-Cả nước xảy ra hơn 1.000 vụ giết người
Đó là số liệu thống kê 10 tháng đầu năm 2015 được Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an công bố tại hội nghị giao ban lực lượng Cảnh sát Hình sự diễn ra sáng 27.11, tại TP.HCM.
Theo đó, tính từ đầu năm 2015 đến nay cả nước xảy ra 51.948 vụ phạm pháp hình sự, giảm 2.580 vụ so với cùng kỳ năm 2014, tương đương 4,73%.
Số liệu thống kê của Tổng cục Cảnh sát cho thấy trong hơn 10 tháng qua, lực lượng cảnh sát hình sự đã triệt phá được 39.923 vụ phạm pháp hình sự, bắt giữ và xử lý 76.221 đối tượng, cao hơn 0,95% so với cùng kỳ năm 2014.
Tại hội nghị, thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng cục Cảnh sát Hình sự Bộ Công an nhìn nhận tình hình hoạt động tội phạm trong thời gian qua đều được kéo giảm, tuy nhiên tính chất tội phạm còn nghiêm trọng, hành vi tội phạm rất manh động, các đối tượng khi gây án rất liều lĩnh, tàn ác... nhất là tội phạm giết người.
Theo ghi nhận của Cục Cảnh sát Hình sự, số vụ án giết người trong những tháng qua có giảm nhưng vẫn ở mức báo động. Chỉ trong hơn 10 tháng qua, cả nước xảy ra 1.019 vụ giết người, trong đó 49 vụ giết người, cướp tài sản, còn lại là do các nguyên nhân khác.
Hoạt động tội phạm có tổ chức diễn biến phức tạp, trong đó nổi lên các nhóm tội phạm can thiệp vào hoạt động kinh tế như: bảo kê việc khai thác khoáng sản, khu công nghiệp, vận tải...
Tướng Tiến thừa nhận, bên cạnh các thành tích đã đạt được trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, lực lượng Cảnh sát Hình sự đã triệt phá được nhiều đường dây, băng nhóm tội phạm lớn, tuy nhiên tỷ lệ loại tội phạm này vẫn rất cao trong cơ cấu tội phạm hình sự.
https://www.facebook.com/CONGHOATHOIBAO/videos/1666310003607488/
Cộng Hòa Thời Báo
-CÔ ĐỖ THỊ MINH HẠNH CHO BIẾT BỊ CÔNG AN ĐỒNG NAI ĐÁNH TƠI TẢ...
#CHTB 11:30 giờ sáng 22-11-2015, cô Đỗ Thị Minh Hạnh đi gặp công nhân công ty Yupoong để giúp đỡ họ đòi quyền lợi cho mình. Tuy nhiên đã có nhiều công an thường phục và sắc phục vây bắt, đánh đập cô.
Được biết hơn 2.000 công nhân của công ty Yupong đã bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lý do nhà xưởng bị cháy. Công an Đồng Nai đã lấy hết các đơn khởi kiện của công nhân công ty Yupong. Video nghe thấy tiếng la hét của Đỗ Thị Minh Hạnh khi bị bắt và bị đánh.
Đến 13:00 giờ trưa anh Trương Minh Đức một nhà hoạt động cho công nhân khác cũng bị bắt tại Đồng Nai.
Từ Sài Gòn hơn 20 người đã đến trước đồn công an đòi người. vào 2 giờ khuya ngày 23-11-2015 họ đã phải thả cả hai.
Clip này phỏng vấn cô Đỗ thị Minh Hạnh. -Việt Nam: Số người bị bắt vì An ninh Quốc gia lan rộng
Bất chấp những cam kết theo TPP, các điều luật hà khắc mới được đề xuất
(New York) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố Việt Nam đang sử dụng các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia để bịt miệng các nhà bất đồng chính kiến và bắt giữ những người phê bình chính quyền. Hoa Kỳ và các quốc gia thành viên khác của Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cần gây sức ép để Việt Nam không thông qua các điều luật dự thảo có nội dung gia tăng các chế tài mang tính vi phạm nhân quyền để sửa đổi, bổ sung bộ luật hình sự vốn đã hà khắc.
Tháng Mười một năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang báo cáo với Quốc hội rằng từ tháng Sáu năm 2012 đến tháng Mười một năm 2015, “ngành công an đã tiếp nhận, bắt giữ, xử lý 1.410 vụ, 2.680 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia.” Tướng Quang cho biết rằng, “Cũng trong khoảng thời gian này, số đối tượng chống đối đã lập hơn 60 hội, nhóm bất hợp pháp dưới danh nghĩa dân chủ, nhân quyền với khoảng 350 đối tượng tham gia ở 50 tỉnh, thành.”
