nghĩ rằng Tổng thống Obama có thể, tất nhiên, nắm lấy thời cơ này để thay đổi quan điểm của mình thật quyết liệt.”Nhưng Bà Angela Stent, Giám đốc Trung tâm Âu Á, Nga, và Đông Âu thuộc Đại học Georgetown nói: Biện pháp trừng phạt là lập trường mặc định đối với Hoa Kỳ và các biện pháp đó đã có tác động kinh tế ở Nga và gây nản lòng hoạt động đầu tư trong tương lai. Tuy nhiên chưa có dấu hiệu cho thấy chúng có tác động về chính trị hay làm thay đổi cách hành xử của Nga.”
Chúng tôi nhận thấy rằng dù Mỹ có thúc ép được Nga không cản trở Mỹ trong kế hoạch thống trị Trung Đông và Bắc Phi hay không, Ukraina cũng như Malaysia chỉ là những con bài thí như VNCH trước đây.
Ngày 31.7.2014 Lữ Giang

Tổng số lượt xem trang