Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Vô địch mà làm gì khi đến cái sạc, cái tai nghe cũng không làm được


 
-Chết thèm bên mâm cỗ            
Chủ Nhật, 22:35 07/09/2014
 Sự việc Tập đoàn Samsung gửi danh mục 170 linh kiện đến Bộ Công Thương đề nghị mời các doanh nghiệp (DN) Việt Nam sản xuất, cung ứng các linh kiện đó và cuộc họp với 100 DN Việt Nam không có kết quả, chưa có DN nào có thể đáp ứng các điều kiện kỹ thuật và giá cả để sản xuất các linh kiện rất quen thuộc chính là lời cảnh tỉnh các DN nước ta về năng lực của mình.
Công nghệ cao, vốn lớn đổ vào Việt Nam

Rõ ràng, đây là cơ hội lớn, rất thuận lợi để các DN trong nước tham gia vào chuỗi giá trị của Samsung - sản xuất ở Việt Nam hằng năm 400 triệu điện thoại thông minh Galaxy, năm 2013 đã xuất khẩu 23,9 tỉ USD nhưng đã phải nhập khẩu 20,6 tỉ USD linh kiện từ các công ty của Samsung ở Trung Quốc. Lần đầu tiên, một tập đoàn quốc tế lớn có thiện chí muốn nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, hợp tác với DN nước ta nhưng bước đầu chưa thành công. Mâm cỗ đã dọn sẵn, khách được mời đang đói bụng nhưng lại không gắp được miếng nào!
Nhìn lại, phải thấy rằng phần lớn các DN nước ta thành lập trong thời gian qua chưa có cơ sở công nghệ, chưa chuẩn bị đầy đủ về vốn, nghiên cứu thị trường nên chủ yếu đầu tư vào thương mại, dịch vụ có tính truyền thống, không đòi hỏi kỹ năng cao. Không ít DN thiếu hẳn chiến lược phát triển dài hạn, tìm kiếm lợi nhuận bằng cách thiết lập các mối “quan hệ” nhằm kiếm lợi qua chênh lệch giá đất, khai thác tài nguyên, khoáng sản. Các đại gia nổi danh ở nước ta phần lớn giàu lên nhờ kinh doanh bất động sản, khai thác gỗ, khoáng sản hay phất lên nhờ chứng khoán; chưa có đại gia nào có công nghệ gì mang tên mình. Trước cơ hội tham gia chuỗi giá trị của Samsung, chưa thấy có đại gia nào sẵn sàng vào cuộc.
Họa phúc không phải là việc của một ngày, nỗi buồn này có nguyên nhân và nguồn gốc của nó. Sau khi gia nhập WTO vào năm 2007, thay vì đầu tư vào khoa học - công nghệ, áp dụng quản trị hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh thì ở nước ta đã nổ ra phong trào đầu cơ chứng khoán và đầu cơ bất động sản rầm rộ, làm giàu cho một số rất ít người nhưng để lại những hệ quả nặng nề đến nay vẫn chưa khắc phục hết. Một hệ động lực sai lệch đã hình thành lôi cuốn các DN chạy theo những mục tiêu trục lợi ngắn hạn, không bền vững.
Trong số 630.000 DN đã đăng ký, 200.000 DN phải đóng cửa hay làm thủ tục phá sản, chỉ còn khoảng 430.000 DN còn hoạt động. Trong số đó, cả nước chỉ có 200 DN được công nhận là DN khoa học - công nghệ, tức là DN có đăng ký bằng phát minh sáng chế và có sản phẩm mới. Một tỉ lệ thấp đáng lo ngại!
Trong khi đó, cơ hội và thách thức từ hội nhập hết sức to lớn. Cuối năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ đi vào hoạt động, cho phép hàng hóa, dịch vụ, tiền vốn và lao động có tay nghề tự do tiếp cận thị trường các nước thành viên. Nếu xét thêm cơ hội, thách thức được tạo ra từ các hiệp định thương mại tự do mà nước ta đang đàm phán để tiến tới ký kết với Liên minh châu Âu, TPP thì đòi hỏi còn cao hơn nữa. Thời cơ phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của DN nước ta nhưng thách thức thì sẽ trở thành hiện thực ngay khi hàng hóa các nước sẽ sớm ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam.
Yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế là khoa học - công nghệ trong một thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng. Đã đến lúc phải đổi mới tư duy, đoạn tuyệt với mô hình tăng trưởng dựa vào khai thác tài nguyên và trục lợi ngắn hạn; đồng thời phải đầu tư mạnh mẽ vào khoa học - công nghệ, tăng cường liên kết giữa DN và viện nghiên cứu, trường đại học.
Nhận thức rõ yếu kém của mình, cơ hội và thách thức đang xuất hiện, nhà nước cần tiến hành cải cách thể chế kinh tế, tái cấu trúc mạnh mẽ và mỗi DN cũng phải tự cơ cấu lại sản xuất - kinh doanh của chính mình. 
Lê Đăng Doanh-