“Việc chính phủ Việt Nam công bố đã bắt giữ và xử lý hàng ngàn người, đồng thời thừa nhận đã đưa vào tầm ngắm các nhóm hoạt động về dân chủ và nhân quyền, gây lo ngại sâu sắc,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Điều này gợi ra một thực tế rằng chính quyền Việt Nam đang quá lạm dụng các điều luật an ninh quốc gia vốn đã hà khắc, để hình sự hóa các hành vi ngôn luận ôn hòa và đàn áp những người phê bình chính quyền.”
Quốc hội Việt Nam đang xem xét dự thảo bộ luật hình sự sửa đổi và bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi trong phiên hiện hành, sẽ kết thúc vào ngày 28 tháng Mười một. Một số điều luật bổ sung được đề xuất dường như nhằm vào các nhà hoạt động và những người phê bình chính quyền. Thay vì loại bỏ các điều luật vốn đã hà khắc, thì chính phủ lại đề xuất các chế tài trừng phạt còn nặng nề hơn đối với những người hoạt động nhân quyền và các blogger.
Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, chính quyền Việt Nam có “thành tích” dày dặn về việc bắt giữ người dân với lý do được gán cho là vi phạm các điều luật về an ninh quốc gia, tạm giam họ trong một thời gian dài không được tiếp cận nguồn hỗ trợ pháp lý hay được gia đình thăm gặp, và không được chăm sóc y tế đầy đủ. Tình trạng từng người trong số 2.680 cá nhân được Tướng Quang nhắc đến cần phải được làm rõ càng sớm càng tốt. Chính quyền Việt Nam cần công bố thông tin về từng vụ, bao gồm tên họ; tội danh cáo buộc nếu có; có bị xét xử hay không; thời gian đã hoặc đang giam giữ từng người; cùng với các chi tiết khác có liên quan.
Chính quyền Việt Nam thường sử dụng các điều luật có nội dung mơ hồ và có thể được diễn giải tùy tiện trong bộ luật hình sự và các bộ luật khác để bỏ tù những người bất đồng chính kiến về tôn giáo và chính trị. Trong đó bao gồm “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (điều 79 bộ luật hình sự, với mức án lên tới tử hình); “phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc” (điều 87 bộ luật hình sự, mức án tới 15 năm tù); “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (điều 88, mức án tới 20 năm tù); “phá rối an ninh” (điều 89, mức án lên tới 15 năm tù); “trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài để chống chính quyền nhân dân” (điều 91, mức án lên tới chung thân); và “các hình phạt bổ sung” nhằm tước đoạt một số quyền của những người từng bị kết án về các tội danh “an ninh quốc gia,” buộc phải chịu quản chế với thời gian có thể lên tới năm năm và tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của họ (điều 92).
Ngoài ra, Việt Nam cũng sử dụng các điều luật khác trong bộ luật hình sự để nhằm vào những người bất đồng chính kiến ôn hòa, ví dụ như “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân” (điều 258), hoặc “gây rối trật tự công cộng” (điều 245) hay các tội danh như trốn thuế.
Trong các điều khoản mới được đề xuất, mang tính hà khắc hơn, điều 109 (thay thế điều 79 trước đây), điều 117 (thay thế điều 88 trước đây) và điều 118 (thay thế điều 89 trước đây) đều có thêm điều khoản mới với nội dung, “người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ một đến năm năm.”
“Bộ luật hiện hành đã đủ tệ, và đã được chính quyền áp dụng thường xuyên một cách tùy tiện để dập tắt tiếng nói của những người phê bình,” ông Adams nói. “Nhưng bỏ tù một người dân tới năm năm chỉ vì chính quyền nghĩ rằng họ có thể lên tiếng hay tổ chức các hoạt động bất đồng chính kiến thì thật là lố bịch.”
Trong hai năm 2014 và 2015, giữa quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam đã phóng thích 14 nhà hoạt động và blogger dưới sức ép của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nhiều người khác vẫn đang bị giam giữ, trong đó có những người chưa đưa ra xét xử.
Trong những người đang thụ án tù có các blogger Trần Huỳnh Duy Thức và Bùi Thị Minh Hằng, Cha Nguyễn Văn Lý, nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí, các nhà hoạt động nhân quyền Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa và Nguyễn Đặng Minh Mẫn, và nhà hoạt động quyền lợi về đất đai Hồ Thị Bích Khương. Trong những trường hợp chưa đưa ra xét xử, có các blogger Nguyễn Hữu Vinh (bút danh Anh Ba Sàm), Nguyễn Thị Minh Thúy, và Nguyễn Đình Ngọc (bút danh Nguyễn Ngọc Già), bị bắt từ năm 2014.
Khi vấn đề quyền của người lao động được chú ý cao, vào tháng Sáu năm 2014, Việt Nam đã phóng thích nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động Đỗ Thị Minh Hạnh, bị bắt và truy tố năm 2010 theo điều 89 vì đã giúp tổ chức một cuộc đình công tự phát. Những người cộng sự của Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương, vẫn đang phải ngồi tù. Nếu bộ luật hình sự sửa đổi được thông qua, Hạnh, Hùng và Chương có thể bị bắt chỉ vì chính quyền lo ngại họ có thể giúp người lao động tổ chức đình công.
Theo báo cáo của Tướng Quang, công an Việt Nam đã “ngăn chặn kịp thời hoạt động của số đối tượng chống đối trong nước kích động, lôi kéo quần chúng tụ tập tuần hành, biểu tình chống Đảng, Nhà nước. Chủ động tấn công chính trị, bao vây cô lập, phân hóa, ly gián số đối tượng cầm đầu, không để tập hợp lực lượng dưới các hình thức ‘tổ chức xã hội dân sự.’” Tướng Quang khẳng định nhiệm vụ của công an bao gồm việc “ngăn chặn ý đồ hình thành và công khai tổ chức chính trị đối lập trong nước cũng như hoạt động lập, công khai hóa các hội, nhóm bất hợp pháp trên Internet.”
“Dường như chính quyền Việt Nam ra vẻ thiện chí trong quá trình đàm phán TPP, còn bây giờ sau khi ký được thỏa thuận rồi thì lại tiến hành các bước nhằm xiết chặt sự kiểm soát đối với những người chỉ trích chính phủ,” ông Adams nói.
-Tham nhũng, ma tuý đông gấp bội ‘đối lập’?
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho biết trong hơn ba năm qua, Bộ này đã “bắt xử lý’ gần 300.000 người trong diện đối tượng hình sự, 45 nghìn tội phạm kinh tế, gần 2.000 tham nhũng nhưng chỉ xác định có 350 đối tượng ‘lập hội chống đối’.
Các báo Việt Nam hôm 16/11 đã trích hàng loạt con số tổng kết hoạt động của Bộ Công an do Đại tướng Quang trình bày trả lời việc thực hiện nghị quyết Quốc hội trong giai đoạn từ tháng 6/2012 đến nay.
Trong thời gian đó, Bộ Công an Việt Nam đã giải quyết
“150.000 vụ án hình sự, bắt xử lý gần 290.000 đối tượng,”
“46.170 vụ tội phạm kinh tế, 45.000 đối tượng, trong đó có 1.145 vụ với 1.930 đối tượng tham nhũng,”
“43.000 vụ ma tuý, thu giữ gần 3 tấn heroin, hơn 1 tấn ma túy tổng hợp...”
Riêng con số người lập hội nhóm “chống đối nhân danh dân chủ nhân quyền” mà Tướng Quang nêu ra chỉ có:
“60 hội, nhóm với khoảng 350 đối tượng tham gia ở 50 tỉnh, thành.”
Nhưng dù con số chỉ bằng một phần rất nhỏ so với số tham nhũng, tội phạm hình sự, ma tuý, báo chí Việt Nam lại nhấn mạnh đến góc độ an ninh chính trị của các hội đoàn này mà không nêu tên họ là ai.
VietnamNet viết:
“Trước tình hình trên, Bộ Công an đã tập trung lực lượng, ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, góp phần phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và đối ngoại của đất nước.”
Bài báo cũng khen ngợi Bộ Công an “ngăn chặn kịp thời hoạt động của số đối tượng chống đối trong nước kích động, lôi kéo quần chúng tụ tập tuần hành, biểu tình chống Đảng”.
-Đối tượng chống đối đã lập hơn 60 hội, nhóm
Từ tháng 6/2012 đến nay, số đối tượng chống đối đã lập hơn 60 hội, nhóm bất hợp pháp dưới danh nghĩa dân chủ, nhân quyền với khoảng 350 đối tượng tham gia ở 50 tỉnh, thành.
Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Công an vừa có báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của QH về chất vấn từ đầu nhiệm kỳ QH khóa 13 đến nay.
Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết, từ tháng 6/2012 đến nay, ngành công an đã tiếp nhận, bắt giữ, xử lý 1.410 vụ, 2.680 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia.
Cũng trong khoảng thời gian này, số đối tượng chống đối đã lập hơn 60 hội, nhóm bất hợp pháp dưới danh nghĩa dân chủ, nhân quyền với khoảng 350 đối tượng tham gia ở 50 tỉnh, thành.
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang. Ảnh: Hoàng Long
Trước tình hình trên, Bộ Công an đã tập trung lực lượng, ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, góp phần phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và đối ngoại của đất nước.
Ngăn chặn kịp thời hoạt động của số đối tượng chống đối trong nước kích động, lôi kéo quần chúng tụ tập tuần hành, biểu tình chống Đảng.