-Vô địch mà làm gì khi đến cái sạc, cái tai nghe cũng không làm được
Việt Nam vô địch Robocon 2014, thắng cả Nhật Bản, nghe hoành tráng thật. Không bàn đến lý do đằng sau nữa, nhưng nói về cái trước mắt đi. Người người vui. Sinh viên Việt Nam giỏi quá, chế tạo giỏi quá, công nghiệp Việt Nam rồi sẽ khởi sắc, sẽ phát triển lắm đây.


Một câu chuyện khác. Mới đây, một bác ở Bộ Công Thương có nói thế này: "Chúng tôi mới được Tập đoàn Samsung cung cấp danh sách trên 170 linh kiện, phụ tùng mà VN có thể làm để cung ứng cho GalaxyS4 và Tab7 của họ. Tuy nhiên khi hỏi các hiệp hội, doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp điện tử đã có 40-50 năm truyền thống, câu trả lời là: chưa làm được (không đáp ứng được công nghệ và giá thành)! Mà trong đó có những linh kiện nghe rất đơn giản như cái sạc pin, cáp USB, vỏ nhựa, tai nghe..."



Vậy đấy, đến cả những cái sạc pin, cái cáp USB, cái tai nghe mà doanh nghiệp điện tử cũng không làm được, tôi tự hỏi công nghiệp chế tạo Việt Nam đang đến đâu rồi. Mới rồi có một anh chế tạo được tai nghe handmade đầu tiên của Việt Nam, anh để giá hơn 3 triệu, bị ăn gạch vì quá đắt. Nhưng nhìn lại, ngoài anh ra, có một công ty, tập đoàn nào chế tạo được?

Ngay đến cái cáp USB, thiết bị mình cho rằng là đơn giản nhất mà còn không đảm bảo chất lượng, độ bền thì còn làm được gì? Thế thì làm sao mà làm được cái sạc pin, cái tai nghe? Làm sao mà làm được điện thoại, làm được máy tính bảng?
http://l2.yimg.com/bt/api/res/1.2/K8MokY1rCD2.xp5vpbHxtw--/YXBwaWQ9eW5ld3M7Zmk9ZmlsbDtoPTE5NTtweW9mZj0wO3E9NzU7dz02MDA-/http://media.zenfs.com/en_us/News/ucomics.com/nq140901.gif
Lại nhớ đến cái chức Robocon kia. Việt Nam đã từng vô địch Robocon rất nhiều nhưng kết quả cuối cùng thì sao? Đổ một đống tiền vào rồi cuối cùng công nghệ Việt Nam vẫn cứ dậm chân tại chỗ hết thôi. Trong khi ở nước "bại tướng" kia, khoa học công nghệ của họ vẫn rất phát triển, vô cùng phát triển luôn. Khó hiểu thật! Sinh viên họ kém hơn sinh viên ta cơ mà, sao mà họ lại giỏi hơn mình được nhỉ? Chắc chỉ làm chém gió thôi chứ làm sao mà giỏi hơn VN được?

Một sự so sánh rất cân! Vô địch Robocon, vô địch chế tạo gì đó thì hãnh diện thật đấy. Nhưng vô địch để làm gì nếu như sinh viên ra trường vẫn như những ông cù lần không thể làm được việc, không thể sáng tạo được những thứ có ứng dụng thực tế.

Tổng số lượt xem trang