Cũng theo Bộ Công an, từ tháng 6/2012 đến nay, lực lượng công an đã điều tra khám phá trên 150.000 vụ án hình sự, bắt xử lý gần 290.000 đối tượng, đạt tỷ lệ 75,% (chỉ tiêu Quốc hội đề ra là 70%).
Riêng tội phạm về kinh tế, trong hơn 3 năm đã xử lý 46.170 vụ, 45.000 đối tượng, trong đó có 1.145 vụ với 1.930 đối tượng về tham nhũng. Trong số này có nhiều vụ tội phạm kinh tế, tham nhũng lớn, đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận đồng tình ủng hộ.
Về tội phạm ma túy, hơn 3 năm, ngành công an đã xử lý hơn 43.000 vụ, thu giữ gần 3 tấn heroin, hơn 1 tấn ma túy tổng hợp và gần 1,7 triệu viên ma túy tổng hợp.
"Qua công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cho thấy tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp, nổi lên là hoạt động của băng, nhóm tội phạm tại một số thành phố, khu vực giáp ranh..; tội phạm giết người xảy ra nhiều vụ có tính chất đặc biệt nghiêm trọng với hành vi dã man, tàn bạo. Đặc biệt thời gian gần đây xảy ra một số vụ sát hại nhiều người trong một gia đình", Bộ trưởng lo lắng.
Thời gian tới, Bộ trưởng Công an nhận định, tình hình khu vực và thế giới còn diễn biến phức tạp, khủng bố quốc tế có xu hướng lan sang các nước Đông Nam Á; vấn đề biển Đông, biên giới Tây Nam... tác động trực tiếp tới chủ quyền, an ninh, lợi ích quốc gia.
Bên cạnh đó âm mưu "diễn biến hòa bình", bạo loạn của các thế lực thù địch, phản động ngày càng nguy hiểm hơn.
Những biểu hiện "tự diễn biến"", "tự chuyển hóa" trong nội bộ có nguy cơ mất an ninh, an toàn thông tin, lộ, lọt bí mật nhà nước nếu không có những giải pháp hữu hiệu.
Do đó Bộ Công an xác định nhiệm vụ sắp tới là chủ động đấu tranh vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, phản động.
Phát hiện xử lý kịp thời các nhen nhóm có tổ chức phản động, hoạt động liên kết trong - ngoài, kích động biểu tình gây rối, gây bạo loạn; ngăn chặn ý đồ hình thành và công khai tổ chức chính trị đối lập trong nước, cũng như hoạt động động lập công khai hoá các hội, nhóm bất hợp pháp trên internet. Đấu tranh có hiệu quả với số đối tượng cực đoan, chống đối chính trị trong nước...
Đồng thời tăng cường mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội, tập trung đấu tranh với các tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng "vũ khí nóng"... nâng cao tỷ lệ điều tra khám phá các loại án, khắc phục tình trạng oan sai.-
>> Xử lý nguồn phát tán thông tin xuyên tạc, chống phá
-Phản biện và Phản động
Ngày 30/7/2014 , Thủ tướng Nguyển Tấn Dũng nói: “Chính phủ hết sức quan tâm, mong muốn lắng nghe được nhiều ý kiến tư vấn phản biện từ xã hội, các nhà khoa học, giới trí thức... Phản biện khoa học, tranh luận, thảo luận dân chủ là những cách thức để đi đến chân lý”
Vài hôm sau, ông ta yêu cầu Công an : "phải nắm bắt, kịp thời đấu tranh ngăn chặn việc nhen nhóm hình thành tổ chức phản động chống phá Tổ quốc"
Như vậy phải hiểu như thế nào về khái niệm Phản biện và Phản động của họ?
Phản biện : Phản là ngược, chống lại, phản bác... Biện là biện chứng, lập luận,.. . Phản biện có nghĩa là lập luận phản bác lại một điều gì đó.
Phản động được xem như là đi ngược "trào lưu tiến hóa"
Những người Cs luôn cho rằng họ "động , tức là họ đang đi theo "trào lưu tiến hóa" ,những ai đi ngược với họ đều bị quy chụp là Phản động. Những lập luận phản bác lại họ (phản biện) đều đi ngược lại họ- đồng nghĩa là phản động.
Nếu Phản biện mang tính xây dựng, Phản động mang tính chống đối thì 2 khái niệm giữa xây dựng là chống đối rất gần nhau- Nó phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của con người.
Nói thật, chẳng cần biết bạn phản biện hay phản động, những ai gây nguy hiểm đến lợi ích, địa vị của Họ đều bị bắt bớ, đàn áp hoặc gây khó khăn.
Ở Việt Nam, Luật pháp nằm trong tay kẻ mạnh, nó thật sự không đại diện ý chí của người dân, Luật là của họ, đó là lý do vì sao ra đời những điều luật bất công như điều 88 hoặc điều 258 bộ luật hình sự .
Một Người Việt
Đó là số liệu thống kê 10 tháng đầu năm 2015 được Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an công bố tại hội nghị giao ban lực lượng Cảnh sát Hình sự diễn ra sáng 27.11, tại TP.HCM.
Theo đó, tính từ đầu năm 2015 đến nay cả nước xảy ra 51.948 vụ phạm pháp hình sự, giảm 2.580 vụ so với cùng kỳ năm 2014, tương đương 4,73%.
Số liệu thống kê của Tổng cục Cảnh sát cho thấy trong hơn 10 tháng qua, lực lượng cảnh sát hình sự đã triệt phá được 39.923 vụ phạm pháp hình sự, bắt giữ và xử lý 76.221 đối tượng, cao hơn 0,95% so với cùng kỳ năm 2014.
Tại hội nghị, thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng cục Cảnh sát Hình sự Bộ Công an nhìn nhận tình hình hoạt động tội phạm trong thời gian qua đều được kéo giảm, tuy nhiên tính chất tội phạm còn nghiêm trọng, hành vi tội phạm rất manh động, các đối tượng khi gây án rất liều lĩnh, tàn ác... nhất là tội phạm giết người.
Theo ghi nhận của Cục Cảnh sát Hình sự, số vụ án giết người trong những tháng qua có giảm nhưng vẫn ở mức báo động. Chỉ trong hơn 10 tháng qua, cả nước xảy ra 1.019 vụ giết người, trong đó 49 vụ giết người, cướp tài sản, còn lại là do các nguyên nhân khác.
Hoạt động tội phạm có tổ chức diễn biến phức tạp, trong đó nổi lên các nhóm tội phạm can thiệp vào hoạt động kinh tế như: bảo kê việc khai thác khoáng sản, khu công nghiệp, vận tải...
Tướng Tiến thừa nhận, bên cạnh các thành tích đã đạt được trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, lực lượng Cảnh sát Hình sự đã triệt phá được nhiều đường dây, băng nhóm tội phạm lớn, tuy nhiên tỷ lệ loại tội phạm này vẫn rất cao trong cơ cấu tội phạm hình sự.
https://www.facebook.com/CONGHOATHOIBAO/videos/1666310003607488/
Cộng Hòa Thời Báo
-CÔ ĐỖ THỊ MINH HẠNH CHO BIẾT BỊ CÔNG AN ĐỒNG NAI ĐÁNH TƠI TẢ...
#CHTB 11:30 giờ sáng 22-11-2015, cô Đỗ Thị Minh Hạnh đi gặp công nhân công ty Yupoong để giúp đỡ họ đòi quyền lợi cho mình. Tuy nhiên đã có nhiều công an thường phục và sắc phục vây bắt, đánh đập cô.
Được biết hơn 2.000 công nhân của công ty Yupong đã bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lý do nhà xưởng bị cháy. Công an Đồng Nai đã lấy hết các đơn khởi kiện của công nhân công ty Yupong. Video nghe thấy tiếng la hét của Đỗ Thị Minh Hạnh khi bị bắt và bị đánh.
Đến 13:00 giờ trưa anh Trương Minh Đức một nhà hoạt động cho công nhân khác cũng bị bắt tại Đồng Nai.
Từ Sài Gòn hơn 20 người đã đến trước đồn công an đòi người. vào 2 giờ khuya ngày 23-11-2015 họ đã phải thả cả hai.
Clip này phỏng vấn cô Đỗ thị Minh Hạnh. -Việt Nam: Số người bị bắt vì An ninh Quốc gia lan rộng
Bất chấp những cam kết theo TPP, các điều luật hà khắc mới được đề xuất
(New York) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố Việt Nam đang sử dụng các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia để bịt miệng các nhà bất đồng chính kiến và bắt giữ những người phê bình chính quyền. Hoa Kỳ và các quốc gia thành viên khác của Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cần gây sức ép để Việt Nam không thông qua các điều luật dự thảo có nội dung gia tăng các chế tài mang tính vi phạm nhân quyền để sửa đổi, bổ sung bộ luật hình sự vốn đã hà khắc.
Tháng Mười một năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang báo cáo với Quốc hội rằng từ tháng Sáu năm 2012 đến tháng Mười một năm 2015, “ngành công an đã tiếp nhận, bắt giữ, xử lý 1.410 vụ, 2.680 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia.” Tướng Quang cho biết rằng, “Cũng trong khoảng thời gian này, số đối tượng chống đối đã lập hơn 60 hội, nhóm bất hợp pháp dưới danh nghĩa dân chủ, nhân quyền với khoảng 350 đối tượng tham gia ở 50 tỉnh, thành.”
“Việc chính phủ Việt Nam công bố đã bắt giữ và xử lý hàng ngàn người, đồng thời thừa nhận đã đưa vào tầm ngắm các nhóm hoạt động về dân chủ và nhân quyền, gây lo ngại sâu sắc,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Điều này gợi ra một thực tế rằng chính quyền Việt Nam đang quá lạm dụng các điều luật an ninh quốc gia vốn đã hà khắc, để hình sự hóa các hành vi ngôn luận ôn hòa và đàn áp những người phê bình chính quyền.”
Quốc hội Việt Nam đang xem xét dự thảo bộ luật hình sự sửa đổi và bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi trong phiên hiện hành, sẽ kết thúc vào ngày 28 tháng Mười một. Một số điều luật bổ sung được đề xuất dường như nhằm vào các nhà hoạt động và những người phê bình chính quyền. Thay vì loại bỏ các điều luật vốn đã hà khắc, thì chính phủ lại đề xuất các chế tài trừng phạt còn nặng nề hơn đối với những người hoạt động nhân quyền và các blogger.
Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, chính quyền Việt Nam có “thành tích” dày dặn về việc bắt giữ người dân với lý do được gán cho là vi phạm các điều luật về an ninh quốc gia, tạm giam họ trong một thời gian dài không được tiếp cận nguồn hỗ trợ pháp lý hay được gia đình thăm gặp, và không được chăm sóc y tế đầy đủ. Tình trạng từng người trong số 2.680 cá nhân được Tướng Quang nhắc đến cần phải được làm rõ càng sớm càng tốt. Chính quyền Việt Nam cần công bố thông tin về từng vụ, bao gồm tên họ; tội danh cáo buộc nếu có; có bị xét xử hay không; thời gian đã hoặc đang giam giữ từng người; cùng với các chi tiết khác có liên quan.
Chính quyền Việt Nam thường sử dụng các điều luật có nội dung mơ hồ và có thể được diễn giải tùy tiện trong bộ luật hình sự và các bộ luật khác để bỏ tù những người bất đồng chính kiến về tôn giáo và chính trị. Trong đó bao gồm “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (điều 79 bộ luật hình sự, với mức án lên tới tử hình); “phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc” (điều 87 bộ luật hình sự, mức án tới 15 năm tù); “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (điều 88, mức án tới 20 năm tù); “phá rối an ninh” (điều 89, mức án lên tới 15 năm tù); “trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài để chống chính quyền nhân dân” (điều 91, mức án lên tới chung thân); và “các hình phạt bổ sung” nhằm tước đoạt một số quyền của những người từng bị kết án về các tội danh “an ninh quốc gia,” buộc phải chịu quản chế với thời gian có thể lên tới năm năm và tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của họ (điều 92).
Ngoài ra, Việt Nam cũng sử dụng các điều luật khác trong bộ luật hình sự để nhằm vào những người bất đồng chính kiến ôn hòa, ví dụ như “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân” (điều 258), hoặc “gây rối trật tự công cộng” (điều 245) hay các tội danh như trốn thuế.
Trong các điều khoản mới được đề xuất, mang tính hà khắc hơn, điều 109 (thay thế điều 79 trước đây), điều 117 (thay thế điều 88 trước đây) và điều 118 (thay thế điều 89 trước đây) đều có thêm điều khoản mới với nội dung, “người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ một đến năm năm.”
“Bộ luật hiện hành đã đủ tệ, và đã được chính quyền áp dụng thường xuyên một cách tùy tiện để dập tắt tiếng nói của những người phê bình,” ông Adams nói. “Nhưng bỏ tù một người dân tới năm năm chỉ vì chính quyền nghĩ rằng họ có thể lên tiếng hay tổ chức các hoạt động bất đồng chính kiến thì thật là lố bịch.”
Trong hai năm 2014 và 2015, giữa quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam đã phóng thích 14 nhà hoạt động và blogger dưới sức ép của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nhiều người khác vẫn đang bị giam giữ, trong đó có những người chưa đưa ra xét xử.
Trong những người đang thụ án tù có các blogger Trần Huỳnh Duy Thức và Bùi Thị Minh Hằng, Cha Nguyễn Văn Lý, nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí, các nhà hoạt động nhân quyền Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa và Nguyễn Đặng Minh Mẫn, và nhà hoạt động quyền lợi về đất đai Hồ Thị Bích Khương. Trong những trường hợp chưa đưa ra xét xử, có các blogger Nguyễn Hữu Vinh (bút danh Anh Ba Sàm), Nguyễn Thị Minh Thúy, và Nguyễn Đình Ngọc (bút danh Nguyễn Ngọc Già), bị bắt từ năm 2014.
Khi vấn đề quyền của người lao động được chú ý cao, vào tháng Sáu năm 2014, Việt Nam đã phóng thích nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động Đỗ Thị Minh Hạnh, bị bắt và truy tố năm 2010 theo điều 89 vì đã giúp tổ chức một cuộc đình công tự phát. Những người cộng sự của Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương, vẫn đang phải ngồi tù. Nếu bộ luật hình sự sửa đổi được thông qua, Hạnh, Hùng và Chương có thể bị bắt chỉ vì chính quyền lo ngại họ có thể giúp người lao động tổ chức đình công.
Theo báo cáo của Tướng Quang, công an Việt Nam đã “ngăn chặn kịp thời hoạt động của số đối tượng chống đối trong nước kích động, lôi kéo quần chúng tụ tập tuần hành, biểu tình chống Đảng, Nhà nước. Chủ động tấn công chính trị, bao vây cô lập, phân hóa, ly gián số đối tượng cầm đầu, không để tập hợp lực lượng dưới các hình thức ‘tổ chức xã hội dân sự.’” Tướng Quang khẳng định nhiệm vụ của công an bao gồm việc “ngăn chặn ý đồ hình thành và công khai tổ chức chính trị đối lập trong nước cũng như hoạt động lập, công khai hóa các hội, nhóm bất hợp pháp trên Internet.”
“Dường như chính quyền Việt Nam ra vẻ thiện chí trong quá trình đàm phán TPP, còn bây giờ sau khi ký được thỏa thuận rồi thì lại tiến hành các bước nhằm xiết chặt sự kiểm soát đối với những người chỉ trích chính phủ,” ông Adams nói.
-Tham nhũng, ma tuý đông gấp bội ‘đối lập’?
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho biết trong hơn ba năm qua, Bộ này đã “bắt xử lý’ gần 300.000 người trong diện đối tượng hình sự, 45 nghìn tội phạm kinh tế, gần 2.000 tham nhũng nhưng chỉ xác định có 350 đối tượng ‘lập hội chống đối’.
Các báo Việt Nam hôm 16/11 đã trích hàng loạt con số tổng kết hoạt động của Bộ Công an do Đại tướng Quang trình bày trả lời việc thực hiện nghị quyết Quốc hội trong giai đoạn từ tháng 6/2012 đến nay.
Trong thời gian đó, Bộ Công an Việt Nam đã giải quyết
“150.000 vụ án hình sự, bắt xử lý gần 290.000 đối tượng,”
“46.170 vụ tội phạm kinh tế, 45.000 đối tượng, trong đó có 1.145 vụ với 1.930 đối tượng tham nhũng,”
“43.000 vụ ma tuý, thu giữ gần 3 tấn heroin, hơn 1 tấn ma túy tổng hợp...”
Riêng con số người lập hội nhóm “chống đối nhân danh dân chủ nhân quyền” mà Tướng Quang nêu ra chỉ có:
“60 hội, nhóm với khoảng 350 đối tượng tham gia ở 50 tỉnh, thành.”
Nhưng dù con số chỉ bằng một phần rất nhỏ so với số tham nhũng, tội phạm hình sự, ma tuý, báo chí Việt Nam lại nhấn mạnh đến góc độ an ninh chính trị của các hội đoàn này mà không nêu tên họ là ai.
VietnamNet viết:
“Trước tình hình trên, Bộ Công an đã tập trung lực lượng, ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, góp phần phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và đối ngoại của đất nước.”
Bài báo cũng khen ngợi Bộ Công an “ngăn chặn kịp thời hoạt động của số đối tượng chống đối trong nước kích động, lôi kéo quần chúng tụ tập tuần hành, biểu tình chống Đảng”.
-Đối tượng chống đối đã lập hơn 60 hội, nhóm
Từ tháng 6/2012 đến nay, số đối tượng chống đối đã lập hơn 60 hội, nhóm bất hợp pháp dưới danh nghĩa dân chủ, nhân quyền với khoảng 350 đối tượng tham gia ở 50 tỉnh, thành.
Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Công an vừa có báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của QH về chất vấn từ đầu nhiệm kỳ QH khóa 13 đến nay.
Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết, từ tháng 6/2012 đến nay, ngành công an đã tiếp nhận, bắt giữ, xử lý 1.410 vụ, 2.680 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia.
Cũng trong khoảng thời gian này, số đối tượng chống đối đã lập hơn 60 hội, nhóm bất hợp pháp dưới danh nghĩa dân chủ, nhân quyền với khoảng 350 đối tượng tham gia ở 50 tỉnh, thành.
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang. Ảnh: Hoàng Long
Trước tình hình trên, Bộ Công an đã tập trung lực lượng, ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, góp phần phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và đối ngoại của đất nước.
Ngăn chặn kịp thời hoạt động của số đối tượng chống đối trong nước kích động, lôi kéo quần chúng tụ tập tuần hành, biểu tình chống Đảng.
Cũng theo Bộ Công an, từ tháng 6/2012 đến nay, lực lượng công an đã điều tra khám phá trên 150.000 vụ án hình sự, bắt xử lý gần 290.000 đối tượng, đạt tỷ lệ 75,% (chỉ tiêu Quốc hội đề ra là 70%).
Riêng tội phạm về kinh tế, trong hơn 3 năm đã xử lý 46.170 vụ, 45.000 đối tượng, trong đó có 1.145 vụ với 1.930 đối tượng về tham nhũng. Trong số này có nhiều vụ tội phạm kinh tế, tham nhũng lớn, đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận đồng tình ủng hộ.
Về tội phạm ma túy, hơn 3 năm, ngành công an đã xử lý hơn 43.000 vụ, thu giữ gần 3 tấn heroin, hơn 1 tấn ma túy tổng hợp và gần 1,7 triệu viên ma túy tổng hợp.
"Qua công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cho thấy tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp, nổi lên là hoạt động của băng, nhóm tội phạm tại một số thành phố, khu vực giáp ranh..; tội phạm giết người xảy ra nhiều vụ có tính chất đặc biệt nghiêm trọng với hành vi dã man, tàn bạo. Đặc biệt thời gian gần đây xảy ra một số vụ sát hại nhiều người trong một gia đình", Bộ trưởng lo lắng.
Thời gian tới, Bộ trưởng Công an nhận định, tình hình khu vực và thế giới còn diễn biến phức tạp, khủng bố quốc tế có xu hướng lan sang các nước Đông Nam Á; vấn đề biển Đông, biên giới Tây Nam... tác động trực tiếp tới chủ quyền, an ninh, lợi ích quốc gia.
Bên cạnh đó âm mưu "diễn biến hòa bình", bạo loạn của các thế lực thù địch, phản động ngày càng nguy hiểm hơn.
Những biểu hiện "tự diễn biến"", "tự chuyển hóa" trong nội bộ có nguy cơ mất an ninh, an toàn thông tin, lộ, lọt bí mật nhà nước nếu không có những giải pháp hữu hiệu.
Do đó Bộ Công an xác định nhiệm vụ sắp tới là chủ động đấu tranh vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, phản động.
Phát hiện xử lý kịp thời các nhen nhóm có tổ chức phản động, hoạt động liên kết trong - ngoài, kích động biểu tình gây rối, gây bạo loạn; ngăn chặn ý đồ hình thành và công khai tổ chức chính trị đối lập trong nước, cũng như hoạt động động lập công khai hoá các hội, nhóm bất hợp pháp trên internet. Đấu tranh có hiệu quả với số đối tượng cực đoan, chống đối chính trị trong nước...
Đồng thời tăng cường mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội, tập trung đấu tranh với các tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng "vũ khí nóng"... nâng cao tỷ lệ điều tra khám phá các loại án, khắc phục tình trạng oan sai.-
>> Xử lý nguồn phát tán thông tin xuyên tạc, chống phá
-Phản biện và Phản động
Ngày 30/7/2014 , Thủ tướng Nguyển Tấn Dũng nói: “Chính phủ hết sức quan tâm, mong muốn lắng nghe được nhiều ý kiến tư vấn phản biện từ xã hội, các nhà khoa học, giới trí thức... Phản biện khoa học, tranh luận, thảo luận dân chủ là những cách thức để đi đến chân lý”
Vài hôm sau, ông ta yêu cầu Công an : "phải nắm bắt, kịp thời đấu tranh ngăn chặn việc nhen nhóm hình thành tổ chức phản động chống phá Tổ quốc"
Như vậy phải hiểu như thế nào về khái niệm Phản biện và Phản động của họ?
Phản biện : Phản là ngược, chống lại, phản bác... Biện là biện chứng, lập luận,.. . Phản biện có nghĩa là lập luận phản bác lại một điều gì đó.
Phản động được xem như là đi ngược "trào lưu tiến hóa"
Những người Cs luôn cho rằng họ "động , tức là họ đang đi theo "trào lưu tiến hóa" ,những ai đi ngược với họ đều bị quy chụp là Phản động. Những lập luận phản bác lại họ (phản biện) đều đi ngược lại họ- đồng nghĩa là phản động.
Nếu Phản biện mang tính xây dựng, Phản động mang tính chống đối thì 2 khái niệm giữa xây dựng là chống đối rất gần nhau- Nó phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của con người.
Nói thật, chẳng cần biết bạn phản biện hay phản động, những ai gây nguy hiểm đến lợi ích, địa vị của Họ đều bị bắt bớ, đàn áp hoặc gây khó khăn.
Ở Việt Nam, Luật pháp nằm trong tay kẻ mạnh, nó thật sự không đại diện ý chí của người dân, Luật là của họ, đó là lý do vì sao ra đời những điều luật bất công như điều 88 hoặc điều 258 bộ luật hình sự .
Một Người Việt